Thông tư 36/2021/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 36/2021/TT-BGDĐT

Thông tư 36/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:36/2021/TT-BGDĐTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành:24/12/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở

Ngày 24/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư 36/2021/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.

Cụ thể, Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học cơ sở (THCS) nhằm tạo cơ hội học tập cho các học viên không có điều kiện theo học chương trình Giáo dục phổ thông 2018 để đạt được trình độ giáo dục THCS theo hình thức GDTX. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn học như sau:

Thứ nhất, năng lực ngôn ngữ của học viên bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động nghe, nói, đọc, viết, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.

Thứ hai, năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán.

Thứ ba, năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, trong đó các môn học chủ đạo là: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý…

Chương trình GDTX cấp THCS được thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9. Học viên vào học lớp 6 phải hoàn thành Chương trình Giáo dục Tiểu học hoặc hoàn thành Chương trình Xóa mù chữ. Có 05 môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Khoa học tự nhiên. Các môn học tự chọn gồm: Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Tiếng dân tộc thiểu số. Thời lượng mỗi năm học ít nhất là 35 tuần. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 08/02/2022.

Xem chi tiết Thông tư 36/2021/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2021/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.
Điều 2. Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
2. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7.
3. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8.
4. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2022 và thay thế Quyết định số 48/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Bổ túc Trung học cơ sở.
Chương trình Bổ túc Trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 48/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được áp dụng cho đến khi các quy định tại Điều 2 của Thông tư này được thực hiện.
Đối với lớp 6 tuyển sinh trong năm học 2021-2022 trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo Chương trình hiện hành cho đến hết năm học 2021-2022.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTX.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

MỤC LỤC

 

Trang

PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

 

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THCS

 

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

 

III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

 

IV. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC

 

V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

 

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

 

PHẦN THỨ HAI. CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC

 

MÔN NGỮ VĂN

 

MÔN TOÁN

 

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

 

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

 

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

 

MÔN TIẾNG ANH

 

MÔN TIN HỌC

 

MÔN CÔNG NGHỆ

 

 

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

I. MỤC TIÊU

- Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học cơ sở (THCS) nhằm tạo cơ hội học tập cho các HV (HV) không có điều kiện theo học chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 để đạt được trình độ giáo dục THCS theo hình thức GDTX, góp phần thực hiện phổ cập giáo dục THCS, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

- Mục tiêu chung của Chương trình GDTX cấp THCS nhằm giúp HV phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển của giáo dục tiểu học, có trình độ cần thiết ở cấp THCS để có thể tham gia vào thị trường lao động, làm tốt hơn công việc đang làm, tìm kiếm việc làm hoặc tiếp tục học nghề và học lên các cấp học cao hơn.

- Chương trình GDTX cấp THCS nhằm cụ thể hoá mục tiêu GDPT 2018, giúp HV làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc, sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

1. Chương trình GDTX cấp THCS hình thành và phát triển cho HV những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

2. Chương trình GDTX cấp THCS hình thành và phát triển cho HV những năng lực cốt lõi sau:

a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học.

3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chủ yếu của HV

Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại phần những vấn đề chung về chương trình GDTX cấp THCS. Các phẩm chất và năng lực đặc thù được quy định tại chương trình môn học.

a) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của HV

Phẩm chất

Yêu cầu cần đạt

Yêu nước

- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương.

- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá tại địa phương.

Nhân ái

 

Yêu quý mọi người

- Trân trọng danh dự, sức khoẻ và cuộc sống riêng tư của người khác.

- Có thái độ không đồng tình với cái ác, cái xấu; không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi,...

- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.

- Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác.

- Có thái độ cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Chăm chỉ

 

Ham học

- Luôn có ý thức cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Có ý thức học tốt các môn học.

- Có ý thức đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

Chăm làm

- Có ý thức tích cực tham gia công việc lao động, sản xuất phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.

- Luôn cố gắng đạt kết quả tốt trong lao động ở gia đình và cộng đồng.

Trung thực

- Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm.

- Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.

- Tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người; khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử.

- Có ý thức không lấy của công.

- Có ý thức đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

Trách nhiệm

 

Có trách nhiệm với bản thân

- Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.

- Có ý thức tiết kiệm thời gian; sử dụng thời gian hợp lí; bố trí thời gian học tập hợp lí.

- Không đổ lỗi cho người khác; có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.

Có trách nhiệm đối với gia đình

- Quan tâm và thực hiện các công việc của gia đình.

- Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình.

- Có ý thức tham gia làm việc để giúp đỡ gia đình.

Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội

- Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật về giao thông; có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương.

- Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hóa và quy định ở nơi công cộng.

- Có ý thức tham gia, kết nối Internet và mạng xã hội đúng quy định; không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội.

Có trách nhiệm với môi trường sống

- Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên.

- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên, xâm hại đến môi trường.

- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.

b) Yêu cầu cần đạt về năng lực chung

Năng lực

Yêu cầu cần đạt

Năng lực tự chủ và tự học

 

Tự lực

Có ý thức chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không có những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng

Có những hiểu biết nhất định về quyền, nhu cầu cá nhân; hiểu và biết phân biệt quyền, nhu cầu chính đáng và không chính đáng.

Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến hành vi.

- Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống; không đua đòi ăn diện lãng phí, nghịch ngợm, càn quấy; không cổ vũ hoặc làm những việc xấu.

- Biết thực hiện kiên trì kế hoạch học tập, lao động.

Thích ứng với cuộc sống

- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

- Có thái độ bình tĩnh trước những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh; kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc cần thiết đã định.

Định hướng nghề nghiệp

- Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân.

- Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

- Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu; lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở.

Tự học, tự hoàn thiện

- Có ý thức tự đặt được mục tiêu học tập để phấn đấu thực hiện.

- Tự xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.

- Có thái độ điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.

Năng lực giao tiếp và hợp tác

 

Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp

- Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

- Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.

- Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống, khoa học, nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh.

- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.

- Có ý thức lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và thái độ của đối tượng giao tiếp.

Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn

- Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các thành viên trong gia đình và của cộng đồng (họ hàng, bạn bè, hàng xóm,...).

- Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau; có ý thức và thiện chí dàn xếp, xử lý các mâu thuẫn giữa các cá nhân.

Xác định mục đích và phương thức hợp tác

Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân trong nhóm

Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác

Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác.

Tổ chức và thuyết phục người khác

Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

Đánh giá hoạt động hợp tác

Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

 

Nhận ra ý tưởng mới

Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

Phát hiện và làm rõ vấn đề

Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

Hình thành và triển khai ý tưởng mới

Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.

Đề xuất, lựa chọn giải pháp

Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

Thiết kế và tổ chức hoạt động

- Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.

- Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.

- Đánh giá được sự phù hợp hay không phù hợp của kế hoạch, giải pháp và việc thực hiện kế hoạch, giải pháp.

Tư duy độc lập

Biết đạt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề; biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn học

a) Năng lực ngôn ngữ

Năng lực ngôn ngữ của HV bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.

Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với HV mỗi lớp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.

b) Năng lực tính toán

Năng lực tính toán của HV được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức kiến thức toán học;

- Tư duy toán học;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với HV mỗi lớp học được quy định trong chương trình môn Toán.

c) Năng lực khoa học (Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội)

Năng lực khoa học của HV được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức khoa học;

- Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, trong đó các môn học chủ đạo là: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí. Chương trình mỗi môn học giúp HV tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu: năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội.

Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với HV mỗi lớp học được quy định trong chương trình các môn: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí.

d) Năng lực công nghệ

Năng lực công nghệ của HV được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức công nghệ;

- Giao tiếp công nghệ;

- Sử dụng công nghệ;

- Đánh giá công nghệ;

- Thiết kế kĩ thuật.

Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với HV mỗi lớp học được quy định trong chương trình môn Công nghệ.

đ) Năng lực tin học

Năng lực tin học của HV được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

- Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

- Hợp tác trong môi trường s.

Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với HV mỗi lớp học được quy định trong chương trình môn Tin học.

III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

Chương trình GDTX cấp THCS được thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9. HV vào học lớp 6 phải hoàn thành Chương trình Giáo dục Tiểu học hoặc hoàn thành Chương trình Xóa mù chữ.

1. Nội dung giáo dục

- Các môn học bắt buộc gồm 5 môn: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí và Khoa học tự nhiên;

- Các môn học tự chọn gồm: Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Tiếng dân tộc thiểu số.

- Nội dung Chương trình môn tiếng Anh được quy định tại Thông tư này. Các chương trình ngoại ngữ khác thực hiện theo Chương trình GDPT 2018 cấp THCS ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Nội dung dạy học Tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo Chương trình GDPT môn học tiếng Bahnar, tiếng Chăm, tiếng Êđê, tiếng Jrai, Tiếng Khmer, tiếng Mông, tiếng Mnông, tiếng Thái ban hành kèm theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

- Đối với các môn học tự chọn: Giao quyền cho Giám đốc trung tâm GDTX, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) quyết định việc lựa chọn các môn học Ngoại ngữ, Công nghệ, Tin học và Tiếng dân tộc thiểu số trên cơ sở bảo đảm yêu cầu về giáo dục, nguyện vọng của người học và các điều kiện dạy học thực tế của trung tâm.

- Các hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Hoạt động tập thể và nội dung giáo dục địa phương.

Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho HV những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho HV tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.

Nội dung giáo dục địa phương thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với Chương trình GDPT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

2. Thời lượng giáo dục

Thời lượng mỗi năm học ít nhất là 35 tuần. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Mỗi tuần có ít nhất 1 tiết hoạt động tập thể để sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trung tâm hoặc tổ chức các hoạt động tập thể do các trung tâm xây dựng.

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục Chương trình GDTX cấp THCS

Nội dung giáo dục

S tiết/năm học

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Môn học bắt buộc

560

560

560

560

Ngữ văn

140

140

140

140

Toán

140

140

140

140

Giáo dục công dân

35

35

35

35

Lịch sử và Địa lí

105

105

105

105

Khoa học tự nhiên

140

140

140

140

Môn học t chọn

280

280

297

297

Ngoại ngữ

105

105

105

105

Tin học

35

35

35

35

Công nghệ

35

35

52

52

Tiếng dân tộc thiểu số

105

105

105

105

Hoạt động giáo dục bắt buộc

70

70

70

70

Hoạt động tập thể

35

35

35

35

Giáo dục địa phương

35

35

35

35

Tổng số tiết học/năm học (tính cả các môn học tự chọn)

910

910

927

927

Số tiết học trung bình/tuần (tính cả các môn học tự chọn)

26

26

26,5

26,5

IV. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC

- Chương trình GDTX cấp THCS thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HV thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học và giáo dục công dân. Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện ở tất cả các môn học.

- Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở từng lớp học và theo từng môn học, Chương trình GDTX cấp THCS của mỗi môn học bảo đảm trang bị cho HV tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu và đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi HV và phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

1. Định hướng về phương pháp giáo dục

- Các môn học áp dụng các phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của HV, trong đó, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HV, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HV tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển.

- Phương pháp giáo dục cần khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng các phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học thông qua một số hình thức chủ yếu sau: thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu;....

- Tùy theo mục tiêu, tính chất nội dung dạy học, giáo viên có thể tổ chức cho HV được làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi HV được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

2. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục

2.1. Mục tiêu đánh giá

Đánh giá kết quả học tập của HV nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và những tiến bộ của HV trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HV và nâng cao chất lượng giáo dục.

Đánh giá kết quả học tập của HV đối với mỗi môn học, mỗi lớp học nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu chương trình GDTX cấp THCS, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

2.2. Phương thức đánh giá

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Cùng với kết quả các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của HV trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.

Có 2 phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá HV, học viên đánh giá lẫn nhau, HV tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về HV, việc V trả lời câu hỏi, làm bài kiểm tra,...

Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm cuối mỗi kì học và cuối mỗi năm học do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện chương trình GDTX cấp THCS. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết.

Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học viên, đánh giá của bạn bè và phụ huynh người học.

Kết hợp giữa các hình thức đánh giá: đánh giá qua bài kiểm tra với các hình thức đánh giá khác như: đánh giá theo dự án, phiếu học tập, hồ sơ học tập học viên...

2.3. Yêu cầu đánh giá

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong các chương trình môn học. Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học bắt buộc, môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của người học.

Đánh giá HV thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình GDTX cấp THCS; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HV trong những tình huống cụ thể. Việc đánh giá thái độ đối với môn học của HV được kết hợp trong việc đánh giá kiến thức và kĩ năng.

Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của người học; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của HV; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh, không tạo áp lực cho HV.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải thích thuật ngữ

Trong Chương trình GDTX cấp THCS, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) Những vấn đề chung: là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có tính chất định hướng của Chương trình GDTX cấp THCS, bao gồm: mục tiêu Chương trình GDTX cấp THCS, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của HV, hệ thống môn học, thời lượng của từng môn học, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện chương trình.

b) Chương trình môn học: là văn bản xác định về mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lối của môn học ở mỗi lớp đối với tất cả HV, định hướng kế hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học.

c) Môn học bắt buộc: là môn học mà tất cả các HV đều phải học.

d) Môn học tự chọn: là môn học không bắt buộc, HV được lựa chọn theo nguyện vọng cá nhân. Trên cơ sở nguyện vọng của người học, giám đốc các trung tâm GDTX, trung tâm GDNN-GDTX căn cứ điều kiện dạy học, đội ngũ giáo viên để quyết định tổ chức các môn học tự chọn.

đ) Phẩm chất: là những tinh tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.

e) Năng lực: là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

g) Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả.

h) Yêu cầu cần đạt: là kết quả mà HV cần đạt được về phẩm chất và năng lực sau mỗi lớp học ở từng môn học; trong đó, mỗi lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các lớp học trước đó.

2. Điều kiện thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS

Cơ sở GDTX được giao nhiệm vụ tổ chức dạy Chương trình GDTX cấp THCS phải đảm bảo các điều kiện để đảm bảo chất lượng thực hiện Chương trình như sau:

a) Về đội ngũ giáo viên

- Số lượng và cơ cấu giáo viên (giáo viên cơ hữu và giáo viên hợp đồng thỉnh giảng) bảo đảm để dạy các môn học của Chương trình GDTX cấp THCS (tối thiểu mỗi môn học có ít nhất 01 giáo viên cơ hữu kể các các môn học tự chọn. Riêng môn Toán và môn Ngữ văn có ít nhất từ 2 giáo viên cơ hữu trở lên, môn Lịch sử và Địa lí, môn Khoa học tự nhiên yêu cầu mỗi phân môn có ít nhất 01 giáo viên cơ hữu trở lên);

- 100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn; được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông cùng cấp học.

- Giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm GDTX, trung tâm GDNN - GDTX Và các quy định hiện hành của pháp luật;

- Giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo Chương trình GDPT 2018 và Chương trình GDTX cấp THCS.

b) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Thiết bị dạy học được thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT về danh mục thiết bị tối thiểu của các môn học theo Chương trình GDPT 2018 cùng cấp học.

- Các địa phương đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS: Bố trí đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng tin học và phòng học ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT;

- Trang bị đầy đủ hạ tầng kĩ thuật và thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm theo quy định của Bộ GDĐT.

- Sách giáo khoa các môn học của Chương trình GDTX cấp THCS được dùng chung với sách giáo khoa phổ thông do các địa phương lựa chọn.

PHẦN THỨ HAI.

CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC

MÔN NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU MÔN HỌC

1. Mục tiêu chung

Hình thành và phát triển cho HV những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp HV khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

Góp phần giúp HV phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp HV phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hóa; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

2. Mục tiêu cụ thể

Giúp HV tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ NỘI DUNG DẠY HỌC

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Ngữ văn góp phần hình thành và phát triển ở HV các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học được quy định tại Phần thứ nhất. Những vấn đề chung của Chương trình GDTX cấp THCS.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Đối với cấp THCS, HV cần đạt được yêu cầu về năng lực đặc thù cụ thể như sau:

a) Năng lực ngôn ngữ

Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản; biết đọc văn bản theo kiểu, loại; hiểu được nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản.

Nhận biết và bước đầu biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản; biết so sánh văn bản này với văn bản khác, liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân; từ đó có cách nhìn, cách nghĩ và những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần.

Ở lớp 6 và lớp 7: viết được bài văn tự sự, miêu tả và biểu cảm; bước đầu biết viết bài văn nghị luận, thuyết minh, nhật dụng, ở lớp 8 và lớp 9: viết được các bài văn tự sự, nghị luận và thuyết minh hoàn chỉnh, theo đúng các bước và có kết hợp các phương thức biểu đạt.

Viết văn bản tự sự tập trung vào yêu cầu kể lại một cách sáng tạo những câu chuyện đã đọc; những điều đã chứng kiến, tham gia; những câu chuyện tưởng tượng có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm; văn bản miêu tả với trọng tâm là tả cảnh sinh hoạt (tả hoạt động); văn bản biểu cảm đối với cảnh vật, con người và thể hiện cảm nhận về tác phẩm văn học; biết làm các câu thơ, bài thơ, chủ yếu để nhận biết đặc điểm một số thể thơ quen thuộc; viết được văn bản nghị luận về những vấn đề cần thể hiện suy nghĩ và chủ kiến cá nhân, đòi hỏi những thao tác lập luận tương đối đơn giản, bằng chứng dễ tìm kiếm; viết được văn bản thuyết minh về những vấn để gần gũi với đời sống và hiểu biết của học sinh với cấu trúc thông dụng; điền được một số mẫu giấy tờ, soạn được một số văn bản nhật dụng như biên bản ghi nhớ công việc, thư điện tử, văn bản tường trình, quảng cáo và bài phỏng vấn. Viết đúng quy trình, biết cách tìm tài liệu để đáp ứng yêu cầu viết văn bản; có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ và biết cách trích dẫn văn bản.

Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách mạch lạc câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ những cảm xúc, thái độ, trải nghiệm, ý tưởng của mình đối với những vấn đề được nói đến; thảo luận ý kiến về vấn đề đã đọc, đã nghe; thuyết minh về một đối tượng hay quy trình; biết cách nói thích hợp với mục đích, đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; biết sử dụng hình ảnh, kí hiệu, biểu đồ,... để trình bày vấn đề một cách hiệu quả.

Nghe hiểu với thái độ phù hợp và tóm tắt được nội dung; nhận biết và bước đầu đánh giá được lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe một cách hiệu quả.

b) Năng lực văn học

Nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học. Trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Ở lớp 6 và lớp 7: nhận biết được đề tài, hiểu được chủ đề, ý nghĩa của văn bản đã đọc; nhận biết được truyện dân gian, truyện ngắn, thơ trữ tình và thơ tự sự; kí trữ tình và kí tự sự; nhận biết được chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình và giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với đặc điểm của mỗi thể loại văn học (cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật, không gian và thời gian, vần, nhịp, hình ảnh và các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).

Ở lớp 8 và lớp 9: hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả trong văn bản; nhận biết được kịch bản văn học, tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài lạch; nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, hình tượng văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, điểm nhìn, xung đột, luật thơ, kết cấu, từ ngữ, mạch cảm xúc trữ tình; các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ). Nhận biết một số nét khái quát về lịch sử văn học Việt Nam; hiểu tác động của văn học với đời sống của bản thân.

3. Nội dung và yêu cầu cân đạt cụ thể từng lớp

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

LỚP 6

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1. Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy

1.2. Từ đa nghĩa và từ đồng âm

1.3. Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

1.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: bất, phi) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: bất công, bất đồng, phi nghĩa, phi lí)

2.1. Các thành phần chính của câu: mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

2.2. Trạng ngữ: đặc điểm, chức năng liên kết câu)

2.3. Công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp); dấu ngoặc kép (đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường)

3.1. Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ: đặc điểm và tác dụng

3.2. Đoạn văn và văn bản: đặc điểm và chức năng

3.3. Lựa chọn từ ngữ và một số cấu trúc câu phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

3.4. Kiểu văn bản và thể loại

- Văn bản tự sự: bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, bài văn kể lại một truyện cổ dân gian

- Văn bản miêu tả: bài văn tả cảnh sinh hoạt

- Văn bản biểu cảm: thơ lục bát; đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ lục bát

- Văn bản nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; đoạn/bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong học tập, đời sống

- Văn bản thông tin: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng; văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận

4.1. Sự phát triển ngôn ngữ: hiện tượng vay mượn từ, từ mượn, sử dụng từ mượn

4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1.1. Chi tiết và mối liên hệ giữa các chi tiết trong văn bản văn học

1.2. Đề tài, chủ đề của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết

2.1. Các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại

2.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba

2.3. Các yếu tố hình thức của thơ lục bát: số tiếng, số dòng, vần, nhịp

2.4. Nhan đề, dòng thơ, khổ thơ, vần, nhịp, ngôn từ và tác dụng của các yếu tố đó trong bài thơ

2.5. Yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ

2.6. Hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí hoặc du kí

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

- Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn

- Thơ, thơ lục bát

- Hồi kí hoặc du kí

1.2. Văn bản nghị luận

- Nghị luận xã hội

- Nghị luận văn học

1.3. Văn bản thông tin

- Văn bản thuật lại một sự kiện

- Biên bản ghi chép

- Sơ đồ tóm tắt nội dung

2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

ĐỌC

ĐỌC HIỂU

Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.

- Nhận biết được chủ đề của văn bản.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

 

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát.

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí hoặc du kí.

 

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

Tập trung giúp HV nhận biết được điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

Đọc mở rộng

- Trong một năm học, đọc tối thiểu 20 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

Hướng dẫn HV lựa chọn những văn bản tiêu biểu, có giá trị, phù hợp với đối tượng và chủ đề cần mở rộng.

Văn bản nghị luận

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

- Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.

 

Đọc hiểu hình thức

Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận.

 

Liên hệ, so sánh, kết nối

Rút ra được bài học của bản thân từ vấn đề được nêu ra trong văn bản.

Yêu cầu HV kết nối vấn đề được nêu ra trong văn bản và thực tiễn cuộc sống, học tập của HV.

Đọc mở rộng

Trong một năm học, đọc tối thiểu 6 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Hướng dẫn HV lựa chọn văn bản phù hợp, phục vụ hiệu quả cho việc đọc mở rộng.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được các chi tiết trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

- Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn.

 

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết một số dấu hiệu hình thức của văn bản thuyết minh: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản.

- Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện.

- Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian.

 

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nhận biết được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...).

- Bước đầu chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân.

Hướng dẫn HV bước đầu xác định được mối liên quan giữa những vấn đề đặt ra trong văn bản và suy nghĩ, hành động của bản thân.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 10 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Hướng dẫn HV lựa chọn văn bản phù hợp, phục vụ hiệu quả cho việc đọc mở rộng.

VIẾT

Quy trình viết

Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Thực hành viết

- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

- Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.

- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ lục bát.

- Bước đầu biết viết đoạn văn/bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm: nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

- Bước đầu biết viết đoạn văn/ bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

- Viết được biên bản ghi chép theo mẫu về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.

- Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc bằng sơ đồ.

Căn cứ năng lực, sở trường của HV để hướng dẫn HV sáng tác thơ lục bát.

- Hướng dẫn HV bước đầu làm quen, luyện tập viết đoạn văn thuyết minh. Với những HV có năng lực trình bày tốt hơn, có thể phát triển viết bài văn thuyết minh.

NÓI VÀ NGHE

Nói

- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

- Kể được một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học.

- Bước đầu trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

- Hướng dẫn HV kể lại theo yêu cầu (trải nghiệm của bản thân/ truyện dân gian đã học); HV bước đầu làm quen với việc trình bày ý kiến về một vấn đề trong cuộc sống.

Nghe

Bước đầu tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

Hướng dẫn HV bước đầu làm quen với việc tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

Nói nghe tương tác

- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề (biết đặt câu hỏi và trả lời).

Hướng dẫn HV biết tham gia thảo luận phục vụ việc học tập và vận dụng vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống.

LỚP 7

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1. Thành ngữ và tục ngữ: đặc điểm và chức năng

1.2. Thuật ngữ: đặc điểm và chức năng

1.3. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: quốc, gia) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: quốc thể, gia cảnh)

1.4. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

2.1. Số từ, phó từ: đặc điểm và chức năng

2.2. Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ

2.3. Công dụng của dấu chấm lửng (phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm)

3.1. Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh: đặc điểm và tác dụng

3.2. Liên kết và mạch lạc của văn bản: đặc điểm và chức năng

3.3. Kiểu văn bản và thể loại

- Văn bản tự sự: bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử

- Văn bản biểu cảm: bài văn biểu cảm; thơ bốn chữ, năm chữ; đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ.

- Văn bản nghị luận: mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học

- Văn bản thông tin: Cước chú và tài liệu tham khảo; bài thuyết minh dùng để giải thích một quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động; văn bản tường trình; văn bản tóm tắt với độ dài khác nhau

4.1. Ngôn ngữ của các vùng miền: hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền

4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1.1. Giá trị nhận thức của văn học

1.2. Đề tài và chủ đề của văn bản; mối liên hệ giữa chi tiết với chủ đề, cách xác định chủ đề văn bản; thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản

1.3. Văn bản tóm tắt

2.1. Hình thức của tục ngữ

2.2. Đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật của truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng

2.3. Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; tác dụng của mỗi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể

2.4. Một số yếu tố hình thức của thơ bốn, năm chữ: số lượng câu, chữ, vần, nhịp

2.5. Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn

3. Những trải nghiệm cuộc sống và việc hiểu văn học

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

- Ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng

- Thơ, thơ bốn chữ, năm chữ

- Tùy bút, tản văn

- Tục ngữ

1.2. Văn bản nghị luận

- Nghị luận xã hội

- Nghị luận văn học

1.3. Văn bản thông tin

- Văn bản giới thiệu quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

- Văn bản tường trình

2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

ĐỌC

ĐỌC HIỂU

Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc

- Nhận biết được tình câm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

 

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật không gian, thời gian.

- Nhận biết được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện; qua lời người kể chuyện.

- Nhận biết được sự thay đổi kiểu người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Bước đầu nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn.

- Hướng dẫn HV bước đầu nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Bước đầu liên hệ được những trải nghiệm của bản thân với nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm và cách giải quyết vấn đề của tác giả.

- Hướng dẫn HV bước đầu liên hệ được những trải nghiệm trong cuộc sống với nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.

Đọc mở rộng

- Trong một năm học, đọc tối thiểu 20 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

- Hướng dẫn HV lựa chọn văn bản phù hợp, phục vụ hiệu quả cho việc đọc mở rộng.

Văn bản nghị luận

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; bước đầu nhận biết mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Xác định được mục đích và nội dung chính của văn bản.

- Tập trung hướng dẫn để HV bước đầu nhận biết mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

Đọc hiểu hình thức

Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

- Tập trung hướng dẫn HV nhận biết đặc điểm của văn bản.

Liên hệ, so sánh, kết nối

Bước đầu liên hệ được những trải nghiệm của bản thân với nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.

- Hướng dẫn để HV bước đầu liên hệ được trải nghiệm của bản thân với tác phẩm văn học.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 5 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Hướng dẫn HV lựa chọn văn bản phù hợp, phục vụ hiệu quả cho việc đọc mở rộng.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản.

- Nhận biết được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

 

Đọc hiểu hình thức

 

- Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Hướng dẫn để HV nhận biết được đặc điểm văn bản.

- Nhận biết và hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin.

- Bước đầu nhận biết được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại).

- Hướng dẫn để HV bước đầu nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nhận biết được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử.

- Bước đầu liên hệ được những trải nghiệm của bản thân với vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.

- Hướng dẫn để HV bước đầu liên hệ được trải nghiệm của bản thân với vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 10 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Hướng dẫn HV lựa chọn văn bản phù hợp, phục vụ hiệu quả cho việc đọc mở rộng.

VIẾT

Quy trình viết

Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

 

Thực hành viết

- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.

- Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc).

- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ.

- Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

- Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách.

- Biết tóm tắt một văn bản theo yêu cầu về độ dài khác nhau, đảm bảo được nội dung chính của văn bản.

Căn cứ năng lực, sở trường của từng đối tượng để động viên, khuyến khích HV sáng tác thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

NÓI VÀ NGHE

Nói

 

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.

- Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.

- Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

- Hướng dẫn HV trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.

- Căn cứ năng khiếu, sở trường của HV để hướng dẫn HV kể truyện cười.

Nghe

- Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

Nói nghe tương tác

- Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

- Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề.

- Không đặt ra yêu cầu thảo luận đối với “vấn đề gây tranh cãi”, chỉ yêu cầu HV “biết thảo luận về một vấn đề” nói chung.

LỚP 8

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1. Nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ tương đối thông dụng

1.2. Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ

1.3. Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng

1.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: vô, hữu) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: vô tư, vô hình, hữu quan, hữu hạn)

2.1. Trợ từ, thán từ: đặc điểm và chức năng

2.2. Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng

2.3. Câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng định và câu phủ định: đặc điểm và chức năng

3.1. Biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ: đặc điểm và tác dụng

3.2. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

3.3. Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng

3.4. Kiểu văn bản và thể loại

- Văn bản tự sự: bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

- Văn bản biểu cảm: thơ sáu chữ, bảy chữ; đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu, bảy chữ

- Văn bản nghị luận: luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; bài thảo luận về một vấn đề của đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học

- Văn bản thông tin: thông tin khách quan, ý kiến chủ quan và mục đích của văn bản; văn bản thuyết minh để giải thích một hiện tượng tự nhiên; bài giới thiệu một cuốn sách; văn bản kiến nghị

4.1. Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị

4.2. Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

4.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,...

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1.1. Tưởng tượng trong tác phẩm văn học

1.2. Nhan đề và cách đặt nhan đề văn bản

1.3. Đề tài và chủ đề, cách xác định chủ đề; kết cấu

2.1. Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ trong truyện cười, truyện lịch sử

2.2. Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến

2.3. Các thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng

2.4. Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối

2.5. Một số yếu tố hình thức của một bài thơ: từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc

2.6. Xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng trong kịch bản văn học (hài kịch)

2.7. Một số yếu tố hình thức của thơ tự do (sáu, bảy chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp

3.1. Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học

3.2. Nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

- Truyện cười, truyện ngắn, truyện lịch sử

- Thơ trào phúng, thơ thất ngôn bát cú, thơ tứ tuyệt luật Đường; thơ sáu, bảy chữ

- Hài kịch

1.2. Văn bản nghị luận

- Nghị luận xã hội

- Nghị luận văn học

1.3. Văn bản thông tin

- Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một cuốn sách

- Văn bản kiến nghị

2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

ĐỌC

ĐỌC HIỂU

Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.

- Tập trung hướng dẫn HV nhận biết, phát hiện nội dung bao quát của văn bản thông qua các yếu tố: các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật; nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết, chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.

- Bước đầu nhận biết được một số yếu tố của truyện cười, truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

- Nhận biết cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

- Nhận biết tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng.

- Bước đầu nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

- Nhận biết và bước đầu biết phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

- Nhận biết một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.

- Tập trung hướng dẫn HV đạt bước đầu nhận biết hoặc bước đầu phân tích được một số yếu tố thi luật/ nét độc đáo của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nhận biết được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

- Tập trung hướng dẫn để HV nhận biết được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học, từ đó nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 25 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

- Hướng dẫn HV lựa chọn văn bản phù hợp, phục vụ hiệu quả cho việc đọc mở rộng.

Văn bản nghị luận

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

- Tập trung hướng dẫn HV nhận biết được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

Đọc hiểu hình thức

Nhận biết lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.

- Tập trung hướng dẫn HV nhận biết được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.

Liên hệ, so sánh, kết nối

Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

 

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 7 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Hướng dẫn HV lựa chọn văn bản phù hợp, phục vụ hiệu quả cho việc đọc mở rộng.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản.

- Phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

 

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của một số kiểu văn bản thông tin: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem; nhận biết được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nhận biết và phân tích được cách hình bày thông tin trong văn bản như theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu.

 

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

- Nhận xét được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.

- Tập trung hướng dẫn HV nhận xét được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 15 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Hướng dẫn HV lựa chọn văn bản phù hợp, phục vụ hiệu quả cho việc đọc mở rộng.

VIẾT

Quy trình viết

Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

 

Thực hành viết

- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc;

- Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

- Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.

- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.

- Bước đầu viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.

- Hướng dẫn HV lựa chọn một số vấn đề/đề tài phù hợp để viết lại/ kể lại/ bày tỏ cảm nghĩ: một chuyến đi/ một hoạt động xã hội/ một bài thơ,...

- Căn cứ năng lực, sở trường của từng đối tượng để động viên, khuyến khích HV sáng tác (thơ tự do).

- Hướng dẫn HV thực hành viết bài văn nghị luận, bài văn phân tích một tác phẩm văn học.

- Hướng dẫn để HV làm quen viết văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.

NÓI VÀ NGHE

Nói

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nêu rõ ý kiến và các luận điểm; sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục (có thể sử dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả trình bày).

- Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (theo lựa chọn cá nhân): cung cấp cho người đọc những thông tin quan trọng nhất; nêu được đề tài hay chủ đề của cuốn sách và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

 

Nghe

Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.

- Tóm lược được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.

 

Nói nghe tương tác

- Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

 

LỚP 9

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1. Sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn (ví dụ: đồng trong đồng dao, đồng âm, đồng minh, minh trong thanh minh, minh oan, u minh)

1.2. Điển tích, điển cố (ví dụ: Ngưu Lang- Chức Nữ, Tái ông thất mã): đặc điểm và tác dụng

1.3. Nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng (như: UN, UNESCO, UNICEF, WHO, WB, IMF, ASEAN, WTO,...)

2,1. Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu (thay đổi trật tự các thành phần trong câu, thêm thành phần phụ,...): đặc điểm và tác dụng

2.2. Lựa chọn câu đơn - câu ghép, các kiểu câu ghép, các kết từ để nối các vế câu ghép

2.3. Câu rút gọn và câu đặc biệt: đặc điểm và chức năng

3.1. Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần: đặc điểm và tác dụng

3.2. Sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp

3.3. Kiểu văn bản và thể loại

- Văn bản tự sự: truyện kể, mô phỏng một truyện đã đọc; truyện kể chuyển nội dung từ một truyện tranh

- Văn bản biểu cảm: thơ tám chữ; đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

- Văn bản nghị luận: vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản nghị luận; bài nghị luận nêu vấn đề và giải pháp; bài phân tích một tác phẩm văn học

- Văn bản thông tin: cách trình bày các ý tưởng và thông tin trong văn bản; hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin; văn bản giải thích một hiện tượng xã hội; văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử; quảng cáo, tờ rơi

3.4. Một số lưu ý về tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn

4.1. Sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới và nghĩa mới

4.2. Một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ

4.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,...

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1.1. Nội dung và hình thức văn bản văn học

1.2. Cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của tác phẩm

2.1. Cốt truyện, nhân vật; lời thoại trong truyện thơ Nôm

2.2. Không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện trong truyện truyền kì và truyện trinh thám

2.3. Lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện

2.4. Thơ song thất lục bát: khổ thơ, số chữ, số dòng, vần, nhịp,

2.5. Xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại trong kịch bản văn học (bi kịch)

3. Sơ giản về lịch sử văn học và vai trò của lịch sử văn học trong đọc hiểu văn bản

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

- Truyện truyền kì, truyện trinh thám

- Thơ song thất lục bát, truyện thơ Nôm, thơ tám chữ

- Bi kịch

1.2. Văn bản nghị luận

- Nghị luận xã hội

- Nghị luận văn học

1.3. Văn bản thông tin

- Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử

- Bài phỏng vấn

2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

ĐỌC

ĐỌC HIỂU

Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

 

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết và bước đầu phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học.

- Nhận biết và bước đầu phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nhận biết và bước đầu phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì, truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

- Nhận biết và bước đầu phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.

- Nhận biết và bước đầu phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Nhận biết và bước đầu phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Hướng dẫn để HV làm quen với việc phân tích các yếu tố hình thức của văn bản văn học.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Bước đầu nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

- Bước đầu vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học.

- Hướng dẫn để HV làm quen với thao tác liên hệ, so sánh, kết nối khi đọc hiểu nội dung văn bản văn học.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 25 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

- Hướng dẫn HV lựa chọn văn bản phù hợp, phục vụ hiệu quả cho việc đọc mở rộng.

Văn bản nghị luận

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

- Biết nhận xét tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản.

 

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.

- Giúp HV nhận biết được những yếu tố cơ bản của văn bản nghị luận: lí lẽ, dẫn chứng và ý kiến, đánh giá của tác giả trong văn bản.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.

- Tập trung hướng dẫn để HV biết liên hệ, kết nối, so sánh văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội mà văn bản ra đời và thực tiễn cuộc sống.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 6 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Hướng dẫn HV lựa chọn văn bản phù hợp, phục vụ hiệu quả cho việc đọc mở rộng.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

- Phân tích được vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản.

- Tập trung hướng dẫn để HV phân tích được vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...

 

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.

- Bước đầu liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.

- Tập trung hướng dẫn để HV bước đầu làm quen với việc liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.

Đọc mở rộng

Trong một năm học, đọc tối thiểu 15 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Hướng dẫn HV lựa chọn văn bản phù hợp, phục vụ hiệu quả cho việc đọc mở rộng.

VIẾT

Quy trình viết

- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của người khác.

 

Thực hành viết

- Viết được một truyện kể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.

- Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.

- Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

- Viết được một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Viết được bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có thể sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa.

- Viết được một quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.

- Tập trung hướng dẫn HV thực hành, phát triển năng lực viết các loại văn bản (truyện kể mô phỏng, phát biểu cảm nghĩ, nghị luận, thuyết minh,...)

- Căn cứ năng lực, sở trường của từng HV cụ thể để khuyến khích, động viên HV sáng tác văn học (thơ tám chữ).

NÓI VÀ NGHE

Nói

- Biết kể một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,...).

- Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

- Thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có thể sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa.

 

Nghe

- Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; bước đầu chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hay không liên quan.

 

Nói nghe tương tác

- Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

- Bước đầu tiến hành được một cuộc phỏng vấn ngắn, xác định được mục đích, nội dung và cách thức phỏng vấn.

- Hướng dẫn HV bước đầu làm quen với việc tiến hành một cuộc phỏng vấn ngắn.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

1. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Để hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho HV, giáo viên lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp với môn Ngữ văn và đối tượng HV; không chỉ thông qua những nội dung dạy học đa dạng, phong phú, giàu tính thẩm mĩ-nhân văn mà còn bằng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và cách kiểm tra, đánh giá trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản với việc chú trọng phát huy tính chủ động, sáng tạo của HV.

a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu

Thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy đọc, viết, nói và nghe các kiểu, loại văn bản đa dạng, môn Ngữ văn trực tiếp hình thành và phát triển cho HV các phẩm chất chủ yếu với những biểu hiện chính sau đây:

- Biết yêu thiên nhiên, yêu đất nước với những biểu hiện phong phú trong cuộc sống cũng như trong văn học; yêu quý và tự hào về truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước; kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với đất nước; biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp; giới thiệu và giữ gìn các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử; có lí tưởng sống và có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và tương lai của dân tộc.

- Biết quan tâm đến những người thân, tôn trọng bạn bè, thầy cô; biết xúc động trước những con người và việc làm tốt, giữ được mối quan hệ hài hoà với người khác; biết cảm thông, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương đối với những người xung quanh cũng như đối với các nhân vật trong tác phẩm; tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh và văn hóa; vị tha, độ lượng với người khác.

- Chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, siêng năng trong công việc gia đình, nhà trường; yêu lao động, có ý chí vượt khó; tích cực rèn luyện.

- Sống thật thà, ngay thẳng, thành thật với bản thân và người khác; yêu lẽ phải, trọng chân lí; thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình.

- Biết giữ lời hứa, dám chịu trách nhiệm về lời nói, hành động và hậu quả do công việc bản thân đã làm; có thái độ và hành vi tôn trọng các quy định chung nơi công cộng; có ý thức sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân; biết giữ gìn tư cách, bản sắc của công dân Việt Nam; đồng thời, biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.

b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung

Môn Ngữ văn có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện các năng lực chung của chương trình GDTX cấp THCS. Những năng lực chung này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới với việc chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HV trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản.

- Năng lực tự chủ và tự học

Môn Ngữ văn hình thành, phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Đây là công cụ quan trọng để HV học các môn học khác và tự học. HV biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; biết lưu trữ và xử lí thông tin bằng các hình thức phù hợp.

Thông qua đọc, viết, nói và nghe các kiểu, loại văn bản đa dạng, môn Ngữ văn mang lại cho HV những trải nghiệm phong phú; nhờ đó, HV phát triển được vốn sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và khả năng của bản thân; biết tự làm chủ để có hành vi phù hợp, sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống. Môn Ngữ văn cũng giúp HV có khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

Môn Ngữ văn là môn học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp cho HV.

Qua môn Ngữ văn, HV biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung, kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp để thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; biết tiếp nhận các kiểu văn bản và thể loại đa dạng; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp.

Ngoài ra, HV phát triển khả năng nhận biết, thấu hiểu và đồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp và hoá giải các mâu thuẫn; thiết lập và phát triển mối quan hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Năng lực giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn được thể hiện ở khả năng đánh giá nội dung của văn bản, biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

Môn Ngữ văn đề cao vai trò của HV với tư cách là người đọc tích cực, chủ động, không chỉ trong hoạt động tiếp nhận mà còn trong việc tạo nghĩa cho văn bản. Khi viết, HV cần phải bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng và triển khai ý tưởng một cách sáng tạo. Qua việc học môn Ngữ văn, nhất là đọc và viết về văn học, HV có được khả năng đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới; suy nghĩ không theo lối mòn, biết cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với tình huống, bối cảnh.

2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các năng lực đặc thù

a) Phương pháp dạy đọc

Mục đích chủ yếu của dạy đọc là giúp HV biết đọc và tự đọc được văn bản; thông qua đó mà bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất, nhân cách HV. Đối tượng đọc gồm văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Mỗi kiểu văn bản có những đặc điểm riêng, vì thế cần có cách dạy đọc hiểu văn bản phù hợp.

- Dạy đọc hiểu văn bản nói chung: Yêu cầu HV đọc trực tiếp toàn bộ văn bản, chú ý quan sát các yếu tố hình thức của văn bản, từ đó có ấn tượng chung và tóm tắt được nội dung chính của văn bản; tổ chức cho HV tìm kiếm, phát hiện, phân tích, suy luận ý nghĩa các thông tin, thông điệp, quan điểm, thái độ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... được gửi gắm trong văn bản; hướng dẫn HV liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân HV,... để hiểu sâu hơn giá trị của văn bản, biết vận dụng, chuyển hoá những giá trị ấy thành niềm tin và hành vi ứng xử của cá nhân trong cuộc sống hằng ngày.

- Dạy đọc hiểu văn bản văn học: Văn bản văn học cũng là một loại văn bản, nên dạy đọc hiểu văn bản văn học cũng cần tuân thủ cách đọc hiểu văn bản nói chung. Tuy nhiên, văn bản văn học có những đặc điểm riêng vì thế giáo viên tổ chức cho HV tìm hiểu, giải mã văn bản văn học theo một quy trình phù hợp với đặc trưng của văn bản nghệ thuật. HV cần được hướng dẫn, luyện tập đọc tác phẩm văn học theo quy trình từ tri nhận văn bản ngôn từ đến khám phá thế giới hình tượng nghệ thuật và tìm kiếm, đúc kết nội dung ý nghĩa; kĩ năng tìm kiếm, diễn giải mối quan hệ giữa cái “toàn thể” và chi tiết “bộ phận” của văn bản, phát hiện tính chỉnh thể, tính thống nhất về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức của tác phẩm văn học.

Phương pháp dạy đọc phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc. Hướng dẫn và khích lệ HV chủ động, tự tin, phát huy vai trò “đồng sáng tạo” trong tiếp nhận tác phẩm; hứng thú tham gia kiến tạo nghĩa cho văn bản; biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu, trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hóa và triết lí nhân sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hoá thành giá trị sống. Khi dạy học đọc hiểu, giáo viên chú ý giúp HV tự phát hiện thông điệp, ý nghĩa, góp phần lấp đầy “khoảng trống” của văn bản. Giáo viên có những gợi ý, nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của HV; tránh đọc chép và hạn chế ghi nhớ máy móc. Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau để thực hiện dạy học phân hóa và hướng dẫn HV đọc hiểu văn bản, hình thành kĩ năng đọc.

Tùy vào đối tượng HV ở từng lớp học và thể loại của văn bản văn học, giáo viên vận dụng các phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học đọc hiểu cho phù hợp như: đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch, sử dụng câu hỏi, hướng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc bằng các phiếu ghi chép, phiếu học tập, nhật kí đọc sách, tổ chức cho HV thảo luận về văn bản, chuyển thể tác phẩm văn học từ thể loại này sang thể loại khác, vẽ tranh, làm phim, trải nghiệm những tình huống mà nhân vật đã trải qua,... Một số phương pháp dạy học khác như đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng, nêu vấn đề,... cũng cần được vận dụng một cách phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực cho HV.

b) Phương pháp dạy viết

Mục đích của dạy viết là rèn luyện tư duy và cách viết, qua đó giáo dục phẩm chất và phát triển nhân cách HV. Vì thế khi dạy viết, giáo viên chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục.

Giáo viên tập trung vào yêu cầu hướng dẫn HV các bước tạo lập văn bản, thực hành viết theo các bước và đặc điểm của kiểu văn bản. Thông qua thực hành, giáo viên hướng dẫn HV phân tích các văn bản ở phần đọc hiểu và văn bản bổ sung để nắm được đặc điểm của các kiểu văn bản, quy trình tạo lập văn bản; sử dụng các câu hỏi giúp HV xác định được mục đích và nội dung viết; giới thiệu các nguồn tư liệu, hướng dẫn cách tìm ý tưởng và phác thảo dàn ý; hướng dẫn HV viết văn bản; tự chỉnh sửa và trao đổi dựa trên các tiêu chí đánh giá bài viết.

Ở cấp THCS, giáo viên yêu cầu HV thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn như thu thập thông tin cho bài viết từ nhiều nguồn (tài liệu in, tài liệu trên mạng, phỏng vấn, thu thập dữ liệu từ thực tế); thảo luận, phân tích về tiêu chí đánh giá bài viết; biết tự chỉnh sửa, trao đổi trong nhóm để hoàn thiện bài viết và rút kinh nghiệm sau mỗi lần viết bài,... Ngoài việc tiếp tục phương pháp phân tích mẫu các kiểu văn bản, giáo viên chú ý hướng dẫn kĩ thuật viết tích cực nhằm giúp HV vừa thành thạo kĩ năng tạo lập theo từng kiểu văn bản, vừa phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện qua bài viết. Bên cạnh các văn bản thông thường, HV còn được rèn luyện tạo lập văn bản điện tử và văn bản đa phương thức.

Giáo viên sử dụng những phương pháp như phân tích mẫu, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở,... để hướng dẫn HV hình thành dàn ý, lựa chọn cách triển khai, diễn đạt; tổ chức cho HV thực hành viết văn bản, có thể viết từng phần: mở bài, kết bài, một hoặc một số đoạn trong thân bài.

Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn thường gồm các hoạt động chủ yếu như: nêu nhiệm vụ mà HV cần thực hiện; yêu cầu HV làm việc cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm; tổ chức trình bày kết quả làm việc, thảo luận về các nhiệm vụ được giao và tự rút ra nội dung bài học; nhận xét, đánh giá,...; sau khi viết xong, HV cần có cơ hội nói, trình bày những gì đã viết.

c) Phương pháp dạy nói và nghe

Mục đích của dạy nói và nghe là nhằm giúp HV có khả năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận. Dạy nói và nghe không chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà còn giáo dục phẩm chất và nhân cách HV.

Trong dạy nói, giáo viên hướng dẫn cho HV quan sát, phân tích mẫu đồng thời hướng dẫn cách làm và tổ chức cho HV thực hành; hướng dẫn cách thức, quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình và trình bày trước nhóm, tổ, lớp; cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và cách tham gia thảo luận, tranh luận.

Trong dạy nghe, giáo viên hướng dẫn HV cách nắm bắt được nội dung nghe, cách hiểu và đánh giá quan điểm, ý định của người nói; cách kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, tôn trọng những ý kiến khác biệt; cách hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ tích cực.

Đối với kĩ năng nói nghe tương tác, giáo viên hướng dẫn HV biết lắng nghe và biết đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe, biết nói theo lượt lời trong hội thoại, biết dùng các phương tiện nghe nhìn khác để hỗ trợ cho lời trình bày miệng.

Thực hành nghe nói là hoạt động chính, nhằm rèn kĩ năng nghe nói cho HV. Để tạo điều kiện cho mọi HV được thực hành nói, giáo viên linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động học tập như: yêu cầu từng cặp HV nói cho nhau nghe hoặc HV trình bày bài nói trước nhóm, lớp; tổ chức cho HV thảo luận, tranh luận, qua đó hiểu được tính chất tương tác của ngôn ngữ nói và hình thành thái độ tích cực, hợp tác khi trao đổi, thảo luận và có khả năng giải quyết vấn đề qua trao đổi, thảo luận; chia nhóm, lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm dựa trên những hướng dẫn cụ thể về tiêu chí đánh giá mà giáo viên cung cấp.

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

1. Mục tiêu đánh giá

Đánh giá kết quả giáo dục môn Ngữ văn nhằm cung cấp thông tin chính xác, lập thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của HV trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HV và nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Căn cứ đánh giá

Căn cứ đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với HV mỗi lớp học đã quy định trong chương trình.

a) Nội dung đánh giá

Trong môn Ngữ văn, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của HV thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe.

Đánh giá hoạt động đọc: Tập trung vào yêu cầu HV hiểu nội dung, chủ đề của văn bản, quan điểm và ý định của người viết; xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện, nhất là về mặt kiểu văn bản, thể loại và ngôn ngữ sử dụng; trả lời các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khác nhau; lập luận, giải thích cho cách hiểu của mình; nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân; thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề được đặt ra trong văn bản; liên hệ, so sánh giữa các văn bản và giữa văn bản với đời sống.

Đánh giá hoạt động viết: Tập trung vào yêu cầu HV tạo lập các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng. Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày,...

Đánh giá hoạt động nói và nghe: Tập trung vào yêu cầu HV nói đúng chủ đề và mục tiêu; sự tự tin, năng động của người nói; biết chú ý đến người nghe; biết tranh luận và thuyết phục; có kĩ thuật nói thích hợp; biết sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ. Đối với kĩ năng nghe, yêu cầu HV nắm bắt nội dung do người khác nói; nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý định của người nói; biết đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trao đổi để kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói; biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt.

Đánh giá phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trong môn Ngữ văn tập trung vào các hành vi, việc làm, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của HV khi đọc, viết, nói và nghe; thực hiện chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét,...

b) Cách thức đánh giá

Đánh giá gồm: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá HV, HV đánh giá lẫn nhau, HV tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về HV, việc HV trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...

Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình. Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của HV, khắc phục tình trạng HV chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.

Nguyên tắc đánh giá: HV được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính HV; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. HV cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực này.

V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải thích thuật ngữ

a) Một số thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong chương trình

- Giao tiếp đa phương thức: hình thức giao tiếp sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, không chỉ phương tiện ngôn ngữ mà cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Kiểu văn bản: các dạng văn bản dùng trong viết, được phân chia theo phương thức biểu đạt chính như văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận,...

- Loại văn bản (type): các văn bản có cùng mục đích giao tiếp chủ yếu, bao gồm: văn bản văn học (bộc lộ, giãi bày tình cảm), văn bản nghị luận (thuyết phục), văn bản thông tin (thông báo, giao dịch,...).

- Loại văn học (genre): loại hình văn bản văn học, gồm: truyện, thơ, kịch, kí.

- Năng lực ngôn ngữ: khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,...) để đọc, viết, nói và nghe.

- Năng lực văn học: một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ, là khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện và sáng tạo các yếu tố thẩm mĩ thông qua hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản văn học.

- Ngữ liệu: từ âm, chữ cho đến văn bản hoặc trích đoạn văn bản thuộc các loại văn bản và thể loại thể hiện dưới các hình thức viết, nói hoặc đa phương thức, dùng làm chất liệu để dạy học.

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: những hình ảnh, số liệu, đồ thị, bảng biểu,... góp phần biểu nghĩa trong giao tiếp.

- Thể loại văn học: mỗi loại văn bản văn học bao gồm nhiều thể loại như: thần thoại, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết, ca dao, ngâm khúc, bi kịch, hài kịch,...

- Văn bản biểu cảm: văn bản chủ yếu dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc.

- Văn bản đa phương thức: văn bản có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh.

- Văn bản miêu tả: văn bản chủ yếu dùng để miêu tả.

- Văn bản nghị luận: văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề nào đó.

- Văn bản nhật dụng: văn bản chủ yếu dùng để đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng ngày.

- Văn bản thông tin: văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.

- Văn bản thuyết minh: văn bản chủ yếu được dùng để giới thiệu một sự vật, hiện tượng.

- Văn bản tự sự: văn bản chủ yếu dùng để kể lại một sự việc.

b) Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt

Chương trình môn Ngữ văn sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của HV. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng liệt kê dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn.

Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dừng những động từ nêu trong bảng tổng hợp này hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương, sao cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho HV.

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

đọc thuộc lòng (bài thơ, đoạn văn,...); kể lại (câu chuyện đã đọc, sự việc đã chứng kiến,...); nhận biết (đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; tính toàn vẹn, chỉnh thể của văn bản; lí lẽ, bằng chứng, thông tin; biện pháp tu từ;...)

Hiểu

nhận biết, phân tích (chủ đề, thông điệp; tình cảm, cảm xúc của người viết; cách triển khai ý tưởng;...); hiểu, xác định (đề tài, thông tin, cảm hứng chủ đạo,...); phân tích (đặc điểm kiểu văn bản, thể loại;...); hiểu (chủ đề, thông tin cơ bản,...); giải thích (tác dụng của biện pháp tu từ,...); tóm tắt (các ý chính của một đoạn, nội dung của văn bản,...); nhận xét, đánh giá (nội dung, hình thức, các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận, đề tài, cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, thái độ và quan điểm người viết;...)

Vận dụng

vận dụng (kiến thức tiếng Việt, văn học, kinh nghiệm,...); so sánh (nhân vật, văn bản,...); liên hệ (văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,...); viết (đoạn văn, văn bản,...); thuyết trình, trình bày (vấn đề, ý kiến, bài giới thiệu, báo cáo nghiên cứu,...)

2. Thời lượng thực hiện chương trình

a) Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp: Chương trình môn Ngữ văn thực hiện từ lớp 6 - lớp 9 với thời lượng dành cho mỗi lớp là 140 tiết/năm học; thực hiện trong 35 tuần/năm học; 04 tiết/tuần.

b) Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục

Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục được sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần bảo đảm tỷ lệ hợp lí giữa các thành phần sau:

- Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng).

- Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học).

- Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể thời lượng tiết học dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:

Nhóm lớp

Đọc

Viết

Nói và nghe

Đánh giá định kì

Từ lớp 6 đến lớp 9

86

30

15

8

3. Thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học tối thiểu của môn Ngữ văn thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT. Ngoài ra, khuyến khích giáo viên và HV tự trang bị thêm các tủ sách tham khảo, có các loại văn bản gồm: văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin; có đủ các hình thức sách truyện, sách truyện tranh. Trong mỗi loại văn bản có đủ các tiểu loại: văn bản văn học gồm truyện, thơ, kịch, kí; văn bản nghị luận gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội; văn bản thông tin gồm văn bản thuyết minh và văn bản nhật dụng. Một số tranh ảnh như chân dung các nhà văn lớn có trong chương trình; tranh ảnh minh họa cho nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm lớn như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều,...

Ngoài ra, với các trung tâm GDTX, trung tâm GDNN-GDTX có thể trang bị việc nối mạng Internet, có máy tính, màn hình và máy chiếu (projector); trang bị thêm một số phần mềm dạy học tiếng Việt; các CD, video clip có nội dung giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước, quê hương của các nhà văn (để dạy và học văn bản thuyết minh); một số bộ phim hoạt hình, phim huyện được chuyển thể từ các tác phẩm văn học hoặc các CD, video clip ghi một số vở diễn từ các kịch bản văn học; các băng đĩa CD ghi bản nhạc được phổ từ các bài thơ đã chọn làm ngữ liệu dạy học hay một số văn bản đọc mở rộng, các cuộc giao lưu, nói chuyện chuyên đề của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học; các sách giáo khoa Ngữ văn, sách văn học và các tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử.

4. Yêu cầu lựa chọn văn bản (ngữ liệu)

Ngoài việc bảo đảm các tiêu chí về nội dung giáo dục, ngữ liệu dạy học, môn Ngữ văn cần bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm tỷ lệ hợp lí giữa văn bản văn học với văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Trong văn bản văn học, chú ý bảo đảm sự cân đối tương đối giữa các thể loại cơ bản (huyện, thơ, kí, kịch), giữa văn học trung đại và văn học hiện đại, giữa văn học dân gian và văn học viết, giữa văn học dân tộc Kinh và văn học dân tộc thiểu số, giữa văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, giữa Đông và Tây. “Sự cân đối” được hiểu là một tỷ lệ thích hợp, chứ không phải có tỷ lệ bằng nhau. Ngữ liệu cho tất cả các lớp đều phải có văn bản truyện và thơ, kí hoặc kịch. Các lớp ở đầu cấp THCS ưu tiên văn học Việt Nam hiện đại và đương đại. Hạn chế hiện tượng một văn bản được sử dụng lặp lại ở nhiều lớp học khác nhau.

b) Bảo đảm sự phù hợp của văn bản với yêu cầu phát triển và thời lượng học tập của chương trình. Độ khó của các văn bản đọc tăng dần qua từng năm học. Thời gian để dạy học một văn bản phải tương thích với độ dài và độ phức tạp của nó để bảo đảm giáo viên có thể giúp HV tiếp cận đầy đủ và sâu sắc văn bản, cho HV có cơ hội đọc trực tiếp và trọn vẹn những tác phẩm được chọn học. Hạn chế việc dạy học trích đoạn, trừ trường hợp những tác phẩm văn học có dung lượng lớn như tiểu thuyết, hồi kí, sử thi (ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du).

c) Bảo đảm kế thừa và phát triển các chương trình môn Ngữ văn. Chương trình dựa vào 9 tác gia và các tác phẩm văn học được học trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn và bổ sung một số tác giả, tác phẩm có vị trí quan họng, tiêu biểu cho thành tựu văn học dân tộc qua các giai đoạn để dạy học trong nhà trường với ba cấp độ: tác phẩm bắt buộc (tác giả sách giáo khoa và giáo viên bắt buộc thực hiện theo quy định của chương trình); tác phẩm bắt buộc lựa chọn (tác giả sách giáo khoa bắt buộc lựa chọn tác phẩm của tác giả có tên trong danh mục quy định của chương trình); tác phẩm gợi ý lựa chọn (tác giả sách giáo khoa tự lựa chọn tác phẩm theo danh mục gợi ý của chương trình). Căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và danh sách các tác phẩm bắt buộc, tác phẩm bắt buộc lựa chọn được quy định, giáo viên và HV được chọn đọc một số văn bản mở rộng phù hợp với yêu cầu của chương trình và lứa tuổi để thảo luận trong nhóm, trong lớp.

5. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Căn cứ vào chương trình môn Ngữ văn , giáo viên chủ động, linh hoạt xây dựng và tổ chức các bài học theo định hướng sau:

a) Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn (cả kiến thức và kĩ năng), tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn); thực hiện dạy học phân hóa theo đối tượng HV.

b) Rèn luyện cho HV phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho HV.

c) Tăng cường, phát huy tính tích cực, tự học của HV; dành nhiều thời gian cho HV nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập, luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập để HV biết tự đọc, viết, nói và nghe theo những yêu cầu và mức độ khác nhau; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HV.

PHỤ LỤC

DANH MỤC VĂN BẢN (NGỮ LIỆU) GỢI Ý LỰA CHỌN Ở CÁC LỚP

1. Căn cứ tiêu chí lựa chọn văn bản và yêu cầu lựa chọn văn bản, chương trình xây dựng danh mục văn bản (ngữ liệu) gợi ý lựa chọn ở các lớp. Danh mục văn bản này không phải là tất cả ngữ liệu của các lớp mà chỉ là những ví dụ minh họa về thể loại, kiểu văn bản, đề tài và sự phù hợp với nhận thức, tâm lí lứa tuổi; nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói, nghe ở mỗi lớp.

Để thuận tiện và linh hoạt trong việc lựa chọn ngữ liệu, các văn bản được gợi ý theo các nhóm lớp: lớp 6 và lớp 7; lớp 8 và lớp 9 (tên văn bản ở tất cả các lớp xếp theo thứ tự A, B, C).

Văn bản (ngữ liệu) gợi ý trong danh mục này được sắp xếp theo trình tự kiểu, loại văn bản (truyện, thơ, kịch, kí, nghị luận, thông tin). Số lượng văn bản ở mỗi kiểu, loại khác nhau, tùy theo yêu cầu cần đạt của chương trình. Danh mục bao gồm văn bản mới và văn bản đã, đang được sử dụng trong sách giáo khoa hiện hành (có sự phân bố lại cho phù hợp với yêu cầu cần đạt của các lớp), nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa kế thừa và đổi mới. Riêng đối với văn bản thông tin, danh mục không giới thiệu tên văn bản cụ thể mà chỉ nêu đề tài và tên các kiểu văn bản.

2. Danh mục ngữ liệu gợi ý:

LỚP 6 VÀ LỚP 7

Truyện, tiểu thuyết

- Buổi học cuối cùng (A. Daudet)

- Búp sen xanh (Sơn Tùng)

- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

- Cô bé bán diêm (H. Andersen)

- Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)

- Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)

- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)

- Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

- Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng)

- Treo biển (Truyện cười dân gian Việt Nam)

- Ông lão đánh cá và con cá vàng (A. Puskin)

- Thánh Gióng (Truyền thuyết Việt Nam)

- Thạch Sanh (Cổ tích Việt Nam)

- ...

Thơ, ca dao, tục ngữ

- Ca dao về tình yêu, tình cảm gia đình

- Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

- Dặn con (Trần Nhuận Minh)

- Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu)

- Khi con tu hú (Tố Hữu)

- Mây và sóng (R. Tagore)

- Mẹ (Đỗ Trung Lai)

- Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

- Quê hương (Tế Hanh)

- Sơn Tinh, Thủy Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)

- Tiếng vọng (Nguyễn Quang Thiều)

- Tục ngữ Việt Nam

- Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

- ...

Kí, tản văn

- Cây tre Việt Nam (Thép Mới)

- Cõi lá (Đỗ Phấn)

- Cô Tô (Nguyễn Tuân)

- Lòng yêu nước (I. Ehrenburg)

- Một lít nước mắt (Kito Aya)

- Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương)

- Những năm ở tiểu học (trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê)

- Thẳm sâu Hồng Ngài (Tống Lam Linh)

- Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)

- Tôi ăn Tết ở Côn Lôn (Khuông Việt)

- Trưa tha hương (Trần Cư)

- ...

Văn nghị luận

- Bài nghị luận xã hội: về một hiện tượng mà mình quan tâm.

- Bài nghị luận văn học: phân tích đặc điểm nhân vật và bài phân tích tác phẩm.

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Seattle)

- Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

- Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

- ...

Văn bản thông tin

- Văn bản thuật lại một sự kiện lịch sử (thuyết minh).

- Văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (thuyết minh).

- Văn bản kiến nghị; biên bản, tin nhắn, thư điện tử.

- …

LỚP 8 VÀ LỚP 9

Truyện, tiểu thuyết

- Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)

- Chiếc lá cuối cùng (O. Henry)

- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

- Chuyện chiếc ấm sứt vòi (Trần Đức Tiến)

- Đá trổ bông (Nguyễn Ngọc Tư)

- Hai vạn dặm dưới đáy biển (J. Veme)

- Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry)

- Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)

- Làng (Kim Lân)

- Lão Hạc (Nam Cao)

- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

- Robinson Crusoe (D. Defoe)

- Sherlock Holmes (A. Doyle)

- Tôi đi học (Thanh Tịnh)

- Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán)

- Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)

- ...

Thơ, ca dao, truyện thơ Nôm

- Bánh trôi nước, Mời trầu (Hồ Xuân Hương)

- Bếp lửa (Bằng Việt)

- Ca dao về con người, xã hội

- Chân quê, Không đề (Nguyễn Bính)

- Chó sói và chiến con, Ve và kiến (J. La Fontaine)

- Con đường chưa đi (R. Frost)

- Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)

- Đồng chí (Chính Hữu)

- Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

- Hội Tây, Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)

- Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

- Mộ (Chiều tối - Hồ Chí Minh)

- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

- Nam quốc sơn hà (Thời Lý)

- Nói với con (Y Phương)

- Ngôn chí số 20, Thuật hứng 24 (Nguyễn Trãi)

- Ông đồ (Vũ Đình Liên)

- Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

- Sang thu (Hữu Thỉnh)

- Thuốc đắng (Mai Văn Phấn)

- Mẹ Tơm (Tố Hữu)

- Tống biệt (Tản Đà)

- Truyện Kiều (Nguyễn Du)

- Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)

- ...

Kịch, chèo

- Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng)

- Ông Jourdain mặc lễ phục (Moliere)

- Quan Âm Thị Kính (chèo dân gian)

- Quẫn (Lộng Chương)

- Romeo và Juliet (W. Shakespeare)

- ...

Văn nghlun

- Bài nghluận xã hội: bàn về một vấn đề trong đời sống

- Bài nghị luận văn học: phân tích tác phẩm văn học

- Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)

- Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)

- Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

- Chiếu dời đô (Lý Công uẩn)

- Đi bộ ngao du (Trích Emile hay về giáo dục - J. Rousseau)

- Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)

- Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

- ...

Văn bản thông tin

- Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem.

- Văn bản giải thích một hiện tượng xã hội hoặc văn bản giới thiệu quy trình tiến hành một thí nghiệm.

- Bản tin (báo in và báo mạng); văn bản tường trình, quảng cáo, bài phỏng vấn.

 

MÔN TOÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Môn Toán giúp HV đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

b) Góp phần hình thành và phát triển ở HV các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học.

c) Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác và có đủ kiến thức để học lên cấp học cao hơn.

d) Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với các hoạt động xung quanh, phù hợp với từng vùng miền.

2. Mục tiêu cụ thể

Môn Toán nhằm giúp HV đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tính toán ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản và thiết thực nhất trong cuộc sống; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

b) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:

- Số và Đại số: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó; biểu thức đại số, hàm số, phương trình và bất phương trình.

- Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn, nhận biết đồ vật trong thực tiễn để thống nhất khái niệm trong toán học; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng);

- Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất;

c) Hỗ trợ các môn học như tổ hợp các môn Khoa học Tự nhiên, hỗ trợ các hoạt động thường ngày của người học trong lao động và sản xuất.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Toán góp phần hình thành và phát triển ở HV các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học được quy định tại Phần thứ nhất. Những vấn đề chung của Chương trình GDTX cấp THCS.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho HV năng lực toán học (biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán) bao gồm các thành phần cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học và yêu cầu cần đạt cho từng lớp học từ lớp 6 đến lớp 9 được thể hiện trong bảng sau:

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Năng lực tư duy và lập luận toán học thể hiện qua việc:

 

- Thực hiện được các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự; quy nạp, diễn dịch.

- Thực hiện được các thao tác tư duy, đặc biệt biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt trong nhiều tình huống và thể hiện được kết quả của việc quan sát.

- Chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận.

- Thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề.

- Giải thích hoặc điều chỉnh được cách thức giải quyết vấn đề về phương diện toán học.

- Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Chứng minh được mệnh đề toán học không quá phức tạp.

Năng lực mô hình hóa toán học thể hiện qua việc:

 

- Xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn.

- Sử dụng được các mô hình toán học (gồm công thức toán học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ, phương trình, hình biểu diễn,...) để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp.

- Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập.

- Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập.

- Thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tế và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp.

- Thể hiện được lời giải toán học vào ngữ cảnh thực tiễn và làm quen với việc kiểm chứng tính đúng đắn của lời giải.

Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể hiện qua việc:

 

- Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học.

- Phát hiện được vấn đề cần giải quyết.

- Lựa chọn, đề xuất được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề.

- Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề.

- Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra.

- Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề.

- Đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hoá được cho vấn đề tương tự.

- Giải thích được giải pháp đã thực hiện.

Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc:

 

- Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết được trình bày dưới dạng văn bản toán học hay do người khác nói hoặc viết ra.

- Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết). Từ đó phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết).

- Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác).

- Thực hiện được việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (ở mức tương đối đầy đủ, chính xác).

- Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic,...) kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác.

- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận.

- Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học.

- Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải thích các nội dung toán học trong một số tình huống không quá phức tạp.

Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thể hiện qua việc:

 

- Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng, phương tiện trực quan thông thường, phương tiện khoa học công nghệ (đặc biệt là phương tiện sử dụng công nghệ thông tin), phục vụ cho việc học Toán.

- Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán (mô hình hình học phẳng và không gian, thước đo góc, thước cuộn, tranh ảnh, biểu đồ,...).

- Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán, đặc biệt là phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học (phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi).

- Trình bày được cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học.

- Sử dụng được máy tính cầm tay, một số phần mềm tin học và phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập.

- Nhận biết được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

- Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

III. NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Nội dung khái quát

a) Nội dung cốt lõi

Nội dung môn Toán được tích hợp xoay quanh 03 mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; và Thống kê và Xác suất.

Số và Đại số là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu sâu hơn về toán học, nhằm hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn đề của toán học và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan; tạo cho HV khả năng suy luận suy diễn, góp phần phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học và hình thành khả năng sử dụng các thuật toán. Hàm số cũng là công cụ quan trọng cho việc xây dựng các mô hình toán học của các quá trình và hiện tượng trong thế giới thực.

Hình học và Đo lường là một trong những thành phần quan trọng của giáo dục toán học, rất cần thiết cho HV trong việc tiếp thu các kiến thức về không gian và phát triển các kĩ năng thực tế thiết yếu. Hình học và Đo lường hình thành những công cụ nhằm mô tả các đối tượng, thực thể của thế giới xung quanh; cung cấp cho HV kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản về Hình học, Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng) và tạo cho HV khả năng suy luận, kĩ năng thực hiện các chứng minh toán học, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tưởng tượng không gian và tính trực giác. Đồng thời, Hình học còn góp phần giáo dục thẩm mĩ và nâng cao văn hóa toán học cho HV. Việc gắn kết Đo lường và Hình học sẽ tăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc dạy học môn Toán.

Thống kê và Xác suất là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học. Thống kê và Xác suất tạo cho HV khả năng nhận thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiểu bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế, hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan trọng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu. Từ đó, nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại cho HV.

Ngoài ra, Chương trình môn Toán dành thời lượng thích đáng để tiến hành các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho HV như: Tiến hành các đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các đề tài, dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức các trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán; ra báo tường (hoặc nội san) về Toán; giao lưu với HV có khả năng và yêu thích môn Toán,... Những hoạt động này giúp học viên vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được tích lũy từ giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo; phát triển cho học viên năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hoá bản thân; giúp HV bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo lập một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.

2. Phân bố các mạch nội dung ở các lớp

Phân bố các mạch nội dung từ lớp 6 đến lớp 9

Nội dung trình bày tường minh, kí hiệu bằng dấu “x”.

Mạch

Chủ đề

Lớp

6

7

8

9

Số tự nhiên

x

 

 

 

Số nguyên

x

 

 

 

Số hữu tỉ

Phân số

x

 

 

 

Số thập phân

x

 

 

 

Số hữu tỉ

 

x

 

 

Số thực

 

x

x

x

Ước lượng và làm tròn số

x

x

 

 

Tỉ số. Tỉ số phần trăm. Tỷ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau

x

x

 

 

Biểu thức đại số

 

x

x

 

Hàm số và đồ thị

 

 

x

x

Phương trình, hệ phương trình

 

 

x

x

Bất phương trình

 

 

 

x

Lượng giác

 

 

 

x

Lũy thừa

x

x

 

 

Hình phẳng và hình khối trong thực tiễn

x

x

x

x

Các hình hình học cơ bản (điểm, đường thẳng, đoạn thẳng)

x

 

 

 

Góc

x

x

 

 

Tam giác

x

x

x

x

Tứ giác

 

x

x

x

Đa giác đều

 

 

 

x

Hình tròn. Đường tròn

 

 

 

x

Hệ thức lượng trong tam giác

 

 

 

x

Độ dài

x

 

x

x

Số đo góc

x

 

 

x

Diện tích

x

x

x

x

Dung tích. Thể tích

 

x

x

x

Một số yếu tố thống kê

x

x

x

x

Một số yếu tố xác suất

x

x

x

x

3. Nội dung và yêu cầu cần đạt cụ thể của từng lớp

LỚP 6

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

SỐ VÀ ĐẠI SỐ

Số

Số tự nhiên

Số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

- Biết sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp; sử dụng được cách cho tập hợp.

- Nhận biết được tập hợp các số tự nhiên.

- Biểu diễn được số tự nhiên trong hệ thập phân.

- Biểu diễn được các số tự nhiên từ 1 đến 30 bằng cách sử dụng các chữ số La Mã.

- Nhận biết được (quan hệ) thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên; so sánh được hai số tự nhiên cho trước.

Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên.

- Hiểu được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.

- Thực hiện được phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên; thực hiện được các phép nhân và phép chia hai lũy thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên.

- Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính.

- Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.

- Có thể giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính (ví dụ: tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có,...).

Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Số nguyên tố. Ước chung và bội chung

- Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội.

- Mô tả được dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 để xác định một số đã cho có chia hết cho 2, 5, 9, 3 hay không.

- Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.

- Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.

- Mô tả được ước chung, ước chung lớn nhất; hiểu được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên; nhận biết được phân số tối giản; thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số bằng cách sử dụng ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.

- Nhận biết được phép chia có dư, định lí về phép chia có dư.

- Có thể vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (ví dụ: tính toán tiền hay lượng hàng hóa khi mua sắm, xác định số đồ vật cần thiết để sắp xếp chúng theo những quy tắc cho trước,...).

Số nguyên

Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên. Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

- Nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên.

- Biểu diễn được số nguyên trên trục số.

- Nhận biết được số đối của một số nguyên.

- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số nguyên. So sánh được hai số nguyên cho trước.

- Nhận biết được ý nghĩa của số nguyên âm trong một số bài toán thực tiễn.

Các phép tính với số nguyên. Tính chia hết trong tập hợp các s nguyên

- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (chia hết) trong tập hợp các số nguyên.

- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc trong tập hợp các số nguyên trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

- Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội trong tập hợp các số nguyên.

- Có thể giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính về số nguyên (ví dụ: tính lỗ lãi khi buôn bán,...).

Phân số

Phân số. Tính chất cơ bản của phân số. So sánh phân số

- Nhận biết được phân số với tử số hoặc mẫu số là số nguyên âm.

- Nhận biết được khái niệm hai phân số bằng nhau và nhận biết được quy tắc bằng nhau của hai phân số.

- Nhận biết được hai tính chất cơ bản của phân số.

- So sánh được hai phân số cho trước.

- Nhận biết được số đối của một phân số.

- Nhận biết được hỗn số dương.

Các phép tính với phân số

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số.

- Hiểu được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với phân số trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

- Tính được giá trị phân số của một số cho trước và tính được một số biết giá trị phân số của số đó.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về phân số (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí,...).

Số thập phân

Số thập phân và các phép tính với số thập phân. Tỉ số và tỉ số phần trăm

- Nhận biết được số thập phân âm, số đối của một số thập phân.

- So sánh được hai số thập phân cho trước.

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân.

- Hiểu được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với số thập phân trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

- Thực hiện được ước lượng và làm tròn số thập phân.

- Tính được tỉ số và tỉ số phần trăm của hai đại lượng.

- Tính được giá trị phần trăm của một số cho trước và tính được một số biết giá trị phần trăm của số đó.

- Có thể giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số thập phân, tỉ số và tỉ số phần trăm (ví dụ: các bài toán liên quan đến lãi suất tín dụng, liên quan đến thành phần các chất trong Hoá học,...).

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

Hình học trực quan

Các hình phng trong thực tiễn

Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều

- Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

- Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của: tam giác đều (ví dụ: ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông (ví dụ: bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều (ví dụ: sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau).

- Vẽ được tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.

- Thể hiện được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.

Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân

- Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

- Vẽ được hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành bằng các dụng cụ học tập.

- Có thể giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt nói trên (ví dụ: tính chu vi hoặc diện tích của một số đối tượng có dạng đặc biệt nói trên,...).

Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên

Hình có trục đối xứng

- Nhận biết được trục đối xứng của một hình phẳng.

- Nhận biết được những hình phẳng trong tự nhiên có trục đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều).

Hình có tâm đối xứng

- Nhận biết được tâm đối xứng của một hình phẳng.

- Nhận biết được những hình phẳng trong thế giới tự nhiên có tâm đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều).

Vai trò của đối xứng trong thế giới tự nhiên

- Nhận biết được tính đối xứng trong Toán học, tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế tạo,...

- Nhận biết được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên biểu hiện qua tính đối xứng (ví dụ: nhận biết vẻ đẹp của một số loài thực vật, động vật trong tự nhiên có tâm đối xứng hoặc có trục đối xứng).

Hình học phẳng

Các hình hình học cơ bản

Điểm, đường thẳng, tia

- Nhận biết được những quan hệ cơ bản giữa điểm, đường thẳng: điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng; tiên đề về đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

- Nhận biết được khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, song song.

- Nhận biết được khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.

- Nhận biết được khái niệm điểm nằm giữa hai điểm.

- Nhận biết được khái niệm tia.

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Nhận biết được khái niệm đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng.

Góc. Các góc đặc biệt. S đo góc

- Nhận biết được khái niệm góc, điểm trong của góc (không đề cập đến góc lõm).

- Nhận biết được các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt).

- Nhận biết được khái niệm số đo góc.

Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện)

- Sử dụng phần mềm để hỗ trợ việc học các kiến thức hình học.

- Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ hình và thiết kế đồ họa liên quan đến các khái niệm: tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân, hình đối xứng.

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

Một số yếu tố thống kê

Thu thập và tổ chức dữ liệu

Thu thập, phân loại, biểu diễn dữ liệu theo các tiêu chỉ cho trước

- Thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác.

- Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản.

Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ

- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

- Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

Phân tích và xử lí dữ liệu

Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ thống kê đã có

- Nhận biết được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học trong Chương trình lớp 6 (ví dụ: Lịch sử và Địa lí lớp 6, Khoa học tự nhiên lớp 6,...) và trong thực tiễn (ví dụ: khí hậu, giá cả thị trường,...).

Một số yếu tố xác suất

Một số yếu tố xác suất

Làm quen với một số mô hình xác suất đơn giản. Làm quen với việc mô tả xúc suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện mong một số mô hình xác suất đơn giản

- Làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản (ví dụ: ở trò chơi tung đồng xu thì mô hình xác suất gồm hai khả năng ứng với mặt xuất hiện của đồng xu,...).

- Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản.

Mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện mong một số mô hình xác suất đơn giản

Sử dụng được phân số để mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số mô hình xác suất đơn giản.

Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu trung tâm có điều kiện thực hiện)

Sử dụng được phần mềm để vẽ biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Trung tâm tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tùy vào điều kiện cụ thể.

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính:

- Làm quen với việc gửi tiền tiết kiệm và vay vốn ngân hàng; tính lỗ, lãi và dư nợ; thực hành tính lãi suất trong tiền gửi tiết kiệm và vay vốn.

- Trả số tiền đúng theo hoá đơn hoặc tính tiền thừa khi mua hàng; thực hành ghi chép thu nhập và chi tiêu, cất giữ hoá đơn trong trường hợp cần sử dụng đến.

Hoạt động 2: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn:

- Vận dụng kiến thức thống kê để đọc hiểu các bảng biểu trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 6.

- Thu thập và biểu diễn các dữ liệu từ một vài tình huống trong thực tiễn, ví dụ: thu thập nhiệt độ của địa phương tại mốc thời gian nhất định trong một tuần lễ, từ đó đưa ra những nhận xét về biến đổi thời tiết của địa phương trong tuần.

Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá như thực hành ngoài lớp học, dự án học tập, các trò chơi học toán, cuộc thi về Toán, chẳng hạn:

- Hiểu được tính đối xứng sử dụng thực tiễn: gấp giấy tạo dựng các hình có trục đối xứng hoặc tâm đối xứng; sưu tầm các hình trong tự nhiên có tâm đối xứng hoặc có trục đối xứng; tìm kiếm các video về hình có tâm đối xứng, hình có trục đối xứng trong thế giới tự nhiên.

- Nhận biết được ba điểm thẳng hàng trong thực tiễn như: trồng cây thẳng hàng, để các đồ vật thẳng hàng,...

- Vận dụng các công thức tính diện tích và thể tích vào thực tiễn. Đo đạc và tính diện tích bề mặt, tính thể tích của các đồ vật có liên quan đến các hình đã học.

Hoạt động 4 (nếu trung tâm có điều kiện thực hiện): Tổ chức giao lưu với HV có khả năng và yêu thích môn Toán trong trung tâm và các cơ sở giáo dục khác.

LỚP 7

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

SỐ VÀ ĐẠI SỐ

S

Số hữu tỉ

Số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ

- Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ.

- Nhận biết được tập hợp các số hữu tỉ.

- Biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số.

- Nhận biết được số đổi của một số hữu tỉ.

- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ. So sánh được hai số hữu tỉ.

Các phép tính với số hữu tỉ

- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số hữu tỉ.

- Mô tả được phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ và một số tính chất của phép tính đó (tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số, lũy thừa của lũy thừa).

- Mô tả được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ.

- Hiểu được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với số hữu tỉ trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

- Có thể giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số hữu tỉ (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí, trong đo đạc,...).

Số thực

Căn bậc hai số học

- Nhận biết được khái niệm căn bậc hai số học của một số không âm.

- Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số nguyên dương bằng máy tính cầm tay.

Số vô tỉ. Số thực

- Nhận biết được số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.

- Nhận biết được số vô tỉ, số thực, tập hợp các số thực.

- Nhận biết được trục số thực và biểu diễn được số thực trên trục số trong trường hợp thuận lợi.

- Nhận biết được số đối của một số thực.

- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số thực.

- Nhận biết được giá trị tuyệt đối của một số thực.

- Thực hiện được ước lượng và làm tròn số căn cứ vào độ chính xác cho trước.

Tỷ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau

- Nhận biết được tỷ lệ thức và các tính chất của tỷ lệ thức.

- Vận dụng được tính chất của tỷ lệ thức trong giải toán.

- Nhận biết được dãy tỉ số bằng nhau.

- Vận dụng được tính chất của dãy tỉ số bằng nhau trong giải toán (ví dụ: chia một số thành các phần tỷ lệ với các số cho trước,...).

Giải toán về đại lượng tỷ lệ

- Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỷ lệ thuận (ví dụ: bài toán về tổng sản phẩm thu được và năng suất lao động,...).

- Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỷ lệ nghịch (ví dụ: bài toán về thời gian hoàn thành kế hoạch và năng suất lao động,...).

Đại số

Biểu thức đại số

Biểu thức đại số

- Nhận biết được biểu thức số.

- Nhận biết được biểu thức đại số.

- Tính được giá trị của một biểu thức đại số trong trường hợp đơn giản (từ 1 đến 2 biến)

Đa thức một biến

- Nhận biết được định nghĩa đa thức một biến.

- Nhận biết được cách biểu diễn đa thức một biến; xác định được bậc của đa thức một biến.

- Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của biến (không quá bậc 4).

- Nhận biết được khái niệm nghiệm của đa thức một biến.

- Thực hiện được các phép tính: phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia trong tập hợp các đa thức một biến (không quá bậc 4); vận dụng được những tính chất của các phép tính đó trong tính toán.

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

Hình học trực quan

Các hình khối trong thực tiễn

Hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- Nhận dạng được một số yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, góc, đường chéo) của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Có thể vận dụng được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương,...).

Lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

- Nhận dạng được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác (ví dụ: hai mặt đáy là song song; các mặt bên đều là hình chữ nhật) và tạo lập được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

- Tính được diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

- Có thể vận dụng được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của một lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác,...).

Hình học phng

Các hình hình học cơ bản

Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc

- Nhận biết được các góc ở vị trí đặc biệt (hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh).

- Nhận biết được tia phân giác của một góc.

- Nhận biết được cách vẽ tia phân giác của một góc bằng dụng cụ học tập.

Hai đường thẳng song song. Tiên đề Euclid về đường thẳng song song

- Mô tả được một số tính chất của hai đường thẳng song song.

- Mô tả được dấu hiệu song song của hai đường thẳng thông qua cặp góc đồng vị, cặp góc so le trong.

- Nhận biết được tiên đề Euclid về đường thẳng song song.

Khái niệm định lí, chứng minh một định lí

Nhận biết được thế nào là một định lí, chứng minh một định lí.

Tam giác. Tam giác bằng nhau. Tam giác cân. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. Các đường đồng quy của tam giác

- Giải thích được định lí về tổng các góc trong một tam giác bằng 180°.

- Nhận biết được liên hệ về độ dài của ba cạnh trong một tam giác.

- Nhận biết được khái niệm hai tam giác bằng nhau.

- Giải thích được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, của hai tam giác vuông.

- Mô tả được tam giác cân và giải thích được tính chất của tam giác cân (ví dụ: hai cạnh bên bằng nhau; hai góc đáy bằng nhau).

- Nhận biết được khái niệm: đường vuông góc và đường xiên; khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng. Giải thích được quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên dựa trên mối quan hệ giữa cạnh và góc đối trong tam giác (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn và ngược lại).

- Nhận biết được đường trung trực của một đoạn thẳng và tính chất cơ bản của đường trung trực.

- Nhận biết được: các đường đặc biệt trong tam giác (đường trung tuyến, đường cao, đường phân giác, đường trung trực); sự đồng quy của các đường đặc biệt đó.

Giải bài toán có nội dung hình học và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến hình học

- Chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác,...).

- Có thể vận dụng được một số kiến thức vào thực tiễn liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu trung tâm có điều kiện thực hiện)

- Sử dụng phần mềm để hỗ trợ việc học các kiến thức hình học.

- Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ hình và thiết kế đồ họa liên quan đến các khái niệm: tia phân giác của một góc, đường trung trực của một đoạn thẳng, các đường đặc biệt trong tam giác.

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

Một số yếu tố thống kê

Thu thập và tổ chức dữ liệu

Thu thập, phân loại, biểu diễn dữ liệu theo các tiêu chí cho trước

- Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: văn bản, bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác và trong thực tiễn.

- Đọc và mô tả được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản (ví dụ: tính hợp lí, tính đại diện của một kết luận trong phỏng vấn; tính hợp lí của các quảng cáo;...).

Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ

- Đọc và mô tả được các dữ liệu ở dạng biểu đồ thống kê: biểu đồ hình quạt tròn (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

- Giải thích được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn) (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

- Nhận biết được những dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.

Phân tích và xử lí dữ liệu

Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ thống kê đã có

- Nhận biết được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn) (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn) (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học khác trong Chương trình lớp 7 (ví dụ: Lịch sử và Địa lí lớp 7, Khoa học tự nhiên lớp 7,...) và trong thực tiễn (ví dụ: môi trường, y học, tài chính,...).

Một số yếu tố xác suất

Một số yếu tố xác suất

Làm quen với biến cố ngẫu nhiên. Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản

- Làm quen với các khái niệm mở đầu về biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong các ví dụ đơn giản.

- Nhận biết được xác suất của một biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản (ví dụ: lấy bóng trong túi, tung xúc xắc,...).

Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu trung tâm có điều kiện thực hiện)

Sử dụng được phần mềm để tổ chức dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Trung tâm tổ chức cho HV một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tùy vào điều kiện cụ thể.

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính:

- Thực hành tính toán việc tăng, giảm theo giá trị phần trăm của một mặt hàng hoặc một kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

- Làm quen với giao dịch ngân hàng.

- Làm quen với thuế và việc tính thuế.

Hoạt động 2: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn:

- Vận dụng kiến thức thống kê để đọc hiểu các bảng biểu trong Lịch sử và Địa lí lớp 7, Khoa học tự nhiên lớp 7.

- Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu (theo các tiêu chí cho trước) vào biểu đồ hình quạt tròn (pie chart) hoặc biểu đồ đoạn thẳng (line graph) từ một vài tình huống trong thực tiễn.

Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá như thực hành ngoài lớp học, dự án học tập, các trò chơi học Toán, cuộc thi về Toán, chẳng hạn:

- Tạo dựng các hình có liên quan đến tia phân giác của một góc, liên quan đến hai đường song song, liên quan đến hình lăng trụ đứng.

- Vận dụng kiến thức về tam giác bằng nhau trong thực tiễn, ví dụ: đo khoảng cách giữa hai vị trí mà giữa chứng có vật cản hoặc chỉ đến được một trong hai vị trí.

- Thu thập một số vật thể trong thực tiễn có dạng hình lăng trụ đứng và tính diện tích xung quanh của các vật thể đó.

Hoạt động 4 (nếu trung tâm có điều kiện thực hiện): Tổ chức giao lưu với HV có khả năng và yêu thích môn Toán trong trung tâm và các cơ sở giáo dục khác.

LỚP 8

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

SỐ VÀ ĐẠI SỐ

Đi số

Biểu thức đại số

Đa thức nhiều biến. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các đa thức nhiều biến

- Nhận biết được các khái niệm về đơn thức, đa thức nhiều biến.

- Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.

- Thực hiện được việc thu gọn đơn thức, đa thức.

- Thực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức và phép chia hết một đơn thức cho một đơn thức.

- Thực hiện được các phép tính: phép cộng, phép trừ, phép nhân các đa thức nhiều biến trong những trường hợp đơn giản.

- Thực hiện được phép chia hết một đa thức cho một đơn thức trong những trường hợp đơn giản.

 

Hằng đẳng thức đáng nhớ

- Nhận biết được các khái niệm: đồng nhất thức, hằng đẳng thức.

- Mô tả được các hằng đẳng thức: bình phương của tổng và hiệu; hiệu hai bình phương; lập phương của tổng và hiệu; tổng và hiệu hai lập phương.

- Vận dụng được các hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử ở dạng: vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức; vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung.

 

Phân thức đại số. Tính chất cơ bản của phân thức đại số. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các phân thức đại số

- Nhận biết được các khái niệm cơ bản về phân thức đại số: định nghĩa; điều kiện xác định; giá trị của phân thức đại số; hai phân thức bằng nhau.

- Mô tả được những tính chất cơ bản của phân thức đại số.

- Thực hiện được các phép tính: phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia đối với hai phân thức đại số.

-Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với phân thức đại số trong tính toán.

Hàm số và đồ thị

Hàm số và đồ thị

- Nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm số.

- Tính được giá trị của hàm số khi hàm số đó xác định bởi công thức.

- Mô tả và đọc được toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ; một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.

- Nhận biết được đồ thị hàm số.

Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) và đồ thị.

Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0).

- Tính được các giá trị trong bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0).

- Vẽ được đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0).

- Nhận biết được khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0).

- Sử dụng được hệ số góc của đường thẳng để nhận biết và giải thích được sự cắt nhau hoặc song song của hai đường thẳng cho trước.

- Vận dụng được hàm số bậc nhất và đồ thị vào giải quyết một số bài toán thực tiễn (ví dụ: bài toán về chuyển động đều trong Vật lí,...).

Phương trình

Phương trình bậc nhất

- Hiểu được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải.

- Có thể vận dụng được kiến thức để làm giải thích các tình huống thực tiễn gắn với phương trình bậc nhất (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí, các bài toán liên quan đến Hoá học,...).

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

Hình học trực quan

Các hình khối trong thực tiễn

Hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

- Mô tả (đỉnh, mặt đáy, mặt bên, cạnh bên), tạo lập được hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.

- Tính được diện tích xung quanh, thể tích của một hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.

- Có thể giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều

(ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều,...).

Hình học phng

Định lí Pythagore

Định lí Pythagore

- Giải thích được định lí Pythagore.

- Tính được độ dài cạnh trong tam giác vuông bằng cách sử dụng định lí Pythagore.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng định lí Pythagore (ví dụ: tính khoảng cách giữa hai vị trí).

Tứ giác

Tứ giác

- Nhận dạng được tứ giác, tứ giác lồi.

- Giải thích được định lí về tổng các góc trong một tứ giác lồi bằng 360°.

 

Tính chất và dấu hiệu nhận biết các tứ giác đặc biệt

- Giải thích được tính chất về góc kề một đáy, cạnh bên, đường chéo của hình thang cân.

- Nhận biết được dấu hiệu để một hình thang là hình thang cân (ví dụ: hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân).

- Giải thích được tính chất về cạnh đối, góc đối, đường chéo của hình bình hành.

- Nhận biết được dấu hiệu để một tứ giác là hình bình hành (ví dụ: tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành).

- Giải thích được tính chất về hai đường chéo của hình chữ nhật.

- Nhận biết được dấu hiệu để một hình bình hành là hình chữ nhật (ví dụ: hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật).

- Giải thích được tính chất về đường chéo của hình thoi.

- Nhận biết được dấu hiệu để một hình bình hành là hình thoi (ví dụ: hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi).

- Giải thích được tính chất về hai đường chéo của hình vuông.

- Nhận biết được dấu hiệu để một hình chữ nhật là hình vuông (ví dụ: hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông).

Định lí Thalès trong tam giác

Định Thalès trong tam giác

- Giải thích được định lí Thalès trong tam giác (định lí thuận và đảo).

- Mô tả được định nghĩa đường trung bình của tam giác. Giải thích được tính chất đường trung bình của tam giác (đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh đó).

- Giải thích được tính chất đường phân giác trong của tam giác.

- Tính được độ dài đoạn thẳng bằng cách sử dụng định lí Thalès.

- Có thể giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng định lí Thalès (ví dụ: tính khoảng cách giữa hai vị trí).

Hình đồng dạng

Tam giác đồng dạng

- Mô tả được định nghĩa của hai tam giác đồng dạng.

- Giải thích được các trường hợp đồng dạng của hai tam giác, của hai tam giác vuông.

- Có thể giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng kiến thức về hai tam giác đồng dạng (ví dụ: tính độ dài đường cao hạ xuống cạnh huyền trong tam giác vuông bằng cách sử dụng mối quan hệ giữa đường cao đó với tích của hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông lên cạnh huyền; đo gián tiếp chiều cao của vật; tính khoảng cách giữa hai vị trí trong đó có một vị trí không thể tới được,...).

Hình đồng dạng

- Nhận biết được hình đồng dạng phối cảnh (hình vị tự), hình đồng dạng qua các hình ảnh cụ thể.

- Nhận biết được vẻ đẹp trong tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế tạo,... biểu hiện qua hình đồng dạng.

Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu trung tâm có điều kiện thực hiện)

- Sử dụng phần mềm để hỗ trợ việc học các kiến thức hình học.

- Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ hình và thiết kế đồ họa liên quan đến hình đồng dạng.

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

Một số yếu tế thống kê

Thu thập và tổ chức dữ liệu

Thu thập, phân loại, tổ chức dữ liệu theo các tiêu chí cho trước

- Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ nhiều nguồn khác nhau: văn bản; bảng biểu; kiến thức trong các lĩnh vực giáo dục khác (Địa lí, Lịch sử, Giáo dục môi trường, Giáo dục tài chính,...); phỏng vấn, truyền thông Internet, thực tiễn (môi trường, tài chính, y tế, giá cả thị trường,...).

- Giải thích được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản (ví dụ: tính hợp lí trong các số liệu điều tra; tính hợp lí của các quảng cáo,...).

Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ

- Biết lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart), biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn) (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

- Nhận biết được mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu đã được biểu diễn. Từ đó, nhận biết được số liệu không chính xác trong những ví dụ đơn giản.

- So sánh được các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.

- Mô tả được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.

Phân tích và xử lí dữ liệu

Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ thống kê đã có

- Giải thích được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart), biểu đồ hình quạt tròn (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart), biểu đồ hình quạt tròn (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học khác trong Chương trình lớp 8 (ví dụ: Lịch sử và Địa lí lớp 8, Khoa học tự nhiên lớp 8,...) và trong thực tiễn.

Một số yếu tố xác suất

 

Một số yếu tố xác suất

Mô tả xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của một biến cố với xác suất của biến cố đó

- Sử dụng được tỉ số để mô tả xác suất của một biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản.

- Nhận biết được mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của một biến cố với xác suất của biến cố đó thông qua một số ví dụ đơn giản.

Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu trung tâm có điều kiện thực hiện)

- Hiểu được một số chức năng của phần mềm để vẽ biểu đồ.

- Hiểu được một số chức năng của phần mềm để xác định được tần số.

- Hiểu được một số chức năng của phần mềm để mô tả thí nghiệm ngẫu nhiên.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Trung tâm tổ chức cho HV một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tùy vào điều kiện cụ thể.

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính như:

- Lập kế hoạch chi tiêu của bản thân.

- Làm quen với bài toán về đầu tư cá nhân (xác định vốn đầu tư để đạt được lãi suất mong đợi).

- Hiểu được các bản sao kê của ngân hàng (bản sao kê thật hoặc ví dụ) để xác định giao dịch và theo dõi thu nhập và chi tiêu; lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp.

Hoạt động 2: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn:

- Vận dụng kiến thức Đại số để giải thích một số quy tắc trong Hoá học, Sinh học. Ví dụ: Ứng dụng phương trình bậc nhất trong các bài toán về xác định nồng độ phần trăm.

Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá như thực hành ngoài lớp học, dự án học tập, các trò chơi học toán, cuộc thi về Toán, chẳng hạn:

- Tìm kiếm hoặc thực hành tạo dựng các đoạn video về ứng dụng của hình chóp, hình đồng dạng phối cảnh trong thế giới tự nhiên.

- Vận dụng kiến thức về tam giác đồng dạng và định lí Pythagore trong thực tiễn (ví dụ: đo khoảng cách giữa hai vị trí mà giữa chúng có vật cản hoặc chỉ đến được một trong hai vị trí).

- Thực hành tính diện tích, thể tích của một số hình, khối trong thực tế.

Hoạt động 4 (nếu trung tâm có điều kiện thực hiện): Tổ chức giao lưu với HV có khả năng và yêu thích môn Toán trong trung tâm và các cơ sở giáo dục khác.

LỚP 9

Nội dung

Yêu cầu cn đạt

SỐ VÀ ĐẠI S

Đại số

Căn thức

Căn bậc hai và căn bậc ba của số thực

- Nhận biết được khái niệm về căn bậc hai của số thực không âm, căn bậc ba của một số thực.

- Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai, căn bậc ba của một số hữu tỉ bằng máy tính cầm tay.

- Thực hiện được một số phép tính đơn giản về căn bậc hai của số thực không âm (căn bậc hai của một bình phương, căn bậc hai của một tích, căn bậc hai của một thương, đưa thừa số ra ngoài dấu căn bậc hai, đưa thừa số vào trong dấu căn bậc hai).

 

Căn thức bậc hai và căn thức bậc ba của biểu thức đại số

- Nhận biết được khái niệm về căn thức bậc hai và căn thức bậc ba của một biểu thức đại số.

- Thực hiện được một số phép biến đổi đơn giản về căn thức bậc hai của biểu thức đại số (căn thức bậc hai của một bình phương, căn thức bậc hai của một tích, căn thức bậc hai của một thương, trục căn thức ở mẫu).

Hàm số và đồ thị

Hàm số y = ax2 (a 0) và đồ thị

- Tính được bảng giá trị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) làm cơ sở vẽ đồ thị

- Vẽ được đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0).

- Nhận biết được tính đối xứng (trục) và trục đối xứng của đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0).

- Giải thích được một số vấn đề thực tiễn gắn với hàm số y = ax2 (a ≠ 0) và đồ thị

Phương trình và hệ phương trình

Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn

- Giải được phương trình tích có dạng (a1x + b1).(a2x + b2) = 0.

- Giải được phương trình chứa ẩn ở mẫu quy về phương trình bậc nhất.

Phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

- Nhận biết được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Nhận biết được khái niệm nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Giải được hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Tính được nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng máy tính cầm tay.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn (ví dụ: các bài toán liên quan đến cân bằng phản ứng trong Hoá học,...).

Phương trình bậc hai một ẩn. Định Viète

- Nhận biết được khái niệm phương trình bậc hai một ẩn. Giải được phương trình bậc hai một ẩn.

- Tính được nghiệm phương trình bậc hai một ẩn bằng máy tính cầm tay.

- Giải thích được định lí Viète và ứng dụng (ví dụ: tính nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai, tìm hai số biết tổng và tích của chúng,...).

- Vận dụng được phương trình bậc hai vào giải quyết bài toán thực tiễn.

Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Bất đẳng thức. Bất phương trình bậc nhất một ẩn

- Nhận biết được thứ tự trên tập hợp các số thực.

- Nhận biết được bất đẳng thức và mô tả được một số tính chất cơ bản của bất đẳng thức (tính chất bắc cầu; liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân).

- Nhận biết được khái niệm bất phương trình bậc nhất một ẩn, nghiệm của bất phương trình bậc nhất một ẩn.

- Giải được bất phương trình bậc nhất một ẩn.

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

Hình học trực quan

Các hình khối trong thực tiễn

Hình trụ. Hình nón. Hình cầu

- Mô tả (đường sinh, chiều cao, bán kính đáy), tạo lập được hình trụ.

- Mô tả (đỉnh, đường sinh, chiều cao, bán kính đáy), tạo lập được hình nón.

- Mô tả (tâm, bán kính), tạo lập được hình cầu, mặt cầu. Nhận biết được phần chung của mặt phẳng và hình cầu.

- Tính được diện tích xung quanh của hình trụ, hình nón, diện tích mặt cầu.

- Tính được thể tích của hình trụ, hình nón, hình cầu.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình trụ, hình nón, hình cầu (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu,...).

Hình học phẳng

Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Tỉ số lượng giác của góc nhọn. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

- Nhận biết được các giá trị sin (sine), côsin (cosine), tang (tangent), côtang (cotangent) của góc nhọn.

- Nhận biết được tỉ số lượng giác của các góc nhọn đặc biệt (góc 30°, 45°, 60°) và của hai góc phụ nhau.

- Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) tỉ số lượng giác của góc nhọn bằng máy tính cầm tay.

- Giải thích được một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông (cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề; cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc nhân với côtang góc kề).

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với tỉ số lượng giác của góc nhọn (ví dụ: Tính độ dài đoạn thẳng, độ lớn góc và áp dụng giải tam giác vuông,...).

Đường tròn

Đường tròn. Vị trí tương đối của hai đường tròn

- Nhận biết được tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn.

- Giải thích liên hệ giữa độ dài của đường kính và dây.

- Mô tả được ba vị trí tương đối của hai đường tròn (hai đường tròn cắt nhau, hai đường tròn tiếp xúc nhau, hai đường tròn không giao nhau).

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Tiếp tuyến của đường tròn

- Mô tả được ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn (đường thẳng và đường tròn cắt nhau, đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau, đường thẳng và đường tròn không giao nhau).

- Giải thích được dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn và tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.

Góc ở tâm, góc nội tiếp

- Nhận biết được góc ở tâm, góc nội tiếp.

- Giải thích được mối liên hệ giữa số đo của cung với số đo góc ở tâm, số đo góc nội tiếp.

- Giải thích được mối liên hệ giữa số đo góc nội tiếp và số đo góc ở tâm cùng chắn một cung.

Đường tròn ngoại tiếp tam giác. Đường tròn nội tiếp tam giác

- Nhận biết được định nghĩa đường tròn ngoại tiếp tam giác.

- Xác định được tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác, trong đó có tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông, tam giác đều.

- Nhận biết được định nghĩa đường tròn nội tiếp tam giác.

- Xác định được tâm và bán kính đường tròn nội tiếp tam giác, trong đó có tâm và bán kính đường tròn nội tiếp tam giác đều.

Tứ giác nội tiếp

- Nhận biết được tứ giác nội tiếp đường tròn và giải thích được định lí về tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp bằng 180°.

- Xác định được tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật, hình vuông.

- Tính được độ dài cung tròn, diện tích hình quạt tròn, diện tích hình vành khuyên (hình giới hạn bởi hai đường tròn đồng tâm).

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với đường tròn (ví dụ: một số bài toán liên quan đến chuyển động tròn trong Vật lí; tính được diện tích một số hình phẳng có thể đưa về những hình phẳng gắn với hình tròn, chẳng hạn hình viên phân,...).

Đa giác đu

Đa giác đều

- Nhận dạng được đa giác đều.

- Nhận biết được phép quay.

- Mô tả được các phép quay giữ nguyên hình đa giác đều.

- Nhận biết được những hình phẳng đều trong tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế tạo,...

- Nhận biết được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên biểu hiện qua tính đều.

Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện)

- Sử dụng phần mềm để hỗ trợ việc học các kiến thức hình học.

- Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ hình và thiết kế đồ họa liên quan đến đường tròn, tam giác vuông, đa giác đều.

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

Một số yếu tố thống kê

Thu thập và tổ chức dữ liệu.

Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ

- Lí giải và thiết lập được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart), biểu đồ hình quạt tròn (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

- Phát hiện và lí giải được số liệu không chính xác dựa trên mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu đã được biểu diễn trong những ví dụ đơn giản.

- Lí giải và thực hiện được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.

Phân tích và xử lí dữ liệu

Bảng tần số, biểu đồ tần số. Bảng tần số tương đối, biểu đồ tần số tương đối

- Xác định được tần số (frequency) của một giá trị.

- Giải thích được bảng tần số, biểu đồ tần số (biểu diễn các giá trị và tần số của chúng ở dạng biểu đồ cột hoặc biểu đồ đoạn thẳng).

- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của tần số trong thực tiễn.

- Xác định được tần số tương đối (relative frequency) của một giá trị.

- Thể hiện được bảng tần số tương đối, biểu đồ tần số tương đối (biểu diễn các giá trị và tần số tương đối của chúng ở dạng biểu đồ cột hoặc biểu đồ hình quạt tròn).

- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của tần số tương đối trong thực tiễn.

- Thể hiện được bảng tần số ghép nhóm, bảng tần số tương đối ghép nhóm.

- Thể hiện được biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm (histogram) (ở dạng biểu đồ cột hoặc biểu đồ đoạn thẳng).

- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức của các môn học khác trong Chương trình lớp 9 và trong thực tiễn.

Một số yếu tố xác suất

Một số yếu tố xác suất

Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố trong một số mô hình xác suất đơn giản

- Nhận biết được phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.

- Tính được xác suất của biến cố bằng cách kiểm đếm số trường hợp có thể và số trường hợp thuận lợi trong một số mô hình xác suất đơn giản..

Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu trung tâm có điều kiện thực hiện)

- Sử dụng được phần mềm để vẽ bảng tần số, biểu đồ tần số, bảng tần số tương đối, biểu đồ tần số tương đối.

- Sử dụng được phần mềm mô tả thí nghiệm ngẫu nhiên.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Trung tâm tổ chức cho HV một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tùy vào điều kiện cụ thể.

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính như:

- Thực hành lập kế hoạch đầu tư cá nhân.

- Làm quen với bảo hiểm.

- Làm quen với bài toán về tăng trưởng (xác định vốn đầu tư để đạt được tỷ lệ tăng trưởng mong đợi).

Hoạt động 2: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn:

- Vận dụng kiến thức về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn trong bài toán cân bằng hệ số ở phương trình hoá học.

- Vận dụng kiến thức về xác suất trong việc tính xác suất kết quả đời con của các phép lai.

Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá như thực hành ngoài lớp học, dự án học tập, các trò chơi học toán, cuộc thi về Toán, chẳng hạn:

- Vận dụng kiến thức về tỉ số lượng giác trong thực tiễn (ví dụ: đo khoảng cách giữa hai vị trí mà giữa chúng có vật cản hoặc chỉ đến được một trong hai vị trí).

- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích vào thực tiễn: đo đạc và tính diện tích, thể tích của các hình khối trong khuôn viên của trường có liên quan đến hình trụ, hình nón, hình cầu.

- Tìm kiếm hoặc thực hành tạo dựng các đoạn video liên quan đến đường tròn, tam giác vuông, đa giác đều và phép quay.

Hoạt động 4 (nếu trung tâm có điều kiện thực hiện): Tổ chức giao lưu với các chuyên gia nhằm hiểu nhiều hơn về vai trò của Toán học trong thực tiễn và trong các ngành nghề.

IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

1. Phương pháp giáo dục môn Toán góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

a) Góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu

Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, môn Toán góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác giúp HV rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập, thói quen đọc sách và ý thức tìm tòi, khám phá khoa học.

b) Góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung

- Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua việc rèn luyện cho người học biết cách lựa chọn mục tiêu, lập được kế hoạch học tập, hình thành cách tự học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh để có thể vận dụng vào các tình huống khác trong quá trình học các khái niệm, kiến thức và kĩ năng toán học cũng như khi thực hành, luyện tập hoặc tự lực giải toán, giải quyết các vấn đề có ý nghĩa toán học.

- Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học; thông qua sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác, đồng thời thể hiện sự tự tin, tôn trọng người đối thoại khi mô tả, giải thích các nội dung, ý tưởng toán học.

- Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giúp HV nhận biết được tình huống có vấn đề; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác; biết đề xuất, lựa chọn được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề và biết trình bày giải pháp cho vấn đề; biết đánh giá giải pháp đã thực hiện và khái quát hoá cho vấn đề tương tự.

2. Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ và các năng lực đặc thù khác. Cụ thể:

a) Môn Toán với ưu thế nổi trội, có nhiều cơ hội để phát triển năng lực tính toán thể hiện ở chỗ vừa cung cấp kiến thức toán học, rèn luyện kĩ năng tính toán, ước lượng, vừa giúp hình thành và phát triển các thành tố của năng lực toán học (năng lực tư duy và lập luận, năng lực mô hình hoá, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp và năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán).

b) Môn Toán góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học, thông qua việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trình bày, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học.

c) Môn Toán góp phần phát triển năng lực tin học thông qua việc sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ hỗ trợ trong học tập và tự học; tạo dựng môi trường học tập trải nghiệm.

d) Môn Toán góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ thông qua việc giúp HV làm quen với lịch sử toán học, với tiểu sử của các nhà toán học và thông qua việc nhận biết vẻ đẹp của Toán học trong thế giới tự nhiên.

3. Phương pháp dạy học cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

a) Phù hợp với tiến trình nhận thức của học HV, đặc biệt là người lớn tuổi (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó, từ trải nghiệm thực tiễn đến thống nhất kiến kiến thức toán học); những nội dung toán học HV đã trải nghiệm thông qua quá trình lao động, sản xuất không nhất thiết đề cao tính logic của khoa học toán học mà chỉ cần chú ý thống nhất giữa thực tiễn và kiến thức toán học liên quan; khai thác tối đa vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của HV;

b) Quán triệt tinh thần “lấy trải nghiệm của người học làm cơ sở dạy học kiến thức toán liên quan”, phát huy tính tích cực, tự giác, tự trọng của người học; động viên, thấu hiểu hoàn cảnh khác nhau của HV, vốn vừa lao động vừa học tập; phát huy tính ân cần, nhiệt tình và chỉ bảo của người dạy.

c) Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học và động viên người học; khơi dậy tính tự trọng của người học; coi trọng trải nghiệm của HV gắn với kiến thức toán học liên quan; học toán phục vụ trực tiếp trong lao động, sản xuất và các hoạt động hàng ngày.

d) Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học (ngay cả khi có sự hướng dẫn của giáo viên); coi trọng việc dạy phương pháp học, tăng cường năng lực làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, rèn luyện kỹ năng tự học toán, trang bị kiến thức về các phương pháp toán học cho HV.

đ) Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác trong nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 HV).

Các phương pháp "Vấn đáp tìm tòi", "Thảo luận nhóm", "Đặt và giải quyết vấn đề" có nhiều ưu thế trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HV, rèn luyện cho HV khả năng tự học và phát triển năng lực trí tuệ của HV. Cần khai thác các yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống và phối hợp hài hòa các phương pháp dạy học hiện đại trong một tiết dạy học để phát triển phẩm chất và năng lực người học.

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

a) Mục tiêu đánh kết quả giáo dục nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của HV theo yêu cầu cần đạt của môn Toán; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để HV điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.

b) Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá như: đánh giá bằng nhận xét; đánh giá bằng điểm số; đánh giá kết hợp bằng nhận xét và bằng điểm số.

c) Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập... Đánh giá định kì gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối là được thực hiện thông qua bài kiểm tra trên giấy, trên máy tính hoặc bằng hình thức trực tuyến; thông qua bài thực hành, dự án học tập.

d) Đánh giá kết quả rèn luyện và kết quả học tập của HV thông qua các bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của HV. Tiến trình đánh giá gồm các bước cơ bản như: xác định mục đích đánh giá; xác định bằng chứng cần thiết; lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá thích hợp; thu thập bằng chứng; giải thích bằng chứng và đưa ra nhận xét. Chú trọng việc lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá các thành tố của năng lực toán học. Cụ thể:

- Đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học: có thể sử dụng một số phương pháp, công cụ đánh giá như các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... mà đòi hỏi HV phải trình bày, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức; phải vận dụng kiến thức toán học để giải thích, lập luận.

- Đánh giá năng lực mô hình hoá toán học: lựa chọn những tình huống trong thực tiễn làm xuất hiện bài toán toán học. Từ đó, đòi hỏi HV phải xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương hình, bảng biểu, đồ thị,...) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn; giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập; thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tiễn và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp.

- Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nhận dạng tình huống, phát hiện và trình bày vấn đề cần giải quyết; mô tả, giải thích các thông tin ban đầu, mục tiêu, mong muốn của tình huống vấn đề đang xem xét; thu thập, lựa chọn, sắp xếp thông tin và kết nối với kiến thức đã có; sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi người học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn; sử dụng phương pháp quan sát (như bảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định), quan sát người học trong quá trình giải quyết vấn đề; đánh giá qua các sản phẩm thực hành của người học (chẳng hạn sản phẩm của các dự án học tập); quan tâm hợp lí đến các nhiệm vụ đánh giá mang tính tích hợp.

- Đánh giá năng lực giao tiếp toán học: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép (tóm tắt), phân tích, lựa chọn, trích xuất được được các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường trong việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác.

- Đánh giá năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản, ưu điểm, hạn chế của các công cụ, phương tiện học toán; trình bày được cách sử dụng (hợp lí) công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học.

Khi giáo viên lên kế hoạch bài học, cần thiết lập các tiêu chí và cách thức đánh giá để bảo đảm ở cuối mỗi bài học HV đạt được các yêu cầu cơ bản dựa trên các tiêu chí đã nêu, trước khi thực hiện các hoạt động học tập tiếp theo.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải thích thuật ngữ

a) Một số thuật ngữ chuyên môn

- Tạo lập: là tạo nên, lập nên. Ví dụ: HV tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.

- Hình học trực quan: Quá trình nhận thức hình học của người tuổi phải đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình ảnh trực quan đến những kiến thức hình học đã được trừu tượng hoá, hình thức hoá. Ví dụ: HV người lớn tuổi khi học các khái niệm hình học đã được nhận thức hình ảnh thực, việc dạy khái niệm toán học mang tính đồng nhất giữa kiến thức toán học với hiểu biết thực tế. Vì thế, hình học được giảng dạy trong giai đoạn đầu của tiến trình nhận thức hình học của HV được gọi là hình học trực quan. Khi dạy học hình học trực quan, giáo viên không nhất thiết yêu cầu HV suy luận, tránh gây áp lực không tốt lên HV, nhưng cũng có thể đề cập đến những kiến thức hình học đã được hình thức hoá nếu điều kiện nhận thức của HV cho phép.

b) Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt

Môn Toán sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của người học, được nêu trong bảng tổng hợp dưới đây. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể.

Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho HV.

Mức độ

Một số động từ mô tả mức độ

Ví d minh họa

Biết

(Nhận biết và nhớ lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó)

Đọc;

Đếm;

Viết;

Làm quen;

Nhận dạng;

Nhận biết.

- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10.

- Làm quen với dãy số tự nhiên và đặc điểm.

- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

- Nhận biết được số đối của một số nguyên.

Hiểu

(Hiểu được ý nghĩa của thông tin, diễn đạt được thông tin theo ý hiểu của cá nhân)

Mô tả;

Giải thích;

Thể hiện;

Sắp xếp;

Xác định.

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.

- Giải thích được định lí về dấu của tam thức bậc hai từ việc quan sát đồ thị của hàm bậc hai.

- Thể hiện được các số đo đại lượng bằng cách dùng số thập phân.

- Sắp xếp được số liệu vào biểu đồ cột.

Vận dụng

(Vận dụng thông tin đã biết vào một tình huống, điều kiện mới hoặc để giải quyết vấn đề)

Tính;

Vẽ;

Thực hiện;

Sử dụng;

Vận dụng;

So sánh;

Phân biệt;

Lí giải;

Chứng minh;

Giải quyết.

- Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các cạnh.

- Vẽ được đường cao của hình tam giác.

- Thực hiện được phép cộng hai số nguyên

- Sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp.

- Vận dụng được kiến thức về phương trình mặt cầu để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn.

- So sánh được hai phân số cho trước.

- Phân biệt được góc nhị diện và góc giữa hai mặt phẳng.

- Lí giải được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.

- Chứng minh được tính đúng đắn của một mệnh đề toán học bằng phương pháp quy nạp toán học.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học.

2. Kế hoạch Giáo dục

Môn Toán thực hiện từ lớp 6 - lớp 9 với thời lượng dành cho mỗi lớp là 140 tiết/năm học; thực hiện trong 35 tuần/năm học; 04 tiết/tuần.

Dự kiến số tiết dành cho mỗi chủ đề nội dung giáo dục như sau:

Nội dung

Thời lượng số tiết của các lớp

6

7

8

9

Số và Đại số

55

55

55

55

Hình học và Đo lường

46

46

46

46

Thống kê và Xác suất

20

20

20

20

Hoạt động thực hành và trải nghiệm

11

11

11

11

Kiểm tra định kì

8

8

8

8

Tổng số tiết

140

140

140

140

3. Thiết bị dy học

a) Thiết bị dạy học tối thiểu của môn Toán thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT. Căn cứ mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Toán, các Sở GDĐT cung cấp đủ các thiết bị dạy học tối thiểu, bảo đảm đủ về số lượng và chủng loại. Cụ thể:

- Số và Đại số: Gồm các bộ thiết bị dạy học về số nguyên và Các phép tính với số nguyên; Tỉ số phần trăm; Hàm số và đồ thị.

- Hình học và Đo lường: Bộ thiết bị dạy học về nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng và hình khối; về thực hành đo, vẽ, tạo hình gắn với các hình phẳng và hình khối đã học.

- Một số yếu tố Thống kê và Xác suất: Bộ thiết bị dạy học về Thống kê và Xác suất.

b) Việc sử dụng thiết bị dạy học môn Toán cần bảo đảm một số yêu cầu sau:

- Các thiết bị dạy học phải phục vụ cho mục tiêu dạy học môn Toán, phù hợp với nội dung học và các đối tượng HV, hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học.

- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tránh hình thức hoặc lạm dụng gây phản tác dụng, làm giảm hiệu quả của quá trình dạy học; tạo điều kiện để HV thực sự được thực hành, thao tác trên các thiết bị dạy học, qua đó giúp HV chủ động, tích cực khám phá, phát hiện kiến thức và góp phần phát triển “năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán”.

- Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Khi có điều kiện, giáo viên hướng dẫn HV cách tìm kiếm thông tin, tư liệu trên Internet hoặc chương trình truyền hình có uy tín về giáo dục để mở rộng vốn hiểu biết và năng lực tự học.

- Phối hợp sử dụng linh hoạt các loại hình thiết bị dạy học: Mỗi loại hình thiết bị đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, do đó tùy thuộc nội dung bài học, phương pháp dạy học mà có thể kết hợp sử dụng các loại hình thiết bị dạy học và phối hợp một cách hợp lí, khoa học và sinh động.

c) Tăng cường thiết bị dạy học tự làm: Ngoài các thiết bị dạy học tối thiểu được quy định, cần huy động sáng kiến, sự sáng tạo của HV, giáo viên và phụ huynh trong việc khai thác, thiết kế và sử dụng các thiết bị dạy học tự làm như bảng phụ (trên đó ghi sẵn bài tập mà nhiều HV có thể tham gia giải hoặc lời giải của nó cần được lưu lại trong suốt tiết học) phiếu học tập, bảng tổng kết... cho phù hợp với ý tưởng và phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ tiến hành và sử dụng.

 

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chương trình môn Giáo dục công dân góp phần hình thành, phát triển ở HV các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giúp HV có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó; tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc; tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác; tự giác, tích cực học tập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống.

- Giúp HV có tri thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật; đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; thực hiện được các công việc để đạt mục tiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển bản thân; biết cách thiết lập, duy trì mối quan hệ hòa hợp với những người xung quanh, thích ứng với xã hội biến đổi và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống của cá nhân, cộng đồng phù hợp với giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng đồng, quy định của pháp luật và lứa tuổi.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về năng lực

Môn Giáo dục công dân góp phần hình thành và phát triển cho HV các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học đã được quy định tại Phần thứ nhất. Những vấn đề chung của Chương trình GDTX cấp THCS.

2. Yêu cầu về năng lực đặc thù

- Các năng lực được hình thành, phát triển trong môn Giáo dục công dân (năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội) là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung và năng lực khoa học đã nêu trong phần chung. Yêu cầu cần đạt về các năng lực này như sau:

Năng lực

Yêu cầu cần đạt

Năng lực điều chỉnh hành vi

Nhận thức chuẩn mực hành vi

- Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, pháp luật phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó.

- Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.

- Nhận biết được mục đích, nội dung, phương thức giao tiếp và hợp tác trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.

- Nhận biết được sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lí tiền; cách lập kế hoạch chi tiêu và tiêu dùng thông minh.

Đánh giá hành vi của bản thân và người khác

- Đánh giá được tác dụng và tác hại của thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và người khác trong học tập và sinh hoạt.

- Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi tích cực; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực về đạo đức và pháp luật.

- Đánh giá được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm và thái độ của đối tượng giao tiếp; khả năng của bản thân và nguyện vọng, khả năng của các thành viên trong nhóm hợp tác.

Điều chỉnh hành vi

- Tự thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; phê phán những hành vi, thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại.

- Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi; sống tự chủ, không đua đòi, ăn diện lãng phí, nghịch ngợm, càn quấy, không làm những việc xấu (bạo lực học đường, mắc tệ nạn xã hội.,.); biết rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân, hướng đến các giá trị xã hội.

- Tự thực hiện và giúp đỡ bạn bè thực hiện được một số hoạt động cơ bản, cần thiết để nhận thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.

- Tiết kiệm tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện nước; bước đầu biết quản lí tiền, tạo nguồn thu nhập cá nhân và chi tiêu hợp lí.

Năng lực phát triển bản thân

Tự nhận thức bản thân

- Tự nhận biết được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí và các quan hệ xã hội của bản thân.

Lập kế hoạch phát triển bản thân

- Xác định được lí tưởng sống của bản thân; lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện, kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn.

- Xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau trung học cơ sở với sự tư vấn của thầy giáo, cô giáo và người thân.

Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân

- Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện; tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.

- Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra.

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã hội

- Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật.

- Nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống hội liên quan đến đạo đức, pháp luật, năng sống và kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

- Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin để tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

Tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

- Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề thường gặp hoặc một số vấn đề về đạo đức, năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi trong những tình huống mới của cá nhân, gia đình, cộng đồng.

- Hình thành, duy trì được mối quan hệ hòa hợp với những người xung quanh và thích ứng được với xã hội biến đổi.

- Nêu được tình huống có vấn đề; hình thành được ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi phù hợp với lứa tuổi.

- Biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp; đề xuất được phương án tổ chức, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao; khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong hợp tác giải quyết các vấn đề học tập, lao động và hoạt động cộng đồng.

III. NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Nội dung giáo dục khái quát

Nội dung

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

Yêu nước

Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Tự hào về truyền thống quê hương

Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Sống có lí tưởng

Nhân ái

Yêu thương con người

Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Khoan dung

Chăm chỉ

Siêng năng, kiên trì

Học tập tự giác, tích cực

Lao động cần cù, sáng tạo

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Trung thực

Tôn trọng sự thật

Giữ chữ tín

Bảo vệ lẽ phải

Khách quan và công bằng

Trách nhiệm

Tự lập

Bảo tồn di sản văn hóa

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bảo vệ hòa bình

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân

Tự nhận thức bản thân

Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Xác định mục tiêu cá nhân

Quản lí thời gian hiệu quả

Kĩ năng tự bảo vệ

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Phòng, chống bạo lực học đường

Phòng, chống bạo lực gia đình

Thích ứng với thay đổi

GIÁO DỤC KINH TẾ

Hoạt động tiêu dùng

Tiết kiệm

Quản lí tiền

Lập kế hoạch chi tiêu

Tiêu dùng thông minh

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Quyền và nghĩa vụ của công dân

Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Phòng, chống tệ nạn xã hội

Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Quyền trẻ em

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

2. Nội dung và yêu cầu cần đạt cụ thể của từng lớp

LỚP 6

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Nêu được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.

Trọng tâm giới thiệu một số truyền thống gia đình và cách giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình.

Yêu thương con người

- Nêu được các biểu hiện của tình yêu thương con người.

- Nêu được giá trị của tình yêu thương con người.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.

- Nhận xét, đánh giá được hành động, việc làm trong việc thể hiện tình yêu thương con người.

- Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thể hiện tình yêu thương con người; không đồng tình với những biểu hiện trái với tình yêu thương con người.

Tập trung nêu các biểu hiện của yêu thương con người; nhận xét, đánh giá những hành động, việc làm thể hiện tình yêu thương con người và cách thể hiện tình yêu thương con người.

Siêng năng, kiên trì

- Nêu được biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì: Giúp con người thể vượt qua khó khăn, đạt được thành công trong học tập và trong cuộc sống.

Tôn trọng sự thật

- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.

- Nêu được ý nghĩa của tôn trọng sự thật.

- Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm

- Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.

Một số biểu hiện của tôn trọng sự thật; nói đúng sự thật; lời nói đi đôi với việc làm; ủng hộ, bảo vệ những lời nói thật; không bao che cho những lời nói, việc làm giả dối, xuyên tạc sự thật...

Tự lập

- Nêu được khái niệm tự lập.

- Nêu được các biểu hiện của người có tính tự lập.

- Nêu được ý nghĩa của tự lập.

- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

- Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

 

Tự nhận thức bản thân

- Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.

- Nhận biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.

- Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân.

- Biết tôn trọng bản thân.

- Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để tự hoàn thiện bản thân

Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân đối với hiệu quả khi giao tiếp, với việc ra quyết định và giải quyết vấn đề và với việc tự hoàn thiện bản thân

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

- Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

- Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

- Thực hiện được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

Một số tình huống nguy hiểm đối với trẻ em: hỏa hoạn, đuối nước, cháy nổ, điện giật, ngộ độc, thiên tai, kẹt thang máy ...

Tiết kiệm

- Nêu được khái niệm tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm (tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước...).

- Nêu được ý nghĩa của tiết kiệm.

- Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

- Ủng hộ những biểu hiện tiết kiệm; Phê phán những biểu hiện lãng phí.

Hướng dẫn HV liên hệ, đánh giá một số biểu hiện tiêu xài lãng phí của một số thanh thiếu niên HV hiện nay.

Công dân nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nêu được khái niệm công dân; căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Bước đầu thực hiện được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tập trung hướng dẫn HV các căn cứ xác định công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quyền và nghĩa vụ cơ bản cử công dân được nêu trong Hiến pháp.

Quyền trẻ em

- Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em; ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng.

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện quyền trẻ em; phản đối những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Hướng dẫn HV liên hệ với việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương.

LỚP 7

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Tự hào về truyền thống quê hương

- Nêu được một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

 

Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Nêu được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.

- Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

 

Học tập tự giác, tích cực

- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- Nêu được ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực.

- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

- Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập.

 

Giữ chữ tín

- Nêu được khái niệm giữ chữ tín, biểu hiện của giữ chữ tín và không giữ chữ tín

- Nêu được ý nghĩa của giữ chữ tín.

- Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

- Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

 

Bảo tồn di sản văn hóa

- Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.

- Nêu được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.

- Nhận biết được một số quy định cơ bản của pháp luật đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.

- Nêu được trách nhiệm của HV trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa.

- Các loại di sản văn hóa: vật thể và phi vật thể

- Một số việc HV cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa: Thực hiện đúng quy định của Di sản văn hóa khi đến tham quan; Nhắc nhở bạn bè, người khác khi có hành vi vi phạm; Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh giữ gìn, bảo vệ di sản...

Ứng phó với tâm lí căng thẳng

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

- Mô tả được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

- Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng

- Nêu được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

- Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

- Một số tình huống thường gây căng thẳng cho HV: Mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô, cha mẹ; Bị hiểu lầm; Bị bạn bè kì thị; Bị trách phạt oan; Bị đe dọa; Bị bắt nạt; Không hoàn thành nhiệm vụ học tập...

- Một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng: tâm sự với người mình tin tưởng, tập thể thao, đi dạo, hít thở sâu, ngồi thiền, nghe bản nhạc yêu thích...

Phòng, chống bạo lực học đường

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

- Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường; sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

- Các biểu hiện của bạo lực học đường: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục.

- Cách tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè, người thân, nhà trường và cơ quan có trách nhiệm trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

- Cách ứng xử khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường.

Phòng, chống tệ nạn xã hội

- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Thực hiện được các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội và tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chng tệ nạn xã hội.

- Các loại tệ nạn xã hội phổ biến: Xâm hại, buôn bán, bắt cóc phụ nữ và trẻ em; Ma túy; Mại dâm; Cờ bạc; nghiện rượu

- Quy định của pháp luật về phòng chống các tệ nạn xã hội trên.

Quản lí tiền

- Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.

- Nêu được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.

- Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân phù hợp với lứa tuổi.

 

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

- Nêu được khái niệm và vai trò của gia đình; quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

- Nêu được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.

- Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

 

LỚP 8

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

- Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam;

- Nêu được giá trị của các truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Nhận xét được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc.

 

Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

- Nêu được một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

- Nêu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

- Thể hiện được bằng lời nói và việc làm, thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

- Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt dân tộc và văn hóa.

 

Lao động cần cù, sáng tạo

- Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Nêu được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân.

- Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

 

Bảo vệ lẽ phải

- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải.

- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

 

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Xác định được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được trách nhiệm của HV trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Thực hiện được một số việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

 

Xác định mục tiêu cá nhân

- Nêu được thế nào là mục tiêu cá nhân; các loại mục tiêu cá nhân.

- Nêu được ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân.

- Nêu được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

- Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.

- Các loại mục tiêu cá nhân: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

- Mục tiêu phải được xác định cụ thể, rõ ràng, thực tế, có thể định lượng, đo đạc được.

Phòng, chống bạo lực gia đình

- Kể được một số hình thức bạo lực gia đình phổ biến.

- Nhận biết được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng.

- Một số hình thức bạo lực gia đình: bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực tình dục.

- Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Cách phòng, chống bạo lực gia đình.

Lập kế hoạch chi tiêu

- Nêu được ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu

- Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu.

- Lập được kế hoạch chi tiêu và rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí.

- Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.

 

Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại; nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

- Nêu được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Thực hiện được việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nhắc nhở, tuyên huyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nhận diện một số nguy cơ dẫn đến tai nạn, vũ khí cháy nổ.

- Quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Cách phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Nêu được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên.

- Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động; lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động.

- Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng.

 

LỚP 9

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Sống có lí tưởng

- Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.

- Nêu được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

- Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

- Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, lao động, rèn luyện theo lí tưởng.

 

Khoan dung

- Nêu được khái niệm khoan dung và một số biểu hiện của khoan dung.

- Nêu được giá trị của khoan dung.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.

 

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

- Nêu được thế nào là hoạt động cộng đồng; Nêu được một số hoạt động cộng đồng.

- Nêu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

- Nhận biết được trách nhiệm của HV trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

- Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.

 

Khách quan và công bằng

- Nêu được những biểu hiện khách quan, công bằng.

- Nêu được ý nghĩa của khách quan, công bằng; tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.

- Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày.

- Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

 

Bảo vệ hòa bình

- Nêu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình; các biểu hiện của hòa bình.

- Trình bày được ý nghĩa của bảo vệ hòa bình.

- Nêu được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình.

- Biết lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hòa bình.

- Không đồng tình với xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.

 

Quản lí thời gian hiệu quả

- Nêu được thế nào là quản lí thời gian hiệu quả.

- Nêu được sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả.

- Nêu được cách quản lí thời gian hiệu quả.

- Thực hiện được kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả.

 

Thích ứng với thay đổi

- Nêu được một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân, gia đình.

- Nhận biết được ý nghĩa của việc thích ứng trước những thay đổi trong cuộc sống.

- Nêu được một số biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.

- Thích ứng được với một số thay đổi (nếu có) trong cuộc sống của bản thân.

Một số thay đổi như: chuyển trường, chuyển lớp; chuyển chỗ ở; mất người thân; bố mẹ li hôn...

Tiêu dùng thông minh

- Nêu được thế nào là tiêu dùng thông minh; lợi ích của tiêu dùng thông minh.

- Phân biệt được các hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.

- Nêu được một số cách tiêu dùng thông minh (nắm bắt thông tin về sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn, nhận biết những hình thức quảng cáo khác nhau, xác định phương thức thanh toán,...).

- Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể.

- Khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.

- Phân biệt được các hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.

- Các cách tiêu dùng thông minh (nắm bắt thông tin về sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn, nhận biết những hình thức quảng cáo khác nhau, xác định phương thức thanh toán,...).

Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

- Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

- Nêu được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.

- Nhận xét, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể.

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

Cần có ví dụ cụ thể cho mỗi loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Xác định được một số hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Nhận biết được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Vận động gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

 

IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

1. Môn Giáo dục công dân hình thành, phát triển cho HV các phẩm chất và năng lực của người công dân thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, nghĩa là chuyển các giá trị văn hóa, đạo đức, các kiến thức pháp luật, kinh tế thành ý thức và hành vi của người công dân. Do vậy, giáo viên phải có phương pháp giáo dục phù hợp.

2. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để HV khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống HV trong việc phân tích, đối chiếu, minh họa để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để HV tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kĩ năng và thái độ tích cực, trên cơ sở đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai.

3. Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; xử lí tình huống có tính thời sự về đạo đức, pháp luật và kinh tế trong cuộc sống hằng ngày; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án;...

4. Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho HV.

5. Phối hợp giáo dục nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội.

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

1. Đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của HV về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp học nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi HV tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân; đồng thời cung cấp thông tin để giáo viên điều chỉnh việc dạy học. Đánh giá kết quả giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau:

2. Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số: Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của HV trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục và đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu cần đạt của môn học theo quy định.

3. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HV và đánh giá của cộng đồng, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của HV.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải thích thuật ngữ

a) Một số thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong chương trình

- Giáo dục công dân là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch giúp HV hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin, cách ứng xử, kĩ năng sống, bản lĩnh để phát triển và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

- Giáo dục đạo đức là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giáo dục HV ý thức, hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định của pháp luật; trên cơ sở đó hình thành, phát triển cho HV các phẩm chất đạo đức chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

- Giáo dục kĩ năng sống là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch để hình thành cho HV những hành động tích cực, hành vi lành mạnh, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật để tự nhận thức, quản lí và tự bảo vệ bản thân; trên cơ sở đó hành thành, phát triển cho HV các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

- Giáo dục pháp luật là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch giúp HV có ý thức, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật; có tri thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp về pháp luật, trên cơ sở đó hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

- Giáo dục kinh tế là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch giúp HV có ý thức và hoạt động kinh tế phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật; có tri thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp về kinh tế; trên cơ sở đó hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

- Năng lực điều chỉnh hành vi: là năng lực nhận biết chuẩn mực hành vi, đạo đức, pháp luật; đánh giá hành vi ứng xử của bản thân và người khác; từ đó có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

- Năng lực phát triển bản thân: là năng lực tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm nâng cao giá trị bản thân, đạt những mục tiêu cuộc sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: là năng lực nhận thức các hiện tượng kinh tế - xã hội và tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng, lao động sản xuất phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi.

b) Một số từ ngữ mô tả mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt

Chương trình môn Giáo dục công dân sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của người học. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhung trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, GV có thể dùng những động từ nêu dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho HV.

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

- Phát biểu được hoặc nêu được (khái niệm, ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật;...).

- Nêu được, liệt kê được, kể ra được, nhắc lại được (biểu hiện của chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật; cách thể hiện cảm xúc, thái độ; vai trò của tiền, cách sử dụng tiền; các tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ, các quy định của pháp luật;...).

- Nhận biết được (sự cần thiết phải thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật; hậu quả của các tình huống nguy hiểm, không an toàn;...).

- Phân biệt được (thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và thái độ, hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật; tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế;...).

- Thu thập được, trích dẫn được, tìm được thông tin (về các hành vi, nhân vật, sự kiện, tình huống trong đời sống hằng ngày và trong sách, báo, mạng Internet;... để bổ sung dữ liệu cho nội dung bài học và nâng cao năng lực tự học).

Hiểu

- Trình bày được, mô tả được (hậu quả của lạm phát, thất nghiệp; một số nét trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam; kế hoạch kinh doanh của bản thân;...).

- Giải thích được, diễn giải được (ý nghĩa, sự cần thiết của việc thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật; nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh; tính hai mặt của cạnh tranh trong nền kinh tế; nguyên nhân của lạm phát, thất nghiệp; vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế; sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên; sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc tế;...).

- Phân tích được, lí giải được (một số tình huống đơn giản trong đời sống về thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí; bài học thành công hoặc thất bại trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp nhỏ cụ thể; những nỗ lực của chính quyền và người dân nhằm giải quyết vấn đề môi trường phát sinh do tác động của đô thị hóa và phát triển kinh tế;...).

- Đánh giá được, nhận xét được (thái độ, hành vi của bản thân và người khác theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; tác hại của hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật; một số vấn đề đơn giản thường gặp về pháp luật, kinh tế; một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế nhằm giải quyết tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên;...).

Vận dụng

- Phát hiện được, chỉ ra được (các hiện tượng, sự kiện, tình huống, vấn đề của đời sống đạo đức, pháp luật và kinh tế; nguyên nhân của những biến động văn hóa, xã hội do tác động của phát triển kinh tế;...).

- Xác định được (trách nhiệm của bản thân với tư cách công dân; lí tưởng sống của bản thân; định hướng nghề nghiệp của bản thân;...).

- Thực hiện được (hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật; hành vi, hành động lành mạnh, tích cực để tự bảo vệ, phát triển bản thân;...).

- Điều chỉnh được, kiểm soát được (cảm xúc, thái độ, hành vi, thói quen của bản thân phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi).

- Thích ứng được (những thay đổi của cuộc sống).

- Hình thành được (nền nếp sinh hoạt)

- Đồng tình, ủng hộ hoặc nhắc nhở, khích lệ, giúp đỡ (người khác thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật).

- Không đồng tình hoặc phê phán, phản đối (những thái độ, hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật).

- Áp dụng được (các nguyên tắc, phương pháp quản lí tiền trong tình huống thực tế; biết cách tiết kiệm, tạo và quản lí ngân sách cá nhân).

- Lập được, thiết kế được, xây dựng được (mục tiêu, kế hoạch của cá nhân để thực hiện các công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; kế hoạch kinh doanh của bản thân; kế hoạch thu, chi trong gia đình;...).

- Trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình, các cơ sở GDTX chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học.

2. Kế hoạch giáo dục

Chương trình môn Giáo dục công dân được thực hiện từ lớp 6 - lớp 9 với thời lượng dành cho mỗi lớp là 35 tiết/năm học; thực hiện trong 35 tuần/năm học; 01 tiết/tuần. Tổng số tiết cả cấp học là 140 tiết.

- Về thời lượng dành cho các nội dung giáo dục ở các lớp do GV chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Thời lượng các nội dung giáo dục như sau:

Nội dung giáo dục

Thời lượng của từng lớp học

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Giáo dục đạo đức

11

11

11

11

Giáo dục kĩ năng sống

7

7

7

7

Giáo dục kinh tế

4

4

4

4

Giáo dục pháp luật

9

9

9

9

Kiểm tra định kì

4

4

4

4

Tổng cộng

35

35

35

35

3. Về thiết bị dạy học

- Thiết bị dạy học tối thiểu môn Giáo dục công dân thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT.

- Ngoài các thiết bị dạy học thực hiện theo quy định, môn Giáo dục công dân cần được trang bị các tư liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp với đặc trưng của môn học và điều kiện thực tế của địa phương tạo điều kiện để thực hiện các phương thức giáo dục tích cực như: tranh, ảnh, băng, đĩa, sách và tài liệu tham khảo có nội dung giáo dục về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế và pháp luật; máy chiếu; ti vi;...

- Khuyến khích giáo viên và học viên tự làm các thiết bị dạy học phục vụ cho môn học.

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

I. MỤC TIÊU MÔN HỌC

1. Mục tiêu chung

Lịch sử và Địa lí là môn học có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển cho HV các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, năng lực địa lí; tạo tiền đề HV tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia đời sống lao động, trở thành những công dân có ích.

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hóa, khoa học, tôn giáo,... Các mạch kiến thức lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, môn học có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đô thị - lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,…

2. Mục tiêu cụ thể

Môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở HV các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.

Môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS hình thành, phát triển ở HV năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; các quá trình tự nhiên, kinh tế - hội và văn hóa diễn ra trong không gian và thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên; giúp HV biết cách sử dụng các công cụ của khoa học lịch sử, khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở HV các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hóa nhân loại, khơi dậy ở HV ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Lịch sử và Địa lí góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Phần thứ nhất: Những vấn đề chung của Chương trình GDTX cấp THCS.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển ở HV năng lực lịch sử, năng lực địa lí với các biểu hiện sau:

a) Năng lực lịch sử

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

TÌM HIỂU LỊCH SỬ

- Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử.

- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số loại tư liệu lịch sử đơn giản.

- Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình liệu lịch sử, các dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử.

- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử.

NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ

- Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện và quá trình lịch sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả có sử dụng sơ đồ, lược đồ, bản đồ lịch sử,...

- Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính của lịch sử.

- Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

- Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối quan hệ tác động qua lại của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử.

- Trình bày được chủ kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử,... như lập luận khẳng định hoặc phủ định các nhận định, nhận xét về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ĐÃ HỌC

- Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích, mô tả một số sự kiện, hiện tượng lịch sử trong cuộc sống.

- Vận dụng được kiến thức lịch sử để phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại.

- Vận dụng được kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn, đồng thời giải thích các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới.

b) Năng lực địa lí

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

NHẬN THỨC KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian

- Định hướng không gian: biết sử dụng các phương tiện khác nhau, đặc biệt là địa bàn để xác định chính xác phương hướng; biết xác định vị trí địa lí của một địa điểm và phương hướng trên bản đồ; biết phân tích phạm vi, quy mô của một lãnh thổ.

- Phân tích vị trí địa lí: biết phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các quá trình tự nhiên và kinh tế - xã hội.

- Phân tích sự phân bố: mô tả được đặc điểm phân bố của đối tượng, hiện tượng địa lí.

- Diễn đạt nhận thức không gian: sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian; sử dụng được lược đồ để diễn tả mối quan hệ không gian giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; mô tả được một địa phương với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư và kinh tế. Từ đó, hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt địa phương này với địa phương khác.

Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội)

- Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong thiên nhiên

+ Mô tả được một số hiện tượng và quá trình địa lí trên Trái Đất; mô tả được sự phân hóa của thiên nhiên các châu lục; mô tả được các đặc điểm chủ yếu của thiên nhiên Việt Nam; giải thích được một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa thiên nhiên Việt Nam.

+ Sơ đồ hóa để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình tự nhiên.

+ Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong một số tình huống.

- Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong kinh tế - xã hội

+ Mô tả được sự phân hóa không gian của các hiện tượng dân cư, quần cư, kinh tế, văn hóa; giải thích được một số nhân tố tác động tới sự phân hóa đó qua một ví dụ cụ thể.

+ Tìm được các minh chứng về mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong sự phát triển, phân bố dân cư và các ngành kinh tế.

+ Sơ đồ hóa để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội.

+ Nhận biết và vận dụng được một số tình huống phân tích quan hệ nhân quả trong đời sống kinh tế - xã hội.

- Phân tích tác động ca điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và sản xuất

+ Phân tích được tác động của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến việc lựa chọn phương thức khai thác tự nhiên của dân cư các châu lục.

+ Đánh giá được tác động của các điều kiện tự nhiên, cơ sở tài nguyên đến sự phân bố dân cư, sự phát triển các ngành kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế thông qua ví dụ cụ thể về địa lí Việt Nam.

- Phân tích tác động của xã hội loài người lên môi trường tự nhiên

+ Phân tích được cách thức mà con người ở các châu lục, ở các vùng miền của nước ta đã khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

TÌM HIỂU ĐỊA LÝ

Sử dụng các công cụ của địa lí học

- Khai thác tài liệu văn bản: tìm được nội dung địa lí trong một đoạn văn; biết đặt tiêu đề, chú thích cho một bức ảnh, tranh vẽ từ góc nhìn địa lí; biết tìm kiếm tài liệu địa lí phục vụ cho một bài tập dự án về địa lí địa phương hay một chủ đề về địa lí Việt Nam.

- Sử dụng bản đồ: nêu được các yếu tố bản đồ; biết đọc bản đồ tỷ lệ nhỏ về địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế để rút ra các thông tin, tri thức cần thiết; biết sử dụng tỷ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm; biết đọc lát cắt địa hình.

- Tính toán, thống kê: kể được tên được một số đại lượng đo các hiện tượng, quá trình tự nhiên; vận dụng được một số chỉ tiêu về gia tăng dân số, phân bố dân cư và một số chỉ tiêu đo sự phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế.

- Phân tích biểu đồ, sơ đồ: biết đọc biểu đồ khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa); biết đọc các dạng biểu đồ thông dụng trong phân tích động thái, cơ cấu, quy mô và đặc điểm phân bố của hiện tượng và đối tượng địa lí; đọc hiểu các sơ đồ, mô hình đơn giản.

Tổ chức học tập ở thực địa

Biết chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi thực hiện khảo sát thực địa; biết sử dụng một số công cụ đơn giản và thông dụng để thực hiện quan sát, quan trắc ngoài thực địa; biết ghi chép nhật kí thực địa; biết viết thu hoạch sau một ngày thực địa.

Khai thác Internet phục vụ môn học

Biết lấy thông tin về tự nhiên, kinh tế - xã hội từ những trang web được giáo viên giới thiệu; biết xác định các từ khóa trong tìm kiếm thông tin theo chủ đề; biết đánh giá thông tin tiếp cận được; có kĩ năng tải xuống các tài liệu media và lưu giữ tài liệu làm hồ sơ cho một bài tập được giao.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ĐÃ HỌC

Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế

Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,... về các địa phương, quốc gia được học, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí.

Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn

Có khả năng hình thành và phát triển ý tưởng về một chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; có khả năng trình bày kết quả một bài tập dự án của cá nhân hay của nhóm.

III. NỘI DUNG

1. Nội dung kiến thức khái quát

Môn Lịch sử và Địa lí gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hóa, khoa học, tôn giáo,... Các mạch kiến thức lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau:

Phần Địa lí: Nội dung từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam gồm: Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất - bản đồ, các chuyển động và cấu tạo của Trái Đất, các thành phần tự nhiên và mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của Trái Đất. Thành phần nhân văn của môi trường; các môi trường địa lí, mối quan hệ qua lại gia các thành phần của môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người trong các môi trường địa lí. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội và các hoạt động kinh tế của con người ở các châu lục, các khu vực khác nhau trên Trái Đất. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của Việt Nam, của các vùng miền trên đất nước và của các địa phương nơi HV đang sinh sống.

Phần Lịch sử: Nội dung kiến thức Lịch sử theo tuyến tính thời gian từ nguyên thủy qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại gồm: Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam. Trong từng thời kỳ có đan xen lịch sử thế giới, khu vực và lịch sử Việt Nam.

+ Phần Lịch sử thế giới: Xã hội nguyên thủy, Lịch sử thế giới trung đại, Lịch sử thế giới cận đại và Lịch sử thế giới hiện đại: Nguồn gốc loài người; xã hội nguyên thủy; xã hội cổ đại: Ai Cập và Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã; Đông Nam Á từ thế kỷ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỷ X: Các quốc vương cổ đại Đông Nam Á; Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI.

+ Phần Lịch sử Việt Nam: Việt Nam từ thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ X: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc; Thời kì Bắc thuộc; Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX qua các triều đại: Ngô - Đinh - Tiền Lê; Thời Lý, thời Trần, Hồ, thời Lê sơ; Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn, Phong trào Tây Sơn, nhà Nguyễn.

Ngoài ra, có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đô thị - lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,...

2. Nội dung kiến thức cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp

LỚP 6

ĐỊA LÍ

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?

 

- Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu

- Nêu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.

 

- Những điều lí thú khi học môn Địa lí

- Giải thích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.

 

- Địa lí và cuộc sống

- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.

 

BẢN ĐỒ: PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

 

- Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu; ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.

 

- Các yếu tố cơ bản của bản đồ

- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.

- Biết xác định hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỷ lệ bản đồ.

 

- Các loại bản đồ thông dụng

- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Biết tìm đường đi trên bản đồ.

 

- Lược đồ trí nhớ

- Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân HV.

 

TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

 

- Hình dạng, kích thước Trái Đất

- Trình bày được hình dạng, kích thước Trái Đất.

 

- Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí

- Trình bày được chuyển động của Trái Đất (quanh trục và quanh Mặt Trời).

- Biết sử dụng địa bàn (la bàn) để xác định được phương hướng ngoài thực tế dùng địa bàn.

- Nhận biết được giờ địa phương/giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

 

CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT

- Cấu tạo của Trái Đất

- Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp.

 

- Các mảng kiến tạo

- Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.

 

- Hiện tượng động đất, núi lửa và sức phá hoại của các tai biến thiên nhiên này

- Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa và nêu được nguyên nhân của hiện tượng này.

- Biết tìm kiếm thông tin về các thảm họa thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra.

 

- Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi.

- Trình bày được quá trình nội sinh và ngoại sinh.

- Trình bày được tác động của quá trình nội sinh và ngoại sinh đến địa hình bề mặt Trái Đất.

 

- Các dạng địa hình chính

- Trình bày được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.

- Biết đọc lát cắt địa hình đơn giản.

 

- Khoáng sản

- Kể được tên một số loại khoáng sản.

 

KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

- Các tầng khí quyển. Thành phần không khí

- Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu; Biết được vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic.

 

- Các khối khí. Khí áp và gió

- Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.

- Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

 

- Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu

- Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.

- Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa.

- Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế.

- Phân biệt được thời tiết và khí hậu.

- Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu.

- Xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ khí hậu thế giới.

 

- Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó

- Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.

- Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

- Các thành phần chủ yếu của thủy quyển

- Vòng tuần hoàn nước

- Kể được tên được các thành phần chủ yếu của thủy quyển.

- Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.

 

- Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ

- Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn; mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông.

- Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước sông.

 

- Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

- Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.

- Trình bày được các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển.

- Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.

 

- Nước ngầm và băng hà

- Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà.

 

ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

- Lớp đất trên Trái Đất. Thành phần của đất

- Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

 

- Các nhân tố hình thành đất

- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

 

- Một số nhóm đất điển hình ở các đới thiên nhiên trên Trái Đất

- Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.

 

- Sự sống trên hành tinh

- Nêu được ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và ở đại dương.

 

- Sự phân bố các đới thiên nhiên

- Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới.

 

- Rừng nhiệt đới

- Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới.

- Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. Liên hệ kể tên các rừng nhiệt đới của Việt Nam.

 

CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

- Dân số thế giới

- Sự phân bố dân cư thế giới

- Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới.

- Trình bày được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.

- Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới.

 

- Con người và thiên nhiên

- Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

- Trình bày được những tác động chủ yếu của loài người lên thiên nhiên Trái Đất.

 

- Bảo vệ tự nhiên, khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững

- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. Liên hệ thực tế địa phương.

 

LỊCH SỬ

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?

- Lịch sử là gì?

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

- Trình bày được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Giải thích được ý nghĩa của việc học môn Lịch sử

 

- Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

- Phân biệt được khái niệm, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết,...)

 

- Thời gian trong lịch sử

- Nêu được một số khái niệm và cách tính thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,...

Biết cách tính âm lịch, dương lịch.

THỜI NGUYÊN THỦY

- Nguồn gốc loài người

- Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất:

- Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á.

- Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam.

Trình bày nguồn gốc loài người, quá trình tiến hóa từ vượn thành người.

- Xã hội nguyên thủy

Nêu được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thủy:

- Trình bày được những nét chính về đời sống của người thời nguyên thủy (vật chất, tinh thần, tổ chức xã hội,...).

- Trình bày được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy cũng như của con người và xã hội loài người.

- Nêu được đôi nét về đời sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.

Trình bày những đặc điểm cơ thể của người Tối cổ và người tinh khôn.

- Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

- Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy

- Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

- Nêu được sự hình thành xã hội có giai cấp.

- Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.

- Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của nó đối với sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy.

- Mô tả được sự hình thành xã hội có giai cấp.

Giải thích vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến xã hội từ nguyên thủy.

XÃ HỘI CỔ ĐẠI

- Ai Cập và Lưỡng Hà

- Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

- Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà:

- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa ở Ai Cập, Lưỡng Hà: Sáng tạo ra lịch, chữ viết, toán học, kiến trúc, điêu khắc. Liên hệ kể tên được những thành tựu văn hóa còn tồn tại đến ngày nay.

Trình bày sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. Các thành tựu văn hóa chủ yếu còn tồn tại đến hiện nay.

- Ấn Độ

- Giới thiệu được điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng.

- Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ.

- Nêu được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ: sáng tạo ra lịch, chữ số, chữ viết, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, văn học... Liên hệ những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam.

 

- Trung Quốc

- Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại.

- Trình bày được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng.

- Trình bày được sơ đồ trục thời gian từ đế chế Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tùy.

- Nêu được những thành tựu cơ bản của nền văn minh Trung Quốc: Chữ viết, văn học, tôn giáo, các học thuyết tư tưởng chính trị và triết học. Liên hệ kể tên những ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc đến Việt Nam.

 

- Hy Lạp và La Mã

- Trình bày được tác động về điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã.

- Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã.

- Nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã: chữ viết, văn học, khoa học, kiến trúc, điêu khắc...Liên hệ kể tên được những thành tựu văn hóa còn tồn tại đến ngày nay.

 

ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

- Khái lược về khu vực Đông Nam Á

- Trình bày sơ lược về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Á. Xác định vị trí của các nước Đông Nam Á hiện nay trên bản đồ.

- Trình bày được quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.

 

- Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

- Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X ở Đông Nam Á.

 

- Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

- Trình bày được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X: Chữ viết, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc ... Liên hệ kể tên được những thành tựu văn hóa còn tồn tại đến ngày nay.

 

VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

- Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

+ Nhà nước Văn Lang

+ Nhà nước Âu Lạc

- Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.

- Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

- Kể tên được những di sản về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn tồn tại đến ngày nay tại địa phương.

 

- Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc từ thế kỉ II trước Công nguyên đến năm 938

- Nêu được một số chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc.

 

+ Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

 

 

+ Sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa trong thời kì Bắc thuộc

- Nêu được một số chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc.

 

+ Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập và bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc

- Trình bày được những nét chính về nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...).

Trình bày nguyên nhân, kết quả và phân tích được ý nghĩa một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

- Giới thiệu được những nét chính của cuộc đấu tranh về văn hóa và bảo vệ bản sắc văn hóa của nhân dân Việt Nam trong thời Bắc thuộc.

Liên hệ nét đẹp văn hóa còn tồn tại đến ngày nay.

- Trình bày được những nét chính (nội dung, kết quả) về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương.

 

+ Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

- Trình bày được những nét chính trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền.

- Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Đánh giá nghệ thuật đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền.

- Vương quốc Champa

- Trình bày những nét chính về sự thành lập, quá trình phát triển của Vương quốc Champa.

- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Vương quốc Champa.

- Nêu được một số thành tựu văn hóa của Vương quốc Champa. Kể tên thành tựu văn hóa Champa còn tồn tại đến ngày nay tại một số địa phương.

 

- Vương quốc Phù Nam

- Trình bày được sự thành lập, quá trình phát triển suy vong của Vương quốc Phù Nam.

- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Vương quốc Phù Nam.

- Nêu được một số thành tựu văn hóa của Vương quốc Phù Nam. Kể tên những thành tựu văn hóa Vương quốc Phù Nam còn tồn tại đến ngày nay.

Trình bày sơ lược sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam.

LỚP 7

ĐỊA LÍ

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

CHÂU ÂU

 

- Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

 

- Đặc điểm tự nhiên

- Trình bày được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu, đặc điểm khí hậu châu Âu; xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga); các đới thiên nhiên.

 

- Đặc điểm dân cư, xã hội

- Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hóa ở châu Âu.

 

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

- Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.

 

- Khái quát về Liên minh châu Âu (EU)

- Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

 

CHÂU Á

 

- Vị trí địa lí, phạm vi châu Á

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.

 

- Đặc điểm tự nhiên

- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.

 

- Đặc điểm dân cư, xã hội

- Trình bày được đặc điểm dân cư; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn.

 

- Bản đồ chính trị châu Á; các khu vực của châu Á

- Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á

 

- Các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á

- Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á (ví dụ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore).

 

CHÂU PHI

 

- Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.

 

- Đặc điểm tự nhiên

- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi; một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (ví dụ: vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác,...).

 

- Đặc điểm dân cư, xã hội

- Trình bày được một trong những vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội và di sản lịch sử châu Phi (ví dụ: vấn đề nạn đói, vấn đề xung đột quân sự,...).

 

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

- Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

 

- Khái quát về Cộng hòa Nam Phi

- Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số sự kiện lịch sử về Cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây.

 

CHÂU MỸ

 

- Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ

- Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.

 

- Đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của các khu vực châu Mỹ (Bắc Mỹ, Trung và Nam Mỹ)

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các khu vực châu Mỹ

Bắc Mỹ:

- Trình bày được một trong những đặc điểm của tự nhiên: địa hình, khí hậu; sông, hồ; các đới thiên nhiên.

- Phân tích được một trong những vấn đề dân cư, xã hội: vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hóa.

- Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu M.

- Xác định được trên bản đồ một số trung tâm kinh tế quan trọng.

 

 

Trung và Nam Mỹ:

- Trình bày được sự phân hóa tự nhiên theo chiều Đông - Tây, theo chiều Bắc - Nam và theo chiều cao (trên dãy núi Andes); đặc điểm của rừng nhiệt đới Amazon.

- Trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh.

- Trình bày được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng Amazon.

 

CHÂU ĐẠI DƯƠNG

 

- Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương

- Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Australia.

 

- Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Australia

- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản.

- Trình bày được đặc điểm khí hậu Australia, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Australia.

 

- Một số đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

- Trình bày được đặc điểm dân cư, một số vấn đề về lịch sử và văn hóa độc đáo của Australia.

- Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Australia.

 

CHÂU NAM CỰC

 

- Vị trí địa lí của châu Nam Cực

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.

 

- Lịch sử phát kiến châu Nam Cực

- Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

 

- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của châu Nam Cực

- Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực.

- Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

LỊCH SỬ

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

 

- Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.

- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

- Nêu được vai trò của thành thị trung đại.

- Trình bày được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

Nêu vai trò và ý nghĩa sự ra đời của thành thị trung đại.

- Văn hóa Phục hưng

- Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng. Kể tên những thành tựu tiêu biểu của Văn hóa Phục hưng còn tồn tại hiện nay.

- Nêu được ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.

Nêu những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Phục hưng và ý nghĩa tác động của nó đối với xã hội Tây Âu

- Cải cách tôn giáo

- Trình bày được nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo.

- Trình bày được nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo.

- Nêu được tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.

Trình bày các nội dung cơ bản của cải cách tôn giáo và tác động đối của nó với xã hội Tây Âu

- Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Tây Âu trung đại

- Trình bày được những biến đổi chính trong xã hội và sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

 

TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

- Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Vẽ được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh).

- Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

- Trình bày được sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh.

- Trình bày và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,...). Liên hệ kể tên được những thành tựu văn hóa còn tồn tại đến ngày nay.

Nêu một số thành tựu văn hóa, kinh tế của Trung Quốc dưới thời Đường.

ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

- Vương triều Gupta

- Vương triều Hồi giáo Delhi

- Đế quốc Mogul

- Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ.

- Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gupta, Delhi và đế quốc Mogul.

- Trình bày và nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. Liên hệ kể tên được những thành tựu văn hóa của Ấn Độ còn tồn tại đến ngày nay.

Khái quát về vương triều Gupta và những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ.

ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

- Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Nêu được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

- Nêu và nhận xét được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. Liên hệ kể tên được những thành tựu văn hóa còn tồn tại đến ngày nay.

 

- Vương quốc Campuchia

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Campuchia.

- Chỉ ra được biểu hiện sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor.

- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Campuchia. Liên hệ kể tên được những thành tựu văn hóa còn tồn tại đến ngày nay.

 

- Vương quốc Lào

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào.

- Chỉ ra được biểu hiện sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.

- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào. Liên hệ kể tên được những thành tựu văn hóa còn tồn tại đến ngày nay.

 

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

- Việt Nam từ năm 938 đến năm 1009: thời Ngô - Đinh - Tiền

- Nêu được những nét chính về thời Ngô.

- Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh.

- Mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981.

- Giới thiệu được những nét chính về tổ chức chính quyền thời Ngô - Đinh - Tiền Lê.

- Nhận biết được đời sống hội, văn hóa thời Ngô - Đinh - Tiền Lê.

 

- Việt Nam từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XIII: thời Lý

- Trình bày được sự thành lập nhà Lý. Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.

- Trình bày được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Lý.

- Nhận xét được những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống và vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077).

- Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục thời Lý (Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mở khoa thi,...) đang còn tồn tại hiện nay tại địa phương.

Đánh giá sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn; công lao, vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống. Những thành tựu kinh tế, văn hóa tiêu biểu của thời Lý.

- Việt Nam từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV: thời Trần, Hồ + Thời Trần

- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Trần.

- Vẽ được lược đồ diễn biến chính của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

 

- Trình bày được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

 

- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa và đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông Kể tên các đền thờ danh tướng nhà Trần hiện nay tại địa phương.

 

+ Thời Hồ

- Trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.

- Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly và nêu được tác động của những cải cách ấy đối với xã hội thời nhà Hồ.

- Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh.

- Trình bày được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

 

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Trình bày được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,...

Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn và vai trò của các nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi; Nguyễn Trãi.

- Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527)

Mô tả được sự thành lập nhà Lê sơ.

- Nêu được tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ.

- Trình bày được sự phát triển văn hóa, giáo dục và một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ. Liên hệ kể tên các danh nhân văn hóa thời Lê sơ tại địa phương.

Trình bày sự phát triển kinh tế - xã hội; thành tựu văn hóa, giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ.

- Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Trình bày được những diễn biến cơ bản về chính trị, kinh tế văn hóa ở vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

 

CHỦ ĐỀ CHUNG

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ

 

- Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí

- Một số cuộc đại phát kiến địa lí

- Trình bày được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí.

- Trình bày được các cuộc đại phát kiến địa lí: Christopher Colombus tìm ra châu Mỹ (1492 - 1502), cuộc thám hiểm của Ferdinand Magellan vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522).

Trình bày những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí và tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử.

- Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử

- Phân tích được tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử.

 

ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI (1)

 

- Các đô thị cổ đại và các nền văn minh cổ đại

- Trình bày được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một đô thị cổ đại và trung đại (qua một số trường hợp cụ thể).

 

- Các đô thị trung đại châu Âu và giới thương nhân

- Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại; vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.

 

LỚP 8

ĐỊA LÍ

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM

 

- Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.

- Nêu được sự ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.

 

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

 

- Đặc điểm chung của địa hình

- Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.

 

- Các khu vực địa hình. Đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình

- Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa.

 

- Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

- Nêu được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.

 

- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu

- Trình bày được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Kể tên các loại khoáng sản chủ yếu tại địa phương.

 

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

 

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng

- Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.

- Phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.

- Phân tích được sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam.

 

- Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.

- Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

 

- Đặc điểm sông ngòi. Chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn

- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.

 

- Hồ, đầm và nước ngầm

- Trình bày được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

 

- Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và du lịch ở nước ta.

- Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.

 

ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

- Đặc điểm chung của lớp phủ thổ nhưỡng

- Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.

 

- Đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất chính

- Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.

 

- Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Việt Nam

- Trình bày được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Trình bày được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

- Phân tích được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.

 

- Đặc điểm chung của sinh vật

- Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Trình bày được sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam.

- Phân tích được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

 

BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

 

- Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

- Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.

 

- Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông

- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đưng cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trình bày được các khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

 

- Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

- Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

- Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

 

LỊCH SỬ

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

 

- Cách mạng tư sản Anh

- Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

Trình bày đặc điểm chính; phân tích ý nghĩa và tính chất của các cuộc cách mạng tư sản.

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

- Cách mạng tư sản Pháp

- Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.

- Nêu được một số đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ.

- Cách mạng công nghiệp

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.

- Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.

Trình bày ý nghĩa tác động của cuộc cách mạng công nghiệp.

ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

 

- Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

- Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á.

 

- Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của các nước Đông Nam Á

- Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

 

- Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

- Trình bày được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây.

 

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

 

- Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

- Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh -Nguyễn.

- Nêu được hệ quả của xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

Trình bày nguyên nhân và hệ quả của xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

- Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

- Trình bày được quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

- Nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.

 

- Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

- Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

- Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.

 

- Phong trào Tây Sơn

- Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ và mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn: lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê; đánh bại quân Xiêm xâm lược (1785) và đại phá quân Thanh xâm lược (1789),...

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.

- Sưu tầm những địa danh hiện nay đặt tượng đài Nguyễn Huệ.

Đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn và công lao của Nguyễn Huệ đối với lịch sử dân tộc.

- Kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

- Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế.

- Nêu và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

 

CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

 

- Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc

- Trình bày được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc.

 

- Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

- Trình bày được những nét chính về Công xã Paris (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới - nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới.

- Nêu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

 

- Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx

- Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân.

- Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Trình bày được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các Đảng và các tổ chức cộng sản,...).

 

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

- Nêu được nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đối với lịch sử nhân loại.

 

- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

- Nêu được một số nét chính (nguyên nhân, diễn biến, tác động và ý nghĩa lịch sử) của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

 

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

 

- Một số thành tựu khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII - XIX

- Tác động của sự phát triển khoa học, thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

- Trình bày được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.

- Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.

 

CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

 

- Trung Quốc

- Trình bày được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

- Trình bày được sơ lược về Cách mạng Tân Hợi.

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi và nêu được ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.

Phân tích ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.

- Nhật Bản

- Nêu được những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị.

- Trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị.

- Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Phân tích ý nghĩa của cuộc Minh trị Duy Tân và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

- Ấn Độ

- Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.

 

- Đông Nam Á

- Nêu được một số sự kiện về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

 

VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

 

- Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

- Mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn.

- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam thời nhà Nguyễn. Đánh giá vai trò của nhà Nguyễn trong việc thống nhất Việt Nam về mặt hành chính.

- Trình bày được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn.

 

- Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884).

- Nêu được nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.

- Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Trình bày quá trình xâm lược của thực dân Pháp và một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam.

- Việt Nam đầu thế kỉ XX

- Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của người Pháp đối với xã hội Việt Nam.

- Trình bày được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành. Liên hệ kể tên các trường học, đường phố, đền thờ tại địa phương mang tên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành.

 

CHỦ ĐỀ CHUNG

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG (1)

 

- Quá trình hình thành và phát triển châu thổ; chế độ nước của các dòng sông chính

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ; mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.

 

- Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự các dòng sông

- Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.

 

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG (1)

 

- Phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam

- Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

 

- Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo

- Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

 

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam

- Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.

 

LỚP 9

ĐỊA LÍ

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

 

- Thành phần dân tộc

- Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.

 

- Gia tăng dân số ở các thời

- Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số.

 

- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính

- Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư.

 

- Phân bố dân cư

- Đọc bản đồ Dân số Việt Nam để rút ra được đặc điểm phân bố dân cư.

 

- Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn

- Trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần nông thôn.

 

- Lao động và việc làm

- Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương.

 

- Chất lượng cuộc sống

- Nhận xét được sự phân hóa thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trước.

 

ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ

 

NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

 

- Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thủy sản

- Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

 

- Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thủy sản

- Trình bày được đặc điểm phân bố tài nguyên rng và nguồn lợi thủy sản.

- Trình bày được sự phát triển và phân bố nông, lâm, thủy sản.

- Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

 

- Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh

- Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh.

 

CÔNG NGHIỆP

 

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

- Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

 

- Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu

- Trình bày được sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủ yếu.

- Xác định được trên bản đồ các trung tâm công nghiệp chính.

 

- Vấn đề phát triển công nghiệp xanh

- Giải thích được tại sao cn phát triển công nghiệp xanh.

 

DỊCH VỤ

 

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

- Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

 

- Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

- Xác định được trên bản đồ các tuyến đường bộ huyết mạch, các tuyến đường sắt, các cảng biển lớn và các sân bay quốc tế chính.

- Trình bày được sự phát triển ngành bưu chính viễn thông.

 

- Thương mại, du lịch

- Phân tích được một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch.

 

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

 

VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

 

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.

 

- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của vùng; các thế mạnh để phát triển công nghiệp, lâm - nông - thủy sản, du lịch.

 

- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng

- Trình bày được đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc, phân bố dân cư và chất lượng cuộc sống dân cư (sử dụng bản đồ và bảng số liệu).

 

- Đặc điểm phát triển và phân b các ngành kinh tế của vùng

- Trình bày được sự phát triển và phân bố một trong các ngành kinh tế của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu).

 

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.

 

- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Trình bày được thế mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông - lâm - thủy sản; vấn đề phát triển kinh tế biển.

 

- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng

- Trình bày được đặc điểm dân cư, nguồn lao động và ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Phân tích được vấn đề đô thị hóa ở Đồng bằng sông Hồng; vị thế của Thủ đô Hà Nội.

 

- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng

- Trình bày được sự phát triển và phân bố kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu).

 

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Sưu tầm tư liệu và trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

 

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

 

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. Kể tên các tỉnh thuộc vùng bắc trung bộ.

 

- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Trình bày được đặc điểm phân hóa của tự nhiên và giải thích ảnh hưởng của tự nhiên đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.

- Trình bày được vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ.

 

- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng

- Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ.

 

- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng

- Phân tích được sự phát triển và phân bố kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ: du lịch, kinh tế biển, phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, (sử dụng bản đồ và bảng số liệu).

 

VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

 

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. Kể tên các tỉnh thuộc vùng bắc trung bộ.

 

- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thế mạnh và hạn chế chính.

 

- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng

- Trình bày được sự phân bố dân cư, dân tộc.

 

- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng

- Phân tích được những chuyển biến trong sự phát triển và phân bố kinh tế của vùng.

- Phân tích được sự phát triển của một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu).

 

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

 

VÙNG TÂY NGUYÊN

 

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. Kể tên các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên.

 

- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Trình bày được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

 

- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng

- Nhận xét được đặc điểm dân cư, văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

 

- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng

- Trình bày được sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế thế mạnh của vùng Tây Nguyên; các vấn đề môi trường trong phát triển.

 

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

 

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. Kể tên các tỉnh thuộc vùng bắc trung bộ.

 

- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

 

- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng

- Trình bày được đặc điểm về dân cư, đô thị hóa ở vùng Đông Nam Bộ.

 

- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng

- Trình bày được sự phát triển và phân bố một trong các ngành kinh tế thế mạnh của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu).

 

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. Kể tên các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 

- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Trình bày được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

 

- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng

- Trình bày được đặc điểm dân cư; một số vấn đề xã hội của vùng.

 

- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng

- Trình bày được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu).

- Tìm hiểu thông tin và phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất giải pháp ứng phó.

 

- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

 

PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO

 

- Biển và đảo Việt Nam

- Trình bày được trên sơ đồ các vùng biển quốc gia; xác định trên bản đồ các huyện đảo và các tỉnh có các huyện đảo đó.

 

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển

- Trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển; ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trườnggiữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

 

- Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo

- Trình bày được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển nước ta.

 

LỊCH SỬ

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

 

- Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945

- Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập.

- Trình bày được những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên .

 

- Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

- Trình bày được những nét chính về: phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản; đại suy thoái kinh tế 1929 - 1933; sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.

- Nhận biết được tình hình chính trị và sự phát triển kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

 

- Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

- Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.

 

- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

- Trình bày được nguyên nhân và diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Phân tích được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước trong Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít.

 

VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

 

- Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 - 1930

- Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 - 1930.

 

- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 - 1930.

- Trình bày được quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc

- Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939

- Trình bày được những nét chính của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931 và 1936 - 1939: Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa.

 

- Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật Bản.

- Trình bày được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trình bày thời cơ cách mạng tháng Tám năm 1945; sự lãnh đạo của Đảng trong việc chuyển hướng chiến lược và sự chuẩn bị của nhân dân tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền; Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám năm 1945.

THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

 

- Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)

- Nêu được nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.

 

- Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

- Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

- Trình bày được sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Liên hệ những tác động đối với Việt Nam thời kỳ này.

 

- Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

- Nêu được những nét chính về chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

 

- Mỹ Latinh từ năm 1945 đến năm 1991

- Trình bày được đôi nét về các nước Mỹ Latinh từ năm 1945 đến năm 1991.

- Trình bày được một cách khái quát về cách mạng Cuba và đánh giá được kết quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba. Liên hệ kể tên những giúp đỡ của Cuba đối với Việt Nam.

 

- Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

- Giới thiệu được những nét chính về Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991.

- Trình bày được cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á, sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Liên hệ Vai trò của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

 

VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

 

- Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám

- Nêu được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ.

 

- Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).

- Nêu và giải thích được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.

 

 

- Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao,... trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Nêu được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).

 

- Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, chi viện cho cách mạng miền Nam, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,...).

- Trình bày được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 - 1975 (phong trào Đồng khởi; đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ; Tổng tiến công nổi dậy năm 1968, 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975,...).

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 

- Việt Nam trong những năm 1976 - 1991

- Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 - 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 - 1985.

- Trình bày được đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1991.

- Nhận xét được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối Đổi mới.

 

THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

 

- Trật tự thế giới mới

- Nêu được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh.

 

- Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay

- Nêu được tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay.

 

- Nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

- Châu Á từ năm 1991 đến nay

- Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay.

- Nêu được sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay.

- Trình bày được quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay và những nét chính của Cộng đồng ASEAN.

 

VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

 

- Khái lược công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay

- Thành tựu của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay

- Nêu được những thành tựu tiêu biểu (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh,...) của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay.

 

CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

 

 

- Trình bày được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt Nam.

- Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hóa và đánh giá được tác động của toàn cầu hóa đối với thế giới và Việt Nam.

Trình bày những tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam.

CHỦ ĐỀ CHUNG

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI (2)

 

- Các đô thị hiện đại

- Trình bày được vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng.

 

- Xu hướng đô thị hóa trên thế giới

- Trình bày được quá trình đô thị hóa thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.

 

- Đô thị hóa ở Việt Nam; đô thị và phát triển vùng

- Nêu được tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

 

VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG (2)

 

- Văn minh các dòng sông

- Trình bày được những nét đặc sắc về văn hóa ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long thông qua việc tìm hiểu về văn minh các dòng sông.

 

- Biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng châu thổ của hai đồng bằng hiện đại

- Nêu được những biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

- Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu liên quan đến vùng châu thổ của hai đồng bằng hiện đại.

- Nêu được tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

 

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG (2)

 

- Chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển đảo của Việt Nam

- Trình bày được những chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển đảo Việt Nam.

 

- Vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam

- Nêu được vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Có hành động cụ thể thể hiện trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

 

IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

1. Định hướng chung

a) Đề cao vai trò chủ thể học tập của người học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp học tập, năng lực tự học để HV có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn văn hóa cần thiết cho bản thân.

b) Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HV và điều kiện cụ thể. Phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HV với việc tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề cao vai trò chủ thể học tập của HV (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự án,...). Đa dạng hóa và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học ngoài thực địa, học theo dự án học tập,... Chú trọng các phương pháp dạy học có tính đặc trưng môn học.

c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học như: mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...; bản đồ, sơ đồ, các bản thống kê, so sánh,...; phim video; các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; phần mềm dạy học,... nhằm minh họa bài giảng của giáo và hỗ trợ các hoạt động học tập của HV.

2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho HV

a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu

Thông qua nội dung môn học và các hoạt động thu thập, phân tích dữ liệu, tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa, tiếp xúc với các nhân chứng lịch sử,... hình thành và bồi dưỡng ở HV nhận thức và tình cảm về lịch sử nhân loại, về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, về sự lựa chọn các con đường phát triển của các quốc gia, về đất nước và con người Việt Nam. Từ đó, hình thành và phát triển ở HV các phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, yêu thiên nhiên; ý thức, niềm tin và hành động trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa nhân loại; biết yêu quý người lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau, rèn luyện sự tự tin, trung thực, khách quan.

b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học được hình thành, phát triển ở HV thông qua việc tự tổ chức, quản lí các hoạt động học tập; tự tìm kiếm, tổ chức và phân tích nguồn thông tin, tri thức bổ sung; đặt và trả lời các câu hỏi lịch sử và địa lí; thực hiện những nhiệm vụ được phân công khi tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa và trong các tình huống làm việc độc lập khác.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển ở HV thông qua việc thực hiện và phối hợp cùng các thành viên khác trong nhóm, trong lớp thực hiện những nhiệm vụ được phân công trong học tập, thảo luận, nghiên cứu, tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa,...

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành, phát triển ở HV thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập tích cực, như: nghiên cứu tài liệu, thu thập và phân tích tư liệu, làm dự án nghiên cứu, thuyết trình, tranh luận,...

3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử, năng lực địa lí

a) Phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử

Năng lực lịch sử của HV được hình thành, phát triển thông qua việc tổ chức, hướng dẫn HV đọc hiểu, giải mã các văn bản lịch sử (kênh hình, kênh chữ, hiện vật lịch sử,...), từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức sự thật lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự tiến hóa của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử và quá trình phát triển lịch sử; trở thành “người đóng vai lịch sử”, hay “người làm lịch sử” để khám phá kiến thức lịch sử, vận dụng sáng tạo những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam và thế giới vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống.

b) Phương pháp hình thành, phát triển năng lực địa lí

Để hình thành, phát triển năng lực địa lí cho HV, giáo viên lựa chọn các kiến thức thực tế tiêu biểu, sử dụng hiệu quả các phương tiện trực quan như mô hình, bản đồ, video clip,... để hình thành các biểu tượng địa lí;... hướng dẫn HV học từ thấp đến cao về các mối liên hệ và quan hệ nhân quả diễn ra trong thiên nhiên, trong xã hội và trong mối quan hệ giữa hội, con người và môi trường.

Để hình thành, phát triển năng lực địa lí cho HV, giáo viên hướng dẫn HV tham gia vào quá trình tìm kiếm, sắp xếp, phân tích thông tin bằng cách khai thác tri thức từ các nguồn tư liệu bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu,... kết hợp với quan sát thực địa; chú trọng phát triển tư duy không gian, với các câu hỏi: “Cái gì?”, “ đâu?”, “Như thế nào?”, “Các hình mẫu không gian?”, “Các đặc trưng của một địa phương, quốc gia?”; khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết khám phá của HV đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, thái độ tích cực đối với phát triển bền vững; rèn luyện khả năng và thói quen liên hệ với thực tế địa phương, đất nước để phát triển tư duy địa lí;...

Một trong những biện pháp quan trọng nhất để học địa lí là rèn luyện kĩ năng sử dụng các công cụ học tập như: bản đồ, atlat, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, một số ứng dụng trong điện thoại như la bàn, bản đồ chỉ đường, hệ thống định vị toàn cầu, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế,... tranh ảnh, đĩa DVD tra cứu các tài liệu đa phương thức, sách e-book,...

Các hình thức tổ chức dạy học cũng cần được đa dạng hóa: kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học lớp, trên thực địa, học theo dự án học tập,...

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

Đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Lịch sử và Địa lí và sự tiến bộ của HV để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của người học.

- Căn cứ đánh giá là yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù lịch sử và địa lí được quy định trong phần chung của Chương trình GDTX cấp THCS và chương trình môn Lịch sử và Địa lí;

- Bên cạnh nội dung lí thuyết, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng của HV như: làm việc với bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, quan sát, thu thập, xử lí và hệ thống hóa thông tin, sử dụng các dụng cụ học tập ngoài trời, sử dụng công nghệ và thông tin truyền thông trong học tập,... Đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử hay địa lí làm trung tâm của việc đánh giá.

- Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả HV bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm học tập; đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, báo cáo kết quả thực hành, bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Tạo điều kiện để HV được tham gia vào quá trình đánh giá kết quả giáo dục.

- Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó tổng hợp việc đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của HV.

- Chương trình môn Lịch sử và Địa lí sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của HV. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng liệt kê dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn.

Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng liệt kê hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho HV.

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

- Kể tên được (các loại khoáng sản); nêu được (một số chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc; hệ quả của cải cách tôn giáo); phát biểu được định nghĩa (một thuật ngữ, khái niệm); liệt kê được (sự kiện, sự vật, nhân vật); ghi lại/kể lại được; đưa ra được dẫn chứng; lấy ví dụ chứng minh,...

- Xác định được (vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời; một/một số đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ); đặt đúng vị trí (đối tượng trên bản đồ, sơ đồ); điền (vào chỗ trống, ô trống các từ ngữ phù hợp); nối (các đường còn thiếu trong sơ đồ); nối cặp (các từ có quan hệ logic nào đó),...

- Tìm kiếm thông tin (bài viết, hình ảnh bằng công cụ tìm kiếm, sử dụng từ khóa); tìm kiếm (đối tượng, đường đi trên bản đồ),...

Hiểu

- Trình bày được (cấu tạo bên trong Trái Đất; sự phân bố đối tượng địa lí); nêu/trình bày được (đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp chính; những sự kiện chủ yếu); đọc bản đồ, mô tả được (thiên nhiên dọc theo một lát cắt trên bản đồ; các đối tượng địa lí gặp trên một tuyến du khảo bằng đường bộ); vẽ biểu đồ đơn giản (không cần xử lí số liệu); lập được (sơ đồ tiến trình lịch sử, sơ đồ diễn biến chính của cuộc chiến đấu); mô tả được (đời sống vật chất và tinh thần); sử dụng lược đồ (giới thiệu hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí); giới thiệu được (những biến đổi quan trọng về xã hội),...

- Phân tích được tác động, mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả (giữa các thành phần/quá trình địa lí tự nhiên; giữa các quá trình kinh tế - xã hội; của tự nhiên lên sản xuất xã hội; của con người lên tự nhiên); phân tích được nguyên nhân thành công hay thất bại (của một biến cố lịch sử, một phong trào); trình bày được (mối quan hệ giữa đô thị và các nền văn minh cổ đại),...

- Phân biệt được (các dạng địa hình; phương thức khai thác tự nhiên); so sánh được (đặc điểm khí hậu của hai địa điểm; phân bố dân cư của hai vùng); xếp thứ tự từ cao xuống thấp (mật độ dân số của các tỉnh, thành phố; giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh/thành phố); nhận định; phân nhóm/lựa chọn được các đối tượng (theo một bộ tiêu chí và chỉ tiêu nào đó; ví dụ lựa chọn các tỉnh có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, lập luận tại sao lại chọn như vậy); đánh giá được (ý nghĩa và tác động của sự kiện),...

Vận dụng

- Xác định được (phương hướng ngoài thực địa, giờ địa phương); tìm hiểu (thông qua tài liệu và tham quan) về một vấn đề, một chủ đề lịch sử và địa lí; liên hệ (thực tế địa phương); đặt câu hỏi (về một vấn đề); khám phá,...

- Trình bày được (một số biện pháp phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở một vùng cụ thể); vận dụng được (điều đã học) vào trường hợp cụ thể, hoàn cảnh cụ thể; đề xuất được (giải pháp); đưa ra được (khuyến nghị).

- Xây dựng/vẽ được (lược đồ trí nhớ để tổng kết nội dung bài học, biểu đồ thích hợp); sơ đồ hóa (một hiện tượng, quá trình, mối quan hệ nhân quả); xây dựng được hồ sơ tư liệu (về một vấn đề); đọc Atlat (khai thác thông tin từ các trang bản đồ khác nhau) để trình bày được (một vấn đề về sự phát triển và phân bố một ngành kinh tế, về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của một lãnh thổ); viết được một báo cáo ngắn (trên cơ sở thu thập và phân tích, tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau); thuyết trình được về một vấn đề bằng PowerPoint (là kết quả làm việc cá nhân hay làm việc nhóm); tranh luận (về một vấn đề); lên kế hoạch (một chuyến tham quan học tập trong ngày dưới sự chỉ dẫn của giáo viên); thiết kế được (một áp phích về bảo vệ môi trường),...

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Hướng dẫn chung

cấp THCS, HV sẽ được học lịch sử từ nguyên thủy cho đến ngày nay. Do đó, những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc được sắp xếp theo lịch đại. Sự khác biệt về mức độ trong Chương trình THCS không phải chỉ ở khối lượng nội dung, ở chi tiết các sự kiện lịch sử, mà điều chủ yếu là mức độ nhận thức rất cơ bản về bản chất của các sự kiện lịch sử, về nguyên nhân của các biến chuyển lịch sử, của sự đa dạng các mô hình xã hội, về lí luận nhận thức xã hội và ở sự chú trọng rèn luyện các kĩ năng học tập, vận dụng kiến thức vào các tình huống mới.

Ở cấp THCS, căn cứ vào tâm lí lứa tuổi của người học và đặc điểm môn học, phân môn Địa lí được phát triển theo logic: từ địa lí tự nhiên đại cương ở lớp 6 đến địa lí các châu lục ở lớp 7, sau đó đến địa lí tự nhiên Việt Nam (lớp 8) và địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (lớp 9). Logic này đảm bảo khi hoàn thành chương trình môn học ở THCS, HV sẽ có kiến thức cơ bản và phổ thông về địa lí học, đặc biệt là về địa lí Việt Nam để học tiếp trung học phổ thông hay tham gia lao động.

Trong dạy học địa lí, quá trình hình thành khái niệm cơ bản thường là đi từ biểu tượng địa lí đến khái niệm địa lí. Việc hình thành biểu tượng địa lí càng có ý nghĩa quan trọng đối với các HV lớp 6, lớp 7; bảo đảm cho HV dễ ghi nhớ các biểu tượng và các khái niệm, kết nối được khái niệm với cuộc sống thực tế. Hình thành khái niệm cơ bản là một quá trình, trong một số trường hợp phải thông qua nhiều bài, nhiều chương. Có những khái niệm được hình thành từng bước trong cả một cấp học, một chương trình môn học. Đây là điều mà giáo viên cần lưu ý khi dạy học, để tránh quá tải ở lớp dưới, và tạo sự liên kết dọc giữa các lớp. Nhiều khái niệm địa lí tự nhiên đại cương chỉ được hình thành bước đầu ở lớp 6, sau đó được phát triển thêm ở lớp 7, lớp 8. Ví dụ, khái niệm về hoàn lưu khí quyển ở lớp 6 chỉ được trình bày qua sơ đồ về các vành đai khí áp và gió. Khái niệm về hoàn lưu khí quyển được sử dụng và phát triển khi HV học Địa lí 7, chẳng hạn như hoàn lưu gió mùa được nói đến khu vực châu Á gió mùa. Còn các khái niệm liên quan đến front hay hội tụ nhiệt đới có thể được sử dụng khi HV học ở lớp 8, lớp 9 về địa lí Việt Nam. Một số khái niệm về địa lí kinh tế - xã hội có thể được đề cập ở chừng mực đơn giản ở lớp 7, được sử dụng ở cấp độ cao hơn khi học về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam ở lớp 9. Những khái niệm có tính liên môn càng đòi hỏi thời gian dài hơn để hình thành và phát triển.

3. Thời lượng thực hiện chương trình

Thời lượng dành cho môn học là 105 tiết/lớp/năm học. Số tiết dành cho các mạch nội dung trong bảng sau:

Mạch nội dung

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Toàn cấp

(Số tiết)

Địa lí

49

44

44

43

180

Địa lí tự nhiên đại cương

47

 

 

 

 

Địa lí các châu lục

 

44

 

 

 

Địa lí tự nhiên Việt Nam

 

 

44

 

 

Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam

 

 

 

43

 

Lịch sử

48

44

44

43

179

Lch sử Thế giới

23

21

21

19

 

Lịch sử Việt Nam

25

23

23

22

 

Chủ đề chung

 

9

9

11

29

Đánh giá định

8

8

8

8

32

Tổng cộng:

105

105

105

105

420

3. Tích hợp trong dạy học

a) Tích hợp nội môn

Tích hợp nội môn ở phân môn Lịch sử thể hiện rõ mối quan hệ giữa bản chất của khoa học lịch sử với những ưu tiên trong giáo dục lịch sử. Trục xuyên suốt Chương trình Lịch sử ở THCS là lịch đại (thời gian), vì thế, ở mỗi giai đoạn lịch sử đều thiết kế theo mô hình: lịch sử thế giới - lịch sử khu vực - lịch sử Việt Nam - lịch sử địa phương, trong đó lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm. lớp 6, HV học về lịch sử thế giới và Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thời cổ đại, ở lớp 7 học về lịch sử thế giới và Việt Nam thời cổ đại đến thời trung đại, ở lớp 8 học về lịch sử thế giới và Việt Nam từ thời trung đại đến thời cận đại, ở lớp 9 học về lịch sử thế giới và Việt Nam thời hiện đại. Việc đặt lịch sử Việt Nam trong bối cảnh của lịch sử thế giới và khu vực trong những thời đại và giai đoạn lịch sử nhất định không chỉ giúp HV hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc, mà còn giúp HV hiểu đúng vị trí của Việt Nam trong tiến trình lịch sử nhân loại, những đóng góp của dân tộc Việt Nam đối với những tiến bộ của xã hội loài người, từ đó xây dựng niềm tự hào dân tộc và ý thức dân tộc chính đáng. Cấu trúc chương trình cũng tạo điều kiện để gắn kết lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự - chính trị - ngoại giao - kinh tế - văn hóa với nhau.

Tích hợp trong khoa học địa lí và trong dạy học Địa lí là tích hợp đa tầng và đa chiều, không đơn giản là tích hợp “song phương” giữa Địa lí và một môn học nhất định. Khi học Địa lí, dù ở quy mô các châu lục đến quy mô Việt Nam và các địa phương, HV đều tìm hiểu từ đặc điểm môi trường và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện dân cư - xã hội (có thể cả điều kiện về lịch sử, văn hóa, thể chế) cho đến các ngành kinh tế và các trung tâm kinh tế. Những hiểu biết này không để rời rạc, mà đặt trong sự tương tác, ví dụ điều kiện tự nhiên và cơ sở tài nguyên bị biến đổi do khai thác kinh tế và sự biến đổi này tác động trở lại đến nền kinh tế, đến dân cư, quần cư và đến tận thượng tầng kiến trúc; chính sách phát triển sẽ tác động đến sự phân bố dân cư, cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ, môi trường và cơ sở tài nguyên của quốc gia và từng vùng,... Điều này chỉ ra rằng tích hợp nội môn và liên môn trong dạy học Địa lí là rất lớn, có thể vận dụng từ thấp đến cao. Trong mọi trường hợp đều có khả năng thực hiện tích hợp nội môn và điều này làm tăng chất lượng dạy học Địa lí, tăng hứng thú cho HV khi học Địa lí.

b) Tích hợp lịch sử - địa lí trong nội dung cụ thể của chương trình

Sự bổ sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và duy địa lí khi học Lịch sử đòi hỏi HV biết đặt các sự kiện lịch sử trong các bối cảnh địa lí, biết đánh giá tác động của các nhân tố địa lí đối với tiến trình lịch sử. Đối với sự hình thành các xã hội cổ đại, các vương quốc cổ, đó là các điều kiện cổ địa lí của chính thời đại đó. Vì thế, ngay ở chương trình lớp 6, trong nội dung dạy học về xã hội cổ đại (Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại), về sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á, các nhân tố địa lí đã được chọn lọc để giải thích sự hình thành các xã hội cổ đại và các vương quốc cổ này. Việc sử dụng thường xuyên các bản đồ lịch sử trong dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử.

Sự bổ sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lí đòi hỏi HV khi học Địa lí biết phân tích tầm cỡ ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử đối với các quá trình địa lí, phân tích các đối tượng địa lí trong sự vận động và phát triển, biết đặt các phân tích địa lí trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Khi xem xét một hiện tượng địa lí có quá trình hình thành, phát triển, biến đổi, suy thoái là đã thấm nhuần quan điểm lịch sử. Ở lớp 6, với chủ đề “Con người và thiên nhiên”, HV bước đầu nhận thức được mối tác động qua lại giữa thiên nhiên và đời sống con người, sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên. Những kiến thức về lịch sử xã hội loài người được khai thác từ các bài Lịch sử đã được lồng ghép ở các bài Địa lí 7 (Đặc điểm dân cư, xã hội, bản đồ chính trị của các châu lục), Địa lí 8 (Biển đảo Việt Nam), và Địa lí 9.

c) Tích hợp theo các chủ đề

Chương trình có một số chủ đề tích hợp giữa lịch sử và địa lí với thời lượng phù hợp ở các lớp. Nội dung các chủ đề này được trình bày cụ thể ở Khoản 6.

d) Kết hợp giáo dục các vấn đề xuyên môn (môi trường, giới, phát triển bền vững,...)

Do bản chất của khoa học địa lí có tính tích hợp cao, nên chương trình môn Lịch sử và Địa lí chứa đựng khả năng tích hợp nhiều chủ đề cần thiết, có tính thời sự và cũng có ý nghĩa lâu dài như giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục về giới, giáo dục vì sự phát triển bền vững,... Việc tích hợp đúng mức trong giáo dục về các vấn đề có liên quan, khai thác những thế mạnh của địa lí học, sẽ không ảnh hưởng đến giáo dục địa lí, mà ngược lại, làm cho nội dung dạy học địa lí trở nên sinh động, thiết thực, hấp dẫn hơn.

Những nội dung tích hợp này có thể đưa vào địa lí đại cương (lớp 6), địa lí Việt Nam (lớp 8, lớp 9).

4. Dạy học các chủ đề tích hợp lịch sử - địa lí

a) Triển khai chủ đề gắn với từng phân môn, với mức độ kiến thức lịch sử, địa lí khác nhau

Trong Chương trình Lịch sử và Địa lí, phân môn Địa lí chọn cách tiếp cận về không gian, nên chọn cách thiết kế chương trình theo logic đại cương - thế giới - Việt Nam và cuối cùng là địa lí địa phương. Còn Lịch sử chọn cách tiếp cận theo tiến trình lịch sử, nên thiết kế chương trình theo logic nguyên thủy - cổ đại - trung đại - cận đại - hiện đại. Cách làm này khai thác thế mạnh của mỗi phân môn và tùy thiết kế của phân môn mà một chủ đề có thể dạy vào thời điểm thích hợp của mỗi phân môn.

b) Triển khai chủ đề tích hợp lịch sử - địa lí

Việc xây dựng chủ đề chung, tích hợp lịch sử - địa lí dựa trên những nội dung gần nhau, giao nhau.

Trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí, các chủ đề được lựa chọn là: Các cuộc đại phát kiến địa lí; Đô thị: Lịch sử và hiện tại; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Dạy học các chủ đề tích hợp lịch sử - địa lí là tạo ra không gian môn học, ở đó HV có thể vận dụng các khái niệm cơ bản của lịch sử và địa lí, tìm hiểu thêm các tư liệu lịch sử và địa lí dưới sự hướng dẫn của giáo viên, rèn luyện tư duy lịch sử và tư duy địa lí.

- Chủ đề Các cuộc đại phát kiến địa lí: Các cuộc đại phát kiến địa lí có ý nghĩa hết sức to lớn về lịch sử giao thương trên thế giới, trong đó nổi bật là cuộc thám hiểm của Christopher Colombus tìm ra châu Mỹ (1492 - 1502), cuộc thám hiểm của Ferdinand Magellan vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522). Hai cuộc đại phát kiến địa lí này đã mở đầu cho thời kì thực dân hóa các vùng đất mới, đánh dấu thời kì phát triển mới của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, và cũng đánh dấu thời kì đầu của toàn cầu hóa. Đối với địa lí học, nhờ các phát kiến địa lí cả về sau này (chuyến đi vòng quanh thế giới (1831 - 1836) của nhà bác học Charles Darwin và học thuyết tiến hóa các loài), địa lí học đã bước vào thời kì tích lũy các dữ kiện khổng lồ về Trái Đất, phát triển nền địa lí học hiện đại cũng như các khoa học Trái Đất khác. Các cuộc đại phát kiến địa lí được đề cập ở cả phân môn Địa lí và phân môn Lịch sử, đồng thời được tổ chức thành một chủ đề chung ở lớp 7

- Chủ đề Đô thị: Lịch sử và hiện tại. Chủ đề này được dạy một phần ở lớp 7 và trọng tâm ở lớp 9. Đây là chủ đề được đề cập trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, từ cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại.

Ở lớp 7, HV được học về các đô thị cổ đại và các nền văn minh cổ đại; các đô thị trung đại châu Âu và giới thương nhân (tương ứng với các thời đại lịch sử); đô thị và đô thị hóa (khi học địa lí các châu lục); một số xu hướng đô thị hóa trên thế giới (châu Âu, châu Á, châu Mỹ).

lớp 9, HV được học sâu hơn về đô thị hóa trên thế giới. HV hiểu được rằng các đô thị hiện đại là nơi tập trung quyền lực và các nguồn lực phát triển; đô thị hóa tạo ra động lực mạnh mẽ của sự phát triển, nhưng đô thị hóa không phù hợp có thể làm tăng thêm sự bất bình đẳng trong phát triển vùng; việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy đô thị hóa ở Việt Nam.

- Chủ đề Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long: Chủ đề này được dạy ở lớp 8 và lớp 9. Chủ đề này có nội dung lịch sử và văn hóa nhiều hơn, những tích hợp kiến thức địa lí. lớp 8, HV tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển châu thổ, chế độ nước của các dòng sông chính, quá trình con người khai khẩn và cải tạo, chế ngự tự nhiên cũng như thích ứng với môi trường thiên nhiên, từ đó hình thành nên các nền văn hóa đặc sắc ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. lớp 9, HV hiểu được tại sao ở đồng bằng sông Hồng, ông cha ta chọn việc đắp đê, trị thủy kết hợp thủy lợi (dẫn thủy nhập điền); còn ở đồng bằng sông Cửu Long, ông cha ta lại chọn chung sống với lũ, cùng nhiều vấn đề khác về sự khác biệt của hai nền văn minh châu thổ. HV có dịp tìm hiểu, quan tâm đến tác động của biến đổi khí hậu đối với hai vùng châu thổ, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Chủ đề Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông: Chủ đề này được thiết kế một phần ở lớp 8 và một phần lớn hơn ở lớp 9. Những nội dung trong chủ đề này đan xen giữa Lịch sử và Địa lí.

Ở lớp 8, HV được nghiên cứu về quá trình các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, những bằng chứng về quá trình này, khẳng định “Biển là không gian sinh tồn của dân tộc Việt”.

lp 9, HV được nghiên cứu tiếp về quá trình thực thi chủ quyền đối với các vùng biển và hải đảo Việt Nam thời hiện đại. Ở góc độ địa lí, HV có các khái niệm cơ bản về các vùng biển và thềm lục địa mà Việt Nam khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, đặc quyền kinh tế theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Luật Biển Việt Nam; vai trò chiến lược của hệ thống đảo nước ta trong việc khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền vùng biển và vùng thềm lục địa; cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại và trong việc phát huy chủ quyền biển đảo.

5. Thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT.

Thiết bị dạy học môn Lịch sử và Địa lí bao gồm một số loại hình như sau:

- Các bản đồ giáo khoa treo tường (về thế giới, các khu vực, Việt Nam) phù hợp với nội dung tng chủ đề của từng lớp học và phù hợp với đặc điểm nhận thức của HV;

- Các tập Atlat địa lí tự nhiên đại cương, Atlat địa lí các châu lục và Atlat địa lí Việt Nam, tập bản đồ lịch sử;

- Mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...;

- Các mẫu vật về tự nhiên;

- Các tranh ảnh (in trên giấy, hình digital tĩnh và động), các sơ đồ, lược đồ, các video clip được biên tập cho mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung của từng chủ đề;

- Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; Các tờ bài tập (bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ);

- Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên (địa bàn, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế);

- Một số dụng cụ thực hành, thực địa;

- Các thư viện digital chứa các kho tư liệu dạy học Lịch sử và Địa lí;

- Phần mềm dạy học.

những địa phương có điều kiện nên tổ chức các phòng bộ môn.

Việc sử dụng các thiết bị dạy học có mục đích chủ yếu nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật để tổ chức các hoạt động học tập, tự tìm tòi tri thức lịch sử và địa lí của HV một cách tích cực, sáng tạo.

Khuyến khích các giáo viên hướng dẫn HV tự làm các thiết bị dạy học.

 

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU MÔN HỌC

1. Mục tiêu chung

Môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc, được dạy ở THCS, giúp HV phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Môn Khoa học tnhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, môn Khoa học tnhiên giúp HV khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

2. Mục tiêu cụ thể

Môn Khoa học tự nhiên hình thành, phát triển ở HV năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vng để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển cho HV các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học đã được quy định tại phần Nhng vấn đề chung của Chương trình GDTX cấp THCS.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho HV năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Những biểu hiện cụ thể của năng lực khoa học tự nhiên được trình bày trong bảng sau:

Thành phần năng lực

Biểu hiện

Nhận thức khoa học tự nhiên

Trình bày, giải thích được nhng kiến thức cốt lõi về thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên. Các biểu hiện cụ thể:

- Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

- Trình bày được các sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật, hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,....

- So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

- Phân tích được các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên theo logic nhất định.

- Tìm được từ khóa, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.

- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (quan hệ nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng,...).

- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được nhng nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.

Tìm hiểu tự nhiên

Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chng khoa học. Các biểu hiện cụ thể:

- Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề

+ Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề.

+ Phân tích bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức và kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vn đề đã đề xuất.

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết

+ Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán.

+ Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.

- Lập kế hoạch thực hiện

+ Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu.

+ Lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thc nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hi cu tư liệu, ...).

+ Lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.

- Thực hiện kế hoạch

+ Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra.

+ Đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản.

+ So sánh kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận

+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu.

+ Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

+ Hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.

- Ra quyết định và đề xuất ý kiến

+ Đưa ra được quyết định và đề xuất ý kiến xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Vận dụng được kiến thức, năng về khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; những vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ứng xử thích hợp và giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng. Các biểu hiện cụ thể:

- Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.

- Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ tự nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

III. NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Nội dung khái quát

Nội dung môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp các chủ đề khoa học: Chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng ợng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu tri; các nguyên lí, khái niệm chung về thế giới tự nhiên: sự đa dng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác.

Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Mạch nội dung kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 lần lượt bao gồm:

Kiến thức Hóa học: Tìm hiểu về chất và sự biến đổi của chất, bao gồm: Giới thiệu sơ lược các hp chất vô cơ và hữu cơ, gồm các thể/trạng thái của chất; oxygen và không khí; một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; dung dịch; nước; trao đổi nước ở sinh vật; nguyên tử; nguyên tố hóa học; bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; phân tử; đơn chất; hợp chất; liên kết hóa học; hóa trị; công thức hóa học; phản ứng hóa học; phương trình hóa học; acid; base; oxide; muối; phân bón hóa học; kim loại; phi kim; chất hữu cơ (alkane và alkene; ethylic alcohol và acetic acid; lipid; carbohydrate; protein; polymer).

Kiến thức Sinh học: Tìm hiểu về vật sống, bao gồm: Tế bào; sự đa dạng các nhóm sinh vật và vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật; sinh trưởng và phát triển ở sinh vật; sinh học cơ thể người (hệ hô hấp, bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn,... và vấn đề dinh dưỡng); môi trường và các nhân tố sinh thái; hệ sinh thái và vấn đề bảo vệ môi trường; hiện tượng di truyền và ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

Kiến thức Vật lí: Tìm hiểu về năng lượng và sự biến đổi năng lượng, bao gồm: Các phép đo chiều dài, khối lượng, thời gian; lực và chuyển động; khối lượng và trọng lượng; khối lượng riêng và áp suất; năng lượng, sự chuyển hóa năng lượng và vấn đề tiết kiệm năng lượng; sóng âm và phản xạ âm; ánh sáng và sự phản xạ ánh sáng; sự khúc xạ, tán sắc, phản xạ toàn phần; lăng kính, thấu kính, kính lúp; nguồn điện, dòng điện, mạch điện, cường độ dòng điện và hiệu điện thế; năng lượng điện và công suất điện; t trường, cảm ng điện từ; dòng điện xoay chiều và tác dụng của dòng điện xoay chiều.

Chủ đề tìm hiểu về trái đất và bầu trời, gồm kiến thức Vật lí (chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời, Ngân Hà); sinh học (chu trình các chất trong hệ sinh thái; sinh quyển và các khu sinh học trên Trái Đất) và hóa học (khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất; khai thác đá vôi; khai thác nhiên liệu hóa thạch; công nghiệp silicate; chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu).

2. Nội dung và yêu cầu cn đạt cụ thể đối với từng lớp

LỚP 6

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Mở đầu

Giới thiệu về Khoa học tự nhiên

- Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.

- Nêu được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

 

Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên

- Chỉ ra được được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.

 

Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong phòng thực hành

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích,...).

- Nêu cách thực hiện và sử dụng được kính lúp và kính hiển vi quang học.

- Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.

- Nêu được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

- Nêu được ý nghĩa các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.

 

Các thể (trạng thái) của chất

- Sự đa dạng của chất

 

- Ba thể (trạng thái) cơ bản của chất

 

- Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất

- Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống...).

- Nêu được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí).

- Lấy được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

- Nêu được một số tính chất đơn giản của chất (tính chất vật lí, tính chất hóa học).

- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

- Mô tả được diễn biến về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.

- Nêu được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.

 

 

 

 

 

Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất (nếu có điều kiện)

Oxygen (oxi) và không khí

- Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, ...).

- Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.

- Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước).

- Nêu được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

- Nêu được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

 

Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng

- Một số vật liệu

- Một số nhiên liệu

- Một số nguyên liệu

- Một số lương thực - thực phẩm

- Nêu được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như:

+ Một số vật liệu (kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thủy tinh ...);

+ Một số nhiên liệu (than, gas, xăng dầu, sơ lược về an ninh năng lượng;

+ Một số nguyên liệu (quặng, đá vôi,...);

+ Một số lương thực - thực phẩm.

- Nêu được một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt,...) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng.

- Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

 

Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch

- Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.

- Phân biệt được dung môi và dung dịch; hỗn hợp đồng nhất, hỗn hp không đồng nhất. Lấy được một số ví dụ trong thực tiễn để minh họa.

- K tên một số khí cũng có thể hòa tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước.

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước.

Thực hiện được thí nghiệm để phân biệt dung môi, dung dịch (nếu có điều kiện)

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

- Nêu được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hp và ứng dụng của các cách tách đó.

- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

 

Tế bào - đơn vị sở ca sự sống

 

Khái niệm tế bào

- Hình dạng và kích thước tế bào

- Cấu tạo và chức năng tế bào

- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

- Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.

- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.

- Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào); nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hp ở cây xanh.

 

- Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống

- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

- Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh.

- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (t 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào).

- Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

- Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và bằng kính lúp.

 

Từ tế bào đến cơ thể

- Từ tế bào đến mô

- Từ mô đến cơ quan

- Từ cơ quan đến hệ cơ quan

- Từ hệ cơ quan đến cơ thể

- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được các ví dụ minh họa.

- Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy được ví dụ minh họa (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào, ...; cơ thể đa bào: thực vật, động vật,...).

- Thực hành:

+ Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh;

+ Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.

 

Đa dạng thế gii sống

Phân loại thế giới sống

- Nêu được s cần thiết của việc phân loi thế giới sống.

- Thông qua ví dụ nhận biết được cách xây dựng khóa lưỡng phân và thực hành xây dựng được khóa lưỡng phân với đối tượng sinh vật.

- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được năm gii sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm phân loại từ nhỏ tới lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

Nhận biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

 

Sự đa dạng các nhóm sinh vật

- Virus và vi khuẩn

- Khái niệm

- Cấu tạo sơ lược

- Sự đa dạng

- Một số bệnh gây ra bởi virus và vi khuẩn

- Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus (gồm vật chất di truyền và lớp vỏ protein) và vi khuẩn.

- Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn. Phân biệt được virus và vi khuẩn.

- Nêu được một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Trình bày được một số cách phòng và tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây ra.

- Nêu được một số vai trò và ứng dụng virus và vi khuẩn trong thực tiễn.

- Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu; biết cách làm sữa chua,...).

- Thực hành quan sát tranh và vẽ được hình vi khuẩn.

 

Đa dạng nguyên sinh vật

 

 

- Sự đa dạng của nguyên sinh vật

- Một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên

- Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, ...).

- Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.

- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

 

Đa dạng nấm

- Sự đa dạng của nấm

- Vai trò của nấm

- Một số bệnh do nấm gây ra

- Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm.

- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...).

- Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được cách phòng và tránh bệnh do nấm gây ra.

- Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc,...

- Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp).

 

Đa dạng thực vật

- Sự đa dạng

- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín).

 

 

- Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rng,...).

 

Đa dạng động vật

- Sự đa dạng

- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh họa.

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình đặc thù của địa phương.

- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình của địa phương.

- Nêu được một số tác hại của động vật tại địa phương trong đi sống.

 

Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên

- Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường,...).

 

Bảo vệ đa dạng sinh học

- Giải thích được vì sao cn bảo vệ đa dạng sinh học.

 

Các phép đo

- Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

- Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ

- Nêu được ví dụ chng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.

- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian,

- Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ theo đúng thao tác (không yêu cầu tìm sai số).

- Nêu ra các khả năng gây ra sai số khi đo các đại lượng đó.

- Phát biểu được: nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.

- Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.

- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

- Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

- Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

 

Lc

- Lực và tác dụng của lực

- Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

- Ma sát

- Khối lượng và trọng lượng

- Biến dạng của lò xo

- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.

- Vẽ được một lực bằng một mũi tên có gốc -đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.

- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và làm biến dạng vật.

- Nêu được cách đo và đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo).

- Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

- Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

- Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ.

- Quan sát sự chuyển động của vật trên các bề mặt và nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.

- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

- Lấy được ví dụ chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển cầu trong nước (hoặc không khí).

- Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật).

- Quan sát thí nghiệm và rút ra được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỷ lệ với khối lượng của vật treo.

Thực hiện thí nghiệm chng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng t lệ với khối lượng của vật treo (nếu có điều kiện).

Năng lượng

- Khái niệm về năng lượng

- Một số dạng năng lượng

- Sự chuyển hóa năng lượng

- Năng lượng hao phí

- Năng lượng tái tạo

- Tiết kiệm năng lượng

- Từ tranh ảnh (hình vẽ, hoặc học liệu điện tử) hiện tượng trong khoa học hoặc thực tế, lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

- Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.

- Nêu được: Nhiên liệu là các vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đt cháy.

- Nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.

- Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển t dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh họa.

- Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, t vật này sang vật khác.

- Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.

- Kể ra một số biện pháp tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hằng ngày.

 

Trái Đất và bầu trời

- Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

- Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

- Hệ Mặt Tri

- Ngân Hà

- Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

- Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

- Mô tả được một số hình dạng nhìn thấy của mặt trăng trong Tuần Trăng.

- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

- Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

 

LỚP 7

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Mở đầu

- Nêu và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:

+ Phương pháp tìm hiểu tự nhiên;

+ Thực hiện được một số thao tác cơ bản: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo/dự đoán;

+ Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7);

+ Làm được báo cáo, thuyết trình về một nội dung vật lí; báo cáo về sử dụng một số dụng cụ đó.

 

Nguyên tử. Nguyên tố hóa học

- Nêu được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).

- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên t hóa học.

- Viết được ký hiệu hóa học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

 

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu .

- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

 

Phân tử

Phân tử; đơn chất; hp chất

- Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hp chất. Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

- Tính được khối lượng phân t theo đơn vị amu.

 

Giới thiệu về liên kết hóa học (ion, cộng hóa trị)

- Nêu được sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2,....).

- Nêu được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO,...).

- Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị.

Mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên t của một số nguyên tố khí hiếm có trong Chương trình GDTX cấp THPT, không ảnh hưởng nếu HV tiếp tục học lên THPT.

Hóa trị; công thức hóa học

- Nêu được khái niệm về hóa trị (cho chất cộng hóa trị). Cách viết công thức hóa học.

- Viết được công thức hóa học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.

- Nêu được mối liên hệ giữa hóa trị của nguyên tố với công thức hóa học.

- Tính được phần tm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học của hợp chất đơn giản.

- Xác định được công thức hóa học của hợp chất (đơn giản) dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.

 

Tốc độ

- Tốc độ chuyển động

- Đo tốc độ

- Đồ thị quãng đường - thời gian

- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.

- Kể ra được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ trong thực tế: bằng đồng hồ bấm giây và thước, bằng dụng cụ thực hành có cổng quang và bằng thiết bị “bắn tốc độ” trong giao thông.

- Vẽ được đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyển động thng đều.

- Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).

- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

 

Âm thanh

- Mô tả sóng âm

- Độ to và độ cao của âm

- Phản xạ âm

- Nêu ra các ví dụ đơn giản tạo sóng âm (như gy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để chng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.

- Mô tả được cách sóng âm truyền trong không khí.

- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.

- Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz).

- Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.

- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

- Kể ra được một số phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Ánh sáng

- Ánh sáng, tia sáng

- Sự phản xạ ánh sáng

- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

- Nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.

- Quan sát các thí nghiệm để nêu được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.

- Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.

- Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán.

- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phng tới, ảnh.

- Từ thực tiễn quan sát nêu ra nội dung định luật và phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

- Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng và dng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

- Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.

 

Từ

- Nam châm

- Từ trường (Trường từ)

- Từ trường Trái Đất

- Nam châm điện

- Tiến hành thí nghiệm để nêu được:

+ Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau;

+ Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm).

- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.

- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.

- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

- Nêu được khái niệm đường sức t và vẽ được đường sức t quanh một thanh nam châm.

- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.

- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

 

Trao đi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Khái quát trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

 

Chuyển hóa năng lượng ở tế bào

- Quang hợp

- Hô hấp tế bào

- Trình bày được quá trình chuyển hóa năng lượng ở tế bào, bao gồm:

+ Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ).

+ Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

+ Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ.

+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.

+ Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...).

+ Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

- Dựa vào hình vẽ mô tả được cu tạo của khí khổng của lá. Nêu được chức năng của khí khổng.

 

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Trao đổi khí

- Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá hình trao đổi khí qua khí khổng của lá.

- Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người).

 

Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật

- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

- Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật và động vật, cụ thể:

+ Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây t môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây;

+ Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống);

+ Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước;

+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật;

+ Dựa vào quan sát các thí nghiệm hoặc mô phỏng để nêu được thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước;

+ Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (ly ví dụ ở người);

+ Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện t) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật (đại diện ở người);

+ Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người.

- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây).

- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống,...).

 

Cm ứng ở sinh vật

 

 

- Khái niệm cảm ứng

- Cảm ứng ở thực vật

- Cảm ng ở động vật

- Tập tính ở động vật: khái niệm, ví dụ minh họa

- Vai trò cảm ứng đối với sinh vật

- Phát biểu được khái niệm cảm ng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật).

- Nêu được vai trò cảm ng đối với sinh vật.

- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ng ở thực vật (ví dụ: hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).

- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh họa.

- Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn tại địa phương (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).

 

Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Khái niệm sinh trưởng và phát triển

- Cơ chế sinh trưởng ở thực vật và động vật

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Các nhân tố ảnh hưởng - điều hòa sinh trưởng và các phương pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển

- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

- Tiến hành được thí nghiệm chng minh cây có sự sinh trưởng.

- Chỉ được vị trí của mô phân sinh và nêu được vai trò của mô phân sinh.

- Dựa vào hình vẽ vòng đời của một sinh vật (một ví dụ về thực vật và một ví dụ về động vật), trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật đó.

- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).

- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn tại địa phương (ví dụ điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).

- Vận dụng được nhng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).

 

 

 

 

Sinh sản ở sinh vật

- Khái niệm sinh sản ở sinh vật

- Sinh sản vô tính

- Sinh sản hữu tính

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật

- Điều hòa, điều khiển sinh sản sinh vật

- Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.

- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật.

- Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật, phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh họa.

- Dựa vào hình ảnh, phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.

- Nêu được vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn.

- Trình bày được các ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn (nhân giống vô tính cây, nuôi cấy mô).

- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật. Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Dựa vào sơ đồ mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh) mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở động vật đẻ con và đẻ trứng).

- Nêu được vai trò của sinh sản hữu tính và một số ứng dụng trong thực tiễn.

- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

- Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi để giải thích một số biện pháp điều khiển số con, giới tính, thụ phấn nhân tạo tại địa phương.

 

LỚP 8

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Mở đầu

- Gọi được tên của một số dng cụ và hóa chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.

- Nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn (chủ yếu những hóa chất trong môn Khoa học tự nhiên 8).

- Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

 

Phản ứng hóa học

Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học.

- Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học. Lấy được ví dụ đơn giản để minh họa.

 

Phản ứng hóa học

- Tiến hành được một số thí nghiệm đơn giản về sự biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.

- Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu/chất tham gia và sản phẩm.

- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

 

Năng lượng trong các phản ứng hóa học

- Nêu được khái niệm và đưa ra được ví dụ minh họa về phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt.

- Nêu được các ứng dụng phổ biến của phản ứng tỏa nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).

 

Định luật bảo toàn khối lượng

- Quan sát video thí nghiệm để chng minh: Trong phản ứng hóa học, khối lượng được bảo toàn.

- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

- Vận dụng định luật để tính khối lượng của một chất khí biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng hóa học.

Thực hiện thí nghiệm chứng minh (nếu có điều kiện)

Phương trình hóa học

- Nêu được khái niệm phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học.

- Nêu được ý nghĩa của phương trình hóa học.

- Lập được sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ và phương trình hóa học (dùng công thức hóa học) của một số phản ứng hóa học đơn giản.

 

Mol và tỉ khối của chất khí

- Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).

- Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m)

- Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.

- So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.

- Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25°C.

- Sử dụng được công thức n(mol) =  chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25°C.

 

Tính theo phương trình hóa học

- Tính được lượng chất trong phương trình hóa học (đơn giản) theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25°C.

- Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế (đối với 1 số phản ứng đơn giản.

 

Nồng độ dung dịch

- Nêu được khái niệm dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.

- Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.

- Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.

Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước (nếu có điều kiện)

Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

- Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hóa học).

- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phn ứng, khái niệm về chất xúc tác. Lấy được một số ứng dụng trong thực tế để minh họa.

- Tiến hành được một số thí nghiệm đơn giản và quan sát thực tiễn:

+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hóa học;

+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng;

+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác.

 

Acid - Base - pH- Oxide - Muối

Acid (axit)

- Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).

- Tiến hành được một số thí nghiệm đơn giản của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.

- Nêu được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH).

 

Base (bazơ)

- Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH-).

- Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.

- Nêu được tính chất của base.

- Tra được bảng tính tan để biết một hydroxide (đơn giản) cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan.

 

Thang đo pH

- Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch.

- Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...).

- Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.

 

Oxide (oxit)

- Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

- Viết được phương trình hóa học (đơn giản) tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen.

- Nêu được cách phân loại oxide acid, oxide base.

- Nêu được tính chất hóa học của oxid

Không tiến hành các TN chng minh tính chất hóa học của oxid vì không thiết thực (không có ứng dụng nhiều trong thực tiễn)

Muối

- Nêu được khái nim về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion ).

- Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan.

- Nêu được một số phương pháp điều chế muối.

- Đọc được tên một số loại muối thông dụng.

- Quan sát qua video thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hóa học) và rút ra kết luận về tính chất hóa học của muối.

- Nêu được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối.

Tiến hành thí nghiệm (nếu có điều kiện)

Phân bón hóa học

- Nêu được vai trò của phân bón (một trong nhng nguồn bổ sung một số nguyên tố: đa lượng, trung lượng, vi lượng dưới dạng vô cơ và hữu cơ) cho đất, cây trồng.

- Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hóa học đối với cây trồng (phân đạm, phân lân, phân kali, phân N-P-K).

- Nêu được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học (không đúng cách, không đúng liều lượng) đến môi trường của đất, nước và sức khỏe của con người.

- Nêu được một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.

 

Khối lượng riêng và áp suất

- Khái niệm khối lượng riêng

- Đo khối lượng riêng

- Áp suất trên một bề mặt

- Tăng, giảm áp suất

- Áp suất trong chất lỏng, trong chất khí

- Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng, khối lượng riêng = khối lượng/thể tích.

- Kể ra được một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.

- Nêu ra cách xác định được khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật, của một vật có hình dạng bất kì, của một lượng chất lỏng.

- Nêu được: Điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm; định luật Archimedes (Acsimet).

- Dựa trên các ví dụ trong đời sống hoặc thí nghiệm, khẳng định được: áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt. Nêu được công thức áp suất = áp lực/diện tích bề mặt.

- Kể ra được một số đơn vị đo áp suất thông dụng.

- Nêu được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.

- Nêu được: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng; lấy được ví dụ minh họa.

- Lấy được ví dụ chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.

- Nêu được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí).

 

Tác dụng làm quay của lực

- Lực có thể làm quay vật

- Đòn bẩy và moment lực

- Lấy được ví dụ để mô tả được tác dụng làm quay của lực.

- Dùng dụng cụ đơn giản, minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

- Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.

- Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.

- Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.

 

Điện

- Hiện tượng nhiễm điện

- Dòng điện

- Tác dụng của dòng điện

- Nguồn điện

- Mạch điện đơn giản

- Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

- Nêu được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

- Nêu được định nghĩa dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

- Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống.

- Nêu được các ví dụ về vật dẫn điện, vật không dẫn điện.

- Lấy được các ví dụ trong thực tiễn về các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.

- Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang.

- Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn.

- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơ le (relay), cầu dao tự động, chuông điện.

- Nêu được khả năng sinh ra dòng điện của pin (hay ắc quy) được đo bằng hiệu điện thế (còn gọi là điện áp) giữa hai cực của nó.

- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế.

- Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành với mạch điện có sẵn.

 

Nhiệt

- Năng lượng nhiệt

- Đo năng lượng nhiệt

- Dn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt

- Sự nở vì nhiệt

- Nêu được khái niệm năng lượng nhiệt, khái niệm nội năng.

- Nêu được: Khi một vật được làm nóng, các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn nên nội năng của vật tăng.

- Lấy được ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt và mô tả lược được sự truyền năng lượng trong mỗi hiện tượng đó.

- Nêu được một số ví dụ về công dụng của vật dẫn nhiệt tốt, công dụng của vật cách nhiệt tốt.

- Nêu được ví dụ để chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Nêu được một số ví dụ về công dng và tác hại của sự nở vì nhiệt.

- K ra được một số hiện tượng đơn giản về sự truyền nhiệt, sự nở vì nhiệt thường gặp trong thực tế.

 

Khái quát về thể người

- Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người.

 

Hệ vận động ở người

- Chức năng, sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động (hệ cơ xương)

- Bảo vệ hệ vận động

- Vai trò của tập thể dục, thể thao

- Sức khỏe học đường

- Nêu được chức năng của hệ vận động ở người.

- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình vẽ), mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động.

- Trình bày được một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và một số bệnh về sức khỏe học đường liên quan hệ vận động (ví dụ: cong vẹo cột sống). Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống các bệnh, tật.

- Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp (tự đề xuất được một chế độ luyện tập cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và thể hình).

- Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động và các bệnh học đường để bảo vệ bản thân và tuyên truyền, giúp đỡ cho người khác.

- Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hóa học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.

- Nêu được tác hại của bệnh loãng xương.

- Thực hành: Thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương.

 

Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

- Chức năng, sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ tiêu hóa

- Chế độ dinh dưỡng của con người

- Bảo vệ hệ tiêu hóa

- An toàn vệ sinh thực phẩm

- Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng. Nêu được mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng.

- Trình bày được chức năng của hệ tiêu hóa.

- Quan sát hình vẽ (hoặc mô hình, sơ đồ khái quát) hệ tiêu hóa ở người, kể tên được các cơ quan của hệ tiêu hóa. Nêu được chức năng của mỗi cơ quan

- Trình bày được chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi.

- Nêu được nguyên tắc lập khẩu phần thức ăn cho con người. Thực hành xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.

- Nêu được một số bệnh về đường tiêu hóa và cách phòng và tránh (bệnh răng, miệng; bệnh dạ dày; bệnh đường ruột,...).

- Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hóa để phòng và tránh các bệnh về tiêu hóa cho bản thân và gia đình.

- Trình bày được một số vấn đề về an toàn thực phẩm, cụ thể:

+ Nêu được khái niệm an toàn thực phẩm.

+ Nêu được một số nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm. Lấy được ví dụ minh họa. Kể được tên một số loại thực phẩm dễ bị mất an toàn vệ sinh thực phẩm do sinh vật, hóa chất, bảo quản, chế biến;

+ Kể được tên một số hóa chất (độc tố), cách chế biến, cách bảo quản gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm;

+ Trình bày được cách bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn;

+ Trình bày được một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm và cách phòng và chống các bệnh này.

- Vận dụng được hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình; đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp.

 

Máu và hệ tuần hoàn ca cơ thể người

- Chức năng, sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của máu và hệ tuần hoàn

- Bảo vệ hệ tuần hoàn và một số bệnh phổ biến về máu và hệ tuần hoàn

- Miễn dịch: kháng nguyên, kháng thể; vaccine

- Nêu được chức năng của máu và hệ tuần hoàn.

- Nêu được các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương).

- Nêu được khái niệm nhóm máu. Phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn (ví dụ trong cấp cứu phải truyền máu; ý nghĩa của truyền máu, cho máu và tuyên truyền cho người khác).

- Quan sát mô hình (hoặc hình vẽ, sơ đồ khái quát) hệ tuần hoàn ở người, kể tên được các cơ quan của hệ tuần hoàn. Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.

- Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể.

- Nêu được vai hò vaccine (vacxin) và vai trò của tiêm vaccine trong việc phòng bệnh.

- Dựa vào sơ đồ, trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. Giải thích được vì sao con người sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh.

- Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống các bệnh đó.

- Vận dụng được hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình.

- Nêu được ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo.

- Thực hành:

+ Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột qu; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu;

+ Thực hiện được các bước đo huyết áp.

 

Hệ hô hấp ở người

- Chức năng, sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ hô hấp

- Bảo vệ hệ hô hấp

- Nêu được chức năng của hệ hô hấp.

- Quan sát mô hình (hoặc hình vẽ, sơ đồ khái quát) hệ hô hấp ở người, kể tên được các cơ quan của hệ hô hấp. Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp.

- Nêu được một số bệnh về phổi, đường hô hấp và cách phòng chống.

- Vận dụng được hiểu biết về hô hấp để bảo vệ bản thân và gia đình.

- Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp.

- Tranh luận trong nhóm và đưa ra được quan điểm nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá.

- Thực hành:

+ Thực hiện được tình huống giả định hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước;

+ Thiết kế được áp phích tuyên truyền không hút thuốc lá.

 

Hệ bài tiết ở người

- Các cơ quan của hệ bài tiết

- Chức năng của hệ bài tiết

- Bảo vệ hệ bài tiết

- Nêu được chức năng của hệ bài tiết.

- Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu.

- Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó.

- Vận dụng được hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe.

- Tìm hiểu một số bệnh thường gặp liên quan đến bài tiết tại địa phương (nguyên nhân, cách phòng tránh).

- Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.

 

Điều hòa môi trường trong của cơ thể

- Khái niệm môi trường trong của cơ thể

- Duy trì sự ổn định môi trường trong của cơ thể

- Nêu được khái niệm môi trường trong của cơ thể.

- Nêu được khái niệm cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong của cơ thể (ví dụ nồng độ glucose, nồng độ muối trong máu, urea, uric acid, pH).

- Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ đường và uric acid trong máu.

 

Hệ thần kinh và các giác quan ở người

- Chức năng, sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ thần kinh và các giác quan

- Bảo vệ hệ thần kinh và các giác quan

- Sức khỏe học đường có liên quan tới hệ thần kinh và giác quan

- Nêu được chức năng của hệ thần kinh và các giác quan.

- Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó.

- Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác.

- Nêu được chức năng của các giác quan thị giác và thính giác.

- Trình bày được một số bệnh về thị giác và thính giác và cách phòng và chống các bệnh đó (ví dụ: bệnh về mắt: bệnh đau mắt đỏ, ...; tật về mắt: cận thị, viễn thị,...).

- Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình;

- Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học (cận thị, viễn thị,...), tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.

 

Hệ nội tiết người

- Chức năng của các tuyến nội tiết

- Bảo vệ hệ nội tiết

- Kể được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết.

- Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine,...) và cách phòng chống các bệnh đó.

- Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.

 

Da và điều hòa thân nhiệt ở người

- Chức năng và cấu tạo da người

- Chăm sóc và bảo vệ da

Thân nhiệt

- Nêu được cấu tạo sơ lược và chức năng của da. Trình bày được một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp da an toàn.

- Nêu được khái niệm thân nhiệt. Thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt.

- Nêu được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.

- Trình bày được một số biện pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể. Nêu được một số biện pháp chống cảm lạnh, cảm nóng.

- Vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da, trang điểm an toàn cho da.

- Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi cảm nóng hoặc lạnh.

- Tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học.

 

Sinh sản

 

 

- Chức năng, cấu tạo của hệ sinh dục

- Bảo vệ hệ sinh dục

- Bảo vệ sức khỏe sinh sản

- Nêu được chức năng của hệ sinh dục.

- Kể tên được các cơ quan và trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.

- Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai.

- Nêu được hiện tượng kinh nguyệt và cách phòng tránh thai.

- Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và trình bày được cách phòng chống các bệnh đó (bệnh HIV/AIDS, giang mai, lậu,...).

- Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên. Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân.

- Điều tra được sự hiểu biết của HV trong trung tâm và địa phương về sức khỏe sinh sản vị thành niên (an toàn tình dục), kết hôn sớm, giao phối cận huyết.

 

Môi trường và các nhân tố sinh thái

- Khái niệm môi trường sống, các loại môi trường

- Nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh

- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, phân biệt được 4 môi trường sống chủ yếu: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa các môi trường sống của sinh vật.

- Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái. Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố hữu sinh (bao gồm c nhân tố con người). Lấy được ví dụ minh họa các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.

 

Hệ sinh thái

Quần thể: khái niệm, đặc trưng, ví dụ, biện pháp bảo vệ

- Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật. Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể (đặc trưng về số lượng, giới tính, lứa tuổi, phân bố). Lấy được ví dụ minh họa.

 

Quần xã: khái niệm, ví dụ, đặc trưng, biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã

- Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật. Nêu được một số đặc điểm cơ bản của quần xã (Đặc điểm về độ đa dạng: số lượng loài và số cá thể của mỗi loài; đặc điểm về thành phần loài: loài ưu thế, loài đặc trưng). Lấy được ví dụ minh họa.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

 

- Hệ sinh thái: khái niệm, các kiểu hệ sinh thái, bảo vệ hệ sinh thái

- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái: chuỗi, lưới thức ăn, tháp sinh thái

- Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. Lấy được ví dụ về các kiểu hệ sinh thái (hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt).

- Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn; sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, tháp sinh thái. Lấy được ví dụ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong quần xã.

- Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của các chất trong hệ sinh thái, trình bày được khái quát quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.

- Nêu được tầm quan trọng của bảo vệ một số hệ sinh thái điển hình của Việt Nam: các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển và ven biển, các hệ sinh thái nông nghiệp.

- Thực hành: tìm hiểu được thành phần quần xã sinh vật trong một hệ sinh thái.

 

Sinh quyển

- Nêu được khái niệm sinh quyển.

 

Cân bằng tự nhiên

Khái niệm, nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên

- Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên. Trình bày được các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên.

 

Biện pháp duy trì cân bằng tự nhiên

- Phân tích được một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.

 

Bảo vệ môi trường

- Tác động của con người đối với môi trường

- Ô nhiễm môi trường

- Biến đổi khí hậu

- Bảo vệ thiên nhiên

- Hạn chế ô nhiễm môi trường

- Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên; vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. Trình bày được sơ lược về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm do sinh vật gây bệnh) và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã, nhất là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã (CITES) (ví dụ như các loài voi, tê giác, hổ, sếu đầu đỏ và các loài linh trưởng,...).

- Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Điều tra được hiện hạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.

 

         

LỚP 9

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Mở đầu

- Nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.

- Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.

 

Năng lượng cơ học

- Động năng và thế năng

- Cơ năng

- Công và công suất

- Viết được biểu thức tính động năng của vật.

- Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất.

- Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật.

- Mô tả được sự chuyển hóa năng lượng trong một số trường hợp cơ học đơn giản dựa vào khái niệm cơ năng.

- Nêu được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.

- Kể ra được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.

- Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.

 

Ánh sáng

- Sự khúc xạ

- Sự tán sắc

- Màu sắc

- Lăng kính

- Sự phản xạ toàn phần

- Thấu kính

- Kính lúp

- Nêu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng: khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).

- Nêu được chiết xuất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường.

- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.

- Vận dụng được biểu thức n = sini / sinr trong một số trường hợp đơn giản.

- Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính.

- Thực hiện thí nghiệm với lăng nh tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng nh.

- Từ kết quả thí nghiệm truyền ánh sáng qua lăng kính, nêu được khái niệm về ánh sáng màu.

- Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.

- Nêu được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần và xác định được góc tới hạn phản xạ toàn phần.

- Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.

- Nêu được đường đi một số tia sáng qua thấu nh (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).

- Vẽ được ảnh qua thấu nh.

- Lấy ví dụ thực tiễn để khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hng được trên màn.

- Giải được các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ dựa vào phép vẽ hình học.

- Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp.

- Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

 

Điện

- Điện trở

- Định luật Ohm

- Đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song

- Năng lượng của dòng điện và công suất điện

- Nêu được điện trở có tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.

- Nêu được (không yêu cầu thành lập): Công thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn (theo độ dài, tiết diện, điện trở suất); công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song.

- Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn dây dẫn, điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều ni tiếp, song song trong một số trường hợp đơn giản.

- Nêu được định luật Ohm: cường độ dòng điện đi qua một đoạn dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đu đoạn dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của nó.

- Nêu được: Trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp, cường độ dòng điện là như nhau cho mọi điểm; trong đoạn mạch điện mắc song song, tổng cường độ dòng điện trong các nhánh bằng cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.

- Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song, trong một số trường hợp đơn giản.

- Nêu được công suất điện định mức của dụng cụ điện (công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường).

- Lấy ví dụ để chứng tỏ được dòng điện có năng lượng.

- Tính được năng lượng của dòng điện và công suất điện trong trường hợp đơn gin.

- Đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch điện mắc nối tiếp.

- Đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch điện mắc song song.

 

Điện từ

- Cảm ứng điện t

- Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

- Tác dụng của dòng điện xoay chiều

- Nêu được: Khi số đường sức t xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây đó xuất hiện dòng điện cảm ứng.

- Nêu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều (dòng điện luân phiên đổi chiều).

- Lấy được ví dụ chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, phát sáng, tác dụng từ, tác dụng sinh lí.

 

Năng lượng với cuộc sống

- Vòng năng lượng trên Trái Đất

- Năng lượng hóa thạch

- Năng lượng tái tạo

- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ) mô tả vòng năng lượng trên Trái Đất để rút ra được: năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời,

- Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hóa thạch.

- Lấy được ví dụ chứng tỏ việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch có thể gây ô nhiễm môi trường.

- Thảo luận để chỉ ra được giá nhiên liệu phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.

- Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Tri, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông).

- Thảo luận để nêu được một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.

 

Kim loại

Tính chất chung của kim loại

- Nêu được tính chất vật lí của kim loại.

- Nêu được tính chất hóa học cơ bản của kim loại: Tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid (axit clohiđric), dung dịch muối.

- Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng...).

 

Dãy hoạt động hóa học

- Mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện t thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid...

- Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).

- Nêu được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học.

 

Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim

- Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hóa học của chúng.

- Nêu được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng, như:

+ Tách sắt ra khỏi iron(III) oxide (sắt(III) oxit) bởi carbon oxide (oxit cacbon);

+ Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide (nhôm oxit) bởi phản ứng điện phân;

+ Tách kẽm khỏi zinc sulfide (kẽm sunfua) bởi oxygen và carbon (than)

- Nêu được khái niệm hợp kim.

- Nêu được lý do vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim;

- Nêu được thành phần, tính chất đặc trưng của một số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại.

 

Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

- Nêu được ứng dụng của một số đơn chất phi kim thiết thực trong cuộc sống (than, lưu huỳnh, khí chlorine...).

- Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại: Khả năng dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi; khả năng tạo ion dương, ion âm; phản ứng với oxygen tạo oxide acid, oxide base.

 

Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái đất

Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

- Nêu được hàm lượng các nguyên tố hóa học ch yếu trong vỏ Trái Đất.

- Nêu được những lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội t việc khai thác vỏ Trái Đất (nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu); lợi ích của sự tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng vật liệu tái chế, ... phục vụ cho sự phát triển bền vững.

 

Khai thác đá vôi

- Nêu được nguồn đá vôi, thành phần chính của đá vôi trong tự nhiên; các ứng dụng từ đá vôi: sản phẩm đá vôi nghiền, calcium oxide, calcium hydroxide, nguyên liệu sản xuất xi măng.

 

Công nghiệp silicate

- Nêu được một số ứng dụng quan trọng của silicon (silic) và hợp chất của silicon.

- Giới thiệu sơ lược ngành công nghiệp silicate.

 

Khai thác nhiên liệu hóa thạch

- Nêu được khái niệm nhiên liệu hóa thạch.

- Nêu được thực trạng của việc khai thác nhiên liệu hóa thạch hiện nay.

- Giới thiệu một số giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

 

Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

- Nêu được một số dạng tồn tại phổ biến của nguyên tố carbon trong tự nhiên (than, kim cương, carbon dioxide, các muối carbonate, các hợp chất hu cơ).

- Nêu được sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ; chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó.

- Nêu được nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo của methane (metan).

- Nêu được khí carbon dioxide và methane là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu.

- Nêu được nhng bằng chng của biến đổi khí hậu, thời tiết do tác động của sự ấm lên toàn cầu trong thời gian gần đây; nhng dự đoán về các tác động tiêu cực trước mắt và lâu dài.

- Nêu được được một số biện pháp giảm lượng khí thải carbon dioxide trong nước và ở phạm vi toàn cầu.

 

Giới thiệu về chất hữu cơ

- Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ.

- Nêu được khái niệm công thức phân tử, công thức cấu tạo

- Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo công thức phân tử.

 

Hydrocarbon (hiđrocacbon) và nguồn nhiên liệu

Hydrocarbon + Alkane (ankan)

- Nêu được khái niệm hydrocarbon, alkane.

- Viết được công thức cấu tạo và gọi tên được một số alkane (ankan) đơn giản và thông dụng (C1 - C4).

- Viết được phương trình hóa học phản ứng đốt cháy của butane.

- Quan sát qua học liệu điện tử về thí nghiệm đốt cháy butane t đó rút ra được tính chất hóa học cơ bản của alkane.

- Nêu được ứng dụng làm nhiên liệu của alkane trong thực tiễn.

 

+ Alkene (Anken)

- Nêu được khái niệm về alkene.

- Viết được công thức cấu tạo và nêu được tính chất vật lí của ethylene.

- Nêu được tính chất hóa học của ethylene (phản ứng cháy, phản ứng làm mất màu nước bromine (nước brom), phản ứng trùng hợp. Viết được các phương trình hóa học xảy ra.

- Quan sát thí nghiệm của ethylene: phản ứng đốt cháy, phản ứng làm mất màu nước bromine, nhận xét hiện tượng thí nghiệm.

- Nêu được một số ứng dụng của ethylene: tổng hợp ethylic alcohol, tổng hợp nhựa polyethylene (PE).

 

Nguồn nhiên liệu

- Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.

- Nêu được phương pháp khai thác dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ; ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên (là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp).

- Nêu được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí).

- Nêu được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than...), từ đó có cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng nhiên liệu (gas, xăng, dầu hỏa, than...) trong cuộc sống.

 

Ethylic alcohol (ancol etylic) và acetic acid (axit axetic)

Ethylic alcohol

- Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo và nêu được đặc điểm cấu tạo của ethylic alcohol.

- Nêu được một số tính chất vật lí của ethylic alcohol: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.

- Nêu được khái niệm và ý nghĩa của độ cồn.

- Nêu được tính chất hóa học của ethylic alcohol: phản ứng cháy, phản ứng với natri. Viết được các phương hình hóa học minh họa.

- Quan sát qua video thí nghiệm phản ứng cháy, phản ứng với natri của ethylic alcohol, nhận xét hiện tượng thí nghiệm.

- Nêu được phương pháp điều chế ethylic alcohol từ tinh bột và từ ethylene.

- Nêu được ứng dụng của ethylic alcohol (dung môi, nhiên liệu,...).

- Nêu được tác hại của việc lạm dụng rượu bia.

Giảm nhẹ yêu cầu

Acetic acid

- Viết được công thức phân t, công thức cấu tạo của acid acetic.

- Nêu được một số tính chất vật lí của acetic acid: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.

- Nêu được phương pháp điều chế acetic acid bằng cách lên men ethylic alcohol.

- Nêu được tính chất hóa học của acetic acid: phản ứng với quỳ tím, đá vôi, kim loại, oxide kim loại, base, phản ứng cháy, phản ứng ester hóa. Viết được các phương trình hóa học minh họa.

- Quan sát qua video thí nghiệm của acid acetic (phản ứng với quỳ tím, đá vôi, kim loại, oxide kim loại, base, phản ứng cháy, phản ứng ester hóa), nhận xét hiện tượng thí nghiệm.

- Nêu được khái niệm ester và phản ứng ester hóa.

- Nêu được ứng dụng của acetic acid (làm nguyên liệu, làm giấm).

 

Lipid (Lipit) -Carbohydrate (cacbohiđrat) - Protein

Lipid (lipid) và chất béo

- Nêu được khái niệm lipid, khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (R-COO)3C3H5.

- Nêu được tính chất vật lí của chất béo (trạng thái, tính tan) và tính chất hóa học (phản ứng xà phòng hóa). viết được phương trình hóa học minh họa.

- Nêu được vai trò của lipid tham gia vào cấu tạo tế bào và tích lũy năng lượng trong cơ thể.

- Nêu được ứng dụng của chất béo và đề xuất biện pháp sử dụng chất béo cho phù hợp trong việc ăn uống hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh, tránh được bệnh béo phì.

 

Carbohydrate (cacbohiđrat)

+ Glucose (glucozơ) và saccharose (saccarozơ)

- Nêu được thành phần nguyên tố, công thức chung của carbohydrate.

- Nêu được công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan, khối lượng riêng) của glucose và saccharose.

- Nêu được tính chất hóa học của glucose (phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men rượu), của saccharose (phản ứng thủy phân có xúc tác acid hoặc enzyme). Viết được phương trình hóa học minh họa dưới dạng công thức phân tử.

- Quan sát thí nghiệm phản ứng tráng bạc của glucose.

- Nêu được vai trò và ứng dụng của glucose (chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật) và của saccharose (nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm).

Nhận biết được các loại thực phẩm (đơn giản) giàu saccharose và hoa quả giàu glucose.

Tiến hành được thí nghiệm (nếu có điều kiện)

+ Tinh bột và cellulose (xenlulozơ)

- Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose.

- Nêu được tính chất hóa học của tinh bột và cellulose (xenlulozơ): phản ứng thủy phân; hồ tinh bột có phản ứng màu với iodine (iot). Viết được các phương trình hóa học của phản ứng thủy phân dưới dạng công thức phân t.

- Quan sát qua video thí nghiệm phản ứng thủy phân; phản ứng màu với iodine; nhận xét được hiện tượng thí nghiệm;

- Nêu được ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất, sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh.

- Nhận biết được các loại lương thực, thực phẩm (đơn giản) giàu tinh bột và biết cách sử dụng hợp lí tinh bột.

Tiến hành được thí nghiệm (nếu có điều kiện)

Protein

- Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân t (do nhiều amino acid tạo nên, liên kết peptit) và khối lượng phân tử của protein.

- Nêu được tính chất hóa học của protein: Phản ứng thủy phân có xúc tác acid, base hoặc enzyme, bị đông tụ khi có tác dụng của acid, base hoặc nhiệt độ; dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh.

- Quan sát qua video thí nghiệm của protein: bị đông tụ khi có tác dụng của HCl, nhiệt độ, dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh.

- Phân biệt được protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nylon).

- Nêu được vai trò của protein đối với cơ thể con người.

 

Polymer (polime)

- Nêu được khái niệm polymer, cách nhận biết/phân loại (polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp).

- Nêu được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan).

- Viết được các phương trình hóa học của phản ứng điều chế PE, PP từ các monomer.

- Nêu được khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite và cách sử dụng, bảo quản một số vật dụng làm bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình, an toàn, hiệu quả.

- Nêu được ứng dụng của polyethylene; vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân hủy sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer trong đời sống.

 

Hiện tượng di truyền

 

 

- Khái niệm di truyền, khái niệm biến dị

- Gene

- Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị.

- Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học.

 

Mendel và khái niệm nhân t di truyền (gene)

 

 

- Phương pháp nghiên cứu di truyền của Mendel

- Thuật ngữ, kí hiệu

- Lai 1 cặp tính trạng

- Lai 2 cặp tính trạng

- Nêu được ý tưởng của Mendel là cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố di truyền (gene).

- Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng, nêu được các thuật ngữ trong nghiên cứu các quy luật di truyền: tính trạng, nhân tố di truyền, cơ thể thuần chủng, cặp tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn, kiểu hình, kiểu gene, allele (alen), dòng thuần.

- Phân biệt, sử dụng được một số kí hiệu trong nghiên cứu di truyền học (P, F1, F2,...).

- Dựa vào công thức lai 1 cặp tính trạng và kết quả lai trong thí nghiệm của Mendel, phát biểu được quy luật phân li; giải thích được kết quả thí nghiệm theo Mendel.

- Trình bày được thí nghiệm lai phân tích. Nêu được vai trò của phép lai phân tích.

- Dựa vào công thức lai 2 cặp tính trạng và kết quả lai trong thí nghiệm của Mendel, phát biểu được quy luật phân li độc lập và tổ hp tự do. Giải thích được kết quả thí nghiệm theo Mendel.

 

Tgene đến protein

 

 

- Bản chất hóa học của gene

- Đột biến gen

- Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA (Deoxyribonucleic acid) và RNA (Ribonucleic acid).

- Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung.

- Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.

- Trình bày được RNA có cấu trúc 1 mạch, chứa 4 loại ribonucleotide.

- Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng.

- Nêu được khái niệm gene.

- Phát biểu được khái niệm đột biến gene. Lấy được ví dụ minh họa. Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gene.

- Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...

 

Quá trình tái bản DNA

- Quan sát hình ảnh (hoặc sơ đồ), mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA gồm các giai đoạn: tháo xoắn tách hai mạch đơn, các nucleotide tự do trong môi trường tế bào kết hp 2 mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung. Kết quả tạo 2 DNA con giống DNA mẹ, từ đó nêu được ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.

 

Quá trình phiên mã

- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh quá trình phiên mã, nêu được khái niệm phiên mã.

 

Quá trình dịch mã

- Nêu được khái niệm mã di truyền, giải thích được t 4 loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của mã di truyền; nêu được ý nghĩa của đa dạng mã di truyền, mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein.

- Dựa vào sơ đồ hoặc hình ảnh quá trình dịch mã, nêu được khái niệm dịch mã.

 

Từ gene đến tính trạng

- Dựa vào sơ đồ, nêu được mối quan hệ giữa DNA - RNA - protein - tính trạng thông qua phiên mã, dịch mã và ý nghĩa di truyền của mối quan hệ này.

- Vận dụng kiến thức “t gene đến tính trạng”, nêu được cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài.

 

Nhiễm sắc thể

 

 

- Khái niệm nhiễm sắc thể

- Cấu trúc nhiễm sắc thể

- Đặc trưng bộ nhiễm sắc thể

- Bộ nhiễm sắc thể: lưỡng bội, đơn bội

Đột biến nhiễm sắc thể

- Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ chng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.

- Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.

- Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.

- Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh họa. Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể.

 

Di truyền nhiễm sắc th

- Nguyên phân

- Giảm phân

- Cơ chế xác định giới tính

- Di truyền liên kết

- Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ, học liệu điện tử) về quá trình nguyên phân nêu được khái niệm nguyên phân.

- Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ, học liệu điện tử) về quá trình giảm phân nêu được khái niệm giảm phân.

- Phân biệt được nguyên phân và giảm phân; nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân trong di truyền và mối quan hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính.

- Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

- Nêu khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.

- Trình bày được cơ chế xác định giới tính. Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.

- Dựa vào sơ đồ phép lai trình bày được khái niệm di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập. Nêu được một số ứng dụng về di truyền liên kết trong thực tiễn.

 

Di truyền học với con người

- Tính trạng ở người

- Bệnh và tật di truyền ở người

- Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người.

- Nêu được khái niệm về bệnh và tật di truyền ở người.

- Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền như: các chất phóng xạ từ các vụ nổ, thử vũ khí hạt nhân, hóa chất do công nghiệp, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

- Kể tên được một số hội chng và bệnh di truyền ở người (Down (Đao), Turner (Tơcnơ), bệnh câm điếc bẩm sinh, bạch tạng).

- Dựa vào ảnh (hoặc học liệu điện tử) kể tên được một số tật di truyền ở người (hở khe môi, hàm; dính ngón tay).

 

Di truyền học với hôn nhân

- Nêu được vai trò của di truyền học với hôn nhân và trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người. Nêu được ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống.

- Tìm hiểu được tuổi kết hôn thực tế ở địa phương.

 

Ứng dụng công nghệ di truyền vào đi sống

- Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong y học, pháp y, làm sạch môi trường, nông nghiệp, an toàn sinh học.

- Nêu được một số vấn đề về đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền.

 

Tiến hoá

Khái niệm tiến hoá

- Phát biểu được khái niệm tiến hoá.

 

Chọn lọc nhân tạo

- Phát biểu được khái niệm chọn lọc nhân tạo.

- Trình bày được một số bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành đưa đến sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu.

 

Chọn lọc tự nhiên

- Phát biểu được khái niệm chọn lọc tự nhiên. Dựa vào các hình ảnh hoặc sơ đồ, mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên.

 

Cơ chế tiến hoá

- Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa ln).

 

Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất

- Dựa vào sơ đồ, trình bày được khái quát sự phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất; nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ; sự xuất hiện và sự đa dạng hoá của sinh vật đa bào.

- Dựa vào sơ đồ, trình bày được khái quát sự hình thành loài người.

 

         

IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Tổ chức dạy học và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học:

1. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HV; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để HV có th tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

2. Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HV và điều kiện cụ thể. Tùy theo yêu cầu cần đạt, giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề. Các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HV. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại đề cao vai trò chủ thể học tập của HV (dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hóa,... cùng những kĩ thuật dạy học phù hợp).

3. Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, tự học, học trên thực tiễn... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khoa học tự nhiên. Coi trọng sử dụng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ thống các thiết bị dạy học được trang bị; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, tăng cường sử dụng các học liệu điện tử (như video về các thí nghiệm, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, ...).

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

Hướng dẫn về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học:

- Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HV.

- Kết hợp kiểm tra, đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính với đánh giá định lượng, trong đó đánh giá định lượng phải dựa trên đánh giá định tính được phản hồi kịp thời, chính xác.

- Kiểm tra, đánh giá được phối hợp nhiều hình thức khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện nội dung, năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất.

- Đánh giá yêu cầu tích hợp nội dung, kĩ năng để giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn. Đây là phương thức hiệu quả đặc trưng cho đánh giá năng lực HV.

- Chú trọng đánh giá kĩ năng thực hành khoa học tự nhiên.

Một số hình thức kiểm tra, đánh giá:

- Đánh giá thông qua bài viết: bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài tiểu luận, báo cáo,...

- Đánh giá thông qua vấn đáp: câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn, thuyết trình,...

- Đánh giá thông qua quan sát: quan sát thái độ, hoạt động của HV qua bài thực hành thí nghiệm, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan các cơ sở khoa học, cơ sở sản xuất, thực hiện dự án vận dụng kiến thức vào thực tiễn,... bằng một số công cụ như sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Nội dung kiến thức

Chương trình GDTX cấp THCS lựa chọn những nội dung cơ bản (tương đương 80 - 90% nội dung kiến thức của chương trình GDPT cấp THCS) phù hợp với điều kiện dạy học của GDTX; đảm bảo hình thành các phẩm chất, năng lực chung và chuyên biệt đã được lựa chọn trong Chương trình GDPT 2018 cấp THCS và đảm bảo chuẩn đầu ra như học sinh THCS. Cụ thể như sau:

- Không thực hiện: các nội dung kiến thức khó, phức tạp, có tính hàn lâm hoặc kiến thức HV GDTX đã biết; các thí nghiệm phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro (độc hại, cháy nổ,...) được thay thế bằng các video thí nghiệm; các hoạt động thực hành, thực địa, thực tế do hạn chế về điều kiện dạy học (thiếu trang thiết bị dạy học, thí nghiệm) và HV GDTX đã có sẵn hiểu biết, kinh nghiệm.

- Giảm nhẹ mức độ cần đạt đối với một số nội dung kiến thức khó, phức tạp (từ yêu cầu “phân biệt” giảm thành “nêu được”, từ “giải thích”, “phân loại” giảm thành “mô tả”, “kể ra”, “nêu được”, từ “đề xuất” giảm thành “kể ra”,...).

- Đối với một số thí nghiệm nghiên cứu, minh họa không yêu cầu HV làm, chỉ quan sát giáo viên thực hiện hoặc quan sát qua video thí nghiệm.

2. Kế hoạch giáo dục

Chương trình môn Khoa học tự nhiên thực hiện từ lớp 6 - lớp 9 với thời lượng dành cho mỗi lớp là 140 tiết/năm học; thực hiện trong 35 tuần/năm học; 04 tiết/tuần.

Dự kiến số tiết dành cho mỗi chủ đề như bảng sau:

Nội dung

Lớp

6

7

8

9

Mở đu

7

5

3

3

Chất và sự biến đổi của chất

21

29

42

44

Các thể (trạng thái) của chất

4

 

 

 

Oxygen và không khí

3

 

 

 

Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng

8

 

 

 

Dung dịch; Tách chất ra khỏi hỗn hợp

6

 

 

 

Nguyên tử. Nguyên tố hóa học

 

9

 

 

Phân tử

 

13

 

 

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 

7

 

 

Phản ứng hóa học

 

 

18

 

Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

 

 

4

 

Acid - Base - pH - Oxide - Muối; Phân bón hóa học

 

 

20

 

Kim loại

 

 

 

11

Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

 

 

 

6

Giới thiệu về chất hữu cơ

Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu

 

 

 

10

Ethylic alcohol, acetic acid; Lipid (lipit) - Carbohydrate (Cacbohidrat) – Protein Polymer (Polime)

 

 

 

17

Vật sống

53

53

39

34

Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống

15

 

 

 

Đa dạng thế giới sống

38

 

 

 

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

 

32

 

 

Cảm ứng ở sinh vật

 

4

 

 

Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

 

7

 

 

Sinh sản ở sinh vật; Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

 

10

 

 

Sinh học cơ thể người

 

 

27

 

Môi trường; hệ sinh thái

 

 

12

 

Hiện tượng di truyền

 

 

 

25

Tiến hóa

 

 

 

9

Năng lượng và sự biến đi

35

39

39

39

Các phép đo

10

 

 

 

Lực

15

11

8

 

Khối lượng riêng và áp suất

 

 

11

 

Năng lượng và cuộc sống

10

 

8

10

Âm thanh

 

10

 

 

Ánh sáng

 

8

 

12

Điện

 

 

12

10

Từ

 

10

 

7

Trái Đất và bầu tri

10

 

3

6

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời; Ngân Hà

10

 

 

 

Sinh quyển và các khu sinh học trên Trái Đất

 

 

3

 

Khai thác tài nguyên t vỏ Trái đất; Sơ lược “Hóa học về vỏ Trái Đất”

 

 

 

6

Đánh giá định kì

14

14

14

14

Kế hoạch giáo dục của môn học cụ thể, chi tiết được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở GDTX.

Kế hoạch giáo dục của môn học được xây dựng theo hướng sắp xếp lại các bài học trong sách giáo khoa thành bài học theo chủ đề phù hợp với các chủ đề tương ứng trong chương trình, xây dựng một số bài học theo chủ đề liên môn đối với những kiến thức giao thoa giữa các môn học (Hóa học, Vật lý và Sinh học) tạo thuận li cho việc thiết kế tiến trình dạy học thành các nhiệm vụ học tập của HV theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thực hiện ở trong và ngoài lớp học.

Việc kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua bài kiểm tra trên giấy và bài thực hành.

Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình, môn học, mức độ phát triển năng lực của HV, các cơ sở GDTX xác định tỷ lệ câu hỏi, bài tập theo các mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu và vận dụng) trong các bài kiểm tra, đánh giá đảm bảo sự phù hợp với đối tượng HV.

3. Thiết b và phương tiện dạy học

Thiết bị dạy học của môn Khoa học t nhiên được thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT.

Bộ thiết bị dạy học môn Khoa học tự nhiên gồm có:

a) Các thiết bị dùng để trình diễn, chứng minh

- Bộ tranh, ảnh, hình vẽ về: tác dụng của lực, hiện tượng “mất trọng lượng”, một số dụng cụ, thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình, chuyển động của Trái Đất, hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần trăng, mô phỏng trật t, kích thước tương đối của Mặt Trời và các hành tinh trong hệ Mặt Trời, “súng bắn tốc độ”, tốc kế, đại lượng mô tả sóng, từ trường của Trái Đất, cấu trúc của chất rắn, lỏng, khí, thiết bị huyền áp suất chất lỏng, tụ điện, điện trở, biến trở, điện trở quang, đi ốt, đi ốt phát quang, pin và c quy, cấu trúc phân t của chất khí, khoảng cách phanh xe với các tốc độ khác nhau, một số biển báo khoảng cách trên đường, cấu trúc sợi quang và quá trình dẫn sáng bên trong sợi quang, mô hình vòng năng lượng trên Trái Đất.

- Bảng quy định, các quy tắc an toàn phòng thực hành, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bảng tính tan (độ tan của muối và hydroxide), tranh về vòng tuần hoàn của nước, tranh về sơ đồ chưng cất chế hoá và ứng dụng của dầu mỏ, về ứng dụng vai hò của glucose và tinh bột trong cuộc sống.

- Bộ tranh, học liệu điện tử về: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, cảm ứng ở sinh vật, sinh hưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật.

- Bộ tranh, học liệu điện t về cơ thể người: hệ vận động của người, dinh dưỡng và tiêu hóa, máu và hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết, da và điều hòa thân nhiệt, sinh sản ở người.

- Tranh về sinh vật và môi trường, chu trình carbon, chu trình nitơ, chu trình nước trong tự nhiên.

- Bộ tranh, slide, hình, học liệu điện t về các dạng biến dị, phương pháp nghiên cứu di truyền của Mendel; tranh mô tả từ gene đến tính trạng; bộ nhiễm sắc thể và gene định vị trên nhiễm sắc thể; nguyên phân, giảm phân, phát sinh giao tử, thụ tinh; cơ sở tế bào học của liên kết gen; các dạng đột biến nhiễm sắc thể và hình ảnh về cá thể mang gene đột biến; tiêu bản hiển vi về nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể giới tính; quan hệ kiểu gene - môi trường - kiểu hình; di truyền học với con người; chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo, nguồn gốc các loài, sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất.

- Các học liệu điện tử về tác dụng của lực, hiện tượng “mất trọng lượng”, chuyển động của Trái Đất, hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần Trăng, mô phỏng trật tự, kích thước tương đối của Mặt Trời và các hành tinh trong hệ Mặt Trời, “súng bắn tốc độ”, tốc kế, đại lượng mô tả sóng, từ trường của Trái Đất, cấu trúc của chất rắn, lỏng, khí, thiết bị truyền áp suất chất lỏng, cấu trúc phân t của chất khí, khoảng cách phanh xe với các tốc độ khác nhau, cấu trúc sợi quang và quá trình dẫn sáng bên trong sợi quang, vòng năng lượng trên Trái Đất, hiệu ứng nhà kính.

- Học liệu điện t: phần mềm mô hình phân tử, phần mềm mô phỏng t nghiệm hóa học, thí nghiệm ảo; thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, gây nổ... ví dụ như các thí nghiệm với chlorine, bromine,...

b) Các thiết bị, mẫu vật, hóa chất dùng để thực hành

- Dụng cụ đo chiều dài, diện tích, thể tích, khối lượng, nhiệt độ, thời gian; xe đo có tích hợp cảm biến vị trí, cảm biến lực để khảo sát chuyển động, khảo sát lực ma sát; lực kế, thước đo độ dài, thanh nam châm vĩnh cửu, cân lò xo; máy phát âm tần, âm thoa, dao động lá; dụng cụ tạo và hiển thị được tia sáng, tạo vùng sáng, vùng tối, trộn màu ánh sáng; gương phẳng, lăng kính; dụng cụ tạo từ phổ, la bàn học sinh; nam châm vĩnh cửu, nam châm điện; thiết bị khảo sát được khối lượng riêng của một vật và áp suất tác dụng lên một bề mặt; dụng cụ đơn giản tạo đòn bẩy; dụng cụ tạo, phân bổ lại điện tích (van de Graaff generator, miếng lụa mềm, lược nhựa...); bộ dụng cụ đo năng lượng điện (joulemeter); bộ dụng cụ khảo sát sự phản xạ ánh sáng; bộ dụng cụ khảo sát sự khúc xạ ánh sáng; cân hiện số; pH mét cầm tay; dụng cụ thủy tinh như: ống nghiệm, bình cầu, lọ, cốc, phễu, chậu, ống hút...; hóa chất: các loại hóa chất tối thiểu cần thiết cho thí nghiệm biểu diễn và thực hành.

- Mu vật về phân bón; mô hình, bộ lắp ráp phân t dạng rỗng, dạng đặc của alkane, alcohol ethylic, acetic acid.

- Bộ tiêu bản hiển vi về tế bào và các bào quan tế bào; bộ dụng cụ làm tiêu bn ép khô thực vật, làm tiêu bản ngâm động vật; bộ dụng cụ tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

- Dụng cụ dạy thực hành băng bó cho người bị gãy xương, máy đo huyết áp, dụng cụ băng bó vết thương khi bị chảy máu.

c) Phòng bộ môn

- Diện tích phòng đủ để sắp xếp thiết bị, mẫu vật và bàn ghế đủ cho HV tiến hành các bài thực hành, vòi nước và bồn rửa, thiết bị phòng cháy và chữa cháy,...

- Thiết bị cố định: bảng viết, tủ đựng mẫu vật, vật liệu tiêu hao (hóa chất, dụng cụ thủy tinh, khay làm thí nghiệm), giá để hóa chất và dụng cụ thí nghiệm, giá treo tranh, bàn thực hành lát đá, tủ lạnh, tủ sấy, máy hút ẩm, quạt thông gió, thiết bị bảo hộ, các dụng cụ sử dụng theo bài thực hành,...,

- Các thiết bị điện t và quang học, nghe nhìn: kính hiển vi, kính lúp, ống nhòm, máy tính, máy chiếu projector, màn hình, tivi,.... /.

 

MÔN TIẾNG ANH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Môn Tiếng Anh không chỉ giúp người học hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.

Môn Tiếng Anh cung cấp cho người học một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, người học có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình.

Mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Anh là giúp HV hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, t vng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của người học nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

Việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp HV hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của người học về văn hóa, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa, xã hội của dân tộc mình.

Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở, HV có thể:

- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật.

- Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hóa của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời có hiểu biết và tự hào về nhng giá trị của nền văn hóa dân tộc mình.

- Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh, bước đầu biết sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu các môn học khác trong chương trình GDTX cấp THCS.

- Hình thành và áp dụng các phương pháp và chiến lược học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời gian học tập và hình thành thói quen t học.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung

Môn Tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và t học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

- Sau khi học xong môn Tiếng Anh, HV có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 2 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm,...). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu”.

- Thông qua môn Tiếng Anh, HV có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hóa của các nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ tích cực đối với môn học và việc học Tiếng Anh; đồng thời có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hóa dân tộc mình; phát triển các phẩm chất như nhân ái, yêu thương gia đình, tự hào về quê hương, bảo vệ môi trường, có ý thức t rèn luyện học tập, có trách nhiệm với bản thân và gia đình.

III. NỘI DUNG

Nội dung dạy học môn Tiếng Anh được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: i) hệ thống các chủ điểm (khái quát), các chủ đề (cụ thể); (ii) các năng lực giao tiếp liên quan đến các chủ điểm, chủ đề; (iii) danh mục kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng ngữ pháp). Nội dung văn hóa được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ điểm, chủ đề.

1. Hệ thống chủ điểm

Nội dung môn Tiếng Anh được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm phù hợp với cấp học THCS. Các chủ điểm liên quan chặt chẽ với nhau và được thiết kế lặp lại có mở rộng qua các năm học, theo hướng đồng tâm xoắn ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của HV. Tên gọi của các chủ điểm có thể được thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu, mối quan tâm, hứng thú của HV cũng như yêu cầu hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học.

Chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh cấp THCS là: Cộng đồng của chúng ta, Di sản của chúng ta, Thế giới của chúng ta, Tầm nhìn tương lai.

2. Hệ thống chủ đ

Hệ thống chủ đề được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm. Mỗi chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề để có thể bao phủ tiết học. Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và môi trường sinh hoạt, học tập của học sinh. Các chủ đề được lựa chọn theo hướng mở, phù hợp với các giá trị văn hóa, xã hội của Việt Nam, đảm bảo tính hội nhập quốc tế và phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp quy định cho mỗi cấp học. Giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung các chủ đề sao cho phù hợp với chủ điểm, đáp ng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của HV để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình. Dưới đây là ví dụ minh họa mang tính gợi ý cho các chủ đề theo chủ điểm ở cấp học.

Chủ điểm

Chủ đề

Cộng đồng của chúng ta

- Ngôi trường của tôi

- Sở thích

- Những người bạn của tôi

- Tuổi thiếu niên

- Hoạt động trong thời gian rảnh rỗi

- Môi trường địa phương

- Dịch vụ cộng đồng

...

Di sản của chúng ta

- Kỳ quan và địa danh nổi tiếng

- L hội

- Phong tục và tập quán

- Thức ăn và đồ uống

- Âm nhạc và mỹ thuật

...

Thế giới của chúng ta

- Các thành phố trên thế giới

- Văn hóa của các quốc gia trên thế giới

- Lễ hội

- Giao thông

- Các môn thể thao và trò chơi

- Du lịch

- Giải trí

...

Tầm nhìn tương lai

- Cuộc sống tương lai

- Ngôi nhà mơ ước

- Nghề nghiệp tương lai

- Thế giới xanh

- Bảo vệ môi trường

- Truyền thông trong tương lai

- Giải trí trong tương lai

...

3. Năng lực giao tiếp

Năng lực giao tiếp là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để tham gia vào các hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong nhng tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội. Trong Chương trình GDTX cấp THCS môn Tiếng Anh, năng lực giao tiếp được thể hiện thông qua các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết. Các năng lực giao tiếp được lựa chọn theo hướng mở, có liên hệ chặt chẽ với các chủ điểm, chủ đề. Dưới đây là danh mục gợi ý các năng lực giao tiếp:

Chủ điểm

Năng lực giao tiếp

Cộng đồng của chúng ta

- Miêu tả hoạt động yêu thích ở trường

- Miêu tả một người cụ thể (ngoại hình, tính cách, ...)

- Miêu tả trải nghiệm đơn giản

- Hỏi và miêu tả những địa danh nổi tiếng

- Nói về các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi

- Nói về các loại dịch vụ cộng đồng

- Viết các văn bản đơn giản (lời nhắn, ghi chép, thiệp mời, ...)

...

Di sản của chúng ta

- Diễn đạt sự đồng ý/không đồng ý và giải thích lý do

- Đưa ra lời khuyên đơn giản

- Miêu tả và so sánh một kỳ quan, thảo luận cách thức bảo vệ, bảo tồn các kỳ quan

- Miêu tả gia đình truyền thống

- Miêu tả các lễ hội

- Miêu tả thức ăn và đồ uống của một địa phương

- Thảo luận về phong tục và truyền thống gia đình

...

Thế gii của chúng ta

- Nói về các lợi ích của việc sử dụng tiếng Anh

- Giới thiệu con người và địa điểm du lịch ở các quốc gia trên thế giới

- Hỏi và trả lời về những người nổi tiếng

- Miêu tả lịch trình của một chuyến du lịch

- Nói về các vấn đề về môi trường và cách thức bảo vệ môi trường

- Nói về các thắng cảnh trên thế giới

- Nói về các hình thức giải trí phổ biến

- Tho luận đặc điểm của phong cách sống lành mạnh

- Hỏi và chỉ đường

- Thảo luận về các phương tiện giao thông

- Viết bưu thiếp đơn giản

...

Tầm nhìn tương lai

- Dự đoán về cuộc sống tương lai

- Diễn đạt sự quan tâm và đưa ra lời khuyên

- Miêu tả nghề nghiệp trong tương lai

- Diễn đạt ý kiến về các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai

- Trình bày cách thức bảo vệ môi trường và xây dựng một thế giới tốt đẹp

- Nói về truyền thông và các hình thức giải trí trong tương lai

- Viết về một ngôi nhà, công việc, cuộc sống mơ ước

...

4. Kiến thức ngôn ngữ

Kiến thức ngôn ngữ bao gồm ngữ âm, từ vng, ngữ pháp. Kiến thức ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện giúp người học hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Hệ thống kiến thức ngôn ngữ dạy học trong Chương trình GDTX cấp THCS bao gồm:

Ngữ âm

Nội dung dạy học ngữ âm bao gồm: các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, bán nguyên âm, phụ âm, tổ hợp phụ âm; trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp điệu và ngữ điệu câu cơ bản.

Từ vựng

Nội dung dạy học từ vng bao gồm nhng t thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh vụn ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết liên quan đến các chủ điểm và chủ đề trong Chương trình, số lượng từ vng được quy định ở cấp THCS khoảng 800 - 1000 từ ở Bậc 2.

Ngữ pháp

Nội dung dạy học ngữ pháp tiếp tục củng cố và mở rộng các nội dung đã học ở cấp tiểu học và bao gồm các cấu trúc phục vụ phát triển năng lực giao tiếp ở Bậc 2 như câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép đơn giản, câu điều kiện (loại 1), mệnh đề quan hệ, thì hiện tại đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì quá khứ đơn, thì quá khứ tiếp diễn, thì tương lai đơn, thì tương lai gần, động từ tình thái, động từ nguyên thể, danh động t, tính động từ, danh t đếm được, danh t không đếm được, sở hữu cách của danh từ, số thứ tự, so sánh tính từ, đại từ chỉ định, đại t nghi vấn, đại từ quan hệ, đại từ phản thân, đại từ sở hu, giới t, trạng từ, liên từ, mạo t xác định, mạo từ không xác định...

5. Yêu cầu cn đạt cụ thể của từng lớp

LỚP 6

Chủ điểm

Chủ đề

Yêu cầu về kỹ năng ngôn ngữ

Yêu cầu về kỹ năng ngôn ngữ

- Cộng đồng của chúng ta

- Di sản của chúng ta

- Thế giới của chúng ta

- Tầm nhìn tương lai

- Ngôi trường của tôi

- Nơi tôi sinh sống

- Những người bạn của tôi

- Môi trường địa phương

- Dịch vụ cộng đồng

- Những kỳ quan trong nước

- Lễ hội

- Vô tuyến truyền hình

- Các thành phố trên thế gii

- Nhà ở trong tương lai

...

Nghe

- Nghe và nhận biết âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ngắn và đơn giản khác nhau.

- Nghe hiểu các chỉ dẫn ngắn, đơn giản sử dụng trong các hoạt động học tập trong lớp học.

- Nghe hiểu phần lớn nội dung chính, một số nội dung tương đối chi tiết các đoạn hội thoại, độc thoại đơn giản khoảng 80 - 100 từ về các chủ đề trong Chương trình; nghe hiểu được phần lớn nội dung chính các câu chuyện đơn giản về các chủ đề quen thuộc.

Nói

- Phát âm tương đối chính xác các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ngắn và đơn giản khác nhau.

- Nói các chỉ dẫn ngắn, đơn giản sử dụng trong lớp học; những câu đơn giản về các chủ đề quen thuộc (có gợi ý và hỗ trợ).

- Hỏi và trả lời ngắn gọn về các chủ đề trong Chương trình như nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh,...

Đọc

- Đọc hiểu nội dung chính, nội dung tương đối chi tiết các đoạn hội thoại, độc thoại đơn giản về các chủ đề trong Chương trình.

- Đọc hiểu phần lớn nội dung chính các thư cá nhân, thông báo, đoạn văn ngắn, đơn giản khoảng 100 - 120 từ thuộc phạm vi các chủ đề quen thuộc (có thể có một số từ, cấu trúc mới).

Viết

- Viết (có hướng dẫn và hỗ trợ) một đoạn văn ngắn, đơn giản khoảng 30-50 t về các chủ đề trong Chương trình.

- Viết thư, bưu thiếp, tin nhắn hoặc ghi chép cá nhân ngắn, đơn giản liên quan đến nhu cầu giao tiếp hằng ngày trong phạm vi các chủ đề trong Chương trình.

Ng âm

Nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm, tổ hp phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp điệu và ng điệu

Từ vng

Các từ liên quan đến chủ điểm, chủ đề của lớp 6

Ngữ pháp

Thì hiện tại đơn (củng cố)

Thì hiện tại tiếp diễn (củng cố)

Thì tương lai đơn (củng cố)

Thì quá khứ đơn (củng cố)

Câu đơn

Câu ghép

Động từ tình thái: should/shouldn’t, might

Câu hỏi có t để hỏi

Câu hỏi nghi vấn (Yes/No question)

Câu mệnh lệnh: khẳng định/phủ định

Danh từ: đếm được/không đếm được

Tính từ

Tính t so sánh tương đối và tuyệt đối

Sở hữu cách

Đại t sở hữu: mine, yours, ...

Lượng từ không xác định: some, any, ...

Gii t chỉ vị trí, thời gian, ...

Trạng t chỉ tần suất

Liên t: because, ...

Mạo t: a/an, the

Câu điều kiện (loại 1)

LỚP 7

Chủ điểm

Chủ đề

Yêu cầu về kỹ năng ngôn ngữ

Yêu cầu về kỹ năng ngôn ng

- Cộng đồng của chúng ta

- Di sản của chúng ta

- Thế giới của chúng ta

- Tầm nhìn tương lai

- Sở thích

- Những vấn đề về sức khoẻ

- Dịch vụ cộng đồng

- Âm nhạc và nghệ thuật

- Thức ăn và đồ uống

- Giáo dục

- Các quốc gia nói tiếng Anh

- Lễ hội trên thế giới

- Giao thông trong tương lai

- Các nguồn năng lượng

Nghe

- Nghe và nhận biết âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu đơn giản.

- Nghe hiểu các chỉ dẫn ngắn, đơn giản sử dụng trong các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học.

- Nghe hiểu cơ bản nội dung chính, nội dung chi tiết các đoạn hội thoại, độc thoại đơn giản khoảng 120 - 140 từ về các chủ đề đơn giản trong Chương trình.

Nói

- Phát âm tương đi chính xác các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu đơn giản khác nhau.

- Nói các ch dẫn ngắn sử dụng trong các hoạt động trong và ngoài lớp học.

- Trao đổi các thông tin cơ bản về các chủ đề quen thuộc.

Đọc

- Đọc hiểu phần lớn nội dung chính, nội dung chi tiết các đoạn hội thoại, độc thoại đơn giản khoảng 120 - 150 từ về các chủ đề trong Chương trình.

- Đọc hiểu nội dung chính các mẩu tin, thực đơn, quảng cáo... ngắn, đơn giản thuộc phạm vi chủ đề quen thuộc.

Viết

- Viết một đoạn văn ngắn, đơn giản, có gợi ý khoảng 40 - 60 t để mô tả các sự kiện, hoạt động cá nhân liên quan đến các chủ đề trong Chương trình.

- Viết thư, bưu thiếp, tin nhắn hoặc ghi chép cá nhân ngắn, đơn giản liên quan đến nhu cầu giao tiếp hằng ngày trong phạm vi các chủ đề trong Chương trình.

Ngữ âm

Nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm, tổ hp phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp điệu và ngữ điệu

Từ vựng

Các từ liên quan đến chủ điểm, chủ đề của lớp 7

Ngữ pháp

Thì hiện tại đơn (củng cố và mở rộng)

Thì hiện tại tiếp diễn (củng cố và mở rộng)

Tin quá khứ đơn (củng cố)

Thì tương lai đơn (củng cố)

Câu đơn

Động từ tình thái: should/should not, ...

Câu hỏi nghi vấn (Yes/No question)

Cách so sánh: like, (not) as... as, different from, ...

Đại từ sở hữu: mine, yours, his, ...

Lượng từ không xác định: some, lots of, a lot of, ...

Giới từ chỉ vị trí, thời gian: in, on, at...

Từ nối: although, however,...

Mạo từ: a/an, the, zero article (củng cố và mở rộng)

LỚP 8

Chủ điểm

Chủ đề

Yêu cầu về kỹ năng ngôn ngữ

Yêu cầu về kỹ năng ngôn ng

- Cộng đồng của chúng ta

- Di sản của chúng ta

- Thế giới của chúng ta

- Tầm nhìn tương lai

- Tuổi thiếu niên

- Hoạt động trong thời gian rảnh rỗi

- Cuộc sống ở nông thôn

- Phong tục và tập quán

- Các dân tộc ở Việt Nam

- Thảm hoạ thiên nhiên

- Bảo vệ môi trường

- Khoa học và công nghệ

- Cuộc sống trên các hành tinh khác

Nghe

- Nghe và nhận biết phần lớn âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép cơ bản.

- Nghe hiểu cơ bản nội dung chính, một số nội dung chi tiết các đoạn hội thoại, độc thoại đơn giản khoảng 120 - 140 từ về các chủ đề trong Chương trình.

- Nghe hiểu nội dung chính các thông báo đơn giản, được nói rõ ràng liên quan đến các chủ đề trong Chương trình.

Nói

- Phát âm tương đối chính xác các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép cơ bản.

- Nói các chỉ dẫn đơn giản sử dụng trong giao tiếp hằng ngày liên quan đến các chủ điểm đã học.

- Tham gia các hội thoại ngắn, đơn giản về các chủ điểm quen thuộc.

Đọc

- Đọc hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các đoạn hội thoại, độc thoại đơn giản khoảng 150 - 180 từ về các chủ đề quen thuộc.

- Đọc hiểu cơ bản nội dung chính, nội dung chi tiết các chỉ dẫn, thông báo, biển báo... ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.

Viết

- Viết (có hướng dẫn) một đoạn văn ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.

- Viết các hướng dẫn, chỉ dẫn, thông báo,... ngắn, đơn giản khoảng 60 - 80 từ liên quan đến các chủ đề quen thuộc.

- Viết (có hướng dẫn) một đoạn văn ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.

- Viết các hướng dẫn, chỉ dẫn, thông báo,... ngắn, đơn giản khoảng 60 - 80 t liên quan đến các chủ đề quen thuộc.

- Viết (có hướng dẫn) một đoạn văn ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.

- Viết các hướng dẫn, chỉ dẫn, thông báo, ... ngắn, đơn giản khoảng 60 - 80 từ liên quan đến các chủ đề quen thuộc.

Ngữ âm

Nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm, tổ hợp phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, nhp điệu và ngữ điệu

Từ vựng

Các từ liên quan đến chủ điểm, chủ đề của lớp 8

Ngữ pháp

Thì tương lai đơn (củng cố và mở rộng)

Thì quá khứ tiếp diễn

Thì hiện tại đơn với nghĩa tương lai

Động từ (ch sự thích) + danh động từ (V-ing)

Động từ (chỉ sự thích) + động từ nguyên thể có to

Câu hỏi có từ để hỏi, câu hỏi nghi vấn (Yes/No question)

Các loại câu: câu đơn/câu nối/câu phức

Câu điều kiện loại 1 (củng cố)

Câu tường thuật: câu kể, câu hỏi

Trạng từ chỉ tần suất

Trạng từ so sánh

Giới từ chỉ vị trí, thời gian

Danh t đếm được/không đếm được

Đại từ sở hữu

Mạo từ: a/an, the, zero article ....

LỚP 9

Chủ điểm

Chủ đề

Yêu cầu về kỹ năng ngôn ngữ

Yêu cầu về kỹ năng ngôn ng

- Cộng đồng của chúng ta

- Di sản của chúng ta

- Thế giới của chúng ta

- Tầm nhìn tương lai

- Môi trường sống

- Cuộc sống đô thị

- Việt Nam - xưa và nay

- Cuộc sống trong quá khứ

- Sống lành mạnh

- Kỳ quan thiên nhiên

- Du lịch

- Nghề nghiệp tương lai

- Tiếng Anh trên thế giới

Nghe

- Nghe hiểu các cụm từ, chỉ dẫn và cách diễn đạt đơn giản liên quan tới nhu cầu giao tiếp hằng ngày.

- Nghe hiểu cơ bản nội dung chính, nội dung chi tiết các đoạn hội thoại, độc thoại đơn giản khoảng 160-180 từ về các chủ đề trong Chương trình.

- Nghe hiểu và xác định được những ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày, các thông báo, bản tin,... ngắn, rõ ràng và đơn giản.

Nói

- Phát âm rõ ràng, tương đối chính xác âm, trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu các cụm t và câu.

- Tham gia các hội thoại ngắn, đơn giản về những vấn đề quen thuộc liên quan đến công việc và cuộc sống hằng ngày.

- Trình bày ngắn gọn, có chuẩn bị trước các dự án về các chủ đề quen thuộc.

- Trao đổi ý kiến, thông tin về những chủ đề quen thuộc bằng các diễn ngôn đơn giản.

Đọc

- Đọc hiểu các văn bản khoảng 180 - 200 từ về các chủ đề quen thuộc và cụ thể, có thể sử dụng nhng từ thường gặp trong đời sống hằng ngày.

- Đọc hiểu và xác định thông tin cụ thể trong các văn bản liên quan đến các chủ đề về đời sống hằng ngày như quảng cáo, biển báo, thông báo,... các bài báo ngắn mô tả sự kiện.

Viết

- Viết (có hướng dẫn) một đoạn văn ngắn khoảng 80-100 từ về gia đình; viết thư cá nhân, tin nhắn ngắn, đơn giản liên quan các vấn đề thuộc lĩnh vực quan tâm.

Ngữ âm

Nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm, tổ hợp phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp điệu và ngữ điệu

Từ vựng

Các t liên quan đến chủ điểm, chủ đề của lớp 9

Ng pháp

Thì quá khứ tiếp diễn (củng c)

Thì quá khứ đơn với wish

Động t tình thái với if

Động từ tình thái

Cụm động từ

Cấu trúc Suggest + danh động từ (V-ing)

Danh động t (V-ing) đi sau một số động từ: like, dislike, love, enjoy, hate,...

Động từ nguyên thể (verb + to infinitive)

Từ để hỏi trước động từ nguyên thể có to

Câu tường thuật

Mệnh đề phụ chỉ nguyên nhân, kết quả, nhượng bộ

Đại từ quan hệ

Mệnh đề quan hệ

...

IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Đ hình thành và phát triển năng lực về nghe, nói, đọc, viết thông qua luyện tập các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, t vng, ngữ pháp cần quán triệt các phương pháp dạy học cơ bản như sau:

Giáo viên tổ chức và hướng dẫn HV tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và trong nhóm. Giáo viên cần kết hợp hài hòa các phương pháp và kỹ thuật dạy học, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học và các tài liệu hỗ trợ nhằm tạo hng thú học tập cho HV. Giáo viên cần sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách hợp lý và có hiệu quả trong quá trình dạy học. Giáo viên cần tập trung để HV có cơ hội luyện tập tích hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách hợp lý.

HV là chủ thể của hoạt động học tập. Chỉ có thông qua và bằng chính các hoạt động nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh, HV trang bị cho mình một công cụ giao tiếp mới là tiếng Anh. HV tham gia học tập và hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo với tinh thần hợp tác cao. HV cần luyện tập thực hành giao tiếp một cách có ý thức trong hoạt động học tập trên lớp. Phát triển năng lực tự học, tính tự chủ trong học tập của HV để đạt kết quả tốt.

V ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

1. Kiểm tra, đánh giá là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm cung cấp thông tin phản hồi về năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà HV đạt được trong quá trình cũng như tại thời điểm kết thúc một giai đoạn học tập. Điều này góp phần khuyến khích và định hướng HV trong quá trình học tập, giúp giáo viên và nhà trường đánh giá kết quả học tập của HV, qua đó điều chỉnh việc dạy học môn học một cách hiệu quả.

2. Việc đánh giá hoạt động học tập của HV phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của Chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kỹ năng giao tiếp ở từng lớp, hướng tới việc giúp HV đạt được các bậc quy định về năng lực giao tiếp khi kết thúc cấp THCS .

3. Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện theo các hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông qua các hoạt động dạy học trên lớp. Trong quá trình dạy học, cần chú ý ưu tiên đánh giá thường xuyên nhằm giúp HV và giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện nhng mục tiêu đã đề ra trong Chương trình. Việc đánh giá định kỳ được thực hiện vào các thời điểm ấn định trong năm học để đánh giá mức độ đạt so với yêu cầu cần đạt đã được quy định cho mỗi cấp lớp. Việc đánh giá cuối cấp THCS phải dựa vào yêu cầu về năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể là Bậc 2 đối với cấp THCS .

4. Việc đánh giá được tiến hành thông qua các hình thức khác nhau như định lượng, định tính và kết hợp giữa định lượng và định tính trong cả quá trình học tập; kết hợp đánh giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhau của HV và tự đánh giá của HV. Các loại hành kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với phương pháp dạy học được áp dụng trong lớp học, bao gồm kiểm tra nói (hội thoại, độc thoại) và kiểm tra viết dưới dạng tích hợp các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ, kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phân bổ thời lượng dạy học

Chương trình GDTX cấp THCS môn Tiếng Anh được dạy từ lớp 6 đến lớp 9. Thời lượng dành cho môn Tiếng Anh ở cấp THCS là 105 tiết/lớp/năm học. Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Căn cứ số tiết theo quy định, các cơ sở GDTX chủ động phân bổ thời lượng dạy học một cách linh hoạt phát huy tối đa khả năng học tập của người học và phù hợp với điều kiện thực tế dạy học tại các địa phương.

- Bố trí hợp lý thời lượng tiết học giữa các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Thời lượng kiểm tra đnh kỳ là 8 tiết/năm học/lớp.

2. Hướng dẫn thực hiện Chương trình

a) Giáo viên

- Đảm bảo đủ số lượng giáo viên để thực hiện đủ số tiết học theo kế hoạch dạy học. Giáo viên phải đạt chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ GDĐT.

- Giáo viên phải được tập huấn đầy đủ để triển khai Chương trình này. Đối với giáo viên đã đạt chuẩn nghiệp vụ, công tác bồi dưỡng giáo viên cần được tổ chức thường xuyên để thực hiện đúng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học do Chương trình quy định. Giáo viên cần được tập huấn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong dạy học.

- Cần tạo điều kiện bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực thiết kế các hoạt động đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ phù hợp, hỗ trợ HV phát triển năng lực giao tiếp theo các cấp độ của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

b) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Thiết bị dạy học được thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT.

- Về học liệu: Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về sách giáo khoa, học liệu cho giáo viên và HV theo quy định của Bộ GDĐT.

- Về phòng học: Phòng học cần đảm bảo thoáng mát, đủ ánh sáng. Các cơ sở GDTX đảm bảo hệ thống kết nối mạng Internet, trang bị máy tính, màn hình và đầu chiếu, phần mềm dạy học tiếng Anh; khuyến khích sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy học tiếng Anh.

- Từng bước sử dụng phương tiện kĩ thuật phục vụ cho việc dạy bài học Tiếng Anh, các thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GDĐT.

 

MÔN TIN HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chương trình môn Tin học góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong mục tiêu chung của Chương trình GDTX cấp THCS. Môn Tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho HV khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo, giúp HV thích ứng và hoà nhập được với xã hội hiện đại, hình thành và phát triển cho HV năng lực tin học để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Môn Tin học là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời. Môn Tin học trang bị cho HV hệ thống kiến thức tin học phổ thông gồm ba mạch kiến thức hoà quyện:

- Học vấn số hoá phổ thông nhằm giúp HV hoà nhập với xã hội hiện đại, sử dụng được các thiết bị số và phần mềm cơ bản thông dụng một cách có đạo đức, văn hóa và tuân thủ pháp luật.

- Công nghệ thông tin và truyền thông nhằm giúp HV sử dụng và áp dụng hệ thống máy tính giải quyết vấn đề thực tế một cách hiệu quả và sáng tạo.

Khoa học máy tính nhằm giúp HV hiểu biết các nguyên tắc cơ bản và thực tiễn của tư duy máy tính, tạo cơ sở cho việc thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính.

2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình môn Tin học ở cấp THCS giúp HV tiếp tục phát triển năng lực tin học đã hình thành ở cấp tiểu học và hoàn thiện năng lực đó ở mức cơ bản, cụ thể là:

- Giúp HV phát triển tư duy và khả năng giải quyết vấn đề; biết chọn dữ liệu và thông tin phù hợp, hữu ích; biết chia một vấn đề lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn; bước đầu có tư duy mô hình hoá một bài toán qua việc hiểu và sử dụng khái niệm thuật toán và lập trình trực quan; biết sử dụng mẫu trong quá trình thiết kế và tạo ra các sản phẩm s; biết đánh giá kết quả sản phẩm số cũng như biết điều chỉnh, sửa lỗi các sản phẩm đó.

- Giúp HV có khả năng sử dụng các phương tiện, thiết bị và phần mềm; biết tổ chức lưu trữ, khai thác nguồn tài nguyên đa phương tiện; tạo ra và chia sẻ sản phẩm số đơn giản phục vụ học tập, cuộc sống; có ý thức và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, phục vụ cá nhân và cộng đồng.

- Giúp HV quen thuộc với dịch vụ số và phần mềm thông dụng để phục vụ cuộc sống, học và tự học, giao tiếp và hợp tác trong cộng đồng; có hiểu biết cơ bản về pháp luật, đạo đức và văn hóa liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng; bước đầu nhận biết được một số ngành nghề chính thuộc lĩnh vực tin học.

Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, HV có thể chọn một số chuyên đề học tập tuỳ theo sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp. Những chuyên đề thuộc định hướng Tin học ứng dụng nhằm tăng cường thực hành ứng dụng, giúp HV thành thạo hơn trong sử dụng các phần mềm thiết yếu, làm ra sản phẩm số thiết thực cho học tập và cuộc sống.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Tin học góp phần thực hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Phần thứ nhất. Những vấn đề chung về Chương trình GDTX cấp THCS.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Học viên hình thành, phát triển được năng lực tin học với năm thành phần năng lực sau đây:

- Năng lực a: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

- Năng lực b: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

- Năng lực c: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

- Năng lực d: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

- Năng lực e: Hợp tác trong môi trường số.

Bảng dưới đây quy định yêu cầu cần đạt đối với mỗi thành phần nêu trên của năng lực tin học ở cấp THCS.

Họ viên có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản để hoà nhập, thích ứng với xã hội số; tạo được sản phẩm số phục vụ bản thân và cộng đồng; bước đầu có tư duy điều khiển các thiết bị số. Năng lực tin học đạt được ở cuối cấp THCS góp phần chuẩn bị cho HV học tiếp giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học trường nghề hoặc tham gia lao động với yêu cầu cụ thể sau đây:

Thành phần năng lực

Biểu hiện

Năng lực a

Sử dụng đúng cách các thiết bị, các phần mềm thông dụng và mạng máy tính phục vụ cuộc sống và học tập; có ý thức và biết cách khai thác môi trường số, biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu; bước đầu tạo ra được sản phẩm số phục vụ cuộc sống nhờ khai thác phần mềm ứng dụng. Ví dụ bức ảnh đẹp, bản quảng cáo, bản thiết kế thời trang, đoạn video phục vụ một chủ đề nào đó,...

Năng lực b

Biết và nêu được một số quy định cơ bản liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên số, tôn trọng bản quyền và quyền an toàn thông tin của người khác; hiểu và ứng xử có văn hóa trong thế giới ảo; sử dụng được cách thông dụng bảo vệ thông tin cá nhân và cộng đồng, tránh tác động tiêu cực tới bản thân và cộng đồng; có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ trong khai thác và ứng dụng ICT.

Năng lực c

Hiểu được tầm quan trọng của thông tin và xử lí thông tin trong xã hội hiện đại; tìm kiếm được thông tin từ nhiều nguồn với các chức năng đơn giản của công cụ tìm kiếm, đánh giá được sự phù hợp của thông tin và dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; thao tác được với phần mềm và môi trường lập trình trực quan để bước đầu có tư duy thiết kế và điều khiển hệ thống.

Năng lực d

Sử dụng được một số phần mềm học tập; sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập, chủ động khai thác các tài nguyên hỗ trợ tự học.

Năng lực e

Biết lựa chọn và sử dụng được các công cụ, các dịch vụ ICT thông dụng để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác một cách an toàn; giao lưu được trong xã hội số một cách văn hóa; có khả năng làm việc nhóm, hợp tác được trong việc tạo ra, trình bày và giới thiệu được sản phẩm số; nhận biết được sơ lược một số ngành nghề chính thuộc lĩnh vực tin học.

III. NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Nội dung cốt lõi

Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng

Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học

Chủ đề

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng

Thông tin và dữ liệu

Sơ lược về các thành phần của máy tính

Sơ lược về lịch sử phát triển máy tính

Vai trò của máy tính trong đời sống

Biểu diễn thông tin và lưu trữ dữ liệu trong máy tính

Khái niệm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng

Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet

Giới thiệu về mạng máy tính và Internet

 

 

 

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

World Wide Web, thư điện tử và công cụ tìm kiếm thông tin

Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet

Đặc điểm của thông tin trong môi trường số Thông tin với giải quyết vấn đề

Đánh giá chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

Đề phòng một số tác hại khi tham gia Internet

Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số

Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

Soạn thảo văn bản cơ bản

Bảng tính điện tử cơ bản

Xử lí và trực quan hoá dữ liệu bằng bảng tính điện tử

Phần mềm mô phỏng và khám phá tri thức

Sơ đồ tư duy và phần mềm sơ đồ tư duy

Phần mềm trình chiếu cơ bản

Chủ đề con (lựa chọn): Soạn thảo văn bản và phần mềm trình chiếu nâng cao

Chủ đề con (lựa chọn):

Làm quen với phần mềm chỉnh sửa ảnh

Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác

Chủ đề con (lựa chọn): Sử dụng bảng tính điện tử nâng cao

Chủ đề con (lựa chọn): Làm quen với phần mềm làm video

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Khái niệm thuật toán và biểu diễn thuật toán

Một số thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản

Lập trình trực quan

Giải bài toán bằng máy tính

Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học

 

 

Tin học và ngành nghề

Tin học và định hướng nghề nghiệp

2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt

LỚP 6

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng

 

Thông tin và dữ liệu

- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.

- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.

- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. Nêu được ví dụ minh họa cụ thể.

- Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin.

 

Biểu diễn thông tin và lưu trữ dữ liệu trong máy tính

- Giải thích được có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1.

- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.

- Nêu được tên và độ lớn (xấp xỉ theo hệ thập phân) của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin: Byte, KB, MB, GB, quy đổi được một cách gần đúng giữa các đơn vị đo lường này. Ví dụ: 1KB bằng xấp xỉ 1 ngàn byte, 1 MB xấp xỉ 1 triệu byte, 1 GB xấp xỉ 1 tỉ byte.

- Nêu được sơ lược khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa cứng, USB, CD, thẻ nhớ,...

 

Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet

 

Giới thiệu về mạng máy tính và Internet

- Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính.

- Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.

- Nêu được các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính (máy tính và các thiết bị kết nối) và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, cáp nối, Switch, Access Point,...

- Giới thiệu tóm tắt được các đặc điểm và ích lợi chính của Internet.

 

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

 

World Wide Web, thư điện tử và công cụ tìm kiếm thông tin

- Trình bày được sơ lược về các khái niệm WWW, website, địa chỉ của website, trình duyệt.

- Xem và nêu được những thông tin chính trên trang web cho trước.

- Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng như tra từ điển, xem thời tiết, tin thời sự,...

- Nêu được công dụng của máy tìm kiếm.

- Xác định được từ khoá ứng với một mục đích tìm kiếm cho trước.

- Nêu được những ưu, nhược điểm cơ bản của dịch vụ thư điện tử so với các phương thức liên lạc khác.

- Biết cách đăng kí tài khoản thư điện tử, thực hiện được một số thao tác cơ bản: đăng nhập tài khoản email, soạn và gửi email, thoát ra.

 

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

 

Đề phòng một số tác hại khi tham gia Internet

- Giới thiệu được sơ lược về một số tác hại và nguy cơ bị hại khi tham gia Internet. Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa cơ bản với sự hướng dẫn của giáo viên.

- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh họa.

- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.

- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.

- Nhận diện được một số thông điệp (chẳng hạn email, yêu cầu kết bạn, lời mời tham gia câu lạc bộ,...) lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.

 

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

 

Soạn thảo văn bản cơ bản

- Thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in.

- Sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế của phần mềm soạn thảo.

- Trình bày được thông tin ở dạng bảng.

- Soạn thảo được văn bản phục vụ học tập và sinh hoạt hàng ngày.

 

Sơ đồ tư duy và phần mềm sơ đồ tư duy

- Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.

- Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.

- Sử dụng được phần mềm để tạo sơ đồ tư duy đơn giản phục vụ học tập và trao đổi thông tin.

 

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

 

Khái niệm thuật toán và biểu diễn thuật toán

- Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh họa.

- Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

- Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu được” và thực hiện được.

 

LỚP 7

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng

 

Sơ lược về các thành phần của máy tính

- Biết và nhận ra được các thiết bị vào - ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau, biết được chức năng của mỗi loại thiết bị này trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính. Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho các thiết bị và hệ thống xử lí thông tin.

 

Khái niệm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng

- Giải thích được sơ lược chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành, qua đó phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.

- Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng.

- Giải thích được phần mở rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại gì, nêu được ví dụ minh họa.

- Thao tác với tệp và thư mục: tạo, sao chép, di chuyển, đổi tên, xoá tệp và thư mục.

- Biết được tệp chương trình cũng là dữ liệu, có thể được lưu trữ trong máy tính.

- Nêu được ví dụ về biện pháp bảo vệ dữ liệu như sao lưu, phòng chống virus,...

 

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

 

Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet

- Nêu được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội. Nhận biết được một số website là mạng xã hội.

- Sử dụng được một số chức năng cơ bản của một mạng xã hội để giao lưu và chia sẻ thông tin.

- Nêu được tên một kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet và loại thông tin trao đổi trên kênh đó.

- Nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.

 

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

 

Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số

- Nêu được một số ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin và kênh truyền thông tin.

- Thực hiện được giao tiếp qua mạng (trực tuyến hay không trực tuyến) theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hóa.

- Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.

- Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc các kênh truyền thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp lứa tuổi.

- Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng.

 

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

 

Bảng tính điện tử cơ bản

- Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm bảng tính.

- Thực hiện được một số phép toán thông dụng, sử dụng được một số hàm đơn giản như MAX, MIN, SUM, AVERAGE, COUNT,...

- Sử dụng được công thức và dùng được địa chỉ trong công thức, tạo được bảng tính đơn giản có số liệu tính toán bằng công thức.

- Thực hiện được một số thao tác đơn giản: chọn phông chữ, căn chỉnh dữ liệu trong ô tính, thay đổi độ rộng cột

- Sử dụng được bảng tính điện tử để giải quyết một vài công việc cụ thể đơn giản.

 

Phần mềm trình chiếu cơ bản

- Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu.

- Tạo được một báo cáo có tiêu đề, cấu trúc phân cấp, ảnh minh họa, hiệu ứng động; biết sử dụng các định dạng cho văn bản, ảnh minh họa và hiệu ứng một cách hợp lí.

- Sao chép được dữ liệu từ tệp văn bản sang trang trình chiếu.

 

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

 

Một số thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản

- Giải thích được một vài thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản, bằng các bước thủ công (không cần dùng máy tính) biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của thuật toán đó trên một bộ dữ liệu vào có kích thước nhỏ.

- Giải thích được mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm, nêu được ví dụ minh họa.

 

LỚP 8

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng

 

Sơ lược về lịch sử phát triển máy tính

- Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển máy tính.

- Nêu được ví dụ cho thấy sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người.

 

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

 

Đặc điểm của thông tin trong môi trường số

- Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí hiệu quả.

- Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được ví dụ minh họa.

- Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số. Nêu được ví dụ minh họa.

 

Thông tin với giải quyết vấn đề

- Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ (thông qua bài tập cụ thể).

 

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

 

Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

- Nhận biết và giải thích được một số biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật, biểu hiện thiếu văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. Ví dụ: thu âm, quay phim, chụp ảnh khi không được phép, dùng các sản phẩm văn hóa vi phạm bản quyền,...

- Bảo đảm được các sản phẩm số do bản thân tạo ra thể hiện được đạo đức, tính văn hóa và không vi phạm pháp luật.

 

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

 

Xử lí và trực quan hoá dữ liệu bằng bảng tính điện tử

- Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ, lọc và sắp xếp dữ liệu. Nêu được một số tình huống thực tế cần sử dụng các chức năng đó của phần mềm bảng tính,

- Giải thích được sự khác nhau giữa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối của một ô tính.

- Giải thích được sự thay đổi địa chỉ tương đối trong công thức khi sao chép công thức.

- Sao chép được dữ liệu từ các tệp văn bản, trang trình chiếu sang trang tính.

- Sử dụng được phần mềm bảng tính trợ giúp giải quyết bài toán thực tế.

 

Chủ đề con (lựa chọn):

Soạn thảo văn bản và phần mềm trình chiếu nâng cao

- Sử dụng được phần mềm soạn thảo:

+ Thực hiện được các thao tác: chèn thêm, xoá bỏ, co dãn hình ảnh, vẽ hình đồ hoạ trong văn bản, tạo danh sách dạng liệt kê, đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang.

+ Tạo được một số sản phẩm là văn bản có tính thẩm mĩ phục vụ nhu cầu thực tế.

- Sử dụng được phần mềm trình chiếu:

+ Chọn đặt được màu sắc, cỡ chữ hài hoà và hợp lí với nội dung.

+ Đưa được vào trong trang chiếu đường dẫn đến video hay tài liệu khác.

+ Thực hiện được thao tác đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang.

+ Sử dụng được các bản mẫu (template).

+ Tạo được các sản phẩm số phục vụ học tập, giao lưu và trao đổi thông tin.

 

Chủ đề con (lựa chọn):

Làm quen với phần mềm chỉnh sửa ảnh

- Nêu được một vài chức năng chính và thực hiện được một số thao tác cơ bản với phần mềm chỉnh sửa ảnh.

- Tạo được một vài sản phẩm số đơn giản đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình, trường học và địa phương.

 

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

 

Lập trình trực quan

- Mô tả được kịch bản đơn giản dưới dạng thuật toán và tạo được một chương trình đơn giản.

- Hiểu được chương trình là dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán.

- Thể hiện được cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp ở chương trình trong môi trường lập trình trực quan.

- Nêu được khái niệm hằng, biến, kiểu dữ liệu, biểu thức và sử dụng được các khái niệm này ở các chương trình đơn giản trong môi trường lập trình trực quan.

- Chạy thử, tìm lỗi và sửa được lỗi cho chương trình.

 

Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học

 

Tin học và ngành nghề

- Nêu được một số nghề nghiệp mà ứng dụng tin học sẽ làm tăng hiệu quả công việc.

- Nêu được tên một số nghề thuộc lĩnh vực tin học và một số nghề liên quan đến ứng dụng tin học.

- Nhận thức và trình bày được vấn đề bình đẳng giới trong việc sử dụng máy tính và trong ứng dụng tin học, nêu được ví dụ minh họa.

 

LỚP 9

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng

 

Vai trò của máy tính trong đời sống

- Nhận biết được sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi (trong gia đình, ở trường học, bệnh viện, công sở, nhà máy,...), trong mọi lĩnh vực (y tế, ngân hàng, hàng không, toán học, sinh học,...), nêu được ví dụ minh họa.

- Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của nó trong khoa học kĩ thuật và đời sống.

 

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

 

Đánh giá chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề

- Giải thích được sự cần thiết phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin. Nêu được ví dụ minh họa.

- Giải thích được tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin. Nêu được ví dụ minh họa.

 

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

 

Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet

- Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội, nêu được ví dụ minh họa.

- Nêu được một số nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin.

- Nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức,thiếu văn hóa khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ.

 

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

 

Phần mềm mô phỏng và khám phá tri thức

- Nêu được ví dụ phần mềm mô phỏng.

- Nêu được những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng.

- Nhận biết được sự mô phỏng thế giới thực nhờ máy tính có thể giúp con người khám phá tri thức và giải quyết vấn đề.

 

Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác

- Biết được khả năng đính kèm văn bản, ảnh, video, trang tính vào sơ đồ tư duy.

- Sử dụng được hình ảnh, biểu đồ, video một cách hợp lí.

- Sử dụng được bài trình chiếu và sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin và hợp tác.

 

Chủ đề con (lựa chọn):

Sử dụng bảng tính điện tử nâng cao

- Thực hiện được dự án sử dụng bảng tính điện tử góp phần giải quyết một bài toán liên quan đến quản lí tài chính, dân số,... Ví dụ: quản lí chi tiêu của gia đình, quản lí thu chi quỹ lớp.

 

Chủ đề con (lựa chọn):

Làm quen với phần mềm làm video

- Nêu được một số chức năng và thực hiện được một số thao tác cơ bản trong sử dụng một phần mềm làm video.

- Tạo được một vài đoạn video đáp ứng nhu cầu cuộc sống của cá nhân, gia đình, trường học, địa phương.

 

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

 

Giải bài toán bằng máy tính

Thông qua các ví dụ về lập trình trực quan:

- Trình bày được quá trình giải quyết vấn đề và mô tả được giải pháp dưới dạng thuật toán (hoặc bằng phương pháp liệt kê các bước hoặc bằng sơ đồ khối).

- Sử dụng được cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp trong mô tả thuật toán.

- Giải thích được trong quy trình giải quyết vấn đề có những bước (những vấn đề nhỏ hơn) có thể chuyển giao cho máy tính thực hiện, nêu được ví dụ minh họa.

- Giải thích được khái niệm bài toán trong tin học là một nhiệm vụ có thể giao cho máy tính thực hiện, nêu được ví dụ minh họa.

- Giải thích được chương trình là bản mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ mà máy tính có thể “hiểu” và thực hiện.

- Nêu được quy trình con người giao bài toán cho máy tính giải quyết.

 

Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học

 

Tin học và định hướng nghề nghiệp

- Trình bày được công việc đặc thù và sản phẩm chính của người làm tin học trong ít nhất ba nhóm nghề.

- Nêu và giải thích được ý kiến cá nhân (thích hay không thích,...) về một nhóm nghề nào đó.

- Nhận biết được đặc trưng cơ bản của nhóm nghề thuộc hướng Tin học ứng dụng và nhóm nghề thuộc hướng Khoa học máy tính.

- Tìm hiểu được (thông qua Internet và những kênh thông tin khác) công việc ở một số doanh nghiệp, công ty có sử dụng nhân lực thuộc các nhóm ngành đã được giới thiệu.

- Giải thích được cả nam và nữ đều có thể thích hợp với các ngành nghề trong lĩnh vực tin học, nêu được ví dụ minh họa.

 

IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

1. Định hướng chung

a) Phát huy khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn; bồi dưỡng sự tự tin và khả năng tự học, tự rèn luyện kĩ năng sử dụng các công cụ kĩ thuật số giúp HV có thể liên tục phát triển năng lực tin học, thích ứng được với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ kĩ thuật số.

b) Tổ chức và hướng dẫn hoạt động để HV tích cực, chủ động và sáng tạo trong khám phá kiến thức, trong vận dụng tri thức giải quyết vấn đề. Khuyến khích HV làm ra sản phẩm số.

c) Vận dụng các phương pháp giáo dục và các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HV và điều kiện cụ thể.

2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Tin học có nhiều cơ hội kết hợp việc hình thành và phát triển năng lực tin học với việc hình thành và phát triển cho HV năm phẩm chất chủ yếu và ba năng lực chung đã được quy định trong phần thứ nhất: Những vấn đề chung về GDTX cấp trung học cơ sở.

a) Phương pháp hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu

Một số chủ đề của môn Tin học giúp giáo viên có cơ hội hình thành và phát triển một cách hiệu quả cho HV những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Các chủ đề tập trung vào nội dung thuật toán và lập trình, các chủ đề “Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số”, “Ứng dụng tin học” và “Hướng nghiệp với tin học” tạo ra nhiều tình huống bộc lộ được phẩm chất qua các ứng xử, đặc biệt trong môi trường số. Giáo viên cần căn cứ vào các biểu hiện của những phẩm chất được mô tả trong phần thứ nhất để hình thành và phát triển phẩm chất cho HV trong suốt cả quá trình giáo dục tin học.

b) Phương pháp hình thành và phát triển năng lực chung

Nội dung và các yêu cầu cần đạt của một số chủ đề trong Chương trình môn Tin học giúp hình thành và phát triển trực tiếp ba thành phần của năng lực tin học: (năng lực d) “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học”; (năng lực e) “Hợp tác trong môi trường số” và (năng lực c) “Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông”. Thông qua các chủ đề đó, giáo viên cần kết hợp góp phần cụ thể, trực tiếp phát triển ba năng lực chung “tự chủ và tự học”, “giao tiếp và hợp tác”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”. Giáo viên cần căn cứ vào tình huống cụ thể trong môi trường số và dựa vào các biểu hiện được mô tả trong phần thứ nhất để phát triển các năng lực chung nêu trên.

3. Định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đặc thù

Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên cần:

a) Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, coi trọng dạy học trực quan và thực hành. Khuyến khích sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để phát huy khả năng làm việc nhóm, khả năng tự học và tính chủ động của HV. Việc dạy học ở phòng thực hành máy tính cần được tổ chức linh hoạt nhằm đem lại cho HV sự hào hứng, chủ động khám phá, nhưng phải bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

b) Tuỳ theo nội dung bài, ở mỗi hoạt động, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Một số chủ đề liên quan trực tiếp đến lập luận, suy diễn logic, tư duy thuật toán và giải quyết vấn đề có thể được dạy học không nhất thiết phải sử dụng máy tính.

c) Gắn nội dung kiến thức với các vấn đề thực tế, yêu cầu HV không chỉ đề xuất giải pháp cho vấn đề mà còn phải biết kiểm chứng hiệu quả của giải pháp thông qua sản phẩm số.

d) Chú ý thực hiện dạy học phân hoá. Ở cấp THCS, giúp HV lựa chọn những chủ đề thích hợp, khơi gợi niềm đam mê và giúp HV phát hiện khả năng của bản thân đối với môn Tin học, chuẩn bị cho sự lựa chọn môn Tin học ở cấp trung học phổ thông. Phương pháp dạy học thực hành rất quan trọng trong các chủ đề định hướng Tin học ứng dụng với mục tiêu rèn luyện và phát triển kĩ năng sử dụng công cụ kĩ thuật số. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề phù hợp với nhiều chủ đề của định hướng Khoa học máy tính với mục tiêu phát triển tư duy máy tính cho HV.

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

1. Định hướng chung

a) Đánh giá thường xuyên hay định kì đều bám sát năm thành phần của năng lực tin học và các mạch nội dung học vấn số hoá phổ thông (DL) ,Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT), Khoa học máy tính (CS), đồng thời cũng dựa vào các biểu hiện năm phẩm chất chủ yếu và ba năng lực chung được xác định trong chương trình tổng thể.

b) Với các chủ đề có trọng tâm là ICT, cần coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng làm ra sản phẩm. Với các chủ đề có trọng tâm là CS, chú trọng đánh giá năng lực sáng tạo và tư duy có tính hệ thống. Với mạch nội dung DL, phải phối hợp đánh giá cách HV xử lí tình huống cụ thể với đánh giá thông qua quan sát thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của HV trong môi trường số. Giáo viên cần lập hồ sơ học tập dưới dạng cơ sở dữ liệu đơn giản để lưu trữ, cập nhật kết quả đánh giá thường xuyên đối với mỗi HV trong cả quá trình học tập của năm học, cấp học.

c) Kết luận đánh giá của giáo viên về năng lực tin học của mỗi HV dựa trên sự tổng hợp các kết quả đánh giá thường xuyên và kết quả đánh giá định kì.

2. Một số lưu ý trong đánh giá

a) Đánh giá năng lực tin học trên diện rộng phải căn cứ yêu cầu cần đạt đối với các chủ đề bắt buộc; tránh xây dựng công cụ đánh giá dựa vào nội dung của chủ đề lựa chọn cụ thể.

b) Cần tạo cơ hội cho HV đánh giá chất lượng sản phẩm bằng cách khuyến khích HV giới thiệu rộng rãi sản phẩm số của mình cho bạn bè, thầy cô và người thân để nhận được nhiều nhận xét góp ý.

c) Để đánh giá chính xác và khách quan hơn, giáo viên thu thập thêm thông tin bằng cách tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm số do HV làm ra, khích lệ HV tự do trao đổi thảo luận với nhau hoặc với giáo viên.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải thích thuật ngữ

Trong Chương trình môn Tin học, các thuật ngữ dưới đây được dùng với nghĩa như sau:

a) Một số thuật ngữ tin học

Các thuật ngữ được sắp xếp theo thứ tự ABC; có chú thích thuật ngữ tiếng Anh trong dấu ngoặc đơn ( ).

Thuật ngữ

Giải thích

Ba mạch kiến thức DL, ICT, CS

Mỗi mạch trong ba mạch kiến thức DL, ICT, CS tự nó chứa ít nhiều những kiến thức thuộc một hoặc cả hai mạch kiến thức còn lại, không thể tách rời; do đó mỗi kiến thức cung cấp cho HV có sự hoà lẫn, bện chặt vào nhau của ba mạch kiến thức; tuỳ theo ý nghĩa và vai trò trọng tâm của một nội dung trong hệ thống kiến thức Tin học phổ thông mà xem nội dung đó thuộc về mạch kiến thức nào.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (IR 4.0)

Cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tạo ra quy trình, phương thức sản xuất mới. Sự tích hợp Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, điện toán đám mây cùng các tiến bộ đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano và các công nghệ khác vào trung tâm của hệ thống sản xuất và sản phẩm cho phép làm mờ ranh giới giữa các hệ thống thực (thế giới vật lí, thế giới các thực thể) và các hệ thống ảo (thế giới số, không gian số). Điều đó tạo ra một nền sản xuất thông minh mà ở đó sản phẩm được sản xuất trong thế giới vật lí nhưng quá trình tính toán, thiết kế, tạo mẫu,... được thực hiện trên không gian số.

Công nghệ thông tin và Truyền thông (Information and Communication Technology - ICT)

Tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

Công nghệ số (Digital Technology)

Công nghệ về các tài nguyên số bao gồm việc số hoá và quản trị, xử lí các dữ liệu số.

Dữ liệu lớn (Big Data)

Tập hợp dữ liệu rất lớn, đa dạng và phức tạp mà các công nghệ xử lí dữ liệu truyền thống không xử lí được. Công nghệ xử lí dữ liệu lớn bao gồm việc phân tích, thu thập, giám sát, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, khai phá ngữ nghĩa và truyền dữ liệu.

Học vấn số hoá phổ thông (Digital Literacy - DL)

Khả năng sử dụng các hệ thống máy tính một cách tự tin và hiệu quả, bao gồm:

+ Các kĩ năng cơ bản sử dụng bàn phím, chuột,...

+ Sử dụng các chức năng cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản, hình chiếu, bảng tính,...

+ Sử dụng Internet để duyệt web, tìm kiếm thông tin, tạo ra nội dung cho các trang web. Liên lạc và hợp tác qua e-mail, mạng xã hội, các diễn đàn thảo luận,...

Internet vạn vật (Internet of Things - IoT)

Hệ thống liên mạng bao gồm các phương tiện và vật dụng, các thiết bị thông minh được cài đặt các cảm biến, phần mềm chuyên dụng giúp chúng có thể tự động kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu trên cơ sở hạ tầng Internet mà không nhất thiết có sự tương tác trực tiếp giữa con người với con người, hay con người với máy tính.

Kinh tế tri thức (Knowledge Economy)

Nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao, lấy tri thức làm động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế.

Khoa học dữ liệu (Data Science)

Khoa học về các quá trình và các hệ thống trích chọn tri thức từ dữ liệu ở các dạng khác nhau để tạo ra các quyết định dẫn dắt hành động. Khoa học dữ liệu được phát triển tiếp nối từ phân tích dữ liệu, khoa học thống kê, khai phá dữ liệu,...

Khoa học máy tính (Computer Science - CS)

Khoa học nghiên cứu các nguyên lí và thực hành làm cơ sở cho sự hiểu biết và mô hình hoá tính toán, ứng dụng của chúng trong việc phát triển máy tính và các hệ thống máy tính. Ngày nay, khoa học máy tính được xem là nền tảng cho các ngành khác trong lĩnh vực ICT nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản và thực tiễn của việc tính toán, tư duy máy tính và ứng dụng chúng trong việc thiết kế và phát triển phần cứng, phần mềm, các hệ thống máy tính.

Mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Network)

Mạng kết nối các cảm biến (sensor) với nhau thông qua sóng vô tuyến hoặc ánh sáng.

Mạng xã hội (Social Network)

Mạng kết nối người dùng lại với nhau thông qua Internet để chia sẻ các sở thích hay thông tin cùng quan tâm, không phân biệt đối tượng tham gia, không phụ thuộc không gian và thời gian. Dịch vụ mạng xã hội có những loại hình như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tệp và xã luận,...

Robot giáo dục

Loại robot được thiết kế phục vụ mục đích giáo dục, giúp HV hiểu và thực hành những kiến thức kĩ năng về cơ khí, điện tử và điều khiển tự động.

Scratch

Ngôn ngữ lập trình trực quan được MIT phát triển và đang được sử dụng ở nhiều trên thế giới.

Thế giới ảo (Virtual World)

Thế giới do con người tạo ra trong môi trường số.

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI)

Khả năng máy tính và thiết bị bắt chước cách “nhận thức”, “xử lí” và “giải quyết vấn đề” giống như con người nói riêng và các sinh vật thông minh nói chung. Con người viết và cài đặt các chương trình để máy tính và các thiết bị có được khả năng đó. Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học máy tính.

Tư duy máy tính (Computer Thinking hoặc Computational Thinking)

Quá trình nhận biết các khía cạnh tính toán trong thế giới xung quanh ta, từ đó giúp giải quyết vấn đề. Ví dụ biết cách chia vấn đề thành những phần có thể giải quyết và đưa ra các thuật toán để giải quyết chúng. Tư duy máy tính là kĩ năng cơ bản và cần thiết đối với tất cả mọi người, không chỉ cho các nhà khoa học máy tính. Tư duy máy tính là một quá trình nhận thức và suy luận logic để giải quyết vấn đề, là khả năng:

- Phân rã công việc và dữ liệu.

- Khái quát hoá, xác định và sử dụng các dạng mẫu.

- Trừu tượng hóa, lựa chọn cách biểu diễn.

- Đánh giá và ước lượng.

- Phát triển thuật toán.

Tư duy máy tính không chỉ cho phép HV tiếp cận các chủ đề tin học một cách thuận lợi, mà quan trọng hơn, nó phát triển cho HV kĩ năng tư duy giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống.

b) Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt

Chương trình môn Tin học sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của HV. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng tổng hợp dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn.

Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho HV.

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

- Kể lại được (điều quan sát, điều biết thêm), nêu được (công việc, ví dụ, tên thiết bị, tên nghề, tên thành phần, tên và độ lớn đơn vị đo dung lượng, vai trò, lợi ích, khả năng, khái niệm, thông tin chính, công dụng, ưu điểm, nhược điểm, tác hại, nhu cầu, chức năng, ý nghĩa, đặc điểm, nội dung liên quan đến Luật Công nghệ thông tin, hành vi vi phạm pháp luật, các bước, quy trình, dịch vụ, cách, dạng lừa đảo phổ biến trên mạng, cảnh báo, mục tiêu và thành tựu, trải nghiệm của bản thân, lĩnh vực sử dụng kĩ thuật mô phỏng, ý tưởng của kĩ thuật, ứng dụng của đường truyền, ứng dụng của kiểu dữ liệu tuyến tính, ứng dụng của Duyệt đồ thị, tình huống dẫn đến mất dữ liệu, tình huống phải cài đặt phần mềm).

- Khởi động được (máy tính, một số thiết bị thông dụng), kích hoạt được (phần mềm).

- Biết được (không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi, tác hại của bệnh nghiện Internet, người xấu có thể lợi dụng, thông tin cá nhân có thể được lưu trữ, có thể biểu diễn sắp xếp phân loại, chức năng của thiết bị, cách kết nối các bộ phận, cách kết nối PC với thiết bị, bit là đơn vị nhỏ nhất, chương trình máy tính là một mô tả thuật toán, tệp chương trình cũng là dữ liệu, việc kiểm thử chương trình giúp phát hiện lỗi, khả năng đính kèm, vai trò của máy tính, tính ưu việt của việc sử dụng máy tính), nhận biết được (cái gì là thông tin và đâu là quyết định, ba dạng thông tin hay gặp, màn hình cảm biến, tệp, thư mục, ổ đĩa, nhu cầu lưu trữ dữ liệu, biểu tượng của phần mềm, mục đích chia một nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn, sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu, sự có mặt của các thiết bị, thiết bị số thông dụng, sơ đồ mạch logic, mạng xã hội, sự mô phỏng thế giới thực, đặc trưng cơ bản của nhóm nghề, lợi ích của phương pháp làm mịn dần, tính ưu việt của kĩ thuật Đệ quy), nhận thấy (phần mềm có thể giúp tập gõ bàn phím), biết cách (dùng máy tìm kiếm, đăng kí tài khoản thư điện tử).

- Nhận ra được (thông tin thu nhận và được xử lí là gì, chương trình máy tính, thiết bị vào - ra), nhận diện được (hình dạng các bộ phận chính, một số thông điệp lừa đảo trên mạng), chỉ ra được (khu vực chính của bàn phím, lĩnh vực phát triển mạnh mẽ dựa trên AI).

- Thực hiện được (các thao tác, quyền sở hữu trí tuệ ở mức đơn giản, tạo thư mục, tìm kiếm thông tin, ra khỏi phần mềm, định dạng, các phép tính cơ bản AND OR NOT, chương trình, chỉ dẫn trong tài liệu, tạo lập cơ sở dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu, một số chức năng trong phần mềm), tìm kiếm được (thông tin).

Hiểu

- Diễn tả được (khái niệm thuật toán), diễn đạt được (một số khái niệm trong chủ đề cơ sở dữ liệu), mô tả được (chức năng của các bộ phận, dữ liệu thống kê, khái niệm kiểu dữ liệu tuyến tính, thuật toán, kịch bản, giải pháp), trình bày được (tác dụng của một số công cụ, thông tin ở dạng bảng, ý tưởng dưới dạng sơ đồ tư duy, khái niệm, tầm quan trọng, lịch sử máy tính, vấn đề bình đẳng giới, tác động tiêu cực, quá trình giải quyết vấn đề, công việc đặc thù và sản phẩm chính, thông tin hướng nghiệp, những đóng góp cơ bản, những thay đổi, phương thức học tập và làm việc, cách đề phòng, lịch sử của hệ điều hành, cấu trúc dữ liệu, vai trò và cơ chế hoạt động, tính đệ quy, ý tưởng của kĩ thuật duyệt), phát biểu được (nhiệm vụ đặt ra, bài toán sắp xếp và tìm kiếm), nêu được (ví dụ minh họa, nhận xét, mối quan hệ, vấn đề nảy sinh về đạo đức và pháp luật khi giao tiếp trên mạng).

- Giải thích được (ví dụ minh họa, lợi ích, máy tính là công cụ hiệu quả, sự cần thiết, tính chất của thông tin, một số khái niệm, có những bước có thể chuyển giao cho máy tính, chương trình là bản mô tả thuật toán, biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1, ứng dụng của hệ nhị phân, vai trò của các mạch logic, việc số hoá văn bản, chức năng của bảng mã, chức năng của hệ điều hành, phần mở rộng của tên tệp, việc đưa các công thức vào bảng tính, sự khác nhau giữa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối, sự thay đổi địa chỉ tương đối, thuật toán sắp xếp và tìm kiếm, mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm, tác hại, sự cần thiết và tầm quan trọng, những biểu hiện, tác động, ý kiến, sự bình đẳng giới trong tin học, vai trò của thiết bị, sự vi phạm bản quyền, nội dung của luật, đơn vị đo hiệu năng, thông số, tính ưu việt, cấu trúc của trang web, kĩ thuật thiết kế thuật toán.

- Hiểu được (chương trình là dãy các lệnh điều khiển máy tính), tìm hiểu được (cấu trúc cây của thư mục, chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, công việc ở một số doanh nghiệp, thông tin ngành đào tạo), mô phỏng được (các phép toán Duyệt cây nhị phân, thuật toán tạo Cây tìm kiếm nhị phân, thuật toán duyệt Duyệt đồ thị), biểu diễn được (Hàng đợi và Ngăn xếp, Cây tìm kiếm nhị phân, Đồ thị), phân tích được (thiết bị số khác cũng là hệ thống xử lí thông tin, ưu nhược điểm về giao tiếp trong thế giới ảo, tính nhân văn trong ứng xử, tương quan tuyến tính), đọc hiểu được (chương trình, tài liệu hướng dẫn, công thức trong bảng tính điện tử), phân biệt được (hình dạng, các loại thông tin, thông tin với vật mang tin, hệ điều hành với phần mềm ứng dụng, thông tin và dữ liệu, hai loại kiến trúc tập trung và phân tán của hệ Cơ sở dữ liệu, chức năng), so sánh được (mạng LAN và Internet, phần mềm nguồn mở với phần mềm thương mại), đánh giá được (lợi ích của thông tin).

Vận dụng

- Tìm được (tệp, thông tin), biên tập được (phim, màu sắc ảnh), cắt được (ảnh), chuẩn bị được (báo cáo của dự án), thể hiện được (mong muốn biết sử dụng máy tính, sự hợp tác của mình, sự tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin), biết dùng (công cụ gạch đầu dòng), dùng được (địa chỉ trong công thức), chạy thử được (chương trình), chuyển đổi được (giữa các đơn vị lưu trữ thông tin), cài đặt được (phần mềm), kết nối được (PC với các thiết bị số), chia sẻ được (thông tin, dữ liệu), khai thác được (thông tin, một số nguồn học liệu mở), lưu trữ được (văn bản), chỉnh sửa được (văn bản, ảnh, màu sắc), tuỳ chỉnh được (chức năng của máy tính), xác lập được (các lựa chọn theo tiêu chí tìm kiếm), định dạng được (kí tự, kiểu chữ, màu chữ, kích thước chữ), lắp ráp được (robot giáo dục), soạn thảo được (văn bản), tạo được (tệp, chương trình, thư viện, thư mục, sản phẩm số).

- Xác định được (cấu trúc dữ liệu thích hợp, chủ đề của thông tin cần tìm, phần cơ sở và phần đệ quy trong mô tả đệ quy), chia được (công việc thành những việc nhỏ hơn), chọn được (thông tin phù hợp), chuẩn bị được (báo cáo), thiết lập được (mối quan hệ giữa các bảng), sử dụng được (công cụ tìm kiếm, biến nhớ và biểu thức, phần mềm), vận dụng được (quy tắc thực hành, phương pháp làm mịn dần).

- Thực hiện được (biện pháp bảo vệ dữ liệu, cài đặt hoặc gỡ bỏ phần mềm, biện pháp phòng ngừa, nhiệm vụ giáo viên đặt ra, giao tiếp qua mạng, dự án, khai thác cơ sở dữ liệu, thao tác xử lí ảnh), bảo vệ được (thông tin), hợp tác được (theo nhóm để viết kịch bản), kiểm thử được (chương trình), viết được (chương trình, bản hướng dẫn), thiết kế được (các nhân vật hoạt hình), quản lí được (dự án).

2. Thời lượng thực hiện chương trình

Thời lượng dành cho môn Tin học ở cấp THCS là 35 tiết/lớp/năm học. Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa các nội dung. Thời lượng dành cho các nội dung ở mỗi lớp cấp THCS (số tiết) như sau:

Chủ đề

Lớp 6

(Số tiết)

Lớp 7

(Số tiết)

Lớp 8

(Số tiết)

Lớp 9

(Số tiết)

Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng

6

6

2

2

Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet

4

0

0

0

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

6

3

4

4

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

4

2

1

2

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

7

16

14

15

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

4

4

8

6

Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học

0

0

2

2

Đánh giá định kì

4

4

4

4

Tổng số

35

35

35

35

Chú thích: Với mỗi nội dung, thời lượng thực hành khoảng 14 tiết.

- Ở lớp 8 cần chọn 1 trong 2 chủ đề con (mỗi chủ đề con lựa chọn đều khoảng 10 tiết).

- Ở lớp 9 cần chọn 1 trong 2 chủ đề con (mỗi chủ đề con lựa chọn đều khoảng 13 tiết).

3. Thiết bị dạy học

a) Thiết bị phục vụ giáo viên dạy học: máy tính cá nhân, máy chiếu, màn hình chiếu.

b) Thiết bị phục vụ HV thực hành

- Máy tính

+ Số lượng máy tính trong giờ thực hành: Ở cấp THCS: tối thiểu 1 máy tính/3 HV.

+ Cấu hình máy tính: Phải đáp ứng cài đặt được các hệ điều hành và phần mềm thông dụng, Các máy tính phải được kết nối mạng LAN và Internet, có trang bị những thiết bị phục vụ thực hành như loa, tai nghe, micro, camera,...

+ Phần mềm: Các máy tính cần được cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng thuộc loại có bản quyền, mã nguồn mở hoặc miễn phí.

- Các thiết bị khác:

+ Thiết bị mạng bao gồm Switch, Modem, Access Point, cáp mạng, dây mạng dùng để kết nối mạng LAN và Internet cho các máy tính, phục vụ HV thực hành các bài học về thiết bị số và thiết kế mạng.

+ Máy chiếu và màn hình.

c) Phòng thực hành máy tính

Phòng thực hành phải có đủ diện tích để sắp xếp thiết bị; có máy tính, máy chiếu, màn hình, máy in; có máy tính dùng làm server để lưu trữ các học liệu điện tử, cài đặt các phần mềm quản lí học tập, phần mềm quản lí nhà trường và phần mềm tường lửa; có nội quy phòng thực hành,...

 

MÔN CÔNG NGHỆ

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chương trình môn Công nghệ hình thành, phát triển ở HV năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung; thực hiện các nội dung xuyên chương trình như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,...

2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình môn Công nghệ cấp THCS tiếp tc phát triển năng lực công nghệ mà HV đã tích luỹ được ở cấp tiểu học. Kết thúc THCS, HV đọc được thông số kĩ thuật, nhận biết và sử dụng đúng cách một số sản phẩm công nghệ trong gia đình; trao đổi được thông tin về sản phẩm, quy trình công nghệ thông qua lập và đọc bản vẽ kĩ thuật đơn giản; đánh giá và thiết kế được sản phẩm công nghệ đơn giản; có hiểu biết về những nguyên lí cơ bản, những kĩ năng ban đầu trong các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp; có tri thức và trải nghiệm về lựa chọn nghề trong lĩnh vực công nghệ, góp phần lựa chọn hướng đi phù hợp sau THCS; phát huy hứng thú học tập; rèn luyện được tính cẩn thận, kiên trì trong các hoạt động kĩ thuật, công nghệ.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Công nghệ góp phần hình thành và phát triển ở HV các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học đã được quy định tại Phần thứ nhất. Những vấn đề chung của Chương trình GDTX cấp THCS.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Môn Công nghệ hình thành và phát triển ở HV năng lực công nghệ, bao gồm các thành phần: Nhận thức công nghệ, Giao tiếp công nghệ, Sử dụng công nghệ, Đánh giá công nghệ và Thiết kế kĩ thuật. Biểu hiện cụ thể của năng lực công nghệ được trình bày như sau:

Thành phần năng lực

Yêu cầu cần đạt

Nhận thức công nghệ [a]

a2.1]: Mô tả được một số sản phẩm công nghệ và tác động của nó trong đời sống gia đình.

[a2.2]: Nhận thức được nội dung cơ bản về vai trò, các quá trình kĩ thuật và công nghệ, các nghề nghiệp có liên quan của một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế của Việt Nam như nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp.

[a2.3]: Nhận thức được một số nội dung cơ bản về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

[a2.4]: Tóm tắt được các tri thức, kĩ năng cơ bản của một số quá trình kĩ thuật, công nghệ có tính nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

Giao tiếp công nghệ [b]

[b2.1]: Biểu diễn được vật thể hay ý tưởng thiết kế bằng các hình biểu diễn cơ bản.

[b2.2]: Đọc được các bản vẽ, kí hiệu, quy trình công nghệ thuộc một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu.

Sử dụng công nghệ [c]

[c2.1]: Đọc được tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị, sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.

[c2.2]: Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.

[c2.3]: Phát hiện, đề xuất được giải pháp xử lí các tình huống mất an toàn cho người và sản phẩm công nghệ trong gia đình.

[c2.4]: Thực hiện được một số thao tác sơ cứu đơn giản cho người trong những tình huống khẩn cấp.

[c2.5]: Thực hiện được một số kĩ thuật đơn giản trong sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản.

Đánh giá công nghệ [d]

[d2.1 ]: Đưa ra được nhận xét cho một sản phẩm công nghệ về chức năng, độ bền, tính thẩm mĩ, tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

[d2.2]: Lựa chọn được sản phẩm công nghệ phù hợp trên cơ sở các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

Thiết kế kĩ thuật [e]

[e2.1]: Phát hiện được nhu cầu, vấn đề cần giải quyết trong bối cảnh cụ thể.

[e2.2]: Đề xuất được giải pháp và tạo được sản phẩm công nghệ đơn giản dựa trên quy trình thiết kế kĩ thuật và kiến thức, kĩ năng về công nghệ.

III. NỘI DUNG GIÁO DỤC

Môn Công nghệ được triển khai thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9. Thời lượng dành cho môn Công nghệ ở lớp 6, lớp 7 cấp THCS là 35 tiết/lớp/năm học; ở lớp 8, lớp 9 là 52 tiết/lớp/năm học.

Cấu trúc nội dung chương trình môn Công nghệ ở cấp THCS cụ thể như sau:

1. Nội dung khái quát

Nội dung

Lớp

6

7

8

9

CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

 

 

 

 

Vai trò của công nghệ

x

 

 

 

Sản phẩm công nghệ

x

 

 

 

An toàn với công nghệ

x

 

x

x

LĨNH VỰC SẢN XUẤT CHỦ YẾU

 

 

 

 

Nông nghiệp

 

x

 

 

Lâm nghiệp

 

x

 

 

Thủy sản

 

x

 

 

Công nghiệp

 

 

x

 

THIẾT KẾ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

 

 

 

 

Ngôn ngữ kĩ thuật

 

 

x

 

Thiết kế kĩ thuật

 

 

x

 

CÔNG NGHỆ VÀ HƯỚNG NGHIỆP

 

 

 

 

Định hướng nghề nghiệp

 

x

x

x

Trải nghiệm nghề nghiệp

 

 

 

x

2. Nội dung cụ thể của từng lớp

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

 

TRỒNG TRỌT

 

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Nhà ở

Mở đầu về trồng trọt

Vẽ kĩ thuật

Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

Bảo quản và chế biến thực phẩm

Quy trình trồng trọt

Cơ khí

Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trang phục và thời trang

Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

An toàn điện

Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

Đồ dùng điện trong gia đình

CHĂN NUÔI

Kĩ thuật điện

Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

 

Mở đầu về chăn nuôi

Thiết kế kĩ thuật

TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP

 

Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi

 

Các mô đun công nghiệp

(Học sinh tự chọn học 1 trong các mô đun sau; mỗi mô đun 35 tiết)

 

Nuôi thủy sản

 

Lắp đặt mạng điện trong nhà

 

 

 

Lắp đặt mạch điện trang trí, báo hiệu

 

 

 

Lắp đặt hệ thống điều khiển chiếu sáng cho ngôi nhà thông minh

 

 

 

Lắp đặt mạng điện an ninh, bảo vệ trong ngôi nhà thông minh

 

 

 

Lắp đặt mạch điện tiện ích trong gia đình sử dụng kit vi điều khiển ứng dụng

 

 

 

Gia công gỗ

 

 

 

Các mô-đun nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

 

 

 

Trồng cây ăn quả

 

 

 

Nuôi gà lấy thịt theo tiêu chuẩn VietGAP

 

 

 

Nuôi cá nước ngọt

 

 

 

Trồng cây rng

 

 

 

Nông nghiệp 4.0

 

 

 

Các mô-đun dịch vụ

 

 

 

Cắt may

 

 

 

Chế biến thực phẩm

 

 

 

Làm hoa giấy, hoa vải

 

 

 

Cắm hoa nghệ thuật

3. Nội dung và yêu cầu cần đạt cụ thể của từng lớp

LỚP 6

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Nhà ở

- Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở; một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.

- Kể được tên một số vật liệu, mô tả các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

- Mô tả, nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

- Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.

 

Bảo quản và chế biến thực phẩm

- Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khoẻ con người.

- Nêu được vai trò và ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.

- Trình bày được một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.

- Lựa chọn và chế biến được một món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.

- Hình thành thói quen ăn, uống khoa học; chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Tính toán được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

 

Trang phục và thời trang

- Nhận biết được vai trò, sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống; các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về thời trang, nhận ra xu hướng thời trang của bản thân.

- Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

- Sử dụng và bảo quản được một số loại trang phục thông dụng.

 

Đồ dùng điện trong gia đình

- Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính, mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của đồ dùng loại điện nhiệt, điện quang, điện cơ (nồi cơm điện, bếp điện, đèn điện, quạt điện, máy điều hoà,...).

- Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

- Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình.

 

LỚP 7

Nội dung

Yêu cu cần đạt

Ghi chú

Mở đầu về trồng trọt

Trình bày được vai trò của trồng trọt, kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

- Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt

 

Quy trình trồng trọt

- Nêu được các bước trong quy trình trồng trọt.

- Trình bày được mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình trồng trọt

- Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

- Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến trong gia đình.

- Thực hiện được một số công việc trong quy trình trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến.

- Tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong trồng trọt

 

Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

- Trình bày được vai trò của rừng, phân biệt được các loại rừng phổ biến ở nước ta.

- Tóm tắt được quy trình trồng, chăm sóc cây rừng và các biện pháp bảo vệ rừng.

- Có ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.

 

Mở đầu về chăn nuôi

- Trình bày được vai trò của chăn nuôi, nhận biết được một số vật nuôi được nuôi nhiều, các loại vật nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta.

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

- Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong chăn nuôi.

 

Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Trình bày được vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

- Trình bày được kĩ thuật nuôi, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho một loại vật nuôi phổ biến.

- Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc một loại vật nuôi trong gia đình.

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

 

Nuôi thủy sản

Trình bày được vai trò của thủy sản; nhận biết được một số thủy sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta.

- Nêu được quy trình kĩ thuật nuôi, chăm sóc, phòng, trị bệnh, thu hoạch một loại thủy sản phổ biến.

- Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc nuôi và chăm sóc một loại thủy sản phù hợp.

- Có ý thức bảo vệ môi trường nuôi thủy sản và nguồn lợi thủy sản.

 

LỚP 8

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Vẽ kĩ thuật

- Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước.

- Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.

- Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.

- Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản.

- Đọc được bản vẽ nhà đơn giản.

 

Cơ khí

- Nhận biết được một số vật liệu thông dụng.

- Trình bày khái niệm truyền và biến đổi chuyển động, cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.

- Trình bày được một số phương pháp và quy trình gia công cơ khí bằng tay.

 

An toàn điện

- Nhận biết được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.

- Trình bày được một số biện pháp an toàn điện.

- Thực hiện được một số động tác cơ bản sơ cứu người bị tai nạn điện.

 

Kĩ thuật điện

- Trình bày được cấu trúc chung của mạch điện, thành phần và chức năng của các bộ phận chính trên mạch điện (nguồn, tải, truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện).

- Vẽ và mô tả được sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản; phân loại và nêu được vai trò của một số mô đun cảm biến trong mạch điện điều khiển đơn giản.

- Lắp ráp được mạch điện điều khiển đơn giản có sử dụng một mô đun cảm biến.

 

Thiết kế kĩ thuật

- Trình bày được mục đích và vai trò của thiết kế kĩ thuật.

- Kể tên được một số ngành nghề chính liên quan tới thiết kế.

- Mô tả được các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật.

- Thiết kế được một sản phẩm kĩ thuật đơn giản theo gợi ý, hướng dẫn.

 

LỚP 9

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

- Trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

- Kể tên và phân tích được đặc điểm, những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

 

Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

- Mô tả được cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam.

- Hiểu được sau khi kết thúc trung học cơ sở có những hướng đi nào liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

 

Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

- Trình bày được khái niệm về thị trường lao động, các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động, vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Tìm kiếm được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ.

 

Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

- Tóm tắt được một số lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp.

- Giải thích được các bước trong quy trình lựa chọn nghề nghiệp.

- Tự đánh giá được năng lực, sở thích, cá tính của bản thân, bối cảnh của gia đình về mức độ phù hợp với một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Nhận ra và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

 

Mô-đun 1: Lắp đặt mạng điện trong nhà

- Mô tả được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.

- Sử dụng được một số dụng cụ đo điện cơ bản.

- Thiết kế được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Lựa chọn được thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp cho mạng điện trong nhà.

- Lắp đặt được mạng điện trong nhà theo thiết kế.

- Kiểm tra, thử nghiệm mạng điện hoạt động đúng yêu cầu, an toàn.

- Tính toán được chi phí cho một mạng điện trong nhà đơn giản.

- Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 2: Lắp đặt mạch điện trang trí, báo hiệu

- Mô tả cấu tạo, chức năng và kiểm tra được một số linh kiện thông dụng dùng trong mạch điện trang trí, báo hiệu.

- Sử dụng được một số dụng cụ đo điện cơ bản.

- Thiết kế được sơ đồ mạch điện trang trí, báo hiệu đơn giản.

- Lựa chọn được linh kiện, dụng cụ, vật liệu cần thiết và phù hợp cho mạch điện trang trí, báo hiệu.

- Lắp đặt được mạch điện theo thiết kế.

- Kiểm tra, điều chỉnh thông số của mạch đúng yêu cầu, an toàn.

- Tính toán được chi phí để lắp đặt một mạch điện trang trí, báo hiệu đơn giản.

- Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 3: Lắp đặt hệ thống điều khiển chiếu sáng cho ngôi nhà thông minh

- Mô tả được đặc điểm cơ bản của một ngôi nhà thông minh.

- Sử dụng được một số dụng cụ đo điện cơ bản.

- Nhận biết được một số cảm biến ánh sáng, rơ le thời gian thông dụng.

- Thiết kế được một hệ thống điều khiển chiếu sáng tự động cho ngôi nhà.

- Lựa chọn được linh kiện, dụng cụ, vật liệu cần thiết và phù hợp cho hệ thống.

- Lắp đặt, kiểm tra, điều chỉnh thông số của hệ thống đúng yêu cầu, an toàn.

- Tính toán được chi phí để lắp đặt một hệ thống điều khiển chiếu sáng đơn giản cho ngôi nhà thông minh.

- Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 4: Lắp đặt mạng điện an ninh, bảo vệ trong ngôi nhà thông minh

- Mô tả được đặc điểm cơ bản của một ngôi nhà thông minh.

- Sử dụng được một số dụng cụ đo điện cơ bản.

- Trình bày được khái niệm cảm biến, nguyên tắc hoạt động của một số loại cảm biến cơ bản: khí gas, khói, hồng ngoại, siêu âm.

- Thiết kế được mạch điện báo rò khí gas, báo cháy, báo trộm.

- Lựa chọn được linh kiện, dụng cụ, vật liệu cần thiết và phù hợp cho hệ thống.

- Lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh sự hoạt động của mạch điện theo yêu cầu.

- Tính toán được chi phí để lắp đặt hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn cho ngôi nhà thông minh.

- Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 5: Lắp đặt mạch điện tiện ích trong gia đình sử dụng kit vi điều khiển ứng dụng

- Sử dụng được một số dụng cụ đo điện cơ bản.

- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của một số thiết bị đóng cắt thông dụng: Rơle điện từ, công tắc tơ.

- Mô tả được ba thành phần cơ bản của một hệ thống điều khiển (Tín hiệu vào - Bộ điều khiển - Tín hiệu ra).

- Nhận biết được một số loại cảm biến thông dụng: cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến ánh sáng, cảm biến siêu âm.

- Mô tả được các chân chức năng cơ bản trên kit lập trình vi điều khiển.

- Thiết kế được mạch điện tự động bơm nước, mạch điện tưới nước tự động, mạch điện điều khiển đèn chiếu sáng tự động. Có sử dụng kit vi điều khiển.

- Vẽ được lưu đồ thuật toán, viết được chương trình điều khiển sử dụng các câu lệnh thông dụng của ngôn ngữ lập trình Pascal, C.

- Nạp được chương trình (dạng file hex) vào kit lập trình tương ứng.

- Lựa chọn được linh kiện, dụng cụ, vật liệu cần thiết và phù hợp cho hệ thống.

- Lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh sự hoạt động của mạch điện theo yêu cầu.

- Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 6: Gia công gỗ

- Nhận biết được một số loại gỗ thông dụng.

- Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ thông thường để gia công gỗ.

- Đọc được bản vẽ lắp và chi tiết một số sản phẩm gỗ đơn giản.

- Gia công, lắp ráp và hoàn thiện được một số sản phẩm gỗ đơn giản.

- Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 7: Trồng cây ăn quả

- Trình bày được vai trò của cây ăn quả.

- Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương.

- Nêu được quy trình trồng, chăm sóc và kĩ thuật tỉa cành tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả của một số loại cây ăn quả phổ biến.

- Thực hiện được kĩ thuật nhân giống vô tính một số loại cây ăn quả phổ biến.

- Trồng và chăm sóc một loại cây ăn quả.

- Tính toán được chi phí và hiệu quả kinh tế khi trồng cây ăn quả.

- Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 8: Nuôi gà lấy thịt theo tiêu chuẩn VietGAP

- Trình bày được ý nghĩa, các tiêu chí của việc chăn nuôi gà lấy thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Giải thích được các điều kiện cần thiết để chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Lựa chọn được mô hình chăn nuôi thích hợp.

- Thực hiện được công việc nuôi dưỡng, chăm sóc gà và phòng, trị một số loại bệnh thường gặp.

- Tính toán được chi phí và hiệu quả kinh tế khi nuôi gà lấy thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 9: Nuôi cá nước ngọt

- Trình bày được vai trò và triển vọng phát triển của nghề nuôi cá ở Việt Nam.

- Phân tích đặc điểm sinh học và yêu cầu dinh dưỡng, ngoại cảnh của các loại cá nuôi phổ biến ở địa phương.

- Thực hiện được công việc chuẩn bị ao/lồng nuôi cá.

- Thực hiện được việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho một loại cá nuôi phổ biến.

- Tính toán được chi phí và hiệu quả kinh tế khi nuôi cá nước ngọt.

- Có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 10: Trồng cây rừng

- Trình bày được vai trò, ý nghĩa của rừng và việc trồng rừng; đặc điểm, yêu cầu của công việc trồng cây rừng.

- Phân tích đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của một số cây thường được dùng để trồng rừng.

- Thực hiện được việc nhân giống vô tính một loại cây rừng.

- Trồng và chăm sóc một loại cây rừng phổ biến.

- Có ý thức bảo vệ rừng.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 11: Nông nghiệp 4.0

- Mô tả được các thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

- Trình bày được vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp.

- Nhận biết được một số loại cảm biến thông dụng: cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm đất, cảm biến ánh sáng, cảm biến PH, thời gian thực.

- Thiết kế được mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.

- Lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh sự hoạt động của mạch điện theo yêu cầu.

- Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc.

- Đánh giá được xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao. Có ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp.

 

Mô-đun 12: Cắt may

- Trình bày được những đặc điểm của nghề và yêu cầu đối với người lao động.

- Lựa chọn được kiểu dáng trang phục phù hợp với người mặc và xu hướng thời trang.

- Lập được bản vẽ cắt may một số sản phẩm đơn giản theo mẫu thiết kế, đạt yêu cầu kĩ thuật.

- May được một số sản phẩm đơn giản theo mẫu thiết kế.

- Có ý thức thực hiện công việc theo quy trình công nghệ, ý thức thực hiện an toàn lao động.

- Yêu thích lao động, tỉ mỉ, kiên nhẫn, sáng tạo trong công việc.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 13: Chế biến thực phẩm

- Trình bày được những đặc điểm và yêu cầu của nghề đối với người lao động.

- Phân tích được vai trò của các chất dinh dưỡng và các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

- Lựa chọn được các loại thực phẩm thông dụng.

- Chế biến được một số món ăn đặc trưng cho các phương pháp chế biến, đạt yêu cầu kĩ thuật.

- Tính toán được chi phí cho một bữa ăn theo thực đơn cho trước.

- Có ý thức thực hiện an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Yêu thích lao động, tỉ mỉ, kiên nhẫn, cẩn thận, sáng tạo trong công việc.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 14: Làm hoa giấy, hoa vải

- Trình bày được những đặc điểm của nghề và yêu cầu đối với người lao động.

- Lựa chọn được dụng cụ, vật liệu cần thiết và phù hợp cho sản phẩm hoa giấy, hoa vải.

- Thực hiện được một số loại hoa giấy, hoa vải đơn giản.

- Có ý thức thực hiện công việc theo quy trình công nghệ, có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

- Tính toán được chi phí và hiệu quả kinh tế của làm hoa giấy, hoa vải.

- Yêu thích lao động, kiên nhẫn, tỉ mỉ, sáng tạo trong công việc.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan.

 

Mô-đun 15: Cắm hoa nghệ thuật

- Trình bày được những đặc điểm của nghề và yêu cầu đối với người lao động.

- Lựa chọn được dụng cụ, vật liệu cần thiết và phù hợp với bình hoa hoặc bó hoa.

- Thực hiện được một số bình hoa và bó hoa trang trí đơn giản.

- Có ý thức thực hiện công việc theo quy trình công nghệ; có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

- Yêu thích công việc, thể hiện óc thẩm mĩ, kiên nhẫn, sáng tạo trong công việc.

- Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan.

 

IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

1. Định hướng chung

Phương pháp giáo dục môn Công nghệ bám sát định hướng về phương pháp giáo dục được nêu trong phần những vấn đề chung, đồng thời bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực và phù hợp với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HV; coi trọng học tập dựa trên hành động, trải nghiệm; coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú học tập của HV.

b) Khai thác có hiệu quả hệ thống các thiết bị dạy học tối thiểu theo nguyên lí thiết bị, phương tiện dạy học là nguồn tri thức về đối tượng công nghệ. Coi trọng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa; khai thác lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học trên các phương diện lưu trữ tri thức, đa phương tiện, mô phỏng, kết nối, môi trường học tập.

c) Vận dụng sáng tạo quan điểm giáo dục tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM) góp phần hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất gắn với giáo dục hướng nghiệp cho HV.

2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu

Môn Công nghệ có lợi thế giúp HV phát triển các phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tính chăm chỉ, đức trung thực, tinh thần trách nhiệm thông qua những nội dung giáo dục liên quan tới môi trường công nghệ con người đang sống và những tác động của nó; thông qua các hoạt động thực hành, lao động, trải nghiệm nghề nghiệp; mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường giáo dục ở nhà trường với gia đình và xã hội.

b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học

Trong giáo dục công nghệ, năng lực tự chủ của HV được biểu hiện thông qua sự tự tin và sử dụng hiệu quả các sản phẩm công nghệ trong gia đình, cộng đồng, trong học tập, công việc; bình tĩnh, xử lí có hiệu quả những sự cố kĩ thuật, công nghệ; ý thức và tránh được những tác hại (nếu có) do công nghệ mang lại,... Năng lực tự chủ được hình thành và phát triển ở HV thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế và chế tạo các sản phẩm công nghệ, sử dụng và đánh giá các sản phẩm công nghệ, bảo đảm an toàn trong thế giới công nghệ ở gia đình, cộng đồng và trong học tập, lao động.

Để hình thành, phát triển năng lực tự học, GV coi trọng việc phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của người học, đồng thời quan tâm tới nguồn học liệu hỗ trợ tự học (đặc biệt là học liệu số), phương pháp, tiến trình tự học và đánh giá kết quả học tập của HV.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

Năng lực giao tiếp và hợp tác được thể hiện qua giao tiếp công nghệ, một thành phần cốt lõi của năng lực công nghệ. Việc hình thành và phát triển ở HV năng lực này được thực hiện thông qua dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, khuyến khích người học trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng,...khi thực hiện các dự án học tập và sử dụng, đánh giá các sản phẩm công nghệ được đề cập trong chương trình.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Giáo dục công nghệ có nhiều ưu thế trong hình thành và phát triển ở HV năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới; giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn. Trong Chương trình môn Công nghệ, tư tưởng thiết kế được thực hiện thông qua các mạch nội dung, thực hành, trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp là điều kiện để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực công nghệ

Năng lực công nghệ và các mạch nội dung của môn Công nghệ là hai thành phần cốt lõi của chương trình môn học, có tác động hỗ trợ qua lại. Năng lực công nghệ góp phần định hướng lựa chọn mạch nội dung; ngược lại, mạch nội dung là chất liệu và môi trường góp phần hình thành phát triển năng lực, định hướng hoàn thiện khung năng lực công nghệ.

Năng lực công nghệ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động dạy và học. Mỗi hoạt động dạy học cụ thể đều xác định rõ mục tiêu phát triển năng lực trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung dạy học và tham chiếu khung năng lực chung, năng lực công nghệ.

VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

Chương trình môn Công nghệ thực hiện định hướng về đánh giá kết quả giáo dục trong phần những vấn đề chung đồng thời nhấn mạnh các yêu cầu sau:

a) Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của HV trong suốt quá trình học tập môn học, qua đó điều chỉnh hoạt động dạy và học;

b) Căn cứ đánh giá, các tiêu chí đánh giá và hình thức đánh giá bảo đảm phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực công nghệ. Coi trọng đánh giá hoạt động thực hành; vận dụng kiến thức, kĩ năng làm ra sản phẩm của HV; vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

c) Sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện HV; chú trọng đánh giá bằng quan sát trong đánh giá theo tiến trình và đánh giá theo sản phẩm. Với mỗi nhiệm vụ học tập, tiêu chí đánh giá được thiết kế đầy đủ, dựa trên yêu cầu cần đạt và được công bố ngay từ đầu để định hướng cho HV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập; công cụ đánh giá phải phân ánh được yêu cầu cần đạt nêu trong mỗi chủ đề, mạch nội dung.

d) Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; trong đó, đánh giá quá trình phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và tích hợp vào trong các hoạt động dạy học, đảm bảo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ của HV; khuyến khích tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

Có thể chia ra 3 mức đánh giá năng lực như sau:

Mức 1: Đánh giá năng lực người học khi thực hiện được một công việc một cách trọn vẹn (năng lực trọn vẹn). Ví dụ: Khi đánh giá năng lực lắp mạch đèn cầu thang, sẽ đánh giá HV từ khâu thiết kế, vẽ mạch đi dây, lựa chọn thiết bị đến các kĩ năng khoan tường, lắp bảng điện, đấu dây, lắp bóng đèn v.v...

Mức 2: Đánh giá một số năng lực thành phần thuộc năng lực thực hiện một công việc trọn vẹn (năng lực thành phần). Ví dụ: cũng với công việc lắp mạch đèn cầu thang như trên nhưng vì không có thiết bị nên chỉ đánh giá việc thiết kế, vẽ mạch đi dây và mô tả các công việc còn lại.

Mức 3: Đánh giá các kiến thức, kĩ năng thuộc năng lực thành phần. Với mục tiêu của chủ đề hoặc hoạt động đòi hỏi thời lượng và điều kiện cơ sở vật chất lớn, khó đáp ứng cho kiểm tra đánh giá thì GV có thể phân tích năng lực của chủ đề hoặc hoạt động đó ra các kiến thức, kĩ năng rồi lựa chọn để chỉ đánh giá những kiến thức, kĩ năng cơ bản, chủ yếu.

Một trong những xu hướng thường được sử dụng trong đánh giá năng lực hiện nay là đánh giá kết quả người học vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ, tình huống thực tiễn trong cuộc sống như thế nào. Do đó, trong câu hỏi kiểm tra đánh giá nên đưa ra một tình huống cụ thể, gắn với thực tiễn và yêu cầu người học giải quyết chúng.

Cũng cần lưu ý rằng khi đánh giá năng lực hoặc theo định hướng năng lực, nếu chỉ đánh giá các kiến thức, kĩ năng của năng lực đó một cách rời rạc cũng chưa đủ mà cần phải đánh giá sự huy động, phối hợp các kiến thức, kĩ năng đó để thực hiện trọn vẹn một hoạt động (năng lực) nhất định theo mục tiêu của chủ đề, môn học. Chỉ có như thế mới thực sự là kiểm tra đánh giá năng lực của người học.

Một điểm cần đặc biệt lưu ý là năng lực được hình thành, phát triển trong hoạt động và với quan điểm đánh giá nhằm giúp người học tiến bộ nên đánh giá năng lực rất coi trọng hình thức đánh giá quá trình. Thông qua đó, vừa đánh giá được mức độ mà người học hoàn thành vùng có tác dụng giúp người học tự đánh giá, rút kinh nghiệm để có những điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tiếp theo. Đồng thời, GV cũng có những điều chỉnh cách dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Do đó, trong dạy học cần coi trọng ý nghĩa của đánh giá quá trình, và trong đánh giá quá trình đôi khi kết quả điểm số không quan trọng bằng những lời nhận xét, góp ý, gợi ý của GV.

VIII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải thích thuật ngữ

1.1. Một số thuật ngữ chuyên môn

a) Thuật ngữ chung

- Công nghệ: là quy trình chế biến vật liệu và thông tin, bao gồm hệ thống tri thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống khác để tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

- Kĩ thuật: là ứng dụng khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo ra sản phẩm, công nghệ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống; là kinh nghiệm và thủ thuật của một dạng hoạt động nhất định.

- Thiết kế: là toàn bộ các quá trình bao gồm xác định, điều tra, làm rõ vấn đề; khám phá các ý tưởng giải pháp đã có; đề xuất hình thành giải pháp mới; hiện thực hoá và đánh giá giải pháp mới để giải quyết vấn đề.

- Công nghiệp: là ngành sản xuất vật chất bao gồm các hoạt động khai thác của cải có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào; chế biến, chế tạo; sửa chữa máy móc và các vật phẩm tiêu dùng.

- Nông nghiệp: là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp bao gồm các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản.

- Lâm nghiệp: là ngành sản xuất vật chất có chức năng phát triển rừng, quản lí bảo vệ rừng, khai thác rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội của rừng.

- Thủy sản: là ngành sản xuất vật chất liên quan đến những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng, thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu. Trong các hoạt động thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá, tôm.

- Sản phẩm công nghệ: là sản phẩm do con người tạo ra dựa trên công nghệ.

- Môi trường công nghệ: là môi trường do con người tạo ra bao gồm sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ.

- Thủ công kĩ thuật: là hoạt động bằng tay có tính chất kĩ thuật, với công cụ giản đơn, thô sơ để tạo ra các sản phẩm.

- Nghề nghiệp STEM: là các nghề nghiệp thuộc vào hoặc liên quan tới các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học.

b) Các năng lực thành phần của năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: là năng lực làm chủ kiến thức phổ thông cốt lõi về công nghệ trên các phương diện bản chất của công nghệ; mối quan hệ giữa công nghệ, con người, xã hội; một số công nghệ phổ biến, các quá trình sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng và tác động lớn tới kinh tế, xã hội trong hiện tại và tương lai; phát triển và đổi mới công nghệ; nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ chủ yếu ở Việt Nam.

- Giao tiếp công nghệ: là năng lực lập, đọc, trao đổi tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ trong sử dụng, đánh giá công nghệ và thiết kế kĩ thuật.

- Sử dụng công nghệ: là năng lực khai thác sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ đúng chức năng, đúng kĩ thuật, an toàn và hiệu quả; tạo ra sản phẩm công nghệ.

- Đánh giá công nghệ: là năng lực đưa ra những nhận định về một sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ với góc nhìn đa chiều về vai trò, chức năng, chất lượng, kinh tế - tài chính, tác động môi trường và những mặt trái của kĩ thuật, công nghệ.

- Thiết kế kĩ thuật: là năng lực phát hiện nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới trong thực tiễn; đề xuất giải pháp kĩ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề đặt ra; hiện thực hoá giải pháp kĩ thuật, công nghệ; thử nghiệm và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu, vấn đề đặt ra. Quá trình trên được thực hiện trên cơ sở xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn.

1.2. Từ ngữ thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt

Chương trình môn Công nghệ sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của người học. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng tổng hợp dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn.

Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận và thực hành, ra đề kiểm tra đánh giá, GV có thể dùng những động từ nêu trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho HV.

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

Kể tên, liệt kê, trình bày, nhận biết, nhận ra, phát hiện, tìm kiếm, nêu, mô tả, ghi nhớ.

Hiểu

Phân biệt, tính toán, vẽ, so sánh, phân tích, giải thích, đọc, tóm tắt, trao đổi, làm rõ, đánh giá, biểu diễn, thao tác, bảo quản, sử dụng, khắc phục, liên hệ, nhận định, lựa chọn, nhận thức, xác định.

Vận dụng

Khai thác, tạo lập, vận hành, xác định thông số, chăm sóc, bảo dưỡng, đề xuất, thử nghiệm, điều chỉnh, lập kế hoạch, chế tạo, kiểm tra, thử nghiệm, hoàn thiện, thiết kế, phác thảo, thực hiện, lắp ráp.

2. Thời lượng thực hiện chương trình

Môn Công nghệ được triển khai thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9. Thời lượng dành cho môn Công nghệ ở lớp 6, lớp 7 cấp THCS là 35 tiết/lớp/năm học; ở lớp 8, lớp 9 là 52 tiết/lớp/năm học. Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Thời lượng dành cho các nội dung ở mỗi lớp như sau:

Nội dung

Thời lượng cho từng mạch nội dung theo lớp (số tiết)

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

 

 

 

 

Vai trò của công nghệ

9

 

 

 

Sản phẩm công nghệ

20

 

 

 

An toàn với công nghệ

2

 

4

6

LĨNH VỰC SẢN XUẤT CHỦ YẾU

 

 

 

 

Nông nghiệp

 

11

 

 

Lâm nghiệp

 

6

 

 

Thủy sản

 

9

 

 

Công nghiệp

 

 

12

 

THIẾT KẾ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

 

 

 

 

Ngôn ngữ kĩ thuật

 

 

12

 

Thiết kế kĩ thuật

 

 

12

 

Đổi mới công nghệ

 

 

 

 

CÔNG NGHỆ VÀ HƯỚNG NGHIỆP

 

 

 

 

Định hướng nghề nghiệp

 

5

6

16

Trải nghiệm nghề nghiệp

 

 

 

24

ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ

4

4

6

6

Tổng số tiết

35

35

52

52

3. Thiết bị dạy học

Để hình thành và phát triển năng lực công nghệ cho HV, giáo dục công nghệ tăng cường thực hành và hoạt động trải nghiệm.

Cơ sở GDTX cần có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GDĐT.

Định hướng về thiết bị dạy học cho các mạch nội dung chủ yếu của môn Công nghệ được trình bày trong bảng sau:

Nội dung

Định hướng thiết bị dạy học

CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

- Bản chất của công nghệ

Tranh vẽ, video về tự nhiên, công nghệ, vai trò của công nghệ; khai thác tối đa các ứng dụng công nghệ thông tin để làm rõ bản chất, vai trò của công nghệ...

- Vai trò của công nghệ

- Sản phẩm công nghệ

Tranh vẽ về sản phẩm công nghệ, thể hiện cấu tạo, thể hiện nguyên lí, thể hiện các thao tác kĩ thuật; một số sản phẩm công nghệ có trong chương trình; các dụng cụ để thao tác với các sản phẩm công nghệ; video, mô phỏng về hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng các sản phẩm công nghệ. Cùng với đó là các tranh vẽ, dụng cụ, video về các nội dung an toàn với công nghệ...

- An toàn với công nghệ

LĨNH VỰC SẢN XUẤT CHỦ YẾU

- Nông nghiệp

Các tranh vẽ, mô hình, đa phương tiện sử dụng trong giới thiệu chung về các lĩnh vực sản xuất, các ngành nghề chính trong mỗi lĩnh vực sản xuất, thể hiện một số quá trình kĩ thuật, công nghệ trong mỗi lĩnh vực sản xuất chủ yếu, các dụng cụ thí nghiệm, thực hành có tính chất minh họa, vận dụng quá trình kĩ thuật, công nghệ; chú trọng mô phỏng, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động dạy học...

- Lâm nghiệp

- Thủy sản

- Công nghiệp

THIẾT KẾ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

- Thủ công kĩ thuật

Bộ tranh ảnh, video về sản phẩm, quy trình công nghệ, hướng dẫn thao tác trong các hoạt động thủ công kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật; bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật; các linh kiện, dụng cụ, máy in 3D để hỗ trợ hoạt động thủ công kĩ thuật và thiết kế kĩ thuật hiệu quả; phòng học thiết kế và công nghệ (Makerspaces); chú trọng khai thác ứng dụng các phần mềm mô phỏng, thiết kế...

- Ngôn ngữ kĩ thuật

- Thiết kế kĩ thuật

- Đổi mới công nghệ

CÔNG NGHỆ VÀ HƯỚNG NGHIỆP

- Định hướng nghề nghiệp

Tranh ảnh, video có liên quan tới các nội dung định hướng nghề; các dụng cụ, cơ sở vật chất cho hoạt động trải nghiệm nghề...

- Trải nghiệm nghề nghiệp

4. Thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng

a) Về thực hiện giáo dục hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp

Trong Chương trình Giáo dục công nghệ, nội dung giáo dục hướng nghiệp được thể hiện ở các lớp cấp THCS .

Ở lớp 7 và lớp 8, giáo dục hướng nghiệp được thể hiện thông qua các nội dung giới thiệu về những ngành nghề chính liên quan tới các lĩnh vực sản xuất chủ yếu là nông - lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp; ở lớp 9, HV được học những kiến thức cơ bản về phương pháp lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, trải nghiệm nghề nghiệp. Ngoài nội dung bắt buộc về giáo dục hướng nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, HV được tự chọn học một trong các mô đun (35 tiết/mô đun) thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của HV. Việc lựa chọn mô đun cần căn cứ vào các yếu tố: sở thích, nguyện vọng của HV; nhu cầu nhân lực của địa phương; đội ngũ GV và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

b) Về thực hiện các nội dung giáo dục

Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Công nghệ thực hiện tích hợp, lồng ghép các nội dung ưu tiên, các vấn đề có tính chất toàn cầu như: phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục tài chính,...; đồng thời, thực hiện giáo dục tích hợp liên môn giữa Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học để thúc đẩy giáo dục STEM.

c) Về sử dụng sản phẩm công nghệ của địa phương

Trường hợp những sản phẩm công nghệ được đề cập ở các lớp đầu cấp THCS không phổ biến hoặc chưa có ở địa phương thì sản phẩm công nghệ đó có thể được thay thế bằng các sản phẩm công nghệ khác gần gũi, phù hợp với HV ở địa phương.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi