Quyết định 106/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 106/2008/QĐ-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 106/2008/QĐ-BNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Bùi Bá Bổng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/10/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 106/2008/QĐ-BNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 106/2008/QĐ-BNN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định,
phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ vềSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt và Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết đinh số 66/2004/QĐ-BNN ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy chế công nhận, quản lý và giám sát các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định giống cây trồng nông nghiệp và Quyết đinh số 33/2007/QĐ-BNN ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định công nhận phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định phân bón.
Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Trồng trọt; Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Như điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Lãnh đạo Bộ; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; - Công báo Chính phủ; - Website Chính phủ; - Lưu VT, TT, QLCL. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng |
QUY ĐỊNH
Về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định,
phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106 /2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.Quy định này quy định về điều kiện được chỉ định; trình tự và nội dung đánh giá, chỉ định; giám sát và xử lý vi phạm đối với người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, sản phẩm cây trồng an toàn (từ đây gọi là giống, sản phẩm cây trồng), phân bón; quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
2. Quy định này áp dụng với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến chỉ định, hoạt động và quản lý hoạt động của người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.
3. Phạm vi chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón được quy định tại Phụ luc 1 của Quyết định này.
Điều 2.Giải thích từ ngữ
Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. Phòng kiểm nghiệm chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bónđược chỉ định ( sau đây gọi là Phòng kiểm nghiệm được chỉ định)là phòng kiểm nghiệm đáp ứng các điều kiệntrong Quy định này, phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2005 -Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn;được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Cục Trồng trọt) chỉ định để thực hiện các phép thử về chất lượng giống, sản phẩm cây trồng vàphân bón phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định (sau đây gọi chung là tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bónđược chỉ định ( sau đây gọi là Tổ chức chứng nhận được chỉ định)là tổ chức đáp ứng các điều kiệntrong Quy định này, phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 - Yêu cầu chung đối với các tổ chức chứng nhận sản phẩm;được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt)chỉ định để thực hiện chứng nhận chất lượng lô sản phẩm hoặc sản phẩm giống, sản phẩm cây trồng, phân bónphù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Đối với lĩnh vực chứng nhận sản phẩm cây trồng an toàn, lĩnh vực giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, nếu tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngthìBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức chứng nhận đóng trụ sở tiến hành chỉ định
3. Lấy mẫulà việc lấy ra một lượng sản phẩm đại diện cho một lô sản phẩm theo một phương pháp quy định để kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của lô sản phẩm đó.
4. Người lấy mẫugiống, sản phẩm cây trồng và phân bónđược chỉ địnhlà ngườiđáp ứng các điều kiện trong Quy định này; được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) chỉ định đểlấy mẫu giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.
5. Kiểm định giống câytrồng là việc đánh giá mức độ phù hợp của các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng của ruộng giống, vườn giống, cây giống so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
6. Người kiểm địnhgiống cây trồngđược chỉ địnhlà ngườiđáp ứng các điều kiện trong Quy định này; được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) chỉ định đểthực hiện kiểm định chất lượng của ruộng giống, vườn giống, cây giống.
7. Thử nghiệm thành thạolà việc thực hiện phép thử trên cùng một mẫu bởi hai hay nhiều phòng kiểm nghiệm theo các điều kiện định trước nhằm đánh giá khả năng thực hiện phép thử đó của phòng kiểm nghiệm.
8.So sánhliên phònglà việc tổ chức đánh giá các phép thử giữa 02 hay nhiều phòng kiểm nghiệm thông qua phương pháp thử nghiệm thành thạo.
9.Đánh giálà quá trình độc lập, có hệ thống và được văn bản hoá nhằm xem xét các chứng cứ một cách khách quan để xác định mức độ phù hợp của người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận với các điều kiện được chỉ định của Quy định này.
10.Chuyên gia đánh giálà người có đủ năng lực, được đào tạo về hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn tương ứng và được cấp chứng chỉ chuyên gia đánh giáphòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận.
11.Giám sátlà quá trình kiểm tra thường xuyên năng lực và kết quả kiểm định, lấy mẫu, kiểm nghiệm, chứng nhận của người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận sau khi được chỉ định.
12. Công nhậnlà việc Tổ chức công nhận xác nhận phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận có năng lực phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
13. Tổ chứccông nhậnlà đơn vị sự nghiệp khoa học đáp ứng các điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền thành lập theo quy định tại Điều 54 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn và các văn bản hướng dẫn; để thực hiện đánh giá, công nhận năng lực của phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.
Chương II
ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
Điều 3.Điều kiện chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định
1. Người lấy mẫu thuộc đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được chỉ định khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo lấy mẫu về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
b) Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm lấy mẫu lĩnh vực đề nghị chỉ định (đã lấy mẫu hoặc tham gia lấy ít nhất 100 mẫu/ lĩnh vực đề nghị công nhận);
c) Không có sai phạm trong quá trình lấy mẫu
2. Người kiểm định giống cây trồng thuộc đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được chỉ định khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo về kiểm định giống cây trồng;
b) Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm về kiểm định giống các loài cây trồng đề nghị chỉ định (đã kiểm định hoặc tham gia kiểm định ít nhất 100 ha ruộng giống cây trồng hoặc 1 vạn cây giống);
c) Không có sai phạm trong quá trình kiểm định.
Điều 4.Điều kiện chỉ định phòng kiểm nghiệm
Phòng kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón là đơn vị độc lập hoặc thuộc đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được xem xét chỉ định khi đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:
a) Có chức năng nhiệm vụ kiểm tra chất lượng về lĩnh vực đề nghị chỉ định; đảm bảo tính độc lập về tổ chức, tài chính; trường hợp phòng kiểm nghiệm là bộ phận trực thuộc thì phải bố trí sắp xếp để các bộ phận khác có liên quan về lợi ích như sản xuất kinh doanh, tiếp thị, tài chính không ảnh hưởng bất lợi đến tính độc lập, khách quan của phòng kiểm nghiệm;
b) Có hệ thống quản lý theo TCVN ISO/IEC 17025: 2005 được văn bản hoá trong sổ tay chất lượng và đảm bảo được thực thi;
c) Có cán bộ quản lý đủ năng lực, có nhân viên kỹ thuật được đào tạo và được cấp chứng chỉ về kiểm nghiệm và lấy mẫu đối với lĩnh vực đề nghị chỉ định;
d) Có trang thiết bị phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
đ) Có trang thiết bị kiểm soát môi trường phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
e) Đã tham gia vào chương trình thử nghiệm thành thạo và có kết quả đạt yêu cầu đối với tất cả các phép thử đề nghị chỉ định;
g) Phòng kiểm nghiệm đã có ít nhất 02 năm hoạt động kiểm nghiệm về lĩnh vực đề nghị chỉ định và đã kiểm nghiệm được ít nhất 500 mẫu/ lĩnh vực đề nghị chỉ định.
Ngoài ra, để được chỉ định kiểm nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông sản xuất khẩu thì phòng kiểm nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu doBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vàcủa cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
Chi tiết yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón được chỉ định theo hướng dẫn tại Phụ lục 8a của Quy định này.
Điều 5.Điều kiện chỉ định tổ chức chứng nhận
Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là Tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón khi đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:
a) Có cơ cấu tổ chức xác định rõ trách nhiệm về việc kiểm tra, đánh giá; quyết định chứng nhận và đảm bảo rằng người quyết định việc chứng nhận không phải là người tiến hành kiểm tra đánh giá. Đảm bảo tính độc lập về tổ chức, tài chính; trường hợp tổ chức chứng nhận là bộ phận trực thuộc thì phải bố trí sắp xếp để các bộ phận khác có liên quan về lợi ích như sản xuất kinh doanh, tiếp thị, tài chính không ảnh hưởng bất lợi đến tính độc lập, khách quan của tổ chức chứng nhận;
b) Có các văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục cấp, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ và thu hồi giấy chứng nhận đảm bảo tính khách quan, chính xác và tuân thủ theo quy định;
c) Có các văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục lấy mẫu, thử nghiệm, đảm bảo việc lấy mẫu do người lấy mẫu được chỉ định và việc kiểm nghiệm mẫu do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được chỉ định thực hiện; trường hợp đăng ký được chỉ định là tổ chức chứng nhận lô sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật thì tổ chức chứng nhận phải có phòng kiểm nghiệm được chỉ định theo quy định.
d) Có các văn bản hướng dẫn về thủ tục giải quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại và tranh chấp liên quan đến chứng nhận sản phẩm theo quy định;
đ) Có nhân viên đánh giá trình độ đại học trở lên chuyên ngành Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Thổ nhưỡng - Nông hóa hoặc Sinh học; có chứng chỉ đào tạo về chứng nhận và có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm trở lên đối với lĩnh vực đề nghị chỉ định; trường hợp đăng ký chỉ định là tổ chức chứng nhận lô sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật thì tổ chức chứng nhận phải có người lấy mẫu, người kiểm định giống cây trồng được chỉ định theo Quy định này.
Chi tiết yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng và phân bón được chỉ định theo hướng dẫn tại Phụ lục 8b của Quy định này.
Chương III
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH
Điều 6. Hồ sơ đăng ký chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định
1. Hồ sơ đăng ký chỉ định người lấy mẫu gồm:
a) Đơn đề nghị chỉ định theo mẫu tại Phụ lục 2a;
b) Bản sao Chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu;
c) Báo cáo kết quả về quá trình hoạt động lấy mẫu có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.
2. Hồ sơ đăng ký chỉ định người kiểm định giống cây trồng gồm:
a) Đơn đề nghị chỉ định theo mẫu tại Phụ lục 2b;
b) Bản sao Chứng chỉ đào tạo về kiểm định giống cây trồng;
c) Báo cáo kết quả về quá trình kiểm định có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.
Điều 7. Hồ sơ đăng ký chỉ định phòng kiểm nghiệm
Hồ sơ đăng ký chỉ định phòng kiểm nghiệm gồm:
1. Đơn đề nghị chỉ định theo mẫu tại Phụ lục 2c;
2. Sổ tay chất lượng của phòng kiểm nghiệm theo TCVN ISO/IEC 17025: 2005;
3. Kết quả thử nghiệm thành thạo (trước khi làm hồ sơ đăng ký, phòng kiểm nghiệm phải gửi văn bản đề nghị được tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo do Cục Trồng trọt tổ chức);
4. Báo cáo năng lực và kết quả hoạt động của phòng kiểm nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 3.
5. Bản sao công chứng Chứng chỉ công nhận phòng kiểm nghiệm do Tổ chức công nhận cấp và các tài liệu liên quan về phạm vi được công nhận (nếu có).
Điều 8. Hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận.
Hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận bao gồm:
1. Giấy đề nghị chỉ định tổ chức chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2d của Quy chế này;
2. Bản sao công chứng Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; bản sao Quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định giống cây trồng; hợp đồng thuê phòng kiểm nghiệm được chỉ định;
3. Sổ tay chất lượng của tổ chức chứng nhận theo TCVN 7457:2004;
4. Mẫu Giấy chứng nhận của Tổ chức chứng nhận theo hướng dẫn tại Phụ lục 12 hoặc Phụ lục 14;
5. Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).
6. Bản sao công chứng Chứng chỉ công nhận do Tổ chức công nhận cấp và các tài liệu liên quan về phạm vi được công nhận (nếu có).
Chương IV
ĐÁNH GIÁ VÀ CHỈ ĐỊNH
Điều 9. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
1. Người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận có nhu cầu đề nghị chỉ định gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đối với lĩnh vực chứng nhận sản phẩm cây trồng an toàn, giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, nếu tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động trên 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngthì gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện vềSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức chứng nhận đóng trụ sở.
2. Cục Trồng trọt hoặcSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôntiếp nhận, thẩm định hồ sơ; trường hợp hồ sơ có sai sót thì trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải thông báo cho tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ các nội dung cần sửa chữa, bổ sung.
Điều 10. Đánh giá, chỉ định, chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định.
1. Đánh giá.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức đánh giá hồ sơ theo quy định tại Điều 3 của Quy định này. Trường hợp cần thiết tiến hành đánh giá trực tiếp người có đơn đề nghị chỉ định.
2. Chỉ định.
a) Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định. Quyết định chỉ định phải nêu chi tiết phạm vi chỉ định và có hiệu lực là 5 (năm) năm.
b) Thời gian từ khi đánh giá đến khi ra quyết định chỉ định không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định
a) Người lấy mẫu, người kiểm định muốn được chỉ định lại phải gửi Hồ sơ đăng ký chỉ định lại về Cục Trồng trọt ba tháng trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực.
b) Người lấy mẫu, người kiểm định được chỉ định muốn mở rộng phạm vi được chỉ định phải gửi Hồ sơ đăng ký chỉ định lại về Cục Trồng trọt.
c) Cục Trồng trọt đánh giá dựa trên hồ sơ và kết quả giám sát (nếu có) và quyết định chỉ định lại hoặc mở rộng phạm vi chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định.
Điều 11. Đánh giá, chỉ định, chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định phòng kiểm nghiệm
1. Đánh giá
a) Trong vòng 10 ( mười) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thành lập Hội đồng đánh giá, chỉ định phòng kiểm nghiệm. Hội đồng gồm các chuyên gia (ưu tiên đề nghị những người có chứng chỉ đào tạo đánh giá phòng kiểm nghiệm), đại diện của Cục Trồng trọt và Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
b) Nội dung đánh giá: Đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện của phòng kiểm nghiệm theo Điều 4 của Quy định này.
c) Trình tự thủ tục, phương pháp đánh giá:
- Chủ tịch Hội đồng cử Nhóm chuyên gia đánh giá gồm 2-3 thành viên tiến hành đánh giá tại chỗ về hệ thống quản lý và năng lực kỹ thuật của phòng kiểm nghiệm theo yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm được chỉ định tại Phụ lục 8a và hướng dẫn trong quá trình đánh giá/giám sát tại khoản 3 Phụ lục 19; lập báo cáo kết quả đánh giá cho Hội đồng theo mẫu tại Phụ luc 4;
- Hội đồng xem xét hồ sơ đề nghị và báo cáo của Nhóm chuyên gia đánh giá; thảo luận công khai và biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín;
- Hội đồng lập biên bản kết luận, gửi kết quả đánh giá theo mẫu Phụ luc 5 về Cục Trồng trọt.
- Trường hợp phòng kiểm nghiệm có những điểm chưa phù hợp nhưng có thể khắc phục được thì Hội đồng liệt kê các điểm không phù hợp và đề xuất thời hạn khắc phục; Cục Trồng trọt thông báo để phòng kiểm nghiệm tiến hành khắc phục các điểm chưa phù hợp và gửi báo cáo khắc phục về Cục Trồng trọt. Căn cứ vào báo cáo khắc phục Cục Trồng trọt tiến hành thẩm định, trường hợp cần thiết đề nghị Hội đồng đánh giá lại.
2. Chỉ định
a) Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm. Quyết định chỉ định phải nêu chi tiết phạm vi chỉ định và có hiệu lực là (ba) năm.
b) Thời gian từ khi quyết định thành lập Hội đồng đánh giá đến khi ra quyết định chỉ định không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, trừ trường hợp phòng kiểm nghiệm có những điểm chưa phù hợp phải tiến hành khắc phục.
3. Chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định
a) Phòng kiểm nghiệm muốn được chỉ định lại phải gửi Hồ sơ đăng ký chỉ định lại về Cục Trồng trọt ba tháng trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực. Căn cứ hồ sơ xin chỉ định lại và kết quả giám sát (nếu có), Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xem xét chỉ định lại phòng kiểm nghiệm. Trường hợp cần thiết Cục Trồng trọt tổ chức đánh giá theo hình thức Hội đồng đánh giá như ở khoản 1 Điều này.
b) Phòng kiểm nghiệm được chỉ định muốn mở rộng phạm vi chỉ định phải gửi Hồ sơ đăng ký về Cục trồng trọt. Căn cứ hồ sơ xin mở rộng phạm vi chỉ định và kết quả giám sát hàng năm (nếu có), Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xem xét mở rộng pham vi chỉ định. Thủ tục đánh giá như mục c khoản 1 Điều này.
c) Căn cứ kết quả đánh giá Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định chỉ định lại hoặc mở rộng pham vi chỉ định phòng kiểm nghiệm.
4. Mẫu dấu và hướng dẫn sử dụng con dấu của phòng kiểm nghiệm được chỉ định theo Phụ lục 16 của Quy định này.
Điều 12. Đánh giá, chỉ định, chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận
1. Tổ chức chứng nhận được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định
a) Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thành lập Hội đồng đánh giá, chỉ định tổ chức chứng nhận. Hội đồng gồm các chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ về đánh giá tổ chức chứng nhận đã được đào tạo, đại diện của Cục Trồng trọt và Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
b) Nội dung đánh giá: Đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện của tổ chức chứng nhận theo Điều 5 của Quy định này.
c) Trình tự thủ tục và phương pháp đánh giá:
- Tuỳ trường hợp cụ thể Chủ tịch Hội đồng quyết định toàn thể Hội đồng hoặc cử Nhóm chuyên gia đánh giá gồm 2-3 thành viên tiến hành đánh giá tại chỗ về hệ thống quản lý chất lượng và năng lực của tổ chức chứng nhận theo yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận được chỉ định tại Phụ lục 8b và hướng dẫn trong quá trình đánh giá/giám sát tại khoản 4 Phụ lục 19; lập báo cáo kết quả đánh giá theo mẫu tại Phụ lục 6;
- Hội đồng xem xét hồ sơ đăng ký, báo cáo đánh giá; thảo luận công khai và biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín;
- Hội đồng lập biên bản kết luận và gửi kết quả đánh giá theo mẫu Phụ lục 7 về Cục Trồng trọt.
- Trường hợp tổ chức chứng nhận có những điểm chưa phù hợp nhưng có thể khắc phục được thì Hội đồng liệt kê các điểm không phù hợp và đề xuất thời hạn khắc phục; Cục Trồng trọt thông báo kết quả đánh giá của Hội đồng cho tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận tiến hành khắc phục các điểm chưa phù hợp và gửi báo cáo về Cục Trồng trọt. Cục Trồng trọt tiến hành thẩm định căn cứ vào báo cáo khắc phục, trường hợp cần thiết đề nghị Hội đồng đánh giá lại.
d) Trường hợp tổ chức chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện, Cục trưởng Cục Trồng trọt ra quyết định chỉ định. Quyết định chỉ định phải nêu chi tiết phạm vi chỉ định và có hiệu lực không quá 3 (ba) năm.
đ) Thời gian từ khi quyết định thành lập Hội đồng đánh giá đến khi ra quyết định chỉ định không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, trừ trường hợp tổ chức chứng nhận có những điểm chưa phù hợp phải tiến hành khắc phục.
e) Tổ chức chứng nhận muốn được chỉ định lại phải gửi Hồ sơ đăng ký chỉ định lại về Cục Trồng trọt trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực ba tháng hoặc trước khi hết thời hạn quyết định đình chỉ. Tổ chức chứng nhận muốn mở rộng phạm vi chỉ định phải gửi Hồ sơ đăng ký về Cục Trồng trọt để đánh giá.
Căn cứ hồ sơ xin chỉ định lại hoặc mở rộng phạm vi chỉ định và kết quả giám sát hàng năm, Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xem xét chỉ định lại hoặc mở rộng phạm vi chỉ định của tổ chức chứng nhận. Trong trường hợp cần thiết Cục Trồng trọt đề nghị tổ chức đánh giá lại theo hình thức Hội đồng hoặc Nhóm chuyên gia đánh giá theo điểm c khoản 1 Điều này.
b) Căn cứ kết quả đánh giá Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định chỉ định lại hoặc mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận.
2. Tổ chức chứng nhận được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định
a) Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Hội đồng đánh giá. Hội đồng gồm các chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ về đánh giá tổ chức chứng nhận đã được đào tạo, đại diện của Sở và các cơ quan liên quan. Trường hợp cần thiết, Sở Nông nghiệp và PTNT mời các chuyên gia và cán bộ quản lý cấp trên tham gia Hội đồng.
b) Nội dung, trình tự, thủ tục đánh giá, chỉ định, chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định tương tự như khoản 1 Điều này.
c) Căn cứ kết quả đánh giá Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định chỉ định, chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận hoạt động trên địa bàn và báo cáo kết quả về Cục Trồng trọt.
d) Tổ chức chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành được Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ định hoạt động tại 01 tỉnh, thành phố đó, nếu muốn mở rộng phạm vi hoạt động sang tỉnh, thành phố khác phải đăng ký tại Cục Trồng trọt theo khoản 1 Điều này.
3. Việc chỉ định và quản lý hoạt động tổ chức chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật địa phương được thực hiện theo quy định do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
Điều 13. Ưu tiên chỉ định và miễn giảm thủ tục đánh giá đối với phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận có chứng chỉ công nhận
1. Phòng kiểm nghiệm có chứng chỉ công nhận của tổ chức công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025: 2005 đối với lĩnh vực và phép thử đề nghị chỉ định thì được ưu tiên xem xét chỉ định. Khi phòng kiểm nghiệm có đơn đề nghị, kèm theo bản phô tô công chứng Chứng chỉ công nhận, biên bản giám sát sau công nhận của tổ chức công nhận (nếu có) thì Chủ tịch Hội đồng có quyền xem xét quyết định miễn giảm thủ tục đánh giá tại chỗ của Nhóm chuyên gia đánh giá đối với lĩnh vực và phép thử có chứng chỉ công nhận.
2. Tổ chức chứng nhận có chứng chỉ công nhận của tổ chức công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 đối với lĩnh vực và sản phẩm đề nghị chỉ định thì được ưu tiên xem xét chỉ định. Khi tổ chức chứng nhận có đơn đề nghị, kèm theo bản phô tô công chứng Chứng chỉ công nhận, biên bản giám sát sau công nhận của tổ chức công nhận (nếu có); Chủ tịch Hội đồng có quyền xem xét quyết định miễn giảm thủ tục đánh giá tại chỗ của của Hội đồng hoặc Nhóm chuyên gia đánh giá đối với lĩnh vực và sản phẩm có chứng chỉ công nhận.
Điều 14. Mã số chỉ định
1. Mỗi người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định có một mã số riêng để quản lý. Mã số được ghi trong quyết định chỉ định.
2. Cách đặt mã số người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận theo hướng dẫn tại Phụ luc 15.
Điều 15. Chế độ báo cáo
1. Những thay đổi phải báo cáo
a) Người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định phải báo cáo Cục Trồng trọt (Tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động tại 01 tỉnh, thành phố thì báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT sở tại) những thay đổi liên quan đến phạm vi được chỉ định, chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi.
b) Các thay đổi phải báo cáo bao gồm:
- Tư cách pháp nhân;
- Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo;
- Chính sách và thủ tục ;
- Địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail;
- Nhân sự, cán bộ chủ chốt, thiết bị, cơ sở vật chất, môi trường làm việc hoặc các nguồn lực khác nếu có tác động quan trọng đến hệ thống quản lý;
- Các khía cạnh khác có thể ảnh hưởng đến năng lực của tổ chức được chỉ định, phạm vi hoạt động được chỉ định, hoặc sự phù hợp với các chuẩn mực chỉ định.
- Các sai lỗi và biện pháp khắc phục khi được yêu cầu.
2. Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động
a) Người lấy mẫu, người kiểm định được chỉ định gửi báo cáo kết quả hoạt động cả năm vào ngày 31 tháng 12 về Cục Trồng trọt để tổng hợp.
b) Phòng kiểm nghiệm được chỉ định gửi báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng vào ngày 30 tháng 6 và cả năm vào ngày 31 tháng 12 hàng năm về Cục Trồng trọt để tổng hợp.
c) Tổ chức chứng nhận được chỉ đinh:
- Trường hợp chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: Định kỳ hàng tháng báo cáo về Cục Trồng trọt (Tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động tại 01 tỉnh, thành phố thì báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT sở tại) việc cấp, cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận sản phẩm hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Trường hợp chứng nhận lô sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: gửi báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng vào ngày 30 tháng 6 và cả năm vào ngày 31 tháng 2 hàng năm về Trung tâm khảo kiểm nghiệm để tổng hợp báo cáo Cục Trồng trọt.
3. Trường hợp cần thiết phải báo cáo theo yêu cầu của Cục Trồng trọt hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi thực hiện lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống, phân bón, sản phẩm cây trồng.
4. Định kỳ hàng tháng, 6 tháng và cả năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tổng hợp báo cáo các nội dụng liên quan nêu trên về Cục Trồng trọt.
5. Định kỳ hàng tháng, 6 tháng và hàng năm Cục Trồng trọt phải tổng hợp báo cáo các nội dụng liên quan nêu trên về Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.
Chương V
GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG, THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 16. Giám sát hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm được chỉ định
1. Cục Trồng trọt thực hiện giám sát người lấy mẫu, người kiểm định và phòng kiểm nghiệm. Hàng năm, Cục Trồng trọt lập kế hoạch giám sát định kỳ vào tháng đầu của Quý I và kế hoạch giám sát đột xuất khi cần thiết. Theo kế hoạch được phê duyệt, Cục Trồng trọt quyết định thành lập đoàn giám sát (2-3 người) gồm chuyên gia đánh giá và cán bộ chuyên môn thuộc Cục Trồng trọt. Đối với giám sát phòng kiểm nghiệm được chỉ định, Cục Trồng trọt có thể mời chuyên gia đánh giá hoặc cán bộ chuyên môn của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và tổ chức khác tham gia Đoàn giám sát.
2. Hình thức giám sát
a) Giám sát tại chỗ: Áp dụng đối với người kiểm định, người lấy mẫu với tần xuất 1lần/thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định và phòng kiểm nghiệm là 2 lần/ thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định. Cục Trồng trọt thông báo cho tổ chức, cá nhân bị giám sát ít nhất là 15 (mười lăm) ngày trước khi thực hiện giám sát. Trường hợp cần thiết được phép không báo trước. Xác định sai lỗi và mức độ sai lỗi theo hướng dẫn tại Phụ lục 19 của Quy định này.
b) So sánh liên phòng: Áp dụng đối với các phòng kiểm nghiệm được chỉ định với tần xuất 1 lần/1 năm. Cục Trồng trọt thông báo cho phòng kiểm nghiệm kế hoạch so sánh liên phòng sau khi được phê duyệt, bao gồm loài cây trồng, loại phân bón..., số lượng mẫu và các phép thử sẽ được tiến hành.
3. Trình tự, nội dung giám sát tại chỗ
a) Đối với người lấy mẫu:
- Kiểm tra việc thực hành phương pháp lấy mẫu; hồ sơ, biên bản lấy mẫu; các thiết bị, dụng cụ lấy mẫu;
- Tiến hành lấy mẫu lại ít nhất một lô sản phẩm đã được lấy mẫu trước đó và đưa mẫu về cơ quan giám sát để kiểm tra so sánh với mẫu được lấy trước đó do người lấy mẫu thực hiện (nếu cần);
- Lập biên bản giám sát người lấy mẫu và báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 17 của Quy định này.
b) Đối với người kiểm định ruộng giống cây trồng:
- Kiểm tra việc thực hành phương pháp kiểm định đồng ruộng; hồ sơ, biên bản các lô ruộng giống đã được kiểm định;
- Tiến hành kiểm định lại ít nhất một lô ruộng giống đã được kiểm định trước đó và so sánh kết quả kiểm định của cán bộ giám sát và người kiểm định (nếu cần);
- Lập biên bản giám sát người kiểm định và báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 17 của Quy định này.
c) Đối với phòng kiểm nghiệm:
- Kiểm tra sự phù hợp hệ thống quản lý và năng lực của phòng kiểm nghiệm với TCVN ISO/IEC 17025: 2005 theo yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm được chỉ định tại Phụ lục 8a và hướng dẫn trong quá trình đánh giá/giám sát tại khoản 3 Phụ lục 19;
- Kiểm tra quy trình thực hiện các phép thử được chỉ định theo phương pháp thử hiện hành;
- Kiểm nghiệm mẫu lưu: Lấy mẫu lưu để kiểm nghiệm lại và so sánh với kết quả do phòng kiểm nghiệm thực hiện trước đó. Số lượng mẫu kiểm tra lại tối thiểu như sau: 1% số mẫu với phòng có lượng mẫu kiểm nghiệm/năm >1000, 2% số mẫu với phòng có lượng mẫu/năm > 500 - 1000, 3 - 5% số mẫu với phòng có lượng mẫu/năm là 200 - 500 và 5 - 7% với phòng có lượng mẫu/năm là < 200. Cục Trồng trọt giao hoặc thuê các phòng kiểm nghiệm được chỉ định tiến hành kiểm nghiệm mẫu lưu, trong đó ưu tiên sử dụng các phòng thí nghiệm kiểm chứng (nếu có).
- Lập biên bản giám sát phòng kiểm nghiệm và báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 17 của Quy định này.
d) Người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm được chỉ định có sai lỗi phải thực hiện ngay các hành động khắc phục và báo cáo kết quả cho đoàn giám sát theo mẫu tại Phụ lục 18 để thẩm định và báo cáo Cục Trồng trọt.
Đoàn giám sát thẩm định kết quả hành động khắc phục căn cứ theo báo cáo thực hiện hành động khắc phục của người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm khi cần thiết thì kiểm tra tại chỗ.
4. Giám sát thông qua so sánh liên phòng
Cục Trồng trọt giao bằng văn bản cho phòng kiểm nghiệm kiểm chứng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định (nếu có) hoặc phòng kiểm nghiệm được chỉ định theo Quy định này để tiến hành tổ chức so sánh liên phòng theo quy định sau:
a) Phòng kiểm nghiệm được giao tổ chức so sánh liên phòng chuẩn bị mẫu thử nghiệm và gửi cho các phòng kiểm nghiệm tham gia thử nghiệm liên phòng, kèm theo yêu cầu thử nghiệm và mẫu báo cáo kết quả.
b) Phòng kiểm nghiệm tham gia so sánh liên phòng tiến hành thử nghiệm các mẫu theo phương pháp thử quy định; gửi báo cáo kết quả thử nghiệm về phòng kiểm nghiệm được giao tổ chức so sánh liên phòng theo đúng thời hạn ghi trên mẫu báo cáo.
c) Phòng kiểm nghiệm được giao tổ chức so sánh liên phòng tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm của các phòng kiểm nghiệm theo phương pháp thống kê quy định; lập báo cáo tổng hợp kết quả thử nghiệm liên phòng chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày sau khi kết thúc cuộc thử nghiệm; gửi báo cáo về Cục Trồng trọt và thông báo đánh giá kết quả thử nghiệm cho từng phòng kiểm nghiệm theo nguyên tắc bảo mật.
Điều 17. Giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận được chỉ định
1. Tần xuất giám sát là 1 lần/năm trong thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định.
2. Đối với tổ chức chứng nhận được Cục Trồng trọt chỉ định: Cục Trồng trọt thành lập đoàn giám sát, trường hợp giám sát tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng thì có đại diện của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.
Đối với tổ chức chứng nhận được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thành lập đoàn giám sát. Khi cần thiết Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản tiến hành kiểm tra; đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT đình chỉ, huỷ bỏ quyết định chỉ định theo quy định nếu phát hiện Tổ chức chứng nhận có vi phạm.
3. Giám sát tại chỗ được thực hiện tại tổ chức chứng nhận và tại ít nhất 01 (một) nhà sản xuất được tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận. Kết quả giám sát là căn cứ để Cục Trồng trọt hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT duy trì, cảnh báo, đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định chỉ định.
4. Trình tự, nôị dung giám sát tại chỗ:
a) Kiểm tra sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và năng lực của tổ chức chứng nhận với TCVN 7457:2004 theo yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận được chỉ định tại Phụ lục 8b và hướng dẫn trong quá trình đánh giá/giám sát tại khoản 4 Phụ lục 19;
b) Kiểm tra quy trình thực hiện và kết quả chứng nhận tại nhà sản xuất được chứng nhận, khi cần thiết thì lấy mẫu sản phẩm được chứng nhận để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng có liên quan.
c) Lập biên bản giám sát tổ chức chứng nhận theo hướng dẫn tại Phụ lục 17 của Quy định này.
d) Báo cáo kết quả giám sát gửi về Cục Trồng trọt hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày sau khi kết thúc cuộc giám sát.
đ) Trường hợp tổ chức chứng nhận có sai lỗi phải thực hiện ngay các hành động khắc phục và báo cáo kết quảvề Cục Trồng trọthoặc Sở Nông nghiệp và PTNT theo mẫu quy địnhtại Phụ lục 18.
Cục Trồng trọt,Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định kết quả hành động khắc phục căn cứ theo báo cáo khắc phục của tổ chức chứng nhận; khi cần thiết thì tổ chức kiểm tra lại tại chỗ.
Điều 18. Miễn giảm giám sát hoạt động đối với phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận
1. Đối với phòng kiểm nghiệm được chỉ định có chứng chỉ công nhận và kết quả giám sát sau công nhận của tổ chức công nhận khẳng định phòng kiểm nghiệm tiếp tục đáp ứng TCVN ISO/IEC 17025: 2005: khi phòng kiểm nghiệm có đơn đề nghị miễn giảm giám sát, bản phô tô hợp lệ Chứng chỉ công nhận, biên bản giám sát sau công nhận, báo cáo kết quả hoạt động của phòng kiểm nghiệm và tài liệu khác có liên quan (nếu có); trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Cục Trồng trọt căn cứ hồ sơ đề nghị, kết quả thử nghiệm liên phòng, khiếu nại của khách hàng (nếu có) xem xét quyết định miễn giảm giám sát đối với lĩnh vực và phép thử được chỉ định ở một trong các mức độ sau:
a) Giảm bước kiểm tra mẫu lưu, hoặc
b) Miễn nội dung giám sát tại chỗ nêu ở khoản 3 Điều 16 Quy định này.
Căn cứ quyết định miễn giảm và mức độ miễn giảm; đoàn giám sát thực hiện giám sát theo điểm c khoản 3 Điều 16 Quy định này.
2. Đối với tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận, kết quả giám sát sau công nhận của tổ chức công nhận khẳng định tổ chức chứng nhận tiếp tục đáp ứng TCVN 7457:2004: khi tổ chức chứng nhận có đơn đề nghị miễn giảm giám sát, bản phô tô hợp lệ chứng chỉ công nhận, biên bản giám sát sau công nhận và tài liệu khác có liên quan (nếu có); ); trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Cục Trồng trọt hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ hồ sơ đề nghị, kết quả hoạt động của tổ chức chứng nhận, khiếu nại của khách hàng (nếu có) xem xét quyết định miễn giảm giám sát đối với lĩnh vực và sản phẩm được chỉ định ở một trong các mức độ sau:
a) Giảm bước kiểm tra tại nhà sản xuất, hoặc
b) Miễn nội dung giám sát tại Tổ chức chứng nhận và tại nhà sản xuất nêu ở Điều 17 Quy định này.
Căn cứ quyết định miễn giảm và mức độ miễn giảm; đoàn giám sát thực hiện giám sát theo khoản 4 Điều 17 Quy định này.
Điều 19. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và ý kiến khách hàng
1. Thanh tra về lĩnh vực chỉ định, hoạt động và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc đánh giá, chỉ định, giám sát, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Ý kiến của khách hàng liên quan đến kết quả lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng gửi đến người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận đưa ra kết quả đó. Nếu không đồng ý với trả lời của người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận thì khách hàng tiếp tục gửi kiến nghị cho Cục Trồng trọt hoặc Sở Nông nghiệp & PTNT (đối với tổ chức chứng nhận chỉ định tại 01 tỉnh, thành phố) để xem xét giải quyết.
Nếu không đồng ý với giải quyết của Cục Trồng trọt hoặc Sở Nông nghiệp & PTNT thì có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật.
Điều 20. Cảnh báo, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xem xétquyết định cảnh báo, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định.
1. Cảnh báo khi người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định có sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kiểm định, lấy mẫu, kiểm nghiệm hoặc chứng nhận chất lượng.
2. Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực của quyết định chỉ định trong trường hợp có sai lỗi về kỹ thuật nhưng có thể khắc phục được và chưa gây hậu quả nghiêm trọng:
a) Các hành động khắc phục trong báo cáo giám sát không được thực hiện đầy đủ;
b) Phòng kiểm nghiệm không báo cáo kết quả thử nghiệm liên phòng hoặc kết quả 2 lần thử nghiệm liên phòng liên tiếp của cùng một chỉ tiêu không đạt yêu cầu;
c) Các ý kiến khiếu nại về kết quả kiểm định, lấy mẫu, kiểm nghiệm của khách hàng được xác minh là do sai lỗi của người kiểm định, người lấy mẫu, phòng kiểm nghiệm nhưng không được khắc phục.
3. Phục hồi hiệu lực của quyết định chỉ định khi các sai lỗi đã được khắc phục.
4. Huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định trong trường hợp sau:
a) Người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm được chỉ định mắc sai lỗi nghiêm trọng vi phạm các quy định tại khoản 4 Điều 24 của Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng và các văn bản pháp luật khác hiện hành.
b) Tổ chức chứng nhận không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Quy định này hoặc kết quả giám sát cho thấy tổ chức chứng nhận không đảm bảo đúng thực tế, trung thực, khách quan trong hoạt động kiểm tra, chứng nhận.
Trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi quyết định chỉ định hoạt động chứng nhận, tổ chức chứng nhận không được hoạt động chứng nhận. Sau đó muốn hoạt động thì phải đăng ký lại.
Điều 21. Chi phí
1. Chi phí cho việc chỉ định, giám sát hoạt động do người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chi trả theo quy định phí, lệ phí của Nhà nước hoặc theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp chưa có quy định của Nhà nước.
2. Chi phí lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu liên quan đến việc giải quyết ý kiến khách hàng hoặc khiếu nại, tố cáo do bên có sai phạm chi trả.
ChươngV
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định
Trách nhiệm:
a) Thực hiện hoạt động lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận theo các quy định và Phụ lục kèm theo của Quy định này; theo phương pháp thử, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hướng dẫn do cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Không được trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp các dịch vụ tư vấn về lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận;
e) Thực hiện trách nhiệm báo cáo khi có thay đổi, báo cáo định kỳ, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy địnhtại Điều 15 của Quy định này;
g) Tham gia đào tạo, đào tạo lại theo kế hoạch của Cục Trồng trọt;
h) Trả phí, lệ phí chỉ định và giám sát theo quy định của nhà nước.
2. Quyền hạn:
a) Người lấy mẫu, người kiểm định được chỉ định có quyền lấy mẫu tại lô sản phẩm, hàng hoá; có quyền kiểm định tại ruộng giống, vườn giống, cây giống mà tổ chức, cá nhân yêu cầu;
b) Phòng kiểm nghiệm được chỉ định có quyền lấy mẫu, nhận mẫu, kiểm nghiệm mẫu và cấp phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu;
c) Tổ chức chứng nhận được chỉ định có quyền đánh giá, cấp, giám sát, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Trồng trọt
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện đúng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định, giám sát người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận theo Quy định này;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động đánh giá, chỉ định, giám sát, kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
c) Bảo mật các thông tin, số liệu trong quá trình thực hiện đánh giá, chỉ định, giám sát;
d) Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định, bị đình chỉ, thu hồi quyết định chỉ định trên phạm vi cả nước;
đ) Tổ chức đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ về lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng và phân bón;
e) Tổ chức thanh tra, giải quyết khiếu nại liên quan đến người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận theo quy định của pháp luật;
g) Lưu hồ sơ đăng ký chỉ định, hồ sơ đánh giá, chỉ định, giám sát.
2. Quyền hạn:
a) Cấp, cảnh báo, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ Quyết định chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận theo Quy định này;
b) Giám sát hoạt động của người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định.
Điều 24. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản
1. Phối hợp với Cục Trồng trọt trong đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động, kiểm tra, thanh tra đối với người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận lĩnh vực sản phẩm cây trồng, bao gồm các tổ chức, cá nhân được công nhận hoặc chỉ định trước khi Quyết định này có hiệu lực.
2. Tham gia đào tạo, tập huấn về lấy mẫu, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng.
Điều 25. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định và giám sát hoạt động; thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến Tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động trên địa bàn theo Quy định này;
b) Phối hợp với Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hoạt động trên địa bàn.
c) Báo cáo tên, địa chỉ của Tổ chức chứng nhận được cấp, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ quyết định chỉ định và tổng hợp kết quả hoạt động của các tổ chức chứng nhận trên địa bàn về Cục Trồng trọt;
d) Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách Tổ chức chứng nhận được chỉ định, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ quyết định chỉ định theo Quy định này.
2. Quyền hạn:
a) Cấp, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận hoạt động trên địa bàn theo Quy định này;
b) Giám sát hoạt động của Tổ chức chứng nhận được chỉ định trên địa bàn.
ChươngVI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Điều khoản chuyển tiếp
1. Người lấy mẫu, người kiểm định giống cây trồng, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận hoặc chỉ định theo Quyết đinh số 66/2004/QĐ-BNN, Quyết đinh số 33/2007/QĐ-BNN, Quyết định số 41/2007/QĐ-BNN ngày 15 tháng 5 năm 2007 ban hành Quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn; Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 12 năm 2007 ban hành Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn phải:
a) Tiếp tục hoạt động trong phạm vi đã được công nhận hoặc chỉ định và thực hiện chuyển đổi theo các quy định của Quy định này;
b) Tiến hành tự đánh giá mức độ phù hợp so với điều kiện được chỉ định và phạm vi hoạt động được chỉ định theo Quy định này. Nếu thấy chưa đủ điều kiện hoạt động thì có biện pháp khắc phục kịp thời, trường hợp không thể khắc phục được thì thông báo chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hoạt động thuộc lĩnh vực đã được công nhận hoặc chỉ định. Gửi báo cáo tự đánh giá về Cục Trồng trọt (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối với tổ chức chứng nhận do tỉnh chỉ định) chậm nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2008 theo mẫu hướng dẫn trên website: www. Cuc trongtrot.gov.vn.
2. Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường bàn giao hồ sơ và tài liệu có liên quan của các phòng kiểm nghiệm giống cây trồng nông nghiệp đã công nhận hoặc đang thẩm định để công nhận theo Quyết đinh số 66/2004/QĐ-BNN cho Cục Trồng trọt.
3. Căn cứ hồ sơ và báo cáo tự đánh giá, Cục Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn người lấy mẫu, người kiểm định giống cây trồng, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận nêu ở khoản 1 Điều này tiến hành bổ xung hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ định lại theo Quy định này, bao gồm cả việc đề nghị mở rộng phạm vi đăng ký chỉ định.
4. Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra hồ sơ đăng ký hoặc đánh giá trực tiếp theo quy định để quyết định chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định theo Quy định này đối với người lấy mẫu, người kiểm định giống cây trồng, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận nêu ở khoản 1 Điều này và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2009.
Điều 27. Điều khoản thi hành
Giao Cục Trồng trọt làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để kịp thời giải quyết.
Phụ lục 1
PHẠM VI ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH NGƯỜI LẤY MẪU, NGƯỜI KIỂM ĐỊNH
GIỐNG CÂY TRỒNG, PHÒNG KIỂM NGHIỆM, TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
PHẠM VI ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH NGƯỜI LẤY MẪU, NGƯỜI KIỂM ĐỊNH
GIỐNG CÂY TRỒNG, PHÒNG KIỂM NGHIỆM, TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
Đối tượng | Lĩnh vực |
Người lấy mẫu | Hạt giống |
Củ giống | |
Hom giống (chiết, ghép...) | |
Phân bón các loại | |
Sản phẩm thân, lá ( rau,...) | |
Sản phẩm củ, quả ( rau, quả) | |
Sản phẩm hạt ( cà phê, gạo, điều,chè chế biến ...) | |
Người kiểm định giống cây trồng | Ruộng giống |
Vườn giống, cây giống | |
Phòng kiểm nghiệm giống cây trồng | Hạt giống |
Củ giống | |
Cây giống sạch bệnh | |
Phòng kiểm nghiệm phân bón | Yếu tố đa lượng |
Yếu tố trung lượng | |
Yếu tố vi lượng | |
Vi sinh vật (trong phân bón, đất, nước) | |
Các hợp chất hữu cơ | |
Kim loại nặng, độc tố (trong phân bón, đất, nước) | |
Chất điều tiết sinh trưởng và hoạt chất sinh học | |
Tính chất vật lý (Ẩm độ, tỷ trọng, dung trọng...) | |
Phòng kiểm nghiệm sản phẩm cây trồng | Chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng, ăn uống... |
Chỉ tiêu chất lượng xuất khẩu, chế biến sau thu hoạch... | |
Chỉ tiêu VSATTP về sinh học ( vi sinh vật, ...) | |
Chỉ tiêu VSATTP về hoá học ( kim loại nặng,NO3, thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ...) | |
Tổ chức chứng nhận giống cây trồng | Các loại hạt giống, củ giống, cây giống cần phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia |
Tổ chức chứng nhận phân bón | Các loại phân bón cần phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia |
Tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng | Các loại sản phẩm cây trồng, sản phẩm cây trồng an toàn cần phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia |
Phụ lục 2a
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH NGƯỜI LẤY MẪU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH NGƯỜI LẤY MẪU
(Lĩnh vực: giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và phân bón)
Kính gửi:Cục trồng trọt, Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1. Họ và tên:
Đơn vị công tác:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Hình thức đề nghị chỉ định:
Chỉ định mớiMở rộng phạm vi chỉ địnhChỉ định lại
3. Phạm vị đề nghị chỉ định:
- Giống cấy trồng: Hạt giốngCủ giốngHom giống
- Phân bón các loại:
- Sản phẩm cây trồng: thân lácủ, quảhạt
4. Chứng chỉ đào tạo:
Số chứng chỉ :............. ; cấp ngày ... tháng ... năm 200...
Cơ quan cấp:
5. Tóm tắt quá trình công tác và kinh nghiệm lấy mẫu ( thời gian, số mẫu, nơi lấy mẫu...).
6. Tôi cam kết thực hiện đúng Quyết định số /2008/QĐ-BNN ngày tháng năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhậngiống, sản phẩm cây trồng vàphân bón; đáp ứng yêu cầu của cơ quan đánh giá, giám sát và trả chi phí đánh giá, giám sát không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của việc đánh giá, giám sát./.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký tên và đóng dấu) | NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký tên) |
Phụ lục 2b
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH
NGƯỜI KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH NGƯỜI KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP
Kính gửi:Cục trồng trọt,Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1. Họ và tên:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Hình thức đề nghị chỉ định
Chỉ định mớiMở rộng phạm vi chỉ địnhChỉ định lại
3. Phạm vi đề nghị chỉ định
Ruộng giốngVườn giốngCây giống
Tên loài cây trồng: ( Lúa, ngô, xoài, cam ...)
4. Chứng chỉ đào tạo:
Số chứng chỉ :............. ; cấp ngày ... tháng ... năm 200...
Cơ quan cấp:
5. Tóm tắt quá trình công tác và kinh nghiệm kiểm định ( thời gian, tổng diện tích (ha) hoặc tổng số cây giống, nơi kiểm định...).
6. Tôi cam kết thực hiện đúng Quyết định số /2008/QĐ-BNN ngày tháng năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhậngiống, sản phẩm cây trồng vàphân bón; đáp ứng yêu cầu của cơ quan đánh giá, giám sát và trả chi phí đánh giá, giám sát không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của việc đánh giá, giám sát./.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký tên và đóng dấu) | NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký tên) |
Phụ lục 2c
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Lĩnh vực: giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và phân bón)
Kính gửi :Cục Trồng trọt , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tên cơ quan
Địa chỉ :
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Tên phòng kiểm nghiệm
Địa chỉ :
Điện thoại: Fax: E-mail:
3. Họ tên, chức danh người phụ trách phòng kiểm nghiệm
Địa chỉ :
Điện thoại: Fax: E-mail:
4. Hình thức đề nghị chỉ định
Chỉ định mớiMở rộng phạm vi chỉ địnhChỉ định lại
5. Phạm vi đề nghị chỉ định:
STT | Lĩnh vực | Tên phép thử | Phương pháp thử | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
|
|
|
|
|
6. Thời gian đề nghị bắt đầu đánh giá: ngày....tháng....năm...
7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Quyết định số /2008/QĐ-BNN ngày tháng năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhậngiống, sản phẩm cây trồng vàphân bón; đáp ứng yêu cầu của cơ quan đánh giá, giám sát và trả chi phí đánh giá, giám sát không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của việc đánh giá, giám sát./.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký tên và đóng dấu) | PHỤ TRÁCH PHÒNG KIỂM NGHIỆM (Ký tên và đóng dấu) |
Phụ lục 2d
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
(Lĩnh vực: giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và phân bón)
Kính gửi:Cục Trồng trọt
1. Tên cơ quan
2. Địa chỉ liên lạc:
Điện thoại: Fax: E-mail:
3. Quyết định thành lập/ (nếu có) hoặc Giấy đăng ký kinh doanhsố ...... do Cơ quan cấp: ................................................ cấp ngày …………........……. tại ..........................
4. Hồ sơ kèm theo
..............................................................................
5. Sau khi nghiên cứu điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận theoQuyết định số /2008/QĐ-BNN ngày tháng năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhậngiống, sản phẩm cây trồng vàphân bón và các quyết định ......., chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận phù hợp với ...... (tên tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật) đối với các lĩnh vực/ quá trình sản xuất hoặcsản phẩm sau đây:
STT | Lĩnh vực | Sản phẩm, quá trình sản xuất | Tên, ký hiệu tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật | Phương thức chứng nhận | Ghi chú |
(1) | (2) |
| (3) | (4) | (5) |
|
|
|
|
|
|
Đề nghị Cục Trồng trọt xem xétđánh giá để chỉ định ....(tên tổ chức)được hoạt động chứng nhận phù hợp với ...(tên tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật) đối với lĩnh vực/ quá trình sản xuất hoặcsản phẩmnêu trên.
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Quyết định số .../2008/QĐ-BNN ngày ... tháng ... năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quyết định ...; đáp ứng yêu cầu của cơ quan đánh giá, giám sát và trả chi phí đánh giá, giám sát không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của việc đánh giá, giám sát./.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
(Ký tên, đóng dấu )
Phục lục 3
MẪU BÁO CÁO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
BÁO CÁO
NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Lĩnh vực: giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và phân bón)
1. Tên cơ quan đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Tên phòng kiểm nghiệm:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
3. Họ tên, chức danh người phụ trách phòng kiểm nghiệm
Điện thoại: Fax: E-mail:
4. Cán bộ, nhân viên của phòng kiểm nghiệm:
STT | Họ và tên | Năm sinh | Trình độ chuyên môn được đào tạo | Công việc đựoc giao hiện tại | Thâm niên trong lĩnh vực thử nghiệm | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
|
|
|
|
|
|
|
5. Trang thiết bị:
5.1. Phương tiện đo lường:
STT | Tên phương tiện đo lường | Phạm vi đo, cấp chính xác | Chu kỳ kiểm định, hiệu chuẩn | Ngày kiểm định, hiệu chuẩn lần cuối | Người kiểm định hiệu chuẩn | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
|
|
|
|
|
|
|
5.2.Trang thiết bị khác:
STT | Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Tài liệu hướng dẫn của thiết bị | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
6. Diện tích và môi trường của phòng kiểm nghiệm:
6.1. Sơ đồ mặt bằng và diện tích của từng bộ phận của phòng kiểm nghiệm.
6.2. Điều kiện môi trường các bộ phận của phòng kiểm nghiệm:
- Điều hoà nhiệt độ;
- Khả năng thông khí và thoát hơi độc;
- Các điều kiện bảo đảm khác ( chống rung, bụi, ồn, ánh sáng, phóng xạ...).
6.3. Các điều kiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ và nhân viên của phòng kiểm nghiệm.
7. Danh mục các lĩnh vực và phép thử phòng kiểm nghiệm đề nghị chỉ định:
STT | Lĩnh vực | Tên phép thử | Phương pháp thử | Công suất kiểm nghiệm (số mẫu/năm) | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
8. Kết quả hoạt động phòng kiểm nghiệm thực hiện ba năm gần nhất:
STT | Lĩnh vực | Tên phép thử | Phương pháp thử | Tổng số mẫu | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
9. Phòng kiểm nghiệm cam kết:
- Thực hiện các quy định về chỉ định và quản lý hoạt động phòng kiểm nghiệm;
- Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan đánh giá khi tiến hành đánh giá phòng kiểm nghiệm;
- Phòng kiểm nghiệm sẵn sàng để được tiến hành đánh giá từ ngày... tháng... năm...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký tên và đóng dấu) | PHỤ TRÁCH PHÒNG KIỂM NGHIỆM (Ký, ghi rõ họ tên) |
Phụ lục 4
MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Lĩnh vực: giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và phân bón)
1. Tên phòng kiểm nghiệm được đánh giá:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Phạm vi đề nghị chỉ định : Các lĩnh vực và phép thử đề nghị chỉ định.
3. Hội đồng hoặc Nhóm chuyên gia đánh giá: (ghi rõ họ, tên):
4. Thời gian đánh giá;
5. Các căn cứ để đánh giá:
- Hệ thống quản lý ;
- Các quá trình kỹ thuật của phòng kiểm nghiệm.
6. Nội dung đánh giá:
- Theo TCVN ISO/IEC 17025: 2005;
- Các yêu cầu tối thiểu chỉ định phòng kiểm nghiệm theo Quy định này;
- Các điểm không phù hợp của phòng kiểm nghiệm...
7. Kết quả đánh giá
Kết luận về từng nội dung đánh giá (có hồ sơ, biên bản đánh giá kèm theo).
8. Kết luận và kiến nghị của Nhóm chuyên gia:
CÁC UỶ VIÊN HỘI ĐỒNG HOẶC THÀNH VIÊN NHÓM ĐÁNH GIÁ (Ký và ghi rõ họ, tên) | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG HOẶC TRƯỞNG NHÓM ĐÁNH GIÁ (Ký và ghi rõ họ, tên) |
Phụ lục 5
MẪU BIÊN BẢN KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
BIÊN BẢN
KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Lĩnh vực: giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và phân bón)
Hội đồng đánh giá phòng kiểm nghiệm ............. được thành lập theo Quyết định số ...QĐ/TT... ngày ... tháng ... năm 200..
(Ghi rõ họ, tên chủ tịch Hội đồng, thư ký, các thành viên và số Quyết định)
1.Tên phòng kiểm nghiệm:
Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Kết luận của Hội đồng:
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định (tên phòng kiểm nghiệm), thuộc ......... là phòng kiểm nghiệm được chỉ định đối với các lĩnh vực và phép thử sau:
STT | Lĩnh vực | Tên phép thử hoặc loại phép thử | Phương pháp thử | Ghi chú |
(1) |
| (2) | (4) | (5) |
|
|
|
|
|
3. Biên bản này được thông qua với sự đồng ý của ..... (kết quả bỏ phiếu) ............ của thành viên Hội đồng.
4. Ý kiến khác nếu có (nêu rõ nội dung và tên người có ý kiến khác).
5. Tài liệu khác kèm theo biên bản gồm:
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ tên) | THƯ KÝ HỘI DỒNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục 6
MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
(Lĩnh vực: giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và phân bón)
1. Tên Tổ chức chứng nhận được đánh giá;
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Phạm vi đề nghị chỉ định : Các lĩnh vực và sản phẩm đề nghị chỉ định.
3. Hội đồng hoặc Nhóm chuyên gia đánh giá: (ghi rõ họ, tên)
4. Thời gian đánh giá;
5. Các căn cứ để đánh giá:
- Hệ thống quản lý chất lượng;
- Các quá trình kỹ thuật của Tổ chức chứng nhận.
6. Nội dung đánh giá:
- Theo TCVN7457:2004;
- Các yêu cầu tối thiểu chỉ định Tổ chức chứng nhận theo quy định này;
- Các điểm không phù hợp của Tổ chức chứng nhận ...
7. Kết quả đánh giá
Kết luận về từng nội dung đánh giá (có hồ sơ, biên bản đánh giá kèm theo).
8. Kết luận và kiến nghị của Nhóm chuyên gia:
CÁC UỶ VIÊN HỘI ĐỒNG HOẶC THÀNH VIÊN NHÓM ĐÁNH GIÁ (Ký và ghi rõ họ, tên) | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG HOẶC TRƯỞNG NHÓM ĐÁNH GIÁ (Ký và ghi rõ họ, tên) |
Phụ lục 7
MẪU BIÊN BẢN KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
BIÊN BẢN
KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
(Lĩnh vực: giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và phân bón)
Hội đồng đánh giá tổ chức chứng nhận ............ được thành lập theo Quyết định số ...QĐ/TT-KHTC ... ngày ... tháng ... năm 200...
(Ghi rõ họ, tên chủ tịch Hội đồng, thư ký, các thành viên và số Quyết định)
1.Tên tổ chức chứng nhận:
Địa chỉ:
2. Kết luận của Hội đồng:
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định (tên tổ chức chứng nhận), thuộc ......... là tổ chức chứng nhận được chỉ định đối với các lĩnh vực và sản phẩm sau:
STT | Lĩnh vực | Sản phẩm | Tên, ký hiệu tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật | Phương thức chứng nhận | Ghi chú |
(1) | (2) |
| (3) | (4) | (5) |
|
|
|
|
|
|
3. Biên bản này được thông qua với sự đồng ý của.....(kết quả bỏ phiếu)............của thành viên Hội đồng.
4. Ý kiến khác nếu có (nêu rõ nội dung và tên người có ý kiến khác).
5. Tài liệu khác kèm theo biên bản gồm:
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ tên) | THƯ KÝ HỘI DỒNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục 8a
YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÒNG KIỂM NGHIỆM ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÒNG KIỂM NGHIỆM ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
1. Hệ thống quản lý
- Sổ tay chất lượng theo TCVN ISO/IEC 17025: 2005.
- Hệ thống quản lý phải được thực thi, thực hiện giám sát nội bộ thường xuyên theo TCVN ISO/IEC 17025: 2005.
- Phòng kiểm nghiệm phải tham gia vào hệ thống thử nghiệm thành thạo.
- Phòng kiểm nghiệm phải tham gia vào hệ thống quản lý và giám sát quốc gia.
2. Quản lý và giám sát nội bộ
-Phòng kiểm nghiệm đã thực hiện quản lý và giám sát nội bộtheo TCVN ISO/IEC 17025: 2005.
3. Thiết bị, dụng cụ và mẫu chuẩn
- Các dụng cụ lấy mẫu, chia mẫu, kho bảo quản mẫu lưu; thiết bị, dụng cụ, hoá chất để phân tích mẫu phải đáp ứng yêu cầu nêu trong Phương pháp thử đăng ký chỉ định.
- Các dụng cụ, thiết bị, hoá chất được hiệu chuẩn, kiểm soát; có hướng dẫn sử dụng.
- Máy vi tính và phần mền xử lý và quản lý số liệu.
4. Tài liệu chuyên môn
- Phương pháp thử, bao gồm phương pháp lấy mẫu; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Sổ tay lấy mẫu, Bảng sai số, bảng mô tả đặc tính kỹ thuậtcủa sản phẩm.
- Các mẫu văn bản tài liệu khác: biên bản lấy mẫu, biên bản kiểm định đồng ruộng, biên bản nhận mẫu, phiếu phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu, các sổ sách ghi chép về hiệu chuẩn và kiểm soát thiết bị.
5. Môi trường
- Phòng kiểm nghiệm phải đủ diện tích cho việcnhận mẫu, chia mẫu, xử lý mẫu và phân tích mẫu, xử lý số liệu; lưu giữ hỗ sơ tài liệu...đảm bảo yêu cầu của các phép thử, sức khoẻ nhân viên và môi trường xung quanh.
- Có đủ chỗ để đi lại thuận lợi.
- Bàn, ghế và các đồ đạc cần thiết khác phải sạch sẽ và nguyên vẹn.
- Có điều hoà nhiệt độ.
- Có đủ điện, nước đáp ứng yêu cầu thử nghiệm.
- Phòng lưu mẫu với các điều kiện được kiểm soát (nhiệt độ, độ ẩm không khí), được bảo vệ chống sự xâm nhập của chuột và côn trùng khác.
6. Phòng hoặc tủ chứa tài liệu (có khoá)
7. Năng lực cán bộ
Tất cả cán bộ, nhân viên phòng kiểm nghiệm phải:
- Được đào tạo về lấy mẫu và kiểm nghiệm các phép thử đăng ký chỉ định.
- Đọc và hiểu các chỉ dẫn, các luật lệ liên quan đến công việc của mình.
- Thực hiện được các thử nghiệm đối với các kết quả do mình thực hiện.
- Biết điền vào phiếu thử nghiệm đối với các kết quả do mình thực hiện.
- Biết sử dụng bảng sai số cho phép đối với phép thử đăng ký chỉ định.
Đối với phòng kiểm nghiệm đăng ký chỉ định lĩnh vực hàng nông sản xuất khẩu thì còn phải đáp ứng các yêu cầu khác theo quy định củaBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vàcủa cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
Phụ lục 8b
YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
1. Hệ thống quản lý
a) Sổ tay chất lượng theo hướng dẫn tại điểm 4.5.3 củaTCVN 7457:2004 - Yêu cầu chung đối với các tổ chức chứng nhận sản phẩm.
b) Hệ thống quản lý phải được thực thi, thực hiện giám sát nội bộ thường xuyên theoTCVN 7457:2004.
c) Tổ chức chứng nhận phải tham gia vào hệ thống quản lý và giám sát quốc gia.
2. Quản lý và giám sát nội bộ
Tổ chức chứng nhậnđã thực hiện quản lý và giám sát nội bộtheoTCVN 7457:2004.
3. Thiết bị, dụng cụ và phòng kiểm nghiệm
a) Các dụng cụ lấy mẫu, chia mẫu, phòng bảo quản hoặc thiết bị bảo quản mẫu;
b) Máy vi tính và phần mền xử lý và quản lý số liệu.
c) Có phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng thuê phòng kiểm nghiệm được chỉ định. Trường hợp đăng ký chỉ định là tổ chức chứng nhận lô sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật thì tổ chức chứng nhận phải có phòng kiểm nghiệm được chỉ định.
4. Tài liệu chuyên môn
a) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; quy trình sản xuất; phương pháp lấy mẫu, sổ tay lấy mẫu; bảng mô tả đặc tính kỹ thuậtcủa sản phẩm.
b) Các mẫu văn bản tài liệu khác: biên bản lấy mẫu, biên bản kiểm định đồng ruộng, biên bản nhận mẫu, giấy chứng nhận lô sản phẩm/sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.
c) Trường hợp đăng ký chỉ định là tổ chức chứng nhận lô sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật thì tổ chức chứng nhận phải có tài liệu chuyên môn theo yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm được chỉ định.
5. Môi trường
- Tổ chức chứng nhận phải đủ diện tích làm việc thuận lợi cho các nhân viên;
- Bàn, ghế và các đồ đạc cần thiết khác phải sạch sẽ và nguyên vẹn.
- Có điều hoà nhiệt độ.
- Có đủ điện, nước đáp ứng yêu cầu làm việc của nhân viên.
- Phòng bảo quản hoặc thiết bị bảo quản mẫu được kiểm soát (nhiệt độ, độ ẩm không khí), được bảo vệ chống sự xâm nhập của chuột và côn trùng khác.
6. Phòng hoặc tủ chứa tài liệu (có khoá)
7. Năng lực cán bộ
a) Tất cả cán bộ, nhân viên tổ chức chứng nhận phải:
- Được đào tạo về chứng nhận đối với lĩnh vực đăng ký chỉ định;
- Đọc và hiểu các chỉ dẫn, các luật lệ liên quan đến công việc của mình;
- Thực hiện được các chỉ tiêu đánh giá và giám sát được phân công;
- Biết điền vào biên bản đánh giá do mình thực hiện;
b) Có nhân viên lấy mẫu hoặc hợp đồng thuê người lấy mẫu được chỉ định. Trường hợp đăng ký chỉ định là tổ chức chứng nhận lô sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật thì tổ chức chứng nhận phải có người lấy mẫu được chỉ định, đối với lĩnh vực giống cây trồng phải có người kiểm định giống cây trồng được chỉ định.
Phụ lục 9
MẪU BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG
Số:
- Tên người kiểm định: Mã số người kiểm định:
- Địa chỉ : Số điện thoại : Fax: E-mail:
A. Phần chung:
1. Chủ lô ruộng giống/ vườn giống/ cây giống:
2. Địa chỉ:
3. Loài cây trồng: Tên giống: Cấp giống:
4. Địa điểm sản xuất:
5. Mã lô ruộng giống/ vườn giống/ cây giống: Mã lô kiểm định : Diện tích lô kiểm định: ha
6. Nguồn giống:
- Tổ chức sản xuất & cung ứng: - Mã hiệu lô giống:
- Tổ chức chứng nhận chất lượng: - Số phiếu chứng nhận chất lượng:
7. Cây trồng vụ trước:
8. Thời kỳ kiểm định: Lần kiểm định:
B. Kết quả kiểm định:
9. Cách ly:
- Phương pháp cách ly : Không gianThời gianKhông gian và thời gian
- Kết quả thực hiện : ĐạtĐạt có điều kiệnKhông đạt
Thực hiện qui trình sản xuất : ĐạtKhông đạt
Tình trạng sinh trưởng, phát triển chung : TốtTrung bìnhKém
Tổng số điểm kiểm định: Tổng số cây kiểm tra:
16. Tổng số cây khác dạng: Tổng số cây khác loài:
17Trường hợp giống lai :
- Tổng số cây mẹ đã và đang tung phấn : Tổng số cây bố khác dạng đã và đang tung phấn :
- Tổng số cây mẹ khác dạng:
18. Trường hợp dòng siêu nguyên chủng/cây đầu dòng:
- Mã số dòng siêu nguyên chủng/cây đầu dòng không đạt do không đúng giống, sâu bệnh,
đổ ngã…
19. Cỏ dại nguy hại (số cây/ 100 m2):
20. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính : NặngTrung bìnhNhẹKhông
21. Mức độ đổ ngã: NặngTrung bìnhNhẹKhông
22. Năng suất dự tính: tạ/ha Sản lượng lô giống dự tính: tấn
C. Kết luận:
-Diện tích đạt yêu cầu: ha ; sản lượng dự kiến (tạ):
Diện tích không đạt yêu cầu: ha; hoặc
- Số cây giống đạt yêu cầu: cây; Số cây giống không đạt yêu cầu: cây; hoặc
- Mã số các dòng siêu nguyên chủng/ cây đầu dòng đạt yêu cầu:
Mã số các dòng siêu nguyên chủng/ cây đầu dòng không đạt yêu cầu:
ĐẠI DIỆN CHỦ LÔ GIỐNG
(Ký tên, đóng dấu) | NGƯỜI KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ và tên) | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH (Ký tên, đóng dấu) |
Phụ lục 10
MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Họ và tên người lấy mẫu:
Mã số chỉ định:
Đơn vị quản lý:
Ngày lấy mẫu:
Địa điểm lấy mẫu:
Phương pháp lấy mẫu:
Thông tin về mẫu:
Tên sản phẩm ( giống, sản phẩm cây trồng, phân bón)
Cấp chất lượng( cấp, loại sản phẩm )
Mã hiệu lô sản phẩm
Khối lượng lô sản phẩm ( kg, …)
Số lượng bao chứa
Xử lý hoá chất ( loại hoá chất, phương pháp xử lý...)
Khối lượng mẫu (kg, …)
Ký hiệu mẫu
Biên bản này lập thành 02 bản, mỗi bên gĩư một 01 bản, có gia trị như nhau./.
ĐẠI DIỆN CHỦ LÔ SẢN PHẨM (Họ tên và chữ ký) | NGƯỜI LẤY MẪU (Họ tên và chữ ký) |
Phụ lục 11
MẪU PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM MẪU SẢN PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Lô gô (nếu có)
Số: | TÊN PHÒNG KIỂM NGHIỆM Địa chỉ: ĐT: Fax: Mã số chỉ định PKN: Mã số công nhận PKN (nếu có): | Lô gô (nếu có) |
PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM MẪU SẢN PHẨM
Mã số kiểm nghiệm:
I. CÁC THÔNG TIN VỀ LÔ SẢN PHẨM:
Chủ lô sản phẩm:
Nhóm sản phẩm (cây trồng, phân bón, sản phẩm cây trồng):
Tên sản phẩm ( giống, phân bón, sản phẩm cây trồng):
Cấp chất lượng:
Nơi sản xuất:
Thời gian sản xuất:
Mã hiệu lô sản phẩm:
Khối lượng lô sản phẩm:
Số lượng bao chứa:
Chất liệu bao bì:
Tờ khai hải quan số:(đối với hàng nhập khẩu)
Họ tên người kiểm định:(đối với giống cây trồng)
Mã số người kiểm định:
Họ tên người lấy mẫu:
Mã số người lấy mẫu:
Ngày lấy mẫu:
Ngày nhận mẫu:
II. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM:(Chi tiết các phép thử và kết quả kiểm tra của mẫu)
VI. NHẬN XÉT KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM:
Các chỉ tiêu .... phù hợp so với tiêu chuẩn số .....
Các chỉ tiêu .... không phù hợp so với tiêu chuẩn số ....
CƠ QUAN CHỦ QUẢN GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) | TRƯỞNG PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Ký tên, đóng dấu phòng kiểm nghiệm) |
Phụ lục 12
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN LÔ SẢN PHẨM PHÙ HỢP
TIÊU CHUẨN/QUY CHUẨN KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Lô gô (nếu có) | TÊN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN Địa chỉ: ĐT: Fax: Mã số chỉ định : Mã số công nhận (nếu có): | Lô gô (nếu có) |
GIẤY CHỨNG NHẬN LÔ SẢN PHẨM
PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN/QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Mã số:
I. CÁC THÔNG TIN VỀ LÔ SẢN PHẨM:
Chủ lô sản phẩm:
Nhóm sản phẩm (cây trồng, phân bón, sản phẩm cây trồng):
Tên sản phẩm ( giống, phân bón, sản phẩm cây trồng):
Cấp chất lượng:
Nơi sản xuất:
Thời gian sản xuất:
Mã hiệu lô sản phẩm:
Khối lượng lô sản phẩm:
Số lượng bao chứa:
Chất liệu bao bì:
Tờ khai hải quan số: (đối với hàng nhập khẩu)
Họ tên người kiểm định: (đối với giống cây trồng)
Mã số người kiểm định:
Họ tên người lấy mẫu:
Mã số người lấy mẫu:
Ngày lấy mẫu:
Ngày nhận mẫu:
II. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH RUỘNG GIỐNG:(Đối với giống cây trồng)
III. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM:(Chi tiết từng phép thử và kết quả kiểm tra của mẫu)
VI. KẾT LUẬN:
Lô sản phẩm ..... phù hợp so với tiêu chuẩn/ quy chuẩn kỹ thuật số .... do cơ quan thẩm quyền ban hành ( tên) ngày tháng nămMã số:
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 13
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA SẢN PHẨM PHÙ HỢP
TIÊU CHUẨN/QUY CHUẨN KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN KIỂM TRA
SẢN PHẨM PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN/QUY CHUẨN KỸ THUẬT
1. Thời điểm kiểm tra: bắt đầu lúc … giờ …, ngày … tháng … năm ......
2. Tên Nhà sản xuất: ...……………………………………………………................
Địa chỉ:………………………Điện thoại: ………. Fax: ………....Email ..............……
3. Phạm vi đăng ký chứng nhận:
Tên sản phẩm: (đối với sản phẩm cây trồng là tên loài hoặc giống cây trồng)
Địa điểm sản xuất:………………………………………………………………………..
Diện tích, công xuất sản xuất: ……………………………………………………....
Sản lượng dự kiến:………………………………………………………………………..
Quá trình sản xuất/ Sản phẩm được sản xuất, chế biến, đạt chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (tên ...) ban hành theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của cơ quan có thẩm quyền ( tên cơ quan...).
4. Hình thức kiểm tra: ………………………………………...………………………..
5. Thành phần Đoàn kiểm tra (theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Tổ chức chứng nhận):
Trưởng đoàn: …………………………………………………………………………….
Thành viên: ………………………………………………………………………………
6. Đại diện Nhà sản xuất:
7. Nội dung kiểm tra: kiểm tra thực hành sản xuất, chế biến, lấy mẫu điển hình để đánh giá quá trình sản xuất/chất lượng sản phẩm sự phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (tên ...) ban hành theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của cơ quan có thẩm quyền ( tên cơ quan...).
8. Kết quả kiểm tra: (chi tiết tại Bảng kiểm tra đánh giá nêu trong tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật):
9. Kết luận của Đoàn kiểm tra:
10. Ý kiến của Nhà sản xuất:
11. Vấn đề khác:
Biên bản đã được đọc lại cho Đoàn kiểm tra, đại diện Nhà sản xuất cùng nghe và thống nhất ký tên vào biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, có nội dung như nhau, 01 bản Đoàn kiểm tra giữ, 01 bản lưu tại cơ sở được kiểm tra.
Biên bản kiểm tra kết thúc vào lúc … ngày … tháng … năm ......
ĐẠI DIỆN NHÀ SẢN XUẤT (Ký tên, đóng dấu) | ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA (Ký, ghi rõ họ và tên) |
Phụ lục 14
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM PHÙ HỢP
VỚI TIÊU CHUẨN/QUY CHUẨN KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY CHỨNG NHẬN
SẢN PHẨM PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN/QUY CHUẨN KỸ THUẬT
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN( tên tổ chức chứng nhận )
Mã số: ….…..
CHỨNG NHẬN
Nhà sản xuất:
Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email:
Mã số chứng nhận:
Tên sản phẩm:(đối với sản phẩm cây trồng là tên loài hoặc giống cây trồng)
Diện tích, công xuất sản xuất:
Địa điểm sản xuất:
Sản lượng dự kiến:
Sản phẩm phù hợp vớitiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (tên ...) ban hành theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của cơ quan có thẩm quyền ( tên cơ quan...).
Giấy chứng nhận có giá trị đến ngày ... tháng ... năm ......
Ngày … tháng …năm……
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
(ký tên và đóng dấu)
Phụ lục 15
QUY ĐỊNH VỀ CÁCH ĐẠT MÃ SỐ NGƯỜI LẤY MẪU,
NGƯỜI KIỂM ĐỊNH, PHÒNG KIỂM NGHIỆM, TỔ CHỨC CHỨNG NHÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
QUY ĐỊNH VỀ CÁCH ĐẶT MÃ SỐ NGƯỜI LẤY MẪU,
NGƯỜI KIỂM ĐỊNH, PHÒNG KIỂM NGHIỆM, TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
1. Mã số của người lấy mẫu gồm 4 phần:
a) Chữ viết tắt Người lấy mẫu giống cây trồng, phân bón, sản phẩm cây trồng:
(NLM-GCT, NLM-PB, NLM-SPCT);
b) Năm chỉ định: lấy 2 chữ số cuối của năm ký quyết định;
c) Số thứ tự người lấy mẫu được chỉ định: gồm 3 chữ số;
d) Ký hiệu đơn vị quản lý người lấy mẫu: gồm 3 chữ số do Cơ quan chỉ định đặt.
Ví dụ: Mã số của người lấy mẫu giống cây trồng được chỉ định năm 2002, thứ tự 03, thuộc đơn vị thứ 15 là NLM-GCT 02-003-015
2. Mã số của người kiểm định giống cây trồng gồm 4 phần:
a) Chữ viết tắt Người kiểm định giống cây trồng: NKĐ-GCT;
b) Năm được chỉ định: lấy 2 chữ số cuối của năm ký quyết định;
c) Số thứ tự người kiểm định được chỉ định: gồm 3 chữ số;
d) Ký hiệu đơn vị quản lý người kiểm định: gồm 3 chữ số do Cơ quan chỉ định đặt.
Ví dụ: Mã số của người kiểm định giống cây trồng được chỉ định năm 2008, thứ tự 01, thuộc đơn vị thứ 01 là NKĐ-GCT 08-001-001
3. Mã số của phòng kiểm nghiệm gồm 3 phần:
a) Chữ viết tắt Phòng kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, phân bón: TCCN-GCT, TCCN-SPCT, TCCN-PB;
b) Năm được chỉ định: lấy 2 chữ số cuối của năm ký quyết định;
b) Số thứ tự của phòng được chỉ định: gồm 2 chữ số;
Ví dụ: Mã số của một phòng kiểm nghiệm giống cây trồng được chỉ định thứ 5 của năm 2008 là PKN-GCT08-05.
4. Mã số của Tổ chức chứng nhận gồm 3 phần:
a) Chữ viết tắt Tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng và phân bón: TCCN-GCT, TCCN-SPCT, TCCN-PB;
b) Năm được chỉ định: lấy 2 chữ số cuối của năm ký quyết định;
b) Số thứ tự của tổ chức chứng nhận được chỉ định gồm 2 chữ số;
Ví dụ: Mã số của một tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng được chỉ định thứ nhất của năm 2008 là TCCN-SPCT08-01.
Phụ lục 16
MẪU DẤU VÀ SỬ DỤNG CON DẤU CỦA PHÒNG KIỂM NGHIỆM ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
MẪU DẤU VÀ SỬ DỤNG CON DẤU CỦA PHÒNG KIỂM NGHIỆM ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
1. Mẫu dấu
Mẫu dấu của phòng kiểm nghiệm được chỉ định do Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp có hình thức quy định theo mẫu cụ thể dưới đây:
- Dấu hình vuông và cạnh dài 3,0 cm;
- Dấu chia làm 2 phần có vạch ngang ở 2/3 từ trên xuống;
- Nửa trên của dấu ghi 02 dòng chữ;
Dòng thứ nhất: PHÒNG KIỂM NGHIỆM
Dòng thứ hai: GIỐNG CÂY TRỒNG / PHÂN BÓN/SẢN PHẨM CÂY TRỒNG
Dòng thứ ba (đối với phòng kiểm nghiệm giống cây trồng nông nghiệp): NÔNG NGHIỆP
- Nửa dưới của dấu ghi mã số của phòng kiểm nghiệm;
- Mực dấu mầu tím.
2. Quy định sủ dụng dấu
- Phòng kiểm nghiệm được chỉ định chỉ sử dụng con dấu vào việc xác nhận kết quả kiểm nghiệm của mình.
- Trưởng phòng kiểm nghiệm chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu của phòng kiểm nghiệm được chỉ định.Trong trường hợp cần thiết có thể giao cho cán bộ khác thay thế quản lý, sử dụng con dấu.
- Trong trường hợp mất con dấu phải báo ngay với Thủ trưởng cơ quan. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm báo cáo với Cục Trồng trọt theo quy định.
- Mọi hành vi vô tình hay cố ý vi phạm quy định sử dụng dấu nêu trên thì tuỳ theo mức độ và hậu quả sẽ bị xử lý từ phê bình, cảnh cáo, phạt tiền,.. đến truy tố trước pháp luật theo quy định hiện hành.
Mẫu dấu:
PHÒNG KIỂM NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP |
| PHÒNG KIỂM NGHIỆM GIỐNG PHÂN BÓN |
| PHÒNG KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM CÂY TRỒNG |
(Mã số PKN) | (Mã số PKN) | (Mã số PKN) |
Phụ lục 17
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT
(Đối tượng được giám sát)
Tên đối tượng được giám sát:
Mã số: Phạm vi được chỉ định:
Cơ quan chủ quản:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email:
Họ và tên các cán bộ giám sát:
I. Nội dung giám sát:
II. Kết quả giám sát:
III. Các sai lỗi được phát hiện:
IV. Các hành động khắc phục phải thực hiện:
V. Thời hạn báo cáo kết quả thực hiện hành động khắc phục:
Nơi gửi:
- Cục Trồng trọt
- Đối tượng được giám sát:
TRƯỞNG ĐOÀN GIÁM SÁT
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phụ lục 18
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày ... tháng ... năm .......
Kính gửi:(Cơ quan chỉ định/Cơ quan giám sát)
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC
1. Tên tổ chức, cá nhân được giám sát:
2. Mã số chỉ định:
3. Cơ quan chủ quản (nếu có):
4. Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email:
5. Sai lỗi được pháp hiện Mức độ
7. Nguyên nhân
8. Biện pháp khắc phục
9. Những thay đổi kèm theo để hoàn chỉnh hệ thống quản lý chất lượng ( nếu có).
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (Ký tên, đóng dấu) | NGƯỜI BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) |
10. Ý kiến thẩm định của đoàn giám sát:
11. Kết luận của đoàn giám sát:
.........., ngày ... tháng ... năm .......
CÁN BỘ GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên) | TRƯỞNG ĐOÀN GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên) |
Phụ lục 19
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ SAI LỖI TRONG QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ SAI LỖI
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ/GIÁM SÁT
1. Đối với người lấy mẫu được chỉ định
1.1. Mức sai lỗi nặng:
a) Ghi chép hồ sơ sai sự thật.
b) Không lưu giữ hồ sơ, biên bản lấy mẫu theo quy định.
c) Không có dụng cụ lấy mẫu hoặc dụng cụ lấy mẫu không phù hợp.
d) Không có dụng cụ niêm phong bao đựng mẫu.
đ) Lấy mẫu và lập mẫu không đúng phương pháp.
e) Kết quả phân tích mẫu có chỉ tiêu chênh lệch nằm ngoài sai số cho phép so với mẫu giám sát (trừ chỉ tiêu độ ẩm).
1.2.Mức sai lỗi nhẹ:
a) Ghi chép hồ sơ không đúng quy định (tẩy xóa, ghi thiếu thông tin...).
b) Chưa nắm vững các quy định về lấy mẫu, lập mẫu gửi và gửi mẫu.
c) Chưa bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ lấy mẫu.
1.3. Mức khuyến nghị:
Những hạn chế khác không thuộc các sai lỗi nêu trên.
2. Đối với người kiểm định đồng ruộng được chỉ định
2.1. Mức sai lỗi nặng:
a) Số điểm kiểm định và số cây kiểm tra tối thiểu ghi trong biên bản không đúng quy định.
b) Kết luận không phù hợp với số liệu kiểm tra được ghi trong biên bản.
c) Kết quả kiểm định trái ngược với kết qủa của người giám sát.
2.2. Mức sai lỗi nhẹ:
a) Điền không đủ, thiếu chính xác hoặc nhầm lẫn các thông tin được yêu cầu trong biên bản kiểm định.
b) Phần kết luận trong biên bản kiểm định không rõ ràng.
c) Không nắm vững phương pháp kiểm định.
2.3. Mức khuyến nghị: Những sai lỗi khác không thuộc các sai lỗi nêu trên.
3. Đối với phòng kiểm nghiệm được chỉ định
3.1. Mức sai lỗi nặng:
a) Kết quả phân tích có chỉ tiêu chênh lệch nằm ngoài sai số cho phép so với mẫu giám sát (trừ chỉ tiêu độ ẩm).
b) Kết quả thử nghiệm liên phòng không đạt yêu cầu.
c) Hệ thống chất lượng không đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025: 2005 và có thể gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm nghiệm, cụ thể là:
* Các yêu cầu về quản lý:
+ Tổ chức: các yêu cầu từ 4.1.1 đến 4.1.5.
+ Hệ thống chất lượng: các yêu cầu từ 4.2.1 đến 4.2.4.
+ Kiểm soát tài liệu: các yêu cầu từ 4.3.1 đến 4.3.3.
+ Xem xét các yêu cầu, đề nghị và hợp đồng: các yêu cầu từ 4.4.1 đến 4.4.5.
+ Hợp đồng phụ: các yêu cầu từ 4.5.1 đến 4.5.4.
+ Mua dịch vụ và đồ cung cấp: các yêu cầu từ 4.6.1 đến 4.6.4.
+ Dịch vụ đối với khách hàng: yêu cầu 4.7.
+ Giải quyết khiếu nại: yêu cầu 4.8.
+ Kiểm soát việc thử nghiệm không đảm bảo: các yêu cầu từ 4.9.1 đến 4.9.
+ Hành động khắc phục và phòng ngừa: các yêu cầu từ 4.10.1 đến 4.11.2.
+ Kiểm soát hồ sơ: các yêu cầu từ 4.12.1.1 đến 4.12.2.3.
+ Đánh giá nội bộ: các yêu cầu từ 4.13.1 đến 4.13.4.
+ Soát xét của lãnh đạo: các yêu cầu từ 4.14.1 đến 4.14.2.
* Các yêu cầu về kỹ thuật:
+ Nhân sự: các yêu cầu từ 5.2.1 đến 5.2.5.
+ Tiện nghi và môi trường: các yêu cầu từ 5.3.1 đến 5.3.5.
+ Phương pháp thử: các yêu cầu từ 5.4.1 đến 5.4.7.2.
+ Kiểm soát dữ liệu: các yêu cầu từ 5.4.7.1 đến 5.4.7.2.
+ Thiết bị: các yêu cầu từ 5.5.1 đến 5.5.12.
+ Liên kết chuẩn đo lường: các yêu cầu từ 5.6.1 đến 5.6.3.4.
+ Lấy mẫu: các yêu cầu từ 5.7.1 đến 5.7.3.
+ Quản lý mẫu thử nghiệm: các yêu cầu từ 5.8.1 đến 5.8.4.
+ Kiểm soát tay nghề: các yêu cầu 5.9.
+ Báo cáo kết quả thử nghiệm: các yêu cầu từ 5.10.1 đến 5.10.9.
3.2. Mức sai lỗi nhẹ: Chưa đáp ứng đúng yêu cầu trong tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025: 2005 nhưng có thể khắc phục được ngay và chưa gây ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
3.3. Mức khuyến nghị: Những sai lỗi khác không thuộc các sai lỗi nêu trên.
Đối với phòng kiểm nghiệm được chỉ định kiểm nghiệm hàng nông sản xuất khẩu thì cần phải xác định các sai lỗi theo quy định củaBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vàcủa cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
4. Đối với tổ chức chứng nhận
4.1. Mức sai lỗi nặng:
a) Tổ chức Chứng nhận không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Quy định này.
b) Kết quả kiểm tra giám sát của Cơ quan chỉ định cho thấy Tổ chức chứng nhận không chứng nhận đúng thực tế, trung thực, khách quan trong hoạt động kiểm tra, chứng nhận.
c) Hệ thống chất lượng không đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn TCVN 7457: 2004 và có thể gây ảnh hưởng đến kết quả chứng nhận.
4.2. Mức sai lỗi nhẹ:
Chưa đáp ứng đúng yêu cầu trong tiêu chuẩn TCVN 7457: 2004 nhưng có thể khắc phục được ngay và chưa gây ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
4.3. Mức khuyến nghị: Những hạn chế khác không thuộc các sai lỗi nêu trên.