Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT

Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:55/2011/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
03/08/2011
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy trình kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản 
Ngày 03/08/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản (CL, ATTP) đối với lô hàng thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm. 
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam và tàu cá có công suất máy chính từ 50 CV trở lên; lô hàng xuất khẩu thuộc diện phải kiểm tra, chứng nhận nhà nước về CL, ATTP theo quy định của Việt Nam và của nước nhập khẩu. 
Các Cơ sở thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh thủy sản lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra và gửi cho Cơ quan kiểm tra theo phân cấp để được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận ATTP. 
Cơ quan kiểm tra phối hợp với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm tàu cá thực hiện việc thống kê, lập danh sách các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp quy định và thông báo kế hoạch kiểm tra đến các cơ sở bằng một trong các hình thức gửi trực tiếp, fax, email. 
Cũng theo Thông tư này, cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong 09 trường hợp, trong đó có: Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng có kết quả kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm xếp loại C sau 02 lần liên tiếp; cơ sở đang sản xuất, kinh doanh gây cản trở khi Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ; cơ sở vi phạm quy định về kiểm soát tạp chất, vi phạm quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, vi phạm quy định về ghi nhãn lô hàng thủy sản… 
Các lô hàng chỉ được phép xuất khẩu khi được sản xuất từ Cơ sở đã được công nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP, đồng thời đáp ứng các quy định về bảo đảm ATTP của các nước nhập khẩu tương ứng; được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận CL, ATTP theo quy định của nước nhập khẩu và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2011 và thay thế Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008; Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008; Thông tư số 78/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009. Hủy bỏ Điều 1, Điều 2 Thông tư số 23/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011; hủy bỏ Điều 3, Điều 4 Thông tư số 47/2010/TT-BNNPTNT ngày 03/08/2010.

Xem chi tiết Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT tại đây

tải Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_______________

Số: 55/2011/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________

Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2011

THÔNG TƯ

Kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản

__________________________________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản như sau:

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là CL, ATTP) đối với lô hàng thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (sau đây gọi tắt là lô hàng); trách nhiệm, quyền hạn của các Cơ quan kiểm tra, chứng nhận (sau đây gọi tắt là Cơ quan kiểm tra) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với lô hàng nhập khẩu được thực hiện theo Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu, Thông tư số 51/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/9/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT và Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam và tàu cá có công suất máy chính từ 50 CV trở lên (sau đây gọi tắt là Cơ sở):
a) Cơ sở có sản phẩm xuất khẩu;
b) Cơ sở có sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa.
2. Lô hàng xuất khẩu thuộc diện phải kiểm tra, chứng nhận nhà nước về CL, ATTP theo quy định của Việt Nam và của nước nhập khẩu.
3. Đối với các lô hàng xuất khẩu có yêu cầu chứng nhận kiểm dịch theo quy định hiện hành, Cơ quan kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện đồng thời việc kiểm tra CL, ATTP và kiểm dịch.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
2. Cơ sở sản xuất thủy sản: là Cơ sở có địa điểm cố định thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm thủy sản.
3. Cơ sở kinh doanh thủy sản: là Cơ sở thực hiện một, một số hoặc tất cả các dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm thủy sản.
4. Chợ có kinh doanh sản phẩm thuỷ sản: là địa điểm cố định diễn ra các hoạt động mua bán thực phẩm thủy sản và có thể bao gồm hoạt động thu mua, sơ chế.
5. Cơ sở sản xuất thủy sản độc lập là Cơ sở có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện hoàn chỉnh một quy trình sản xuất riêng biệt từ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu cho đến bảo quản thành phẩm tại một địa điểm; có đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng riêng với tối thiểu 3 nhân viên thực hiện kiểm soát chất lượng, ATTP trong quá trình sản xuất và ít nhất 01 (một) nhân viên được Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp tập huấn có liên quan về quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP.
6. Kho lạnh độc lập bảo quản thủy sản: là toà nhà được cách nhiệt gồm một hoặc nhiều phòng, được làm lạnh nhân tạo để chuyên cung cấp dịch vụ bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh.
7. Truy xuất nguồn gốc: là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.
8. Lấy mẫu kiểm nghiệm: là việc lựa chọn mẫu có chủ định và chuyển tới các phòng kiểm nghiệm được chỉ định để phân tích các chỉ tiêu CL, ATTP.
9. Lô hàng sản xuất: là một lượng sản phẩm được sản xuất từ một hay nhiều lô nguyên liệu có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ theo cùng một quy trình công nghệ, cùng điều kiện sản xuất trong thời gian không quá 24 giờ tại một Cơ sở.
10. Lô hàng xuất khẩu: là lượng hàng được chủ hàng đăng ký kiểm tra để xuất khẩu một lần cho một nhà nhập khẩu trên một phương tiện vận chuyển.
11. Mẫu ban đầu: là lượng sản phẩm hoặc một đơn vị bao gói lấy tại một vị trí từ lô hàng sản xuất.
12. Mẫu chung: là mẫu được tập hợp từ các mẫu ban đầu.
13. Mẫu trung bình: là lượng sản phẩm hoặc một số đơn vị bao gói lấy ra từ mẫu chung.
14. Mẫu kiểm nghiệm: là mẫu lấy ra từ mẫu trung bình dùng để phân tích các chỉ tiêu CL, ATTP.
15. Mẫu lưu: là mẫu lấy ra từ mẫu trung bình được bảo quản trong điều kiện không làm thay đổi đặc tính ban đầu của mẫu, dùng để kiểm nghiệm đối chứng khi cần thiết.
16. Thực phẩm thuỷ sản là tất cả các loài động, thực vật sống trong nước và lưỡng cư, kể cả trứng và những bộ phận của chúng được sử dụng làm thực phẩm hoặc thực phẩm phối chế mà thành phần có chứa thuỷ sản.
17. Nhóm thực phẩm thủy sản tương tự là những sản phẩm thủy sản có cùng mức nguy cơ về an toàn thực phẩm, được sản xuất bởi quy trình công nghệ gần giống nhau tại một Cơ sở.
18. Thực phẩm thủy sản ăn liền là sản phẩm thủy sản có thể sử dụng trực tiếp cho người mà không bắt buộc phải xử lý đặc biệt nào trước khi ăn.
Điều 4. Căn cứ để kiểm tra, chứng nhận
1. Căn cứ để kiểm tra, chứng nhận là các quy định, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản; chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
2. Đối với các Cơ sở có sản phẩm thủy sản xuất khẩu ngoài việc đáp ứng các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và các quy định của nước nhập khẩu.
Điều 5. Cơ quan kiểm tra
1. Cơ quan kiểm tra Trung ương là Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm:
a) Kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với các Cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này, bao gồm các Cơ sở có sản phẩm thủy sản đồng thời tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu;
b) Kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP đối với lô hàng thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm xuất khẩu nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Thông tư này.
2. Cơ quan kiểm tra địa phương:
a) Cấp tỉnh: là Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc Cơ quan chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đối với các tỉnh/thành phố chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với Cơ sở quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này và phù hợp với phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 (sau đây gọi tắt là Thông tư 14);
b) Cấp huyện: là Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với các Cơ sở sản xuất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này (trừ tàu cá) do cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Cấp xã: là Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với các Cơ sở kinh doanh tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này do cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng tại địa bàn cấp xã;
d) Căn cứ điều kiện thực tế, trong trường hợp Cơ quan kiểm tra cấp huyện, cấp xã chưa đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ nêu tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này, Cơ quan kiểm tra cấp tỉnh được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố chỉ định chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ tương ứng được phân công cho Cơ quan kiểm tra cấp huyện, cấp xã đó và bàn giao nhiệm vụ ngay sau khi Cơ quan kiểm tra cấp huyện, cấp xã đủ năng lực thực hiện.
Điều 6. Yêu cầu đối với kiểm tra viên, Trưởng đoàn
1. Đối với kiểm tra viên:
a) Trung thực, khách quan, không có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp về lợi ích kinh tế với chủ hàng hoặc chủ cơ sở sản xuất được kiểm tra;
b) Có chuyên môn phù hợp và được cấp chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo phù hợp về kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP thủy sản;
c) Đủ sức khỏe để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có trang phục chuyên dụng, thẻ hiệu theo quy định khi thực hiện nhiệm vụ;
2. Đối với Trưởng đoàn: ngoài các yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều này phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kiểm tra.
Điều 7. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm tra hiện trường
1. Chuyên dụng, có dấu hiệu phân biệt với các dụng cụ khác.
2. Trong tình trạng hoạt động và bảo trì tốt; được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định; tình trạng vệ sinh tốt, bảo đảm không là nguồn lây nhiễm.
Điều 8. Yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm
Các phòng kiểm nghiệm tham gia hoạt động phân tích, kiểm nghiệm, xét nghiệm các chỉ tiêu về CL, ATTP phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở; kiểm tra, chứng nhận nhà nước về CL, ATTP đối với lô hàng phải được Cơ quan có thẩm quyền chỉ định theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Chương 2.
KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM
MỤC 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, NỘI DUNG VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN
Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm tra, chứng nhận
1. Các Cơ sở thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận ATTP) trong sản xuất, kinh doanh thủy sản lập 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra và gửi cho Cơ quan kiểm tra theo phân cấp nêu tại Điều 5 Thông tư này để được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận ATTP.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra theo mẫu nêu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ sở (không áp dụng đối với tàu cá);
c) Báo cáo hiện trạng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này (không áp dụng đối với tàu cá);
d) Bảng tổng hợp kế hoạch HACCP cho nhóm sản phẩm tương tự đăng ký kiểm tra (áp dụng đối với các Cơ sở thuộc diện bắt buộc phải xây dựng và thực hiện Chương trình đảm bảo CL, ATTP theo nguyên tắc HACCP theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 - 02: 2009/BNNPTNT);
3. Đối với các Cơ sở đăng ký kiểm tra sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra trước, Cơ sở chỉ lập hồ sơ bao gồm 01 (một) báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi theo mẫu nêu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Cơ quan kiểm tra.
4. Hồ sơ đăng ký kiểm tra được gửi đến Cơ quan kiểm tra bằng một trong các hình thức như: gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc Fax, thư điện tử, đăng ký trực tuyến (sau đó Cơ sở gửi 01 Giấy đăng ký kiểm tra hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi tới Cơ quan kiểm tra, các hồ sơ còn lại Cơ sở cung cấp khi Đoàn kiểm tra đến kiểm tra).
Điều 10. Thông báo kế hoạch kiểm tra
1. Cơ quan kiểm tra phối hợp với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm tàu cá thực hiện việc thống kê, lập danh sách các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này và thông báo kế hoạch kiểm tra đến các cơ sở bằng một trong các hình thức gửi trực tiếp, fax, email.
2. Đối với các Cơ sở có đăng ký kiểm tra:
a) Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra phải xem xét, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;
b) Nếu hồ sơ đăng ký phù hợp, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra phải thông báo cho Cơ sở thời gian dự kiến tiến hành kiểm tra. Thời gian này không muộn quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
3. Trường hợp Cơ sở không thực hiện việc đăng ký kiểm tra, Cơ quan kiểm tra vẫn thực hiện kiểm tra theo kế hoạch đã lập.
4. Đối với tàu cá, Cơ quan kiểm tra trao đổi thống nhất với chủ tàu để xác định khoảng thời gian và địa điểm kiểm tra phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế của tàu.
Điều 11. Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra đánh giá, phân loại: là hình thức kiểm tra có thông báo trước, kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu về điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở và được áp dụng đối với:
a) Cơ sở thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận ATTP trong sản xuất, kinh doanh thủy sản nhưng chưa được cấp;
b) Cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP;
c) Cơ sở có Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực ít hơn 6 (sáu) tháng;
d) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng thay đổi chủ sở hữu hoặc sửa chữa, nâng cấp, mở rộng điều kiện sản xuất dẫn đến việc thay đổi khả năng xuất hiện các mối nguy về ATTP so với ban đầu;
đ) Cơ sở bổ sung sản phẩm không thuộc nhóm sản phẩm tương tự đã được chứng nhận;
e) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư này nhưng có sự thay đổi trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ tiêu thụ nội địa sang xuất khẩu;
g) Cơ sở đăng ký bổ sung vào danh sách các cơ sở được phép xuất khẩu vào các nước nhập khẩu có yêu cầu lập danh sách;
h) Cơ sở đã được chứng nhận đủ điều kiện ATTP nhưng hoãn kiểm tra định kỳ có thời hạn quá 12 (mười hai) tháng.
2. Kiểm tra định kỳ: là hình thức kiểm tra không báo trước, nhằm giám sát việc duy trì điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP.
3. Kiểm tra đột xuất: là hình thức kiểm tra không báo trước, được áp dụng đối với cơ sở có dấu hiệu vi phạm về bảo đảm CL, ATTP hoặc khi có khiếu nại của các tổ chức, cá nhân.
Điều 12. Thành lập Đoàn kiểm tra
1. Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở.
2. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra bao gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ kiểm tra;
b) Phạm vi, nội dung, hình thức và thời gian dự kiến kiểm tra;
c) Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của Cơ sở được kiểm tra;
d) Họ tên, chức danh, đơn vị công tác của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn;
đ) Trách nhiệm của Cơ sở được kiểm tra và Đoàn kiểm tra.
3. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải được thông báo tại Cơ sở khi bắt đầu kiểm tra.
Điều 13. Nội dung, phương pháp kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở bao gồm:
a) Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh về bảo đảm ATTP thủy sản;
b) Chương trình quản lý chất lượng;
c) Thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
d) Lấy mẫu để thẩm tra hiệu quả hoạt động tự kiểm soát về ATTP của Cơ sở khi cần thiết (không áp dụng trong trường hợp Cơ quan kiểm tra là Ủy ban nhân dân cấp xã). Trường hợp có lấy mẫu thẩm tra, Đoàn kiểm tra phải lập phiếu lấy mẫu kiểm nghiệm có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra và người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở;
2. Phương pháp kiểm tra, hướng dẫn đánh giá đối với các Cơ sở thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 14 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Biên bản kiểm tra
1. Biên bản kiểm tra bảo đảm:
a) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả kiểm tra theo mẫu quy định và được lập tại Cơ sở ngay sau khi kết thúc kiểm tra;
b) Ghi rõ các hạng mục không bảo đảm ATTP và thời hạn khắc phục các sai lỗi;
c) Nêu kết luận chung về điều kiện bảo đảm ATTP và mức xếp loại đối với Cơ sở theo quy định tại Điều 15 Thông tư này;
d) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở về kết quả kiểm tra, cam kết khắc phục các sai lỗi;
đ) Có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở. Đóng dấu giáp lai Biên bản kiểm tra hoặc Trưởng đoàn ký từng trang Biên bản kiểm tra trong trường hợp cơ sở không có con dấu.
e) Được lập thành 2 (hai) bản: 1 (một) bản lưu tại Cơ quan kiểm tra, 1 (một) bản lưu tại Cơ sở, trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.
2. Nếu đại diện Cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản kiểm tra và không có ý kiến về kết quả kiểm tra, cam kết khắc phục các sai lỗi thì Đoàn kiểm tra phải ghi rõ là: “Đại diện Cơ sở được kiểm tra không ký biên bản” và nêu rõ lý do đại diện Cơ sở không ký. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên của Đoàn kiểm tra.
Điều 15. Phân loại điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở
Áp dụng các mức phân loại đối với Cơ sở về điều kiện bảo đảm ATTP như sau:
1. Loại A (tốt): áp dụng đối với Cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP, không có lỗi nặng và lỗi nghiêm trọng;
2. Loại B (đạt): áp dụng đối với các Cơ sở đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP, có ít lỗi nặng và không có lỗi nghiêm trọng;
3. Loại C (không đạt): áp dụng đối với các Cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, còn nhiều lỗi nặng hoặc có lỗi nghiêm trọng, nếu không khắc phục, sửa chữa trong thời gian do cơ quan kiểm tra quy định mà vẫn tiếp tục sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, gây mất an toàn thực phẩm.
4. Mức phân loại cụ thể đối với từng loại hình Cơ sở theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 14 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Xử lý kết quả kiểm tra
Trong thời gian không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thẩm tra biên bản kiểm tra của Đoàn kiểm tra, xử lý kết quả và gửi kết quả kiểm tra trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Cơ sở, cụ thể như sau:
1. Kiểm tra, đánh giá phân loại:
a) Cơ sở đạt yêu cầu (loại A hoặc B): Ban hành Quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, cấp Giấy chứng nhận ATTP có thời hạn 3 (ba) năm kể từ ngày cấp theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này và 01 (một) mã số duy nhất cho Cơ sở theo hệ thống mã số quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này khi chủ cơ sở có đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận ATTP.
b) Cơ sở không đạt (loại C): Thông báo kết quả kiểm tra và và yêu cầu Cơ sở có báo cáo kết quả khắc phục cụ thể. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, Cơ quan kiểm tra quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu tại thời điểm kiểm tra lại, Cơ sở vẫn không đủ điều kiện ATTP (xếp loại C), Cơ quan kiểm tra thu hồi Giấy chứng nhận ATTP (nếu cơ sở đã được cấp) và thông báo cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử phạt hành chính, đồng thời thông báo tới cơ quan chức năng xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho Cơ sở.
2. Kiểm tra định kỳ, đột xuất:
a) Đối với Cơ sở có kết quả đạt (xếp loại A hoặc B): Thông báo cho Cơ sở về kết quả kiểm tra và tần suất kiểm tra áp dụng trong thời gian tới;
b) Đối với Cơ sở xuống loại C: Thực hiện theo quy định nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp có thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm khi kiểm tra, nếu kết quả kiểm nghiệm phát hiện vi phạm các quy định về ATTP hoặc có khả năng dẫn đến nguy cơ không bảo đảm ATTP, Cơ quan kiểm tra yêu cầu Cơ sở báo cáo kết quả thực hiện hành động khắc phục, bao gồm việc truy xuất, thu hồi sản phẩm theo quy định hiện hành, đồng thời tổ chức kiểm tra đột xuất việc thực hiện hành động khắc phục khi cần thiết.
Điều 17. Cập nhật danh sách Cơ sở được phép xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu
1. Cơ sở được bổ sung vào danh sách Cơ sở được phép xuất khẩu vào nước nhập khẩu có yêu cầu lập danh sách nếu đáp ứng các điều kiện:
a) Đăng ký kiểm tra với Cơ quan kiểm tra theo các thủ tục quy định tại Điều 9 Thông tư này;
b) Xây dựng và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng phù hợp theo yêu cầu của nước nhập khẩu và lưu trữ đầy đủ hồ sơ thực hiện ít nhất là 30 (ba mươi) ngày có sản xuất tính đến thời điểm kiểm tra;
c) Được Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và chứng nhận đáp ứng các yêu cầu quy định của nước nhập khẩu tương ứng.
2. Cơ sở bị đưa ra khỏi danh sách Cơ sở được phép xuất khẩu vào các nước nhập khẩu có yêu cầu lập danh sách trong trường hợp: Khi Cơ sở có văn bản gửi cơ quan kiểm tra đề nghị rút tên ra khỏi danh sách thị trường xuất khẩu hoặc Cơ sở vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
3. Thời điểm Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện cập nhật danh sách Cơ sở được phép xuất khẩu vào thị trường theo quy định của từng nước nhập khẩu hoặc theo trình tự thủ tục đã được thoả thuận với cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu.
MỤC 2. GIÁM SÁT ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ATTP CỦA CƠ SỞ VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ATTP
Điều 18. Tần suất kiểm tra định kỳ
1. Tần suất kiểm tra:
a) Cơ sở xếp loại A: 1 năm/lần;
b) Cơ sở xếp loại B: 6 tháng/lần;
c) Cơ sở xếp loại C: Thời điểm kiểm tra đột xuất tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của Cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra quyết định nhưng không quá 03 (ba) tháng kể từ thời điểm kiểm tra trước đó.
2. Riêng đối với tàu cá đã được kiểm tra đạt yêu cầu (xếp loại A, B), Cơ quan kiểm tra tại địa phương thực hiện kiểm tra khi tàu neo đậu tại cảng ít nhất 2 (hai) lần trong 3 (ba) năm và bảo đảm thời gian giữa hai lần kiểm tra tối thiểu là 1 (một) năm.
Điều 19. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP
1. Cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng có kết quả kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm xếp loại C sau 02 (hai) lần liên tiếp;
b) Cơ sở đề nghị hoãn kiểm tra nhưng bị Cơ quan kiểm tra phát hiện vẫn sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian đề nghị hoãn kiểm tra;
c) Cơ sở đang sản xuất, kinh doanh gây cản trở khi Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo quy định trong Thông tư này;
d) Cơ sở vi phạm quy định về kiểm soát tạp chất;
đ) Cơ sở vi phạm quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm;
e) Cơ sở vi phạm quy định về ghi nhãn lô hàng thủy sản;
g) Cơ sở thu mua, sử dụng nguyên liệu từ các cơ sở nuôi thủy sản, vùng nuôi thủy sản và vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị cấm hoặc đình chỉ thu hoạch bởi cơ quan có thẩm quyền do không bảo đảm ATTP;
h) Cơ sở giả mạo, sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận ATTP; giả mạo, sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận CL, ATTP lô hàng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kết quả phân tích, kiểm nghiệm phục vụ cho hoạt động kiểm tra, chứng nhận nhà nước của Cơ quan kiểm tra;
i) Cơ sở có các vi phạm khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét quyết định.
2. Cơ quan kiểm tra có văn bản thu hồi Giấy chứng nhận ATTP gửi Cơ sở, rút tên Cơ sở khỏi danh sách các Cơ sở được phép xuất khẩu vào các nước nhập khẩu có yêu cầu phải lập danh sách (áp dụng đối với Cơ sở nêu tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này), đồng thời lập hồ sơ gửi Cơ quan có thẩm quyền đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật về ATTP.
Điều 20. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP
1. Giấy chứng nhận ATTP được cấp lại trong những trường hợp sau: Giấy chứng nhận bị mất; Giấy chứng nhận bị hư hỏng; khi Cơ sở có thay đổi hoặc bổ sung thông tin liên quan của Cơ sở trong Giấy chứng nhận (loại trừ các trường hợp Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này); riêng đối với tàu cá đã được chứng nhận nhưng sau đó thay đổi chủ sở hữu hoặc chuyển vùng;
2. Việc cấp lại Giấy chứng nhận ATTP được thực hiện như sau:
a) Cơ sở làm văn bản gửi Cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Số lượng hồ sơ: 01 văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP;
c) Cơ sở có thể nộp hồ sơ trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
d) Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra phải cấp lại Giấy chứng nhận cho Cơ sở.
3. Thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP được cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP cũ.
Chương 3.
KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM LÔ HÀNG THỦY SẢN
MỤC 1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI LÔ HÀNG ĐƯỢC ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG
Điều 21. Điều kiện lô hàng được đưa ra thị trường tiêu thụ trong nước
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 56/2009/TT-BNNPTNT ngày 07/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường và Thông tư số 23/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP.
Điều 22. Điều kiện lô hàng được phép xuất khẩu
1. Được sản xuất từ Cơ sở đã được công nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định tại Thông tư này, đồng thời đáp ứng các quy định về bảo đảm ATTP của các nước nhập khẩu tương ứng.
2. Được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận CL, ATTP theo quy định của nước nhập khẩu và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Lô hàng thủy sản xuất khẩu được phép ghi trên nhãn các thông tin theo yêu cầu của nhà nhập khẩu nhưng không làm sai lệch bản chất của hàng hóa, không vi phạm pháp luật Việt Nam và nước nhập khẩu. Ngoài các thông tin bắt buộc theo quy định của nước nhập khẩu, lô hàng xuất khẩu phải có thêm các thông tin sau:
a) Mã số Cơ sở sản xuất;
b) Mã số lô hàng.
4. Trường hợp lô hàng được sản xuất từ các Cơ sở sản xuất khác nhau để xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Cơ sở thực hiện công đoạn sản xuất cuối cùng (bao gói, ghi nhãn sản phẩm) và Cơ sở thực hiện các công đoạn sản xuất trước đó phải đáp ứng yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định của Việt Nam và quy định của thị trường tiêu thụ sản phẩm cuối cùng;
b) Các Cơ sở tham gia sản xuất lô hàng có văn bản cam kết cùng chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý của Cơ quan kiểm tra trong trường hợp lô hàng bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo hoặc Cơ quan kiểm tra phát hiện vi phạm về CL, ATTP;
c) Các Cơ sở tham gia sản xuất lô hàng có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ sản xuất và kiểm soát CL, ATTP đối với các công đoạn sản xuất do Cơ sở mình thực hiện, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
d) Chủ hàng phải báo cáo cho Cơ quan kiểm tra khi làm thủ tục đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng ATTP lô hàng để xuất khẩu; báo cáo Đoàn kiểm tra khi kiểm tra tại Cơ sở thực hiện các công đoạn sản xuất lô hàng.
MỤC 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, NỘI DUNG KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN ĐỐI VỚI LÔ HÀNG XUẤT KHẨU
Điều 23. Đăng ký kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra cho 01 (một) lô hàng xuất khẩu bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảng kê chi tiết lô hàng theo mẫu tại Phụ lục 8a ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra đến Cơ quan kiểm tra bằng một trong các hình thức như: gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc Fax, thư điện tử, đăng ký trực tuyến (sau đó Cơ sở gửi 01 Giấy đăng ký kiểm tra cho Cơ quan Kiểm tra).
3. Xử lý hồ sơ đăng ký:
Trong vòng 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được bộ hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan kiểm tra xem xét và hướng dẫn chủ hàng bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;
b) Đối với lô hàng thuộc hình thức kiểm tra và lấy mẫu kiểm nghiệm, thời điểm kiểm tra không muộn hơn 02 (hai) ngày làm việc sau khi Cơ quan kiểm tra nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký hoặc được Cơ quan kiểm tra và chủ hàng thống nhất theo đăng ký của chủ hàng.
Điều 24. Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra hồ sơ: là hình thức chỉ kiểm tra hồ sơ đăng ký của chủ hàng, đối chiếu với các thông tin có liên quan về điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở sản xuất lô hàng và xem xét cấp giấy chứng nhận CL, ATTP mà không thực hiện kiểm tra tại hiện trường.
2. Kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm: là hình thức kiểm tra hồ sơ đăng ký của chủ hàng và thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng tại hiện trường.
Điều 25. Chế độ kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm
1. Kiểm tra giảm: áp dụng đối với các Cơ sở đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây trong thời gian 12 (mười hai) tháng trước thời điểm được xem xét kiểm tra giảm lô hàng:
a) Có điều kiện bảo đảm ATTP xếp loại “A”;
b) Không có lô hàng bị Cơ quan kiểm tra phát hiện hoặc cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo vi phạm quy định về CL, ATTP;
c) Không bị cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm quy định về bảo đảm CL, ATTP.
2. Kiểm tra thông thường: là chế độ kiểm tra áp dụng đối với Cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP (loại A hoặc B).
3. Kiểm tra chặt: là chế độ kiểm tra áp dụng đối với cơ sở thuộc một trong các trường hợp:
a) Điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở xếp loại C nhưng chưa bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP;
b) Có lô hàng bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo CL, ATTP.
4. Tần suất kiểm tra:
a) Tần suất kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng đối với các Cơ sở nêu tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này theo quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở thuộc chế độ kiểm tra lô hàng nêu tại điểm b khoản 3 Điều này, Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các lô hàng sản xuất hoặc lô hàng xuất khẩu của nhóm sản phẩm tương tự của Cơ sở để phân tích chỉ tiêu bị cảnh báo theo quy định của thị trường. Cơ sở được dỡ bỏ chế độ kiểm tra chặt khi kết quả kiểm tra 5 (năm) lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu và kết quả thẩm tra của cơ quan kiểm tra về các biện pháp khắc phục của Cơ sở đạt yêu cầu;
c) Cơ sở bị hủy bỏ chế độ kiểm tra giảm đối với lô hàng xuất khẩu khi không đáp ứng một trong các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều này.
5. Thủ tục thực hiện kiểm tra và lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng theo quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 26. Cấp Giấy chứng nhận CL, ATTP
1. Lô hàng của Cơ sở thuộc hình thức kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu: Cơ quan kiểm tra thực hiện cấp Giấy chứng nhận CL, ATTP (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) theo mẫu tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này cho chủ hàng trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ và thông tin phục vụ cho việc chứng nhận.
2. Lô hàng của Cơ sở thuộc hình thức kiểm tra nêu tại khoản 2 Điều 24 Thông tư này: Kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cho lô hàng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu theo thời hạn sau:
a) Không quá 01 (một) ngày làm việc đối với lô hàng dạng tươi, sống;
b) Không quá 07 (bảy) ngày làm việc đối với lô hàng dạng sản phẩm khác;
c) Trường hợp phải gửi mẫu kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm bên ngoài, cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cho chủ hàng không quá 1 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ kết quả kiểm nghiệm.
3. Đối với lô hàng xuất khẩu vào các nước nhập khẩu có yêu cầu mẫu Giấy chứng nhận riêng (sau đây gọi tắt là Chứng thư):
a) Chủ hàng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin bằng văn bản và không muộn hơn 1 (một) ngày làm việc tính từ thời điểm lô hàng được xuất khẩu cho Cơ quan kiểm tra để cấp Chứng thư;
b) Trong thời hạn 1 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan kiểm tra cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu.
4. Trường hợp chủ hàng có yêu cầu được cấp chuyển tiếp Giấy chứng nhận, chứng thư đối với lô hàng, Cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra lô hàng và Cơ quan kiểm tra thực hiện cấp Giấy chứng nhận, chứng thư chuyển tiếp có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc cấp chuyển tiếp bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được thực hiện ngay trong ngày nhận được Giấy chứng nhận, chứng thư ban đầu;
b) Giấy chứng nhận, chứng thư cấp chuyển tiếp có nội dung chính xác với nội dung trong Giấy chứng nhận, chứng thư ban đầu.
5. Sau thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ thời điểm lô hàng được kiểm tra, nếu chủ hàng không cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan kiểm tra để cấp giấy chứng nhận, chứng thư, chủ hàng phải thực hiện đăng ký kiểm tra lại đối với lô hàng theo quy định nêu tại Điều 23 Thông tư này để được chứng nhận.
Điều 27. Yêu cầu đối với Giấy chứng nhận, chứng thư
1. Mỗi một lô hàng xuất khẩu đăng ký kiểm tra có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, Cơ quan kiểm tra thực hiện 01 (một) lần cấp Giấy chứng nhận, chứng thư. Giấy chứng nhận, chứng thư chỉ có giá trị đối với lô hàng được vận chuyển, bảo quản trong điều kiện không làm thay đổi nội dung đã được kiểm tra, chứng nhận về CL, ATTP.
2. Giấy chứng nhận, chứng thư được đánh số theo quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chứng thư có hình Quốc huy và nội dung, hình thức phù hợp.
4. Cơ quan kiểm tra được cấp thêm các loại giấy chứng nhận khác (không có Quốc huy) theo yêu cầu của chủ hàng hoặc của nước nhập khẩu bảo đảm phù hợp với nội dung đã kiểm tra, chứng nhận lô hàng.
Điều 28. Giám sát lô hàng sau chứng nhận
1. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất khi có yêu cầu, Cơ quan kiểm tra thành lập đoàn kiểm tra phối hợp với Hải quan thực hiện kiểm tra lô hàng tại địa điểm tập kết khi lô hàng chờ làm thủ tục hải quan để xuất khẩu nhằm kiểm tra thông tin lô hàng sau chứng nhận.
2. Trường hợp phát hiện vi phạm, Cơ quan kiểm tra xem xét biên bản làm việc của đoàn kiểm tra để có văn bản thu hồi Giấy chứng nhận, chứng thư (nếu đã cấp) gửi chủ hàng. Đồng thời, đề nghị Hải quan không cho phép thông quan lô hàng. Tùy theo mức độ vi phạm của lô hàng, Cơ quan kiểm tra có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 29. Cấp lại Giấy chứng nhận, chứng thư
1. Khi Giấy chứng nhận, chứng thư bị thất lạc, hư hỏng, chủ hàng có văn bản nêu rõ lý do gửi Cơ quan kiểm tra đề nghị để được cấp lại Giấy chứng nhận, chứng thư.
2. Cơ quan kiểm tra thực hiện cấp lại trong vòng 1 (một) ngày làm việc sau khi nhận được văn bản đề nghị của chủ hàng và bảo đảm:
a) Giấy chứng nhận, chứng thư cấp lại có nội dung chính xác với nội dung của giấy đã cấp cho lô hàng;
b) Giấy chứng nhận, chứng thư được đánh số mới để quản lý và có ghi chú: "Giấy chứng nhận (chứng thư) này thay thế cho Giấy chứng nhận (chứng thư) số …, cấp ngày …”;
Điều 30. Xử lý các trường hợp lô hàng không đạt
1. Lô hàng không đạt về hồ sơ sản xuất, chỉ tiêu cảm quan, ngoại quan:
Sau 1 (một) ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra gửi Thông báo lô hàng không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này cho chủ hàng.
2. Lô hàng không đạt về chỉ tiêu CL, ATTP sau khi có kết quả kiểm nghiệm:
a) Cơ quan kiểm tra gửi Thông báo lô hàng không đạt cho chủ hàng, nêu rõ lý do không đạt, đồng thời yêu cầu chủ hàng điều tra nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục và lập báo cáo giải trình;
b) Sau khi nhận được báo cáo giải trình của chủ hàng/Cơ sở sản xuất lô hàng, Cơ quan kiểm tra tiến hành thẩm tra các nội dung báo cáo khi thực hiện kiểm tra và lấy mẫu kiểm nghiệm đối với lô hàng xuất khẩu tiếp theo của chủ hàng hoặc kết hợp thẩm tra khi kiểm tra định kỳ điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất lô hàng không đạt.
3. Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Thông báo lô hàng không đạt được gửi, nếu chủ hàng có gửi văn bản khiếu nại về kết quả kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 12.2 Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra đột xuất về điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở có từ 6 (sáu) lô hàng trở lên trong 3 (ba) tháng bị Cơ quan kiểm tra phát hiện vi phạm về chỉ tiêu ATTP theo quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu;
b) Cơ sở không thực hiện báo cáo giải trình theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra tại Thông báo lô hàng không đạt nêu tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 31. Xử lý lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo về CL, ATTP
1. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ khi có thông tin cảnh báo chính thức của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu Cơ sở sản xuất lô hàng thực hiện:
a) Truy xuất nguồn gốc lô hàng, tổ chức điều tra nguyên nhân dẫn đến lô hàng không đạt CL, ATTP; thiết lập và thực hiện hành động khắc phục; lập báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu gửi Cơ quan kiểm tra;
b) Tạm ngừng xuất khẩu vào các nước nhập khẩu tương ứng nếu Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu có yêu cầu hoặc Cơ sở có quá 3 (ba) lô hàng cùng nhóm sản phẩm tương tự trong 6 (sáu) tháng bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo về CL, ATTP.
2. Sau khi nhận được báo cáo giải trình của Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này và kết quả kiểm tra chặt theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 Thông tư này, Cơ quan kiểm tra thẩm tra các nội dung báo cáo của Cơ sở, thực hiện kiểm tra đột xuất tại Cơ sở (khi cần thiết).
3. Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi kết thúc thẩm tra, Cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở.
4. Trong trường hợp chủ hàng/Cơ sở báo cáo không đầy đủ các nội dung hoặc không thực hiện báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu, Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu chủ hàng thực hiện lại hoạt động khắc phục hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Điều 32. Cơ sở được kiểm tra về điều kiện bảo đảm ATTP
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện việc đăng ký kiểm tra theo trình tự, thủ tục và hồ sơ quy định tại Điều 9, Thông tư này. Chấp hành việc kiểm tra theo kế hoạch của Cơ quan kiểm tra kể cả khi chưa làm thủ tục đăng ký;
b) Cung cấp danh sách và bố trí những người có thẩm quyền đại diện cho Cơ sở để làm việc với Đoàn kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra khi làm việc tại Cơ sở;
c) Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan, mẫu thử nghiệm theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra hoặc Kiểm tra viên độc lập và chịu trách nhiệm về những thông tin, tài liệu đã cung cấp;
d) Duy trì thường xuyên điều kiện bảo đảm ATTP đã được chứng nhận;
đ) Thực hiện việc sửa chữa, khắc phục các sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra và các thông báo của Cơ quan kiểm tra theo đúng thời hạn yêu cầu;
e) Ký tên vào Biên bản kiểm tra.
2. Quyền hạn:
a) Có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý về kết quả kiểm tra trong biên bản kiểm tra;
b) Khiếu nại về kết quả kiểm tra đối với Cơ sở;
c) Phản ảnh kịp thời cho thủ trưởng Cơ quan kiểm tra về những hành vi tiêu cực của Đoàn kiểm tra hoặc của Kiểm tra viên.
Điều 33. Chủ hàng/chủ cơ sở sản xuất lô hàng
1. Trách nhiệm:
a) Đăng ký kiểm tra và chứng nhận CL, ATTP lô hàng với Cơ quan kiểm tra theo thủ tục và hồ sơ quy định tại Điều 23 Thông tư này;
b) Tạo điều kiện cho kiểm tra viên của Cơ quan kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, lấy mẫu và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan (trường hợp lô hàng thuộc đối tượng phải kiểm tra tại hiện trường và lấy mẫu kiểm nghiệm);
c) Không làm thay đổi đặc tính của sản phẩm, thông tin ghi nhãn khác với nội dung đã đăng ký và được kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP;
d) Thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với lô hàng không đạt CL, ATTP, lô hàng bị trả về hoặc triệu hồi theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra và cơ quan có thẩm quyền;
đ) Nộp phí và lệ phí kiểm tra chứng nhận theo quy định tại Chương V.
2. Quyền hạn:
a) Được áp dụng chế độ kiểm tra giảm lô hàng nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được nêu tại khoản 1 Điều 25 Thông tư này;
b) Yêu cầu Cơ quan kiểm tra cung cấp các thông tin, quy định, mẫu biểu liên quan đến việc kiểm tra và chứng nhận CL, ATTP sản phẩm thủy sản theo quy định của Thông tư này;
c) Bảo lưu ý kiến khác với kết quả kiểm tra;
d) Trưng cầu giám định;
đ) Khiếu nại, tố cáo về mọi hành vi sai trái của kiểm tra viên, Cơ quan kiểm tra, phòng kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Kiểm tra viên
1. Khi thực hiện nhiệm vụ được phân công, Kiểm tra viên có trách nhiệm:
a) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp, căn cứ kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở; kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng theo quy định tại Thông tư này;
b) Bảo mật các thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanh của Cơ sở, chủ hàng theo quy định của pháp luật; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Chấp hành sự phân công của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về kết quả công việc do mình thực hiện trước Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra và trước pháp luật khi tiến hành kiểm tra;
2. Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, kiểm tra viên có quyền:
a) Yêu cầu Cơ sở/chủ hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu, mẫu vật (nếu có) phục vụ cho nhiệm vụ kiểm tra;
b) Ra vào nơi sản xuất, bảo quản, kho hàng; xem xét hồ sơ, lấy mẫu, chụp ảnh, sao chép, ghi chép các thông tin cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ kiểm tra;
c) Lập biên bản và niêm phong mẫu vật (nếu có) trong một thời gian cần thiết và đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý nếu có bằng chứng về việc Cơ sở/chủ hàng vi phạm các quy định có liên quan đến bảo đảm ATTP;
d) Bảo lưu ý kiến của mình và báo cáo với thủ trưởng Cơ quan kiểm tra trong trường hợp chưa nhất trí với ý kiến kết luận của người trực tiếp phân công nhiệm vụ nêu tại điểm c khoản 1 Điều này;
đ) Từ chối thực hiện kiểm tra trong trường hợp chủ hàng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định nêu tại điểm c khoản 1 Điều 32 và điểm b khoản 1 Điều 33 Thông tư này.
Điều 35. Trưởng Đoàn kiểm tra
1. Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, Trưởng Đoàn kiểm tra có các trách nhiệm như một Kiểm tra viên nêu tại khoản 1 Điều 34 Thông tư này và các trách nhiệm khác như sau:
a) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn kiểm tra để thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong quyết định kiểm tra;
b) Xử lý các ý kiến, kết quả kiểm tra của các thành viên trong Đoàn kiểm tra và đưa ra kết quả cuối cùng;
c) Rà soát, ký biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan kiểm tra và trước pháp luật về kết quả đã được Đoàn kiểm tra thực hiện.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, Trưởng Đoàn kiểm tra có các quyền hạn như một Kiểm tra viên nêu tại khoản 2 Điều 34 Thông tư này và các quyền hạn khác như sau:
a) Đề xuất với Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra ban hành quyết định điều chỉnh thành viên Đoàn kiểm tra để thực hiện đầy đủ các nội dung đã nêu trong quyết định kiểm tra;
b) Đưa ra kết luận cuối cùng của Đoàn kiểm tra về kết quả kiểm tra.
Điều 36. Cơ quan kiểm tra địa phương
1. Trách nhiệm:
a) Lập kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này; tổ chức thực hiện kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh thủy sản đối với các Cơ sở theo phân công, phân cấp quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
b) Lưu trữ hồ sơ có liên quan đến hoạt động kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP của các Cơ sở thuộc nhóm đối tượng được phân công kiểm tra, chứng nhận đúng quy định; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác các vấn đề có liên quan đến việc kiểm tra, chứng nhận do cơ quan mình thực hiện khi Cơ quan kiểm tra cấp trên yêu cầu;
c) Bảo mật các thông tin có liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của Cơ sở được phân công kiểm tra, chứng nhận;
d) Định kỳ 6 (sáu) tháng 1 (một) lần hoặc khi có yêu cầu, tổng hợp và báo cáo bằng văn bản cho Cơ quan kiểm tra cấp trên;
đ) Đề xuất nhu cầu đào tạo, cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn do Cơ quan kiểm tra cấp trên tổ chức;
2. Trách nhiệm của Cơ quan kiểm tra cấp tỉnh:
Ngoài các nội dung trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan kiểm tra cấp tỉnh còn có các trách nhiệm sau:
a) Phối hợp với các Cơ quan kiểm tra của các tỉnh/thành phố khác thực hiện kiểm tra định kỳ điều kiện bảo đảm ATTP của tàu cá theo quy định tại khoản 2, Điều 18, Thông tư này;
b) Định kỳ 6 (sáu) tháng 1 (một) lần hoặc khi có yêu cầu, tổng hợp và báo cáo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản về kết quả kiểm tra, chứng nhận; tình hình kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về điều kiện bảo đảm ATTP của các Cơ sở được phân công kiểm tra, chứng nhận trên địa bàn tỉnh/thành phố; đề xuất, kiến nghị các giải pháp để triển khai hiệu quả công tác này;
c) Hàng năm, phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cơ quan kiểm tra khác tại địa phương thống nhất danh sách các Cơ sở thuộc nhóm đối tượng kiểm tra của từng cơ quan trên địa bàn quản lý;
d) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP thủy sản cho các cán bộ kiểm tra cấp huyện/xã trong địa bàn tỉnh.
đ) Cập nhật thường xuyên và công bố danh sách Cơ sở đủ và chưa đủ điều kiện bảo đảm ATTP trên trang thông tin điện tử hoặc phương tiện truyền thông tại địa phương.
3. Quyền hạn:
a) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của Cơ quan kiểm tra cấp dưới;
b) Yêu cầu các Cơ sở thuộc nhóm đối tượng được phân công kiểm tra, chứng nhận thực hiện việc đăng ký kiểm tra để được cấp Giấy chứng nhận ATTP theo quy định tại Điều 10 Thông tư này và thực hiện việc khắc phục các sai lỗi về điều kiện bảo đảm ATTP đã nêu trong Biên bản kiểm tra;
c) Cấp và thu hồi Giấy chứng nhận ATTP cho các Cơ sở thuộc đối tượng được phân công kiểm tra, chứng nhận;
d) Đề nghị cơ quan thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các Cơ sở không đủ điều kiện bảo đảm ATTP.
Điều 37. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố
1. Chỉ định Cơ quan thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP các Cơ sở theo phân công, phân cấp quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này và thông báo cho Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
2. Chỉ định Cơ quan kiểm tra cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP các Cơ sở trong phạm vi được phân công, phân cấp của Cơ quan kiểm tra cấp huyện, cấp xã trong trường hợp Cơ quan kiểm tra cấp huyện, cấp xã chưa đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ; hướng dẫn hỗ trợ các Cơ quan kiểm tra cấp huyện, cấp xã nâng cao năng lực và tổ chức bàn giao nhiệm vụ ngay sau khi Cơ quan kiểm tra cấp huyện, cấp xã đủ năng lực thực hiện.
3. Hướng dẫn thống nhất hệ thống mã số cho các Cơ sở nêu tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này trên địa bàn tỉnh/thành phố theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này theo phạm vi được phân công, phân cấp trong địa bàn tỉnh/thành phố.
5. Đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung các các quy định, quy chuẩn kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế trong công tác kiểm tra và chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Điều 38. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
1. Trách nhiệm:
a) Thống nhất công tác quản lý kiểm tra, chứng nhận điều kiện bảo đảm ATTP đối với các Cơ sở trên phạm vi cả nước; công tác kiểm tra, chứng nhận lô hàng; định kỳ kiểm tra, giám sát hoạt động liên quan đến kiểm tra và chứng nhận CL, ATTP thủy sản của các Cơ quan kiểm tra;
b) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra viên chất lượng, ATTP thủy sản, chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, chứng nhận lô hàng;
c) Lập và thông báo kế hoạch kiểm tra đối với các Cơ sở được phân công kiểm tra, chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
d) Lưu trữ đầy đủ hồ sơ có liên quan đến kết quả kiểm tra, chứng nhận điều kiện bảo đảm ATTP của các Cơ sở theo phân công đúng quy định; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác về các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra chứng nhận khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu;
đ) Tổ chức việc kiểm tra và chứng nhận ATTP thủy sản theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này;
e) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra; nội dung của Giấy Chứng nhận, chứng thư và Thông báo lô hàng không đạt;
g) Tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng quy định các khiếu nại của chủ hàng đối với việc kiểm tra và chứng nhận CL, ATTP thủy sản do cơ quan mình tiến hành; Bồi thường vật chất cho chủ hàng về hậu quả do những sai sót trong việc kiểm tra và chứng nhận theo quy định của pháp luật hiện hành;
h) Bảo mật thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của các Cơ sở được phân công kiểm tra, chứng nhận;
i) Hàng năm, chủ trì phối hợp với các Cơ quan kiểm tra nêu tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này thống nhất danh sách các Cơ sở thuộc phạm vi kiểm tra của hai cơ quan trên địa bàn;
k) Định kỳ 6 (sáu) tháng 1 (một) lần và khi có yêu cầu công bố danh sách các Cơ sở đã được chứng nhận và chưa được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP thuộc phạm vi được phân công, phân cấp trên phạm vi cả nước;
l) Công bố danh sách các Cơ sở được phép xuất khẩu vào các nước nhập khẩu có yêu cầu phải lập danh sách theo thời hạn đã thống nhất với cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu;
m) Tập hợp và lập danh mục các quy định, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và nước nhập khẩu về điều kiện bảo đảm CL, ATTP thủy sản thông báo đến các cơ quan, tổ chức có liên quan để thống nhất áp dụng.
2. Quyền hạn:
a) Kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận điều kiện bảo đảm ATTP của các Cơ quan kiểm tra cấp tỉnh/huyện/xã trong phạm vi cả nước;
b) Lấy mẫu và kiểm tra lô hàng theo quy định tại Thông tư này; Từ chối việc kiểm tra và chứng nhận CL, ATTP trong trường hợp chủ hàng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định nêu tại khoản 1 Điều 33;
c) Yêu cầu các Cơ sở thuộc phạm vi được phân công kiểm tra, chứng nhận thực hiện khắc phục các sai lỗi về điều kiện bảo đảm ATTP đã nêu trong Biên bản kiểm tra; điều tra nguyên nhân lây nhiễm, thiết lập biện pháp khắc phục và báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục đối với các Cơ sở có lô hàng bị Cơ quan kiểm tra và Cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu cảnh báo vi phạm quy định về CL, ATTP theo quy định tại Thông tư này;
d) Thông báo tạm ngừng xuất khẩu vào các nước nhập khẩu có yêu cầu kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP lô hàng và đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu bỏ tên Cơ sở ra khỏi danh sách được phép xuất khẩu vào nước nhập khẩu có yêu cầu lập danh sách nếu Cơ sở không đủ điều kiện bảo đảm ATTP hoặc vi phạm quy định nêu tại Điều 19 và điểm b khoản 1 Điều 31 Thông tư này;
đ) Cấp và thu hồi Giấy chứng nhận ATTP cho các Cơ sở thuộc đối tượng được phân công kiểm tra, chứng nhận; Xử lý đối với các trường hợp Cơ sở vi phạm quy định của Thông tư này theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật;
e) Lập hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của Thông tư này.
Điều 39. Phòng kiểm nghiệm
1. Trách nhiệm:
a) Tuân thủ đúng quy trình kiểm nghiệm, đảm bảo năng lực thiết bị kiểm nghiệm, bảo mật thông tin của Chủ hàng theo quy định của pháp luật;
b) Đảm bảo kết quả kiểm nghiệm chính xác, khách quan;
c) Thông báo kết quả đúng hạn cho Cơ quan kiểm tra;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm;
đ) Tham gia vào các chương trình thử nghiệm thành thạo theo yêu cầu của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm đúng quy định và xuất trình khi cơ quan thẩm quyền yêu cầu;
g) Bồi thường vật chất cho Chủ hàng về hậu quả do những sai sót trong việc kiểm nghiệm do mình thực hiện theo các quy định hiện hành.
2. Quyền hạn:
a) Từ chối các mẫu không đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Từ chối kiểm nghiệm đối với các mẫu, chỉ tiêu ngoài phạm vi được chứng nhận;
b) Được cung cấp các thông tin và tạo điều kiện về đào tạo nhằm nâng cao năng lực kiểm nghiệm;
c) Thu phí, lệ phí kiểm nghiệm theo quy định hiện hành.
Chương 5.
PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Điều 40. Phí và lệ phí
1. Việc thu phí và lệ phí kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP thủy sản theo quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan;
2. Cơ quan kiểm tra lập kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách hàng năm, trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt đối với những hoạt động kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP quy định tại Thông tư này nhưng chưa có quy định thu phí.
Chương 6.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 41. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm Thông tư này theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo.
2. Các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động kiểm tra, chứng nhận điều kiện ATTP của Cơ sở theo đúng trình tự, thủ tục của Luật khiếu nại, tố cáo.
Điều 42. Xử lý vi phạm
1. Việc xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm Thông tư này được thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Những hành vi cản trở, chống đối hoạt động kiểm tra của Cơ quan kiểm tra, các hành vi vi phạm Thông tư này gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Chương 7.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này:
a) Thay thế Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản; Thông tư số 78/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thủy sản;
b) Hủy bỏ Điều 1, Điều 2 Thông tư số 23/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010;
c) Hủy bỏ Điều 3, Điều 4 Thông tư số 47/2010/TT-BNNPTNT ngày 3/8/2010 về Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Quyết định 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007; Quyết định 98/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007; Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010.
2. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ban hành.
3. Đối với các Cơ sở đã được kiểm tra, chứng nhận và cấp mã số riêng trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu là một Cơ sở sản xuất thủy sản độc lập theo quy định tại Thông tư này hoặc Cơ sở có nhiều loại hình sản xuất khác nhau nhưng chỉ được cấp 01 (một) mã số duy nhất:
a) Cơ sở được giữ nguyên mã số đã được cấp đến hết ngày 30/6/2012;
b) Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm rà soát, tổ chức kiểm tra, thu hồi, bổ sung và cấp lại mã số theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày 01/7/2012.
Điều 44. Sửa đổi, bổ sung Thông tư
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện Thông tư này và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ: Y tế, Tài chính, Công Thương;
-UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính-Văn phòng CP;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN&PTNT;
- Các đơn vị thuộc Cục Quản lý CL NLTS;
- Sở NN&PTNT, Cơ quan QLCL NLTS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản;
- Website Chính phủ; Công báo Chính phủ;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, QLCL.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

Phụ lục 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

............., ngày     tháng     năm

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN (1)

 

Kính gửi: ……………………………………………

(Cơ quan kiểm tra)(2)

Căn cứ các quy định trong Thông tư kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chúng tôi:

Tên Cơ sở(3):

Tên giao dịch thương mại tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có):

Mã số của Cơ sở (nếu có):

Địa chỉ:

Điện thoại:                                            Fax:                              Email:

Tên cơ sở (phân xưởng)(4) đề nghị kiểm tra:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                            Fax:                              Email:

Sau khi nghiên cứu kỹ các Quy định trong Quy chuẩn………………………………. và đối chiếu với điều kiện thực tế của Cơ sở, đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:

- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:   󠇄󠇄

- Xuất khẩu sản phẩm vào thị trường: ………………………………………………..

  Chúng tôi xin gửi kèm sau đây hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm:

1. ………………………………………………………………………………………………

2. …………………………….………………………………………………………………..

3. ………………………………………………………………………………………………

4. ………………………………………………………………………………………………

5. ………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

 

GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

_________________________

(1): Sử dụng cho Cơ sở đăng ký kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

(2): Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và Cơ quan trực thuộc theo địa bàn quản lý/Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản/Cơ quan kiểm tra được Sở NN&PTNT và Ủy ban Nhân dân huyện/xã chỉ định.

(3): Tên Cơ sở/doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh.

(4): Ghi rõ tên Xí nghiệp hoặc Phân xưởng thuộc Cơ sở đăng ký kiểm tra

Phụ lục 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN

 

I.          Thông tin chung

1.         Tên cơ sở (phân xưởng) đề nghị kiểm tra:                     

2.         Địa chỉ:                                    

3.         Điện thoại:                                            Fax:                              Email:

4.         Mã số của Cơ sở (nếu có):       

5.         Thời điểm xây dựng:

6.         Năm bắt đầu hoạt động:

7.         Mô tả chung về sản phẩm:

7.1.       Nhóm sản phẩm sản xuất:        

7.2.       Sản phẩm tiêu thụ nội địa:

7.3.       Sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường:

II.         Tóm tắt đánh giá hiện trạng điều kiện sản xuất

1.         Nhà xưởng

1.1.       Tổng diện tích các khu vực sản xuất:                             m2 , trong đó:

1.1.1.    Khu vực tiếp nhận nguyên liệu:                                      m2.

1.1.2.    Khu vực sơ chế:                                                           m2.

1.1.3.    Khu vực chế biến (phân cỡ, xếp khuôn....):                    m2.

1.1.4.    Khu vực cấp đông:                                                       m2.

1.1.5.    Khu vực kho lạnh:                                                         m2.

1.1.6.    Khu vực sản xuất khác (....):                                          m2.

1.2.       Mô tả hiện trạng điều kiện cơ sở vật chất nhà xưởng và kết cấu:

2.         Thiết bị

2.1.       Các loại thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.       Nhận xét chung về hiện trạng hoạt động của các thiết bị:

3.         Hệ thống phụ trợ:

3.1.       Nguồn nước sử dụng cho khu vực sản xuất:

3.1.1.    Nguồn nước đang sử dụng:

Nước công cộng     Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản    Nước giếng khoan Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản, số lượng:      , độ sâu         m.

3.1.2.    Phương pháp bảo đảm chất lượng nước cung cấp cho khu vực sản xuất (kể cả khu sản xuất nước đá)

-           Hệ thống lắng lọc:   Có Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản          Không Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản          Phương pháp khác  Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản :

-           Hệ thống bể chứa:                    Tổng dung tích dự trữ:         m3.

-           Hệ thống bể cao áp:                  Dung tích bể cao áp:             m3.

-           Hệ thống xử lý nước: Chlorine định lượng Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản.Đèn cực tím Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản.Khác Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản…...

…………………………………………………………………………………….

3.2.       Nguồn nước đá:

3.2.1.    Tự sản xuất : Đá cây Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản tổng công suất :       tấn/ngày. 

                                    Đá vảy Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản tổng công suất         tấn/ngày

3.2.2.    Mua ngoài :   Đá cây Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản khối lượng :               tấn/ngày.

                                    Đá vảy Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản khối lượng              tấn/ngày

3.3.       Hệ thống xử lý chất thải

3.3.1.    Nước thải: Mô tả tóm tắt hệ thống thoát, xử lý nước thải, cơ quan quản lý môi trường kiểm tra đánh giá ….

3.3.2.    Chất thải rắn: Cách thức bảo quản, vận chuyển, xử lý...

3.4.       Nhà vệ sinh (dùng cho khu vực sản xuất)

3.4.1.    Số lượng:

3.4.2.    Cấu trúc:

3.5.       Công nhân:

3.5.1.    Tổng số công nhân sản xuất:                 người, trong đó:

-           Công nhân dài hạn:                               người.

-           Công nhân mùa vụ:                               người.

3.5.2.    Số lượng công nhân ở thời điểm cao nhất/ca sản xuất:  người, trong đó:

-           Khu vực tiếp nhận nguyên liệu:  người

-           Khu vực sơ chế:                                   người

-           Khu vực chế biến:                                người

-           Khu vực cấp đông, bao gói:                  người

-           Khu vực khác (....):                              người

3.5.3. Kiểm soát sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

-           Thời điểm kiểm tra sức khỏe gần nhất: tháng … năm….

-           Số lượng người được kiểm tra: ………người.

-           Kết quả kiểm tra:

+ Đủ sức khỏe để trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:: …………...người.

+ Không đủ sức khỏe để trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:……..người

- Tên cơ quan thực hiện kiểm tra sức khỏe:………………………………………

3.5.4. Đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP cho cơ sở:

-           Thời điểm đào tạo, tập huấn:    

-           Số người được đào tạo, tập huấn:                    người

-           Tên đơn vị đào tạo, tập huấn:

3.6.       Hệ thống ngăn chặn và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại

3.6.1.    Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt côn trùng:

3.6.2.    Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại

3.7.       Vệ sinh công nghiệp

3.7.1.    Tần suất làm vệ sinh:

3.7.2.    Nhân công làm vệ sinh công nghiệp:      người;

3.7.3.    Trong đó:  của Cơ sở     Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản              Đi thuê ngoài     Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản

3.8. Danh mục hóa chất, phụ gia, chất tẩy rửa - khử trùng sử dụng tại Cơ sở:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.         Hệ thống quản lý chất lượng:

4.1. Chương trình quản lý chất lượng đang áp dụng tại Cơ sở:

HACCP:  Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản                GMP:   Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản              SSOP:  Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản                     Khác: Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản

4.2.       Tổng số cán bộ quản lý chất lượng (QC): ….….người, trong đó:

4.2.1.    Số QC có trình độ Đại học: ………. người, Trung cấp: ……...người

4.2.2.    Số cán bộ QC đã qua đào tạo về HACCP hoặc các chương trình quản lý chất lượng khác:…………người

4.3.       Phòng kiểm nghiệm:

                        Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản    Của Cơ sở: Các chỉ tiêu có thể phân tích: …………….

                        ……………………………………………………………………..

                        Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản    Thuê ngoài

                                                                             GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ                                                                                                                (Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TÊN CƠ SỞ

____________________

Số:          /

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

 

 

Kính gửi:……………………………………………..

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI LỖI

 

I. Thông tin chung:

1. Tên Cơ sở:

2. Mã số của Cơ sở (nếu có):

3. Địa chỉ Cơ sở:

4. Số điện thoại:                                                Fax:                              Email:

II. Tóm tắt kết quả khắc phục sai lỗi

TT

Sai lỗi theo kết luận kiểm tra ……. ngày………. của …………..

Biện pháp khắc phục

Kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:

- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:   󠇄󠇄

- Xuất khẩu sản phẩm vào thị trường: ………………………………………………..

                                                                                               ……, ngày….. tháng…..năm……

GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ

(Ký tên và đóng dấu)

Phụ lục 4

Danh mục các biểu mẫu

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

 

Tên biểu mẫu

Loại hình cơ sở

Biểu mẫu 4a

Biểu mẫu và Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá phân loại Cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh

Biểu mẫu 4b

Biểu mẫu và Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá phân loại Cơ sở chế biến thủy sản khô

Biểu mẫu 4c

Biểu mẫu và Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá phân loại Cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản

Biểu mẫu 4d

Biểu mẫu và Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá phân loại Cơ sở sản xuất nước mắm

Biểu mẫu 4đ

Biểu mẫu và Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá phân loại Cơ sở làm sạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Biểu mẫu 4e

Biểu mẫu và Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá phân loại Cơ sở sản xuất dầu cá

 
 
 

Biểu mẫu 4a

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

..........................................................................

..........................................................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

 

 

BIỂU MẪU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

____________________

 

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên cơ sở:................................................................................................................................................................

2. Địa chỉ:                                                                                                                                                                      

3. Giấy đăng ký kinh doanh số:............................... ................................. ngày cấp.............................nơi cấp...............................................................................................................................................................       

4. Số điện thoại: Số Fax (nếu có): 

5. Mã số (nếu có):                                                                                                                                                               

6. Mặt hàng :                                                                                                                                                                    

7. Ngày kiểm tra:                                                                                                                                                                      

8. Hình thức kiểm tra:                                                                                                                                                                      

9. Thành phần Đoàn kiểm tra:   

1) ............................................................................................................. ..............  

2) ............................................................................................................. ............................................................................................................................................

3) ............................................................................................................. ............................................................................................................................................

10. Đại diện cơ sở:                     

1) ........................................................................................................ ............................................................................................................................................

2) ..................................................................................................................................................................................

II. CHỈ TIÊU KIỂM TRA VÀ KẾT QUẢ

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn

khắc phục

 

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

1

QCVN 02-01

2.1.3.2,4,5

2.1.4.2.e

2.1.4.6.b,c

2.1.4.7.d

2.1.5.1.d,đ

2.1.11.5.b

2.1.12.1.b

QCVN 02-03

2.1.1

(EC) 852/2004

PL.II  Ch I.2,3,8; ChIX.8;ChV.1.d

1. Bố trí mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị:

a. Không có khả năng hiện thực lây nhiễm cho sản phẩm

b. Thuận lợi cho việc chế biến và làm vệ sinh

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 [    ]

 

 

 

 

 

 

 

2

QCVN 02-01

2.1.4.1

2.1.4.2.a.i

2.1.4.6.a

2.1.12.2

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.a

2. Nền phân xưởng chế biến và các khu vực phụ trợ

a. Không bị thấm nước

b. Nhẵn, phẳng, có độ dốc thích hợp

c. Nơi tiếp giáp giữa tường và nền có độ cong

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

3

QCVN 02-01

2.1.4.3,4

2.1.4.5.g

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.b

3. Tường, trần

a. Kín

b. Màu sáng

c. Dễ làm vệ sinh khử trùng

d. Tường không bị thấm nước

đ. Mặt trên của vách lửng có độ nghiêng phù hợp

e. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

QCVN 02-01

2.1.4.5

2.1.5.4.b

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II ChII 1.d, 1.e

 

4. Cửa

a. Bằng vật liệu bền, không bị thấm nước

b. Kín

c. Dễ làm vệ sinh

d. Gờ cửa sổ có độ nghiêng

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

5

QCVN 02-01

2.1.4.7.a,b,c

2.1.11.3.v;2.1.10.3

2.1.11.4.a.iii

QCVN 02-03 

2.1.1.2; 2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

5. Hệ thống thông gió

a. Không có ngưng tụ hơi nước, mùi hôi, khói trong trong phân xưởng

b. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

a. Có hệ thống thông gió cho khu vực vệ sinh

b. Hệ thống thông gió thiết kế phù hợp và thuận tiện làm vệ sinh

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

6

QCVN 02-01

2.1.4.8; 2.1.5.1.đ

2.1.11.3.v;2.1.12.2

2.1.11.4.a.iii

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I 7

6. Hệ thống chiếu sáng

a. Đủ ánh sáng

b. Có chụp đèn ở những nơi cần thiết

c. Dễ làm vệ sinh

d. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

7

QCVN 02-01

2.1.11.1,2

2.1.12.2

QCVN 02-03

2.1.2.2,3

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

 

 

 

7. Phương tiện rửa, vệ sinh và khử trùng:

7.1. Đối với công nhân

a.   Đủ số lượng

b. Không dùng vòi nước vận hành bằng tay

c. Có xà phòng nước

d. Dụng cụ làm khô tay phù hợp

đ. Bồn chlorine nhúng ủng trước khi vào phân xưởng phù hợp

e. Vị trí lắp đặt phù hợp

g. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

h. Có trang bị hệ thống nước nóng ở những nơi cần thiết

 

[    ]

 

 

 

 

QCVN 02-01

2.1.11.5.a,b,c,d 2.1.11.6; 2.1.5.4.b

2.1.8.1; 2.1.12.4.d

QCVN 02-03

2.1.6.1.b

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II. 2

7.2. Đối với nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến

a. Phương tiện làm vệ sinh đầy đủ, chuyên dùng, bảo quản đúng cách

b. Vật liệu và cấu trúc thích hợp

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

8

QCVN 02-01

2.1.5.1;2.1.5.2.a

2.1.5.3;2.1.5.4.a

2.1.12.2;2.3.1.3

QCVN 02-03 

2.1.2.1

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II Ch.V.1.b;c

8. Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm  (thớt, dao, thùng chứa, thau, rổ, mặt bàn....)

a. Vật liệu phù hợp

b.Cấu trúc, các mối nối, bề mặt nhẵn, kín, dễ làm vệ sinh

c. Dụng cụ chuyên dùng

d. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

9

QCVN 02-01

2.1.4.6; 2.1.5.1

2.1.5.4.b,c

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

9. Các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (chân bàn, giá đỡ, bệ máy...)

a. Cấu trúc và vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh

b. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

10

QCVN 02-01

2.1.5.2.b

2.1.10

(EC) 852/2004

PL.II Ch.VI

 

10. Chất thải:

10.1 Chất thải rắn (Phế liệu)

10.1.1. Dụng cụ thu gom phế liệu trong phân xưởng

a. Vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

10.1.2.Phương tiện chuyển phế liệu ra ngoài phân xưởng:

a. Kín nước, có nắp đậy

b. Cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

c. Chuyên dùng

10.1.3.Thùng, nhà chứa phế liệu ngoài phân xưởng:

a. Kín, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 02-01

2.1.4.2.a.ii

2.1.4.2.b,c,d,đ

2.1.12.2

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.8

 

10.2. Thoát nước nền

a. Đủ khả năng thoát nước

b. Có hố ga đúng cách

c. Nhẵn, phẳng, không thấm nước

d. Hệ thống thoát nước khu vực sản xuất không nối thông với hệ thống thoát nước khu vệ sinh

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

11

QCVN 02-01

2.1.1.3.a; 2.1.5.4.a

2.1.5.6;2.1.6; 2.1.7 

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.VII.1,2,3

(EC) 853/2004 Đ3.2

98/83/EC A,B

11. Hệ thống cung cấp nước, nước đá:

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Đủ nước để sử dụng

c. Có kế hoạch kiểm soát chất lượng nước, nước đá và thực hiện đúng kế hoạch, phù hợp

d. Thiết lập và cập nhật sơ đồ hệ thống cung cấp nước

đ. Sản xuất, bảo quản, vận chuyển nước đá hợp vệ sinh

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

12

QCVN 02-01

2.1.9

2.1.8

2.7.3

(EC) 852/2004 PLII Ch.VII.5

12. Hệ thống cung cấp hơi nước, khí nén

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Hệ thống cung cấp hơi nước và khí nén phù hợp

c. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

13

QCVN 02-01

2.1.3.3

2.1.4.5.a,b,đ

2.1.12.3.a

2.1.12.1.e

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.2.c

PLII ChII.1.d

PLII ChVI.3

PL.II Ch.IX.4

 

13. Ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại

13.1. Ngăn chặn

a. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại trong phân xưởng

b. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại ngoài phân xưởng

c. Có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại

13.2. Tiêu diệt

a. Xây dựng kế hoạch phù hợp

b. Không có sự hiện diện của động vật gây hại

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 [    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

14

QCVN 02-01

2.1.11.4

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.3,6

 

 

14. Khu vực vệ sinh công nhân

a. Đủ số lượng

b. Trang thiết bị và bố trí thích hợp (bố trí các phòng, thiết bị, xả nước, giấy vệ sinh...)

c. Vị trí khu vực vệ sinh thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

QCVN 02-01

2.1.11.3

2.1.14.2

QCVN 02-03

2.1.6.2.a,b,c

(EC) 852/2004

PLII ChI.9

PL.II Ch.VIII.1

15. Bảo hộ lao động (BHLĐ)
15.1. Trang bị BHLĐ

a. Đủ số lượng và chủng loại

b. Tổ chức giặt BHLĐ phù hợp

c. Bảo hộ lao động sạch sẽ, không rách

15.2. Phòng thay BHLĐ

a. Có phòng thay BHLĐ

b. Có phân biệt khu vực thay BHLĐ cho công nhân làm việc tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau

c. Bố trí, vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 [    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

16

QCVN 02-01

2.6.2,3; 2.1.5.5.c

QCVN 02-03

2.1.4

(EC) 852/2004

PL.II Ch.IX 6

(EC) 853/2004

PLIII M.VIII ChIII.B

16. Hệ thống cấp đông, mạ băng:

a. Phương pháp chờ đông thích hợp

b. Thiết bị cấp đông đủ công suất để hạ nhiệt độ theo qui định

c. Không cấp đông đồng thời thủy sản ăn liền chưa được bao gói kín với sản phẩm khác trong cùng 1 thiết bị.

d. Thiết bị ra khuôn, mạ băng thích hợp

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 [    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

17

QCVN 02-01

2.1.5.5; 2.6.4.2

2.1.5.5; 2.3.1; 2.3.2; 2.3.3,4

2.5.3,4

QCVN 02-03

2.1.5.2,3

(EC) 852/2004

PLII ChIV.3,5,7

PL.II Ch.IX 5

(EC) 853/2004

PL.III M.VIII Ch.III.B

PLIII MVIII ChVII.2

PLIII MVIII ChVIII.1,2

(EC) 852/2004

PLII ChV.2

17. Kho lạnh và phương tiện vận chuyển lạnh

17.1. Kho lạnh

a. Duy trì ở nhiệt độ thích hợp

b. Có nhiệt kế tự ghi

c. Có biểu đồ nhiệt độ đúng cách

d. Đầu cảm nhiệt đặt đúng vị trí

đ. Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh phù hợp

17.2. Phương tiện vận chuyển lạnh

a. Duy trì ở nhiệt độ thích hợp

b. Đảm bảo vệ sinh

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

18

QCVN 02 - 01

2.1.5.8

2.1.12.1.b

2.6.4.1,2

 (EC)852/2004

PL.II Ch.X.2

 

 

18. Bao gói, bảo quản bao bì

18.1. Bao gói

a. Có khu vực bao gói riêng biệt

b. Vật liệu bao gói phù hợp

18.2. Bảo quản bao bì

a. Có kho riêng để chứa bao bì

b. Phương pháp bảo quản, vận chuyển phù hợp

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

19

QCVN 02-01

2.6.4.3; 2.2.2

QCVN 02-03

2.1.5.1,4

QCVN 02-02

2.3.9

 (EC) 178/2002 Đ.18.3

(EC) 853/2004 PLII, M.I

PLIII M.VIII ChVI.1

PL.II Ch.X.1,3,4

2000/13/EC

19. Ghi nhãn và truy xuất

19.1. Ghi nhãn

a. Có đầy đủ thông tin

b. Ghi nhãn đúng cách

19.2. Thủ tục truy xuất, thu hồi/xử lý

a. Thiết lập đầy đủ thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

b.  Thực hiện đầy đủ các thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

95/2/EC

* Ghi nhãn thông tin phụ gia thực phẩm:

a. Ghi đầy đủ thông tin thành phần phụ gia sử dụng trong chế biến sản phẩm

b.Ghi nhãn đúng quy định

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

20

QCVN 02-01

2.1.13

2.1.11.5.đ

2.1.12.3.b

2.1.12.4.d

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

95/2/EC

20. Hóa chất, phụ gia

20.1. Hoá chất, phụ gia dùng cho chế biến

a. Được phép sử dụng, rõ nguồn gốc và nằm trong giới hạn cho phép sử dụng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

20.2. Hoá chất tẩy rửa, khử trùng và diệt động vật gây hại

a. Được phép sử dụng và có nguồn gốc rõ ràng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

21

QCVN 02-01
2.1.1.1

2.1.2

2.1.3.1

21. Môi trường xung quanh

a. Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng vào nhà máy

b. Môi trường xung quanh nhà máy không ảnh hưởng vào phân xưởng chế biến

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

22

QCVN 02-01

2.1.14.1.c

2.4

QCVN 02-02

2.3.2,3

2.3.10

2.3.12

 

 

(EC) 852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

22. Điều kiện đảm bảo của hệ thống quản lý chất lượng (QLCL)

22.1. Cơ cấu tổ chức

a. Có lực lượng đủ năng lực và chuyên trách

b. Được giao đủ thẩm quyền

22.2. Các điều kiện đảm bảo

a. Đủ căn cứ pháp lý để triển khai hệ thống QLCL

b. Trang thiết bị cần thiết để thực hiện QLCL đầy đủ và phù hợp

c. Cán bộ QLCL được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-03

(EC)852/2004 Đ.5

(EC)853/2004 PLII,M.II; M.III

2073/2005/EC

2074/2005/EC

 

23. Xây dựng chương trình QLCL

a. Có đầy đủ chương trình QLCL

b. Phù hợp với quy định và thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

24

QCVN 02-01

QCVN 02-02

QCVN 02-03

 

(EC)852/2004

(EC)853/2004

2073/2005/EC

2074/2005/EC

24. Thực hiện chương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP

a. Bố trí điều hành sản xuất hợp lý

b. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách các thông số kỹ thuật được qui định trong GMP, SSOP

c. Thao tác của công nhân đúng cách

d. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị đúng cách

đ. Duy trì tốt điều kiện vệ sinh chung

e. Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách

g. Kiểm soát đúng chế độ sức khỏe công nhân

h. Thực hiện đúng cách việc giám sát tại điểm kiểm soát tới hạn

i. Thực hiện đầy đủ, kịp thời hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

25

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-03

 

(EC)852/2004

Đ.5 2f

 

25. Hoạt động thẩm tra

a. Thực hiện đúng cách việc thẩm tra hồ sơ giám sát

b. Thực hiện đầy đủ kế hoạch lấy mẫu thẩm tra

c. Thực hiện đúng cách việc hiệu chuẩn thiết bị giám sát

d. Thực hiện kế hoạch thẩm tra và  điều chỉnh chương trình khi  cần thiết

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

26

QCVN 02-02

2.1

2.2.8

QCVN 02-01

2.2

 

 (EC) 852/2004

Đ.5.2.g

Đ.5.4

 

26. Hồ sơ

26.1. Hồ sơ Quản lý nguyên liệu

a. Có  đầy đủ hồ sơ các đơn vị cung cấp nguyên liệu

b. Hồ sơ đủ độ tin cậy

26.2. Hồ sơ chương trình QLCL

a. Có thiết lập hồ sơ

b. Hồ sơ đầy đủ

c. Hồ sơ đủ độ tin cậy

d. Dễ truy cập

đ. Thời gian lưu trữ đúng qui định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 [    ]

 [    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

Tổng cộng:

26 nhóm chỉ tiêu

Theo qui định Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

Theo qui định EU

 

 

 

 

 

 

 

 III. CÁC NHÓM CHỈ TIÊU KHÔNG ĐÁNH GIÁ VÀ LÝ DO:

............................................................................................................................................................................................................................................................................ 

............................................................................................................................................................................................................................................................................ 

IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

V. KẾT LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO ATTP CỦA CƠ SỞ:

……………………………………………………………..…………………………………………

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

 

            ....................., ngày        tháng         năm                                                                                               ...................., ngày       tháng        năm

            ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA                                                                                                   TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

                          (Ký tên, đóng dấu)                                                                                                                               (Ký tên)

 

 

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

 

I.  HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI

1. Định nghĩa mức lỗi

- Lỗi nghiêm trọng (Se):  Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.

-  Lỗi nặng (Ma):  Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, nếu kéo dài sẽ gây mất an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức Nghiêm trọng.

-  Lỗi nhẹ (Mi): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát ATTP nhưng chưa đến mức Nặng.

2. Bảng xếp loại: Tổng số 26 nhóm chỉ tiêu đánh giá

Lỗi

Xếp loại

Nhẹ
(Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se)

A

≤9

0

0

B

>9

0

0

Mi + Ma ≤ 13

≤ 9

0

C

Mi + Ma > 13

≤ 9

0

-

>9

0

-

-

≥ 1

Ghi chú: ( - ) Không tính đến

3. Diễn giải:

3.1. Cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP: Khi cơ sở xếp loại A hoặc B

3.1.1. Cơ sở được xếp loại A khi đạt các điều kiện sau:

- Không có lỗi Nặng và lỗi Nghiêm trọng;

        - Tổng số sai lỗi Nhẹ (Mi) không quá 9 nhóm chỉ tiêu.

3.1.2. Cơ sở xếp loại B khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Không có lỗi Nghiêm trọng và

- Một trong Hai trường hợp sau:

+ Không có lỗi Nặng, số lỗi Nhẹ lớn hơn 9 nhóm chỉ tiêu; hoặc

+ Số lỗi Nặng không quá 9 nhóm chỉ tiêu và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng không quá 13 nhóm chỉ tiêu.

3.2. Cơ sở xếp chưa đủ điều kiện bảo đảm ATTP: Khi cơ sở xếp loại C

3.2.1.Cơ sở xếp loại C khi vướng vào một trong các điều kiện sau:

• Có lỗi Nghiêm trọng hoặc

• Một trong 3 trường hợp sau:

- Có số lỗi Nặng quá 9 nhóm chỉ tiêu; hoặc

- Có dưới hoặc bằng 9 lỗi Nặng và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng lớn hơn 13 nhóm chỉ tiêu.

II. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

A. Ghi biên bản kiểm tra

- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản.

- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

- Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.

B. Nguyên tắc đánh giá

- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [    ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [    ].

- Dùng ký hiệu X hoặc ü đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (đạt), Mi (lỗi mức Nhẹ), Ma (lỗi mức Nặng), Se (lỗi mức Nghiêm trọng).

- Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột “Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục”.

C. CÁC NHÓM CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG, NHÀ XƯỞNG, TRANG THIẾT BỊ

1.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

1

QCVN 02-01

2.1.3.2,4,5

2.1.4.2.e

2.1.4.7.d

2.1.5.1.d,đ

2.1.11.5.b

2.1.12.1.b

QCVN 02-03

2.1.1

(EC) 852/2004

PL.II  Ch I.2,5,8; ChIX.8;ChV.1.d

1. Bố trí mặt bằng, nhà xưởng, trang thiết bị:

a. Không có khả năng hiện thực lây nhiễm cho sản phẩm

b. Thuận lợi cho việc chế biến và làm vệ sinh

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 [    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Cách tiến hành

1.2.1. Yêu cầu

- Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo

- Thuận lợi cho chế biến và làm vệ sinh

 1.2.2 Phạm vi

Các phòng tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu, sơ chế, chế biến (bao gồm cả khu vực xử lý thủy sản ăn liền), cấp đông, bao gói,  bảo quản  sản  phẩm, kho bao bì, phụ gia, hoá chất, phòng thay bảo hộ lao động, khu vực vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến.

1.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Sự phân cách hợp lý giữa các khu vực có mức nguy cơ khác nhau (khu tiếp nhận nguyên liệu với khu chế biến; khu vực sản phẩm tươi sống với khu vực sản phẩm chín...), giữa các dây chuyền sản xuất những mặt hàng có độ rủi ro khác nhau.

- Kh năng gây nhiễm chéo khi: thoát n­ước và thông gió ng­ược; các luồng sản phẩm, nước đá, bao bì, chất thải và công nhân có mức độ rủi ro khác nhau giao nhau tại cùng thời điểm.

- Bố trí trang thiết bị tại mỗi khu vực sản xuất không hợp lý, gây cản trở cho chế biến và làm vệ sinh, làm mất khả năng kiểm soát an toàn vệ sinh.

- Diện tích từng phòng sản xuất và mặt bằng chung so với khối lượng sản phẩm được sản xuất.

 2. NỀN PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN VÀ KHU VỰC PHỤ TRỢ

2.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

2

QCVN 02-01

2.1.4.1

2.1.4.2.a.i

2.1.4.6.a

2.1.12.2

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.a

2. Nền phân xưởng chế biến và các khu vực phụ trợ

a. Không bị thấm nước

b. Nhẵn, phẳng, có độ dốc thích hợp

c. Nơi tiếp giáp giữa tường và nền có độ cong

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Cách tiến hành

2.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp, không thấm nư­ớc, không đọng nước và dễ làm vệ sinh.

2.2.2 Phạm vi

a. Nền khu vực tiếp nhận nguyên liệu, khu sơ chế, chế biến, cấp đông, bao gói và bảo quản sản phẩm.

b. Nền khu vực vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, khu vực thay bảo hộ lao động, kho chứa hóa chất, phụ gia, bao bì.

2.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét và kiểm tra thực tế toàn bộ bề mặt nền tại tất cả các khu vực để xác định:

- Vật liệu làm nền:  bền, không thấm nước.

- Kết cấu: nhẵn, phẳng, có độ dốc thích hợp (mục 2.2.2.a) và dễ làm vệ sinh.

- Nơi tiếp giáp giữa nền và tường (mục 2.2.2.a) có độ cong.

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của nền sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

3. TƯỜNG, TRẦN

3.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

3

QCVN 02-01

2.1.4.3,4

2.1.4.5.g

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.b

3. Tường, trần

a. Kín

b. Màu sáng

c. Dễ làm vệ sinh khử trùng

d. Tường không bị thấm nước

đ. Mặt trên của vách lửng có độ nghiêng phù hợp

e. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Cách tiến hành

3.2.1. Yêu cầu: Không thấm nước, kín, sáng màu và dễ làm vệ sinh.

3.2.2 Phạm vi

a. T­ường, vách ngăn, các trang thiết bị, đường ống, dây dẫn gắn trên tường; trần các khu vực tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông, bao gói và bảo quản sản phẩm.

b. Tường, trần hoặc mái khu vực thay bảo hộ lao động, khu vực vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, kho chứa hóa chất, phụ gia, bao bì.

3.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế toàn bộ bề mặt t­ường, trần hoặc mái (mục 3.2.2.b), tại tất cả các khu vực để xác định:

- Vật liệu làm tư­ờng, vách ngăn: bền, không thấm nước, màu sáng, không độc.

- Vật liệu làm trần: bền, không rỉ sét, không bong tróc, màu sáng và không độc.

- Kết cấu kín, nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh.

- Các đường ống, dây dẫn đư­ợc đặt chìm trong tư­ờng, hoặc được bọc gọn, cố định cách tường 0,1m.

- Các cửa thông gió hoặc ô trống sử dụng theo mục đích kỹ thuật phải ngăn được bụi và động vật gây hại.

- Mặt trên các vách lửng (mục 3.2.2.a) có độ nghiêng không nhỏ hơn 45 độ.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của tường, trần sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

4. CỬA

4.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

4

QCVN 02-01

2.1.4.5

2.1.5.4.b

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II ChII 1.d, 1.e

 

4. Cửa

a. Bằng vật liệu bền, không bị thấm nước

b. Kín

c. Dễ làm vệ sinh

d. Gờ cửa sổ có độ nghiêng

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Cách tiến hành

4.2.1. Yêu cầu: Kín, không thấm nư­ớc, dễ làm vệ sinh.

4.2.2. Phạm vi

a. Các cửa ra vào, cửa thoát hiểm, cửa sổ, cửa lùa ở khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông, bao gói và bảo quản sản phẩm.

b. Cửa các khu vực thay bảo hộ lao động, khu vực vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, kho chứa hóa chất, phụ gia, bao bì.

4.2.3. Phư­ơng pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế toàn bộ các cửa tại tất cả các khu vực để xác định:

- Cửa phải nhẵn, phẳng, kín, dễ làm vệ sinh. Khi đóng không còn khe hở với tư­ờng, nền. Gờ cửa không đọng nước.

- Vật liệu làm cửa không rỉ sét, không mục hoặc bong tróc, không thấm n­ước. Riêng thị tr­ường EU và tương đương, vật liệu làm cửa phải bằng hợp kim nhôm, nhựa hoặc Inox.

- Các mối nối, mối ghép, gioăng phải nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích:  Rèm che, các ô hổng (quạt thông gió, ô thoáng ...), việc trang bị lưới chắn côn trùng tại các cửa mở thông ra bên ngoài  được đánh giá ở nhóm chỉ tiêu 13; Hiện trạng vệ sinh của cửa sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

5. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

5.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

Chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

5

QCVN 02-01

2.1.4.7.a,b,c

2.1.11.3.v;2.1.10.3

2.1.11.4.a.iii

QCVN 02-03 

2.1.1.2; 2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

5. Hệ thống thông gió

a. Không có ngưng tụ hơi nước, mùi hôi, khói trong trong phân xưởng

b. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

a. Có hệ thống thông gió cho khu vực vệ sinh

b. Hệ thống thông gió thiết kế phù hợp và thuận tiện làm vệ sinh

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

5.2. Cách tiến hành

5.2.1. Yêu cầu: Không bị ng­ưng tụ hơi nư­ớc, thoáng, không có mùi hôi, khói.

5.2.2. Phạm vi

a. Khu vực tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông, bao gói, bảo quản bao bì.

b. Khu vực thay bảo hộ lao động, khu vực vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, kho chứa hóa chất, phụ gia.

5.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) tại tất cả các khu vực trong phân x­ưởng để xác định:

- Hiện tư­ợng ngư­ng tụ hơi nư­ớc trên trần, t­ường và các bề mặt khác như đ­ường ống ...

- Sự hữu hiệu của biện pháp thoát hơi n­ước và hơi nóng đối với khu vực gia nhiệt.

- Hệ thống thông gió và điều hòa phải đảm bảo loại bỏ mùi hôi, hơi n­ước, khói.

- Tình trạng bảo trì tốt

Chú thích: Ảnh h­ưởng của dòng l­ưu thông không khí đến an toàn vệ sinh đ­ược xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 1; Hiện trạng vệ sinh của hệ thống thông gió sẽ đư­ợc xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

6.  HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

6.1.    Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

6

QCVN 02-01

2.1.4.8; 2.1.5.1.đ

2.1.11.3.v

2.1.11.4.a.iii

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I 7

6. Hệ thống chiếu sáng

a. Đủ ánh sáng

b. Có chụp đèn ở những nơi cần thiết

c. Dễ làm vệ sinh

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

6.2. Cách tiến hành

6.2.1. Yêu cầu: Đủ sáng, an toàn cho sản phẩm và dễ làm vệ sinh.

6.2.2. Phạm vi

a. Các khu vực tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông, bao gói sản phẩm.

b. Khu vực bảo hộ lao động, khu vực vệ sinh công nhân, hoá chất phụ gia, bảo quản sản phẩm.

6.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) hệ thống chiếu sáng tại tất cả các khu vực để xác định:

- Cường độ sáng đủ để thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc kiểm tra.

- Phải có đủ chụp bảo vệ đèn ở các khu vực 6.2.2a. Chụp đèn phải đáp ứng chức năng bảo vệ khi bóng đèn bị nổ, vỡ.

- Kết cấu của hộp đèn phải kín, đảm bảo dễ làm vệ sinh cả bên trong và bên ngoài.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của hệ thống chiếu sáng sẽ đ­ược xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

7. PHƯƠNG TIỆN RỬA, VỆ SINH, KHỬ TRÙNG

7.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

7

QCVN 02-01

2.1.11.1,2

2.1.12.2

QCVN 02-03

2.1.2.2,3

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

 

 

 

7. Phương tiện rửa, vệ sinh và khử trùng:

7.1. Đối với công nhân

b.  Đủ số lượng

b. Không dùng vòi nước vận hành bằng tay

c. Có xà phòng nước

d. Dụng cụ làm khô tay phù hợp

đ. Bồn chlorine nhúng ủng trước khi vào phân xưởng phù hợp

e. Vị trí lắp đặt phù hợp

g. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

h. Có trang bị hệ thống nước nóng ở những nơi cần thiết

 

[    ]

 

 

 

 

 

QCVN 02-01

2.1.11.5.a,b,c,d

2.1.11.6; 2.1.5.4.b

2.1.8.1; 2.1.12.4.d

QCVN02-03

2.1.6.1.b

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II. 2

7.2. Đối với nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến

a. Phương tiện làm vệ sinh đầy đủ, chuyên dùng, bảo quản đúng cách

b. Vật liệu và cấu trúc thích hợp

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

7.2. Cách tiến hành

7.2.1 Yêu cầu

- Đảm bảo việc làm vệ sinh và khử trùng tay, ủng của công nhân hiệu quả.

- Đủ ph­ương tiện làm vệ sinh và khử trùng chuyên dùng, hiệu quả và không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm.

7.2.2 Phạm vi              

- Tại tất cả lối công nhân vào các khu vực sản xuất, khu vực vệ sinh công nhân và trong phòng sản xuất.

- Tất cả các ph­ương tiện, các tác nhân làm vệ sinh và khử trùng nhà x­ưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến tại tất cả các khu vực sản xuất.

7.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

7.2.3.1. Phương pháp kiểm tra:

- Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn về vị trí các lối vào phân xư­ởng, các cửa và số l­ượng công nhân trong mỗi ca sản xuất.

- Xem xét thực tế về số l­ượng và chất l­ượng các loại ph­ương tiện; bố trí và lắp đặt các ph­ương tiện rửa/khử trùng tay, làm khô tay, bồn nhúng ủng, làm sạch bụi.

- Kiểm tra hoạt động thực tế của các phư­ơng tiện, kể cả áp lực của nguồn n­ước cung cấp và đo nồng độ chất khử trùng.

7.2.3.2. Nội dung kiểm tra:

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) ở tất các khu vực nêu tại 7.2.2 về:

a. Đánh giá phương tiện rửa, khử trùng cho công nhân:

a.1. Tại lối vào phân xư­ởng:

- Vòi n­ước không vận hành bằng tay, số l­ượng đảm bảo đủ vào giờ cao điểm (khoảng 20 công nhân/vòi).

- Bình chứa và xà phòng nư­ớc phải phù hợp và đủ số l­ượng (khoảng 30 công nhân/bình xà phòng).

- Ph­ương tiện làm khô tay đúng qui cách (rulô vải, khăn lau tay dùng một lần, máy làm khô tay, phương tiện t­ương đư­ơng). Số l­ượng ph­ương tiện làm khô tay phải đảm bảo đủ giờ cao điểm (khoảng 30 công nhân/rulô vải hoặc máy làm khô tay).

- Bồn nhúng ủng đảm bảo để việc nhúng ủng hiệu quả (độ ngập n­ước không d­ưới 0,15m, hàm l­ượng chlorin d­ư trong n­ước sát trùng ủng đạt 100 - 200ppm), n­ước thải từ bồn rửa tay không xả thẳng vào bồn nhúng ủng.

a.2. Tại khu vực vệ sinh công nhân phải lắp đặt các phư­ơng tiện rửa và khử trùng tay công nhân ­ tại lối vào phân x­ưởng với số lượng thích hợp.

a.3. Tại mỗi phòng trong các khu vực sản xuất phải lắp đặt các phư­ơng tiện vệ sinh nh­ư tại lối vào phân xưởng với số lư­ợng thích hợp. Đối với khu vực có yêu cầu vệ sinh cao, phải lắp đặt ph­ương tiện khử trùng tay công nhân.

a.4. Các ph­ương tiện trên phải đ­ược lắp đặt hợp lý và trong tình trạng bảo trì tốt.

b. Đối với đánh giá phương tiện rửa, khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến:

- Có dấu hiệu để phân biệt rõ ràng giữa các loại ph­ương tiện làm vệ sinh, khử trùng tại các khu vực khác nhau và việc sử dụng theo đúng chức năng.

- Đủ số lượng và hiệu quả.

- Vật liệu và kết cấu của phương tiện làm vệ sinh phù hợp (không thấm n­ước, dễ làm sạch).

- Có nơi bảo quản riêng ph­ương tiện, tác nhân làm vệ sinh, khử trùng; sắp xếp đúng qui định.

- Nguồn n­ước nóng để khử trùng các bề mặt tiếp xúc trực tiếp trong thời gian chế biến phải đủ lượng và áp lực (trong trư­ờng hợp sử dụng n­ước nóng để khử trùng).

8. BỀ MẶT TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI SẢN PHẨM

 8.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

8

QCVN 02-01

2.1.5.1;2.1.5.2.a

2.1.5.3;2.1.5.4.a

2.1.12.2

2.3.1.3

QCVN 02-03

2.1.2.1

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II Ch.V.1.b;c

8. Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm  (thớt, dao, thùng chứa, thau, rổ, mặt bàn....)

a. Vật liệu phù hợp

b.Cấu trúc, các mối nối, bề mặt nhẵn, kín, dễ làm vệ sinh

c. Dụng cụ chuyên dùng

d. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

8.2. Cách tiến hành

8.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm.

8.2.2. Phạm vi: Tất cả các bề mặt tiếp xúc trực tiếp (thớt, dao, thùng chứa, thau rổ, mặt bàn, bề mặt thiết bị...) với thuỷ sản và các thành phần phối chế.

8.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Quan sát kỹ các bề mặt, kể cả các mối nối, mối ghép giữa các bề mặt và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Được làm bằng vật liệu bền, không thấm n­ước, không bị ăn mòn, không gây độc, chịu được tác dụng của tác nhân tẩy rửa và khử trùng.

- Các bề mặt và mối nối nhẵn, dễ làm vệ sinh.

- Không sử dụng chung để sản xuất sản phẩm có mức độ rủi ro khác nhau (ví dụ: sản phẩm sơ chế đông lạnh và ăn liền...)

- Đ­ược bảo quản ở nơi có điều kiện vệ sinh tư­ơng đ­ương khu vực sản xuất chế biến.

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của các bề mặt tiếp xúc trực tiếp sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

9.  CÁC BỀ MẶT KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI SẢN PHẨM

9.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

9

QCVN 02-01

2.1.4.6; 2.1.5.1

2.1.5.4.b,c

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

9. Các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (chân bàn, giá đỡ, bệ máy...)

a. Cấu trúc và vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh

b. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.2. Cách tiến hành

9.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm.

9.2.2. Phạm vi: Tất cả các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (gầm bàn, chân bàn, giá đỡ, bề mặt thiết bị, vòi n­ước ...).

9.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Quan sát kỹ các bề mặt (gầm bàn, chân bàn giá đỡ, bệ máy, hộp chứa mô tơ, hộp điều tốc...) và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Đ­ược làm bằng vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh và trong tình trạng bảo trì tốt.

- Với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU: các vật tiếp xúc không trực tiếp với sản phẩm (cán dao, bàn chải...) không đư­ợc phép dùng tre, gỗ.

10.  CHẤT THẢI

10.1     Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

 

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

10

QCVN 02-01

2.1.5.2.b

2.1.10

(EC) 852/2004

PL.II Ch.VI

 

10. Chất thải:

10.1 Chất thải rắn (Phế liệu)

10.1.1. Dụng cụ thu gom phế liệu trong phân xưởng

a. Vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

10.1.2.Phương tiện chuyển phế liệu ra ngoài phân xưởng:

a. Kín nước, có nắp đậy

b. Cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

c. Chuyên dùng

10.1.3.Thùng, nhà chứa phế liệu ngoài phân xưởng:

a. Kín, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 02-01

2.1.4.2.a.ii

2.1.4.2.b,c,d,đ

2.1.12.2

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.8

 

10.2. Thoát nước nền

a. Đủ khả năng thoát nước

b. Có hố ga đúng cách

c. Nhẵn, phẳng, không thấm nước

d. Hệ thống thoát nước khu vực sản xuất không nối thông với hệ thống thoát nước khu vệ sinh

đ. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

10.2. Cách tiến hành

10.2.1. Yêu cầu:

- Hệ thống thu gom, vận chuyển và l­ưu giữ chất thải rắn (phế liệu) không lây nhiễm cho sản phẩm.

- Hệ thống thoát nước nền: không thấm nước, thoát nhanh, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; không tạo mối nguy lây nhiễm cho sản phẩm trong khu vực chế biến và không ảnh h­ưởng ngược từ môi tr­ờng ngoài vào phân xư­ởng.

10.2.2. Phạm vi:

- Hệ thống thu gom, vận chuyển và l­ưu giữ phế liệu trong và ngoài phân x­ưởng.

- Các đ­ường thoát nước, các hố ga ở tất cả các khu vực chế biến, các khu vực xử lý nước thải.

10.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra:

a. Xem xét và phỏng vấn (nếu cần) các hoạt động loại bỏ phế liệu để xác định sự thích hợp về cấu trúc, tính chuyên dùng đối với:

- Phư­ơng tiện thu gom, vận chuyển, l­ưu giữ phế liệu phải đ­ược làm bằng vật liệu bền, không thấm nư­ớc, dễ làm vệ sinh. Chúng phải đ­ược ghi rõ hoặc có dấu hiệu phân biệt với các thùng chứa khác (có thể phân biệt bằng màu sắc hoặc hình dạng).

- Dụng cụ thu gom phế liệu trong quá trình sản xuất phải có cấu trúc thích hợp, chuyên dùng cho mỗi loại phế liệu.

- Thùng vận chuyển phế liệu ra ngoài phân x­ưởng phải kín nước, có nắp, chuyên dùng và phải đ­ược làm vệ sinh và khử trùng trư­ớc khi đ­ưa trở lại khu vực sản xuất.

- Thùng chứa phế liệu ngoài phân x­ưởng phải kín n­ước, chuyên dùng, ngăn chặn sự xâm nhập của động vật gây hại, không gây ra mùi hôi cho môi tr­ường xung quanh.

- Nhà chứa phế liệu phải kín, cách biệt với khu chế biến và phải đ­ược thông gió riêng, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

b. Xem xét, kiểm tra sơ đồ và thực tế hệ thống thoát nước ở các khu vực, khi cần thiết có thể phỏng vấn thêm nhằm xác định:

- Mức độ thoát nước, mùi hôi..., của hệ thống nước thải, hố ga, nếu hố ga có nắp di động cần dời nắp để kiểm tra cấu trúc hố ga.

- Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh.

- Nước thải không được chảy từ khu vực bẩn sang khu vực sạch hơn (đặc biệt từ các khu vực khác qua khu xử lý thủy sản ăn liền) nếu là hệ thống cống nổi.

- Sự ảnh hưởng của hệ thống xử lý nước thải vào hệ thống xử lý nước chế biến.

Chú thích: Hiện trạng về động vật gây hại sẽ được xem xét, đánh giá trong nhóm chỉ tiêu số 13.

11. HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC, NƯỚC ĐÁ 

11.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

11

QCVN 02-01

2.1.1.3.a; 2.1.5.4.a

2.1.5.6;2.1.6; 2.1.7

(EC) 852/2004

PL.II Ch.VII.1,2,3

(EC) 853/2004 Đ3.2

98/83/EC A,B

11. Hệ thống cung cấp nước, nước đá:

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Đủ nước để sử dụng

c. Có kế hoạch kiểm soát chất lượng nước, nước đá và thực hiện đúng kế hoạch, phù hợp

d. Thiết lập và cập nhật sơ đồ hệ thống cung cấp nước

đ. Sản xuất, bảo quản, vận chuyển nước đá hợp vệ sinh

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

11.2. Cách tiến hành

11.2.1. Yêu cầu: Nước, nước đá sử dụng cho chế biến phải bảo đảm an toàn thực phẩm; không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm.

11.2.2. Phạm vi

- Nguồn nước, thiết bị xử lý nước (hóa, lý, vi sinh), hồ chứa, tháp nước, đ­ường ống dẫn.

- Toàn bộ hệ thống cấp nước ở tất cả các khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất, ngoại trừ nước giải nhiệt, cứu hoả, nước làm vệ sinh bên ngoài khu vực sản xuất, nước xả nhà vệ sinh.

- Việc sản xuất trong nhà máy (kể cả thiết bị xay đá) hoặc nguồn cung cấp từ bên ngoài.

- Kho bảo quản đá, phương tiện vận chuyển và dụng cụ chứa đựng ở tất cả các công đoạn.

- Hồ sơ kiểm soát chất lượng nước, nước đá.

11.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, thực tế, phỏng vấn và lấy mẫu kiểm tra (khi cần) để xác định:

a. Đối với hệ thống cấp nước:

- Hệ thống cung cấp nước đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và không bị nhiễm bẩn từ bên ngoài hoặc có khả năng chảy ngư­ợc.

- Hệ thống cấp nước phải được nhận diện dễ dàng trên sơ đồ và thực tế đến từng vòi sử dụng.

- Kiểm tra trên hồ sơ và thực tế việc làm vệ sinh định kỳ hệ thống cung cấp nước.

- Kiểm tra hoạt động lấy mẫu và phân tích nước theo kế hoạch đã đề ra và đáp ứng QCVN 01:2009/ BYT. Riêng với các cơ sở sản xuất thủy sản xuất khẩu vào thị tr­ường EU phải đáp ứng Chỉ thị 98/83/EEC.

- Kiểm tra khả năng cung cấp nước đầy đủ và yêu cầu áp lực của hệ thống đối với từng khu vực.

- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị xử lý nước (nh­ư: thiết bị pha chlorine, thiết bị xử lý bằng ôzôn, hoặc đèn cực tím,...). Nếu nghi ngờ hiệu quả hệ thống, cần lấy mẫu kiểm chứng. Nồng độ chlorin của nước sử dụng chế biến sản phẩm xuất khẩu vào EU không v­ợt quá 1ppm.

- Kiểm tra các hoạt động giám sát và l­u trữ hồ sơ về hệ thống cung cấp nước.

b. Đối với hệ thống cung cấp nước đá:

b.1. Nếu nước đá sản xuất ngay tại cơ sở:

- Được sản xuất từ nguồn nước đáp ứng các yêu cầu tại mục a nêu trên.

- Sản xuất, phương tiện vận chuyển và bảo quản nước đá đảm bảo an toàn vệ sinh nh­ư qui định tại nhóm chỉ tiêu số 8 và số 9 nêu trên.

- Bề mặt tiếp xúc của kho chứa nước đá và các kệ phải làm bằng vật liệu thích hợp, không rỉ sét, không thấm nước, không gây độc và dễ làm vệ sinh.

- Sắp xếp trong kho và thao tác xếp dỡ nước đá phải đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Hồ sơ về quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng nước đá phải được lưu trữ đầy đủ.

b.2. Nước đá từ nguồn cung cấp bên ngoài: Kiểm tra trên hồ sơ và thực tế (khi cần thiết) như­ qui định tại mục 11.2.3.b1.

12. HỆ THỐNG CUNG CẤP KHÔNG KHÍ NÉN VÀ HƠI NƯỚC

12.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

12

QCVN 02-01

2.1.9

2.1.8

2.7.3

(EC) 852/2004 PLII Ch.VII.5

12. Hệ thống cung cấp hơi nước, khí nén

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Hệ thống cung cấp hơi nước và khí nén phù hợp

c. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

12.2 Cách tiến hành

12.2.1. Yêu cầu: Khí nén và hơi nước sử dụng trong sản xuất không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm.

12.2.2. Phạm vi

a. Hệ thống sản xuất và/hoặc cung cấp khí nén trong nhà máy.

b. Nguồn cung cấp từ bên ngoài.

12.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế, hồ sơ quản lý và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Không khí nén, hơi nước và các khí khác tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với sản phẩm không được chứa dầu hoặc các chất độc hại khác và không làm nhiễm bẩn sản phẩm.

- Không khí nén phải qua phin lọc ở đầu vào. Phin lọc được đặt ở nơi sạch sẽ.

- Kiểm tra hồ sơ nguồn gốc và chất lượng đối với khí nén và hơi nước.

13. NGĂN CHẶN VÀ TIÊU DIỆT ĐỘNG VẬT GÂY HẠI

 13.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

13

QCVN 02-01

2.1.3.3

2.1.4.5.a,b,đ

2.1.12.3.a

2.1.12.1.e

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.2.c

PLII ChII.1.d

PLII ChVI.3

PL.II Ch.IX.4

 

13. Ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại

13.1. Ngăn chặn

a. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại trong phân xưởng

b. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại ngoài phân xưởng

c. Có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại

13.2. Tiêu diệt

a. Xây dựng kế hoạch phù hợp

b. Không có sự hiện diện của động vật gây hại

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

13.2. Cách tiến hành

13.2.1. Yêu cầu: Ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại.

13.2.2. Phạm vi:

a. Tất cả các khu vực tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông, bao gói, bảo quản sản phẩm, kho bao bì, kho hóa chất và phụ gia, nơi để dụng cụ chế biến, phòng thay và chứa bảo hộ lao động.

b. Khu vực xung quanh phân xư­ởng kể từ hàng rào của nhà máy trở vào.

c. Hồ sơ kiểm soát.

13.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên hồ sơ (sơ đồ, kế hoạch tiêu diệt động vật gây hại); kiểm tra trên thực tế và kết hợp với phỏng vấn để xác định:

a. Biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của động vật gây hại:

- Hệ thống l­ưới chắn tại các vị trí thông với bên ngoài (ô thông gió tự nhiên hoặc c­ưỡng bức, hố ga, rèm che ở các lối vào khu vực sản xuất, khe hở ở cửa rèm che và cửa sổ, khe hở của trần) đối với các khu vực nêu tại 13.2.2.a.

- Các khe, ngách, các vị trí khuất, khu chứa vật liệu bao gói, dụng cụ sắp xếp không ngăn nắp, thiết bị không sử dụng th­ường xuyên, các hố ga đối với các khu vực nêu tại 13.2.2..a.

- Các bụi cây; hệ thống thoát nước hở; nơi có nước đọng; nơi tập trung phế liệu; rác thải đối với các khu vực nêu ở mục 13.2.2.b

b. Tiêu diệt động vật gây hại:

- Kiểm tra sơ đồ, kế hoạch đặt bẫy, sử dụng thuốc tiêu diệt động vật gây hại. Các thủ tục kiểm soát và duy trì hoạt động đã được phê duyệt trong SSOP.

- Xem xét sự hiện diện và dấu hiệu hiện diện của động vật gây hại trong phân x­ưởng.

14. KHU VỰC VỆ SINH CÔNG NHÂN

14.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

14

QCVN 02-01

2.1.11.4

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.3,6

14. Khu vực vệ sinh công nhân

a. Đủ số lượng

b. Trang thiết bị và bố trí thích hợp (bố trí các phòng, thiết bị, xả nước, giấy vệ sinh...)

c. Vị trí khu vực vệ sinh thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14.2. Cách tiến hành

14.2.1. Yêu cầu: Số lượng, vị trí và cấu trúc phù hợp

14.2.2. Phạm vi: Tất cả các khu vệ sinh trong phân x­ưởng.

14.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế, kết hợp với phỏng vấn để xác định:

- Số bồn cầu (hố xí) đủ lượng theo qui định riêng cho nam và nữ:

D­ưới 9 người:   1 bồn cầu

Từ 10-24 người:            2 bồn cầu

Từ 25-49 người:            3 bồn cầu

Từ 50-100 người:          5 bồn cầu

Trên 100 người, cứ 30 người thêm 01 bồn cầu.

- Cửa nhà vệ sinh không được mở trực tiếp vào khu vực chế biến.

- Trang thiết bị và bố trí nhà vệ sinh: bồn cầu, xả nước, giấy vệ sinh chuyên dùng, thùng chứa rác có nắp đậy, đủ lượng, thuận tiện, hoạt động bình thư­ờng.

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của nhà vệ sinh sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu số 24.

15. BẢO HỘ LAO ĐỘNG

15.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

15

QCVN 02-01

2.1.11.3

2.1.14.2

QCVN 02-03

2.1.6.2.a,b,c

(EC) 852/2004

PLII ChI.9

PL.II Ch.VIII.1

15. Bảo hộ lao động (BHLĐ)
15.1. Trang bị BHLĐ

a. Đủ số lượng và chủng loại

b. Tổ chức giặt BHLĐ phù hợp

c. Bảo hộ lao động sạch sẽ, không rách

15.2. Phòng thay BHLĐ

a. Có phòng thay BHLĐ

b. Có phân biệt khu vực thay BHLĐ cho công nhân làm việc tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau

c. Bố trí, vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15.2. Cách tiến hành

15.2.1. Yêu cầu

- Đủ số lượng và chủng loại bảo hộ lao động theo quy định.

- Hợp vệ sinh, bố trí vị trí thích hợp.

- Có phòng thay BHLĐ riêng cho công nhân khu vực xử lý thủy sản ăn liền.

15.2.2. Phạm vi

a. Các phòng thay bảo hộ lao động.

b. Phòng giặt, nơi phơi, nơi bảo quản và cấp phát bảo hộ lao động.

c. Bảo hộ lao động của công  nhân đang sản xuất.

15.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên thực tế, hồ sơ và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Số lượng và chủng loại trang bị bảo hộ lao động trong các khu vực nh­ư qui định.

- Tình trạng vệ sinh của bảo hộ lao động đang sử dụng.

- Sự tách biệt giữa BHLĐ và tư­ trang quần áo, giầy dép th­ường trong phòng thay bảo hộ; sự tách biệt giữa khu vực thay, l­ưu giữ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc ở các khu vực có độ rủi ro khác nhau (tiếp nhận nguyên liệu, chế biến). Kiểm soát việc sử dụng bảo hộ lao động theo qui định.

- Giặt và quản lý BHLĐ theo qui định.

- Sự phân biệt BHLĐ dùng cho công nhân khu vực sản xuất hàng ăn liền với các khu vực khác; khu vực thay BHLĐ riêng cho khu vực sản xuất hàng ăn liền.

16. HỆ THỐNG CẤP ĐÔNG MẠ BĂNG

16.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

16

QCVN 02-01

2.6.2,3; 2.1.5.5.c

QCVN 02-03

2.1.4

(EC) 852/2004

PL.II Ch.IX 6

(EC)853/2004

PLIII M.VIII ChIII.B

16. Hệ thống cấp đông, mạ băng:

a. Phương pháp chờ đông thích hợp

b. Thiết bị cấp đông đủ công suất để hạ nhiệt độ theo qui định

c. Không cấp đông đồng thời thủy sản ăn liền chưa được bao gói kín với sản phẩm khác trong cùng 1 thiết bị.

d. Thiết bị ra khuôn, mạ băng thích hợp

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

16.2. Cách tiến hành

16.2.1. Yêu cầu

- Khả năng thực tế và tính hiệu quả của máy móc thiết bị trong khu vực  cấp đông.

- Tránh lây nhiễm vào sản phẩm.

16.2.2. Phạm vi

- Các thiết bị chờ đông, cấp đông, mạ băng, tái đông.

- Hồ sơ kiểm soát.

16.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra trên thực tế, đo nhiệt độ, thời gian và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Nếu vì lý do nào đó phải chờ đợi, sản phẩm phải được giữ ở nhiệt độ từ -10C đến +40C trong thời gian không quá 4 giờ. Đối với thị tr­ường EU phải có thiết bị chờ đông thích hợp.

- Thiết bị cấp đông đảm bảo nhiệt độ trung tâm sản phẩm sau cấp đông phải đạt hoặc thấp hơn -180C (đối với thị tr­ường EU, thời gian cấp đông không quá 4 giờ với sản phẩm đông Block 2kg).

- Dụng cụ theo dõi nhiệt độ trên thiết bị cấp đông, thiết bị chờ đông phù hợp.

- Thủy sản ăn liền không được cấp đông đồng thời với sản phẩm khác trong cùng thiết bị nếu ch­ưa được bao gói kín.

17. KHO LẠNH VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN LẠNH

17.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

17

QCVN 02-01

2.1.5.5; 2.6.4.2

2.1.5.5; 2.3.1; 2.3.2; 2.3.3,4

2.5.3,4

QCVN 02-03

2.1.5.2,3

(EC) 852/2004

PLII ChIV.3,5,7

PL.II Ch.IX 5

(EC) 853/2004

PL.III M.VIII Ch.III.B

PLIII MVIII ChVII.2

PLIII MVIII ChVIII.1,2

(EC) 852/2004

PLII ChV.2

17. Kho lạnh và phương tiện vận chuyển lạnh

17.1. Kho lạnh

a. Duy trì ở nhiệt độ thích hợp

b. Có nhiệt kế tự ghi

c. Có biểu đồ nhiệt độ đúng cách

d. Đầu cảm nhiệt đặt đúng vị trí

đ. Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh phù hợp

17.2. Phương tiện vận chuyển lạnh

a. Duy trì ở nhiệt độ thích hợp

b. Đảm bảo vệ sinh

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17.2. Cách tiến hành

17.2.1. Yêu cầu

- Kho lạnh, phương tiện vận chuyển lạnh phải đảm bảo duy trì nhiệt độ sản phẩm -18 0C hoặc thấp hơn và được kiểm soát một cách hữu hiệu.

- Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh phù hợp.

17.2.2. Phạm vi: Tất cả kho lạnh bảo quản thành phẩm (bao gồm cả kho hàng lẻ), container và phương tiện vận chuyển lạnh sản phẩm.

17.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra trên thực tế, đo nhiệt độ và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Kho lạnh và phương tiện vận chuyển lạnh (container, xe lạnh) đảm bảo nhiệt độ sản phẩm đạt -180C hoặc thấp hơn, trừ thời gian xả tuyết hoặc xuất, nhập hàng.

- Kho lạnh phải có nhiệt kế tự ghi giám sát nhiệt độ. Trong tr­ường hợp nhiệt kế tự ghi bị hỏng phải thực hiện ghi chép nhiệt độ kho 2 giờ/lần và thể hiện trên biểu đồ.

- Việc bảo quản, sắp xếp sản phẩm; tình trạng vệ sinh và sự  đối l­ưu không khí trong kho lạnh, phương tiện vận chuyển lạnh.

- Sử dụng kho đúng mục đích.

18. BAO GÓI, BẢO QUẢN BAO BÌ

18.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

18

QCVN 02 01

2.1.5.8

2.1.12.1.b

(EC)852/2004

PL.II Ch.X.2

18. Bao gói, bảo quản bao bì

18.1. Bao gói

a. Có khu vực bao gói riêng biệt

b. Vật liệu bao gói phù hợp

18.2. Bảo quản bao bì

a. Có kho riêng để chứa bao bì

b. Phương pháp bảo quản, vận chuyển phù hợp

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

18.2. Cách tiến hành

18.2.1. Yêu cầu

- Có kho riêng để chứa bao bì, có khu vực bao gói riêng, vật liệu bao gói phù hợp.

- Bao bì phải được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện hợp vệ sinh

18.2.2. Phạm vi

- Kho bảo quản bao bì, khu vực chứa bao bì trung gian, thùng chứa bao bì, phương tiện vận chuyển bao bì tại xí nghiệp, kể cả bao bì ch­ưa in nhãn.

- Khu vực bao gói, dụng cụ hàn túi, đai nẹp, thùng carton.

18.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định

- Khu vực bao gói chỉ dành riêng cho hoạt động bao gói sản phẩm. Sản phẩm ăn liền phải được bao gói ở khu vực tách biệt khu vực bao gói các sản phẩm khác.

- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thuỷ sản phải bảo đảm an toàn thực phẩm:

+ Không có khả năng nhiễm vào sản phẩm những chất có hại cho người sử dụng.

+ Đủ bền, chắc để bảo vệ sản phẩm khỏi bị lây nhiễm.

- Có kho riêng để bảo quản bao bì. Khu vực chứa bao bì trung gian phải đảm bảo tránh các nguồn lây nhiễm.

- Sắp xếp trong kho hợp lý (đảm bảo cự ly cách t­ường, cách nền, cách trần, hành lang vận chuyển và sự phân tách giữa các lô bao bì).

- Phương tiện vận chuyển bao bì của cơ sở không là nguồn lây nhiễm cho bao bì.

- Tình trạng vệ sinh của bao bì.

19. GHI NHÃN VÀ TRUY XUẤT

19.1. Chỉ tiêu:

 

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

19

QCVN 02-01

2.6.4.3; 2.2.2

QCVN 02-03

2.1.5.1,4

QCVN 02-02

2.3.9

(EC) 178/2002 Đ.18.3

(EC) 853/2004 PLII, M.I

PLIII M.VIII ChVI.1

PL.II Ch.X.1,3,4

2000/13/EC

19. Ghi nhãn và truy xuất

19.1. Ghi nhãn

a. Có đầy đủ thông tin

b. Ghi nhãn đúng cách

19.2. Thủ tục truy xuất, thu hồi/xử lý

a. Thiết lập đầy đủ thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

b.  Thực hiện đầy đủ các thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

95/2/EC

* Ghi nhãn thông tin phụ gia thực phẩm:

a. Ghi đầy đủ thông tin thành phần phụ gia sử dụng trong chế biến sản phẩm

b. Ghi nhãn đúng cách

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

19.2. Cách tiến hành:

19.2.1. Yêu cầu:

- Ghi nhãn đầy đủ và đúng cách.

- Xây dựng và tuân thủ các thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

19.2.2. Phạm vi:

- Thông tin trên vỏ hộp, trên nhãn dán, bao bì và các vị trí khác (nếu có)

- Hồ sơ quy định và thực hiện thủ tục truy xuất, thu hồi/xử lý của cơ sở

19.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Ghi nhãn phải đầy đủ thông tin theo qui định hiện hành của Việt Nam, nước nhập khẩu và các thông tin phải chính xác.

- Các thông tin ghi trên nhãn phải phù hợp với sản phẩm bên trong. 

- Tính đầy đủ và hợp lý của thủ tục truy xuất nguồn gốc, việc thực hiện trên thực tế

20. HOÁ CHẤT PHỤ GIA

20.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

20

QCVN 02-01

2.1.13

2.1.11.5.đ

2.1.12.3.b

2.1.12.4.d

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

95/2/EC

20. Hóa chất, phụ gia

20.1. Hoá chất, phụ gia dùng cho chế biến

a. Được phép sử dụng, rõ nguồn gốc và nằm trong giới hạn cho phép sử dụng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

20.2. Hoá chất tẩy rửa, khử trùng và diệt động vật gây hại

a. Được phép sử dụng và có nguồn gốc rõ ràng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

20.2. Cách tiến hành

20.2.1. Yêu cầu

- Hoá chất, phụ gia được phép sử dụng, có nguồn gốc rõ ràng và không v­ượt quá giới hạn cho phép.

- Sử dụng, bảo quản theo qui định và chỉ dẫn của nhà cung cấp.

20.2.2. Phạm vi

- Kho bảo quản, thùng, tủ, ngăn chứa hoá chất, phụ gia

- Việc sử dụng trong thực tế

- Hồ sơ quản lý và sử dụng.

20.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên hồ sơ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Sự tách biệt trong bảo quản và sử dụng các loại hoá chất, phụ gia khác nhau.

- Sự đầy đủ các thông tin ghi trên nhãn các loại hoá chất: tên th­ương mại, tên nhà cung cấp, chỉ dẫn bảo quản, sử dụng của nhà cung cấp, thành phần, thời hạn sử dụng.

- Thực tế bảo quản và sử dụng hoá chất trong sản xuất.

21. MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

21.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

21

QCVN 02-01
2.1.1.1

2.1.2

2.1.3.1

21. Môi trường xung quanh

a. Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng vào nhà máy

b. Môi trường xung quanh nhà máy không ảnh hưởng vào phân xưởng chế biến

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

21.2. Cách tiến hành:

21.2.1. Yêu cầu: Môi trường xung quanh không ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh an toàn của phân xưởng chế biến.

21.2.2. Phạm vi: Vị trí của nhà máy, bên ngoài và bên trong tường rào nhà máy và phân xưởng chế biến

21.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Khuôn viên nhà máy so với các khu vực tập trung chất thải, nơi sản xuất có nhiều khói bụi, mùi hôi, khu vực bảo quản hoá chất, chăn nuôi gia súc, khu vực tù đọng chất thải.

- Tường rào xung quanh nhà máy ngăn chặn đựơc sự qua lại của gia súc, vật nuôi.

-  Nhà máy không bị ngập nước

-  Không có các nơi tù đọng, ô nhiễm.

- Đường đi nội bộ, cống rãnh thoát nước, nơi tập trung rác thải không là nguồn lây nhiễm vào phân xưởng sản xuất.

22. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

22.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

21

QCVN 02-01

2.1.14.1.c

2.4

QCVN 02-02

2.3.2,3

2.3.10

2.3.12

 

(EC) 852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

22. Điều kiện đảm bảo của hệ thống quản lý chất lượng (QLCL)

22.1. Cơ cấu tổ chức

a. Có lực lượng đủ năng lực và chuyên trách

b. Được giao đủ thẩm quyền

22.2. Các điều kiện đảm bảo

a. Đủ căn cứ pháp lý để triển khai hệ thống QLCL

b. Trang thiết bị cần thiết để thực hiện QLCL đầy đủ và phù hợp

c. Cán bộ QLCL được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

22.2 Cách tiến hành

22.2.1. Yêu cầu: Cơ cấu tổ chức và điều kiện đủ để thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng.

22.2.2. Phạm vi

- Tổ chức và năng lực hoạt động của đội ngũ QLCL, các hồ sơ có liên quan.

- Văn bản, hồ sơ, tài liệu, trang thiết bị liên quan đến hoạt động QLCL.

- Phòng kiểm nghiệm (nếu có).

22.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra trang thiết bị và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Đội ngũ QLCL chuyên trách, có đủ năng lực và được giao đủ thẩm quyền.

- Hồ sơ được thiết lập đầy đủ và cập nhật chính xác.

- Có đầy đủ các văn bản pháp lý, hồ sơ, tài liệu để thực hiện QLCL.

- Trang thiết bị, dụng cụ để thực hiện kiểm soát

- Kế hoạch đào tạo và việc thực hiện kế hoạch đào tạo.

23.  CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

23.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

23

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-03

(EC)852/2004 Đ.5

(EC)853/2004 PLII,M.II; M.III

2073/2005/EC

2074/2005/EC

 

23. Xây dựng chương trình QLCL

a. Có đầy đủ chương trình QLCL

b. Phù hợp với qui định và thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

23.2 Cách tiến hành

23.2.1. Yêu cầu: Chư­ơng trình quản lý chất lượng phải phù hợp với qui định và thực tế.

23.2.2. Phạm vi: Ch­ương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP; các văn bản pháp lý, hồ sơ tài liệu có liên quan đến sản phẩm, nhóm sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp.

23.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét toàn bộ ch­ương trình, kiểm tra đối chiếu với toàn bộ các văn bản pháp lý hoặc phỏng vấn nếu thấy cần thiết để xác định:

- Hồ sơ được thiết lập đầy đủ và phù hợp.

- Ch­ương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP được xây dựng phù hợp với qui định và thực tế.

24.  THỰC HIỆN GMP, SSOP VÀ HACCP

24.1 Chỉ tiêu

 

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

24

QCVN 02-01

QCVN 02-02

QCVN 02-03

 

(EC)852/2004

(EC)853/2004

2073/2005/EC

2074/2005/EC

24. Thực hiện chương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP

a. Bố trí điều hành sản xuất hợp lý

b. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách các thông số kỹ thuật được qui định trong GMP, SSOP

c. Thao tác của công nhân đúng cách

d. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị đúng cách

đ. Duy trì tốt điều kiện vệ sinh chung

e. Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách

g. Kiểm soát đúng chế độ sức khỏe công nhân

h. Thực hiện đúng cách việc giám sát tại điểm kiểm soát tới hạn

i. Thực hiện đầy đủ và kịp thời hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

24.2. Cách tiến hành

24.2.1. Yêu cầu: Ch­ương trình quản lý chất lượng phải được thực hiện theo đúng qui định đã đề ra.

24.2.2. Phạm vi: Toàn bộ hồ sơ liên quan đến xây dựng và thực hiện GMP, SSOP, HACCP và thực tế áp dụng chư­ơng trình trong sản xuất.

24.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, đối chiếu với thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định sự tuân thủ về:

- Việc bố trí sản xuất, trang thiết bị chế biến, phân phối nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.

- Phân công nhiệm vụ lực lượng kiểm soát chất lượng và hoạt động của họ trong thực tế.

- Việc duy trì chế độ kiểm soát nhiệt độ bán thành phẩm và thời gian sản xuất; tuân thủ các qui định trong SSOP.

- Các thao tác của công nhân (có thể dẫn tới dập nát, nhiễm bẩn sản phẩm hoặc làm chậm thời gian sản xuất).

- Hoạt động vệ sinh nhà x­ưởng, trang thiết bị (bao gồm cả dụng cụ, trang thiết bị bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu tại nơi tiếp nhận nguyên liệu của doanh nghiệp) và kết quả thực hiện.

- Điều kiện vệ sinh chung theo qui định (không để chó, mèo vào khu vực sản xuất, không hút thuốc lá, khạc nhổ ... trong phân x­ưởng)

- Thực hiện chế độ kiểm tra sức khoẻ công nhân (hồ sơ sức khoẻ công nhân, việc thực hiện kiểm soát sức khoẻ công nhân)

 - Hoạt động kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn và việc ghi chép số liệu theo hệ
thống mẫu biểu đã quy định trong ch­ương trình

- Thực hiện hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm.

25.  HOẠT ĐỘNG THẨM TRA

25.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

25

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-03

 

(EC)852/2004

Đ.5 2f

 

25. Hoạt động thẩm tra

a. Thực hiện đúng cách việc thẩm tra hồ sơ giám sát

b. Thực hiện đầy đủ kế hoạch lấy mẫu thẩm tra

c. Thực hiện đúng cách việc hiệu chuẩn thiết bị giám sát

d. Thực hiện kế hoạch thẩm tra và  điều chỉnh chương trình khi cần thiết

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

25.2 Cách tiến hành

25.2.1. Yêu cầu: Đảm bảo ch­ương trình quản lý chất lượng phù hợp và được thực hiện có hiệu quả.

25.2.2. Phạm vi: Hồ sơ, thiết bị, dụng cụ giám sát.

25.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn để đánh giá:

- Biện pháp thẩm tra của doanh nghiệp

- Hồ sơ giám sát (độ chính xác và được thực hiện bởi người có thẩm quyền).

- Kế hoạch lấy mẫu và việc thực hiện.

- Hoạt động hiệu chuẩn thiết bị đo

- Kế hoạch thẩm tra, việc thực hiện kế hoạch thẩm tra và việc điều chỉnh.

26.  HỒ SƠ

26.1 Chỉ tiêu

 

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

26

 

QCVN 02-02

2.1; 2.2.8

QCVN 02-01

2.2

 

(EC) 852/2004

Đ.5.2.g

Đ.5.4

 

26. Hồ sơ

26.1. Hồ sơ Quản lý nguyên liệu

a. Có  đầy đủ hồ sơ các đơn vị cung cấp nguyên liệu

b. Hồ sơ đủ độ tin cậy

26.2. Hồ sơ chương trình QLCL

a. Có thiết lập hồ sơ

b. Hồ sơ đầy đủ

c. Hồ sơ đủ độ tin cậy

d. Dễ truy cập

đ. Thời gian lưu trữ đúng qui định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

26.2 Cách tiến hành

26.2.1. Yêu cầu: Hồ sơ đầy đủ, chính xác và dễ truy cập

26.2.2. Phạm vi: Toàn bộ hồ sơ liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng, bao gồm cả hồ sơ quản lý nguyên liệu.

26.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu có thể) và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

a. Tính đầy đủ và tin cậy của hồ sơ quản lý nguyên liệu, bao gồm:

- Danh sách các đại lý chính cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp (tên, địa chỉ, số điện thoại của đại lý nếu có).

- Hợp đồng, cam kết,... về chủng loại, xuất xứ, phương thức bảo quản, phương tiện vận chuyển của đại lý cung cấp nguyên liệu với doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp EU phải có đủ hồ sơ chứng minh điều kiện đảm bảo ATVS của đại lý cung cấp nguyên liệu được kiểm soát (thông qua cơ quan thẩm quyền địa phương hoặc tự doanh nghiệp).

- Hồ sơ tiếp nhận và kiểm soát chất lượng nguyên liệu của Doanh nghiệp.

b. Hồ sơ chương trình quản lý chất lượng:

- Tính đầy đủ của các loại hồ sơ (các văn bản pháp lý, tài liệu tham chiếu, ch­ương trình GMP, SSOP, kế hoạch HACCP, hồ sơ giám sát, thẩm tra, hành động sửa chữa,...).

- Mức độ tin cậy của các loại hồ sơ (thực hiện đúng so với kế hoạch, các kết quả ghi chép phù hợp hiện trạng sản xuất, không có dấu hiệu nguỵ tạo hồ sơ).

- L­ưu trữ hồ sơ dễ truy cập (được sắp xếp theo chủ đề, trình tự qui trình và trình tự thời gian). Thời gian l­ưu trữ hồ sơ theo đúng qui định (2 năm).

 

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

..........................................................................

..........................................................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

 

 

BIỂU MẪU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ SẢN XUẤT THỦY SẢN KHÔ

________________________________

 

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên cơ sở:................................................................................................................................................................

2. Địa chỉ:                                                                                                                                                                      

3. Giấy đăng ký kinh doanh số:............................... ................................. ngày cấp.............................nơi cấp.................................................................

4. Số điện thoại: Số Fax (nếu có): 

5. Mã số (nếu có):                                                                                                                                                               

6. Mặt hàng :                                                                                                                                                                    

7. Ngày kiểm tra:                                                                                                                                                                      

8. Hình thức kiểm tra:                                                                                                                                                                      

9. Thành phần Đoàn kiểm tra:

1) ............................................................................................................. ………………………………………….

2) ............................................................................................................. ...............

3) ............................................................................................................. ...............

10. Đại diện cơ sở:                    

1) ........................................................................................................ ....................

2) ......................................................................................................................................................................................

II. CHỈ TIÊU KIỂM TRA VÀ KẾT QUẢ:

 

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm trọng

(Se)

VN

EU

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

QCVN 02-01

2.1.3.2,4,5

2.1.4.2.e

2.1.4.6.b,c

2.1.4.7.d

2.1.5.1.d,đ

2.1.11.5.b

2.1.12.1.b QCVN 02-05

2.1.1; 2.1.3

2.1.2.a,c,d

(EC)852/2004

PL.II ChI.2,3, 8; ChIX.8;ChV.1.d

1. Bố trí mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị:

a. Không có khả năng hiện thực lây nhiễm cho sản phẩm

b. Thuận lợi cho việc chế biến và làm vệ sinh

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

QCVN 02-01

2.1.4.1

2.1.4.2.a.i

2.1.4.6.a

2.1.12.2

QCVN 02-05

2.1.2.b,c

2.1.3.b

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.a

2. Nền phân xưởng chế biến và các khu vực phụ trợ

2.1. Khu vực sản xuất ướt

a. Không bị thấm nước

b. Có độ dốc thích hợp, nhẵn, phẳng

c. Nơi tiếp giáp giữa tường và nền có độ cong.

d. Bảo trì tốt

2.2. Khu vực sản xuất khô

a. Không bị thấm nước, dễ làm vệ sinh.

b. Bảo trì tốt.

 

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

QCVN02- 01

2.1.4.3, 4

2.1.4.5.g

2.1.12.2

 

QCVN 02-05

2.1.2.b

2.1.3.a

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.b.c

3. Tường, trần/mái che

3.1. Khu vực sản xuất ướt

a. Kín

b. Tường không bị thấm nước

c. Màu sáng

d. Dễ làm vệ sinh

đ. Mặt trên của vách lửng có độ nghiêng phù hợp

e. Bảo trì tốt

3.2. Khu vực sản xuất khô

a. Trần kín

b. Tường bao phù hợp

c. Trần màu sáng

d. Dễ làm vệ sinh

đ. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

QCVN 02-01

2.1.4.5

2.1.5.4.b

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II ChII 1.d, 1.e

 

4. Cửa

a. Bằng vật liệu bền, không bị thấm nước

b. Kín

c. Dễ làm vệ sinh

d. Gờ cửa sổ có độ nghiêng

đ. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

QCVN 02-01

2.1.4.7.a,b,c

2.1.10.3

2.1.11.3.v

2.1.11.4.a.iii

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

5. Hệ thống thông gió

a. Không có sự ngưng tụ hơi nước trong phân xưởng (khu vực sản xuất ướt)

b. Không có mùi hôi, hơi nước bão

hoà, khói trong phân xưởng.

c. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

EC)852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

a. Có hệ thống thông gió cho khu vực vệ sinh

b. Hệ thống thông gió thiết kế phù hợp, dễ làm vệ sinh

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

6

QCVN 02-01

2.1.4.8; 2.1.5.1.đ

2.1.11.3.v

2.1.11.4.a.iii

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I 7

6. Hệ thống chiếu sáng

a. Đủ ánh sáng

b. Có chụp đèn ở những nơi cần thiết

c. Dễ làm vệ sinh

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

7

QCVN 02-01

2.1.11.1

2.1.11.2

2.1.12.2

 

QCVN 02-05

2.4.1

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

7. Phương tiện rửa, vệ sinh và khử trùng:

7.1. Đối với công nhân

a. Đủ số lượng

b. Không dùng vòi nước vận hành bằng tay

c. Có xà phòng nước

d. Dụng cụ làm khô tay phù hợp

đ. Bồn chlorine nhúng ủng trước khi vào phân xưởng phù hợp

e. Vị trí lắp đặt phù hợp

g. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 02-01

2.1.11.5.a,b,c,d

2.1.11.6

2.1.5.4.b

2.1.12.4.d

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II. 2

7.2. Đối với nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến

a. Phương tiện làm vệ sinh đầy đủ, chuyên dùng, bảo quản đúng cách

b. Vật liệu và cấu trúc thích hợp

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

8

QCVN 02-01

2.1.5.1

2.1.5.2.a

2.1.5.3

2.1.5.4.a

2.1.12.2

2.3.1.3

QCVN 02-05

2.2.1

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II,Ch.V.1.b;c

 

8. Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (Thớt, dao, thùng chứa, thau, rổ, mặt bàn...) khu vực sản xuất uớt.

a. Vật liệu  phù hợp

b. Cấu trúc, các mối nối, bề mặt nhẵn, kín, dễ làm vệ sinh.

c. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

9

QCVN 02-01

2.1.5.1

2.1.5.2.a

2.1.5.3

2.1.5.4.a

2.1.12.2

QCVN 02-05

2.2.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II Ch.V.1.b;c

 

9. Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm khu vực sản xuất khô

9.1. Thiết bị, dụng cụ

a. Cấu trúc và vật liệu phù hợp

b. Các mối nối, bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh

c. Bảo trì tốt

9.2. Giàn phơi

a. Cấu trúc và vật liệu giàn phơi  phù hợp

b. Giàn phơi đặt cách mặt đất  phù hợp

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

QCVN 02-01

2.1.4.6; 2.1.5.1

2.1.5.4.b.c;

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

10. Các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (chân bàn, giá đỡ, bệ máy...)

a. Cấu trúc và vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh

b. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

QCVN 02-01

2.1.4.2.a.ii

2.1.4.2.b,c,d,đ

2.1.5.2.b

2.1.10

2.1.12.2

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.8

PL.II Ch.VI

11. Chất thải:

11.1 Chất thải rắn (Phế liệu)

11.1.1. Dụng cụ thu gom phế liệu trong phân xưởng;

a. Vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

11.1.2.Phương tiện chuyển phế liệu ra ngoài phân xưởng:

a. Kín nước, có nắp đậy

b. Cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

c. Chuyên dùng

11.1.3. Thùng, nhà chứa phế liệu ngoài phân xưởng

a. Kín, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11.2. Thoát nước nền

a. Đủ khả năng thoát nước

b. Có hố ga đúng cách

c. Nhẵn, phẳng, không thấm nước

d. Hệ thống thoát nước khu vực sản xuất không nối thông với hệ thống thoát nước khu vệ sinh

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

QCVN 02-01

2.1.1.3.a; 2.1.5.4.a

2.1.5.6;2.1.6; 2.1.7

(EC) 852/2004

PL.II Ch.VII.1,2,3

(EC) 853/2004 Đ3.2

98/83/EC A,B

12. Hệ thống cung cấp nước, nước đá:

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Đủ nước để sử dụng

c. Có kế hoạch kiểm soát chất lượng nước, nước đá và thực hiện đúng kế hoạch, phù hợp

d. Thiết lập và cập nhật sơ đồ hệ thống cung cấp nước

đ. Sản xuất, bảo quản, vận chuyển nước đá hợp vệ sinh

e. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

13

QCVN 02-01

2.1.9

2.1.8

2.7.3

(EC) 852/2004 PLII Ch.VII.5

13. Hệ thống cung cấp hơi nước, khí nén

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Hệ thống cung cấp hơi nước và khí nén phù hợp

c. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

14

QCVN 02-01

2.1.3.3

2.1.4.5.a,b,đ

2.1.12.3.a

2.1.12.1.e

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.2.c

PLII ChII.1.d

PLII ChVI.3

PL.II Ch.IX.4

 

14. Ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại

14.1. Ngăn chặn

a. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại trong phân xưởng

b. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại ngoài phân xưởng

c. Có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại

14.2. Tiêu diệt

a. Xây dựng kế hoạch phù hợp

b. Không có sự hiện diện của động vật gây hại

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

QCVN 02-01

2.1.11.4

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.3,6

 

 

15. Khu vực vệ sinh công nhân

a. Đủ số lượng

b. Trang thiết bị và bố trí thích hợp (bố trí các phòng, thiết bị, xả nước, giấy vệ sinh...)

c. Vị trí khu vực vệ sinh thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

QCVN 02-01

2.1.11.3

2.1.14.2

QCVN 02-05

2.4

(EC) 852/2004

PLII ChI.9

PL.II Ch.VIII.1

16. Bảo hộ lao động (BHLĐ)
16.1. Trang bị BHLĐ

a. Đủ số lượng và chủng loại

b. Tổ chức giặt BHLĐ phù hợp

c. Bảo hộ lao động sạch sẽ, không rách

16.2. Phòng thay BHLĐ

a. Có phòng thay BHLĐ

b. Có phân biệt khu vực thay BHLĐ cho công nhân làm việc tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau

c. Bố trí, vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

QCVN 02-01

2.1.5.5

2.1.5.7

2.3.1

QCVN 02-05

2.5.2

 

(EC) 852/2004

PLII ChIV.3,5,7

PL.II Ch.IX 5

(EC) 853/2004

PL.III M.VIII Ch.III.B

ChVII.2

ChVIII.1,2

 

17. Kho bảo quản và phương tiện vận chuyển:

17.1. Kho lạnh

a. Duy trì ở nhiệt độ thích hợp

b. Có nhiệt kế tự ghi

c. Có biểu đồ nhiệt độ đúng cách

d. Đầu cảm nhiệt đặt đúng vị trí

e. Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh phù hợp

17.2. Kho bảo quản thành phẩm khô

Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh phù hợp

17.3. Phương tiện vận chuyển đảm bảo vệ sinh

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

18.

QCVN 02 01

2.1.5.8

2.1.12.1.b

(EC)852/2004

PL.II Ch.X.2

18. Bao gói, bảo quản bao bì

18.1. Bao gói

a. Có khu vực bao gói riêng biệt

b. Vật liệu bao gói phù hợp

18.2. Bảo quản bao bì

a. Có kho riêng để chứa bao bì

b. Phương pháp bảo quản, vận chuyển phù hợp

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

19

QCVN 02-01

2.6.4; 2.2.2

QCVN 02-05

2.5.1

QCVN 02-02

2.3.9

(EC) 178/2002

Đ 18.3

(EC) 853/2004 PL II, M.I

PL III M.VIII ChVI.1

PL.II Ch.X.1,3,4

2000/13/EC

19. Ghi nhãn và truy xuất

19.1. Ghi nhãn

a. Có đầy đủ thông tin

b. Ghi nhãn đúng cách

19.2. Thủ tục truy xuất, thu hồi/xử lý

a. Thiết lập đầy đủ thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

b.  Thực hiện đầy đủ các thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

95/2/EC

* Ghi nhãn thông tin phụ gia thực phẩm:

a. Ghi đầy đủ thông tin thành phần phụ gia sử dụng trong chế biến sản phẩm

b. Ghi nhãn đúng quy định

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

20

QCVN 02-01

2.1.13

2.1.11.5.đ

2.1.12.4.d

2.1.12.3.b

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

95/2/EC

 

20. Hóa chất, phụ gia

20.1. Hoá chất, phụ gia dùng cho chế biến

a. Được phép sử dụng, rõ nguồn gốc và nằm trong giới hạn cho phép sử dụng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

20.2. Hoá chất tẩy rửa, khử trùng và diệt động vật gây hại

a. Được phép sử dụng và có nguồn gốc rõ ràng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

21

QCVN 02-01
2.1.1.1

2.1.2

2.1.3.1

QCVN 02-05

2.1.3.b

 

21. Môi trường xung quanh

a. Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng vào nhà máy

b. Môi trường xung quanh nhà máy không ảnh hưởng vào phân xưởng chế biến

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

22

QCVN 02-01

2.1.14.1.c

2.4

QCVN 02-02

2.3.2,3

2.3.10

2.3.12

 

 

(EC) 852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

22. Điều kiện đảm bảo của hệ thống quản lý chất lượng (QLCL)

22.1. Cơ cấu tổ chức

a. Có lực lượng đủ năng lực và chuyên trách

b. Được giao đủ thẩm quyền

22.2. Các điều kiện đảm bảo

a. Đủ căn cứ pháp lý để triển khai hệ thống QLCL

b. Có trang thiết bị cần thiết để thực hiện QLCL đầy đủ và phù hợp

c. Cán bộ QLCL được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-05

(EC)852/2004 Đ.5

(EC)853/2004 PLII,M.II; M.III

2073/2005/EC

2074/2005/EC

23. Xây dựng chương trình QLCL

a. Có đầy đủ chương trình QLCL

b. Phù hợp với qui định và thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

24

QCVN 02-01

QCVN02-02

QCVN 02-05

 

(EC) 852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

 

24. Thực hiện chương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP

a. Bố trí điều hành sản xuất hợp lý

b. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách các thông số kỹ thuật được qui định trong GMP, SSOP

c. Thao tác của công nhân đúng cách

d. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị đúng cách

đ. Duy trì tốt điều kiện vệ sinh chung

e. Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách

g. Kiểm soát đúng chế độ sức khỏe công nhân

h. Thực hiện đúng cách việc giám sát tại điểm kiểm soát tới hạn

i. Thực hiện đầy đủ và kịp thời hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-05

 

(EC)852/2004

Đ.5 2f

 

25. Hoạt động thẩm tra

a. Thực hiện đúng cách việc thẩm tra hồ sơ giám sát

b. Thực hiện đầy đủ kế hoạch lấy mẫu thẩm tra

c. Thực hiện đúng cách việc hiệu chuẩn thiết bị giám sát

d. Thực hiện kế hoạch thẩm tra và  điều chỉnh chương trình khi  cần thiết

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

QCVN 02-02

2.1

2.2.8

QCVN 02-01

2.2

 

(EC) 852/2004

Đ.5.2.g

Đ.5.4

 

26. Hồ sơ

26.1. Hồ sơ Quản lý nguyên liệu

a. Có  đầy đủ hồ sơ các đơn vị cung cấp nguyên liệu

b. Hồ sơ đủ độ tin cậy

26.2. Hồ sơ chương trình QLCL

a. Có thiết lập hồ sơ

b. Hồ sơ đầy đủ

c. Hồ sơ đủ độ tin cậy

d. Dễ truy cập

đ. Thời gian lưu trữ đúng qui định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

26 nhóm chỉ tiêu

Theo qui định Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

Theo qui định Châu Âu

 

 

 

 

 

 

 

 

III. CÁC NHÓM CHỈ TIÊU KHÔNG ĐÁNH GIÁ VÀ LÝ DO:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

V. KẾT LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ATTP CỦA CƠ SỞ:

……………………………………………………………..……………………………………....

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

 

            ....................., ngày        tháng         năm                                                                                               ...................., ngày       tháng        năm

            ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA                                                                                                   TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

                          (Ký tên, đóng dấu)                                                                                                                               (Ký tên)                                    

 

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ CHẾ BIẾN THỦY SẢN KHÔ

 

I.  HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI

1. Định nghĩa mức lỗi

- Lỗi nghiêm trọng (Se):  Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.

-  Lỗi nặng (Ma): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, nếu kéo dài sẽ gây mất an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức Nghiêm trọng.

-  Lỗi nhẹ (Mi): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát ATTP nhưng chưa đến mức Nặng.

2. Bảng xếp loại: Tổng số 26 nhóm chỉ tiêu đánh giá

          Lỗi

Xếp loại

Nhẹ
(Mi)

Nặng (Ma)

Ng/trọng (Se)

A

≤9

0

0

B

>9

0

0

Mi + Ma ≤ 13

≤ 9

0

C

Mi + Ma > 13

≤ 9

0

-

>9

0

-

-

≥ 1

Ghi chú: ( - ) Không tính đến

3. Diễn giải:

3.1. Cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP: Khi cơ sở xếp loại A hoặc B

3.1.1. Cơ sở được xếp loại A khi đạt các điều kiện sau:

- Không có lỗi Nặng và lỗi Nghiêm trọng;

        - Tổng số sai lỗi Nhẹ (Mi) không quá 9 nhóm chỉ tiêu.

3.1.2. Cơ sở xếp loại B khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Không có lỗi Nghiêm trọng và

- Một trong Hai trường hợp sau:

+ Không có lỗi Nặng, số lỗi Nhẹ lớn hơn 9 nhóm chỉ tiêu; hoặc

+ Số lỗi Nặng không quá 9 nhóm chỉ tiêu và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng không quá 13 nhóm chỉ tiêu.

3.2. Cơ sở xếp chưa đủ điều kiện bảo đảm ATTP: Khi cơ sở xếp loại C

3.2.1.Cơ sở xếp loại C khi vướng vào một trong các điều kiện sau:

• Có lỗi Nghiêm trọng hoặc

• Một trong 3 trường hợp sau:

- Có số lỗi Nặng quá 9 nhóm chỉ tiêu; hoặc

- Có dưới hoặc bằng 9 lỗi Nặng và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng lớn hơn 13 nhóm chỉ tiêu.

II.  HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

A. Ghi biên bản kiểm tra

- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản.

- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

- Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.

B. Nguyên tắc đánh giá

- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [    ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [    ].

- Dùng ký hiệu X hoặc ü đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (đạt), Mi (lỗi mức Nhẹ), Ma (lỗi mức Nặng), Se (lỗi mức Nghiêm trọng).

- Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột ‘Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục”.

C. CÁC NHÓM CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG, NHÀ XƯỞNG VÀ TRANG THIẾT BỊ

1.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

1

QCVN 02-01

2.1.3.2,4,5

2.1.4.2.e

2.1.4.6.b,c

2.1.4.7.d

2.1.5.1.d,đ

2.1.11.5.b

2.1.12.1.b QCVN 02-05

2.1.1; 2.1.3

2.1.2.a,c,d

(EC)852/2004

PL.II ChI.2,3, 8; ChIX.8; ChV.1.d

1. Bố trí mặt bằng, nhà xưởng, trang thiết bị:

a. Không có khả năng hiện thực lây nhiễm cho sản phẩm

b. Thuận lợi cho việc chế biến và làm vệ sinh

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Cách tiến hành:

1.2.1. Yêu cầu:

- Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo

- Thuận lợi cho chế biến và làm vệ sinh.

1.2.2. Phạm vi:

- Khu sản xuất: phòng tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu, khu vực chế biến ướt, khu vực chế biến khô, khu bao gói, bảo quản sản phẩm, khu chứa phế liệu, khu sản xuất nước đá.

- Khu vực phụ trợ: kho bao bì, phụ gia, hoá chất, phòng thay BHLĐ, khu vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến

1.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Sự phân cách hợp lý giữa các khu vực có mức nguy cơ khác nhau (tiếp nhận nguyên liệu với khu chế biến; khu vực sản phẩm khô sơ chế với khu vực sản phẩm chín…), giữa các dây chuyền sản xuất sản phẩm có độ rủi ro khác nhau.

- Khả năng lây nhiễm chéo: luồng sản phẩm, nước đá, bao bì, chất thải, đối lưu không khí và công nhân.

- Bố trí trang thiết bị không hợp lý gây cản trở cho chế biến và làm vệ sinh, hoặc làm mất khả năng kiểm soát an toàn vệ sinh.

- Diện tích mặt bằng từng phòng sản xuất và mặt bằng chung so với khối lượng sản phẩm được sản xuất.

 2. NỀN PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN VÀ KHU VỰC PHỤ TRỢ

2.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

2

QCVN 02-01

2.1.4.1

2.1.4.2.a.i

2.1.4.6.a

2.1.12.2

QCVN 02-05

2.1.2.b,c

2.1.3.b

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.a

2. Nền phân xưởng chế biến và các khu vực phụ trợ

2.3. Khu vực sản xuất ướt

a. Không bị thấm nước

b. Có độ dốc thích hợp, nhẵn, phẳng

c. Nơi tiếp giáp giữa tường và nền có độ cong.

d. Bảo trì tốt

2.4. Khu vực sản xuất khô

a. Không bị thấm nước, dễ làm vệ sinh.

b. Bảo trì tốt.

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Cách tiến hành

2.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp, không thấm nước, không đọng nước và dễ làm vệ sinh.

2.2.2. Phạm vi:

a. Nền khu tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu, các khu vực sản xuất ướt, khô, khu bao gói, bảo quản sản phẩm.

b. Nền kho bao bì, phụ gia, hoá chất, phòng thay bảo hộ lao động, khu vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến.

2.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế toàn bộ bề mặt nền tại tất cả các khu vực để xác định:

- Vật liệu làm nền: bền, không thấm nước.

- Kết cấu: nhẵn, phẳng, có độ dốc thích hợp (mục 2.2.2.a, trừ khu vực sản xuất khô, khu bao gói, bảo quản sản phẩm) và dễ làm vệ sinh.

- Nơi tiếp giáp giữa nền và tường có độ cong (mục 2.2.2.a, trừ khu vực sản xuất khô, khu bao gói, bảo quản sản phẩm).

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của nền sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

3. TƯỜNG, TRẦN

3.1.  Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

3

QCVN 02- 01

2.1.4.3; 4

2.1.4.5.g

2.1.12.2

 

QCVN 02-05

2.1.2.b

2.1.3.a

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.b.c

3. Tường, trần

3.3. Khu vực sản xuất ướt

a. Kín

b. Tường không bị thấm nước

c. Màu sáng

d. Dễ làm vệ sinh

đ. Mặt trên của vách lửng có độ nghiêng phù hợp

e. Bảo trì tốt

3.4. Khu vực sản xuất khô

a. Trần kín

b. Tường bao phù hợp

c. Trần màu sáng

d. Dễ làm vệ sinh

đ. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Cách tiến hành

3.2.1. Yêu cầu: Không thấm nước, kín, sáng màu và dễ làm vệ sinh.

3.2.2 Phạm vi

a. Tường, vách ngăn, các trang thiết bị, đường ống, dây dẫn gắn trên tường; trần các khu vực tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu, khu vực ướt, khu vực khô, khu bao gói, bảo quản sản phẩm.

b. Tường, trần kho bao bì, phụ gia, hoá chất, phòng thay bảo hộ lao động, khu vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến.

3.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế toàn bộ bề mặt t­ường, trần hoặc mái  tại tất cả các khu vực để xác định:

- Vật liệu làm tư­ờng, vách ngăn: bền, không thấm nước, màu sáng, không độc (khu vực khô có thể bằng nhựa...)

- Vật liệu làm trần bền, không rỉ sét, không bong tróc, màu sáng và không độc.

- Kết cấu kín, nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh.

- Khu vực khô có thể không có trần nhưng mái che phải chắn chắn, vật liệu bền.

- Các đường ống, dây dẫn đư­ợc đặt chìm trong tư­ờng, hoặc được bọc gọn, cố định cách tường 0,1m.

- Mặt trên các vách lửng (mục 3.2.2.a) có độ nghiêng không nhỏ hơn 45 độ.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của tường, trần sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

4. CỬA

4.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

4

QCVN 02-01

2.1.4.5

2.1.5.4.b

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II ChII 1.d, 1.e

 

4. Cửa

a. Bằng vật liệu bền, không bị thấm nước

b. Kín

c. Dễ làm vệ sinh

d. Gờ cửa sổ có độ nghiêng

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Cách tiến hành

4.2.1. Yêu cầu: Kín, không thấm nư­ớc, dễ làm vệ sinh.

4.2.2. Phạm vi:

a. Các cửa ra vào, cửa thoát hiểm, cửa sổ, cửa lùa ở phòng tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu, khu vực ướt, khu vực khô, khu bao gói, bảo quản sản phẩm.

b. Cửa các kho bao bì, phụ gia, hoá chất, phòng thay bảo hộ lao động, khu vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến.

4.2.3. Phư­ơng pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế toàn bộ các cửa tại tất cả các khu vực để xác định:

- Cửa phải nhẵn, phẳng, kín, dễ làm vệ sinh. Vật liệu làm cửa bền, không rỉ sét, không mục hoặc bong tróc, không thấm nước không độc. Các mối nối, mối ghép, gioăng phải nhẵn, phẳng, dễ làm sạch.

- Các cửa mở thông ra bên ngoài có trang bị lưới chắn côn trùng

- Trong tình trạng bảo trì tốt. 

Chú thích: Rèm che, các ô hổng (quạt thông gió, ô thoáng ...), việc trang bị lưới chắn côn trùng tại các cửa mở thông ra bên ngoài  được đánh giá ở nhóm chỉ tiêu 14; Hiện trạng vệ sinh của cửa sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

5. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

5.1. Chỉ tiêu:

 

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

5

QCVN 02-01

2.1.4.7.a,b,c

2.1.10.3

2.1.11.3.v

2.1.11.4.a.iii

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

5. Hệ thống thông gió

a. Không có sự ngưng tụ hơi nước trong phân xưởng (khu vực sản xuất ướt)

b. Không có mùi hôi, hơi nước bão hoà, khói trong phân xưởng.

c. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

EC)852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

a. Có hệ thống thông gió cho khu vực vệ sinh

b. Hệ thống thông gió thiết kế phù hợp, dễ làm vệ sinh

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

5.2. Cách tiến hành

5.2.1. Yêu cầu: Không bị ngư­ng tụ hơi nư­ớc, thoáng, không có mùi hôi, khói.

5.2.2. Phạm vi

a. Phòng tiếp nhận nguyên liệu, khu vực ướt, khu vực khô, khu bao gói, bảo quản bao bì.

b. Kho phụ gia, hoá chất, phòng thay bảo hộ lao động, khu vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến.

5.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) tại tất cả các khu vực trong phân x­ưởng để xác định:

- Hiện tư­ợng ngư­ng tụ hơi nư­ớc trên trần, t­ường và các bề mặt khác như đ­ường ống, ...

- Sự hữu hiệu của biện pháp thoát hơi n­ước và hơi nóng đối với khu vực gia nhiệt.

- Hệ thống thông gió và điều hòa phải đảm bảo loại bỏ mùi hôi, hơi n­ước, khói.

- Tình trạng bảo trì tốt

Chú thích: Ảnh h­ưởng của dòng l­ưu thông không khí đến an toàn vệ sinh đ­ược xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 1; Hiện trạng vệ sinh của hệ thống thông gió sẽ đư­ợc xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

6.  HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

6.1.    Chỉ tiêu:

 

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

6

QCVN 02-01

2.1.4.8; 2.1.5.1.đ

2.1.11.3.v

2.1.11.4.a.iii

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I 7

6. Hệ thống chiếu sáng

a. Đủ ánh sáng

b. Có chụp đèn ở những nơi cần thiết

c. Dễ làm vệ sinh

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

6.2. Cách tiến hành

6.2.1. Yêu cầu: Đủ sáng, an toàn cho sản phẩm và dễ làm vệ sinh.

6.2.2. Phạm vi

a. Khu tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu, khu vực ướt, khu vực khô, bao gói sản phẩm.

b. Khu bảo hộ lao động, khu vệ sinh công nhân, hoá chất phụ gia, bảo quản sản phẩm. 

6.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) hệ thống chiếu sáng tại tất cả các khu vực để xác định:

- Cường độ sáng đủ để thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc kiểm tra.

- Phải có đủ chụp bảo vệ đèn ở các khu vực 6.2.2a. Chụp đèn phải đáp ứng chức năng bảo vệ khi bóng đèn bị nổ, vỡ.

- Kết cấu của hộp đèn phải kín, đảm bảo dễ làm vệ sinh cả bên trong và bên ngoài.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của hệ thống chiếu sáng sẽ đ­ược xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

7. PHƯƠNG TIỆN RỬA, VỆ SINH, KHỬ TRÙNG

7.1. Chỉ tiêu

 

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

7

QCVN 02-01

2.1.11.1

2.1.11.2

2.1.12.2

 

QCVN 02-05

2.4.1

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

7. Phương tiện rửa, vệ sinh và khử trùng:

7.1. Đối với công nhân

a. Đủ số lượng

b. Không dùng vòi nước vận hành bằng tay

c. Có xà phòng nước

d. Dụng cụ làm khô tay phù hợp

đ. Bồn chlorine nhúng ủng trước khi vào phân xưởng phù hợp

e. Vị trí lắp đặt phù hợp

g,. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 02-01

2.1.11.5.a,b,c,d

2.1.11.6

2.1.5.4.b

2.1.12.4.d

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II. 2

7.2. Đối với nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến

a. Phương tiện làm vệ sinh đầy đủ, chuyên dùng, bảo quản đúng cách

b. Vật liệu và cấu trúc thích hợp

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

7.2. Cách tiến hành

7.2.1 Yêu cầu

- Đảm bảo việc làm vệ sinh và khử trùng tay, ủng của công nhân hiệu quả.

- Đủ ph­ương tiện làm vệ sinh và khử trùng chuyên dùng, hiệu quả và không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm.

7.2.2  Phạm vi             

- Tại tất cả lối công nhân vào các khu vực sản xuất, khu vực vệ sinh công nhân và trong phòng sản xuất.

-Tất cả các ph­ương tiện, các tác nhân làm vệ sinh và khử trùng nhà x­ưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến tại tất cả các khu vực sản xuất.

7.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

7.2.3.1. Phương pháp kiểm tra:

- Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn về vị trí các lối vào phân xư­ởng, các cửa và số l­ượng công nhân trong mỗi ca sản xuất.

- Xem xét thực tế về số l­ượng và chất l­ượng các loại ph­ương tiện; bố trí và lắp đặt các phương tiện rửa/khử trùng tay, làm khô tay, bồn nhúng ủng, làm sạch bụi.

- Kiểm tra hoạt động thực tế của các phư­ơng tiện, kể cả áp lực của nguồn n­ước cung cấp và đo nồng độ chất khử trùng.

7.2.3.2. Nội dung kiểm tra:

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) ở tất các khu vực nêu tại 7.2.2 về:

a. Đánh giá phương tiện rửa, khử trùng cho công nhân:

a.1. Tại lối vào phân xưởng:

- Vòi n­ước không vận hành bằng tay, số l­ượng đảm bảo đủ vào giờ cao điểm (khoảng 20 công nhân/ vòi).

- Bình chứa và xà phòng nư­ớc phải phù hợp và đủ số l­ượng (khoảng 30 công nhân/ bình xà phòng).
- Ph­ương tiện làm khô tay đúng qui cách (rulô vải, khăn lau tay dùng một lần, máy làm khô tay, phương tiện t­ương đư­ơng). Số l­ượng ph­ương tiện làm khô tay phải đảm bảo đủ giờ cao điểm (khoảng 30 công nhân/rulô vải hoặc máy làm khô tay).    

- Khu sản phẩm rủi ro cao phải bố trí phương tiện khử trùng tay và làm sạch bụi từ BHLĐ.

- Bồn nhúng ủng đảm bảo hiệu quả (khu vực khô không cần bồn nhúng ủng).

a.2. Khu vệ sinh công nhân lắp đặt phương tiện rửa, khử trùng tay như lối vào phân xưởng.

a.3. Mỗi phòng trong khu sản xuất lắp đặt phương tiện rửa, khử trùng tay như lối vào phân xưởng.

a.4. Các phương tiện trên phải được lắp đặt hợp lý và trong tình trạng bảo trì tốt.

b. Đối với đánh giá phương tiện rửa, khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến:

- Sự phân định rõ ràng giữa các loại phương tiện làm vệ sinh, khử trùng  tại các khu vực khác nhau và việc sử dụng theo đúng chức năng.

- Đủ số lượng và hiệu quả.

- Vật liệu và kết cấu của phương tiện làm vệ sinh phù hợp.

- Có nơi bảo quản riêng; sắp xếp đúng qui định.

- Sử dụng các chất tẩy rửa và khử trùng theo qui định của Bộ NN& PTNT và Bộ Y tế

8. BỀ MẶT TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI SẢN PHẨM KHU VỰC SẢN XUẤT ƯỚT

 8.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

8

CVN 02-01

2.1.5.1

2.1.5.2.a

2.1.5.3

2.1.5.4.a

2.1.12.2

2.3.1.3

QCVN 02-05

2.2.1

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II,Ch.V.1.b;c

8. Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (Thớt, dao, thùng chứa, thau, rổ, mặt bàn...) khu vực sản xuất uớt.

a. Vật liệu  phù hợp

b. Cấu trúc, các mối nối, bề mặt nhẵn, kín, dễ làm vệ sinh.

c. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

8.2. Cách tiến hành

8.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm.

8.2.2. Phạm vi: Tất cả các bề mặt tiếp xúc trực tiếp (thớt, dao, thùng chứa, thau rổ, mặt bàn, bề mặt thiết bị...) với thuỷ sản và các thành phần phối chế tại khu vực sản xuất ướt

8.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Quan sát kỹ các bề mặt, kể cả các mối nối, mối ghép giữa các bề mặt và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không bị ăn mòn, không gây độc, chịu được tác dụng của chất tẩy rửa và khử trùng.

- Các bề mặt và mối nối phải nhẵn, dễ làm vệ sinh hoặc được thiết kế để dễ tháo lắp khi làm vệ sinh.

- Trong tình trạng bảo trì tốt

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của các bề mặt tiếp xúc trực tiếp sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

9. BỀ MẶT TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI SẢN PHẨM KHU VỰC SẢN XUẤT KHÔ

9.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

9

QCVN 02-01

2.1.5.1

2.1.5.2.a

2.1.5.3

2.1.5.4.a

2.1.12.2

QCVN 02-05

2.2.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II Ch.V.1.b;c

9. Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm khu vực sản xuất khô

9.1. Thiết bị, dụng cụ

a) Cấu trúc và vật liệu phù hợp

Các mối nối, bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh

b) Bảo trì tốt

9.2. Giàn phơi

a) Cấu trúc và vật liệu giàn phơi  phù hợp

b) Giàn phơi đặt cách mặt đất  phù hợp

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.2. Cách tiến hành

9.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm.

9.2.2. Phạm vi: Tất cả các bề mặt tiếp xúc trực tiếp (thớt, dao, thùng chứa, thau rổ, mặt bàn, bề mặt thiết bị...) với thuỷ sản và các thành phần phối chế tại khu vực sản xuất khô

9.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Quan sát kỹ các bề mặt, kể cả các mối nối, mối ghép giữa các bề mặt và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không bị ăn mòn, không gây độc, chịu được tác dụng của chất tẩy rửa và khử trùng.

- Các bề mặt và mối nối phải nhẵn, dễ làm vệ sinh hoặc được thiết kế để dễ tháo lắp khi làm vệ sinh.

- Giàn phơi phải đặt cách mặt đất ít nhất 0,5m.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của các bề mặt tiếp xúc trực tiếp sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 24.

10.  CÁC BỀ MẶT KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI SẢN PHẨM

  1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

10

QCVN 02-01

2.1.4.6; 2.1.5.1

2.1.5.4.b.c;

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

10. Các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (chân bàn, giá đỡ, bệ máy...)

a. Cấu trúc và vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh

b. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.2.    Cách tiến hành

10.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm.

10.2.2. Phạm vi: Tất cả các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (gầm bàn, chân bàn, giá đỡ, bề mặt thiết bị, vòi n­ước...).

10.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Quan sát kỹ các bề mặt (gầm bàn, chân bàn giá đỡ, bệ máy, hộp chứa mô tơ, hộp điều tốc...) và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Đ­ược làm bằng vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh và trong tình trạng bảo trì tốt.

- Với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU: các vật tiếp xúc không trực tiếp với sản phẩm (cán dao, bàn chải...) không đư­ợc phép dùng tre, gỗ.

11.  CHẤT THẢI

11.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

11

QCVN 02-01

2.1.4.2.a.ii

2.1.4.2.b,c,d,đ

2.1.5.2.b

2.1.10

2.1.12.2

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.8

PL.II Ch.VI

11. Chất thải:

11.1 Chất thải rắn (Phế liệu)

11.1.1. Dụng cụ thu gom phế liệu trong phân xưởng

a. Vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

11.1.2.Phương tiện chuyển phế liệu ra ngoài phân xưởng:

a. Kín nước, có nắp đậy

b. Cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

c. Chuyên dùng

11.1.3. Thùng, nhà chứa phế liệu ngoài phân xưởng

a. Kín, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11.2. Thoát nước nền

a. Đủ khả năng thoát nước

b. Có hố ga đúng cách

c. Không thấm, nhẵn, phẳng

d. Hệ thống thoát nước khu vực sản xuất không nối thông với hệ thống thoát nước khu vệ sinh

đ. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

11.2. Cách tiến hành

11.2.1. Yêu cầu:

- Hệ thống thu gom, vận chuyển và l­ưu giữ chất thải rắn (phế liệu) không lây nhiễm cho sản phẩm.

- Hệ thống thoát nước nền: không thấm nước, thoát nhanh, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; không tạo mối nguy lây nhiễm cho sản phẩm trong khu vực chế biến và không ảnh h­ưởng ngược từ môi tr­ờng ngoài vào phân xư­ởng.

11.2.2. Phạm vi:

- Hệ thống thu gom, vận chuyển và l­ưu giữ phế liệu trong và ngoài phân x­ưởng.

- Các đ­ường thoát nước, các hố ga ở tất cả các khu vực chế biến, các khu vực xử lý nước thải.

11.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra:

a. Xem xét và phỏng vấn (nếu cần) các hoạt động loại bỏ phế liệu để xác định sự thích hợp về cấu trúc, tính chuyên dùng đối với:

- Phư­ơng tiện thu gom, vận chuyển, l­ưu giữ phế liệu phải đ­ược làm bằng vật liệu bền, không thấm nư­ớc, dễ làm vệ sinh. Chúng phải đ­ược ghi rõ hoặc có dấu hiệu phân biệt với các thùng chứa khác (có thể phân biệt bằng màu sắc hoặc hình dạng).

- Dụng cụ thu gom phế liệu trong quá trình sản xuất phải có cấu trúc thích hợp, chuyên dùng cho mỗi loại phế liệu.

- Thùng vận chuyển phế liệu ra ngoài phân x­ưởng phải kín nước, có nắp, chuyên dùng và phải đ­ược làm vệ sinh và khử trùng trư­ớc khi đ­ưa trở lại khu vực sản xuất.

- Thùng chứa phế liệu ngoài phân x­ưởng phải kín n­ước, chuyên dùng, ngăn chặn sự xâm nhập của động vật gây hại, không gây ra mùi hôi cho môi tr­ường xung quanh.

- Nhà chứa phế liệu phải kín, cách biệt với khu chế biến và phải đ­ược thông gió riêng, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

b. Xem xét, kiểm tra sơ đồ và thực tế hệ thống thoát nước ở các khu vực, khi cần thiết có thể phỏng vấn thêm nhằm xác định:

- Mức độ thoát nước, mùi hôi..., của hệ thống nước thải, hố ga, nếu hố ga có nắp di động cần dời nắp để kiểm tra cấu trúc hố ga.

- Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh.

- Sự ảnh hưởng của hệ thống xử lý nước thải vào hệ thống xử lý nước chế biến.

Chú thích: Hiện trạng về động vật gây hại sẽ được xem xét, đánh giá trong nhóm chỉ tiêu số 14.

12. HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC, NƯỚC ĐÁ 

12.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

12

QCVN 02-01

2.1.1.3.a; 2.1.5.4.a

2.1.5.6;2.1.6; 2.1.7

(EC) 852/2004

PL.II Ch.VII.1,2,3

(EC) 853/2004 Đ3.2

98/83/EC A,B

12. Hệ thống cung cấp nước, nước đá:

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Đủ nước để sử dụng

c. Có kế hoạch kiểm soát chất lượng nước, nước đá và thực hiện đúng kế hoạch, phù hợp

d. Thiết lập và cập nhật sơ đồ hệ thống cung cấp nước

đ. Sản xuất, bảo quản, vận chuyển nước đá hợp vệ sinh

e. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

12.2. Cách tiến hành

12.2.1. Yêu cầu: Nước, nước đá sử dụng cho chế biến phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm.

12.2.2. Phạm vi

- Nguồn nước, thiết bị xử lý nước (hóa, lý, vi sinh), hồ chứa, tháp nước, đ­ường ống dẫn.

- Toàn bộ hệ thống cấp nước ở tất cả các khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất, ngoại trừ nước giải nhiệt, cứu hoả, nước làm vệ sinh bên ngoài khu vực sản xuất, nước xả nhà vệ sinh.

- Việc sản xuất trong nhà máy (kể cả thiết bị xay đá) hoặc nguồn cung cấp từ bên ngoài.

- Kho bảo quản đá, phương tiện vận chuyển và dụng cụ chứa đựng ở tất cả các công đoạn.

- Hồ sơ kiểm soát chất lượng nước, nước đá.

12.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, thực tế, phỏng vấn và lấy mẫu kiểm tra (khi cần) để xác định:

a. Đối với hệ thống cấp nước:

- Hệ thống cung cấp nước đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và không bị nhiễm bẩn từ bên ngoài hoặc có khả năng chảy ngư­ợc.

- Hệ thống cấp nước phải được nhận diện dễ dàng trên sơ đồ và thực tế đến từng vòi sử dụng.

- Kiểm tra trên hồ sơ và thực tế việc làm vệ sinh định kỳ hệ thống cung cấp nước.

- Kiểm tra hoạt động lấy mẫu và phân tích nước theo kế hoạch đã đề ra và đáp ứng QCVN 01:2009/ BYT. Riêng với các cơ sở sản xuất thủy sản xuất khẩu vào thị tr­ường EU phải đáp ứng Chỉ thị 98/83/EEC.

- Kiểm tra khả năng cung cấp nước đầy đủ và yêu cầu áp lực của hệ thống đối với từng khu vực.

- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị xử lý nước (nh­ư: thiết bị pha chlorine, thiết bị xử lý bằng ôzôn, hoặc đèn cực tím,...). Nếu nghi ngờ hiệu quả hệ thống, cần lấy mẫu kiểm chứng. Nồng độ chlorin của nước sử dụng chế biến sản phẩm xuất khẩu vào EU không v­ợt quá 1ppm.

 - Kiểm tra các hoạt động giám sát và l­u trữ hồ sơ về hệ thống cung cấp nước.

b. Đối với hệ thống cung cấp nước đá:

b.1. Nếu nước đá sản xuất ngay tại cơ sở:

- Được sản xuất từ nguồn nước đáp ứng các yêu cầu tại mục a nêu trên.

- Sản xuất, phương tiện vận chuyển và bảo quản nước đá đảm bảo an toàn vệ sinh nh­ư qui định tại nhóm chỉ tiêu số 8 và số 9 nêu trên.

- Bề mặt tiếp xúc của kho chứa nước đá và các kệ phải làm bằng vật liệu thích hợp, không rỉ sét, không thấm nước, không gây độc và dễ làm vệ sinh.

- Sắp xếp trong kho và thao tác xếp dỡ nước đá phải đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Hồ sơ về quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng nước đá phải được lưu trữ đầy đủ.

b.2. Nước đá từ nguồn cung cấp bên ngoài: Kiểm tra trên hồ sơ và thực tế (khi cần thiết) như­ quy định tại mục 12.2.3.b1.

13. HỆ THỐNG CUNG CẤP KHÔNG KHÍ NÉN VÀ HƠI NƯỚC

13.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

13

QCVN 02-01

2.1.9

2.1.8

2.7.3

(EC) 852/2004 PLII Ch.VII.5

13. Hệ thống cung cấp hơi nước, khí nén

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Hệ thống cung cấp hơi nước và khí nén phù hợp

c. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

13.2 Cách tiến hành

13.2.1. Yêu cầu: Khí nén và hơi nước sử dụng trong sản xuất không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm.

13.2.2. Phạm vi

a. Hệ thống sản xuất và/hoặc cung cấp khí nén trong nhà máy.

b. Nguồn cung cấp từ bên ngoài.

13.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế, hồ sơ quản lý và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Không khí nén, hơi nước và các khí khác tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với sản phẩm không được chứa dầu hoặc các chất độc hại khác và không làm nhiễm bẩn sản phẩm.

- Không khí nén phải qua phin lọc ở đầu vào. Phin lọc được đặt ở nơi sạch sẽ.

- Kiểm tra hồ sơ nguồn gốc và chất lượng đối với khí nén và hơi nước.

14. NGĂN CHẶN VÀ TIÊU DIỆT ĐỘNG VẬT GÂY HẠI

 14.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

Tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

14

QCVN 02-01

2.1.3.3

2.1.4.5.a,b,đ

2.1.12.3.a

2.1.12.1.e

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.2.c

PLII ChII.1.d

PLII ChVI.3

PL.II Ch.IX.4

 

14. Ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại

14.1. Ngăn chặn

a. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại trong phân xưởng

b. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại ngoài phân xưởng

c. Có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại

14.2. Tiêu diệt

a. Xây dựng kế hoạch phù hợp

b. Không có sự hiện diện của động vật gây hại

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

14.2.  Cách tiến hành

14.2.1. Yêu cầu: Ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại.

14.2.2. Phạm vi:

a. Các khu vực sản xuất và các khu vực phụ trợ.

b. Xung quanh phân xưởng kể từ hàng rào của nhà máy trở vào.

c. Hồ sơ kiểm soát.

14.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên hồ sơ (sơ đồ, kế hoạch tiêu diệt động vật gây hại); kiểm tra trên thực tế và kết hợp với phỏng vấn để xác định:

- Biện pháp ngăn chặn động vật gây hại:

+ Hệ thống lưới chắn tại các vị trí thông với bên ngoài; các khe, ngách, các vị trí khuất, khu chứa vật liệu bao gói, dụng cụ sắp xếp không ngăn nắp, thiết bị không sử dụng thường xuyên, các hố ga đối với các khu vực nêu tại 14.2.2.a.

+ Các bụi cây; hệ thống thoát nước hở; nơi có nước đọng; nơi tập trung phế liệu; rác thải đối với khu vực nêu ở mục 14.2.2.b

- Tiêu diệt động vật gây hại:

+ Kiểm tra sơ đồ, kế hoạch đặt bẫy, sử dụng thuốc tiêu diệt động vật gây hại. Các thủ tục kiểm soát và duy trì hoạt động đã đựơc phê duyệt trong SSOP.

+ Xem xét dấu hiệu sự hiện diện của động vật gây hại trong phân xưởng

15. KHU VỰC VỆ SINH CÔNG NHÂN

15.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

15

QCVN 02-01

2.1.11.4

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.3,6

 

 

15. Khu vực vệ sinh công nhân

a. Đủ số lượng

b. Trang thiết bị và bố trí thích hợp (bố trí các phòng, thiết bị, xả nước, giấy vệ sinh...)

c. Vị trí khu vực vệ sinh thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15.2. Cách tiến hành

15.2.1. Yêu cầu: Số lượng, vị trí và cấu trúc phù hợp

15.2.2. Phạm vi: Tất cả các khu vệ sinh trong phân x­ưởng.

15.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế, kết hợp với phỏng vấn để xác định:

- Số bồn cầu (hố xí) đủ lượng theo qui định riêng cho nam và nữ:

D­ưới 9 người:   1 bồn cầu

Từ 10-24 người:            2 bồn cầu

Từ 25-49 người:            3 bồn cầu

Từ 50-100 người:          5 bồn cầu

Trên 100 người, cứ 30 người thêm 01 bồn cầu.

- Cửa nhà vệ sinh không được mở trực tiếp vào khu vực chế biến.

- Trang thiết bị và bố trí nhà vệ sinh: bồn cầu, xả nước, giấy vệ sinh chuyên dùng, thùng chứa rác có nắp đậy, đủ lượng, thuận tiện, hoạt động bình thư­ờng.

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của nhà vệ sinh sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu số 24.

16. BẢO HỘ LAO ĐỘNG

16.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

16

QCVN 02-01

2.1.11.3

2.1.14.2

QCVN 02-05

2.4

(EC) 852/2004

PLII ChI.9

PL.II Ch.VIII.1

16. Bảo hộ lao động (BHLĐ)
16.1. Trang bị BHLĐ

a. Đủ số lượng và chủng loại

b. Tổ chức giặt BHLĐ phù hợp

c. Bảo hộ lao động sạch sẽ, không rách

16.2. Phòng thay BHLĐ

a. Có phòng thay BHLĐ

b. Có phân biệt khu vực thay BHLĐ cho công nhân làm việc tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau

c. Bố trí, vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16.2. Cách tiến hành

16.2.1. Yêu cầu

- Đủ số lượng và chủng loại bảo hộ lao động theo quy định.

- Hợp vệ sinh, bố trí vị trí thích hợp.

- Có phòng thay BHLĐ riêng cho công nhân khu vực xử lý thủy sản ăn liền.

16.2.2. Phạm vi

a. Các phòng thay bảo hộ lao động.

b. Phòng giặt, nơi phơi, nơi bảo quản và cấp phát bảo hộ lao động.

c. Bảo hộ lao động của công  nhân đang sản xuất.

16.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên thực tế, hồ sơ và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Số lượng và chủng loại trang bị bảo hộ lao động trong các khu vực nh­ư qui định.

- Tình trạng vệ sinh của bảo hộ lao động đang sử dụng.

- Sự tách biệt giữa BHLĐ và tư­ trang quần áo, giầy dép th­ường trong phòng thay bảo hộ; sự tách biệt giữa khu vực thay, l­ưu giữ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc ở các khu vực có độ rủi ro khác nhau (tiếp nhận nguyên liệu, chế biến). Kiểm soát việc sử dụng bảo hộ lao động theo qui định.

- Giặt và quản lý BHLĐ theo qui định.

- Sự phân biệt BHLĐ dùng cho công nhân khu vực sản xuất hàng ăn liền với các khu vực khác; khu vực thay BHLĐ riêng cho khu vực sản xuất hàng ăn liền.

17. KHO LẠNH VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN LẠNH

17.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

17

QCVN 02-01

2.1.5.5

2.1.5.7

2.3.1

QCVN 02-05

2.5.2

 

(EC) 852/2004

PLII ChIV.3,5,7

PL.II Ch.IX 5

(EC) 853/2004

PL.III M.VIII Ch.III.B

ChVII.2

ChVIII.1,2

 

17.Kho bảo quản và phương tiện vận chuyển:

17.1. Kho lạnh

a. Duy trì ở nhiệt độ thích hợp

b. Có nhiệt kế tự ghi

c. Có biểu đồ nhiệt độ đúng cách

d. Đầu cảm nhiệt đặt sai vị trí

đ. Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh phù hợp

17.2. Kho bảo quản thành phẩm khô

Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh phù hợp

17.3. Phương tiện vận chuyển đảm bảo vệ sinh

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17.2. Cách tiến hành

17.2.1. Yêu cầu

- Kho lạnh/container, xe lạnh (nếu có) phải đảm bảo duy trì nhiệt độ sản phẩm -18 0C  hoặc thấp hơn và được kiểm soát một cách hữu hiệu.

- Kho lạnh, kho bảo quản thành phẩm khô, phương tiện vận chuyển phải có phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh phù hợp.

17.2.2. Phạm vi: Tất cả kho lạnh/container, xe lạnh (nếu có) bao gồm cả kho hàng lẻ, kho bảo quản thành phẩm khô và phương tiện vận chuyển sản phẩm.

17.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra trên thực tế, đo nhiệt độ và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Kho lạnh đảm bảo nhiệt độ sản phẩm đạt -18 0C hoặc thấp hơn, trừ thời gian xả tuyết hoặc xuất, nhập hàng.

- Kho lạnh phải có nhiệt kế tự ghi giám sát nhiệt độ. Trong tr­ường hợp nhiệt kế tự ghi bị hỏng phải thực hiện ghi chép nhiệt độ kho 2 giờ/lần và thể hiện trên biểu đồ.

- Việc sắp xếp sản phẩm; tình trạng vệ sinh và đối lưu không khí trong kho lạnh.

- Sử dụng kho đúng mục đích.

- Kho bảo quản thành phẩm khô: Sạch sẽ, có hệ thống thông gió, kín (có trần), đảm bảo côn trùng, động vật gây hại không thể xâm nhập.

- Phương tiện vận chuyển: khoang chứa hàng phải sạch, che kín trong quá trình vận chuyển.

18. BAO GÓI, BẢO QUẢN BAO BÌ

18.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

18

QCVN 02 01

2.1.5.8

2.1.12.1.b

(EC)852/2004

PL.II Ch.X.2

18. Bao gói, bảo quản bao bì

18.1. Bao gói

a. Có khu vực bao gói riêng biệt

b. Vật liệu bao gói phù hợp

18.2. Bảo quản bao bì

a. Có kho riêng để chứa bao bì

b. Phương pháp bảo quản, vận chuyển phù hợp

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

18.2. Cách tiến hành

18.2.1. Yêu cầu

- Có kho riêng để chứa bao bì, có khu vực bao gói riêng, vật liệu bao gói phù hợp.

- Bao bì phải được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện hợp vệ sinh.

18.2.2. Phạm vi

- Kho bảo quản bao bì, khu vực chứa bao bì trung gian, thùng chứa bao bì, phương tiện vận chuyển bao bì tại xí nghiệp, kể cả bao bì ch­ưa in nhãn.

- Khu vực bao gói, dụng cụ hàn túi, đai nẹp, thùng carton.

18.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Khu vực bao gói chỉ dành riêng cho hoạt động bao gói sản phẩm. Sản phẩm ăn liền phải được bao gói ở khu vực tách biệt khu vực bao gói các sản phẩm khác.

- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thuỷ sản phải bảo đảm an toàn thực phẩm:

+ Không có khả năng nhiễm vào sản phẩm những chất có hại cho người sử dụng.

+ Đủ bền, chắc để bảo vệ sản phẩm khỏi bị lây nhiễm.

- Có kho riêng để bảo quản bao bì. Khu vực chứa bao bì trung gian phải đảm bảo tránh các nguồn lây nhiễm.

- Sắp xếp trong kho hợp lý (đảm bảo cự ly cách t­ường, cách nền, cách trần, hành lang vận chuyển và sự phân tách giữa các lô bao bì).

- Phương tiện vận chuyển bao bì của cơ sở không là nguồn lây nhiễm cho bao bì.

- Tình trạng vệ sinh của bao bì.

19. GHI NHÃN VÀ TRUY XUẤT

19.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

19

QCVN 02-01

2.6.4; 2.2.2

QCVN 02-05

2.5.1

QCVN 02-02

2.3.9

(EC) 178/2002

Đ 18.3

(EC) 853/2004 PL II, M.I

PL III M.VIII ChVI.1

PL.II Ch.X.1,3,4

2000/13/EC

19. Ghi nhãn và truy xuất

19.1. Ghi nhãn

a. Có đầy đủ thông tin

b. Ghi nhãn đúng cách

19.2. Truy xuất, thu hồi/xử lý

a. Thiết lập đầy đủ thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

b.  Thực hiện đầy đủ các thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

95/2/EC

* Ghi nhãn thông tin phụ gia thực phẩm:

a. Ghi đầy đủ thông tin thành phần phụ gia sử dụng trong chế biến sản phẩm

b. Ghi nhãn đúng quy định

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

19.2. Cách tiến hành:

19.2.1. Yêu cầu:

- Ghi nhãn đầy đủ và đúng cách.

- Xây dựng và tuân thủ các thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

19.2.2. Phạm vi:

- Thông tin trên vỏ hộp, trên nhãn dán, bao bì và các vị trí khác (nếu có)

- Hồ sơ quy định thủ tục truy xuất của cơ sở

19.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Ghi nhãn phải đầy đủ thông tin theo qui định hiện hành của Việt Nam, nước nhập khẩu và các thông tin phải chính xác.

- Các thông tin ghi trên nhãn phải phù hợp với sản phẩm bên trong. 

- Tính đầy đủ và hợp lý của thủ tục truy xuất nguồn gốc, việc thực hiện trên thực tế

20. HOÁ CHẤT, PHỤ GIA

20.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

20

QCVN 02-01

2.1.13

2.1.11.5.đ

2.1.12.4.d

2.1.12.3.b

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

95/2/EC

20. Hóa chất, phụ gia

20.1. Hoá chất, phụ gia dùng cho chế biến

a. Được phép sử dụng, rõ nguồn gốc và nằm trong giới hạn cho phép sử dụng

b. Sử dụng, bảo quản không đúng cách

20.2. Hoá chất tẩy rửa, khử trùng và diệt động vật gây hại

a. Được phép sử dụng và có nguồn gốc rõ ràng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

20.2. Cách tiến hành

20.2.1. Yêu cầu

- Hoá chất, phụ gia được phép sử dụng, có nguồn gốc rõ ràng và không v­ượt quá giới hạn cho phép.

- Sử dụng, bảo quản theo qui định và chỉ dẫn của nhà cung cấp.

20.2.2. Phạm vi

- Kho bảo quản, thùng, tủ, ngăn chứa hoá chất, phụ gia

- Việc sử dụng trong thực tế

- Hồ sơ quản lý và sử dụng.

20.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên hồ sơ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Sự tách biệt trong bảo quản và sử dụng các loại hoá chất, phụ gia khác nhau.

- Sự đầy đủ các thông tin ghi trên nhãn các loại hoá chất: tên th­ương mại, tên nhà cung cấp, chỉ dẫn bảo quản, sử dụng của nhà cung cấp, thành phần, thời hạn sử dụng.

- Thực tế bảo quản và sử dụng hoá chất trong sản xuất.

21. MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

21.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

21

QCVN 02-01
2.1.1.1

2.1.2

2.1.3.1

QCVN 02-05

2.1.3.b

 

21. Môi trường xung quanh

a. Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng vào nhà máy

b. Môi trường xung quanh nhà máy không ảnh hưởng vào phân xưởng chế biến

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

21.2. Cách tiến hành:

21.2.1. Yêu cầu: Môi trường xung quanh không ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh an toàn của phân xưởng chế biến, khu vực phơi và sân phơi 

21.2.2. Phạm vi: Vị trí của nhà máy, bên ngoài và bên trong tường rào nhà máy và phân xưởng chế biến

21.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Khuôn viên nhà máy so với các khu vực tập trung chất thải, nơi sản xuất có nhiều khói bụi, mùi hôi, khu vực bảo quản hoá chất, chăn nuôi gia súc, khu vực tù đọng chất thải.

- Tường rào xung quanh nhà máy ngăn chặn đựơc sự qua lại của gia súc, vật nuôi.

-  Nhà máy không bị ngập nước

-  Không có các nơi tù đọng, ô nhiễm.

- Đường đi nội bộ, cống rãnh thoát nước, nơi tập trung rác thải không là nguồn lây nhiễm vào phân xưởng sx.

- Sân phơi cách xa đường giao thông, không bị ảnh hưởng của khói bụi, khí thải hoặc nguồn ô nhiễm

22. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

 22.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

22

QCVN 02-01

2.1.14.1.c

2.4

QCVN 02-02

2.3.2,3

2.3.10

2.3.12

 

 

(EC) 852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

22. Điều kiện đảm bảo của hệ thống quản lý chất lượng (QLCL)

22.1. Cơ cấu tổ chức

a. Có lực lượng đủ năng lực và chuyên trách

b. Được giao đủ thẩm quyền

22.2. Các điều kiện đảm bảo

a. Đủ căn cứ pháp lý để triển khai hệ thống QLCL

b. Có trang thiết bị cần thiết để thực hiện QLCL đầy đủ và phù hợp

c. Cán bộ QLCL được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

22.2 Cách tiến hành

22.2.1. Yêu cầu: Cơ cấu tổ chức và điều kiện đủ để thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng.

22.2.2. Phạm vi

- Tổ chức và năng lực hoạt động của đội ngũ QLCL, các hồ sơ có liên quan.

- Văn bản, hồ sơ, tài liệu, trang thiết bị liên quan đến hoạt động QLCL.

- Phòng kiểm nghiệm (nếu có).

22.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

- Xem xét hồ sơ, kiểm tra trang thiết bị và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Đội ngũ QLCL chuyên trách, có đủ năng lực và được giao đủ thẩm quyền.

- Hồ sơ được thiết lập đầy đủ và cập nhật chính xác.

- Có đầy đủ các văn bản pháp lý, hồ sơ, tài liệu để thực hiện QLCL.

- Trang thiết bị, dụng cụ để thực hiện kiểm soát

- Kế hoạch đào tạo và việc thực hiện kế hoạch đào tạo.

23.  CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

23.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

23

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-05

(EC)852/2004 Đ.5

(EC)853/2004 PLII,M.II; M.III

2073/2005/EC

2074/2005/EC

23. Xây dựng chương trình QLCL

a. Có đầy đủ chương trình QLCL

b. Phù hợp với qui định và thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

23.2 Cách tiến hành

23.2.1. Yêu cầu: Ch­ương trình quản lý chất lượng phải phù hợp với qui định và thực tế.

23.2.2. Phạm vi: Chư­ơng trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP; các văn bản pháp lý, hồ sơ tài liệu có liên quan đến sản phẩm, nhóm sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp.

23.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét toàn bộ chư­ơng trình, kiểm tra đối chiếu với toàn bộ các văn bản pháp lý hoặc phỏng vấn nếu thấy cần thiết để xác định:

- Hồ sơ được thiết lập đầy đủ và phù hợp.

- Ch­ương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP được xây dựng phù hợp với qui định và thực tế.

24.  THỰC HIỆN GMP, SSOP VÀ HACCP

24.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

24

QCVN 02-01

QCVN02-02

QCVN 02-05

 

(EC) 852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

24. Thực hiện chương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP

a. Bố trí điều hành sản xuất hợp lý

b. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách các thông số kỹ thuật được qui định trong GMP, SSOP

c. Thao tác của công nhân đúng cách

d. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị đúng cách

đ. Duy trì tốt điều kiện vệ sinh chung

e. Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách

g. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách sức khỏe công nhân

h. Thực hiện đúng cách việc giám sát tại điểm kiểm soát tới hạn

i. Thực hiện đầy đủ và kịp thời hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

24.2 Cách tiến hành

24.2.1. Yêu cầu: Ch­ương trình quản lý chất lượng phải được thực hiện theo đúng qui định đã đề ra.

24.2.2. Phạm vi: Toàn bộ hồ sơ liên quan đến xây dựng và thực hiện GMP, SSOP, HACCP và thực tế áp dụng chư­ơng trình trong sản xuất.

24.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, đối chiếu với thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định sự tuân thủ về:

- Việc bố trí sản xuất, trang thiết bị chế biến, phân phối nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.

- Phân công nhiệm vụ lực lượng kiểm soát chất lượng và hoạt động của họ trong thực tế.

- Việc duy trì chế độ kiểm soát nhiệt độ bán thành phẩm và thời gian sản xuất; tuân thủ các qui định trong SSOP.

- Các thao tác của công nhân (có thể dẫn tới dập nát, nhiễm bẩn sản phẩm hoặc làm chậm thời gian sản xuất).

- Hoạt động vệ sinh nhà x­ưởng, trang thiết bị (bao gồm cả dụng cụ, trang thiết bị bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu tại nơi tiếp nhận nguyên liệu của doanh nghiệp) và kết quả thực hiện.

- Điều kiện vệ sinh chung theo qui định (không để chó, mèo vào khu vực sản xuất, không hút thuốc lá, khạc nhổ ... trong phân x­ưởng

- Thực hiện chế độ kiểm tra sức khoẻ công nhân (hồ sơ sức khoẻ công nhân, việc thực hiện kiểm soát sức khoẻ công nhân.

- Hoạt động kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn và việc ghi chép số liệu theo hệ
thống mẫu biểu đã quy định trong ch­ơng trình

- Thực hiện hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm.

25.  HOẠT ĐỘNG THẨM TRA

25.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

25

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-05

 

(EC)852/2004

Đ.5 2f

 

25. Hoạt động thẩm tra

a. Thực hiện đúng cách việc thẩm tra hồ sơ giám sát

b. Thực hiện đầy đủ kế hoạch lấy mẫu thẩm tra

c. Thực đúng cách việc hiệu chuẩn thiết bị giám sát

d. Thực hiện theo kế hoạch thẩm tra và  điều chỉnh chương trình khi  cần thiết

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

25.2 Cách tiến hành

25.2.1. Yêu cầu: Đảm bảo ch­ương trình quản lý chất lượng phù hợp và được thực hiện có hiệu quả.

25.2.2. Phạm vi: Hồ sơ, thiết bị, dụng cụ giám sát.

25.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn để đánh giá:

- Biện pháp thẩm tra của doanh nghiệp

- Hồ sơ giám sát (độ chính xác và được thực hiện bởi người có thẩm quyền).

- Kế hoạch lấy mẫu và việc thực hiện.

- Hoạt động hiệu chuẩn thiết bị đo

- Kế hoạch thẩm tra, việc thực hiện kế hoạch thẩm tra và việc điều chỉnh.

26.  HỒ SƠ

26.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

26

QCVN 02-02

2.1

2.2.8

QCVN 02-01

2.2

(EC) 852/2004

Đ.5.2.g

Đ.5.4

 

26. Hồ sơ

26.1. Hồ sơ Quản lý nguyên liệu

a. Có  đầy đủ hồ sơ các đơn vị cung cấp nguyên liệu

b. Hồ sơ đủ độ tin cậy

26.2. Hồ sơ chương trình QLCL

a. Có thiết lập hồ sơ

b. Hồ sơ đầy đủ

c. Hồ sơ đủ độ tin cậy

d. Dễ truy cập

đ. Thời gian lưu trữ đúng qui định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

26.2 Cách tiến hành

26.2.1. Yêu cầu: Hồ sơ đầy đủ, chính xác và dễ truy cập

26.2.2. Phạm vi: Toàn bộ hồ sơ liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng

26.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu có thể) và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

a. Tính đầy đủ và tin cậy của hồ sơ quản lý nguyên liệu, bao gồm:

- Danh sách các đại lý chính cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp (tên, địa chỉ, số điện thoại của đại lý nếu có).

- Hợp đồng, cam kết,... về chủng loại, xuất xứ, phương thức bảo quản, phương tiện vận chuyển của đại lý cung cấp nguyên liệu với doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp EU phải có đủ hồ sơ chứng minh điều kiện đảm bảo ATVS của đại lý cung cấp nguyên liệu được kiểm soát (thông qua cơ quan thẩm quyền địa phương hoặc tự doanh nghiệp).

- Hoạt động giao nhận, điều kiện bảo quản nguyên liệu của đại lý cung cấp nguyên liệu tại nơi nhận nguyên liệu của Doanh nghiệp.

b. Hồ sơ chương trình quản lý chất lượng:

- Hồ sơ tiếp nhận và kiểm soát chất lượng nguyên liệu của Doanh nghiệp.

- Việc thực hiện các thủ tục truy xuất trong thực tế.

- Tính đầy đủ của các loại hồ sơ (các văn bản pháp lý, tài liệu tham chiếu, ch­ương trình GMP, SSOP, kế hoạch HACCP, hồ sơ giám sát, thẩm tra, hành động sửa chữa,...).

- Mức độ tin cậy của các loại hồ sơ (thực hiện đúng so với kế hoạch, các kết quả ghi chép phù hợp hiện trạng sản xuất, không có dấu hiệu nguỵ tạo hồ sơ).

L­ưu trữ hồ sơ dễ truy cập (được sắp xếp theo chủ đề, trình tự qui trình và trình tự thời gian).

Thời gian l­ưu trữ hồ sơ theo đúng qui định (2 năm).

 

Biểu mẫu 4b

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

..........................................................................

..........................................................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

 

BIỂU MẪU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ HỘP THỦY SẢN

_________________________

 

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên cơ sở:................................................................................................................................................................

2. Địa chỉ:                                                                                                                                                                      

3. Giấy đăng ký kinh doanh số:............................... ................................. ngày cấp.............................nơi cấp.................................................................

4. Số điện thoại: Số Fax (nếu có): 

5. Mã số (nếu có):                                                                                                                                                               

6. Mặt hàng :                                                                                                                                                                    

7. Ngày kiểm tra:                                                                                                                                                                      

8. Hình thức kiểm tra:                                                                                                                                                                      

9. Thành phần Đoàn kiểm tra:

1) ........................................................................................................................................

2) ............................................................................................................. ........................................................................................................................................................

3) ............................................................................................................. ........................................................................................................................................................

10. Đại diện cơ sở:                    

1) ........................................................................................................ ........................................................................................................................................................

2) ......................................................................................................................................

II. CHỈ TIÊU KIỂM TRA VÀ KẾT QUẢ:

 

Nhóm chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn

khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm trọng

(Se)

QĐ VN

QĐ EU

1

QCVN 02-01

2.1.3.2,4,5

2.1.4.2.e

2.1.4.6.b,c;

2.1.4.7.d

2.1.5.1.d,đ

2.1.11.5.b;

2.1.12.1.b

 (EC) 852/2004

PL.II  Ch I.2,8; ChIX.8;ChV.1.d

 

1. Bố trí  mặt bằng, nhà xưởng, trang thiết bị

a. Không có khả năng hiện thực lây nhiễm cho sản phẩm

b. Thuận lợi cho việc chế biến và làm vệ sinh

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

2

QCVN 02-01

2.1.4.1;

2.1.4.2.a.i

2.1.4.6.a;2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.a

2. Nền phân xưởng chế biến và các khu vực phụ trợ

a. Không bị thấm nước

b. Nhẵn, phẳng, có độ dốc thích hợp

c. Nơi tiếp giáp giữa tường và nền có độ cong

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

3

QCVN 02-01

2.1.4.3;2.1.4.4

2.1.4.5.g

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.b

 PL.II Ch.II.1.c

3. Tường, trần

a. Kín

b. Màu sáng

c. Dễ làm vệ sinh khử trùng

d. Tường không bị thấm nước

đ. Mặt trên của vách lửng có độ nghiêng phù hợp

e. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

4

QCVN 02-01

2.1.4.5

2.1.5.4.b

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II ChII 1.d,e

4. Cửa

a. Bằng vật liệu bền, không bị thấm nước

b. Kín

c. Dễ làm vệ sinh

d. Gờ cửa sổ có độ nghiêng

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

QCVN 02-01

2.1.4.7.a,b,c

2.1.10.3 ;

2.1.11.3.v

2.1.11.4.a.iii

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

5. Hệ thống thông gió

a. Không có ngưng tụ hơi nước, mùi hôi, khói trong phân xưởng

b. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

a. Có hệ thống thông gió cho khu vực vệ sinh

b. Hệ thống thông gió thiết kế phù hợp, dễ làm vệ sinh

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

6

QCVN 02-01:

2.1.4.8;2.1.5.1.đ

2.1.11.3.b.v

2.1.11.4.a.iii

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I 7

6. Hệ thống chiếu sáng

a. Đủ ánh sáng

b. Có chụp đèn ở những nơi cần thiết

c. Dễ làm vệ sinh

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

7

QCVN 02-01

2.1.11.1,2

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

7. Phương tiện rửa, vệ sinh và khử trùng:

7.1. Đối với công nhân

a. Đủ số lượng

b. Không dùng vòi nước vận hành bằng tay

c. Có xà phòng nước

d. Dụng cụ làm khô tay phù hợp

đ. Bồn chlorine nhúng ủng trước khi vào phân xưởng phù hợp

e. Vị trí lắp đặt phù hợp

g. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.4

h. Có trang bị hệ thống nước nóng ở những nơi cần thiết

 

 

[    ]

 

 

 

 

QCVN 02-01:

2.1.11.5.a,b,c,d 2.1.11.6

 2.1.5.4.b; 2.1.8.1

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.II. 2

7.2. Đối với nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến

a. Phương tiện làm vệ sinh đầy đủ, chuyên dùng, bảo quản đúng cách

b. Vật liệu và cấu trúc thích hợp

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

8

QCVN 02-01

2.1.5.1,5.2.a,5.3

2.1.5.4.a

2.1.12.2;2.3.1.3

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.IICh.V.1.b;c

8. Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm  (thớt, dao, thùng chứa, thau, rổ, mặt bàn....)

a. Vật liệu phù hợp

b.Cấu trúc, các mối nối, bề mặt nhẵn, kín, dễ làm vệ sinh

c. Dụng cụ chuyên dùng

d. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

9

QCVN 02-01:

2.1.4.6; 2.1.5.1

2.1.5.4.b.c;

2.1.12.2

 (EC)852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II Ch.V.1.b;c

9. Các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (chân bàn, giá đỡ, bệ máy...)

a. Cấu trúc và vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh

b. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

10

QCVN 02-01:

2.1.4.2.a.ii

2.1.4.2.b,c,d,đ

2.1.5.2.b

2.1.10;2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.8

PL.II Ch.VI

 

 

10. Chất thải:

10.1 Chất thải rắn (Phế liệu)

10.1.1.Dụng cụ thu gom phế liệu trong phân xưởng:

a. Vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

10.1.2.Phương tiện chuyển phế liệu ra ngoài phân xưởng:

a. Kín nước, có nắp đậy

b. Cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

c. Chuyên dùng

 

10.1.3.Thùng, nhà chứa phế liệu ngoài phân xưởng:

a. Kín, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.2.Thoát nước nền

a. Đủ khả năng thoát nước

b. Có hố ga đúng cách

c. Nhẵn, phẳng, không thấm nước

d. Hệ thống thoát nước khu vực sản xuất không nối thông với hệ thống thoát nước khu vệ sinh

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

11

QCVN 02-01:

2.1.1.3.a; 2.1.5.4.a

2.1.5.6 ;2.1.6; 2.1.7 

(EC)852/2004

PL.IICh.VII.1,2,3, 4, 5,6

(EC)853/2004 Đ3.2

98/83/EC

11. Hệ thống cung cấp nước, nước đá:

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Đủ nước để sử dụng

c. Có kế hoạch kiểm soát chất lượng nước, nước đá và thực hiện đúng kế hoạch, phù hợp

d. Thiết lập và cập nhật sơ đồ hệ thống cung cấp nước

đ. Sản xuất, bảo quản, vận chuyển nước đá hợp vệ sinh

e. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

12

QCVN 02-01:

2.1.8; 2.1.9

12. Hệ thống cung cấp hơi nước, khí nén

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Hệ thống cung cấp hơi nước và khí nén phù hợp

c. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

13

QCVN 02-01:

2.1.5.8

2.1.12.1.b

QCVN 02-04

2.4

(EC)852/2004 PLII ChX

13.1. Chất lượng vỏ hộp:

13.1.1. Hồ sơ:

a. Có hồ sơ kiểm soát chất lượng cho từng lô vỏ hộp

b. Hồ sơ đầy đủ, đủ độ tin cậy

13.1.2. Bảo quản, vận chuyển:

a. Có khu vực bảo quản riêng, phù hợp

b. Bảo quản, vận chuyển đúng cách

13.2. Rửa vỏ hộp:

a. Có biện pháp kiểm tra, loại bỏ vỏ hộp có khuyết tật

b. Rửa hộp đúng qui định

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

14

QCVN 02-04

2.7; 2.8

(EC)852/2004 PLII, ChV.1

14.1. Máy ghép mí, rửa hộp sau ghép mí:

a. Máy ghép mí đủ công suất.

b. Biện pháp rửa hộp phù hợp

14.2 Kiểm tra mí ghép

a. Xây dựng quy định phù hợp về việc kiểm tra hiệu chỉnh thiết bị và kiểm soát mí ghép 

b. Tần suất, biện pháp thực hiện thích hợp

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

15

QCVN 02-04

2.9; 2.10; 2.11.1

 

(EC)852/2004 PLII ChV.2

PLII ChXI

15. Thanh trùng, làm nguội:

15.1. Thiết bị thanh trùng

Có hồ sơ khảo sát phân bố nhiệt độ bên trong nồi thanh trùng

15.2. Thiết bị kiểm soát họat động thanh trùng (nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế tự ghi, đồng hồ đo áp suất...):

a. Đầy đủ và kiểu loại phù hợp

b. Biểu đồ nhiệt độ, thời gian đầy đủ

c. Kiểm định, hiệu chỉnh đúng qui định, đúng cách

15.3. Xử lý sau thanh trùng

a. Nhiệt độ tâm sản phẩm sau làm nguội đúng qui định

b. Có biện pháp phân biệt lô hộp đã thanh trùng

c. Kiểm soát nước làm lạnh đúng cách

d. Đồ hộp sau khi làm nguội được xử lý và bảo quản phù hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

16

QCVN 02-04

2.11.2,3

2.14.1,2

(EC)852/2004

PLII ChXI.2,3

16.1. Trắc nghiệm ủ

a.  Có thực hiện

b. Thực hiện đúng theo qui định

c. Thực hiện đúng thủ tục

16.2. Bảo ôn

a. Điều kiện bảo ôn đúng qui định

b. Sắp xếp lẫn lộn và thông tin để phân biệt các lô sản phẩm khác nhau

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

17

QCVN 02-01:

2.1.3.3

2.1.4.5.a,b,đ, g

2.1.12.3.a

2.1.12.1.e

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.2.c

PLII ChII.1.d

PLII ChVI.3

PL.II Ch.IX.4

17. Ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại

17.1. Ngăn chặn

a. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại trong phân xưởng

b. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại ngoài phân xưởng

c. Có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại

17.2. Tiêu diệt

a. Xây dựng kế hoạch phù hợp

b. Không có sự hiện diện của động vật gây hại

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

18

QCVN 02-01:

2.1.11.4

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.3,6

18. Khu vực vệ sinh công nhân

a. Đủ số lượng

b. Trang thiết bị và bố trí thích hợp (bố trí các phòng, thiết bị, xả nước, giấy vệ sinh...)

c. Vị trí khu vực vệ sinh thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

19

QCVN 02-01

2.1.11.3

2.1.12.1.b

2.1.12.2

2.1.14.2

(EC) 852/2004

PLII ChI.9

PL.II Ch.VIII.1

19. Bảo hộ lao động (BHLĐ)
19.1. Trang bị BHLĐ

a. Đủ số lượng và chủng loại

b. Tổ chức giặt BHLĐ phù hợp

c. Bảo hộ lao động sạch sẽ, không rách

19.2. Phòng thay BHLĐ

a. Có phòng thay BHLĐ

b. Có phân biệt khu vực thay BHLĐ cho công nhân làm việc tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau

c. Bố trí, vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 [    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

20

QCVN 02-01

2.1.5.5; 2.3.2

(EC)852/2004

PLII ChIV.3,5,7

PLII ChV.2

PL.II Ch.IX 5

(EC)853/2004

PL.III M.VIII Ch.III.B

PLIII MVIII ChVII.2

PLIII MVIII ChVIII.1,2

20.1. Kho lạnh

a. Duy trì ở nhiệt độ thích hợp

b. Có nhiệt kế tự ghi

c. Có biểu đồ nhiệt độ đúng cách

d. Đầu cảm nhiệt đặt đúng vị trí

đ. Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh phù hợp

20.2. Phương tiện vận chuyển lạnh

a. Duy trì ở nhiệt độ thích hợp

b. Đảm bảo vệ sinh

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

21

QCVN 02 04

2.12

QCVN 02-01

2.6.4.3; 2.2.2

QCVN 02-02

2.3.9

(EC) 178/2002 Đ.18.3

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

21. Ghi nhãn và truy xuất

21.1. Ghi nhãn

a. Có đầy đủ thông tin

b. Ghi nhãn đúng cách

21.2. Truy xuất, thu hồi/xử lý

a. Thiết lập đầy đủ thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

b. Thực hiện đầy đủ các thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

22

QCVN 02 01

2.1.5.8; .1.12.1.b

(EC)852/2004

PL.II Ch.X.2

22. Bảo quản, vận chuyển bao bì

a. Có khu vực riêng để chứa bao bì

b. Phương pháp bảo quản, vận chuyển phù hợp

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

QCVN 02-01

2.1.11.5.đ

2.1.12.4.d

2.1.12.3.b

2.1.13

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

95/2/EC

 

23. Hóa chất, phụ gia

23.1. Hoá chất, phụ gia dùng cho chế biến

a. Được phép sử dụng, rõ nguồn gốc và nằm trong giới hạn cho phép sử dụng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

23.2. Hoá chất tẩy rửa, khử trùng và diệt động vật gây hại

a. Được phép sử dụng và có nguồn gốc rõ ràng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

24

QCVN 02-04

2.13

24. Kho bảo quản thành phẩm

a. Điều kiện bảo quản thích hợp

b. Sắp xếp không đúng cách

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

25

QCVN 02-01
2.1.1.1

2.1.2

2.1.3.1

25. Môi trường xung quanh

a. Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng vào nhà máy

b. Môi trường xung quanh nhà máy không ảnh hưởng vào phân xưởng chế biến

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

26

QCVN 02-01

2.1.14.1.c

2.4

QCVN 02-02

2.3.2,3

2.3.10

2.3.12

(EC) 852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

26. Điều kiện đảm bảo của hệ thống quản lý chất lượng (QLCL)

26.1. Cơ cấu tổ chức

a. Có lực lượng đủ năng lực và chuyên trách

b. Được giao đủ thẩm quyền

26.2. Các điều kiện đảm bảo

a. Đủ căn cứ pháp lý để triển khai hệ thống QLCL

b. Có trang thiết bị cần thiết để thực hiện QLCL đầy đủ và phù hợp

c. Cán bộ QLCL được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

27

QCVN 02-01

QCVN 02-02

QCVN 02-04

(EC)852/2004 Đ.5

(EC)853/2004 PLII,M.II; M.III

2073/2005/EC

2074/2005/EC

 

27. Xây dựng chương trình QLCL

a. Có đầy đủ chương trình QLCL

b. Phù hợp với qui định và thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

28

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-04

 

(EC)852/2004

(EC)853/2004

2073/2005/EC

2074/2005/EC

 

28. Thực hiện chương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP

a. Bố trí điều hành sản xuất hợp lý

b. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách các thông số kỹ thuật được qui định trong GMP, SSOP

c. Thao tác của công nhân đúng cách

d. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị đúng cách

đ. Duy trì tốt điều kiện vệ sinh chung

e. Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách

g. Kiểm soát đúng chế độ sức khỏe công nhân

h. Thực hiện đúng cách việc giám sát tại điểm kiểm soát tới hạn

i. Thực hiện đầy đủ và kịp thời hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

29

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-04

 

(EC)852/2004

Đ.5 2f

 

29. Hoạt động thẩm tra

a. Thực hiện đúng cách việc thẩm tra hồ sơ giám sát

b. Thực hiện đầy đủ kế hoạch lấy mẫu thẩm tra

c. Thực đúng cách việc hiệu chuẩn thiết bị giám sát

d. Thực hiện kế hoạch thẩm tra và  điều chỉnh chương trình khi  cần thiết

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

30

QCVN 02-02

2.1

2.2.8

QCVN 02-01

2.2

 (EC) 852/2004

Đ.5.2.g

Đ.5.4

 

30. Hồ sơ

30.1. Hồ sơ Quản lý nguyên liệu

a. Có  đầy đủ hồ sơ các đơn vị cung cấp nguyên liệu

b. Hồ sơ đủ độ tin cậy

30.2. Hồ sơ chương trình QLCL

a. Có thiết lập hồ sơ

b. Hồ sơ đầy đủ

c. Hồ sơ đủ độ tin cậy

d. Dễ truy cập

đ. Thời gian lưu trữ đúng qui định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 [    ]

 [    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

Tổng cộng:

30 nhóm chỉ tiêu

Theo qui định Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

Theo qui định EU

 

 

 

 

 

 

 

III. CÁC NHÓM CHỈ TIÊU KHÔNG ĐÁNH GIÁ VÀ LÝ DO:

............................................................................................................................................................................................................................................................

IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

............................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................................

V. KẾT LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ATTP CỦA CƠ SỞ:……………………………………………………………..……………………………..

............................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................................

VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

............................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................................

            ....................., ngày        tháng         năm                                                                                               ...................., ngày       tháng        năm

            ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA                                                                                                   TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

                          (Ký tên, đóng dấu)                                                                                                                               (Ký tên)

 

 

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ HỘP THỦY SẢN

 

I.  HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI

1. Định nghĩa mức lỗi

- Lỗi nghiêm trọng (Se):  Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.

-  Lỗi nặng (Ma): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, nếu kéo dài sẽ gây mất an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức Nghiêm trọng.

-  Lỗi nhẹ (Mi): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát ATTP nhưng chưa đến mức Nặng.

2. Bảng xếp loại: Tổng số 30 nhóm chỉ tiêu đánh giá

      Lỗi

Xếp loại

Nhẹ (Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se)

A

≤10

0

0

B

>10

0

0

Mi + Ma ≤ 15

≤ 10

0

C

Mi + Ma > 15

≤ 10

0

-

>10

0

-

-

≥ 1

Ghi chú: ( - ) Không tính đến

3. Diễn giải:

3.1. Cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP: Khi cơ sở xếp loại A hoặc B

3.1.1. Cơ sở được xếp loại A khi đạt các điều kiện sau:

- Không có lỗi Nặng và lỗi Nghiêm trọng;

        - Tổng số sai lỗi Nhẹ (Mi) không quá 10 nhóm chỉ tiêu.

3.1.2. Cơ sở xếp loại B khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Không có lỗi Nghiêm trọng và

- Một trong Hai trường hợp sau:

+ Không có lỗi Nặng, số lỗi Nhẹ lớn hơn 10 nhóm chỉ tiêu; hoặc

+ Số lỗi Nặng không quá 10 nhóm chỉ tiêu và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng không quá 15 nhóm chỉ tiêu.

3.2. Cơ sở xếp chưa đủ điều kiện bảo đảm ATTP: Khi cơ sở xếp loại C

3.2.1.Cơ sở xếp loại C khi vướng vào một trong các điều kiện sau:

• Có lỗi Nghiêm trọng hoặc

• Một trong 3 trường hợp sau:

- Có số lỗi Nặng quá 10 nhóm chỉ tiêu; hoặc

- Có dưới hoặc bằng 10 lỗi Nặng và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng lớn hơn 15 nhóm chỉ tiêu.

II.  HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

A. Ghi biên bản kiểm tra

- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản.

- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

- Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.

B. Nguyên tắc đánh giá

- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [    ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [    ].

- Dùng ký hiệu X hoặc ü đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (đạt), Mi (lỗi mức Nhẹ), Ma (lỗi mức Nặng), Se (lỗi mức Nghiêm trọng).

- Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột “Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục”.

C. CÁC NHÓM CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG, NHÀ XƯỞNG, TRANG THIẾT BỊ

1.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

1

QCVN 02-01

2.1.3.2,4,5

2.1.4.2.e

2.1.4.6.b,c

2.1.4.7.d

2.1.5.1.d,đ

2.1.11.5.b

2.1.12.1.b

(EC) 852/2004

PL.II  Ch I.2,8; ChIX.8;ChV.1.d

 

1. Bố trí  mặt bằng, nhà xưởng, trang thiết bị

a. Không có khả năng hiện thực lây nhiễm cho sản phẩm

b. Thuận lợi cho việc chế biến và làm vệ sinh

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

1.2. Cách tiến hành:

1.2.1. Yêu cầu

- Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo

- Thuận lợi cho chế biến và làm vệ sinh

1.2.2. Phạm vi

Các phòng tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu, khu vực rã đông, xử lý trước và sau gia nhiệt, gia nhiệt, khu vực chuẩn bị nước sốt, vào hộp, thanh trùng, bao gói sản phẩm, rửa vỏ hộp, phòng thay bảo hộ lao động, khu vực vệ sinh công nhân, kho bao bì, phụ gia, hoá chất, hành lang nội tuyến, khu bảo ôn (ổn định mí).

1.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Sự ngăn cách rõ ràng và hợp lý giữa các khu vực sản xuất, giữa các mặt hàng có độ rủi ro khác nhau.

- Khả năng lây nhiễm do giao nhau trong cùng thời điểm giữa các luồng sản phẩm, nước đá (nếu có), bao bì, chất thải và công nhân có mức độ rủi ro khác nhau.

- Bố trí thiết bị, dụng cụ sản xuất, phân bố nguyên liệu, công nhân ở mỗi khu vực không hợp lý gây cản trở chế biến, làm vệ sinh, khử trùng, làm mất khả năng kiểm soát an toàn vệ sinh.

- Diện tích từng phòng sản xuất và mặt bằng chung so với khối lượng sản phẩm được sản xuất và số lượng công nhân làm việc tại mỗi khu vực.

2. NỀN PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN VÀ KHU VỰC PHỤ TRỢ

2.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

2

QCVN 02-01

2.1.4.1

2.1.4.2.a.i

2.1.4.6.a

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.a

2. Nền phân xưởng chế biến và các khu vực phụ trợ

a. Không bị thấm nước

b. Nhẵn, phẳng, có độ dốc thích hợp

c. Nơi tiếp giáp giữa tường và nền có độ cong

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Cách tiến hành

2.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp, không thấm nư­ớc, không đọng nước và dễ làm vệ sinh.

2.2.2 Phạm vi

a. Nền các khu vực tiếp nhận, xử lý nguyên liệu, xử lý sống và chín, vào hộp, ghép mí, rửa vỏ hộp.

b. Nền khu vực thanh trùng, khu vực thay bảo hộ lao động, vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, khu bảo ôn (ổn định mí).

c. Nền khu vực bao gói, bảo quản sản phẩm, hóa chất, phụ gia, bao bì

2.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét và kiểm tra thực tế toàn bộ bề mặt nền tại tất cả các khu vực để xác định:

- Vật liệu làm nền (mục 2.2.2.a,b):  bền, không thấm nước.

- Kết cấu (mục 2.2.2.a,b):  nhẵn, phẳng, có độ dốc thích hợp và dễ làm vệ sinh.

- Nơi tiếp giáp giữa nền và tường có độ cong (mục 2.2.2.a).

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của nền sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 28.

3. TƯỜNG, TRẦN

3.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

3

QCVN 02-01

2.1.4.3

2.1.4.4;

2.1.4.5.g

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.b

PL.II Ch.II.1.c

3. Tường, trần

a. Kín

b. Màu sáng

c. Dễ làm vệ sinh khử trùng

d. Tường không bị thấm nước

đ. Mặt trên của vách lửng có độ nghiêng phù hợp

e. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Cách tiến hành

3.2.1. Yêu cầu: Không thấm nước, kín, sáng màu và dễ làm vệ sinh.

3.2.2 Phạm vi

a. Tường, trần các khu vực tiếp nhận, xử lý nguyên liệu, xử lý sống và chín, vào hộp, ghép mí, rửa vỏ hộp.

b. Tường, trần khu vực thanh trùng, khu vực thay bảo hộ lao động, vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, khu bảo ôn (ổn định mí).

c. Tường, trần khu vực bao gói, bảo quản sản phẩm, hóa chất, phụ gia, bao bì

3.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế toàn bộ bề mặt t­ường, trần hoặc mái (mục 3.2.2.b,c) tại tất cả các khu vực để xác định:

- Vật liệu làm tường, vách ngăn: bền, không thấm nước, màu sáng và không độc; kết cấu đảm bảo kín, nhẵn, phẳng và dễ làm vệ sinh (trừ kho bảo quản sản phẩm).

- Mặt trên các vách lửng (mục 3.2.2.a,b): có độ nghiêng không nhỏ hơn 450

- Các đường ống, dây dẫn đư­ợc đặt chìm trong tư­ờng, hoặc được bọc gọn, cố định cách tường 0,1m.

- Vật liệu làm trần: bền, không rỉ sét, không mục hoặc bong tróc, màu sáng; kết cấu kín và dễ làm vệ sinh.

- Các cửa thông gió hoặc ô trống sử dụng theo mục đích kỹ thuật phải ngăn được bụi và động vật gây hại.

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của tường, trần sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 28.

4. CỬA

4.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

4

QCVN 02-01

2.1.4.5

2.1.5.4.b

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II ChII 1.d,e

4. Cửa

a. Bằng vật liệu bền, không bị thấm nước

b. Kín

c. Dễ làm vệ sinh

d. Gờ cửa sổ có độ nghiêng

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Cách tiến hành

4.2.1. Yêu cầu: Kín, không thấm nư­ớc, dễ làm vệ sinh.

4.2.2. Phạm vi

- Các cửa ra vào, cửa thoát hiểm, cửa sổ, cửa lùa ở các khu vực tiếp nhận, xử lý  nguyên liệu, xử lý sống và chín, vào hộp, ghép mí, rửa vỏ hộp.

- Cửa các khu vực thanh trùng, ổn định hộp, bao gói, bảo quản sản phẩm, thay bảo hộ lao động, vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, kho chứa hoá chất, phụ gia, bao bì.

4.2.3. Phư­ơng pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế toàn bộ các cửa tại tất cả các khu vực để xác định:

- Cửa phải nhẵn, phẳng, kín, dễ làm vệ sinh. Khi đóng không còn khe hở với tư­ờng, nền. Gờ cửa không đọng nước.

- Vật liệu làm cửa không rỉ sét, không mục hoặc bong tróc, không thấm n­ước. Riêng thị tr­ờng EU, vật liệu làm cửa phải bằng hợp kim nhôm, nhựa hoặc Inox.

- Các cửa mở thông ra bên ngoài có trang bị lưới chắn côn trùng

- Các mối nối, mối ghép, gioăng phải nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Rèm che, các ô hổng (quạt thông gió, ô thoáng ...), việc trang bị lưới chắn côn trùng tại các cửa mở thông ra bên ngoài  được đánh giá ở nhóm chỉ tiêu 17; Hiện trạng vệ sinh của cửa sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 28.

5. Hệ thống thông gió

5.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

5

QCVN 02-01

2.1.4.7.a,b,c

2.1.10.3 ;

2.1.11.3.v

2.1.11.4.a.iii

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

5. Hệ thống thông gió

a. Không có ngưng tụ hơi nước, mùi hôi, khói trong phân xưởng

b. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

a. Có hệ thống thông gió cho khu vực vệ sinh

b. Hệ thống thông gió thiết kế phù hợp, dễ làm vệ sinh

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

5.2.  Cách tiến hành

5.2.1. Yêu cầu: Không bị ng­ưng tụ hơi nư­ớc, thoáng, không có mùi hôi, khói.

5.2.2. Phạm vi

a. Các khu vực tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu, xử lý sống và chín, vào hộp, ghép mí, rửa vỏ hộp.

b. Các khu vực thanh trùng (ổn định mí), bao gói và bảo quản sản phẩm, thay bảo hộ lao động, vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, kho chứa hoá chất, phụ gia, bao bì.

5.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) tại tất cả các khu vực trong phân x­ưởng để xác định:

- Hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên trần, tường và các bề mặt khác như mạng ống, chụp đèn, dàn máy lạnh ... tại khu vực nêu tại mục 5.2.2a.

- Sự hữu hiệu của biện pháp thoát hơi nước và hơi nóng đối với khu vực gia nhiệt.

- Hệ thống thông gió và điều hoà phải đảm bảo loại bỏ mùi hôi, khói.

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Ảnh h­ưởng của dòng l­ưu thông không khí đến an toàn vệ sinh đ­ược xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 1;  Hiện trạng vệ sinh của hệ thống thông gió sẽ đư­ợc xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 28.

6.  HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

6.1.    Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

6

QCVN 02-01:

2.1.4.8;2.1.5.1.đ

2.1.11.3.b.v

2.1.11.4.a.iii

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I 7

6. Hệ thống chiếu sáng

a. Đủ ánh sáng

b. Có chụp đèn ở những nơi cần thiết

c. Dễ làm vệ sinh

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

6.2.    Cách tiến hành

6.2.1. Yêu cầu: Đủ sáng, an toàn cho sản phẩm và dễ làm vệ sinh.

6.2.2. Phạm vi

a. Các khu vực tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu, xử lý sống và chín, vào hộp, ghép mí, rửa vỏ hộp.

b. Các khu vực thanh trùng (ổn định mí), bao gói và bảo quản sản phẩm, thay bảo hộ lao động, vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, kho chứa hoá chất, phụ gia, bao bì.

6.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) hệ thống chiếu sáng tại tất cả các khu vực để xác định:

- Cường độ sáng đủ để thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc kiểm tra, cụ thể: Cường độ sáng: 540 lux ở những nơi cần có thao tác kiểm tra; 220 lux ở các khu vực sản xuất; 110 lux ở các khu vực khác (nếu kiểm tra bằng máy) hoặc thông qua kinh nghiệm thực tế kiểm tra số lượng và công suất của đèn đang hoạt động, đảm bảo sự phân biệt rõ ràng màu sắc tự nhiên của sản phẩm.

- Phải có đủ chụp bảo vệ đèn ở các khu vực 6.2.2a. Chụp đèn phải đáp ứng chức năng bảo vệ khi bóng đèn bị nổ, vỡ.

- Kết cấu của hộp đèn phải kín, đảm bảo dễ làm vệ sinh cả bên trong và bên ngoài.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của hệ thống chiếu sáng sẽ đ­ược xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 28.

7. PHƯƠNG TIỆN RỬA, VỆ SINH, KHỬ TRÙNG

7.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

7

QCVN 02-01

2.1.11.1,2

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.4

7. Phương tiện rửa, vệ sinh và khử trùng:

7.1. Đối với công nhân

a. Đủ số lượng

b. Không dùng vòi nước vận hành bằng tay

c. Có xà phòng nước

d. Dụng cụ làm khô tay phù hợp

đ. Bồn chlorine nhúng ủng trước khi vào phân xưởng phù hợp

e. Vị trí lắp đặt phù hợp

g. Bảo trì tốt

h. Có trang bị hệ thống nước nóng ở những nơi cần thiết

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 02-01:

2.1.11.5.a,b,c,d 2.1.11.6

2.1.5.4.b; 2.1.8.1

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II. 2

7.2. Đối với nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến

a. Phương tiện làm vệ sinh đầy đủ, chuyên dùng, bảo quản đúng cách

b. Vật liệu và cấu trúc thích hợp

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

7.2. Cách tiến hành

7.2.1 Yêu cầu

- Đảm bảo việc làm vệ sinh và khử trùng tay, ủng của công nhân hiệu quả.

- Đủ ph­ương tiện làm vệ sinh và khử trùng chuyên dùng, hiệu quả và không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm.

7.2.2 Phạm vi  

- Tại tất cả lối vào các khu vực tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu, xử lý sống và chín, vào hộp, ghép mí, thanh trùng, khu vực vệ sinh công nhân và tại những nơi cần thiết trong khu vực chế biến.

-Tất cả các ph­ương tiện, các tác nhân làm vệ sinh và khử trùng nhà x­ưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến tại tất cả các khu vực sản xuất.

7.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

7.2.3.1. Phương pháp kiểm tra:

- Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn về vị trí các lối vào phân xư­ởng, các cửa và số l­ượng công nhân trong mỗi ca sản xuất.

- Xem xét thực tế về số l­ượng và chất l­ượng các loại ph­ương tiện; bố trí và lắp đặt các ph­ương tiện rửa/khử trùng tay, làm khô tay, bồn nhúng ủng, làm sạch bụi.

- Kiểm tra hoạt động thực tế của các phư­ơng tiện, kể cả áp lực của nguồn n­ước cung cấp và đo nồng độ chất khử trùng.

7.2.3.2. Nội dung kiểm tra:

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) ở tất các khu vực nêu tại 7.2.2 về:

a. Đánh giá phương tiện rửa, khử trùng cho công nhân:

a.1. Tại lối vào phân xư­ởng:

- Vòi n­ước không vận hành bằng tay, số l­ượng đảm bảo đủ vào giờ cao điểm (khoảng 20 công nhân/ vòi).

- Bình chứa và xà phòng nư­ớc phải phù hợp và đủ số l­ượng (khoảng 30 công nhân/ bình xà phòng).

- Ph­ương tiện làm khô tay đúng qui cách (rulô vải, khăn lau tay dùng một lần, máy làm khô tay,phương tiện t­ương đư­ơng). Số l­ượng ph­ương tiện làm khô tay phải đảm bảo đủ giờ cao điểm (khoảng 30 công nhân/rulô vải hoặc máy làm khô tay).

- Bồn nhúng ủng đảm bảo để việc nhúng ủng hiệu quả (độ ngập n­ước không d­ưới 0,15m, hàm l­ượng chlorin d­ư trong n­ước sát trùng ủng đạt 100 - 200ppm), n­ước thải từ bồn rửa tay không xả thẳng vào bồn nhúng ủng.

a.2. Tại khu vực vệ sinh công nhân phải lắp đặt các phư­ơng tiện rửa và khử trùng tay công nhân ­ tại lối vào phân x­ưởng với số lượng thích hợp.

a.3. Tại mỗi phòng trong các khu vực sản xuất phải lắp đặt các phư­ơng tiện vệ sinh nh­ư tại lối vào phân xưởng với số lư­ợng thích hợp. Đối với khu vực có yêu cầu vệ sinh cao, phải lắp đặt ph­ương tiện khử trùng tay công nhân. Các ph­ương tiện trên phải đ­ược lắp đặt hợp lý.

a.4. Trong tình trạng bảo trì tốt.

b. Đối với đánh giá phương tiện rửa, khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến:

- Có dấu hiệu để phân biệt rõ ràng giữa các loại ph­ương tiện làm vệ sinh, khử trùng tại các khu vực khác nhau và việc sử dụng theo đúng chức năng.

- Đủ số lượng và hiệu quả.

- Vật liệu và kết cấu của phương tiện làm vệ sinh phù hợp (không thấm n­ước, dễ làm sạch).

- Có nơi bảo quản riêng ph­ương tiện, tác nhân làm vệ sinh, khử trùng; sắp xếp đúng qui định.

- Nguồn n­ước nóng để khử trùng các bề mặt tiếp xúc trực tiếp trong thời gian chế biến phải đủ lượng và áp lực (trong tr­ờng hợp sử dụng n­ước nóng để khử trùng).

8. BỀ MẶT TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI SẢN PHẨM

 8.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

8

QCVN 02-01

2.1.5.1,5.2.a,5.3

2.1.5.4.a

2.1.12.2

2.3.1.3

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.IICh.V.1.b;c

8. Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm  (thớt, dao, thùng chứa, thau, rổ, mặt bàn....)

a. Vật liệu phù hợp

b.Cấu trúc, các mối nối, bề mặt nhẵn, kín, dễ làm vệ sinh

c. Dụng cụ chuyên dùng

d. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

8.2. Cách tiến hành

8.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm.

8.2.2. Phạm vi: Tất cả các bề mặt tiếp xúc trực tiếp (thớt, dao, thùng chứa, thau rổ, mặt bàn, bề mặt thiết bị...) với thuỷ sản và các thành phần phối chế.

8.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Quan sát kỹ các bề mặt, kể cả các mối nối, mối ghép giữa các bề mặt và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Được làm bằng vật liệu bền, không thấm n­ước, không bị ăn mòn, không gây độc, chịu được tác dụng của tác nhân tẩy rửa và khử trùng.

- Các bề mặt và mối nối nhẵn, dễ làm vệ sinh.

- Không sử dụng chung để sản xuất sản phẩm có mức độ rủi ro khác nhau.

- Đ­ược bảo quản ở nơi có điều kiện vệ sinh tư­ơng đ­ương khu vực sản xuất chế biến.

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của các bề mặt tiếp xúc trực tiếp sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 28.

9.  CÁC BỀ MẶT KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI SẢN PHẨM

9.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

9

QCVN 02-01:

2.1.4.6; 2.1.5.1

2.1.5.4.b.c;

2.1.12.2

(EC)852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II Ch.V.1.b;c

9. Các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (chân bàn, giá đỡ, bệ máy...)

a. Cấu trúc và vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh

b. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.2. Cách tiến hành

9.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm.

9.2.2. Phạm vi: Tất cả các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (gầm bàn, chân bàn, giá đỡ, bề mặt thiết bị, vòi n­ước ...).

9.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Quan sát kỹ các bề mặt (gầm bàn, chân bàn giá đỡ, bệ máy, hộp chứa mô tơ, hộp điều tốc...) và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Đ­ược làm bằng vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh và trong tình trạng bảo trì tốt.

- Với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU: các vật tiếp xúc không trực tiếp với sản phẩm (cán dao, bàn chải...) không đư­ợc phép dùng tre, gỗ.

10.  CHẤT THẢI

10.1     Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

10

QCVN 02-01:

2.1.4.2.a.ii

2.1.4.2.b,c,d,đ

2.1.5.2.b

2.1.10;2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.8

PL.II Ch.VI

 

 

10. Chất thải:

10.1 Chất thải rắn (Phế liệu)

10.1.1.Dụng cụ thu gom phế liệu trong phân xưởng:

a. Vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

10.1.2.Phương tiện chuyển phế liệu ra ngoài phân xưởng:

a. Kín nước, có nắp đậy

b. Cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

c. Chuyên dùng

10.1.3.Thùng, nhà chứa phế liệu ngoài phân xưởng:

a. Kín, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.2. Thoát nước nền

a. Đủ khả năng thoát nước

b. Có hố ga đúng cách

c. Nhẵn, phẳng, không thấm nước

d. Hệ thống thoát nước khu vực sản xuất không nối thông với hệ thống thoát nước khu vệ sinh

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

10.2. Cách tiến hành

10.2.1. Yêu cầu:

- Hệ thống thu gom, vận chuyển và l­ưu giữ chất thải rắn (phế liệu) không lây nhiễm cho sản phẩm.

- Hệ thống thoát nước nền: không thấm nước, thoát nhanh, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; không tạo mối nguy lây nhiễm cho sản phẩm trong khu vực chế biến và không ảnh h­ưởng ngược từ môi tr­ờng ngoài vào phân xư­ởng.

10.2.2. Phạm vi:

- Hệ thống thu gom, vận chuyển và l­ưu giữ phế liệu trong và ngoài phân x­ưởng.

- Các đ­ường thoát nước, các hố ga ở tất cả các khu vực chế biến, các khu vực xử lý nước thải.

10.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra:

a. Xem xét và phỏng vấn (nếu cần) các hoạt động loại bỏ phế liệu  để xác định sự thích hợp về cấu trúc, tính chuyên dùng đối với:

- Phư­ơng tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ phế liệu phải đ­ược làm bằng vật liệu bền, không thấm nư­ớc, dễ làm vệ sinh. Chúng phải đ­ược ghi rõ hoặc có dấu hiệu phân biệt với các thùng chứa khác (có thể phân biệt bằng màu sắc hoặc hình dạng).

- Dụng cụ thu gom phế liệu trong quá trình sản xuất phải có cấu trúc thích hợp, chuyên dùng cho mỗi loại phế liệu.

- Thùng vận chuyển phế liệu ra ngoài phân x­ưởng phải kín nước, có nắp, chuyên dùng và phải đ­ược làm vệ sinh và khử trùng trư­ớc khi đ­ưa trở lại khu vực sản xuất.

- Thùng chứa phế liệu ngoài phân x­ưởng phải kín n­ước, chuyên dùng, ngăn chặn sự xâm nhập của động vật gây hại, không gây ra mùi hôi cho môi tr­ường xung quanh.

- Nhà chứa phế liệu phải kín, cách biệt với khu chế biến và phải đ­ược thông gió riêng, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

b. Xem xét, kiểm tra sơ đồ và thực tế hệ thống thoát nước ở các khu vực, khi cần thiết có thể phỏng vấn thêm nhằm xác định:

- Mức độ thoát nước, mùi hôi..., của hệ thống nước thải, hố ga, nếu hố ga có nắp di động cần dời nắp để kiểm tra cấu trúc hố ga.

- Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh.

- Nước thải không được chảy từ khu vực bẩn sang khu vực sạch hơn nếu là hệ thống cống nổi.

- Sự ảnh hưởng của hệ thống xử lý nước thải vào hệ thống xử lý nước chế biến.

Chú thích: Hiện trạng về động vật gây hại sẽ được xem xét, đánh giá trong nhóm chỉ tiêu số 17.

11. Hệ thống cung cấp nước, nước đá 

11.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

11

QCVN 02-01:

2.1.1.3.a

2.1.5.4.a

2.1.5.6

2.1.6; 2.1.7

2.1.8

(EC)852/2004

PL.IICh.VII.1,2,3 4, 5,6

(EC)853/2004 Đ3.2

98/83/EC

11. Hệ thống cung cấp nước, nước đá:

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Đủ nước để sử dụng

c. Có kế hoạch kiểm soát chất lượng nước, nước đá và thực hiện đúng kế hoạch, phù hợp

d. Thiết lập và cập nhật sơ đồ hệ thống cung cấp nước

đ. Sản xuất, bảo quản, vận chuyển nước đá hợp vệ sinh

e. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

11.2. Cách tiến hành

11.2.1. Yêu cầu: Nước, nước đá sử dụng cho chế biến phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm.

11.2.2. Phạm vi

- Nguồn nước, thiết bị xử lý nước (hóa, lý, vi sinh), hồ chứa, tháp nước, đ­ường ống dẫn.

- Toàn bộ hệ thống cấp nước ở tất cả các khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất, ngoại trừ nước giải nhiệt, cứu hoả, nước làm vệ sinh bên ngoài khu vực sản xuất, nước xả nhà vệ sinh.

- Việc sản xuất trong nhà máy (kể cả thiết bị xay đá) hoặc nguồn cung cấp từ bên ngoài.

- Kho bảo quản đá, phương tiện vận chuyển và dụng cụ chứa đựng ở tất cả các công đoạn.

- Hồ sơ kiểm soát chất lượng nước, nước đá.

11.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, thực tế, phỏng vấn và lấy mẫu kiểm tra (khi cần) để xác định:

a. Đối với hệ thống cấp nước:

- Hệ thống cung cấp nước đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và không bị nhiễm bẩn từ bên ngoài hoặc có khả năng chảy ngư­ợc.

- Hệ thống cấp nước phải được nhận diện dễ dàng trên sơ đồ và thực tế đến từng vòi sử dụng.

- Kiểm tra trên hồ sơ và thực tế việc làm vệ sinh định kỳ hệ thống cung cấp nước.

- Kiểm tra hoạt động lấy mẫu và phân tích nước theo kế hoạch đã đề ra và đáp ứng QCVN 01:2009/ BYT. Riêng với các cơ sở sản xuất thủy sản xuất khẩu vào thị tr­ường EU phải đáp ứng Chỉ thị 98/83/EEC.

- Kiểm tra khả năng cung cấp nước đầy đủ và yêu cầu áp lực của hệ thống đối với từng khu vực

- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị xử lý nước (nh­ư: thiết bị pha chlorine, thiết bị xử lý bằng ôzôn, hoặc đèn cực tím,...). Nếu nghi ngờ hiệu quả hệ thống, cần lấy mẫu kiểm chứng. Nồng độ chlorin của nước sử dụng chế biến sản phẩm xuất khẩu vào EU không v­ợt quá 1ppm.

- Kiểm tra các hoạt động giám sát và l­u trữ hồ sơ về hệ thống cung cấp nước.

b. Đối với hệ thống cung cấp nước đá:

b.1. Nếu nước đá sản xuất ngay tại cơ sở:

- Được sản xuất từ nguồn nước đáp ứng các yêu cầu tại mục a nêu trên.

- Sản xuất, phương tiện vận chuyển và bảo quản nước đá đảm bảo an toàn vệ sinh nh­ư qui định tại nhóm chỉ tiêu số 8 và số 9 nêu trên.

- Bề mặt tiếp xúc của kho chứa nước đá và các kệ phải làm bằng vật liệu thích hợp, không rỉ sét, không thấm nước, không gây độc và dễ làm vệ sinh.

- Sắp xếp trong kho và thao tác xếp dỡ nước đá phải đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Hồ sơ về quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng nước đá phải được lưu trữ đầy đủ.

b.2. Nước đá từ nguồn cung cấp bên ngoài: Kiểm tra trên hồ sơ và thực tế (khi cần thiết) như­ qui định tại mục 11.2.3.b1.

12. Hệ thống cung cấp không khí nén và hơi nước

12.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

12

QCVN 02-01:

2.1.9

12. Hệ thống cung cấp hơi nước, khí nén

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Hệ thống cung cấp hơi nước và khí nén phù hợp

c. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

12.2 Cách tiến hành

12.2.1. Yêu cầu: Khí nén và hơi nước sử dụng trong sản xuất không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm.

12.2.2. Phạm vi

a. Hệ thống sản xuất và/hoặc cung cấp khí nén trong nhà máy.

b. Nguồn cung cấp từ bên ngoài.

12.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế, hồ sơ quản lý và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Không khí nén, hơi nước và các khí khác tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với sản phẩm không được chứa dầu hoặc các chất độc hại khác và không làm nhiễm bẩn sản phẩm.

- Không khí nén phải qua phin lọc ở đầu vào. Phin lọc được đặt ở nơi sạch sẽ.

- Kiểm tra hồ sơ nguồn gốc và chất lượng đối với khí nén và hơi nước.

13. CHẤT LƯỢNG VỎ HỘP

13.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

13

QCVN 02-01:

2.1.5.8

2.1.12.1.b

QCVN 02-04

2.4

(EC)852/2004 PLII ChX

13.1. Chất lượng vỏ hộp:

13.1.1. Hồ sơ:

a. Có hồ sơ kiểm soát chất lượng cho từng lô vỏ hộp

b. Hồ sơ đầy đủ, đủ độ tin cậy

13.1.2. Bảo quản, vận chuyển:

a. Có khu vực bảo quản riêng, phù hợp

b. Bảo quản, vận chuyển đúng cách

13.2. Rửa vỏ hộp:

a. Có biện pháp kiểm tra, loại bỏ vỏ hộp có khuyết tật

b. Rửa hộp đúng qui định

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

13.2. Cách tiến hành:

13.2.1.Yêu cầu:

- Hồ sơ đầy đủ, tin cậy

- Không lây nhiễm cho sản phẩm.

- Bảo quản, vận chuyển trong điều kiện hợp vệ sinh

  1. Phạm vi:

- Khu vực bảo quản, rửa vỏ hộp

- Hồ sơ kiểm soát chất lượng vỏ hộp

13.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá:

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Có đầy đủ hồ sơ kiểm soát chất lượng từng lô vỏ hộp (xuất xứ, chứng nhận chất lượng, kiểm soát quá trình tiếp nhận, bảo quản, sử dụng vỏ hộp của doanh nghiệp).

- Có khu vực bảo quản riêng, phù hợp.

- Bảo quản, vận chuyển trong điều kiện hợp vệ sinh.

- Có biện pháp loại bỏ hộp bị khuyết tật.

- Vỏ hộp được rửa sạch (bằng nước nóng hoặc hơi nước có nhiệt độ, áp lực phù hợp) và được làm khô ráo trước khi đưa đến công đoạn vào hộp.

- Dây chuyền chuyển vỏ hoạt động bình thường, không lây nhiễm cho vỏ hộp khi vận chuyển.

14. MÁY GHÉP MÍ, RỬA HỘP SAU GHÉP MÍ

14.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

14

QCVN 02-04

2.7; 2.8

(EC)852/2004

PLII, ChV.1

14.1. Máy ghép mí, rửa hộp sau ghép mí:

a. Máy ghép mí đủ công suất.

b. Biện pháp rửa hộp phù hợp

14.2 Kiểm tra mí ghép

a. Xây dựng quy định phù hợp về việc kiểm tra hiệu chỉnh thiết bị và kiểm soát mí ghép

b. Tần suất, biện pháp thực hiện thích hợp

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

14.2. Cách tiến hành:

14.2.1. Yêu cầu:

- Phù hợp năng suất chung của dây chuyền sản xuất.

- Hộp sau ghép mí đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo qui định.

14.2.2. Phạm vi:

- Hệ thống ghép mí, rửa hộp

- Hồ sơ kiểm soát

14.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá:

Xem xét hồ sơ, kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Năng suất làm việc của các máy ghép mí tương đương với năng suất của dây chuyền sản xuất.

- Lấy mẫu hộp trước mỗi ca và tối thiểu 2 tiếng/lần (đối với máy ghép mí 4 đầu) và 4 tiếng/lần (đối với máy ghép mí 1 đầu) khi máy ghép mí đang làm việc để cắt mí hộp kiểm tra các thông số: độ cao, dày, rộng của mí hộp; kích thước móc thân, móc nắp; độ chồng mí hộp và kiểm tra khuyết tật của mí hộp.

- Tần suất kiểm tra mí ghép bằng mắt thường tối thiểu 15 phút/lần (đối với máy ghép mí 4 đầu) và 30 phút/lần (đối với máy ghép mí 1 đầu).

- Hộp sau khi ghép mí được rửa bằng nước sạch (nếu sử dụng hoá chất được phép để rửa vỏ hộp thì phải rửa lại bằng nước sạch), sau khi rửa trên hộp phải không còn dầu mỡ và các tạp chất khác.

15. THANH TRÙNG, LÀM NGUỘI

15.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

15

QCVN 02-04

2.9

2.10

2.11.1

 

(EC)852/2004

PLII ChV.2

PLII ChXI

 

 

15. Thanh trùng, làm nguội:

15.1. Thiết bị thanh trùng

Có hồ sơ khảo sát phân bố nhiệt độ bên trong nồi thanh trùng

15.2. Thiết bị kiểm soát họat động thanh trùng (nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế tự ghi, đồng hồ đo áp suất...):

a. Đầy đủ và kiểu loại phù hợp

b. Biểu đồ nhiệt độ, thời gian đầy đủ

c. Kiểm định, hiệu chỉnh theo đúng qui định, đúng cách

15.3. Xử lý sau thanh trùng

a. Nhiệt độ tâm sản phẩm sau làm nguội g đúng qui định

b. Có biện pháp phân biệt lô hộp đã thanh trùng

c. Kiểm soát nước làm lạnh đúng cách

d. Đồ hộp sau khi làm nguội được xử lý và bảo quản phù hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

15.2.Cách tiến hành

15.2.1. Yêu cầu: Sản phẩm được thanh trùng và làm nguội đúng cách.

15.2.2. Phạm vi:

- Hệ thống thanh trùng, làm nguội

- Hồ sơ lưu trữ.

15.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá:

Xem xét hồ sơ, kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Có và lưu trữ đầy đủ hồ sơ khảo sát sự phân bố nhiệt độ bên trong nồi thanh trùng.

- Mỗi thiết bị thanh trùng có đầy đủ các thiết bị kiểm soát (đồng hồ đo áp suất, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế tự ghi, biểu đồ nhiệt độ - thời gian) và được kiểm định, hiệu chỉnh theo đúng qui định với phương pháp phù hợp.

- Riêng đối với các xí nghiệp xuất khẩu vào EU biểu đồ nhiệt độ - thời gian phải được lưu giữ đúng thời hạn (3 năm).

- Sau khi thanh trùng, đồ hộp phải được làm nguội nhanh cho đến khi nhiệt độ tâm sản phẩm nhỏ hơn 400C.

- Sử dụng nước uống được để làm nguội đồ hộp trong thời gian không dưới 30 phút (nếu sử dụng nước xử lý bằng chlorine thì dư lượng clorine trong nước phải đạt 1ppm). Nước dùng 1 lần.

- Có biện pháp phân biệt lô đồ hộp đã thanh trùng với lô đồ hộp chưa thanh trùng.

- Đồ hộp sau khi làm nguội được để yên trong giỏ thanh trùng ít nhất 24 giờ mới được lấy ra khỏi giỏ.

16. TRẮC NGHIỆM Ủ, BẢO ÔN

16.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

16

QCVN 02-04

2.11.2,3

2.14.1,2

(EC)852/2004

PLII ChXI.2,3

16.1. Trắc nghiệm ủ

a.  Có thực hiện

b. Thực hiện đúng theo qui định

c. Thực hiện đúng thủ tục

16.2. Bảo ôn

a. Điều kiện bảo ôn đúng qui định

b. Sắp xếp lẫn lộn và thông tin để phân biệt các lô sản phẩm khác nhau

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

16.2. Cách tiến hành:

16.2.1. Yêu cầu: Sản phẩm sau bảo ôn phải đảm bảo an toàn vệ sinh cho người sử dụng.

16.2.2. Phạm vi: Khu vực tiến hành ủ, phân tích mẫu và hồ sơ lưu trữ.

16.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá:

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Điều kiện bảo ôn đồ hộp đúng theo qui định: có kệ chắc chắn, được lót giấy hoặc vải trước khi xếp hộp bảo ôn.

- Có dấu hiệu phân biệt rõ ràng các lô đồ hộp xếp trong khu vực bảo ôn.

- Doanh nghiệp tiến hành lấy mẫu đồ hộp thành phẩm của từng ca sản xuất để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng có liên quan (cảm quan, hoá lý, vi sinh).

- Đồ hộp mẫu phải được ủ ở nhiệt độ và thời gian qui định (ở nhiệt độ 370C và 550C trong 5-7 ngày đối với thị trường nội địa; trong 14 ngày đối với thị trường EU) và tiến hành kiểm tra các vi khuẩn chịu nhiệt.

- Hồ sơ trắc nghiệm ủ và các kết quả phân tích được lưu trữ đầy đủ.

17. NGĂN CHẶN VÀ TIÊU DIỆT ĐỘNG VẬT GÂY HẠI

 17.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

17

QCVN 02-01

2.1.3.3

2.1.4.5.a,b,đ, g

2.1.12.3.a

2.1.12.1.e

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.2.c

PLII ChII.1.d

PLII ChVI.3

PL.II Ch.IX.4

17. Ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại

17.1. Ngăn chặn

a. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại trong phân xưởng

b. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại ngoài phân xưởng

c. Có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại

17.2. Tiêu diệt

a. Xây dựng kế hoạch phù hợp

b. Không có sự hiện diện của động vật gây hại

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

17.2.  Cách tiến hành

17.2.1. Yêu cầu: Ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại.

17.2.2. Phạm vi:

a. Tất cả các khu vực tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông, bao gói, bảo quản sản phẩm, kho bao bì, kho hóa chất và phụ gia, nơi để dụng cụ chế biến, phòng thay và chứa bảo hộ lao động.

b. Khu vực xung quanh phân x­ởng kể từ hàng rào của nhà máy trở vào.

c. Hồ sơ kiểm soát.

17.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên hồ sơ (sơ đồ, kế hoạch tiêu diệt động vật gây hại); kiểm tra trên thực tế và kết hợp với phỏng vấn để xác định:

a. Biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của động vật gây hại:

- Hệ thống l­ưới chắn tại các vị trí thông với bên ngoài (ô thông gió tự nhiên hoặc c­ưỡng bức, hố ga, rèm che ở các lối vào khu vực sản xuất, khe hở ở cửa rèm che và cửa sổ, khe hở của trần) đối với các khu vực nêu tại 17.2.2.a.

- Các khe, ngách, các vị trí khuất, khu chứa vật liệu bao gói, dụng cụ sắp xếp không ngăn nắp, thiết bị không sử dụng th­ường xuyên, các hố ga đối với các khu vực nêu tại 17.2.2..a.

- Các bụi cây; hệ thống thoát nước hở; nơi có nước đọng; nơi tập trung phế liệu; rác thải đối với các khu vực nêu ở mục 17.2.2.b

b. Tiêu diệt động vật gây hại:

- Kiểm tra sơ đồ, kế hoạch đặt bẫy, sử dụng thuốc tiêu diệt động vật gây hại. Các thủ tục kiểm soát và duy trì hoạt động đã được phê duyệt trong SSOP.

- Xem xét sự hiện diện và dấu hiệu hiện diện của động vật gây hại trong phân x­ưởng.

18. KHU VỰC VỆ SINH CÔNG NHÂN

18.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

18

QCVN 02-01:

2.1.11.4

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.3,6

18. Khu vực vệ sinh công nhân

a. Đủ số lượng

b. Trang thiết bị và bố trí thích hợp (bố trí các phòng, thiết bị, xả nước, giấy vệ sinh...)

c. Vị trí khu vực vệ sinh thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18.2. Cách tiến hành

18.2.1. Yêu cầu: Số lượng, vị trí và cấu trúc phù hợp

18.2.2. Phạm vi: Tất cả các khu vệ sinh trong phân x­ưởng.

18.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế, kết hợp với phỏng vấn để xác định:

- Số bồn cầu (hố xí) đủ lượng theo qui định riêng cho nam và nữ:

D­ưới 9 người:   1 bồn cầu

Từ 10-24 người:            2 bồn cầu

Từ 25-49 người:            3 bồn cầu

Từ 50-100 người:          5 bồn cầu

Trên 100 người, cứ 30 người thêm 01 bồn cầu.

- Cửa nhà vệ sinh không được mở trực tiếp vào khu vực chế biến.

- Trang thiết bị và bố trí nhà vệ sinh: bồn cầu, xả nước, giấy vệ sinh chuyên dùng, thùng chứa rác có nắp đậy, đủ lượng, thuận tiện, hoạt động bình thư­ờng.

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của nhà vệ sinh sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu số 28.

19. BẢO HỘ LAO ĐỘNG

19.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

19

QCVN 02-01

2.1.11.3

2.1.12.1.b

2.1.12.2

2.1.14.2

(EC)852/2004

PLII ChI.9

PL.II Ch.VIII.1

19. Bảo hộ lao động (BHLĐ)
19.1. Trang bị BHLĐ

a. Đủ số lượng và chủng loại

b. Tổ chức giặt BHLĐ phù hợp

c. Bảo hộ lao động sạch sẽ, không rách

19.2. Phòng thay BHLĐ

a. Có phòng thay BHLĐ

b. Có phân biệt khu vực thay BHLĐ cho công nhân làm việc tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau

c. Bố trí, vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19.2. Cách tiến hành

19.2.1. Yêu cầu

- Đủ số lượng và chủng loại bảo hộ lao động theo quy định.

- Hợp vệ sinh, bố trí vị trí thích hợp.

Có phòng thay BHLĐ riêng cho công nhân tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau.

19.2.2. Phạm vi

a. Các phòng thay bảo hộ lao động.

b. Phòng giặt, nơi phơi, nơi bảo quản và cấp phát bảo hộ lao động.

c. Bảo hộ lao động của công  nhân đang sản xuất.

19.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên thực tế, hồ sơ và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Số lượng và chủng loại trang bị bảo hộ lao động trong các khu vực nh­ư qui định.

- Tình trạng vệ sinh của bảo hộ lao động đang sử dụng.

- Sự tách biệt giữa BHLĐ và tư­ trang quần áo, giầy dép th­ường trong phòng thay bảo hộ; sự tách biệt giữa khu vực thay, l­ưu giữ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc ở các khu vực có độ rủi ro khác nhau (tiếp nhận nguyên liệu, chế biến). Kiểm soát việc sử dụng bảo hộ lao động theo qui định.

- Giặt và quản lý BHLĐ theo qui định.

- Sự phân biệt BHLĐ dùng cho công nhân khu vực sản xuất hàng ăn liền với các khu vực khác; khu vực thay BHLĐ riêng cho khu vực sản xuất hàng ăn liền.

20. KHO LẠNH VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN LẠNH

20.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

20

QCVN 02-01

2.1.5.5; 2.3.2

(EC)852/2004

PLII ChIV.3,5,7

PLII ChV.2

PL.II Ch.IX 5

(EC)853/2004

PL.III M.VIII Ch.III.B

PLIII MVIII ChVII.2

PLIII MVIII ChVIII.1,2

20.1. Kho lạnh

a. Duy trì ở nhiệt độ thích hợp

b. Có nhiệt kế tự ghi

c. Có biểu đồ nhiệt độ đúng cách

d. Đầu cảm nhiệt đặt đúng vị trí

đ. Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh phù hợp

20.2. Phương tiện vận chuyển lạnh

a. Duy trì ở nhiệt độ thích hợp

b. Đảm bảo vệ sinh

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20.2. Cách tiến hành

20.2.1. Yêu cầu

- Kho lạnh, phương tiện vận chuyển lạnh phải đảm bảo duy trì nhiệt độ sản phẩm -18 0C hoặc thấp hơn và được kiểm soát một cách hữu hiệu.

- Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh phù hợp.

20.2.2. Phạm vi: Tất cả kho lạnh bảo quản thành phẩm (bao gồm cả kho hàng lẻ), container và phương tiện vận chuyển lạnh sản phẩm.

20.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra trên thực tế, đo nhiệt độ và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Kho lạnh và phương tiện vận chuyển lạnh (container, xe lạnh) đảm bảo nhiệt độ sản phẩm đạt -180C hoặc thấp hơn, trừ thời gian xả tuyết hoặc xuất, nhập hàng.

- Kho lạnh phải có nhiệt kế tự ghi giám sát nhiệt độ. Trong tr­ường hợp nhiệt kế tự ghi bị hỏng phải thực hiện ghi chép nhiệt độ kho 2 giờ/lần và thể hiện trên biểu đồ.

- Việc bảo quản, sắp xếp sản phẩm; tình trạng vệ sinh và sự  đối l­ưu không khí trong kho lạnh, phương tiện vận chuyển lạnh.

- Sử dụng kho đúng mục đích.

21. GHI NHÃN VÀ TRUY XUẤT

21.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

21

QCVN 02-04

2.12

QCVN 02-01

2.6.4.3; 2.2.2

QCVN 02-02

2.3.9

(EC) 178/2002 Đ.18.3

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

21. Ghi nhãn và truy xuất

21.1. Ghi nhãn

a. Có đầy đủ thông tin

b. Ghi nhãn đúng cách

21.2. Thủ tục truy xuất, thu hồi/xử lý

a. Thiết lập đầy đủ thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

b.  Thực hiện đầy đủ các thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

95/2/EC

* Ghi nhãn thông tin phụ gia thực phẩm:

c. Ghi đầy đủ thông tin thành phần phụ gia sử dụng trong chế biến sản phẩm

d.Ghi nhãn đúng quy định

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

21.2. Cách tiến hành:

21.2.1. Yêu cầu:

- Ghi nhãn đầy đủ và đúng cách.

- Xây dựng và tuân thủ các thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

21.2.2. Phạm vi:

- Thông tin trên vỏ hộp, trên nhãn dán, bao bì và các vị trí khác (nếu có)

- Hồ sơ quy định thủ tục truy xuất của cơ sở

21.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Ghi nhãn phải đầy đủ thông tin theo qui định hiện hành của Việt Nam, nước nhập khẩu và các thông tin phải chính xác.

- Các thông tin ghi trên nhãn phải phù hợp với sản phẩm bên trong. 

- Tính đầy đủ và hợp lý của thủ tục truy xuất nguồn gốc, việc thực hiện trên thực tế

22. BAO GÓI, BẢO QUẢN BAO BÌ

22.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

22

QCVN 02- 01

2.1.5.8

2.1.12.1.b

(EC)852/2004

PL.II Ch.X.2

22. Bảo quản, vận chuyển bao bì

a. Có khu vực riêng để chứa bao bì

b. Phương pháp bảo quản, vận chuyển phù hợp

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22.2. Cách tiến hành

22.2.1. Yêu cầu

- Có kho riêng để chứa bao bì, có khu vực bao gói riêng, vật liệu bao gói phù hợp.

- Bao bì phải được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện hợp vệ sinh

22.2.2. Phạm vi:

Khu vực bảo quản bao bì, khu vực chứa bao bì trung gian, thùng chứa bao bì, phương tiện vận chuyển bao bì tại xí nghiệp, kể cả bao bì chưa in nhãn (trừ khu vực chứa vỏ hộp).

22.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Có khu vực riêng để bảo quản bao bì. Khu vực chứa bao bì trung gian phải đảm bảo tránh các nguồn lây nhiễm.

- Sắp xếp hợp lý

- Phương tiện vận chuyển bao bì của cơ sở không là nguồn lây nhiễm cho bao bì.

- Tình trạng vệ sinh của bao bì.

23. HOÁ CHẤT, PHỤ GIA

23.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

23

QCVN 02-01

2.1.11.5.đ

2.1.12.4.d

2.1.12.3.b

2.1.13

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

95/2/EC

23. Hóa chất, phụ gia

23.1. Hoá chất, phụ gia dùng cho chế biến

a. Được phép sử dụng, rõ nguồn gốc và nằm trong giới hạn cho phép sử dụng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

23.2. Hoá chất tẩy rửa, khử trùng và diệt động vật gây hại

a. Được phép sử dụng và có nguồn gốc rõ ràng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

  1. Cách tiến hành

23.2.1. Yêu cầu

- Hoá chất, phụ gia được phép sử dụng, có nguồn gốc rõ ràng và không v­ượt quá giới hạn cho phép.

- Sử dụng, bảo quản theo qui định và chỉ dẫn của nhà cung cấp.

23.2.2. Phạm vi

- Kho bảo quản, thùng, tủ, ngăn chứa hoá chất, phụ gia

- Việc sử dụng trong thực tế

- Hồ sơ quản lý và sử dụng.

23.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên hồ sơ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Sự tách biệt trong bảo quản và sử dụng các loại hoá chất, phụ gia khác nhau.

- Sự đầy đủ các thông tin ghi trên nhãn các loại hoá chất: tên th­ương mại, tên nhà cung cấp, chỉ dẫn bảo quản, sử dụng của nhà cung cấp, thành phần, thời hạn sử dụng.

- Thực tế bảo quản và sử dụng hoá chất trong sản xuất.

24. KHO BẢO QUẢN THÀNH PHẨM

24.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

24

QCVN 02-04

2.13

24. Kho bảo quản thành phẩm

a. Điều kiện bảo quản thích hợp

b. Sắp xếp không đúng cách

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

24.2. Cách tiến hành:

24.2.1. Yêu cầu: Điều kiện bảo quản thành phẩm đảm bảo không ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh sản phẩm.

24.2.2. Phạm vi: Kho bảo quản thành phẩm .

24.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Kho bảo quản thành phẩm đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, khô ráo, có giá, kệ chắc chắn để xếp thành phẩm.

- Sắp xếp theo đúng qui định.

25. MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

25.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

25

QCVN 02-01
2.1.1.1

2.1.2

2.1.3.1

25. Môi trường xung quanh

a. Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng vào nhà máy

b. Môi trường xung quanh nhà máy không ảnh hưởng vào phân xưởng chế biến

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

25.2 Cách tiến hành

25.2.1. Yêu cầu: Môi trường xung quanh không ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của phân xưởng chế biến.

25.2.2. Phạm vi:

- Vị trí của nhà máy.

- Bên ngoài và bên trong tường rào nhà máy cho đến phân xưởng chế biến.

25.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Khuôn viên nhà máy so với các khu vực tập trung chất thải; nơi sản xuất có nhiều khói bụi, mùi hôi; khu vực bảo quản hoá chất; chăn nuôi gia súc; các khu vực tù đọng chất thải.

- Tường rào xung quanh nhà máy phải ngăn chặn được sự qua lại của gia súc, vật nuôi, hạn chế được sự xâm nhập của động vật gây hại.

- Đường đi nội bộ của nhà máy.

- Nhà máy không bị ngập nước (trừ trường hợp bị thiên tai).

- Không có các nơi tù đọng, ô nhiễm.

- Đường đi nội bộ, cống rãnh thoát nước, nơi tập trung rác thải không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm.

26. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

 26.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

26

QCVN 02-02

2.3.1,2,3

2.3.10

2.3.12

 

 

(EC) 852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

26. Điều kiện đảm bảo của hệ thống quản lý chất lượng (QLCL)

26.1. Cơ cấu tổ chức

a. Có lực lượng đủ năng lực và chuyên trách

b. Được giao đủ thẩm quyền

26.2. Các điều kiện đảm bảo

a. Đủ căn cứ pháp lý để triển khai hệ thống QLCL

b. Có trang thiết bị cần thiết để thực hiện QLCL đầy đủ và phù hợp

c. Cán bộ QLCL được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

26.2 Cách tiến hành

26.2.1. Yêu cầu: Cơ cấu tổ chức và điều kiện đủ để thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng.

26.2.2. Phạm vi

- Tổ chức và năng lực hoạt động của đội ngũ QLCL, các hồ sơ có liên quan.

- Văn bản, hồ sơ, tài liệu, trang thiết bị liên quan đến hoạt động QLCL.

- Phòng kiểm nghiệm (nếu có).

26.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra trang thiết bị và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Đội ngũ QLCL chuyên trách, có đủ năng lực và được giao đủ thẩm quyền.

- Hồ sơ được thiết lập đầy đủ và cập nhật chính xác.

- Có đầy đủ các văn bản pháp lý, hồ sơ, tài liệu để thực hiện QLCL.

- Trang thiết bị, dụng cụ để thực hiện kiểm soát

- Kế hoạch đào tạo và việc thực hiện kế hoạch đào tạo.

27.  CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

27.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

 

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

27

QCVN 02-01

QCVN 02-02

QCVN 02-04

(EC)852/2004 Đ.5

(EC)853/2004 PLII,M.II; M.III

2073/2005/EC

2074/2005/EC

 

27. Xây dựng chương trình QLCL

a. Có đầy đủ chương trình QLCL

b. Phù hợp với qui định và thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

27.2 Cách tiến hành

27.2.1. Yêu cầu: Ch­ương trình quản lý chất lượng phải phù hợp với qui định và thực tế.

27.2.2. Phạm vi: Ch­ương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP; các văn bản pháp lý, hồ sơ tài liệu có liên quan đến sản phẩm, nhóm sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp.

27.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét toàn bộ chư­ơng trình, kiểm tra đối chiếu với toàn bộ các văn bản pháp lý hoặc phỏng vấn nếu thấy cần thiết để xác định:

- Hồ sơ được thiết lập đầy đủ và phù hợp.

- Ch­ương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP được xây dựng phù hợp với qui định và thực tế.

28.  THỰC HIỆN GMP, SSOP VÀ HACCP

28.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

28

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-04

 

(EC)852/2004

(EC)853/2004

2073/2005/EC

2074/2005/EC

 

28. Thực hiện chương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP

a.Bố trí điều hành sản xuất hợp lý

b. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách các thông số kỹ thuật được qui định trong GMP, SSOP

c. Thao tác của công nhân đúng cách

d. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị đúng cách

đ. Duy trì tốt điều kiện vệ sinh chung

e. Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách

g. Kiểm soát đúng chế độ sức khỏe công nhân

h. Thực hiện đúng cách việc giám sát tại điểm kiểm soát tới hạn

i. Thực hiện đầy đủ và kịp thời hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

28.2 Cách tiến hành

28.2.1. Yêu cầu: Ch­ương trình quản lý chất lượng phải được thực hiện theo đúng qui định đã đề ra.

28.2.2. Phạm vi: Toàn bộ hồ sơ liên quan đến xây dựng và thực hiện GMP, SSOP, HACCP và thực tế áp dụng chư­ơng trình trong sản xuất.

28.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, đối chiếu với thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định sự tuân thủ về:

- Việc bố trí sản xuất, trang thiết bị chế biến, phân phối nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.

- Phân công nhiệm vụ lực lượng kiểm soát chất lượng và hoạt động của họ trong thực tế.

- Việc duy trì chế độ kiểm soát nhiệt độ bán thành phẩm và thời gian sản xuất; tuân thủ các qui định trong SSOP.

- Các thao tác của công nhân (có thể dẫn tới dập nát, nhiễm bẩn sản phẩm hoặc làm chậm thời gian sản xuất).

- Hoạt động vệ sinh nhà x­ưởng, trang thiết bị (bao gồm cả dụng cụ, trang thiết bị bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu tại nơi tiếp nhận nguyên liệu của doanh nghiệp) và kết quả thực hiện.

- Điều kiện vệ sinh chung theo qui định (không để chó, mèo vào khu vực sản xuất, không hút thuốc lá, khạc nhổ ... trong phân x­ưởng)

- Thực hiện chế độ kiểm tra sức khoẻ công nhân (hồ sơ sức khoẻ công nhân, việc thực hiện kiểm soát sức khoẻ công nhân.)

- Hoạt động kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn và việc ghi chép số liệu theo hệ
thống mẫu biểu đã quy định trong ch­ơng trình

- Thực hiện hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm.

29.  HOẠT ĐỘNG THẨM TRA

29.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

29

QCVN 02-02

QCVN 02-01

QCVN 02-04

 

(EC)852/2004

Đ.5 2f

 

29. Hoạt động thẩm tra

a. Thực hiện đúng cách việc thẩm tra hồ sơ giám sát

b. Thực hiện đầy đủ kế hoạch lấy mẫu thẩm tra

c. Thực đúng cách việc hiệu chuẩn thiết bị giám sát

d. Thực hiện theo kế hoạch thẩm tra và  điều chỉnh chương trình khi  cần thiết

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

29.2 Cách tiến hành

29.2.1. Yêu cầu: Đảm bảo ch­ương trình quản lý chất lượng phù hợp và được thực hiện có hiệu quả.

29.2.2. Phạm vi: Hồ sơ, thiết bị, dụng cụ giám sát.

29.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn để đánh giá:

- Biện pháp thẩm tra của doanh nghiệp

- Hồ sơ giám sát (độ chính xác và được thực hiện bởi người có thẩm quyền).

- Kế hoạch lấy mẫu và việc thực hiện.

- Hoạt động hiệu chuẩn thiết bị đo

- Kế hoạch thẩm tra, việc thực hiện kế hoạch thẩm tra và việc điều chỉnh.

30.  HỒ SƠ

30.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

30

QCVN 02-02

2.1

2.2.8

QCVN 02-01

2.2

 

(EC) 852/2004

Đ.5 2f

 

30. Hồ sơ

30.1. Hồ sơ Quản lý nguyên liệu

a. Có  đầy đủ hồ sơ các đơn vị cung cấp nguyên liệu

b. Hồ sơ đủ độ tin cậy

30.2. Hồ sơ chương trình QLCL

a. Có thiết lập hồ sơ

b. Hồ sơ đầy đủ

c. Hồ sơ đủ độ tin cậy

d. Dễ truy cập

đ. Thời gian lưu trữ đúng qui định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 [    ]

 [    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

30.2 Cách tiến hành

30.2.1. Yêu cầu: Hồ sơ đầy đủ, chính xác và dễ truy cập

30.2.2. Phạm vi: Toàn bộ hồ sơ liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng

30.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu có thể) và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

a. Tính đầy đủ và tin cậy của hồ sơ quản lý nguyên liệu, bao gồm:

- Danh sách các đại lý chính cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp (tên, địa chỉ, số điện thoại của đại lý nếu có).

- Hợp đồng, cam kết,... về chủng loại, xuất xứ, phương thức bảo quản, phương tiện vận chuyển của đại lý cung cấp nguyên liệu với doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp EU phải có đủ hồ sơ chứng minh điều kiện đảm bảo ATVS của đại lý cung cấp nguyên liệu được kiểm soát (thông qua cơ quan thẩm quyền địa phương hoặc tự doanh nghiệp).

- Hồ sơ tiếp nhận và kiểm soát chất lượng nguyên liệu của Doanh nghiệp.

b. Hồ sơ chương trình quản lý chất lượng:

- Tính đầy đủ của các loại hồ sơ (các văn bản pháp lý, tài liệu tham chiếu, ch­ương trình GMP, SSOP, kế hoạch HACCP, hồ sơ giám sát, thẩm tra, hành động sửa chữa,...).

- Mức độ tin cậy của các loại hồ sơ (thực hiện đúng so với kế hoạch, các kết quả ghi chép phù hợp hiện trạng sản xuất, không có dấu hiệu nguỵ tạo hồ sơ).

L­ưu trữ hồ sơ dễ truy cập (được sắp xếp theo chủ đề, trình tự qui trình và trình tự thời gian).

Thời gian l­ưu trữ hồ sơ theo đúng qui định (2 năm).

 

Biểu mẫu 4c

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

..........................................................................

..........................................................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

 

BIỂU MẪU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM

_________________________

 

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên cơ sở:................................................................................................................................................................

2. Địa chỉ:                                                                                                                                                                      

3. Giấy đăng ký kinh doanh số:............................... ................................. ngày cấp.............................nơi cấp.................................................................

4. Số điện thoại: Số Fax (nếu có): 

5. Mã số (nếu có):                                                                                                                                                               

6. Mặt hàng :                                                                                                                                                                    

7. Ngày kiểm tra:                                                                                                                                                                      

8. Hình thức kiểm tra:                                                                                                                                                                      

9. Thành phần Đoàn kiểm tra:

1) .............................................................................................................

2) ............................................................................................................. ...............

3) ............................................................................................................. ...............

10. Đại diện cơ sở:             

1) ........................................................................................................ ....................

2) ...........................................................................................................................................................................

II. CHỈ TIÊU KIỂM TRA VÀ KẾT QUẢ:

Nhóm chỉ tiêu

Điều khoản tham chiếu

CHỈ TIÊU

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Diễn giải sai lỗi và thời hạn

khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm trọng

(Se)

QĐ VN

QĐ EU

1

QCVN 02 -06

2.2

(EC) 852/2004

PL.II  Ch I.2,3, 8; ChIX.8; ChV.1.d

1. Bố trí mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị:

a. Không có khả năng hiện thực lây nhiễm cho sản phẩm

b. Thuận lợi cho việc chế biến và làm vệ sinh

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 [    ]

 

 

 

 

 

 

2

QCVN 02-06

2.2.2 c

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.a

2. Nền

2.1. Khu vực chế biến trong nhà, kho chứa, 

khu vực phụ trợ

a. Vật liệu bền, không bị thấm nước

b. Nhẵn, phẳng

c. Bảo trì tốt

2.2. Khu vực chế biến ngoài trời, hành lang vận

chuyển

a. Vật liệu phù hợp,

b. Dễ làm vệ sinh

c. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

QCVN 02 -06

2.2.2 a,b

2.2.3

QCVN 02 -01

2.1.4.3,4

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.b,c

3. Trần/mái che/tấm đậy; Tường/vách lửng tại  khu đóng gói, các kho chứa sản phẩm, khu phụ trợ:

a. Vật liệu phù hợp

b. Kín

c. Tường/vách lửng không bị thấm  nước

d. Trần khu vực đóng gói, các kho chứa sản phẩm sáng màu

đ. Mặt trên của vách lửng có độ nghiêng

e. Dễ làm vệ sinh

g. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

QCVN 02 -01

2.1.4.5

 (EC) 852/2004

PL.II ChII 1.d,1.e

4.Cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió:

a. Vật liệu phù hợp

b. Kín

c. Dễ làm vệ sinh

d. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

5

QCVN 02-01

2.1.4.7.a,b,c

QCVN 02 -06

2.2.5, 2.2.6

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

5. Hệ thống thông gió

a. Không có hơi nước bão hòa, khói trong khu vực gia nhiệt

b. Thông thoáng, không có mùi lạ trong khu vực đóng gói, kho chứa sản phẩm, các khu vực phụ trợ

c. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

a. Có hệ thống thông gió cho khu vực vệ sinh

b. Hệ thống thông gió thiết kế  phù hợp hoặc thuận tiện làm vệ sinh

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

6

QCVN 02 -06

 2.4

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.I 7

6. Hệ thống chiếu sáng:

a. Đủ sáng

b. Có chụp đèn ở khu vực bao gói, pha đấu, kho chứa sản phẩm.

c. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

7

QCVN 02 -06

2.2.9;

QCVN 02 -01

2.1.11.1

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

7. Phương tiện rửa, vệ sinh, khử trùng

7.1. Đối với công nhân:

a. Tại lối vào phòng đóng gói, khu vực vệ sinh

a1. Có đủ số lượng

a2. Thiết kế phù hợp

b. Tại các khu vực khác

b1. Có đủ số lượng

b2. Thiết kế phù hợp

c. Vị trí phù hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 02 -01

2.1.11.5

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.II. 2

7.2. Đối với nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến

a. Phương tiện làm vệ sinh đầy đủ, chuyên dùng, bảo quản đúng cách

b. Vật liệu và cấu trúc thích hợp

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

8

QCVN 02 -06

2.5

QCVN 02 -01

2.1.5

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II Ch.V.1.b;c

8. Bề mặt tiếp xúc sản phẩm (bể chượp, dụng cụ chứa, lọc, ống dẫn, bơm vận chuyển, đánh khấy...):

a. Vật liệu phù hợp, không độc, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

b. Cấu trúc bề mặt, mối ghép nhẵn, dễ làm vệ sinh

c. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

9

QCVN 02 -01

2.1.5

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

9. Bề mặt không tiếp xúc sản phẩm (Giá đỡ, kệ, bàn, giàn phơi chai...):

a. Vật liệu phù hợp

b. Cấu trúc bề mặt, mối ghép nhẵn, dễ làm vệ sinh

c. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

10

QCVN 02 -06

2.2.6;

QCVN 02 -01

2.1.10

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.VI

10. Chất thải

10.1. Chất thải rắn (Phế liệu):

a. Đầy đủ, chuyên dùng

b. Kín nước, cấu trúc dễ làm vệ sinh

c. Nơi chứa phế thải (nếu có) kín, vị trí phù hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 02 -06

2.3.4, 2.3.5

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.I.8

10.2. Thoát nước nền:

a. Đủ khả năng thoát hết nước thải

b. Cống thoát, hố ga phù hợp

c. Cấu trúc dễ làm vệ sinh

d. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

  [    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

11

QCVN 02 -06

2.3.1; 2.3.2

QCVN 02 -01

2.1.6;

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.VII.1,2,3

(EC) 853/2004 Đ3.2

11. Hệ thống cung cấp nước:

a. An toàn vệ sinh

b. Đủ nước để sử dụng

c. Cập nhật đầy đủ sơ đồ hệ thống cung cấp nước,  tách biệt với hệ thống cung cấp nước cho mục đích khác

d. Kiểm soát chất lượng nước:

d1. Có kế hoạch kiểm soát phù hợp

d2. Thực hiện đúng cách

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 [    ]

 [    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

QCVN 02 -06

2.7.1.d

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.I.2.c

PLII ChII.1.d

PLII ChVI.3

PL.II Ch.IX.4

12. Ngăn chặn, tiêu diệt động vật gây hại :

12.1. Ngăn chặn:

a. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại trong phòng bao gói, kho chứa sản phẩm, phụ gia

b. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại ở các khu vực khác

c.  Có biện pháp ngăn chặn

12.2. Tiêu diệt

a. Xây dựng kế hoạch phù hợp

b. Không có sự hiện diện của động vật gây hại

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

13

QCVN 02 -06

2.2.8

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.3,6

13. Khu vực vệ sinh công nhân:

a. Có khu vực vệ sinh công nhân

b. Có đủ số lượng, thiết kế thích hợp

c. Vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

14

QCVN 02 -06

2.2.7

 (EC) 852/2004

PLII ChI.9

PL.II Ch.VIII.

14. Bảo hộ lao động (BHLĐ)
14.1. Trang bị BHLĐ

a. Đủ số lượng và chủng loại

b. Tổ chức giặt BHLĐ phù hợp

c. Bảo hộ lao động sạch sẽ, không rách

14.2. Phòng thay BHLĐ

a. Có phòng thay BHLĐ

b. Có phân biệt khu vực thay BHLĐ cho công nhân làm việc tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau

c. Bố trí, vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

15

QCVN 02 -06

2.2.3; 2.8.1; 2.8.2

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

15. Bao gói, ghi nhãn và truy xuất

a.  Có phòng bao gói riêng biệt

c. Vật liệu chứa đựng phù hợp

c. Ghi nhãn đúng quy định

d. Thiết lập và thực hiện đầy đủ các thủ tục về truy xuất, thu hồi/xử lý sản phẩm

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

95/2/EC

* Ghi nhãn thông tin phụ gia thực phẩm:

a. Ghi đầy đủ thông tin thành phần phụ gia sử dụng trong chế biến sản phẩm

b. Ghi nhãn đúng quy định

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

16

QCVN 02 -06

2.8.3; 2.8.4

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.X.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

16. Kho chứa và phương tiện vận chuyển:

16.1. Kho chứa sản phẩm, kho bao bì, hóa chất, phụ gia:

a. Có kho chứa bao bì, hoá chất, phụ gia , kho chứa sản phẩm riêng

b. Phương pháp bảo quản bao bì và chế độ vệ sinh phù hợp.

16.2. Phương tiện vận chuyển phụ liệu, thành phẩm:

  Phương tiện vận chuyển đảm bảo vệ sinh

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

17

QCVN 02 -06

2.1

QCVN 02 -01

2.1.1; 2.1.2, 2.1.3.1

17.Môi trường xung quanh:

a. Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng vào nhà máy

b. Môi trường xung quanh nhà máy không ảnh hưởng vào phân xưởng chế biến

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

18

QCVN 02 -06

2.6.3; 2.6.4

 

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

95/2/EC

18. Hóa chất, phụ gia và chất hỗ trợ chế biến

18.1. Phụ gia, chất hỗ trợ chế biến

a.   Được phép sử dụng, nguồn gốc rõ rang và nằm trong giới hạn cho phép sử dụng

b.   Sử dụng, bảo quản đúng cách

18.2. Hóa chất tẩy rửa, khử trùng và tiêu diệt ĐVGH

a.   Được phép, nguồn gốc rõ ràng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 [    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 [    ]

 

 

 

19

QCVN 02 -06

2.9;

QCVN 02 -02

2.3.2,3

2.3.10

2.3.12

 

 (EC) 852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

19. Điều kiện đảm bảo của hệ thống quản lý chất lượng (QLCL)

19.1. Cơ cấu tổ chức

a. Có lực lượng đủ năng lực và chuyên trách

b. Được giao đủ thẩm quyền

19.2. Các điều kiện đảm bảo

a. Đủ căn cứ pháp lý để triển khai hệ thống QLCL

b. Có trang thiết bị cần thiết để thực hiện QLCL đầy đủ và phù hợp

c. Cán bộ QLCL được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

QCVN 02-06

QCVN 02-02

 (EC) 852/2004 Đ.5

(EC) 853/2004 PLII, M.II; M.III

2073/2005/EC

2074/2005/EC

20. Xây dựng chương trình QLCL

a. Có đầy đủ chương trình QLCL

b. Phù hợp với qui định và thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

21

QCVN 02 -06

QCVN 02 -02

 (EC) 852/2004 Đ.5

(EC) 853/2004 PLII, M.II; M.III

2073/2005/EC

2074/2005/EC

 

 

21.Thực hiện chương trình quản lý chất lượng

a. Bố trí điều hành sản xuất hợp lý

b. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách các thông số kỹ thuật được qui định trong GMP, SSOP

c. Thao tác của công nhân đúng cách

d. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị đúng cách

đ. Duy trì tốt điều kiện vệ sinh chung

e. Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách

g. Kiểm soát đúng chế độ sức khỏe công nhân

h. Thực hiện đúng cách việc giám sát tại CCP (đối với cơ sở có công suất thực tế ≥ 500.000 lít/năm)

i. Thực hiện đầy đủ và kịp thời hành động sửa chữa khi các thông số giám sát bị vi phạm

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 [   ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 [    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

22

QCVN 02 -06

2.9;

QCVN 02 -02

2.2.7, 2.3.11

(EC) 852/2004

Đ.5 2f

22. Hoạt động thẩm tra

a. Thực hiện đúng cách việc thẩm tra hồ sơ giám sát

b. Thực hiện đầy đủ kế hoạch lấy mẫu thẩm tra

c. Thực đúng cách việc hiệu chuẩn thiết bị giám sát

d. Thực hiện kế hoạch thẩm tra và  điều chỉnh chương trình khi cần thiết

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

23

QCVN 02 -02

2.1, 2.2.8

QCVN 02 -01

2.2

 

 (EC) 852/2004

Đ.5.2.g,

Đ.5.4

23. Hồ sơ

23.1. Hồ sơ Quản lý nguyên liệu, muối

a. Có  đầy đủ hồ sơ các đơn vị cung cấp nguyên liệu

b. Hồ sơ phù hợp, đủ độ tin cậy

23.2. Hồ sơ chương trình QLCL

a. Có thiết lập hồ sơ

b. Hồ sơ đầy đủ

c. Hồ sơ đủ độ tin cậy

d. Dễ truy cập

đ. Thời gian lưu trữ đúng qui định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 [    ]

 [    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

23 Nhóm chỉ tiêu

THEO QUI ĐINH VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

 

THEO QUI ĐỊNH EU

 

 

 

 

 

 

 

III. CÁC NHÓM CHỈ TIÊU KHÔNG ĐÁNH GIÁ VÀ LÝ DO:

............................................................................................................................................................................................................................................................................ 

IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           ...................................................................................................................................

V. KẾT LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ATTP CỦA CƠ SỞ:

……………………………………………………………..…………………………………………

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................................................................................................

            ....................., ngày        tháng         năm                                                                                               ...................., ngày       tháng        năm

            ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA                                                                                                   TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

                          (Ký tên, đóng dấu)                                                                                                                               (Ký tên)

 

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM

 

I.  HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI

1. Định nghĩa mức lỗi

- Lỗi nghiêm trọng (Se):  Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.

-  Lỗi nặng (Ma): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, nếu kéo dài sẽ gây mất an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức Nghiêm trọng.

-  Lỗi nhẹ (Mi): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát ATTP nhưng chưa đến mức Nặng.

2. Bảng xếp loại: Tổng số 23 nhóm chỉ tiêu đánh giá

            Lỗi

Xếp loại

Nhẹ
(Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se)

A

≤8

0

0

B

>8

0

0

Mi + Ma ≤ 11

≤ 8

0

C

Mi + Ma > 11

≤ 8

0

-

>8

0

-

-

≥ 1

Ghi chú: ( - ) Không tính đến

3. Diễn giải:

3.1. Cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP: Khi cơ sở xếp loại A hoặc B

3.1.1. Cơ sở được xếp loại A khi đạt các điều kiện sau:

- Không có lỗi Nặng và lỗi Nghiêm trọng;

        - Tổng số sai lỗi Nhẹ (Mi) không quá 8 nhóm chỉ tiêu.

3.1.2. Cơ sở xếp loại B khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Không có lỗi Nghiêm trọng và

- Một trong Hai trường hợp sau:

+ Không có lỗi Nặng, số lỗi Nhẹ lớn hơn 8 nhóm chỉ tiêu; hoặc

+ Số lỗi Nặng không quá 8 nhóm chỉ tiêu và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng không quá 11 nhóm chỉ tiêu.

3.2. Cơ sở xếp chưa đủ điều kiện bảo đảm ATTP: Khi cơ sở xếp loại C

3.2.1.Cơ sở xếp loại C khi vướng vào một trong các điều kiện sau:

• Có lỗi Nghiêm trọng hoặc

• Một trong Ba trường hợp sau:

- Có số lỗi Nặng quá 8 nhóm chỉ tiêu; hoặc

- Có dưới hoặc bằng 8 lỗi Nặng và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng lớn hơn 11 nhóm chỉ tiêu.

II.  HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

A. Ghi biên bản kiểm tra

- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản.

- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

- Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.

B. Nguyên tắc đánh giá

- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [    ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [    ].

- Dùng ký hiệu X hoặc ü đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (đạt), Mi (lỗi mức Nhẹ), Ma (lỗi mức Nặng), Se (lỗi mức Nghiêm trọng).

- Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột “Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục”.

C. CÁC NHÓM CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG, NHÀ XƯỞNG, TRANG THIẾT BỊ

1.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

1

QCVN 02 -06

2.2

(EC) 852/2004

PL.II  Ch I.2,3, 8; ChIX.8; ChV.1.d

1. Bố trí mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị:

a. Không có khả năng hiện thực lây nhiễm cho sản phẩm

b. Thuận lợi cho việc chế biến và làm vệ sinh

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Cách tiến hành:

1.2.1 Yêu cầu 

-  Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các khu vực có độ rủi ro, công nghệ khác nhau. 

-  Đủ diện tích, bố trí các khu vực thuận lợi cho chế biến và làm vệ sinh.

1.2.2. Phạm vi

Các khu vực tiếp nhận, chế biến chượp (bao gồm tiếp nhận, xử lý trộn muối và phụ liệu, nấu, lọc, thủy phân bằng hoá chất “nếu có”, chăm sóc chượp, kéo rút), pha đấu, bao gói, bảo quản sản phẩm, bao bì, phụ gia, hoá chất, phòng thay bảo hộ, khu vực vệ sinh công nhân, chứa phế thải, đường đi nội tuyến...

1.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Sự ngăn cách hợp lý giữa các khu vực có độ rủi ro khác nhau theo công nghệ chế biến khác nhau  (khu vực chứa muối, xử lý trộn muối, chế biến chượp, pha đấu, bao gói, chứa sản phẩm, nấu chượp, thuỷ phân bằng hoá chất, nhà lọc, bao bì, hóa chất, bảo hộ lao động, khu vệ sinh công nhân, khu chứa phế liệu ...).

- Sự bố trí dụng cụ chứa, chế biến hợp lý ở các khu vực sản xuất theo công nghệ đang áp dụng, khoảng cách miệng dụng cụ chứa với nền.

- Diện tích các khu vực, hành lang nội tuyến đủ rộng không gây cản trở cho chế biến và làm vệ sinh, hoặc làm mất khả năng kiểm soát an toàn vệ sinh.

2. NỀN

2.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

2

QCVN 02 -06

2.2.2 c

(EC)852/2004

PL.II Ch.II.1.a

2. Nền

2.1. Khu vực chế biến trong nhà, kho chứa, khu vực phụ trợ

a. Vật liệu bền, không bị thấm nước

b. Nhẵn, phẳng

c. Bảo trì tốt

2.2. Khu vực chế biến ngoài trời, hành lang vận chuyển

a. Vật liệu phù hợp

b. Dễ làm vệ sinh

c. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Cách tiến hành

2.2.1 Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp, không thấm nước, không đọng nước, dễ làm vệ sinh và được bảo trì tốt.

2.2.2. Phạm vi áp dụng

a. Nền các khu vực pha đấu, bao gói, bảo quản sản phẩm, bao bì, phụ gia, hoá chất, phòng thay bảo hộ, khu vực vệ sinh công nhân và chế biến trong nhà.

b. Nền các khu vực chế biến ngoài trời, rửa khử trùng dụng cụ, bao bì, đường đi nội tuyến.

2.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Nền các vực ở 2.2.2.a được làm bằng vật liệu bền không bị thấm nước, nhẵn phẳng.

- Nền các khu vực ở mục 2.2.2.b cứng thoát nước tốt, dễ làm vệ sinh.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của nền sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 21.

3. TRẦN/MÁI CHE/TẤM ĐẬY, TƯỜNG/VÁCH LỬNG

3.1.      Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

3.

QCVN 02 -06

2.2.2 a,b;2.2.3

QCVN 02 -01

2.1.4.3

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.b,c

3. Trần/mái che/tấm đậy; Tường/vách lửng tại  khu đóng gói, các kho chứa sản phẩm, khu phụ trợ:

a. Vật liệu phù hợp

b. Kín

c. Tường/vách lửng không bị thấm  nước

d. Trần khu vực đóng gói, các kho chứa sản phẩm sáng màu

đ. Mặt trên của vách lửng có độ nghiêng

e. Dễ làm vệ sinh

g. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Cách tiến hành

3.2.1 Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp, không thấm nước, dễ làm vệ sinh và được bảo trì tốt

3.2.2 Phạm vi

a. Tường, vách lửng, trụ đỡ và trần tại phòng pha đấu, bao gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm, bao bì sạch, phụ gia, hoá chất, phòng thay bảo hộ, khu vực vệ sinh công nhân.

b. Tường lửng, vách ngăn, trụ đỡ tại khu vực gia nhiệt, nấu, xử lý chế biến ngoài trời, rửa khử trùng bao bì.

c. Mái che các khu vực xử lý ban đầu, chế biến chượp, gia nhiệt, thủy phân bằng hoá chất, rửa khử trùng dụng cụ, bao bì thuỷ tinh.

d. Tấm đậy các bể gia nhiệt, dụng cụ chứa chượp, bán thành phẩm ở các khu vực ngoài trời.

3.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Tường, tường lửng, vách ngăn tại các khu vực ở 3.2.2.a: được làm bằng vật liệu bền, không độc, không bị thấm nước, dễ làm vệ sinh (Cemen, gỗ sơn chống thấm, composit hoặc tương đương).

- Tường lửng, vách ngăn tại các khu vực ở 3.2.2.b: được làm bằng vật liệu bền, không độc, không bị thấm nước, dễ làm vệ sinh (Cemen, gỗ sơn chống thấm, composit hoặc tương đương). Mặt trên các vách lửng có độ nghiêng không nhỏ hơn 45 độ.

- Trần tại các khu vực ở 3.2.2.a: được làm bằng vật liệu bền, không độc, kín, sáng mầu, không bị thấm nước, dễ làm vệ sinh (Nhựa, gỗ sơn chống thấm, composit hoặc tương đương).

- Mái che tại các khu vực ở 3.2.2.c: được làm bằng vật liệu bền, không độc, kín, dễ làm vệ sinh (Gỗ, tre, lá dừa nước, tôn sơn chống sét, Firocemen hoặc tương đương), cấu trúc dễ làm vệ sinh.

- Tấm đậy tại các khu vực ở 3.2.2.d: làm bằng vật liệu bền, kín dễ thoát nước và dễ làm vệ sinh (bạt su, nhựa..).

- Các đường ống, dây dẫn được đặt chìm trong tường hoặc trong ống, cố định cách tường 0,1m.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của tường, trần sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 21.

4. CỬA

4.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

4.

QCVN 02 -01

2.1.4.5

(EC) 852/2004

PL.II ChII 1.d,1.e

4. Cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió:

a. Vật liệu phù hợp

b. Kín

c. Dễ làm vệ sinh

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Cách tiến hành

4.2.1 Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp, không thấm nước, ngăn chặn được bụi, động vật, côn trùng gây hại xâm nhập, dễ làm vệ sinh và được bảo trì tốt.

4.2.2. Phạm vi: Cửa, cửa sổ phòng pha đấu, bao gói sản phẩm, kho thành phẩm, bao bì sạch, phụ gia hoá chất, phòng thay bảo hộ, khu vực vệ sinh công nhân.

4.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Cửa phải nhẵn, dễ làm vệ sinh, khi đóng không còn khe hở với tường, nền. Gờ cửa không đọng nước

- Cửa được làm bằng vật liệu bền, không độc, kín, dễ làm vệ sinh (Gỗ, tre, sắt sơn chống sét, nhựa hoặc tương đương).

- Các mối ghép phải phẳng, dễ làm sạch.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

5. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

5.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

Chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

5.

QCVN 02-01

2.1.4.7.a,b,c

QCVN 02 -06

2.2.5, 2.2.6

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

5. Hệ thống thông gió

a. Không có hơi nước bão hòa, khói trong khu vực gia nhiệt

b. Thông thoáng, không có mùi lạ trong khu vực đóng gói, kho chứa sản phẩm, các khu vực phụ trợ

c. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Có hệ thống thông gió cho khu vực vệ sinh

b. Hệ thống thông gió thiết kế  phù hợp hoặc thuận tiện làm vệ sinh

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

5.2. Cách tiến hành

5.2.1 Yêu cầu: Thông thoáng, thoát nhiệt tốt, không có hơi ẩm, mùi hôi, khói và bụi.

5.2.2 Phạm vi

a. Khu vực pha đấu, bao gói (chiết chai, can), khu vực phụ trợ (kho thành phẩm, kho chứa bao bì sạch, phụ gia hoá chất, phòng thay bảo hộ, khu vực vệ sinh công nhân).

b. Khu vực sản xuất chượp trong nhà.

c. Khu vực nấu, cô đặc (nếu có).

5.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra.

Kiểm tra trên sơ đồ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Thoáng khí, không có hơi ẩm và mùi hôi tại các khu vực quy định ở mục 5.2.2.a.

- Thoáng khí, không có mùi hôi lạ tại các khu vực quy định ở mục 5.2.2.b.

- Thoát nhiệt tốt và không có hơi nước bảo hoà tại các khu vực quy định ở mục 5.2.2.c.

- Trong tình trạng bảo trì tốt

6.  HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

6.1.    Chỉ tiêu:

Nhóm

Chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

6.

QCVN 02 -06

2.4

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I 7

6. Hệ thống chiếu sáng:

a. Đủ sáng

b. Có chụp đèn ở khu vực bao gói, pha đấu, kho chứa sản phẩm.

c. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.2. Cách tiến hành

6.2.1. Yêu cầu: Đủ sáng, an toàn cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh và được bảo trì tốt

6.2.2 Phạm vi

a. Khu vực pha đấu, bao gói (chiết chai, can), kho thành phẩm.

b. Khu vực sản xuất trong nhà, khu phụ trợ (bao bì sạch, phụ gia hoá chất, phòng thay bảo hộ, khu vực vệ sinh công nhân).

6.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá.

Kiểm tra trên sơ đồ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Cường độ sáng (thông qua kiểm tra thực tế số lượng và công suất của đèn đang hoạt động): đảm bảo cường độ sáng đủ để thực hiện các hoạt động sản xuất và phân biệt rõ ràng màu sắc tự nhiên của sản phẩm.

- Phải có đủ chụp bảo vệ đèn ở các khu vực qui định tại mục 6.2.2.a. Chụp đèn phải đáp ứng chức năng bảo vệ khi bóng đèn bị nổ, vỡ.

- Kết cấu của hộp đèn phải kín, đảm bảo dễ làm vệ sinh ở bên trong và bên ngoài.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

7. PHƯƠNG TIỆN RỬA, VỆ SINH, KHỬ TRÙNG

7.1. Chỉ tiêu

Nhóm

Chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

7.

QCVN 02 -06

2.2.9;

QCVN 02 -01

2.1.11.1

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

QCVN 02 -01

2.1.11.5

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II. 2

7. Phương tiện rửa, vệ sinh, khử trùng

7.1. Đối với công nhân:

a. Tại lối vào phòng đóng gói, khu vực vệ sinh

a1. Có đủ số lượng

a2. Thiết kế phù hợp

b. Tại các khu vực khác

b1. Có đủ số lượng

b2. Thiết kế phù hợp

c. Vị trí phù hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.2. Đối với nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến

a. Phương tiện làm vệ sinh đầy đủ, chuyên dùng, bảo quản đúng cách

b. Vật liệu và cấu trúc thích hợp

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

7.2. Cách tiến hành

7.2.1 Yêu cầu

- Đảm bảo cho việc làm vệ sinh của công nhân hiệu quả trong sản xuất và sau khi đi vệ sinh.

- Đủ ph­ương tiện làm vệ sinh và khử trùng chuyên dùng, hiệu quả và không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm.

7.2.2 Phạm vi  

a. Lối vào khu vực pha đấu, bao gói (chiết chai, can) và nhà vệ sinh công nhân

b. Các khu vực sản xuất trong nhà, ngoài trời.

c. Tất cả các ph­ương tiện, các tác nhân làm vệ sinh và khử trùng nhà x­ưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến tại tất cả các khu vực sản xuất.

7.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) ở tất các khu vực nêu tại 7.2.2 về:

a. Đánh giá phương tiện rửa, khử trùng cho công nhân:

a.1. Lối vào khu vực pha đấu (gồm cả khu vực tiệt trùng), bao gói (chiết chai, can) và nhà vệ sinh công nhân

- Vòi nước không vận hành bằng tay, số lượng đủ vào giờ cao điểm.

- Có đủ nước sạch và xà phòng nước để rửa tay.

- Có phương làm khô tay phù hợp và hợp vệ sinh (giấy/ khăn lau tay dùng một lần, máy làm khô tay), đủ số lượng sử dụng cho giờ cao điểm và có dụng cụ đựng giấy, khăn thải tại vị trí lau khô tay

a.2. Tại mỗi khu vực sản xuất cách biệt trong nhà ( xử lý ban đầu, trộn muối, chế biến chượp, lọc, nấu, kho muối, bao bì thuỷ tinh..) và ngoài trời (khu bể /bi) chứa chượp, gia nhiệt): Có vòi nước, xà phòng nước, khăn lau tay.

a.3. Các phương tiện được lắp đặt hợp lý.

a.4. Trong tình trạng bảo trì tốt.

b. Đánh giá phương tiện rửa, khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến:

- Có dấu hiệu để phân biệt rõ ràng giữa các loại phương tiện làm vệ sinh, khử trùng tại các khu vực khác nhau và việc sử dụng theo đúng chức năng (làm vệ sinh bề mặt tiếp xúc trực tiếp, không trực tiếp, giữa các khu vực có độ rủi ro khác nhau.

- Đủ số lượng và hiệu quả.

- Vật liệu và kết cấu của phương tiện làm vệ sinh phù hợp tại khu mỗi khu vực: chổi nhựa, khăn lau khô bằng vải bền tại khu vực đóng gói; chổi tre…, tại khu vực chế biến trong nhà và ngoài trời; bàn chải nhựa tại khu vực chế biến và phụ trợ.

- Có nơi bảo quản riêng phương tiện, tác nhân làm vệ sinh, khử trùng; sắp xếp đúng quy định.

8. BỀ MẶT TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI SẢN PHẨM

8.1. Chỉ tiêu

Nhóm

Chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

8.

QCVN 02 -06

2.5;

QCVN 02 -01

2.1.5

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II Ch.V.1.b;c

8. Bề mặt tiếp xúc sản phẩm (bể chượp, dụng cụ chứa, lọc, ống dẫn, bơm vận chuyển, đánh khấy...):

a. Vật liệu phù hợp, không độc, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

b. Cấu trúc bề mặt, mối ghép nhẵn, dễ làm vệ sinh

c. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

8.2. Cách tiến hành

8.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm.

8.2.2. Phạm vi: Tất cả các bề mặt tiếp xúc trực tiếp (bề mặt bể chượp, dụng cụ chứa, mặt trong ống dẫn, bơm, cây đánh, dụng cụ gài nén, đánh khuấy, cào, bao bì chứa đựng trực tiếp...) với nước mắm và các phụ gia trong sản xuất tại tất cả các khu vực sản xuất.

8.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Quan sát kỹ các bề mặt, kể cả các mối nối, mối ghép giữa các bề mặt và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Được làm bằng vật liệu bền, không bị ngấm nước, không bị ăn mòn, không gây độc, chịu được tác dụng của tác nhân tẩy rửa và khử trùng (nhựa, inox, Composit...)

- Các bề mặt và mối nối nhẵn, dễ làm vệ sinh.

- Không sử dụng chung cho các khu vực chế biến khác nhau (sản xuất chượp, pha đấu, nấu…)

- Được bảo quản ở nơi có điều kiện vệ sinh tương đương khu vực sản xuất chế biến nước mắm.

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của các bề mặt tiếp xúc trực tiếp sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 21.

9.  CÁC BỀ MẶT KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI SẢN PHẨM

  1. Chỉ tiêu

Nhóm

Chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

9.

QCVN 02 -01

2.1.5

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

9. Bề mặt không tiếp xúc sản phẩm (Giá đỡ, kệ, bàn, giàn phơi chai...):

a. Vật liệu phù hợp

b. Cấu trúc bề mặt, mối ghép nhẵn, dễ làm vệ sinh

c. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.2. Cách tiến hành

9.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm.

9.2.2. Phạm vi: Tất cả các bề mặt tiếp không tiếp xúc trực tiếp (xe vận chuyển nội bộ, kệ, giá đỡ, giàn phơi chai/ vỏ, khung trang thiết bị...) tại tất cả các khu vực sản xuất.

9.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Quan sát kỹ các bề mặt (gầm bàn, chân bàn giá đỡ, bệ máy, hộp chứa mô tơ, hộp điều tốc...) và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Được làm bằng vật liệu bền, không bị ngấm nước, không bị ăn mòn, không gây độc, chịu được tác dụng của tác nhân tẩy rửa và khử trùng (nhựa, Inox,…)

- Các bề mặt và mối nối nhẵn, dễ làm vệ sinh.

- Tình trạng bảo trì tốt.

10.  CHẤT THẢI

10.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

10.

QCVN 02 -06

2.2.6;

QCVN 02 -01

2.1.10

(EC)852/2004

PL.II Ch.VI

QCVN 02 -06

2.3.4, 2.3.5

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.8

10. Chất thải

10.1. Chất thải rắn:

a. Đầy đủ, chuyên dùng

b. Kín nước, dễ làm vệ sinh

c. Nơi chứa phế thải (nếu có) kín, vị trí phù hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.2. Thoát nước nền:

a. Đủ khả năng thoát hết nước thải

b. Cống thoát, hố ga phù hợp

c. Dễ làm vệ sinh

d. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.2. Cách tiến hành

10.2.1. Yêu cầu:

- Đối với xử lý chất thải rắn:

+ Khu chứa phế thải sau khi nấu chượp phải kín, cách biệt; được thông gió riêng, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

+ Dụng cụ chứa rác hoặc chứa phế liệu phải kín, có nắp đậy, không là nơi dẫn dụ ruồi và làm lây nhiễm sản phẩm.

+ Đủ cho việc sử dụng thuận tiện ở các khu vực

+ Hệ thống thu gom, vận chuyển và l­ưu giữ phế liệu không lây nhiễm cho sản phẩm.

- Đối với thoát nước nền: Không thấm nước, thoát nhanh, không đọng nước, không tạo mùi hôi và dễ làm vệ sinh.

10.2.2. Phạm vi:

a. Hệ thống thu gom, vận chuyển và l­ưu giữ phế liệu trong và ngoài phân x­ưởng.

b. Hố ga và rãnh thoát nước thải (trong khu pha đấu, nhà hoặc khu chế biến chượp, lọc, rửa khử trùng...).

c. Rãnh và hố ga thoát nước mưa, nước rửa dụng cụ bên ngoài.

10.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra:

a. Xem xét và phỏng vấn (nếu cần) các hoạt động loại bỏ phế liệu (chất thải rắn) để xác định sự thích hợp về cấu trúc, tính chuyên dùng đối với:

- Có đủ dụng cụ chứa rác hoặc chứa phế liệu tại các khu vực cần thiết, được đặt ở vị trí phù hợp (khu vực vệ sinh, bao gói, phá bã chượp, …)

- Được làm bằng vật liệu bền, không bị ngấm nước, kín, có nắp đậy, chịu được tác dụng của tác nhân tẩy rửa và khử trùng.

- Bề mặt và mối nối ghép, dễ làm vệ sinh.

- Thùng chứa phế liệu ngoài phân xưởng phải kín nước, chuyên dùng, ngăn chặn sự xâm nhập của động vật gây hại, không gây ra mùi hôi cho môi trường xung quanh

- Nhà chứa phế liệu (nếu có) phải kín, cách biệt với khu chế biến và được thông gió riêng, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

- Tình trạng bảo trì tốt.

b. Xem xét, kiểm tra sơ đồ và thực tế hệ thống thoát nước ở các khu vực, khi cần thiết có thể phỏng vấn thêm nhằm xác định:

- Có rãnh và hố thu tại các địa điểm quy định ở mục 10.2.2.a. Bề mặt rãnh và hố thu, hố ga phải nhẵn phẳng không thấm nước, có độ dốc thích hợp, nước thải không đọng trên rãnh.

- Hố ga tại các địa điểm quy định ở mục 10.2.2.b phải có cấu trúc thích hợp, ngăn được mùi hôi.

- Tình trạng bảo trì tốt.

11. HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC

11.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

11

QCVN 02 -06

2.3.1; 2.3.2

QCVN 02 -01

2.1.6;

(EC) 852/2004

PL.II Ch.VII.1,2,3

(EC) 853/2004 Đ3.2

11. Hệ thống cung cấp nước:

a. An toàn vệ sinh

b. Đủ nước để sử dụng

c. Cập nhật đầy đủ sơ đồ hệ thống cung cấp nước,  tách biệt với hệ thống cung cấp nước cho mục đích khác

d. Kiểm soát chất lượng nước:

d1. Có kế hoạch kiểm soát phù hợp

d2. Thực hiện đúng cách

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

11.2. Cách tiến hành

11.2.1. Yêu cầu: Nước dụng cho chế biến phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phân biệt rõ nước chế biến và nước dùng cho vệ sinh và các mục đích khác.

11.2.2. Phạm vi

a. Nguồn nước, thiết bị xử lý nước (hóa, lý, vi sinh), hồ chứa, tháp nước, đường ống dẫn.

b.Toàn bộ hệ thống cấp nước ở tất cả các khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất, ngoại trừ cứu hoả, nước làm vệ sinh nền, nước xả nhà vệ sinh.

c. Hồ sơ theo dõi kiểm soát chất lượng nước.

11.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra

Kiểm tra trên thực tế, hồ sơ kiểm soát kết hợp với phỏng vấn (nếu cần) để xác định:

- Hệ thống cung cấp nước đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và không bị nhiễm bẩn từ bên ngoài hoặc có khả năng chảy ngược.

- Hệ thống cấp nước phải được nhận diện dễ dàng trên sơ đồ và thực tế đến từng vòi sử dụng.

- Kiểm tra trên hồ sơ và thực tế việc làm vệ sinh định kỳ hệ thống cung cấp nước.

- Kiểm tra hoạt động lấy mẫu và phân tích nước theo kế hoạch đã đề ra và đáp ứng QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế. Riêng với các cơ sở chế biến xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng Chỉ thị 98/83/EEC.

- Kiểm tra khả năng cung cấp nước đầy đủ và yêu cầu áp lực của hệ thống đối với từng khu vực.

- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị xử lý nước (như thiết bị pha chlorine, thiết bị xử lý bằng ôzôn, hoặc đèn cực tím,...). Nếu nghi ngờ hiệu quả hệ thống, cần lấy mẫu kiểm chứng. Nồng độ chlorin của nước sử dụng chế biến sản phẩm xuất khẩu vào EU không vượt quá 1ppm.

- Kiểm tra các hoạt động giám sát và lưu trữ hồ sơ về hệ thống cung cấp nước.

- Nguồn nước, thiết bị xử lý nước (hóa, lý, vi sinh), hồ chứa, tháp nước, đ­ường ống dẫn.
- Toàn bộ hệ thống cấp nước ở tất cả các khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất, ngoại trừ nước giải nhiệt, cứu hoả, nước làm vệ sinh bên ngoài khu vực sản xuất, nước xả nhà vệ sinh.

- Việc sản xuất trong nhà máy (kể cả thiết bị xay đá) hoặc nguồn cung cấp từ bên ngoài.

- Kho bảo quản đá, phương tiện vận chuyển và dụng cụ chứa đựng ở tất cả các công đoạn.

- Hồ sơ kiểm soát chất lượng nước, nước đá.

12. NGĂN CHẶN VÀ TIÊU DIỆT ĐỘNG VẬT GÂY HẠI

 12.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

12

QCVN 02 -06

2.7.1.d

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.2.c

PLII ChII.1.d

PLII ChVI.3

PL.II Ch.IX.4

12. Ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại

12.1. Ngăn chặn

a. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại trong phân xưởng

b. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại ngoài phân xưởng

c. Có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại

12.2. Tiêu diệt

a. Xây dựng kế hoạch phù hợp

b. Không có sự hiện diện của động vật gây hại

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

12.2. Cách tiến hành

12.2.1. Yêu cầu: Có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại.

12.2.2. Phạm vi

a. Khu vực pha đấu, bao gói, bảo quản thành phẩm, bao bì, phụ gia, hoá chất, thay bảo hộ, CB trong nhà.

b. Khu vực chế biến ngoài trời, xung quanh phân xưởng kể từ hàng rào của cơ sở trở vào.                      

c. Hồ sơ kiểm soát.

12.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế, hồ sơ kiểm soát kết hợp với phỏng vấn (nếu cần) để xác định:

a. Biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của động vật gây hại:

+ Hệ thống lưới chắn tại các vị trí thông với bên ngoài (ô thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức, hố ga, rèm che ở các lối vào khu vực sản xuất, khe hở ở cửa rèm che và cửa sổ, khe hở của trần) đối với các khu vực nêu tại 12.2.2.a.

+ Các khe, ngách, các vị trí khuất, dụng cụ sắp xếp không ngăn nắp, thiết bị không sử dụng thường xuyên, các hố ga đối với các khu vực nêu tại 12.2.2.b.

+ Các bụi cây; hệ thống thoát nước hở; nơi có nước đọng; nơi tập trung phế liệu; rác thải đối với các khu vực nêu ở mục 12.2.2.b.

b. Tiêu diệt động vật gây hại:

+ Kiểm tra sơ đồ, kế hoạch đặt bẫy, sử dụng thuốc tiêu diệt động vật gây hại. Các thủ tục kiểm soát và duy trì hoạt động đã được phê duyệt trong SSOP.

+ Xem xét dấu hiệu sự hiện diện của động vật gây hại trong phân xưởng.

13. KHU VỰC VỆ SINH CÔNG NHÂN

13.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

13

QCVN 02 -06

2.2.8

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.3,6

13. Khu vực vệ sinh công nhân:

a. Có khu vực vệ sinh công nhân

b. Có đủ số lượng, cấu trúc thích hợp

c. Vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13.2. Cách tiến hành

13.2.1 Yêu cầu: Số lượng và cấu trúc phù hợp

13.2.2 Phạm vi: Các khu vực vệ sinh công nhân trong cơ sở.

13.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế kết hợp với phỏng vấn (nếu cần) để xác định:

- Số bồn cầu đủ lượng theo qui định riêng cho nam và nữ:

Dưới 9 người:   1 bồn cầu                        Từ 10-24 người:         2 bồn cầu

Từ 25-49 người:            3 bồn cầu                        Từ 50-100 người:        5 bồn cầu

Trên 100 người: Cứ thêm 30 người phải thêm 01 nhà vệ sinh

- Cửa nhà vệ sinh không được mở trực tiếp vào khu vực chế biến.

- Trang thiết bị và bố trí nhà vệ sinh: bồn cầu, xả nước, giấy vệ sinh chuyên dùng, thùng chứa rác có nắp đậy đủ lượng, thuận tiện, hoạt động bình thường.

- Tình trạng bảo trì tốt.

14. BẢO HỘ LAO ĐỘNG

14.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

14

QCVN 02 -06

2.2.7

(EC)852/2004

PLII ChI.9

PL.II Ch.VIII.

14. Bảo hộ lao động (BHLĐ)
14.1. Trang bị BHLĐ

a. Đủ số lượng và chủng loại

b. Tổ chức giặt BHLĐ phù hợp

c. Bảo hộ lao động sạch sẽ, không rách

14.2. Phòng thay BHLĐ

a. Có phòng thay BHLĐ

b. Có phân biệt khu vực thay BHLĐ cho công nhân làm việc tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau

c. Bố trí, vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14.2. Cách tiến hành

14.2.1 Yêu cầu

- Đủ số lượng và chủng loại bảo hộ lao động theo quy định, hợp vệ sinh, bố trí vị trí thích hợp.

- Có phòng thay BHLĐ riêng cho công nhân khu vực chế biến chượp và bao gói.

14.2.2 Phạm vi

a. Các phòng thay bảo hộ lao động.

b. Phòng giặt, nơi phơi hoặc hợp đồng thuê giặt, nơi bảo quản và cấp phát bảo hộ lao động.

c. Bảo hộ lao động của công nhân đang sản xuất.         

14.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên thực tế, hồ sơ và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Số lượng và chủng loại trang bị bảo hộ lao động trong các khu vực như qui định.

- Tình trạng vệ sinh của bảo hộ lao động đang sử dụng.

- Sự tách biệt giữa BHLĐ và tư trang quần áo, giầy dép thường trong phòng thay bảo hộ; sự tách biệt giữa khu vực thay, lưu giữ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc ở các khu vực có độ rủi ro khác nhau (chế biến chượp, bao gói).

- Nơi giặt, nơi phơi hoặc hợp đồng thuê giặt.

- Sự phân biệt BHLĐ dùng cho công nhân các khu vực khác nhau (chế biến chượp, sản xuất, pha đấu, bao gói). Kiểm soát việc sử dụng bảo hộ lao động theo qui định.

15. BAO GÓI, BẢO QUẢN BAO BÌ

15.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

15

QCVN 02 -06

2.2.3; 2.8.1; 2.8.2

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

15. Bao gói, ghi nhãn và truy xuất

a.  Có phòng bao gói riêng biệt

c. Vật liệu chứa đựng phù hợp

c. Ghi nhãn đúng quy định

d. Thiết lập và thực hiện đầy đủ các thủ tục về truy xuất, thu hồi/xử lý sản phẩm

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

95/2/EC

* Ghi nhãn thông tin phụ gia thực phẩm:

a. Ghi đầy đủ thông tin thành phần phụ gia sử dụng trong chế biến sản phẩm

b. Ghi nhãn đúng quy định

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

15.2.    Cách tiến hành

15.2.1. Yêu cầu

- Có kho riêng để chứa bao bì, có khu vực bao gói riêng, vật liệu bao gói phù hợp; Bao bì phải được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện hợp vệ sinh

- Ghi nhãn đầy đủ và đúng cách.

- Xây dựng và tuân thủ các thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

15.2.2. Phạm vi

- Kho bảo quản bao bì, khu vực chứa bao bì trung gian, thùng chứa bao bì, phương tiện vận chuyển bao bì tại xí nghiệp, kể cả bao bì ch­ưa in nhãn.

- Khu vực bao gói, dụng cụ hàn túi, đai nẹp, thùng carton.

- Thông tin trên vỏ hộp, trên nhãn dán, bao bì và các vị trí khác (nếu có)

- Hồ sơ quy định thủ tục truy xuất của cơ sở

15.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Khu vực bao gói chỉ dành riêng cho hoạt động bao gói sản phẩm.

- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thuỷ sản phải đảm bảo an toàn thực phẩm:

+ Không có khả năng nhiễm vào sản phẩm những chất có hại cho người sử dụng.

+ Đủ bền, chắc để bảo vệ sản phẩm khỏi bị lây nhiễm.

- Có kho riêng để bảo quản bao bì. Khu vực chứa bao bì trung gian phải đảm bảo tránh các nguồn lây nhiễm.

- Sắp xếp trong kho hợp lý (đảm bảo cự ly cách t­ường, cách nền, cách trần, hành lang vận chuyển và sự phân tách giữa các lô bao bì).

- Phương tiện vận chuyển bao bì của cơ sở không là nguồn lây nhiễm cho bao bì.

- Tình trạng vệ sinh của bao bì.

- Ghi nhãn phải đầy đủ thông tin theo qui định hiện hành của Việt Nam, nước nhập khẩu và các thông tin phải chính xác.

- Các thông tin ghi trên nhãn phải phù hợp với sản phẩm bên trong. 

- Tính đầy đủ và hợp lý của thủ tục truy xuất nguồn gốc, việc thực hiện trên thực tế

16. KHO CHỨA VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN

16.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

16

QCVN 02 -06

2.8.3; 2.8.4

(EC) 852/2004

PL.II Ch.X.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

16. Kho chứa và phương tiện vận chuyển:

16.1. Kho chứa sản phẩm, kho bao bì, hóa chất, phụ gia:

a. Có kho chứa bao bì, hoá chất, phụ gia , kho chứa sản phẩm riêng

b. Phương pháp bảo quản bao bì và chế độ vệ sinh phù hợp.

16.2. Phương tiện vận chuyển phụ liệu, thành phẩm:

Phương tiện vận chuyển đảm bảo vệ sinh

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16.2. Cách tiến hành:

16.2.1 Yêu cầu : Có nơi riêng đảm bảo an toàn để chứa và phải được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện hợp vệ sinh

16.2.2 Phạm vi

-  Kho chứa thành phẩm

- Nơi bảo quản bao bì, khu vực chứa bao bì trung gian, thùng chứa bao bì, phương tiện vận chuyển bao bì kể cả bao bì chưa in nhãn.

- Nơi chứa hoá chất, phụ gia tại cơ sở sản xuất.

- Hồ sơ kiểm soát

16.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên hồ sơ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Có nơi riêng để bảo quản thành phẩm, bao bì, hóa chất, phụ gia an toàn vệ sinh. Khu vực chứa bao bì trung gian phải đảm bảo tránh các nguồn lây nhiễm.

- Sắp xếp trong phòng riêng hợp lý (đảm bảo cự ly cách tường, cách nền, cách trần, hành lang vận chuyển và sự phân tách giữa các lô ). Không để hoá chất, chất tẩy rửa lẫn lộn trong cùng kho. Hoá chất độc phải được bảo quản riêng biệt.

- Phương tiện vận chuyển của cơ sở không là nguồn lây nhiễm cho bao bì, hoá chất phụ gia.

17. MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

17.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

17

QCVN 02 -06

2.1

QCVN 02 -01

2.1.1; 2.1.2

17.Môi trường xung quanh:

a. Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng vào nhà máy

b. Môi trường xung quanh nhà máy không ảnh hưởng vào phân xưởng chế biến

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

17.2. Cách tiến hành:

17.2.1. Yêu cầu: Môi trường xung quanh không ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh an toàn của phân xưởng chế biến, khu vực phơi và sân phơi 

17.2.2. Phạm vi: Vị trí của nhà máy, bên ngoài và bên trong tường rào nhà máy và phân xưởng chế biến

17.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Khuôn viên nhà máy so với các khu vực tập trung chất thải, nơi sản xuất có nhiều khói bụi, mùi hôi, khu vực bảo quản hoá chất, chăn nuôi gia súc, khu vực tù đọng chất thải.

- Tường rào xung quanh nhà máy ngăn chặn đựơc sự qua lại của gia súc, vật nuôi.

-  Nhà máy không bị ngập nước

-  Không có các nơi tù đọng, ô nhiễm.

- Đường đi nội bộ, cống rãnh thoát nước, nơi tập trung rác thải không là nguồn lây nhiễm vào phân xưởng sản xuất.

18.  HOÁ CHẤT, PHỤ GIA

18.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

18

QCVN 02 -06

2.6.3; 2.6.4

 

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

95/2/EC

18. Hóa chất, phụ gia và chất hỗ trợ chế biến

18.1. Phụ gia, chất hỗ trợ chế biến

c.   Được phép sử dụng, nguồn gốc rõ ràng và nằm trong giới hạn cho phép sử dụng

d.   Sử dụng, bảo quản đúng cách

18.2. Hóa chất tẩy rửa, khử trùng và tiêu diệt ĐVGH

b.   Được phép, nguồn gốc rõ ràng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

  1. Cách tiến hành

18.2.1. Yêu cầu

- Hoá chất, phụ gia được phép sử dụng, có nguồn gốc rõ ràng và không v­ượt quá giới hạn cho phép.

- Sử dụng, bảo quản theo qui định và chỉ dẫn của nhà cung cấp.

18.2.2. Phạm vi

- Kho bảo quản, thùng, tủ, ngăn chứa hoá chất, phụ gia

- Việc sử dụng trong thực tế

- Hồ sơ quản lý và sử dụng.

18.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên hồ sơ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Sự tách biệt trong bảo quản và sử dụng các loại hoá chất, phụ gia, men, phẩm mầu khác nhau.

- Sự đầy đủ các thông tin ghi trên nhãn các loại hoá chất (tên thương mại, tên nhà cung cấp, chỉ dẫn bảo quản, sử dụng của nhà cung cấp, thành phần, thời hạn sử dụng).

- Thực tế bảo quản và sử dụng hoá chất, men, phẩm mầu trong sản xuất.

19. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

19.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

19

QCVN 02 -06

2.9;

QCVN 02 -02

2.3

(EC)852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

19. Điều kiện đảm bảo của hệ thống quản lý chất lượng (QLCL)

19.1. Cơ cấu tổ chức

a. Có lực lượng đủ năng lực và chuyên trách

b. Được giao đủ thẩm quyền

19.2. Các điều kiện đảm bảo

a. Đủ căn cứ pháp lý để triển khai hệ thống QLCL

b. Có trang thiết bị cần thiết để thực hiện QLCL đầy đủ và phù hợp

c. Cán bộ QLCL được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19.2 Cách tiến hành

19.2.1. Yêu cầu: Cơ cấu tổ chức và điều kiện đủ để thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng.

19.2.2. Phạm vi

- Tổ chức và năng lực hoạt động của đội ngũ QLCL, các hồ sơ có liên quan.

- Văn bản, hồ sơ, tài liệu, trang thiết bị liên quan đến hoạt động QLCL.

- Phòng kiểm nghiệm (nếu có).

19.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra trang thiết bị và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Đội ngũ QLCL chuyên trách, có đủ năng lực và được giao đủ thẩm quyền.

- Hồ sơ được thiết lập đầy đủ và cập nhật chính xác.

- Có đầy đủ các văn bản pháp lý, hồ sơ, tài liệu để thực hiện QLCL.

- Trang thiết bị, dụng cụ để thực hiện kiểm soát

- Kế hoạch đào tạo và việc thực hiện kế hoạch đào tạo.

20.  CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

20.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

20

QCVN 02 -06

QCVN 02 -02

(EC)852/2004 Đ.5

(EC) 853/2004 PLII, M.II; M.III

2073/2005/EC

2074/2005/EC

 

20. Xây dựng chương trình QLCL

a. Có đầy đủ chương trình QLCL

b. Phù hợp với qui định và thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

20.2 Cách tiến hành

20.2.1. Yêu cầu: Ch­ương trình quản lý chất lượng phải phù hợp với qui định và thực tế.

20.2.2. Phạm vi

- Chương trình quản lý chất lượng sản phẩm căn cứ theo công suất thực tế của cơ sở (cơ sở sản xuất trên 500.000 lít/ năm: phải áp dụng GMP, SSOP, HACCP, truy xuất nguồn gốc; cơ sở sản xuất dưới 500.000 lít/ năm: phải áp dụng GMP, SSOP và truy xuất nguồn gốc).

- Các văn bản pháp lý, hồ sơ tài liệu có liên quan đến sản phẩm, nhóm sản phẩm sản xuất tại cơ sở.

20.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét toàn bộ chư­ơng trình, kiểm tra đối chiếu với toàn bộ các văn bản pháp lý hoặc phỏng vấn nếu thấy cần thiết để xác định:

- Hồ sơ được thiết lập đầy đủ và phù hợp.

- Ch­ương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP được xây dựng phù hợp với qui định và thực tế.

21.  THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

21.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

21

QCVN 02 -06

QCVN 02 -02

(EC)852/2004

Đ.5

(EC) 853/2004 PLII, M.II; M.III

2073/2005/EC

2074/2005/EC

 

 

21.Thực hiện chương trình quản lý chất lượng:

a. Bố trí điều hành sản xuất hợp lý

b. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách các thông số kỹ thuật được qui định trong GMP, SSOP

c. Thao tác của công nhân đúng cách

d. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị đúng cách

đ. Duy trì tốt điều kiện vệ sinh chung

e. Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách

g. Kiểm soát đúng chế độ sức khỏe công nhân

h. Thực hiện đúng cách việc giám sát tại CCP (đối với cơ sở có công suất thực tế ≥ 500.000 lít/năm)

i. Thực hiện đầy đủ và kịp thời hành động sửa chữa khi các thông số giám sát bị vi phạm

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

21.2 Cách tiến hành

21.2.1. Yêu cầu: Ch­ương trình quản lý chất lượng phải được thực hiện theo đúng qui định đã đề ra.

21.2.2. Phạm vi

Toàn bộ hồ sơ liên quan đến xây dựng và thực hiện GMP, SSOP, HACCP và thực tế áp dụng chư­ơng trình trong sản xuất.

21.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, đối chiếu với thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định sự tuân thủ về:

- Việc bố trí sản xuất, trang thiết bị chế biến, phân phối nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.

- Phân công nhiệm vụ lực lượng KSCL và hoạt động của họ trong thực tế.

- Việc duy trì chế độ kiểm soát nhiệt độ bán thành phẩm và thời gian sản xuất; tuân thủ các qui định trong SSOP.

- Các thao tác của công nhân (có thể dẫn tới dập nát, nhiễm bẩn sản phẩm hoặc làm chậm thời gian sản xuất).

- Hoạt động vệ sinh nhà x­ưởng, trang thiết bị và kết quả thực hiện.

- Điều kiện vệ sinh chung theo qui định (không để chó, mèo vào khu vực sản xuất, không hút thuốc lá, khạc nhổ ... trong phân x­ưởng)

- Thực hiện chế độ kiểm tra sức khoẻ công nhân (hồ sơ sức khoẻ công nhân, việc thực hiện kiểm soát sức khoẻ công nhân.)

- Hoạt động kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn và việc ghi chép số liệu theo hệ
thống mẫu biểu đã quy định trong ch­ơng trình

- Thực hiện hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm.

22.  HOẠT ĐỘNG THẨM TRA

22.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

22

QCVN 02 -06

2.9;

QCVN 02 -02

2.2.7, 2.3.11

(EC) 852/2004

Đ.5 2f

22. Hoạt động thẩm tra

a. Thực hiện đúng cách việc thẩm tra hồ sơ giám sát

b. Thực hiện đầy đủ kế hoạch lấy mẫu thẩm tra

c. Thực đúng cách việc hiệu chuẩn thiết bị giám sát

d. Thực hiện theo kế hoạch thẩm tra và  điều chỉnh chương trình khi  cần thiết

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

22.2 Cách tiến hành

22.2.1. Yêu cầu: Đảm bảo ch­ương trình quản lý chất lượng phù hợp và được thực hiện có hiệu quả.

22.2.2. Phạm vi: Hồ sơ, thiết bị, dụng cụ giám sát.

22.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn để đánh giá:

- Biện pháp thẩm tra của doanh nghiệp

- Hồ sơ giám sát (độ chính xác và được thực hiện bởi người có thẩm quyền).

- Kế hoạch lấy mẫu và việc thực hiện.

- Hoạt động hiệu chuẩn thiết bị đo

- Kế hoạch thẩm tra, việc thực hiện kế hoạch thẩm tra và việc điều chỉnh.

23.  HỒ SƠ

23.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

23

QCVN 02 -02

2.2.8

QCVN 02-01

2.2

(EC)852/2004

Đ.5.2.g,

Đ.5.4

23. Hồ sơ

23.1. Hồ sơ Quản lý nguyên liệu, muối

a. Có  đầy đủ hồ sơ các đơn vị cung cấp nguyên liệu

b. Hồ sơ phù hợp, đủ độ tin cậy

23.2. Hồ sơ chương trình QLCL

a. Có thiết lập hồ sơ

b. Hồ sơ đầy đủ

c. Hồ sơ đủ độ tin cậy

d. Dễ truy cập

đ. Thời gian lưu trữ đúng qui định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

23.2 Cách tiến hành

23.2.1. Yêu cầu: Hồ sơ đầy đủ, chính xác và dễ truy cập

23.2.2 Phạm vi: Toàn bộ hồ sơ liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng, bao gồm cả hồ sơ quản lý nguyên liệu

23.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu có thể) và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:
a. Tính đầy đủ và tin cậy của hồ sơ quản lý nguyên liệu và muối, bao gồm:

- Danh sách các đại lý chính cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp (tên, địa chỉ, số điện thoại của đại lý nếu có).

- Hợp đồng, cam kết,... về chủng loại, xuất xứ, phương thức bảo quản, phương tiện vận chuyển của đại lý cung cấp nguyên liệu với doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp EU phải có đủ hồ sơ chứng minh điều kiện đảm bảo ATVS của đại lý cung cấp nguyên liệu được kiểm soát (thông qua cơ quan thẩm quyền địa phương hoặc tự doanh nghiệp).

- Hồ sơ tiếp nhận và kiểm soát chất lượng nguyên liệu của Doanh nghiệp.

b. Hồ sơ chương trình quản lý chất lượng:‎

- Tính đầy đủ của các loại hồ sơ (các văn bản pháp lý, tài liệu tham chiếu, ch­ương trình GMP, SSOP, kế hoạch HACCP, hồ sơ giám sát, thẩm tra, hành động sửa chữa,...).

- Mức độ tin cậy của các loại hồ sơ (thực hiện đúng so với kế hoạch, các kết quả ghi chép phù hợp hiện trạng sản xuất, không có dấu hiệu nguỵ tạo hồ sơ).

 L­ưu trữ hồ sơ dễ truy cập (được sắp xếp theo chủ đề, trình tự qui trình và trình tự thời gian). Thời gian l­ưu trữ hồ sơ theo đúng qui định (2 năm).

 

Biểu mẫu 4e

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

..........................................................................

..........................................................................

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

 

 

BIỂU MẪU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ SẢN XUẤT DẦU CÁ

_________________________

 

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên cơ sở:................................................................................................................................................................

2. Địa chỉ:                                                                                                                                                                      

3. Giấy đăng ký kinh doanh số:............................... ............................... ngày cấp.............................nơi cấp.................................................

4. Số điện thoại: Số Fax (nếu có): 

5. Mã số (nếu có):                                                                                                                                                               

6. Ngày kiểm tra:                                                                                                                                                                      

7. Hình thức kiểm tra:                                                                                                                                                                      

8. Thành phần Đoàn kiểm tra:         

1) .............................................................................................................

2) .............................................................................................................  

3) .............................................................................................................  

10. Đại diện cơ sở:                            

1) ........................................................................................................

2) .........................................................................................................

II. CHỈ TIÊU KIỂM TRA VÀ KẾT QUẢ:

 

Nhóm chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm trọng

(Se)

QĐ VN

QĐ EU

1

QCVN 02-01

2.1.3.2,4,5

2.1.4.2.e

2.1.4.6.b,c

2.1.4.7.d

2.1.5.1.d,đ

2.1.11.5.b

2.1.12.1.b

(EC) 852/2004

PL.II  Ch I.2,3,8; ChIX.8;ChV.1.d

1. Bố trí  mặt bằng, nhà xưởng, trang thiết bị

a. Không có khả năng hiện thực lây nhiễm cho sản phẩm

b. Không thuận lợi cho việc chế biến và làm vệ sinh

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

2

QCVN 02-01

2.1.4.1

2.1.4.2.a.i

2.1.4.6.a

2.1.12.2

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.a

2. Nền phân xưởng chế biến và các khu vực phụ trợ

a. Không bị thấm nước

b. Nhẵn, phẳng, có độ dốc thích hợp

c. Nơi tiếp giáp giữa tường và nền có độ cong (khu vực ướt)

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

3

QCVN 02-01

2.1.4.3,4

2.1.4.5.g

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.b

3. Tường, trần

a. Kín

b. Màu sáng

c. Dễ làm vệ sinh khử trùng

d. Tường không bị thấm nước

đ. Mặt trên của vách lửng có độ nghiêng phù hợp

e.  Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

4

QCVN 02-01

2.1.4.5

2.1.5.4.b

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II ChII 1.d, 1.e

 

4. Cửa

a. Bằng vật liệu bền, không bị thấm nước

b. Kín

c. Dễ làm vệ sinh

d. Gờ cửa sổ có độ nghiêng

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

5

QCVN 02-01

2.1.4.7.a,b,c

2.1.11.3.v

2.1.11.4.a.iii

2.1.10.3

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

5. Hệ thống thông gió

a. Hệ thống thông gió thiết kế phù hợp và dễ làm vệ sinh

b. Không có mùi hôi, khói trong phân xưởng

c. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

6

QCVN 02-01

2.1.4.8; 2.1.5.1.đ

2.1.11.3.v

2.1.11.4.a.iii

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I 7

6. Hệ thống chiếu sáng

a. Đủ ánh sáng

b. Dễ làm vệ sinh

c. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

QCVN 02-01

2.1.11.1,2

2.1.12.2

QCVN 02-03

2.1.2.2,3

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

 

7. Phương tiện rửa, vệ sinh và khử trùng:

7.1. Đối với công nhân

a.   Đủ số lượng

b. Không dùng vòi nước vận hành bằng tay

c. Có xà phòng nước

d. Dụng cụ làm khô tay phù hợp

đ. Bồn chlorine nhúng ủng trước khi vào phân xưởng phù hợp

e. Vị trí lắp đặt phù hợp

g. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

h. Có trang bị hệ thống nước nóng ở những nơi cần thiết

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

QCVN 02-01

2.1.11.5.a,b,c,d 2.1.11.6; 2.1.5.4.b

2.1.8.1; 2.1.12.4.d

 (EC) 852/2004

PL.II Ch.II. 2

7.2. Đối với nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến

a. Phương tiện làm vệ sinh đầy đủ, chuyên dùng, bảo quản đúng cách

b. Vật liệu và cấu trúc thích hợp

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

8

QCVN 02-01

2.1.5.1; 2.1.5.2.a

2.1.5.3,4; 2.1.12.2

2.3.1.3

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II Ch.V.1.b;c

8. Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (thớt, dao, thùng chứa, thau, rổ, mặt bàn.đường ống dẫn, máng chuyển BTP, dụng cụ CB khác...)

a. Vật liệu phù hợp

b. Cấu trúc, các mối nối, bề mặt nhẵn, kín, dễ làm vệ sinh

c. Dụng cụ chuyên dùng

d. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

9

QCVN 02-01

2.1.4.6; 2.1.5.1

2.1.5.4.b,c

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

9. Các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (chân bàn, giá đỡ, bệ máy...)

a. Cấu trúc và vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh

b. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

10

QCVN 02-01:

2.1.4.2.a.ii

2.1.4.2.b,c,d,đ

2.1.5.2.b

2.1.10

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.8

PL.II Ch.VI

 

 

10. Chất thải:

10.1 Chất thải rắn (Phế liệu)

10.1.1.Dụng cụ thu gom phế liệu trong phân xưởng:

a. Vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

10.1.2.Phương tiện chuyển phế liệu ra ngoài phân xưởng:

a. Kín nước, có nắp đậy

b. Cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

c. Chuyên dùng

10.1.3.Thùng, nhà chứa phế liệu ngoài phân xưởng:

a. Kín, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.2. Thoát nước nền

a. Đủ khả năng thoát nước

b. Có hố ga đúng cách

c. Nhẵn, phẳng, không thấm nước

d. Hệ thống thoát nước khu vực sản xuất không nối thông với hệ thống thoát nước khu vệ sinh

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

11

QCVN 02-01

2.1.1.3.a

2.1.5.4.a

2.1.6;2.1.7;2.1.8

(EC) 852/2004

PL.II Ch.VII.1,2,3,4

(EC) 853/2004 Đ3.2

(EC) 852/2004 PLII Ch.VII.5,6

98/83/EC

11. Hệ thống cung cấp nước, nước đá và hơi nước:

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Đủ nước để sử dụng

c. Có kế hoạch kiểm soát chất lượng nước, nước đá và thực hiện đúng kế hoạch, phù hợp

d. Thiết lập và cập nhật sơ đồ hệ thống cung cấp nước

đ. Sản xuất, bảo quản, vận chuyển nước đá hợp vệ sinh

e. Hệ thống cung cấp hơi nước phù hợp

g. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

12

QCVN 02-01

2.1.3.3

2.1.4.5.a,b,đ, g

2.1.12.3.a

2.1.12.1.e

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.2.c

PLII ChII.1.d

PLII ChVI.3

PL.II Ch.IX.4

12. Ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại

12.1. Ngăn chặn

a. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại trong phân xưởng

b. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại ngoài phân xưởng

c. Có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại

12.2. Tiêu diệt

a. Xây dựng kế hoạch phù hợp

b. Không có sự hiện diện của động vật gây hại

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 [    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

13

QCVN 02-01:

2.1.11.4

2.1.12.2

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.3,6

13. Khu vực vệ sinh công nhân

a. Đủ số lượng

b. Trang thiết bị và bố trí thích hợp (bố trí các phòng, thiết bị, xả nước, giấy vệ sinh...)

c. Vị trí khu vực vệ sinh thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

14

 

QCVN 02-01

2.1.11.3

2.1.12.1.b

2.1.12.2

2.1.14.2

 

(EC) 852/2004

PLII ChI.9

PL.II Ch.VIII.1

14. Bảo hộ lao động (BHLĐ)
14.1. Trang bị BHLĐ

a. Đủ số lượng và chủng loại

b. Tổ chức giặt BHLĐ phù hợp

c. Bảo hộ lao động sạch sẽ, không rách

14.2. Phòng thay BHLĐ

a. Có phòng thay BHLĐ

b. Có phân biệt khu vực thay BHLĐ cho công nhân làm việc tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau

c. Bố trí, vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 [    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

15

QCVN 02-01

2.1.5.2.a

2.1.5.8

2.2.2

QCVN 02-02

2.3.9

(EC) 178/2002 Đ.18.3

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

15. Bao gói, ghi nhãn và truy xuất

15.1. Bao gói

a. Vật liệu bao gói phù hợp

b. Phương pháp bảo quản, vận chuyển bao bì phù hợp

15.2. Ghi nhãn và truy xuất

a. Ghi nhãn đủ thông tin và đúng quy định

b. Thiết lập và thực hiện đầy đủ thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

16

QCVN 02-01

2.1.11.5.đ

2.1.12.4.d

2.1.12.3.b

2.1.13

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

95/2/EC

16. Hóa chất, phụ gia

16.1. Hoá chất, phụ gia dùng cho chế biến

a. Được phép sử dụng, rõ nguồn gốc và nằm trong giới hạn cho phép sử dụng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

16.2. Hoá chất tẩy rửa, khử trùng và diệt động vật gây hại

a. Được phép sử dụng và có nguồn gốc rõ ràng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

17

QCVN 02-01
2.1.1.1

2.1.2

2.1.3.1

17. Môi trường xung quanh

a. Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng vào nhà máy

b. Môi trường xung quanh nhà máy không ảnh hưởng vào phân xưởng chế biến

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

18

QCVN 02-02

2.3.1,2,3

2.3.10

2.3.12

 

(EC) 852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

18. Điều kiện đảm bảo của hệ thống quản lý chất lượng (QLCL)

18.1. Cơ cấu tổ chức

a. Có lực lượng đủ năng lực và chuyên trách

b. Được giao đủ thẩm quyền

18.2. Các điều kiện đảm bảo

a. Đủ căn cứ pháp lý để triển khai hệ thống QLCL

b. Có trang thiết bị cần thiết để thực hiện QLCL đầy đủ và phù hợp

c. Cán bộ QLCL được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

QCVN 02-01

QCVN 02-02

 (EC)852/2004

Đ.5

(EC) 853/2004

PLII, M.II; M.III

2074/2005/EC

2076/2005/EC

1020/2008/EC

1022/2008/EC

19. Xây dựng chương trình QLCL

a. Có đầy đủ chương trình QLCL

b. Phù hợp với qui định và thực tế

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

20

QCVN 02-02

QCVN 02-01

(EC) 852/2004

(EC) 853/2004

2074/2005/EC

2075/2005/EC

1020/2008/EC

1022/2008/EC

 

20. Thực hiện chương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP

a. Bố trí điều hành sản xuất hợp lý

b. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách các thông số kỹ thuật được qui định trong GMP, SSOP

c. Thao tác của công nhân đúng cách

d. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị đúng cách

đ. Duy trì tốt điều kiện vệ sinh chung

e. Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách

g. Kiểm soát đúng chế độ sức khỏe công nhân

h. Thực hiện đúng cách việc giám sát tại điểm kiểm soát tới hạn

i. Thực hiện đầy đủ và kịp thời hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

21

QCVN 02-02

QCVN 02-01

 

(EC) 852/2004

Đ.5 2f

1020/2008/EC

1022/2008/EC

 

 

21. Hoạt động thẩm tra

a. Thực hiện đúng cách việc thẩm tra hồ sơ giám sát

b. Thực hiện đầy đủ kế hoạch lấy mẫu thẩm tra

c. Thực đúng cách việc hiệu chuẩn thiết bị giám sát

d. Thực hiện theo kế hoạch thẩm tra và  điều chỉnh chương trình khi  cần thiết

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

22

QCVN 02-02

2.1; 2.2.8

QCVN 02-01

2.2

(EC) 852/2004

Đ.5.2.g

Đ.5.4

 

22. Hồ sơ

22.1. Hồ sơ Quản lý nguyên liệu

a. Có  đầy đủ hồ sơ các đơn vị cung cấp nguyên liệu

b. Hồ sơ đủ độ tin cậy

22.2. Hồ sơ chương trình QLCL

a. Có thiết lập hồ sơ

b. Hồ sơ đầy đủ

c. Hồ sơ đủ độ tin cậy

d. Dễ truy cập

đ. Thời gian lưu trữ đúng qui định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 [    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

Tổng cộng:

22 nhóm chỉ tiêu

Theo qui định Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

Theo qui định EU

 

 

 

 

 

 

 

III. CÁC NHÓM CHỈ TIÊU KHÔNG ĐÁNH GIÁ VÀ LÝ DO:             

........................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

........................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................................................

V. KẾT LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ATTP CỦA CƠ SỞ:……………………………………………………………..……………………………………

........................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

.......................................................................................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

            ....................., ngày        tháng         năm                                                                                               ...................., ngày       tháng        năm

            ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA                                                                                                   TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

                          (Ký tên, đóng dấu)                                                                                                                               (Ký tên)

 

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ SẢN XUẤT DẦU CÁ

 

I.  HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI

1. Định nghĩa mức lỗi

- Lỗi nghiêm trọng (Se):  Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.

-  Lỗi nặng (Ma): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, nếu kéo dài sẽ gây mất an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức Nghiêm trọng.

-  Lỗi nhẹ (Mi): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát ATTP nhưng chưa đến mức Nặng.

2. Bảng xếp loại: Tổng số 22 nhóm chỉ tiêu đánh giá

         Lỗi

Xếp loại

Nhẹ (Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se)

A

≤7

0

0

B

>7

0

0

Mi + Ma ≤ 11

≤ 7

0

C

Mi + Ma > 11

≤ 7

0

-

>7

0

-

-

≥ 1

Ghi chú: ( - ) Không tính đến

3. Diễn giải:

3.1. Cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP: Khi cơ sở xếp loại A hoặc B

3.1.1. Cơ sở được xếp loại A khi đạt các điều kiện sau:

- Không có lỗi Nặng và lỗi Nghiêm trọng;

        - Tổng số sai lỗi Nhẹ (Mi) không quá 7 nhóm chỉ tiêu.

3.1.2. Cơ sở xếp loại B khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Không có lỗi Nghiêm trọng và

- Một trong Hai trường hợp sau:

+ Không có lỗi Nặng, số lỗi Nhẹ lớn hơn 7 nhóm chỉ tiêu; hoặc

+ Số lỗi Nặng không quá 7 nhóm chỉ tiêu và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng không quá 11 nhóm chỉ tiêu.

3.2. Cơ sở xếp chưa đủ điều kiện bảo đảm ATTP: Khi cơ sở xếp loại C

3.2.1.Cơ sở xếp loại C khi vướng vào một trong các điều kiện sau:

• Có lỗi Nghiêm trọng hoặc

• Một trong 3 trường hợp sau:

- Có số lỗi Nặng quá 7 nhóm chỉ tiêu; hoặc

- Có dưới hoặc bằng 7 lỗi Nặng và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng lớn hơn 11 nhóm chỉ tiêu.

II.  HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

A. Ghi biên bản kiểm tra

- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản.

- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

- Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.

B. Nguyên tắc đánh giá

- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [    ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [    ].

- Dùng ký hiệu X hoặc ü đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (đạt), Mi (lỗi mức Nhẹ), Ma (lỗi mức Nặng), Se (lỗi mức Nghiêm trọng).

- Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột ‘Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục”.

C. CÁC NHÓM CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG, NHÀ XƯỞNG, TRANG THIẾT BỊ

1.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

1

QCVN 02-01

2.1.3.2,4,5

2.1.4.2.e

2.1.4.6.b,c

2.1.4.7.d

2.1.5.1.d,đ

2.1.11.5.b

2.1.12.1.b

(EC) 852/2004

PL.II  Ch I.2,3,8; ChIX.8;ChV.1.d

1. Bố trí  mặt bằng, nhà xưởng, trang thiết bị

a. Không có khả năng hiện thực lây nhiễm cho sản phẩm

b. Thuận lợi cho việc chế biến và làm vệ sinh

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Cách tiến hành:

1.2.1. Yêu cầu

- Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo

- Thuận lợi cho chế biến và làm vệ sinh

1.2.2 Phạm vi: Các phòng tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu, khu vực gia nhiệt và sau khi gia nhiệt (ép, ly tâm), khu vực đóng thùng, bao gói sản phẩm, khu vực rửa thùng, phòng thay bảo hộ lao động, khu vực vệ sinh công nhân, kho bao bì, phụ gia, hoá chất, hành lang nội tuyến.

1.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Sự ngăn cách rõ ràng, triệt để và hợp lý giữa khu vực xử lý nguyên liệu với khu vực xử lý gia nhiệt và sau khi gia nhiệt (ép, ly tâm,..); giữa khu vực sản xuất với các khu vực xử lý chất thải (sản xuất bột cá, khu vực cung cấp nhiệt,…).

- Khả năng lây nhiễm do giao nhau trong cùng thời điểm giữa các luồng sản phẩm, nước đá (nếu có), bao bì, chất thải và công nhân có mức độ rủi ro khác nhau.

- Bố trí thiết bị, dụng cụ sản xuất, phân bố nguyên liệu, công nhân ở mỗi khu vực không hợp lý gây cản trở chế biến, làm vệ sinh, khử trùng, làm mất khả năng kiểm soát an toàn vệ sinh.

- Diện tích từng phòng sản xuất và mặt bằng chung so với khối lượng sản phẩm được sản xuất và số lượng công nhân làm việc tại mỗi khu vực.

2. NỀN PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN VÀ KHU VỰC PHỤ TRỢ

  1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

2

QCVN 02-01

2.1.4.1

2.1.4.2.a.i

2.1.4.6.a

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.a

2. Nền phân xưởng chế biến và các khu vực phụ trợ

a. Không bị thấm nước

b. Nhẵn, phẳng, có độ dốc thích hợp

c. Nơi tiếp giáp giữa tường và nền có độ cong (khu sản xuất ướt)

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 2.2. Cách tiến hành

2.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp, không thấm nư­ớc, không đọng nước và dễ làm vệ sinh.

2.2.2 Phạm vi

a. Nền các khu vực tiếp nhận, xử lý nguyên liệu, rửa thùng, khu chiết rót.

b. Nền khu vực gia nhiệt và xử lý sau khi gia nhiệt, khu vực thay bảo hộ lao động, vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến.

c. Nền khu vực bảo quản sản phẩm, hóa chất, phụ gia, bao bì.

2.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét và kiểm tra thực tế toàn bộ bề mặt nền tại tất cả các khu vực để xác định:

- Vật liệu làm nền ( mục 2.2.2.a,b):  bền, không thấm nước.

- Kết cấu: nhẵn, phẳng, có độ dốc thích hợp (mục 2.2.2a) và dễ làm vệ sinh.

- Nơi tiếp giáp giữa nền và tường (mục 2.2.2.a) có độ cong .

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của nền sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 20.

3. TƯỜNG, TRẦN

3.1.      Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

 

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

3

QCVN 02-01

2.1.4.3

2.1.4.5.g

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.b

3. Tường, trần

a. Kín

b. Màu sáng

c. Dễ làm vệ sinh khử trùng

d. Tường không bị thấm nước

đ. Mặt trên của vách lửng có độ nghiêng phù hợp

e. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Cách tiến hành

3.2.1. Yêu cầu: Không thấm nước, kín, sáng màu và dễ làm vệ sinh.

3.2.2 Phạm vi

a. Trần và tường các khu vực tiếp nhận, xử lý nguyên liệu, rửa thùng, khu chiết rót.

b. Trần và tường khu vực gia nhiệt và xử lý sau khi gia nhiệt, khu vực thay bảo hộ lao động, vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến.

c. Trần và tường khu vực bảo quản sản phẩm, hóa chất, phụ gia, bao bì.

3.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

  Xem xét, kiểm tra thực tế toàn bộ bề mặt t­ường, trần hoặc mái nêu tại tất cả các khu vực để xác định:

- Vật liệu làm tư­ờng, vách ngăn (mục 3.2.2 a,b): bền, không thấm nước, màu sáng, không độc.

- Vật liệu làm trần bền, không rỉ sét, không bong tróc, màu sáng và không độc.

- Kết cấu kín, nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh.

- Các đường ống, dây dẫn đư­ợc đặt chìm trong tư­ờng, hoặc được bọc gọn, cố định cách tường 0,1m.

- Các cửa thông gió hoặc ô trống sử dụng theo mục đích kỹ thuật phải ngăn được bụi và động vật gây hại.

- Mặt trên các vách lửng (mục 3.2.2 a,b) có độ nghiêng không nhỏ hơn 45 độ.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của tường, trần sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 20.

4. CỬA

4.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

4

QCVN 02-01

2.1.4.5

2.1.5.4.b

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II ChII 1.d, 1.e

 

4. Cửa

a. Bằng vật liệu bền, không bị thấm nước

b. Kín

c. Dễ làm vệ sinh

d. Gờ cửa sổ có độ nghiêng

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Cách tiến hành

4.1. Yêu cầu: Kín, không thấm nư­ớc, dễ làm vệ sinh.

4.2. Phạm vi

- Các cửa ra vào, cửa thoát hiểm, cửa sổ, cửa lùa ở các khu vực tiếp nhận, xử lý  nguyên liệu, chiết rót, rửa thùng.

- Cửa các khu vực gia nhiệt, xử lý sau khi gia nhiệt, bảo quản sản phẩm, thay bảo hộ lao động, vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, kho chứa hoá chất, phụ gia, bao bì.

4.3. Phư­ơng pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế toàn bộ các cửa tại tất cả các khu vực để xác định:

- Cửa phải nhẵn, phẳng, kín, dễ làm vệ sinh. Khi đóng không còn khe hở với tư­ờng, nền. Gờ cửa không đọng nước.

- Vật liệu làm cửa không rỉ sét, không mục hoặc bong tróc, không thấm n­ước. Riêng thị trư­ờng EU, vật liệu làm cửa phải bằng hợp kim nhôm, nhựa hoặc Inox.

- Các mối nối, mối ghép, gioăng phải nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Rèm che, các ô hổng (quạt thông gió, ô thoáng ...), việc trang bị lưới chắn côn trùng tại các cửa mở thông ra bên ngoài  được đánh giá ở nhóm chỉ tiêu 12; Hiện trạng vệ sinh của cửa sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 20.

5. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

5.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

5

QCVN 02-01

2.1.4.7.a,b,c

2.1.11.3.b.v

2.1.11.4.a.iii

2.1.10.3

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.5. 6

5. Hệ thống thông gió

a. Hệ thống thông gió thiết kế phù hợp và dễ làm vệ sinh

b. Không có mùi hôi, khói trong phân xưởng

c. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2.  Cách tiến hành

 5.2.1. Yêu cầu: Không bị ng­ng tụ hơi nư­ớc, thoáng, không có mùi hôi, khói.

5.2.2. Phạm vi

a. Các khu vực tiếp nhận, xử lý  nguyên liệu, chiết rót, rửa thùng.

b. Các khu vực gia nhiệt, xử lý sau khi gia nhiệt, bảo quản sản phẩm, thay bảo hộ lao động, vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, kho chứa hoá chất, phụ gia, bao bì.

5.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) tại tất cả các khu vực trong phân x­ưởng để xác định:

- Tính phù hợp của hệ thống thông gió: không có hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên trần, tường và các bề mặt khác như mạng ống, chụp đèn, dàn máy lạnh...khu vực sản xuất ướt (tiếp nhận nguyên liệu, xử lý nguyên liệu,..); Sự hữu hiệu của biện pháp thoát hơi nước và hơi nóng đối với khu vực gia nhiệt (5.2.2.b).

- Hệ thống thông gió và điều hoà phải đảm bảo loại bỏ mùi hôi, khói.

- Tình trạng bảo trì tốt

Chú thích: Ảnh h­ưởng của dòng l­ưu thông không khí đến an toàn vệ sinh đ­ược xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 1;  Hiện trạng vệ sinh của hệ thống thông gió sẽ đư­ợc xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 20.

6.  HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

6.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

6

QCVN 02-01

2.1.4.8; 2.1.5.1.đ

2.1.11.3.v

2.1.11.4.a.iii

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I 7

6. Hệ thống chiếu sáng

a. Đủ ánh sáng

c. Dễ làm vệ sinh

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.2. Cách tiến hành

6.2.1. Yêu cầu: Đủ sáng, an toàn cho sản phẩm và dễ làm vệ sinh.

6.2.2. Phạm vi

a. Các khu vực tiếp nhận, xử lý  nguyên liệu, chiết rót, rửa thùng.

b. Các khu vực gia nhiệt, xử lý sau khi gia nhiệt, bảo quản sản phẩm, thay bảo hộ lao động, vệ sinh công nhân, hành lang nội tuyến, kho chứa hoá chất, phụ gia, bao bì.

6.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) hệ thống chiếu sáng tại tất cả các khu vực để xác định:

- Cường độ sáng đủ để thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc kiểm tra.

- Kết cấu của hộp đèn phải kín, đảm bảo dễ làm vệ sinh cả bên trong và bên ngoài.

- Trong tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của hệ thống chiếu sáng sẽ đ­ược xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 20.

7. PHƯƠNG TIỆN RỬA, VỆ SINH, KHỬ TRÙNG

7.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

7

QCVN 02-01

2.1.11.1,2

2.1.12.2

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

 

 

 

7. Phương tiện rửa, vệ sinh và khử trùng:

7.1. Đối với công nhân

c.   Đủ số lượng

b. Không dùng vòi nước vận hành bằng tay

c. Có xà phòng nước

d. Dụng cụ làm khô tay phù hợp

đ. Bồn chlorine nhúng ủng trước khi vào phân xưởng phù hợp

e. Vị trí lắp đặt phù hợp

g. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.4

h. Có trang bị hệ thống nước nóng ở những nơi cần thiết

 

[    ]

 

 

 

 

 

QCVN 02-01

2.1.11.5.a,b,c,d

2.1.11.6; 2.1.5.4.b

2.1.8.1; 2.1.12.4.d

QCVN02-03

2.1.6.1.b

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II. 2

7.2. Đối với nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến

a. Phương tiện làm vệ sinh đầy đủ, chuyên dùng, bảo quản đúng cách

b. Vật liệu và cấu trúc thích hợp

 

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

7.2. Cách tiến hành

7.2.1 Yêu cầu

- Đảm bảo việc làm vệ sinh và khử trùng tay, ủng của công nhân hiệu quả.

- Đủ ph­ương tiện làm vệ sinh và khử trùng chuyên dùng, hiệu quả và không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm.

7.2.2 Phạm vi  

- Tại tất cả lối vào các khu vực tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu, gia nhiệt và xử lý sau khi gia nhiệt, chiết rót, đóng thùng, khu vực vệ sinh công nhân và tại những nơi cần thiết trong khu vực chế biến.

-Tất cả các ph­ương tiện, các tác nhân làm vệ sinh và khử trùng nhà x­ưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến tại tất cả các khu vực sản xuất.

7.2.3 Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

7.2.3.1. Phương pháp kiểm tra:

- Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn về vị trí các lối vào phân xư­ởng, các cửa và số l­ượng công nhân trong mỗi ca sản xuất.

- Xem xét thực tế về số l­ượng và chất l­ượng các loại ph­ương tiện; bố trí và lắp đặt các ph­ương tiện rửa/khử trùng tay, làm khô tay, bồn nhúng ủng, làm sạch bụi.

- Kiểm tra hoạt động thực tế của các phư­ơng tiện, kể cả áp lực của nguồn n­ước cung cấp và đo nồng độ chất khử trùng.

7.2.3.2. Nội dung kiểm tra:

Xem xét, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) ở tất các khu vực nêu tại 7.2.2 về:

a. Đánh giá phương tiện rửa, khử trùng cho công nhân:

a.1. Tại lối vào phân xư­ởng:

- Vòi n­ước không vận hành bằng tay, số l­ượng đảm bảo đủ vào giờ cao điểm (khoảng 20 công nhân/ vòi). Trang bị vòi nước nóng không vận hành bằng tay tại các lối vào khu vực sản xuất ướt.

- Bình chứa và xà phòng nư­ớc phải phù hợp và đủ số l­ượng (khoảng 30 công nhân/ bình xà phòng).

- Ph­ương tiện làm khô tay đúng qui cách (rulô vải, khăn lau tay dùng một lần, máy làm khô tay,phương tiện t­ương đư­ơng). Số l­ượng ph­ương tiện làm khô tay phải đảm bảo đủ giờ cao điểm (khoảng 30 công nhân/rulô vải hoặc máy làm khô tay).

- Bồn nhúng ủng đảm bảo để việc nhúng ủng hiệu quả (độ ngập n­ước không d­ưới 0,15m, hàm l­ượng chlorin d­ư trong n­ước sát trùng ủng đạt 100 - 200ppm), n­ước thải từ bồn rửa tay không xả thẳng vào bồn nhúng ủng.

a.2. Tại khu vực vệ sinh công nhân phải lắp đặt các phư­ơng tiện rửa và khử trùng tay công nhân ­ tại lối vào phân x­ưởng với số lượng thích hợp.

a.3. Tại mỗi phòng trong các khu vực sản xuất phải lắp đặt các phư­ơng tiện vệ sinh nh­ư tại lối vào phân xưởng với số lư­ợng thích hợp. Đối với khu vực có yêu cầu vệ sinh cao, phải lắp đặt phương tiện khử trùng tay công nhân. Các ph­ương tiện trên phải đ­ược lắp đặt hợp lý.

a.4. Trong tình trạng bảo trì tốt.

b. Đối với đánh giá phương tiện rửa, khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến:

- Có dấu hiệu để phân biệt rõ ràng giữa các loại ph­ương tiện làm vệ sinh, khử trùng tại các khu vực khác nhau và việc sử dụng theo đúng chức năng.

- Đủ số lượng và hiệu quả.

- Vật liệu và kết cấu của phương tiện làm vệ sinh phù hợp (không thấm n­ước, dễ làm sạch).

- Có nơi bảo quản riêng ph­ương tiện, tác nhân làm vệ sinh, khử trùng; sắp xếp đúng qui định.

- Nguồn n­ước nóng để khử trùng các bề mặt tiếp xúc trực tiếp trong thời gian chế biến phải đủ lượng và áp lực (trong tr­ờng hợp sử dụng n­ước nóng để khử trùng).

8. BỀ MẶT TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI SẢN PHẨM

8.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

8

QCVN 02-01

2.1.5.1; 2.1.5.2.a

2.1.5.3,4; 2.1.12.2

2.3.1.3

QCVN02-03

2.1.2.1

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

PL.II Ch.V.1.b;c

8. Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm  (thớt, dao, thùng chứa, thau, rổ, mặt bàn, đường ống dẫn, máng chuyển BTP, dụng cụ CB khác...)

a. Vật liệu phù hợp

b.Cấu trúc, các mối nối, bề mặt nhẵn, kín, dễ làm vệ sinh

c. Dụng cụ chuyên dùng

d. Bảo trì tốt

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

8.2. Cách tiến hành

8.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm.

8.2.2. Phạm vi: Tất cả các bề mặt tiếp xúc trực tiếp (thớt, dao, thùng chứa, thau rổ, mặt bàn, đường ống dẫn, máng chuyển bán thành phẩm, dụng cụ chế biến khác...) với nguyên liệu và các thành phần phối chế.

8.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Quan sát kỹ các bề mặt, kể cả các mối nối, mối ghép giữa các bề mặt và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Được làm bằng vật liệu bền, không thấm n­ước, không bị ăn mòn, không gây độc, chịu được tác dụng của tác nhân tẩy rửa và khử trùng.

- Các bề mặt và mối nối nhẵn, dễ làm vệ sinh.

- Không sử dụng chung để sản xuất sản phẩm có mức độ rủi ro khác nhau (ví dụ: sản phẩm sơ chế đông lạnh và ăn liền...)

- Đ­ược bảo quản ở nơi có điều kiện vệ sinh tư­ơng đ­ương khu vực sản xuất chế biến.

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của các bề mặt tiếp xúc trực tiếp sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu 20.

9.  CÁC BỀ MẶT KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI SẢN PHẨM

9.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

9

QCVN 02-01

2.1.4.6; 2.1.5.1

2.1.5.4.b,c

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.II.1.f

9. Các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (chân bàn, giá đỡ, bệ máy...)

a. Cấu trúc và vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh

b. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.2.    Cách tiến hành

9.2.1. Yêu cầu: Vật liệu và cấu trúc thích hợp tránh lây nhiễm cho sản phẩm.

9.2.2. Phạm vi: Tất cả các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (gầm bàn, chân bàn, giá đỡ, bề mặt thiết bị, vòi n­ước ...).

9.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Quan sát kỹ các bề mặt (gầm bàn, chân bàn giá đỡ, bệ máy, hộp chứa mô tơ, hộp điều tốc...) và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Đ­ược làm bằng vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh và trong tình trạng bảo trì tốt.

- Với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU: các vật tiếp xúc không trực tiếp với sản phẩm (cán dao, bàn chải...) không đư­ợc phép dùng tre, gỗ.

10.  CHẤT THẢI

10.1     Chỉ tiêu

Nhóm

Chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

 

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

10

QCVN 02-01:

2.1.4.2.a.ii

2.1.4.2.b,c,d,đ

2.1.5.2.b

2.1.10

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.8

 

10. Chất thải:

10.1 Chất thải rắn (Phế liệu)

10.1.1.Dụng cụ thu gom phế liệu trong phân xưởng:

a. Vật liệu và cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

10.1.2.Phương tiện chuyển phế liệu ra ngoài phân xưởng:

a. Kín nước, có nắp đậy

b. Cấu trúc thích hợp, dễ làm vệ sinh

c. Chuyên dùng

10.1.3.Thùng, nhà chứa phế liệu ngoài phân xưởng:

a. Kín, dễ làm vệ sinh

b. Chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.2. Thoát nước nền

a. Đủ khả năng thoát nước

b. Có hố ga đúng cách

c. Nhẵn, phẳng, không thấm nước

d. Hệ thống thoát nước khu vực sản xuất không nối thông với hệ thống thoát nước khu vệ sinh

đ. Bảo trì tốt

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

10.2.    Cách tiến hành

10.2.1. Yêu cầu:

- Hệ thống thu gom, vận chuyển và l­ưu giữ chất thải rắn (phế liệu) không lây nhiễm cho sản phẩm.

- Hệ thống thoát nước nền: không thấm nước, thoát nhanh, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; không tạo mối nguy lây nhiễm cho sản phẩm trong khu vực chế biến và không ảnh h­ưởng ngược từ môi tr­ờng ngoài vào phân xư­ởng.

10.2.2. Phạm vi:

- Hệ thống thu gom, vận chuyển và l­ưu giữ phế liệu trong và ngoài phân x­ưởng.

- Các đ­ường thoát nước, các hố ga ở tất cả các khu vực chế biến, các khu vực xử lý nước thải.

10.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra:

a. Xem xét và phỏng vấn (nếu cần) các hoạt động loại bỏ phế liệu (chất thải rắn) để xác định sự thích hợp về cấu trúc, tính chuyên dùng đối với:

- Phư­ơng tiện thu gom, vận chuyển, l­ưu giữ phế liệu phải đ­ược làm bằng vật liệu bền, không thấm nư­ớc, dễ làm vệ sinh. Chúng phải đ­ược ghi rõ hoặc có dấu hiệu phân biệt với các thùng chứa khác (có thể phân biệt bằng màu sắc hoặc hình dạng).

- Dụng cụ thu gom phế liệu trong quá trình sản xuất phải có cấu trúc thích hợp, chuyên dùng cho mỗi loại phế liệu.

- Thùng vận chuyển phế liệu ra ngoài phân x­ưởng phải kín nước, có nắp, chuyên dùng và phải đ­ược làm vệ sinh và khử trùng trư­ớc khi đ­ưa trở lại khu vực sản xuất.

- Thùng chứa phế liệu ngoài phân x­ưởng phải kín n­ước, chuyên dùng, ngăn chặn sự xâm nhập của động vật gây hại, không gây ra mùi hôi cho môi tr­ường xung quanh.

- Nhà chứa phế liệu phải kín, cách biệt với khu chế biến và phải đ­ược thông gió riêng, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

b. Xem xét, kiểm tra sơ đồ và thực tế hệ thống thoát nước ở các khu vực, khi cần thiết có thể phỏng vấn thêm nhằm xác định:

- Mức độ thoát nước, mùi hôi..., của hệ thống nước thải, hố ga, nếu hố ga có nắp di động cần dời nắp để kiểm tra cấu trúc hố ga.

- Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh.

- Nước thải không được chảy từ khu vực bẩn sang khu vực sạch hơn nếu là hệ thống cống nổi.

- Sự ảnh hưởng của hệ thống xử lý nước thải vào hệ thống xử lý nước chế biến.

Chú thích: Hiện trạng về động vật gây hại sẽ được xem xét, đánh giá trong nhóm chỉ tiêu số 12.

11. HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC, NƯỚC ĐÁ VÀ HƠI NƯỚC

11.1. Chỉ tiêu

Nhóm

Chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

11

QCVN 02-01

2.1.1.3.a

2.1.5.4.a

2.1.6;2.1.7;2.1.8

(EC) 852/2004

PL.II Ch.VII.1,2,3,4

(EC) 853/2004 Đ3.2

(EC) 852/2004 PLII Ch.VII.5,6

98/83/EC

11. Hệ thống cung cấp nước, nước đá và hơi nước:

a. Đảm bảo an toàn vệ sinh

b. Đủ nước để sử dụng

c. Có kế hoạch kiểm soát chất lượng nước, nước đá và thực hiện đúng kế hoạch, phù hợp

d. Thiết lập và cập nhật sơ đồ hệ thống cung cấp nước

đ. Sản xuất, bảo quản, vận chuyển nước đá hợp vệ sinh

e. Hệ thống cung cấp hơi nước phù hợp

g. Bảo trì tốt

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

11.2. Cách tiến hành

11.2.1. Yêu cầu: Nước, nước đá và hơi nước sử dụng cho chế biến phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm.

11.2.2. Phạm vi

- Nguồn nước, thiết bị xử lý nước (hóa, lý, vi sinh), hồ chứa, tháp nước, đ­ường ống dẫn.

- Toàn bộ hệ thống cấp nước ở tất cả các khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất, ngoại trừ nước giải nhiệt, cứu hoả, nước làm vệ sinh bên ngoài khu vực sản xuất, nước xả nhà vệ sinh.

- Việc sản xuất trong nhà máy (kể cả thiết bị xay đá) hoặc nguồn cung cấp từ bên ngoài.

- Kho bảo quản đá, phương tiện vận chuyển và dụng cụ chứa đựng ở tất cả các công đoạn.

- Hồ sơ kiểm soát chất lượng nước, nước đá.

11.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên sơ đồ, thực tế, phỏng vấn và lấy mẫu kiểm tra (khi cần) để xác định:

a. Đối với hệ thống cấp nước, hơi nước:

- Hệ thống cung cấp nước, hơi nước đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và không bị nhiễm bẩn từ bên ngoài hoặc có khả năng chảy ngư­ợc (đối với hệ thống cung cấp nước).

- Hệ thống cấp nước, hơi nước phải được nhận diện dễ dàng trên sơ đồ và thực tế đến từng vòi sử dụng.

- Kiểm tra trên hồ sơ và thực tế việc làm vệ sinh định kỳ hệ thống cung cấp nước.
- Kiểm tra hoạt động lấy mẫu và phân tích nước theo kế hoạch đã đề ra và đáp ứng QCVN 01:2009/ BYT. Riêng với các cơ sở sản xuất thủy sản xuất khẩu vào thị tr­ường EU phải đáp ứng Chỉ thị 98/83/EEC.

- Kiểm tra khả năng cung cấp nước, hơi nước đầy đủ và yêu cầu áp lực của hệ thống đối với từng khu vực.

- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị xử lý nước (nh­ư: thiết bị pha chlorine, thiết bị xử lý bằng ôzôn, hoặc đèn cực tím,...). Nếu nghi ngờ hiệu quả hệ thống, cần lấy mẫu kiểm chứng. Nồng độ chlorin của nước sử dụng chế biến sản phẩm xuất khẩu vào EU không v­ượt quá 1ppm.
 - Kiểm tra các hoạt động giám sát và l­u trữ hồ sơ về hệ thống cung cấp nước.

b. Đối với hệ thống cung cấp nước đá:

b.1. Nếu nước đá sản xuất ngay tại cơ sở:

- Được sản xuất từ nguồn nước đáp ứng các yêu cầu tại mục a nêu trên.

- Sản xuất, phương tiện vận chuyển và bảo quản nước đá đảm bảo an toàn vệ sinh nh­ư qui định tại nhóm chỉ tiêu số 8 và số 9 nêu trên.

- Bề mặt tiếp xúc của kho chứa nước đá và các kệ phải làm bằng vật liệu thích hợp, không rỉ sét, không thấm nước, không gây độc và dễ làm vệ sinh.

- Sắp xếp trong kho và thao tác xếp dỡ nước đá phải đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Hồ sơ về quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng nước đá phải được lưu trữ đầy đủ.

b.2. Nước đá từ nguồn cung cấp bên ngoài: Kiểm tra trên hồ sơ và thực tế (khi cần thiết) như­ qui định tại mục 11.2.3.b1.

12. NGĂN CHẶN VÀ TIÊU DIỆT ĐỘNG VẬT GÂY HẠI

 12.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

 

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

12

QCVN 02-01

2.1.3.3

2.1.4.5.a,b,đ, g

2.1.12.3.a

2.1.12.1.e

 

(EC)852/2004

PL.II Ch.I.2.c

PLII ChII.1.d

PLII ChVI.3

PL.II Ch.IX.4

12. Ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại

12.1. Ngăn chặn

a. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại trong phân xưởng

b. Không có nơi ẩn náu của động vật gây hại ngoài phân xưởng

c. Có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại

12.2. Tiêu diệt

a. Xây dựng kế hoạch phù hợp

b. Không có sự hiện diện của động vật gây hại

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

12.2.    Cách tiến hành

12.2.1. Yêu cầu: Ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại.

12.2.2. Phạm vi:

a. Tất cả các khu vực tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông, bao gói, bảo quản sản phẩm, kho bao bì, kho hóa chất và phụ gia, nơi để dụng cụ chế biến, phòng thay và chứa bảo hộ lao động.

b. Khu vực xung quanh phân xư­ởng kể từ hàng rào của nhà máy trở vào.

c. Hồ sơ kiểm soát.

12.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên hồ sơ (sơ đồ, kế hoạch tiêu diệt động vật gây hại); kiểm tra trên thực tế và kết hợp với phỏng vấn để xác định:

a. Biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của động vật gây hại:

- Hệ thống l­ưới chắn tại các vị trí thông với bên ngoài (ô thông gió tự nhiên hoặc c­ưỡng bức, hố ga, rèm che ở các lối vào khu vực sản xuất, khe hở ở cửa rèm che và cửa sổ, khe hở của trần) đối với các khu vực nêu tại 12.2.2.a.

- Các khe, ngách, các vị trí khuất, khu chứa vật liệu bao gói, dụng cụ sắp xếp không ngăn nắp, thiết bị không sử dụng th­ường xuyên, các hố ga đối với các khu vực nêu tại 12.2.2..a.

- Các bụi cây; hệ thống thoát nước hở; nơi có nước đọng; nơi tập trung phế liệu; rác thải đối với các khu vực nêu ở mục 12.2.2.b

b. Tiêu diệt động vật gây hại:

- Kiểm tra sơ đồ, kế hoạch đặt bẫy, sử dụng thuốc tiêu diệt động vật gây hại. Các thủ tục kiểm soát và duy trì hoạt động đã được phê duyệt trong SSOP.

- Xem xét sự hiện diện và dấu hiệu hiện diện của động vật gây hại trong phân x­ưởng.

13. KHU VỰC VỆ SINH CÔNG NHÂN

13.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

 

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

13

QCVN 02-01

2.1.11.4

2.1.12.2

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.3,6

13. Khu vực vệ sinh công nhân

a. Đủ số lượng

b. Trang thiết bị và bố trí thích hợp (bố trí các phòng, thiết bị, xả nước, giấy vệ sinh...)

c. Vị trí khu vực vệ sinh thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13.2. Cách tiến hành

13.2.1. Yêu cầu: Số lượng, vị trí và cấu trúc phù hợp

13.2.2. Phạm vi: Tất cả các khu vệ sinh trong phân x­ưởng.

13.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế, kết hợp với phỏng vấn để xác định:

- Số bồn cầu (hố xí) đủ lượng theo qui định riêng cho nam và nữ:

D­ưới 9 người:   1 bồn cầu

Từ 10-24 người:            2 bồn cầu

Từ 25-49 người:            3 bồn cầu

Từ 50-100 người:          5 bồn cầu

Trên 100 người, cứ 30 người thêm 01 bồn cầu.

- Cửa nhà vệ sinh không được mở trực tiếp vào khu vực chế biến.

- Trang thiết bị và bố trí nhà vệ sinh: bồn cầu, xả nước, giấy vệ sinh chuyên dùng, thùng chứa rác có nắp đậy, đủ lượng, thuận tiện, hoạt động bình thư­ờng.

- Tình trạng bảo trì tốt.

Chú thích: Hiện trạng vệ sinh của nhà vệ sinh sẽ được xem xét đánh giá trong nhóm chỉ tiêu số 20.

14. BẢO HỘ LAO ĐỘNG

14.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

14

QCVN 02-01

2.1.11.3

2.1.12.1.b

2.1.12.2

2.1.14.2

 

(EC)852/2004

PLII ChI.9

PL.II Ch.VIII.1

14. Bảo hộ lao động (BHLĐ)
14.1. Trang bị BHLĐ

a. Đủ số lượng và chủng loại

b. Tổ chức giặt BHLĐ phù hợp

c. Bảo hộ lao động sạch sẽ, không rách

14.2. Phòng thay BHLĐ

a. Có phòng thay BHLĐ

b. Có phân biệt khu vực thay BHLĐ cho công nhân làm việc tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau

c. Bố trí, vị trí thích hợp

d. Bảo trì tốt

 

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14.2. Cách tiến hành

14.2.1. Yêu cầu

- Đủ số lượng và chủng loại bảo hộ lao động theo quy định.

- Hợp vệ sinh, bố trí vị trí thích hợp.

- Có phòng thay BHLĐ riêng cho công nhân ở các khu vực có độ rủi ro khác nhau

14.2.2. Phạm vi

a. Các phòng thay bảo hộ lao động.

b. Phòng giặt, nơi phơi, nơi bảo quản và cấp phát bảo hộ lao động.

c. Bảo hộ lao động của công  nhân đang sản xuất.

14.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên thực tế, hồ sơ và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Số lượng và chủng loại trang bị bảo hộ lao động trong các khu vực nh­ư qui định.

- Tình trạng vệ sinh của bảo hộ lao động đang sử dụng.

- Sự tách biệt giữa BHLĐ và tư­ trang quần áo, giầy dép th­ường trong phòng thay bảo hộ; sự tách biệt giữa khu vực thay, l­ưu giữ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc ở các khu vực có độ rủi ro khác nhau (tiếp nhận nguyên liệu, chế biến). Kiểm soát việc sử dụng bảo hộ lao động theo qui định.

- Giặt và quản lý BHLĐ theo qui định.

15. BAO GÓI, GHI NHÃN VÀ TRUY XUẤT

15.1. Chỉ tiêu:

 

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

15

QCVN 02 01

2.1.5.2.a

2.1.5.8

2.2.2

QCVN 02 02

2.3.9

(EC) 178/2002 Đ.18.3

(EC) 853/2004 PLII, M.I

2000/13/EC

15. Bao gói, ghi nhãn và truy xuất

15.1. Bao gói

a. Vật liệu bao gói phù hợp

b. Phương pháp bảo quản, vận chuyển bao bì phù hợp

15.2. Ghi nhãn và truy xuất

a. Ghi nhãn đủ thông tin và đúng quy định

b. Thiết lập và thực hiện đầy đủ thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

15.2. Cách tiến hành:

15.2.1. Yêu cầu:

- Vật liệu bao gói phù hợp; có khu vực riêng để chứa bao bì, bao bì phải được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện hợp vệ sinh.

- Ghi nhãn đầy đủ và đúng cách.

- Xây dựng và tuân thủ các thủ tục truy xuất và thu hồi/xử lý sản phẩm.

15.2.2. Phạm vi:

- Kho bảo quản bao bì, khu vực chứa bao bì trung gian, thùng chứa bao bì, phương tiện vận chuyển bao bì tại xí nghiệp, kể cả bao bì ch­ưa in nhãn

- Thông tin trên vỏ hộp, trên nhãn dán, bao bì và các vị trí khác (nếu có)

- Hồ sơ quy định thủ tục truy xuất của cơ sở

15.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thuỷ sản phải bảo đảm an toàn thực phẩm:

+ Không có khả năng nhiễm vào sản phẩm những chất có hại cho người sử dụng.

+ Đủ bền, chắc để bảo vệ sản phẩm khỏi bị lây nhiễm.

- Có khu vực riêng để bảo quản bao bì, thùng chứa, đảm bảo tránh các nguồn lây nhiễm.

- Sắp xếp trong kho hợp lý (đảm bảo cự ly cách t­ường, cách nền, cách trần, hành lang vận chuyển và sự phân tách giữa các lô bao bì).

- Phương tiện vận chuyển bao bì của cơ sở không là nguồn lây nhiễm cho bao bì.

- Tình trạng vệ sinh của bao bì.

- Ghi nhãn phải đầy đủ thông tin theo qui định hiện hành của Việt Nam, nước nhập khẩu và các thông tin phải chính xác.

- Các thông tin ghi trên nhãn phải phù hợp với sản phẩm bên trong. 

- Tính đầy đủ và hợp lý của thủ tục truy xuất nguồn gốc, việc thực hiện trên thực tế

16. HOÁ CHẤT PHỤ GIA

 16.1. Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

16

QCVN 02-01

2.1.13

2.1.11.5.đ

2.1.12.3.b

2.1.12.4.d

(EC) 852/2004

PL.II Ch.I.10

PLII Ch.V.3

PLII Ch.IX.2

95/2/EC

16. Hóa chất, phụ gia

16.1. Hoá chất, phụ gia dùng cho chế biến

a. Được phép sử dụng, rõ nguồn gốc và nằm trong giới hạn cho phép sử dụng

b. Sử dụng, bảo quản không đúng cách

16.2. Hoá chất tẩy rửa, khử trùng và diệt động vật gây hại

a. Được phép sử dụng và có nguồn gốc rõ ràng

b. Sử dụng, bảo quản đúng cách

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

16.2. Cách tiến hành

16.2.1. Yêu cầu

- Hoá chất, phụ gia được phép sử dụng, có nguồn gốc rõ ràng và không v­ượt quá giới hạn cho phép.

- Sử dụng, bảo quản theo qui định và chỉ dẫn của nhà cung cấp.

16.2.2. Phạm vi

- Kho bảo quản, thùng, tủ, ngăn chứa hoá chất, phụ gia

- Việc sử dụng trong thực tế

- Hồ sơ quản lý và sử dụng.

16.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét, kiểm tra trên hồ sơ, thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Sự tách biệt trong bảo quản và sử dụng các loại hoá chất, phụ gia khác nhau.

- Sự đầy đủ các thông tin ghi trên nhãn các loại hoá chất: tên th­ương mại, tên nhà cung cấp, chỉ dẫn bảo quản, sử dụng của nhà cung cấp, thành phần, thời hạn sử dụng.

- Thực tế bảo quản và sử dụng hoá chất trong sản xuất.

17. MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

17.1. Chỉ tiêu:

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

17

QCVN 02-01
2.1.1.1

2.1.2

2.1.3.1

17. Môi trường xung quanh

a. Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng vào nhà máy

b. Môi trường xung quanh nhà máy không ảnh hưởng vào phân xưởng chế biến

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

17.2. Cách tiến hành:

17.2.1. Yêu cầu: Môi trường xung quanh không ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh an toàn của phân xưởng chế biến, khu vực phơi và sân phơi 

17.2.2. Phạm vi: Vị trí của nhà máy, bên ngoài và bên trong tường rào nhà máy và phân xưởng chế biến

17.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Khuôn viên nhà máy so với các khu vực tập trung chất thải, nơi sản xuất có nhiều khói bụi, mùi hôi, khu vực bảo quản hoá chất, chăn nuôi gia súc, khu vực tù đọng chất thải.

- Tường rào xung quanh nhà máy ngăn chặn đựơc sự qua lại của gia súc, vật nuôi.

-  Nhà máy không bị ngập nước

-  Không có các nơi tù đọng, ô nhiễm.

- Đường đi nội bộ, cống rãnh thoát nước, nơi tập trung rác thải không là nguồn lây nhiễm vào phân xưởng sx.

- Sân phơi cách xa đường giao thông, không bị ảnh hưởng của khói bụi, khí thải hoặc nguồn ô nhiễm

18. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

 18.1.    Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

18

QCVN 02-02

2.3.1,2,3

2.3.10

2.3.12

 

 

(EC) 852/2004

PLII Ch.V.2

PL.II Ch.XII

18. Điều kiện đảm bảo của hệ thống quản lý chất lượng (QLCL)

18.1. Cơ cấu tổ chức

a. Có lực lượng đủ năng lực và chuyên trách

b. Được giao đủ thẩm quyền

18.2. Các điều kiện đảm bảo

a. Đủ căn cứ pháp lý để triển khai hệ thống QLCL

b. Có trang thiết bị cần thiết để thực hiện QLCL đầy đủ và phù hợp

c. Cán bộ QLCL được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

18.2 Cách tiến hành

18.2.1. Yêu cầu: Cơ cấu tổ chức và điều kiện đủ để thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng.

18.2.2. Phạm vi

- Tổ chức và năng lực hoạt động của đội ngũ QLCL, các hồ sơ có liên quan.

- Văn bản, hồ sơ, tài liệu, trang thiết bị liên quan đến hoạt động QLCL.

- Phòng kiểm nghiệm (nếu có).

18.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra trang thiết bị và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

- Đội ngũ QLCL chuyên trách, có đủ năng lực và được giao đủ thẩm quyền.

- Hồ sơ được thiết lập đầy đủ và cập nhật chính xác.

- Có đầy đủ các văn bản pháp lý, hồ sơ, tài liệu để thực hiện QLCL.

- Trang thiết bị, dụng cụ để thực hiện kiểm soát

- Kế hoạch đào tạo và việc thực hiện kế hoạch đào tạo.

19.  CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

19.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

19

QCVN 02-01

QCVN 02-02

(EC)852/2004 Đ.5

(EC)853/2004 PLII,M.II; M.III

2073/2005/EC

2074/2005/EC

 

19. Xây dựng chương trình QLCL

a. Có đầy đủ chương trình QLCL

b. Phù hợp với qui định và thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

19.2 Cách tiến hành

19.2.1. Yêu cầu: Chư­ơng trình quản lý chất lượng phải phù hợp với qui định và thực tế.

19.2.2. Phạm vi: Chư­ơng trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP; các văn bản pháp lý, hồ sơ tài liệu có liên quan đến sản phẩm, nhóm sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp.

19.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét toàn bộ chư­ơng trình, kiểm tra đối chiếu với toàn bộ các văn bản pháp lý hoặc phỏng vấn nếu thấy cần thiết để xác định:

- Hồ sơ được thiết lập đầy đủ và phù hợp.

- Chư­ơng trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP được xây dựng phù hợp với qui định và thực tế: tùy thuộc nguồn gốc nguyên liệu (TS tươi, dần thô, xuất xứ, thị trường tiêu thụ…); dạng sản phẩm sản xuất ra (dầu thô, dầu tinh luyện).

20.  THỰC HIỆN GMP, SSOP VÀ HACCP

20.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

20

QCVN 02-01

(EC)852/2004

Đ.5

(EC) 853/2004

PLII, M.II; M.III

2074/2005/EC

2076/2005/EC

1020/2008/EC

1022/2008/EC

20. Thực hiện chương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP

a. Bố trí điều hành sản xuất hợp lý

b. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách các thông số kỹ thuật được qui định trong GMP, SSOP

c. Thao tác của công nhân đúng cách

d. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị đúng cách

đ. Duy trì tốt điều kiện vệ sinh chung

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 02-02

QCVN 02-01

(EC) 852/2004

(EC) 853/2004

2074/2005/EC

2075/2005/EC

1020/2008/EC

1022/2008/EC

 

20. Thực hiện chương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP (tiếp)

e. Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách

g. Kiểm soát đầy đủ, đúng cách sức khỏe công nhân

h. Thực hiện đúng cách việc giám sát tại điểm kiểm soát tới hạn

i. Thực hiện đầy đủ và kịp thời hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm

 

 

 

[    ]

 

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

20.2 Cách tiến hành

20.2.1. Yêu cầu: Ch­ương trình quản lý chất lượng phải được thực hiện theo đúng qui định đã đề ra.

20.2.2. Phạm vi: Toàn bộ hồ sơ liên quan đến xây dựng và thực hiện GMP, SSOP, HACCP và thực tế áp dụng chư­ơng trình trong sản xuất.

20.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, đối chiếu với thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định sự tuân thủ về:

- Việc bố trí sản xuất, trang thiết bị chế biến, phân phối nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.

- Phân công nhiệm vụ lực lượng kiểm soát chất lượng và hoạt động của họ trong thực tế.

- Việc duy trì chế độ kiểm soát nhiệt độ bán thành phẩm và thời gian sản xuất; tuân thủ các qui định trong SSOP.

- Các thao tác của công nhân (có thể dẫn tới dập nát, nhiễm bẩn sản phẩm hoặc làm chậm thời gian sản xuất).

- Hoạt động vệ sinh nhà x­ưởng, trang thiết bị và kết quả thực hiện.

- Điều kiện vệ sinh chung theo qui định (không để chó, mèo vào khu vực sản xuất, không hút thuốc lá, khạc nhổ ... trong phân x­ưởng)

- Thực hiện chế độ kiểm tra sức khoẻ công nhân (hồ sơ sức khoẻ công nhân, việc thực hiện kiểm soát sức khoẻ công nhân.)

- Hoạt động kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn và việc ghi chép số liệu theo hệ
thống mẫu biểu đã quy định trong chư­ơng trình

- Thực hiện hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm.

21.  HOẠT ĐỘNG THẨM TRA

21.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

21

QCVN 02-02

QCVN 02-01

 

(EC) 852/2004

Đ.5 2f

1020/2008/EC

1022/2008/EC

 

21. Hoạt động thẩm tra

a. Thực hiện đúng cách việc thẩm tra hồ sơ giám sát

b. Thực hiện đầy đủ kế hoạch lấy mẫu thẩm tra

c. Thực đúng cách việc hiệu chuẩn thiết bị giám sát

d. Thực hiện theo kế hoạch thẩm tra và  điều chỉnh chương trình khi  cần thiết

 

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

[    ]

 

[    ]

 

 

 

 

 

21.2 Cách tiến hành

21.2.1. Yêu cầu: Đảm bảo ch­ương trình quản lý chất lượng phù hợp và được thực hiện có hiệu quả.

21.2.2. Phạm vi: Hồ sơ, thiết bị, dụng cụ giám sát.

21.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn để đánh giá:

- Biện pháp thẩm tra của doanh nghiệp

- Hồ sơ giám sát (độ chính xác và được thực hiện bởi người có thẩm quyền).

- Kế hoạch lấy mẫu và việc thực hiện.

- Hoạt động hiệu chuẩn thiết bị đo

- Kế hoạch thẩm tra, việc thực hiện kế hoạch thẩm tra và việc điều chỉnh.

22.  HỒ SƠ

22.1 Chỉ tiêu

Nhóm

chỉ tiêu

Điều khoản

tham chiếu

Chỉ tiêu

Kết quả đánh giá

Diễn giải  sai lỗi và thời hạn khắc phục

Mức đánh giá

Tổng hợp

Đạt

(Ac)

Nhẹ

(Mi)

Nặng

(Ma)

Nghiêm

trọng

(Se)

VN

EU

22

 

QCVN 02-02

2.1; 2.2.8

QCVN 02-01

2.2

(EC) 852/2004

Đ.5.2.g

Đ.5.4

 

22. Hồ sơ

22.1. Hồ sơ Quản lý nguyên liệu

a. Có  đầy đủ hồ sơ các đơn vị cung cấp nguyên liệu

b. Hồ sơ đủ độ tin cậy

22.2. Hồ sơ chương trình QLCL

a. Có thiết lập hồ sơ

b. Hồ sơ đầy đủ

c. Hồ sơ đủ độ tin cậy

d. Dễ truy cập

đ. Thời gian lưu trữ đúng qui định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

 

 

[    ]

[    ]

[    ]

 

 

 

 

 

22.2 Cách tiến hành

22.2.1. Yêu cầu: Hồ sơ đầy đủ, chính xác và dễ truy cập

22.2.2. Phạm vi: Toàn bộ hồ sơ liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng

22.2.3. Phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá

Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu có thể) và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:

a. Tính đầy đủ và tin cậy của hồ sơ quản lý nguyên liệu, bao gồm

- Danh sách các đại lý chính cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp (tên, địa chỉ, số điện thoại của đại lý nếu có).

- Hợp đồng, cam kết,... về chủng loại, xuất xứ, phương thức bảo quản, phương tiện vận chuyển của đại lý cung cấp nguyên liệu với doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp EU phải có đủ hồ sơ chứng minh điều kiện đảm bảo ATVS của đại lý cung cấp nguyên liệu được kiểm soát (thông qua cơ quan thẩm quyền địa phương hoặc tự doanh nghiệp).

- Hồ sơ tiếp nhận và kiểm soát chất lượng nguyên liệu của Doanh nghiệp.

b. Hồ sơ chương trình quản lý chất lượng:

- Tính đầy đủ của các loại hồ sơ (các văn bản pháp lý, tài liệu tham chiếu, ch­ương trình GMP, SSOP, kế hoạch HACCP, hồ sơ giám sát, thẩm tra, hành động sửa chữa,...).

- Mức độ tin cậy của các loại hồ sơ (thực hiện đúng so với kế hoạch, các kết quả ghi chép phù hợp hiện trạng sản xuất, không có dấu hiệu nguỵ tạo hồ sơ).

L­ưu trữ hồ sơ dễ truy cập (được sắp xếp theo chủ đề, trình tự qui trình và trình tự thời gian).

Thời gian l­ưu trữ hồ sơ theo đúng qui định (2 năm).

Phụ lục 5. Mẫu Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNN ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Logo và tên viết tắt

(nếu có)

Số/No.:           

TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN (Tiếng Việt và tiếng Anh)

_______________________

 

                                      ……….., ngày/date……....tháng/month……….. năm/year ………

 

CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN

CERTIFICATE

OF COMPLIANCE WITH FOOD SAFETY REGULATION ON FISHERY BUSINESS OPERATION

 

Cơ sở/Establishment:

Mã số/ Approval number:

Địa chỉ/Address:

Loại hình cơ sở/Type of establistment: 

 

 

 

Giấy chứng nhận có hiệu lực đến/This certificate has valid until:

……………………………

    (*) và thay thế Giấy chứng nhận số/and replaces the certificate’s number: ……………. cấp ngày/dated on ……….       

 

 

 

(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu

 

(*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

Phụ lục 6

QUY ĐỊNH HỆ THỐNG MÃ SỐ CẤP CHO CÁC CƠ SỞ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNN ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

BẢNG 1. HỆ THỐNG MÃ SỐ ÁP DỤNG CHO CÁC LOẠI HÌNH

CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN

 

TT

Loại hình Cơ sở

Mã số

Ghi chú

A

Các Cơ sở nêu tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư:

1

Cảng cá

xx-yy-zzzz -CA

Áp dụng cho các Cơ sở quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 2 của Quy chế. Mã số bao gồm:

- xx: Nhóm 2 chữ số Ả Rập chỉ tên của tỉnh, thành phố theo bảng 2 phụ lục này;

-yy: Nhóm 2 chữ số Ả rập chỉ tên của huyện/quận/thị xã theo hướng dẫn Bảng 3 Phụ lục này và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố đối với trường hợp có thay đổi về đổi tên hoặc thành lập huyện/quận/thị xã trong địa bàn tỉnh/thành phố.

- Gạch nối;

- zzzz: Nhóm 3, 4 hoặc 5 chữ số Ả Rập chỉ số thứ tự của Cơ sở trong mỗi loại hình;

- Gạch nối;

- CA (cảng cá), CH (chợ cá), NL (nguyên liệu), KL (kho lạnh), DL (đông lạnh), DH (đồ hộp), HK (hàng khô), NM (nước mắm), TS (thủy sản khác) nhóm 2 chữ cái viết hoa ký hiệu loại hình Cơ sở.

2

Chợ có kinh doanh thủy sản

xx-yy-zzzz-CH

3

Cơ sở thu mua thủy sản

xx-yy-zzzz -NL

4

Kho lạnh độc lập bảo quản thủy sản

xx-yy-zzzz-KL

5

Cơ sở làm sạch và phân phối NT2MV

xx-yy-zzzz-NT

6

Cơ sở sản xuất thủy sản đông lạnh

xx-yy-zzzz-DL

7

Cơ sở sản xuất đồ hộp

xx-yy-zzzz-DH

8

Cơ sở sản xuất hàng khô

xx-yy-zzz-HK

9

Cơ sở sản xuất nước mắm và dạng mắm

xx-yy-zzzz-NM

10

Cơ sở sản xuất dạng sản phẩm thủy sản khác

xx-yy-zzzz-TS

11

Cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản

Theo mã số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở

B

Tàu cá có công suất máy chính từ  50  CV trở lên

Theo số đăng ký của tàu

C

Các Cơ sở nêu tại điểm a, Khoản 1 Điều 2 Thông tư (trừ tàu cá):

1

Cơ sở sản xuất thủy sản đông lạnh

DL xxxx

 

Mã số bao gồm:

DL: đông lạnh;

DH: đồ hộp;

HK: hàng khô;

NM: nước mắm.

NT: Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.

TS: Thủy sản khác.

xxxx: nhóm 3 hoặc 4 chữ số Ả rập chỉ số thứ tự của Cơ sở

2

Cơ sở sản xuất đồ hộp

DH xxxx

3

Cơ sở sản xuất hàng khô

HK xxxx

4

Cơ sở sản xuất nước mắm

NM xxxx

5

Kho lạnh độc lập bảo quản thủy sản

KL xxxx

6

Cơ sở làm sạch và phân phối NT2MV

NT xxxx

7

Cơ sở sản xuất dạng sản phẩm thủy sản khác

TS xxxx

         
 

BẢNG 2. MÃ SỐ CHỈ TÊN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

(Theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam)

 

TT

Tên tỉnh 

Mã số

TT

Tên tỉnh 

Mã số

1

An Giang

89

33

Kon Tum

62

2

Bạc Liêu

95

34

Lai Châu

12

3

Bà Rịa – Vũng Tàu

77

35

Lạng Sơn

20

4

Bắc Cạn

06

36

Lào Cai

10

5

Bắc Giang

24

37

Lâm Đồng

68

6

Bắc Ninh

27

38

Long An

80

7

Bến Tre

83

39

Nam Định

36

8

Bình Dương

74

40

Nghệ An

40

9

Bình Định

52

41

Ninh Bình

37

10

Bình Phước

70

42

Ninh Thuận

58

11

Bình Thuận

60

43

Phú Thọ

25

12

Cao Bằng

04

44

Phú Yên

54

13

Cà Mau

96

45

Quảng Bình

44

14

Cần Thơ

92

46

Quảng Nam

49

15

Đà Nẵng

48

47

Quảng Ngãi

51

16

Đắc Lắc

66

48

Quảng Ninh

22

17

Đắc Nông

67

49

Quảng Trị

45

18

Đồng Nai

75

50

Sóc Trăng

94

19

Đồng Tháp

87

51

Sơn La

14

20

Điện Biên

11

52

Tây Ninh

72

21

Gia Lai

64

53

Thái Bình

34

22

Hà Giang

02

54

Thái Nguyên

19

23

Hà Nam

35

55

Thanh Hóa

38

24

Hà Nội

01

56

TP.Hồ Chí Minh

79

25

Hà Tĩnh

42

57

Thừa Thiên Huế

46

26

Hải Dương 25

30

58

Tiền Giang

82

27

Hải Phòng

31

59

Trà Vinh

84

28

Hậu Giang

93

60

Tuyên Quang

08

29

Hòa Bình

17

61

Vĩnh Long

86

30

Hưng Yên

33

62

Vĩnh Phúc

26

31

Khánh Hòa

56

63

Yên Bái

15

32

Kiên Giang

91

 

 

 

 

BẢNG 3. MÃ SỐ CHỈ TÊN QUẬN, HUYỆN VÀ THỊ XÃ TRỰC THUỘC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 

01. THÀNH PHỐ HÀ NỘI

01 Quận Ba Đình

02 Quận Hoàn Kiếm

03 Quận Hai Bà Trưng

04 Quận Đống Đa

05 Quận Tây Hồ

06 Quận Cầu Giấy

07 Quận Thanh Xuân

08 Quận Hoàng Mai

09 Quận Long Biên

10 Huyện Từ Liêm

11 Huyện Thanh Trì

12 Huyện Gia Lâm

13 Huyện Đông Anh

14 Huyện Sóc Sơn

15 Quận Hà Đông

16 Thị xã Sơn Tây

17 Huyện Ba Vì

18 Huyện Phúc Thọ

19 Huyện Thạch Thất

20 Huyện Quốc Oai

21 Huyện Chương Mỹ

22 Huyện Đan Phượng

23 Huyện Hoài Đức

24 Huyện Thanh Oai

25 Huyện Mỹ Đức

26 Huyện Ứng Hoà

27 Huyện Thường Tín

28 Huyện Phú Xuyên 

29 Huyện Mê Linh

02. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

01 Quận 1

02 Quận 2

03 Quận 3

04 Quận 4

05 Quận 5

06 Quận 6

07 Quận 7

08 Quận 8

09 Quận 9

10 Quận 10

11 Quận 11

12 Quận 12

13 Quận Gò Vấp

14 Quận Tân Bình

15 Quận Tân Phú

16 Quận Bình Thạnh

17 Quận Phú Nhuận

18 Quận Thủ Đức

19 Quận Bình Tân

20 Huyện Bình Chánh

21 Huyện Củ Chi

22 Huyện Hóc Môn

23 Huyện Nhà Bè

24 Huyện Cần Giờ

03. Thành phố Hải Phòng

01 Quận Hồng Bàng

02 Quận Lê Chân

03 Quận Ngô Quyền

04 Quận Kiến An

05 Quận Hải An

06 Quận Đồ Sơn

07 Huyện An Lão

08 Huyện Kiến Thụy

09 Huyện Thủy Nguyên

10 Huyện An Dương

11 Huyện Tiên Lãng

12 Huyện Vĩnh Bảo

13 Huyện Cát Hải

14 Huyện Bạch Long Vĩ

15 Quận Dương Kinh

04. Thành phố Đà Nẵng

01 Quận Hải Châu

02 Quận Thanh Khê

03 Quận Sơn Trà

04 Quận Ngũ Hành Sơn

05 Quận Liên Chiểu

06 Huyện Hoà Vang

07 Quận Cẩm Lệ

 

05. Tỉnh Hà giang

 

01 Thành phố Hà Giang

02 Huyện Đồng Văn

03 Huyện Mèo Vạc

04 Huyện Yên Minh

05 Huyện Quản Bạ

06 Huyện Vị Xuyên

07 Huyện Bắc Mê

08 Huyện Hoàng Su Phì

09 Huyện Xín Mần

10 Huyện Bắc Quang

11 Huyện Quang Bình

06. Tỉnh Cao Bằng

 

01 Thị xã Cao Bằng

02 Huyện Bảo Lạc

03 Huyện Thông Nông

04 Huyện Hà Quảng

05 Huyện Trà Lĩnh

06 Huyện Trùng Khánh

07 Huyện Nguyên Bình

08 Huyện Hoà An

09 Huyện Quảng Uyên

10 Huyện Thạch An       

11 Huyện Hạ Lang

12 Huyện Bảo Lâm

13 Huyện Phục Hoà

07. Tỉnh Lai Châu

01 Thị xã Lai Châu

02 Huyện Tam Đường

 

03 Huyện Phong Thổ

04 Huyện Sìn Hồ

05 Huyện Mường Tè

06 Huyện Than Uyên

07 Huyện Tân Uyên

08. Tỉnh Lào Cai

 

01 Thành phố Lào Cai

02 Huyện Xi Ma Cai

03 Huyện Bát Xát

04 Huyện Bảo Thắng

05 Huyện Sa Pa

06 Huyện Văn Bàn

07 Huyện Bảo Yên

08 Huyện Bắc Hà

09 Huyện Mường Khương

09. Tỉnh Tuyên Quang

 

01 Thành phố Tuyên Quang

02 Huyện Na Hang

03 Huyện Chiêm Hoá

04 Huyện Hàm Yên

05 Huyện Yên Sơn

06 Huyện Sơn Dương

10. Tỉnh Lạng Sơn

 

01 Thành phố Lạng Sơn

02 Huyện Tràng Định

03 Huyện Bình Gia

04 Huyện Văn Lãng

05 Huyện Bắc Sơn

06 Huyện Văn Quan

07 Huyện Cao Lộc

08 Huyện Lộc Bình

09 Huyện Chi Lăng

10 Huyện Đình Lập

11 Huyện Hữu Lũng

11. Tỉnh Bắc Kạn

 

01 Thị xã Bắc Kạn

02 Huyện Chợ Đồn

03 Huyện Bạch Thông

04 Huyện Na Rì

05 Huyện Ngân Sơn

06 Huyện Ba Bể

07 Huyện Chợ Mới

08 Huyện Pác Nặm

12. Tỉnh Thái Nguyên

 

01 TP.Thái Nguyên

02 Thị xã Sông Công

03 Huyện Định Hoá

04 Huyện Phú Lương

05 Huyện Võ Nhai

06 Huyện Đại Từ

07 Huyện Đồng Hỷ

08 Huyện Phú Bình

09 Huyện Phổ Yên

13. Tỉnh Yên Bái

 

01 Thành phố Yên Bái

02 Thị xã Nghĩa Lộ

03 Huyện Văn Yên

04 Huyện Yên Bình

05 Huyện Mù Cang Chải

06 Huyện Văn Chấn

07 Huyện Trấn Yên

08 Huyện Trạm Tấu

09 Huyện Lục Yên

14. Tỉnh Sơn La

 

01 Thị xã Sơn La

02 Huyện Quỳnh Nhai

03 Huyện Mường La

04 Huyện Thuận Châu

05 Huyện Bắc Yên

06 Huyện Phù Yên

07 Huyện Mai Sơn

08 Huyện Yên Châu

09 Huyện Sông Mã

10 Huyện Mộc Châu

11 Huyện Sốp Cộp

15. Tỉnh Phú Thọ

 

01 TP. Việt Trì

02 Thị xã Phú Thọ

03 Huyện Đoan Hùng

04 Huyện Thanh Ba

05 Huyện Hạ Hoà 06 Huyện Cẩm Khê

07 Huyện Yên Lập

08 Huyện Thanh Sơn

09 Huyện Phù Ninh

10 Huyện Lâm Thao

11 Huyện Tam Nông

12 Huyện Thanh Thủy

13 Huyện Tân Sơn

16. Tỉnh Vĩnh Phúc

 

01 Thành phố Vĩnh Yên

02 Huyện Tam Dương

03 Huyện Lập Thạch

04 Huyện Vĩnh Tường

05 Huyện Yên Lạc

06 Huyện Bình Xuyên

07 Huyện Sông Lô

08 Thị xã Phúc Yên

09 Huyện Tam Đảo

17. TỈNH Quảng Ninh

 

01 Thàn phố Hạ Long

02 Thị xã Cẩm Phả

03 Thị xã Uông Bí

04 Thành phố Móng Cái

05 Huyện Bình Liêu

06 Huyện Đầm Hà

07 Huyện Hải Hà

08 Huyện Tiên Yên

09 Huyện Ba Chẽ

10 Huyện Đông Triều

11 Huyện Yên Hưng

12 Huyện Hoành Bồ

13 Huyện Vân Đồn

14 Huyện Cô Tô

18. Tỉnh Bắc Giang

 

01 Thành phố Bắc Giang

02 Huyện Yên Thế

03 Huyện Lục Ngạn

04 Huyện Sơn Động

05 Huyện Lục Nam

06 Huyện Tân Yên

07 Huyện Hiệp Hoà

08 Huyện Lạng Giang

109 Huyện Việt Yên

10 Huyện Yên Dũng

19. Tỉnh Bắc Ninh

 

01 Thành phố Bắc Ninh

02 Huyện Yên Phong

03 Huyện Quế Võ.

04 Huyện Tiên Du

05 Huyện Từ Sơn

06 Huyện Thuận Thành

07 Huyện Gia Bình

08 Huyện Lương Tài

20. Tỉnh Hải Dương

 

01 Thành phố Hải Dương

02 Thị xã Chí Linh

03 Huyện Nam Sách

04 Huyện Kinh Môn

05 Huyện Gia Lộc

06 Huyện Tứ Kỳ

07 Huyện Thanh Miện

08 Huyện Ninh Giang

09 Huyện Cẩm Giàng

10 Huyện Thanh Hà

11 Huyện Kim Thành

12 Huyện Bình Giang

21. Tỉnh Hưng Yên

 

01 Thị xã Hưng Yên

02 Huyện Kim Động

03 Huyện Ân Thi

04 Huyện Khoái Châu

05 Huyện Yên Mỹ

06 Huyện Tiên Lữ

07 Huyện Phù Cừ

08 Huyện Mỹ Hào

09 Huyện Văn Lâm

10 Huyện Văn Giang

22. Tỉnh Hoà Bình

 

01 Thành phố Hoà Bình

02 Huyện Đà Bắc

03 Huyện Mai Châu

04 Huyện Tân Lạc

05 Huyện Lạc Sơn

06 Huyện Kỳ Sơn

07 Huyện Lư­ơng Sơn

08 Huyện Kim Bôi

09 Huyện Lạc Thuỷ

10 Huyện Yên Thuỷ

11 Huyện Cao Phong

23. TỈNH Hà Nam

 

01 Thành phố Phủ Lý

02 Huyện Duy Tiên

03 Huyện Kim Bảng

04 Huyện Lý Nhân

05 Huyện Thanh Liêm

06 Huyện Bình Lục

24. Tỉnh Nam Định

 

01 Thành phố Nam Định

02 Huyện Mỹ Lộc

03 Huyện Xuân Trường

04 Huyện Giao Thủy

05 Huyện Ý Yên

06 Huyện Vụ Bản

07 Huyện Nam Trực

08 Huyện Trực Ninh

09 Huyện Nghĩa Hưng

10 Huyện Hải Hậu

25. Tỉnh Thái Bình

 

01 Thành phố Thái Bình

02 Huyện Quỳnh Phụ

03 Huyện Hưng Hà

04 Huyện Đông Hưng

05 Huyện Vũ Thư

06 Huyện Kiến Xương

07 Huyện Tiền Hải

08 Huyện Thái Thuỵ

26. Tỉnh Ninh Bình

 

01 Thành phố Ninh Bình

02 Thị xã Tam Điệp

03 Huyện Nho Quan

04 Huyện Gia Viễn

05 Huyện Hoa Lư

06 Huyện Yên Mô         

07 Huyện Kim Sơn       

08 Huyện Yên Khánh

27. Tỉnh Thanh Hoá

 

01 Thành phố Thanh Hoá

02 Thị xã Bỉm Sơn

03 Thị xã Sầm Sơn

04 Huyện Quan Hoá

05 Huyện Quan Sơn

06 Huyện Mường Lát

07 Huyện Bá Thước

08 Huyện Thường Xuân

09 Huyện Như Xuân

10 Huyện Như Thanh

11 Huyện Lang Chánh

12 Huyện Ngọc Lặc

13 Huyện Thạch Thành

14 Huyện Cẩm Thủy

15 Huyện Thọ Xuân

16 Huyện Vĩnh Lộc

17 Huyện Thiệu Hoá

18 Huyện Triệu Sơn

19 Huyện Nông Cống

20 Huyện Đông Sơn

21 Huyện Hà Trung

22 Huyện Hoằng Hoá

23 Huyện Nga Sơn

24 Huyện Hậu Lộc

25 Huyện Quảng Xương

26 Huyện Tĩnh Gia

27 Huyện Yên Định

28. Tỉnh Nghệ An

01 Thành phố Vinh

02 Thị xã Cửa Lò

03 Huyện Quỳ Châu

04 Huyện Quỳ Hợp

05 Huyện Nghĩa Đàn

06 Huyện Quỳnh Lưu

07 Huyện Kỳ Sơn

08 Huyện Tương Dương

09 Huyện Con Cuông

10 Huyện Tân Kỳ

11 Huyện Yên Thành

12 Huyện Diễn Châu

13 Huyện Anh Sơn

14 Huyện Đô Lương

15 Huyện Thanh Chương

16 Huyện Nghi Lộc

17 Huyện Nam Đàn

18 Huyện Hưng Nguyên

19 Huyện Quế Phong

20 Thị Xã Thái Hòa

29. Tỉnh Hà Tĩnh

01 Thành phố Hà Tĩnh

02 Thị xã Hồng Lĩnh

03 Huyện Hương Sơn

04 Huyện Đức Thọ

05 Huyện Nghi Xuân

06 Huyện Can Lộc

07 Huyện Hương Khê

08 Huyện Thạch Hà

09 Huyện Cẩm Xuyên

10 Huyện Kỳ Anh

11 Huyện Vũ Quang

12 Huyện Lộc Hà

30. Tỉnh Quảng Bình

 01 Thành phố Đồng Hới

02 Huyện Tuyên Hoá

03 Huyện Minh Hoá

04 Huyện Quảng Trạch

05 Huyện Bố Trạch

06 Huyện Quảng Ninh

07 Huyện Lệ Thuỷ

 

31. Tỉnh Quảng trị

01 Thành phố Đông Hà

02 Thị xã Quảng Trị

03 Huyện Vĩnh Linh

04 Huyện Gio Linh

05Huyện Cam Lộ

06 Huyện Triệu Phong

07 Huyện Hải Lăng

08 Huyện Hướng Hoá

09 Huyện Đăk Rông

10 Huyện đảo Cồn Cỏ

32. Tỉnh Thừa Thiên Huế

01 Thành phố Huế

02 Huyện Phong Điền

03 Huyện Quảng Điền

04 Huyện Hương Trà

05 Huyện Phú Vang

06 Huyện Hương Thuỷ

07 Huyện Phú Lộc

08 Huyện Nam Đông

09 Huyện A Lưới

33. Tỉnh Quảng Nam

01 Thành phố Tam Kỳ

02 Thành phố Hội An

03 Huyện Duy Xuyên

04 Huyện Điện Bàn

05Huyện Đại Lộc

06 Huyện Quế Sơn

07 Huyện Hiệp Đức

08 Huyện Thăng Bình

09 Huyện Núi Thành

10 Huyện Tiên Phước

11 Huyện Bắc Trà My

12 Huyện Đông Giang

13 Huyện Nam Giang

14 Huyện Phước Sơn

15 Huyện Nam Trà My

16 Huyện Tây Giang

17 Huyện Phú Ninh

18 Huyện Nông Sơn

34. Tỉnh Quảng Ngãi

01 Thành phố Quảng Ngãi

02 Huyện Lý Sơn

03 Huyện Bình Sơn

04 Huyện Trà Bồng

05 Huyện Sơn Tịnh

06 Huyện Sơn Hà

07 Huyện Tư Nghĩa

08 Huyện Nghĩa Hành

09 Huyện Minh Long

10 Huyện Mộ Đức

11 Huyện Đức Phổ

12 Huyện Ba Tơ

13 Huyện Sơn Tây

14 Huyện Tây Trà

35. Tỉnh KonTum

01 Thị xã KonTum

02 Huyện Đăk Glei

03 Huyện Ngọc Hồi

04 Huyện Đăk Tô

05Huyện Sa Thầy

06 Huyện Kon Plong

07 Huyện Đăk Hà

08 Huyện Kon Rộy

09 Huyện Tu Mơ Rông

36 . Tỉnh Bình Định

01 Thành phố Quy Nhơn

02 Huyện An Lão

03 Huyện Hoài Ân

04 Huyện Hoài Nhơn

05 Huyện Phù Mỹ

 06 Huyện Phù Cát

07 Huyện Vĩnh Thạnh

08 Huyện Tây Sơn

09 Huyện Vân Canh      

10 Huyện An Nhơn       

11 Huyện Tuy Phước

37. Tỉnh Gia Lai

01 Thành phố Pleiku

02 Huyện Chư Păh

03 Huyện Mang Yang

04 Huyện K’Bang

05 Thị xã An Khê

 

06 Huyện Kông Chro

07 Huyện Đức Cơ

08 Huyện Chư Prông

09 Huyện Chư Sê

10 Thị xã Ayun Pa

11 Huyện Krông Pa

 

12 Huyện Ia Grai

13 Huyện Đăk Đoa

14 Huyện Ia Pa

15 Huyện Đăk Pơ

16 Huyện Phú Thiện

17 Huyện Chư Pưh

38. Tỉnh Phú Yên

01 Thành phố Tuy Hoà

02 Huyện Đồng Xuân

03 Thị Xã Sông Cầu

04 Huyện Tuy An

05 Huyện Sơn Hoà

06 Huyện Sông Hinh

07 Huyện Đông Hoà

08 Huyện Phú Hoà

09 Huyện Tây Hoà

39. Tỉnh ĐăK LăK

01 Thành phố Buôn Ma Thuột

02 Huyện Ea H Leo

03 Huyện Krông Buk

04 Huyện Krông Năng

05 Huyện Ea Súp

06 Huyện Cư M gar

07 Huyện Krông Pắc

08 Huyện Ea Kar

09 Huyện M'Đrăk

10 Huyện Krông Ana

11 Huyện Krông Bông

12 Huyện Lăk

13 Huyện Buôn Đôn

14 Huyện Cư Kuin

15 Thị Xã Buôn Hồ

40 . Tỉnh Khánh Hoà

01 Thành phố Nha Trang

02 Huyện Vạn Ninh

03 Huyện Ninh Hoà

04 Huyện Diên Khánh

05 Huyện Khánh Vĩnh

06 Thị xã Cam Ranh

07 Huyện Khánh Sơn

08 Huyện đảo Trường Sa

09 Huyện Cam Lâm

41. Tỉnh Lâm Đồng

01 Thành phố Đà Lạt

02 Thị xã. Bảo Lộc

03 Huyện Đức Trọng

04 Huyện Di Linh

05 Huyện Đơn Dương

06 Huyện Lạc Dương

07 Huyện Đạ Huoai

08 Huyện Đạ Tẻh

09 Huyện Cát Tiên

10 Huyện Lâm Hà

11 Huyện Bảo Lâm

12 Huyện Đam Rông

42. Tỉnh Bình Phước

01 Thị xã Đồng Xoài

02 Huyện Đồng Phú

03 Huyện Chơn Thành

04 Huyện Bình Long

05 Huyện Lộc Ninh

06 Huyện Bù Đốp

07 Huyện Phước Long

08 Huyện Bù Đăng

09 Huyện Hớn Quản

10 Huyện Bù Gia Mập

43. Tỉnh Bình Dương

01 Thị xã Thủ Dầu Một

02 Huyện Bến Cát

03 Huyện Tân Uyên

04 Huyện Thuận An

05 Huyện Dĩ An

06 Huyện Phú Giáo

07 Huyện Dầu Tiếng

 

44. Tỉnh Ninh Thuận

01 Thành phố Phan Rang -Tháp Chàm

02 Huyện Ninh Sơn

03 Huyện Ninh Hải

04 Huyện Ninh Phước

05 Huyện Bác Ái

06 Huyện Thuận Bắc

07 Huyện Thuận Nam

45. Tỉnh Tây Ninh

01 Thị xã Tây Ninh

02 Huyện Tân Biên

03 Huyện Tân Châu

04 Huyện Dương Minh Châu

05 Huyện Châu Thành

06 Huyện Hoà Thành

07 Huyện Bến Cầu

08 Huyện Gò Dầu

09 Huyện Trảng Bàng

46. Tỉnh BìnhTthuận

01 Thành phố Phan Thiết

02 Huyện Tuy Phong

03 Huyện Bắc Bình

04 Huyện Hàm Thuận Bắc

05 Huyện Hàm Thuận Nam

06 Huyện Hàm Tân

07 Huyện Đức Linh

08 Huyện Tánh Linh

09 Huyện đảo Phú Quý

10 Thị xã La Gi

47 . Tỉnh Đồng Nai

01 Thành phố Biên Hoà

02 Huyện Vĩnh Cửu

03 Huyện Tân Phú

04 Huyện Định Quán

05 Huyện Thống Nhất

06 Thị xã Long Khánh

07 Huyện Xuân Lộc

08 Huyện Long Thành

09 Huyện Nhơn Trạch

10 Huyện Trảng Bom

11 Huyện Cẩm Mỹ

 48. Tỉnh Long An

 01 Thành phố Tân An

 02 Huyện Vĩnh Hưng

 03 Huyện Mộc Hoá

 04 Huyện Tân Thạnh

 05 Huyện Thạnh Hoá

 06 Huyện Đức Huệ

 07 Huyện Đức Hoà

 08 Huyện Bến Lức

 09 Huyện Thủ Thừa

 10 Huyện Châu Thành

 11 Huyện Tân Trụ

 12 Huyện Cần Đước

 13 Huyện Cần Giuộc

 14 Huyện Tân Hưng

 49. Tỉnh Đồng Tháp

01 Thành phố Cao Lãnh

 02 Thị xã Sa Đéc

 03 Huyện Tân Hồng

 04 Huyện Hồng Ngự

 05 Huyện Tam Nông

 06 Huyện Thanh Bình

 07 Huyện Cao Lãnh

 08 Huyện Lấp Vò

 09 Huyện Tháp Mười

 10 Huyện Lai Vung

 11 Huyện Châu Thành

 12 Thị Xã Hồng Ngự

 50. Tỉnh An Giang

01 Thành phố Long Xuyên

 02 Thị xã Châu Đốc

 03 Huyện An Phú

 04 Huyện Tân Châu

 05 Huyện Phú Tân

 06 Huyện Tịnh Biên

 07 Huyện Tri Tôn

 08 Huyện Châu Phú

 09 Huyện Chợ Mới

 10 Huyện Châu Thành

 11 Huyện Thoại Sơn

 51. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

 01 Thành phố Vũng Tàu

 02 Thị xã Bà Rịa

 03 Huyện Xuyên Mộc

 04 Huyện Long Điền

 05 Huyện Côn Đảo

 06 Huyện Tân Thành

 07 Huyện Châu Đức

 08 Huyện Đất Đỏ

 52. Tỉnh Tiền Giang

01 Thành phố Mỹ Tho

02 Thị xã Gò Công

03 Huyện Cái Bè

04 Huyện Cai Lậy

05 Huyện Châu Thành

06 Huyện Chợ Gạo

07 Huyện Gò Công Tây

08 Huyện Gò Công Đông

09 Huyện Tân Phước

10 Huyện Tân Phú Đông

 

 53. TỈNH Kiên Giang

01 Thành phố Rạch Giá

02 Thị xã Hà Tiên

03 Huyện Kiên Lương

04 Huyện Hòn Đất

05 Huyện Tân Hiệp

06 Huyện Châu Thành

07 Huyện Giồng Riềng

08 Huyện Gò Quao

19 Huyện An Biên

10 Huyện An Minh

11 Huyện Vĩnh Thuận

12 Huyện đảo Phú Quốc

13 Huyện Kiên Hải

14 Huyện U Minh Thượng

15 Huyện Giang Thành

 54. thành phố Cần Thơ

01 Quận Ninh Kiều

02 Quận Bình Thuỷ

03 Quận Cái Răng

04 Quận Ô Môn

05 Huyện Phong Điền

06 Huyện Cờ Đỏ

07 Huyện Vĩnh Thạnh

08 Quận Thốt Nốt

09 Huyện Thới Lai

 55. TỈNH Bến Tre

01 Thành phố Bến Tre

02 Huyện Châu Thành

 03 Huyện Chợ Lách

 04 Huyện Mỏ Cày Bắc

 05 Huyện Giồng Trôm

 06 Huyện Bình Đại

 07 Huyện Ba Tri

 08 Huyện Thạnh Phú

 09 Huyện Mỏ Cày Nam

 56. Tỉnh Vĩnh Long

 01 Thành phố Vĩnh Long

 02 Huyện Long Hồ

 03 Huyện Mang Thít

 04 Huyện Bình Minh

 05 Huyện Tam Bình

 06 Huyện Trà Ôn

 07 Huyện Vũng Liêm

 08 Huyện Bình Tân

 57. Tỉnh Trà Vinh

01 Thị xã Trà Vinh

02 Huyện Càng Long

 03 Huyện Cầu Kè

 04 Huyện Tiểu Cần

 05 Huyện Châu Thành

 06 Huyện Trà Cú

 07 Huyện Cầu Ngang

 08 Huyện Duyên Hải

 58. Tỉnh Sóc Trăng

 01 Thành phố Sóc Trăng

 02 Huyện Kế Sách

 03 Huyện Mỹ Tú

 04 Huyện Mỹ Xuyên

 05Huyện Thạnh Trị

 06 Huyện Long Phú

 07 Huyện Vĩnh Châu

 08 Huyện Cù Lao Dung

 09 Huyện Ngã Năm

 10 Huyện Châu Thành

 11 Huyện Trần Đề

 59. Tỉnh Bạc Liêu

 01 Thị xã Bạc Liêu

 02 Huyện Vĩnh Lợi

 03 Huyện Hồng Dân

 04 Huyện Giá Rai

 05 Huyện Phước Long

 06 Huyện Đông Hải

 07 Huyện Hoà Bình

 60. Tỉnh Cà Mau

 01 Thành phố Cà Mau

 02 Huyện Thới Bình

 03 Huyện U Minh

 04 Huyện Trần Văn Thời

 05 Huyện Cái Nước

 06 Huyện Đầm Dơi

 07 Huyện Ngọc Hiển

 08 Huyện Năm Căn

 09 Huyện Phú Tân

 61. Tỉnh Điện Biên

 01 TP. Điện Biên Phủ

 02 Thị xã Mường Lay

 03 Huyện Điện Biên

 04 Huyện Tuần Giáo

 05 Huyện Mường Chà

 06 Huyện Tủa Chùa

 07 Huyện Điện Biên Đông

 08 Huyện Mường Nhé

 09 Huyện Mường Ảng

 62. Tỉnh Đăk Nông

01 Thị xã Gia Nghĩa

2 Huyện Dăk RLấp

03 Huyện Dăk Mil

04 Huyện Cư Jút

05 Huyện Dăk Song

06 Huyện Krông Nô

07 Huyện Dăk GLong

08 Huyện Tuy Đức

 63. Tỉnh Hậu Giang

01 Thành phố Vị Thanh

02 Huyện Vị Thuỷ

03 Huyện Long Mỹ

04 Huyện Phụng Hiệp

05 Huyện Châu Thành

06 Huyện Châu Thành A

07 Thị xã Ngã Bảy

Phụ lục 7

(ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên Cơ sở

 

 

Số: ……………….……

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

.........., ngày...... tháng......... năm …...

 

 

ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN

AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi: (tên cơ quan kiểm tra)…………………………….…………… 

……………………………………………………………………………..

 

Đơn vị chúng tôi (tên cơ sở) ........................................................ ………………………………………, mã số................đề nghị quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản, cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận cũ đã được cấp số…………….. ngày cấp……….……..

Lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận: ……………..…………………….....

………………………………………...……………………………………

……………………………………...………………………………………

Đề nghị Quý cơ quan xem xét chấp thuận.

Nơi nhận :

-  Như trên;

-  .....

-  Lưu .....

GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ

(ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 8

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

 

 

GIẤY ĐĂNG KÝ

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM

/KIỂM DỊCH LÔ HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU

 

                                                                                                               Số:

 

      Kính gửi: .............................................................................................

 

PHẦN KHAI BÁO CỦA CHỦ HÀNG

1. Chủ hàng:

    Địa chỉ:

    Điện thoại:                         Fax:

2. Người nhận hàng:

    Địa chỉ:

    Điện thoại:                       Fax:

3. Nơi đi:

    Dự kiến ngày xuất khẩu:

4. Nơi đến:

 

5. Mô tả hàng hóa:

Tên thương mại……………………………….

Tên khoa học………………………………

Dạng sản phẩm:…………………………….

6. Số lượng: ……..cnts

Khối lượng…...……...kg

7. Cơ sở sản xuất:

    Mã số cơ sở:

8. Mã số lô hàng:

Thời gian sản xuất:

9. Thời gian đăng ký kiểm tra:

      Địa điểm đăng ký kiểm tra:

10.  Đề nghị cấp chứng thư chuyển tiếp tại Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng …..

 

11. Xuất xứ nguyên liệu để sản xuất lô hàng:

                                  Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản  Thủy sản nuôi                           Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản   Thủy sản khai thác tự nhiên

- Trong nước: Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản    Tên vùng nuôi, thu hoạch/vùng khai thác:

- Nhập khẩu:  Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản     Tên nước/vùng lãnh thổ xuất xứ nguyên liệu:

PHẦN XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM TRA

Hồ sơ đăng ký:                       Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản  Đạt                 Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản Không đạt              Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản Bổ sung thêm

Lý do không đạt:

Các hồ sơ cần bổ sung:

Kết quả xem xét sau khi bổ sung:

Hình thức kiểm tra: Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản Kiểm tra hồ sơ                                Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản Kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm                       

Chế độ kiểm tra:   Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản Kiểm tra giảm      Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản Kiểm tra thông thường               Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản Kiểm tra chặt  

Ngày kiểm tra dự kiến:

     ………………, ngày……/…../……..             

Đại diện chủ hàng

(Ký tên, đóng dấu)

……………………., ngày …../……/ ……….

Thủ trưởng cơ quan kiểm tra

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục 8a

BẢNG KÊ KHAI CHI TIT LÔ HÀNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CHỦ HÀNG

ĐỊA CHỈ

…….……., ngày ….. tháng….. năm……..

 

 

BẢNG KÊ KHAI CHI TIẾT LÔ HÀNG

 

 

Tên, địa chỉ chủ hàng:

Tên, địa chỉ người nhận hàng:

 

STT

 

Mô tả hàng hóa

Đóng gói

Số lượng

(Ctns)

Trọng lượng tịnh/

(Kgs)

Trọng lượng tổng/

(Kgs)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                            ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG

                                                                        (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Phụ lục 9

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TẦN SUẤT KIỂM TRA VÀ LẤY MẪU

 KIỂM NGHIỆM LÔ HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU

 

Nhóm sản phẩm

(1) Tần suất kiểm tra và lấy mẫu kiểm nghiệm

Kiểm tra thông thường

Kiểm tra chặt

Kiểm tra giảm

Loại A(2)

Loại B(2)

Loại C(3)

Nhóm sản phẩm rủi ro thấp(4)

1/5 lô hàng

1/3 lô hàng

Từng lô hàng

1/10 lô hàng

Nhóm sản phẩm rủi ro cao (5)

1/3 lô hàng

1/2 lô hàng

1/5 lô hàng

(1): Tần suất kiểm tra và lấy mẫu kiểm nghiệm được xác định theo từng cơ sở sản xuất độc lập, theo thị trường xuất khẩu và nhóm sản phẩm tương tự có cùng độ rủi ro về ATTP.

(2): Kết quả phân loại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất lượt gần nhất.

(3) Áp dụng đối với cơ sở chưa bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP.

(4): Nhóm sản phẩm rủi ro thấp:

- Nước mắm và sản phẩm dạng mắm.

- Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác ngoài nhóm sản phẩm rủi ro cao.

(5) Nhóm sản phẩm rủi ro cao:

- Thủy sản và sản phẩm thủy sản ăn liền.

- Thủy sản và sản phẩm thủy sản có mối nguy về ATTP gắn liền với loài:

     + Thủy sản có mối nguy độc tố sinh học tự nhiên.

     + Thủy sản có mối nguy histamine.

- Thủy sản và sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng.

- Thủy sản và sản phẩm thủy sản đã qua xử lý nhiệt.

Phụ lục 10

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TRÌNH TỰ THỦ TỤC KIỂM TRA VÀ LẤY MẪU KIỂM NGHIỆM

LÔ HÀNG THỦY SẢN

 

Mục 1. Chuẩn bị kiểm tra

1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này, Cơ quan kiểm tra xem xét áp dụng hình thức và chế độ kiểm tra đối với lô hàng căn cứ:

a) Lịch sử đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất lô hàng bao gồm: kết quả kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất thời điểm gần nhất bao gồm điều kiện đảm bảo ATTP của kho lạnh bảo quản thủy sản độc lập (nếu có); thông tin cảnh báo của cơ quan thẩm quyền trong và ngoài nước và các phản hồi của khách hàng (nếu có) đối với cơ sở; kết quả kiểm tra CL, ATTP của các lô hàng gần nhất của cơ sở;

b) Kết quả giám sát của cơ quan chức năng về ATTP có liên quan đến xuất xứ nguyên liệu sản xuất lô hàng sẽ kiểm tra bao gồm: kết quả chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi; kết quả chương trình giám sát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ; kết quả các chương trình giám sát khác.

2. Phân công kiểm tra viên đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 Thông tư này thực hiện kiểm tra, lấy mẫu lô hàng.

3. Kiểm tra viên thực hiện chuẩn bị tài liệu kỹ thuật có liên quan, biểu mẫu, nhãn mẫu, trang phục, và các dụng cụ phục vụ kiểm tra, lấy mẫu và bảo quản mẫu đáp ứng các yêu cầu tại Điều 7 Thông tư này.

Mục 2. Kiểm tra hồ sơ tại hiện trường

1. Xem xét hồ sơ xuất xứ nguyên liệu dùng để sản xuất lô hàng đảm bảo được cung cấp từ các cơ sở (đại lý thu mua hoặc các cơ sở nuôi, tàu cá…) đã được cơ sở sản xuất kiểm soát về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, cụ thể:

a) Nguyên liệu là thủy sản khai thác có xuất xứ từ vùng khai thác tự nhiên không có thông tin cảnh báo liên quan đến an toàn thực phẩm.

b) Nguyên liệu là thủy sản nuôi có xuất xứ phải từ cơ sở nuôi không bị cấm/đình chỉ thu hoạch.

c) Nguyên liệu là nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (NT2MV) có xuất xứ phải từ vùng thu hoạch không bị cấm/đình chỉ thu hoạch.

d) Các yêu cầu khác đối với sản phẩm đặc thù theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

2. Xem xét sự phù hợp của hồ sơ sản xuất lô hàng về khối lượng phù hợp với công suất của cơ sở sản xuất, định mức sản xuất; thời gian sản xuất phù hợp với hồ sơ đăng ký; kết quả kiểm tra các chỉ tiêu về CL, ATTP theo chương trình quản lý chất lượng đề ra tại từng công đoạn sản xuất; độ tin cậy của hồ sơ sản xuất.

3. Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ tại hiện trường cho thấy không đủ độ tin cậy, sai lệch thông tin giữa các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký với thông tin kiểm tra tại hiện trường, kiểm tra viên đề nghị chủ hàng/cơ sở sản xuất giải trình và có biện pháp khắc phục ngay. Trong trường hợp chủ hàng/ cơ sở không cung cấp đủ thông tin để giải trình và khả năng khắc phục sai lỗi về hồ sơ của lô hàng, kiểm tra viên có thể dừng các việc kiểm tra tiếp theo đối với lô hàng.

Mục 3. Kiểm tra thực tế lô hàng tại nơi tập kết, kho bảo quản

Kiểm tra viên thực hiện như sau:

1. Xem xét thông tin trên thực tế của lô hàng tại nơi tập kết hoặc kho bảo quản so với đăng ký kiểm tra về địa điểm kiểm tra, chủng loại sản phẩm, số lượng, khối lượng, chi tiết lô hàng.

2. Xem xét sự đồng nhất của lô hàng.

3. Xem xét điều kiện đảm bảo ATTP trong bảo quản lô hàng.

Mục 4. Lấy mẫu kiểm tra cảm quan, ngoại quan

1. Căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ và thông tin thực tế lô hàng, mẫu ban đầu được lấy tại những vị trí có nguy cơ dẫn đến mất an toàn thực phẩm.

2. Mẫu dùng để kiểm tra ngoại quan là mẫu chung.

3. Mẫu cảm quan được lấy một phần khối lượng hoặc một số đơn vị bao gói từ mẫu trung bình để kiểm tra cảm quan.

4. Phương pháp lấy mẫu ban đầu, mẫu chung, mẫu trung bình đối với các dạng sản phẩm thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của Việt Nam.

Mục 5. Kiểm tra cảm quan, ngoại quan

1. Kiểm tra ngoại quan:

a) Nội dung kiểm tra ngoại quan bao gồm: tình trạng bao bì, quy cách bao gói, thông tin trên nhãn sản phẩm so với quy định nêu tại khoản 3, Điều 22 Thông tư này và hồ sơ đăng ký.

b) Số mẫu kiểm tra ngoại quan:

- Lô hàng xuất khẩu bao gồm 01 (một) lô hàng sản xuất: Lấy 6 (sáu) mẫu/lô hàng.

- Lô hàng xuất khẩu gồm nhiều lô hàng sản xuất: Tối thiểu 2 (hai) mẫu/lô hàng sản xuất nhưng không ít hơn 6 (sáu) mẫu cho một lô hàng xuất khẩu.

c) Xử lý kết quả không đạt về chỉ tiêu ngoại quan: Tùy thuộc vào thực tế số lượng mẫu được kiểm tra không đạt về chỉ tiêu ngoại quan và khả năng khắc phục của cơ sở, kiểm tra viên quyết định thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo hoặc dừng việc kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng để báo cáo Cơ quan kiểm tra xử lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 30 của Thông tư này.

2. Kiểm tra cảm quan:

a) Nội dung kiểm tra cảm quan theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định đối với từng nhóm sản phẩm.

b) Số mẫu dùng để kiểm tra cảm quan tại hiện trường và giới hạn chấp nhận lô hàng đạt yêu cầu về cảm quan được quy định như sau:

TT

Lô hàng xuất khẩu

Số mẫu lấy kiểm tra và giới hạn chấp nhận lô hàng đạt yêu cầu về cảm quan

1

Lô hàng xuất khẩu bao gồm: 1-3 lô hàng sản xuất

n=6, c≤1

2

Lô hàng xuất khẩu bao gồm: >3 lô hàng sản xuất

n=8-13, c≤2

- n: số mẫu lấy kiểm tra.

- c: số mẫu kiểm tra cho phép không đạt.

3. Phương pháp kiểm tra ngoại quan, cảm quan đối với từng chủng loại, dạng sản phẩm thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của Việt Nam.

Mục 6. Lấy mẫu kiểm nghiệm

1. Lô hàng được xem xét lấy mẫu kiểm nghiệm

a) Khi kết quả kiểm tra hồ sơ, thông tin thực tế lô hàng, điều kiện bảo quản, các chỉ tiêu ngoại quan, cảm quan đạt yêu cầu. 

b) Có khối lượng được kiểm tra thực tế tại nơi bảo quản đạt 70%  (trường hợp lô hàng kiểm tra bao gồm nhiều lô hàng sản xuất khối lượng thực tế tính theo từng lô hàng sản xuất) trở lên so với giấy đăng ký.

2. Các lô hàng có kết quả kiểm tra không đạt về điều kiện bảo quản, hồ sơ, ngoại quan và cảm quan, kiểm tra viên phải thực hiện như sau:

a) Không thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng

b) Lập biên bản kiểm tra theo quy định nêu tại Mục 8 của Phụ lục này.

c) Báo cáo Cơ quan kiểm tra để thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 30 của Thông tư này.

Mục 7. Lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu phân tích

1. Mẫu được kiểm tra viên lấy từ lô hàng bao gồm 2 (hai) loại mẫu (mẫu phân tích và mẫu lưu) có khối lượng và số mẫu như nhau và được lấy từ mẫu trung bình.

2. Khối lượng mẫu phân tích và mẫu lưu:

a) Tối thiểu phải đảm bảo đủ để phân tích các chỉ tiêu đã chỉ định theo quy định của Phòng kiểm nghiệm được chỉ định.

b) Trường hợp phải gửi mẫu cho các phòng kiểm nghiệm chỉ định thì khối lượng mẫu sẽ được lấy thêm để phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu.

c) Trường hợp lô hàng xuất khẩu có khối  lượng lớn hơn 100 tấn, kiểm tra viên có thể lấy tăng thêm số mẫu (số đơn vị bao gói sản phẩm) của lô hàng để đảm bảo mẫu phân tích là đại diện của lô hàng xuất khẩu.

Mục 8. Biên bản kiểm tra lô hàng

Sau khi kết thúc việc kiểm tra lô hàng, kiểm tra viên hoàn thiện biên bản kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm như sau:

1. Biên bản kiểm tra phải được làm tại địa điểm kiểm tra, lấy mẫu; từng nội dung kết quả kiểm tra của lô hàng được thể hiện chính xác và đầy đủ.

2. Ghi rõ các nội dung không đạt yêu cầu và thời hạn khắc phục (nếu có).

3. Biên bản kiểm tra lô hàng phải kèm theo phiếu kết quả cảm quan, ngoại quan, phiếu lấy mẫu kiểm nghiệm

4. Biên bản kiểm tra có chữ ký của kiểm tra viên và chữ ký của chủ hàng/chủ cơ sở hoặc người đại diện có thẩm quyền (trường hợp chủ hàng/chủ cơ sở sản xuất không ký, biên bản kiểm tra lô hàng vẫn có hiệu lực), được lập thành 02 (hai) bản, 01 (một) bản lưu tại cơ quan kiểm tra và 01 (một) giao cho chủ hàng/cơ sở sản xuất.

Mục 9. Yêu cầu về mẫu biểu Biên bản kiểm tra lô hàng

Cơ quan kiểm tra xây dựng mẫu biểu Biên bản kiểm tra lô hàng phải đảm bảo:

1. Thể hiện đầy đủ các thông tin về lô hàng được kiểm tra và kết luận chung về các nội dung được kiểm tra viên thực hiện tại hiện trường.

2. Kèm theo kết quả chi tiết kiểm tra cảm quan, ngoại quan lô hàng. Trường hợp lô hàng thuộc đối tượng phải lấy mẫu kiểm nghiệm, biên bản kiểm tra phải bao gồm phiếu lấy mẫu kiểm nghiệm.

3. Khả năng liên kết thông tin của kết quả kiểm tra ngoại quan, cảm quan và lấy mẫu kiểm nghiệm với kết quả phân tích mẫu kiểm nghiệm phục vụ cho hoạt động cấp chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với lô hàng được kiểm tra.

Mục 10. Ghi nhãn và bảo quản mẫu

1. Mẫu phân tích và mẫu lưu sau khi lấy được cho vào dụng cụ chứa vô trùng, làm kín miệng, niêm phong, đính kèm phiếu nhận diện mẫu và bảo quản trong dụng cụ chuyên dùng đối với từng dạng sản phẩm.

2. Mẫu phải được mã hóa đảm bảo tính bảo mật và tránh sự nhầm lẫn giữa các loại mẫu được lấy tại cơ sở.

Mục 11. Vận chuyển và giao nhận mẫu

1. Mẫu phân tích được vận chuyển về phòng kiểm nghiệm chỉ định, mẫu lưu được vận chuyển về Cơ quan kiểm tra trong tối đa 5 (năm) giờ sau khi kết thúc quá trình kiểm tra và lấy mẫu, đảm bảo điều kiện bảo quản phù hợp với từng dạng sản phẩm trong quá trình vận chuyển mẫu, đảm bảo không làm hư hại mẫu dẫn đến sai lệch kết quả phân tích của mẫu.

2. Tại phòng kiểm nghiệm, kiểm tra viên và cán bộ nhận mẫu tiến hành kiểm tra tình trạng mẫu, đặc tính mẫu, các thông tin trên mẫu và các yêu cầu phân tích trước khi giao nhận mẫu.

Mục 12. Bảo quản và sử dụng mẫu lưu

1. Mẫu lưu phải được bảo quản tại Cơ quan kiểm tra hoặc tại cơ sở sản xuất trong điều kiện phù hợp với từng dạng sản phẩm, nguyên trạng ban đầu và dấu hiệu niêm phong.

2. Trường hợp có khiếu nại từ chủ hàng hoặc chủ cơ sở sản xuất lô hàng về kết quả kiểm nghiệm, Cơ quan kiểm tra sử dụng mẫu lưu để gửi các phòng kiểm nghiệm kiểm chứng phân tích làm cơ sở để giải quyết khiếu nại. Kết quả kiểm nghiệm trên mẫu lưu là căn cứ cuối cùng để Cơ quan kiểm tra xử lý khiếu nại.

3. Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc sau khi Cơ quan kiểm tra thông báo kết quả kiểm nghiệm lô hàng, nếu không có khiếu nại từ chủ hàng/chủ cơ sở sản xuất, Cơ quan kiểm tra thực hiện:

a) Trả lại mẫu lưu cho chủ hàng/chủ cơ sở sản xuất.

b) Trường hợp chủ hàng hoặc chủ cơ sở sản xuất không đến nhận hoặc có thỏa thuận khác thì Cơ quan kiểm tra có thể chủ động tiến hành xử lý phù hợp đối với mẫu lưu. 

Phụ lục 11

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản

 

 

Tên, địa chỉ và số điện thoại Cơ quan kiểm tra

Name, address and telephone of the inspection body

…………………………………………

____________________________

GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ KIỂM DỊCH

HEALTH /QUARANTINE CERTIFICATE

 

Số /Reference No:  ………

 

 I. Thông tin chung về lô hàng/Consignment information:

 

Chủ hàng/Name of Consignor :

Địa chỉ/Address :

Số điện thoại/Tel :

Người nhận/Name of Consignee:

Địa chỉ/Address :

Số điện thoại/Tel :

Mô tả hàng hóa/Description of Goods :

 

Khối lượng lô hàng/Quantity (kg) :

Mã số lô hàng/Lot number:

Nhiệt độ bảo quản/ Storage temperature:

 

Thường/Ambient Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản                           Ướp lạnh/Chilled Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản

                            Đông lạnh/ Frozen Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản

 

Chứng nhận lô hàng /Commodities certified for :

 

Dùng làm thực phẩm/Human consumption Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản

 

TT/No

Loài/Species (tên Khoa học/Scientific name)

Quy cách đóng gói, bao gói/Type of packaging

Số lượng bao gói/Number of packages

Khối lượng tịnh/Net weight (kg)

Ngày sản xuất/Date (period) of Production:

 

 

 

 

 

 

Tên cơ sở sản xuất/Name of the establishment:

Địa chỉ/Address                              :

Mã số/Approval Number               :

Nước xuất khẩu/Country of origin : VIETNAM

Nước xuất khẩu/ Country of destination:

Ngày xuất khẩu/ Date of dispatch (nếu có/if applicable) :

Phương tiện vận chuyển/Means of Conveyance:

Tầu biển/Ship Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản       Máy bay/Airplan Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản      Khác/Other Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản

               

II. Chứng nhận/Attestation:

Chứng nhận cho/This is to certify that:

1. Lô hàng thủy sản nêu trên từ cơ sở sản xuất đã được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định Việt Nam/ The above fishery products were come from the establishment approved by National Agro-Forestry – Fishery Quality Assurance Department (NAFIQAD) following food safety regulations of Vietnam.

2. Sản phẩm được kiểm dịch và không phát hiện các bệnh theo quy định /The products were quarantined and not found any disease regulated by the relevant regulations.

3. Sản phẩm được kiểm tra và lấy mẫu kiểm nghiệm và không phát hiện vi phạm các chỉ tiêu ATTP /The products were inspected by NAFIQAD and not found any pathogenic bacteria and harmful substances.

 

 

 

 

Ghi chú:

Cơ quan kiểm tra chỉ chứng nhận những nội dung kiểm tra thực tế khi cấp Giấy chứng nhận, phần không thực hiện phải gạch ngang (Strikethrough)

Ngày cấp/Date of issue:……………………………

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA

/DIRECTOR OF INSPECTION BODY

(Ký và đóng dấu/Signature and stamp)

Phụ lục 12

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

BẢNG 1

 QUY ĐỊNH VỀ CÁCH ĐÁNH SỐ CHO GIẤY CHỨNG NHẬN, CHỨNG THƯ

VÀ THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT

 

Ký hiệu Số Giấy chứng nhận, chứng thư

Ghi chú

XX0000/00/YY

Mỗi số sẽ bao gồm 3 nhóm chữ và số viết liền nhau:

a) Nhóm đầu gồm 02 chữ cái là mã số của Cơ quan kiểm tra được quy định theo bảng 2;

b) Nhóm thứ hai gồm 04 hoặc 05 chữ số là số thứ tự của giấy do Cơ quan kiểm tra đó cấp trong năm;

c) Nhóm thứ ba gồm 02 chữ số sau dấu gạch chéo là năm cấp giấy;

d) Nhóm thứ tư gồm 02 chữ cái sau dấu gạch chéo là ký hiệu của loại giấy:

• Chứng nhận chất lượng: CN

• Chứng thư: CH

• Không đạt chất lượng: KĐ

 
 
 

BẢNG 2.

Hệ thống mã số của các Cơ quan kiểm tra trực thuộc Cục QLCL, NLS & TS

TT

Tên Cơ quan Kiểm tra

Mã số

1

Trung tâm CL, NLTS vùng 1

YA

2

Trung tâm CL, NLTS vùng 2

YB

3

Trung tâm CL, NLTS vùng 3

YC

4

Trung tâm CL, NLTS vùng 4

YD

5

Trung tâm CL, NLTS vùng 5

YE

6

Trung tâm CL, NLTS vùng 6

YK

Phu lục 13

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản

 

Tên, địa chỉ Cơ quan Kiểm tra

 Tel:                                          Fax:                                          Email:

____________________

THÔNG BÁO

LÔ HÀNG KHÔNG ĐẠT

 

       Số:

 

 

Chủ hàng:

Nơi xuất hàng theo đăng ký:

Người nhận hàng theo đăng ký:

Nơi hàng đến theo đăng ký:

 

Mô tả hàng hóa:

 

Số lượng:…………/khối lượng ......…… kg 

 

Cơ sở sản xuất:

Mã số cơ sở:

Mã số lô hàng:

 

Căn cứ kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm số: ………………… ngày ……………………………             

 

(Tên Cơ quan kiểm tra, chứng nhận)

Thông báo lô hàng nêu trên, có giấy đăng ký kiểm tra số : …………., ngày ……………….. :

 

KHÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU:

 

Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản   HỒ SƠ, CẢM QUAN, NGOẠI QUAN      Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản  CHẤT LƯỢNG,AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản   CHỈ TIÊU BỆNH THỦY SẢN

Lý do:

 

 

 

Các biện pháp yêu cầu Chủ hàng thực hiện:

 

 

 

Thời hạn hoàn thành:

………………………, ngày……………...

Thủ trưởng Cơ quan Kiểm tra

(Ký tên, đóng dấu)

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi