Chỉ thị 482-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết 8 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 482-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 482-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/09/1994 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 482-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỉ THị
CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 482-TTG NGàY 8-9-1994
Về VIệC TổNG KếT 8 NăM THI HàNH LUậT HôN NHâN Và GIA đìNH
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, ra đời vào năm đầu của thời kỳ đổi mới, kế thừa những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ của chế độ hôn nhân gia đình mới, lần đầu tiên được thể chế hoá trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và cả những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, qua 8 năm thực hiện đã góp phần rất tích cực trong việc xây dựng và củng cố các gia đình Việt Nam, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tập tục lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống ảnh hưởng xấu của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản.
Tuy vậy, ở nhiều nơi vẫn còn xảy ra các hành vi vi phạm các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, kể cả những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, vẫn còn những trường hợp tảo hôn, kết hôn không đăng ký, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chống; tình trạng đánh vợ, hành hạ con cái, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và bố mẹ già yếu vẫn chưa bị lên án và xử lý đúng mức.
Xuất phát từ vị trí của gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, xây dựng con người mới, nếp sống mới, đưa con người tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hưởng ứng Năm Quốc tế gia đình 1994 do Liên hợp quốc phát động và để khẩn trương xúc tiến nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình nhằm mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam "no ấm, tiến bộ, bình đằng và hành phúc" kịp trình Quốc hội xem xét, quyết định trong năm 1995, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1- Tổ chức tổng kết 8 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 trong phạm vi cả nước. Việc tổng kết phải hoàn thành trong quý I năm 1995, với các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tập trung đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Luật, phân tích nguyên nhân của việc chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nguyên nhân các vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình còn diễn ra ở địa phương;
- Phát hiện những vấn đề mới nảy sinh mà thực tiễn đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung chính sách và pháp luật. Chú trọng phân tích đặc điểm địa phương, tập quán của đồng bào các dân tộc để đề xuất những kiến nghị cụ thể;
- Tiếp tục tuyên truyền phổ biến, giáo dục Luật Hôn nhân và gia đình trong nhân dân.
2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc tổ chức tổng kết 8 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình tại địa phương.
Thời gian tiến hành tổng kết từ nay đến hết tháng 1 năm 1995; các địa phương phải gửi báo cáo tổng kết về Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp.
3- Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm:
- Chuẩn bị và triển khai thực hiện đề án tổng kết 8 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
- Phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các ngành, đoàn thể hữu quan xúc tiến việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình;
- Chỉ đạo và Sở Tư pháp phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương, giúp Uỷ ban nhân dân tiến hành tổng kết thực tiễn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Đầu tháng 3 năm 1995, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện các việc nói trên.
4- Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo việc phổ biến, tuyên truyền hưởng ứng Năm Quốc tế gia đình, tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng và việc phản ánh kịp thời tình hình và kết quả tổng kết 8 năm thi hành Luật.
5- Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cần thiết cho việc tổng kết 8 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình ở Trung ương và các địa phương theo kế hoạch đột xuất.
Để tiến hành có kết quả đợt tổng kết 8 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận phối hợp với các cơ quan của Chính phủ chỉ dạo tốt đợt tổng kết này.