Chỉ thị 3170/CT-BNN-TT 2008 sản xuất lúa Đông xuân 2008 – 2009 tại các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 3170/CT-BNN-TT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3170/CT-BNN-TT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 24/10/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 3170/CT-BNN-TT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3170/CT-BNN-TT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2008 |
CHỈ THỊ
Về việc triển khai sản xuất lúa Đông xuân 2008 – 2009 tại các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ
_______________
Vụ lúa Đông Xuân là vụ có năng suất và sản lượng thóc cao nhất trong năm, có ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến việc hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa cả năm. Những áp lực của dịch bệnh, giá vật tư đầu vào sản xuất tăng cao, vấn đề chất lượng gạo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu … ngày càng gia tăng và tác động mạnh đến sản xuất lúa Đông xuân 2008 – 2009. Để vụ lúa Đông xuân 2008 – 2009 ở các tỉnh ĐBSCL và ĐNB vượt qua những khó khăn trên, quyết tâm giành thắng lợi về sản lượng, chất lượng và góp phần hoàn thành kế hoạch cả năm 2009 về sản xuất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị thực hiện các nội dung sau:
1. Bố trí thời vụ lúa Đông xuân 2008 – 2009 theo hướng tập trung, né rầy
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các địa phương, ngành Nông nghiệp hướng dẫn nông dân tuyệt đối chấp hành lịch thời vụ gieo sạ lúa Đông xuân 2008 – 2009 là tập trung vào hai đợt chính: đợt 1 từ 20-30/11/2008 và đợt 2 từ 20-30/12/2008. Giảm thiểu thấp nhất diện tích lúa sạ sớm trong tháng 10 và muộn sang tháng 1/2009. Các tỉnh có diện tích lúa liền kề cần thống nhất lịch thời vụ chung sao cho đảm bảo nguyên tắc vụ Đông xuân 2008 – 2009 cách vụ lúa trước ít nhất 3 tuần lễ. Hiện nay thời vụ gieo sạ lúa Đông xuân 2008 – 2009 chưa đến, Thu đông vẫn còn trên đồng ruộng nhưng một số tỉnh ĐBSCL đã gieo sạ được khoảng 30 – 40 nghìn ha lúa Đông xuân sớm, Diện tích lúa này rất dễ bị dịch hại lây lan từ lúa vụ trước, đồng thời sẽ là cầu nối dịch hại cho lúa Đông xuân chính vụ. Vì vậy cần phải theo dõi và giám sát chặt chẽ diễn biến rầy nâu để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Thay đổi mạnh cơ cấu giống lúa
Đảm bảo sản xuất lúa đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững, mỗi địa phương cần giảm diện tích gieo trồng lúa IR 50404 và OM 576 xuống dưới 15% diện tích, tăng cường sử dụng các giống lúa chống chịu rầy nâu và có chất lượng gạo khá đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo như: giống VNĐ 95-20, OM 5930, OMCS 2000, OM2517, OM3536, Jasmin85, OM4498, VD20 …. Mỗi vùng nên bố trí 3-4 giống lúa chủ lực và 3-4 giống lúa bổ sung có triển vọng, lưu ý dùng những giống có chất lượng gạo tương đồng. Mỗi giống lúa chủ lực không gieo sạ vượt quá 20% diện tích.
3. Tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa
Sở Nông nghiệp – PTNT hướng dẫn nông dân tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được khẳng định trong sản xuất để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, bảo vệ môi trường và chất lượng nông sản như: biện pháp “3 giảm 3 tăng”, sạ hàng hoặc sạ thưa, phòng trừ dịch hại tổng hợp, bón phân theo bảng so màu lá lúa, tưới nước tiết kiệm, cơ giới hóa trong khâu thu hoạch và sơ chế bảo quản …
4. Phòng trừ dịch bệnh
Tăng cường mạng lưới khuyến nông, bảo vệ thực vật ở cơ sở để theo dõi diễn biến của rầy nâu, những nơi có nguy cơ số lượng rầy vượt ngưỡng cho phép phải phòng trừ quyết liệt và đồng bộ ngay từ đầu vụ để giảm thấp nhất thiệt hại của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa. Đặc biệt lưu ý trà lúa sau sạ khoảng 20 ngày là giai đoạn nguy hiểm nhất nếu nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
5. Cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ sản xuất lúa.
Sở Nông nghiệp – PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các chính sách hỗ trợ sản xuất lúa như hỗ trợ vốn vay mua máy gặt đập liên hợp, hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng sản xuất lúa, trợ giá giống nguyên chủng cho sản xuất giống xác nhận, có chính sách hình thành hệ thống nhân giống nông hộ ở địa phương, hỗ trợ tiền khôi phục sản xuất nếu có dịch bệnh xảy ra…
Giao Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |