Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 01/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 01/2011/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 01/2011/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/01/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ưu tiên sơ tán khẩn cấp người và tài sản khi xảy ra sạt lở
Ngày 04/01/2011, Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ song, bờ biển.
Theo đó, sạt lở bờ sông, bở biển (sạt lở) là hiện tượng mất ổn định và chuyển dịch khối đất, đá tự nhiên của bờ sông, suối, bờ biển, đảo do tác động của các yếu tố chấn động địa chất, mưa lớn, dòng chảy, sóng, biến đổi mực nước và các tác động khác.
Khi xảy ra sạt lở đặc biệt nguy hiểm và sạt lở nguy hiểm, phải tiến hành sơ tán khẩn cấp người và tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm (hoặc phải tổ chức ngay việc di dời để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước). Đồng thời tiến hành thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, bố trí cán bộ trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở.
Quy chế cũng đưa ra 02 biện pháp xử lý sạt lở là biện pháp phi công trình và biện pháp công trình. Trong đó, biện pháp phi công trình bao gồm việc tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng ngừa và xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; quan trắc, cảnh báo vùng có nguy cơ sạt lở cao; kiểm tra ngăn chặn việc khai thác, xây dựng công trình, sản xuất kinh doanh trái phép, sai phép gây ảnh hưởng hoặc gây sạt lở; trồng cây chắn sóng, trồng cỏ mái bờ sông, bờ biển và nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới xử lý sạt lở.
Biện pháp xây dựng kè phòng, chống sạt lở chỉ được thực hiện trong các trường hợp không thực hiện được biện pháp phi công trình, hoặc có thể thực hiện được nhưng không đảm bảo hiệu quả, hoặc đã thực hiện các giải pháp phi công trình nhưng vẫn xảy ra sạt lở nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng…
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2011.
Xem chi tiết Quyết định 01/2011/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 01/2011/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 01/2011/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ XỬ LÝ SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN
----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
QUY CHẾ
XỬ LÝ SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về phân loại mức độ sạt lở, thứ tự ưu tiên, trình tự, biện pháp xử lý, lập và phê duyệt dự án, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và của các Bộ, ngành liên quan để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến bờ sông, bờ biển trên lãnh thổ Việt Nam, trừ bờ sông, suối biên giới theo Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Sạt lở bờ sông, bờ biển: là hiện tượng mất ổn định và chuyển dịch khối đất, đá tự nhiên của bờ sông, suối, bờ biển, đảo do tác động của các yếu tố chấn động địa chất, mưa lớn, dòng chảy, sóng, biến đổi mực nước và các tác động khác (sau đây gọi chung là sạt lở).
2. Xử lý sạt lở: là hoạt động nhằm khắc phục, ngăn chặn, hạn chế sạt lở giữ ổn định bờ sông, suối, bờ biển, đảo; trường hợp không ngăn chặn, hạn chế kịp thời sạt lở sẽ gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại về tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng của nhân dân và Nhà nước.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phân loại mức độ sạt lở
1. Sạt lở đặc biệt nguy hiểm, gây nguy hiểm trực tiếp đến đối tượng cần bảo vệ trong thời gian ngắn, gồm:
a) Sát chân đê hoặc trong phạm vi bảo vệ đê từ cấp đặc biệt đến cấp III, đe dọa trực tiếp đến an toàn đê.
b) Gây nguy hiểm trực tiếp đến các khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan từ cấp huyện trở lên.
c) Đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng gồm; sân bay, đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ; bến cảng quốc gia; hệ thống điện cao thế từ 66KV trở lên; trường học, bệnh viện từ tuyến huyện trở lên.
2. Sạt lở nguy hiểm, gồm:
a) Có nguy cơ ảnh hưởng đến đê nhưng còn ngoài phạm vi bảo vệ đê từ cấp đặc biệt đến cấp III hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đê dưới cấp III.
b) Ảnh hưởng đến các khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan.
c) Có nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng gồm: sân bay, đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ; bến cảng; hệ thống điện cao thế và trung thế; di tích lịch sử, văn hóa; trường học, bệnh viện, trạm y tế.
3. Sạt lở bình thường: những sạt lở khác, không thuộc quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này.
Điều 5. Thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở
1. Theo mức độ sạt lở, thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở quy định như sau:
a) Sạt lở đặc biệt nguy hiểm;
b) Sạt lở nguy hiểm;
c) Sạt lở bình thường.
2. theo đối tượng cần bảo vệ, thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở quy định như sau:
a) Sạt lở ảnh hưởng đến an toàn đê, nhất là hệ thống đê từ cấp đặc biệt đến cấp III.
b) Sạt lở trực tiếp đe dọa an toàn khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan;
c) Sạt lở ảnh hưởng đến công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng quy định tại điểm c khoản 1 và 2 Điều 4 của Quy chế này;
d) Sạt lở ảnh hưởng đến các công trình, đối tượng khác.
Điều 6. Trình tự xử lý sạt lở
Khi xảy ra sạt lở, ảnh hưởng đến phạm vi, trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương nào, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương đó phải chủ động chỉ đạo xử lý theo trình tự các bước sau:
1. Xử lý sạt lở đặc biệt nguy hiểm:
a) Sơ tán khẩn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm;
b) Thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, bố trí cán bộ trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở;
c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị thuộc thẩm quyền xử lý bước đầu để hạn chế sạt lở;
d) Tổ chức lập phương án xử lý cấp bách, phê duyệt phương án và huy động lực lượng, vật tư xử lý cấp bách theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn đê, tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.
2. Xử lý sạt lở nguy hiểm:
a) Tổ chức ngay việc di dời để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước;
b) Thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, theo dõi diễn biến sạt lở;
c) Chỉ đạo việc xử lý bước đầu để hạn chế sạt lở;
d) Chỉ đạo cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, đánh giá để lập dự án đầu tư xử lý sạt lở trong trường hợp cần thiết;
đ) Tổ chức lập, phê duyệt dự án đầu tư (nếu có) và triển khai xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Xử lý sạt lở bình thường:
a) Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, chủ động di dời dân cư đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản khi cần thiết;
b) Cắm biển cảnh báo, khoanh vùng khu vực đang có diễn biến sạt lở; thực hiện các biện pháp xử lý để hạn chế sạt lở trong trường hợp cần thiết;
c) Tổ chức lập, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Biện pháp xử lý sạt lở
1. Biện pháp phi công trình
a) Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng ngừa và xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.
b) Nghiên cứu, quan trắc, thông báo diễn biến sạt lở; cảnh báo vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở cao để có các biện pháp thích hợp phòng tránh, hoặc giảm thiểu thiệt hại.
c) Di dời dự án, nhà cửa, công trình ra khỏi khu vực đang xảy ra sạt lở nguy hiểm hoặc có nguy cơ sạt lở nguy hiểm; lập quy hoạch, kế hoạch và phương án di dời dân cư, công trình trong vùng sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở; không quy hoạch, xây dựng mới công trình dân dụng hoặc bố trí dân cư ở những vùng có nguy cơ sạt lở.
d) Kiểm tra, ngăn chặn khai thác cát, sỏi, khoáng sản, xây dựng công trình, nhà cửa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc gây sạt lở bờ sông, bờ biển.
đ) Trồng cây chắn sóng, trồng cỏ mái bờ sông, bờ biển để hạn chế sạt lở.
e) Nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.
2. Biện pháp công trình
Biện pháp xây dựng kè phòng, chống sạt lở chỉ được áp dụng trong các trường hợp không thực hiện được biện pháp phi công trình, hoặc có thể thực hiện được nhưng không đảm bảo hiệu quả, hoặc đã thực hiện các giải pháp phi công trình nhưng sạt lở vẫn xảy ra và có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Quy chế này.
Việc xây dựng công trình phòng, chống sạt lở phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng công trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 8. Lập và phê duyệt dự án đầu tư xử lý sạt lở
Việc lập và phê duyệt dự án đầu tư xử lý sạt lở thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình, đồng thời tuân thủ một số quy định sau:
1. Việc tổ chức lập và phê duyệt dự án đầu tư xử lý sạt lở phải căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, đối tượng cần bảo vệ, thứ tự ưu tiên, khả năng cân đối ngân sách của Bộ, ngành, địa phương.
2. Đối với các dự án có quy mô, tổng mức đầu tư lớn, vượt quá khả năng cân đối ngân sách của Bộ, ngành, địa phương, có đề nghị hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương phải báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương trước khi lập, phê duyệt dự án đầu tư.
3. Nội dung báo cáo về chủ trương dự án phòng, chống sạt lở gồm: vị trí địa lý khu vực bị sạt lở, phạm vi, quy mô sạt lở, mức độ ảnh hưởng đến các đối tượng cần bảo vệ, đánh giá sơ bộ nguyên nhân sạt lở, đánh giá diễn biến sạt lở tiếp theo có thể xảy ra (kèm theo ảnh, bản đồ khu vực sạt lở), sơ bộ phương án xử lý sạt lở, ước tính tổng mức đầu tư, khả năng cân đối ngân sách của địa phương, kiến nghị.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm xử lý sạt lở
1. Sạt lở đe dọa đến an toàn công trình, hạ tầng, cơ sở kinh tế và dân sinh thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, ngành, địa phương nào thì Bộ, ngành, địa phương đó phải chủ động chỉ đạo, huy động các nguồn lực để xử lý. Nguồn vốn xử lý sạt lở theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, trường hợp vượt quá khả năng cân đối về kinh phí của Bộ, ngành, địa phương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý sạt lở đe dọa trực tiếp hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng an toàn đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão, khu dân cư sinh sống tập trung, công trình cơ sở hạ tầng quan trọng, di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn.
3. Các Bộ, ngành trung ương có trách nhiệm xử lý sạt lở ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn công trình chuyên dùng do Bộ, ngành đó quản lý, đảm bảo an toàn công trình.
4. Việc xử lý sạt lở quy định tại khoản 2 và 3 của Điều này không được gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường và an toàn của các công trình khác, đặc biệt là hệ thống đê điều.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo việc theo dõi, khảo sát, đánh giá tình hình sạt lở để lập và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
2. Chỉ đạo việc cảnh báo, lập quy hoạch sắp xếp lại dân cư tại các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển; xây dựng và thực hiện kế hoạch di dời người và tài sản để đảm bảo an toàn.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng ngừa và xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.
4. Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi khai thác cát, sỏi, khoáng sản, xây dựng nhà cửa, công trình trái phép, sai phép và các hoạt động gây sạt lở bờ sông, bờ biển.
5. Khi xảy ra sạt lở phải ưu tiên việc tổ chức di dời người, tài sản để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước; chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý sạt lở theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Quy chế này.
6. Sắp xếp các danh mục các dự án đầu tư xử lý sạt lở theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với mức độ sạt lở, cấp độ xung yếu trên địa bàn để lập kế hoạch đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, những nơi chưa có điều kiện đầu tư cần chỉ đạo chủ động lập phương án phòng, chống, đối phó.
7. Bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện.
8. Báo cáo về tình hình sạt lở và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xử lý sạt lở trên địa bàn (nếu có) gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp.
Điều 11. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ nhu cầu xử lý sạt lở của các địa phương và khả năng cân đối ngân sách nhà nước, bố trí hỗ trợ thực hiện phòng, chống sạt lở trong kế hoạch chi ngân sách nhà nước hằng năm của các địa phương.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các Bộ, ngành và địa phương đối với các dự án: xử lý cấp bách có ý kiến bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ; xử lý sạt lở theo lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống sạt lở; chỉ đạo xử lý sạt lở đảm bảo an toàn đê từ cấp đặc biệt đến cấp III và các dự án được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương đầu tư.
b) Chỉ đạo việc nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
c) Hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện dự án đầu tư xử lý sạt lở và tình hình sạt lở ở các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường: chỉ đạo thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản trên sông, suối theo luật định nhằm hạn chế sạt lở.
5. Bộ Giao thông vận tải: chỉ đạo lập quy hoạch, xây dựng công trình giao thông, phát triển giao thông đường thủy phù hợp với thực tế của từng khu vực để hạn chế sạt lở./.
|
THỦ TƯỚNG |