Nghị quyết 78/2014/QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 78/2014/QH13

Nghị quyết 78/2014/QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015
Cơ quan ban hành: Quốc hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:78/2014/QH13Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:10/11/2014Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 2015, điều chỉnh tăng 8% lương cho người có thu nhập thấp

Thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (có hệ số lương từ 2,34 trở xuống) từ ngày 01/01/2015 là một trong những nhiệm vụ mà Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015.
Bên cạnh đó, trên cơ sở nhận định tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước, bao gồm cả số tiền thu chuyển nguồn từ năm 2014 sang năm 2015 là 921.100 tỷ đồng; tổng số chi cân đối và mức bội chi ngân sách Nhà nước lần lượt là 1.147.100 tỷ đồng và 226.000 tỷ đồng, Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách Nhà nước, có biện pháp tích cực để giảm bội chi, tăng chi trả nợ; ưu tiên dùng nguồn tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2014 để trả nợ các cấp ngân sách; tính đúng, tính đủ nợ công, không để vượt mức trần 65% GDP; từ năm 2015 trở đi, phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 05 năm trở lên, không thực hiện các khoản vay có kỳ hạn ngắn cho bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước, giảm mức vay đảo nợ.
Đồng thời nhấn mạnh yêu cầu chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương mở rộng thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công; từng bước chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công sang cơ chế đặt hàng; tiếp tục thu vào ngân sách Nhà nước 75% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2015; số tiền còn lại để lại cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đầu tư theo quy định của pháp luật.
Về chi ngân sách Nhà nước, Quốc hội khẳng định, không cho phép ứng trước dự toán ngân sách Nhà nước năm sau; chỉ thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi còn nhiệm vụ và thực sự cần thiết; đặc biệt, cần tiếp tục thực hiện triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, không mua xe công; giảm tối đa các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài...

Xem chi tiết Nghị quyết 78/2014/QH13 tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
-------
Số: 78/2014/QH13
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014

 
 
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015
----------------------------
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
 
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11;
Sau khi xem xét Báo cáo số 420/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ trình Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015; Báo cáo thẩm tra số 2289/BC-UBTCNS13 ngày 18 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 770/BC-UBTVQH13 ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2014, dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
 
QUYẾT NGHỊ:
 
 
Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2015
Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 911.100 tỷ đồng (chín trăm mười một nghìn, một trăm tỷ đồng); nếu tính cả 10.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn từ năm 2014 sang năm 2015 thì tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 921.100 tỷ đồng (chín trăm hai mươi mốt nghìn, một trăm tỷ đồng).
Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.147.100 tỷ đồng (một triệu, một trăm bốn mươi bảy nghìn, một trăm tỷ đồng).
Mức bội chi ngân sách nhà nước là 226.000 tỷ đồng (hai trăm hai mươi sáu nghìn tỷ đồng), tương đương 5% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
(Kèm theo các phụ lục số 1, 2, 3, 4 và 5)
Điều 2. Giao Chính phủ
1. Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ; phân bổ chi ngân sách nhà nước tập trung, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát; quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách. Hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật, các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định.
2. Đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế; thu hồi kịp thời các khoản thu được phát hiện qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; giảm nợ đọng thuế. Không đề xuất, ban hành chính sách mới làm giảm thu ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cắt giảm thuế để thực hiện cam kết quốc tế.
3. Tiếp tục thu vào ngân sách nhà nước cổ tức được chia năm 2015 cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
4. Tiếp tục thu vào ngân sách nhà nước 75% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2015; số tiền còn lại (25%) để lại cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao. Không cho phép ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau; trường hợp đặc biệt, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Rà soát, quản lý chặt chẽ để giảm mạnh số chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi còn nhiệm vụ và thực sự cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp tục thực hiện triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, không mua xe công (trừ xe chuyên dụng theo quy định của pháp luật); giảm tối đa các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài. Tổ chức đại hội Đảng các cấp theo tinh thần triệt để tiết kiệm. Thực hiện nghiêm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
6. Thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống). Thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
7. Phân bổ, quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phải tuân thủ đúng quy định của Luật Đầu tư công. Ưu tiên bố trí vốn để thanh toán các khoản nợ của ngân sách nhà nước, thu hồi các khoản tạm ứng. Không bố trí vốn đối với các dự án mới chưa cấp bách.
Trong trường hợp giải ngân vốn ODA vượt dự toán, Chính phủ phải báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi thực hiện; đẩy mạnh hợp tác theo hình thức công tư (PPP) và các hình thức đầu tư không sử dụng vốn nhà nước để huy động tối đa nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
8. Rà soát mục tiêu của 16 chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung bố trí vốn ngân sách cho các mục tiêu quan trọng, cấp bách, hoàn thành dứt điểm trong năm 2015. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã triển khai trong giai đoạn 2011-2015; tiến hành rà soát tổng thể để cắt giảm, lồng ghép, thu gọn các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2016-2020; báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ mười.
9. Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước; trong điều hành ngân sách nhà nước, có biện pháp tích cực để giảm bội chi và tăng chi trả nợ. Sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước năm 2014 chủ yếu để ưu tiên trả nợ của các cấp ngân sách, thực hiện một số khoản chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Tính đúng, tính đủ nợ công, không để vượt mức trần theo Nghị quyết của Quốc hội (65%GDP), quản lý chặt chẽ nợ công, đặc biệt là các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, các khoản vay về cho vay lại. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, quản lý chặt chẽ quỹ tích lũy trả nợ. Tiếp tục các biện pháp cơ cấu lại các khoản vay. Từ năm 2015, phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 05 năm trở lên, không thực hiện các khoản vay có kỳ hạn ngắn cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, giảm mức vay đảo nợ.
10. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương mở rộng thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công. Từng bước chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công sang cơ chế đặt hàng.
Điều 3. Giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2014.
 

 
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

 
PHỤ LỤC SỐ 01
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015
 
 
Đơn vị: Tỷ đồng

STT
NỘI DUNG
DỰ TOÁN NĂM 2015
 
A - TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
911.100
1
Thu nội địa
638.600
2
Thu từ dầu thô
93.000
3
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu
175.000
4
Thu viện trợ
4.500
 
B - THU CHUYỂN NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2014 SANG NĂM 2015
10.000
 
C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.147.100
1
Chi đầu tư phát triển
195.000
2
Chi trả nợ và viện trợ
150.000
3
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính.
767.000
4
Chi cải cách tiền lương
10.000
5
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
100
6
Dự phòng
25.000
 
D - BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
226.000
 
Tỷ lệ bội chi so GDP
5,0%

 
PHỤ LỤC SỐ 2
CÂN ĐỐI NGUỒN THU, CHI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
VÀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2015
 
 
Đơn vị: Tỷ đồng

STT
NỘI DUNG
DỰ TOÁN NĂM 2015
A
NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
 
I
Nguồn thu ngân sách Trung ương
589.807
1
Thu ngân sách trung ương hưởng theo phân cấp
579.807
 
- Thu thuế, phí và các khoản thu khác
575.307
 
- Thu viện trợ
4.500
2
Thu chuyển nguồn ngân sách trung ương năm 2014 chuyển sang năm 2015
10.000
II
Chi ngân sách Trung ương
815.807
1
Chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách Trung ương theo phân cấp
586.586
2
Chi bổ sung cho ngân sách địa phương
229.221
 
- Bổ sung cân đi
145.893
 
- Bổ sung có mục tiêu
83.328
III
Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
226.000
B
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
 
I
Nguồn thu ngân sách địa phương
560.514
1
Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp
331.293
2
Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương
229.221
 
- Bổ sung cân đi
145.893
 
- Bổ sung có mục tiêu
83.328
II
Chi ngân sách địa phương
560.514
1
Chi cân đối ngân sách địa phương
477.186
2
Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu
83.328

 
PHỤ LỤC SỐ 3
DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2015
 
 
Đơn vị: Tỷ đồng

STT
NỘI DUNG THU
DỰ TOÁN NĂM 2015
 
TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNNN
911.100
I
Thu nội địa
638.600
1
Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước
220.842
2
Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
142.459
3
Thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh
119.546
4
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
33
5
Thuế thu nhập cá nhân
51.266
6
Lệ phí trước bạ
15.435
7
Thuế bảo vệ môi trường
12.939
8
Các loại phí, lệ phí
14.035
9
Các khoản thu về nhà, đất
46.590
a
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
1.330
b
Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
5.855
c
Thu tiền sử dụng đất
39.000
d
Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
405
10
Thu khác ngân sách
14.365
11
Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã
1.090
II
Thu từ dầu thô
93.000
III
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu
175.000
1
Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
260.000
a
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường hàng nhập khẩu
83.400
b
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (tổng số thu)
176.600
2
Hoàn thuế giá trị gia tăng
-85.000
IV
Thu viện trợ
4.500

 
PHỤ LỤC SỐ 4
DỰ TOÁN CHI NSNN, CHI NSTW VÀ CHI NSĐP THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2015
 
 
Đơn vị: Tỷ đồng

STT
NỘI DUNG
TỔNG SỐ
CHIA RA
NSTW
NSĐP
A
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NSNN
1.147.100
(1)    669.914
(2)    477.186
I
Chi đầu tư phát triển
195.000
97.306
97.694
 
Trong đó:
 
 
 
1
Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề
33.756
14.096
19.660
2
Chi khoa học, công nghệ
7.600
4.130
3.470
II
Chi trả nợ và viện trợ
150.000
150.000
 
III
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính
767.000
399.608
367.392
 
Trong đó:
 
 
 
1
Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề
184.070
32.070
152.000
2
Chi khoa học, công nghệ
9.790
7.640
2.150
IV
Chi cải cách tiền lương
(3) 10.000
10.000
 
V
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
100
 
100
VI
Dự phòng
25.000
13.000
12.000
B
CHI TỪ CÁC KHOẢN THU QUẢN LÝ QUA NSNN
109.686
85.906
23.780
C
CHI TỪ NGUỒN VAY NGOÀI NƯỚC VỀ CHO VAY LẠI
40.900
40.900
 
 
TỔNG SỐ (A + B + C)
1.297.686
796.720
500.966

Ghi chú:
(1) Đã bao gồm cả số bổ sung có mục tiêu cho NSĐP.
(2) Đã bao gồm cả 145.893 tỷ đồng chi bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP; chưa bao gồm số bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP.
(3) Kể cả nguồn của NSĐP thì tổng nguồn chi thực hiện cải cách tiền lương là 11.100 tỷ đồng.
PHỤ LỤC SỐ 05
CÁC KHOẢN THU, CHI QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NĂM 2015
 
 
Đơn vị: Tỷ đồng

STT
NỘI DUNG
DỰ TOÁN NĂM 2015
 
TỔNG SỐ
109.686
I
Các khoản thu, chi quản lý qua ngân sách nhà nước
24.686
1
Phí đảm bảo an toàn hàng hải
906
2
Các loại phí, lệ phí khác và đóng góp xây dựng hạ tầng; thu chi tại xã
3.780
3
Thu xổ số kiến thiết
20.000
II
Chi đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ
85.000

 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi