Quyết định 139/2000/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 139/2000/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 139/2000/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:139/2000/QĐ-BNN-KHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Ngô Thế Dân
Ngày ban hành:19/12/2000Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 139/2000/QĐ-BNN-KHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 139/2000/QĐ-BNN-KHCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 139/2000/QĐ-/ BNN-KHCN NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2000
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

- Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/2000 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứ bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá;

- Căn cứ đề nghị của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam - Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá số 281/VTL ngày 29/11/2000;

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượng sản phẩm.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Nay ban hành tiêu chuẩn ngành "Quy phạm khảo nghiệm giống thuốc lá"

 

Điều 2: Tiêu chuẩn có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP, Viện trưởng Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


TIÊU CHUẨN NGÀNH

 

TÊN TIÊU CHUẨN: QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG THUỐC LÁ
KÝ HIỆU: 10 TCN 426 - 2000

 

Cơ quan biên soạn: Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá

Cơ quan đề nghị ban hành: Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cơ quan xét duyệt, ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quyết định ban hành: 139/2000/QĐ/BNN-KHCN ngày 19/12/2000

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 426-2000

 

 

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG THUỐC LÁ
THE TESTING PROCEDURES OF TOBACCO VARIETIES

 

 

1. Quy định chung:

1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp chủ yếu khảo nghiệm Quốc gia các giống thuốc lá được chọn tạo trong nước và nhập nội.

1.2. Các tổ chức, cá nhân có giống thuốc lá khảo nghiệm và cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định số 07/CP ngày 5/02/1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/NN/KNKL/TT ngày 01/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Các bước khảo nghiệm.

2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản:

Cần được tiến hành 2-3 vụ và được khảo nghiệm ở 2-3 vùng sinh thái khác nhau, trong đó ít nhất có 2 vụ chính của vùng khảo nghiệm.

2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất:

Cần được tiến hành 2 vụ chính đối với giống thuốc lá có triển vọng và đã được khảo nghiệm cơ bản ít nhất là một vụ. Khảo nghiệm sản xuất cũng được tiến hành ở 2 - 3 vùng sinh thái khác nhau.

2.2. Bố trí thí nghiệm:

2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, được nhắc lại ít nhất là 3 lần, có dải bảo vệ xung quanh.

+ Kích thước ô thí nghiệm: 30 - 50m2 .

+ Khoảng cách rãnh giữa các luống là 40cm.

- Giống đối chứng là giống đã được công nhận giống Quốc gia, hoặc giống được gieo trồng phổ biến ở địa phuơng.

2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:

- Diện tích: Mỗi giống ít nhất là 1000 m2, không cần nhắc lại.

- Giống đối chứng: Như giống trong khảo nghiệm cơ bản.

 


2.2.3. Chất lượng giống khảo nghiệm:

Loại giống

Khảo nghiệm cơ bản

Khảo nghiệm sản xuất

 

 

Giống khảo nghiệm

Giống đối chứng

Giống khảo nghiệm

Giống đối chứng

Giống thuần

Giống tác giả

Giống nguyên chủng hoặc tương đương nguyên chủng

Giống tác giả

Giống xác nhận

Giống lai

Hạt lai

Giống nguyên chủng, tương đương nguyên chủng hoặc hạt lai

Hạt lai

Giống xác nhận hoặc hạt lai

 

2.3. Quy trình kỹ thuật:

2.3.1. Thời vụ:

Thời gian gieo hạt và trồng cây thuốc lá theo khung thời vụ tốt nhất của địa phương nơi khảo nghiệm.

2.3.2. Đất khảo nghiệm và kỹ thuật làm đất.

- Đất có thành phần cơ giới nhẹ, pHKCl = 5,8 - 7.

- Đất phải đại diện cho vùng được khảo nghiệm, đất thoát nước tốt, không bị ngập nước khi mưa.

- Đất có độ phì đồng đều, bằng phẳng và đủ kích thước để bố trí thí nghiệm.

- Đất vụ trước không được trồng cây họ cà, dưa chuột.

- Đất được cày lần 1 trước khi trồng từ 3-4 tuần với độ sâu 25-30cm. Cày lần 2 trước khi trồng một tuần, bừa kỹ, nhặt cỏ, san phẳng ruộng, kết hợp bón vôi khi pHKCl < 5,8

- Lên luống cao 25 - 30cm, mặt luống rộng từ 30 - 35cm, đào hốc có đường kính từ 15 - 20cm, sâu 10 - 12cm.

2.3.3. Mật độ, khoảng cách:

- Mật độ : 17.000-18.000 cây/ha.

- Khoảng cách:

+ Hàng cách hàng 1,0 - 1,1.

+ Cây cách cây: 0,55m.

2.3.4. Phân bón:

- Lượng phân bón cho 1 ha: 60 - 80 kg N, 90 - 140kg P2O5, 120 - 250 kg K2O và bón 500 - 1000 kg vôi nếu pHKCl đất < 5,8.

- Dạng phân thương phẩm dùng bón cho thuốc lá là các dạng phân không chứa gốc Clo, nên dùng các dạng phân như sau:NH4NO3, Supe lân, K2SO4...Bón bổ sung một số phân trung lượng và vi lượng như : Bo, Mg, Cu, Zn. Nếu cây có triệu chứng thiêu Bo, bón bổ sung Bo dạng Borax với lượng 2kg cho 1 ha.

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân lân trước hoặc ngay khi trồng. Nếu sử dụng phân lân khó tiêu, bón vào lúc cày đất.

+ Bón thúc lần 1: Bón 1/3 lượng phân đạm cùng 1/3 lượng phân kali sau khi trồng từ 7-10 ngày.

+ Bón thúc lần 2: Bón 2/3 lượng phân đạm cùng 2/3 lượng phân kali còn lại sau khi trồng từ 25-30 ngày.

2.3.5. Chăm sóc:

- Vườn ươm: áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật hợp lý để có cây con tốt, cứng cây, sạch sâu bệnh và đủ lượng cây để trồng. (Phụ lục 1: kỹ thuật làm vườn ươm).

- Ruộng trồng:

+ Trồng cây khi đất đủ ẩm (độ ẩm lúc trồng đảm bảo từ 75 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng). Nếu đất thiếu ẩm phải tưới 2 lít nước cho 1 hốc trước khi trồng. Sau khi trồng 2 - 3 ngày cần tưới nước vào hốc cho cây. Sau trồng từ 20 - 21 ngày có thể tưới rãnh, tưới ngập 2/3 rãnh và rút nước ngay. Sau đó tưới định kỳ 6-7 ngày một lần cho đến khi lá giữa chuyển sang giai đoạn chín mới giảm dần lượng nước tưới (việc tưới nước phụ thuộc vào độ ẩm đất).

+ Các lần bón phân kết hợp làm cỏ, xới xáo. Vun cao luống vào lần bón thúc thứ hai.

2.3.6. Ngắt ngọn, triệt chồi:

- Ngắt ngọn khi cây bắt đầu nở hoa, để lại mỗi cây từ 18 - 22 lá thu hoạch.

- Triệt chồi nách triệt để bằng tay hoặc bằng thuốc diệt chồi. Nếu dùng Accotab, pha 8 - 12cc thuốc trong 1 lít nước, dùng 15 - 20cc cho mỗi cây và dùng 4 - 6 lít thuốc cho 1 ha.

2.3.7. Phòng trừ sâu bệnh:

Chỉ phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng cần phải phòng trừ và theo hướng dẫn chung của Ngành bảo vệ thực vật.

2.3.8. Thu hoạch:

- Thu hoạch lần đầu khi lá đạt độ chín kỹ thuật (khoảng 50 - 60 ngày sau khi trồng).

- Lá chín kỹ thuật: Khi lá chuyển từ màu xanh sang ửng vàng hoặc vàng, mặt lá bóng mịn, gân lá từ màu xanh chuyển sang màu trắng sữa, góc đóng lá so với thân chính lớn hơn 90o, tiến hành thu hoạch lá. Thu lá vào buối sáng hoặc lúc trời mát, lá thu hoạch xong để vào bóng mát, tránh chất đống và để ngoài nắng.

2.3.9. Sấy lá thuốc.

- Phân loại lá theo độ chín, ghim lá vào sào và đưa vào lò sấy. Sấy lá thuốc theo đúng quy trình kỹ thuật do Tổng công ty thuốc lá Việt Nam ban hành.

3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.

3.1. Khảo nghiệm cơ bản:

3.1.1. Đặc điểm về hình thái.

- Dạng cây

- Dạng lá.

- Màu sắc lá, mặt lá, tai lá.

- Dạng hoa, màu sắc hoa.

- Độ thuần của giống (tỷ lệ cây khác dạng)

( Theo quy định về các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm đồng ruộng với cây thuốc lá của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam ban hành tháng 11/1999).

3.1.2. Sinh trưởng và phát triển.

- Tốc độ ra lá (lá/ngày)

- Tốc độ phát triển chiều cao cây (cm/ngày)

- Thời gian từ trồng đến 10% cây ra nụ (ngày)

- Thời gian từ trồng đến 90% cây ra nụ (ngày)

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch lá đầu tiên (ngày)

ư- Thời gian từ trồng đến lần thu hoạch lá cuối cùng (ngày)

- Chiều cao cây (cm)

- Chiều cao cây ngắt ngọn (cm)

- Đường kính thân cách gốc 20cm (cm)

- Tổng số lá trên cây (lá)

- Số lá kinh tế trên cây (lá)

- Độ dài lóng (cm).

(Theo quy định về các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm đồng ruộng với cây thuốc lá của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam ban hành tháng 11/1999).

3.1.3. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại.

Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính sau:

- Sâu: Sâu xanh (Helicoverpa assulta), sâu khoang (Spodeptera litura).

- Bệnh khảm (Tobacco mosaic virus).

- Bệnh xoăn lá (Tobacco leaf curl virus).

- Bệnh héo rũ vi khuẩn (Ralstonia solanacearum).

- Phương pháp tính tỷ lệ bệnh, cấp bệnh theo phụ lục 2.

3.1.4. Khả năng thích ứng với các điều kiện bất lợi.

- Ra hoa: Sớm, trung bình, muộn (trong điều kiện tự nhiên)

+ Ra hoa sớm: 10% số cây ra hoa trước 55 ngày sau khi trồng.

+ Ra hoa trung bình: 10% số cây ra hoa từ 55 - 70 ngày sau khi trồng.

+ Ra hoa muộn: 10% số cây ra hoa sau 70 ngày sau khi trồng.

- Chống đổ: Tốt, khá, trung bình, kém.

+ Tốt: Tất cả các cây không bị đổ.

+ Khá:³ 50% số cây bị nghiêng nhẹ.

+ Trung bình: ³ 70% số cây bị nghiêng 30o so với chiều thẳng đứng .

+ Kém: ³ 70 % số cây bị nghiêng 45o so với chiều thẳng đứng.

3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.

- Số cây thực thu trên ô (cây)

- Số lá kinh tế trên cây (lá).

- Khối lượng trung bình lá (g)

- Khối lượng lá tươi, khô mỗi ô (kg)

- Năng suất (tạ/ha).

- Tỷ lệ khối lượngtươi/khô của lá.

3.1.6. Chất lượng thuốc lá.

- Cấp loại lá thuốc sấy theo vị bộ (%) (xem phụ lục 3)

- Tỷ lệ gân cuộng/lá (%)

- Thành phần hoá học chính: Hàm lượng (%) nicotin, protêin, đạm tổng số, glixit hoà tan, Clo (phân tích lá trung châu cấp II)

- Điểm bình hút cảm quan (xem phụ lục 4)

3.2. Khảo nghiệm sản xuất.

Khảo nghiệm sản xuất theo dõi các chỉ tiêu sau:

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch lần đầu, lần cuối (ngày).

- Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, phát triển của giống, thời gian từ trồng đến ra nụ 10%, 90%, số lá kinh tế trên cây, kích thước trung bình lá, mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.

- Năng suất: Cân khối lượng thực thu trên diện tích khảo nghiệm, từ đó quy ra năng suất tạ/ha.

- Chất lượng thông qua phân cấp lá sấy, phân tích thành phần hoá học và bình hút cảm quan.

- ý kiến người sản xuất thử và người sử dụng đối với giống mới được khảo nghiệm.

4. Báo cáo và công bố kết quả khảo nghiệm.

- Báo cáo kết quả khảo nghiệm của các điểm gửi về Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá (Phụ lục 5 & 6) để tổng hợp, trình lên Hội đồng khoa học của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương. Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá và Hội đồng khoa học Tổng công ty thuốc lá Việt Nam tổng hợp các vụ khảo nghiệm để báo cáo trước Hội đồng KHCN Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đề nghị khu vực hoá hoặc công nhận giống Quốc gia giống thuốc lá mới.

- Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giảm sát trong quá trình khảo nghiệm và có ý kiến tư vấn cho Hội đồng khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn .

 


PHỤ LỤC 1

KỸ THUẬT LÀM VƯỜN ƯƠM.

 

1. Chọn đất:

- Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, có độ pH từ 5,8 - 7, chủ động tưới tiêu nước.

- Đất vụ trước không trồng cây thuốc lá, cây họ cà,dưa chuột.

- Đất được chọn làm vườn ươm phải thoáng, đầy đủ ánh sáng.

2. Chuẩn bị đất.

Đất được cày lần 1 sâu từ 20 - 25cm, phơi ải trước khi gieo từ 3 - 4 tuần. Cày lần 2, bừa kỹ trước khi gieo 1 tuần, nhặt sạch cỏ dại.

- Lên luống: Rộng 1m, dài tuỳ thuộc vào diện tích khảo nghiệm, cao 30 - 35cm, khoảng cách giữa hai luống là 40 -50cm.

- Xử lí đất trước khi gieo từ 3 - 5 ngày bằng các dung dịch sau: 60g CuSO4 hoặc 50g Bassamid pha trong 20 lít nước tưới cho 10m2 mặt luống.

3. Phân bón:

Lượng phân bón cho 10m2 mặt luống.

- Phân hữu cơ vi sinh: 5kg.

- Sulfat amôn 100 - 200g (có thể thay bằng urê hoạc NH4NO3).

- Supe lân : 400g.

- Sulfat kali: 150g.

Phân được rải và trộn đều với lớp đất mặt luống sâu từ 7 - 8cm.

4. Gieo hạt:

* Thời vụ gieo:

- Các tỉnh phía Bắc:

Vụ Đông Xuân: gieo hạt từ trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12 để lấy cây giống trồng từ tháng 01 đến hết tháng 02.

Vụ Thu: gieo hạt từ trung tuần tháng 7 để có cây giống trồng từ 01 - 15 tháng 9

- Các tỉnh phía Nam

Vụ khô: gieo hạt từ cuối vụ mưa để lấy cây giống trồng trong tháng 11 đến đầu tháng 12.

Vụ mưa: gieo hạt từ cuối vụ khô để trồng vào đầu vụ mưa

* Lượng hạt gieo:

Lượng hạt gieo: 1,0-1,5g/10m2 mặt luống (hạt giống có tỷ lệ nảy mầm> 85%)

* Cách gieo:

Hạt được trộn với cát và gieo đều trên mặt luống. Sau khi gieo phủ lên mặt luống một lớp phân hữu cơ và tưới nước đủ ẩm.

5. Làm giàn che.

Hạt thuốc lá rất nhỏ nên nhất thiết phải làm giàn che. Sau khi cây mọc dỡ dần giàn che cho cây cứng cáp, nhưng phải đậy giàn che khi trời mưa to.

6. Chăm sóc cây con.

- Sau khi gieo, mỗi ngày tưới 2 - 3 lần cho đến khi hạt mọc đều. Sau đó tưới 1-2 lần/ngày. Hạn chế tưới nước trong khoảng 5 - 7 ngày trước khi nhổ cây cho vào bầu.

- Khi cây đã mọc, tỉa bớt cây ở những chỗ dày quá, nhổ cỏ dại.

- Bón thúc : Dùng 50-70g urê, 10g K2SO4 pha trong 10 lít nước tưới cho 10m2 vườn ươm. Tưới phân xong, dùng nước lã tưới rửa phân trên lá.

- Phòng trừ sâu bệnh: Dùng dung dịch Bordeaux 1%, Ridomil 0,1% để hạn chế bệnh nấm. Dùng Vifast 5NP, Sherpa 10EC, Decis 2,5EC, Sumidicin, Trebon để hạn chế sâu.

7. Đưa cây con vào bầu và chăm sóc.

- Khi cây con được 20 - 25 ngày tuổi, có từ 3 - 4 lá thật sẽ đưa cây vào bầu.

- Kích thước bầu: F = 9cm, chiều cao: 8 - 9 cm. Vật liệu làm bầu là màng mỏng PE

- Đất làm bầu phải tơi xốp, nhiều mùn. Thông thường 1m3 đất phù sa trộn thêm 5kg phân hoá hữu cơ, 60g CuSO4 pha trong 20 lít nước tưới vào 1m3 đất. Lượng phân bón trong 1kg đất làm bầu không quá: 0,12g N, 0,20 g K2O, 0,15 P2O5. Trong thời gian đầu phải che nắng cho cây để cây bình phục nhanh, sau đó dỡ giàn che.

- Tưới thúc phân đạm nếu cây chậm phát triển.

- Khoảng 20 - 25 ngày sau khi vào bầu, cây cao từ 10 - 12cm, đường kính thân đạt 6-8mm, có 7-8 lá là cây đủ tiêu chuẩn đem trồng. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước khi đưa cây đi trồng.


PHỤ LỤC 2:

CÁC CHỈ TIÊU ĐIỀU TRA SÂU BỆNH HẠI,
KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN

 

 


1. Mật độ sâu hại (con/cây)

 

=

Tổng số sâu điều tra

 

Tổng số cây điều tra

 

 


2. Tỷ lệ cây bệnh (%)

 

=

Tổng số cây bị bệnh

 

Tổng số cây điều tra

 

x

 

100

 

 


3. Tỷ lệ lá bị bệnh hại (%)

 

=

Tổng số lá bị bệnh

 

Tổng số lá điều tra

 

x

 

100

 

 

 


4. Chỉ số bệnh hại (%)

 

 

=

(Tổng số lá bị hại ở cấp i x i)

 

Tổng số lá bị hại X
cấp cao nhất

 

 

x

 

 

100

5. Cách phân cấp bệnh hại.

Với bệnh hại lá, phân 9 cấp đánh giá theo diện tích vết bệnh trên lá.

- Cấp 0: hoàn toàn không bị bệnh.

- Cấp 1: dưới 1% diện tích lá bị bệnh

- Cấp 3: >1 - 5% diện tích lá bị bệnh

- Cấp 5: > 5 - 25% diện tích lá bị bệnh

- Cấp 7: > 25 -50% diện tích lá bị bệnh

- Cấp 9: > 50% diện tích lá bị bệnh.

6. Tính chống đổ.

- Tốt: tất cả cây không bị đổ.

- Khá: > 50% số cây bị nghiêng nhẹ

- Trung bình: ³ 70% số cây bị nghiêng 30o so với chiều thẳng đứng.

- Kém: ³ 70% số cây bị nghiêng 45o so với chiều thẳng đứng.

7. Gãy lá do mưa bão:

Tốt: không bị gãy

Khá: Số lá gãy trên cây Ê 1lá

Trung bình: Số lá gãy trên cây từ 1,5 - 2 lá.

Kém: Số lá gãy trên cây > 2 lá.

8. Ra hoa:

Ra hoa sớm: 10% số cây ra hoa trước 55 ngày sau khi trồng.

Ra hoa trung bình: 10% số cây ra hoa từ 55 - 70 ngày sau khi trồng.

Ra hoa muộn: 10% số cây ra hoa sau 70 ngày trồng.


PHỤ LỤC 3

BẢN PHÂN CẤP LÁ THUỐC LÁ VÀNG SẤY THEO VỊ BỘ

 

- Tên giống khảo nghiệm:

- Thời vụ khảo nghiệm:

 

Ký hiệu cấp

Đặc điểm bên ngoài

Nhóm lá gốc (P)

Có từ 2 - 3 lá

P3

- Lá màu vàng, vàng nhạt, vàng phớt xanh hoặc vàng thẫm

- Chiều dài lá ³ 30cm

- Màu tạp Ê 15%, độ tổn thương cơ học Ê 15% , sâu bệnh: Ê 15%

- Lá xốp, mỏng, dầu dẻo kém, đầu lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

P4

- Lá màu nâu nhạt đến nâu

- Chiều dài lá ³ 25cm

- Màu tạp Ê 20%, độ tổn thương cơ học Ê 20% , sâu bệnh: Ê 20%

- Lá xốp, mỏng, dầu dẻo kém, đầu lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

Nhóm lá nách dưới (X)

Có từ 3 - 4 lá

X1

- Lá màu vàng cam, vàng chanh

- Chiều dài lá ³ 40cm

- Màu tạp Ê 5%, độ tổn thương cơ học Ê 5% , sâu bệnh: Ê 5%

- Lá mịn, dầu dẻo khá, đầu lá hơi rộng, phiến lá rộng hơn nhóm B

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

X2

- Lá màu vàng cam, vàng chanh

- Chiều dài lá ³ 35cm

- Màu tạp Ê 10%, độ tổn thương cơ học Ê 10% , sâu bệnh: Ê 10%

- Lá mịn, dầu dẻo trung bình, đầu lá hơi rộng, phiến lá rộng hơn nhóm P

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

X3

- Lá màu vàng, vàng nhạt, vàng phớt xanh hoặc vàng thẫm

- Chiều dài lá ³ 32cm

- Màu tạp Ê 15%, độ tổn thương cơ học Ê 15% , sâu bệnh: Ê 15%

- Lá mịn, dầu dẻo trung bình, đầu lá tù, phiến lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

X4

- Lá màu nâu nhạt đến nâu và các màu như X3

- Chiều dài lá ³ 30cm

- Màu tạp Ê 20%, độ tổn thương cơ học Ê 20% , sâu bệnh: Ê 20%

- Lá xốp, dầu dẻo kém, đầu lá tù, phiến lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

 

Nhóm lá giữa (C)

Có từ 4 - 6 lá

C1

- Lá màu vàng cam, vàng chanh

- Chiều dài lá ³ 40cm

- Màu tạp Ê 5%, độ tổn thương cơ học Ê 5% , sâu bệnh: Ê 5%

- Lá mịn, dầu dẻo cao, đầu lá trung bình, phiến lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

C2

- Lá màu vàng cam, vàng chanh

- Chiều dài lá ³ 35cm

- Màu tạp Ê 10%, độ tổn thương cơ học Ê 10% , sâu bệnh: Ê 10%

- Lá mịn, dầu dẻo cao, đầu lá trung bình, phiến lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

C3

- Lá màu vàng, vàng nhạt, vàng phớt xanh hoặc vàng thẫm và các màu như C2

- Chiều dài lá ³ 35cm

- Màu tạp Ê 15%, độ tổn thương cơ học Ê 15% , sâu bệnh: Ê 15%

- Lá mịn, dầu dẻo trung bình, đầu lá trung bình, phiến lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

C4

- Lá màu nâu nhạt đến nâu và các màu như C3

- Chiều dài lá ³ 30cm

- Màu tạp Ê 20%, độ tổn thương cơ học Ê 20% , sâu bệnh: Ê 20%

- Lá có độ dầu dẻo kém, đầu lá trung bình, phiến lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

Nhóm lá nách trên (B)

Có từ 3 - 4 lá

B1

- Lá màu vàng cam, vàng chanh

- Chiều dài lá ³ 40cm

- Màu tạp Ê 5%, độ tổn thương cơ học Ê 5% , sâu bệnh: Ê 5%

- Lá mịn, dầu dẻo khá, đầu lá trung bình, phiến lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

B2

- Lá màu vàng cam, vàng chanh

- Chiều dài lá ³ 35cm

- Màu tạp Ê 10%, độ tổn thương cơ học Ê 10% , sâu bệnh: Ê 10%

- Lá mịn, dầu dẻo khá, đầu lá trung bình, phiến lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

B3

- Lá màu vàng, vàng nhạt, vàng phớt xanh hoặc vàng thẫm và các màu như B2

- Chiều dài lá ³ 35cm

- Màu tạp Ê 15%, độ tổn thương cơ học Ê 15% , sâu bệnh: Ê 15%

- Lá mịn, dầu dẻo trung bình, đầu lá trung bình, phiến lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

B4

- Lá màu nâu nhạt đến nâu và các màu như B3

- Chiều dài lá ³ 30cm

- Màu tạp Ê 20%, độ tổn thương cơ học Ê 20% , sâu bệnh: Ê 20%

- Lá có độ dầu dẻo kém, đầu lá trung bình, phiến lá rộng

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

Nhóm lá ngọn (T)

Có từ 2 - 3 lá

T2

- Lá màu vàng cam, vàng cam đỏ

- Chiều dài lá ³ 35cm

- Màu tạp Ê 10%, độ tổn thương cơ học Ê 10% , sâu bệnh: Ê 10%

- Lá dày, dầu dẻo khá, đầu lá hẹp, phiến lá hẹp

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

 

T3

- Lá màu vàng, vàng phớt xanh đến vàng thẫm

- Chiều dài lá ³ 30cm

- Màu tạp Ê 15%, độ tổn thương cơ học Ê 15% , sâu bệnh: Ê 15%

- Lá thô ráp, lá dày, dầu dẻo trung bình, đầu lá nhọn, phiến lá hẹp

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

T4

- Lá màu nâu, nâu nhạt

- Chiều dài lá ³ 25cm

- Màu tạp Ê 20%, độ tổn thương cơ học Ê 20% , sâu bệnh: Ê 20%

- Lá thô ráp, dầu dẻo kém, đầu lá nhọn, phiến lá hẹp

- Độ đồng đều lô thuốc đạt 90%

Nhóm tận dụng (M)

 

- Các màu, trừ màu xanh, nâu đen

- Các vị trí lá, có thể thái thành sợi

- Độ tổn thương cơ học, sâu bệnh không quy định

- Độ đồng đều không quy định

 

Ghi chú: Tỷ lệ lẫn cấp không quá 10% cấp dưới liền kề. Nếu trên 10% phải phân cấp lại, nếu không phân cấp lại sẽ hạ xuống một cấp liền kề trong nhóm. Độ ẩm thanh toán: W = 13,5%


PHỤ LỤC 4

BẢNG BÌNH HÚT LÁ THUỐC LÁ NGUYÊN LIỆU VÀNG SẤY

 

Tên giống khảo nghiệm:

Thời vụ khảo nghiệm:

 

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm (Có hệ số quan trọng)

Mẫu kiểm tra

 

 

 

 

 

 

1. Hương thơm khi cháy

 

 

 

 

 

- Hương rất thơm

10-13

 

 

 

 

- Hương thơm khá

7-9

 

 

 

 

- Hương thơm trung bình

4-6

 

 

 

 

- Hương thơm kém

1-3

 

 

 

 

2. Vị

 

 

 

 

 

- Tốt, dễ chịu

13-15

 

 

 

 

- Khá, dễ chịu, hơi cay nóng

9-12

 

 

 

 

- Trung bình, hơi đắng, cay nóng rõ

5-8

 

 

 

 

- Kém, xóc, đắng, rất khó chịu

1-4

 

 

 

 

3. Độ nặng

 

 

 

 

 

- Rất nặng vừa phải

7-8

 

 

 

 

- Rất nặng, nặng

5-6

 

 

 

 

- Nhẹ

3-4

 

 

 

 

- Rất nhẹ

1-3

 

 

 

 

4. Độ cháy

 

 

 

 

 

- Cháy tốt, tàn trắng

6-7

 

 

 

 

- Cháy khá, tàn xám

4-5

 

 

 

 

- Cháy trung bình, tàn xám hơi đen

2-3

 

 

 

 

- Cháy kém, tàn đen

1-2

 

 

 

 

5. Màu sắc (tham khảo)

 

 

 

 

 

- Vàng cam, vàng chay

6-7

 

 

 

 

- Vàng nhạt, vàng thẫm

4-5

 

 

 

 

- Nâu, nâu nhạt

2-3

 

 

 

 

- Xanh vàng, nâu tối

1-2

 

 

 

 

Tổng điểm

 

 

 

 

 

 

Nhận xét, kết luận:

 

Ngày tháng năm 2000

Người bình hút (ký, họ tên)


PHỤ LỤC 5

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG THUỐC LÁ.

 

Vụ:............................... Năm:

 

1.

Điểm khảo nghiệm:

 

 

 

2.

Cơ quan thực hiện:

 

 

 

3.

Cán bộ thực hiện:

 

 

 

4.

Tên giống tham gia khảo nghiệm:

 

 

 

5.

Ngày trồng:

 

 

 

 

- Ngày thu hoạch lần đầu:

 

 

 

 

- Ngày thu hoạch lần cuối:

 

 

 

- Diện tích thí nghiệm: m2

 

 

 

- Kích thước ô thí nghiệm: m x m

 

 

 

 

- Số lần nhắc lại:

 

 

 

7.

Loại đất trồng:

Cây trồng vụ trước:

 

8.

Phân bón: Ghi rõ loại phân và lượng sử dụng:

 

 

 

- Đạmkg/ha

Loại phân:

 

 

 

- Lânkg/ha

Loại phân:

 

 

 

- Kalikg/ha

Loại phân:

 

 

 

- Vôikg/ha

Lượng bón

 

 

 

- Bón thúc lần 1

Ngày bón:

 

 

 

- Bón thúc lần 2

Ngày bón:

 

 

9.

Tưới nước:

 

 

 

 

Lần 1Ngày:

Phương pháp tưới

 

 

Lần 2Ngày:

Phương pháp tưới

 

 

Lần 3Ngày:

Phương pháp tưới

 

 

Lần 4Ngày:

Phương pháp tưới

 

 

Lần 5Ngày:

Phương pháp tưới

 

 

...

 

 

10.

Xới vun:

 

 

 

 

- Lần 1Ngày:

 

 

 

 

- Lần 2Ngày:

 

 

 

11.

Phòng trừ sâu, bệnh:

 

 

 

 

Lần 1:

Ngày:

Loại thuốc

Nồng độ sử dụng

 

Lần 2:

Ngày:

Loại thuốc

Nồng độ sử dụng

 

Lần 3:

Ngày:

Loại thuốc

Nồng độ sử dụng

 

---

 

 

 

 

12. Số liệu khí tượng vùng.

 

Tháng

Nhiệt độ cao nhất (oC)

Nhiệt độ thấp nhất (oC)

Nhiệt độ TB (oC)

Độ ẩm không khí (%)

Lượng mưa (mm)

Số giờ nắng (giờ)

Các yếu tố khí hậu đặc biệt khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13. Các chỉ tiêu theo dõi: Ghi vào bảng 1,2,3,4,5,6,7,8

14. Nhận xét và đánh giá kết quả khảo nghiệm cơ bản của từng giống.

15. Kết luận và đề nghị:

 

Ngày...... tháng ...... năm......

Cơ quan quản lý Cán bộ thực hiện

 

 

 

Bảng 1: Đặc điểm về hình thái

 

Giống

Tán cây

Hoa

Tỷ lệ cây

 

 

Dạng lá

Màu lá

Mặt lá

Tai lá

Đuôi lá

Dạng hoa tự

Màu sắc

khác dạng (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2: Sinh trưởng và phát triển

 

Giống

 

 

 

 

Chỉ tiêu

 

 

 

 

- Tốc độ ra lá (lá/ngày)

 

 

 

 

- Tốc độ phát triển chiều cao cây (cm/ngày)

 

 

 

 

- Thời gian từ trồng đến 10% cây ra nụ (ngày)

 

 

 

 

- Thời gian từ trồng đến 90% cây ra nụ (ngày)

 

 

 

 

- Thời gian từ trồng đến 90% cây ra nụ (ngày)

 

 

 

 

- Thời gian từ trồng đến lần thu hoạch lá đầu tiên chín (ngày)

 

 

 

 

- Thời gian từ trồng đến lần thu hoạch lá cuối cùng (ngày)

 

 

 

 

- Chiều cao cây (cm)

 

 

 

 

- Chiều cao cây ngắt ngọn (cm)

 

 

 

 

- Tổng số lá trên cây (lá)

 

 

 

 

- Số lá kinh tế trên cây (lá)

 

 

 

 

- Kích thước trung bình lá (cm) Dx R

 

 

 

 

- Độ dài lóng (cm)

 

 

 

 

- Đường kính thân cách gốc 20cm (cm)

 

 

 

 

Bảng 3: Mức độ nhiễm sâu bệnh

 

Giống

Tỷ lệ bệnh (%)

Mật độ sâu (con/cây)

 

Khảm lá

Xoăn lá

Héo rũ vi khuẩn

Đen thân

Bệnh đặc biệt khác

Sâu xanh

Rệp

Sâu khoang

Sâu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 4: Khả năng thích ứng với điều kiện bất thuận

 

Giống

Đổ cây

Gãy lá

Ra hoa (sơm, trung bình, muộn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 5: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

 

Giống

Lần nhắc

Số lá kinh tế/cây (lá)

Khối lượng TB (g)

Khối lượng lá tươi/ô (kg)

Khối lượng lá khô/ô (kg)

Tỷ lệ tươi/khô

N.suất khô tạ/ha

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 6: Phân cấp lá thuốc lá nguyên liệu

 

 

Tỷ lệ cấp loại lá sấy theo vị bộ (%)

Giống

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

Cấp I+II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 7: Thành phần hoá học chính của lá thuốc lá nguyên liệu (%)

(Phân tích lá trung châu cấp II)

 

Giống

Nicotin

Đạm tổng số

Protêin

Gluxit hoà tan

Clo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 8: Điểm bình hút cảm quan lá thuốc lá nguyên liệu (điểm)

 

Giống

Hương

Vị

Độ nặng

Độ cháy

Màu sắc

Tổng điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 6
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG THUỐC LÁ

Vụ:........................ Năm:.............................

 

1. Địa điểm khảo nghiệm:

2. Cơ quan chủ trì khảo nghiệm:

3. Tên người khảo nghiệm sản xuất.

4. Tên giống khảo nghiệm:

Giống đối chứng:

5. Ngày trồng:

Ngày thu hoạch lần đầu tiên:

Ngày thu hoạch lần cuối cùng:

6. Diện tích khảo nghiệm:m2

7. Đặc điểm đất đai

Vụ trước trồng cây gì?

8. Mật độ trồng

9. Phân bón

10. Đánh giá chung.

 

Giống

Nhận xét đặc điểm giốn (sinh trưởng, sâu bệnh...)

Sản lượng lá khô thực thu trên diện tích khảo nghiệm (kg)

Năng suất

lá khô (tạ/ha)

Đánh giá chất lượng (cấp loại lá sấy, thành phần hoá học chính, tính chất hút)

ý kiến người SX (có hoặc không chấp nhận giống mới)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Kết luận và đề nghị.

 

 

Ngày tháng năm 2000

Cán bộ chỉ đạo Người sản xuất

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2998/QĐ-BNN-CCPT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do

Quyết định 2998/QĐ-BNN-CCPT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do"

Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi