Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH Chương trình tiếng Anh trong đào tạo trung cấp, cao đẳng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2019/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Quân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/01/2019 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 trường hợp miễn học, miễn thi kết thúc môn Tiếng Anh
Ngày 17/01/2019, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ra Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH ban hành Chương trình môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Theo đó, người học được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh trong các trường hợp:
Một là, có chứng chỉ Tiếng Anh bậc 2 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Hai là, có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương cấp độ A2 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu do các tổ chức nước ngoài cấp.
Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH. Người học có nhu cầu được miễn trừ, bảo lưu kết quả môn học phải có đơn đề nghị hiệu trưởng xem xét, quyết định khi nhập học và trước mỗi kỳ thi.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thể về hướng dẫn phương pháp học tập môn học, nội dung học và phân bổ thời gian…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 05/03/2019.
Xem chi tiết Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 03/2019/TT-BLĐTBXH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2019 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TIẾNG ANH THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Chương trình môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Thông tư này không áp dụng đối với các ngành, nghề đào tạo thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 03 năm 2019. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đang tổ chức giảng dạy môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện giảng dạy môn học theo các quy định hiện hành cho đến khi kết thúc khóa học.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG
Lê Quân |
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TIẾNG ANH THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên môn học: Tiếng Anh
Thời gian thực hiện: 120 giờ, (Lý thuyết: 42 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 72 giờ; Kiểm tra và ôn tập: 6 giờ).
I. Vị trí, tính chất của môn học
1. Vị trí: Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học ngoại ngữ bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.
2. Tính chất: Chương trình môn học Tiếng Anh bao gồm các kiến thức, kỹ năng sử dụng tiếng Anh cơ bản trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp phù hợp với trình độ được đào tạo.
II. Mục tiêu môn học
Sau khi học xong chương trình ở trình độ cao đẳng, người học đạt được trình độ năng lực ngoại ngữ Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể:
1. Về kiến thức
Nhận biết và giải thích được các cấu trúc ngữ pháp cơ bản về thành phần của câu, cách sử dụng thì hiện tại đơn, tiếp diễn và hoàn thành, thì quá khứ đơn, tiếp diễn, thì tương lai, phân loại danh từ, đại từ và tính từ; phân biệt và giải thích được các từ vựng về những chủ đề quen thuộc như giới thiệu bản thân và người khác, các hoạt động hàng ngày, sở thích, địa điểm, thực phẩm và đồ uống, các sự kiện đặc biệt, kỳ nghỉ, các kế hoạch trong tương lai, ngoại hình và tính cách, sự phát triển của công nghệ và thói quen mua sắm.
2. Về kỹ năng
a) Kỹ năng nghe: Nghe và hiểu được những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng về các chủ đề liên quan đến các thành viên gia đình, các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi, vị trí đồ đạc trong nhà, các loại thức ăn và đồ uống phổ biến, các hoạt động trong các dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt, du lịch, các hoạt động hàng ngày, sở thích, kế hoạch trong tương lai, ngoại hình, tính cách và mua sắm; hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.
b) Kỹ năng nói: Giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan tới tự giới thiệu bản thân, gia đình, nghề nghiệp, sở thích; chỉ đường đến những địa điểm thông thường; đặt được câu hỏi về số lượng; giới thiệu được những ngày lễ, sự kiện đặc biệt, hoạt động du lịch, các kế hoạch cho các ngày lễ và sự kiện đặc biệt; mô tả tính cách và ngoại hình của bản thân và người khác; giới thiệu các sản phẩm công nghệ và công dụng; mô tả thói quen mua sắm; truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn.
c) Kỹ năng đọc: Đọc và phân tích được các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể; đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết thông qua các bài đọc có liên quan đến giới thiệu bạn bè, các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, nơi chốn, các thức ăn và đồ uống phổ biến, các ngày lễ đặc biệt và kỳ nghỉ, các hoạt động hàng ngày và các sở thích, cách chào đón năm mới ở các quốc gia, sự phát triển của công nghệ và thói quen mua sắm.
d) Kỹ năng viết: Viết được các mệnh đề, câu đơn giản và kết nối với nhau bằng các liên từ cơ bản; viết đoạn văn ngắn về các chủ đề có liên quan đến bản thân, sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, mô tả nhà ở, thức ăn và đồ uống, các lễ hội và dịp đặc biệt, các kỳ nghỉ và các sở thích, kế hoạch và dự định cho việc chào đón năm mới, thiết bị công nghệ và thói quen mua sắm.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Anh trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;
- Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng tiếng Anh vào học tập, lao động và các hoạt động khác.
III. Nội dung môn học
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT | Tên đơn vị bài học | Tổng số | Thời gian (giờ) | ||
Lý thuyết | Thực hành, thảo luận, bài tập | Kiểm tra & Ôn tập | |||
1 | Bài 1: Gia đình và bạn bè (Family and friends) | 9 | 3 | 6 |
|
2 | Bài 2: Thời gian rảnh rỗi (Leisure time) | 9 | 3 | 6 |
|
3 | Bài 3: Địa điểm (Places) | 9 | 3 | 6 |
|
4 | Bài 4: Các loại thực phẩm và đồ uống (Food and drink) | 9 | 3 | 6 |
|
5 | Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test) | 4 | 2 |
| 2 |
6 | Bài 5: Các sự kiện đặc biệt (Special occasions) | 9 | 3 | 6 |
|
7 | Bài 6: Kỳ nghỉ (Vacation) | 9 | 3 | 6 |
|
8 | Bài 7: Các hoạt động hàng ngày (Activities) | 9 | 3 | 6 |
|
9 | Bài 8: Sở thích (Hobbies and interests) | 9 | 3 | 6 |
|
10 | Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test) | 4 | 2 |
| 2 |
11 | Bài 9: Các kế hoạch trong tương lai (Future plans) | 9 | 3 | 6 |
|
12 | Bài 10: Ngoại hình và tính cách (Appearance and personality) | 9 | 3 | 6 |
|
13 | Bài 11: Công nghệ (Technology) | 9 | 3 | 6 |
|
14 | Bài 12: Mua sắm (Shopping) | 9 | 3 | 6 |
|
15 | Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test) | 4 | 2 |
| 2 |
| Tổng cộng | 120 | 42 | 72 | 6 |
2. Nội dung chi tiết như sau:
Bài 1. GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ (FAMILY AND FRIENDS)
1. Mục tiêu
- Nhận biết các động từ thông dụng và từ vựng về gia đình;
- Nhận biết và sử dụng được thì hiện tại đơn, tính từ sở hữu, đại từ và đại từ chỉ định;
- Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài gia đình;
- Nói về bản thân và gia đình;
- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về gia đình;
- Viết đoạn văn giới thiệu bản thân.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Gia đình;
2.1.2. Nghề nghiệp;
2.1.3. Các động từ thông dụng và các hoạt động.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Động từ “to be”;
2.2.2. Tính từ sở hữu;
2.2.3. Đại từ và đại từ chỉ định;
2.2.4. Thì hiện tại đơn.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về thông tin cá nhân và gia đình;
2.3.2. Bài tập True/False.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Giới thiệu bản thân và gia đình;
2.4.2. Hỏi và trả lời.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: My friend Minh;
2.5.2. Bài tập trắc nghiệm;
2.5.3. Bài tập True/False.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn giới thiệu bản thân (tối thiểu 50 từ).
Bài 2. THỜI GIAN RẢNH RỖI (LEISURE TIME)
1. Mục tiêu
- Nhận biết và đặt ví dụ với các trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of frequency), động từ khiếm khuyết can/can’t và câu hỏi với How often...?;
- Sử dụng các từ vựng về sở thích, thể thao và hoạt động lúc rảnh rỗi;
- Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;
- Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;
- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích trong thời gian rảnh rỗi;
- Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Các môn thể thao;
2.1.2. Các hoạt động trong thời gian rãnh rỗi.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Trạng từ chỉ tần suất;
2.2.2. Động từ khiếm khuyết Can/can’t;
2.2.3. Cấu trúc How often...?.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;
2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án chính xác;
2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp đúng đối tượng và hoạt động.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;
2.4.2. Phỏng vấn một người bạn trong lớp.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: What does she usually do on Saturdays?;
2.5.2. Đọc và trả lời câu hỏi;
2.5.3. Bài tập trắc nghiệm;
2.5.4. Bài tập True/False.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi (tối thiểu 50 từ).
Bài 3. ĐỊA ĐIỂM (PLACES)
1. Mục tiêu
- Nhận biết và đặt ví dụ với There is/there are, giới từ chỉ nơi chốn và các từ vựng về vật dụng trong nhà, các địa điểm phổ biến và các tính từ phổ biến;
- Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;
- Hỏi đường và chỉ đường;
- Đọc hiểu bài đọc giới thiệu về thành phố và các địa điểm nổi bật;
- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về quê hương của bạn.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Các địa điểm trong thành phố;
2.1.2. Các tính từ thông dụng;
2.1.3. Các đồ vật trong nhà;
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Cấu trúc There is/ There are;
2.2.2. Giới từ chỉ nơi chốn.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;
2.3.2. Bài tập nghe và chọn đáp án chính xác.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Mô tả vị trí các đồ vật và nơi chốn trong hình ảnh;
2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh bảng câu hỏi.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: Da Nang City - a worth-living city in Viet Nam;
2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn mô tả một căn phòng trong nhà bạn (tối thiểu 50 từ).
Bài 4. CÁC LOẠI THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG
(FOOD AND DRINK)
1. Mục tiêu
- Nhận biết và đặt ví dụ với danh từ đếm được và không đếm được (Countable and uncountable nouns), cấu trúc How much/how many, động từ khiếm khuyết Should / shouldn’t, cấu trúc Would like và các từ vựng về các loại thức ăn và đồ uống;
- Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;
- Hỏi về số lượng;
- Đọc hiểu một số thức ăn và đồ uống trong thực đơn;
- Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
Các loại thực phẩm và đồ uống.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Danh từ đếm được và không đếm được;
2.2.2. Cấu trúc How much/ How many;
2.2.3. Cấu trúc Should/ Shouldn’t;
2.2.4. Cấu trúc Would like.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;
2.3.2. Bài tập True/False;
2.3.3. Bài tập trắc nghiệm.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Hỏi về số lượng trong mua sắm;
2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh câu với much hoặc many;
2.4.3. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;
2.4.4. Bài tập sửa lỗi câu.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: A restaurant menu;
2.5.2. Bài tập phân loại từ vựng;
2.5.3. Bài tập True/False.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt (tối thiểu 50 từ).
Bài 5. CÁC SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT (SPECIAL OCCASIONS)
1. Mục tiêu
- Sử dụng thì Present simple và Present continuous, giới từ chỉ thời gian (prepositions of time) và các từ vựng về quần áo, màu sắc, lễ hội và sự kiện đặc biệt và tính từ mô tả ngoại hình;
- Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;
- Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt;
- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về các hoạt động trong ngày Tết truyền thống Việt Nam;
- Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Các ngày lễ quan trọng;
2.1.2. Từ vựng mô tả ngoại hình;
2.1.3. Quần áo và màu sắc.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Thì hiện tại đơn;
2.2.2. Thì hiện tại tiếp diễn;
2.2.3. Giới từ chỉ thời gian.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;
2.3.2. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;
2.3.3. Thực hành theo cặp đôi;
2.3.4. Bài tập nghe và điền từ vào chỗ trống.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt;
2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;
2.4.3. Thực hành nói với bạn trong lớp.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: Tet holiday;
2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;
2.5.3. Thảo luận.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt (tối thiểu 50 từ).
Bài 6. KỲ NGHỈ (VACATION)
1. Mục tiêu
- Sử dụng thì quá khứ đơn (Past simple), các cụm từ chỉ thời gian, các vật dụng và hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ, tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc;
- Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;
- Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;
- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về một chuyến du lịch đã thực hiện;
- Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Các hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ;
2.1.2. Các vật dụng liên quan đến kỳ nghỉ;
2.1.3. Các tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Thì quá khứ đơn;
2.2.2. Dạng quá khứ của động từ To be;
2.2.3. Dạng quá khứ của động từ Can;
2.2.4. Động từ hợp quy tắc.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;
2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;
2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;
2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;
2.4.3. Thực hành với bạn trong lớp.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: My first trip to Hanoi;
2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;
2.5.3. Bài tập True/False.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn (tối thiểu 50 từ).
Bài 7. CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY (ACTIVITIES)
1. Mục tiêu
- Sử dụng kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp; to infinitive và gerund và từ vựng về các hoạt động hàng ngày; các tính từ chỉ tính cách;
- Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;
- Nói về các hoạt động hàng ngày;
- Đọc hiểu bức thư giới thiệu về một chuyến du lịch;
- Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Các hoạt động hàng ngày;
2.1.2. Tính từ chỉ tính cách.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn;
2.2.2. To infinivive and Gerund.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;
2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;
2.3.3. Bài tập nghe và trả lời câu hỏi.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Nói về các hoạt động hàng ngày;
2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;
2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: A letter;
2.5.2. Bài tập đọc và lựa chọn đáp án đúng.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh (tối thiểu 50 từ).
Bài 8. SỞ THÍCH (HOBBIES AND INTERESTS)
1. Mục tiêu
- Sử dụng kết hợp thì quá khứ đơn (Past simple) và thì quá khứ tiếp diễn (Past continuous) các từ vựng về sở thích , các môn thể thao đi chung với động từ: play, go và do;
- Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;
- Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;
- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích;
- Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Sở thích;
2.1.2. Cấu trúc Play/go/do+ sport.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Thì quá khứ đơn;
2.2.2. Thì quá khứ tiếp diễn;
2.2.3. Kết hợp thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;
2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;
2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: What is a hobby?;
2.5.2. Bài tập True/False/Not given.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân (tối thiểu 80 từ).
Bài 9. CÁC KẾ HOẠCH TRONG TƯƠNG LAI (FUTURE PLANS)
1. Mục tiêu
- Sử dụng cấu trúc Will và going to; các từ định lượng a little, a few, many, much và a lot of và các từ vựng về các hoạt động trên lễ hội và sự kiện đặc biệt; các tính từ mô tả địa điểm;
- Nghe và trả lời câu hỏi về nơi sinh sống;
- Nói về các dự định và kế hoạch cho một lễ hội và sự kiện đặc biệt;
- Đọc hiểu bài đọc về các cách chào đón năm mới ở một số quốc gia và trả lời câu hỏi;
- Viết đoạn văn ngắn mô tả các dự định và kế hoạch chào đón năm mới.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Lễ hội;
2.1.2. Tính từ mô tả địa điểm.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Cấu trúc Will và going to;
2.2.2. Từ định lượng a little, a few, many, much và a lot of.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về nơi sinh sống;
2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Nói về các dự định và kế hoạch cho một lễ hội và sự kiện đặc biệt;
2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;
2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: New Year Celebrations;
2.5.2. Bài tập True/False/Not given.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn mô tả các dự định và kế hoạch chào đón năm mới (tối thiểu 80 từ).
Bài 10. NGOẠI HÌNH VÀ TÍNH CÁCH
(APPEARANCE AND PERSONALITY)
1. Mục tiêu
- Sử dụng cấu trúc so sánh hơn (comparative), so sánh nhất (superlative); và các tính từ mô tả ngoại hình và tính cách;
- Nghe và trả lời câu hỏi về tuổi, ghi các tính từ mô tả hình dáng và tính cách một người;
- Mô tả ngoại hình và tính cách các thành viên trong lớp học;
- Đọc hiểu bài đọc về đề tài du lịch và trả lời câu hỏi;
- Viết đoạn văn ngắn mô tả một người bạn thân.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Tính từ mô tả ngoại hình;
2.1.2. Tính từ mô tả tính cách.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. So sánh hơn (Comparative);
2.2.2. So sánh nhất (Superlative).
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về tuổi, ghi các tính từ mô tả hình dáng và tính cách một người;
2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;
2.3.3. Bài tập nghe và điền hoàn chỉnh.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Mô tả ngoại hình và tính cách các thành viên trong lớp học;
2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;
2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: My travel page;
2.5.2. Bài tập True/False/Not given.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn mô tả về một người bạn thân (tối thiểu 80 từ).
Bài 11. CÔNG NGHỆ (TECHNOLOGY)
1. Mục tiêu
- Sử dụng thì hiện tại hoàn thành (Present perfect); cấu trúc How long...?, for và since và các từ vựng về các thiết bị công nghệ và ứng dụng;
- Nghe và trả lời câu hỏi về đặc tính các loại thiết bị phổ biến trong gia đình;
- Thực hành nói về các thiết bị công nghệ;
- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số;
- Viết đoạn văn ngắn mô tả thiết bị công nghệ mà bạn yêu thích.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Các thiết bị công nghệ;
2.1.2. Công nghệ.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Thì hiện tại hoàn thành;
2.2.2. Cấu trúc How long...?;
2.2.3. Giới từ For và since.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về đặc tính các loại thiết bị phổ biến trong gia đình;
2.3.2. Bài tập True/False.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Thực hành nói về các thiết bị công nghệ;
2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;
2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: The Rise of Digital Media;
2.5.2. Bài tập True/False/Not given.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn mô tả thiết bị công nghệ mà bạn yêu thích (tối thiểu 80 từ).
Bài 12. MUA SẮM (SHOPPING)
1. Mục tiêu
- Sử dụng thì hiện tại hoàn thành (Present perfect) và thì quá khứ đơn (Past simple) và từ vựng về các loại thực phẩm;
- Nghe và trả lời câu hỏi về mua sắm;
- Thực hành nói về kế hoạch mua sắm;
- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi thói quen mua sắm;
- Viết đoạn văn ngắn kể về việc mua sắm tại chợ/siêu thị tuần trước và hiện tại.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
Các từ vựng liên quan đến mua sắm.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Thì hiện tại hoàn thành;
2.2.2. Thì quá khứ đơn;
2.2.3. Kết hợp thì hiện tại hoàn thành và thì quá khứ đơn.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về mua sắm;
2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Thực hành nói về kế hoạch mua sắm;
2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;
2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: My Shopping Day;
2.5.2. Bài tập True/False/Not given.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn kể về việc mua sắm tại chợ/siêu thị tuần trước và hiện tại (tối thiểu 80 từ).
IV. Điều kiện thực hiện môn học
1. Phòng học chuyên môn/nhà xưởng
- Phòng học được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng;
- Bàn, ghế rời cho từng sinh viên;
- Bàn ghế giáo viên, bảng, máy chiếu, phấn (hoặc bút bảng).
2. Trang thiết bị máy móc
Máy chiếu, hệ thống âm thanh.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
Giáo viên sử dụng giáo trình dùng chung và tham khảo các tài liệu giảng dạy khác hỗ trợ bài giảng.
4. Các điều kiện khác
Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học nghe nhìn và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.
V. Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung
1.1. Kiến thức: Các kiến thức về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp theo từng chủ đề liên quan trong chương trình.
1.2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng nghe: Nghe và xác định thông tin về gia đình, bạn bè, các hoạt động hàng ngày và trong các sự kiện đặc biệt, vị trí và nơi chốn, và các sở thích, kế hoạch trong tương lai, ngoại hình, tính cách và mua sắm theo yêu cầu.
- Kỹ năng nói: Tự giới thiệu về bản thân, gia đình, công việc, sở thích và các hoạt động hàng ngày và trong các sự kiện đặc biệt; mô tả tính cách và ngoại hình của bản thân và người khác; giới thiệu các sản phẩm công nghệ và công dụng; mô tả thói quen mua sắm theo yêu cầu.
- Kỹ năng đọc: Đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết của các bài đọc ngắn theo yêu cầu.
- Kỹ năng viết: Viết câu và đoạn văn ngắn về các chủ đề khác nhau theo yêu cầu.
1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.
2. Phương pháp đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.
Phương pháp đánh giá sẽ dựa theo đặc thù ngành, nghề đào tạo và điều kiện của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có thể kết hợp kiểm tra nghe, nói và tự luận.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học
1. Phạm vi áp dụng môn học
Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng. Tùy theo đặc thù của các ngành, nghề đào tạo, các trường lựa chọn môn học Tiếng Anh hoặc môn học ngoại ngữ khác theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giảng dạy.
2. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học
a) Miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh
Người học được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh trong các trường hợp sau:
- Có chứng chỉ Tiếng Anh Bậc 2 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương cấp độ A2 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu do các tổ chức nước ngoài cấp.
b) Bảo lưu, công nhận kết quả học tập
Thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Người học có nhu cầu được miễn trừ, bảo lưu kết quả môn học phải có đơn đề nghị hiệu trưởng xem xét, quyết định khi nhập học và trước mỗi kỳ thi.
3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học
- Đối với giáo viên: Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học; chú trọng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy; áp dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học; lấy người học làm trung tâm; tổ chức các hoạt động nghe, nói, đọc và viết sinh động nhằm tăng cường sự tham gia của người học; tổ chức các hoạt động đa dạng với sự hỗ trợ của các học liệu, giáo cụ trực quan sinh động phục vụ mục tiêu bài học.
- Đối với người học: Quan sát, hoạt động nhóm, thao tác theo hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập về nhà.
- Chương trình môn học tiếng Anh trình độ cao đẳng có thể chia thành 02 (hai) phần để giảng dạy, mỗi phần 60 giờ.
- Khuyến khích việc tổ chức dạy và học trực tuyến môn học, kết hợp với các phần mềm tự học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Bên cạnh việc học 120 giờ trên lớp, giáo viên xây dựng nội dung và mục tiêu tự học thêm 180 giờ cho người học thông qua hệ thống bài tập bổ sung, phần mềm hoặc ứng dụng tiếng Anh hỗ trợ tự học, tài liệu tham khảo khác nhằm giúp người học đạt được năng lực ngoại ngữ theo quy định sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng.
4. Tài liệu tham khảo
1. Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam.
2. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
3. Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng.
4. Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
5. Tim Falla and Paul A. Davies, Solutions Elementary (02nd edition), Oxford University Press, 2012.
6. Miles Craven, Breakthrough Plus 1, MacMillan Education, 2013.
7. Herbert Puchta and Jeff Stranks, More! 1, Cambridge University Press, 2008.
8. Jack C. Richards, Tactics for Listening (02nd edition), Oxford University Press, 2015.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TIẾNG ANH THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên môn học: Tiếng Anh
Thời gian thực hiện: 90 giờ, (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 56 giờ; Kiểm tra: 4 giờ).
I. Vị trí, tính chất của môn học
1. Vị trí: Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học ngoại ngữ bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp.
2. Tính chất: Chương trình môn học Tiếng Anh này bao gồm các kiến thức, kỹ năng sử dụng Tiếng Anh cơ bản trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp phù hợp với trình độ được đào tạo.
II. Mục tiêu môn học
Sau khi học xong chương trình ở trình độ trung cấp, người học đạt được trình độ năng lực Tiếng Anh Bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể:
1. Về kiến thức
Nhận biết và giải thích được các cấu trúc ngữ pháp cơ bản về thành phần của câu, cách sử dụng thì hiện tại và quá khứ, phân loại danh từ, đại từ và tính từ; nhận biết được các từ vựng về giới thiệu bản thân và người khác, các hoạt động hàng ngày, sở thích, địa điểm, thực phẩm và đồ uống, các sự kiện đặc biệt và kỳ nghỉ.
2. Về kỹ năng
a) Kỹ năng nghe: Theo dõi và hiểu được lời nói khi được diễn đạt chậm, rõ ràng, có khoảng ngừng để kịp thu nhận các thông tin về các chủ đề liên quan đến thành viên gia đình, các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi, vị trí đồ vật trong nhà, các loại thức ăn và đồ uống phổ biến, các hoạt động trong các dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt, du lịch, các hoạt động hàng ngày và các sở thích.
b) Kỹ năng nói: Đưa ra và hồi đáp các nhận định đơn giản liên quan đến các chủ đề rất quen thuộc như tự giới thiệu bản thân, gia đình, nghề nghiệp, trình bày sở thích, đặt câu hỏi về số lượng, trình bày về những ngày lễ hoặc sự kiện đặc biệt, du lịch, các hoạt động hàng ngày và các sở thích.
c) Kỹ năng đọc: Đọc hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các chủ đề thông qua các bài đọc có liên quan đến giới thiệu bạn bè, các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, nơi chốn, các món ăn và thức uống phổ biến, các ngày lễ đặc biệt và kỳ nghỉ, các hoạt động hàng ngày và các sở thích.
d) Kỹ năng viết: Viết được những cụm từ, câu ngắn về bản thân, gia đình, trường lớp, nơi làm việc, sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, mô tả nhà ở, thức ăn và đồ uống, các lễ hội và dịp đặc biệt, các kỳ nghỉ và các sở thích.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Anh trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;
- Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng tiếng Anh vào học tập, lao động và các hoạt động khác.
III. Nội dung môn học
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT | Tên đơn vị bài học | Tổng số | Thời gian (giờ) | ||
Lý thuyết | Thực hành, thảo luận, bài tập | Kiểm tra | |||
1 | Bài 1: Gia đình và bạn bè (Family and friends) | 9 | 3 | 6 |
|
2 | Bài 2: Thời gian rảnh rỗi (Leisure time) | 9 | 3 | 6 |
|
3 | Bài 3: Địa điểm (Places) | 9 | 3 | 6 |
|
4 | Bài 4: Các loại thực phẩm và đồ uống (Food and drink) | 9 | 3 | 6 |
|
5 | Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test) | 9 | 3 | 4 | 2 |
6 | Bài 5: Các sự kiện đặc biệt (Special occasions) | 9 | 3 | 6 |
|
7 | Bài 6: Kỳ nghỉ (Vacation) | 9 | 3 | 6 |
|
8 | Bài 7: Các hoạt động hàng ngày (Activities) | 9 | 3 | 6 |
|
9 | Bài 8: Sở thích (Hobbies and interests) | 9 | 3 | 6 |
|
10 | Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test) | 9 | 3 | 4 | 2 |
| Tổng cộng | 90 | 30 | 56 | 4 |
2. Nội dung chi tiết như sau:
Bài 1. GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ (FAMILY AND FRIENDS)
1. Mục tiêu
- Nhận biết các động từ thông dụng và từ vựng về gia đình;
- Nhận biết và sử dụng được thì hiện tại đơn, tính từ sở hữu, đại từ và đại từ chỉ định;
- Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài gia đình;
- Nói về bản thân và gia đình;
- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về gia đình;
- Viết đoạn văn giới thiệu bản thân.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Gia đình;
2.1.2. Nghề nghiệp;
2.1.3. Các động từ thông dụng và các hoạt động.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Động từ “to be”;
2.2.2. Tính từ sở hữu;
2.2.3. Đại từ và đại từ chỉ định;
2.2.4. Thì hiện tại đơn.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về thông tin cá nhân và gia đình;
2.3.2. Bài tập True/False.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Giới thiệu bản thân và gia đình;
2.4.2. Hỏi và trả lời.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: My friend Minh;
2.5.2. Bài tập trắc nghiệm;
2.5.3. Bài tập True/False.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn giới thiệu bản thân (tối thiểu 50 từ).
Bài 2. THỜI GIAN RẢNH RỖI (LEISURE TIME)
1. Mục tiêu
- Nhận biết và đặt ví dụ với các trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of frequency), động từ khiếm khuyết can/can’t và câu hỏi với How often…?;
- Sử dụng các từ vựng về sở thích, thể thao và hoạt động lúc rảnh rỗi;
- Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;
- Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;
- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích trong thời gian rảnh rỗi;
- Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Các môn thể thao;
2.1.2. Các hoạt động trong thời gian rãnh rỗi.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Trạng từ chỉ tần suất;
2.2.2. Động từ khiếm khuyết Can/can’t;
2.2.3. Cấu trúc How often...?.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;
2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án chính xác;
2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp đúng đối tượng và hoạt động.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;
2.4.2. Phỏng vấn một người bạn trong lớp.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: What does she usually do on Saturdays?;
2.5.2. Đọc và trả lời câu hỏi;
2.5.3. Bài tập trắc nghiệm;
2.5.4. Bài tập True/False.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi (tối thiểu 50 từ).
Bài 3. ĐỊA ĐIỂM (PLACES)
1. Mục tiêu
- Nhận biết và đặt ví dụ với There is/there are, giới từ chỉ nơi chốn và các từ vựng về vật dụng trong nhà, các địa điểm phổ biến và các tính từ phổ biến;
- Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;
- Hỏi đường và chỉ đường;
- Đọc hiểu bài đọc giới thiệu về thành phố và các địa điểm nổi bật;
- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về quê hương của bạn.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Các địa điểm trong thành phố;
2.1.2. Các tính từ thông dụng;
2.1.3. Các đồ vật trong nhà;
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Cấu trúc There is/ There are;
2.2.2. Giới từ chỉ nơi chốn.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;
2.3.2. Bài tập nghe và chọn đáp án chính xác.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Mô tả vị trí các đồ vật và nơi chốn trong hình ảnh;
2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh bảng câu hỏi.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: Da Nang City - a worth-living city in Viet Nam;
2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn mô tả một căn phòng trong nhà bạn (tối thiểu 50 từ).
Bài 4. CÁC LOẠI THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG (FOOD AND DRINK)
1. Mục tiêu
- Nhận biết và đặt ví dụ với danh từ đếm được và không đếm được (Countable and uncountable nouns), cấu trúc How much/how many, động từ khiếm khuyết Should / shouldn’t, cấu trúc Would like và các từ vựng về các loại thức ăn và đồ uống;
- Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;
- Hỏi về số lượng;
- Đọc hiểu một số thức ăn và đồ uống trong thực đơn;
- Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
Các loại thực phẩm và đồ uống.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Danh từ đếm được và không đếm được;
2.2.2. Cấu trúc How much/ How many;
2.2.3. Cấu trúc Should/ Shouldn’t;
2.2.4. Cấu trúc Would like.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;
2.3.2. Bài tập True/False;
2.3.3. Bài tập trắc nghiệm.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Hỏi về số lượng trong mua sắm;
2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh câu với much hoặc many;
2.4.3. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;
2.4.4. Bài tập sửa lỗi câu.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: A restaurant menu;
2.5.2. Bài tập phân loại từ vựng;
2.5.3. Bài tập True/False.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt (tối thiểu 50 từ).
Bài 5. CÁC SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT (SPECIAL OCCASIONS)
1. Mục tiêu
- Sử dụng thì Present simple và Present continuous, giới từ chỉ thời gian (prepositions of time) và các từ vựng về quần áo, màu sắc, lễ hội và sự kiện đặc biệt và tính từ mô tả ngoại hình;
- Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;
- Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt;
- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về các hoạt động trong ngày Tết truyền thống Việt Nam;
- Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Các ngày lễ quan trọng;
2.1.2. Từ vựng mô tả ngoại hình;
2.1.3. Quần áo và màu sắc.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Thì hiện tại đơn;
2.2.2. Thì hiện tại tiếp diễn;
2.2.3. Giới từ chỉ thời gian.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;
2.3.2. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;
2.3.3. Thực hành theo cặp đôi;
2.3.4. Bài tập nghe và điền từ vào chỗ trống.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt;
2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;
2.4.3. Thực hành nói với bạn trong lớp.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: Tet holiday;
2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;
2.5.3. Thảo luận.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt (tối thiểu 50 từ).
Bài 6. KỲ NGHỈ (VACATION)
1. Mục tiêu
- Sử dụng thì quá khứ đơn (Past simple), các cụm từ chỉ thời gian, các vật dụng và hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ, tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc;
- Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;
- Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;
- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về một chuyến du lịch đã thực hiện;
- Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Các hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ;
2.1.2. Các vật dụng liên quan đến kỳ nghỉ;
2.1.3. Các tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Thì quá khứ đơn;
2.2.2. Dạng quá khứ của động từ To be;
2.2.3. Dạng quá khứ của động từ Can;
2.2.4. Động từ hợp quy tắc.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;
2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;
2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;
2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;
2.4.3. Thực hành với bạn trong lớp.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: My first trip to Hanoi;
2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;
2.5.3. Bài tập True/False.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn (tối thiểu 50 từ).
Bài 7. CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY (ACTIVITIES)
1. Mục tiêu
- Sử dụng kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp; to infinitive và gerund và từ vựng về các hoạt động hàng ngày; các tính từ chỉ tính cách;
- Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;
- Nói về các hoạt động hàng ngày;
- Đọc hiểu bức thư giới thiệu về một chuyến du lịch;
- Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Các hoạt động hàng ngày;
2.1.2. Tính từ chỉ tính cách.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn;
2.2.2. To infinivive and Gerund.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;
2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;
2.3.3. Bài tập nghe và trả lời câu hỏi.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Nói về các hoạt động hàng ngày;
2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;
2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: A letter;
2.5.2. Bài tập đọc và lựa chọn đáp án đúng.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh (tối thiểu 50 từ).
Bài 8. SỞ THÍCH (HOBBIES AND INTERESTS)
1. Mục tiêu
- Sử dụng kết hợp thì quá khứ đơn (Past simple) và thì quá khứ tiếp diễn (Past continuous) các từ vựng về sở thích, các môn thể thao đi chung với động từ: play, go và do;
- Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;
- Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;
- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích;
- Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân.
2. Nội dung
2.1. Từ vựng (Vocabulary)
2.1.1. Sở thích;
2.1.2. Cấu trúc Play/go/do+ sport.
2.2. Ngữ pháp (Grammar)
2.2.1. Thì quá khứ đơn;
2.2.2. Thì quá khứ tiếp diễn;
2.2.3. Kết hợp thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn.
2.3. Kỹ năng nghe (Listening)
2.3.1. Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;
2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.
2.4. Kỹ năng nói (Speaking)
2.4.1. Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;
2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại.
2.5. Kỹ năng đọc (Reading)
2.5.1. Bài đọc: What is a hobby?;
2.5.2. Bài tập True/False/Not given.
2.6. Kỹ năng viết (Writing)
Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân (tối thiểu 80 từ).
IV. Điều kiện thực hiện môn học
1. Phòng học chuyên môn/nhà xưởng
- Phòng học được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng;
- Bàn, ghế rời cho từng sinh viên;
- Bàn ghế giáo viên, bảng, máy chiếu, phấn (hoặc bút bảng).
2. Trang thiết bị máy móc
Máy chiếu, hệ thống âm thanh.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
Giáo viên sử dụng giáo trình dùng chung và tham khảo các tài liệu giảng dạy khác hỗ trợ bài giảng.
4. Các điều kiện khác
Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học nghe nhìn và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.
V. Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung
1.1. Kiến thức: Các kiến thức về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp theo từng chủ đề liên quan trong chương trình.
1.2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng nghe: Nghe và xác định thông tin về gia đình, bạn bè, các hoạt động hàng ngày và trong các sự kiện đặc biệt, vị trí và nơi chốn, và các sở thích theo yêu cầu.
- Kỹ năng nói: Tự giới thiệu về bản thân, gia đình, công việc, sở thích và các hoạt động hàng ngày và trong các sự kiện đặc biệt theo yêu cầu.
- Kỹ năng đọc: Đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết của các bài đọc ngắn theo yêu cầu.
- Kỹ năng viết: Viết câu và đoạn văn ngắn về các chủ đề khác nhau theo yêu cầu.
1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.
2. Phương pháp đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.
Phương pháp đánh giá sẽ dựa theo đặc thù ngành, nghề đào tạo và điều kiện của từng đơn vị giáo dục, có thể kết hợp kiểm tra nghe, nói và tự luận.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học
1. Phạm vi áp dụng môn học
Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp. Tùy theo đặc thù của các ngành, nghề đào tạo, các trường lựa chọn môn học Tiếng Anh hoặc môn học ngoại ngữ khác theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giảng dạy.
Người học là đối tượng tuyển sinh hệ tốt nghiệp trung học cơ sở bắt buộc học toàn bộ chương trình môn học này. Người học là đối tượng tuyển sinh hệ tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông hoặc đã thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào chương trình này và chương trình học trung học phổ thông mà người học đã hoàn thành để xem xét, quyết định điều chỉnh chương trình môn học cho phù hợp, bảo đảm đạt được mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học.
2. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học
a) Miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh
Người học được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh trong các trường hợp sau:
- Có chứng chỉ Tiếng Anh Bậc 1 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương cấp độ A1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu do các tổ chức nước ngoài cấp.
b) Bảo lưu, công nhận kết quả học tập
Thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Người học có nhu cầu được miễn trừ, bảo lưu kết quả môn học phải có đơn đề nghị hiệu trưởng xem xét, quyết định khi nhập học và trước mỗi kỳ thi.
3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học
- Đối với giáo viên: Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học; chú trọng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy; áp dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học; lấy người học làm trung tâm; tổ chức các hoạt động nghe, nói, đọc và viết sinh động nhằm tăng cường sự tham gia của người học; tổ chức các hoạt động đa dạng với sự hỗ trợ của các học liệu, giáo cụ trực quan sinh động phục vụ mục tiêu bài học.
- Đối với người học: Quan sát, hoạt động nhóm, thao tác theo hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập về nhà.
- Khuyến khích việc tổ chức dạy và học trực tuyến môn học, kết hợp với các phần mềm tự học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Bên cạnh việc học 90 giờ trên lớp, giáo viên nên xây dựng nội dung và mục tiêu tự học thêm 110 giờ cho người học thông qua hệ thống bài tập bổ sung, phần mềm hoặc ứng dụng tiếng Anh hỗ trợ tự học, tài liệu tham khảo khác nhằm giúp người học đạt năng lực A1 theo quy định sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp.
4. Tài liệu tham khảo
1. Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
2. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
3. Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng.
4. Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
5. Tim Falla and Paul A. Davies, Solutions Elementary (02nd edition), Oxford University Press, 2012.
6. Miles Craven, Breakthrough Plus 1, MacMillan Education, 2013.
7. Herbert Puchta and Jeff Stranks, More! 1, Cambridge University Press, 2008.
8. Jack C. Richards, Tactics for Listening (02nd edition), Oxford University Press, 2015.