Công văn 3001/BNN-TCLN 2019 biện pháp nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3001/BNN-TCLN

Công văn 3001/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3001/BNN-TCLNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Hà Công Tuấn
Ngày ban hành:03/05/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

tải Công văn 3001/BNN-TCLN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 3001/BNN-TCLN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 3001/BNN-TCLN PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

Số: 3001/BNN-TCLN
V/v: Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2019

 

 

Kính gửi: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp giữ vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng rừng trồng, việc kiểm soát chất lượng giống và đưa được giống tốt vào trồng rừng là biện pháp rất quan trọng để phát triển rừng, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Thời gian qua, công tác nghiên cứu chọn tạo, sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó việc sản xuất giống và trồng được gần 3,5 triệu ha rừng sản xuất là nguồn nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu, là địa bàn thực hiện tái cơ cấu và nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng trưởng ổn định của ngành lâm nghiệp.

Tuy vậy, công tác giống cây trồng lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: số lượng giống được công nhận đưa vào sản xuất còn ít; chưa quan tâm nghiên cứu chọn tạo và công nhận giống cây lâm sản ngoài gỗ; tỷ lệ sử dụng cây giống mô-hom còn thấp (23 %), chất lượng giống chưa cao; chưa hoàn thiện công nhận giống đối với 20 loài cây trồng chính theo danh mục đã ban hành; công nghệ nghiên cứu còn lạc hậu, hàm lượng khoa học của các sản phẩm nghiên cứu còn hạn chế; việc kiểm nghiệm, kiểm tra về giống bằng công nghệ cao, công nghệ sinh học chưa được áp dụng; nghiên cứu về gen, về di truyền phân tử còn chậm so với các ngành khác; năng suất rừng trồng còn thấp (đạt khoảng 100 m3/ha sau một chu kỳ khai thác); công tác quản lý giống còn mang tính hành chính, chưa sâu sát thực tiễn; tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát giống mới đạt 85 %.

Đkhắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên; tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giống trên địa bàn

a) Chủ động kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính trên địa bàn theo chuỗi hành trình từ khâu thu hái vật liệu, sản xuất giống đến lô cây con cho trồng rừng; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tạo sự chuyển biến về chất lượng giống trên thực tiễn, đảm bảo sử dụng giống tốt cho trồng rừng;

b) Làm tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn trồng rừng bằng giống cây có năng suất, chất lượng cao, giống mô, hom và kinh doanh gỗ lớn, nâng cao năng suất và giá trị rừng trồng; đặc biệt là các trường hợp trồng rừng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc các chương trình, dự án tài trợ khác;

c) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn có cơ sử nuôi cấy mô sản xuất cây giống quy mô công nghiệp để hạ giá thành cây giống phục vụ trồng rừng;

d) Rà soát, đầu tư phát triển hệ thống nguồn giống; phối hợp với các cơ quan nghiên cứu để tiếp nhận, chuyển giao giống mới và công nghệ nhân giống tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trồng rừng tại địa phương.

2. Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tổng cục Lâm nghiệp

- Chỉ đạo triển khai quản lý chặt chẽ chất lượng giống từ khâu công nhận giống, nguồn giống và vật liệu giống theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018; hướng dẫn địa phương quản lý đối với tỷ lệ điện tích rừng trồng chưa được kiểm soát chất lượng (khoảng 15 %);

- Xây dựng bổ sung các tiêu chuẩn để quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; ưu tiên xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm đối với cây lâm sản ngoài gỗ, tiêu chuẩn về lâm phần tuyển chọn; tiêu chuẩn về cây giống cho các loài cây lâm nghiệp chính (đến nay đã có tiêu chuẩn cho 16 loài/20 loài cây trồng chính theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018);

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu thực hiện việc rà soát danh mục giống đã được công nhận để loại bngay những giống không còn giống gốc. Đề xuất danh mục giống để trồng rừng gỗ lớn cung cấp cho công nghiệp chế biến; đối với danh mục loài cây trồng chính cần nghiên cứu theo hướng Bộ Nông nghiệp ban hành quy định khung, các địa phương quyết định cây trồng chính;

- Rà soát các giống do các Bộ, ngành khác đã công nhận để công bố, công nhận lẫn nhau, đặc biệt đối với các loài cây lâm sản ngoài gỗ;

- Đề xuất chính sách hỗ trợ cho công tác nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ tế bào, phân tử, công nghệ sinh học về giống cây lâm nghiệp; xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống tiếp cận được giống gốc, giống đầu dòng mới được công nhận; chính sách duy trì và lưu trữ giống gốc, cây đầu dòng đối với một số cây trồng chính và cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao;

- Tuyên truyền cho chủ rừng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giống tốt và thúc đẩy đưa giống tốt vào sản xuất;

- Nâng cấp, bảo dưỡng và tiếp tục vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp để thông tin, phổ biến giống, công nghệ sản xuất giống đến các tổ chức, cá nhân.

b) Các cơ quan, đơn vị nghiên cứu về giống cây trồng lâm nghiệp

- Về định hướng nghiên cứu, cần nghiên cứu theo nhóm cây khai thác dưới 10 năm và cây trên 10 năm; nghiên cứu giống cho trồng rừng sản xuất bằng các loài sinh trưởng nhanh, năng suất, chất lượng cao và phát triển giống cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị; giống cho trồng rừng phòng hộ và đặc dụng chủ yếu là các loài cây bản địa;

- Tập trung nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng chính và gắn nghiên cứu với chuyển giao giống vào sản xuất;

- Các đơn vị nghiên cứu, sản xuất phải có cơ chế phối hợp để nghiên cứu và chuyển giao; kết quả nghiên cứu thành công phải được chuyển giao cho sản xuất;

- Tiếp tục chọn tạo, nhập khẩu đối với các loài cây mọc nhanh có năng suất, chất lượng cao phục vụ trồng rừng sản xuất (Keo, Bạch đàn,...); đồng thời chọn tạo, cải thiện các giống cây bản địa để trồng rng sản xuất gỗ lớn theo tng vùng sinh thái;

- Đầu tư nghiên cứu chọn giống, nhân giống để công nhận giống và đưa giống tốt vào sản xuất đối với một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị như: Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Thảo quả, Sa nhân; làm tốt công tác lưu trữ và phục tráng các giống gốc theo quy định;

- Tổ chức cung ứng, chuyển giao kịp thời giống mới được công nhận, các giống đầu dòng có năng suất, chất lượng cao cho các địa phương sản xuất phục vụ trồng rừng;

- Các dự án khuyến lâm, dự án sản xuất thử tập trung xây dựng các mô hình bằng nhng giống có năng suất, chất lượng cao mới được công nhận ở các vùng sinh thái phù hợp làm cơ sở giới thiệu, quảng bá để sớm đưa các giống mới vào sản xuất;

- Nghiên cu, ứng dụng công nghệ chọn tạo giống đa bội, công nghệ gen và công nghệ lai tạo tiên tiến, đchọn ra các giống có năng suất cao, chất lượng gỗ tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh cao cho các Loài cây trồng rừng chính;

- ng dụng và cải tiến các vườn ươm cây giống bằng vỏ bầu dùng nhiều lần, vật liệu đóng bầu siêu nhẹ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cây ging.

3. Đối với các doanh nghiệp, hiệp hội lĩnh vực lâm nghiệp

Doanh nghiệp là hạt nhân trong quá trình xã hội hóa phát triển lâm nghiệp theo chuỗi giá trị. Doanh nghiệp, hiệp hội cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao giống chất lượng cao vào trong sản xuất; liên kết với chủ rừng đđầu tư phát triển lâm nghiệp hiệu quả và bền vững.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- S
NN&PTNT các tỉnh, tp trực thuộc TW;
- Tổng cục LN, Viện KHLN Việt Nam, Viện ĐTQHR
, CPO LN;
- Các vụ: KHCN&MT, KH, TC, PC;
- Các trường: ĐHNL Thái Nguyên, ĐHLN, ĐHNL Bắc Giang;
- Các đơn vị SX, KD giống cây trồn
g LN;
- Tổng công ty LN, T
ng công ty giấy;
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi