Quyết định 114/1999/QĐ-BNN-KHCN tiêu chuẩn ngành 10 TCN 383-99 đến 10 TCN 385-99

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 114/1999/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 114/1999/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành 10 TCN 383-99 đến 10 TCN 385-99
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:114/1999/QĐ-BNN-KHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Ngô Thế Dân
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
04/08/1999
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 114/1999/QĐ-BNN-KHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 114/1999/QĐ-BNN-KHCN DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
______________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 114/1999/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 1999

 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành tiêu chuẩn ngành 10 TCN 383-99 đến 10 TCN 385-99

______________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - CLSP

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Nay ban hành tiêu chuẩn ngành sau:

10 TCN 383 - 99: Quy trình sản xuất hạt giống dâu lai F1

10 TCN 384 - 99: Quy trình bảo quản tập đoàn giống Tằm đa hệ

10 TCN 385 - 99: Quy trình bảo quản giống Tằm lưỡng hệ và Tằm độc hệ          

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - CLSP, Lãnh đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Ngô Thế Dân

 

 

TIÊU CHUẨN QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG DÂU LAI F1

(Yêu cầu kỹ thuật)

10TCN 383 - 99

(Ban hành kèm theo quyết định số 114/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 4 tháng 8 năm 1999)

 

1. Phạm vi áp dụng:

Quy trình này đưa ra một số quy định chung cho việc tiến hành tổ chức sản xuất hạt giống dâu lai F1 ở các cơ sở nhân giống

2. Nội dung và các bước tiến hành:

2.1. Trồng và chăm sóc vườn dâu bố mẹ:

2.2.1. Đất để trồng dâu bố, mẹ phải là loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, đất cao, thoát nước.

 2.1.2. Vườn dâu bố, mẹ phải cách xa các ruộng dâu sản xuất khác tối thiểu là 1500m .

2.1.3. Mật độ trồng là 2,0m x 0,5m. Sau khi định hình mỗi hố chỉ để một cây dâu.

2.1.4. Hàng dâu trồng theo hướng đông tây.

2.1.5. Trong ruộng dâu cứ cách một hàng thì trồng một hàng có xen cây dâu bố theo tỷ lệ giữa cây dâu bố và cây dâu mẹ 1:1

2.1.6. Giữa các hàng xen đảm bảo cho cây dâu bố phân bố so le

2.1.7. Đốn tạo hình theo kiểu trung bình. Độ cao thân chính của cây dâu bố và cây dâu mẹ tuỳ thuộc vào chiều cao của cây dâu ở thời kỳ cuối năm.

2.1.8. Sau khi đốn tỉa định cành để mỗi cây có từ 4-5 cành chính.

2.1.9. Hàng năm đốn ở cành cấp 1 cách thân chính 0,5 - 1cm vào sau khi thu quả.

2.1.10. Tháng 7-8 phớt ngọn cành 30cm để cành nhánh ra hoa quả.

2.1.11. Bón phân hữu cơ hàng năm , đảm bảo tối thiểu 25T/ha. Phân vô cơ bón theo tỷ lệ NPK : 5.3.4.

2.1.12. Phòng trừ sâu bệnh : Theo hướng dẫn của bảo vệ thực vật.

2.1.13. Khi thời gian ra hoa giữa giống bố và giống mẹ không tương đồng nhau thì có thể chỉnh bằng biện pháp :

- Bón phân và tưới nước

- Đốn, hái lá, gum cây

2.2. Thu hoạch quả và hạt:

2.2.1. Khi quả dâu đã chín có màu tím thì phải thu hoạch kịp thời .

2.2.2. Sau khi đã thu quả phải xát bỏ ngay phần thịt quả để lấy hạt.

2.2.3. Những quả chưa đủ độ chín sinh lý lẫn trong những quả đã thu thì cần bảo quản 1-2 ngày ở nơi mát sau đó mới xát lấy hạt .

2.2.4. Hạt dâu cần phải phơi ở chỗ mát và có gió, tuyệt đối không phơi ngoài nắng.

2.2.5. Hạt dâu đảm bảo đã khô khi trọng lượng trước khi phơi và sau khi phơi chênh lệch không quá 2-3% .

2.3. Kiểm tra chất lượng hạt .

2.3.1. Phương pháp cảm quan: Hạt tốt là hạt mẩy, màu vàng tươi mùi thơm đặc trưng của giống, tạp chất ít.

2.3.2. Xác định hàm lượng nước của hạt: Sấy khô hạt để xác định hàm lượng nước, quy định hàm lượng nước trong hạt từ 4-6% là đạt tiêu chuẩn.

2.3.3. Kiểm tra độ thuần cơ giới: Cân một lượng hạt đã khô, sau đó nhặt bỏ những phần thịt, vỏ quả, tạp chất khác rồi cân lại hạt.

                         Trọng lượng hạt thuần

Độ thuần % = ------------------------------------- x 100

                         Trọng lượng hạt điều tra

2.3.4. Xác định tỷ lệ nẩy mầm: Lấy 100 hạt ngâm nước trong thời gian 2 giờ , sau đó để ở nơi có nhiệt độ 28-320C, đảm bảo đủ ẩm độ, sau 3 ngày điều tra tỷ lệ nẩy mầm.

2.3.5. Xác định trọng lượng 100 hạt: Tuỳ theo số lượng hạt dâu nhiều hay ít mà lấy mẫu để xác định trọng lượng bình quân 100 hạt

2.4. Bảo quản hạt dâu:

2.4.1. Hạt dâu sau khi đã khô, tốt nhất tiến hành gieo ngay, nếu chưa sử dụng thì bảo quản theo 2 phương pháp:

+ phương pháp bảo quản lạnh: Hạt dâu đựng trong túi kín, không thấm nước để trong kho lạnh 3-50C .

+ Phương pháp bảo quản khô: Hạt dâu bỏ trong túi vải và đặt trong bình kín, ở dưới có lớp vôi cục. Tỷ lệ lượng hạt dâu và vôi cục là: 2/1 hoặc 1/1.

2.4.2. Thời gian bảo quản không quá 1 năm.

2.5. Vận chuyển:

2.5.1. Khi vận chuyển hạt đi xa với khối lượng lớn thì cần phải đóng vào nhiều túi, mỗi túi chứa 4-5kg. các túi nhỏ này được để trong hộp cứng.

2.5.2. Vận chuyển hạt vào lúc thời tiết mát, không để hạt ướt.

2.5.3. Hạt dâu chuyển đến cơ sở chưa sử dụng thì phải cho vào bảo quản theo quy trình ở trên.

 

 

 

TIÊU CHUẨN QUY TRÌNH BẢO QUẢN TẬP ĐOÀN GIỐNG TẰM ĐA HỆ

(Yêu cầu kỹ thuật)

10TCN 384 – 99

(Ban hành kèm theo quyết định số 114/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 4 tháng 8 năm 1999)

 

1. Phạm vi áp dụng:

Quy trình này áp dụng để bảo quản tập đoàn giống tằm đa hệ tại các cơ sở nuôi giữ giống.

2. Nội dung phương pháp bảo quản:

2.1. Vật tư và trang thiết bị cần thiết:

2.1.1. Nhà nuôi tằm, nhà để dâu, nhà để né, nhà nhân giống, nhà bảo quản trứng, kho lạnh. Phải có lưới chống chuột nhặng và các thiên địch hại khác

2.1.2. Phải có đủ dụng cụ, vật tư cho nuôi tằm và nhân giống: nong, nia, đũi, né, dao, thớt, phễu cho ngài đẻ trứng, giấy crap, hộp bắt ngài.

2.1.3. Kính hiển vi có độ phóng đại 600 lần.

2.1.4. Nhà và dụng cụ nuôi tằm phải xử lý xát trùng triệt để.

2.1.5. Lá dâu phải đảm bảo chất lượng và không nhiễm độc tố.

2.1.6. Clorua vôi, Foocmol, axít HCL

2.2. Phương pháp bảo quản:

2.2.1. Bảo quản trứng giống:

- Trứng chưa băng hoặc trứng dự phòng thì sau khi đẻ 26 giờ ở nhiệt độ 25-27C, ẩm độ 80-85% thì đưa vào hãm lạnh ở nhiệt độ 3-50C.

- Trứng trước khi hãm lạnh hoặc sau khi xuất ra khỏi kho lạnh phải bảo quản ở nhiệt độ 15-200C ít nhất 2 giờ.

- Thời gian hãm lạnh không quá 20 ngày.

- Mỗi lứa băng, mỗi giống cần ít nhất 24 ổ trứng đạt tiêu chuẩn cho nhân giống.

- Sau mỗi lứa băng phải có đủ trứng dự phòng cho tất cả các giống.

2.2.2. Ấp trứng:

- Trứng tằm được ấp ở điều kiện thoáng mát, nhiệt độ 25-270C , ẩm độ 80-90%.

- Khi trứng chuyển màu xanh ( ghim ) phải gói trứng để hãm tối 1 ngày trước khi băng. Trứng được lấy từ 24 ổ theo phương pháp cắt 1/4 ổ trứng

2.2.3. Nuôi tằm:

- Tằm nuôi theo mô, mỗi giống nuôi 3 mô, để riêng từng giống theo nong hay theo đũi.

- Khi tằm ngủ bắt tằm ngủ muộn, tằm còi kẹ, tằm bệnh để chiếu kính kiểm tra bệnh.

- Tằm lớn mỗi giống nuôi 3 mô, mỗi mô nuôi riêng một nong 300 con. Tằm được đếm sau bữa dâu thứ 2 của tuổi 4 theo phương pháp lấy ngẫu nhiên, có biểu theo dõi riêng từng nong ( phụ lục 1 ).

- Vào ngày thứ 3 của tuổi 5 phải chọn tằm đúng dạng, loại bỏ tằm lẫn cơ giới, tuyệt đối tránh để lẫn giống.

- Nhiệt độ nuôi tằm ( phụ lục 1 )

- Khi tằm ngủ dậy phải sát trùng mình tằm bằng vôi bột hay thuốc sát trùng trước khi cho tằm ăn 30 phút.

- Khi tằm chín lên né riêng theo từng mô, tránh để tằm bò lung tung lẫn giống, nhiệt độ phòng né 27-280C, ẩm độ 60-70%.

2.2.4. Kén:

- Khi tằm hoá nhộng 1 ngày thì gỡ kén, không gỡ kén khi nhộng quá non, nên gỡ kén khi nhộng có màu vàng rơm.

- Kén gỡ phải để riêng theo mô, theo giống và tiến hành điều tra các chỉ tiêu ( phụ lục 2 ) .

- Phòng bảo quản kén cần thông thoáng, nhiệt độ 27-280C, ẩm độ 80-85%.

2.2.5. Ngài:

- Loại bỏ con ngài cánh quăn, bung phệ, nhân giống theo phương pháp lai trong dòng và nhân chéo để tránh thoái hoá.

- Phòng cho ngài giao phối phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát, tối.

- Thời gian giao phối ít nhất là 4 giờ, nhiệt độ 24-250C, ẩm độ 80-90%.

- Cho ngài đẻ theo ổ đơn và phải ghi tên giống, ngày đẻ trứng.

- Trứng thu ngay vào sáng hôm sau, khi thu cần chọn những ổ đạt tiêu chuẩn và đánh số ổ, số tờ trứng, loại bỏ các ổ trứng xấu.

- Khi thu trứng cần bắt ngài để kiểm tra bệnh.

3.3. Phòng bệnh hại tằm:

- Giống mới nhập nội hoặc thu thập ở các địa phương về phải nuôi cách ly ít nhất 2 lứa để kiểm tra bệnh.

- Dâu cho tằm ăn phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh.

- Trứng sử dụng để nuôi phải là trứng sạch bệnh và được xử lý bằng foocmol 2% .

- Phải bắt tằm chiếu kính khi tằm ngủ ở các tuổi

- Các phế phẩm như: Phân tằm, tằm bệnh, kén thối phải được xử lý bằng vôi bột hoặc foocmol, ủ kỹ và chôn sâu.

 

PHỤ LỤC 1:

NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ NUÔI TẰM

 

Mùa vụ

Tằm

con

Tằm

lớn

 

Nhiệt độ

 ẩm độ

Nhiệt độ

 ẩm độ

Xuân

26-28

80-85

24-25

75-80

27-28

85-90

24-25

80-85

 

PHỤ LỤC 2:

MỘT SỐ CHỈ TIÊU THEO DÕI

 

1. Tổng số trứng trong 1 ổ ( quả ).

2. Tỷ lệ trứng nở ( % ) Theo TCVN 4087 - 85

3. Thời gian phát dục của tằm ( ngày, giờ ) : tính từ khi cho tằm ăn bữa dâu đầu tiên đến khi chín rộ

4. Sức sống của tằm    

                                                             Số tằm kết kén

 Số tằm lớn ( % ) = ---------------------------------------------------------------------------- x 100

                                    Số tằm thí nghiệm - Số tằm bị thải ngẫu nhiên

 

                                                             Số kén có nhộng sống

Súc sống tằm, nhộng(%) = -------------------------------------------------------------------------------- x 100

                                                Số kén có nhộng sống+ số tằm bị bủng, trong, kẹ

 

                                    Số kén có nhộng sống

Sức sống nhộng (%) = ----------------------------------- x 100

                                    Tổng số kén điều tra

5. Tỷ lệ kén tốt (%)

6. Năng xuất kén (gr)

7. Trọng lượng kén (%)

8. Trọng lượng vỏ kén (%)

9. Tỷ lệ vỏ kén (%) Theo TCVN 4077 - 85

10. Tỷ lệ ra ngài (%)

11. Tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn (%)

 

 

 

TIÊU CHUẨN QUY TRÌNH BẢO QUẢN TẬP ĐOÀN GIỐNG TẰM LƯỠNG HỆ VÀ TẰM ĐỘC HỆ

(Yêu cầu kỹ thuật)

10TCN 385 – 99

(Ban hành kèm theo quyết định số: 114/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 4 tháng 8 năm 1999)

 

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

- Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tằm dâu (Bombyx morie) để bảo quản tập đoàn giống tằm lưỡng hệ và độc hệ tại các cơ sở nuôi và giữ giống tằm .

- Mục đích của công tác bảo quản là giữ được đặc trưng, đặc tính ban đầu của giống, không để mất giống, thoái hoá giống và lẫn giống.

2. Thuật ngữ:

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:

2.1. Hưu miên ( diapause ): Là đặc tính tạm ngừng sinh trưởng, phát triển của côn trùng. Tằm dâu hưu miên ở giai đoạn trứng. Điều kiện nhiệt độ thích hợp với tính hưu miên của trứng tằm là 50C.

2.2. Ướp lạnh trứng tằm: Để giải thể tính hưu miên

2.3. Xử lý trứng tằm bằng axít HCL: Để phá vỡ tính hưu miên, kích thích cho trứng nở đều và tập trung.

3. Nội dung và phương pháp bảo quản:

3.1. Vật tư và trang thiết bị cần thiết:

3.1.1. Nhà nuôi tằm, nhà để dâu, nhà để né , nhà nhân giống, nhà bảo quản trứng, kho lạnh. Phải có lưới chống chuột nhặng và các thiên địch hại khác .

3.1.2. Phải có đủ dụng cụ, vật tư cho nuôi tằm và nhân giống: nong, nia, đũi, né, dao, thớt , phễu cho ngài đẻ trứng, giấy crap, hộp bắt ngài.

3.1.3. Kính hiển vi có độ phóng đại 600 lần.

3.1.4. Nhà và dụng cụ nuôi tằm phải xử lý xát trùng triệt để.

3.1.5. Lá dâu phải đảm bảo chất lượng và không nhiễm độc tố.

3.1.6. Clorua vôi, Foocmol, axít HCL

3.2. Phương pháp bảo quản:

3.2.1. Bảo quản và xử lý trứng giống:

- Sau khi ngài đẻ, trứng được thu ngay sáng hôm sau, phải đánh số ổ và số tờ trứng để kiểm tra bệnh, ngài được thu riêng đánh số thứ tự theo quy định để tránh nhầm lẫn.

- Trứng trước khi hãm lạnh hoặc sau khi xuất khỏi kho lạnh phải bảo quản ở nhiệt độ trung gian 1510C trong 1-2 ngày.

- Các phương pháp bảo quản và xử lý trứng tằm bằng axít HCL:

Tuỳ theo yêu cầu của công tác giữ giống mà chia làm 3 phương pháp bảo quản và xử lý trứng khác nhau:

* Phương pháp bảo quản và xử lý trứng trắng:

+ Thời gian đưa trứng vào lạnh: sau khi đẻ 25 giờ ở nhiệt độ25-270C.

+ Nhiệt độ ướp lạnh: 3-50C.

+ Thời gian ướp lạnh: tối đa 15 ngày

+ Tuỳ theo từng giống tiến hành xử lý trứng trắng bằng axít HCL với công thức sau:

* Tỷ trọng axít: 1,070 - 1,075

* Nhiệt độ dung dịch axít: 45-460C

* Thời gian ngâm trứng trong axít: 5-6 phút

* Phương pháp bảo quản và xử lý trứng hồng:

+ Thời gian đưa trứng vào lạnh: sau khi đẻ 48-50 giờ ở nhiệt độ 25-270C, trứng đã chuyển thành màu hồng.

+ Nhiệt độ ướp lạnh: 3-50C.

+ Thời gian ướp lạnh: 40-50 ngày

+ Công thức xử lý trứng:

* Tỷ trọng axít: 1,1

* Nhiệt độ dung dịch axít: 460C

* Thời gian ngâm trứng trong axít: 5-6 phút

+ Thời gian ướp lạnh: 60-70 ngày

+ Công thức xử lý trứng:

* Tỷ trọng axít: 1,090

* Nhiệt độ dung dịch axít: 460C

* Thời gian ngâm trứng trong axít: 5-6 phút

+ Thời gian ướp lạnh trên 90 ngày: không xử lý

* Phương pháp bảo quản và xử lý trứng đen:

Đây là phương pháp chủ yếu hay dùng nhất

+ Thời gian đưa trứng vào lạnh: sau khi đẻ ở nhiệt độ 25-270C , trứng đã có màu cố định của giống

+ Công thức xử lý:

* Tỷ trọng axít: 1,090 - 1,10

* Nhiệt độ dung dịch axít: 45-460C

* Thời gian ngâm trứng trong axít: 6 phút

** Chú ý: Khi xử lý trứng tằm bằng axít HCL cần pha thêm dung dịch Foocmol để tránh rụng trứng, nồng độ Foocmol 2% dung dịch xử lý. Sau khi xử lý phải rửa trứng nhiều lần bằng nước sạch và phơi trong phòng bảo quản trứng hoặc nơi thoáng mát.

3.2.2. Ấp trứng:

- Phòng ấp trứng phải thông thoáng, ánh sáng phải đảm bảo đủ 16 giờ sáng và 8 giờ tối, nhiệt độ ấp trứng phải bằng nhiệt độ nuôi tằm con: 26-270C, ẩm độ 80 - 90%.

- Khi trứng chuyển màu xanh ( ghim ) phải gói trứng để hãm tối 1 ngày trước khi băng. Trứng được lấy từ 24 ổ theo phương pháp cắt 1/4 ổ trứng

3.2.3. Nuôi tằm:

- Thời vụ nuôi tằm thích hợp nhất là mùa xuân và mùa thu.

- Nhà nuôi tằm phải thông thoáng, đủ ánh sáng

- Dâu cho tằm ăn phải đảm bảo chất lượng

- Tằm nuôi theo mô, mỗi giống nuôi 3 mô, để riêng từng giống theo nong hay theo đũi.

- Khi tằm ngủ bắt tằm ngủ muộn, tằm còi kẹ, tằm bệnh để chiếu kính kiểm tra bệnh.

- Tằm lớn mỗi giống nuôi 3 mô, mỗi mô nuôi riêng một nong 300 con. Tằm được đếm sau bữa dâu thứ 2 của tuổi 4 theo phương pháp lấy ngẫu nhiên, có biểu theo dõi riêng từng nong ( phụ lục 1 ).

- Vào ngày thứ 3 của tuổi 5 phải chọn tằm đúng dạng, loại bỏ tằm lẫn cơ giới, tuyệt đối tránh để lẫn giống.

- Nhiệt độ nuôi tằm con 27-280C, ẩm độ 80-90%

- Nhiệt độ nuôi tằm lớn 24-250C, ẩm độ 70-80%

- Khi tằm ngủ dậy phải sát trùng mình tằm bằng vôi bột hay thuốc sát trùng trước khi cho tằm ăn 30 phút.

- Khi tằm chín lên né riêng theo từng mô, tránh để tằm bò lung tung lẫn giống, nhiệt độ phòng né 27-280C, ẩm độ 60-70%.

3.2.4. Kén:

- Khi tằm hoá nhộng 1 ngày thì gỡ kén, không gỡ kén khi nhộng quá non, nên gỡ kén khi nhộng có màu vàng rơm.

- Kén gỡ phải để riêng theo mô, theo giống và tiến hành điều tra các chỉ tiêu theo phụ lục 2,3 .

- Phòng bảo quản kén cần thông thoáng, nhiệt độ 24-250C, ẩm độ 80-90%.

3.2.5. Ngài:

- Loại bỏ con ngài cánh quăn, bung phệ, nhân giống theo phương pháp lai trong dòng và nhân chéo để tránh thoái hoá.

- Phòng cho ngài giao phối phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát, tối.

- Thời gian giao phối ít nhất là 4 giờ, nhiệt độ 24-250C, ẩm độ 80-90%.

- Cho ngài đẻ theo ổ đơn và phải ghi tên giống, ngày đẻ trứng.

- Trứng thu ngay vào sáng hôm sau, khi thu cần chọn những ổ đạt tiêu chuẩn và đánh số ổ, số tờ trứng, loại bỏ các ổ trứng xấu.

- Khi thu trứng cần bắt ngài để kiểm tra bệnh.

3.3. Phòng bệnh hại tằm:

- Giống mới đưa về phải nuôi cách ly.

- Dâu cho tằm ăn phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh.

- Các phế phẩm như: Phân tằm, tằm bệnh, kén thối phải được xử lý bằng vôi bột hoặc foocmol, ủ kỹ và chôn sâu.

- Phải loại bỏ các ổ trứng bị bệnh

 

 

PHỤ LỤC 1:

BIỂU THEO DÕI NUÔI TẰM

 

Tên giống...............................lứa..............năm..................ký hiệu lô...........

Ký hiệu lô lứa trước........................................ đặc điểm tằm.......................

Tuổi

 

ngày, giờ

Thời

gian

Tằm

loại

bỏ

Số

tằm

Lượng

dâu

 

tháng

 ăn

ngủ

bệnh

kẹ

ngủ muộn

nuôi

ăn

Băng tằm

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngủ 1

 

 

 

 

 

 

 

 

Dậy 2

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngủ 2

 

 

 

 

 

 

 

 

Dậy 3

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngủ 3

 

 

 

 

 

 

 

 

Dậy 4

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngủ 4

 

 

 

 

 

 

 

 

Dậy 5

 

 

 

 

 

 

 

 

Chín bói

 

 

 

 

 

 

 

 

Chín rộ

 

 

 

 

 

 

 

 

Chín hết

 

 

 

 

 

 

 

 

Tằm không lên né

 

 

 

 

 

 

 

 

Tằm chết né

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2:

BẢNG ĐIỀU TRA TỔNG HỢP KÉN

 

Phân loại

Tổng số kén

Nhộng chết

Tỷ lệ nhộng

(%)

Trọng lượng nhộng (g)

 

Kén tốt

 

 

 

 

 

 

Kén đôi

 

 

 

 

 

 

Kén xấu

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu

Kén

cái

Kén

đực

Bình quân

 

20

BQ

20

BQ

 

 

Toàn kén (g)

 

 

 

 

 

 

 

Vỏ kén (g)

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ vỏ (%)

 

 

 

 

 

 

 

Ngày điều tra..........................................

Màu kén ................................................

Dạng kén.................................................

Xếp loại lô kén........................................

Người điều tra.........................................

Nhận xét lô kén.......................................

 

 

PHỤ LỤC 3:

BẢNG ĐIỀU TRA CÁ THỂ KÉN

 

Tên giống.....................lứa..........năm............ngày điều tra............ ký hiệu lô..................

Kén cái

K

V

%

K2

V2

 

Kén đực

K

V

%

K2

V2

STT

 

 

 

 

 

 

STT

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

21

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

22

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

23

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

24

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

25

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

26

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

27

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

28

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

29

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

30

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

31

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

32

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

33

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

34

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

35

 

 

 

 

 

16

 

 

 

 

 

 

36

 

 

 

 

 

17

 

 

 

 

 

 

37

 

 

 

 

 

18

 

 

 

 

 

 

38

 

 

 

 

 

19

 

 

 

 

 

 

39

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 x

 

 

 

 

 

 

Đặc điểm kén........................................................

Xếp loại lô kén......................................................

Người điều tra.......................................................

Nhận xét giống......................................................

 

PHỤ LỤC 4:

MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN

 

1. Các chỉ tiêu giai đoạn tằm:

1.1. Tổng số trứng trên 1 ổ

1.2. Tỷ lệ nở của trứng:

Tổng số trứng nở

Tỷ lệ nở (%) = ------------------------------------- x 100

Tổng số trứng

1.3. Dạng tằm ở tuổi 5: ( tính theo chấm, trơn, dầu.... ).

1.4. Sức sống tằm, nhộng:

                                                 Số kén có nhộng sống

Sức sống tằm, nhộng = ------------------------------------------------ x 100

 Số tằm thí nghiệm - số tằm giảm không liên quan đến sức sống

1.5. Tỷ lệ tằm bệnh:

   Số kén có nhộng sống

Tỷ lệ tằm bệnh = ---------------------------------------------- x 100

 Số tằm nuôi

2. Các chỉ tiêu giai đoạn kén:

2.1. Trọng lượng kén 1ổ

2.2. Phân loại kén : kén tốt, kén xấu, kén đôi, kén chết nhộng

2.3. Điều tra tỷ lệ nhộng chết:

                                     Số kén chết nhộng

Tỷ lệ nhộng chết = --------------------------------------- x 100

                                    Tổng số kén điều tra

2.4. Chọn kén theo đặc tính giống: màu sắc, nếp nhăn, dạng kén

2.5. Điều tra phẩm chất kén giống;

- Trọng lượng toàn kén (g)

- Trọng lượng vỏ kén (g)

- Tính tỷ lệ vỏ kén

                                     Trọng lượng vỏ kén

 - Tỷ lệ vỏ kén % = ------------------------------------- x 100

                                    Trọng lượng toàn kén

3. Một số chỉ tiêu theo dõi về tơ:

3.1. Chiều dài tơ đơn

3.2. Chiều dài lên tơ

3.3. Tỷ lệ lên tơ

3.4. Tỷ lệ tơ nõn

3.5. Hệ số tiêu hao nguyên liệu

3.6. Độ mảnh tơ đơn

3.7. Độ sạch

3.8. Độ gai gút

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi