Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị định 20/2002/NĐ-CP của Chính phủ về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 20/2002/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 20/2002/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 20/02/2002 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 20/2002/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 20/2002/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 02 NĂM 2002
VỀ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN THỎA THUẬN QUỐC TẾ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, CÁC TỔ CHỨC
CHÍNH TRỊ - Xà HỘI, TỔ CHỨC Xà HỘI VÀ TỔ CHỨC Xà HỘI -
NGHỀ NGHIỆP CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở mỗi cấp ngày 03 tháng 7 năm 1996;
Thực hiện Điều 34 của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế ngày 20 tháng 8 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Nghị định này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh, thành) ký kết với các đơn vị hành chính tương đương hoặc tổ chức nước ngoài, hoặc do các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức) ký kết với các tổ chức nước ngoài, với danh nghĩa của tỉnh, thành hoặc tổ chức đó.
2. Nghị định này không áp dụng đối với những điều ước quốc tế do tỉnh, thành hoặc tổ chức ký kết theo ủy quyền của Chính phủ.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. "Thỏa thuận quốc tế" là văn bản được ký kết giữa tỉnh, thành với đơn vị hành chính tương đương hoặc tổ chức nước ngoài, giữa tổ chức với tổ chức nước ngoài, với các tên gọi như Thoả thuận, Bản ghi nhớ, Biên bản trao đổi, Kế hoạch hợp tác hoặc các tên gọi khác. Thoả thuận quốc tế quy định tại Nghị định này không phải là Điều ước quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. "Tỉnh, thành" được hiểu là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
3. "Tổ chức" được hiểu là cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam.
4. "Ký kết" là việc tỉnh, thành hoặc tổ chức thực hiện hành vi pháp lý từ đàm phán, ký hoặc gia nhập thoả thuận quốc tế cho đến khi thoả thuận quốc tế có hiệu lực.
5. "Gia nhập" là việc tỉnh, thành hoặc tổ chức thực hiện hành vi pháp lý chấp nhận hiệu lực của thoả thuận quốc tế nhiều bên đối với tỉnh, thành hoặc tổ chức đó.
6. "Đình chỉ hiệu lực" là việc tỉnh, thành hoặc tổ chức tạm ngừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần thoả thuận quốc tế đã ký kết.
7. "Bãi bỏ" là việc tỉnh, thành hoặc tổ chức từ bỏ hiệu lực của thoả thuận quốc tế đã ký kết.
Điều 3. Nguyên tắc ký kết thoả thuận quốc tế
1. Thoả thuận quốc tế được ký kết theo các quy định của Nghị định này phải tuân thủ Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành ban hành; phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, Điều ước quốc tế đã được ký kết trong cùng lĩnh vực hợp tác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiệm vụ, quyền hạn của tỉnh, thành và điều lệ, mục đích hoạt động của tổ chức.
2. Thoả thuận quốc tế được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các bên ký kết và theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục phù hợp với các quy định của Nghị định này.
3. Thoả thuận quốc tế được ký kết với danh nghĩa tỉnh, thành hoặc tổ chức chỉ có giá trị ràng buộc với tỉnh, thành hoặc tổ chức đã ký kết thỏa thuận quốc tế đó.
CHƯƠNG II. THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC KÝ KẾT THOẢ THUẬN QUỐC TẾ
Điều 4. Thẩm quyền quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế của tỉnh, thành
1. Tỉnh, thành quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế với đơn vị hành chính tương đương hoặc tổ chức nước ngoài có quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình được quy định tại Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở mỗi cấp ngày 03 tháng 7 năm 1996, theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Tỉnh, thành phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế không được quy định tại khoản 1 Điều này, theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Điều 5. Trình tự và thủ tục tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh, thành
1. Trước khi tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, tỉnh, thành phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác.
2. Văn bản lấy ý kiến gồm những nội dung sau :
a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo;
b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trường hợp cần có thêm thời gian để thẩm định về bên ký kết nước ngoài, các Bộ, ngành phải thông báo bằng văn bản cho tỉnh, thành.
4. Tỉnh, thành tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác.
Điều 6. Trình tự và thủ tục tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
1. Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, tỉnh, thành phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
2. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ gồm những nội dung sau :
a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo;
b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác;
c) Ý kiến góp ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin phép, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến bằng văn bản về việc cho phép hay không cho phép ký kết thoả thuận quốc tế đó.
4. Tỉnh, thành chỉ được tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế của tổ chức
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, tổ chức trình cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế với tổ chức nước ngoài có quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam, theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 8. Trình tự và thủ tục tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế của tổ chức
1. Trước khi trình cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế quy định tại Điều 7 Nghị định này, tổ chức phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác.
2. Văn bản lấy ý kiến Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác gồm những nội dung sau:
a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo;
b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trường hợp cần có thêm thời gian để thẩm định về đối tác nước ngoài, cơ quan được hỏi ý kiến phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức.
4. Sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành nêu tại khoản 3 Điều này, tổ chức trình cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của mình văn bản xin ý kiến quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế với những nội dung sau :
a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo;
b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác;
c) ý kiến góp ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin phép, cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại ra quyết định cho phép hoặc không cho phép ký kết thoả thuận quốc tế nêu tại Điều 7 Nghị định này.
6. Tổ chức chỉ được tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó.
CHƯƠNG III. THỰC HIỆN THỎA THUẬN QUỐC TẾ
Điều 9. Hiệu lực của thoả thuận quốc tế
1. Thoả thuận quốc tế có hiệu lực theo quy định nêu trong văn bản thoả thuận đó.
2. Trong trường hợp tại văn bản thoả thuận không có quy định về hiệu lực, thoả thuận sẽ có hiệu lực theo điều kiện được thống nhất giữa các bên ký kết.
Điều 10. Quản lý, lưu trữ thoả thuận quốc tế
Tỉnh, thành và tổ chức có trách nhiệm quản lý, lưu trữ bản gốc các thoả thuận quốc tế.
Điều 11. Sao lục thoả thuận quốc tế
1. Tỉnh, thành có trách nhiệm sao lục các thỏa thuận quốc tế mà mình đã ký kết gửi Chính phủ để báo cáo và gửi các Bộ, ngành hữu quan để phối hợp.
2. Tổ chức có trách nhiệm sao lục các thỏa thuận quốc tế mà mình đã ký kết gửi cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại để báo cáo và gửi các Bộ, ngành hữu quan để phối hợp.
3. Trong trường hợp thoả thuận quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài, tỉnh, thành và tổ chức có trách nhiệm gửi kèm theo bản dịch tiếng Việt của thoả thuận đó.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế
1. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế được thực hiện như các quy định tại Nghị định này đối với thẩm quyền, trình tự và thủ tục ký kết thoả thuận quốc tế.
2. Cơ quan đã quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế nêu trong Điều 4 và Điều 7 Nghị định này, có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế đó.
3. Văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan đối với việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế gồm những nội dung sau :
a) Yêu cầu, mục đích và hiệu quả của việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế; nội dung của những sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn;
b) Cơ sở pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế;
Văn bản đề nghị về sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế phải được kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
5. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế gồm những nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này, ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan nêu tại khoản 4 Điều này và kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó.
6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại, tỉnh, thành hoặc tổ chức thông báo cho các bên ký kết nước ngoài về việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế đó và tiến hành các thủ tục cần thiết có liên quan.
Điều 13. Đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế
1. Thoả thuận quốc tế có thể bị đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ trong các trường hợp sau:
a) Theo quy định của chính thoả thuận đó;
b) Khi có sự vi phạm các nguyên tắc ký kết được nêu tại Điều 3 Nghị định này hoặc có sự vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận quốc tế của bên ký kết nước ngoài.
2. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục liên quan đến việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế được thực hiện như các quy định tại Nghị định này đối với thẩm quyền, trình tự và thủ tục ký kết thoả thuận quốc tế.
3. Cơ quan đã quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế nêu trong Điều 4 và Điều 7 Nghị định này, có quyền quyết định đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế đó.
4. Văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan đối với việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế gồm những nội dung sau :
a) Lý do, cơ sở pháp lý của việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế;
b) Hệ quả pháp lý của việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế;
Văn bản đề nghị đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế phải được kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
6. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại quyết định việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế gồm những nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều này, ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan nêu tại khoản 5 Điều này và kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó.
7. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại, tỉnh, thành hoặc tổ chức thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế đó và tiến hành các thủ tục cần thiết có liên quan.
CHƯƠNG IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN THOẢ THUẬN QUỐC TẾ
Điều 14. Nội dung quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế.
2. Tổ chức và bảo đảm thực hiện thoả thuận quốc tế.
3. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế.
4. Thống kê về thoả thuận quốc tế.
5. Tổ chức lưu trữ, sao lục thoả thuận quốc tế.
6. Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới việc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế.
Điều 15. Cơ quan quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế
1. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của tỉnh, thành và tổ chức. Hàng năm, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành và tổ chức.
2. Tỉnh, thành có trách nhiệm báo cáo Bộ Ngoại giao và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế với danh nghĩa tỉnh, thành theo định kỳ vào tháng 9 hàng năm. Trong báo cáo cần nêu rõ những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc hợp tác quốc tế và thực hiện nghiêm chỉnh các thoả thuận quốc tế mà mình đã ký kết.
3. Tổ chức có trách nhiệm báo cáo Bộ Ngoại giao, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức về việc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế với danh nghĩa của tổ chức theo định kỳ vào tháng 9 hàng năm. Trong báo cáo cần nêu rõ những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc hợp tác quốc tế và thực hiện nghiêm chỉnh các thoả thuận quốc tế mà mình đã ký kết.
Điều 16. Xử lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
2. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành và người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.