Thông tư 20/2024/TT-BNNPTNT ban hành QCVN 01-183:2024 sửa đổi, bổ sung QCVN 01-183:2016/BNNPTNT
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 20/2024/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 20/2024/TT-BNNPTNT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 06/12/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sửa đổi QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về thức ăn chăn nuôi
Ngày 06/12/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Thông tư 20/2024/TT-BNNPTNT ban hành QCVN 01-183:2024 sửa đổi, bổ sung QCVN 01-183:2016/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi - Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:
1. Sửa đổi, bổ sung một số tài liệu viện dẫn như sau:
- Sửa đổi “TCVN 4325: 2007 (ISO 6497:2002). Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu” thành “TCVN 13052:2021. Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu”;
- Bổ sung “TCVN 11923:2017 (ISO/TS 17728:2015). Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm – Kỹ thuật lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi”;
- Sửa đổi “TCVN 6952: 2001 (ISO 14718:1998). Thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử” thành “TCVN 6952:20018. Thức ăn chăn nuôi - Hướng dẫn chuẩn bị mẫu thử”;
- Sửa đổi “TCVN 4829:2005. Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch.” thành “TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579:1:2017). Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm. Phương pháp phát hiện, định lượng và xác định typ huyết thanh của Salmonella - Phần 1: Phương pháp phát hiện Salmonella spp.”
2. Sửa định nghĩa thuật ngữ thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc như sau:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống;
- Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 06/06/2025.
Xem chi tiết Thông tư 20/2024/TT-BNNPTNT tại đây
tải Thông tư 20/2024/TT-BNNPTNT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG TƯ
Ban hành QCVN 01-183:2024 sửa đổi, bổ sung QCVN 01-
183:2016/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi -
Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng
và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm
_______________
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
Căn cứ Luật Chăn nuôi năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Căn cứ Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi;Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư ban hành QCVN 01-183:2024 sửa đổi, bổ sung QCVN 01-183:2016/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi - Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 01-183:2024 sửa đổi, bổ sung QCVN 01-183:2016/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi - Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 6 năm 2025.
2. Quy định chuyển tiếp
a) Thức ăn chăn nuôi cho đối tượng gia súc, gia cầm quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT đã được đánh giá sự phù hợp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện lại đánh giá sự phù hợp khi đăng ký công bố hợp quy nhưng phải thực hiện đánh giá giám sát theo quy định của QCVN 01-183:2016/BNNPTNT và QCVN 01-183:2024/BNNPTNT sửa đổi, bổ sung QCVN 01-183:2016/BNNPTNT.
b) Thức ăn chăn nuôi cho đối tượng gia súc, gia cầm quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT đã được đăng ký công bố hợp quy trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện lại đăng ký công bố hợp quy nhưng phải thực hiện đánh giá giám sát theo quy định của QCVN 01-183:2016/BNNPTNT và QCVN 01-183:2024/BNNPTNT sửa đổi, bổ sung QCVN 01-183:2016/BNNPTNT.
c) Tổ chức đã đăng ký hoạt động chứng nhận hợp quy hoặc được chỉ định chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi theo QCVN 01-183:2016/BNNPTNT được thực hiện chứng nhận theo QCVN 01-183:2024 sửa đổi, bổ sung QCVN 01-183:2016/BNNPTNT đến khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hoặc quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Cục trưởng Cục Chăn nuôi; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 01-183:2024/BNNPTNT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QCVN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA THỨC ĂN CHĂN NUÔI - QUY ĐỊNH GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO
QCVN 01-183:2024/BNNPTNT Amendment QCVN 01- National technical regulation Animal feed - Maximum level of mycotoxins, heavy metals and
HÀ NỘI - 2024 |
QCVN 01-183:2024/BNNPTNT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QCVN 01-183:2016/BNNPTNT
Lời nói đầu
QCVN 01-183:2024/BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số quy định của QCVN 01-183:2016/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi biên soạn; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số /…../TT-BNNPTNT ngày tháng năm ……...
THỨC ĂN CHĂN NUÔI - QUY ĐỊNH GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO
PHÉP HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ NẤM MỐC, KIM LOẠI NẶNG
VÀ VI SINH VẬT TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP CHO GIA
SÚC, GIA CẦM
National technical regulation
Animal feed - Maximum level of mycotoxins, heavy metals and
microorganisms in compound feeds for livestock
1. Sửa đổi, bổ sung một số tài liệu viện dẫn tại khoản 1.3 như sau:
a) Sửa đổi “TCVN 4325: 2007 (ISO 6497:2002). Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu” thành “TCVN 13052:2021. Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu”.
b) Bổ sung “TCVN 11923:2017 (ISO/TS 17728:2015). Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm – Kỹ thuật lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi”.
c) Sửa đổi “TCVN 6952: 2001 (ISO 14718:1998). Thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử” thành “TCVN 6952:20018. Thức ăn chăn nuôi - Hướng dẫn chuẩn bị mẫu thử”.
d) Sửa đổi “TCVN 4829:2005. Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch.” thành “TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579:1:2017). Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm. Phương pháp phát hiện, định lượng và xác định typ huyết thanh của Salmonella - Phần 1: Phương pháp phát hiện Salmonella spp.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm 1.4.1 như sau:
“1.4.1. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm 1.4.2 như sau:
“1.4.2. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm 1.4.5 như sau:
“1.4.5. Gia súc, gia cầm non bao gồm các đối tượng sau đây:
a) Lợn con có khối lượng đến 25 kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi;
b) Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 đến 21 ngày tuổi;
c) Bê từ sơ sinh đến 06 tháng tuổi”.
5. Thay thế cụm từ “Salmonella” bằng cụm từ “Salmonella spp.” tại Bảng 3.
6. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4.1 như sau:
“2.4.1. Lấy mẫu
Theo TCVN 13052:2021, TCVN 11923:2017 (ISO/TS 17728:2015) hoặc phương pháp khác tương đương.”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4.2 như sau:
“2.4.2. Chuẩn bị mẫu
Theo TCVN 6952:20018. Thức ăn chăn nuôi - Hướng dẫn chuẩn bị mẫu thử”.
8. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại điểm 2.4.3 như sau:
a) Sửa đổi “TCVN 4829: 2005” thành “TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579:1:2017)”.
b) Sửa đổi, bổ sung phần ghi chú như sau:
“*Có thể áp dụng các phương pháp thử nghiệm đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc phương pháp thử nghiệm khác được chỉ định hoặc công nhận theo quy định của pháp luật.”
9. Sửa đổi, bổ sung Phần 3 như sau:
“3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Công bố hợp quy
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt của các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm 1.2 Quy chuẩn này phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn này.
Trước khi lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại điểm 1.2 Quy chuẩn này phải công bố hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi thương mại (trừ thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng).
3.2. Phương thức đánh giá hợp quy
Đánh giá theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN).
Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi còn hiệu lực thì không phải đánh giá quá trình sản xuất đối với phương thức 5.
3.3. Biện pháp đánh giá sự phù hợp, trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản phẩm sản xuất trong nước
3.3.1. Biện pháp đánh giá sự phù hợp:
Tổ chức, cá nhân được lựa chọn 01 trong 03 biện pháp sau đây:
a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;
b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
c) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
3.3.2. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy:
Trình tự, thủ tục công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN và Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN.
3.4. Biện pháp đánh giá sự phù hợp, trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản phẩm nhập khẩu
Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi.
3.5. Lấy mẫu sản phẩm đánh giá sự phù hợp
3.5.1. Mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp đối với tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn này.
3.5.2. Mỗi sản phẩm sản xuất trong nước đã công bố hợp quy theo phương thức 5 phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu.