Quyết định 1112/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1112/QĐ-BGTVT

Quyết định 1112/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1112/QĐ-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
26/04/2013
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1112/QĐ-BGTVT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1112/QĐ-BGTVT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1112/QĐ-BGTVT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 1112/QĐ-BGTVT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
------------------

Số: 1112/QĐ-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT HỆ THỐNG CẢNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

KHU VỰC PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

------------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

 

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, thẩm duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét tờ trình số 326/TTr-CĐS ngày 11/3/2013 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Hệ thống cảng đường thủy nội địa (ĐTNĐ) khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Phạm vi quy hoạch

Hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Bắc gồm các cảng ĐTNĐ tại đồng bằng Bắc bộ và vùng trung du, miền núi phía Bắc.

II. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Bắc phù hợp với Chiến lược phát triển GTVT, Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Đường thủy nội địa Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu hàng hóa, hành khách thông qua trong từng thời kỳ;

- Phát triển hệ thống cảng đảm bảo kết nối vận tải ĐTNĐ với các phương thức vận tải khác. Đầu tư đồng bộ giữa cảng, luồng tàu, đội tàu, công nghệ quản lý và bốc xếp. Đảm bảo xây dựng hệ thống cảng hiện đại, bền vững, gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường;

- Huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác cảng, chủ yếu theo các hình thức đầu tư BO, BOT và cho thuê công trình hạ tầng hiện có;

- Bên cạnh đầu tư phát triển, coi trọng công tác duy tu, bảo trì để tăng tuổi thọ công trình, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và an toàn khai thác.

2. Mục tiêu phát triển

a) Đến năm 2020

- Xây dựng hệ thống cảng hàng hóa và cảng hành khách đáp ứng nhu cầu thông qua khối lượng hàng hóa và hành khách, đến năm 2020 là 42,01 triệu tấn/năm và 5,52 triệu lượt hành khách/năm;

- Từng bước hiện đại hóa hệ thống cảng, đảm bảo nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và đáp ứng yêu cầu kết nối với vận tải đường bộ, đường biển, đường sắt, từng bước đáp ứng yêu cầu của dịch vụ logistics.

b) Định hướng đến năm 2030

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Bắc. Hiện đại hóa công tác quản lý và xếp dỡ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, giá cả hợp lý.

- Lượng hàng hóa thông qua đến năm 2030 dự kiến:

Đối với cảng hàng hóa: 65,9 triệu tấn/năm;

Đối với cảng hành khách: 10,8 triệu lượt hành khách/năm.

III. Quy hoạch chi tiết đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

1. Hệ thống cảng

a) Cảng hàng hóa: gồm 66 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 42,01 triệu tấn/năm, định hướng đến năm 2030 khoảng 65,9 triệu tấn/năm.

Các cảng chính

Bao gồm 07 cảng: cảng Hà Nội, cảng Khuyến Lương (sông Hồng), cảng Việt Trì (sông Lô), cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc (sông Đáy), cảng Hòa Bình (sông Đà), cụm cảng Đa Phúc (sông Công), cảng Phù Đổng (sông Đuống).

Chức năng: phục vụ hoạt động kinh tế của các địa phương và khu vực lân cận.

Năng lực thông qua đến năm 2020 đạt 10,99 triệu tấn/năm. Năm 2030 đạt khoảng 15,2 triệu tấn.

Các cảng khác

Bao gồm 59 cảng, phục vụ hoạt động kinh tế của các địa phương.

Năng lực thông qua đến năm 2020 đạt 31,02 triệu tấn/năm; đến năm 2030 đạt khoảng 50,7 triệu tấn.

Nội dung quy hoạch hệ thống cảng hàng hóa cụ thể như sau:

 

TT

Tên cảng

Tỉnh, thành phố

Quy hoạch đến năm 2020

Định hướng đến năm 2030

Cỡ tàu lớn nhất (T)

Công suất (Ngàn T/năm)

Cỡ tàu lớn nhất (T)

Công suất (Ngàn T/năm)

I

Các cảng chính

 

 

10.990

 

15.200

1

Cảng Hà Nội

Hà Nội

1.000

500

1.000

500

2

Cảng Khuyến Lương

Hà Nội

1.000

1.700

1.000

2.500

3

Cảng Việt Trì

Phú Thọ

800

2.000

800

3.000

4

Cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc

Ninh Bình

 

3.000

 

4.000

- Cảng Ninh Phúc

Ninh Bình

3.000

2.500

3.000

3.500

- Cảng Ninh Bình

Ninh Bình

1.000

500

1.000

500

5

Cảng Hòa Bình

Hòa Bình

400

550

600

700

6

Cụm cảng Đa Phúc

Hà Nội, Thái Nguyên

400

700

600

1.500

7

Cảng Phù Đổng (XD mới)

Hà Nội

800

2.540

800

3.000

II

Các cảng khác

 

 

31.020

 

50.720

1

Cảng Sơn Tây

Hà Nội

800

1.200

800

2.500

2

Cảng Hồng Hà

Hà Nội

800

1.000

800

2.000

3

Cụm cảng Chèm - Thượng Cát

Hà Nội

800

3.500

800

4.500

4

Cảng Bắc Hà Nội

Hà Nội

800

800

800

1.200

5

Cảng Chu Phan

Hà Nội

800

500

800

800

6

Cảng Thanh Trì

Hà Nội

800

700

800

1.500

7

Cảng Hồng Vân

Hà Nội

800

300

800

800

8

Cảng Vạn Điểm - Phú Xuyên

Hà Nội

800

1.500

800

2.500

9

Cảng Mai Lâm

Hà Nội

600

300

600

500

10

Cảng Đức Giang

Hà Nội

600

500

600

800

11

Cảng Chẹ

Hà Nội

300

1.200

300

1.500

12

Cảng Tế Tiêu

Hà Nội

300

200

300

300

13

Cảng Đức Bác

Vĩnh Phúc

600

500

600

800

14

Cảng Vĩnh Thịnh

Vĩnh Phúc

600

500

600

800

15

Cảng Như Thụy

Vĩnh Phúc

600

500

600

800

16

Cảng Hưng Yên

Hưng Yên

1.000

350

1.000

500

17

Cảng Triều Dương

Hưng Yên

600

300

600

500

18

Cảng Mễ Sở

Hưng Yên

1.000

350

1.000

500

19

Cảng Tân Đệ

Thái Bình

1.000

200

1.000

500

20

Cảng Thái Bình

Thái Bình

600

500

600

700

21

Cảng Hiệp

Thái Bình

400

200

400

350

22

Cảng Yên Lệnh

Nam

600

200

600

500

23

Cảng Nam Kinh

Nam

300

200

300

300

24

Cảng Nam Định (XD mới)

Nam Định

1.000

500

1.000

800

25

Cảng Cầu Yên

Ninh Bình

400

200

400

500

26

Cụm cảng Ninh Phúc mới

Ninh Bình

1.000­-3.000

3.000

1.000­-3.000

4.500

27

Cảng Đáp Cầu

Bắc Ninh

400

500

400

700

28

Cảng Đức Long

Bắc Ninh

600

300

600

800

29

Cảng Bến Hồ

Bắc Ninh

600

300

600

500

30

Cảng Kênh Vàng

Bắc Ninh

600

300

600

500

31

Cảng Á Lữ

Bắc Giang

400

600

400

800

32

Cảng Cống Câu

Hải Dương

600

800

600

1.500

33

Cảng Tiên Kiều

Hải Dương

600

500

600

800

34

Cảng Phú Thái

Hải Dương

600

500

600

800

35

Cảng Sở Dầu

Hải Phòng

1.000

1.500

1.000

1.800

36

Cảng An Hòa

Hải Phòng

1.000

200

1.000

300

37

Cảng Trường Nguyên

Hải Phòng

1.000

300

1.000

500

38

Cảng Nam Cầu Trắng

Quảng Ninh

2.000

550

2.000

970

39

Cảng Dương Nhật

Quảng Ninh

600

200

600

300

40

Cảng Ka Long

Quảng Ninh

600

300

600

500

41

Cảng Tuyên Quang

T. Quang

200

300

200

500

42

Cảng Chiêm Hóa (XD mới)

Tuyên Quang

200

150

200

300

43

Cảng Na Hang (XD mới)

Tuyên Quang

100

100

100

200

44

Cảng Ngọc Tháp

Phú Thọ

200

200

200

500

45

Cảng Đoan Hùng

Phú Thọ

300

200

300

500

46

Cảng Trung Hà

Phú Thọ

300

150

300

300

47

Cảng Hải Linh

Phú Thọ

600

200

600

350

48

Cảng Dữu Lâu

Phú Thọ

300

250

300

350

49

Cảng Lục Cẩu (XD mới)

Lào Cai

200

120

200

300

50

Cảng Phố Mới

Lào Cai

200

150

200

300

51

Cảng Văn Phú

Yên Bái

200

500

200

1.000

52

Cảng Âu Lâu

Yên Bái

200

150

200

300

53

Các cảng vùng hồ Thác Bà

Yên Bái

 

 

 

 

- Cảng Hương Lý

Yên Bái

400

300

400

500

- Cảng Mông Sơn

Yên Bái

400

200

400

300

54

Cảng Kho 3

Hòa Bình

200

200

200

300

55

Cảng Hoàng Nam

Hòa Bình

200

100

200

150

56

Các cảng vùng hồ thủy điện Hòa Bình

Hòa Bình, Sơn La

 

 

 

 

- Cảng tổng hợp Bản Két

Sơn La

200

200

200

300

- Cảng Tạ Hộc

Sơn La

200

200

200

350

- Cảng Vạn Yên

Sơn La

200

150

200

300

- Cảng Ba Cấp

Hòa Bình

200

300

200

500

- Cảng Bích Hạ

Hòa Bình

200

150

200

300

57

Các cảng vùng hồ thủy điện Sơn La (XD mới)

Sơn La

200

300

200

500

58

Các cảng vùng hồ thủy điện Lai Châu (XD mới)

Lai Châu

200

200

200

300

59

Các cảng vùng hồ thủy điện Tuyên Quang (XD mới)

Tuyên Quang, Hà Giang

200

200

200

300

 

Tổng cộng

 

 

42.010

 

65.920

b) Cảng hành khách

Quy hoạch xây dựng các cảng khách theo các tuyến vận chuyển hành khách, tại các đô thị, trung tâm du lịch lớn, đảm bảo yêu cầu thuận tiện, văn minh, hiện đại.

Gồm 20 cảng, năng lực thông qua năm 2020 đạt 5,52 triệu lượt hành khách/năm, phương tiện lớn nhất tới cảng là tàu khách từ 100 ghế đến 250 ghế.

Nội dung quy hoạch hệ thống cảng hành khách cụ thể như sau:

TT

Tên cảng

Tỉnh, thành phố

Quy hoạch đến năm 2020

Định hướng đến năm 2030

Cỡ tàu lớn nhất (ghế)

Công suất (ngàn HK/n)

Cỡ tàu lớn nhất (ghế)

Công suất (ngàn HK/n)

1

Cảng khách Hà Nội

Hà Nội

100

320

250

800

2

Cảng khách Sơn Tây

Hà Nội

100

50

100

100

3

Cảng khách Bát Tràng

Hà Nội

100

100

100

200

4

Cảng khách Hải Phòng

H. Phòng

250

500

250

1.000

5

Cảng khách Cát Bà

Hải Phòng

250

300

250

500

6

Cảng khách Tuần Châu

Quảng Ninh

250

1.000

250

2.000

7

Cảng khách Bãi Cháy

Quảng Ninh

250

2.000

250

3.500

8

Cảng khách Cái Rồng

Quảng Ninh

150

500

150

1000

9

Cảng khách cẩm Phả

Quảng Ninh

150

300

150

500

10

Cảng khách Hưng Yên

Hưng Yên

100

100

100

200

11

Cảng khách Bình Minh

Hưng Yên

100

100

100

200

12

Cảng khách Thái Bình

Thái Bình

150

100

150

200

13

Cảng khách Nam Định (chuyển đổi từ cảng Nam Định hiện hữu)

Nam Định

100

50

100

100

14

Cảng khách Ninh Bình

Ninh Bình

100

50

100

100

15

Cảng khách Việt Trì

Phú Thọ

100

50

100

100

16

Cảng khách Phú Thọ

Phú Thọ

100

25

100

50

17

Các cảng khách hồ Hòa Bình

Hòa Bình

100

50

100

100

18

Các cảng khách vùng hồ thủy điện Sơn La

Sơn La

100

25

100

50

19

Các cảng khách vùng hồ thủy điện Thác Bà

Yên Bái

100

25

100

50

20

Các cảng khách vùng hồ thủy điện Tuyên Quang

Tuyên Quang

100

25

100

50

 

Tổng cộng

 

 

5.520

 

10.800

c) Cảng chuyên dùng

Hệ thống cảng chuyên dùng bao gồm: Nhóm cảng xuất than, nhóm cảng xuất nhập xăng dầu, nhóm cảng của các nhà máy; năng lực thông qua đến năm 2020 khoảng 80,165 triệu tấn/năm. Cụ thể như sau:

TT

Tên cảng

Tỉnh, thành phố

Cỡ tàu lớn nhất (Tấn)

Công suất (Ngàn tấn/năm)

I

Cảng xuất than

 

 

25.900

 

Khu vực Cửa Ông - Cẩm Phả

Quảng Ninh

 

 

1

Cảng chế biến và xuất than Đá Bàn

 

3.000

500

2

Cảng Bãi Triều (Mỏ Cao Sơn)

 

2.000

300

3

Cảng xuất than Vũng Hoa

 

3.000

300

4

Cảng xuất than Km 6

 

3.000

2.190

5

Cảng Vũng Đục

 

3.000

200

6

Cảng xuất than Núi Dê

 

3.000

600

7

Cảng than Cửa Ông

 

3.000

1.000

8

Cụm cảng than Mông Dương

 

3.000

2.380

9

Cảng Khe Dây

 

3.000

2.920

10

Cảng xuất than Hà Ráng

 

3.000

300

11

Cảng xuất than Cầu 20

 

3.000

500

 

Khu vực Hòn Gai

Quảng Ninh

 

 

12

Cảng Cọc 5

 

3.000

1.000

13

Cảng Nam Cầu Trắng

 

2.000

(năm 2015 chuyển đổi công năng thành cảng hàng hóa)

14

Cụm cảng Diễn Vọng

 

3.000

2.000

15

Cụm cảng Làng Khánh

 

3.000

2.740

 

Khu vực Đông Triều - Uông Bí - Mạo Khê

Quảng Ninh

 

 

16

Cảng Bạch Thái Bưởi

 

600

400

17

Cụm cảng Điền Công

 

600

4.750

18

Cảng Bến Cân

 

600

1.820

 

Các bến rót than khác

Quảng Ninh

 

2.000

II

Cảng xăng dầu

 

 

6.605

19

Cảng xăng dầu Đức Giang

Hà Nội

800

310

20

Cảng xăng dầu nhà máy kính Đáp Cầu

Bắc Ninh

400

135

21

Cảng xăng dầu xi măng Hoàng Thạch

Hải Dương

600

640

22

Cảng xăng dầu Lai Vu

Hải Dương

500

150

23

Cảng xăng dầu Nhà máy cá Hạ Long

Hải Phòng

1.000

230

24

Cảng dầu khí Vũng Tàu-Hải Phòng

Hải Phòng

2.000

1.200

25

Cảng xăng dầu Thái Bình

Thái Bình

600

155

26

Cảng kho xăng dầu trung chuyển Thái Bình

Thái Bình

600

300

27

Cảng xăng dầu Nam Định

Nam Định

600

230

28

Cảng kho trung chuyển dầu khí Nam Định

Nam Định

600

290

29

Cảng xăng dầu Bắc Giang

Bắc Giang

400

575

30

Cảng xăng dầu dầu khí Ninh Bình

Ninh Bình

600

200

31

Cảng xăng dầu Việt Trì

Phú Thọ

600

1.900

32

Cảng xăng dầu FO Bến Gót - Việt Trì

Phú Thọ

600

290

III

Cảng của các nhà máy

 

 

47.660

33

Cảng nhà máy nhiệt điện Phả Lại

Quảng Ninh

800

4.260

34

Cảng Cái Đá (Xí nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh)

Quảng Ninh

800

100

35

Cảng Công ty XNK thủy sản Quảng Ninh

Quảng Ninh

800

100

36

Cảng Chạp Khê

Quảng Ninh

800

100

37

Cảng Công ty TNHH Hạnh Toàn

Quảng Ninh

800

100

38

Cảng Cửa Suốt

Quảng Ninh

800

100

39

Cảng SPARKKO

Quảng Ninh

800

100

40

Cảng Bến Cân

Quảng Ninh

800

100

41

Cảng nhà máy nhiệt điện Mông Dương II

Quảng Ninh

800

1.200

42

Cảng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng

Hải Phòng

1.000

3.900

43

Cảng nhà máy xi măng Hải Phòng

Hải Phòng

1.000

890

44

Cảng nhà máy xi măng ChinhFong

Hải Phòng

1.000

2.800

45

Cảng Công ty CP xi măng Tân Phú Xuân

Hải Phòng

1.000

500

46

Cảng nhà máy nhiệt điện Hải Dương

Hải Dương

800

2.000

47

Cảng Công ty CP thép Hòa Phát

Hải Dương

1.000

100

48

Cảng nhà máy xi măng Hoàng Thạch

Hải Dương

1.000

3.720

49

Cảng nhà máy xi măng Phúc Sơn

Hải Dương

1.000

2.640

50

Cảng xí nghiệp chế biến và KT cao lanh

Hải Dương

800

100

51

Cảng CU-BI

Hải Dương

800

100

52

Cảng cọc ống Kiến Hoa-Đất Việt

Hải Dương

600

100

53

Cảng Trường An

Hải Dương

600

100

54

Cảng nhà máy nhiệt điện Ninh Bình

Ninh Bình

800

410

55

Cảng nhà máy xi măng Tam Điệp

Ninh Bình

1.000

890

56

Cảng nhà máy phân lân Ninh Bình

Ninh Bình

600

280

57

Cảng nhà máy Đạm Ninh Bình

Ninh Bình

1.000

730

58

Cảng Công ty CP chế tạo cẩu và các thiết bị phi tiêu chuẩn

Ninh Bình

1.000

100

59

Cảng nhà máy xi măng Hệ Dưỡng

Ninh Bình

600

800

60

Cảng nhà máy xi măng VISSAI-Ninh Bình

Ninh Bình

1.000

1.200

61

Cảng nhiệt điện Thái Bình

Thái Bình

1.000

5.850

62

Cảng nhà máy xi măng Bút Sơn

Nam

600

1.900

63

Cảng nhà máy xi măng Thanh Liêm

Nam

600

800

64

Cảng nhà máy xi măng Xuân Thành

Nam

600

800

65

Cảng nhà máy nhiệt điện Nam Định

Nam Định

1.000

3.900

66

Cảng nhà máy Supe lân Lâm Thao

Phú Thọ

400

920

67

Cảng Công ty CP LILAMA3

Phú Thọ

600

100

68

Cảng An Đạo (Nhà máy giấy Bãi Bằng)

Phú Thọ

600

350

69

Cảng nhà máy nhiệt điện Bắc Giang

Bắc Giang

400

2.000

70

Cảng Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc

Bắc Giang

400

150

71

Cảng nhà máy xi măng Yên Bình

Yên Bái

300

200

72

Cảng nhà máy xi măng Tân Hòa

Tuyên Quang

300

150

73

Cảng nhà máy Z113

Tuyên Quang

300

100

74

Cảng Barit

Tuyên Quang

300

100

75

Cảng Công ty TNHH kính nổi Việt Nam

Bắc Ninh

400

250

76

Cảng nhà máy kính Đáp Cầu

Bắc Ninh

400

300

77

Cảng khu công nghiệp gang thép Lào Cai

Lào Cai

200

250

78

Cảng xuất Apatit Lào Cai

Lào Cai

200

1.070

79

Cảng nhà máy xi măng Sông Đà

Hòa Bình

300

150

80

Cảng nhà máy thủy điện Sơn La

Sơn La

400

50

81

Cảng nhà máy đường Vạn Điểm

Hà Nội

800

(năm 2015 chuyển đổi công năng thành cảng hàng hóa)

82

Cảng nhà máy gỗ Cầu Đuống

Hà Nội

800

150

83

Cảng Binh đoàn 11 Bộ Quốc phòng

Hà Nội

800

100

84

Các cảng nhà máy SCĐM phương tiện thủy

 

3.000

500

 

Tổng cộng

 

 

80.165

2. Quy hoạch chi tiết các cảng hàng hóa chính

a) Cảng Hà Nội

- Vị trí: Trên ở bờ hữu sông Hồng, thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

- Chức năng: phục vụ hoạt động kinh tế khu vực Hà Nội.

- Nội dung quy hoạch chi tiết:

Công suất cảng đến năm 2020 là 500.000 tấn năm.

Cỡ tàu lớn nhất: Tàu sông pha biển trọng tải 1.000T.

Quy hoạch đến năm 2020: Chuyển đổi chức năng làm cảng khách kết hợp làm hàng sạch, quy hoạch gồm: 6 bến tổng chiều dài 318 m; khu kho, bãi; khu phục vụ du lịch, thương mại. Các hạng mục khác: khu điều hành, kho, bãi, nhà cân, gara thiết bị...

b) Cảng Khuyến Lương

- Vị trí: Nằm ở bờ hữu sông Hồng, hạ lưu cầu Thanh Trì 200 m, thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

- Chức năng: xếp dỡ hàng tổng hợp, hàng container phục vụ hoạt động kinh tế của thành phố Hà Nội.

- Nội dung quy hoạch chi tiết:

Công suất đến năm 2020 là 1.700.000 tấn/năm;

Cỡ tàu lớn nhất: Tiếp nhận tàu sông pha biển trọng tải 1.000T.

Quy hoạch đến năm 2020: Cảng gồm 2 khu, khu làm hàng bao kiện và khu làm hàng rời (có khu dự trữ phát triển làm hàng container). Gồm 6 bến, tổng chiều dài bến 306 m.

Định hướng đến năm 2030: 9 bến với tổng chiều dài bến 516 m. Mở rộng kho bãi, nâng cấp thiết bị bốc xếp. Công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 2.500.000 tấn/năm.

c) Cảng Việt Trì

- Vị trí: Nằm ở bờ hữu sông Lô, hạ lưu cầu Việt Trì 200 m, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Chức năng: Xếp dỡ hàng tổng hợp phục vụ hoạt động kinh tế của tỉnh Phú Thọ và phụ cận. Trung chuyển hàng apatít, quặng... từ đường sắt, đường bộ xuống phương tiện ĐTNĐ đi Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Nội dung quy hoạch chi tiết:

Công suất năm 2020 là 2.000.000 tấn/năm;

Cỡ tàu lớn nhất: Tiếp nhận tàu trọng tải đến 800 tấn.

Quy hoạch đến năm 2020: 10 bến với tổng chiều dài 227 m; kho hở 16.000 m2; 2 kho kín với tổng diện tích 6.120 m2; đường nội bộ: 19.000 m2. Duy trì tuyến đường sắt từ ga Việt Trì vào cảng.

- Định hướng đến năm 2030: 10 bến với tổng chiều dài 247 m (xây dựng thêm 1 bến hàng tổng hợp, nối liền bến số 2 với bến số 3). Nâng cấp kho bãi hàng, hiện đại hóa thiết bị bốc xếp. Công suất dự kiến đến năm 2030 là khoảng 3.000.000 tấn/năm;

d) Cảng Ninh Phúc

- Vị trí: Bên bờ hữu sông Đáy, hạ lưu cảng Ninh Bình 1,5 km.

- Chức năng: Xếp dỡ hàng tổng hợp phục vụ hoạt động kinh tế của tỉnh Ninh Bình và vùng phụ cận.

- Nội dung quy hoạch chi tiết:

Công suất năm 2020 là 2.500.000 tấn/năm;

Cỡ tàu lớn nhất: Tiếp nhận tàu sông pha biển trọng tải đến 3.000T.

Quy hoạch đến năm 2020: 5 bến với tổng chiều dài 302 m.

Bãi chứa than bố trí sau tuyến bến, phía thượng lưu cảng, tổng diện tích bãi chứa 5.700 m2; bãi chứa quặng 8.400m2 bố trí phía sau cảng, trong đó đã có 7.700 m2 đang sử dụng; bãi chứa hàng khác (vật liệu xây dựng, sắt thép, đá granit...) diện tích 2.500 m2 bố trí phía hạ lưu cảng, phía sau bến số 2.

Tổng diện tích kho hiện có 7.250 m2. Xây dựng mới 1 kho diện tích 4.300 m2.

- Định hướng đến năm 2030: 6 bến với tổng chiều dài 394 m (xây dựng thêm 01 bến dài 92 m); nâng cấp bãi hàng, xây dựng thêm kho bãi hàng bao, khu dịch vụ đại lý vận tải; nâng cấp thiết bị bốc xếp. Công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 3.500.000 tấn/năm

e) Cảng Hòa Bình

- Vị trí: Nằm bên bờ phải sông Đà, phía hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình 5 km, thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

- Chức năng: xếp dỡ hàng tổng hợp phục vụ hoạt động kinh tế của tỉnh Hòa Bình và trung chuyển hàng cho tuyến vùng hồ Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.

- Nội dung quy hoạch chi tiết:

Cỡ tàu lớn nhất đến 400 tấn.

Công suất đến năm 2020 là 550.000 tấn/năm;

Quy hoạch đến năm 2020: Giữ nguyên các hạng mục hiện hữu gồm 3 bến (1 bến hàng rời dài 28 m, 1 bến hàng bao dài 28 m, 1 đường nghiêng xuống bến nổi dài 95 m) với tổng chiều dài 56 m (không kể chiều dài đường nghiêng xuống bến nổi); nâng cấp, mở rộng kho bãi hàng, đầu tư thiết bị bốc xếp.

- Định hướng đến năm 2030: 4 bến với tổng chiều dài 84 m (không kể chiều dài đường nghiêng xuống bến nổi); nâng cấp kho bãi, khu điều hành, nâng cấp thiết bị bốc xếp, phương tiện vận chuyển. Cỡ tàu lớn nhất đến 600 T. Công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 700.000 tấn/năm.

g) Cụm cảng Đa Phúc

- Vị trí: Khu vực ngã ba sông Cầu và sông Công, hạ lưu cầu Đa Phúc, thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

- Chức năng: Xếp dỡ hàng tổng hợp, phục vụ hoạt động kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Hà Nội và vùng phụ cận.

- Nội dung quy hoạch chi tiết.

Công suất đến năm 2020 là 700.000 tấn/năm;

Cỡ tàu lớn nhất: tiếp nhận tàu trọng tải đến 400 tấn.

Quy hoạch đến năm 2020: Gồm 2 khu cảng:

Khu cảng làm vật liệu xây dựng (trên địa bàn thành phố Hà Nội, bờ hữu sông Công): Cải tạo và xây dựng kè bảo vệ bờ kết hợp làm bến bốc xếp.

Khu cảng làm hàng rời, hàng bao: Chủ yếu than, phân bón, xi măng (trên địa bàn Thái Nguyên, bờ tả sông Công) gồm 4 bến, tổng chiều dài 165 m.

- Định hướng đến năm 2030: 6 bến với tổng chiều dài 315 m (xây dựng thêm 2 bến tại ngã ba sông Cầu - sông Công). Cỡ tàu lớn nhất đến 600 T. Công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 1.200.000 tấn/năm.

h) Cảng Phù Đổng

- Vị trí: Nằm ở bờ hữu sông Đuống, hạ lưu cầu Phù Đổng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

- Chức năng: Là cảng chuyên làm hàng container và vật liệu xây dựng phục vụ hoạt động kinh tế của thành phố Hà Nội và vùng phụ cận.

- Nội dung quy hoạch chi tiết:

Công suất đến năm 2020 là 2.540.000 tấn năm;

Cỡ tàu lớn nhất: Tiếp nhận cỡ tàu đến 800 tấn.

Quy hoạch đến năm 2020: Gồm 3 khu, khu làm hàng container, khu vật liệu xây dựng và khu phụ trợ. Gồm 4 bến với tổng chiều dài 255 m, tiếp nhận tàu đến 800 tấn.

- Định hướng đến năm 2030: 7 bến với tổng chiều dài 345 m; mở rộng kho bãi, nâng cấp thiết bị bốc xếp, vận chuyển. Công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 3.000.000 tấn/năm.

Nội dung quy hoạch chi tiết các cảng chính cụ thể như sau:

Tên cảng

Hiện trạng

Quy hoạch đến năm 2020

Định hướng đến năm 2030

SL 2010 (ngàn tấn/ năm)

Cỡ tàu (T)

Chiều dài (m)/số bến

Diện tích đất (ha)

Công suất (Ngàn tấn/ năm)

Cỡ tàu (T)

Chiều dài (m)/số bến

Diện tích đất (ha)

Công suất (Ngàn tấn/ (năm)

Cỡ tàu (T)

Chiều dài (m)/số bến

Diện tích đất (ha)

Cảng Hà Nội

701

1.000

9

500

1.000

7,5

500

1.000

7,5

Cảng Khuyến Lương

875

1.000

15,2

1.700

1.000

15,2

2.500

1.000

15,2

Cảng Việt Trì

1.493

600

17,5

2.000

800

17,5

3.000

800

17,5

Cảng Ninh Phúc

1.820

1.000

12,5

2.500

3.000

12,5

3.500

3.000

12,5

Cảng Hòa Bình

320

300

7,0

500

400

7,0

700

600

7,0

Cụm cảng Đa Phúc

120

400

3,9

700

400

7,8

1.500

600

20,2

Cảng Phù Đổng

(Chưa xây dựng)

2.540

800

24,2

3.000

800

26

* Chưa kể 95 m chiều dài đường nghiêng xuống bến nổi

IV. Dự án đầu tư ưu tiên giai đoạn đến năm 2020

Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên đến năm 2020 như sau:

TT

Tên dự án

Hình thức đầu tư

Kinh phí (tỷ đồng)

Dự kiến nguồn vốn

Tổng cộng

2013-2015

2016-2020

1

Cảng Khuyến Lương

Nâng cấp, mở rộng

119

 

119

DN

2

Cảng container Phù Đổng

Xây dựng mới

550

 

550

DN

3

Cụm cảng Sơn Tây

Nâng cấp, mở rộng

120

40

80

DN

4

Cảng Thanh Trì

Xây dựng mới

70

20

50

DN

5

Cụm cảng Ninh Phúc mới

Xây dựng mới

300

100

200

DN

6

Cảng vùng hồ thủy điện Sơn La

Xây dựng mới

60

20

40

DN

7

Cảng vùng hồ thủy điện Tuyên Quang

Xây dựng mới

40

 

40

DN

8

Cảng tàu khách Bãi Cháy

Nâng cấp, mở rộng

400

 

400

DN

 

Tổng cộng

 

1.659

180

1.479

 

 

V. Các giải pháp, cơ chế chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch

- Tổ chức triển khai quản lý và thực hiện tốt quy hoạch, thường xuyên theo dõi phát hiện các bất cập phát sinh trong thực hiện để kịp thời điều chỉnh quy hoạch. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, cập nhật, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và hoạt động của hệ thống cảng, kịp thời phát hiện các bất cập để bổ sung sửa đổi cho phù hợp.

- Tiếp tục xây dựng thể chế, chính sách, nhằm huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển cảng ĐTNĐ, chủ yếu dưới các hình thức đầu tư BO, BOT. Tập trung vốn ngoài ngân sách kể cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển cảng. Khi cần thiết ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần vốn đầu tư xây dựng các cảng quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển cảng.

- Tăng cường quản lý chất lượng xây dựng, điều kiện an toàn khai thác, yêu cầu giao thông tiếp cận trong đầu tư và khai thác cảng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ĐTNĐ.

- Quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý và khai thác cảng, trong đó chú ý phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hệ thống cảng.

- Bảo vệ môi trường trong xây dựng và khai thác cảng ĐTNĐ. Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của hệ thống cảng.

- Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong đầu tư và duy tu, bảo trì hệ thống cảng, bao gồm các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu. Khuyến khích ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong phát triển cảng, nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí đầu tư. Áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý và khai thác cảng.

Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện đúng theo quy hoạch được duyệt. Định kỳ tổ chức rà soát, bổ sung, cập nhật quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tình hình thực tế, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định;

Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức, quản lý và thực hiện quy hoạch.

Các địa phương dành quỹ đất thích đáng đáp ứng yêu cầu phát triển cảng theo đúng quy hoạch được duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 323/QĐ-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Bắc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Quốc phòng, Công an, NN&PTNT, TN&MT, TT&TT, KHCN, GD-ĐT, VH-TTDL, LĐ-TB-XH;
- UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng; Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nam Hà, Ninh Bình;
- Các Vụ, Tổng cục, Cục, đơn vị thuộc Bộ GTVT;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty 91;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu VT, KHĐT (7).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi