Nghị định 91/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 91/2005/NĐ-CP

Nghị định 91/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:91/2005/NĐ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
11/07/2005
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Đặt tên, đổi tên đường, phố - Ngày 11/7/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2005/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo đó, tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên. Những tên đường, phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, gắn bó với lịch sử-văn hóa của dân tộc, địa phương và đã ăn sâu trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ sẽ không phải thay đổi... Trường hợp đường, phố và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử-văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng... Đường, phố được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên sau đây: tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, tên di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, có giá trị tiêu biểu, tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của đất nước hoặc địa phương, tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài... Thủ đô Hà Nội, TPHCM và các thành phố loại I trực thuộc trung ương cần quy hoạch đại lộ và tên đặt cho đại lộ phải là tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hoặc tên danh nhân tiêu biểu nhất...

Xem chi tiết Nghị định 91/2005/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 91/2005/NĐ-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Nghị định 91/2005/NĐ-CP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 91/2005/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 2005

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ

VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng".
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
QUY CHẾ
ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG,  PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP 
ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tại các đô thị ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị đoàn kết quốc tế.
Điều 3. Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đại lộ là đường phố có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị, đáp ứng yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, thẩm mỹ và cảnh quan đô thị.
2. Đường là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn đô thị, các tuyến vành đai, liên tỉnh.
3. Phố là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị, hai bên phố thường có các công trình kế tiếp nhau như nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu.
4. Ngõ (kiệt) là lối đi lại nhỏ từ đường, phố vào các cụm dân cư đô thị.
5. Ngách (hẻm) là lối đi lại hẹp từ ngõ (kiệt) vào sâu trong các cụm dân cư đô thị.
6. Công trình công cộng trong Quy chế này bao gồm quảng trường, công viên, vườn hoa, cầu, bến xe, công trình văn hoá - nghệ thuật, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.
7. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V.
CHƯƠNG II
NGUYÊN TẮC VỀ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ
VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
MỤC 1
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 4. Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên.
Điều 5. Không đổi tên đường, phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn hoá của dân tộc, của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Trường hợp đường, phố và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng.
Điều 6. Không đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị. Trong trường hợp đặc biệt thì cần xem xét từng trường hợp cụ thể gắn với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh nhân để có phương án xử lý phù hợp.
Điều 7. Đô thị loại đặc biệt cần lựa chọn tên các địa danh, tên các sự kiện lịch sử trọng đại, các danh nhân tiêu biểu của cả nước hoặc của thế giới trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, nghệ thuật, khoa học, an ninh, quốc phòng… để đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng. Các đô thị còn lại, căn cứ vào phân loại cấp đô thị để lựa chọn sự kiện lịch sử - văn hoá, danh nhân đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng cho phù hợp; cần ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, danh nhân tiêu biểu của địa phương mình để đặt tên đường, phố và công trình công cộng.
Điều 8. Tên danh nhân nước ngoài được xem xét đặt cho đường, phố và công trình công cộng đô thị loại đặc biệt và địa phương, đơn vị gắn liền với những đóng góp to lớn của danh nhân.
Điều 9. Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố và công trình công cộng để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân.
MỤC 2
ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ
Điều 10. Đường, phố được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên sau đây:
1. Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hoá của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
2. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hoá, xã hội.
3. Tên di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hoá.
4. Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.
5. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng.
Điều 11. Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố loại I trực thuộc Trung ương cần quy hoạch đại lộ. Tên đặt cho đại lộ phải là tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hoặc tên danh nhân tiêu biểu nhất.
Điều 12. Đường, phố quá dài, căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra từng đoạn để đặt tên.
Điều 13. Không đặt tên cho ngõ (kiệt), ngách (hẻm). Ngõ (kiệt) được gọi theo biển số nhà đầu ngõ (kiệt), tính từ đầu phố kèm theo tên phố; ngách (hẻm) được gọi theo biển số nhà đầu ngách (hẻm), tính từ đầu ngõ (kiệt).
MỤC 3
ĐẶT TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều 14. Việc đặt tên công trình công cộng được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 10 của Quy chế này.
Điều 15. Việc đặt tên công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định. Các công trình công cộng khác ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc đặt tên hoặc ủy quyền cho ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định.
CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều 16. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.
Điều 17. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:
1. Thành lập Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nghiên cứu xác lập ngân hàng tên; lên danh mục tên các đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên hoặc đổi tên; lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn (Hội Khoa học lịch sử, Hội Văn học nghệ thuật ...), các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các nhà khoa học. Cần công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, phố, công trình công cộng để nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp thường kỳ hàng năm.
Đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng đối với đô thị loại đặc biệt phải lấy ý kiến Bộ Văn hoá - Thông tin trước khi trình Hội đồng nhân dân xem xét ra Nghị quyết.
2. Quyết định đặt tên các công trình công cộng thuộc thẩm quyền. Kiểm tra, đôn đốc việc đặt tên các công trình công cộng đã ủy quyền cho chính quyền các cấp.
Tên công trình công cộng thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và công trình công cộng ủy quyền cho chính quyền các cấp cũng phải lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hoá, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể cùng cấp, các nhà nghiên cứu và cơ quan cấp trên trực tiếp trước khi quyết định.
3. Giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng thực hiện việc gắn biển tên đường, phố và công trình công cộng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hiệu lực.
4. Chỉ đạo Sở Văn hoá - Thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài truyền hình...) của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến, tuyên truyền cho việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; làm rõ ý nghĩa sự kiện lịch sử, giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, công trạng của danh nhân được chọn để đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để mọi người được biết.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Thông tư 26/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi bổ sung theo Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT ngày 06/8/2020 và Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19/032022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thông tư 26/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi bổ sung theo Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT ngày 06/8/2020 và Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19/032022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

loading
×
×
×
Vui lòng đợi