Thông tư quy định chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 36-TC/CĐKT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 36-TC/CĐKT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Bá Thuỷ |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/11/1983 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 36-TC/CĐKT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Căn cứ điều 42 về quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành trong Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành kèm theo nghị định số 232-CP ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ, Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành như sau:
- Nếu là công trình thuộc vốn địa phương quản lý thì chủ đầu tư phải quyết toán với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc sở chủ quản nếu được uỷ nhiệm của Sở tài chính, Ngân hàng đầu tư và xây dựng địa phương.
- Nếu là công trình thuộc vốn trung ương quản lý thì chủ đầu tư phải quyết toán với Bộ, Tổng cục chủ quản, Bộ Tài chính, Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam.
- Nếu là công trình áp dụng chế độ tổng nhận thầu xây dựng thì đơn vị tổng nhận thầu xây dựng phải thanh quyết toán vốn đầu tư của công trình với chủ đầu tư, chủ đầu tư phải tổng hợp và quyết toán với cơ quan chủ quản đầu tư và cơ quan tài chính, ngân hàng đầu tư theo quy định trên.
Trường hợp bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng từng hạng mục công trình trong khi toàn bộ công trình chưa hoàn thành thì chủ đầu tư phải tính toán các khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (kể cả các khoản phải phân bổ có thể tính toán được) để tạm thời xác định giá trị của hạng mục công trình và các tài sản mới tăng đó, báo cáo với cơ quan chủ quản đầu tư, cơ quan tài chính và ngân hàng đã cấp phát hoặc cho vay vốn đầu tư, đồng thời làm căn cứ bàn giao, thanh toán, ghi sổ kế toán và quản lý sử dụng của đơn vị nhận tài sản. Sau khi nghiệm thu bàn giao toàn bộ công trình, chủ đầu tư phải quyết toán vốn đầu tư toàn bộ công trình theo quy định và xác định chính xác, đầy đủ giá trị của hạng mục công trình đó.
- Thiệt hại do thiên tai, địch họa;
- Thiệt hại về các chi phí và giá trị các khối lượng phải huỷ bỏ theo quyết định của Nhà nước.
Đối với công trình đầu tư bằng vốn vay ngân hàng, khoản chi này sẽ được ngân sách xét cấp để trả nợ tiền vay ngân hàng.
Tổng số vốn đầu tư tính vào công trình (c)
|
=
|
Tổng số vốn đầu tư cho công trình (a)
|
-
|
Các khoản chi phí thiệt hại được Nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình (b)
|
Vốn đầu tư thành tài sản cố định là phần vốn đầu tư dùng để xây dựng và mua sắm các tài sản đủ tiêu chuẩn được coi là tài sản cố định theo quy định của Nhà nước, gồm:
- Chi phí chuẩn bị đầu tư;
- Chi phí xây dựng công trình;
- Chi phí lắp đặt máy móc, thiết bị;
- Giá trị máy móc thiết bị;
- Chi phí kiến thiết cơ bản khác.
Vốn đầu tư thành tài sản cố định phải được xác định cho từng đối tượng ghi tài sản cố định theo quy định của Nhà nước. Tổng cộng giá trị của tất cả các đối tượng ghi tài sản cố định thuộc công trình là giá trị tài sản cố định của toàn bộ công trình.
Để tính toán chính xác giá trị từng đối tượng tài sản cố định, chi phí chuẩn bị đầu tư và các chi phí kiến thiết cơ bản khác phải được tính toán, phân bổ cho từng tài sản cố định theo nguyên tắc các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng tài sản cố định nào thì phải tính trực tiếp cho đối tượng tài sản cố định đó, các chi phí chung liên quan đến nhiều đối tượng tài sản cố định thì phải tổng hợp, phân bổ theo phương pháp sau đây:
- Các chi phí sau đây chỉ tính cho các đối tượng tài sản cố định là các hạng mục công trình xây dựng, được phân bổ tỷ lệ với vốn xây dựng từng đối tượng tài sản cố định:
1. Lệ phí dùng đất xây dựng, chi phí đền bù hoa màu, di chuyển mồ mả, đền bù cho việc phá dỡ các vật kiến trúc và các chi phí về san lấp, thu dọn mặt hàng khác;
2. Chi phí thiết kế (gồm cả chi phí đo đạc, khảo sát phục vụ thiết kế);
3. Chi phí xây dựng nhà ở tạm thời cho công nhân viên chức thuộc đơn vị nhận thầu xây lắp.
- Các chi phí chạy thử máy không tải và có tải (sau khi trừ (-) đi giá trị sản phẩm thu hồi, không kể chi phí chạy thử từng máy lẻ đã tính vào vốn lắp đặt máy móc thiết bị) chỉ phân bổ cho các đối tượng tài sản cố định là máy móc thiết bị, tỷ lệ với vốn thiết bị và vốn lắp đặt thiết bị của từng đối tượng tài sản cố định.
- Các chi phí sau đây tính cho tất cả các đối tượng tài sản cố định (kể cả công trình chính và công trình phụ) được phân bổ tỷ lệ với vốn xây dựng, vốn lắp đặt và vốn thiết bị của từng đối tượng tài sản cố định:
1. Chi phí xây dựng các công trình tạm thời loại lớn (như nhà kho chứa thiết bị công nghệ, đường tránh, cầu tạm...) sau khi trừ (-) đi giá trị phế liệu thu hồi.
Trong khoản chi này không bao gồm chi phí cho các công trình tạm thời loại lớn có tính chất sản xuất (nhà xưởng bê - tông, xưởng cơ khí...) vì các tài sản này thuộc vốn đầu tư của đơn vị thi công xây lắp.
2. Chi phí về quản lý của ban quản lý công trình.
3. Tiền thưởng cho cơ quan nhận thầu, cơ quan thiết kế và chi phí bảo kiểm (nếu có).
4. Chi phí về lương chuyên gia và phục vụ chuyên gia.
5. Chi phí về tuyển mộ lớn và chi phí về di chuyển bộ máy thi công.
6. Chi phí về nghiệm thu, bàn giao khánh thành.
7. Chi phí bảo vệ công trường.
8. Các khoản thiệt hại do chủ quan đơn vị chủ đầu tư gây ra (như tạm ngừng thi công, khối lượng phá đi do thay thiết kế...).
9. Lãi tiền vay ngân hàng về các khoản chi kiến thiết cơ bản khác trong quá trình đầu tư.
10. Các chi phí hợp lý khác được duyệt y.
11. Chi phí chuẩn bị đầu tư (kể cả lãi tiền vay ngân hàng về chuẩn bị đầu tư).
Vốn đầu tư thành tài sản lưu động là phần vốn đầu tư dùng để mua sắm nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định dùng cho sản xuất, sử dụng sau khi công trình hoàn thành và các khoản chi phí chuyển giao sang sản xuất để phân bổ dần vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông sau này của đơn vị sử dụng, gồm:
1. Giá trị nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định kể cả chi phía vận chuyển, bảo quản;
2. Chi phí về mua súc vật có tính chất sản xuất, chuyên cung cấp một số sản phẩm nhất định như sữa, lông, trứng... không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định;
3. Chi phí đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân sản xuất cho công trình (kể cả thực tập sinh trong nước và nước ngoài);
4. Chi phí cho bộ phận chuẩn bị sản xuất.
e) Xác định giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động thuộc các bộ phận công trình chuyển giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng, để ghi giảm vốn đầu tư cho công trình chính và ghi tăng vốn cho đơn vị sử dụng.
g) Kiểm điểm tình hình và kết quả thực hiện đầu tư kể khi chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Ban quản lý công trình có nhiệm vụ giúp chủ đầu tư tiến hành các công việc chuẩn bị sau đây:
Kiểm kê, xác định giá trị còn lại của các tài sản, dụng cụ hành chính của ban quản lý công trình để chuyển giao sang sản xuất hoặc nhượng bán, thanh lý thu hồi lại vốn trả nợ ngân hàng hoặc nộp giảm vốn cấp phát.
Đối với các khoản công nợ chưa giải quyết được như nợ còn tranh chấp, nợ không xác định được chủ nợ, khách nợ... thì phải lập bảng kê chi tiết báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên xin ý kiến giải quyết.
Hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư toàn bộ công trình hoàn thành của chủ đầu tư gồm các biểu mẫu sau đây:
Trường hợp ban quản lý công trình phụ trách nhiều công trình thì kèm theo bảng tổng kết tài sản còn phải có bảng cân đối vốn, nguồn vốn cho từng công trình quyết toán.
Hồ sơ báo cáo quyết toán hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng (trong khi toàn bộ công trình chưa hoàn thành) gồm báo cáo quyết toán vốn đầu tư hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng, phản ánh các chỉ tiêu chủ yếu về đầu tư hạng mục công trình và giải thích, đánh giá những nét lớn về tình hình và kết quả đầu tư hạng mục công trình đó.
Hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư toàn bộ công trình hoặc báo cáo quyết toán vốn đầu tư hạng mục công trình đều phải có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng và chủ đầu tư giám đốc ban quản lý công trình.
- Bộ, Tổng cục chủ quản;
- Bộ Tài chính;
- Ngân hàng đầu tư và xây dựng địa phương trực tiếp quản lý.
Đối với những công trình quan trọng thuộc diện Hội đồng bộ trưởng xét duyệt dự toán thì báo cáo quyết toán phải đồng thời gửi cho Uỷ ban Xây dựng cơ bản, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam và Tổng cục Thống kê.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Sở chủ quản nếu được uỷ nhiệm;
- Sở tài chính;
- Ngân hàng đầu tư và xây dựng địa phương.
Đối với những công trình quan trọng của địa phương thì báo cáo quyết toán phải đồng thời gửi cho ban xây dựng cơ bản, Uỷ ban Kế hoạch và Chi cục thống kê.
Ngày gửi báo cáo là ngày ghi trên dấu của cơ quan bưu điện nơi nhận công văn gửi đi.
Trong phạm vi thời hạn kể trên, các Bộ, Tổng cục chủ quản và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định thời hạn quyết toán cụ thể cho từng loại công trình tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình.
Cơ quan chủ quản đầu tư có nhiệm vụ:
Trong quá trình kiểm tra quyết toán, nếu thấy cần thiết, cơ quan tài chính và ngân hàng có thể tiến hành kiểm tra kế toán đơn vị chủ đầu tư, yêu cầu đơn vị cung cấp các hồ sơ, tài liệu cần thiết và giải thích những điểm chưa rõ.
Sau khi kiểm tra, cơ quan tài chính và ngân hàng phải góp ý nhận xét bằng văn bản về tình hình đầu tư công trình, về tình hình quản lý sử dụng vốn đầu tư, về kết quả hiệu quả đầu tư so với luận chứng kinh tế kỹ thuật, và kiến nghị những vấn đề phải tiếp tục giải quyết.
Trong thời hạn tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quyết toán, cơ quan tài chính và ngân hàng đầu tư phải kịp thời góp ý kiến về nội dung quyết toán với cơ quan chủ quản đầu tư và các cấp có thẩm quyền xét duyệt quyết toán vốn đầu tư của công trình hoàn thành.
Ban quản lý công trình phải bàn giao toàn bộ chứng từ, sổ sách, báo biểu kế toán cũng như toàn bộ hồ sơ quyết toán, các khoản công nợ còn lại cho chủ đầu tư tiếp tục giải quyết và lưu trữ.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây