Quyết định 1860/QĐ-TTCP Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1860/QĐ-TTCP

Quyết định 1860/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra
Cơ quan ban hành: Thanh tra Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1860/QĐ-TTCPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Văn Truyền
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
06/09/2007
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Cán bộ-Công chức-Viên chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy tắc ứng xử của cán bộ Thanh tra

Ngày 06/9/2007, Thanh tra Chính phủ ra Quyết định 1860/QĐ-TTCP về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra.

Cụ thể, đối với đồng nghiệp, cán bộ Thanh tra phải ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín chính đáng của đồng nghiệp; hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp phải thực sự chân thành, tôn trọng giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, cán bộ ứng xử với nhân dân nơi cư trú như sau: Tích cực tham gia tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, các văn bản pháp luật khác; Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân nơi cư trú; Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật;…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 02/10/2007.

Xem chi tiết Quyết định 1860/QĐ-TTCP tại đây

tải Quyết định 1860/QĐ-TTCP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1860/QĐ-TTCP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THANH TRA CHÍNH PHỦ
----------

Số: 1860/QĐ-TTCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
---------

Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ THANH TRA

----------- 

TỔNG THANH TRA

Căn cứ Bộ Luật thanh tra ngày 24 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức;

Căn cứ Nghị định số 55/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra.
Điều 2. Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, công chức dự bị, viên chức thử việc và lao động hợp đồng đang làm việc trong các cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm thực hiện Quy tắc ứng xử này.
Điều 3. Thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra các bộ, Chánh thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử này đối với cán bộ thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

  

TỔNG THANH TRA




Trần Văn Truyền

QUY TẮC

ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ THANH TRA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1860/QĐ-TTCP ngày 06 tháng 9 năm 2007 của Tổng Thanh tra)

Điều 1. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ
1. Phải tuân thủ và gương mẫu thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử có văn hóa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm những việc phải làm và không được làm theo quy định của Bộ Luật lao động, Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra
1. Những việc cán bộ thanh tra phải làm:
a) Thực hiện đúng nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thanh tra được quy định trong Luật thanh tra, Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Có thái độ thận trọng, khách quan, toàn diện khi xem xét, đánh giá sự việc; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến giải trình hợp lý của đối tượng thanh tra, hướng dẫn cho đối tượng thanh tra hiểu và thực hiện đúng quy định pháp luật;
c) Tiếp xúc với đối tượng thanh tra tại công sở hoặc nơi thanh tra, kiểm tra, xác minh trong giờ hành chính đúng nguyên tắc khách quan, minh bạch, rõ ràng;
d) Báo cáo với Người ra quyết định thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra khi cán bộ thanh tra có quan hệ họ hàng, thân thiết với đối tượng thanh tra và đề nghị rút tên khỏi đoàn thanh tra;
2. Những việc cán bộ thanh tra không được làm:
a) Lợi dụng danh nghĩa cán bộ thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần để vụ lợi, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; dùng phương tiện, tài sản của cơ quan, đơn vị nơi đang thanh tra vì nhu cầu của cá nhân;
b) Kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý trái pháp luật; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật, truy ép, gợi ý cho đối tượng thanh tra trả lời chất vấn, trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình;
c) Cản trở, can thiệt trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tiết lộ thông tin tài liệu về nội dung thanh tra khi chưa có kết luận chính thức;
Điều 3. Ứng xử trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Những việc cán bộ thanh tra phải làm:
a) Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo, Quy chế tiếp công dân và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Ứng xử có văn hóa, lắng nghe, tôn trọng khi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo; hướng dẫn, giúp người khiếu nại, tố cáo hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật;
c) Khi thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị phải thận trọng, khách quan;
d) Nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì báo cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2. Những việc cán bộ thanh tra không được làm:
a) Sách nhiễu, trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, người tố cáo
b) Làm sai lệch hồ sơ, kết quả giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo; truy ép hoặc gợi ý cho người khiếu nại, người tố cáo trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình;
c) Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích hoặc các thông tin về người tố cáo.
Điều 4. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng
1. Những việc cán bộ thanh tra phải làm:
a) Khi tham gia Đoàn thanh tra về phòng, chống tham nhũng, phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy tắc này;
b) Tuân thủ các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thẩm tra, xác minh về phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật;
c) Cung cấp thông tin, báo cáo trung thực về công tác phòng, chống tham nhũng cho cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật;
d) Tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp, báo chí, Ban thanh tra nhân dân, công dân tham gia phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật;
2. Những việc cán bộ thanh tra không được làm:
a) Khi tham gia Đoàn thanh tra phòng, chống tham nhũng, cán bộ thanh tra không được làm những việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Quy tắc này;
b) Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, thông tin, tài liệu, báo cáo sai sự thật về phòng chống tham nhũng;
c) Lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng để gây rối, làm mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức;
d) Lợi dụng việc xác minh tài sản để gây khó khăn, phiền hà, cản trở hoạt động bình thường của người được xác minh; tiết lộ thông tin về tài sản của người được xác minh trái pháp luật;
đ) Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết các vụ tham nhũng.
Điều 5. Ứng xử với cán bộ lãnh đạo, với đồng nghiệp
1. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong cơ quan; nắm bắt kịp thời tâm ký, tôn trọng và phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ danh dự chính đáng của cán bộ thanh tra khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật;
2. Đối với cán bộ thanh tra:
a) Chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lý; thường xuyên chủ động sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
khi thực hiện quyết định của cấp trên, nếu có căn cứ quyết định đó trái pháp luật thí báo cáo ngay với người ra quyết định, trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thực hiện quyết định đó gây ra;
b) Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và đồng nghiệp;
3. Đối với đồng nghiệp:
Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín chính đáng của đồng nghiệp; hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp phải thực sự chân thành, tôn trọng giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Ứng xử với nhân dân nơi cư trú
1. Tích cực tham gia tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác.
2. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú.
3. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.
Điều 7. Ứng xử với cơ quan, tổ chức có liên quan và cơ quan thông tin, báo chí
1. Chỉ cung cấp những thông tin tài liệu về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng với các cơ quan, tổ chức có liên quan khi có kết luận chính thức của cấp có thẩm quyền và được lãnh đạo giao theo quy định của pháp luật.
2. Phát ngôn, cung cấp thông tin tài liệu về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng cho cơ quan thông tin, báo chí khi có kết luận chính thức của cấp có thẩm quyền và được lãnh đạo giao theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Ứng xử với tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Thực hiện quy định của pháp luật và của cơ quan khi quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài.
2. Chỉ được cung cấp thông tin, tài liệu, phát ngôn những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng khi được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 9. Ứng xử trong gia đình
1. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Không để bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vu lợi cho gia đình và bản thân.
3. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa lãng phí để vụ lợi.
Điều 10. Ứng xử nơi công cộng
1. Chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng.
2. Không được lợi dụng chức vụ quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội; tham gia, tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật.

 

TỔNG THANH TRA


 



Trần Văn Truyền

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi