Công văn 1448/TTNN-XKT của Thanh tra Nhà nước về việc hướng dẫn tổng kết Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo theo Chỉ thị số 979/CT-TTg

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1448/TTNN-XKT

Công văn 1448/TTNN-XKT của Thanh tra Nhà nước về việc hướng dẫn tổng kết Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo theo Chỉ thị số 979/CT-TTg
Cơ quan ban hành: Thanh tra Nhà nướcSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1448/TTNN-XKTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Dương Ngọc Sơn
Ngày ban hành:28/11/1997Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khiếu nại-Tố cáo

tải Công văn 1448/TTNN-XKT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 1448/TTNN-XKT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA THANH TRA NHÀ NƯỚC SỐ 1448/TTNN-XKT NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT PLKNTC THEO
CHỈ THỊ 979/CT-TTG

 

Kính gửi:

- Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

- Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

- Chánh Thanh tra các Bộ ngành, tỉnh thành phố

 

Thực hiện Chỉ thị 979/1997/CT-TTg ngày 17/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kết thực hiện Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân, Tổng Thanh tra Nhà nước hướng dẫn nội dung tổng kết như sau:

1. Mục đích và yêu cầu tổng kết:

Việc tổng kết Pháp lệnh khiếu nại tố cáo nhằm mục đích đánh giá đúng đắn và đầy đủ những kết quả đã đạt được, cũng như những khó khăn, tồn tại, thiếu sót trong việc thực hiện Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân một cách hiệu quả và đi vào nề nếp. Đồng thời qua tổng kết rút ra những kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và những vấn đề cần thiết phải sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về khiếu nại, tố cáo làm cơ sở xây dựng Luật khiếu nại tố cáo của công dân.

2. Nội dung tổng kết:

Căn cứ Pháp lệnh khiếu nại tố cáo, Nghị định 38/HĐBT, Nghị định 89/CP, Chỉ thị 18/TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, lãnh đạo các ngành và địa phương trực tiếp chỉ đạo đánh giá đúng những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, tập trung đi sâu vào các vấn đề chính sau đây:

2.1. Kiểm điểm đánh giá việc thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

a. Việc ban hành những văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn; việc kiểm tra đôn đốc các cấp, các ngành thuộc quyền đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn quản lý của ngành và địa phương.

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật (trong đó có Pháp lệnh khiếu nại tố cáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện) ở địa phương, bộ ngành.

Nghiên cứu cải tiến thủ tục tiếp dân, tiếp nhận xử lý và giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền; nghiên cứu ban hành qui chế tiếp dân, soát xét các văn bản pháp qui ở ngành và địa phương nếu trái với qui định của pháp luật thì phải sửa đổi hoặc bãi bỏ để tránh phiền hà cho dan.

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong nhân dân để mọi người hiểu và thực hiện đúng.

Thanh tra Nhà nước đã ban hành văn bản đôn đốc nhắc nhở các địa phương, bộ ngành xử lý, giải quyết các vụ khiếu nại tố cáo gửi vượt cấp do Thanh tra Nhà nước chuyển về từ cuối năm 1995 và đầu năm 1996. Đến nay đã có trên 30 tỉnh, thành phố, 14 Bộ ngành gửi báo cáo kết quả về Thanh tra Nhà nước.

Để góp phần bảo đảm cho công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII có kết quả, tránh được những vấn đề khiếu tố phức tạp, trong thời gian Đại hội, Tổng Thanh tra Nhà nước đã ban hành văn bản đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, bộ, ngành tăng cường công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian trước và sau Đại hội lần thứ VIII của Đảng và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.

Thanh tra Nhà nước phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan bàn biện pháp triển khai việc tiếp dân phục vụ Đại hội Đảng lần thứ VIII.

Thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học, Thanh tra Nhà nước đã hoàn thành nghiên cứu đề án tiền khả thi về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đang triển khai thực hiện đề án khả thi trong 2 năm 1996-1997.

Song song với các việc trên, Tổng Thanh tra Nhà nước đã chỉ đạo việc soạn thảo sửa đổi Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo năm 1991 và Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra, nghiên cứu 3 đề tài khoa học liên quan đến việc sửa đổi Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo và đề án đổi mới tổ chức hoạt động Thanh tra. Đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành và thanh tra các tỉnh, thành phố trong cả nước để hoàn chỉnh Đề án sửa đổi Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân năm 1991 trình Chính phủ cho ý kiến trước khi trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Thanh tra Nhà nước đã ban hành công văn số 968TTNN ngày 26/6/1996 hướng dẫn các cấp, các ngành giải quyết khiếu nại của công dân khi Toà án nhân dân đi vào xét xử các vụ kiện hành chính.

Ngày 20/7/1996 Tổng Thanh tra Nhà nước ban hành thông tư số 1118/TTNN hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với Toà án nhân dân các cấp, giải quyết có hiệu quả các khiếu kiện hành chính trong khi chờ sửa đổi Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân năm 1991.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo cuả Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 48 ngày 28/5/1996 của Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Nhà nước đã thành lập các đoàn công tác liên ngành để rà soát, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cấp, các ngành giải quyết ngay các vụ việc khiếu tố thuộc thẩm quyền, xem xét đề xuất ý kiến, giải quyết các vụ việc tồn đọng thuộc lịch sử trước đây tại Hà Nội, một số tỉnh, Bộ ngành trọng điểm, kiểm tra, xử lý các vụ tranh chấp đất đai giữa dân với các đơn vị quân đội, nông, lâm trường, rà soát để kiến nghị xử lý các văn bản pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo còn chồng chéo, không thống nhất.

Theo báo cáo chưa đầy đủ, 9 tháng đầu năm 1996 các địa phương, bộ, ngành tổ chức được 597 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn giới thiệu các văn bản pháp luật, pháp qui, phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho 11.596 cán bộ và thanh tra viên. Một số địa phương, bộ ngành tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn như Vĩnh Long 3 lớp và 93 đợt tập huấn cho 2.199 lượt người; Quảng Nam-Đà nẵng 31 lớp cho 1.862 lượt người; Thanh Hoá 10 lớp với 635 người. Đồng Nai 7 lớp 478 lượt người, Ngân hàng Nhà nước 23 lớp 733 người. Bộ Lao động Thương binh Xã hội 4 lớp gần 400 người.

Thanh tra Nhà nước và các địa phương bộ ngành đã tiến hành kiểm tra trên 1000 đơn vị từ cấp xã, phường, huyện quận, sở đến tỉnh về trách nhiệm thi hành Pháp lệnh khiếu nại tố cáo đối với thủ trưởng các cấp, các ngành thuộc quyền trong đó Vĩnh Phú đã kiểm tra được 156 đơn vị; Hà Tĩnh 61; Thanh Hoá 53, Lai Châu 41; Thái Bình 54; Trà Vinh 65; Bình Thuận 59; Vĩnh Long 25; Ngân hàng Nhà nước 25; Khánh Hoà 24 ...

Riêng Thanh tra Nhà nước đã có 3 tổ công tác đi kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các địa phương trong việc thực hiện Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo là Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Đắc lắc, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Thái.

Qua kiểm tra, cho thấy ở nhiều nơi lãnh đạo các cơ quan đơn vị đề cao được trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Nhiều huyện thị, sở ngành công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có chuyển biến tốt hơn trước.

Tuy vậy, một số nơi còn có mặt yếu kém cần phải khắc phục như: thời hạn giải quyết còn chậm, trình tự thủ tục còn gây phiền hà cho dân, khi kết thúc vụ việc không ra quyết định giải quyết.

 

II. VỀ TIẾP DÂN, TÌNH HÌNH ĐƠN THƯ VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN 9 THÁNG ĐẦU NĂM 1996:

 

Theo số liệu chưa đầy đủ của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 16 bộ, ngành, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã tiếp 109.321 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, tăng 19,05% so cùng kỳ năm 1995. Trụ sở tiếp dân của Đảng và Nhà nước tiếp 4.615 lượt người, gồm 2.923 vụ việc (có 2.583 khiếu nại, 173 tố cáo, 171 phản ảnh, kiến nghị).

Công tác tiếp dân ở các cấp, các ngành 9 tháng qua đã có bước tiến bộ và đi vào nề nếp hơn trước.

Việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân được nhanh chóng, kịp thời. Nhiều vụ việc thuộc thẩm quyền các cấp, các ngành đã được giải quyết tích cực.

Tổng hợp báo cáo của 48 tỉnh, thành phố và 16 bộ ngành, 9 tháng đầu năm 1996 tiếp nhận 112.450 vụ việc (100.530 khiếu nại, 11.920 tố cáo) thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý hành chính các cấp.

Đã giải quyết được 88.942 vụ việc thuộc thẩm quyền, trong đó khiếu nại 80.360 vụ đạt 80%; tố cáo 8.582 vụ đạt 72%.

Số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp là 26.915 khiếu nại và 2.585 tố cáo.

Nét nổi bật trong 9 tháng đầu năm 1996 là các ngành, địa phương đã chủ động soát xét, tập trung giải quyết những vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Nhiều nơi, việc giải quyết đã bảo đảm các thủ tục pháp lý, ra các quyết định giải quyết, khắc phục dần tình trạng đùn đẩy, khi giải quyết chỉ ra các văn bản thông báo, công văn trả lời hoặc bằng hình thức biên bản v.v... không ra Quyết định giải quyết.

Chín tháng qua, Thanh tra Nhà nước đã nhận được 1.260 văn bản giải quyết của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố, nhiều nhất là Đồng Tháp 213 văn bản, thành phố Hồ Chí Minh 133; Cần Thơ 33; An Giang 31; Kiên Giang 28; Hải Phòng 12; Bộ Xây dựng 12.

Một số tỉnh, thành phố, bộ, ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt tỷ lệ khá cao như Thái Bình 93,12%; Vĩnh Phú 96,32%; Nghệ An 86,22%; Nam Hà 85,14%; Ngân hàng Nhà nước 88,92%; Bộ Nội vụ 91,07%; Bộ Tài chính 90% v.v...

Đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi vượt cấp lên các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở Trung ương vẫn còn nhiều. Chín tháng đầu năm 1996, Thanh tra Nhà nước đã nhận 21.297 đơn thư các loại, trong đó 99% thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của cấp Bộ ngành, tỉnh, thành phố, huyện, quận, xã, phường. Qua xử lý thấy rằng số đơn trùng lắp, không rõ địa chỉ, nội dung là: 11.912 đơn; thực chất chỉ có 9.385 vụ việc (gồm 7.745 khiếu nại; 989 tố cáo; 651 phản ảnh, kiến nghị) thuộc thẩm quyền cơ quan Nhà nước các cấp phải xem xét, giải quyết.

Chín tháng đầu năm Thanh tra Nhà nước đã xử lý, phân loại nội dung, thẩm quyền, hướng dẫn và chuyển 8.906 vụ việc vượt cấp đến các Bộ trưởng, thủ trưởng, cơ quang ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xem xét giải quyết theo thẩm quyền và chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền xem xét giải quyết. Đến nay mới có 35 tỉnh, thành phố và 14 bộ ngành trả lời kết quả xử lý những đơn do Thanh tra Nhà nước chuyển về.

Qua tiếp dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo cho thấy:

- Tình trạng công dân tập hợp thành đoàn đông người đến các cơ quan Nhà nước để gây áp lực đòi giải quyết vẫn diễn ra ở nhiều địa phương và cơ quan trung ương, nhất là trong thời gian Đại hội Đảng các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. Riêng trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp trên 70 đoàn khiếu tố tập thể từ 5 người đến hàng 100 người.

Nội dung khiếu nại nổi lên:

- các địa phương, nhất là: Hà Nội, Hà Tây, Nam Hà. Hải Hưng, An Giang, Đắc Lắc, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Kiên Giang, Minh Hải, Vĩnh Long v.v... phát sinh nhiều vụ đòi lại đất cũ trong nội bộ nhân dân, giữa dân với cơ quan Nhà nước (nông lâm trường, đơn vị vũ trang ...), gay gắt nhất là những khiếu nại về việc các địa phương thu hồi đất, giải toả nhà cửa lấy mặt bằng mở mang đô thị, làm đường giao thông, phát triển kinh tế, liên doanh với nước ngoài. Nhưng việc giải quyết đền bù tài sản, hoa màu, giải quyết nơi ở mới mà nhân dân cho là chưa đúng chính sách pháp luật.

- Các tranh chấp khiếu nại về nhà ở, nhất là những việc liên quan đến thời kỳ lịch sử trước đây, số người ở Hà Nội bị thu giữ nhà trong cải tạo, công tư hợp doanh, diện nhà vắng chủ tiếp tục đến khiếu nại gay gắt.

- Các khiếu nại về án oan, án nặng, bắt giam tha, thi hành án còn nhiều.

+ Về tố cáo: tập trung nhiều nhất tố cáo cán bộ vi phạm phẩm chất đạo đức, năng lực kém, tham nhũng, có liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng các cấp và nhân sự Đại hội Đảng lần thứ VIII.

Những vụ việc nêu trên, Thanh tra Nhà nước đã đôn đốc địa phương, bộ ngành giải quyết. Nhiều nơi đã có văn bản giải quyết, một số vụ Thủ tướng Chính phủ đã chấp nhận cách giải quyết của địa phương và cho ý kiến chỉ đạo, song ở một số nơi nhân dân vẫn liên tục kéo lên Trung ương để khiếu kiện.

Đối với những đơn tố cáo của công dân và báo chí đã nêu lên. Thanh tra Nhà nước đã tổ chức những đoàn thanh tra theo đơn tố cáo trên một số lĩnh vực: đất đai, tài chính, các dự án tài trợ của nước ngoài, chính sách xã hội và đã kết thúc cuộc thanh tra tại tỉnh Khánh Hoà, Lâm Đồng, Lạng Sơn với nội dung tố cáo có liên quan đến quản lý đất đai, hoá giá nhà.

Kết thúc vụ tố cáo tham nhũng ở trại nuôi dưỡng người già cô đơn tại Đô Lương - Nghệ An, đã có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.

Thanh tra Nhà nước đã tập trung xem xét ra quyết định giải quyết hoặc có văn bản nêu rõ đúng sai và yêu cầu các Bộ ngành, địa phương giải quyết các vụ khiếu nại và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là:

1. Vụ khiếu nại của ông Nguyễn Quang Trình ở 195B Đội Cấn - Hà Nội đòi lại chỗ ở cũ do Ban Tài chính quản trị Trung ương đang quản lý sử dụng nhà 195B Đội Cấn Hà Nội.

2. Bà Nguyễn Thị Huân ở Vĩnh Phú khiếu nại việc chính quyền địa phương giải toả nhà đất nhưng chưa giải quyết thoả đáng chỗ ở mới cho bà.

3. Bà Hồ Lệ Hằng ở Bộ Công nghiệp đòi lại căn nhà số 44 gác 2 nhà B khu tập thể Dệt kim Đông Xuân đã cấp cho người khác từ 1970.

4. Ông Lê Đại và con trai là Nguyễn Văn Thành ở Quảng Ninh khiếu nại việc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cưỡng chế tháo dỡ nhà.

5. Bà Phạm Thị Huệ ở Hải Phòng khiếu nại đòi Nhà nước công nhân thương binh cho chồng là Vũ Văn Xuân.

6. Bà Tạ Thị Liên ở Hà Tây khiếu nại đòi 819 m2 đất cũ do tỉnh Hà Tây đã cấp cho Công ty xây dựng dân dụng Sông Đà.

7. Bà Nguyễn Thị Mùi ở Cầu Giấy - Hà Nội khiếu nại việc Uỷ ban nhân dân huyện từ Liêm giải toả nhà đất để làm đường 32 Cầu Giấy nhưng việc đền bù không đúng chính sách pháp luật.

8. Ông Nguyễn Văn Bính - Trường Tuyên giáo (cũ) khiếu nại việc Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm Hà Nội cắm mốc giới mở đường sai quy định, đền bù giải toả chưa thoả đáng.

9. Tham gia xử lý vụ nhà 18A Cửa Đông - Hà Nội, khiếu nại đòi quyền sở hữu nhà thuộc diện cải tạo do nhà nước quản lý.

10. Vụ của ông Nguyễn Trọng Nhạ và bà Phùng Thị Loan (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) khiếu nại quyền lợi chưa được giải quyết sau khi bị xử lý kỷ luật oan.

11. Khiếu nại của ông Ngô Hoàng Nam ở An Giang đòi bồi thường chiếc thuyền, bị bắt giam oan.

12. Vụ bà Trần Thị Đức khiếu nại Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trả lại quyền sở hữu nhà 28 Nguyễn Hữu Cầu, Quận I cho bà Lê Thị Hay là chủ sở hữu cũ.

13. Ra Quyết định giải quyết khiếu nại của các nghiệp chủ Xí nghiệp công tư hợp doanh ở tỉnh Bình Trị Thiên cũ.

14. Vụ khiếu nại của ông Vương Phong Đức - An Giang

15. Vụ khiếu nại của các hộ dân ở HTX Đạo Nghĩa, huyện Đăk Lei, Đắc Lắc về sở hữu vườn cao su.

16. Vụ khiếu nại của 60 hộ dân ở Xuyên Mộc - tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu khiếu nại việc Uỷ ban nhân dân tỉnh giải toả khu dân cư nhưng việc đền bù chưa thoả đáng.

17. Ông Vũ Quang Định khiếu nại Quyết định của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi tạm đình chỉ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của ông.

Đang tiếp tục hoàn thành báo cáo kết luận, ra quyết định giải quyết và đôn đốc các dịa phương giải quyết các vụ khiếu nại:

1. Vụ ông Nguyễn Văn Chẩn (Hà Nội) khiếu nại đòi bồi thường thoả đáng tài sản bị thu giữ do Thành phố Hà Nội xử lý oan sai trong chiến dịch Z30.

2. Đỗ Văn Nhuận (Hải Phòng) khiếu nại việc không được nhà nước công nhận liệt sĩ cho anh trai là Đỗ Văn Phác.

3. Bà Nguyễn Thị Hẹ (Hải Phòng) đòi nhà của bố đẻ để lại, thành phố Hải Phòng đang quản lý

4. Vụ bà Dư Thị Thanh ngụ tại số 46, đường Hoàng Diệu, phường 1, thị xã Sóc Trăng khiếu nại quyết định số 138/QĐ-HC ngày 27/2/1996 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng bác đơn khiếu nại của bà đòi bồi thường thoả đáng mà tỉnh đã trưng dụng 3.000m2 đất trong khu vực hồ nước ngọt, thị xã Sóc Trăng (mà bà cho rằng gia đình bà sử dụng là hợp lý).

5. Vụ khiếu nại của ông Mai Văn Vị, tỉnh Đồng Nai xin lại nhà số 101 đường Hưng Đạo vương, thành phố Biên Hoà, do Sở Điện lực đang quản lý sử dụng.

6. Khiếu tố của ông Tạ Văn Soái và bà Phạm Thị Quý, khu tập thể trường Cao đẳng sư phạm Cần Thơ khiếu nại về chế độ tiền lương của bà Quý và tố cáo ông hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Cần Thơ lấy vật liệu của Nhà trường để xây dựng nhà cho cá nhân.

7. Khiếu nại của bà Nguyễn Thị Ngươn, thị trấn Ô Môn, tỉnh Cần Thơ đòi lại nhà bị phát mại do vay tiền ngân hàng để thế chấp nhưng không có tiền trả ngân hàng.

8. Bà Dương Thị Cúc, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Minh Hải đòi lại 3 công đất cũ ở xã Nhân Nghĩa, châu Thành, tỉnh Cần Thơ.

9. Ông Phan Hiền Lương, xã Long Trị, huyện Long Mỹ, Cần Thơ khiếu nại việc bị chính quyền địa phương cưỡng chế giải toả nhà, đất.

10. Vụ bà Phạm Thị Ca, Phạm Văn Lễ, Cần Thơ khiếu nại việc chính quyền địa phương giải toả và bồi hoàn ở khu thương mại Cái Khế, tỉnh Cần Thơ.

11. Bà Lê Thị Hiển ở 445/23 đường Quảng Cơ Thành, thị xã Long Xuyên, An Giang khiếu nại việc tỉnh An Giang thu hồi đất.

12. Bà Gấm - An Giang khiếu nại về đất.

13. Ông Đào Văn Phước - Khánh Hoà khiếu nại về nhà

14. Khiếu nại của xí nghiệp công tư hợp doanh vận tải ô tô Quảng Nam Đà Nẵng

15. Khiếu nại của ông Nguyễn Sinh - Huế đòi lại đất cũ

16. Khiếu nại của 4 hộ dân - Quảng Nam Đà Nẵng đòi lại đất cũ.

17. Khiếu nại của ông Hoàng Đại Yên - Phú Yên đòi lại nhà.

18. Bà Dương Thị Chính, cán bộ Văn phòng tỉnh uỷ - Bắc Thái khiếu nại việc tỉnh uỷ Bắc Thái cho nghỉ hưu không đúng chế độ chính sách.

Đang tiếp tục triển khai thẩm tra xác minh các vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao như sau:

1. Bà Trần Thị Tuyết, công nhân xí nghiệp gạch ngói Quỳnh Lưu - Nghệ An khiếu nại việc xí nghiệp buộc bà thôi việc từ 1979.

2. Bà Đặng Thị Ngọc, phường Đội Cung, thành phố Vinh - Nghệ An khiếu nại việc Ban quản lý thị trường thành phố Vinh thu giữ 1.037 kg đồng phế liệu từ 1987 đến nay chưa trả.

3. Cán bộ dân khu vực đường 32, Cầu Giấy - Hà Nội khiếu tố về việc giải toả nhà, đất mở đường 32, nhưng giải quyết đền bù không đúng chính sách pháp luật.

Nhìn chung, 9 tháng qua do có sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và lãnh đạo Thanh tra nhà nước, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, bộ, ngành nên công tác xét giải quyết khiếu nại tố cáo có sự chuyển biến tiến bộ hơn trước nhất là công tác quản lý. Kết quả giải quyết vụ việc theo thẩm quyền cũng được kịp thời và có kết quả tốt.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, trên lĩnh vực này chuyển biến chưa đồng đều. Còn một số thủ trưởng bộ, ngành, địa phương chưa thật sự quan tâm đến việc quản lý chỉ đạo công tác này nên không nắm được tình hình khiếu nại, tố cáo phát sinh và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nghành, địa phương mình, thiếu kiểm tra, đôn đốc cơ quan thuộc quyền giải quyết kịp thời các vụ việc ; không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại tố cáo.

 

III. DỰ KIẾN CÔNG TÁC XÉT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
QUÝ IV NĂM 1996

 

Tiếp tục thực hiện kế hoạch công tác đã đề ra, cụ thể là:

Hoàn thành 21 vụ việc đang làm như nêu ở trên và tiếp tục xem xét các vụ việc mới do Thủ trưởng Chính phủ giao.

Hoàn thành Đề án sửa đổi Pháp lệnh khiếu nại tố cáo và đổi mới tổ chức hoạt động thanh tra trình Chính phủ và Quốc hội.

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 48/TB ngày 28/5/1996 của Văn phòng Chính phủ, các Đoàn công tác liên ngành khẩn trương triển khai việc rà soát, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các cấp, các ngành giải quyết ngay các vụ việc khiếu tố thuộc thẩm quyền. Xem xét, đề xuất ý kiến giải quyết các vụ khiếu nại tồn đọng do lịch sử để lại tại Hà Nội và một số tỉnh, ngành trọng điểm. Kiểm tra xử lý các vụ tranh chấp đất đai giữa dân với các đơn vị quân đội, nông lâm trường. Rà soát để kiến nghị xử lý các văn bản pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo còn chồng chéo, không thống nhất.

Các công việc trên sẽ hoàn thành bước một vào cuối tháng 12 có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo tiếp.

- Đôn đốc các địa phương, bộ ngành tổng hợp tình hình kết quả làm báo cáo tổng kết công tác xét khiếu tố 1996, xây dựng chương trình kế hoạch cho 1997 phù hợp với tình hình của từng ngành, địa phương.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi