Chỉ thị 653/CT-BNN-BVTV 2022 sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 653/CT-BNN-BVTV

Chỉ thị 653/CT-BNN-BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:653/CT-BNN-BVTVNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành:25/01/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng trong sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả

Ngày 25/01/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chỉ thị 653/CT-BNN-BVTV về việc sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), gieo sạ né rầy, ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình liên kết sản xuất,…

Đồng thời, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả, tránh lãng phí và triển khai chương trình sử dụng phân bón hữu cơ, mô hình sản xuất phân bón tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, rác thải sinh hoạt. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường phân bón, các cơ sở buôn bán tại địa phương,…

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thực hiện cam kết kế hoạch đã ký kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sản xuất, sử dụng phân bón cân đối, tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm phân bón hiệu quả, chất lượng cao, thân thiện với môi trường, gắn với nguồn nguyên liệu sẵn có của Việt Nam,…

Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Chỉ thị 653/CT-BNN-BVTV tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 653/CT-BNN-BVTV

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2022

 

 

 

CHỈ THỊ

Về sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả

_______________

 

Hiện nay, giá phân bón thế giới và trong nước liên tục tăng cao, nguồn cung hạn chế và còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người nông dân, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do tác động của thiên tai, đại dịch Covid-19 kéo dài. Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, sử dụng phân bón lãng phí vẫn còn xảy ra ở hầu hết các địa phương làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản, ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.

Nhằm sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả, giảm chi phí đầu vào, tích hợp đa giá trị trong nông sản hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, trách nhiệm và giá trị gia tăng cao thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh kéo dài, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn, truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón cân đối và hiệu quả, tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, thay thế phân bón vô cơ bằng phân bón hữu cơ theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện sản xuất trồng trọt của địa phương.

b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các đơn vị liên quan tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng và nhân rộng tiến bộ kỹ thuật, giải pháp, mô hình sử dụng phân bón hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương (Tham khảo Phụ lục kèm theo).

c) Bố trí nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả, tránh lãng phí và triển khai chương trình sử dụng phân bón hữu cơ, mô hình sản xuất phân bón tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, rác thải sinh hoạt.

d) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường phân bón, các cơ sở buôn bán tại địa phương. Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, tích trữ, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.

2. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Cục Bảo vệ thực vật

- Hướng dẫn địa phương sử dụng phân bón hợp lý, đúng cách, tiết kiệm, hiệu quả, cân đối, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và các nguồn vật liệu hữu cơ để thay thế một phần phân bón vô cơ.

- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), gieo sạ né rầy, ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình liên kết sản xuất.

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương và tổ chức, cá nhân xây dựng mô hình sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, hiệu quả. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các mô hình điển hình trong sản xuất nông nghiệp.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, truyền thông để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý địa phương trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

- Tiếp tục rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất phân bón, ưu tiên công nghệ thân thiện môi trường, tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, rác thải sinh hoạt và đẩy mạnh sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ.

b) Cục Trồng trọt

- Chỉ đạo, giám sát và hướng dẫn các địa phương áp dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp.

- Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật thực hiện các hoạt động tập huấn, truyền thông và nâng cao nhận thức về sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả.

c) Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường

Tham mưu, ưu tiên phê duyệt chương trình, đề tài, dự án về phát triển công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, rác thải sinh hoạt ở cả quy mô công nghiệp và quy mô nông trại; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho từng cây trồng chủ lực tại mỗi vùng sinh thái.

d) Thanh tra Bộ

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng phân bón, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, phân bón chưa được công nhận lưu hành, các hành vi gian lận trong ghi nhãn, trục lợi đẩy giá phân bón lên cao; thông báo công khai tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

đ) Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Xây dựng mô hình sản xuất giảm chi phí đầu vào, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, hiệu quả trong các dự án khuyến nông. Lựa chọn, chuyển giao nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương để hướng dẫn, tập huấn người dân áp dụng.

e) Các Viện nghiên cứu

Chủ động đề xuất, triển khai các đề tài nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tăng sử dụng phân bón công nghệ cao (chậm tan, có kiểm soát, chuyên dùng), công nghệ sản xuất phân bón tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, rác thải sinh hoạt.

3. Các doanh nghiệp, hội, hiệp hội

a) Các doanh nghiệp

- Thực hiện cam kết và kế hoạch đã ký kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sản xuất, sử dụng phân bón cân đối, tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

- Chủ động tham gia liên kết sản xuất, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, các địa phương, các tổ chức liên quan để hỗ trợ, khuyến khích nông dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.

- Tiếp tục xây dựng mô hình, truyền thông, tập huấn, hướng dẫn, khuyến khích nông dân tham gia sản xuất, sử dụng phân bón cân đối, tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

- Tăng cường ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm phân bón hiệu quả, chất lượng cao, thân thiện với môi trường, gắn với nguồn nguyên liệu sẵn có của Việt Nam.

- Duy trì tối đa công suất sản xuất, cung ứng kịp thời, ưu tiên cung ứng phân bón phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước. Cải thiện, nâng cao chất lượng hệ thống phân phối theo hướng cung cấp tại chỗ, giá thành minh bạch, hợp lý.

b) Hội, hiệp hội về phân bón

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả.

- Vận động, hướng dẫn doanh nghiệp thành viên từng bước chuyển dần sang sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ hướng tới nền nông nghiệp có trách nhiệm, bền vững và giá trị gia tăng cao. Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón tiên tiến tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cấp, các ngành, thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp thực hiện các nội dung trên và thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) kết quả thực hiện cũng như khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chỉ thị này để phối hợp giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để c/đ);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW (để t/h);
- Các Cục: Trồng trọt, BVTV (để t/h);
- Thanh tra Bộ, Vụ KHCN&MT, TT KNQG (để t/h);
- Các đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ;
- HHPBVN, HHNNHCVN (để p/h);
- Đài THVN, Đài TNVN, Báo NNVN (để đưa tin);
- Lưu: VT, BVTV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

 

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT, PHÂN BÓN TIẾT KIỆM, CÂN ĐỐI VÀ HIỆU QUẢ ĐANG ÁP DỤNG TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Chỉ thị số   /CT-BNN-BVTV ngày    tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

1. Mô hình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với tiến bộ kỹ thuật “1 phải 5 giảm” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty cổ phần phân bón Bình Điền thực hiện.

2. Mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ sử dụng phân bón hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm.

3. Quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ ngay trên đồng ruộng, tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất lúa.

4. Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong liên kết 4 nhà (nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - người nông dân) để sản xuất lúa gạo hữu cơ đạt chứng nhận quốc tế tại tỉnh Trà Vinh.

5. Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ Sông Gianh trên lúa của Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh.

6. Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Lộc Trời.

7. Mô hình canh tác điều hữu cơ sử dụng phân chuồng, phân bón rễ hữu cơ vi sinh và phân bón lá sinh học của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

8. Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm vi sinh vật để sản xuất lúa hữu cơ của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh An Điền.

9. Mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ tại Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An.

10. Ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ.

11. Mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn hữu cơ tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

12. Quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa-tôm và phát triển mô hình liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

13. Quy trình ủ phân hữu cơ từ cành thanh long thải bỏ.

14. Quy trình ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê.

15. Quy trình xử lý vỏ chôm chôm làm phân bón hữu cơ.

Chi tiết các tài liệu này đã được đăng tải trên Website của Cục Bảo vệ thực vật (https://www.ppd.gov.vn) và thường xuyên được cập nhật.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi