Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 131/2002/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 131/2002/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 04/10/2002 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 131/2002/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 131/2002/QĐ-TTG
NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VIỆC THÀNH LẬP
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Xà HỘI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính
phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương. Trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.
Vốn Điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng) và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ.
Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại Quyết định này và Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.
Điều 2. Ngân hàng Chính sách xã hội được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Điều 3. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm :
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
- Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Những nơi cần thiết thì thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Chi nhánh và Phòng giao dịch do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Điều 5. Quản trị và điều hành Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là Hội đồng quản trị.
2. Điều hành hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng giám đốc.
Điều 6. Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Hội đồng quản trị có 12 thành
viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách. 09 thành viên
kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản
trị, 08 thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ
Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ và Phó chủ
tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội
liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức
Phó Chủ tịch thường trực, 01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 ủy viên giữ
chức Trưởng Ban Kiểm soát.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
3. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
4. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định nhân sự Ban đại diện Hội đồng quản trị.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
6. Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp được sử dụng bộ máy và con dấu của Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp để thực hiện công việc của mình.
7. Các thành viên kiêm nhiệm Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, cán bộ cấp xã và các cá nhân khác làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội được hưởng thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 7. Điều hành hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội. Giúp việc Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc.
Chủ tịch Hội đồng quản trị ký bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Tổng giám đốc.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 8. Chế độ tài chính, chế độ tiền lương và phụ cấp của cán bộ, viên chức và việc trích lập, sử dụng các quỹ của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 9.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tổ chức chính trị - xã hội có tên tại khoản 1 Điều 6 Quyết định này có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn việc đăng ký hoạt động cho Ngân hàng Chính sách xã hội và phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính
phủ cấp vốn Điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Điều 1
Quyết định này.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, kế hoạch vốn cho vay, kế hoạch cấp bù lỗ trong dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm và 5 năm.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội.
5.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch,
Phó Chủ tịch, Tổng giám đốc và các ủy viên Hội đồng quản trị.
Điều 10. Quyết định này có hiệu lực kể
từ ngày ký, bãi bỏ Quyết định số 525/TTg
ngày 31 tháng 8 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày
01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định
của các văn bản có liên quan trái với Quyết định này.
Điều 11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phục vụ người nghèo chuyển giao nhiệm vụ cho vay hộ nghèo; bàn giao vốn, tài sản, các tài liệu có liên quan và cán bộ hiện đang làm việc chuyên trách cho Ngân hàng Phục vụ người nghèo sang Ngân hàng Chính sách xã hội để đảm bảo Ngân hàng này khai trương hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.
Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân các cấp và các Ngân hàng Thương mại Nhà nước có trách nhiệm kiểm kê, đánh giá vốn, tài sản và các khoản nợ cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách và chuyển giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội trước ngày 30 tháng 6 năm 2003. Khi chưa chuyển giao xong, các cơ quan, tổ chức trên tiếp tục cho vay đối với các đối tượng chính sách theo các quy định hiện hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thi hành Quyết định này.