Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 02/2024/TT-BKHCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2024/TT-BKHCN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Xuân Định |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/03/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Ngày 28/03/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
1. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm 04 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa;
- Nguyên tắc “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng;
- Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất;
- Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.
2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân bảo đảm đầy đủ quá trình truy xuất nguồn gốc theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng với chủng loại sản phẩm, hàng hóa và được công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ để công bố phù hợp dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
3. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin sau:
- Tên sản phẩm, hàng hóa;
- Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;
- Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;
- Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;
- Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn);...
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2024.
Xem chi tiết Thông tư 02/2024/TT-BKHCN tại đây
tải Thông tư 02/2024/TT-BKHCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KHOA HỌC VÀ Số: 02/2024/TT-BKHCN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2024 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa gồm: quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, vật mang dữ liệu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CUNG CẤP DỊCH VỤ, GIẢI PHÁP TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
Các tổ chức, cá nhân đã xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì thực hiện việc rà soát, công bố phù hợp hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
(Kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
TÊN BỘ/NGÀNH/UBND |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
…., ngày …. tháng …. năm …. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
Thực hiện Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, ...tên Bộ quản lý ngành, lĩnh vực/UBND cấp tỉnh... báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương như sau:
1. Hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản quy định về truy xuất nguồn gốc thuộc thẩm quyền:
............................................................................................................................................
2. Hoạt động xác định nhóm sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc (đối với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực):
............................................................................................................................................
3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo:
............................................................................................................................................
4. Tình hình triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện:
............................................................................................................................................
5. Tình hình thanh tra, kiểm tra về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền:
............................................................................................................................................
6. Tình hình triển khai các hoạt động khác có liên quan:
............................................................................................................................................
7. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân:
............................................................................................................................................
8. Đề xuất, kiến nghị:
............................................................................................................................................
...tên Bộ quản lý ngành, lĩnh vực/UBND cấp tỉnh... báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương để Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
|
LÃNH ĐẠO BỘ QUẢN LÝ NGÀNH, LĨNH VỰC/ |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13274:2020
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - HƯỚNG DẪN ĐỊNH DẠNG CÁC MÃ DÙNG CHO TRUY VẾT
Traceability- Guidelines for formating tracing codes
Lời nói đầu
TCVN 13274:2020 do ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/GS1 Mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - HƯỚNG DẪN ĐỊNH DẠNG CÁC MÃ DÙNG CHO TRUY VẾT
Traceability- Guidelines for formating tracing codes
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định hướng dẫn định dạng các mã dùng cho truy vết sử dụng trong hệ thống truy xuất nguồn gốc vật phẩm, hàng hóa.
Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các mã định danh khác.
2 Tài liệu viện dẫn
Tiêu chuẩn này không sử dụng tài liệu viện dẫn.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.
3.1
Thương phẩm (trade item)
Vật phẩm cần truy xuất thông tin được xác định trước và có thể được định giá, đặt hàng hoặc lập hóa đơn tại thời điểm bất kì trong chuỗi cung ứng bất kì.
3.2
Thương phẩm tiêu dùng bán lẻ (retail consumer trade item)
Các thương phẩm dự định được bán cho người tiêu dùng cuối tại điểm bán lẻ.
3.3
Nhóm thương phẩm (trade item group)
Một thành phần xác định trước của một hoặc nhiều thương phẩm không nhằm để quét tại điểm bán hàng.
3.4
Mã truy vết vật phẩm (product tracing code)
Dãy số hoặc số và chữ được dùng để định danh vật phẩm ở các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong quá trình truy xuất nguồn gốc.
[TCVN 12850:2019]
3.5
Mã truy vết địa điểm (location tracing code)
Dãy số hoặc số và chữ được dùng để định danh địa điểm diễn ra sự kiện ở các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong quá trình truy xuất nguồn gốc.
[TCVN 12850:2019]
3.6
Mã truy vết tài sản (asset tracing code)
Dãy số hoặc số và chữ được dùng để định danh tài sản ở các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong quá trình truy xuất nguồn gốc.
3.7
Mã truy vết vận chuyển (shipment tracing code)
Dãy số hoặc số và chữ được dùng để định danh các đơn vị logistic ở các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong quá trình truy xuất nguồn gốc.
3.8
Số định danh ứng dụng (apllication identifier)
Trường gồm hai hoặc nhiều chữ số đứng ở đầu một chuỗi phần tử để xác định đơn nhất định dạng và ý nghĩa của chuỗi phần tử đó.
3.9
Mã doanh nghiệp/Tiền tố mã doanh nghiệp (company prefix)
Dãy số gồm tiền tố mã quốc gia và số định danh tổ chức, cá nhân;
3.10
Chủ sở hữu nhãn hàng/Chủ nhãn hàng hóa (brand owner)
Tổ chức sở hữu các thông số kĩ thuật của một thương phẩm, bất kể nỏ được sản xuất ở đâu và bởi ai.
3.11
Đơn vị logistic (logistic unit)
Vật phẩm có thành phần bất kì được thiết lập để vận chuyển và / hoặc lưu kho cần được quản lý suốt chuỗi cung ứng.
3.12
Số kiểm tra (check digit)
Chữ số cuối cùng được tính từ các chữ số khác trong một mã truy vết. Số kiểm tra được dùng để kiểm tra xem dữ liệu đã được tạo lập một cách chính xác hay chưa.
3.13
Tài sản riêng (individual asset)
Thực thể thuộc một phần trong bản kiểm kê hàng hóa của một công ty.
3.14
Tài sản cố định (fixed asset)
Bất kỳ vật sở hữu nào dùng để thực hiện công việc, hoạt động kinh doanh và không bị tiêu thụ trong quá trình sử dụng hay bị đổi thành tiền mặt trong suốt kỳ tài chính hiện hành.
3.15
Tài sản có thể hoàn trả (returnable asset)
Thực thể thuộc sở hữu của một công ty và được dùng để vận chuyển hay lưu giữ hàng hóa.
4 Yêu cầu đối với mã truy vết vật phẩm
4.1 Yêu cầu chung
4.1.1 Mã truy vết vật phẩm được sử dụng để định danh một vật phẩm (thương phẩm hoặc dịch vụ) để có thể truy xuất các thông tin tại một điểm bất kỳ trong chuỗi cung ứng. Mã truy vết vật phẩm bao gồm các dịch vụ và vật phẩm, từ nguyên liệu thô đến vật phẩm của người dùng cuối.
4.1.2 Không được thay đổi mã truy vết vật phẩm đã cấp nếu thương phẩm không có sự thay đổi đến mức mà nó cần được phân biệt với thương phẩm gốc trong quá trình đặt hàng, lưu kho và lập đơn.
4.1.3 Mã truy vết vật phẩm không được mang bất kì thông tin nào liên quan đến vật phẩm mà nó định danh.
4.1.4 Tổ chức, doanh nghiệp sau khi được cấp mã doanh nghiệp có thể lập mã truy vết vật phẩm cho vật phẩm của mình đồng thời phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền và thông báo với các đối tác kinh doanh liên quan về thông tin vật phẩm được gắn mã truy vết vật phẩm.
4.2 Yêu cầu kĩ thuật
4.2.1 Cấu trúc mã truy vết vật phẩm
trong đó:
N thể hiện một con số
AI (01) chỉ ra rằng trường dữ liệu chứa mã truy vết vật phẩm.
Số chỉ thị: thể hiện các phương án đóng thùng khác nhau.
Tiền tố mã doanh nghiệp: gồm từ bảy đến mười chữ số bắt đầu từ N2 do cơ quan quản lý nhà nước cấp cho công ty, tổ chức có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch.
Số tham chiếu vật phẩm: gồm từ hai đến năm chữ số do công ty, tổ chức sử dụng tiền tố mã doanh nghiệp quản trị và cấp cho vật phẩm của mình.
Chữ số kiểm tra là chữ số thứ 14 được được tính từ mười ba chữ số đứng trước theo thuật toán được quy định tại phụ lục A. Việc kiểm tra xác nhận số kiểm tra được thực hiện tự động bởi đầu đọc mã vạch để đảm bảo mã truy vết vật phẩm được tạo thành chính xác.
4.2.2 Nguyên tắc cấp mã truy vết vật phẩm
Mã truy vết vật phẩm phải được cấp duy nhất, riêng biệt cho mỗi vật phẩm có sự khác biệt với các vật phẩm khác về một đặc tính bất kì được xác định trước. Mã truy vết vật phẩm phải được duy trì trong suốt thời gian tồn tại của vật phẩm.
Một mã truy vết vật phẩm mới phải được cấp trong trường hợp vật phẩm có sự thay đổi về một đặc tính bất kì được xác định trước đó. Các đặc điểm cơ bản được xác định trước của một vật phẩm là:
- Tên nhãn hàng (tên vật phẩm, mô tả vật phẩm).
- Loại thương phẩm và các biến thể của nó.
- Đặc tính của thương phẩm (khối lượng, thể tích hoặc kích thước khác ảnh hưởng đến giao dịch).
- Đối với nhóm thương phẩm: số lượng các vật phẩm cơ bản chứa trong đó, và việc chia nhỏ các đơn vị đóng gói phụ của chúng.
4.2.3 Trách nhiệm gán mã truy vết vật phẩm
4.2.3.1 Đối với các mặt hàng có nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hàng hoặc tổ chức sở hữu các quy định kĩ thuật của thương phẩm chịu trách nhiệm sử dụng mã truy vết vật phẩm, bao gồm:
- Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp: tổ chức tự sản xuất thương phẩm hoặc thông qua một tổ chức khác ở bất kỳ quốc gia nào và bán nó dưới tên nhãn hiệu riêng của mình.
- Nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn: Nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn có thương phẩm được sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào và bán dưới tên nhãn hiệu của mình, nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn thực hiện sự thay đổi đối với thương phẩm (ví dụ: sửa đổi bao bì của thương phẩm)
- Nhà bán lẻ: nhà bán lẻ có thương phẩm được sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào và bán dưới nhãn hiệu của mình.
4.2.3.2 Đối với các mặt hàng không có nhãn hiệu
- Các mặt hàng không có nhãn hiệu: Tổ chức có thể gán mã truy vết vật phẩm cho các mặt hàng không có nhãn hiệu.
- Các mặt hàng sản xuất theo yêu cầu của khách hàng: Nếu một thương phẩm được sản xuất riêng cho một khách hàng thương mại (người mua) và chỉ có thể đặt hàng bởi khách hàng này, thì người mua sẽ gán mã truy vết vật phẩm. Nếu nhà cung cấp (người bán) bán một thương phẩm cho nhiều người mua hoặc có ý định bán cho nhiều người mua, thì người bán chỉ định mã truy vết vật phẩm.
4.2.3.3 Các trường hợp ngoại lệ
Nếu chủ sở hữu nhãn hàng không chỉ định mã truy vết vật phẩm, nhà nhập khẩu hoặc bên trung gian khác có thể gán cho một mặt hàng mã truy vết vật phẩm tạm thời. Nhà bán lẻ có thể chỉ định mã nội bộ cho một mặt hàng chưa được gán mã truy vết vật phẩm cho nó nếu mặt hàng đó được sử dụng trong các cửa hàng của chính họ.
5 Yêu cầu với mã truy vết vận chuyển
5.1 Yêu cầu chung
5.1.1 Mỗi tổ chức khi đã được cấp tiền tố mã doanh nghiệp đều có thể tự lập mã truy vết vận chuyển cho các đơn vị logistic của mình.
5.1.2 Không được thay đổi mã truy vết vận chuyển đã cấp cho đơn vị logistic trong suốt thời gian tồn tại của đơn vị logistic đó.
5.2 Yêu cầu kĩ thuật
5.2.1 Cấu trúc mã truy vết vận chuyển
trong đó:
N thể hiện một con số
AI (00) chỉ ra rằng trường dữ liệu chứa mã truy vết vận chuyển.
Số mở rộng: được sử dụng để tăng khả năng lưu trữ/dung lượng của số tham chiếu trong mã truy vết vận chuyển và được chỉ định bởi công ty, tổ chức tạo lập mã truy vết vận chuyển.
Tiền tố mã doanh nghiệp: gồm từ bảy đến mười chữ số bắt đầu từ N2 do cơ quan quản lý nhà nước cấp cho công ty, tổ chức có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch.
Số tham chiếu: gồm từ chín đến sáu chữ số công ty, tổ chức sử dụng tiền tố mã doanh nghiệp quản trị và cấp cho đơn vị logistic của mình.
Chữ số kiểm tra là chữ số thứ 18 được được tính từ mười bảy chữ số đứng trước theo thuật toán được quy định tại phụ lục A.
5.2.2 Nguyên tắc cấp mã truy vết vận chuyển
Mã truy vết vận chuyển phải được cấp duy nhất, giữ nguyên trong suốt thời gian tồn tại của của đơn vị logistic được gán. Mã truy vết vận chuyển được cấp bởi bên xác định vị trí hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của họ.
Trong các giao dịch kinh doanh, tổ chức chỉ sử dụng mã truy vết vận chuyển mà tổ chức được cấp. Ví dụ: nếu một bên nhận quyền tham gia với tư cách là người mua trong các giao dịch kinh doanh với các bên khác ngoài công ty nhượng quyền thì họ phải sử dụng mã truy vết vận chuyển được chỉ định của riêng mình, họ không thể sử dụng mã truy vết vận chuyển do công ty nhượng quyền chỉ định.
5.2.3 Trách nhiệm gán mã truy vết vận chuyển
Chủ sở hữu nhãn hàng của đơn vị logistic chịu trách nhiệm gán mã truy vết vận chuyển.
Các đơn vị logistic có thể được tập hợp hoặc lồng vào các đơn vị logistic khác cho một phần của hành trình đến đích cuối cùng. Ví dụ, bưu kiện có thể được kết hợp vào pallet. Trong trường hợp đó, mã truy vết vận chuyển của đơn vị logistic cao hơn có thể được sử dụng để truy xuất các đơn vị logistic có trong đó.
6 Yêu cầu với mã truy vết tài sản
6.1 Yêu cầu chung
6.1.1 Mỗi công ty, tổ chức khi đã được cấp tiền tố mã doanh nghiệp có thể tự lập mã truy vết tài sản cho tài sản của mình.
6.1.2 Mã truy vết tài sản có thể được sử dụng để phân định bất kỳ một tài sản nào. Việc sử dụng mã truy vết tài sản có thể hoàn trả, tài sản cố định hay tài sản riêng là tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.
6.1.3 Có thể sử dụng mã truy vết tài sản cho các ứng dụng đơn giản như tra cứu địa điểm và tình trạng sử dụng của một tài sản cố định đã biết (ví dụ như một máy tính cá nhân) hoặc cho các ứng dụng phức tạp như để ghi các đặc tính về tài sản có thể hoàn trả (ví dụ như thùng bia có thể dùng lại), việc vận chuyển, lịch sử vòng đời của nó và mọi dữ liệu liên quan cho mục đích thanh toán.
6.1.4 Không được dùng mã truy vết tài sản cho bất kỳ mục đích nào khác và phải giữ nguyên tính đơn nhất cho giai đoạn ghi lại vòng đời của tài sản liên quan.
6.1.5 Nếu mã truy vết tài sản được gán cho thương phẩm để cung cấp cho khách hàng thì phải đảm bảo không bao giờ dùng lại mã truy vết tài sản đó nữa.
6.2 Yêu cầu kĩ thuật
6.2.1 Cầu trúc mã truy vết tài sản có thể hoàn trả
trong đó:
N thể hiện một con số
AI (8003) chỉ ra rằng trường dữ liệu chứa mã truy vết tài sản có thể hoàn trả
Số bù 0: được thêm vào vị trí ngoài cùng bên trái để tạo 14 chữ số.
X thể hiện các kí tự chữ, số và kí tự đặc biệt quy định trong phụ lục B.
Tiền tố mã doanh nghiệp: gồm từ bảy đến mười chữ số bắt đầu từ N1 do cơ quan quản lý nhà nước cấp cho công ty, tổ chức có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch, số 0 ở phía ngoài cùng bên trái được thêm vào để tạo ra mười bốn chữ số trong trường mã truy vết tài sản.
Số phân loại tài sản là số do người chủ tài sản cấp để định danh đơn nhất mỗi loại tài sản.
Số kiểm tra được tính theo thuật toán thống nhất như các bước nêu ở Phụ lục B. Phần kiểm tra xác nhận của số kiểm tra phải được thực hiện trong phần mềm ứng dụng để đảm bảo rằng mã số tài sản được tạo lập một cách chính xác.
Mã số theo xê-ri được người chủ tài sản cấp tùy chọn và được dùng để phân biệt các tài sản riêng có cùng số phân loại loại tài sản. Trường dữ liệu này có thể gồm số và chữ và có thể chứa bất kỳ kí tự nào nêu trong Phụ lục B.
6.2.2 Cấu trúc mã truy vết tài sản riêng
trong đó:
N thể hiện một con số
AI (8004) chỉ ra rằng trường dữ liệu chứa mã truy vết tài sản riêng X thể hiện các kí tự chữ, số và kí tự đặc biệt quy định trong phụ lục B.
Tiền tố mã doanh nghiệp: gồm từ bảy đến mười chữ số bắt đầu từ N1 đến Ni do cơ quan quản lý nhà nước cấp cho công ty, tổ chức có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch.
Số tham chiếu tài sản riêng là mã số hoặc mã số và chữ và có thể chứa bất kỳ kí tự nào nêu trong Phụ lục B. Người chủ mã doanh nghiệp sẽ xác định kết cấu và việc đánh số (hoặc số và chữ) tham chiếu tài sản riêng.
6.2.3 Nguyên tắc cấp mã truy vết tài sản
Mã truy vết tài sản không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác và phải có tính duy nhất trong một khoảng thời gian vượt quá thời hạn của các hồ sơ liên quan. Nếu tổ chức cấp mã truy vết tài sản cho các mặt hàng được cung cấp cho khách hàng của mình, tổ chức phải đảm bảo rằng mã truy vết tài sản không được sử dụng lại.
6.2.4 Trách nhiệm gán mã truy vết tài sản
Chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc sử dụng mã truy vết tài sản.
6.2.5 Thay đổi quyền sở hữu tài sản
Nếu tổ chức bán một tài sản cho một tổ chức khác thì mã truy vết tài sản cần được thay thế bằng một mã truy vết tài sản riêng hoặc mã truy vết tài sản có thể hoàn trả hoặc hủy bỏ.
7 Yêu cầu với mã truy vết địa điểm
7.1 Yêu cầu chung
Mã truy vết địa điểm được sử dụng để xác định bất kỳ vị trí nào có ý nghĩa trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vị trí đó có thể là vị trí vật lý, các phòng ban và pháp nhân, hệ thống công nghệ thông tin... v.v.
Mã truy vết địa điểm được sử dụng khi nào tổ chức có nhu cầu phân biệt giữa vị trí này và vị trí khác (ví dụ: mỗi cửa hàng của một nhóm bán lẻ bắt buộc phải có mã truy vết địa điểm riêng để cho phép giao hàng hiệu quả đến cửa hàng riêng lẻ).
7.2 Yêu cầu kĩ thuật
7.2.1 Cấu trúc mã truy vết địa điểm
trong đó:
N thể hiện một con số
AI chỉ ra rằng trường dữ liệu chứa mã truy vết địa điểm, cụ thể:
AI |
Chú thích |
410 |
Mã truy vết địa điểm vật phẩm gửi đến |
411 |
Mã truy vết địa điểm đơn vị nhận hóa đơn |
412 |
Mã truy vết địa điểm mua vật phẩm |
413 |
Mã truy vết địa điểm (nội bộ hoặc chuyển tiếp) |
414 |
Mã truy vết địa điểm vật lý |
415 |
Mã truy vết địa điểm đơn vị lập hóa đơn |
416 |
Mã truy vết địa điểm sản xuất, cung cấp dịch vụ |
417 |
Mã truy vết địa điểm đối tác |
Tiền tố mã doanh nghiệp: gồm từ bảy đến mười chữ số bắt đầu từ N1 do cơ quan quản lý nhà nước cấp cho công ty, tổ chức có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch.
Số tham chiếu địa điểm: gồm từ năm đến hai chữ số do công ty, tổ chức sử dụng tiền tố mã doanh nghiệp quản trị và cấp cho địa điểm của mình.
Chữ số kiểm tra là chữ số thứ 13 được được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán được quy định tại phụ lục A. Việc kiểm tra xác nhận số kiểm tra dược thực hiện tự động bởi đầu đọc mã vạch để đảm bảo mã truy vết vật phẩm được tạo thành chính xác.
7.2.2 Nguyên tắc cấp mã truy vết địa điểm
- Đối với pháp nhân:
Một pháp nhân phải được cấp mã truy vết địa điểm của riêng mình khi tên pháp lý và/hoặc địa chỉ pháp lý và/hoặc số đăng ký hợp pháp khác với các pháp nhân khác và tổ chức cần định danh pháp nhân giữa các tổ chức.
Thông tin khác được liên kết với mã truy vết địa điểm bao gồm các thông tin liên hệ (địa chỉ truy cập, địa chỉ email, số điện thoại, v.v.), mã số thuế (ví dụ: số VAT) và thông tin tài khoản tài chính.
- Đối với bộ phận, phòng ban:
Một bộ phận, phòng ban phải được cấp mã truy vết địa điểm riêng khi mục đích kinh doanh của nó khác với các bộ phận, phòng ban khác hoặc khi tổ chức cần phải phân biệt các bộ phận, phòng ban giữa các tổ chức khác.
Thông tin liên quan đến mã truy vết địa điểm bao gồm pháp nhân có liên quan và có thể bao gồm các thông tin liên hệ (địa chỉ truy cập, địa chỉ email, số điện thoại, V.V.), mã số thuế (ví dụ: số VAT) và thông tin tài khoản tài chính.
- Đối với địa điểm vật lý:
Một địa điểm vật lý được cấp mã truy vết địa điểm riêng khi địa chỉ đó khác với các vị trí vật lý khác và có nhu cầu phân biệt vị trí vật lý giữa các tổ chức.
Một địa điểm vật lý trong một vị trí vật lý khác có thể được cấp mã truy vết địa điểm riêng (ví dụ: máy bán hàng tự động trong cửa hàng, kệ trong nhà kho).
Thông tin liên quan đến một địa điểm vật lý mã truy vết địa điểm sẽ bao gồm pháp nhân liên quan và có thể bao gồm các chi tiết liên hệ (địa chỉ truy cập, địa chỉ email, số điện thoại, v.v.), mục đích địa điểm (ví dụ: nhà kho, văn phòng), giờ hoạt động, v.v.
- Đối với một địa điểm số:
Vị trí số phải được cấp mã truy vết địa điểm riêng khi mục đích của nó khác với các vị trí số khác và tổ chức cần phân biệt vị trí số giữa các tổ chức khác.
Thông tin liên quan đến mã truy vết địa điểm vị trí số sẽ bao gồm pháp nhân liên quan và có thể bao gồm trạng thái phát triển (thử nghiệm, đã sản xuất), địa chỉ mạng của vị trí và chi tiết liên hệ của quản trị viên hệ thống (địa chỉ email, số điện thoại, v.v.).
7.2.4 Trách nhiệm gán mã truy vết địa điểm
Tổ chức có nhu cầu xác định vị trí hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình chịu trách nhiệm gán mã truy vết địa điểm.
Phụ lục A
(quy định)
Số kiểm tra
Số kiểm tra bắt buộc là chữ số cuối cùng bên phải trong mã số. Để tính số kiểm tra hoặc là kiểm định lại số kiểm tra trong trường hợp đã có, sử dụng thuật toán theo các bảng sau đây:
Bảng A.1 - Thuật toán tính số kiểm tra
Bảng A.2 - Ví dụ tính số kiểm tra
Phụ lục B
(quy định)
Các kí tự dùng để mã hóa mã truy vết tài sản
Bảng B.1 - Các kí tự dùng để mã hóa mã truy vết tài sản, ngoại trừ số linh kiện theo xê-ri.
Kí tự |
Tên |
Dạng biểu thị được mã hóa |
Kí tự |
Tên |
Dạng biểu thị được mã hóa |
Ị |
Dấu chấm than |
2/1 |
M |
Chữ M hoa |
4/13 |
" |
Dấu nháy kép |
2/2 |
N |
Chữ N hoa |
4/14 |
% |
Dấu phần trăm |
2/5 |
O |
Chữ O hoa |
4/15 |
& |
Kí hiệu & |
2/6 |
P |
Chữ P hoa |
5/0 |
' |
Dấu móc lửng |
2/7 |
Q |
Chữ Q hoa |
5/1 |
( |
Dấu ngoặc đơn bên trái |
2/8 |
R |
Chữ R hoa |
5/2 |
) |
Dấu ngoặc đơn bên phải |
2/9 |
S |
Chữ S hoa |
5/3 |
* |
Dấu hoa thị |
2/10 |
T |
Chữ T hoa |
5/4 |
+ |
Dấu cộng |
2/11 |
U |
Chữ U hoa |
5/5 |
, |
Dấu phẩy |
2/12 |
V |
Chữ V hoa |
5/6 |
- |
Dấu trừ |
2/13 |
W |
Chữ W hoa |
5/7 |
. |
Dấu chấm hết |
2/14 |
X |
Chữ X hoa |
5/8 |
/ |
Dấu gạch chéo |
2/15 |
Y |
Chữ Y hoa |
5/9 |
0 |
Số 0 |
3/0 |
Z |
Chữ Z hoa |
5/10 |
1 |
Số 1 |
3/1 |
- |
Gạch dưới |
5/15 |
2 |
Số 2 |
3/2 |
a |
Chữ a thường |
6/1 |
3 |
Số 3 |
3/3 |
b |
Chữ b thường |
6/2 |
4 |
Số 4 |
3/4 |
c |
Chữ c thường |
6/3 |
5 |
Số 5 |
3/5 |
d |
Chữ d thường |
6/4 |
6 |
Số 6 |
3/6 |
e |
Chữ e thường |
6/5 |
7 |
Số 7 |
3/7 |
f |
Chữ f thường |
6/6 |
8 |
Số 8 |
3/8 |
g |
Chữ g thường |
6/7 |
9 |
Số 9 |
3/9 |
h |
Chữ h thường |
6/8 |
: |
Dấu hai chấm |
3/10 |
i |
Chữ i thường |
6/9 |
; |
Dấu chấm phẩy |
3/11 |
j |
Chữ j thường |
6/10 |
<> |
Dấu nhỏ hơn |
3/12 |
k |
Chữ k thường |
6/11 |
= |
Dấu bằng |
3/13 |
I |
Chữ I thường |
6/12 |
> |
Dấu lớn hơn |
3/14 |
m |
Chữ m thường |
6/13 |
? |
Dấu hỏi chấm |
3/15 |
n |
Chữ n thường |
6/14 |
A |
Chữ A hoa |
4/1 |
o |
Chữ o thường |
6/15 |
B |
Chữ B hoa |
4/2 |
p |
Chữ p thường |
7/0 |
C |
Chữ C hoa |
4/3 |
q |
Chữ q thường |
7/1 |
D |
Chữ D hoa |
4/4 |
r |
Chữ r thường |
7/2 |
E |
Chữ E hoa |
4/5 |
s |
Chữ s thường |
7/3 |
F |
Chữ F hoa |
4/6 |
t |
Chữ t thường |
7/4 |
G |
Chữ G hoa |
4/7 |
u |
Chữ u thường |
7/5 |
H |
Chữ H hoa |
4/8 |
v |
Chữ v thường |
7/6 |
I |
Chữ I hoa |
4/9 |
w |
Chữ w thường |
7/7 |
J |
Chữ J hoa |
4/10 |
x |
Chữ x thường |
7/8 |
K |
Chữ K hoa |
4/11 |
y |
Chữ y thường |
7/9 |
L |
Chữ L hoa |
4/12 |
z |
Chữ z thường |
7/10 |
Bảng B.2 - Các kí tự dùng để mã hóa số linh kiện theo xê-ri
Kí tự |
Tên |
Dạng biểu thị được mã hóa |
Kí tự |
Tên |
Dạng biểu thị được mã hóa |
# |
Dấu thăng |
2/3 |
H |
Chữ H hoa |
4/8 |
- |
Dấu trừ |
2/13 |
I |
Chữ I hoa |
4/9 |
/ |
Dấu gạch chéo |
2/15 |
J |
Chữ J hoa |
4/10 |
0 |
Số 0 |
3/0 |
K |
Chữ K hoa |
4/11 |
1 |
Số 1 |
3/1 |
L |
Chữ L hoa |
4/12 |
2 |
Số 2 |
3/2 |
M |
Chữ M hoa |
4/13 |
3 |
Số 3 |
3/3 |
N |
Chữ N hoa |
4/14 |
4 |
Số 4 |
3/4 |
O |
Chữ O hoa |
4/15 |
5 |
Số 5 |
3/5 |
P |
Chữ P hoa |
5/0 |
6 |
Số 6 |
3/6 |
Q |
Chữ Q hoa |
5/1 |
7 |
Số 7 |
3/7 |
R |
Chữ R hoa |
5/2 |
8 |
Số 8 |
3/8 |
S |
Chữ S hoa |
5/3 |
9 |
Số 9 |
3/9 |
T |
Chữ T hoa |
5/4 |
A |
Chữ A hoa |
4/1 |
U |
Chữ U hoa |
5/5 |
B |
Chữ B hoa |
4/2 |
V |
Chữ V hoa |
5/6 |
C |
Chữ C hoa |
4/3 |
W |
Chữ W hoa |
5/7 |
D |
Chữ D hoa |
4/4 |
X |
Chữ X hoa |
5/8 |
E |
Chữ E hoa |
4/5 |
Y |
Chữ Y hoa |
5/9 |
F |
Chữ F hoa |
4/6 |
Z |
Chữ Z hoa |
5/10 |
G |
Chữ G hoa |
4/7 |
|
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] GS1 General Specifications;
[2] TCVN 12850:2019 Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu đối với mã truy vết vật phẩm
Phụ lục A (quy định)
Phụ lục B (quy định)
Thư mục tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13275:2020
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - ĐỊNH DẠNG VẬT MANG DỮ LIỆU
Traceability - The format of data carriers
Lời giới thiệu
Vật mang dữ liệu bao gồm công nghệ để nhận dạng sản phẩm, thu thập thông tin, phân tích, lưu trữ và truyền dữ liệu cũng như tích hợp vào hệ thống tổng thể. Các hệ thống này bao gồm phần cứng như thiết bị đo / cảm biến, thẻ nhận dạng và nhãn, với phần mềm. Trong phạm vi của tiêu chuẩn này, vật mang dữ liệu có thể chia làm 3 loại: lưu quang học, lưu từ tính và lưu điện tử.
Trong hoạt động truy xuất nguồn gốc, khuyến nghị sử dụng các mã vạch một chiều, mã vạch hai chiều, mã ma trận và chip RFID.
Lời nói đầu
TCVN 13275:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/GS1 Mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - ĐỊNH DẠNG VẬT MANG DỮ LIỆU
Traceability - The format of data carriers
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định về định dạng vật mang dữ liệu để mã hóa các mã truy vết được sử dụng trên các dạng bao gói và hộp/vật đựng đặc thù của sản phẩm, hàng hóa trong chuỗi truy xuất nguồn gốc. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để mã hóa các mã truy vết không theo chuẩn GS1.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7322:2009 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code 2005;
TCVN 7825:2009 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với mã vạch EAN/UPC
TCVN 12977 (ISO 17363:2013) Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Công te nơ chở hàng;
TCVN 12978 (ISO 17364:2013) Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Vật phẩm vận chuyển có thể quay vòng (RTI) và vật phẩm bao bì có thể quay vòng (RPI);
TCVN 12979 (ISO 17365:2013) Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Đơn vị vận tải;
TCVN 12980 (ISO 17366:2013) Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Bao bì sản phẩm;
TCVN 12981 (ISO 17367:2013) Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng - Gắn thẻ sản phẩm;
TCVN 13274:2020, Mã số mã vạch - Truy xuất nguồn gốc - Hướng dẫn định dạng các mã dùng cho truy vết;
ISO 646, Information technology - ISO 7-bit coded character set for information interchange (Công nghệ thông tin - Bộ ký tự mã hóa ISO 7-bit trong trao đổi thông tin);
ISO 11785, Radio frequency identification of animals - Technical concept (RFID cho động vật).;
ISO 24631-1, Radiofrequency identification of animals - Part 1: Evaluation of conformance of RFID transponders with ISO 11784 and ISO 11785 (including granting and use of a manufacturer code) (RFID cho động vật- Phần 1: Đánh giá sự phù hợp của bộ RFID với ISO 11784 và ISO 11785 (bao gồm việc cấp và sử dụng mã nhà sản xuất).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.
3.1
Định dạng (format)
Cách thức bố trí, kiểu dáng của các thành phần.
3.2
Vật mang dữ liệu (data carrier)
Thiết bị hoặc phương tiện được dùng để lưu trữ dữ liệu theo dạng cơ chế chuyển tiếp trong một hệ thống AI DC.
CHÚ THÍCH Mã vạch, chuỗi ký tự OCR và thẻ RFID là những ví dụ về vật mang dữ liệu.
[ISO/IEC 19762:2016, 01.01.59]
3.3
Dữ liệu (data)
Dạng biểu diễn có thể diễn đạt lại của thông tin dưới dạng quy ước thích hợp cho việc truyền giao, diễn giải hoặc xử lý.
CHÚ THÍCH: Dữ liệu có thể được xử lý bởi con người hoặc các phương tiện tự động.
[TCVN 6695-1, 01.01.02]
3.4
Thông tin (information)
Tri thức liên quan tới các khách thể như các sự việc, sự kiện, sự vật, quá trình, ý tưởng, kể cả các ý niệm mà trong một bối cảnh xác định sẽ có một ý nghĩa riêng biệt.
[TCVN 6695-1, 01.01.01]
3.5
Văn bản (text)
Dữ liệu ở dạng ký tự, ký hiệu, từ, câu, đoạn, bảng hoặc những sắp đặt khác của các ký tự, nhằm chuyển tải một ý nghĩa mà sự lý giải nó phụ thuộc chính vào sự hiểu biết của người đọc về một ngôn ngữ tự nhiên hoặc nhân tạo nhất định.
3.6
Vật phẩm đề quét trong phân phối nói chung (General distribution scanning item)
Thương phẩm hoặc đơn vị logistic được xử lý như một đơn vị độc lập trong quá trình vận chuyển và phân phối.
CHÚ THÍCH Pa-lét, thùng giấy, hòm, túi và toa chở hàng.
3.7
Bao gói ngẫu nhiên/ không đăng kí (Random/unregistered wrap)
Loại giấy gói có kiểu thiết kế lặp lại, không bị cắt và không bị đặt lên sản phẩm theo một thế mà phần thiết kế đặc thù của nó luôn xuất hiện ở cùng một vị trí. Không có mã vạch xuất hiện trên mặt của bao gói khi loại giấy gói này bọc lấy sản phẩm.
CHÚ THÍCH: Loại dùng trên giấy ráp hay bơ thực vật
[TCVN 6695-1, 01.01.03]
3.8
Nhãn logistics (logistics label)
Nhãn được quốc tế quy định thể thức được áp dụng chung cho các đơn vị hậu cần (logistics) cần theo dõi và truy xuất trong các khâu gửi hàng, giao nhận và vận chuyển.
3.9
Ghép (concatenation)
Cách thức thể hiện nhiều chuỗi dữ liệu trong một mã vạch hoặc sử dụng nhiều mã vạch để thể hiện nội dung một cách tối ưu.
4 Chữ viết tắt
AIDC |
Automatic identification and data capture |
Kỹ thuật thu thập và định danh tự động |
RFID |
Radio-frequency Identification |
Định danh qua tần số vô tuyến |
FNC1 |
Function 1 |
Ký tự chức năng 1 được truyền dưới dạng <GS> (ASCII value 29) |
AI |
Application Identifier |
Số định danh ứng dụng |
GLN |
Global Location Number |
Mã số địa điểm toàn cầu - là dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh địa điểm theo tiêu chuẩn GS1 |
GIAI |
Global Individual Asset Identifier |
Mã toàn cầu định danh tài sản cá nhân |
GRAI |
Global Returnable Asset Identifier |
Mã toàn cầu định danh tài sản quay vòng |
GDTI |
Global Document Type Identifier |
Mã toàn cầu định danh loại tài liệu |
5 Các yêu cầu chung về mã vạch
5.1 Yêu cầu chung về mã vạch một chiều
5.1.1 Đặc trưng
- Bộ ký tự mã hóa: tuân thủ ISO 646;
- Loại mã vạch: liên tục;
- Số yếu tố cho mỗi ký tự mã vạch: 4 đối với mã vạch dùng cho bán lẻ (bao gồm 2 vạch và 2 khoảng trống, mỗi vạch hay khoảng trống rộng 1, 2, 3 hoặc 4 mô đun); 5 đối với mã vạch dùng cho đóng thùng (bao gồm 2 yếu tố rộng và 3 hẹp, mã hóa bằng năm vạch tối hoặc năm vạch sáng);
- Ký tự kiểm tra: chỉ yêu cầu đối với mã số mã hóa mã vạch dùng cho bán lẻ;
- Giải mã theo nhiều hướng: có;
- Mật độ ký tự mã vạch: 7 mô đun cho một ký tự mã vạch dùng cho bán lẻ; 14 đến 18 mô đun cho một cặp ký tự mã vạch dùng cho đóng thùng; 11 mô đun cho từng ký tự vạch của mã vạch 128;
- Vùng không chứa dữ liệu, kể cả số kiểm tra nhưng không kể các vùng trống:
+ 18 mô đun đối với mã vạch EAN-13, EAN-8 và UPC-A;
+ 9 mô đun đối với mã vạch UPC-E;
+ 8 đến 9 mô đun đối với mã vạch ITF;
+ 35 mô đun đối với mã vạch GS1 128/Code 128.
5.1.2 Loại mã vạch
5.1.2.1 Mã vạch EAN/UPC
Trường hợp mã truy vết sử dụng các mã GS1, theo quy định tại TCVN 7825.
Có 4 loại mã vạch EAN/UPC đó là: EAN-13, UPC-A, UPC-E và EAN-8.
Các ký tự mã vạch phải mã hóa giá trị chữ số bằng các ký tự gồm 7 mô đun lựa chọn từ các bộ số khác nhau A, B, và c, như cho trong bảng 1:
Bảng 1 - Các bộ chữ số A, B và C
Tổng số mô đun của vạch đen trong bất kỳ mã vạch nào quyết định trạng thái chẵn lẻ của nó. Các ký tự vạch trong bộ số A là các ký tự trạng thái lẻ. Các ký tự vạch trong bộ số B và C là các ký tự trạng thái chẵn. Các ký tự của bộ số C xếp đối ngược của các ký tự bộ số B.
Các ký tự vạch trong bộ số A và B được quy định bắt đầu ở bên trái bằng một mô đun trống và kết thúc ở bên phải bằng một mô đun đen. Các ký tự vạch trong bộ số C được quy định bắt đầu ở bên trái bằng một mô đun đen và kết thúc ở bên phải bằng một mô đun trống.
Bảng 2 - Tổng hợp các ký tự cho mã vạch EAN/UPC
Một ký tự dữ liệu thông thường phải được thể hiện bằng một ký tự vạch. Nhưng trong những trường hợp riêng xác định dưới đây tổ hợp các bộ số trong một mã vạch có thể thể hiện hoặc là dữ liệu hoặc là số kiểm tra. Kỹ thuật này được gọi là mã hóa trạng thái biến đổi
Mã vạch EAN-13
Mã vạch EAN-13 có cấu tạo như dưới đây, tính từ trái sang phải:
- vùng trống bên trái;
- dấu hiệu cảnh báo thường;
- 6 ký tự mã vạch từ bộ mã A hoặc B; dấu hiệu cảnh báo trung tâm;
- 6 ký tự mã vạch từ bộ mã C;
- dấu hiệu cảnh báo thường;
- vùng trống bên phải.
Ký tự mã vạch tận cùng bên phải mã hóa số kiểm tra được tính theo Phụ lục A.
Vì mã vạch EAN-13 chứa 12 ký tự mã vạch nhưng mã hóa 13 chữ số (bao gồm cả số kiểm tra) nên giá trị của chữ số phụ, tức là ký tự ở tận cùng bên trái của chuỗi dữ liệu, phải được mã hóa bằng việc trộn trạng thái khác nhau của bộ số A và B cho 6 ký tự mã vạch của nửa bên trái mã vạch. Hệ thống mã hóa cho các giá trị của chữ số đứng đầu được quy định trong bảng 3. Hình 1 là một ví dụ của mã vạch EAN-13.
Bảng 3 - Nửa bên trái của mã vạch EAN-13
Chữ số đầu tiên được mã hóa một cách ngầm định |
Các bộ chữ số để mã hóa nửa bên trái của mã vạch EAN-13 |
|||||
Vị trí ký tự mã vạch |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
0 |
A |
A |
A |
A |
A |
A |
1 |
A |
A |
B |
A |
B |
B |
2 |
A |
A |
B |
B |
A |
B |
3 |
A |
A |
B |
B |
B |
A |
4 |
A |
B |
A |
A |
B |
B |
5 |
A |
B |
B |
A |
A |
B |
6 |
A |
B |
B |
B |
A |
A |
7 |
A |
B |
A |
B |
A |
B |
8 |
A |
B |
A |
B |
B |
A |
9 |
A |
B |
B |
A |
B |
A |
CHÚ THÍCH: Giá trị chữ số đầu tiên “0” giành cho các mã vạch mã hóa các chuỗi dữ liệu UCC-12.
Hình 1 - Mã vạch EAN-13
Mã vạch EAN-8
Mã vạch EAN-8 có cấu tạo như dưới đây, tính từ trái sang phải:
- vùng trống bên trái;
- dấu hiệu cảnh báo thường;
- 4 ký tự mã vạch từ bộ mã A;
- dấu hiệu cảnh báo trung tâm;
- 4 ký tự mã vạch từ bộ mã C;
- dấu hiệu cảnh báo thường;
- vùng trống bên phải.
Ký tự mã vạch tận cùng bên phải mã hóa số kiểm tra được tính theo Phụ lục A.1. Hình 2 cho thấy một ví dụ mã vạch EAN-8.
Hình 2 - Mã vạch EAN-8
Mã vạch UPC-A
Mã vạch UPC-A có cấu tạo như dưới đây, tính từ trái sang phải:
- vùng trống bên trái;
- dấu hiệu cảnh báo thường;
- 6 ký tự mã vạch từ bộ mã A;
- dấu hiệu cảnh báo trung tâm;
- 6 ký tự mã vạch từ bộ mã C;
- dấu hiệu cảnh báo thường;
- vùng trống bên phải.
Ký tự mã vạch tận cùng bên phải mã hóa số kiểm tra được tính theo Phụ lục A. Mã vạch UPC-A có thể được giải mã như là một mã số 13 chữ số bằng cách thêm vào một số 0 ngầm định ở đằng trước mã số UCC-12. Hình 3 cho thấy một mã vạch UPC-A.
Hình 3 - Mã vạch UPC-A
Mã vạch UPC-E
Mã vạch UPC-E có cấu tạo như dưới đây, tính từ trái sang phải:
- vùng trống bên trái;
- dấu hiệu cảnh báo thường;
- 6 ký tự mã vạch từ bộ mã A và B;
- dấu hiệu cảnh báo đặc biệt;
- vùng trống bên phải.
Mã vạch UPC-E chỉ có thể sử dụng để mã hóa chuỗi dữ liệu UCC-12 với số đầu tiên là số 0 và chứa 4 hoặc 5 số 0 tiếp theo tại những vị trí xác định, như cho trong bảng 5. Những số 0 này được loại bỏ khỏi chuỗi dữ liệu khi mã hóa bằng phương pháp nén số 0. Hình 4 cho thấy một ví dụ mã vạch UPC-E.
Hình 4 - Mã vạch UPC-E (mã hóa “0 123456 0000 5” bằng cách nén số 0)
Mã hóa mã vạch UPC-E
Dưới đây mô tả việc mã hóa một chuỗi dữ liệu phù hợp với nén số 0:
1) Giả sử D1, D2, D3....D12 biểu thị các ký tự dữ liệu UCC-12 (bao gồm cả số kiểm tra). D1 phải luôn luôn bằng 0. D12 phải là số kiểm tra mã vạch tính theo thuật toán trong Phụ lục A. Giả sử X1, X2, ...X6 biểu thị 6 ký tự mã vạch trong mã vạch UPC-E cuối cùng.
2) Chuyển đổi D2 đến D11 thành một chuỗi ký tự mã vạch bằng cách loại bỏ những số 0 theo các quy tắc như sau:
a) Nếu D11 bằng 5, 6, 7, 8 hoặc 9
và D7 đến D10 tất cả đều bằng 0
và D6 khác 0
thì D7 đến D10 không được mã hóa.
Ký tự mã vạch: |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
X6 |
Ký tự dữ liệu: |
D2 |
D3 |
D4 |
D5 |
D6 |
D11 |
b) Nếu D6 đến D10 đều bằng 0 |
||||||
và D5 khác 0 |
||||||
thì D6 đến D10 không được mã hóa và X6 = 4. |
||||||
Ký tự mã vạch: |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
X6 |
Ký tự dữ liệu: |
D2 |
D3 |
D4 |
D5 |
D11 |
4 |
c) Nếu D4 bằng 0, 1 hoặc 2 |
||||||
và D5 đến D8 đều bằng 0 |
||||||
thì D5 đến D8 không được mã hóa. |
||||||
Ký tự mã vạch: |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
X6 |
Ký tự dữ liệu: |
D2 |
D3 |
D9 |
D10 |
D11 |
D4 |
d) Nếu D4 bằng 3, 4, 5, 6, 7, 8 hoặc 9 |
||||||
và D5 đến D9 đều bằng 0 |
||||||
thì D5 đến D9 không được mã hóa và X6 = 3. |
||||||
Ký tự mã vạch: |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
X6 |
Ký tự dữ liệu: |
D2 |
D3 |
D4 |
D10 |
D11 |
3 |
3) Việc quyết định các bộ mã để mã hóa ngầm định D12 theo bảng 4.
4) Mã hóa các ký tự mã vạch X1 đến X6 bằng cách dùng các bộ số A và B như quy định trong bước 3.
VÍ DỤ 1: |
Dữ liệu ban đầu 0 1 2 3 4 5 0 0 0 0 5 8 |
Sau khi nén số 0 1 2 3 4 5 5 B A B A A B |
Quy tắc 2a |
VÍ DỤ 2: |
Dữ liệu ban đầu 0 4 5 6 7 0 0 0 0 0 8 0 |
Sau khi nén số 0 4 5 6 7 8 4 B B B A A A |
Quy tắc 2b |
VÍ DỤ 3: |
Dữ liệu ban đầu 0 3 4 0 0 0 0 0 5 6 7 3 |
Sau khi nén số 0 3 4 5 6 7 0 B B A A A B |
Quy tắc 2c |
CHÚ THÍCH: Các bộ số được dùng để mã hóa ngầm định số kiểm tra được cho thấy trong cột “sau khi nén số 0”.
Bảng 4 - Các bộ số cho mã vạch UPC-E
Giá trị của chữ số kiểm tra D12 |
Các bộ số dùng để mã hóa mã vạch UPC-E |
|||||
Vị trí ký tự mã vạch |
||||||
0 |
B |
B |
B |
A |
A |
A |
1 |
B |
B |
A |
B |
A |
A |
2 |
B |
B |
A |
A |
B |
A |
3 |
B |
B |
A |
A |
A |
B |
4 |
B |
A |
B |
B |
A |
A |
5 |
B |
A |
A |
B |
B |
A |
6 |
B |
A |
A |
A |
B |
B |
7 |
B |
A |
B |
A |
B |
A |
8 |
B |
A |
B |
A |
A |
B |
9 |
B |
A |
A |
B |
A |
B |
Giải mã mã vạch UPC-E
Độ lệch của chuỗi dữ liệu 12 chữ số khỏi các ký tự mã hóa trong mã vạch UPC-E có thể được thực hiện theo bảng 5.
Bảng 5 - Giải mã mã vạch UPC-E
Các chữ số được mã hóa |
|
Chữ số được giải mã |
||||||||||||||||||
|
P1 |
P2 |
P3 |
P4 |
P5 |
P6 |
|
D1 |
D2 |
D3 |
D4 |
D5 |
D6 |
D7 |
D8 |
D9 |
D10 |
D11 |
D12 |
|
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
0 |
(C) |
(0) |
X1 |
X2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
X3 |
X4 |
X5 |
(C) |
|
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
1 |
(C) |
(0) |
X1 |
X2 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
X3 |
X4 |
X5 |
(C) |
|
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
2 |
(C) |
(0) |
X1 |
X2 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
X3 |
X4 |
X5 |
(C) |
|
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
3 |
(C) |
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
X4 |
X5 |
(C) |
|
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
4 |
(C) |
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
X5 |
(C) |
|
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
5 |
(C) |
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
(C) |
|
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
6 |
(C) |
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
6 |
(C) |
|
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
7 |
(C) |
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
7 |
(C) |
|
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
8 |
(C) |
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
8 |
(C) |
|
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
9 |
(C) |
(0) |
X1 |
X2 |
X3 |
X4 |
X5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
9 |
(C) |
|
CHÚ THÍCH: - Các ký tự mã vạch tại các vị trí P1, P2, ...P5 của mã vạch UPC-E được thể hiện bằng X1, X2, ...X5. - Các chữ số 0 được chèn trở lại được ký hiệu bằng 0 gạch chân. - Chữ số đầu tiên của mã vạch UPC-E không được mã hóa, được ký hiệu là “(0)”. - Chữ số kiểm tra được mã hóa ngầm định trong mã vạch UPC-E được ký hiệu bằng “(C)”. |
Mã vạch bổ sung
Trong trường hợp hệ thống truy xuất nguồn gốc sử dụng mã vạch EAN/UPC, việc sử dụng mã vạch bổ sung để thể hiện các thông số khác là cần thiết. Mã vạch bổ sung có 2 loại: 2 chữ số và 5 chữ số.
Mã vạch bổ sung 2 chữ số
Mã vạch bổ sung được đặt tại vị trí tiếp sau vùng trống (Quiet Zone) bên phải của mã vạch chính và bao gồm các thành phần như sau:
- vạch xác định mã bổ sung;
- số đầu tiên của số bổ sung từ bộ số A hoặc B;
- vạch phân cách bổ sung;
- số thứ hai của số bổ sung từ bộ số A hoặc B;
- vùng trống (Quiet Zone) bên phải.
Mã vạch bổ sung không có vạch xác định mã bên phải và không có số kiểm tra. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua việc trộn các bộ số (A hoặc B) dùng cho 2 số này. Việc chọn các bộ số được kết nối với giá trị của số bổ sung được trình bày trong bảng 6.
Bảng 6 - Các bộ số dành cho mã vạch bổ sung 2 chữ số
Giá trị của số phụ |
Số bên trái |
Số bên phải |
Bội số của 4 (00, 04, 08, ...96) |
A |
A |
Bội số của 4+1 (01, 05, ...97) |
A |
B |
Bội số của 4+2 (02, 06, ...98) |
B |
A |
Bội số của 4+3 (03, 07,...99) |
B |
B |
Hình 5 cho thấy một ví dụ mã vạch EAN-13 cùng với mã vạch bổ sung 2 chữ số.
Hình 5 - Mã vạch UPC-A cùng với mã vạch phụ 2 chữ số
Mã vạch bổ sung 5 chữ số
Mã vạch bổ sung 5 chữ sổ có thể sử dụng kết hợp với các mã vạch EAN-13, UPC-A hoặc UPC-E. Mã vạch bổ sung được đặt tiếp theo vùng trống bên phải của mã vạch chính, và có cấu tạo như sau:
- vạch xác định mã bổ sung;
- số đầu tiên của mã số bổ sung từ bộ số A hoặc B;
- vạch phân cách bổ sung;
- số thứ hai của mã số bổ sung từ bộ số A hoặc B;
- vạch phân cách bổ sung;
- số thứ ba của mã số bổ sung từ bộ số A hoặc B;
- vạch phân cách bổ sung;
- số thứ tư của mã số bổ sung từ bộ số A hoặc B;
- vạch phân cách bổ sung;
- số thứ năm của mã số bổ sung từ bộ số A hoặc B;
- vùng trống bên phải.
Mã vạch bổ sung không có dấu hiệu cảnh báo bên phải, không có số kiểm tra. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua phối hợp các bộ số (A hoặc B) dùng cho 5 chữ số. Giá trị V được tính bằng quy tắc sau:
1) tổng các chữ số ở vị trí 1, 3 và 5;
2) nhân kết quả của bước 1 với 3;
3) tổng các chữ số còn lại (vị trí 2 và 4);
4) nhân kết quả của bước 3 với 9;
5) tổng kết quả của bước 2 và 4;
6) giá trị của V là chữ số hàng đơn vị của kết quả bước 5.
VÍ DỤ: tính giá trị của V cho mã số bổ sung 86104:
Bước 1: 8 + 1 +4 = 13
Bước 2: 13 x 3 = 39
Bước 3: 6 + 0 = 6
Bước 4: 6 x 9 = 54
Bước 5: 39 + 54 = 93
Bước 6: V = 3.
Sau đó các bộ số được quyết định bằng cách sử dụng bảng 7.
Bảng 7 - Các bộ số dành cho mã vạch bổ sung 5 chữ số
Giá trị của V |
Các bộ số dành cho các ký tự mã vạch |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
0 |
B |
B |
A |
A |
A |
1 |
B |
A |
B |
A |
A |
2 |
B |
A |
A |
B |
A |
3 |
B |
A |
A |
A |
B |
4 |
A |
B |
B |
A |
A |
5 |
A |
A |
B |
B |
A |
6 |
A |
A |
A |
B |
B |
7 |
A |
B |
A |
B |
A |
8 |
A |
B |
A |
A |
B |
9 |
A |
A |
B |
A |
B |
Vì V = 3 cho nên chuỗi bộ số dùng để mã hóa giá trị 86104 là B A A A B.
Hình 6 cho thấy một mã vạch EAN-13 với mã vạch bổ sung 5 chữ số.
Hình 6 - Mã vạch EAN-13 với mã vạch bổ sung 5 chữ số.
5.1.2.2 Mã vạch ITF
Trường hợp mã truy vết sử dụng các mã GS1, tham khảo quy định tại TCVN 6513.
Mã vạch ITF là mã vạch 14 chữ số sử dụng ký hiệu “Interleaved 2 of 5” (ITF hoặc l2of5) và được sử dụng để mã hóa dữ liệu cho mã số GTIN-14.
Mã vạch ITF có cấu trúc như sau, tính từ trái sang phải:
- Vùng trống (Quiet Zone) bên trái;
- Mã vạch xác định bắt đầu (start);
- Một hoặc một số cặp ký tự mã vạch thể hiện dữ liệu;
- Mã vạch xác định kết thúc (stop);
- Vùng trống (Quiet Zone) bên phải.
Mã hóa ký tự dữ liệu
Bảng 8 quy định việc mã hóa ký tự của mã vạch ITF. Trong cột “thể hiện nhị phân” ký tự 1 được dùng để thể hiện yếu tố rộng và 0 thể hiện yếu tố hẹp.
Bảng 8 - Thể hiện nhị phân của mã hóa ký tự
Ký tự dữ liệu |
Thể hiện nhị phân |
||||
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
3 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
4 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
5 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
6 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
7 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
8 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
9 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
Thuật toán sau đây quy định quy tắc để chuyển đổi dữ liệu số thành các ký tự mã vạch của mã vạch ITF.
Bước trong thuật toán |
Ví dụ |
1) Tính ký tự kiểm tra cho 0367123456789; |
367 |
2) Nếu chuỗi dữ liệu, gồm cả số kiểm tra, là một số lẻ các chữ số, thêm một số 0 vào đầu; |
0367 |
3) Chia chuỗi số thành từng cặp số; |
03 và 67 |
4) Mã hóa từng cặp số lần lượt như sau: |
|
a) Mã hóa chữ số đầu tiên thành vạch tối như trong Bảng 1; |
0 (nhị phân 00110) |
b) Mã hóa chữ số thứ hai thành vạch sáng như trong Bảng 1 |
3 (nhị phân 11000) |
5) Tạo mỗi cặp ký tự mã vạch bằng cách lấy yếu tố vạch tối và vạch sáng luân phiên nhau từ các dấu hiệu nhận được ở bước 4 a) và 4 b), bắt dầu bằng vạch tối đầu tiên của chữ số đầu tiên, tiếp theo là vạch sáng đầu tiên của chữ số thứ hai. |
nhị phân 0101101000 |
Hình 7 minh họa chuỗi các ký tự vạch tối và vạch sáng tương ứng với cặp dữ liệu “03 67”.
Hình 7 - Cặp ký tự 1TF, Mã hóa “03 67”
Vạch bắt đầu và kết thúc
Vạch bắt đầu gồm bốn ký tự hẹp, lần lượt là vạch tối - vạch sáng - vạch tối - vạch sáng.
Vạch kết thúc lần lượt gồm vạch tối rộng - vạch sáng hẹp - vạch tối hẹp.
Vạch bắt đầu được đặt ở tận cùng bên trái của ký tự mã vạch dữ liệu liền kề vạch tối đầu tiên của chữ số có nghĩa đầu tiên. Vạch kết thúc được đặt ở tận cùng bên phải của ký tự mã vạch dữ liệu liền kề với vạch sáng sau cùng của chữ số có nghĩa cuối cùng.
Hình 8 minh họa vạch bắt đầu và vạch kết thúc và mối liên quan với các ký tự dữ liệu của mã vạch.
Hình 8 - Vạch bắt đầu và kết thúc.
Hình 9 minh họa mã vạch ITF đầy đủ của dữ liệu "1234” cho thấy các vùng trống cần thiết.
Hình 9 - Mã vạch ITF gồm cả các vùng trống.
5.1.2.3 Mã vạch GS1 128/Code 128
Mã vạch GS1 128/Code 128 được gọi chung là mã vạch 128 có cấu trúc bao gồm:
- Vùng trống (Quiet Zone) bên trái;
- Hai ký tự vạch xác định bắt đầu (Start pattern): ký tự bắt đầu A (bộ số A, B hoặc C) và ký tự vạch FNC1;
- Dữ liệu (GS1 128 bao gồm cả số định danh ứng dụng AI thể hiện trong bộ số A, B hoặc C);
- Ký tự kiểm tra mã vạch (symbol check);
- Ký tự vạch xác định dừng (Stop);
- Vùng trống (Quiet Zone) bên phải;
Hình 10 minh họa mã vạch 128 có dữ liệu là 010893963622041910MSMV:
Hình 10 - Mã vạch 128 có bao gồm số định danh ứng dụng.
Mã hóa các ký tự vạch
Tổng số các mô đun vạch trong bất kỳ ký tự vạch nào luôn luôn là chẵn (tính chẵn) và tổng số mô đun trắng (space) luôn luôn là lẻ. Tính chẵn lẻ này tương đương với ký tự tự kiểm tra.
Hình 11 dưới đây minh họa ký tự xác định bắt đầu A.
Hình 11 - Ký tự xác định bắt đầu A của mã vạch 128
Hình 12 minh họa việc mã hóa của ký tự vạch có giá trị 35, thể hiện ký tự dữ liệu “C” trong Bộ số A hoặc B hoặc chữ số 35 trong bộ số C.
Hình 12 - Ký tự mã vạch giá trị 35 của mã vạch 128
Hình 13 minh họa việc mã hóa của ký tự vạch xác định dừng (Stop)
Hình 13 - Ký tự vạch xác định dưng của mã vạch 128
Mã hóa ký tự dữ liệu
Mã vạch 128 có 3 bộ mã ký tự dữ liệu riêng rẽ cho trong Bảng 9, được gọi là Bộ mã A, Bộ mã B và Bộ mã C đảm bảo khả năng tương tác quốc tế. Các ký tự vạch tối (vạch đen) và vạch sáng (vạch trắng) thể hiện các ký tự dữ liệu trong các cột cho các Bộ mã A, B hoặc C.
Bảng 9 - Mã hóa ký tự mã vạch 128
Bảng 10 - Mã hóa ký tự mã vạch 128 cho ký tự STOP
CHÚ THÍCH: Ký tự dừng (Stop) bao gồm 13 mô đun bốn thanh (vạch tối) và ba trắng (vạch sáng). Các ký tự khác bao gồm 11 mô đun, bắt đầu với một thanh (vạch tối), kết thúc với một trắng (vạch sáng), và sáu phần tử, mỗi phần tử thay đổi độ rộng từ một đến bốn mô đun. Số thay đổi tại cột B và S thể hiện số lượng mô đun trong từng phần tử thanh (vạch tối) và phần tử trắng (vạch sáng) tương ứng với các ký tự mã hóa.
Ký tự chức năng
Các ký tự chức năng (FNC) quy định cụ thể việc hoạt động và chỉ thị ứng dụng cho thiết bị đọc mã vạch:
• FNC1 ở vị trí đầu tiên theo sau ký tự bắt đầu (start) của mã vạch 128 tại tất cả thời điểm sử dụng.
• FNC2 (nối thông điệp) không sử dụng trong truy xuất nguồn gốc.
• FNC3 (khởi tạo) chỉ dẫn máy đọc mã vạch dịch dữ liệu từ mã vạch chứa ký tự FNC3 thành chỉ dẫn để khởi tạo hoặc tái lập trình máy đọc mã vạch. Dữ liệu từ các vạch này KHÔNG được máy đọc mã vạch chuyển đi. Ký tự này có thể xuất hiện bất cứ đâu trong mã vạch.
• FNC4 không sử dụng trong truy xuất nguồn gốc.
5.1.2.4 Mã vạch Databar
Mã vạch Databar là mã vạch GS1 nên còn được gọi là GS1 Databar, trước đây có tên là mã vạch giảm diện tích. Họ mã vạch Databar có 7 loại:
• Databar đa hướng (GS1 DataBar Omnidirectional);
• Databar cắt ngắn (GS1 DataBar Truncated);
• Databar xếp chồng (GS1 DataBar stacked);
• Databar xếp chồng đa hướng (GS1 DataBar stacked Omnidirectional);
• Databar giới hạn (GS1 DataBar Limited);
• Databar mở rộng (GS1 DataBar Expanded);
• Databar mở rộng xếp chồng (GS1 DataBar Expanded stacked).
Các đặc tính của họ Databar bao gồm:
• Tập ký tự có thể mã hóa:
+ Đối với loại Databar đa hướng, Databar cắt ngắn, Databar xếp chồng, Databar xếp chồng đa hướng và Databar giới hạn: các số 0 đến 9 (riêng với loại mã vạch Databar giới hạn thì chỉ có 0 và 1 ở ký tự số đầu tiên) theo ISO/IEC 646;
+ Các biến thể loại mã vạch Databar mở rộng: chỉ các tập con trong ISO/IEC 646 xác định việc sử dụng số định danh ứng dụng (AI).
• Cấu trúc ký tự vạch: các ký tự vạch (n,k) khác nhau được sử dụng cho loại trong họ mã vạch, tại đó từng ký tự vạch là n mô đun và là tổ hợp của k thanh (vạch tối) và k trắng (vạch sáng).
• Loại mã hóa: liên tục, mã hóa vạch;
• Khối lượng dữ liệu tối đa (bao gồm cả các AI nhưng không bao gồm các ký tự chức năng FNC1):
+ Các ký tự vạch Databar ngoại trừ các phiên bản mở rộng: Ai (01) cộng với 14 số định danh cho sản phẩm;
+ Các biến thể Databar mở rộng: 74 ký tự số hoặc 41 ký tự chữ số.
• Phát hiện lỗi:
+ Các loại mã vạch Databar đa hướng, Databar cắt ngắn, Databar xếp chồng và Databar xếp chồng đa hướng: tính tổng kiểm tra mod 79;
+ Mã vạch Databar giới hạn: tính tổng kiểm tra mod 89;
+ Các biến thể Databar mở rộng: tính tổng kiểm tra mod 211.
• Ký tự tự kiểm tra;
• Khả năng giải mã 2 chiều;
• Vùng trống (Quite Zone): không yêu cầu.
Nhóm đầu tiên của các loại mã vạch Databar
Nhóm đầu tiên sử dụng AI (01) bao gồm: Databar đa hướng, Databar cắt ngắn, Databar xếp chồng, Databar xếp chồng đa hướng. Bốn loại mã này được mã hóa theo một phương thức giống nhau.
Hình 14 thể hiện cấu trúc nhóm này.
Hình 14 - Cấu trúc
Các khối (pattern) vạch bảo vệ trái và phải bao gồm các thanh hẹp (vạch tối hẹp) và khoảng trắng hẹp (vạch sáng hẹp). Các biến thể này đều không cần vùng trống (Quite Zone).
5.2 Yêu cầu chung về mã vạch hai chiều
5.2.1 Mã QR Code
Mã QR Code (gọi tắt là mã QR) có bốn loại: QR Code Model 1, QR Code Model 2, QR Code 2005 và Micro QR Code. Tuy nhiên QR Code Model 1 (chỉ sử dụng trong hệ thống đóng) và QR Code Model 2 (là phiên bản cũ của QR Code 2005), Micro QR Code (là biến thể của QR Code 2005 với giới hạn 35 ký tự với diện tích gắn mã hạn chế). Tuy nhiên, trong phạm vi tiêu chuẩn này chỉ quy định mã QR Code 2005 khi nhắc đến mã QR Code.
Trường hợp mã truy vết sử dụng các mã GS1, tham khảo tại TCVN 7322.
Tập ký tự có thể mã hóa
• Dữ liệu số: từ 0 đến 9;
• Dữ liệu chữ: các ký tự viết hoa từ A - Z;
• Chín ký tự đặc biệt: space $ % * + - . /;
• Dữ liệu byte;
• Không hỗ trợ ký tự Kanji.
Thể hiện dữ liệu
Một mô đun tối thường là một bít 1 và một mô đun sáng thường là một bít 0.
Kích cỡ vạch (không bao gồm vùng trống Quite Zone)
40 phiên bản (tăng bốn mô đun một lượt) với ô vuông kích cỡ từ 21 x 21 mô đun đến 177 x 177 mô đun.
Bảng 11 - Kích cỡ mã vạch QR Code
Phiên bản |
Số mô đun |
Khả năng chứa [từ mã] |
|
Phiên bản |
Số mô đun |
Khả năng chứa [từ mã] |
1 |
21 |
26 |
|
21 |
101 |
1 156 |
2 |
25 |
44 |
|
22 |
105 |
1 258 |
3 |
29 |
70 |
|
23 |
109 |
1 364 |
4 |
33 |
100 |
|
24 |
113 |
1 474 |
5 |
37 |
134 |
|
25 |
117 |
1 588 |
6 |
41 |
172 |
|
26 |
121 |
1 706 |
7 |
45 |
196 |
|
27 |
125 |
1 828 |
8 |
49 |
242 |
|
28 |
129 |
1 921 |
9 |
53 |
292 |
|
29 |
133 |
2 051 |
10 |
57 |
346 |
|
30 |
137 |
2 185 |
11 |
61 |
404 |
|
31 |
141 |
2 323 |
12 |
65 |
466 |
|
32 |
145 |
2 465 |
13 |
69 |
532 |
|
33 |
149 |
2 611 |
14 |
73 |
581 |
|
34 |
153 |
2 761 |
15 |
77 |
655 |
|
35 |
157 |
2 876 |
16 |
81 |
733 |
|
36 |
161 |
3 034 |
17 |
85 |
815 |
|
37 |
165 |
3 196 |
18 |
89 |
901 |
|
38 |
169 |
3 362 |
19 |
93 |
991 |
|
39 |
173 |
3 532 |
20 |
97 |
1 085 |
|
40 |
177 |
3 706 |
Ký tự dữ liệu cho từng vạch
• Kích cỡ vạch QR code tối đa là phiên bản 40-L;
• Dữ liệu số: 7.089 ký tự;
• Dữ liệu chữ: 4.296 ký tự;
• Dữ liệu byte: 2.953 ký tự;
Hiệu chỉnh lỗi có thể chọn
• L 7% tổng các từ mã;
• M 15% tổng các từ mã;
• Q 25% tổng các từ mã;
• H 30% tổng các từ mã.
Bảng 12 - Thuộc tính mã vạch QR Code đối với 10 phiên bản đầu tiên
Phiên bản |
Mức hiệu chỉnh lỗi |
Số lượng dữ liệu từ mã |
Khả năng chứa dữ liệu |
||
Số |
Chữ và số |
Byte |
|||
1 |
L |
19 |
41 |
25 |
17 |
M |
16 |
34 |
20 |
14 |
|
Q |
13 |
27 |
16 |
11 |
|
H |
9 |
17 |
10 |
7 |
|
2 |
L |
34 |
77 |
47 |
32 |
M |
28 |
63 |
38 |
26 |
|
Q |
22 |
48 |
29 |
20 |
|
H |
16 |
34 |
20 |
14 |
|
3 |
L |
55 |
127 |
77 |
53 |
M |
44 |
101 |
61 |
42 |
|
Q |
34 |
77 |
47 |
32 |
|
H |
26 |
58 |
35 |
24 |
|
4 |
L |
80 |
187 |
114 |
78 |
M |
64 |
149 |
90 |
62 |
|
Q |
48 |
111 |
67 |
46 |
|
H |
36 |
82 |
50 |
34 |
|
5 |
L |
108 |
255 |
154 |
106 |
M |
86 |
202 |
122 |
84 |
|
Q |
62 |
144 |
87 |
60 |
|
H |
46 |
106 |
64 |
44 |
|
6 |
L |
136 |
322 |
195 |
134 |
M |
108 |
255 |
154 |
106 |
|
Q |
76 |
178 |
108 |
74 |
|
H |
60 |
139 |
84 |
58 |
|
7 |
L |
156 |
370 |
224 |
154 |
M |
24 |
293 |
178 |
122 |
|
Q |
88 |
207 |
125 |
86 |
|
H |
66 |
154 |
93 |
64 |
|
8 |
L |
194 |
461 |
279 |
192 |
M |
154 |
365 |
221 |
152 |
|
Q |
110 |
259 |
157 |
108 |
|
H |
86 |
202 |
122 |
84 |
|
9 |
L |
232 |
552 |
335 |
230 |
M |
182 |
432 |
262 |
180 |
|
Q |
132 |
312 |
189 |
130 |
|
H |
100 |
235 |
143 |
98 |
|
10 |
L |
274 |
652 |
395 |
271 |
M |
216 |
513 |
311 |
213 |
|
Q |
154 |
364 |
221 |
151 |
|
H |
122 |
288 |
174 |
119 |
Độc lập về hướng
• Mọi hướng;
• Đảo ngược gương.
• Đảo ngược màu;
• Đảo ngược màu gương.
Ví dụ về mã vạch QR code được minh họa trong Hình 15.
Hướng bình thường, góc phản xạ bình thường |
Hướng bình thường, góc phản xạ đảo ngược |
Hướng lật gương, góc phản xạ bình thường |
Hướng lật gương, góc phản xạ đảo ngược |
Hình 15 - Ví dụ về mã vạch QR Code
Thể hiện dữ liệu
Đối với việc mã hóa và giải mã dữ liệu mã QR Code phải đảm bảo các mã truy vết được sử dụng.
Hình 16 thể hiện các nội dung giải mã QR Code được quy định dùng cho truy xuất nguồn gốc
Hình 16 - Ví dụ về nội dung giải mã mã vạch QR Code
Đối với các vật mang dữ liệu sử dụng QRCode mã hóa theo đường liên kết tới một trang web cụ thể thì đường liên kết (domain) này được quy định như Hình 17.
Hình 17 - Ví dụ về nội dung đường liên kết sau giải mã mã vạch QR Code
5.2.2 Mã Datamatrix
Mã Datamatrix là khuyến nghị sử dụng đối với truy xuất nguồn gốc sản phẩm thiết bị y tế, bắt buộc đối với sản phẩm vắcxin và thiết bị invitro.
Hình 18 - Ví dụ về nội dung đường liên kết sau giải mã mã vạch Datamatrix
6 Yêu cầu chung về chip RFID
6.1 RFID sử dụng cho công-tai-nơ
Tuân thủ theo quy định tại TCVN12977 (ISO 17363).
6.2 RFID sử dụng cho vật phẩm quay vòng hoặc bao gói quay vòng
Tuân thủ theo quy định tại ISO 12978 (ISO 17364).
6.3 RFID sử dụng cho đơn vị logistic
Tuân thủ theo quy định tại ISO 12979 (ISO 17365).
6.4 RFID sử dụng cho bao gói sản phẩm
Tuân thủ theo quy định tại ISO 12980 (ISO 17366).
6.5 RFID sử dụng gán trên sản phẩm
Tuân thủ theo quy định tại ISO 12981 (ISO 17367).
6.6 RFID sử dụng cho động vật
Tuân thủ theo ISO 11785:1996 và ISO 24631-1:2017.
7 Vị trí vật mang dữ liệu
7.1 Vị trí khuyến nghị
Vị trí khuyến nghị đặt vật mang dữ liệu là cung phần tư phía dưới bên phải mặt sau, tôn trọng khoảng trống thích hợp quanh vật mang dữ liệu và quy tắc về rìa.
7.2 Vị trí khác
Vị trí đặt vật mang dữ liệu khác không được khuyến khích là ở cung phần tư phía dưới bên phải bề mặt khác của hộp/ vật đựng.
7.3 Quy tắc về rìa
Đối với vật mang dữ liệu sử dụng mã vạch không được gần hơn 8 mm (0,3 inch) hoặc xa hơn 100 mm (4 inch) so với rìa gần nhất của bao gói/ hộp/ vật đựng.
CHÚ THÍCH Các hướng dẫn trước đây đưa ra một khoảng cách nhỏ nhất là 5 mm (0,2 inch). Phải tránh đặt mã vạch quá gần rìa sản phẩm.
7.4 Vị trí hạn chế
Có thể chấp nhận vị trí đặt vật mang dữ liệu vào đáy sản phẩm trừ các sản phẩm lớn, cồng kềnh. Ưu tiên vị trí đặt vật mang dữ liệu vào phía (mặt) sau sản phẩm.
7.5 Các loại bao gói đặc biệt
- Túi: Vị trí khuyến nghị là giữa cung phần ba phía trên mặt sau tính từ đáy, xa rìa nhất có thể theo quy tắc về ria.
- Bao gói dạng phồng hay các vật phẩm không được đóng gói: Không đặt gần hơn 8 mm (0,3 inch) hay xa hơn 100 mm (4 inch) với bất kì phần rìa nào trên bao gói/ hộp/ vật đựng.
- Sản phẩm có kích thước to, nặng hay cồng kềnh: Khuyến nghị đặt hai vật mang dữ liệu thể hiện cùng mã truy vết, một ở trên đỉnh và một ở đáy thuộc các góc đối diện trên sản phẩm.
CHÚ THÍCH 1: Sản phẩm có trọng lượng hơn 13 kg (28 Ib) hay có hai kích thước lớn hơn 450 mm (18 inch) (rộng/ dài, rộng/ sâu, hay cao/ sâu) đều được coi là to, nặng hay cồng kềnh với xu thế gây khó khăn cho công tác xử lý bằng tay.
- Sản phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng: Không đặt vật mang dữ liệu vào phần rìa.
CHÚ THÍCH 2: Các vật phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng là các bao gói/ hộp/ vật đựng có kích thước (cao, rộng hoặc sâu) nhỏ hơn 25 mm (1 inch).
7.6 Đối với phương pháp đóng gói đặc biệt
Dạng gói bọc: Khi bọc các sản phẩm được bán với số lượng lớn lại bằng một chất liệu đóng gói trong suốt có in kí tự, phải đảm bảo:
- Che vật mang dữ liệu trên từng đơn vị riêng bên trong gói cùng lúc đựng nhiều vật phẩm để những vật mang dữ liệu này không lẫn lộn với mã vạch trên gói ngoài cùng;
- vật mang dữ liệu trên gói ngoài cùng phải khác với vật mang dữ liệu bên trong;
- Trong trường hợp sử dụng vật mang dữ liệu là mã vạch thì không sử dụng những chất liệu bọc như giấy bóng kính vì sẽ gây ra sự phản xạ của tia sáng từ máy quét và có thể làm giảm độ tương phản, làm giảm hiệu quả quét.
Hình 18 - Vị trí đặt vật mang dữ liệu lên vật phẩm bị gói bọc lại
Dạng bao gói ngẫu nhiên/ không đăng kí: Khuyến nghị sử dụng dạng bao gói đã đăng kí. Nếu bắt buộc phải dùng dạng bao gói ngẫu nhiên, yêu cầu tối thiểu là in vật mang dữ liệu với tần số xuất hiện vừa đủ một vật mang dữ liệu trên một mặt của bao gói, thay cho việc in lặp lại mã vạch đó. Các mã vạch lặp lại không bao giờ được cách xa nhau hơn 150 mm (6 inch).
Hình 19 - Vị trí đặt vật mang dữ liệu lên vật phẩm có bao gói ngẫu nhiên
Dạng bao gói có dạng màng/ chân không co lại: vật mang dữ liệu trên vật phẩm được đóng gói trong màng co hay được hút chân không phải được đặt trên bề mặt phẳng và tại vùng không bị gấp, nhăn hay méo mó.
Hình 20 - Vị trí đặt vật mang dữ liệu lên vật phẩm có dạng màng/ chân không co lại
Dạng Nhãn dính: Vật mang dữ liệu in trên nhãn dính áp dụng cho sản phẩm là một cách lựa chọn có thể được chấp nhận và hợp nhất vật mang dữ liệu vào đồ họa trên bao gói hiện có hoặc để dùng trên vật phẩm không được đóng gói như bình, chảo, bát đĩa và đồ thủy tinh.
CHÚ THÍCH Loại nhẫn dính phù hợp nhất là những loại không thể bóc ra khỏi vật phẩm mà không làm hỏng mã. Nhãn để dính trực tiếp vào sản phẩm phải sử dụng chất liệu có đủ độ dính để dính nhãn trong một khoảng thời gian kéo dài, nhưng cũng phải cho phép có thể bóc nhãn ra mà không cần dùng chất hòa tan hay chất mài mòn.
Hình 21 - Vị trí đặt vật mang dữ liệu với nhãn dính
Hình 22 - Các vật phẩm bát dĩa sử dụng nhãn dính có chứa vật mang dữ liệu
Để xác định điểm đặt vật mang dữ liệu phù hợp cho dạng bao gỏi đặc biệt cần tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.
7.7 Vị trí đặt vật mang dữ liệu lên pa-lét
Khuyến nghị khoảng cách từ đáy pa-lét đến rìa dưới vật mang dữ liệu trong khoảng 400 mm (16 in.) và 800 mm (32 in.) đối với tất cả các pa-lét, kể cả các pa-lét đầy chặt đựng sản phẩm đơn và riêng lẻ như tủ lạnh hay máy giặt. Phải đặt vật mang dữ liệu càng cao càng tốt đối với pa-lét thấp hơn 400 mm (16 in.) và vẫn phải đảm bảo an toàn để tránh làm hỏng vật mang dữ liệu.
Phải đặt vật mang dữ liệu bao gồm cả khoảng trống cách mọi phần rìa theo chiều dọc ít nhất 50 mm (2.0 in.) để tránh làm hỏng vật mang dữ liệu.
Hình 23 - Vị trí đặt vật mang dữ liệu lên palét
7.8 Vị trí đặt vật mang dữ liệu lên thùng giấy và lên các hòm ngoài cùng
Phải đảm bảo khoảng cách từ đáy thùng đến phần bao phía dưới của vật mang dữ liệu là 32 mm (1.25 in.) đối với thùng giấy và hòm ngoài cùng. Phải đặt vật mang dữ liệu bao gồm cả khoảng trống cách mọi phần rìa theo chiều dọc ít nhất 19 mm (0.75 in.) để tránh làm hỏng vật mang dữ liệu.
Hình 24 - Vị trí đặt vật mang dữ liệu lên thùng giấy và hòm ngoài cùng
7.9 Vị trí đặt vật mang dữ liệu lên khay và hòm không sâu
Nếu chiều cao của hòm hay của khay thấp hơn 50 mm (2.0 in.), không thể in đầy đủ chiều cao vật mang dữ liệu, hoặc nếu cấu trúc của đơn vị không cho phép in toàn bộ chiều cao của vật mang dữ liệu, phải cân nhắc các cách đặt phù hợp:
- In phần kí tự diễn giải ở bên cạnh, ngoài khoảng trống bắt buộc.
Hình 25 - Phần kí tự người đọc được ở bên trái vật mang dữ liệu
- Khi chiều cao của đơn vị nhỏ hơn 32 mm, có thể đặt vật mang dữ liệu lên phần trên của bao gói. Phải đặt vật mang dữ liệu với các vạch vuông góc với mặt thấp nhất, không gần bất kì phần rìa nào hơn 19 mm (0.75 in.).
Đôi khi có thể dùng hai vật mang dữ liệu trên các đơn vị có kích thước thay đổi. Nếu cần chuyển phần diễn giải người đọc được khỏi phần dưới mã vạch thì phải gắn các kí tự người đọc được của vật mang dữ liệu chính vào phía trái vật mang dữ liệu chính, phần diễn giải người đọc được của vật mang dữ liệu phụ vào bên phải vật mang dữ liệu phụ đó.
7.10 Vật mang dữ liệu bổ sung
Nếu đơn vị đã có sẵn vật mang dữ liệu, phải đặt tất cả vật mang dữ liệu phụ sao cho không che khuất vật mang dữ liệu chính. Trong trường hợp này, vị trí khuyến nghị đặt vật mang dữ liệu phụ là cùng mặt với vật mang dữ liệu chính sao cho vẫn duy trì được vị trí nhất quán theo chiều ngang. Phải đảm bảo khoảng trống cho cả hai mã vạch.
Hình 26 - Vị trí đặt vật mang dữ liệu phụ
Phải luôn đặt vật mang dữ liệu chủ yếu về sự phân định toàn bộ sản phẩm (ví dụ các phép đo trong thương mại) ở bên phải và thẳng hàng với vật mang dữ liệu khác.
Phụ lục A
(quy định)
Hướng dẫn lựa chọn vật mang dữ liệu
A.1. Cây quyết định
Hình sau đây trự giúp đưa ra quyết định lựa chọn vật mang dữ liệu
Hình A.1 - Cây quyết định lựa chọn vật mang dữ liệu
Bảng A.1 - Vật phẩm quét tại điểm bán lẻ thông thường, không cho điểm phân phối
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
|||||
Tối thiểu (*) |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phải |
||
EAN-13 |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
11X |
7X |
1.5/06/660 |
EAN-8 |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
14.58 (0.574") |
18.23 (0.718") |
36.46 (1.435") |
7X |
7X |
1.5/06/660 |
UPC-A |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
9X |
9X |
1.5/06/660 |
UPC-E |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
9X |
7X |
1.5/06/660 |
DataBar đa hướng (****) |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
12.14 (0.478") |
15.19 (0.598") |
30.36 (1.195") |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar xếp chồng đa hướng(***) (****) |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
25.10 (0.988") |
31.37 (1.235") |
62.70 (2.469") |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar mở rộng |
0.264 (0.0104”) |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
8.99 (0.354") |
11.23 (0.442") |
22.44 (0.883") |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar mở rộng xếp chồng (*****) |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.75 (0.738") |
23.44 (0.923") |
46.86 (1.845") |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataMatrix |
0.375 (0.0148) |
0.625 (0.0246) |
0.990 (0.0390) |
Chiều cao được xác định bằng kích cỡ vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X tại cả 4 chiều |
1.5/08/660 |
|||
QR Code |
0.375 (0.0148) |
0.625 (0.0246) |
0.990 (0.0390) |
Chiều cao được xác định bằng kích cỡ vạch X và dữ liệu được mã hóa |
4X tại cả 4 chiều |
1.5/08/660 |
Bảng A.1 (Kết thúc)
Vật mang dữ liệu kèm vạch bổ sung 2 hoặc 5 |
Kích cỡ vạch |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) |
Vùng trống |
vùng cách tối thiểu giữa 2 vạch |
vùng cách tối đa giữa 2 vạch |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
||||
Tối thiểu (*) |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phải |
||||
EAN-13 + 2 |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
11X |
7X |
12X |
5X |
1.5/06/660 |
EAN-13 + 5 |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
11X |
7X |
12X |
5X |
1.5/06/660 |
UPC-A + 2 |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
9X |
9X |
12X |
5X |
1.5/06/660 |
UPC-A + 5 |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
9X |
9X |
12X |
5X |
1.5/06/660 |
UPC-E + 2 |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800”) |
9X |
7X |
12X |
5X |
1.5/06/660 |
UPC-E + 5 |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
9X |
7X |
12X |
5X |
1.5/06/660 |
(*) Các vạch có thể chỉ được in với kích thước vạch X nhỏ hơn 0,264 mm (0.0104 inch) với các điều kiện sau: ■ Vạch X có kích cỡ giữa 0.249 mm (0.0098 inch) và 0.264 mm (0.0104 inch) chỉ áp dụng cho phương pháp in khắc (ví dụ khắc nhiệt, khắc lazer). Đối với các phương pháp in khác, vạch X có kích cỡ 0.264 mm (0.0104 inch) là tối thiểu cho phép. ■ Khi in vạch tối thiểu với bất kỳ phương pháp nào, vùng in vạch và các vùng trống PHẢI KHÔNG NHỎ HƠN vùng yêu cầu cho vạch X có kích cỡ 0.264 mm (0.0104 inch). (**) ■ Chiều cao vạch tối thiểu được liệt kê dành cho tất cả các loại bao gồm vạch EAN/UPC không bao gồm phần người đọc; ■ Khi in vạch tối thiểu bằng bất kỳ phương pháp nào, chiều cao vạch PHẢI KHÔNG ĐƯỢC thấp hơn giá trị tối thiểu liệt kê trong bảng; ■ Bởi vì môi trường quét hoạt động cho vạch EAN/UPC, mối tương quan trực tiếp giữa chiều cao và chiều ngang của vạch đạt chất lượng nên phải tuân thủ chiều cao tuân thủ theo kích cỡ vạch X tối thiểu, đạt và tối đa theo bảng. Không có chiều cao tối đa nhưng nếu kích cỡ vạch X tối đa được sử dụng, chiều cao vạch phải tương đương hoặc lớn hơn giá trị tại cột chiều cao tối thiểu. ■ Chiều cao vạch tối thiểu cho loại EAN/UPC không bao gồm vạch mở rộng; ■ Đối với loại vạch Databar mở rộng xếp chồng, chiều cao tối thiểu dành cho chiều cao của cả hai dòng. (***) Trong điều kiện in kỹ thuật số, có thể cho phép ngoại lệ: trường hợp sản phẩm rời được cần bán tại điểm bán lẻ (POS) sử dụng vạch Databar xếp chồng đa hướng có kích cỡ vạch X tối thiểu 0,203 mm (0.008 inch) nhưng việc này giảm hiệu quả quét. Tuy nhiên đối với POS, hiệu quả giảm không ảnh hưởng nhiều do khi hiệu quả quét bị giảm chậm hơn để tiến hành giao dịch, quá trình cần có thể kéo dài hơn quá trình quét. Vì vậy kích cỡ vạch X thấp hơn có thể không bao giờ được sử dụng cho sản phẩm tại điểm bán lẻ nhưng không cần rời trong quá trình quét. (****) Với quy định đặc tả vạch hiện thời cho Databar đa hướng (chiều cao tối thiểu 33X) và Databar xếp chồng đa hướng (chiều cao tối thiểu 69X) chỉ định tỷ lệ khung cho khối vạch. Để tăng hiệu quả quét môi trường quét đa hướng, một tỷ lệ khung PHẢI được sử dụng lớn hơn hoặc bằng quy định cho vạch EAN/UPC và kiểm thử thực địa vạch Databar (46X hoặc 95X). (“***) Đối với các phiếu giảm giá (coupon) sử dụng Databar mở rộng xếp chồng trong 2 dòng và 3 dòng cấu hình kích cỡ X có thể nhỏ hơn 0,203 mm (0.008 inch) nhưng đủ lớn hơn kích cỡ tối thiểu chiều cao vạch 25,91 mm (1.02 inch). Kích cỡ vạch X nhỏ hơn 0,254 mm (0.01 inch) có thẻ không phù hợp với tất cả các vạch Databar do các biến số như quá trình in, hướng vạch và vật liệu. Do tính chất nhạy cảm với thời gian trong quá trình in phiếu giảm giá, các biến số phải được xem xét trong quá trình thiết kế và hướng vạch. Việc kiểm tra chất lượng mã vạch phải thực hiện trước khi in đồng loạt. |
Bảng A.2 - Vật phẩm chỉ quét tại điểm phân phối
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X(*) mm (inches) |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) mm (inches) |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
|||||
Tối thiểu (*) |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phải |
||
EAN-13 |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260”) |
0.660 (0.0260") |
34.28 (1.350") |
45.70 (1.800") |
45.70 (1.800") |
11X |
7X |
1.5/10/660 |
EAN-8 |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260”) |
0.660 (0.0260") |
27.35 (1.077") |
36.46 (1.435") |
36.46 (1.435") |
7X |
7X |
1.5/10/660 |
UPC-A |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260”) |
0.660 (0.0260") |
34.28 (1.350") |
45.70 (1.800") |
45.70 (1.800") |
9X |
9X |
1.5/10/660 |
UPC-E |
0.495 (0.0195”) |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
34.28 (1.350") |
45.70 (1.800") |
45.70 (1.800") |
9X |
7X |
1.5/10/660 |
ITF-14 |
0.495 (0.0195”) |
0.495 (0.0195”) |
1.016 (0.0400") |
31.75 (1.250") |
31.75 (1.250") |
31.75 (1.250") |
10X |
10X |
1.5/10/660 |
GS1-128 |
0.495 (0.0195") |
0.495 (0.0195”) |
1.016 (0.0400") |
31.75 (1.250") |
31.75 (1.250") |
31.75 (1.250") |
10X |
10X |
1.5/10/660 |
DataBar đa hướng |
0.495 (0.0195”) |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
16.34 (0.644") |
21.78 (0.858”) |
21.78 (0.858") |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar xếp chồng đa hướng |
0.495 (0.0195”) |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
34.16 (1.346") |
45,54 (1.794”) |
45.54 (1.794") |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar mở rộng |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
16.83 (0.663”) |
22.44 (0.884") |
22.44 (0.884”) |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar mở rộng xếp chồng |
0.495 (0.0195”) |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
35.15 (1.385") |
46.86 (1.846") |
46.86 (1.846") |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar xếp chồng |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
6.44 (0.254") |
8.58 (0.338") |
8.58 (0.338") |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar giới hạn |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
4.95 (0.195") |
6.60 (0.260") |
6.60 (0.260") |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar cắt ngắn |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
6.44 (0.254") |
8.58 (0.338”) |
8.58 (0.338") |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataMatrix (****) |
0.743 (0.0292) |
0.743 (0.0292”) |
1.50 (0.0591) |
Chiều cao được xác định bằng kích cỡ vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X tại cả 4 chiều |
1.5/20/660 |
|||
QR Code (****) |
0.743 (0.0292) |
0.743 (0.0292) |
1.50 (0.0591) |
Chiều cao được xác định bằng kích cỡ vạch X và dữ liệu được mã hóa |
4X tại cả 4 chiều |
1.5/20/660 |
|||
(*) Vạch UPC-E và EAN-8 được thiết kế để sử dụng cho các loại đóng gói nhỏ. Tuy nhiên khi khoảng trống đủ với chất lượng in tốt, các vạch UPC-A, EAN-13, ITF-14 hoặc GS1-128 PHẢI được sử dụng trong môi trường quét tại điểm phân phối. Chiều cao vạch tối thiểu cho các vạch EAN/UPC không bao gồm phần cho người đọc, không gồm phần rìa (bearer) đối với vạch ITF-14, không bao gồm vạch mở rộng. Vạch ITF-14 có kích cỡ vạch X nhỏ hơn 0,635 mm (0.025 inch) KHÔNG ĐƯỢC in trực tiếp trên nếp gắp. Thanh vạch ITF-14 nên đạt tỷ lệ 2.5:1 và nằm trong dải 2.25:1 đến 3:1. GS1-128 có chiều dài tối đa là 165,1 mm (6.5 inch) có thể ảnh hưởng tới kích cỡ vạch X tối đa đạt được. Vì vậy đối với GS1-128 và ITF-14, kích cỡ vạch X nhỏ hơn có thể được sử dụng trong trường hợp không thể in với kích cỡ tối thiểu trên vật phẩm có kích thước vật lý quá nhỏ; kích cỡ vạch X KHÔNG ĐƯỢC nhỏ hơn 0.250 mm (0.0098 inch). (**) Đối với GS1-128 và ITF-14 có chiều cao tối thiểu cho quét tại điểm phân phối luôn là 31.75 mm (1.250 inch). Chiều cao vạch tối thiểu chỉ liên quan đến vạch và không bao gồm phần cho người đọc hay phần rìa (bearer) đối với vạch ITF-14. Nếu vật phẩm có kích cỡ vật lý quá nhỏ hơn quy định, vạch GS1-128 và ITF-14 có thẻ giảm chiều cao xuống 12.70 mm (0.500 inch) hoặc trong trường hợp khoảng cách nhỏ hơn 5.08 mm (0.200 inch). Không giới hạn chiều cao tối đa nhưng nếu sử dụng kích cỡ vạch X tối đa thì chiều cao vạch phải tương đương hoặc lớn hơn giá trị tại cột chiều cao vạch tối thiểu. (***) Đối với vạch ITF-14 được in trên nhân theo phương pháp off-set, nhiệt, hoặc lazer với kích cỡ vạch X là 0.495 mm (0.0195 inch), quy định chất lượng tối thiểu là 1.5/10/660. Đối với các vạch ITF-14 in trực tiếp trên nếp gắp hoặc trên nhẫn với kích thước X lớn hơn hoặc bằng 0.635 mm (0.0250 inch), quy định chất lượng tối thiểu là 0.5/20/660. (****) Kích cỡ vạch X hai chiều ảnh hưởng tới quy trình đọc ảnh đòi hỏi các mã DataMatrix và QR Code phải được in to hơn 1.5 lần yêu cầu kích cỡ vạch X của mã vạch tuyến tính. |
Bảng A.3 - Vật phẩm được quét tại điểm bán lẻ và điểm phân phối
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X (*) |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
|||||
Tối thiểu (*) |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phải |
||
EAN-13 |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260”) |
0.660 (0.0260") |
34.28 (1.350") |
45.70 (1.800") |
45.70 (1.800") |
11X |
7X |
1.5/06/660 |
EAN-8 |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
27.35 (1.077") |
36.46 (1.435") |
36.46 (1.435") |
7X |
7X |
1.5/06/660 |
UPC-A |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
34.28 (1.350") |
45.70 (1.800") |
45.70 (1.800") |
9X |
9X |
1.5/06/660 |
UPC-E |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
34.28 (1.350") |
45.70 (1.800") |
45.70 (1.800”) |
9X |
7X |
1.5/06/660 |
DataBar đa hướng (***) |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
22.77 (0.897") |
30.36 (1.196”) |
30.36 (1.196”) |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar xếp chồng đa hướng (***) |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
47.03 (1.853”) |
62.70 (2.470") |
62.70 (2.470”) |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar mở rộng |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
16.83 (0,663”) |
22.44 (0.884”) |
22.44 (0.884") |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar mở rộng xếp chồng |
0.495 (0.0195") |
0.660 (0.0260") |
0.660 (0.0260") |
35.15 (1.385") |
46.86 (1.846”) |
46.86 (1.846”) |
- |
- |
1.5/06/660 |
(*) Vạch UPC-E và EAN-8 được thiết kế để sử dụng cho các loại đóng gói nhỏ. Tuy nhiên khi khoảng trống đủ với chất lượng in tốt, vạch UPC-A và EAN-13 PHẢI được sử dụng. (**) Chiều cao vạch tối thiểu cho các vạch EAN/UPC không bao gồm phần cho người đọc. Chiều cao tối thiểu vạch EAN/UPC không bao gồm vạch mở rộng. Bởi vì môi trường quét hoạt động cho vạch EAN/UPC, mối tương quan trực tiếp giữa chiều cao và chiều ngang của vạch đạt chất lượng nên phải tuân thủ chiều cao tuân thủ theo kích cỡ vạch X tối thiểu, đạt và tối đa theo giá trị tại cột chiều cao tối thiểu X. (***) Quy định đặc tả mã vạch hiện tại cho Databar đa hướng (chiều cao tối thiểu 33X) và Databar xếp chồng đa hướng (chiều cao tối thiểu 69X) chi ra tỷ lệ khung cho phần vạch, bể tăng hiệu quả quét, môi trường quét đa hướng, một tỷ lệ khung PHẢI được sử dụng lớn hơn hoặc bằng quy định cho vạch EAN/UPC và kiểm thử thực địa vạch Databar (46X hoặc 95X). |
Bảng A.4 - Vật phẩm không được quét tại điểm bán lẻ nhưng quét tại điểm phân phối hoặc cơ sở y tế thông thường
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X (*) |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
||||||
Tối thiểu (*) |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phải |
|||
EAN-13 |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
11X |
7X |
1.5/06/660 |
|
EAN-8 |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
14.58 (0.574") |
18.23 (0.718") |
36.46 (1.435") |
7X |
7X |
1.5/06/660 |
|
UPC-A |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
9X |
9X |
1.5/06/660 |
|
UPC-E |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70(1.800") |
9X |
7X |
1.5/06/660 |
|
DataBar đa hướng |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
8.71 (0.343") |
10.90 (0.429") |
21.78 (0.858”) |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar xếp chồng đa hướng |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.24 (0.718") |
27.78 (1.094") |
45.54 (1.794") |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar mở rộng |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
8.99 (0.354") |
11.23 (0.442") |
22.44 (0.883") |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar mở rộng xếp chồng |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.75 (0.738") |
23.44 (0.923") |
46.86 (1.845") |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar xếp chồng |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
3.43 (0.135") |
4.29 (0.169”) |
8.58 (0.338") |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar giới hạn |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
2.64 (0.104") |
3.30 (0.130”) |
6.60 (0.260") |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar cắt ngắn |
0.264 (0.0104") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
3.43 (0.135") |
4.29 (0.169") |
8.58 (0.338”) |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
ITF-14 |
0.250 (0.00984") |
0.495 (0.0195") |
0.495 (0.0195") |
12.70 (0.500") |
12.70 (0.500") |
12.70 (0.500") |
10X |
10X |
1.5/06/660 |
|
GS1-128 |
0.250 (0.00984") |
0.495 (0.0195") |
0.495(0.0195") |
12.70 (0.500") |
12.70 (0.500") |
12.70 (0.500") |
10X |
10X |
1.5/06/660 |
|
DataMatrix (***) |
0.380 (0.0150") |
0.380 (0.0150") |
0.495 (0.0195") |
Chiều cao được xác định bằng kích cỡ vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X tại cả 4 chiều |
1.5/08/660 |
||||
QR Code (***) |
0.380 (0.0150") |
0.380 (0.0150") |
0.495 (0.0195") |
Chiều cao được xác định bằng kích cỡ vạch X và dữ liệu được mã hóa |
4X tại cả 4 chiều |
1.5/08/660 |
||||
(*) |
Vạch ITF-14 có kích thước X nhỏ hơn 0,635 mm (0.0250 inch) KHÔNG ĐƯỢC in trực tiếp trên bề mặt gấp với quy trình in phẳng thông thường. Thanh vạch ITF-14 có tỷ lệ ngang 2.5:1 và trong dải 2.25:1 đến 3:1. Trong trường hợp thông thường, các mã vạch chỉ được in với kích thước X nhỏ hơn 0,264 mm (0.0104 inch) hoặc thu nhỏ bằng 80% với các điều kiện: ▪ Kích cỡ X cho phép giữa 0,249 mm (0.0098 inch) hoặc thu nhỏ bằng 75% và 0,264 mm (0.0104 inch) hoặc thu nhỏ bằng 80% chỉ áp dụng cho quy trình in cụ thể (nhiệt hoặc lazer). Đối với tất cả quy trình in khác, kích cỡ X tối thiểu cho phép là 0,264 mm (0.0104 inch). ▪ Khi tiến hành in một mã vạch tối thiểu với phương pháp bất kỳ, vùng in mã vạch và vùng trống phải không được nhỏ hơn vùng yêu cầu cho kích thước X 0,264 mm (0.0104 inch). ▪ Khi tiến hành in một mã vạch tối thiểu với phương pháp bất kỳ, chiều cao vạch KHÔNG ĐƯỢC cắt ngắn. |
|||||||||
(**) |
Chiều cao vạch tối thiểu cho các vạch EAN/UPC không bao gồm phần cho người đọc, không gồm phần rìa (bearer) đối với vạch ITF-14, không bao gồm vạch mở rộng. Bởi vì môi trường quét hoạt động cho vạch EAN/UPC, mối tương quan trực tiếp giữa chiều cao và chiều ngang của vạch đạt chất lượng nên phải tuân thủ chiều cao tuân thủ theo kích cỡ vạch X tối thiểu, đạt và tối đa theo giá trị tại cột chiều cao tối thiểu X. Với kích thước vạch tối thiểu dành cho GS1-128 và ITF-14 để đảm bảo hoạt động là 12,7 mm (0.5 inch) nhưng nếu vật đóng gói vật lý quá nhỏ hơn quy định này thì việc cắt ngắn có thể được xác định, nhưng cũng KHÔNG ĐƯỢC ít hơn 5,08 mm (0.2 inch). Không giới hạn chiều cao tối đa nhưng nếu sử dụng kích cỡ vạch X tối đa thì chiều cao vạch phải tương đương hoặc lớn hơn giá trị tại cột chiều cao vạch tối thiểu. Ngoài ra với chiều cao vạch tuyến tính được thiết lập là kích cỡ cố định, các phần bổ sung tích hợp được in với cùng kích cỡ X như là phần vạch tuyến tính, và chiều cao mã vạch biến đổi tùy theo lượng dữ liệu được mã hóa, kích cỡ X, và mã vạch tuyến tính đó được sử dụng cấu thành với phần bổ sung tích hợp. Chú ý phần bổ sung tích hợp có thể được in bằng mã vạch tuyến tính như DataBar, GS1-128, UPC-A, or EAN-13. Mã vạch ITF-14 không được áp dụng cho phần bổ sung tích hợp. |
|||||||||
(***) |
Kích cỡ vạch 2 chiều ảnh hưởng tới quy trình đọc ảnh mã vạch nên đòi hỏi rằng mã DataMatrix và QR Code phải được in gấp 1,5 lần kích cỡ vạch X cho phép của vạch tuyến tính. |
|||||||||
Bảng A.5 - Các đơn vị logistic được quét tại điểm phân phối
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X (*) |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
||||||
Tối thiểu (*) |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phải |
|||
GS1-128 |
0.495 (0.0195") |
0.495 (0.0195") |
0.940 (0.0370") |
31.75 (1.250") |
31.75 (1.250") |
31.75 (1.250") |
10X |
10X |
1.5/10/660 |
|
DataMatrix |
0.743 (0.0292) |
0.743 (0.0292") |
1.50 (0.0591) |
Chiều cao được xác định bằng kích cỡ vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X tại cả 4 chiều |
1.5/20/660 |
||||
QR Code |
0.743 (0.0292) |
0.743 (0.0292) |
1.50 (0.0591) |
Chiều cao được xác định bằng kích cỡ vạch X và dữ liệu được mã hóa |
4X tại cả 4 chiều |
1.5/20/660 |
||||
(*) |
Nếu đơn vị logistic có kích thước vật lý quá nhỏ so với kích cỡ X tối thiểu thì có thể áp dụng kích cỡ 0,25 mm (0.0098 inch). |
|||||||||
(**) |
Kích cỡ vạch tối thiểu chỉ dành cho chiều cao vạch nhưng không bao gồm phần chữ cho người đọc. Nếu đơn vị logistic có kích thước vật lý quá nhỏ so với kích cỡ tối thiểu, thì chiều cao vạch tối thiểu nên lớn hơn 15% chiều ngang mã vạch bao gồm Vùng trống hoặc 12,7 mm (0.5 inch). Nếu phần đóng gói có kích thước quá nhỏ so với quy định, có thể cắt ngắn vạch nhưng KHÔNG ĐƯỢC nhỏ hơn 5,08 mm (0.2 inch). Không có quy định cho chiều cao tối đa nhưng khi sử dụng kích cỡ vạch X tối đa, chiều cao vạch phải tương hoặc lớn hơn giá trị cột Chiều cao tối thiểu. |
|||||||||
Bảng A.6 - Vật phẩm y tế không bán lẻ không quét tại điểm phân phối thông thường
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X (*) |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
|||||
Tối thiểu (*) |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phải |
||
GS1-128 |
0.170 (0.0067") |
0.495 (0.0195") |
0.495 (0.0195") |
12.70 (0.500") |
12.70 (0.500") |
12.70 (0.500") |
10X |
10X |
1.5/06/660 |
DataMatrix |
0.254 (0.0100") |
0.380 (0.0150") |
0.990 (0.0390") |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X cho tất cả các chiều |
1.5/08/660 |
|||
DataBar đa hướng |
0.170 (0.0067") |
0.200 (0.0080") |
0.660 (0.0260") |
5.61 (0.221") |
6.60 (0.260") |
21.78 (0.858”) |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar cắt ngắn |
0.170 (0.0067") |
0.200 (0.0080") |
0.660 (0.0260") |
2.21 (0.087") |
2.60 (0.102”) |
8.58 (0.338”) |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar xếp chồng |
0.170 (0.0067") |
0.200 (0.0080") |
0.660 (0.0260") |
2.21 (0.087") |
2.60 (0.102") |
8.58 (0.338”) |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar xếp chồng đa hướng |
0.170 (0.0067") |
0.200 (0.0080") |
0.660 (0.0260") |
11.73 (0.462”) |
13.80 (0.543") |
45.54 (1.794") |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar giới hạn |
0.170 (0.0067") |
0.200 (0.0080") |
0.660 (0.0260") |
1.70 (0.067") |
2.00 (0.079") |
6.60 (0.260”) |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar mở rộng |
0.170 (0.0067") |
0.200 (0.0080") |
0.660 (0.0260") |
5.78 (0.228") |
6.80 (0.268") |
22.44 (0.884") |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar mở rộng xếp chồng |
0.170 (0.0067") |
0.200 (0.0080") |
0.660 (0.0260") |
12.07 (0.475") |
14.20 (0.559") |
46.86 (1.846”) |
- |
- |
1.5/06/660 |
EAN-13 |
0.170 (0.0067") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
11X |
7X |
1.5/06/660 |
EAN-8 |
0.170 (0.0067") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
14.58 (0.574") |
18.23 (0.718") |
36.46 (1.435") |
7X |
7X |
1.5/06/660 |
UPC-A |
0.170 (0.0067") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70 (1.800") |
9X |
9X |
1.5/06/660 |
UPC-E |
0.170 (0.0067") |
0.330 (0.0130") |
0.660 (0.0260") |
18.28 (0.720") |
22.85 (0.900") |
45.70(1.800") |
9X |
7X |
1.5/06/660 |
ITF-14 |
0.170 (0.0067") |
0.495 (0.0195") |
0.495 (0.0195") |
12.70 (0.500") |
12.70 (0.500") |
12.70 (0.500") |
10X |
10X |
1.5/06/660 |
CC-A |
Tất cả CC cần được in với cùng kích thước vạch X theo quy định của vạch tuyến tính. |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X |
1X |
1.5/06/660 |
||||
CC-B |
1X |
1X |
1.5/06/660 |
||||||
CC-C |
2X |
2X |
1.5/06/660 |
Bảng A.7 - In trực tiếp trên cấu kiện
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X (*) |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
Phương pháp in |
||
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
||||
DataMatrix |
0.254 (0.0100”) |
0.300 (0.0118”) |
0.615 (0.0242”) |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X cho cả 4 chiều |
1.5/06/660 |
In trực tiếp lên vật phẩm |
QR Code |
0.254 (0.0100") |
0.300 (0.0118”) |
0.615 (0.0242") |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
4X cho cả 4 chiều |
1.5/06/660 |
In trực tiếp lên vật phẩm |
DataMatrix |
0.254 (0.0100") |
0.300 (0.0118”) |
0.615 (0.0242°) |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X cho cả 4 chiều |
1.5/08/660 |
In trực tiếp lên vật phẩm bằng mực |
DataMatrix |
0.100 (0.0039”) |
0.200 (0.0079”) |
0.300 (0.0118”) |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X cho cả 4 chiều |
DPMI.5/04- 12/650/(45Q|30Q|30T|30S|90) |
In trực tiếp lên vật phẩm bằng laze |
DataMatrix |
0.200 (0.0079") |
0.300 (0.0118”) |
0.495 (0.0195") |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X cho cả 4 chiều |
DPMI.5/08- 20/650/(45Q|30Q|30T|30S|90) |
In trực tiếp lên vật phẩm bằng đốt điểm |
Bảng A.8 - Thương phẩm quét tại quầy thuốc và phân phối thông thường
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X (*) |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
|||||
Tối thiểu (*) |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phải |
||
GS1- 128 |
0.495 |
0.495 |
1.016 |
31.75 (1.250") |
31.75 (1.250") |
31.75 (1.250") |
10X |
10X |
1.5/10/660 |
Data Matrix (*) |
0.750 |
0.750 |
1.520 |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X trên 4 chiều |
1.5/20/660 |
|||
EAN-13 |
0.495 |
0.660 |
0.660 |
34.28 (1.350") |
45.70 (1.800") |
45.70 (1.800") |
11X |
7X |
1.5/10/660 |
EAN-8 |
0.495 |
0.660 |
0.660 |
27.35 (1.077") |
36.46 (1.435") |
36.46 (1.435") |
7X |
7X |
1.5/10/660 |
UPC-A |
0.495 |
0.660 |
0.660 |
34.28 (1.350") |
45.70 (1.800") |
45.70 (1.800") |
9X |
9X |
1.5/10/660 |
UPC-E |
0.495 |
0.660 |
0.660 |
34.28 (1.350”) |
45.70 (1.800") |
45.70 (1.800") |
9X |
7X |
1.5/10/660 |
ITF-14 |
0.495 |
0.495 |
1.016 |
31.75 (1.250") |
31.75 (1.250") |
31.75 (1.250") |
10X |
10X |
1.5/10/660 |
DataBar đa hướng |
0.495 |
0.660 |
0.660 |
16.34 (0.644") |
21.78 (0.858”) |
21.78 (0.858”) |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar cắt ngắn |
0.495 |
0.660 |
0.660 |
6.44 (0.254”) |
8.58 (0.338”) |
8.58 (0.338") |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar xếp chồng |
0.495 |
0.660 |
0.660 |
6.44 (0.254”) |
8.58 (0.338") |
8.58 (0.338") |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar xếp chồng đa hướng |
0.495 |
0.660 |
0.660 |
34.16 (1.346”) |
45.54 (1.794") |
45.54 (1.794”) |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar giới hạn |
0.495 |
0.660 |
0.660 |
4.95 (0.195”) |
6.60 (0.260”) |
6.60 (0.260”) |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar mở rộng |
0.495 |
0.660 |
0.660 |
16.83 (0.663”) |
22.44 (0.884") |
22.44 (0.884") |
- |
- |
1.5/10/660 |
DataBar mở rộng xếp chồng |
0.495 |
0.660 |
0.660 |
35.15 (1.385”) |
46.86 (1.846") |
46.86 (1.846") |
- |
- |
1.5/10/660 |
CC-A |
Tất cả CC cần được in với cùng kích thước vạch X theo quy định của vạch tuyến tính. |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X |
1X |
1.5/10/660 |
||||
CC-B |
1X |
1X |
1.5/10/660 |
||||||
CC-C |
2X |
2X |
1.5/10/660 |
Bảng A.9 - Quy định riêng cho các mã GDTI, GRAI, GIAI và GLN
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X (*) |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
|||||
Tối thiểu (*) |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phải |
||
GS1-128 |
0.250 |
0.250 |
0.495 |
12.70 (0.500") |
12.70 |
12.70 |
10X |
10X |
1.5/06/660 |
DataMatrix |
0.380 |
0.380 |
0.495 |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X trên 4 chiều |
1.5/08/660 |
|||
QR Code |
0.380 |
0.380 |
0.495 |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
4X trên 4 chiều |
1.5/08/660 |
Bảng A.10 - Vật phẩm y tế bán lẻ không quét tại điểm phân phối
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X (*) |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
||||||
Tối thiểu (*) |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phải |
|||
GS1- 128 |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
12.70 |
12.70 |
12.70 |
10X |
10X |
1.5/06/660 |
|
Data Matrix |
0.396 |
0.495 |
0.990 |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X trên 4 chiều |
1.5/08/660 |
||||
DataBar đa hướng |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
8.71 |
10.89 |
21.78 |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar cắt ngắn |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
3.43 |
4.29 |
8.58 |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar xếp chồng |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
3.43 |
4.29 |
8.58 |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar xếp chồng đa hướng |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
18.22 |
27.77 |
45.54 |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar giới hạn |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
2.64 |
3.30 |
6.60 |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar mở rộng |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
8.98 |
11.22 |
22.44 |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
DataBar mở rộng xếp chồng |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
18.74 |
23.43 |
46.86 |
- |
- |
1.5/06/660 |
|
EAN-13 |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
18.28 |
22.85 |
45.70 |
11X |
7X |
1.5/06/660 |
|
EAN-8 |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
14.58 |
18.23 |
36.46 |
7X |
7X |
1.5/06/660 |
|
UPC-A |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
18.28 |
22.85 |
45.70 |
9X |
9X |
1.5/06/660 |
|
UPC-E |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
18.28 |
22.85 |
45.70 |
9X |
7X |
1.5/06/660 |
|
ITF-14 |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
12.70 |
12.70 |
12.70 |
10X |
10X |
1.5/06/660 |
|
CC-A |
Tất cả CC cần được in với cùng kích thước vạch X theo quy định của vạch tuyến tính. |
Chiều cao được xác định theo kích thước vach X và dữ liệu được mã hóa |
1X |
1X |
1.5/06/660 |
|||||
CC-B |
1X |
1X |
1.5/06/660 |
|||||||
CC-C |
2X |
2X |
1.5/06/660 |
|||||||
Bảng A.11- Quy định cho mã quan hệ dịch vụ GSRN
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X (*) |
Chiều cao tối thiểu vạch X (**) |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
|||||
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phái |
||
DataBar mở rộng |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
8.99 |
11.23 |
22.44 (0.883”) |
- |
- |
1.5/06/660 |
DataBar mở rộng xếp chồng |
0.264 |
0.330 |
0.660 |
18.75 |
23.44 |
46.86 (1.845") |
- |
- |
1.5/06/660 |
GS1-128 |
0.170 |
0.250 |
0.495 |
12.70 |
12.70 |
12.70 (0.500") |
10X |
10X |
1.5/05/660 |
DataMatrix |
0.254 |
0.380 |
0.495 |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X trên cả 4 chiều |
1.5/08/660 |
|||
QR Code |
0.254 |
0.380 |
0.495 |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
4X trên cả 4 chiều |
1.5/08/660 |
Bảng A.12 - Các sản phẩm Thuốc lá và đơn vị logistic theo quy định của EU 2018/574
Vật mang dữ liệu |
Kích cỡ vạch X |
Chiều cao tối thiểu vạch X |
Vùng trống |
Chất lượng tối thiểu |
|||||
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Tối thiểu |
Đạt |
Tối đa |
Trái |
Phải |
||
Vật phẩm đóng gói mức đơn vị theo quy định tại EU 2018/574 |
|||||||||
DataMatrix |
0.380 (0.0150") |
0.380 (0.0150") |
0.990 (0.0390") |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X trên cả 4 chiều |
3.5/08/660 |
|||
QR Code |
0.380 (0.0150") |
0.380 (0.0150") |
0.990 (0.0390") |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X vá dữ liệu được mã hóa |
4X trên cả 4 chiều |
3.5/08/660 |
|||
DotCode |
0.380 (0.0150") |
0.380 (0.0150") |
0.990 (0.0390") |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
3X trên cả 4 chiều |
3.5/08/660 |
|||
Gói vật phẩm (từng gói đơn vị đóng theo EU 2018/574) |
|||||||||
DataMatrix |
0.750 (0.0295”) |
0.750 (0.0295") |
1.520 (0.0600”) |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X trên cả 4 chiều |
3.5/20/660 |
|||
QR Code |
0.750 (0.0295”) |
0.750 (0.0295") |
1.520 (0.0600”) |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
4X trên cả 4 chiều |
3.5/20/660 |
|||
GS1-128 |
0.495 (0.0195") |
0.495 (0.0195") |
1.016 (0.0400") |
31.75 (1.250”) |
10X |
10X |
3.5/10/660 |
||
Đơn vị Logistic (từng gói đơn vị đóng theo EU 2018/574) |
|||||||||
DataMatrix |
0.750 (0.0295") |
0.750 (0.0295") |
1.520 (0.0600") |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
1X trên cả 4 chiều |
3.5/20/660 |
|||
QR Code |
0.750 (0.0295") |
0.750 (0.0295") |
1.520 (0.0600") |
Chiều cao được xác định theo kích thước vạch X và dữ liệu được mã hóa |
4X trên cả 4 chiều |
3.5/20/660 |
|||
GS1-128 |
0.495 (0.0195") |
0.495 (0.0195") |
0.940 (0.0370") |
31.75 (1.250") |
10X |
10X |
3.5/10/660 |
||
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] GS1 General Specifications;
[2] Improving traceability in food processing and distribution;
[3] WHO Policy brief on traceability of health products 2020;
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Chữ viết tắt
5 Các yêu cầu chung về mã vạch
5.1 Yêu cầu chung về mã vạch một chiều
5.1.1 Đặc trưng
5.1.2 Loại mã vạch
5.2.1 Mã QR Code
5.2.2 Mã Datamatrix
6 Yêu cầu chung về chip RFID
6.1 RFID sử dụng cho công-tai-nơ
6.2 RFID sử dụng cho vật phẩm quay vòng hoặc bao gói quay vòng
6.3 RFID sử dụng cho đơn vị logistic
6.4 RFID sử dụng cho bao gói sản phẩm
6.5 RFID sử dụng gán trên sản phẩm
6.6 RFID sử dụng cho động vật
7 Vị trí vật mang dữ liệu
7.1 Vị trí khuyến nghị
7.2 Vị trí khác
7.3 Quy tắc về rìa
7.4 Vị trí hạn chế
7.5 Các loại bao gói đặc biệt
7.6 Đối vưới phương pháp đóng gói đặc biệt
7.7 Vị trí đặt vật mang dữ liệu lên pa-lét
7.8 Vị trí đặt vật mang dữ liệu lên thùng giấy và lên các hòm ngoài cùng
7.9 Vị trí đặt vật mang dữ liệu lên khay và hòm không sâu
7.10 Vật mang dữ liệu bổ sung
Phụ lục A
Thư mục tài liệu tham khảo