Thông báo 35/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp Thường trực Chính phủ về giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Thông báo 35/TB-VPCP

Thông báo 35/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp Thường trực Chính phủ về giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:35/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành:25/01/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

tải Thông báo 35/TB-VPCP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông báo 35/TB-VPCP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông báo 35/TB-VPCP PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông báo 35/TB-VPCP ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 35/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2017
 
 
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI HỌP THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ VỀ GIẢI PHÁP CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 
Ngày 16 tháng 01 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi họp Thường trực Chính phủ để bàn về chủ trương, giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, đại diện lãnh đạo các Bộ: Công an, Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo về thực trạng, giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế ùn tắc giao thông trên địa bàn; trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015 đã xử lý được 45 điểm ùn tắc giao thông (từ 89 điểm xuống còn 44 điểm). Trong năm 2016, Thành phố đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó đã giải quyết được 20/44 điểm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, hiện nay đã phát sinh trở lại 04 điểm cũ và phát sinh 13 điểm mới, nâng tổng số điểm ùn tắc giao thông lên 41 điểm. Ngoài ra, trên một số tuyến đường hướng tâm, vành đai, xung quanh khu vực bến xe, nhà ga, các tuyến đường đang thi công... có lưu lượng giao thông lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm và khi có sự cố giao thông cũng như khi thời tiết xấu...
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do:
- Thành phố Hà Nội tổ chức triển khai và quản lý quy hoạch xây dựng chưa tốt, việc kiểm soát dân số đô thị còn nhiều hạn chế, tổ chức không gian đô thị chưa hợp lý; công tác tổ chức giao thông còn nhiều bất cập;
- Kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, nhất là các tuyến đường kết nối, đường vành đai;
- Phương tiện giao thông tăng nhanh (hiện nay có khoảng trên 5 triệu xe mô tô, tăng 7,66%/năm giai đoạn 2010 - 2015; 0,54 triệu xe ô tô các loại, tăng 12,9%/năm giai đoạn 2010 - 2015; trên 10 nghìn xe đạp điện), trong khi đó tốc độ phát triển hạ tầng giao thông của thành phố chỉ đạt đạt ở mức 3,9%/năm. Sự phát triển mất cân đối giữa phương tiện giao thông cá nhân với kết cấu hạ tầng giao thông dẫn đến ùn tắc giao thông ngày càng tăng; cùng với đó là ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân chưa cao...
Để giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ nhất trí với các giải pháp mà Ủy ban nhân dân Thành phố đã đề xuất, trong đó Thành phố cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
1. Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về quản lý đô thị Hà Nội, trong đó có nhiệm vụ hạn chế tăng dân số trong khu vực nội đô lịch sử.
2. Tập trung rà soát lại toàn bộ quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị Hà Nội; rà soát lại toàn bộ các dự án xây dựng nhà cao tầng trong nội đô, phải chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, các nút giao thông xung quanh gần khu vực dự án trước khi đầu tư xây dựng công trình; thực hiện nghiêm Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
3. Nghiên cứu xây dựng chương trình, tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông ngầm, đường trên cao, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2017.
4. Tập trung đầu tư hoàn thiện khép kín vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5, vành đai 4, vành đai 5; các trục hướng tâm: Quốc lộ 6, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 21, Đường 70, các trục chính đô thị kết nối với các tuyến đường vành đai...
5. Triển khai đầu tư các cầu qua sông Hồng, sông Đuống theo hệ thống đường vành đai như: cầu Vĩnh Tuy (Giai đoạn 2), cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Tứ Liên, cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Đuống 2.
6. Hoàn thành dứt điểm các tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông), số 3 (Nhổn - ga Hà Nội). Tập trung triển khai sớm 06 tuyến đường sắt đô thị còn lại theo quy hoạch.
7. Đầu tư các bến xe khách, xe tải đảm bảo kết nối đường bộ, đường sắt; các bãi đỗ xe ngầm, nổi phục vụ giao thông tĩnh theo quy hoạch (đặc biệt khu vực trung tâm thành phố để hạn chế đỗ xe dưới lòng đường, vỉa hè, giảm ùn tắc giao thông).
8. Trước mắt, Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các Bộ có liên quan triển khai ngay các giải pháp để tổ chức giao thông dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội Xuân 2017 như sau:
- Kiên quyết xóa bỏ tình trạng xe dù, bến cóc, nhất là trong các ngày đầu, ngày cuối dịp nghỉ Lễ, Tết.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thành lập tổ công tác để giải quyết trật tự giao thông tại các cảng hàng không, nhà ga, bến xe, hoạt động của xe taxi..; không để người dân không kịp về quê ăn tết vì lý do không có xe phương tiện giao thông.
- Rà soát, đánh giá hiệu quả của tuyến xe buýt nhanh (BRT) để có lịch trình, giá vé phù hợp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tham gia giao thông gia chấp hành nghiêm quy định về làn đường đối với tuyến xe buýt nhanh; có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm gây cản trở hoạt động của xe buýt nhanh.
- Phối hợp với các địa phương trong Vùng Thủ đô tăng cường chỉ đạo tổ chức phân luồng phương tiện ra vào tại các tuyến giao thông cửa ngõ, chống ùn tắc giao thông trong các ngày Lễ, Tết.
III. VỀ MỘT SKIẾN NGHỊ CỦA THÀNH PHỐ
1. Về phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư 02 dự án nhóm A (Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, bao gồm 02 cầu vượt qua đường Láng Hạ và đường Nguyễn Chí Thanh; Dự án tuyến đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng) gắn với công tác kiểm tra, giám sát và trách nhiệm của người đứng đầu: Đồng ý về nguyên tắc, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02 năm 2017.
2. Đồng ý về nguyên tắc áp dụng cơ chế đặc thù lựa chọn nhà đầu tư đối với 05 dự án cầu qua sông Hồng và khép kín đường vành đai gồm: Dự án cầu chui Trần Hưng Đạo; Dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; chuyển đổi hình thức đầu tư Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 theo hình thức hợp đồng BT; Dự án nút giao khác mức giữa đường vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long; xây dựng khép kín đường vành đai 2,5 và 3,5. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng phương án cụ thể đối với từng dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Về chỉ định Nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án xây dựng tuyến đường vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở (điều chỉnh bổ sung đoạn vành đai 2 dưới thấp thực hiện đồng thời với đoạn trên cao), dự án Quốc lộ 70 theo hình thức BT: Đồng ý về nguyên tắc. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có báo cáo cụ thể gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên tinh thần công khai minh bạch, không thất thoát tài sản nhà nước.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối, bố trí đủ vốn đối ứng ODA cho các dự án đường sắt đô thị theo tiến độ được duyệt và Hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ, bảo đảm phù hợp với mức vốn được phân bổ trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông qua.
5. Đồng ý Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tập trung kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước (ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư trong nước) đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP (đặc biệt là các tuyến tầu điện ngầm).
6. Đồng ý Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội rà soát lại các nguồn lực của thành phố để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2017.
7. Đồng ý Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng đề án quản lý phương tiện giao thông cá nhân, xác định lộ trình giảm xe ô tô, xe mô tô cá nhân; trước mắt rà soát và có cơ chế chính sách để xử lý các phương tiện xe máy quá niên hạn sử dụng để đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Về thành lập Ban chỉ đạo đầu tư các công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội để tập trung chỉ đạo các giải pháp về đầu tư và chống ùn tắc giao thông: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Nội vụ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2017 (theo hướng thành lập Ban Chỉ đạo đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban; các Phó Trưởng Ban gồm: Một Phó Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; các thành viên gồm các Bộ, ngành liên quan).
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: CA, GTVT, KHĐT, TC, XD, NV, TNMT;
- TU, HĐND, UBND thành phố Hà Nội;
- Ủy ban ATGT Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, NC, NN, QHĐP, QHQT;
- Lưu VT, CN (3) pvc.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi