Quyết định 140/2000/QĐ/BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên dịch của chuột

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 140/2000/QĐ/BNN-KL

Quyết định 140/2000/QĐ/BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên dịch của chuột
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:140/2000/QĐ/BNN-KLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Đẳng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
21/12/2000
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 140/2000/QĐ/BNN-KL

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 140/2000/QĐ/BNN-KL DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 140/2000/QĐ/BNN-KL NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC
CÔNG BỐ BẢN DANH MỤC MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG Dà
LÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHUỘT

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

- Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Căn cứ Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng.

- Trên cơ sở Thông tư số 05/1998/TT/BNN-BVTV ngày 06/5/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn triển khai thi hành Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg ngày 18/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ;

- Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột".

 

Điều 2: Ngiêm cấm việc khai thác từ tự nhiên các loài động vật hoang dã có tên trong danh mục này, các hành vi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Riêng đối với 02 loài trăn đất và trăn hoa (nưa) thuộc giống Python và loài rắn hổ mang thường (Naja naja) là những loài động vật hoang dã có thể gây nuôi, nhân giống, sinh sản tại trại nuôi hợp pháp thì được phép kinh doanh sử dụng con sống và các sản phẩm của chúng. Việc kinh doanh con sống và các sản phẩm động vật hoang dã nuôi phải có xác nhận trại nuôi và chứng nhận kiểm tra nguồn gốc gây nuôi sinh sản từng lô hàng cụ thể của Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

 

Điều 4: Các Ông Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cá nhân tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


DANH MỤC
MỘT SỐ ĐỘNG VẬT HOANG Dà LÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHUỘT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 140 2000/BNN-KL ngày 21 tháng 12 năm 2000)

Ghi chú: +++ : Thữc ăn chính là chuột

++: Ăn nhiều chuột

 

TT

Tên phổ thông

Tên
khoa học

Vùng sống

Mức độ ăn chuột

Khả năng nuôi sinh sản nhân giống tại trại
hiện nay

Các nguy cơ đe doạ ngoài
tự nhiên

I. Rắn

 

 

1

Rắn dọc dưa

Tên khác: Rắn chuột/

Hổ ngựa/ Rắn Rồng/ Mỏ vỏ

(Lớp bò sát)

Elaphe radiata

Phổ biến toàn Việt Nam đồng bằng nông thôn, trung du, miền núi

 

+++

 

Không

Bị săn bắt quá mức (thực phẩm). Chết vì ăn phải chuột bị đánh bả độc

 

2

Rắn ráo thường

Tên khác: Rắn Lải

(Lớp bò sát)

 

Ptyas korros

Phổ biến toàn Việt Nam, đồng bằng trung du phong phú

 

++

 

Không

Bị săn bắt quá mức để ăn thịt và ngâm rượu thuốc, xuất lậu qua biên giới

 

3

Rắn ráo trâu

Tên khác: Hổ trâu/Hổ chuột/ Hổ hèo

(Lớp bò sát)

 

Ptyas mucosus

Phổ biến toàn Việt Nam,

đồng bằng trung du phong phú

 

+++

 

Không

Bị săn bắt quá mức để ăn thịt và ngâm rượu thuốc, xuất lậu qua biên giới, ăn phải chuột bị bả.

 

4

Rắn hổ mang thường

Tên khác: Hổ phì/Mang phì (Lớp bò sát)

 

Naja naja

(Rắn độc)

Phổ biến toàn Việt Nam, từ miền núi đến đồng bằng

 

++

Rất tốt, thành nghề truyền thống nhiều vùng, hướng kinh tế có triển vọng

Bị săn bắt quá mức để làm thực phẩm và làm thuốc, xuất lậu qua biên giới

5

Rắn cạp nong

Tên khác: Mai gầm/Rắn đen vàng

(Lớp bò sát)

Bungarus

fasciatus

(Rắn độc)

Phổ biến toàn Việt Nam, vùng đồng bằng ướt

 

++

Có khả năng nuôi sinh sản

Bị săn bắt quá mức để ăn thịt, là thuốc, xuất lậu qua biên giới

6

Các loài thuộc giống rắn lục (Lớp bò sát)

Trimeruxurus

(Rất độc)

Phổ biến toàn Việt Nam, trung du khô hạn đến đồng bằng ẩm cây bụi

 

++

 

Không

 

Ít bị săn bắt

7

Trăn đất

Tên khác: Trăn mốc/Trăn mắt võng

(Lớp bò sát)

 

Python molurus

Phổ biến toàn Việt Nam nhưng chủ yếu là trung du và Nam bộ

 

++

Hình thành nghề truyền thống, rất phát triển ở phía Nam, hướng kinh tế rỗ rệt

Bị săn bắt quá mức ngoài tự nhiên. Giảm sút vùng sống

8

Trăn hoa

Tên khác: Nưa/Trăn gấm

(Lớp bò sát)

 

 

Python reticulatus

Phổ biến trung bộ trở vào Nam, rất thích hợp Nam bộ

++

Hình thành nghề truyền thống, rất phát triển ở phía Nam, hướng kinh tế rõ rệt

Bị săn bắt quá mức ngoài tự nhiên. Giảm sút vùng sống

II. Chim

 

9

Cú lợn trắng (Chim lợn)

(Bộ cú)

Tyto alba

Phổ biến ở các thành phố thị xã trên toàn quốc

+++

Không

Ít bị săn bắt, có thể chết vì ăn phải chuột đã ăn phải bả độc

10

Cú lợn vằn (Cú lợn lưng nâu)

(Bộ cú)

Tyto capensis

Phổ biến vùng trung du toàn quốc

+++

Không

Ít bị săn bắt, có thể chết vì ăn phải chuột đã ăn phải bả độc

11

Cú mèo

(Bộ cú)

Otus

bakkamoena

Phổ biến toàn quốc

+++

Không

Bị xua đuổi vì mê tín, có thể bị chết do ăn chuột đã ăn phải bả độc

12

Giống thù thì (Dù dì) vài loài

(Bộ cú)

Ketupa

Vùng núi và trung du toàn quốc

++

Không

Ít bị săn bắt

Suy giảm rừng cây lớn

13

Cú vọ lưng nâu

(Bộ cú)

Ninox Scutulata

Phân bố rộng toàn quốc. chủ yếu đồng bằng và trung du

+++

Không

Ít bị đánh bắt, có thể chết do ăn chuột đã ăn phải bả độc

14

Nhiều loài Cắt, Diều hâu

(Bộ diều)

Họ Falconidae

Toàn Việt Nam, mùa đông xuất hiện nhiều vùng đồng bằng trung du

++

Không

Đôi khi bị săn bắt, bẫy

15

Diệc Xám

(Bộ cò)

Ardea cinerea

Nhiều cá thể mùa đông di trú về Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng

++

Không

Luôn bị de dọa săn bắn

Vùng kiếm ăn bị thu hẹp

16

Mèo rừng (3 loài)

(Bộ ăn thịt)

1. Felis

bengalensis

2. Felis viverina

3. Felis

marmorata

Trung du vùng núi, toàn Việt Nam

+++

Không

Bị săn bắn, bẫy bắt, bị thu hẹp môi trường sống

17

Triết bụng vàng

(Bộ ăn thịt)

Mustela Kathiah

Phổ biến rộng ở Việt Nam, mọi vùng

++

Không

Bị săn bắt quá mức để xuất khẩu lậu và làm đặc sản

18

Triết chỉ lưng

(Bộ ăn thịt)

Mustela

strigidosa

Phổ biến cả nước, trung và nam nhiều hơn

++

Không

Bị săn bắt quá mức để xuất khẩu lậu và làm đặc sản

19

Cầy hương

(Bộ ăn thịt)

Viverricula India

Phổ biến toàn quốc, Trung du nhiều

++

Có triển vọng

Bị săn bắt quá mức để xuất khẩu lậu và làm đặc sản

Thu hẹp vùng sống

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi