Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT về theo dõi diễn biến rừng, đất quy hoạch rừng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT

Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2017/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Hà Công Tuấn
Ngày ban hành:15/11/2017Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về theo dõi diễn biến rừng

Nhằm xác định diện tích các loại rừng, đất quy hoạch phát triển rừng hiện có; xác định các diện tích biến động của từng loại rừng, từng chủ rừng nhằm phục vụ công tác trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ngày 15/11/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 26/2017/TT-BNNPTNT về việc quy định theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
Theo đó, việc theo dõi diễn biến diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng bao gồm: Theo dõi theo trạng thái; Theo dõi theo chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng; Theo dõi theo mục đích sử dụng rừng; Theo dõi theo các nguyên nhân. Như trong theo dõi diễn biến giảm diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng cần theo dõi theo các nguyên nhân gồm: Khai thác rừng; Khai thác rừng trái phép; Cháy rừng; Phá rừng trái pháp luật, lấn, chiếm đất rừng; Chuyển mục đích sử dụng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng sang mục đích khác; Thay đổi do các nguyên nhân khác (sâu bệnh hại rừng, lốc xoáy, hạn hán, lũ lụt, sạt lở, băng tuyết…).
Chủ rừng là tổ chức có trách nhiệm tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên diện tích được giao theo hướng dẫn của Hạt Kiểm lâm, cập nhật thông tin diễn biến cung cấp cho Hạt Kiểm lâm. Chủ rừng là các hộ gia đình, các nhân và cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm cập nhật thông tin biến động, cung cấp cho Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Xem chi tiết Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT tại đây

tải Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

--------------

Số: 26/2017/TT-BNNPTNT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017

THÔNG TƯ

Quy định theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng 

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng,

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng (gồm: đất quy hoạch rừng đặc dụng, đất quy hoạch rừng phòng hộ, đất quy hoạch rừng sản xuất).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp; chủ rừng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.      
Điều 3. Mục đích, yêu cầu theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch  phát triển rừng
1. Mục đích
Theo dõi diễn biến rừng nhằm xác định diện tích các loại rừng, đất quy hoạch phát triển rừng hiện có; xác định các diện tích biến động của từng loại rừng, từng chủ rừng nhằm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phục vụ cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Yêu cầu
a) Đơn vị cơ sở cập nhật diễn biến rừng là lô rừng, được tập hợp theo khoảnh, tiểu khu rừng đối với từng chủ rừng và tổng hợp theo các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh và cả nước, đảm bảo thống nhất số liệu trên bản đồ và thực địa. Đơn vị tính diện tích rừng là héc-ta (ha), làm tròn đến hai chữ số thập phân.
b) Cập nhật diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng khi có biến động về trạng thái rừng, đất quy hoạch phát triển rừng, chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng, mục đích sử dụng rừng, nguyên nhân biến động; đảm bảo phản ánh chính xác, khách quan diện tích các loại rừng, đất quy hoạch phát triển rừng hiện có; kịp thời phản ánh diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng; công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng hàng năm.
c) Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết gồm: máy vi tính cá nhân, máy định vị vệ tinh, máy tính bảng để khoanh vẽ các lô rừng, đất quy hoạch phát triển rừng có biến động. Mức độ khoanh vẽ và cập nhật lên bản đồ với diện tích lô tối thiểu là 0,1 ha. Trường hợp diện tích lô nhỏ hơn 0,1 ha thì gộp với lô liền kề của cùng chủ rừng hoặc tổ chức được giao quản lý rừng;
d) Sử dụng kết quả tổng điều tra, kiểm kê rừng giai đoạn 2013- 2016 làm cơ sở dữ liệu gốc phục vụ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, được tích hợp vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng trung tâm đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp (gọi tắt là Dữ liệu trung tâm). Sử dụng Phần mềm cập nhật diễn biến rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức thực hiện để cập nhật thông tin biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng. Dữ liệu công bố năm trước là cơ sở dữ liệu thực hiện theo dõi biễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng năm sau.
Chương II
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG VÀ
ĐẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG
Điều 4. Theo dõi diễn biến diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo trạng thái
1. Theo dõi diễn biến diện tích rừng
a) Rừng tự nhiên và rừng trồng.
b) Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát.
c) Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng hỗn giao tre nứa và gỗ, rừng cau dừa.
2. Theo dõi diễn biến đất quy hoạch phát triển rừng
a) Đất đã trồng rừng chưa đạt tiêu chí thành rừng.
b) Đất có cây gỗ tái sinh nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng.
c) Đất có cây bụi, thảm cỏ.
d) Núi đá.
đ) Đất có cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
e) Đất khác.
Điều 5. Theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng
1. Theo dõi diễn biến diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng đối với các chủ rừng:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng.
b) Ban quản lý rừng phòng hộ.
c) Tổ chức kinh tế.
d) Tổ chức khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp.
đ) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
e) Đơn vị vũ trang.
g) Hộ gia đình, cá nhân.
h) Cộng đồng dân cư.
i) Tổ chức khác.
2. Theo dõi diễn biến diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, hoặc tổ chức khác được giao quản lý rừng.
Điều 6. Theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo mục đích sử dụng rừng
1. Rừng và đất quy hoạch rừng đặc dụng.
2. Rừng và đất quy hoạch rừng phòng hộ.
3. Rừng và đất quy hoạch rừng sản xuất.
4. Rừng thuộc quy hoạch ba loại rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, nhưng chưa thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng theo quy định; rừng được hình thành trên đất chưa sử dụng phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 7. Theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo các nguyên nhân
1. Diễn biến tăng diện tích rừng
a) Trồng rừng.
b) Rừng trồng đủ tiêu chí thành rừng.
c) Khoanh nuôi tái sinh đủ tiêu chí thành rừng.
d) Do nguyên nhân khác.
2. Diễn biến giảm diện tích rừng
a) Khai thác rừng.
b) Khai thác rừng trái phép.
c) Cháy rừng.
d) Phá rừng trái pháp luật, lấn, chiếm đất rừng.
đ) Chuyển mục đích sử dụng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng sang mục đích khác.
e) Thay đổi do các nguyên nhân khác (sâu bệnh hại rừng, lốc xoáy, hạn hán, lũ lụt, sạt lở, băng tuyết…).
Điều 8. Thu thập và cập nhật thông tin biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
1. Công tác chuẩn bị
a) Hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
b) Thiết bị, dụng cụ đo vẽ cần thiết, gồm: máy định vị vệ tinh, máy tính bảng.
c) Phần mềm cập nhật diễn biến rừng, trong đó lưu trữ cơ sở dữ liệu và bản đồ hiện trạng rừng năm trước để cập nhật thông tin biến động, lập bản đồ, tổng hợp, báo cáo kết quả hiện trạng năm theo dõi diễn biến.
2. Thu thập và cập nhật thông tin biến động
a) Chủ rừng có trách nhiệm cập nhật thông tin và báo cáo khi có biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên diện tích được giao quản lý.
b) Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã tiếp nhận, thu thập và kiểm tra, xác minh thông tin biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng do các chủ rừng báo cáo; thu thập thông tin biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng đối với những diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoặc tổ chức khác được giao quản lý rừng; thực hiện khoanh vẽ thông tin biến động ngoài thực địa; tổng hợp hồ sơ biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
c) Hạt Kiểm lâm cấp huyện kiểm tra hồ sơ diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng của Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã; cập nhật diễn biến vào Phần mềm cập nhật diễn biến rừng và đồng bộ kết quả cập nhật lên Dữ liệu trung tâm; tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
d) Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu, cơ sở dữ liệu, kết quả cập nhật diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện báo cáo; tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng của toàn tỉnh.
3. Nội dung thu thập thông tin về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định tại Điều 4, 5, 6 và 7 Thông tư này.
Điều 9. Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng được xử lý trong Phần mềm cập nhật diễn biến rừng, bao gồm:
1. Bản đồ dạng số các cấp:
a) Cấp xã: tỷ lệ tối thiểu 1/10.000, hệ quy chiếu VN2000;
b) Cấp huyện: tỷ lệ 1/50.000, hệ quy chiếu VN2000;
c) Cấp tỉnh: tỷ lệ 1/100.000, hệ quy chiếu VN2000;
d) Toàn quốc: tỷ lệ 1/1000.000, hệ quy chiếu VN2000.
2. Hệ thống biểu kết quả tổng hợp các cấp (xã, huyện, tỉnh và toàn quốc)  phục vụ cho việc báo cáo, phê duyệt, công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, gồm:
a) Biểu 01/MĐSD. Diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng phân theo mục đích sử dụng;
b) Biểu 02/LCR. Diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng phân theo loại chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng.
c) Biểu 03/ĐCPR. Tổng hợp độ che phủ rừng;
d) Biểu 04/NNBĐ. Tổng hợp diễn biến diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo các nguyên nhân;
e) Chi tiết mẫu biểu kết quả theo dõi diễn rừng và đất quy hoạch phát triển rừng quy định tại Phụ lục Thông tư này.
Điều 10. Phê duyệt và công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
1. Hồ sơ trình phê duyệt kết quả
a) Tờ trình phê duyệt kết quả diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng kèm theo biểu kết quả tổng hợp quy định tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
b) Báo cáo đánh giá tình hình diễn biến rừng, đất quy hoạch phát triển rừng, phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích rừng, đất quy hoạch phát triển rừng trong kỳ và so với cùng kỳ năm trước.
c) Cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng, đất quy hoạch phát triển rừng, gồm: bản đồ hiện trạng rừng và thông tin thuộc tính bản đồ (dạng số).
2. Phê duyệt và công bố kết quả
a) Ở địa phương: Chi cục Kiểm lâm lập hồ sơ phê duyệt kết quả quy định tại Khoản 1 Điều này, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng của địa phương trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
b) Ở Trung ương: Cục Kiểm lâm lập hồ sơ phê duyệt kết quả quy định tại Khoản 1 Điều này, báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
Điều 11. Quản lý lưu trữ và khai thác sử dụng dữ liệu kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
1. Quản lý lưu trữ kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
a) Dữ liệu kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng (dạng giấy và dạng số) quy định tại Điều 9 được quản lý lưu trữ hàng năm và lâu dài.
b) Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp xã được quản lý lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm. Cơ sở dữ liệu kết quả dạng số được quản lý lưu trữ tại các cấp huyện, tỉnh và Tổng cục Lâm nghiệp.
c) Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp huyện được quản lý lưu trữ tại Hạt Kiểm lâm và Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
d) Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp tỉnh được quản lý lưu trữ tại Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp.
đ) Dữ liệu kết quả dạng giấy toàn quốc được lưu trữ tại Cục Kiểm lâm và Tổng cục Lâm nghiệp. Dữ liệu kết quả dạng số được tích hợp vào cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thông tin ngành Lâm nghiệp đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp.
2. Khai thác sử dụng kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch  phát triển rừng
a) Dữ liệu kết quả của cấp xã, huyện, tỉnh được công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Dữ liệu kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc được công bố trên website của Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trên Hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp;
c) Việc khai thác sử dụng kết quả diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng được thực hiện theo Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin ngành Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của chủ rừng và các cơ quan liên quan
1. Trách nhiệm của chủ rừng
a) Chủ rừng là tổ chức có trách nhiệm tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên diện tích được giao theo hướng dẫn của Hạt Kiểm lâm, cập nhật thông tin diễn biến cung cấp cho Hạt Kiểm lâm.
b) Chủ rừng là các hộ gia đình, các nhân và cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm cập nhật thông tin biến động, cung cấp cho Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã.
2. Trách nhiệm của Hạt Kiểm lâm cấp huyện
a) Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo triển khai thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn huyện.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên diện tích được giao.
c) Giao nhiệm vụ cho Kiểm lâm phụ trách địa bàn cấp xã tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn xã; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng và đất quy hoạch phát triển rừng báo cáo thông tin biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định.
d) Tổng hợp kết quả diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng báo cáo Chi cục Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 10/01 năm sau.
Trường hợp trên địa bàn không thành lập Hạt Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
đ) Quản lý lưu trữ hồ sơ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
3. Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh
a) Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các cấp, ngành triển khai thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm địa bàn cấp xã, các chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
c) Quản lý lưu trữ hồ sơ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, chủ rừng, tổ chức được giao quản lý rừng tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng ở địa phương.
c) Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
d) Phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng của tỉnh, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
5. Tổng cục Lâm nghiệp
a) Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc.
b) Giao nhiệm vụ cho Cục Kiểm lâm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc.
c) Tổ chức triển khai Phần mềm cập nhật diễn biến rừng, quy trình kỹ thuật cập nhật Phần mềm diễn biến rừng và hướng dẫn cho địa phương để tổ chức thực hiện, đảm bảo duy trì được Phần mềm cập nhật diễn biến rừng sử dụng đồng bộ và thống nhất trong toàn quốc.
d) Tổng hợp kết quả diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc, lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc.
đ) Biên tập phát hành tài liệu hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc, công bố trên cổng thông tin điện tử và Hệ thống thông tin ngành Lâm nghiệp, đảm bảo việc khai thác sử dụng hiệu quả và đúng quy định.
e) Quản lý lưu trữ cơ sở dữ liệu diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc.
Điều 13. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Chỉ thị số 32/2000/CT/BNN-KL ngày 27 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong cả nước; Quyết định số 78/2002/QĐ-BNN-KL ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy phạm kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong lực lượng Kiểm lâm hết hiệu lực khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các địa phương, các tổ chức, cá nhân báo cáo, phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Các đoàn thể, hội quần chúng ở TW;

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Ban chỉ đạo CTMTPTLNBV các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra VB Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Website: Chính phủ, Bộ NN&PTNT, TCLN;

- Lưu: VT, TCLN (300).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

Hà Công Tuấn

FILE ĐÍNH KÈM VĂN BẢN

Phụ lục: Mẫu biểu tổng hợp kết quả theo dõi diễn rừng và đất quy hoạch phát triển rừng

(Kèm theo Thông tư số:   26 /2017/TT-BNNPTNT ngày  15   tháng  11  năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)    

Biểu 1/MĐSD. Diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng phân theo mục đích sử dụng

NĂM......................

Toàn quốc / tỉnh / huyện / xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng

Diện tích đầu kỳ

Diện tích thay đổi

Diện tích cuối kỳ

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài đất quy hoạch phát triển rừng

Cộng

Vườn quốc gia

Khu bảo tồn thiên nhiên

Khu rừng nghiên cứu

Khu bảo vệ cảnh quan

Cộng

Đầu nguồn

Chắn gió,  cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi trường

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17))

DIỆN TÍCH ĐẤT CÓ RỪNG (bao gồm diện tích rừng trồng chưa thành rừng)

1000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC

1100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Rừng tự nhiên

1110

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng nguyên sinh

1111

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng thứ sinh

1112

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Rừng trồng

1120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Trồng mới trên đất chưa có rừng

1121

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có

1122

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác

1123

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

1124

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cây cao su

1125

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cây đặc sản

1126

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA

1200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Rừng trên núi đất

1210

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Rừng trên núi đá

1220

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Rừng trên đất ngập nước

1230

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng ngập mặn

1231

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng trên đất phèn

1232

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng ngập nước ngọt

1233

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Rừng trên cát

1240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY

1300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Rừng gỗ tự nhiên

1310

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá

1311

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ lá rộng rụng lá

1312

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ lá kim

1313

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim

1313

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Rừng tre nứa

1320

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Nứa

1321

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Vầu

1322

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Tre/luồng

1323

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Lồ ô

1324

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Các loài khác

1325

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

1330

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Gỗ là chính

1331

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Tre nứa là chính

1332

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Rừng cau dừa

1340

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. ĐẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG

2000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đất đã trồng rừng chưa đạt tiêu chí thành rừng

2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đất có cây gỗ tái sinh chưa đạt tiêu chí thành rng

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đất có cây bụi, thảm cỏ

2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Núi đá

2040

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Đất có cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản

2050

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Đất khác

2060

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng đơn vị

Ngày   tháng    năm

Người tổng hợp

 

Ghi chú:

 

 

Cột 3 + Cột 4 = Cột 5 = Cột 6 + Cột 11 + Cột 16 + Cột 17;

Hàng 1000 = Hàng 1100 + Hàng 2010;

Hàng 1100 = Hàng 1110+Hàng 1120=Hàng 1200

Hàng1110 = Hàng1300

Hàng 1120 = Hàng 1121+ Hàng 1122 + Hàng 1123

Hàng 1124 = Hàng 1125+Hàng 1126

 

                                         

 

 

Biểu 2/LCR. Diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp phân theo chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng

NĂM.................

 

Toàn quốc / tỉnh / huyện / xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tính: ha

 

Phân loại rừng

Tổng

BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Tổ chức kinh tế

Tổ chức KH&CN, ĐT, DN về LN 

DN có
 vốn N.ngoài

Đơn vị vũ trang

 

Hộ gia đình,
cá nhân

Cộng
đồng dân c
ư

Các tổ chức khác

UBND, Tổ chức khác (chưa giao)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

DIỆN TÍCH ĐẤT CÓ RỪNG (bao gồm diện tích rừng trồng chưa thành rừng)

1000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC

1100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Rừng tự nhiên

1110

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng nguyên sinh

1111

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng thứ sinh

1112

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Rừng trồng

1120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Trồng mới trên đất chưa có rừng

1121

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có

1122

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác

1123

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

1124

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cây cao su

1125

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cây đặc sản

1126

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA

1200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Rừng trên núi đất

1210

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Rừng trên núi đá

1220

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Rừng trên đất ngập nước

1230

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng ngập mặn

1231

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng trên đất phèn

1232

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng ngập nước ngọt

1233

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Rừng trên cát

1240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY

1300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Rừng gỗ tự nhiên

1310

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá

1311

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ lá rộng rụng lá

1312

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ lá kim

1313

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim

1313

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Rừng tre nứa

1320

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Nứa

1321

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Vầu

1322

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Tre/luồng

1323

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Lồ ô

1324

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Các loài khác

1325

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

1330

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Gỗ là chính

1331

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Tre nứa là chính

1332

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Rừng cau dừa

1340

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. ĐẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG

2000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đất đã trồng rừng chưa đạt tiêu chí thành rừng

2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đất có cây gỗ tái sinh chưa đạt tiêu chí thành rng

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đất có cây bụi, thảm cỏ

2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Núi đá

2040

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Đất có cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản

2050

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Đất khác

2060

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày               tháng          năm

 

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

Người tổng hợp

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Từ viết tắt trong biểu:

UBND: Ủy ban nhân dân

BQL: Ban quản lý;

PH: Phòng hộ;

NN: Nhà nước;

DN: Doanh nghiệp

KH&CN, ĐT, DN về LN : Khoa học và công nghệ, đào tạo, dạy nghề về Lâm nghiệp

 

 

Cột 3 = Cột 5 (biểu 1) = Cột 4 +....+ Cột 13

Hàng 1000 = Hàng 1100 + Hàng 2010;

Hàng 1100=Hàng 1110+Hàng 1120=Hàng 1200

Hàng1110=Hàng1300

Hàng 1120=Hàng 1121+Hàng 1122+ Hàng 1123

 

 

Biểu 3/ĐCPR. Tổng hợp độ che phủ rừng

 

NĂM..............

Toàn quốc / tỉnh / huyện / xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tính: diện tích: ha;

Độ che phủ: %

TT

Đơn vị

Tổng diện tích tự nhiên

 Tổng diện tích có rừng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Chia theo mục đích sử dụng của 03 loại rừng

Rừng ngoài 3 loại rừng

Độ che phủ rừng

Rừng trồng đã thành rừng

Rừng trồng chưa thành rừng

Cộng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày        tháng       năm

 

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

Người tổng hợp

 

Ghi chú:

Thông tin Cột 2 (Đơn vị):

- Biểu toàn quốc: danh sách đợn vị tổng hợp là cấp Tỉnh;

- Biểu tỉnh: danh sách đơn vị tổng hợp là cấp huyện

- Biểu huyện: danh sách đơn vị là cấp xã

- Biểu xã: danh sách đơn vị là tiểu khu

- "Rừng ngoài 3 loại rừng": quy định tại Khoản 4, Điều 6 thông tư

 

Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7.

Cột 5, Cột 6, Cột 7: bao gồm diện tích rừng trong và ngoài quy hoạch

Cột 8 = Cột 9+Cột 10+Cột 11

Cột 13: gồm cả diện tích rừng trồng đã thành rừng và rừng trồng chưa thành rừng

Cột 14 = (Cột 5+Cột 6)/Cột 3 * 100

 

 

       

 

Biểu 4/NNBĐ. Tổng hợp diễn biến diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo các nguyên nhân

NĂM......................

Toàn quốc / tỉnh / huyện / xã

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng

Diện tích thay đổi

Trồng rừng

Rừng trồng đủ tiêu chí thành rừng

Khoanh nuôi tái sinh đủ tiêu chí thành rừng

Khai thác rừng

Khai thác rừng trái phép

Cháy rừng

Phá rừng trái pháp luật, lấn, chiếm đất rừng

Chuyển Mục đích sử dụng

Nguyên nhân khác làm tăng diện tích rừng

Nguyên nhân khác làm giảm diện tích rừng (sâu bệnh, hạn hán,...)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

DIỆN TÍCH ĐẤT CÓ RỪNG (bao gồm diện tích rừng trồng chưa thành rừng)

1000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC

1100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Rừng tự nhiên

1110

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng nguyên sinh

1111

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng thứ sinh

1112

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Rừng trồng

1120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Trồng mới trên đất chưa có rừng

1121

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có

1122

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác

1123

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Trong đó:

1124

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cây cao su

1125

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cây đặc sản

1126

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA

1200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Rừng trên núi đất

1210

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Rừng trên núi đá

1220

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Rừng trên đất ngập nước

1230

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng ngập mặn

1231

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng trên đất phèn

1232

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng ngập nước ngọt

1233

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Rừng trên cát

1240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     III. RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY

1300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Rừng gỗ

1310

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá

1311

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ lá rộng rụng lá

1312

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ lá kim

1313

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim

1313

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Rừng tre nứa

1320

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Nứa

1321

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Vầu

1322

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Tre/luồng

1323

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Lồ ô

1324

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Các loài khác

1325

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

1330

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Gỗ là chính

1331

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Tre nứa là chính

1332

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Rừng cau dừa

1340

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. ĐẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG

2000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đất đã trồng rừng chưa đạt tiêu chí thành rừng

2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đất có cây gỗ tái sinh chưa đạt tiêu chí thành rng

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đất có cây bụi, thảm cỏ

2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Núi đá

2040

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Đất có cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản

2050

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Đất khác

2060

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng đơn vị                                                   Ngày               tháng           năm  

                                                                                 Người tổng hợp

Ghi chú:

- Cột 3 = Cột 4 của Biểu 1 = Cột 4 + ...+Cột 13

- Diện tích rừng suy giảm thể hiện số âm; ví dụ khai thác 500 rừng trồng (có mã 1122) thì thể hiện là -500

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 19/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/06/2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa và hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm theo quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

Thông tư 19/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/06/2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa và hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm theo quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

Đất đai-Nhà ở, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất