Quyết định 4826/QĐ-BNN-TCTL 2018 Bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch nông thôn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 4826/QĐ-BNN-TCTL

Quyết định 4826/QĐ-BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch nông thôn và tài liệu hướng dẫn triển khai
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:4826/QĐ-BNN-TCTLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hoàng Văn Thắng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
07/12/2018
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 4826/QĐ-BNN-TCTL

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 4826/QĐ-BNN-TCTL PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 4826/QĐ-BNN-TCTL DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________

Số: 4826/QĐ-BNN-TCTL

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch nông thôn

và tài liệu hướng dẫn triển khai

_______________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành B tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt điều chỉnh Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác Theo dõi - Đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

Xét đề nghị của Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tờ trình số 287/Ttr-NS ngày 27 tháng 11 năm 2018 về việc phê duyệt Bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch nông thôn;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch nông thôn, bao gồm 05 chỉ số như sau:
- Chỉ số 1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh (%);
- Chỉ số 2: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam (%);
- Chỉ số 3: Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh (%);
- Chỉ số 4: Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam (%);
- Chỉ số 5: Tỷ lệ các công trình cấp nước tập trung hoạt động hiệu quả, bền vững (%), theo các cấp độ: bền vững, tương đối bền vững, kém bền vững và không hoạt động.
Điều 2. Ban hành Tài liệu hướng dẫn triển khai thực hiện công tác theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn theo các chỉ số kèm theo tại Quyết định này.
Các nội dung hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan và văn bản được trích dẫn cụ thể trong Tài liệu hướng dẫn sẽ được áp dụng theo văn bản mới khi có hiệu lực thi hành.
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và PTNT; Giao Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chỉ đạo hướng dẫn địa phương triển khai bộ chỉ số theo dõi - đánh giá và tổng hợp kết quả của các tỉnh, thành cả nước định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua Tổng cục Thủy lợi.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VPĐP NTM các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCTL,
VPĐP, TTNS. (200b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Văn Thắng

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI - ĐÁNH GIÁ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN

MỤC LỤC

TỪ VIẾT TẮT

PHẦN I: MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ QUY CHUẨN
PHẦN II: CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
1. Về việc cần thiết phải tổ chức theo dõi, giám sát đánh giá và cập nhật số liệu
2. Về tiêu chí nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn
2. Về xét nghiệm, kiểm tra chất lượng nước
3. Về vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan
4. Về tài chính
PHẦN III: BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI-ĐÁNH GIÁ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TÍCH HỢP VỚI CTMTQG XÂY DỰNG NTM
1. Phạm vi Bộ chỉ số
2. Các biểu mẫu thu thập thông tin theo dõi, giám sát
PHẦN IV: CHỌN MẪU KIỂM ĐỊNH, XÉT NGHIỆM NƯỚC SẠCH THEO QCVN 01 và 02/2009/BYT
1. Kiểm định, xét nghiệm chất lượng nước với các công trình CNTT
2. Kiểm định, xét nghiệm chất lượng nước với các công trình CNNL
3. Hộ gia đình sử dụng máy lọc nước và tự kiểm định
PHẦN V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Vai trò trách nhiệm của các bên liên quan và cơ chế phối hợp 2. Cơ chế Tài chính 3. Cơ chế báo cáo PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu Phụ lục 2: Một số quy định về ngân sách trong thông tư 43/2017/TT-BTC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 1: Tỷ lệ HGĐ sử dụng nước sinh hoạt theo mức tối thiểu theo từng vùng Bảng 2: Bộ tiêu chí theo dõi-đánh giá nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2016-2020 Bảng 3: Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02/2009/BYT Bảng 4: Tần suất kiểm định chất lượng nước theo thông tư 50/2015/TT-BYT Bảng 5: Tần suất kiểm tra các công trình sản xuất kinh doanh nước sạch theo TT 45/2014/TT-BNNPTNT Sơ đồ 1: Quy trình công nhận xã đạt chỉ tiêu 17.1 Sơ đồ 2: Cơ chế vận hành tích hợp Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch nông thôn vào CTMTQG xây dựng NTM Sơ đồ 3: Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm cập nhật thông tin Bộ chỉ số Sơ đồ 4: Mốc thời gian báo cáo với các cấp LỜI GIỚI THIỆU Ngày 22/10/2012 Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định 2570/QĐ-BNN-TCTL về việc phê duyệt điều chỉnh Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá NS&VSMT nông thôn nhằm mục đích theo dõi, đánh giá các kết quả đạt được so với mục tiêu của CTMTQG Nước sạch và VSMT nông thôn. Cuối năm 2015 CTMTQG Nước sạch và VSMT nông thôn đã kết thúc; kể từ năm 2016 nội dung triển khai về nước sạch nông thôn là một trong những nhiệm vụ của Chương trình MTQG về xây dựng NTM. Để kế thừa các kết quả của Bộ chỉ số theo Quyết định 2570/QĐ-BNN-TCTL đồng thời để không gây lãng phí đối với toàn bộ kinh phí và số liệu điều tra Bộ chỉ số từ năm 2008 đến 2015 thì cần thiết phải Rà soát, điều chỉnh và xây dựng một số chỉ số mới nhằm đảm bảo Bộ chỉ số là một công cụ để Bộ NN&PTNT cũng như các địa phương tăng cường công tác quản lý giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo trong lĩnh vực Nước sạch nông thôn. Bên cạnh đó đáp ứng nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước về chế độ báo cáo thống kê ngành NN&PTNT; Đồng thời thực hiện công tác Theo dõi, giám sát và đánh giá CTMTQG xây dựng NTM; trong đó tập trung vào các chỉ số để theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Tiêu chí về môi trường và An toàn vệ sinh thực phẩm (Tiêu chí 17), cụ thể là chỉ tiêu 17.1. Những điều chỉnh, bổ sung trong hướng dẫn này giúp Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn được cập nhật đảm bảo sự thống nhất với mức độ tin cậy cao đáp ứng yêu cầu quản lý tại tất cả các cấp và hoạch định chính sách của Chính phủ cũng như theo dõi sát sao và nắm vững tình hình triển khai thực hiện, các khó khăn vướng mắc của các địa phương trong lĩnh vực nước sạch nông thôn. Qua đó công tác chỉ đạo điều hành, lập kế hoạch của các cấp được tăng cường và chú trọng. Số liệu, thông tin từ hệ thống theo dõi, đánh giá được ứng dụng vào việc xây dựng kế hoạch, hoạch định đầu tư và triển khai thực hiện tại địa phương. Đồng thời đây cũng là cơ sở để đánh giá, xác định xã, huyện đạt tiêu chí về NTM (tiêu chí về Môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm). Hy vọng Tài liệu Hướng dẫn này sẽ là tài liệu hữu ích cho các địa phương trong việc tăng cường công tác quản lý cũng như góp phần theo dõi - đánh giá kết quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. TỪ VIẾT TẮT

CCTL

Chi cục Thủy li

CNTT

Cấp nước tập trung

CNNL

Cấp nước nhỏ l

CTMTQG

Chương trình mục tiêu Quốc gia

HGĐ

Hộ gia đình

HVS

Hợp vệ sinh

KSBT

Kiểm soát bệnh tật

Nghị định

NN&PTNT

Nông nghiệp& Phát triển nông thôn

NS&VSMT

Nước sạch & Vệ sinh môi trường

NTM

Nông thôn mới

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

Quyết định

TCTL

Tổng cục Thủy lợi

TT

Thông tư

TT NSVSMT

Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường

TTYT

Trung tâm y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐP

Văn phòng điều phối

PHẦN I MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ QUY CHUẨN 1. Theo dõi Theo dõi là hoạt động được thực hiện hàng năm nhằm cung cấp cho cấp quản lý và các bên có liên quan các dấu hiệu/thông tin về kết quả thực hiện của Chương trình; hỗ trợ cho việc ra quyết định, đảm bảo việc giải trình trách nhiệm và tạo nền tảng cho việc đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm. 2. Đánh giá Đánh giá là quá trình xem xét một cách có hệ thống và khách quan một dự án, chương trình hoặc một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành từ giai đoạn thiết kế đến triển khai và các kết quả đạt được. Mục đích của việc đánh giá là để xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững. Quá trình đánh giá cần cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của các cơ quan quản lý và xây dựng chính sách. 3. Chỉ số Là những dấu hiệu/thông tin có thể đo lường bằng số hoặc bằng chữ để người ta có thể kết luận về một sự việc, hiện tượng hay quá trình đã được thực hiện theo kế hoạch đã định. Như vậy chỉ số có thể là bằng con số hay quan điểm, nhận định, thái độ...trong từng hoàn cảnh, sự việc cụ thể.

Ví dụ chỉ số: có 95% s hộ gia đình tỉnh A sử dụng nước hợp vệ sinh (đo lường được bằng con số); Nước hợp vệ sinh được đánh giá thông qua cảm quan như trong, không màu, không mùi và không có vị (mô tả bằng chữ).

4. Tỷ lệ Tỷ lệ là một phân số mà tử số và mẫu số luôn cùng đơn vị đo. Chẳng hạn một thôn có 100 hộ gia đình, trong đó 70 hộ sử dụng nước sạch thì tỷ lệ hộ gia đình trong thôn sử dụng nước sạch là 70/100. Nếu nhân tỷ lệ % ta được 70% hộ gia đình sử dụng nước sạch. 5. Mẫu Là đại diện của quần thể được chọn ra từ quần thể và có tính chất đại diện cho quần thể đó. (Ví dụ, tại xã A có 300 công trình cấp nước nhỏ lẻ mà ta chọn 15 công trình trong 300 công trình này để xét nghiệm chất lượng nước thì gọi là mẫu. (tỷ lệ chọn mẫu là 5%/ tổng số công trình). (Có nhiều cách chọn mẫu khác nhau để đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy khi chọn mẫu xét nghiệm với các công trình cấp nước nhỏ lẻ, xem tại phần hướng dẫn chọn mẫu xét nghiệm công trình nước theo QCVN 02/2009/BYT) 6. Nước hợp vệ sinh QĐ số: 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09 tháng 01 năm 2017 quyết định Ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 định nghĩa như sau: Nước hợp vệ sinh: là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị. Ngoài ra cần kết hợp với những quan sát theo hướng dẫn dưới đây: - Nước máy hợp vệ sinh là nước từ các công trình cấp nước tập trung (tự chảy, bơm dẫn) có hệ thống đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình thỏa mãn điều kiện: Trong, không màu, không mùi, không vị. - Giếng đào hợp vệ sinh: Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m. Thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá và thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ. - Giếng khoan hợp vệ sinh: Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ. - Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: Nước suối, nước mặt, nước mưa và nước mạch lộ hợp vệ sinh.

Nước suối hoặc nước mt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề.

Nước mch l (là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất) không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề.

Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bê tông (sau khi đã xả nước bụi bn trước khi thu hứng) trong bể chứa, lu chứa nước được rửa sạch trước khi thu hứng.

Khuyến cáo: Nước mưa thu hứng từ mái fibro xi măng có chất amiăng, khi sử dụng có nguy cơ gây bệnh ung thư, do đó khuyến cáo không được dùng cho ăn uống và không được xếp vào loại nước hợp vệ sinh.

7. Nước sạch Nước sạch: Là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN do Bộ Y tế ban hành. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định trên tổng số hộ dân của xã tại cùng thời điểm đánh giá.

Tham khảo

TT số: 50/2015/TT-BYT, ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế, quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lưng nước ăn uống, nước sinh hoạt

1. Nước ăn uống là nước dùng cho các mục đích ăn uống, chế biến thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.

2. Nước sinh hoạt là nước sử dụng cho các mục đích sinh hoạt thông thường, không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.

3. Nước hộ gia đình là nước do hộ gia đình tự khai thác và lưu trữ để sử dụng làm nước sinh hoạt.

4. Nước thành phẩm là sản phẩm nước đã kết thúc công đoạn cuối cùng của quá trình xử lý nước và được đưa vào mạngi đường ống hoặc phương tiện phân phối nước để cung cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng.

QĐ số: 54/2016/QĐ-TTg ngày 19 tng 12 năm 2016 của Thng chính phủ quyết định ban hành hệ thống chỉ tu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

1. Nước sạch là nước máy được sản xuất từ các nhà máy xử lý nước và cung cấp cho người dân, đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng.

2. Nguồn nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không cha thành phn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; đồng thời kết hợp với các quan t theo hướng dẫn sau:

- Giếng đào hợp vệ sinh: Nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

- Giếng khoan hợp vệ sinh: nm ch nhà tiêu, chung gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người, động vật, hóa chất, thuốc bo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề; nước mưa được thu hng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bê tông (sau khi xả nước bụi bẩn) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng; nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề.

Công trình cấp nước nhỏ lẻ: là những công trình cấp nước quy mô hộ gia đình, chỉ có thể cấp nước cho một hộ hoặc một vài hộ gia đình sử dụng (giếng đào/khơi, giếng khoan đường kính nhỏ, công trình thu chứa nước mưa). Công trình cấp nước tập trung là một hệ thống gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp đến cụm dân cư, hộ gia đình khu vực nông thôn và các công trình phụ trợ có liên quan; bao gồm các loại hình: cấp nước tự chảy, cấp nước động lực, và các loại hình đặc thù khác. Hộ gia đình Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005

Hộ gia đình là Tập hợp nhóm người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng.

Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên của một gia đình có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định.

Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện trong quan hệ dân sự.

8. Hộ nghèo: Theo QĐ số: 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020: Hộ nghèo được đánh giá theo 2 tiêu chí chính như sau: 1.1. Các tiêu chí về thu nhập a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. 1.2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. 2. Chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn trong giai đoạn 2016-2020 là hộ đáp ứng một trong 02 tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
PHẦN II CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI-ĐÁNH GIÁ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 1. Về việc cần thiết phải tổ chức theo dõi, giám sát đánh giá và cập nhật số liệu Theo dõi, giám sát đánh giá và cập nhật thông tin về nước sạch nông thôn được xác định là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, Bộ NN&PTNT có nhiệm vụ: Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó (Nhiệm vụ số 5); Chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo theo phân công của Chính phủ (nhiệm vụ số 15. Quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn (nhiệm vụ số 13). Về phát triển nông thôn); và thực hiện nhiệm vụ quản lý về công nghệ thông tin, thống kê thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ quy định tại Luật công nghệ thông tin, Luật thống kê và theo quy định của pháp luật (nhiệm vụ số 34). Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt CTMTQG xây dựng NTM cũng đã xác định rõ việc cần thiết phải xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá gắn liền với nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ NN&PTNT. Cụ thể, trong Phần III: Các nội dung thành phần của chương trình, trong đó được xác định cụ thể ở “Mục 11. Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới nhằm mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình”. Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 điều chỉnh bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg Phần này bao gồm 4 nội dung, Bộ NN&PTNT được giao chủ trì, hướng dẫn 3 nội dung, trong đó có Nội dung số 03: Tổ chức triển khai công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ở các cấp; xây dựng và triển khai hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện, đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giám sát, đánh giá nên ngày 10/11/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ Số: 1760/QĐ-TTg nhằm bổ sung một số nội dung trong QĐ 1600/QĐ-TTg, trong đó có làm rõ hơn Khoản 11, Điểm b, Nội dung số 03: Tổ chức triển khai công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ở các cấp; xây dựng và triển khai hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện, đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, QĐ số: 41/2016/QĐ-TTg, ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định Ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng đã xác định rõ tầm quan trọng của việc theo dõi, giám sát và đánh giá các chương trình. Khoản 2, Điều 16. Theo dõi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (thuộc Chương V: Theo dõi, kiểm tra và đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia) quy định rõ: a) Chủ chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì dự án thành phần xây dựng bộ chỉ số đầu ra của chương trình mục tiêu quốc gia, dự án thành phần thuộc chương trình; hướng dẫn thu thập thông tin vào bộ chỉ số đầu ra của chương trình mục tiêu quốc gia. b) Chủ chương trình giám sát các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện thu thập thông tin vào bộ chỉ số theo dõi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; tổng hợp, hoàn chỉnh bộ chỉ số quốc gia theo dõi thực hiện chương trình trên phạm vi cả nước. c) Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cập nhật bộ chỉ số theo dõi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực và trên phạm vi địa bàn. Trước đó, nhằm tăng cường công tác quản lý NS&VSMT nông thôn, Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành QĐ số 2570/QĐ/BNN-TCTL ngày 22 tháng 10 năm 2012 về việc phê duyệt điều chỉnh bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi - đánh giá NS&VSMT nông thôn. Bộ chỉ số bao gồm 8 chỉ số cơ bản, trong đó có 4 chỉ số tập trung vào lĩnh vực cấp nước, gồm Chỉ số 1: Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (%) (1A); Tỷ lệ người nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh (%) (1B); Chỉ số 2: Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (KTQG) (%); Chỉ số 7: Số người được sử dụng nước theo thiết kế (7A) và thực tế (7B) từ công trình cấp nước tập trung xây mới, cải tạo nâng cấp mỗi năm.; và Chỉ số 8: Tỷ lệ hiện trạng hoạt động của các công trình cấp nước tập trung (%): Bền vững (8A); Trung bình (8B); Kém hiệu quả (8C); Không hoạt động (8D). Bộ chỉ số này phục vụ cho chương trình MTQG về NS&VSMT nông thôn và đã được triển khai rộng khắp trên 63 tỉnh/thành cả nước. CTMTQG về NS&VSMT nông thôn giai đoạn 3 đã kết thúc vào năm 2015 nên Bộ chỉ số này cần được điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới, theo hướng tích hợp vào CTMTGQ xây dựng NTM nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ và hiệu quả trong việc triển khai các CTMTQG cũng như phục vụ công tác quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong lĩnh vực cấp nước nông thôn. 2. Về tiêu chí nước sạch ở khu vực nông thôn Trong CTMTQG về NS&VSMT nông thôn (giai đoạn 2012 - 2015), theo Quyết định 2570/QĐ-BNN-TCTL ban hành ngày 22/10/2012 có xác định 2 tiêu chí về sử dụng nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn, bao gồm: 1) Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (%) và 2) Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia (KTQG) (%). Tuy nhiên, đến năm 2015 chương trình này đã kết thúc và các CTMTQG cũng đã được tích hợp lại để đảm bảo công tác quản lý nhà nước cũng như quản lý chương trình hiệu quả hơn, do vậy các tiêu chí đánh giá sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn được xác định theo hướng tích hợp vào CTMTQG xây dựng NTM. Bộ Tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ ban hành bằng QĐ số 1980/QĐ-TTg, ngày 17/10/2016 với tổng số 19 tiêu chí; Nội dung nước sinh hoạt nằm trong tiêu chí 17: Môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chí 17 có tổng số 8 nội dung tiêu chí, và nội dung về nước sạch và nước hợp vệ sinh thuộc nội dung 17.1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh. Để cụ thể hóa việc thực hiện nội dung 17.1, ngày 09 tháng 01 năm 2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP về việc ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Phụ lục sổ tay), trong đó xác định các xã NTM phải đáp ứng các tiêu chí về nước sinh hoạt như sau: Với xã chưa có Công trình CNTT Xã đạt chỉ tiêu 17.1 về Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định khi xã đạt cả hai điều kiện về: a. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh b. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch theo mức tối thiểu trở lên quy định cho từng vùng. Cụ thể như sau: Bảng 1: Tỷ lệ HGĐ sử dụng nước sinh hoạt theo mức tối thiểu theo từng vùng

Vùng

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh (%)

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch (%)*

Ghi chú

Trung du miền núi phía Bắc

90

50

* Nước sạch đáp ứng quy chuẩn quốc gia từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình (không áp dụng chỉ tiêu clo dư).

Đồng bằng sông Hồng

98

65

Bắc Trung Bộ

98

60

Duyên hải Nam Trung Bộ

95

60

Tây Nguyên

95

50

Đông Nam Bộ

98

65

Đng bằng sông Cửu Long

95

65

Với xã đã có công trình CNTT Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí chung đối với xã chưa có công trình cấp nước tập trung, tất cả công trình cấp nước tập trung hiện có trên địa bàn xã tại thời điểm đánh giá phải đáp ứng đầy đủ 5 điều kiện về công trình cấp nước bền vững, bao gồm: 1. Có tổ chức/cá nhân được giao quản lý, sử dụng và khai thác công trình; 2. Có ít nhất 01 cán bộ quản lý, vận hành đã tham gia khóa đào tạo, tập huấn về quản lý, vận hành công trình; 3. Có ít nhất 60% hộ gia đình đấu nối và sử dụng nước theo thiết kế được duyệt; 4. Chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn quốc gia (QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009) và; 5. Tiền nước ít nhất đảm bảo đủ trang trải cho chi phí quản lý vận hành và sửa chữa nhỏ. Quyết định số 284/QĐ-TCTL-NN, ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục Thủy lợi cũng đã đưa ra hướng dẫn Quy trình công nhận chỉ tiêu 17.1 được khái quát như sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quy trình công nhận xã đạt chỉ tiêu 17.1 2. Về xét nghiệm, kiểm tra chất lượng nước Theo tài liệu hướng dẫn cập nhật Bộ chỉ số theo dõi & đánh giá NS&VSMTNT được ban hành kèm theo QĐ số 2570/QĐ-BNN-TCTL, dựa trên quy định của QCVN02:2009/BYT, việc chọn mẫu xét nghiệm nước được tiến hành như sau: i) Với các công trình cấp nước tập trung: Chọn 100% công trình cấp nước tập trung để xét nghiệm; ii) Với các công trình nước nhỏ lẻ: Các địa phương có thể lựa chọn cỡ mẫu tùy theo điều kiện ngân sách và nhân lực của mình. Nếu điều kiện cho phép các địa phương nên chọn phương án cỡ mẫu sai số 5%. Quyết định số 284/QĐ-TCTL-NN, ngày 25 tháng 12 năm 2017 cũng đã xác định nguyên tắc thẩm tra chỉ tiêu 17.1 như sau: - Đối với chỉ tiêu tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh: Rà soát hồ sơ về chỉ tiêu 17.1 của xã, kiểm tra thực địa ngẫu nhiên các hộ tại các xã theo phương pháp: Số hộ chọn tại xã = 3-5% x số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh của xã Nếu số hộ chọn tại xã này đều đúng được sử dụng nước hợp vệ sinh thì công nhận xã đạt tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh. Còn nếu không đúng thì yêu cầu thôn, xã, huyện khắc phục và báo cáo lại. - Đối với chỉ tiêu tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch: Rà soát hồ sơ về chỉ tiêu 17.1 của xã, kiểm tra thực địa ngẫu nhiên các hộ tại các xã theo phương pháp: Số hộ chọn tại xã = 3-5% x số hộ được sử dụng nước sạch của xã Nếu số hộ chọn tại xã này đều đúng được sử dụng nước sạch thì công nhận xã đạt tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch. Còn nếu không đúng thì yêu cầu thôn, xã, huyện khắc phục và báo cáo lại. Việc kiểm tra, xét nghiệm chất lượng nước được quy định cụ thể cả về cách thức và tần suất tại Thông tư số: 50/2015/TT-BYT, ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế, quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt Điều 7 quy định các chỉ tiêu xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm như sau: a. Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên: xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc các mức độ A, B, C theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; b. Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm: xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc các mức độ A, B theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Việc xét nghiệm chất lượng nước phải được thực hiện tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025: 2005 về các chỉ tiêu chất lượng nước được xét nghiệm. Tần suất thực hiện nội kiểm và ngoại kiểm với các công trình cấp nước tập trung được quy định rõ tại điều 8 và điều 14. Với việc nội kiểm, tần suất xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm: i) Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên: xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tuần các chỉ tiêu thuộc mức độ A; xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng các chỉ tiêu thuộc mức độ B; xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm các chỉ tiêu thuộc mức độ C; ii) Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm: xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng các chỉ tiêu thuộc mức độ A; xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng các chỉ tiêu thuộc mức độ B. Tần suất thực hiện ngoại kiểm được thực hiện: i) Ít nhất 01 lần/01 năm kiểm tra vệ sinh chung và việc thực hiện chế độ nội kiểm của cơ sở cung cấp nước; và ii) Ít nhất 01 lần/01 năm xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm đối với các chỉ tiêu thuộc các mức độ A, B; ít nhất 01 lần/02 năm xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ C. Bên cạnh các quy định kiểm tra chất lượng nước ở các công trình CNTT thì văn bản cũng quy định về cách thức kiểm tra chất lượng các nguồn cấp nước nhỏ lẻ (như nước máng lần, nước tự chảy; nước giếng đào, giếng khoan; hệ thống thu hứng lưu trữ nước mưa và các hình thức lưu trữ nước như bể, chum, vại, lu, khạp). Điều 21 quy định, việc kiểm tra chất lượng nước trước khi đưa vào sử dụng do hộ gia đình tự thực hiện. Trong khi đó việc kiểm tra định kỳ và đột xuất là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện; Tùy theo tình hình thực tế của địa phương (dân số; điều kiện địa lý, kinh tế; nguồn nhân lực; năng lực xét nghiệm, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, tình hình dịch bệnh lưu hành), cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định số lượng hộ gia đình được kiểm tra trên địa bàn và tần suất kiểm tra. TT số: 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, "Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm” xác định cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn thuộc đối tượng kiểm tra (mục 2, điều 2); việc kiểm tra chất lượng căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chuẩn Việt Nam (mục 1, điều 4). Tần suất kiểm tra đối với cơ sở xếp loại A: 1 lần/2 năm; Cơ sở xếp loại B: 1 lần/ năm; Cơ sở xếp loại C sẽ tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra quyết định, nhưng không quá 6 tháng tính từ thời điểm kiểm tra xếp loại C.

1. Loại A (tt): Áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất ợng, an toàn thực phẩm.

2. Loại B (đạt): Áp dụng đối với các cơ sở cơ bn đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; vn còn một số sai li nhưng ca ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

3. Loi C (không đạt): Áp dụng đi với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo cht lượng, an toàn thực phm.

Tóm lại dù việc kiểm tra, xét nghiệm chất lượng nước sạch do cơ quan chức năng nào tiến hành thì cũng đều phải tuân thủ QCVN 01 và 02/2009/BYT, do vậy kết quả của các hình thức kiểm tra này đều có giá trị như nhau; và cơ quan chịu trách nhiệm cập nhật Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch của các tỉnh đều có thể sử dụng các kết quả này để đo lường đánh giá tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch tại địa phương. 3. Về vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan Theo QĐ số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ NN&PTNT được phân công là cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung sau (Trong Phần III: Các nội dung thành phần của chương trình): - Tại mục 2. Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội: Nội dung số 02 (Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng) và nội dung số 09 (Hoàn chỉnh các công trình đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân). - Tại mục 8. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề: Nội dung số 01 (Thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn) và nội dung số 02 (Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp). - Tại mục 11. Nâng cao năng lực xây dựng NTM và công tác giám sát đánh giá thực hiện Chương trình; Truyền thông về NTM: Cả 04 nội dung, trong đó có nội dung số 03: Xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin. Như vậy ở Tiêu chí 17, Ngành NN&PTNN là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến nội dung chỉ tiêu 17.1: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định. Tổng cục Thủy lợi, theo QĐ Số: 25/2017/QĐ-TTg ngày 03/07/2017 của Thủ Tướng Chính phủ, được xác định là tổ chức thuộc Bộ NN&PTNT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi và nước sạch nông thôn trong phạm vi cả nước. Mục 9, 12 và 14 tại Điều 2 trong Quyết định nêu rõ, TCTL có trách nhiệm và quyền hạn trình Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trương lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch nông thôn; chủ trương thực hiện điều tra cơ bản về nước sạch nông thôn; Quy hoạch, rà soát quy hoạch cấp nước sạch nông thôn liên quan từ hai tỉnh trở lên; kết quả điều tra cơ bản về nước sạch nông thôn; Hướng dẫn, kiểm tra về điều tra cơ bản, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách, pháp luật về nước sạch nông thôn; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình cấp, thoát nước nông thôn; tham gia ý kiến về quy hoạch cấp nước sạch nông thôn trong phạm vi cấp tỉnh. Tổ chức thực hiện, quản lý công tác thống kê và cơ sở dữ liệu về thủy lợi, an toàn đập và nước sạch nông thôn; và Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Trên cơ sở các quy định pháp lý trên, tại Sổ tay hướng dẫn thực hiện tiêu chí nước sạch trong CTMTQG xây dựng NTM ban hành kèm theo Quyết định số 284/QĐ-TCTL-NN, ngày 25/12/2017 của Tổng cục Thủy lợi, tại mục 5. Thẩm tra, thẩm định và công nhận Chỉ tiêu 17.1 quy định: Trách nhiệm thẩm định chỉ tiêu 17.1 giao cho Sở NN và PTNT tỉnh/thành phố và Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh/thành phố là cơ quan tham mưu giúp việc Sở. QĐ số: 1920/QĐ-TTg, ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp cũng xác định VPĐP NTM Trung ương và Tỉnh có trách nhiệm: c) Tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng nông thôn mới; d) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trong phạm vi cả nước/ tỉnh cho cấp tương ứng. Còn với VPĐP NTM cấp Huyện là: Giúp Ban Chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá đồng bộ, toàn diện Chương trình trên địa bàn huyện; và theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình về thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện. Riêng với cấp xã, Công chức cấp xã chuyên trách về xây dựng nông thôn mới có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện và tham mưu cho Ban Chỉ đạo xã về công tác nông thôn mới trên địa bàn. Việc kiểm tra chất lượng nước cũng được quy định cụ thể trong ngành y tế. Tại điều 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước trong TT số: 50/2015/TT-BYT, ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế, quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt như sau: 1) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thực hiện chức năng y tế dự phòng có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước của các cơ sở cung cấp nước; 2) Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình. Như vậy việc Sở NN&PTNT (cụ thể là Chi cục thủy lợi hoặc Trung tâm NS&VSMT tỉnh) và Sở Y tế (cụ thể là Trung tâm KSBT tỉnh, TTYT huyện) có thể phối hợp với nhau trong việc thu thập, cập nhật các số liệu về kiểm định, xét nghiệm chất lượng nước để tránh việc kiểm tra, xét nghiệm chồng chéo gây lãng phí nguồn lực. 4. Về tài chính
Điều 8. Huy động nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (Chương III Huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia) trong QĐ số: 41/2016/QĐ-TTg, ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ có nêu cụ thể như sau: Nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: a) Nguồn ngân sách trung ương; b) Nguồn ngân sách địa phương; c) Nguồn lực huy động hợp pháp từ các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng; d) Nguồn vốn tín dụng; đ) Nguồn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.
Tại mục b, khoản 2, điều 10 cũng quy định về nội dung chi công tác quản lý từ kinh phí được giao thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ở mỗi cấp là: a) Kinh phí tổ chức các cuộc họp, hội nghị về lập kế hoạch, triển khai thực hiện chương trình, dự án thành phần; đánh giá, sơ kết, tổng kết chương trình, dự án thành phần và khen thưởng; các hoạt động, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; b) Xây dựng bộ chỉ số theo dõi kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
Kinh phí thực hiện kiểm tra, xét nghiệm chất lượng nước cũng được quy định trong TT số: 50/2015/TT-BYT, ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế, tại Điều 27. Tổ chức thực hiện; theo đó Trung tâm YTDP tỉnh, huyện có trách nhiệm Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, nước hộ gia đình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, (khoản c, mục 3, 4); và UBND tỉnh/thành phố Bố trí ngân sách cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước định kỳ, đột xuất hàng năm; đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng xét nghiệm cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để có đủ khả năng thực hiện xét nghiệm giám sát các chỉ tiêu theo quy định hiện hành; (khoản b, mục 7).
Kinh phí để tổ chức thực hiện thu thập, cập nhật Bộ chỉ số nước sạch hàng năm được lấy từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc CTMTQG xây dựng NTM. Điều này được quy định cụ thể tại TT Số: 43/2017/TT-BTC, ngày 12/5/201 7, "Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”. Khoản c, d mục 1 và khoản a mục 2 trong điều 45 (Công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình) mục 11 (Nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới) đã quy định về nội dung chi và mức chi như sau: c) Vận hành, duy trì, nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá Chương trình; d) Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng tài liệu phục vụ đào tạo, tập huấn, thuê chuyên gia, tư vấn. Và a) Chi xây dựng khung kết quả của Chương trình, gồm hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách; chi hoạt động điều tra, khảo sát; chi xây dựng bộ chỉ số theo dõi kết quả thực hiện Chương trình, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý, tổ chức thực hiện: Thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 của Thông tư này và Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí của ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
PHẦN III BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI-ĐÁNH GIÁ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TÍCH HỢP VỚI CTMTQG XÂY DỰNG NTM 1. Phạm vi Bộ chỉ số Căn cứ vào các Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Bộ NN và PTNT về Ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 284/QĐ-TCTL-NN ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục Thủy lợi về việc Ban hành Sổ tay Hướng dẫn thực hiện tiêu chí nước sạch trong CTMTQG xây dựng NTM; Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá được tập trung vào lĩnh vực cấp nước sạch tại khu vực nông thôn. Bộ chỉ số nhằm đo lường kết quả 05 khía cạnh chính như sau: - Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh - Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN - Tỷ lệ Hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh - Tỷ lệ Hộ nghèo sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN - Tỷ lệ các công trình cấp nước tập trung hoạt động hiệu quả, bền vững Bảng 2: Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá nước sạch nông thôn giai đoạn 2016-2020

Stt

Ch số

Ghi chú

1

Tỷ lệ HGĐ sử dụng nước hợp vệ sinh

Bằng số HGĐ sử dụng nước HVS/ tổng số hộ gia đình * 100%

1.1

Tỷ lệ HGĐ Sử dụng nước HVS từ công trình cấp nước tập trung

Theo các quy định hiện hành về nước HVS

1.2

Tỷ lệ HGĐ sử dụng nước HVS từ công trình cấp nước nhỏ lẻ

Theo các quy định hiện hành về nước HVS

2

Tỷ lệ Hộ gia đình sử dụng nưc sạch đáp ứng QCVN

Bằng số HGĐ sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN/ tổng số hộ gia đình * 100%

2.1

Tỷ lệ HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung

Theo QCVN do BYT ban hành và còn hiệu lực.

2.2

Tỷ lệ HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước nhỏ l

Theo QCVN do BYT ban hành và còn hiệu lực.

3

Tỷ lệ Hộ nghèo sử dụng nước HVS

Bằng số hộ nghèo sử dụng nước HVS/ tổng số hộ nghèo * 100%

4

Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN

Bằng số hộ nghèo sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN/ tổng số hộ nghèo * 100%

5

Tỷ lệ các công trình CNTT hoạt động hiệu quả, bền vững

- Bền vững: Đạt cả năm tiêu chí từ 1-5

- Tương đối bền vững: Đạt ít nhất 3 tiêu chí: 1, 3, 4

- Kém bền vững: Không đt 2 trong 3 tiêu chí 1, 3, 4

- Không hot đng: Công trình cấp nước không hoạt động liên tục 90 ngày tính đến thời điểm đánh giá

1. Thu phí dịch vụ đủ bù đắp phí vận hành, bảo trì

2. Nước sau xử lý đạt QCVN

3. Kh năng cấp nước thường xuyên trong năm (không bị gián đoạn nguồn cung quá 5 ngàyợt; quá 60 ngày/năm)

4. Tỷ lệ đấu nối đạt tối thiểu 60% so với công suất thiết kế sau 02 năm đưa vào sử dụng

5. Có cán bộ quản lý (có thể kiêm nhiệm với các công trình cấp nước 250 đấu nối trở xuống và chuyên trách với các công trình cấp nước từ 250 đấu nối trở lên)

Bộ chỉ số này được áp dụng để theo dõi, đánh giá hiện trạng hộ gia đình sử dụng nước sạch nông thôn trên toàn quốc và được cập nhật hàng năm. Các kết quả đánh giá của bộ chỉ số đồng thời được sử dụng để làm căn cứ đánh giá xã đạt chỉ tiêu 17.1 trong CTMTQG xây dựng NTM. Do vậy khi đánh giá một xã có đạt chỉ tiêu 17.1 hay không phải sử dụng kết quả từ bộ chỉ số này làm số liệu chính thức. 2. Các biểu mẫu thu thập thông tin theo dõi, giám sát (Hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu xem ở Phụ lục 1) Biểu mẫu số 1: Cấp thôn Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt hộ gia đình năm 20... Thôn………, xã………, huyện………………, tỉnh………………

Stt

Họ và tên chủ hộ

Hộ nghèo

Chất lượng nước sinh hoạt đang sử dng

Nguồn cấp nước

Nước sạch*

Nước hợp vệ sinh **

Công trình CNTT***

Công trình CNNL****

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

Ghi chú: * Nước từ các nguồn CNTT/bơm dẫn hoặc nhỏ lẻ đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm theo QCVN do BYT ban hành hoặc nước từ các nguồn CNNL đã được xử lý bằng công nghệ (máy lọc HGĐ), có kiểm định chất lượng nước đầu ra trong vòng 6 tháng đạt QCVN 02:2009/BYT; **Nước HVS: bao gồm cả nước sạch. CNTT: ***Cấp nước tập trung; CNNL; **** Cấp nước nhỏ lẻ. Biểu mẫu số 2: Cấp xã Tổng hợp tình hình sử dụng nước sinh hoạt năm……… Xã………………, huyện………, tỉnh…………

TT

Tên thôn

Tng s HGĐ

Tỷ lệ (%) HGĐ sử dụng nước sạch

Tỷ lệ (%) HGĐ sử dụng nước HVS*

Hộ nghèo

T lsử dụng từ công trình CNTT

T lệ sử dụng từ công trình CNNL

Tổng

T lệ sử dụng từ công trình CNTT

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNNL

Tng

Tổng s hộ nghèo

Tỷ lệ (%) hộ nghèo s dụng nước sạch

Tỷ lệ (%) Hộ nghèo sử dụng nước HVS

S hộ

Tỷ l

S hộ

Tỷ l

S hộ

Tỷ l

S hộ

Tỷ l

S hộ

Tỷ l

S hộ

Tỷ l

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

16)

(17)

(18)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: * Bao gồm cả các HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình CNTT và CNNL Biểu mẫu số 3: Cấp huyện Tổng hợp tình hình sử dụng nước sinh hoạt năm……… Huyện…………, tỉnh…………

TT

Tên xã

Tổng s HGĐ

Tỷ lệ (%) HGĐ sử dng nước sạch

Tỷ lệ (%) HGĐ s dng nước HVS*

H nghèo

T lệ sử dụng từ công trình CNTT

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNNL

Tng

T lệ sử dụng từ công trình CNTT

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNNL

Tng

Tổng số hộ nghèo

T lệ (%) hộ nghèo sử dụng nước sạch

Tỷ lệ (%) Hộ nghèo sử dụng nước HVS

Số hộ

T lệ

Số hộ

T lệ

Số hộ

T lệ

Số hộ

T lệ

Số hộ

T lệ

Số hộ

T lệ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

16)

(17)

(18)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: *Bao gồm cả các HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình CNTT và CNNL Biểu mẫu số 4: Cấp tỉnh Tổng hợp tình hình sử dụng nước sinh hoạt năm……… Tỉnh……………

TT

Tên huyện

Tổng số HGĐ

Tỷ lệ (%) HGĐ sử dụng nước sạch

Tỷ lệ (%) HGĐ sử dụng nước HVS*

Hộ nghèo

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNTT

Tỷ lệ s dụng từ công trình CNNL

Tng

T lệ sử dụng từ công trình CNTT

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNNL

Tổng

Tng số hộ nghèo

Tỷ lệ (%) hộ nghèo s dụng nước sạch

Tỷ lệ (%) Hộ nghèo s dụng nước HVS

Số hộ

T lệ

Số hộ

T lệ

Số hộ

T lệ

Số hộ

T lệ

Số hộ

T lệ

Số hộ

T lệ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

16)

(17)

(18)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: * Bao gồm cả các HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình CNTT và CNNL Biểu mẫu số 5: Cấp xã, huyện và tỉnh * Cập nhật mô hình quản lý, loại hình và hiệu quả sử dụng của công trình CNTT

Stt

Công trình

Loại hình

Công suất**

Loại hình quản lý

Bơm dẫn

Tự chảy

Thiết kế

Sử dụng thực tế

Tỷ lệ % sử dụng thực tế/thiết kế

Cộng đồng

HTX

Đơn vSNCT***

Doanh nghiệp

Khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

i

* Cấp xã cập nhật các công trình trong xã, cấp huyện cập nhật các công trình liên xã, cấp tỉnh cập nhật các công trình liên huyện **Số đấu nối/số hộ sử dụng theo thiết kế và số đấu nối sử dụng thực tế tại thời điểm đánh giá; *** Sự nghiệp có thu Biểu mẫu số 6: Cấp huyện và tỉnh Đánh giá mức độ bền vững của công trình CNTT

TT

Tên công trình

Địa bàn cấp nước (xã)

(1) Thu phí dịch vụ đã bù đắp phí vận hành, bảo trì

(2) Nước sau xử lý đạt QCVN

(3) Khả năng cấp nước thường xuyên trong năm *

(4) Tỷ lệ đấu ni đạt ti thiểu 60% so với công suất thiết kế sau 02 năm

(5) Có cán bộ quản **

Ngun thông tin kiểm chứng

Có

Không

Có

Không

Không

Không

Không

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

Các công trình có công sut từ 250 đu nối/hộ sử dụng trở xuống

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các công trình có công suất từ 251 đến 1.000 đu ni/hộ sử dụng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các công trình có công suất trên 1.000 đu nối/hộ sử dụng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: * Không bị gián đoạn nguồn cung liên tục quá 5 ngày/đợt; quá tổng 60 ngày/năm; **Có thể kiêm nhiệm với các công trình có 250 đấu nối trở xuống và chuyên trách với công trình trên 250 đấu nối.
PHẦN IV CHỌN MẪU KIỂM ĐỊNH, XÉT NGHIỆM NƯỚC SẠCH THEO QCVN 01 VÀ 02/2009/BYT (Chất lượng nước sẽ được áp dụng theo Quy chuẩn hiện hành của Bộ Y tế) 1. Kiểm định, xét nghiệm chất Iượng nước với các công trình CNTT Việc kiểm định, xét nghiệm chất lượng nước với các công trình CNTT được thực hiện dựa trên quy định, hướng dẫn của các văn bản pháp lý như QĐ 2570/QĐ-BNN-TCTL, QĐ số 284/QĐ-TCTL-NN, TT số: 45/2014/TT-BNNPTNT và TT số: 50/2015/TT-BYT. Điều này có nghĩa kết quả kiểm định, xét nghiệm của bất kỳ cơ quan chức năng nào nhưng tuân thủ các quy định trong văn bản này thì kết quả đều được công nhận và có thể sử dụng để cập nhật vào Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sinh hoạt nông thôn tích hợp với CTMTQG xây dựng NTM. Cụ thể, QĐ 2570/QĐ-BNN-TCTL nêu rõ: dựa trên quy định của QCVN02:2009/BYT, việc chọn mẫu xét nghiệm nước với các công trình cấp nước tập trung: Chọn 100% công trình cấp nước tập trung để xét nghiệm; QĐ số 284/QĐ-TCTL-NN, cũng xác định nguyên tắc thẩm tra đối với chỉ tiêu tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch: Rà soát hồ sơ về chỉ tiêu 17.1 của xã, kiểm tra thực địa ngẫu nhiên các hộ tại các xã theo phương pháp: Số hộ chọn tại xã = 3-5% x số hộ được sử dụng nước sạch của xã Trong trường hợp này nếu xã nào các HGĐ sử dụng nước sinh hoạt từ cả nguồn CNTT và CNNL thì cần phải tiến hành kiểm tra cả 2 loại hình cấp nước; trong đó, việc tiến hành kiểm tra với các công trình CNTT là bắt buộc với 100% công trình theo quy định, còn việc kiểm tra với các công trình cấp nước theo quy định ở phần “kiểm định, xét nghiệm chất lượng nước với các công trình CNNL” dưới đây. TT số: 50/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt. a. Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên: xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc các mức độ A, B, C theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; b. Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm: xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc các mức độ A, B theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Bảng 3: Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02/2009/BYT

THAM KHẢO

Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02/2009/BYT

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử

Mức độ giám sát

I

II

1

u sắc(*)

TCU

1

15

TCVN 6185-1996

(ISO 7887-1985) hoặc

SMEWW 2120

A

2

Mùi vị(*)

-

Không có mùi vị l

Không có mùi vị lạ

Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B

A

3

Đ đc(*)

NTU

5

5

TCVN 6184 - 1996

(ISO 7027 - 1990)

hoặc SMEWW 2130 B

A

4

Clo dư

mg/l

Trong khoảng 0,3-0,5

-

SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1

A

5

pH(*)

-

Trong khoảng 6,0 -8,5

Trong khoảng 6,0 -8,5

TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 -H+

A

6

Hàm lưng Amoni(*)

mg/l

3

3

SMEWW 4500-NH3 C hoặc

SMEWW 4500-NH3 D

A

7

Hàm lượng St tng số (Fe2+ + Fe3+)(*)

mg/l

0,5

0,5

TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1988) hoặc SMEWW 3500 Fe

B

8

Chỉ s Pecmanganat

mg/l

4

4

TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)

A

9

Đ cứng tính theo CaCO3(*)

mg/l

350

 

TCVN 5224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C

B

10

Hàm lượng Clorua(*)

mg/l

300

-

TCVN 6194 - 1996

(ISO 9297- 1989) hoặc

SMEWW 4500-Cl- D

A

11

Hàm lượng Florua

mg/l

1,5

-

TCVN 6195 - 1996

(ISO 10359 - 1 - 1992) hoặc

SMEWW 4500 - F

B

12

Hàm lượng Asen tổng số

mg/l

0,01

0,05

TCVN 6626:2000 hoặc

SMEWW 3500-As B

B

13

Coliform tng số

Vi khuẩn/ 100ml

50

150

TCVN 6187 - 1,2:1996

(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc

SMEWW 9222

A

14

E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt

Vi khuẩn/ 100ml

0

20

TCVN 6187-1,2:1996

(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc

SMEWW 9222

A

Việc xét nghiệm chất lượng nước phải được thực hiện tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025: 2005 về các chỉ tiêu chất lượng nước được xét nghiệm. Tần suất thực hiện kiểm định với các công trình CNTT Bảng 4: Tần suất kiểm định chất lượng nước theo thông tư 50/2015/TT-BYT

Kiểm định

Công suất

Mức độ

Tần suất

Nội kim

Từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên

A

1 ln/tuần

Dưới 1.000 m3/ngày đêm

1 lần/3 tháng

Từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên

B

1 lần/6 tháng

Dưới 1.000 m3/ngày đêm

Từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên

C

1 lần/2 năm

Ngoại kiểm

Kiểm tra vệ sinh chung và việc thực hiện chế độ nội kiểm

 

Ít nhất 01 lần/01 năm

Xét nghim chất lượng nước thành phẩm

A, B

Ít nhất 01 lần/01 năm

Xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm

C

Ít nhất 01 lần/02 năm

TT số: 45/2014/TT-BNNPTNT cũng xác định việc kiểm tra chất lượng căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chuẩn Việt Nam. Tần suất kiểm tra đối với cơ sở xếp loại A: Cơ sở xếp loại B; Cơ sở xếp loại C sẽ tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra quyết định. Bảng 5: Tần suất kiểm tra các công trình sản xuất kinh doanh nước sạch theo TT 45/2014/TT-BNNPTNT

Loại

Đặc điểm

Tần suất kiểm tra

Loại A (tốt):

Áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

1 lần/2 năm

Loại B (đạt):

Áp dụng đối với các cơ sở cơ bản đáp ng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; vẫn còn một số sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

1 lần/ năm

Loại C (không đạt):

Áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Không quá 6 tháng tính từ thời điểm kiểm tra xếp loại

Như vậy, dù việc kiểm tra, xét nghiệm chất lượng nước sạch do cơ quan chức năng nào tiến hành thì cũng đều phải tuân thủ QCVN do Bộ Y tế ban hành do vậy kết quả của các hình thức kiểm tra này đều có giá trị pháp lý; và cơ quan chịu trách nhiệm cập nhật Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sinh hoạt nông thôn tích hợp với CTMTQG xây dựng NTM của các tỉnh có đủ căn cứ để sử dụng các kết quả này vào việc đo lường đánh giá tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch tại địa phương. 2. Kiểm định, xét nghiệm chất lượng nước với các công trình CNNL Theo tài liệu hướng dẫn cập nhật Bộ chỉ số theo dõi&đánh giá NS&VSMTNT được ban hành kèm theo QĐ 2570/QĐ-BNN-TCTL hướng dẫn, Các địa phương có thể lựa chọn cỡ mẫu xét nghiệm chất lượng nước theo QCVN 02:2009/BYT tùy theo điều kiện ngân sách và nhân lực của mình. Hướng dẫn này phù hợp với TT số: 50/2015/TT-BYT. Tại điều 21 thông tư này quy định: Tùy theo tình hình thực tế của địa phương (dân số; điều kiện địa lý, kinh tế; nguồn nhân lực; năng lực xét nghiệm, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, tình hình dịch bệnh lưu hành), cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định số lượng hộ gia đình được kiểm tra trên địa bàn và tần suất kiểm tra đối với chất lượng các công trình cấp nước nhỏ lẻ. QĐ số 284/QĐ-TCTL-NN hướng dẫn các địa phương rà soát hồ sơ về chỉ tiêu 17.1 của xã đối với chỉ tiêu tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch bằng việc kiểm tra thực địa ngẫu nhiên các hộ tại các xã theo phương pháp: Số hộ chọn tại xã = 3-5% x số hộ được sử dụng nước sạch của xã.

Ví dụ: Xã A có 360 công trình CNNL thì việc chọn mẫu xét nghiệm sẽ như sau:

Phương án 5%: 0.05 x 360 = 18

Phương án 3%: 0.03 x 360 = 10.8 (11)

Có thể nói đây là phương pháp khả thi và dễ áp dụng nhất đối với các địa phương, đặc biệt là với cấp cơ sở, tuy nhiên cần áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng và ngẫu nhiên để đảm bảo mức độ tin cậy lớn hơn của số liệu. Cách thức thực hiện như sau: ● Trường hợp phân tách được các nguồn cấp

VÍ DỤ:

Xã A có 315 HGĐ sử dụng nước từ nguồn CNNL, tuy nhiên trung đó họ lại sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau như: giếng đào, giếng khoan và nước mưa.

- Bước 1: Rà soát danh sách các HGĐ sử dụng nước từ nguồn CNNL

- Bước 2: Lập danh sách các HGĐ sử dụng theo nguồn cấp: i) Giếng đào (100 hộ); ii) Giếng khoan (120 hộ); iii) Nước mưa (95 hộ)

- Bước 3: Xác định cỡ mẫu: Chọn cỡ mẫu ở mức 5%/ tổng mẫu ta được

Giếng đào: 100 x 0.05 = 5; Giếng khoan: 120 x 0.05 = 6; Nước mưa: 95 x 0.05 = 4,75 (5). Như vậy tổng cỡ mẫu xét nghiệm là: 5 + 6 + 5 = 16.

- Bước 4: Chọn mẫu (ví dụ Giếng đào)

Cách 1:

Lấy 100 mẩu giấy, đánh số thứ tự từ 01-100 theo danh sách HGĐ sử dụng nguồn nước;

Sau khi đánh số xong gấp gọn tất cả các mẫu giấy lại và trộn đều;

Bốc thăm ngẫu nhiên để chọn ra 05 mẫu.

Cách 2:

Quyết định chọn HGĐ số 20 trong danh sách (mẫu 1)

Xác định khoảng cách 15 hộ chọn 1 hộ thì sẽ có đủ cỡ mẫu cần thiết.

Sau đó cứ cách 20 hộ lại chọn 1 hộ để có đủ 5 hộ (Hộ số 01, 20, 40, 61, 82)

Cuối cùng ta có 5 mẫu lấy nước xét nghiệm là hộ số 01, 20, 40, 61, 82.

Ghi chú: Nếu tng mẫu ln mà c mẫu xét nghiệm nhỏ thì để khoảng cách lựa chọn lớn để đảm bảo mẫu không bị co cụm vào 1 khu vực nhất định.

• Trường hợp không phân tách được nguồn cấp • Xác định số liệu sau kiểm nghiệm - Trong trường hợp các mẫu xét nghiệm đạt 90% trở lên thì công nhận kết quả báo cáo của cơ quan/đơn vị trình báo cáo.

Ví dụ

Năm 2018 Xã A báo cáo có 200 HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình CNNL, tương đương với 10% trong tng s 65% s HGĐ sử dụng nước sch trong xã. Nếu chọn cách ly mẫu 5% ta sẽ tiến hành kiểm tra/xét nghiệm ngẫu nhiên tại 10 HGĐ. Kết quả xét nghiệm đạt 9/10 hộ (90%) thì kết quả báo cáo được công nhận phạm vi sai s 10% có thể chấp nhận được.

- Trong trường hợp các mẫu xét nghiệm đạt dưới 90% thì kết quả chung được tính theo phương pháp nội suy dựa trên tỷ lệ % đạt được sau kiểm tra/xét nghiệm nhân với tổng số HGĐ được báo cáo là sử dụng nước sạch từ công trình CNNL để tính kết quả/tỷ lệ chính thức cuối cùng.

Ví dụ

Năm 2018 Xã B báo cáo có 250 HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình CNNL, tương đương với 15% trong tổng s 70% s HGĐ sử dụng nước sạch trong xã. Nếu chọn ch lấy mẫu 5% ta s tiến hành kiểm tra/xét nghiệm ngẫu nhiên tại 12 HGĐ. Kết quả xét nghiệm đạt 10/12 hộ (83%) thì kết quả báo cáo không được công nhận vì phạm vi sai s ln hơn 10%. Trường hợp này ta tính nội suy để được tỷ lệ mới đảm bảo độ tin cậy hơn như sau:

- Tính số HGĐ sử dụng nước sạch: 250 x 83 / 100 = 207 (tính tròn số từ 207.5)

Như vậy số HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình CNNL theo cách tính mới là 207 chứ không phải là 250 như báo cáo ban đầu.

- Tính Tỷ lệ HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình CNNL: 15 x 83 / 100 = 12 (làm tròn từ 12.45)

Như vậy tỷ lệ HGĐ sử dụng nước sạch từ các công trình CNNL sau kiểm tra là 12% chứ không phải 15% như báo cáo ban đầu.

Theo cách tính này thì tng t lệ sử dụng nước sạch của xã B gim từ 70% xuống còn 67%.

3. Hộ gia đình sử dụng máy lọc nước và tự kiểm định Trong sổ tay hướng dẫn ban hành kèm theo QĐ số 284/QĐ-TCTL-NN, tại mục 2, phần III đã hướng dẫn "Đối với xã sử dụng công trình cấp nước nhỏ lẻ: Huy động và tận dụng các nguồn lực để xét nghiệm chất lượng nước như: Sử dụng kết quả xét nghiệm chất lượng nước từ Trung tâm Y tế dự phòng các cấp thực hiện trên địa bàn xã, kết quả giám sát định kỳ và đột xuất của Trung tâm nước sạch và VSMTNT và các cơ quan có liên quan, hộ gia đình tự xét nghiệm, v.v...". Theo đó, tại Phụ lục 2 tài liệu này cũng xác định: Các nguồn nước đáp ứng các yêu cầu sau đây là nước sạch: (i) Nước máy (từ hệ thống cấp nước tập trung), có kiểm định chất lượng nước đầu ra trong vòng 6 tháng đạt QCVN 02:2009/BYT trở lên. (ii) Nước sử dụng qua máy lọc nước hộ gia đình, có kiểm định chất lượng nước đầu ra trong vòng 6 tháng đạt QCVN 02:2009/BYT. (iii) Nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ, có kiểm định chất lượng nước trong vòng 6 tháng đạt QCVN 02:2009/BYT trở lên. Như vậy, nếu HGĐ nào có sử dụng máy lọc nước đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ mà được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận thì HGĐ đó cũng được đánh giá là sử dụng nước sạch.
PHẦN V TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Vai trò trách nhiệm của các bên liên quan và cơ chế phối hợp 1.1. Cơ chế tích hợp Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn vào CTMTQG xây dựng NTM Sơ đồ 2: Cơ chế vận hành tích hợp Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch nông thôn vào CTMTQG xây dựng NTM Theo cơ chế này việc cập nhật Bộ chỉ số nước sạch nông thôn vừa phục vụ công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cấp nước vừa phục vụ công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới. Theo đó các cơ quan chuyên môn được phân công có chức năng theo dõi, đánh giá nội dung chỉ tiêu 17.1: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh. Kết quả cập nhật hàng năm được tổng hợp, báo cáo Sở NN&PTNT và đồng thời được cung cấp cho VPĐP NTM các cấp. 1.2. Vai trò, trách nhiệm cập nhật Bộ chỉ số hàng năm Các cơ quan/đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc cập nhật Bộ chỉ số sử dụng nước sạch nông thôn tích hợp với CTMTQG xây dựng NTM hàng năm được thể hiện như sơ đồ dưới đây. Sơ đồ 3: Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm cập nhật thông tin bộ chỉ số Vai trò, trách nhiệm cụ thể của mỗi bên như sau: 1.2.1. Tổng cục Thủy lợi a. Tham mưu, giúp Bộ NN&PTNT chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác theo dõi & đánh giá; b. Sử dụng kết quả Bộ chỉ số phục vụ công tác quy hoạch, lập kế hoạch và đề xuất các chương trình, dự án cấp nước sạch nông thôn c. Hướng dẫn các địa phương sử dụng kết quả bộ chỉ số vào công tác thẩm định, báo việc thực hiện CTMTQG xây dựng NTM với chỉ tiêu 17.1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh và Tỷ lệ HGĐ sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN. 1.2.2. Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn a. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thu thập số liệu của các địa phương. b. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn, các chuyến công tác để hỗ trợ kỹ thuật cho địa phương. c. Tổ chức các chuyến công tác thẩm định ngẫu nhiên số liệu một số tỉnh/thành nhằm đảm bảo mức độ tin cậy của số liệu. d. Nhận báo cáo Bộ chỉ số cập nhật của cấp tỉnh và tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua TCTL). e. Cung cấp số liệu về chỉ tiêu 17.1 cho VPĐP NTM TW hàng năm và khi có yêu cầu; f. Cập nhật, lưu trữ và chia sẻ thông tin. g. Hợp tác với các tổ chức quốc tế và trong nước nhằm huy động nguồn lực tổ chức đánh giá công tác cấp nước sinh hoạt nông thôn. 1.2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh a. Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổng hợp, lập kế hoạch triển khai thực hiện Bộ chỉ số. b. Chỉ đạo Trung tâm NS&VSMT/ hoặc Chi cục Thủy lợi tỉnh lập kế hoạch thực hiện và kế hoạch ngân sách thực hiện thu thập, cập nhật Bộ chỉ số hàng năm để trình UBND tỉnh và VPĐP NTM (nếu cần) phân bổ kinh phí thực hiện. c. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và VPĐP NTM cấp huyện, UBND xã tham gia hỗ trợ và thực hiện công tác thu thập, cập nhật Bộ chỉ số. d. Phối hợp với Sở Y tế ban hành văn bản đề nghị Trung tâm KSBT cấp tỉnh, TTYT huyện phối hợp, cung cấp số liệu về việc kiểm định chất lượng nước theo TT 50/2015/TT-BYT để Trung tâm NS&VSMT/Chi cục thủy lợi tỉnh cập nhật thông tin Bộ chỉ số nhằm tận dụng nguồn lực. e. Trình UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo kết quả cập nhật Bộ chỉ số để sử dụng trong công tác quản lý nhà nước, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh và cung cấp cho VPĐP NTM tỉnh. f. Báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT kết quả cập nhật Bộ chỉ số qua Trung tâm QG Nước sạch và VSMT nông thôn. 1.2.4. Trung tâm NS&VSMT Nông thôn/Chi cục Thủy lợi tỉnh a. Là cơ quan thường trực giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ thu thập cập nhật thông tin Bộ chỉ số. b. Lập kế hoạch thực hiện và kế hoạch ngân sách thực hiện thu thập, cập nhật thông tin Bộ chỉ số hàng năm đề nghị Sở NN&PTNT tổng hợp, trình UBND tỉnh VPĐP NTM (nếu cần) phân bổ kinh phí thực hiện. c. Tham mưu Sở NN&PTNT ban hành công văn hướng dẫn thực hiện kế hoạch về việc triển khai thực hiện cập nhật thông tin Bộ chỉ số để các đơn vị nắm bắt rõ hơn về công tác tập huấn, thu thập, tổng hợp số liệu và kinh phí thực hiện cập nhật Bộ chỉ số. d. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị tổ chức tập huấn phương pháp thu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin Bộ chỉ số. e. Tham mưu Sở NN&PTNT gửi công văn đề nghị ngành y tế, đôn đốc Phòng Nông nghiệp huyện báo cáo tiến độ thực hiện cập nhật thông tin Bộ chỉ số. f. Trực tiếp thu thập, cập nhật thông tin về hiệu quả và tính bền vững của các công trình cấp nước tập trung liên huyện. g. Tổ chức các chuyến công tác thực địa nhằm kiểm tra và đánh giá tiến độ, kết quả thu thập, cập nhật thông tin Bộ chỉ số của cấp huyện, xã. h. Chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện thu thập thông tin về chất lượng nước và tình trạng hoạt động của các công trình cấp nước tập trung để cập nhật vào Bộ chỉ số. i. Tổng hợp kết quả Bộ chỉ số theo các biểu mẫu quy định, báo cáo và tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả Bộ chỉ số. j. Chủ trì thẩm định nội dung chỉ tiêu 17.1 thuộc tiêu chí 17: Môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm trong CTMTQG xây dựng NTM. k. Cung cấp số liệu về tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh cho VPĐP NTM tỉnh hàng năm và khi có yêu cầu. 1.2.5. Phòng Nông nghiệp huyện a. Phối hợp, hỗ trợ Trung tâm NSVSMT/Chi cục thủy lợi tỉnh tổ chức tập huấn và thu thập cập nhật, tổng hợp thông tin Bộ chỉ số, đặc biệt là thông tin về chất lượng nước và tình trạng hoạt động của các công trình CNTT trên địa bàn huyện. b. Gửi công văn đề nghị TTYT/Phòng Y tế huyện cung cấp số liệu về kiểm định chất lượng nước sạch theo TT 50/2015/TT-BYT và tổng hợp vào báo cáo Bộ chỉ số. c. Trực tiếp thu thập, cập nhật thông tin về hiệu quả và tính bền vững của các công trình cấp nước tập trung liên xã. d. Tổ chức các chuyến công tác thực địa nhằm kiểm tra và đánh giá tiến độ, kết quả thu thập, cập nhật thông tin Bộ chỉ số của cấp xã. e. Tổng hợp kết quả Bộ chỉ số theo các biểu mẫu quy định, làm báo cáo và trình UBND huyện phê duyệt. f. Phối hợp với Trung tâm NSVSMT/Chi cục thủy lợi tỉnh thẩm định nội dung chỉ tiêu 17.1 thuộc tiêu chí 17: Môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm trong CTMTQG xây dựng NTM. g. Cung cấp số liệu về tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh cho VPĐP NTM huyện hàng năm và khi có yêu cầu. 1.2.6. Ủy ban nhân dân xã a. Chỉ đạo công tác thu thập thông tin cập nhật Bộ chỉ số hàng năm b. Phân công cán bộ xã (Cán bộ thống kê hoặc Cán bộ chuyên trách NTM) phụ trách chung các hoạt động có liên quan đến cập nhật Bộ chỉ số để triển khai các công việc liên quan, cụ thể: - Lập kế hoạch thực hiện Bộ chỉ số; - Đôn đốc, giám sát các thôn/ bản/ ấp triển khai thực hiện cập nhật Bộ chỉ số theo biểu mẫu số 1: cấp thôn/bản/ấp…; - Thu thập, cập nhật thông tin của các công trình cấp nước tập trung trong xã theo Biểu mẫu số 5; - Nhận báo cáo của các thôn/ bản/ ấp; Nhập dữ liệu điều tra (vào phần mềm Excel): theo mẫu Biểu số 2; - Tổng hợp một báo cáo chung của xã theo yêu cầu của Phòng Nông nghiệp/ và VPĐP NTM huyện.. c. Báo cáo kết quả cập nhật Bộ chỉ số với Phòng Nông nghiệp, VPĐP NTM huyện. 2. Cơ chế Tài chính Kinh phí để tổ chức thực hiện thu thập, cập nhật Bộ chỉ số hàng năm được lấy từ nguồn: - Nguồn vốn sự nghiệp thuộc CTMTQG xây dựng NTM. Theo các quy định tại Khoản c, d mục 1 và khoản a mục 2 trong điều 45 (Công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình) mục 11 (Nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới) trong TT Số: 43/2017/TT-BTC, ngày 12/5/2017, “Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”. - Nguồn vốn Ngân sách địa phương - Các nguồn vốn hợp pháp khác 3. Cơ chế báo cáo a. UBND xã gửi báo cáo Bộ chỉ số cho UBND huyện (Phòng Nông nghiệp và VPĐP NTM huyện) không muộn hơn ngày 31/1 năm kế hoạch. b. Phòng Nông nghiệp và VPĐP NTM huyện gửi báo cáo Bộ chỉ số cho Sở NN&PTNT tỉnh (Trung tâm NSVSMT/ Chi cục thủy lợi tỉnh) không muộn hơn ngày 15/2 năm kế hoạch. c. Sở NN&PTNT tỉnh (Trung tâm NSVSMTNT/ Chi cục Thủy lợi tỉnh) gửi báo cáo Bộ chỉ số cho Trung tâm quốc gia NS&VSMTNT không muộn hơn ngày 15/3 năm kế hoạch. d. Trung tâm quốc gia NS&VSMTNT gửi báo cáo Bộ chỉ số cho Bộ NN&PTNT qua TCTL và VPĐP NTM TW không muộn hơn ngày 31/3 năm kế hoạch. Sơ đồ 4: Mốc thời gian báo cáo với các cấp PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu Biểu mẫu số 1: Cấp thôn Đánh hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt hộ gia đình năm……… Thôn………, xã………, huyện…………, tỉnh………… Ghi chú: * Bao gồm cả các HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình CNTT và CNNL Biểu mẫu số 2: Cấp xã Tổng hợp tình hình sử dụng nước sinh hoạt năm……… Xã……….., huyện……….., tỉnh……….. Ghi chú: * Bao gồm cả các HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình CNTT và CNNL Biểu mẫu số 3: Cấp huyện Tổng hợp tình hình sử dụng nước sinh hoạt năm……… Huyện……………, tỉnh……… Ghi chú: * Bao gồm cả các HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình CNTT và CNNL Biểu mẫu số 4: Cấp tỉnh Tổng hợp tình hình sử dụng nước sinh hoạt năm………… Tỉnh………… Ghi chú: * Bao gồm cả các HGĐ sử dụng nước sạch từ công trình CNTT và CNNL Biểu mẫu số 5: Cấp xã, huyện và tỉnh * Cập nhật mô hình quản lý, loại hình và hiệu quả sử dụng của công trình CNTT * Cấp xã cập nhật các công trình nội xã, cấp huyện cập nhật các công trình liên xã, cấp tỉnh cập nhật các công trình liên huyện ** Số đấu nối /hộ sử dụng theo thiết kế và số đấu nối sử dụng thực tế tại thời điểm đánh giá; *** Sự nghiệp có thu Phụ lục 2: Một số quy định về ngân sách trong thông tư 43/2017/TT-BTC

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2017

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Căn cứ Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1600/QĐ-TTg); Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Chương trình).
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg, trừ các khoản hỗ trợ có mục đích, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc các khoản hỗ trợ mà nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính có thỏa thuận về nội dung chi và mức chi.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện theo Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg).
2. Kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung của Chương trình phải hướng tới đạt mục tiêu thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Kế thừa và lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, các chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn; phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung của Chương trình.
Điều 3. Nội dung, mức chi chung
Ngoài nội dung chi, mức chi cụ thể theo nội dung thành phần của Chương trình, một số nội dung, mức chi chung được quy định như sau:
1. Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn thực hiện các nội dung của Chương trình: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC); Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
2. Chi tổ chức hội thảo khoa học trong nước; chi hội thảo chuyên môn nghiệp vụ có tính chất nghiên cứu khoa học gắn với nội dung, nhiệm vụ của Chương trình theo đề cương nghiên cứu được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN).
3. Chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của Chương trình (bao gồm cả tiếng dân tộc): Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2010/TT-BTC).
4. Chi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách trong Chương trình: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BTC ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Đối với đoàn công tác kiểm tra, giám sát đánh giá liên ngành, liên cơ quan: cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác hoặc chủ chương trình (được bố trí kinh phí kiểm tra, giám sát) chịu trách nhiệm thanh toán chi phí cho chuyến công tác theo chế độ quy định (tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc) cho các thành viên trong đoàn. Để tránh chi trùng lắp, cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác thông báo bằng văn bản (trong giấy mời, triệu tập) cho cơ quan, đơn vị cử người đi công tác nguồn kinh phí kiểm tra, giám sát và nêu rõ cơ quan, đơn vị cử người không phải thanh toán các khoản chi này.
5. Chi tổ chức các cuộc điều tra thống kê: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 11. NÂNG CAO NĂNG LỰC, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH; TRUYỀN THÔNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Điều 42. Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng và người dân về nông thôn mới; tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới.
1. Đối tượng, thời gian, nội dung tập huấn, bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT.
2. Nội dung chi, mức chi: Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
3. Căn cứ mức chi theo quy định hiện hành, UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện mức chi từng nội dung cho phù hợp với điều kiện của từng tỉnh.
Điều 43. Ban hành Bộ tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Bộ tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cung cấp cho các địa phương. Trên cơ sở Bộ tài liệu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương căn cứ nhu cầu đào tạo, tập huấn của địa phương tổ chức in cung cấp cho các lớp tập huấn. Kinh phí in ấn tài liệu được tính trong chi phí của lớp đào tạo, tập huấn.
2. Nội dung chi, mức chi biên soạn tài liệu, chi tổ chức lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng; Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
Điều 44. Truyền thông về xây dựng nông thôn mới
1. Đối tượng, nội dung thực hiện truyền thông về xây dựng nông thôn mới thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT.
2. Nội dung chi, mức chi
a) Chi tuyên truyền:
- Chi thông tin, tuyên truyền về nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm: chi nhuận bút, thù lao đối với tin, bài biên tập, đăng trên website của Chương trình nông thôn mới các cấp, các báo, tạp chí, bản tin, tập san, chuyên san, đài phát thanh, đài truyền hình, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề...; chi in ấn các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền, xuất bản sách, sổ tay và các hoạt động khác có liên quan. Nội dung và mức chi thực hiện theo Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định về nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
- Chi hội thảo, hội nghị, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ các cấp về nghiệp vụ truyền thông, báo chí (bao gồm chi phí công tác, học tập tại nước ngoài): Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
- Chi tổ chức sự kiện truyền thông (cuộc thi, lễ tôn vinh, ngày hội): Theo quy định và hóa đơn, chứng từ hợp pháp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chi hỗ trợ các tổ chức chính trị, xã hội phối hợp tuyên truyền triển khai Chương trình: Theo quy định và hóa đơn, chứng từ hợp pháp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chi tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Nội dung và mức chi khen thưởng thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật.
Điều 45. Công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
1. Nội dung chi:
a) Đánh giá Chương trình, bao gồm: Đánh giá giữa kỳ; đánh giá kết thúc và đánh giá tác động; đánh giá đột xuất tình hình thực hiện Chương trình.
b) Giám sát đầu tư của cộng đồng.
c) Vận hành, duy trì, nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá Chương trình.
d) Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng tài liệu phục vụ đào tạo, tập huấn, thuê chuyên gia, tư vấn.
2. Mức chi:
a) Chi xây dựng khung kết quả của Chương trình, gồm hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách; chi hoạt động điều tra, khảo sát; chi xây dựng bộ chỉ số theo dõi kết quả thực hiện Chương trình, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý, tổ chức thực hiện: Thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 của Thông tư này và Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí của ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
b) Chi kiểm tra, đánh giá: Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư này.
c) Chi thuê chuyên gia trong nước: Căn cứ mức độ cần thiết triển khai các hoạt động của Chương trình và dự toán ngân sách được giao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện Chương trình quyết định việc thuê chuyên gia trong nước. Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 1 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức theo hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước. Trường hợp thuê tổ chức tư vấn độc lập thì thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu.
d) Chi duy trì, phát triển, nâng cấp trang tin điện tử về nông thôn mới; thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về nông thôn mới ở cấp trung ương, tỉnh, và huyện; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về nông thôn mới: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
đ) Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng tài liệu phục vụ đào tạo tập huấn, chi công tác phí: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
Mục 13. LẬP, PHÂN BỔ, CHẤP HÀNH DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 50. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình
1. Ngân sách trung ương
a) Bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, ngành trung ương và địa phương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg.
b) Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương chưa tự cân đối được ngân sách nhà nước (căn cứ theo dự toán thu, chi ngân sách năm 2014) và tỉnh Quảng Ngãi để triển khai các nội dung của Chương trình.
2. Ngân sách địa phương
a) Các địa phương tự cân đối được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi): 100% nguồn vốn thực hiện Chương trình bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn.
b) Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi bố trí vốn đối ứng của ngân sách địa phương theo tỷ lệ như sau: địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 50% và tỉnh Quảng Ngãi, đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình; địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 50% đến dưới 70%, đối ứng tối thiểu bằng tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình; địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 70% trở lên, ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách địa phương tùy thuộc điều kiện thực tế và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
3. Nguồn huy động, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Điều 51. Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình
1. Việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, các văn bản hướng dẫn Luật và cơ chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Các cơ quan, đơn vị được phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng chế độ quy định.
2. Khi quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình, các Bộ, cơ quan Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân bổ và giao dự toán đồng thời gửi Báo cáo quyết toán và Thông báo quyết toán về cơ quan chủ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo quyết toán Chương trình hàng năm, trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ, duy tu, bảo dưỡng thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn. Đối với các hoạt động, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị được giao dự toán ký hợp đồng đặt hàng các cơ quan, đơn vị khác thực hiện, chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan, đơn vị được giao dự toán gồm: Hợp đồng (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan chủ trì phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, báo cáo quyết toán kinh phí của cơ quan, đơn vị thực hiện hợp đồng ký kết, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các hóa đơn, chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan trực tiếp thực hiện hợp đồng lưu giữ.
Cơ quan, đơn vị thực hiện hợp đồng có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình đã ký kết, trực tiếp sử dụng kinh phí theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; lập báo cáo quyết toán số kinh phí được cấp theo quy định gửi cơ quan, đơn vị ký hợp đồng (không tổng hợp vào báo cáo quyết toán của cơ quan, đơn vị mình).
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 52. Chế độ báo cáo
Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện chế độ báo cáo kết quả phân bổ, tình hình thực hiện Chương trình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Mục VI của Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT.
Điều 53. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
2. Các Thông tư hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành: Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH; Thông tư liên tịch số 191/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với kinh phí Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
3. Các nhiệm vụ, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đã thực hiện trong giai đoạn 2010-2015 và tiếp tục triển khai trong năm 2016 và năm 2017 (bao gồm cả các hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia dự kiến lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020): Nội dung, mức chi, công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành áp dụng cho Chương trình trong giai đoạn 2010-2015.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng T
ng Bí thư; Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- V
ăn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Viện Ki
m sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nh
à nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương các Hội, Đoàn thể;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố
trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- C
ng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc BTC;
- Lưu:
VT, HCSN (500 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Xuân Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. QĐ số: 54/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2016 quyết định ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

2. QĐ s: 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, thì Hộ nghèo được đánh giá theo 2 tiêu chí chính như sau:

3. Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt CTMTQG xây dựng NTM

4. QĐ Số: 1760/QĐ-TTg nhằm bổ sung một số nội dung trong QĐ 1600/QĐ-TTg,

5. QĐ số: 41/2016/QĐ-TTg, ngày 10/10/2016 về Quyết định Ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

6. QĐ số 2570/QĐ/BNN-TCTL Quyết định Phê duyệt điều chỉnh bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi - đánh giá NS&VSMT nông thôn

7. QĐ số 1980/QĐ-TTg, ngày 17/10/2016

8. QĐ số: 69/QĐ-BNN-VPĐP về Quyết định ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

9. Quyết định số 284/QĐ-TCTL-NN, ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục Thủy lợi

10. QĐ số: 1920/QĐ-TTg, ngày 05/10/2016 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp

11. TT Số: 43/2017/TT-BTC, ngày 12/5/2017, “Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”

12. TT số: 50/2015/TT-BYT, ngày 11 tháng 12 năm 2015, quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt.

13. TT số: 45/2014/TT-BNNPTNT, 03/12/2014, “Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

14. WB: Bản thảo Bộ tiêu chí giám sát đánh giá NSVSMT toàn cầu

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi