Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT

Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:29/2019/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Hà Công Tuấn
Ngày ban hành:31/12/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Hình sự, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

05 hình thức xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng sau tiếp nhận

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT về việc quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước ngày 31/12/2019.

Theo đó, có 05 hình thức xử lý động vật rừng sau tiếp nhận như: Chuyển giao động vật rừng cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành; Bán động vật rừng;... Cụ thể: 

Một là, thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên đối với cá thể động vật rừng còn sống, khỏe mạnh với điều kiện: Xác định được nơi cư trú tự nhiên của loài động vật đó; Đối với động vật rừng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người thì phải có biện pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn sau khi thả.

Hai là, cứu hộ động vật rừng đối với cá thể động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ với điều kiện: Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật ốm yếu, cần cứu hộ tại Biên bản xác nhận tình hình sức khỏe của động vật rừng.

Ba là, tiêu hủy động vật rừng nếu xác định động vật rừng mang dịch bệnh hoặc động vật rừng không xử lý được bằng các hình thức trên hoặc động vật rừng thuộc loại phải tiêu hủy theo quy định. Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của động vật rừng tiêu hủy, người có thẩm quyền quyết định một trong các hình thức tiêu hủy sau: Biện pháp cơ học, thiêu đốt, chôn, sử dụng hóa chất…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/02/2020.

Xem chi tiết Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

B NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

---------------

Số: 29/2019/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

Căn cứ Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ.
2. Nuôi dưỡng, bảo quản, tiếp nhận, xử lý động vật rừng là tang vật theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; vật chứng theo quyết định xử lý vật chứng.
3. Tiếp nhận, nuôi dưỡng, bảo quản, xử lý động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước.
4. Thông tư này không điều chỉnh đối với trường hợp chuyển giao bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng cho Cơ quan Dự trữ nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Động vật rừng quy định tại Thông tư này bao gồm: Cá thể động vật rừng còn sống hoặc đã chết, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành, các Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và động vật rừng loài thông thường.
2. Bộ phận cơ thể của động vật rừng là một phần cơ thể của động vật rừng nếu tách rời thì cá thể động vật đó bị thương tật hoặc bị chết.
3. Sản phẩm của động vật rừng là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật rừng (ví dụ: thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, dịch mật, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng...); vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật rừng đã qua chế biến (ví dụ: cao nấu từ xương động vật, túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật rừng...).
4. Cơ sở cứu hộ động vật rừng là tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cứu hộ động vật rừng, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
5. Tự nguyện giao nộp động vật rừng cho Nhà nước là việc tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp động vật rừng cho Nhà nước và không thuộc trường hợp vi phạm phải bị xử lý theo quy định cửa pháp luật.
6. Cơ quan Kiểm lâm sở tại bao gồm: Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.
Chương II
NUÔI DƯỠNG, BẢO QUẢN, TIẾP NHẬN ĐỘNG VẬT RỪNG
Mục 1
NUÔI DƯỠNG, BẢO QUẢN, TIẾP NHẬN ĐỘNG VẬT RỪNG LÀ TANG VẬT, VẬT CHỨNG
Điều 4. Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ
1. Cơ quan tạm giữ động vật rừng là tang vật vi phạm hành chính; cơ quan tạm giữ động vật rừng là vật chứng của vụ án hình sự có trách nhiệm nuôi dưỡng động vật rừng còn sống; bảo quản động vật rừng đã chết, bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật rừng. Biện pháp nuôi dưỡng, bảo quản phải phù hợp với đặc điểm từng loài động vật rừng, bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người và động vật rừng.
2. Trường hợp cơ quan tạm giữ không có điều kiện nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng thì chuyển giao động vật rừng cho cơ sở có điều kiện để nuôi dưỡng, bảo quản trong thời gian chờ quyết định xử lý của người có thẩm quyền. Việc chuyển giao động vật rừng phải lập biên bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kinh phí nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tố tụng hình sự.
Điều 5. Tiếp nhận động vật rừng là tang vật vi phạm hành chính chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận:
a) Cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã bắt giữ trên địa bàn quyết định tịch thu;
b) Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh tiếp nhận động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt do cơ quan, người có thẩm quyền cấp tỉnh hoặc trung ương bắt giữ trên địa bàn quyết định tịch thu;
c) Cơ sở cứu hộ động vật rừng, vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, ban quản lý rừng đặc dụng có cơ sở cứu hộ động vật tiếp nhận động vật rừng chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
2. Hồ sơ kèm theo động vật rừng chuyển giao:
a) Bản chính phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Bản chính biên bản theo Mẫu số 03-BBCG ban hành kèm theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây viết tắt là Nghị định số 29/2018/NĐ-CP). Bổ sung thông tin về tên khoa học, nhóm nguy cấp, quý, hiếm hoặc thông thường vào cột “tên tài sản”; về trọng lượng, giới tính của động vật rừng vào cột “tình trạng chất lượng”.
3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận: Thực hiện xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này.
Điều 6. Tiếp nhận động vật rừng là vật chứng của vụ án hình sự chuyển giao theo quyết định xử lý vật chứng
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận: Cơ sở cứu hộ động vật rừng, vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, ban quản lý rừng đặc dụng có cơ sở cứu hộ động vật.
2. Hồ sơ kèm theo động vật rừng chuyển giao:
a) Trường hợp quyết định xử lý vật chứng đã ghi tịch thu động vật rừng, hồ sơ gồm: Bản chính quyết định xử lý vật chứng; bản chính phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; bản chính biên bản theo Mấu số 03-BBCG ban hành kèm theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP. Bổ sung thông tin về tên khoa học, nhóm nguy cấp, quý, hiếm hoặc thông thường vào cột “tên tài sản”; về trọng lượng, giới tính của động vật rừng vào cột “tình trạng chất lượng”;
b) Trường hợp quyết định xử lý vật chứng không ghi tịch thu động vật rừng, hồ sơ gồm: Bản chính quyết định xử lý vật chứng; bản chính biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này,
3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận:
a) Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử Iý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo hình thức ghi trong quyết định xử lý vật chứng và trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này đối với trường hợp quyết định xử lý vật chứng ghi cụ thể hình thức xử lý vật chứng;
c) Thực hiện việc nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Mục 2
TIẾP NHẬN, NUÔI DƯỠNG, BẢO QUẢN ĐỘNG VẬT RỪNG DO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TỰ NGUYỆN GIAO NỘP NHÀ NƯỚC
Điều 7. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận
Điều 8. Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng tự nguyện giao nộp
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng tự nguyện giao nộp trong thời gian thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước.
2. Trường hợp cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận không có điều kiện nuôi dưỡng, bảo quản thì chuyển giao động vật rừng tự nguyện giao nộp cho cơ sở có điều kiện để nuôi dưỡng, bảo quản. Việc chuyển giao phải lập biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận lập biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp vườn quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước: Đơn vị tiếp nhận thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyên giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Trường hợp cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm: Ngay sau khi tiếp nhận thông báo bằng văn bản, kèm theo biên bản giao nhận cho cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh để thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Trường hợp cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước thuộc loài thông thường: Cơ quan, đơn vị tiếp nhận thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
5. Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này.
Chương III
XỬ LÝ ĐỘNG VẬT RỪNG SAU TIẾP NHẬN, SAU THỰC HIỆN THEO PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN
Điều 10. Các hình thức xử lý động vật rừng
1. Các hình thức xử lý động vật rừng:
a) Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;
b) Cứu hộ động vật rừng;
c) Chuyển giao động vật rừng cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành;
d) Bán động vật rừng;
đ) Tiêu hủy động vật rừng.
2. Các hình thức xử lý động vật rừng được thực hiện theo trình tự ưu tiên từ điểm a đến điểm đ khoản 1 Điều này, trường hợp không xử lý được bằng hình thức trước mới áp dụng hình thức xử lý kế tiếp.
Điều 11. Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên
1. Đối tượng: Cá thể động vật rừng còn sống, khỏe mạnh.
2. Điều kiện:
a) Xác định được nơi cư trú tự nhiên của loài động vật đó;
b) Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng khỏe mạnh tại biên bản xác nhận tình trạng sửc khoẻ của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với động vật rừng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người thì phải có biện pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn sau khi thả;
d) Trường hợp cơ quan, đơn vị thả không phải là chủ rừng nơi dự kiến thả thì phải có cam kết đồng ý của chủ rừng nơi dự kiến thả theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự thực hiện:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;
b) Thành phần tham gia thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên: Cơ quan, đơn vị chủ trì thả động vật rừng, cơ quan Kiểm lâm sở tại, chủ rừng (nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này). Cơ quan, đơn vị chủ trì có thể mời người chứng kiến, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp động vật rừng là vật chứng, chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông, các bên có liên quan tham gia;
c) Cơ quan, đơn vị chủ trì thả lập biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Cứu hộ động vật rừng
1. Đối tượng: Cá thể động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ.
2. Điều kiện:
a) Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ tại biên bản xác nhận tình trạng sức khoẻ của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở cứu hộ động vật rừng có điều kiện bảo đảm công tác cứu hộ, phù hợp với loài động vật rừng cần cứu hộ.
3. Trình tự thực hiện:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định cứu hộ động vật rừng;
b) Trường hợp phải chuyển giao động vật rừng đến cơ sở cứu hộ để tổ chức cứu hộ: Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cứu hộ động vật rừng lập biên bản giao nhận động vật rừng để cứu hộ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Xử lý động vật rừng sau cứu hộ:
a) Trường hợp động vật rừng sau cứu hộ đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì cơ sở cứu hộ động vật rừng tổ chức thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
b) Trường hợp động vật rừng sau cứu hộ không đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì cơ sở cứu hộ động vật rừng xử lý bằng một trong các hình thức tiếp theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Điều 13. Chuyển giao động vật rừng cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành
1. Đối tượng: Động vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB, nhóm IIB và không thuộc trường hợp phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện:
a) Cơ sở tiếp nhận động vật rừng có một trong những chức năng, nhiệm vụ sau: Nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tồn, trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở tiếp nhận động vật rừng có điều kiện bảo đảm việc nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng;
c) Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng không thuộc trường hợp phải tiêu hủy tại biên bản xác nhận tình trạng sức khoẻ của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự thực hiện:
 a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định chuyển giao động vật rừng cho cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành;
b) Cơ quan, người có thẩm quyền chuyển giao động vật rừng lập biên bản giao nhận động vật rừng chuyển giao theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Bán động vật rừng cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật
1. Đối tượng: Động vật rừng là tang vật, vật chứng thuộc loại được phép sử dụng vào mục đích thương mại và không xử lý được theo các hình thức quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư này.
2. Điều kiện: Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú ý hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng không thuộc trường hợp phải tiêu hủy tại biên bản xác nhận tình trạng sức khoẻ của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định bán động vật rừng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Điều 15. Tiêu hủy động vật rừng
1. Đối tượng: Động vật rừng mang dịch bệnh hoặc động vật rừng không xử lý được bằng các hình thức quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này hoặc động vật rừng thuộc loại phải tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức tiêu hủy: Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của động vật rừng tiêu hủy, người có thẩm quyền quyết định một trong các hình thức tiêu hủy động vật rừng sau: biện pháp cơ học, thiêu đốt, chôn, sử dụng hóa chất hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để hủy động vật rừng, bảo đảm động vật rừng đó không còn tồn tại hoặc không còn giá trị sử dụng và không ảnh hưởng đến môi trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định tiêu hủy động vật rừng;
b) Thành phần tham gia tiêu hủy: Cơ quan, đơn vị chủ trì tiêu hủy động vật rừng, cơ quan Kiểm lâm sở tại. Cơ quan, đơn vị chủ trì có thể mời người chứng kiến, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp động vật rừng là vật chứng, chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông, các bên có liên quan tham gia;
c) Cơ quan, đơn vị chủ trì tiêu hủy động vật rừng lập biên bản tiêu hủy động vật rừng theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Lưu giữ hồ sơ, báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý động vật rừng có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ tiếp nhận, xử lý động vật rừng.
2. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý động vật rừng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5; khoản 1 Điều 6; khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư này có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng về cơ quan Kiểm lâm sở tại.
3. Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng trên địa bàn về cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh; cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh định kỳ báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng trên địa bàn về Cục Kiểm lâm theo quy định.
4. Báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục Lâm nghiệp triển khai và kiểm tra thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2020.
2. Thông tư số 90/2008/TT-BNN ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

Văn phòng Chính phủ;

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;

Cục Kiểm tra văn bản;

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;

Công báo Chính phủ;

Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;

Lưu: VP, TCLN (300 bản).

KT. B TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Công Tuấn

Phụ lục

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2019

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Mẫu số

Mẫu biểu

Mẫu số 01

Biên bản giao nhận động vật rừng

Mẫu số 02

Biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng

Mẫu số 03

Cam kết đồng ý thả lại động vật rừng trên diện tích rừng được giao

Mẫu số 04

Biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên

Mẫu số 05

Biên bản tiêu hủy động vật rừng

Mẫu số 06

Báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng

 
 

Mẫu số 01: Biên bản giao nhận động vật rừng

 

…………………

……………… (1)

----------

Số: ...../BB-GNĐVR

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

 

 

 

BIÊN BẢN

Giao nhận động vật rừng

 

Căn cứ:..............................................................................................................

………………………………………………………………………………………… (2)

Hôm nay, hồi................. giờ.......... phút, ngày.......... /............ /20........... tại: …………  

1. Chúng tôi gồm:

a) Đại diện bên giao động vật rừng

1. Đối với cá nhân:

Họ và tên:........................................................................................................

Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:.....................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

2. Đối với tổ chức:

Tên tổ chức:...................................................................................................

Họ và tên người đại diện..................................................................................

Chức vụ:.........................................................................................................

Địa chỉ tổ chức:...............................................................................................

b) Đại diện bên nhận động vật rừng

Tên tổ chức;....................................................................................................

Họ và tên người đại diện..................................................................................

Chức vụ:.........................................................................................................

Địa chỉ tổ chức:...................................................................................................

c) Người chứng kiến (nếu có)

1. Họ và tên:....................................................................................................

Địa chỉ:...........................................................................................................

Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:.....................................................

2. Động vật rừng giao nhận cụ thể như sau:

TT

Tên động vật rừng

Nhóm nguy

cấp, quý,

hiếm hoặc

thông

thường(3)

Giới tính (nếu có) hoặc ghi tên bộ phận, sản phẩm động vật rừng

Đơn vị tính

Số lượng hoặc trọng lượng

Kích

thước

Tình trạng của động vật rừng (4)

Ghi

chú

Tên động vật rừng

Tên khoa học

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ, tài liệu kèm theo (nếu có); ...........................................................................

3. Mục đích giao nhận: (5) .....................................................................................

4. Trách nhiệm của các bên:(6)

a) Trách nhiệm của bên giao: ......................................................................................

b) Trách nhiệm của bên nhận: ........................................................................................

Biên bản này được lập xong hồi... giờ... phút cùng ngày, gồm .... tờ, được lập thành .... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên; mỗi bên giữ một bản để thực hiện và lưu hồ sơ./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

 

 

 

 

                       

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chuyển giao; trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp thì ghi tên cơ quan tiếp nhận động vật rừng.

(2) Ghi căn cứ hoặc lý do để thực hiện việc giao/nhận; ví dụ căn cứ quyết định tạm giữ tang vật hoặc quyết định xử lý vật chứng hoặc đơn, thông báo của tổ chức cá nhân tự nguyện giao nộp động vật rừng cho nhà nước.

(3) Nhóm IB hoặc IIB hoặc Phụ lục I hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc động vật rừng thông thường.

(4) Ghi tình trạng sức khỏe đối với động vật rừng còn sống; tình trạng của bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật rừng.

(5) Ghi cụ thể mục đích, lý do giao/nhận.

(6) Ghi trách nhiệm của 2 bên về việc quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, xử lý động vật rừng chuyển giao.

 

Mẫu số 02: Biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng

 

…………………

……………… (1)

----------

Số: ...../BB-XNTTSKĐVR

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

 

 

 

BIÊN BẢN

Xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng

 

Căn cứ : ...............................................................................................................................(2)

Hôm nay, hồi................. giờ.......... phút, ngày....... /........ /20 .....

Tại: ........................................................................................................................................

1. Chúng tôi gồm:

a) Cơ quan xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng

Tên cơ quan, đơn vị: ...............................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................................

Họ và tên người đại diện:....................................... Chức vụ: ................................................

b) Cơ quan quản lý động vật rừng

Tên cơ quan, đơn vị: .................................................................................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................................................

Họ và tên người đại diện:....................................... Chức vụ: ..............................................

2. Lập biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng, cụ thể:

TT

Tên động vật rừng

Nhóm nguy cấp, quý, hiếm hoặc

thông

thuờng(3)

Giới tính (nếu có) hoặc ghi tên bộ phận, sản phầm động vật rừng

Đơn vị tính

Số lượng hoặc trọng lượng

Kích

thước

Tình trạng sức khỏe(4)

Ghi chú

Tên động vật rừng

Tên khoa học

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ, tài liệu kèm theo (nếu có):...........................................................................

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………

3. Ý kiến khác (nếu có): ……………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Biên bản này được lập xong hồi. ..giờ.. .phút cùng ngày, gồm...tờ, được lập thành...bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên; mỗi bên giữ một bản để thực hiện và lưu hồ sơ./.

 

CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT RỪNG

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

CƠ QUAN XÁC NHẬN

(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý động vật rừng.

(2) Ghi căn cứ hoặc lý do để thực hiện việc xác nhận; ví dụ căn cứ quyết định tịch thu động vật rừng hoặc quyết định tiếp nhận xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với động vật rừng hoặc quyết định xử lý vật chứng...

(3) Nhóm IB hoặc IIB hoặc Phụ lục I hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc động vật rừng thông thường.

(4) Ghi tình trạng sức khỏe đối với động vật rừng còn sống; tình trạng của bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật rừng.

 

Mẫu số 03: Cam kết đồng ý thả lại động vật rừng trên diện tích rừng được giao

 

…………………

……………… (1)

----------

Số: ...../ĐY-TĐVR

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

…., ngày … tháng … năm …

 

 

CAM KẾT

Đồng ý thả lại động vật rừng trên diện tích rừng được giao

Kính gửi: ................................................................................. (2)

 

1. Tôi/chúng tôi là:

1. Đối với cá nhân:

Họ và tên:...............................................................................................................

Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:............................................................

Địa chỉ:...................................................................................................................

2. Đối với tổ chức:

Tên tổ chức:...........................................................................................................

Họ và tên người đại diện..........................................................................................

Chức vụ:.................................................................................................................

Địa chỉ:.................................. ...............................................................................

2. Diện tích rừng được giao:..................................... ha

Tại:.........................................................................................................................

Tôi/chúng tôi đồng ý cho:............................................................................................. (2) thả:    (3) cá thể động vật rừng vào khu rừng do chúng tôi được giao và cam kết sẽ thực hiện việc bảo vệ rừng, bảo vệ động vật rừng theo quy định của pháp luật./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ... (...bản).

Tên tổ chức/cá nhân là chủ rừng

(Ký tên, họ và tên, nếu là tổ chức ghi rõ chức

danh và đóng dấu)

 

 

 

 

                                                                  

Ghi chú:

(1) Tên chủ rừng là tổ chức (trường hợp chủ rừng là cá nhân thì không ghi mục này).

(2) Tên cơ quan, đơn vị tổ chức thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên.

(3) Ghi cụ thể số lượng, tên động vật rừng dự kiến thả.

 

Mẫu số 04: Biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên

 

…………………

……………… (1)

----------

Số: ...../BB-TĐVR

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

…., ngày … tháng … năm …

 

 

BIÊN BẢN

Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên

 

Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày.............. /...... /20..., tại.................................................

Chúng tôi gồm:(2)

1. Họ và tên:.............................................. Chức vụ: ……………….; Đơn vị: ………………..

2. Họ và tên:.............................................. Chức vụ: ……………….; Đơn vị: ………………..

3. Họ và tên:.............................................. Chức vụ: ……………….; Đơn vị: ………………..

4. Họ và tên:.............................................. Chức vụ: ……………….; đại diện chủ rừng

5. Với sự chứng kiến của (nếu có):

Họ và tên:......................................................... Nghề nghiệp:..........................................

Nơi ở hiện nay:.................................................................................................................

Số CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu:............................ ; ngày cấp:...... /......... /.................... nơi cấp:     

Cùng nhau tiến hành việc thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên, cụ thể như sau:

1. Địa điểm thả:.............................. .......................................................

2. Động vật rừng thả lại về môi trường tự nhiên:

TT

Tên động vật rừng

Nhóm nguy cấp, quý,

Hiếm

hoặc

thông

thường(3)

Giới tính (nếu có)

Đơn vị tính

Số lượng hoặc trọng lượng

Kích

thước

Tình trạng sức khỏe

Ghi chú

Tên động vật rừng

Tên khoa học

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kết luận, kiến nghị sau khi thả: (4)...........................................................................

Việc thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên kết thúc vào hồi ...... giờ ........ phút ...... ngày …………………………………………………………………………

 

Biên bản này được lập xong hồi... giờ... phút cùng ngày, gồm ... tờ, được lập thành .... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên; mỗi bên giữ một bản để thực hiện và lưu hồ sơ./.

 

NGƯỜI THAM GIA THẢ(5)

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ)

CHỦ RỪNG

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức
vụ nếu có)

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ)

 

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị chủ trì thực hiện thả.

(2) Ghi các thành phần tham gia thả động vật rừng.

(3) Nhóm IB hoặc IIB hoặc Phụ lục I hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc động vật rừng thông thường.

 (4) Ghi các ý kiến về kết quả thả, về quản lý, bảo vệ sau khi thả...

(5) Tất cả các thành viên tham gia đều ký vào biên bản.

 

Mẫu số 05: Biên bản tiêu hủy động vật rừng

 

CƠ QUAN (1)

----------

Số: ...../BB-THĐVR

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

 

 

BIÊN BẢN

Tiêu hủy động vật rừng

 

Thi hành Quyết định tiêu hủy động vật rừng số ..../.............. ngày.......... /..... /....... của: ......     

Hôm nay, hồi.... giờ .... phút, ngày.......... /...... /20..., tại.....................................................

Chúng tôi gồm:(3)

1. Họ và tên:.............................................. Chức vụ: ……………….; Đơn vị: ………………..

2. Họ và tên:.............................................. Chức vụ: ……………….; Đơn vị: ………………..

3. Họ và tên:.............................................. Chức vụ: ……………….; Đơn vị: ………………..

4. Họ và tên:.............................................. Chức vụ: ……………….; Đơn vị: ………………..

5. Với sự chứng kiến của (nếu có):

Họ và tên:..................................................... Nghề nghiệp:..........................................

Nơi ở hiện nay:.............................................................................................................

Số CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu:........................ ; ngày cấp:...... ./...... /..................... nơi cấp:            ...............................................................................................................

Cùng nhau tiến hành việc tiêu hủy động vật rừng, cụ thể như sau:

1. Địa điểm tiêu hủy:.......................................................................................................

2. Động vật rừng tiêu hủy, gồm:

TT

Tên động vật rừng

Nhóm nguy cấp, quý, hiếm hoặc thông thường(4)

Giới tính (nếu có) hoặc ghi tên bộ phận,sản phẩm động vật rừng

Đơn vị tính

Số lượng hoặc trọng lượng

Kích

thước

Tình trạng của động vật rừng(5)

Ghi

chú

Tên động vật rừng

Tên khoa học

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Biện pháp tiêu hủy (6):.................................................................................................

……………………………………………………………………………………………………….

4. Ý kiến bổ sung khác (nếu có):............................................................................

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

Việc tiêu hủy động vật rừng kết thúc vào hồi.... giờ .... phút, ngày.............. /....... /...........

Biên bản này được lập xong hồi... giờ... phút cùng ngày, gồm .... tờ, được lập thành .... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên; mỗi bên giữ một bản để thực hiện và lưu hồ sơ./.

 

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

 

 

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG (7)

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

 

 

                                                                                       

-------------------------------                                                

 (1) Ghi tên cơ quan chủ trì tiêu hủy.

(2) Tên cơ quan của người ra quyết định tiêu hủy động vật rừng.

(3) Ghi họ và tên, chức vụ, đơn vị của Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng tiêu hủy.

(4) Nhóm IB hoặc IIB hoặc Phụ lục I hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc động vật rừng thông thường.

(5) Ghi tình trạng sức khỏe đối với động vật rừng còn sống; tình trạng của bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật rừng.

(6) Ghi cụ thể biện pháp tiêu hủy được thực hiện đối như đốt, chôn lấp hoặc các biện pháp khác,

(7) Tất cả các thành viên hội đồng đều ký vào biên bản.

 

Mẫu số 06: Báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng

 

CƠ QUAN (1)

----------

Số: .....BC-TNXLĐVR

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa danh, ngày … tháng … năm ….

 

 

BÁO CÁO

Kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng(2)

 

TT

Tổ chức, cá nhân

giao/nộp

Cơ quan, đơn vị tiếp nhận w

Ngày

giao

nhận

Loại hình động vật rừng

Tên động vật rừng

Nhóm động vật rừng

Số luợng, trọng lượng

Hình thức xử lý

Vật

chứng

Tang

vật

Tự

nguyện giao nộp

Tên

thông

thường

Tên

khoa

học

Nhóm

IB(5)

Nhóm

IIB(6)

Thông

thường

Thể

Bộ

phận

Kg

Thả về tự nhiên

Cứu

hộ

Chuyển

giao

Bán

Tiêu

Hủy

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, đóng dấu)

 

 

 

--------------------------------

(1) Tên cơ quan báo cáo.

(2)Thời gian chốt số liệu báo cáo theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ bảo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước.

(3) Ghi tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chuyển giao động vật rừng.

(4) Ghi tên cơ quan, đơn vị tiếp nhận động vật rừng.

(5) Nhóm IB bao gồm Phụ lục I CITES.

(6) Nhóm IIB bao gồm Phụ lục II CITES.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 03/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Quyết định 03/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

Quyết định 211/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025

Quyết định 211/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025

Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi