Quyết định 3702/QĐ-BNN-TT 2018 Quy trình trồng xen cây hồ tiêu, cây bơ, cây sầu riêng trong vườn cà phê vối

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3702/QĐ-BNN-TT

Quyết định 3702/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy trình trồng xen cây hồ tiêu, cây bơ, cây sầu riêng trong vườn cà phê vối
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3702/QĐ-BNN-TTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành:24/09/2018Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 3702/QĐ-BNN-TT

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 3702/QĐ-BNN-TT PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 3702/QĐ-BNN-TT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3702/QĐ-BNN-TT

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2018

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy trình trồng xen cây hồ tiêu, cây bơ, cây sầu riêng

trong vườn cà phê vối

________________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục Trưởng Cục Trồng trọt,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình trồng xen cây hồ tiêu, cây bơ, cây sầu riêng trong vườn cà phê vối”,

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Khoa học Công nghệ và Môi trường; Cục trưởng các Cục: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- UBND tỉnh và Sở NN&PTNT các tỉnh trồng cà phê;
- Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam;
- Tổng Công ty Cà phê Việt Nam;
- Viện KHNNVN, Viện KHKT Tây Nguyên;
- Lưu: VT, TT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

 

QUY TRÌNH

Trồng xen cây hồ tiêu, cây bơ, cây sầu riêng trong vườn cà phê vối

(Kèm theo Quyết định số 3702/QĐ-BNN-TT ngày 24 tháng 9 năm 2018

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

______________

 

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Phạm vi áp dụng

Quy trình này áp dụng cho việc trồng xen cây hồ tiêu, cây bơ và cây sầu riêng trong vườn cà phê vối có đủ các điều kiện sau:

1.1. Nằm trong vùng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây cà phê được cấp thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên;

1.2. Vườn cà phê vối trồng thuần bắt đầu trồng xen, vườn cà phê vối tái canh, vườn cà phê vối đã trồng xen các loại cây theo nhiều mật độ và khoảng cách chưa phù hợp.

2. Căn cứ xây dựng quy trình

2.1. Quy trình tái canh cà phê vối, ban hành kèm theo quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT, ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2.2. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu, ban hành kèm theo quyết định số 730/QĐ-BNN-TT, ngày 05 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2.3. Kết quả điều tra xác định mô hình trồng xen các loại cây trong vườn cà phê vối theo hướng bền vững thuộc dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) năm 2017;

2.4. Tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật trồng xen các loại cây cây ăn quả trong vườn cà phê”, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, năm 2017.

2.5. Kết quả đề tài “Các phương thức nông lâm kết hợp ở Đắk Lắk: hiệu quả kinh tế và một số tác động môi trường” năm 2001.

3. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật

3.1. Sản xuất cà phê vối theo hướng bền vững, đạt năng suất trên 3 tấn cà phê nhân/ha;

3.2. Thu nhập trên vườn cà phê có trồng xen tăng từ 1,5 - 2 lần so với vườn cà phê vối trồng thuần.

 

Phần II

KỸ THUẬT TRỒNG XEN CÂY HỒ TIÊU, CÂY BƠ, CÂY SẦU RIÊNG

TRONG VƯỜN CÀ PHÊ VỐI

 

I. KỸ THUẬT TRỒNG XEN CÂY HỒ TIÊU TRONG VƯỜN CÀ PHÊ VỐI

1. Điều kiện trồng xen

1.1. Diện tích trồng cà phê vối đủ các điều kiện sau: độ dốc vườn nhỏ hơn 15°, điều kiện nước tưới thuận lợi; tầng đất dầy trên 70 cm, thoát nước tốt; mực nước ngầm sâu hơn 100 cm; pHKCI 3,7 - 6,0;

1.2. Diện tích trồng cà phê vối có tỷ lệ nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng hoặc nấm trong đất gây hại không quá 5% đối với vườn trồng mới, vườn tái canh và đối với vườn cà phê vối đang kinh doanh không quá 10%.

1.3. Giống hồ tiêu sử dụng trồng xen là loại giống đã được các cấp có thẩm quyền công nhận.

2. Kỹ thuật trồng xen hồ tiêu trong vườn cà phê

- Sử dụng các loại trụ sống: lồng mức (Wrightia annamenis), keo dậu (Leucaena leococephala), muồng đen (Casia siamea), gòn (Ceiba pentandra).

- Thiết kế vườn trồng xen: cây hồ tiêu trồng xen kẽ giữa 4 cây cà phê, trồng ngang bằng với mặt hố để hạn chế đọng nước. Khoảng cách, mật độ trồng xen cây hồ tiêu trong vườn cà phê có thể chọn lựa một trong các trường hợp sau:

+ Khoảng cách: 3 x 6 m (mật độ 555 cây tiêu/ha), cây cà phê có khoảng cách trồng 3 x 3 m, mật độ: 1.110 cây/ha;

+ Khoảng cách: 3 x 9 m (mật độ 370 cây tiêu/ha), cây cà phê có khoảng cách trồng 3 x 3 m, mật độ: 1.110 cây/ha;

+ Khoảng cách: 6 x 6 m (mật độ 278 cây tiêu/ha), cây cà phê có khoảng cách trồng 3 x 3 m, mật độ: 1.110 cây/ha;

- Thời vụ trồng: Vào mùa mưa, khoảng tháng 5-8 dương lịch là thích hợp nhất. Sau trồng 4-5 ngày nếu trời không mưa phải tưới nước ngay cho dây tiêu trồng xen.

- Hố trồng: Hố được đào với kích thước 50 x 50 x 50 cm, để riêng lớp đất mặt. Trộn đều đất mặt với 5 - 10 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg phân lân + 0,3 kg vôi và lấp xuống hố. Xử lý đất trong hố trước khi trồng có thể dùng thuốc có hoạt chất Imidacloprid (Confidor 200SL 0,1%, 0,5 lít/hố) hoặc dùng thuốc có hoạt chất Diazinon (Diazan 50EC khoảng 50 g/hố) để trừ kiến, mối.

- Tiêu chuẩn cây giống trồng xen:

+ Cây giống hồ tiêu 4 - 6 tháng tuổi đối với hom lươn, 2-3 tháng tuổi đối với hom thân, chồi có từ 4 lá đến 6 lá thuần thục. Lá xanh tốt, có kích thước và hình dạng đặc trưng của giống;

+ Cây không bị sâu bệnh hại và được huấn luyện với ánh sáng 70 - 80% từ 15-20 ngày trước khi đem trồng.

3. Bón phân

3.1. Phân hữu cơ

a) Bón cho cây cà phê: Bón với liều lượng 5-10 kg/cây phân chuồng hoai, định kỳ 2 năm bón một lần. Bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo một bên mép tán rộng 20 cm, sâu 25 - 30 cm, cần lấp đất lại sau khi bón phân. Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác.

b) Bón cho cây hồ tiêu: Bón với liều lượng 5-10 kg/trụ, định kỳ 1 năm bón một lần, sử dụng phân chuồng hoai. Bón đầu mùa mưa, có thể bón trên mặt đất rồi dùng rơm rạ, cây phân xanh, cỏ khô tủ lên phân chuồng. Hạn chế đào rãnh sâu để bón phân chuồng.

Nếu không có phân chuồng, bón thay thế phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh với lượng tương đương.

Có thể bổ sung thêm phân xanh (4 - 5 tấn phân xanh tương đương 1 tấn phân chuồng) và tàn dư thực vật có sẵn tại vườn hoặc tại địa phương. Có thể bón kết hợp với một số chế phẩm sinh học có tác dụng hạn chế phát triển của tuyến trùng và đối kháng với một số nấm bệnh gây hại trong đất.

3.2. Phân hóa học

Bón khi đất đủ ẩm, rải phân rồi xới nhẹ hay lấp thành băng theo hình chiếu quanh mép tán.

Bảng 1. Định lượng phân bón cho 1 ha trồng xen hồ tiêu (kg/ha/năm)

(Năng suất hồ tiêu kinh doanh dự kiến đạt 2,0 - 3,5 kg hạt khô/cây/năm)

Năm

Dùng phân NPK

Dùng phân đơn

Loại

Liều lượng

Urê

Lân nung chảy

Kali clorua

Trồng mới

Cà phê (kg/ha/năm)

NPK 2:2:1 (16-16-8)

400

130

600

50

Hồ tiêu (kg/trụ/năm)

0,2 - 0,3

-

-

-

Năm thứ 2

Cà phê (kg/ha/năm)

NPK 2:2:1 (16-16-8)

750 - 800

260

600

160

Hồ tiêu (kg/trụ/năm)

0,5 - 0,9

-

-

-

Năm thứ 3

Cà phê (kg/ha/năm)

NPK 2:2:1 (16-16-8)

950 - 1.000

330

600

220

Hồ tiêu (kg/trụ/năm)

1,0 - 1,25

-

-

-

Kinh doanh

Cà phê (kg/ha/năm)

NPK 2:2:1 (16-16-8)

NPK 2:1:2 (16-8-16)

1.400- 1.600

480 - 550

600

330 - 420

Hồ tiêu (kg/trụ/năm)

NPK chuyên dùng

1,25 -1,5

-

-

-

Bảng 2. Thời điểm và liều lượng bón phân cho 1 ha trồng xen hồ tiêu kinh doanh

Thời điểm

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10 - 11 -12

Cà phê

- Sử dụng phân đơn

 

Lần 1

ợt tưới thứ 2)

Lần 2

Lần 3

Lần 4

 

72 - 80 kg
Urê

120 - 140 kg
Urê

144 - 165 kg
Urê

144- 165 kg
Urê

-

600 kg
Lân nung chảy

-

-

-

100- 124 kg
Kali clorua

115 - 148 kg
Kali clorua

115- 148 kg
Kali clorua

- Hoặc sử dụng phân hỗn hợp, phức hợp

 

Lần 1

Đợt tưới thứ 2

Lần 2

Lần 3

Lần 4

 

210 - 240 kg

NPK tỷ lệ 4:1:1

(20-5-5)

350-400 kg

NPK tỷ lệ 2:2:1

(16-16-8)

420 - 480 kg

NPK tỷ lệ 2:1:2

(16-8-16)

420 - 480 kg

NPK tỷ lệ 2:1:2

(16-8-16)

Hồ tiêu

Lần 1

250-300 g/gốc,

NPK 2:2:1

(16-16-8)

 

Lần 2

250-300 g/gốc,

NPK 2:2:1

(16-16-8)

Lần 3

250-300 g/gốc,

NPK 2:1:2

(19-9-19)

Lần 4

250-300 g/gốc,

NPK 2:1:2

(19-9-19)

Lần 5

250-300 g/gốc,

NPK 2:1:2

(19-9-19)

Chú ý: Nên kết hợp đồng thời bón cho cà phê và hồ tiêu ở các lần 1, 2, 3 và 4. Các lần bón khác theo khuyến cáo trên.

3.3. Vôi

- Tùy thuộc vào pHKCl đất của vườn. Lượng bón khuyến cáo như sau:

+ pHKCl < 4,0: 1.000 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;

+ pHKCl từ 4,0 - 4,4: 800 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;

+ pHKCl từ 4,5 - 4,9: 600 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;

+ pHKCl từ 5,0 - 5,4: 400 kg/ha, 2 năm bón 1 lần.

- Nên bón vôi vào đầu mùa mưa, sau khi có những cơn mưa đầu mùa. Không trộn chung với các loại phân bón khác.

- Cách bón: rải đều vôi trên mặt đất.

3.4. Phân bón lá

Phun 3 - 4 lần trong mùa mưa, phun đúng nồng độ hướng dẫn trên bao bì để tránh bị cháy lá, rụng chùm quả do nồng độ quá cao. Sử dụng các loại phân bón lá có vi lượng như Zn, Bo làm giảm được tỷ lệ rụng chùm quả. Phun phân bón lá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

4. Tưới nước

Sử dụng phương pháp tưới gốc và tưới tiết kiệm. Không áp dụng kỹ thuật tưới tràn cho vườn cà phê trồng xen hồ tiêu.

Bảng 3. Lượng nước và chu kỳ tưới

Loại cây

Lượng nước tưới

Số lần tưới

Chu kỳ tưới

Tưới gốc (lít/gốc/lần)

Tưới tiết kiệm (lít/gốc/lần)

(Lần)

(ngày)

Cà phê

400 - 420

350 - 390

3

30 - 35

Hồ tiêu

100 - 120

80 - 100

4

25 - 30

Lưu ý: Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới hay chu kỳ tưới (lượng mưa 30 mm có thể thay thế cho 1 lần tưới).

Bảng 4. Thời điểm tưới nước

Tháng tưới

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Loại cây

Cà phê

(Siết nước) Không tưới

(Siết nước) Không tưới

Tưới nở hoa (Lần 1)

Tưới nuôi quả (Lần 2)

Tưới nuôi quả (Lần 3)

Hồ tiêu

ới nuôi quả (Lần 1)

ới nuôi quả (Lần 2)

Tưới nuôi quả (Lần 3)

Tưới nuôi quả

(Lần 4)

Không tưới

Không tưới

Phương pháp tưới

Tưới gốc; Tưới tiết kiệm

Tưới gốc; Tưới tiết kiệm

Tưới gốc; Tưới tiết kiệm

Tưới gốc; Tưới tiết kiệm

5. Tạo hình

5.1. Tạo hình cho cà phê

a) Cắt tỉa cành: Cây cà phê kinh doanh được cắt tỉa cành: 2 lần/năm.

- Lần thứ nhất: Ngay sau khi thu hoạch, gồm các công việc:

+ Cắt bỏ các cành vô hiệu (cành khô, cành bị sâu bệnh, nhỏ yếu...), chú ý tỉa kỹ cành vô hiệu ở phần trên đỉnh tán.

+ Cắt ngắn các đoạn cành già cỗi ở xa trục thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cành thứ cấp bên trong, tỉa bỏ cành yếu, cành tăm.

+ Cắt bỏ cành mọc chạm mặt đất.

- Lần thứ hai: Vào giữa mùa mưa, tiến hành tỉa thưa cành thứ cấp mọc ở những vị trí không thuận lợi (nằm sâu trong tán lá, mọc thẳng đứng, mọc nhiều cành thứ cấp trên cùng một đốt) để tán cây được thông thoáng.

b) Cắt chồi vượt: Các chồi vượt phải được cắt bỏ thường xuyên trong năm.

c) Thay thế cây kém hiệu quả

- Cây sinh trưởng kém cần đào bỏ để trồng lại bằng cây mới;

- Cây sinh trưởng tốt nhưng quả nhỏ, bị bệnh gỉ sắt... tiến hành cưa và ghép thay thế bằng những giống chọn lọc.

5.2. Tạo hình cho cây hồ tiêu

- Tạo hình cho cây hồ tiêu: Vào mùa khô hoặc sau khi thu hoạch (tháng 3 - 4) tiến hành cắt tỉa tất cả các cành nhánh, dây lươn mọc từ thân chính (đến độ cao cách mặt đất 30 - 40 cm);

- Tỉa bỏ cành ác sinh trưởng yếu, cành tăm, dây thân mọc ngoài bộ tán hồ tiêu, dây thân mọc quá cao ở đỉnh trụ. Tiến hành 2 - 3 lần trong năm, vào những ngày khô ráo;

- Tạo hình cho cây trụ sống: cần cắt tỉa tán cây trụ sống 2 - 3 lần vào mùa mưa, không tỉa cành cây trụ sống trong mùa khô.

6. Làm cỏ

- Làm cỏ 3 - 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích;

- Đối với đất dốc: làm cỏ theo băng, không làm cỏ trắng toàn bộ diện tích;

- Không khuyến cáo sử dụng thuốc diệt cỏ;

- Cỏ trong gốc tiêu phải nhổ bằng tay.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến

7.1. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cà phê

Trên các loại hình trồng xen thường xuất hiện các loại sâu, bệnh hại chính.

a) Sâu hại

* Rệp vảy xanh, rệp vảy nâu (Coccus viridis Green, Saissetia hemisphaerica Targioni - Tozzetti)

- Triệu chứng: Các loại rệp chích hút nhựa các bộ phận non của cà phê như chồi vượt, lá non (trên lá rệp thường bám mặt dưới của lá), chồi non, quả non làm cho các bộ phận này phát triển kém. Rệp vảy xanh xuất hiện quanh năm trên vườn cây và gây hại nặng trong mùa khô.

- Phòng trừ:

+ Bảo vệ thiên địch, đặc biệt là bảo vệ loài bọ rùa đỏ (Chilocorus politus), bọ mắt vàng (Chrysopa sp.) và bọ rùa nhỏ (Scymnus sp.)... và các loài nấm ký sinh phát triển.

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ xung quanh hình chiếu tán cây và trong gốc.

+ Tạo hình để cây thông thoáng, đánh chồi vượt thường xuyên, cắt bỏ các cành nhánh mọc sát đất.

+ Thưng xuyên theo dõi sự phát sinh phát triển của rệp trên đồng ruộng để phòng trừ kịp thời và hợp lý.

+ Phun một trong các loại thuốc sau: Saponozit 46% + Saponin acid 32% (TP - Thần Điền 78 SL); Rotenone (Dibaroten 5WP, 5SL, 5GR); Rotenone 2,5% + Saponin 2,5% (Dibonin 5WP, 5SL, 5GR).

Đối với cây bị rệp mức độ nặng nên phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

Chú ý: chỉ phun thuốc những cây bị rệp và phun khi cần thiết (mật độ rệp cao), không phun thuốc định kỳ, không phun toàn bộ diện tích.

* Rệp sáp hại quả: rệp sáp bột tua ngắn (Planococcus kraunhiae Kuwana) và rệp sáp bột tua dài (Ferrisia virgata Cockerell)

- Triệu chứng: Rệp chích hút hoa, cuống quả và quả non làm hoa, quả khô và rụng. Rệp gây hại nặng trong mùa khô, từ sau khi cây ra hoa, đặc biệt là thời gian có các giai đoạn mưa nắng xen kẽ nhau. Thời điểm rệp sáp gây hại nặng nhất là giai đoạn cây mang quả non, vào thời gian các tháng mùa khô.

- Phòng trừ:

+ Sau khi thu hoạch cắt tỉa cành để vườn thông thoáng, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ hạn chế sự lây lan do kiến.

+ Thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là vào những năm khô hạn.

+ Khi thấy khoảng 10% số chùm quả trên cây có rệp thì tiến hành phun một trong các loại thuốc sau: Chlopyrifos Ethyl (Mapy 48 EC); Cypemethrin 40g/l + Profenofos 400g/l (Acotrin P 440EC); Spirotetramat (Movento 150 OD); Chlorpyrifos Ethyl 200g/l + Imidacloprid 20g/l (Fidur 220EC) theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì. Phun thuốc 2 - 3 lần cách nhau 7-10 ngày. Chú ý chỉ phun cây có rệp. Phun nước áp suất cao loại bỏ chùm hoa khô, sau đó phun thuốc hóa học.

b) Bệnh hại

* Vàng lá, thối rễ

Triệu chứng: Bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng (Pratylenchus coffeae, Pratylenchm spp., Meloidogyne spp.) và nấm hại rễ (Fusarium spp., Rhizoctonia spp.) gây hại. Cây sinh trưởng chậm, có ít cành thứ cấp, lá chuyển sang màu vàng, rễ tơ bị thối.

- Phòng trừ:

+ Bón phân vô cơ cân đối theo độ phì đất hoặc các chế phẩm sinh học cải tạo đất. Tăng cường sử dụng phân bón qua lá để cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây.

+ Hạn chế xới xáo, làm bồn trong những vườn cây đã bị bệnh để tránh sự lây lan bệnh.

+ Không tưới tràn từ vườn bệnh sang vườn không bệnh.

+ Đào bỏ cây bị bệnh nặng để hạn chế sự lây lan của tuyến trùng và nấm bệnh.

+ Trồng các loại cây trồng xen vào giai đoạn kiến thiết cơ bản để hạn chế tuyến trùng như: cúc vạn thọ (Tagetes spp.), cây muồng hoa vàng (Crotalaria spectabilos, Crotalaria juncea).

+ Sử dụng các thuốc sinh học: Sử dụng thuốc sinh học trừ tuyến trùng kết hợp với thuốc sinh học trừ nấm như sau: Paecilomyces lilacinus (Palila 500 WP); Chitosan (Jolle 1 SL, 40 SL, 50 WP; Kaido 50 SL, 50 WP); Cytokinin (Zeatin; Geno 2005 2 SL); Abamectin (Tervigo 020 SC); Clinoptilolite (Map logic 90 WP). Thuốc sinh học trừ nấm như Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP); Trichoderma spp. (TRICÔ-ĐHCT 108 bào tử/g).

+ Biện pháp hóa học: Xử lý cây mới bị nhiễm bệnh và cây xung quanh vùng bị gây hại bằng một trong các loại thuốc trừ tuyến trùng, sau đó xử lý thuốc trừ nấm bệnh. Nên xử lý thuốc 2 lần cách nhau 15-30 ngày để phòng và cô lập nguồn bệnh. Khi xử lý thuốc yêu cầu đất phải đủ độ ẩm. Nếu tưới thuốc trong mùa khô phải tưới nước trước.

+ Xử lý một trong các thuốc trừ nấm: Copper Hydroxide (DuPont™ Kocide® 53.8 WG); Cuprous Oxide (Norshield 58WP); Cuprous oxide 60% + Dimethomorph 12% (Eddy 72WP)

* Thối nứt thân (Fusarium spp.)

- Triệu chứng: Cây phát triển kém, lá héo rũ nhanh rồi chết khô. Vết bệnh trên thân thường bị thối nhũn, rất dễ bóc rời khỏi phần thân gỗ, mạch gỗ bị khô làm tắc đường vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây. Vết bệnh có thể phát hiện ở bất cứ vị trí nào trên thân cây. Bệnh xuất hiện gây hại nặng trên vườn không thông thoáng, ẩm thấp, độ ẩm không khí cao trong các tháng mùa mưa. Nấm bệnh phát triển và gây hại nặng trong tháng 5-9 hàng năm.

- Phòng trừ:

+ Rong tỉa cây trồng xen - chắn gió, làm cỏ... để vườn cây thông thoáng hạn chế nấm bệnh phát triển.

+ Đầu mùa mưa hàng năm (tháng 4 - 5) nên áp dụng biện pháp quét vôi lên thân cây cà phê cách mặt đất 40 - 60 cm để phòng tránh bệnh phát triển và lây lan.

+ Nếu thấy có các vết thối trên thân dễ bóc vỏ khỏi thân gỗ, phải tiến hành cạo sạch phần vỏ thân bị bệnh thu gom - tiêu hủy và quét thuốc hóa học lên vết cạo để phục hồi cây. Nên dùng thuốc hóa học có hoạt chất như: Copper Hydroxide (DuPont™ Kocide® 53.8 WG).

* Nấm hồng (Corticium salmonicolor Berkeley & Broome)

- Triệu chứng: Bệnh gây hại chủ yếu ở cành nằm ở phần trên của tán, gần nơi phân cành và phần ngọn của cây. Bệnh thường phát sinh trong các tháng giữa và cuối mùa mưa.

- Phòng trừ:

+ Cắt, đốt cành bị bệnh nấm hồng gây hại nặng.

+ Sử dụng một trong các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP), Trichoderma spp. + K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1.

+ Nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể dùng thuốc hóa học theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì: Copper Hydroxide (Champion 77 WP); Hexaconazole (Anvil 5SC; Hecwin 5SC; Fulvin 5SC; Awin 100SC; Vivil loose).

7.2. Phòng trừ sâu bệnh hại cho hồ tiêu

a) Sâu hại

* Rệp chích hút (rệp muội)

- Gây hại: Rệp muội thường xuất hiện và chích hút bộ phận non của cây tiêu như đọt non, lá non, làm biến dạng, thâm đen.

- Phòng trừ:

+ Vệ sinh vườn tiêu để loại bỏ cây ký chủ khác của rệp muội.

+ Có thể dùng một trong các loại thuốc có hoạt chất sau đây khi thấy cần thiết: Thiamethoxam (Actara® 25WG), Rotenone (Dibaroten 5WP, 5SL, 5GR). Chỉ phun vào các bộ phận của cây tiêu bị rệp muội gây hại.

* Bọ xít lưới (Elasmognathus nepalensis)

- Triệu chứng: Bọ xít lưới chích hút lá non, chùm hoa, chùm quả, quả non làm rụng chùm hoa, chùm quả, quả non, giảm tỷ lệ đậu quả và ảnh hưởng đến năng suất vườn cây. Bọ xít lưới thường xuất hiện vào giai đoạn cây hồ tiêu ra hoa và đậu quả. Thời gian xuất hiện nhiều nhất trong năm là vào đầu và giữa mùa mưa. Khi cây hồ tiêu bị bọ xít gây hại nặng, chùm hoa, chùm quả rụng nhiều. Bọ xít lưới thường sống ở mặt dưới lhồ tiêu, ngoài ra chúng còn sống và trú ngụ ở một số loại cỏ dại trong vườn hồ tiêu.

- Phòng trừ:

+ Tạo hình để cây hồ tiêu thông thoáng.

+ Làm cỏ dại trong vườn để phá bỏ nơi trú ngụ của bọ xít lưới.

+ Thường xuyên kiểm tra vườn hồ tiêu để phát hiện sớm sự xuất hiện của bọ xít lưới và phòng trừ kịp thời.

+ Cắt bỏ, thu gom các bộ phận bị hại nặng đưa ra ngoài vườn để tiêu hủy.

+ Sử dụng một trong các loại thuốc đăng ký phòng trừ bọ xít lưới trên cây hồ tiêu với các hoạt chất như: Abamectin (Abamine 1.8 EC, 3.6EC, 5WG, 5.4EC); Emamectinbenzonate (Divasusa 21EC, 50WP); Alpha-cypermethrin 2% + Chlorpyrifos Ethyl 38% (Careman 40EC); Chlorpyrifos Ethyl 400g/l + Etofenprox 200g/l (Godsuper 600EC). Chú ý phun chiều tối để tăng hiệu quả phòng trừ.

* Rệp sáp hại rễ

- Triệu chứng: Dưới mặt đất, rệp sáp thường chích hút thân ngầm và rễ của cây hồ tiêu, tạo vết thương để nấm xâm nhập và làm thối rễ. Cây bị hại nặng bị vàng lá, cằn cỗi, sau đó cây rụng hết lá và chết. Triệu chứng này tương tự như triệu chứng của bệnh chết chậm, vì thế cần kiểm tra rễ của cây bị vàng lá để xác định nguyên nhân. Rễ cây bị rệp hại nặng thường có măng xông bao xung quanh tạo thành những vùng u lớn, bên trong có rất nhiều rệp sáp.

- Phòng trừ:

+ Cắt bỏ những cành mọc sát mặt đất, vệ sinh đồng ruộng để hạn chế sự lây lan của rệp qua kiến.

+ Thường xuyên theo dõi và kiểm tra phát hiện rệp sáp, nhất là đối với vườn đã bị rệp sáp gây hại nặng.

+ Việc phòng trừ rệp sáp hại rễ chỉ có hiệu quả khi cây bắt đầu có triệu chứng chậm phát triển, cây vàng lá nhẹ, rệp sáp chưa tạo ra măng xông. Khi kiểm tra phần cổ rễ nếu có rệp sáp thì sử dụng một trong các loại thuốc sau: Alpha-cypermethrin (50g/kg), (50g/l), (50g/l) + Chlorpyrifos Ethyl (500g/kg), (600g/l), (700g/l) (VK.sudan 550WP, 650EC, 750EC); Spirotetramat (Movento 150OD) theo nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn bao bì.

Các loại thuốc dạng hạt cũng rất thuận tiện để phòng trị rệp sáp hại rễ: Dimethoate (Dimenat 20EC; Cova 40EC); Chlorpyrifos Ethyl 28,5g/kg + Fipronil 1,5g/kg (Wellof 3GR); Chlorpyrifos Ethyl 4% + Imidacloprid 1% (Losmine 5GR). Rạch rãnh sâu 7 - 10 cm quanh tán trụ tiêu, rắc thuốc và lấp đất. Chỉ thực hiện khi đất đủ ẩm.

+ Nếu cây đã bị măng xông thì nhổ bỏ, việc phòng trừ giai đoạn này không có hiệu quả, vì rễ hồ tiêu đã bị thối không thể hồi phục lại được.

b) Bệnh hại

* Bệnh chết chậm: (Tác nhân gây hại chính là do tuyến trùng Meloidogyne incognita phối hợp với nấm Fusarium solani).

- Triệu chứng: Những cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng, phát triển chậm, lá vàng. Các lá già thường bị vàng trước, sau đó héo và rụng, tiếp theo là các đốt bị rụng, làm bộ tán lá thưa thớt; rễ bị u sưng hoặc thối tùy thuộc vào mức độ bệnh hại của cây; ra hoa và đậu quả kém dẫn đến năng suất và chất lượng giảm.

- Phòng trừ:

+ Thường xuyên sử dụng phân hữu cơ và bón phân vô cơ cân đối;

+ Thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng: Trichoderma spp;

+ Hạn chế xới xáo và tưới tràn trong vườn tiêu;

+ Nhổ và đốt cây bị bệnh nặng, không trồng lại ngay;

+ Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh và xử lý sớm;

+ Khi bệnh đã xuất hiện, đào bỏ các cây bệnh nặng.

+ Đối với những cây tiêu bị bệnh nhẹ có thể sử dụng thuốc trừ tuyến trùng có chứa hoạt chất Abamectin (Tervigo® 020SC), Chitosan (Jolle 1SL, 40SL, 50WP; Kaido 50SL, 50WP), Carbosulfan (Amitage 200EC; Marshal 5GR), Clinoptilolite (Map Logic 90WP), Cytokinin (Sincocin 0.56 SL), Benfuracarb (Fucarb 20EC; Oncol 5GR, 20EC, 25WP), Diazinon (Basitox 5GR); Emamectin benzoate (Kajio 1GR); Fipronil (Tungent 5GR, 100SC).

Trừ nấm gây bệnh bằng thuốc có hoạt chất Fosetyl-aluminium (Acaete 80WP; Agofast 80 WP; Aliette 800 WG); Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP; Mexyl MZ 72WP); Tebuconazole (Folicur 250 EW, 430SC; Provil 450SC); Copper Oxychloride 50% + Metalaxyl 8% (Viroxyl 58 WP); Cymoxanil 8% + Mancozeb 64% (Carozate 72WP); Copper Hydroxide (Champion 37.5SC)... Xử lý vào đầu hoặc giữa mùa mưa, liều lượng và cách sử dụng thuốc theo khuyến cáo ghi trên bao bì.

* Bệnh chết nhanh (do nấm Phytophthora spp.)

- Triệu chứng:

Bệnh tấn công và gây hại tất cả các bộ phận của cây hồ tiêu như lá, chùm quả, thân, rễ nhưng phổ biến nhất là ở phần thân nằm trong đất tiếp giáp với mặt đất. Khi bệnh tấn công vào rễ và thân ngầm sẽ làm cây hồ tiêu chết đột ngột. Cây tiêu bị bệnh có triệu chứng lá bị héo nhưng vẫn còn xanh. Sau đó lá úa vàng, héo rũ, chết khô cùng với dây trên cây. Cây chết rất nhanh nên lá vẫn còn nhiều trên cây, chưa kịp rụng. Khi đào đất lên sẽ thấy gốc rễ cây thâm đen, hư thi, đôi khi trơn nhớt và có mùi khó chịu.

- Phòng trừ:

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng một trong các loại thuốc: Trichoderma (TRICÔ-ĐHCT 108 bào tử/g); Trichoderma virens + Trichoderma hamatum (TricôĐHCT-Phytoph 108 bào tử/g WP); Garlic oil 20g/l + Ningnanmycin 30g/l (Lusatex 5SL); Oligo-sacarit (Olicide 9SL); Ningnanmycin (Bonny 4SL) theo hướng dẫn trên bao bì.

+ Biện pháp hóa học: Sử dụng một trong các loại thuốc như: Azoxystrobin 200 g/l + Difenoconazole 150g/l (Ara - super 350SC); Copper Hydroxide (Curenox oc 85WP); Cuprous oxide 60% + Dimethomorph 12% (Eddy 72WP); Cymoxanil 8% + Mancozeb 64% (Simolex 720WP); Dimethomorph (Insuran 50WG); Fosetyl-aluminium (Alimet 80WP; Aliette 800 WG; Alonil 80WP, 800WG); Mancozeb 64% + Metalaxyl-M 4% (Suncolex 68WP); Mancozeb 640 g/kg + Metalaxyl-M 40 g/lcg (Ridomil Gold® 68WG); Mancozeb (Manozeb 80 WP). Xử lý thuốc vào vùng cổ rễ, vùng rễ ở hình chiếu tán cây, đồng thời phun lên cây theo khuyến cáo trên nhãn thuốc. Xử lý 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày.

8. Thu hoạch và bảo quản

8.1. Thu hoạch và bảo quản cà phê

a) Kỹ thuật thu hoạch cà phê

Quả cà phê được thu hoạch nhiều đợt (ít nhất 2 đợt) trong một vụ để thu hái kịp thời những quả chín trên cây. Không thu hái quả xanh non, không được tuốt cả cành, không làm gãy cành.

b) Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm thu hoạch

Sản phẩm thu hoạch có tỷ lệ quả chín đạt từ 80% trở lên (bao gồm cả quả chín vàng và chín đỏ) và tỷ lệ tạp chất không quá 0,5%. Đợt tận thu cuối vụ, tỷ lệ quả chín đạt trên 70%.

c) Bảo quản cà phê tươi

- Cà phê quả sau khi thu hoạch phải được chuyên chở kịp thời về cơ sở chế biến. Nếu chế biến ướt không để quá 24 giờ, chế biến khô không quá 48 giờ. Nếu chế biến khô phơi trên sân bê tông hoặc sân đất nện, vải bạt, độ dày không quá 30 cm và thường xuyên cào đảo, phải có phương tiện che mưa.

- Phương tiện vận chuyển và bao bì đựng cà phê quả phải sạch, không nhiễm phân bón, hóa chất... Trường hợp không vận chuyển hay chế biến kịp thời cà phê phải được đổ trên nền khô ráo, thoáng mát và không được đổ đống dày quá 30 cm và phải cào đảo thường xuyên.

8.2. Thu hoạch và bảo quản tiêu

a) Kỹ thuật thu hoạch

- Đối với tiêu đen thu hoạch khi quả chín khoảng 5%, thu cả chùm quả; Đối với tiêu sọ (tiêu trắng) yêu cầu thu hoạch khi có trên 50% trái chín/chùm.

- Trước khi thu hoạch phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho thu hoạch.

b) Sơ chế

- Sau khi thu hoạch, quả tiêu được tuốt khỏi chùm bằng máy. Phơi nắng 3-4 ngày trên sân xi măng có rải tấm bạt, lưới để hạn chế nhiễm bẩn. Phơi lớp dày 2-3 cm, đảo đều 4 - 5 lần/ngày. Loại bỏ tạp chất, để nguội, đóng gói, đem bảo quản hoặc tiêu thụ.

- Đóng bao 2 lớp, lớp ni lông bên trong và bao sợi bên ngoài để chống hút ẩm trở lại làm giảm chất lượng hạt hồ tiêu đen. Bao hạt hồ tiêu được tồn trữ ở kho phải bảo đảm khô ráo và thoáng mát.

II. KỸ THUẬT TRỒNG XEN CÂY BƠ TRONG VƯỜN CÀ PHÊ VỐI

1. Điều kiện trồng xen

1.1. Diện tích trồng cà phê vối đủ các điều kiện sau: độ dốc vườn nhỏ hơn 15°, điều kiện nước tưới thuận lợi; tầng đất dầy trên 70 cm, thoát nước tốt; mực nước ngầm sâu hơn 100 cm; pHKCl 3,7 - 6,0;

1.2. Diện tích trồng cà phê vối có tỷ lệ nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng hoặc nấm trong đất gây hại không quá 5% đối với vườn trồng mới, vườn tái canh và không quá 10% đối với vườn cà phê đang kinh doanh;

1.3. Giống bơ sử dụng trồng xen là loại giống đã được các cấp có thẩm quyền công nhận.

2. Kỹ thuật trồng xen cây bơ trong vườn cà phê

- Mật độ, khoảng cách trồng:

Cây bơ trồng xen trong vườn cà phê với mật độ trồng 55 - 69 cây/ha. Trồng thay thế vào hố cà phê. Có thể chọn lựa một trong các khoảng cách sau để trồng:

+ Khoảng cách 12 x 12 m (mật độ 69 cây/ha), cây bơ trồng trên hố cà phê. Cây cà phê có khoảng cách trồng 3 x 3 ra, mật độ: 1.041 cây/ha;

+ Khoảng cách: 12 x 15 m (mật độ 55 cây/ha), cây bơ trồng trên hố cà phê. Cây cà phê có khoảng cách trồng 3 x 3 m, mật độ: 1.055 cây/ha;

Bảng 5. Lượng phân bón vô cơ cho 1 ha cây bơ trồng xen (kg/ha/năm)

(Năng suất bơ kinh doanh dự kiến đạt 30 - 40 kg quả/cây/năm)

Năm

Dùng phân NPK

Dùng phân đơn

Loại

Liều lượng

Urê

Lân nung chảy

Kali clorua

Trồng mới

Cà phê
(kg/ha/năm)

NPK 2:2:1
(16-16-8)

400

130

600

50


(kg/cây/năm)

0,8 - 1,0

-

-

-

Năm thứ 2

Cà phê
(kg/ha/năm)

NPK 2:2:1
(16-16-8)

750 - 800

260

600

160


(kg/c
ây/năm)

1,5 - 2,0

-

-

-

Năm thứ 3

Cà phê
(kg/ha/năm)

NPK 2:2:1
(16-16-8)

950 - 1.000

330

600

220


(kg/cây/năm)

2,2 - 2,5

-

-

-

Kinh doanh

Cà phê
(kg/ha/năm)

NPK 2:2:1
(16-16-8)

NPK 2:1:2
(16-8-16)

1.400 - 1.600

480 - 550

600

330 - 420

Năm thứ 4


(kg/cây/năm)

3,0 - 3,5

-

-

-

Kinh doanh

Cà phê
(kg/ha/năm)

NPK 2:2:1
(16-16-8)

NPK 2:1:2
(16-8-16)

1400 - 1600

480 - 550

600

330 - 420

Kinh doanh


(kg/cây/năm)

NPK chuyên dùng

6,0 - 7,0

-

-

-

Bảng 6. Thời điểm và liều lượng bón cho 1 ha trồng xen bơ

Thời điểm

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10-11-12

Cà phê

- Sử dụng phân đơn

 

Lần 1

ợt tưới thứ 2)

Lần 2

Lần 3

Lần 4

 

72 - 80 kg Urê

120 - 140 kg Urê

144 - 165 kg Urê

144 - 165 kg Urê

 

600 kg
Lân nung chảy

-

-

 

100- 124 kg Kali clorua

115 - 148 kg Kali clorua

115-148 kg Kali clorua

- Hoặc sử dụng phân hỗn hợp, phức hợp

 

Lần 1

Đợt tưới thứ 2

Lần 2

Ln 3

Lần 4

 

210-240 kg
NPK tỷ lệ 4:1:1
(20-5-5)

350 -400 kg
NPK tỷ ệ 2:2:1
(16-16-8)

420 - 480 kg
NPK tỷ lệ 2:1:2
(16-8-16)

420 - 480 kg
NPK tỷ lệ 2:1:2
(16-8-16)

Lần 1

1,0 - 1,5 kg/cây

NPK tỷ lệ 2:1:2
(16-8-16)
(14-7-17)
(16-6-19)

 

Lần 2

2,0 - 2,5 kg/cây

NPK tỷ lệ 2:1:2 (16-8-16)
(14-7-17)
(16-6-19)

Lần 3

2,0 - 2,5 kg/cây

NPK tỷ lệ 2:1:2
(16-8-16)
(14-7-17)
(16-6-19)

Ln 4

0,5 kg/cây

Kali Sulphate

 

                     

3.4. Phân bón lá

Sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng S, Mg, Zn, B cao và giàu hữu cơ và axít amin. Phun đều mặt dưới lá vào lúc trời mát và không có mưa. Phun phân bón lá 2 - 3 lần/năm từ tháng 5 đến tháng 9.

4. Tưới nước

Sử dụng phương pháp tưới gốc, tưới tiết kiệm. Không áp dụng kỹ thuật tưới tràn.

Bảng 7. Lượng nước và chu kỳ tưới

Loại cây

Lượng nước tưới

Số lần tưới

Chu kỳ tưới

Tưới gốc (lít/gốc/lần)

Tưới tiết kiệm (lít/gốc/lần)

(Lần)

(ngày)

Cà phê

400 - 420

350 - 390

3

30 - 35

200 - 250

200 - 220

1

30 - 35

Lưu ý: Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới hay chu kỳ tưới (lượng mưa 30 mm có thể thay thế cho 1 lần tưới).

Bảng 8. Thời điểm tưới nước

Tháng tưới

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Loại cây

Cà phê

Không tưới

Tưới nở hoa (Lần 1)

Tưới nuôi quả (Lần 2)

Tưới nuôi quả (Lần 3)

Không tưới

Không tưới

Không tưới

Tưới nuôi quả (Lần 1)

Phương pháp tưới

 

Tưới gốc; Tưới tiết kiệm

Tưới gốc; Tưới tiết kiệm

Tưới gốc; Tưới tiết kiệm

5. Tạo hình

5.1. Tạo hình cho cà phê

(Tương tự Mục 5.1. Tạo hình cho cà phê, Phần I: Kỹ thuật trồng xen hồ tiêu trong vườn cà phê vối).

5.2. Tạo hình cho cây bơ

Ngay sau khi thu hoạch bơ xong vào khoảng từ tháng 10-11 hàng năm, cần cắt tỉa tất cả cành sâu, bệnh, cành khô, cành vô hiệu, cành sát thân và cành đầu tiên kể từ mặt đất phải cao hơn cây cà phê từ 0,8 - 1,0 m.

Tiến hành cắt tỉa cành, tạo hình ít nhất 1 lần trong năm. Cành lá cây bơ sau khi cắt tỉa được đưa ra khỏi vườn, đốt để loại bỏ nguồn sâu bệnh gây hại.

6. Làm cỏ

- Làm cỏ 3 - 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích;

- Đối với đất dốc: làm cỏ theo băng, không làm cỏ trắng toàn bộ diện tích;

- Không khuyến cáo sử dụng thuốc diệt cỏ.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại

7.1. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cà phê

(Tương tự Mục 7.1. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cà phê, Phần I: Kỹ thuật trồng xen cây htiêu trong vườn cà phê vối).

7.2. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây

a) Sâu hại

* Bọ xít muỗi

- Triệu chứng:

Bọ xít muỗi non hoặc trưởng thành đều gây hại, chúng dùng vòi chích hút nhựa trên các bộ phận non của cây như lá non, chồi non, trái non, vết chích có màu nâu đen. Bọ xít muỗi thường phát sinh mạnh và gây hại nặng trong mùa mưa, vườn rậm rạp, ẩm thấp, cây quá dày.

- Phòng trừ:

+ Thường xuyên thăm vườn vào chiều tối hoặc sáng sớm để kịp thời phát hiện bọ xít muỗi, đặc biệt vào thời gian cây bơ ra đọt non và mang quả non;

+ Bảo vệ các thiên địch bắt mồi (nhện, côn trùng ăn thịt khác);

+ Sử dụng các loại thuốc phòng trừ bọ xít có hoạt chất sau: Abamectin (Abamine 3,6EC; Azimex 20 EC, 40EC; Nouvo 3,6EC; Plutel 1,8 EC, 3,6EC; Tungatin 10EC). Liều lượng và nồng độ phun theo chỉ dẫn trên bao bì.

b) Bệnh hại

* Thối gốc, chảy nhựa, thối quả

+ Triệu chứng:

Vết bệnh có màu sậm, hơi ướt sau đó chuyển sang màu nâu đỏ. Từ một vết loét ban đầu có màu nâu sẫm, hơi ướt và chảy nhựa đỏ, các vết bệnh sẽ chuyển dần sang màu nâu, trắng và khi khô sẽ có lớp phấn trắng phủ bên ngoài. Bệnh nặng gây nứt thân cành, chảy nhựa, vết bệnh lan dần khắp vòng thân và xâm nhập vào mạch gỗ.

Tán lá suy giảm từ từ, cành bị bệnh bắt đầu suy yếu. Khi cây bị bệnh nặng lá bị vàng, rụng và chết cây đột ngột. Bệnh thường xuất hiện và phát triển nhanh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và m độ không khí cao, mưa nắng xen kẽ kéo dài; vườn cây rậm rạp, ẩm thấp.

+ Phòng trừ:

- Tỉa cành, tạo hình: Thường xuyên tỉa cành, tạo hình ngay sau khi thu hoạch đảm bảo vườn thông thoáng và có ánh sáng chiếu vào toàn bộ thân, cành cây.

- Vệ sinh đồng ruộng: Kịp thời phát hiện, thu gom lá, cành, quả ngay khi mới bị bệnh, đem ra khỏi vườn để chôn lấp, tiêu hủy hoặc xử lý bằng chế phẩm Trichoderma để tiêu diệt nguồn bệnh và sử dụng làm phân hữu cơ.

- Tránh gây vết thương trên thân, cành, quả nhất là khi trời mưa tập trung, kéo dài và âm độ cao.

- Vệ sinh dụng cụ kéo cắt cành, dao, cưa sau khi sử dụng cho mỗi cây. Không sử dụng chung dụng cụ như kéo cắt cành, dao, cưa, cuốc... từ cây bệnh sang cây khỏe mạnh.

- Dùng vôi bột hòa với nước và quét gốc từ mặt đất lên cao 01 m, quét 2 lần/năm vào thời điểm sau thu hoạch và đầu mùa mưa.

- Biện pháp sinh học: sử dụng chế phẩm Trichoderma đơn hoặc trộn chung với phân chuồng xử lý (rải hoặc tưới) vào gốc, rễ cây bơ vào đầu mùa mưa, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Biện pháp hóa học: Sử dụng một trong các loại thuốc trừ bệnh có chứa các hoạt chất Fosetyl-aluminium (Aliette 800 WG; Alimet 90SP); Propamocarb. HCl (Treppach Bul 607SL), Dimethomorph 10% + Mancozeb 60% (Diman bul 70WP) hoặc Phosphonate (Agri- Fos 400SL), Metalaxyl (Mataxyl 500WP). Liều lượng và nồng độ sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì để phòng và trị bệnh cho cây bơ. Trường hợp quả bị nhiễm bệnh: Phun tất cả các bộ phận của cây và toàn bộ cây trong vườn, phun ít nhất 2 lần, cách nhau 7-10 ngày. Đối với những cây bị loét thân, cành: Vạt phần vỏ bị bệnh, quét thuốc vào chỗ bệnh.

8. Thu hoạch và bảo quản

8.1. Thu hoạch và bảo quản cà phê

(Tương tự Mục 8.1. Thu hoạch và bảo quản cà phê, Phần I: Kỹ thuật trồng xen cây hồ tiêu trong vườn cà phê vối).

8.2. Thu hoạch và bảo quản bơ

a) Kỹ thuật thu hoạch

- Chỉ thu hái những quả bơ đã chín sinh lý, khi quả chuyển màu vỏ từ sáng bóng, xanh sang màu xanh đậm, không bóng. Không thu hoạch quả non và loại bỏ quả rụng.

- Phương pháp thu hoạch: Dùng dụng cụ hái phải có bộ phận hứng quả không để rơi dập quả, không làm trầy, xước quả.

- Phân loại quả: Tách riêng quả quá chín, quả bị sâu bệnh, quả giập, quả nứt vỡ... không để chung với lô quả đạt tiêu chuẩn.

b) Bảo quản

- Quả bơ sau khi thu hoạch được vận chuyển kịp thời về nơi bảo quản. Thời gian bảo quản, lưu trữ quả tốt nhất không quá 2 ngày và cần liên hệ nơi tiêu thụ trước khi thu hoạch.

- Khu vực bảo quản quả bơ phải đảm bảo thoáng mát, khô ráo.

- Phương tiện vận chuyển, dụng cụ và nơi bảo quản quả phải sạch, không bị nhiễm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại khác.

III. KỸ THUẬT TRỒNG XEN CÂY SẦU RIÊNG TRONG VƯỜN CÀ PHÊ VỐI

1. Điều kiện trồng xen

1.1. Diện tích trồng cà phê vối đủ các điều kiện sau: độ dốc vườn nhỏ hơn 15°, điều kiện nước tưới thuận lợi; tầng đất dầy trên 70 cm, thoát nước tốt; mực nước ngầm sâu hơn 100 cm; pHKCl 3,7 - 6,0;

1.2. Diện tích trồng cà phê vối có tỷ lệ nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng hoặc nấm trong đất gây hại không quá 5% đối với vườn trồng mới, vườn tái canh và không quá 10% đối với vườn cà phê đang kinh doanh;

1.3. Các loại giống sử dụng trồng xen là những loại giống sầu riêng đã được các cấp có thẩm quyền công nhận.

2. Kỹ thuật trồng xen trong vườn cà phê

- Thiết kế vườn trồng xen: Cây sầu riêng trồng thay vào hố cà phê, trồng ngang bằng với mặt hố để hạn chế úng nước, mật độ trồng từ 55 - 69 cây/ha. Có thể chọn lựa một trong các mật độ khoảng cách sau để trồng:

+ Khoảng cách: 12 x 12 m (mật độ 69 cây/ha), cây sầu riêng trồng trên hố cà phê. Cây cà phê có khoảng cách trồng 3 x 3 m, mật độ: 1.041 cây/ha;

+ Khoảng cách: 12 x 15 m (mật độ 55 cây/ha), cây sầu riêng trồng trên hố cà phê. Cây cà phê có khoảng cách trồng 3 x 3 m, mật độ: 1.055 cây/ha;

* Chú ý: Trồng ngang bằng với mặt hố để tránh ngập úng.

- Thời vụ trồng: có thể trồng quanh năm nếu có nước tưới, thường trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-8 dương lịch để tiết kiệm chi phí và nước tưới.

- Hố trồng:

Hố được đào với kích thước 60 x 60 x 60 cm, để riêng lớp đất mặt. Bón lót trước khi trồng từ 15 - 20 ngày, bón từ 20 - 30 kg phân chuồng hoai mục; 0,5 kg lân nung chảy; 0,5 kg vôi; trộn đều với lớp đất mặt cho đầy hố, vun mô cao so với mặt đất. Xử lý đất trong hố trước khi trồng có thể dùng thuốc có hoạt chất Imidacloprid (Confidor 200SL 0,1%, 0,5 lít/hố) hoặc dùng thuốc có hoạt chất Diazinon (Diazan 50EC khoảng 50 g/hố) để trừ kiến, mối.

- Tiêu chuẩn cây giống trồng xen:

Chiều cao cây sầu riêng giống phải đạt 35 - 40 cm; cây thẳng, vững chắc; có trên 3 cành cấp 1; vết ghép liền và tiếp hợp tốt; đường kính thân (đo trên vết ghép 2 cm) phải đạt trên 0,8 cm; số lá trên thân chính phải hiện diện đủ từ 1/3 chiều cao của cành ghép đến đỉnh chồi; lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt; cây được huấn luyện ánh sáng hoàn toàn từ 10 - 15 ngày; tuổi cây xuất vườn từ 5 - 7 tháng tuổi sau khi ghép.

3. Bón phân

3.1. Phân hữu cơ

a) Bón cho cây cà phê: (Tương tự Mục 3. Phân bón, Phần I: Kỹ thuật trồng xen cây hồ tiêu trong vườn cà phê vối).

b) Bón cho cây sầu riêng:

Giai đoạn cho trái ổn định lượng phân hữu cơ khuyến cáo bón từ 20 - 30 kg/cây, định kỳ 1 năm bón 1 lần, sử dụng phân chuồng hoai. Bón ngay sau khi thu hoạch (tháng 10 - 11). Bón phân theo hình chiếu tán cây sầu riêng, tránh bón vào gốc cây cà phê, rải phân và lấp đất lại.

Nếu không có phân chuồng, bón thay thế phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh với lượng tương đương.

Có thể bổ sung thêm phân xanh (4 - 5 tấn phân xanh tương đương 1 tấn phân chuồng) và tàn dư thực vật có sẵn tại vườn hoặc tại địa phương. Có thể bón kết hợp với một số chế phẩm sinh học có tác dụng hạn chế phát triển của tuyến trùng và đối kháng với một số nấm bệnh gây hại trong đất.

3.3. Vôi

- Tùy thuộc vào pHKCl đất của vườn. Lượng bón khuyến cáo như sau:

+ pHKCl < 4,0: 1.000 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;

+ pHKCl từ 4,0 - 4,4: 800 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;

+ pHKCl từ 4,5 - 4,9: 600 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;

+ pHKCl từ 5,0 - 5,4: 400 kg/ha, 2 năm bón 1 lần.

- Nên bón vôi vào đầu mùa mưa, sau khi có những cơn mưa đầu mùa, không trộn chung với các loại phân bón khác.

- Cách bón: rải đều vôi trên mặt đất.

3.2. Phân hóa học

Bón khi đất đủ ẩm, rải phân rồi xới nhẹ hay lấp thành băng theo hình chiếu quanh mép tán.

Bảng 9. Lượng phân bón cho 1 ha trồng xen sầu riêng (kg/ha/năm)

(Năng suất sầu riêng kinh doanh dự kiến đạt 60 - 90 kg quả/cây/năm)

Năm

Dùng phân NPK

Dùng phân đơn

Loại

Liều lượng

Urê

Lân nung chảy

Kali clorua

Trồng mới

Cà phê
(kg/ha/năm)

NPK 2:2:1
(16-16-8)

400

130

600

50

Sầu riêng
(kg/cây/năm)

1,2 - 1,5

-

-

-

Năm thứ 2

Cà phê
(kg/ha/năm)

NPK 2:2:1
(16-16-8)

750 - 800

260

600

160

Sầu riêng
(kg/cây/năm)

1,5 - 3,2

-

-

-

Năm thứ 3

Cà phê
(kg/ha/năm)

NPK 2:2:1
(16-16-8)

950 - 1.000

330

600

220

Sầu riêng
(kg/cây/năm)

3,2 - 4,0

-

-

-

Kinh doanh

Cà phê
(kg/ha/năm)

NPK 2:2:1
(16-16-8)

NPK 2:1:2
(16-8-16)

1.400- 1.600

480 - 550

600

330 - 420

Năm thứ 4

Sầu riêng (kg/cây/năm)

NPK 2:2:1
(16-16-8)

4,5 - 5,6

-

-

-

Kinh doanh

Cà phê (kg/ha/năm)

NPK 2:2:1
(16-16-8)

NPK 2:1:2
(16-8-16)

1.400 - 1.600

480 - 550

600

330 - 420

Kinh doanh

Sầu riêng (kg/cây/năm)

NPK chuyên dùng

6,5 - 8,5

-

-

-

Bảng 10. Thời điểm và liều lượng bón cho 1 ha trồng xen sầu riêng kinh doanh ổn định

Thời điểm

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11-12-1

Cà phê

- Sử dụng phân đơn

Lần 1

(Đợt tưới 2)

Lần 2

Lần 3

Lần 4

 

72 - 80 kg Urê

120- 140 kg Urê

144 - 165 kg Urê

144 - 165 kg Urê

-

600 kg

Lân nung chảy

-

-

-

100 - 124 kg Kali clorua

115 - 148 kg Kali clorua

115 -148 kg Kali clorua

- Hoặc sử dụng phân hỗn hợp, phức hợp

Lần 1

(Đợt tưới thứ 2)

Lần 2

Lần 3

Lần 4

 

210 -240 kg

NPK tỷ lệ 4:1:1

(20-5-6)

350 - 400 kg

NPK tỷ lệ 2:2:1

(16-16-8)

(19-12-6)

420 - 480 kg

NPK tỷ lệ 2:1:2

(16-8-16)

(17-7-17)

420 - 480 kg

NPK tỷ lệ 2:1:2

(16-8-16)

(17-7-17)

Sầu riêng

Lần 1

Trước khi ra hoa 1,5 - 2,0 kg/cây

NPK tỷ lệ 1:2:2

(8-14-12)

(7-17-12)

Ln 2

Giai đoạn đậu trái 1,5 - 2,0 kg/cây

NPK tỷ lệ 1:1:1

(17-17-17)

(16-16-16)

Lần 3

Tăng trưởng quả

(1,5-2,0 kg/cây)

NPK tlệ 2:1:2

(16-7-17)

(15-7-17)

Lần 4

Trước khi thu hoạch 0,5 kg/cây

Kali Sulphate

Lần 5

Sau thu hoạch 1,5 - 2,0 kg/cây

NPK tỷ lệ 1:1:1

(15-15-15)

(20-20-15)

 

                       

* Chú ý:

- Nên kết hợp đồng thời bón cho cà phê và sầu riêng ở các thời điểm trùng nhau. Các đợt khác bón riêng theo khuyến cáo trên.

- Trong giai đoạn sầu riêng ra hoa (tháng 2 - 3), giai đoạn mang trái (tháng 5 - 6), tiến hành kích thích cây ra đọt non đồng loạt bằng cách phun dung dịch Urea 1% lên tán lá khi có 10 - 15% số cây trên vườn có dấu hiệu ra đt để tránh hiện tượng rụng hoa, rụng trái.

3.4. Phân bón lá

Sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng S, Mg, Zn, B cao và giàu hữu cơ và axít amin. Phun đều mặt dưới lá vào lúc trời mát và không có mưa. Phun phân bón lá 2 - 3 lần/năm từ tháng 5 đến tháng 9.

4. Tưới nước

Sử dụng phương pháp tưới gốc và tưới tiết kiệm. Không áp dụng kỹ thuật tưới tràn.

Bảng 11. Lượng nước và chu kỳ tưới

Loại cây

Lượng nước tưới

Số lần tưới

Chu kỳ tưới

Tưới gốc (lít/gốc/lần)

ới tiết kiệm (lít/gốc/lần)

(Lần)

(ngày)

Cà phê

400 - 420

350 - 390

3

30 - 35

Sầu riêng

200 - 250

200 - 220

3

30 - 35

Lưu ý: Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới hay chu kỳ tưới (lượng mưa 30 mm có thể thay thế cho 1 lần tưới).

Bảng 12. Thời điểm tưới nước

Tháng tưới

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Loại cây

Cà phê

Không tưới

Tưới nở hoa
(Lần 1)

Tưới nuôi quả
(Lần 2)

Tưới nuôi quả
(Lần 3)

Sầu riêng

Tưới duy trì
(Lần 1)

Không tưới

Tưới nở hoa
(Lần 2)

Tưới nuôi quả
(Lần 3)

Phương pháp tưới

 

Tưới gốc; Tưới tiết kiệm

Tưới gốc; Tưới tiết kiệm

Tưới gốc; Tưới tiết kiệm

5. Tạo hình

5.1. Tạo hình cho cà phê

(Tương tự Mục 5.1. Tạo hình cho cà phê, Phần I: Kỹ thuật trồng xen hồ tiêu trong vườn cà phê vối).

5.2. Tạo hình cho cây sầu riêng

a) Cắt tỉa cành

- Sau thu hoạch khoảng tháng 9-10 hàng năm vào giai đoạn mùa mưa, tiến hành tỉa cành mọc vượt, cành mọc yếu, cành bị sâu bệnh gây hại nặng, cành suy kiệt do mang nhiều quả, cành mọc xen, mọc dày trong tán, cành đan giữa hai cây.

- Tỉa cành hay cụm cành mọc từ thân, cành chính, cành mọc vượt, cành mọc bên trong tán, hoặc nơi không mong muốn. Cành đầu tiên kể từ mặt đất phải cao hơn cây cà phê 50 cm. Không nên cắt ngọn cây sầu riêng.

b) Tỉa quả

Nên giữ quả phân bố đều trên các cành, tỉa bỏ quả dị dạng, cuống quả nhỏ. Chú ý những quả đậu xa thân chính và trên cành nhỏ cần tỉa bỏ hoặc có biện pháp neo bằng dây vì sẽ làm gãy cành và suy cây.

6. Làm cỏ

- Làm cỏ 3 - 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích;

- Đối với đất dốc: làm cỏ theo băng, không làm cỏ trắng toàn bộ diện tích;

- Không khuyến cáo sử dụng thuốc diệt cỏ.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại

7.1. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cà phê

(Tương tự Mục 7.1. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cà phê, Phần I: Kỹ thuật trồng xen cây hồ tiêu trong vườn cà phê vôi).

7.2. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây sầu riêng

a) Sâu hại

* Rầy phấn (Allocaridara malayensis)

- Triệu chứng: Ấu trùng và thành trùng chích hút nhựa lá non và đọt non làm lá quăn queo, khô rụng, cành phát triển kém, gây rụng thưa lá. Thường xuất hiện và phát triển mạnh trong thời tiết khô ráo.

- Phòng trừ:

+ Kích thích cây ra đọt non đồng loạt bằng cách phun dung dịch Urea 1% lên tán lá khi có 10 - 15% cây trên vườn có dấu hiệu ra đọt.

+ Phun nước bằng vòi phun áp lực cao.

+ Dùng bẫy dính màu vàng treo vào các cành cây để diệt thành trùng.

- Dùng thuốc trừ sâu: Khi > 50% chồi bị nhiễm rầy hoặc > 20% số chồi có trứng rầy, dùng luân phiên các loại thuốc: Fenobucarb (Bassa 50 SC); Thiamethoxam (Actara 25WG); Fipronil (Supergen 5SC).

* Sâu đục thân cành (Batocera rufomaculata)

- Triệu chứng: Sâu non đục vào bên trong ngọn cành làm chết khô, hoạt động chủ yếu vào chiều tối.

- Phòng trừ:

+ Tiêm các loại thuốc trừ sâu vào lỗ đục của sâu rồi bịt kín bằng đất sét. Dùng móc sắt để bắt sâu. Cắt bỏ những cành khô chết.

+ Sử dụng các loại thuốc lưu dẫn như Carbosulfan 200 g/l + Chlorpyrifos Ethyl 400g/l (Bop 600EC); Alpha-cypermethrin 2% + Chlorpyrifos Ethyl 38% (Careman 40EC) để phun hoặc nhét vào các lỗ sâu đục.

* Sâu đục quả (Conogethes punctiferalis)

- Triệu chứng: Sâu non nở ra đục chui vào vỏ quả. Sâu lớn đục sâu vào bên trong quả để lại vết phân màu nâu bên ngoài lỗ đục, phần vỏ quanh các đốm phân bị biến vàng. Các quả dính chùm nhau dễ bị sâu hại hơn

- Phòng trừ:

+ Tỉa các quả dính chùm, quả nhiễm sâu bệnh, dùng que hoặc bìa cứng đặt chen vào chỗ tiếp xúc giữa các quả mọc dính nhau.

+ Bao quả bằng các bao chuyên dùng hoặc bao nilon trắng.

+ Phun phòng trừ bằng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học khi cần thiết Emamectin benzoate (Actimax 50WG), Protein Toxins (Dipel 6.4DF), Abamectin (Flutel 0.9EC), Spinosad (Success 25 SC), Bacillus thuringiensis (Biobit 32B FC).

b) Bệnh hại

* Bệnh thối gốc, chảy nhựa (Phytophthora palmivora)

- Triệu chứng: vết bệnh là những đốm sũng nước trên vỏ thân gần mặt đất làm nơi bệnh bị biến màu, thối và tiết ra nhựa cây đông đặc bên ngoài với màu đỏ nâu, phn gỗ bên trong vết bệnh hóa nâu có sọc ở rìa ngoài. Khi vết bệnh lan rộng và bao quanh thân, một số cành phía trên suy kiệt, lá héo khô sau đó cành bị chết. Rễ dẫn và rễ hút nhiễm bệnh bị thối, khi bệnh lan rộng sang rễ chính toàn bộ cấy bị chết.

Trên lá và chồi non của cây bị nấm gây hại có màu tối. Quả non dễ bị nhiễm bệnh khi trời mưa ẩm. Vết bệnh trên quả dạng đốm nhỏ màu nâu xám ban đầu, sau đó lan rộng và ăn sâu vào trong gây nứt quả, thối quả.

- Phòng trừ:

+ Sử dụng cây giống sạch bệnh, khỏe mạnh, chống chịu bệnh;

+ Bón phân thích hợp, cân đối chú ý bổ sung phân hữu cơ, tăng cường bón vôi cải thiện pH đất;

+ Thoát nước tốt cho vưòn cây;

+ Tỉa cành tạo tán thích hp để vườn cây thông thoáng;

+ Tủ gốc trong mùa khô giảm nóng và bốc thoát nước;

+ Tránh gây vết thương cho cây trong quá trình chăm sóc;

+ Sử dụng vi sinh vật đối kháng hoặc phân vi sinh đối kháng như chế phẩm Trichoderma;

+ Hàng năm nên tiến hành quét vôi quanh gốc, cao từ 70 - 90 cm;

+ Mỗi năm có thể phun tán 4 - 7 lần với Amisulbrom (Gekko 20SC); Dimethomorph (Insuran 50WG); Dimethomorph (min 99.1%) 90g/kg + Mancozeb 600 g/k (Acrobat MZ 90/600 WP); Dimethomorph 10% + Mancozeb 60% (Diman bul 70WP); hoặc phun luân phiên các loại thuốc có hoạt chất Fosetyl-aluminium, hoặc thuốc có hoạt chất Phosphonate;

+ Bôi thuốc: Khi vết bệnh còn nhỏ, dùng dao bén cạo bỏ phần mô chết, bôi lên mặt cắt và xung quanh dunh dịch Fosetyl-aluminium (Aliette 800 WG; Alimet 90SP); Propamocarb. HCl (Treppach Bui 607SL); Dimethomorph 10% + Mancozeb 60% (Diman bul 70WP) hoặc Phosphonate (Agri-Fos 400SL) pha tỷ lệ 1%. Tiến hành vào lúc trời khô ráo hay không mưa;

+ Mỗi cây trưởng thành tiêm 3-5 ống tiêm 20 ml, với Phosphonate (Agri-Fos 400SL) nồng độ 20%. Mỗi năm tiêm 1 - 2 lần sau mỗi đợt chồi non.

* Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)

- Triệu chứng: Bệnh nấm hồng thường phát sinh trên cành và thân cây bị che kín không có ánh nắng. Đầu tiên, trên mặt vỏ cây có những sợi khuẩn ty nấm màu trắng bò lan tạo thành những mảng màu trắng, sau vết bệnh chuyển dần sang màu hồng, cành cây bị bệnh khô và chết.

- Phòng trừ:

+ Làm cỏ sạch, cắt cành tạo tán thích hợp, làm thông thoáng vườn cây trong mùa mưa.

+ Đối với bệnh nấm hồng: quét thân, cành bệnh bằng các dung dịch thuốc gốc đồng: Copper Hydroxide (Champion 37,5SC; COC 85WP).

* Bệnh đốm rong đỏ (Cephaleuros virescens)

- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên lá và cành non có dạng đốm lồi, màu xanh xám, lan rộng dần khi có độ ẩm cao và đủ ánh sáng, vết bệnh già có màu xanh nâu đỏ, nhô lên, dạng nhung. Ở mặt dưới của vết bệnh có thể thấy mô lá bị hại và sợi tảo mọc xuyên qua. Bệnh làm lá suy giảm quang hợp, rụng sớm. Đốm bệnh trên cành có màu nâu đỏ, làm cành bị khô và yếu, vỏ bị nứt nẻ, dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh khác xâm nhiễm.

- Phòng trừ:

+ Làm cỏ sạch, cắt cành tạo tán thích hợp, để làm thông thoáng vườn cây trong mùa mưa.

+ Dùng thuốc: Hexaconazole (Anvil® 5SC), Validamycin (Validacin 3SL), Pencycuron (Monceren 250SC) theo hướng dẫn trên bao bì.

8. Thu hoạch và bảo quản

8.1. Thu hoạch và bảo quản cà phê

(Tương tự Mục 8.1. Thu hoạch và bảo quản cà phê, Phần I: Kỹ thuật trồng xen cây hồ tiêu trong vườn cà phê vối).

8.2. Thu hoạch và bảo quản sầu riêng

a) Kỹ thuật thu hoạch

- Nên thu hoạch trước khi quả rụng (khi đường thẳng trên giữa vỏ múi rõ nét chạy từ trên cuống xuống tới rốn quả ở giữa mỗi múi quả là có thể thu hoạch).

- Nên thu hoạch nhẹ tay vào lúc chiều mát, không nên thu hoạch sau cơn mưa hoặc có sương mù;

- Dùng kéo chuyên dùng để cắt cả cuống quả.

b) Bảo quản

Sử dụng nước sạch để rửa quả, hong khô trong mát. Khi trữ quả, phải có tấm lót ngăn cách với sàn nhà. Không đặt quả thành đống, tạo điều kiện thoáng mát. Tùy theo yêu cầu của thị trường, có thể phân ra nhiều loại khác nhau (theo kích cỡ). Chú ý trong cùng một lô hàng thì kích cỡ, màu sắc của quả phải đồng đều nhau.

 

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. UBND các tỉnh trồng cà phê chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và hướng dẫn các doanh nghiệp và nông dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh thực hiện áp dụng kỹ thuật trồng xen trong vườn cà phê đảm bảo các điều kiện và quy trình kỹ thuật.

2. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát trin Nông thôn các tỉnh và các doanh nghiệp trồng cà phê nghiên cứu, đánh giá các mô hình áp dụng quy trình này, bổ sung kịp thời quy trình cho phù hợp với thực tế sản xuất.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Cục Trồng trọt để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1397/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ/hủy bỏ, hủy công khai lĩnh vực đấu thầu, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Quyết định 1397/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ/hủy bỏ, hủy công khai lĩnh vực đấu thầu, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đầu tư, Doanh nghiệp, Hành chính, Đấu thầu-Cạnh tranh, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi