Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 23/2023/TT-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Ngô Thị Minh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/12/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một
Ngày 11/12/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.
1. Dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo 05 nội dung sau:
- Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một;
- Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản;
- Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói;
- Hình thành và phát triển năng lực đọc;
- Hình thành và phát triển năng lực viết.
2. Giáo viên hỗ trợ trẻ lựa chọn và thực hiện các hoạt động học tập phù hợp với năng lực của trẻ, những nội dung, ngữ liệu học tập gần gũi với cuộc sống thực tế của trẻ. Đồng thời, giáo viên tôn trọng văn hóa và ngôn ngữ dân tộc của trẻ; cách ứng xử, giao tiếp của giáo viên nhẹ nhàng, tự nhiên, khuyến khích trẻ hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ học tập thông qua học tập và trải nghiệm.
3. Trẻ được hình thành các kĩ năng học tập cơ bản như sử dụng đồ dùng học tập; làm việc theo cặp đôi, theo nhóm; nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và tự trình bày kết quả với thầy cô, bạn bè. Trẻ tự tin và chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao; hứng thú, tham gia tích cực các hoạt động của trường, lớp.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 23/01/2024.
Xem chi tiết Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT tại đây
tải Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _____________ Số: 23/2023/TT-BGDĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2023 |
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một, bao gồm: Nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một; tổ chức dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một; công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nơi điều kiện giao tiếp tiếng Việt của trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một còn hạn chế; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
NỘI DUNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO TRẺ
LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT
Dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo các nội dung cụ thể sau:
Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học (Nội dung chi tiết thực hiện theo Phụ lục đính kèm).
TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO TRẺ
LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT
Trẻ luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi được đến trường, thích đi học; tự lập, biết tự phục vụ bản thân như: tự phục vụ trong bữa ăn (đối với trẻ tham gia bán trú); tự vệ sinh cá nhân; tự chuẩn bị trang phục, sách vở, tài liệu học tập trước khi đi học.
Trẻ tự tin và chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao; hứng thú, tham gia tích cực các hoạt động của trường, lớp; mạnh dạn giao tiếp và có ứng xử phù hợp với những người xung quanh.
Trẻ được hình thành các kĩ năng học tập cơ bản như sử dụng đồ dùng học tập; làm việc theo cặp đôi, theo nhóm; nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và tự trình bày kết quả với thầy cô, bạn bè.
Trẻ được hình thành và phát triển năng lực về nghe, nói, đọc, viết ở mức độ ban đầu; được phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt và kĩ năng ứng xử trong môi trường mới.
CÔNG TÁC PHỐI HỢP
GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23 tháng 01 năm 2024.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng các trường tiểu học và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Ngô Thị Minh |
PHỤ LỤC
NỘI DUNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT
(Kèm theo Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bài và Chủ điểm |
Nói và nghe theo mẫu |
Mở rộng vốn từ và mẫu câu |
Đọc |
Viết |
Kĩ năng học tập |
1. Làm quen với tiếng Việt |
- Chào gặp mặt và chào tạm biệt; - Tự giới thiệu, làm quen; - Xin phép trong lớp; - Cảm ơn và xin lỗi. |
- Từ ngữ chỉ người: Em và những người gần gũi quanh em; - Mẫu câu: chào gặp mặt và tạm biệt, tự giới thiệu bản thân, xin phép, cảm ơn và xin lỗi. |
- Làm quen với sách và việc đọc: cầm sách, mở sách, lật sách, giữ khoảng cách mắt với sách, nhận biết bìa sách và trang sách, chữ và hình trong sách, cách đưa mắt đọc từ trên xuống, từ trái sang phải (tranh khổ lớn). |
- Tập cầm bút chì tô trên vở ô ly đúng cách; - Tô tổ hợp các nét cơ bản trong vở (viết trên bảng con): nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải. |
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: bộ đồ dùng học tập, bút chì, sách, vở, phấn, bảng, vật dụng lau bảng; - Học sử dụng các đồ dùng học tập; - Làm quen với kí hiệu, tín hiệu và quy ước; - Nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của giáo viên. |
2. Nói về em |
- Tự giới thiệu tên, tuổi, lớp học, cô giáo, cha mẹ, sở thích cá nhân. |
- Từ ngữ chỉ người thân của em ở nhà, ở lớp; - Từ ngữ chỉ tuổi, chỉ sở thích của em; - Mẫu câu giới thiệu em, sở thích của em. |
Đọc to nghe chung 1 bài về chủ đề gặp gỡ, làm quen với bạn bè ở trường (tài liệu thực hiện là tranh của một trang sách tranh khổ lớn). |
- Tập cầm bút chì tô trên vở ô ly đúng cách; - Tô tổ hợp các nét cơ bản trong vở (viết trên bảng con): nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu trên bảng con và trong vở. |
- Học sử dụng các đồ dùng học tập; - Làm quen với kí hiệu, tín hiệu và quy ước; - Lấy, sắp xếp đồ dùng ra bàn và cất đồ dùng học tập vào cặp sách; - Nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của giáo viên. |
3. Em và bạn bè |
- Giới thiệu bạn của em; - Câu hỏi về một nhân vật (hỏi về bạn, hỏi về người thân...). |
- Từ ngữ chỉ bạn bè, hoạt động của bạn, người thân; - Mẫu câu: câu giới thiệu nhân vật, câu hỏi về một nhân vật, câu nói về hoạt động (của em /bạn bè..) |
- Đọc to nghe chung bài đọc có nội dung về bạn ở trường/ lớp /tài liệu thực hiện là sách tranh khổ lớn). |
- Tô tổ hợp các nét cơ bản trong vở (viết trên bảng con): Nét cong kín, nét cong trái, nét cong phải trên bảng con và trong vở. |
- Học sử dụng các đồ dùng học tập; - Lấy, sắp xếp đồ dùng ra bàn và cất đồ dùng học tập vào cặp sách; - Làm quen với kí hiệu, tín hiệu và quy ước; - Xin phép khi muốn ra khỏi chỗ. |
4. Em và bạn bè |
- Giới thiệu bạn trong lớp của em; - Câu hỏi về người (hỏi về bạn). |
- Từ ngữ chỉ bạn bè, tính tình hoặc sở thích của bạn; - Mẫu câu, câu giới thiệu người, câu hỏi về người, câu chỉ tính tình hoặc sở thích của người (em/bạn bè). |
- Đọc to nghe chung bài đọc có nội dung về bạn hàng xóm (bài trong tài liệu này là sách tranh khổ lớn). |
- Tô tổ hợp các nét cơ bản trong vở (viết trên bảng con), nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên bảng con và trong vở. |
- Học sử dụng các đồ dùng học tập; - Lấy, sắp xếp đồ dùng ra bàn và cất đồ dùng học tập vào cặp sách; - Làm quen với kí hiệu, tín hiệu và quy ước; - Tập làm việc theo cặp; - Xin phép khi muốn rời khỏi chỗ ngồi. |
5. Em và trường lớp |
- Giới thiệu trường, lớp của em; - Câu hỏi về trường, lớp. |
- Từ ngữ chỉ sự vật trong trường, lớp; - Mẫu câu: câu giới thiệu trường, lớp của em; câu hỏi về trường, lớp của em; câu giới thiệu đồ vật, câu hỏi về đồ vật trong lớp. |
- Đọc chữ a và từ chỉ có 1 âm chính là a dấu huyền, dấu sắc; - Đọc to nghe chung bài đọc có nội dung về mọi người ở trường: Thầy giáo/Cô giáo/ cô nhân viên/ bác bảo vệ. (thực hiện tài liệu là sách tranh khổ lớn). |
- Tô dấu huyền, dấu sắc, chữ a và tô từ có chữ a trong vở (Ví dụ: ca, cà, cá...). |
- Tập làm việc theo cặp; - Xác định vị trí trên bảng con, bảng lớn (bảng lớp); - Nghe chỉ dẫn tham gia trò chơi; - Phát biểu ý kiến khi được cho phép. |
6 Em và trường lớp |
- Giới thiệu lớp của em; - Câu hỏi về đồ vật (hỏi về đồ vật trong lớp). |
- Từ ngữ chỉ đồ vật trong lớp; - Mẫu câu: câu giới thiệu đồ vật, câu hỏi về đồ vật trong lớp. |
- Đọc chữ b, c và từ có âm đầu là b, c; dấu hỏi; - Đọc to nghe chung bài đọc có nội dung về đồ dùng học tập (thực hiện tài liệu là sách tranh khổ lớn). |
- Tô dấu hỏi, chữ b, c và tô từ có âm đầu là b, c trong vở (Ví dụ: bà, cả). |
- Tập làm việc theo nhóm nhỏ; - Phát biểu ý kiến khi được cho phép. - Nghe chỉ dẫn tham gia trò chơi; - Xác định vị trí không gian trong lớp học. |
7. Em và trường lớp |
- Kể về hoạt động của lớp và hoạt động của các bạn ở lớp của em; - Câu hỏi về các hoạt động (hỏi về hoạt động ở lớp, ở trường). |
- Từ ngữ chỉ hoạt động của lớp và hoạt động của các bạn ở lớp, ở trường; - Mẫu câu: câu kể hoạt động, câu hỏi về hoạt động. |
- Đọc chữ d, đ và từ có âm đầu là d, đ; dấu ngã; - Đọc to nghe chung bài đọc có nội dung về hoạt động ở trường lớp (thực hiện tài liệu là sách tranh khổ lớn). |
- Tô dấu ngã, chữ d, đ và tô từ có âm đầu là d, đ trong vở (Ví dụ: đã, da...). |
- Tập làm việc theo nhóm nhỏ; - Tập nêu ý kiến cá nhân trong nhóm; - Xác định vị trí không gian trường học (một số vị trí cần thiết: phòng bảo vệ, phòng thư viện, phòng y tế, phòng ăn bán trú...). |
8. Em và gia đình |
- Giới thiệu người trong gia đình em; - Kể việc làm của một vài người thân; - Câu hỏi về người và hoạt động của người thân trong gia đình. |
- Từ ngữ chỉ hoạt động của người trong gia đình; - Mẫu câu: câu kể hoạt động, câu hỏi về hoạt động. |
- Đọc chữ e, ê và từ có chữ e, ê; dấu nặng. - Đọc to nghe chung bài đọc có nội dung về các thành viên trong gia đình (thực hiện tài liệu là sách tranh khổ lớn). |
- Tô dấu nặng, chữ e, ê và từ chỉ có 1 âm chính là e, ê trong vở (Ví dụ: dẻ, bệ...). |
- Tham gia trò chơi học tập; - Tập báo cáo kết quả; - Chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp. |
9. Em và gia đình |
- Giới thiệu đồ dùng trong nhà em. |
- Từ ngữ chỉ đồ dùng trong nhà; - Mẫu câu: câu giới thiệu đồ vật. |
- Đọc chữ g, h và từ có âm đầu là g, h. Đọc chữ số: 0, 1; - Đọc to nghe chung bài đọc có nội dung về các đồ dùng gia đình (thực hiện tài liệu là sách tranh khổ lớn). |
- Tô chữ g, h và tô từ có âm đầu là g, h trong vở (Ví dụ: gà, hẹ...); - Tô chữ số 0, 1. |
- Tham gia trò chơi học tập; - Tập báo cáo kết quả; - Chuẩn bị trang phục trước khi đến lớp. |
10. Em và gia đình |
- Kể việc em làm ở nhà; - Câu hỏi về việc em làm ở nhà. |
- Từ ngữ chỉ công việc trẻ làm ở nhà; - Mẫu câu: câu kế hoạt động của em ở nhà, câu hỏi việc em làm ở nhà. |
- Đọc chữ i, y và từ chỉ 1 âm chính là i, y. Đọc chữ số 2,3; - Đọc to nghe chung bài đọc có nội dung về hoạt động của em và gia đình ở nhà (thực hiện tài liệu này sách tranh khổ lớn). |
- Tô chữ i, y và tô từ chỉ có 1 âm chính là i, y trong vở (Ví dụ: đi, ý...); - Tô chữ số 2, 3 trong vở. |
- Tập bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập; - Sắp xếp đồ dùng ở góc học tập. |
11. Em và bản làng |
- Giới thiệu bản làng em, dân tộc em: tên bản làng, tên dân tộc; - Câu hỏi về bản làng, về dân tộc. |
- Từ ngữ chỉ người trong bản làng (người theo độ tuổi); - Mẫu câu: câu giới thiệu bản làng, dân tộc, câu hỏi về bản làng, dân tộc. |
- Đọc chữ k, l và từ có âm đầu là k, l. Đọc chữ số 4, 5; - Đọc to nghe chung bài đọc có nội dung giới thiệu về văn hóa bản làng (thực hiện tài liệu này là sách tranh khổ lớn). |
- Tô chữ k, l và tô từ có âm đầu là k, l. trong vở (Ví dụ: kê, lá); , - Tô chữ số 4, 5 trong vở. |
- Tập giữ gìn sách, vở; - Trang trí góc học tập. |
12. Em và bản làng |
- Giới thiệu những cảnh vật ở bản làng em (núi, suối, cây cối, nương rẫy, nhà cửa...); - Câu hỏi về cảnh vật ở bản làng em. |
- Từ ngữ chỉ cảnh vật ở bản làng; - Mẫu câu: câu giới thiệu cảnh vật ở bản làng, câu hỏi về cảnh vật ở bản làng, câu hỏi vị trí Ở đâu? Cái gì? |
- Đọc chữ m, n và từ có âm đầu là m, n. Đọc chữ số 6,7; - Đọc to nghe chung về cảnh vật của bản làng (thực hiện tài liệu này là sách tranh khổ lớn). - Trả lời câu hỏi đọc hiểu đơn giản: Ở đâu? Cái gì? |
- Tô chữ m, n và tô từ có âm đầu là m, n. trong vở (Ví dụ: mẹ, na...); - Tô chữ số 6,7 trong vở. |
- Tham gia hoạt động trải nghiệm với lớp; - Chuẩn bị đồ dùng khi tham gia trải nghiệm với lớp. |
13. Em và bản làng |
- Kể về công việc của người trong bản làng: trồng rừng, làm nương, chăn nuôi, dệt vải, lễ hội...; - Câu hỏi về hoạt động của người trong bản làng. |
- Từ ngữ chỉ hoạt động, công việc của người trong bản làng ở bản làng; - Mẫu câu: câu kể hoạt động của người ở bản làng, câu hỏi hoạt động của người ở bản làng, câu hỏi vị trí Ở đâu? câu hỏi thời gian Khi nào? |
- Đọc chữ o và từ chỉ có 1 âm chính là o. Đọc chữ số 8,9; - Đọc to nghe chung bài đọc về hoạt động của người ở bản làng (trồng rừng, làm nương, chăn nuôi, làm nghề thủ công, lễ hội). - Trả lời câu hỏi đọc hiểu đơn giản: Ở đâu? Cái gì? |
- Tô chữ o và tô từ chỉ có 1 âm chính là o trong vở (Ví dụ cỏ, no cỏ...); - Tô chữ số 8, 9 trong vở. |
- Tham gia hoạt động trải nghiệm với lớp; - Chuẩn bị trang phục khi tham gia trải nghiệm với lớp. |
14. Em và thiên nhiên |
- Giới thiệu về những con vật ở quanh em; - Câu hỏi về con vật ở quanh em. |
- Từ ngữ chỉ con vật ở quanh em (vật nuôi, con vật sống trong rừng, trong tự nhiên); - Mẫu câu: câu giới thiệu con vật, câu hỏi vị trí Ở đâu? câu hỏi hoạt động Làm gì? |
- Đọc chữ ô, ơ và từ có chữ ô, ơ; - Đọc to nghe chung bài đọc về con vật ở quanh em (vật nuôi, vật ở trong rừng, trên bầu trời); - Trả lời câu hỏi đọc hiểu đơn giản: Ở đâu? Làm gì? |
- Tô chữ ô, ơ và tô từ ngữ chỉ có âm chính là ô, ơ dưới hình minh họa (Ví dụ: cô, nơ). |
- Tập trình bày kết quả học của cá nhân; - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ trong học tập khi cần thiết từ bạn bè. |
15. Em và thiên nhiên |
- Giới thiệu về những loài cây, loài hoa quả ở quanh em; - Câu hỏi về cây cối, hoa quả ở quanh em. |
- Từ ngữ chỉ cây cối, hoa và quả ở quanh em; - Mẫu câu: câu giới thiệu cây cối, hoa và quả, câu hỏi vị trí Ở đâu? câu hỏi đặc điểm Thế nào? |
- Đọc chữ p, q và từ có âm đầu là p, q; - Đọc to nghe chung bài đọc về cây cối, hoa và quả ở quanh em; - Trả lời câu hỏi đọc hiểu đơn giản: Ở đâu? Thế nào? |
- Tô chữ p, q và tô từ ngữ có âm đầu là p, q dưới hình minh họa (Ví dụ: pa - cô, quả...). |
- Tập trình bày kết quả học của cá nhân; - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ trong học tập khi cần thiết từ bạn bè. |
16. Em và thiên nhiên |
- Kể những việc người dân làm để giữ cho thiên nhiên ở bản làng sạch đẹp, an toàn; - Câu hỏi về hoạt động bảo vệ môi trường thiên nhiên ở bản làng. |
- Từ ngữ chỉ hoạt động của người dân bảo vệ môi trường thiên nhiên ở bản làng; - Mẫu câu: kể về hoạt động bảo vệ môi trường thiên nhiên ở bản làng, câu hỏi vị trí Ở đâu? câu hỏi hoạt động Làm gì? |
- Đọc chữ r, s và từ có âm đầu là r, s; - Đọc to nghe chung bài đọc về hoạt động bảo vệ môi trường thiên nhiên ở quanh em (trồng cây, bảo vệ thú rừng, chim rừng, dọn rác thải...) - Trả lời câu hỏi đọc hiểu đơn giản: Ở đâu? Làm gì? |
- Tô chữ r, s và tô từ ngữ có âm đầu là r, s dưới hình minh họa (Ví dụ: rổ, sẻ...). |
- Tập trình bày kết quả học của nhóm; - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ trong học tập khi cần thiết từ Thầy Cô. |
17. Ước mơ của em |
- Kể về những trò chơi, cuộc đi chơi em muốn; - Hỏi về những trò chơi, cuộc đi chơi em thích. |
- Từ ngữ chỉ trò chơi, cuộc đi chơi thú vị của trẻ; - Mẫu câu: giới thiệu những trò chơi thú vị, câu kể về hoạt động trong cuộc đi chơi thú vị, câu hỏi Trò chơi gì? Đi đâu? |
- Đọc chữ t và từ ngữ có âm đầu là t. - Đọc to nghe chung bài đọc về trò chơi, cuộc đi chơi thú vị của trẻ; - Trả lời câu hỏi đọc hiểu đơn giản: Trò chơi gì? Đi đâu? |
- Tô chữ t và tô từ ngữ có âm đầu là t dưới hình minh họa (Ví dụ: tổ, tạ...). |
- Tập trình bày kết quả học của nhóm; - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ trong học tập khi cần thiết từ Thầy Cô. |
18. Ước mơ của em |
- Kể về những hoạt động học em thích (vẽ, hát, thể dục, đọc sách, học toán...) - Hỏi về những hoạt động học em thích. |
- Từ ngữ chỉ hoạt động học (vẽ, hát, thể dục thể thao, đọc sách, học toán...) - Mẫu câu: kể những hoạt động học em thích, câu hỏi Học gì? |
- Đọc chữ u, ư và từ ngữ chỉ có 1 âm chính là u, ư. - Đọc to nghe chung bài đọc về sở thích của trẻ. - Trả lời câu hỏi đọc hiểu đơn giản: Em có sở thích gì? |
- Tô chữ u, ư và tô từ ngữ chỉ có 1 âm chính là u, ư dưới hình minh họa (Ví dụ: su su, củ từ). |
- Tham gia các hoạt động chung của lớp: thi đọc thơ, kể chuyện theo sách tranh khổ lớn hoặc truyện tranh, thi hát múa... - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ trong học tập khi cần thiết từ người thân. |
19. Ước mơ của em |
- Kể về những nghề em thích làm khi lớn lên; - Câu hỏi về nghề nghiệp. |
- Từ ngữ chỉ nghề nghiệp phổ biến; - Mẫu câu: kể những hoạt động nghề nghiệp, câu hỏi Làm gì? Ở đâu? |
- Đọc chữ v, x và từ có chữ v, x; - Đọc to nghe chung bài đọc về nghề nghiệp em thích; - Trả lời câu hỏi đọc hiểu đơn giản: Em thích làm nghề gì? |
- Tô chữ v, x và tô từ ngữ có âm đầu là v, x dưới hình minh họa (Ví dụ: vẽ, xô...). |
- Tham gia các hoạt động chung của lớp: thi đọc thơ, kể chuyện theo sách tranh khổ lớn hoặc truyện tranh, thi hát múa, thi khéo tay hay làm...; - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ trong học tập |
20. Ôn tập |
- Tự giới thiệu bản thân; - Kể về gia đình: người thân trong gia đình, nhà ở; - Kể về hoạt động học em thích. |
|
- Cùng đọc với giáo viên sách tranh khổ lớn; - Trả lời câu hỏi đọc hiểu đơn giản: Ai? Cái gì? Con gì? Làm gì? Ở đâu? |
- Tô chữ cái đã học; - Tô từ chứa chữ cái đã học dưới hình; - Tô chữ số đã học. |
|
_________________
1 Đọc to nghe chung: Là hình thức giáo viên đọc cho trẻ nghe. Trong quá trình đọc giáo viên tương tác với trẻ giúp trẻ làm quen, nhận biết với nhân vật, sự kiện được đề cập trong câu chuyện.