Quyết định 43/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 43/2007/QĐ-BNN

Quyết định 43/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:43/2007/QĐ-BNNNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
16/05/2007
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 43/2007/QĐ-BNN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 43/2007/QĐ-BNN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 43/2007/QĐ-BNN ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 43/2007/QĐ-BNN NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2007 BAN HÀNH QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ CHỨNG NHẬN CHÈ AN TOÀN

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số: 12/2003/PL-UBTVQH11, ngày 26 tháng 7 năm 2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn.

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

 


QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ CHỨNG NHẬN CHÈ AN TOÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số  43/2007/QĐ-BNN ngày 16 tháng 5 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp&PTNT)

 

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng

1. Văn bản này quy định điều kiện sản xuất, chế biến, chứng nhận điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn và chứng nhận sản phẩm chè an toàn.

2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia sản xuất, chế biến, chứng nhận điều kiện sản xuất và chứng nhận sản phẩm chè an toàn tại Việt Nam.

3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định  khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó.

 

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chè an toàn là sản phẩm chè được sản xuất, chế biến, bảo quản theo đúng quy trình kỹ thuật, có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nitrat, chất điều hoà sinh trưởng và các vi sinh vật có hại dưới mức giới hạn cho phép theo quy định tại Phụ lục 4 và 5 của Quy định này.

2. Điều kiện sản xuất chè an toàn là các yêu cầu tối thiểu về nhân lực, quy trình canh tác và môi trường để sản xuất nguyên liệu chè an toàn.

3. Điều kiện chế biến chè an toàn là các yêu cầu tối thiểu về nhân lực, thiết bị và công nghệ chế biến, môi trường để sản xuất ra sản phẩm chè an toàn từ nguyên liệu chè an toàn.

4. Tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn là tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm và chứng nhận sản phẩm chè an toàn.

 

Chương II
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ AN TOÀN

 

Điều 3. Quản lý và nhân lực

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến chè an toàn phải có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt (hoặc bảo vệ thực vật), chế biến hướng dẫn.

2. Người sản xuất, chế biến chè an toàn phải qua tập huấn kỹ thuật sản xuất, chế  biến chè an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến chè an toàn phải có hồ sơ hoặc sổ tay ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến (theo mẫu quy định), nhằm theo dõi, quản lý làm cơ sở cho việc xem xét chứng nhận điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn và chứng nhận sản phẩm chè an toàn.       

 

Điều 4. Đất trồng

1. Đất quy hoạch trồng chè an toàn phải đảm bảo có đặc điểm lý, hoá, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây chè, không bị ô nhiễm hóa chất và kim loại nặng, đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt (Tiêu chuẩn TCVN 5941:1995, TCVN 7209: 2000 nêu tại Phụ lục 1 của Quy định này).

2. Đất ở các khu sản xuất chè an toàn phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất khi có nghi vấn hoặc khiếu nại.

 

Điều 5. Phân bón

1. Chỉ được sử dụng các loại phân bón trong Danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ truyền thống đã qua xử lý đảm bảo không còn nguy cơ ô nhiễm hoá chất và vi sinh vật có hại.

2. Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ gây ô nhiễm cao như: phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón trực tiếp cho chè. Nếu sử dụng các loại phân bón lá thì phải đảm bảo thời gian cách ly từ lần phun cuối đến lần hái chè gần nhất theo hướng dẫn trên bao bì.

3. Chỉ được sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong Danh mục  thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

 

Điều 6. Nước tưới

1. Nước tưới cho chè phải lấy từ nguồn nước không ô nhiễm bởi các vi sinh vật và các hoá chất độc hại, chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn TCVN 6773:2000 tại Phụ lục 3 của văn bản này.

2. Tuyệt đối không sử dụng nước thải công nghiệp; nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc; để tưới hoặc phun trực tiếp cho chè.

3. Nguồn nước tưới cho các vùng chè an toàn phải được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

 

Điều 7. Kỹ thuật canh tác chè an toàn.

1. Trồng các giống chè thích hợp với vùng sinh thái.

2. Vệ sinh đồng ruộng: khu vực sản xuất chè an toàn cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để hạn chế sâu bệnh và nguồn ô nhiễm khác.

3. Bón lót đủ lượng phân hữu cơ đảm bảo chất lượng, bố trí trồng cây che bóng cho nương chè phù hợp với điều kiện địa hình, đặc điểm giống chè.

4. Thực hiện phương pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP), giám sát chặt chẽ  vật tư đầu vào và các khâu kỹ thuật canh tác trong sản xuất chè an toàn.

5. Thu hái: thực hiện hái dãn lứa, hái đúng phẩm cấp đảm bảo chất lượng chè nguyên liệu, thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật dài hơn tối thiểu 03 (ba) ngày so với quy định thời gian cách ly ghi trên nhãn của từng loại thuốc (thời gian cách ly tính từ lần phun thuốc bảo vệ thực vật lần cuối đến lứa hái gần nhất)      

Điều 8. Phòng trừ sâu bệnh      

1. Áp dụng triệt để biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên nương chè, kiểm tra đồng ruộng, phát hiện các đối tượng sâu, bệnh hại, áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, theo nguyên tắc sau:

a) Coi trọng biện pháp canh tác, biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại trên chè như: chăm sóc cây chè sinh trưởng tốt, trồng cây che bóng hợp lý, loại bỏ cây ký chủ của các loài sâu bệnh hại chè, kết hợp các biện pháp phòng trừ thủ công như diệt ổ trứng sâu, bắt sâu bẫy bướm vào các thời điểm thích hợp, dùng chất dẫn dụ; bảo vệ, nhân nuôi, phát triển thiên địch trong các vùng sản xuất chè an toàn.

b) Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ sinh học.

2. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho chè. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng 4 đúng:

a) Đúng chủng loại: chỉ sử dụng các loại thuốc trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên chè ở Việt Nam do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

b) Đúng liều lượng: sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây chè.

c) Đúng cách: áp dụng biện pháp pha, trộn và phun, rải thuốc theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc, đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và môi trường.

d) Đúng lúc: sử dụng thuốc đúng thời điểm mẫn cảm nhất của dịch hại theo hướng dẫn để phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc.

  

Điều 9. Chế biến và bảo quản chè an toàn

1. Chế biến chè phải đảm bảo các quy định về an toàn lao động, thiết bị và môi trường theo tiêu chuẩn 10TCN 605-2004 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

2. Nhà kho bảo quản chè phải thoáng, mát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gần nguồn gây ô nhiễm hoá chất, kim loại nặng hoặc vi sinh vật có hại.

3. Bao bì phải đúng quy cách theo quy định, đảm bảo an toàn thực phẩm.

 

Điều 10. Điều kiện để sản phẩm chè được công nhận chè an toàn

1. Lô sản phẩm chè được công nhận là chè an toàn phải đảm bảo các điều kiện sau: có kết quả kiểm nghiệm sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn chè an toàn nêu tại Mục1, Điều 2 của Quy định này.

2. Công bố tiêu chuẩn chè an toàn

Trước khi tiến hành sản xuất và chế biến, tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến chè an toàn phải công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Hướng dẫn số 212/HD-TT-ĐPB ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Cục Trồng  trọt về việc thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá đặc thù chuyên ngành nông nghiệp và phải chịu trách nhiệm về sản phẩm chè đã công bố.         

 

Điều 11. Lưu thông sản phẩm chè an toàn

Sản phẩm chè an toàn trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Có giấy chứng nhận sản phẩm chè an toàn do tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn cấp.

2. Có bao gói thích hợp đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Có nhãn hàng hoá gắn liền với bao gói chè; việc ghi nhãn hàng hoá sản phẩm chè an toàn phải thực hiện theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hoá và Thông tư hướng dẫn số 09/2007/BKHCN ngày 6 tháng 4 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

Điều 12. Tổ chức sản xuất,  chế biến chè an toàn

1. Cơ sở sản xuất, chế biến chè an toàn cần được tổ chức theo các hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể như: doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại.

2. Cơ sở sản xuất, chế biến chè an toàn phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định tại văn bản này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng về chất lượng, tính an toàn của sản phẩm do mình sản xuất, chế biến.

 

Chương III
CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ AN TOÀN

 

Điều 13. Đăng ký và chứng nhận điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn.

1. Đăng ký và chứng nhận điều kiện sản xuất chè an toàn

Tổ chức, cá nhân sản xuất chè gửi hồ sơ đăng ký đề nghị công nhận điều kiện sản xuất chè an toàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại, trước thời vụ bắt đầu thu hoạch chè tối thiểu 02 (hai) tháng.          

Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Đơn đăng ký công nhận điều kiện sản xuất chè an toàn theo mẫu tại Phụ lục 6 của Quy định này.

b) Bản kê khai điều kiện sản xuất chè theo mẫu tại Phụ lục 8 của Quy định này.

c) Tài liệu khác có liên quan nếu có.

2. Đăng ký và chứng nhận điều kiện chế biến chè an toàn

Tổ chức, cá nhân chế biến chè gửi hồ sơ đăng ký đề nghị công nhận điều kiện chế biến chè an toàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại, trước thời vụ bắt đầu thu hoạch chè tối thiểu 01 (một) tháng.         

Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Đơn đăng ký công nhận điều kiện chế biến chè an toàn theo mẫu tại Phụ lục 7 của Quy định này.

b) Bản kê khai điều kiện điều kiện chế biến  chè theo mẫu tại Phụ lục 9 của Quy định này.

c) Tài liệu khác có liên quan nếu có.

 

Điều 14. Thẩm định và chứng nhận điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn.

1. Trong thời hạn 30 ngày (ba mươi), kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, nếu đảm bảo điều kiện theo quy định thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn theo mẫu Phụ lục 10 và Phụ lục 11 của Quy định này.

2. Nếu chưa đảm bảo điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký khắc phục những chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu theo quy định.

3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn có hiệu lực không quá 03 (ba) năm, hết thời hạn cơ sở sản xuất, chế biến chè phải đăng ký lại.

 

Điều 15. Quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến chè an toàn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức việc giám sát, kiểm tra điều kiện sản xuất của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận. Nếu phát hiện không đảm bảo đủ điều kiện quy định thì ra văn bản yêu cầu khắc phục, quá thời hạn mà không khắc phục được thì ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận.

 

Điều 16. Cấp giấy chứng nhận điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến chè an toàn được thẩm định để cấp giấy chứng nhận điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn theo quy định hiện hành.

 

Chương IV
KIỂM NGHIỆM, CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM CHÈ AN TOÀN

 

Điều 17. Điều kiện của tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn.

1. Có cán bộ được đào tạo có chứng chỉ, đủ năng lực thanh tra, kiểm tra và công nhận để chứng nhận sản phẩm chè an toàn.

2. Có trang thiết bị cần thiết để thực hiện việc phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng chè an toàn.

3. Tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm.

 

Điều 18. Thủ tục chứng nhận, chỉ định Tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn.

1. Tổ chức có nhu cầu hoạt động về chứng nhận sản phẩm chè an toàn, gửi hồ sơ về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký được công nhận là Tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn theo mẫu Phụ lục 12.

b) Bản kê chi tiết trong đơn đăng ký về các điều kiện được quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 17 Quy định này.

2. Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định nếu đủ điều kiện trình Bộ quyết định công nhận. Trong trường hợp chưa có tổ chức, cá nhân đăng ký, Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ chỉ định các tổ chức đủ điều kiện thực hiện việc chứng nhận sản phẩm chè an toàn.

3. Cục Trồng trọt tổ chức kiểm tra các tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn, định kỳ 02 (hai) năm một lần hoặc đột xuất khi có khiếu lại, nếu không đủ điều kiện trình Bộ quyết định đình chỉ thực hiện hoặc thu hồi quyết định công nhận.

4. Tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn phải trả phí cho việc thẩm định, công nhận theo quy định hiện hành.

 

Điều 19. Trình tự công nhận và chứng nhận sản phẩm chè an toàn

1. Chủ các lô sản phẩm chè có nhu cầu chứng nhận sản phẩm chè an toàn gửi hồ sơ về Tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký chứng nhận sản phẩm chè an toàn.

b) Bản sao Giấy chứng nhận điều kiện sản xuất hoặc chứng nhận điều kiện chế biến chè an toàn.

c) Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh lô sản phẩm được sản xuất hoặc chế biến từ vùng (cơ sở) được công nhận đủ điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn.           

2. Sau 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn tiến hành  lấy mẫu, kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu nêu tại Mục 1, Điều 2 của Quy định này theo các phương pháp phân tích tương ứng với các chỉ tiêu chứng nhận sản phẩm chè an toàn, nếu đạt tiêu chuẩn thì cấp giấy chứng nhận sản phẩm chè an toàn cho lô sản phẩm đó.

3. Giấy chứng nhận sản phẩm chè an toàn chỉ có giá trị cho lô sản phẩm đã được kiểm nghiệm.

4. Tổ chức, cá nhân có sản phẩm đề nghị công nhận chè an toàn phải trả phí cho việc kiểm nghiệm và chứng nhận sản phẩm chè an toàn cho tổ chức chứng nhận chè an toàn, mức phí do 2 bên thoả thuận theo hợp đồng.

 

Chương V
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHÈ AN TOÀN

  

Điều 20. Phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chè an toàn

1. Cục Trồng trọt: là đầu mối quản lý nhà nước về sản xuất chè an toàn, có trách nhiệm:

a) Xây dựng và trình Bộ ban hành Quy trình sản xuất chè an toàn, quy hoạch các vùng sản xuất chè an toàn tập trung trong phạm vi toàn quốc, chỉ đạo các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tại các địa phương.

b) Xây dựng trình Bộ, Chính phủ các chính sách khuyến khích hỗ trợ sản xuất, chế biến chè an toàn. Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về sản xuất chè an toàn, chỉ đạo các địa phương thực hiện kiểm tra giám sát và chứng nhận điều kiện sản xuất chè an toàn cho các cơ sở sản xuất chè.

c) Tổ chức thẩm định và trình Bộ công nhận hoặc đình chỉ các tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn trên địa bàn cả nước.

d) Đào tạo, tập huấn về sản xuất chè an toàn và chứng nhận sản phẩm chè an toàn trên địa bàn cả nước.

e) Quản lý, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra về sản xuất chè an toàn, chứng nhận sản phẩm chè an toàn và công nhận các tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn.

g) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo Bộ về các nội dung sản xuất chè an toàn.

2. Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối.

a) Xây dựng và trình Bộ quy chuẩn kỹ thuật chế biến chè an toàn.           

b) Kiểm tra giám sát và chứng nhận điều kiện chế biến chè an toàn cho các cơ sở chế biến chè.

c) Chỉ đạo, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về chứng nhận điều kiện chế biến chè an toàn.

3. Cục Bảo vệ thực vật

a) Hướng dẫn, đào tạo và chỉ đạo mở rộng áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với chè an toàn.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với hệ thống bảo vệ thực vật ở các địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ về quản lý sản xuất chè an toàn theo phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Vụ Khoa học công nghệ         

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản xuất, chế biến chè an toàn.

b) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ thuộc Bộ trình Bộ phê duyệt các đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến chè an toàn trong phạm vi toàn quốc.

c) Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, chỉ đạo, giám sát, quản lý về sản xuất và chứng nhận chè an toàn.

5. Vụ Kế hoạch

Chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính và các Cục, Vụ thuộc Bộ trình Bộ phân bổ vốn  để  thực hiện các dự án, mô hình sản xuất, chế biến chè an toàn và kinh phí cho hoạt động đào tạo, tập huấn, kiểm tra - thanh tra chấp hành quy định sản xuất chè an toàn.

6. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia:

a) Tập huấn, phổ biến quy trình kỹ thuật cho nông dân về sản xuất chè an toàn.

b) Tổ chức xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè an toàn tại các vùng chè sản xuất tập trung, tuyên truyền và khuyến cáo mở rộng mô hình sản xuất chè an toàn.

7. Vụ Hợp tác Quốc tế

Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ thuộc Bộ và các địa phương đề xuất các dự án hợp tác quốc tế và tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cho các dự án sản xuất, chế biến, kiểm tra, chứng nhận chất lượng chè an toàn.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

a) Xây dựng, trình UBND tỉnh, thành phố quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn và dự án đầu tư phát triển vùng sản xuất chè an toàn tại các địa phương.

b) Đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ chè an toàn.

c) Đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ về sản xuất chè an toàn cho người sản xuất trên địa bàn.

d) Quản lý đăng ký, kiểm tra, giám sát, tổ chức, thẩm định và cấp giấy chứng nhận điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn. Chỉ đạo sản xuất, chế biến chè an toàn phù hợp với điều kiện địa phương.

e) Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo về sản xuất chè an toàn trên địa bàn.

 

Điều 21. Điều khoản thi hành

Tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động sản xuất, chế biến,  chứng nhận điều kiện sản xuất chè an toàn và sản phẩm chè an toàn có trách nhiệm thực hiện Quy định này, nếu vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại nặng thì bồi thường theo quy định của pháp luật./.

 

 

                                                                                                

 

                                                                                                   

 

                                                                                                    

 

 

 


Phụ lục 1

MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT

(Theo TCVN 7209 -2000)

TT

Nguyên tố

Mức cho phép

(≤ mg/kg)

1

Arsenic (As)

12

2

Cardimi (Cd)

2

3

Đồng (Cu)

50

4

Chì (Pb)

70

5

Kẽm (Zn)

200

 


Phụ lục 2

MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA HOÁ CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG ĐẤT

(Theo TCVN 5941-1995)

TT

Tên thuốc BVTV

Công thức hoá học

Tác dụng

Mức cho phép

(≤ mg/kg)

1

Altrazine

C8H14ClN5

Trừ cỏ

0,2

2

2,4-D

C8H6Cl2O3

Trừ cỏ

0,2

3

Dalapon

C3H4Cl2O2

Trừ cỏ

0,2

4

MPCA

C9H9ClO3

Trừ cỏ

0,2

5

Sofit

C17H26ClNO2

Trừ cỏ

0,5

6

Fenoxaprop-ethyl (Whip S)

C16H12ClNO5

Trừ cỏ

0,5

7

Simazine

C7H12ClN5

Trừ cỏ

0,2

8

Cypermethrin

C22H19Cl2NO3

Trừ cỏ

0,5

9

Saturn (Benthiocarb)

C12H16ClNOS

Trừ cỏ

0,5

10

Dual (Metolachlor)

C15H22ClNO2

Trừ cỏ

0,5

11

Fuji – One

C12H18O4S2

Diệt nấm

0,1

12

Fenvalerat

C25H22ClNO3

Trừ sâu

0,1

13

Lindan

C6H6Cl6

Trừ sâu

0,1

14

Monitor (Methamidophos)

C2H8NO2PS

Trừ sâu

0,1

15

Monocrotophos

C7H14NO5P

Trừ sâu

0,1

16

Dimethoate

C5H12NO3PS2

Trừ sâu

0,1

17

Methyl Parathion

C8H10NO5PS

Trừ sâu

0,1

18

Triclofon (Clorophos)

C4H8Cl3O4P

Trừ sâu

0,1

19

Padan

C7H16N3O2S2

Trừ sâu

0,1

20

Diazinon

C12H21N2O3PS

Trừ sâu

0,1

21

Fenobucarb (Bassa)

C12H21NO2

Trừ sâu

0,1

22

DDT

-

Trừ sâu

0,1

 

 


Phụ lục 3

MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ CHẤT TRONG NƯỚC TƯỚI

(Theo TCVN 6773-2000)

TT

Thông số chất lượng

Đơn vị

Mức các thông số cho phép

1

Tổng số chất rắn hoà tan

(với EC ≤ 1,75S/cm, 250C)

mg/lít

<1000

2

Tỷ số SAR* của nước tưới

mg/lít

<18

3

Bo

mg/lít

1- 4

4

Oxy hoà tan

mg/lít

>2

5

pH

mg/lít

5,5-8,5

6

Clorua (Cl)

mg/lít

<350

7

Hoá chất trừ cỏ

mg/lít

<0,001

8

Thuỷ ngân

mg/lít

<0,001

9

Cadmi (Cd)

mg/lít

0,005-0,01

10

Asen (As)

mg/lít

0,05-0,1

11

Chì (Pb)

mg/lít

<0,1

12

Crom (Cr)

mg/lít

<0,1

13

Kẽm (Zn)

mg/lít

<1 khi pH<6,5; <5 khi pH > 6,5

14

Fecal coliform

MPN/100ml

< 200

 

* Tỷ số hấp thụ natri - SAR

 


Phụ lục 4

HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG CHO PHÉP TRONG CHÈ

(Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/04/1998)

 

 

Hàm lượng kim loại nặng cho phép (mg/kg)

As

Pb

Cu

Sn

Zn

Hg

Cd

Sd

Chè và sản phẩm

1,0

2,0

150,0

40,0

40,0

0,05

1,0

1,0

 

 

Phụ lục 5

MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP (MRLS) CỦA MỘT SỐ THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CHÈ CỦA CÁC NƯỚC VÀ KHU VỰC (MG/KG)

 

STT

   Tên thuốc BVTV

EU

Anh

Hà Lan

Đức

1

Acephate

0,10

0,10

0,10

0,10

2

Aldrin/Dieldrin

0,02

0,02

0,02

0,02

3

Biphenthrin

0,10

 

0,10

0,05

4

Bromophos

0,10

 

 

0,10

5

Bromopropylate

0,10

 

 

0,10

6

Buprofezin

0,02

 

 

0,02

7

Chinomethoate

0,02

 

 

0,02

8

Chlordane

0,02

0,02

0,02

0,02

9

Chlorfenvinphos

0,10

 

 

0,10

10

Chlopyrifos

0,10

 

 

0,10

11

Chlorthion

0,10

 

 

0,10

12

Cyfluthrin

0,10

 

 

0,10

13

Cypemethrin

0,10

 

0,10

20,00

14

DDT

0,20

0,20

0,20

0,20

15

Deltamethrin

5,00

5,00

5,00

5,00

16

Diazinon

0,05

 

 

0,05

17

Dichlorovos

0,10

 

 

0,10

18

Dicofol

0,10

 

5,00

2,00

19

Dimethoate

0,20

0,20

0,20

0,20

20

Endosulfan

30,00

30,00

30,00

30,00

21

Endrin

0,01

0,01

0,01

0,01

22

Enthion

2,00

2,00

2,00

2,00

23

Fenitrothion

0,05

 

0,05

0,05

24

Fenpropathrin

0,02

 

 

0,02

25

Fenpropimorth

0,10

 

 

0,10

26

Fensulphothion

0,02

 

 

0,02

27

Fenvalerate

0,10

 

0,10

0,05

28

Formothion

0,05

 

 

0,05

29

HCB

0,01

 

 

0,01

30

HCB(andb)

0,2

 

 

0,02

31

Heptachlor

0,02

 

 

0,02

32

Lambdacyhalothrin

1,00

1,00

1,00

1,00

33

Lindane

0,20

 

 

0,20

34

Malathion

0,10

 

0,10

0,05

35

Mercarbam

0,05

 

 

0,05

36

Methamidophos

0,10

0,10

0,10

0,10

37

Methidathion

0,10

0,10

0,10

0,10

38

Methoxychlor

0,10

 

 

0,10

39

Mevinphos

0,05

 

 

0,05

40

Omethoate

0,10

0,10

0,10

0,10

41

Parathion – Methyl

0,10

 

 

0,10

42

Paraoxon – methyl

0,10

 

 

0,10

43

Pendimethalin

0,10

 

 

0,10

44

Pemerthrin

0,10

 

 

0,10

45

Phosalone

0,05

 

 

0,05

46

Procymidone

0,10

 

 

0,10

47

Profenopos

0,10

 

 

0,10

48

Propachlor

0,10

 

 

0,10

49

Prothiopos

0,10

 

 

0,10

50

Quynalphos

0,10

 

 

0,10

51

Quintozene

0,01

 

 

0,01

52

Tau – fluvalinate

0,05

 

 

0,05

53

Tetradfon

0,05

 

 

0,05

54

Triazophos

0,10

 

 

0,05

55

Trifluralin

0,10

 

 

0,10

56

Vinclozolin

0,10

 

 

0,10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 6

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN

 

Tên tổ chức                               

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày..... tháng.... năm……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ……………….

 

1. Tên tổ chức, cá nhân:………………………………………………………

2. Địa chỉ của tổ chức, các nhân: ……………………………………………..

Điện thoại:…………………..Fax:…………………………..Email:…………

3. Điều kiện sản xuất chè:           

Sau khi nghiên cứu các quy định của Nhà nước về sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn, quy định các điều kiện sản xuất chè an toàn, liên hệ với điều kiện sản xuất của cơ sở, chúng tôi xin được đăng ký là cơ sở có đủ điều kiện sản xuất chè an toàn.

Diện tích chè an toàn xin đăng ký: ………………….. ha

Địa điểm tại: thôn (bản)…………xã:……………huyện………………

Sản lượng chè búp tươi dự kiến:………………tấn chè búp tươi/ năm

Kèm theo đơn này là bản kê khai điều kiện sản xuất chè của đơn vị chúng tôi. Chúng tôi đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chè an toàn cho đơn vị chúng tôi. Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về sản xuất chè an toàn và trả phí thẩm định theo quy định hiện hành.

                                                                                 

Chức danh người ký tên

(ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 


Phụ lục 7

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN CHẾ BIẾN CHÈ AN TOÀN

 

Tên tổ chức                               

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày..... tháng.... năm……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN
CHẾ BIẾN CHÈ AN TOÀN

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ……………….

 

1. Tên tổ chức, cá nhân:………………………………………………………

2. Địa chỉ của tổ chức, các nhân: ……………………………………………

Điện thoại:…………………..Fax:…………………………..Email:………

3. Điều kiện chế biến chè:

Sau khi nghiên cứu các quy định của Nhà nước về sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn, quy định các điều kiện chế biến chè an toàn, liên hệ với điều kiện sản xuất của cơ sở, chúng tôi xin được đăng ký là cơ sở có đủ điều kiện chế biến chè an toàn.

Thiết bị và công nghệ chế biến chè:……………………………………

Địa điểm tại: thôn (bản)…………xã:……………huyện………………

Công suất chế biến:……………… tấn chè khô/năm

Kèm theo đơn này là bản kê khai điều kiện chế biến chè của đơn vị chúng tôi. Chúng tôi đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến chè an toàn cho đơn vị chúng tôi. Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về chế biến chè an toàn và trả phí thẩm định theo quy định hiện hành.

                                                                                 

Chức danh người ký tên

(ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 


Phụ lục 8

MẪU BẢN KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN

 

Tên tổ chức

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày..... tháng.... năm……

 

 

BẢN KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh …………….

 

1. Tên tổ chức, cá nhân:…………………………………………………

2. Địa chỉ của tổ chức, cá nhân:…………………………………………

……………………………………………………………………………

ĐT: …………….......Fax:………………….Email…………………….

3. Diện tích đăng ký sản xuất chè an toàn:………….... ha

4. Địa điểm: thôn (bản)…………… xã……………….. huyện………….

5. Điều kiện thực tế

a) Nhân lực

Danh sách cán bộ chuyên ngành, trình độ chuyên môn, thời gian công tác, chứng chỉ được cấp.

b) Đất trồng và giống chè

Khoảng cách vùng chè so với các vùng có khả năng gây ô nhiễm:………….m    

Giống chè chính đang trồng trong vùng……………………………….

c) Điều kiện vườn chè

Năng suất, sản lượng, mật độ cây che bóng trên nương chè, chế độ chăm sóc, thu hoạch chè trong 3 năm gần đây.

d) Sử dụng phân bón trong 3 năm gần đây

 

STT

Loại phân bón

Lượng bón (kg/ha)

Thời gian bón

Cách bón

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

e) Nguồn nước tưới cho chè hiện nay:

…………………………………………………………………………...

g) Sử dụng thuốc BVTV trong 3 năm gần đây.

STT

Loại thuốc BVTV

Lượng sử dụng (kg/ha)

Cách sử dụng

Thời gian phun

Thời gian hái chè

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam đoan các nội dung khai trên là đúng sự thực và cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất chè an toàn và chịu trách nhiệm về các khai báo trên.

 

Chức danh người ký tên

(ký tên, đóng dấu)

 


Phụ lục 9

MẪU BẢN KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN CHẾ BIẾN CHÈ AN TOÀN

 

Tên tổ chức

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày..... tháng.... năm……

 

BẢN KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN CHẾ BIẾN CHÈ AN TOÀN

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh…………….

 

1.Tên tổ chức, cá nhân:……………………………………………………

2. Địa chỉ của tổ chức, cá nhân:…………………………………………

……………………………………………………………………………

ĐT: …………….......Fax:………………….Email………………………

3. Địa điểm cơ sở chế biến chè: thôn (bản)………xã…………huyện……

4. Điều kiện thực tế:

a) Nhân lực

Danh sách cán bộ chuyên ngành, trình độ chuyên môn, thời gian công tác, chứng chỉ được cấp.

b) Chế biến và bảo quản chè

  

TT

Loại thiết bị, nhà xưởng

Công suất chế biến, bảo quản

Công nghệchế biến, bảo quản đang sử dụng

Khoảng cách so với các khu vực bị ô nhiễm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Điều kiện môi trường của cơ sở chế biến chè:………………………….

Chúng tôi cam đoan các nội dung khai trên là đúng sự thực và cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực chế biến chè an toàn và chịu trách nhiệm về các khai báo trên.

 

Chức danh người ký tên

(ký tên, đóng dấu)

 

 


Phụ lục 10

MẪU CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH ……

 

 CHỨNG NHẬN

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN

 

1. Tổ chức hoặc các nhân:…………………………………………………….

2. Địa chỉ:……………………………………………………………………

3. Quy mô diện tích:…………………………………................................. ha

4. Giống chè:………………………………………………………………….

5. Sản lượng chè hàng năm:…………………………tấn chè búp tươi/ năm

Đã có đủ điều kiện sản xuất chè an toàn, thời hạn từ ngày… tháng…… năm….. đến ngày…… tháng……. năm ……

 

GIÁM ĐỐC

(ký tên đóng dấu)

 

Ngày phát hành:……........                                                          

Số giấy chứng nhận:……..                                                                                                                                  

Số Quyết định:……………                                   

                                                                                     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 11

MẪU  CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN CHẾ BIẾN CHÈ AN TOÀN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH ……

 

CHỨNG NHẬN

ĐIỀU KIỆN CHẾ BIẾN CHÈ AN TOÀN

 

1. Tổ chức hoặc cá nhân:……………………………………………………

2. Địa chỉ:……………………………………………………………………

3. Thiết bị và công nghệ chế biến chè:………………………………………

4. Công suất chế biến:……………….................................. tấn chè khô/ năm

5. Loại sản phẩm chè………………………………………………………….

Đã có đủ điều kiện chế biến chè an toàn, thời hạn từ ngày… tháng…… năm….. đến ngày…… tháng……. năm……

 

GIÁM ĐỐC

(ký tên đóng dấu)

 

Ngày phát hành:…….                                                          

Số giấy chứng nhận: ……..                                             

Số Quyết định:…………….                                       

                                                                                     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 12

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỀ NGHỊ LÀ TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
 SẢN PHẨM CHÈ AN TOÀN

 

Tên tổ chức

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày..... tháng.... năm……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỀ NGHỊ LÀ TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
 SẢN PHẨM CHÈ AN TOÀN

 

Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

1. Tên tổ chức:………………………………………………………….

thuộc ……………………………………………(tên cơ quan chủ quản)

2. Địa chỉ của tổ chức:………………………………………………….

…………………………………………………………………………..

ĐT: …………….......Fax:………………….Email…………………….

3. Cơ quan, tổ chức ra quyết định thành lập…………………………….

4. Lĩnh vực chứng nhận: sản phẩm chè an toàn

5. Điều kiện của đơn vị để phục vụ chứng nhận sản phẩm chè an toàn

5.1. Điều kiện nhân lực: danh sách cán bộ, nhân viên sau:

 

TT

Họ và tên

Chức danh

Trình độ

Lĩnh vực chuyên môn

Thời gian công tác

Công việc hiện tại

Chứng chỉ được cấp

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2. Điều kiện về trang thiết bị:

 

TT

Tên thiết bị

Số lượng

Ký mã hiệu

Đặc trưng kỹ thuật chủ yếu

Tình trạng

Chỉ tiêu kiểm tra

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng và chứng nhận sản phẩm chè an toàn, chịu trách nhiệm về cấp giấy chứng nhận sản phẩm chè an toàn.

 

Chức danh người ký tên

(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi