Thông tư 01/2022/TT-BGDĐT Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 01/2022/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 01/2022/TT-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Văn Phúc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 14/01/2022 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học
Cụ thể, Chương trình gồm 10 tín chỉ với tổng số tiết dạy trên lớp là 230, trong đó có 70 tiết lý thuyết, 160 tiết thảo luận, thực hành (01 tín chỉ tương đương 15 tiết lý thuyết, 01 tiết lý thuyết tương đương 02 tiết thảo luận thực hành, mỗi tiết học là 50 phút).
Trong đó, cấu trúc chương trình gồm 06 học phần với các nội dung: Tổng quan chính sách và pháp luật về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; Hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới; Nghiệp vụ tư vấn du học; Phát triển giáo dục quốc tế, tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế phục vụ hoạt động tư vấn du học; Thị trường du học; Thực hành rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ tư vấn du học.
Đáng chú ý, Bộ yêu cầu cơ sở đào tạo phải đảm bảo tỉ lệ tối thiểu 50% giảng viên tham gia giảng dạy chương trình đào tạo là giảng viên cơ hữu. Học viên đảm bảo tham gia tối thiểu 80% thời lượng quy định cho mỗi học phần thì được tham dự kiểm tra giữa khóa và thi kết thúc khóa học...
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2022.
Xem chi tiết Thông tư 01/2022/TT-BGDĐT tại đây
tải Thông tư 01/2022/TT-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _______ Số: 01/2022/TT-BGDĐT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ______________________ Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2022 |
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 86/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học.
Thông tư này thay thế Thông tư số 23/2013/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học và Thông tư số 29/2013/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Phúc |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _______
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ______________________ |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ TƯ VẤN DU HỌC
(Kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
___________
I. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học là căn cứ để các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học xây dựng chương trình chi tiết, biên soạn tài liệu, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định.
Trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản của hệ thống pháp luật về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp; các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết về hoạt động tư vấn du học; khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong hoạt động tư vấn du học.
Sau khi được đào tạo, học viên:
- Nắm vững các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp; các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động tư vấn du học; liên kết đào tạo, công nhận văn bằng; quy định về xuất nhập cảnh.
- Nắm vững và vận dụng được kiến thức cơ bản về hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới; nghiệp vụ tư vấn du học; những kiến thức cơ bản về văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia/vùng lãnh thổ đến học và các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn du học.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn du học.
Tổng số: 10 tín chỉ, tổng số tiết dạy trên lớp là 230 tiết, trong đó có 70 tiết lý thuyết, 160 tiết thảo luận, thực hành (01 tín chỉ tương đương 15 tiết lý thuyết, 01 tiết lý thuyết tương đương 02 tiết thảo luận thực hành, mỗi tiết học là 50 phút).
Đây là yêu cầu chương trình tối thiểu, các cơ sở đào tạo căn cứ nhu cầu thực tế có thể bố sung thêm các nội dung cho phù hợp.
2. Cấu trúc chương trình
STT |
TÊN HỌC PHẦN |
Thời lượng |
||
Số tín chỉ |
Số tiết dạy trên lớp |
|||
Lý thuyết |
Thảo luận, thực hành |
|||
1 |
Tổng quan chính sách và pháp luật về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp |
2 |
15 |
30 |
2 |
Hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới |
2 |
20 |
20 |
3 |
Nghiệp vụ tư vấn du học |
3 |
20 |
50 |
4 |
Phát triển giáo dục quốc tế, tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế phục vụ hoạt động tư vấn du học |
1 |
5 |
20 |
5 |
Thị trường du học |
1 |
10 |
10 |
6 |
Thực hành rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ tư vấn du học |
1 |
|
30 |
|
Tổng số |
10 |
70 |
160 |
3. Mô tả các học phần
HỌC PHẦN 1
Tên học phần: Tổng quan chính sách và pháp luật về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp
Yêu cầu cần đạt:
1. Trình bày được quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; về hợp tác, đầu tư với nước ngoài và hội nhập quốc tế về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; pháp luật hiện hành về kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
2. Vận dụng được kiến thức đã học để triển khai các hoạt động tư vấn du học.
Nội dung cơ bản:
1. Nội dung cơ bản các Nghị quyết của Đảng về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; hội nhập quốc tế về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
2. Nội dung Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
3. Nội dung cơ bản các chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam, phát triển nhân lực ngành giáo dục, phát triển giáo dục và giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam các thời kỳ.
4. Thảo luận các nội dung cơ bản của các quy định hiện hành của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; các đề án đào tạo ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
5. Quy định về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.
HỌC PHẦN 2
Tên học phần: Hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới
Yêu cầu cần đạt:
1. Trình bày được những nội dung cơ bản về Hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới; các xu hướng phát triển giáo dục thế giới; kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục nước ngoài.
2. Giải thích được các Hiệp định, Thỏa thuận công nhận tương đương văn bằng giữa Việt Nam và các quốc gia/vùng lãnh thổ; công nhận và xác thực văn bằng của Việt Nam.
3. Vận dụng được kiến thức đã học để triển khai các hoạt động tư vấn du học.
Nội dung cơ bản:
1. Tổng quan về hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó giới thiệu theo quốc gia/vùng lãnh thổ, nhóm quốc gia có cùng mô hình giáo dục, đào tạo căn cứ theo nhu cầu thực tế.
2. Phân loại các cơ sở giáo dục; hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục một số quốc gia/vùng lãnh thổ; quy chế đào tạo và đào tạo nghề của một số quốc gia/vùng lãnh thổ.
3. Một số hệ thống xếp hạng cơ sở giáo dục uy tín trên thế giới.
4. Tổng quan vấn đề công nhận và xác thực văn bằng; vấn đề công nhận văn bằng và xác thực văn bằng của Việt Nam; trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
5. Các hiệp định, thỏa thuận công nhận tương đương văn bằng giữa Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới.
6. Tình hình du học sinh Việt Nam và xu hướng du học,
HỌC PHẦN 3
Tên học phần: Nghiệp vụ tư vấn du học
Yêu cầu cần đạt:
1. Mô tả được các kỹ năng thực hiện tư vấn du học.
2. Trình bày được trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động tư vấn du học.
3. Mô tả được hồ sơ tài chính và vấn đề về thị thực du học.
4. Vận dụng được những kiến thức đã học trong quá trình tư vấn du học.
Nội dung cơ bản:
1. Một số kỹ năng tư vấn du học.
- Kỹ năng phân tích, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng;
- Kỹ năng phỏng vấn, tư vấn, cung cấp thông tin, định hướng và thuyết phục khách hàng;
- Kỹ năng tra cứu thông tin trường, chương trình học, xin thư mời nhập học;
- Kỹ năng đánh giá hồ sơ và lập dự kiến kế hoạch du học;
- Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin học bổng, miễn giảm học phí;
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dịch vụ du học;
- Kỹ năng hòa giải tranh chấp và giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư vấn du học;
- Kỹ năng quản lý hồ sơ du học sinh;
- Kỹ năng hỗ trợ quá trình học tập của du học sinh;
- Kỹ năng phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện ngoại giao quản lý và hỗ trợ du học sinh;
- Kỹ năng thống kê và báo cáo;
- Kỹ năng hướng dẫn xử lý khủng hoảng, chống sốc văn hóa cho du học sinh trong thời gian du học tại nước ngoài.
2. Trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động tư vấn du học, quản lý và hỗ trợ du học sinh.
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn du học;
- Đạo đức nghề nghiệp;
- Những vấn đề thường gặp trong quản lý và hỗ trợ du học sinh;
3. Hồ sơ tài chính và thị thực du học.
- Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ tài chính, chứng minh tài chính;
- Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin cấp thị thực du học.
HỌC PHẦN 4
Tên học phần: Phát triển giáo dục quốc tế, tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế phục vụ hoạt động tư vấn du học
Yêu cầu cần đạt:
1. Trình bày được cách thức phát triển giáo dục quốc tế, tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế và phát triển mạng lưới đối tác.
2. Lập được kế hoạch tổ chức sự kiện, hội thảo, đàm phán và ký kết thỏa thuận.
Nội dung cơ bản:
1. Kỹ năng xúc tiến hoạt động giáo dục quốc tế, phát triển mạng lưới đối tác.
2. Kỹ năng soạn văn bản, thư điện tử, thỏa thuận hợp tác.
3. Kỹ năng thương lượng, đàm phán, soạn thảo hợp đồng và ký kết thỏa thuận với cơ sở giáo dục nước ngoài.
4. Kỹ năng tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo.
5. Kỹ năng quản lý tài chính.
HỌC PHẦN 5
Tên học phần: Thị trường du học
Yêu cầu cần đạt:
1. Trình bày được những đặc điểm cơ bản của thị trường du học về: hệ thống pháp luật, hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, ngành nghề thế mạnh, đặc điểm văn hóa, điều kiện sinh sống, học tập, chất lượng giáo dục, chi phí, an ninh, chính sách làm thêm.
2. Phân tích được đặc thù, ưu điểm, nhược điểm về thị trường của từng quốc gia/vùng lãnh thổ.
Nội dung cơ bản:
Căn cứ vào nhu cầu thực tế, cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học xác định thị trường du học theo quốc gia/vùng lãnh thổ, nhóm quốc gia cùng đặc thù, theo vị trí địa lý hoặc theo ngôn ngữ.
Yêu cầu về nội dung cần có của từng thị trường:
1. Khái niệm thị trường du học, phân loại thị trường du học, những nét đặc trưng cơ bản của các thị trường du học.
2. Quy định của pháp luật đối với du học sinh nước ngoài đến để học tập, lao động của từng quốc gia/vùng lãnh thổ; quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của quốc gia/vùng lãnh thổ với đối tượng là du học sinh.
3. Đặc điểm, đặc trung văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, điều kiện sinh sống của từng quốc gia/vùng lãnh thổ tiêu biểu.
4. Các ngành, nghề là thế mạnh đào tạo của từng quốc gia/vùng lãnh thổ; nhu cầu về nhân lực theo ngành nghề của các quốc gia/vùng lãnh thổ.
5. Học phí, sinh hoạt phí và các loại phí liên quan khi sinh sống, học tập và làm việc tại các quốc gia/vùng lãnh thổ.
6. Chính sách làm thêm cho du học sinh nước ngoài.
7. Những khó khăn, rủi ro có thể gặp phải trong quá trình du học và hướng giải quyết.
HỌC PHẦN 6
Tên học phần: Thực hành rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ tư vấn du học
Yêu cầu cần đạt:
1. Thực hành được công việc tư vấn du học ở một tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại một thị trường du học cụ thể; xây dựng được kế hoạch phát triến đối tác.
2. Lập kế hoạch tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế cho một thị trường được lựa chọn.
3. Thực hiện tư vấn du học đối với một ứng viên giả định.
Nội dung cơ bản:
1. Tìm hiểu công việc tư vấn du học ở một tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và xây dựng báo cáo tổng hợp, khái quát về hoạt động tư vấn du học của tổ chức đó.
2. Thực hành tìm kiếm thông tin một thị trường cụ thể, đề xuất giải pháp quảng bá, giới thiệu thị trường, xây dựng báo cáo.
3. Lập kế hoạch phát triển đối tác, tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế.
4. Xây dựng phương án tuyển sinh, thực hiện tư vấn du học đối với ứng viên giả định.
1. Tuyển sinh
Cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học bám sát quy định tại Chương trình đào tạo ban hành kèm theo Thông tư này để thông báo tuyển sinh.
Học viên đăng ký tham gia khóa học theo thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học.
2. Tổ chức hoạt động đào tạo
3. Tài liệu, giảng viên, báo cáo viên
Tài liệu được biên soạn và thẩm định phù hợp với chương trình đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, đảm bảo tính khoa học, gắn lý luận với thực tiễn tư vấn du học.
Nội dung tài liệu mang tính chất thực tế, có tính thực hành và được biên soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện cho giảng viên, báo cáo viên thường xuyên bổ sung, cập nhật những nội dung mới trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tư vấn du học và những kinh nghiệm thực tiễn từng thời điểm vào nội dung bài giảng.
Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình này bao gồm: giảng viên trong các cơ sở đào tạo, có chức danh nghề nghiệp giảng viên trở lên hoặc những nhà quản lý, nhà khoa học có chức danh tương đương nghề nghiệp giảng viên, có kinh nghiệm giảng dạy hoặc làm việc phù hợp với nội dung được mời giảng. Cơ sở đào tạo phải đảm bảo tỉ lệ tối thiểu 50% giảng viên tham gia giảng dạy chương trình đào tạo là giảng viên cơ hữu.
Báo cáo viên và thỉnh giảng của các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học; khách mời, chuyên gia từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức giáo dục và đào tạo quốc tế, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn du học có kinh nghiệm giảng dạy hoặc kinh nghiệm làm việc phù hợp với nội dung được mời giảng.
Giảng viên hoặc báo cáo viên tham gia giảng dạy có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, các bài tập tình huống điển hình trong thực tiễn để trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, sát với hoạt động đào tạo.
4. Đánh giá kết quả đào tạo và cấp chứng chỉ
Kết thúc các học phần 1 và 2 của chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học, học viên sẽ thực hiện bài kiểm tra giữa khóa trong thời gian tối thiểu 60 phút theo hình thức viết, tự luận. Kết thúc khóa học sẽ có một bài thi tự luận trong thời gian tối thiểu 90 phút hoặc bài thi trắc nghiệm trong thời gian tối thiểu 60 phút. Điểm kiểm tra giữa khóa và điểm thi kết thúc khóa học được chấm theo thang điểm 10, bài kiểm tra và thi dưới 5 điểm là không đạt yêu cầu.
Học viên đảm bảo tham gia tối thiểu 80% thời lượng quy định cho mỗi học phần thì được tham dự kiểm tra giữa khóa và thi kết thúc khóa học. Học viên có bài kiểm tra giữa khóa đạt từ 5 điểm trở lên thì được tham dự kỳ thi kết thúc khóa đào tạo. Học viên được phép kiểm tra và thi lại 02 lần nếu bài kiểm tra giữa khóa hoặc thi cuối khóa học không đạt yêu cầu.
Việc đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua bài kiểm tra giữa khóa và bài thi kết thúc khóa đào tạo. Điểm thi cuối khóa là căn cứ để các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học xét, cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học.
Những học viên có điểm thi kết thúc khóa đào tạo đạt từ 5 điểm trở lên thì được cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học. Các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học cấp chứng chỉ cho học viên theo quy định.
Mẫu chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học thực hiện theo Quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ sau mỗi đợt tổ chức đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của pháp luật hiện hành về lưu trữ để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Hồ sơ lưu trữ bao gồm: các thông báo tuyển sinh, quyết định mở lớp, danh sách trích ngang học viên (họ tên, năm sinh, trình độ chuyên môn, địa chỉ liên hệ); danh sách trích ngang giảng viên, báo cáo viên (họ tên, năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, nơi công tác, địa chỉ liên hệ); lịch giảng, lịch học, đề thi, bài thi, bảng điểm chấm thi; các biên bản xử lý trong khi thi (nếu có); quyết định cấp chứng chỉ; danh sách cấp chứng chỉ có ký nhận của các học viên của từng khóa.
Thời hạn lưu trữ hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 27/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ của ngành giáo dục.