Quyết định 89/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng 3 trường phổ thông trung học chất lượng cao tại Hà Nội, Thừa thiên- Huế và thành phố Hồ Chí Minh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 89/TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 89/TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/01/1995 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 89/TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYếT địNH
CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 89/TTG
NGàY 17 THáNG 02 NăM 1995 Về VIệC XâY DựNG 3 TRườNG PHổ THôNG TRUNG HọC CHấT LượNG CAO TạI Hà NộI, THừA THIêN - HUế Và THàNH PHố Hồ CHí MINH
THủ TướNG CHíNH PHủ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
QUYếT địNH:
Điều 1.- Xây dựng 3 trường phổ thông trung học: Chu Văn An (Hà nội), Quốc học Huế (Thừa Thiên - Huế), Lê Hồng Phong (thành phố Hồ Chí Minh) thành các trường phổ thông trung học chất lượng cao, tiêu biểu trong cả nước.
Giao cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân các thành phố Hà nội, Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai đề án xây dựng 3 trường phổ thông trung học chất lượng cao đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Điều 2.- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố nói trên bố trí ngân sách đầu tư trong kế hoạch Nhà nước 1996 - 2000 và kế hoạch hàng năm cho 3 trường trên theo dự án đầu tư đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Các Bộ, ngành liên quan và các Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban Nhân dân các thành phố Hà nội, Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế trong quá trình triển khai xây dựng 3 trường phổ thông trung học chất lượng cao.
Điều 3.- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên - Huế và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiện thi hành Quyết định này.
Đề áN
XâY DựNG 3 TRườNG TRUNG HọC PHổ PHôNG CHấT LượNG CAO
(THPTCLC) TạI Hà NộI, HUế Và THàNH PHố Hồ CHí MINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá 7, đồng thời để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trước yêu cầu phát triển có tính chất chiến lược của ngành giáo dục - đào tạo thì việc nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông đặc biệt là bậc Phổ thông trung học là một đòi hỏi cấp bách và mang tính thường xuyên. Vì vậy việc xây dựng các trường phổ thông trung học chất lượng cao, là cần thiết, để từ đó phát triển rộng khắp trong toàn quốc, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập với cộng đồng khu vực và quốc tế.
2. Trong điều kiện chưa có đủ khả năng triển khai rộng trong toàn quốc, nên trước mắt tập trung xây dựng một số trường THPH trở thành những trường PTTHCLC tiêu biểu: Chu Văn An (Hà Nội), Quốc học Huế (Thừa Thiên - Huế) và Lê Hồng Phong (thành phố Hồ Chí Minh). Tại những cơ sở này cần được tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, để khôi phục tôn tạo và hiện đại hoá cơ sở vật chất của trường, nhằm đảm bảo việc nâng cao chất lượng giáo dục.
II. MỤC TIÊU:
- Các trường THPTCLCS sẽ là những mẫu hình tiên tiến của bậc THPT, đi trước một bước về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ cán bộ, giáo viên nhằm sớm tiếp cận và theo kịp với trình độ giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới.
- Trên cơ sở xây dựng 3 mẫu hình tiên tiến, sẽ rút kinh nghiệm cho việc mở rộng hệ thống trường CLC ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và THPT theo quy mô khác nhau và những địa bàn khác nhau.
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ QUY MÔ:
- Trường THPTCLC là loại hình trường phổ thông công lập có thu học phí và tổ chức dạy học hai buổi trong này.
- Mỗi trường THPTCLC được tổ chức đào tạo cả hai hệ:
+ Hệ chuyên cho các môn: Văn, Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc...)
+ Hệ chuyên ban bao gồm cả 3 ban: Khoa học tự nhiên, Khoa học tự nhiên - kỹ thuật và Khoa học xã hội.
Riêng với trường Chu Văn An (Hà nội) có thêm cấp trung học cơ sở.
- Quy mô ổn định của mỗi trường khoảng 1500 đến 1800 học sinh.
- Việc dạy, học và các hoạt động khác được tiến hành 2 buổi/ 1ngày bằng các hình thức và phương pháp giáo dục khác nhau.
IV. HỌC SINH:
- Trường THPTCLC thu nhận học sinh trước hết và chủ yếu của 3 tỉnh, thành phố được chọn xây dựng trường THPTCLC là Hà nội, Thừa Thiên - Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra có thể thu nhận học sinh của các tỉnh khác trong vùng vào học nếu nhà trường có đủ điều kiện.
- Học sinh được tuyển chọn vào trường THPTCLC theo 2 hình thức thi tuyển hoặc tuyển thẳng (có quy chế riêng). Đối tượng được tuyển chọn phải là những học sinh có năng lực học tập tốt, có lý tưởng hoài bão, có phẩm chất đạo đức, có năng lực thẩm mỹ và thể lực tốt, có điều kiện học lên ở bậc cao hơn nhằm góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
- Học sinh có trách nhiệm đóng góp học phí, tuy nhiên vẫn có chế độ miễn giảm đối với diện chính sách.
- Những học sinh giỏi được cấp học bổng theo hướng khuyến khích để phát triển tài năng.
V. CÁN BỘ, GIÁO VIÊN:
- Trường THPTCLC có hai hình thức sử dụng cán bộ giáo viên sau đây:
+ Bổ nhiệm cán bộ, giáo viên trong biên chế Nhà nước.
+ Hợp đồng (dài, hoặc ngắn hạn). Hình thức hợp đồng cũng được sử dụng trong trường hợp Nhà trường mời các nhà khoa học, các văn nghệ sỹ, các nhà hoạt động xã hội có uy tín đến giảng dạy (thỉnh giảng).
- Sở Giáo dục - Đào tạo tuyển chọn, sàng lọc cán bộ, giáo viên theo chế độ thi tuyển.
- Cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THPTCLC được tuyển chọn chủ yếu từ CBQL và giáo viên giỏi của tỉnh, thành phố có trường. Cũng có thể tuyển chọn ở những tỉnh lân cận nếu nhà trường thực sự có yêu cầu và người dự tuyển có đủ điều kiện.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPTCLC phải được chuẩn hoá về trình độ đào tạo, biết ngoại ngữ và phải được bồi dưỡng thường xuyên hoặc đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời được hưởng chế độ, chính sách ưu tiên và lương bổng, định mức lao động, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm...
- Trường THPTCLC có đủ loại hình cán bộ, nhân viên chịu trách nhiệm về các công việc sau đây: quản lý thư viện, quản lý thiết bị và phụ tá thí nghiệm, giám thị, quản lý hệ thống điện nước, quản lý máy vi tính, y tế học đường, kế toán, thủ quỹ, văn thư, bảo vệ, tạp vụ lao công.
- Hàng năm, những cán bộ giáo viên không còn được tiếp tục bổ nhiệm giảng dạy tại trường THPTCLC và không vi phạm kỷ luật thì được bố trí ra dạy, công tác tại các trường phổ thông khác của địa phương.
- Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ trường phổ thông, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường THPTCLC còn có thêm các quyền sau đây:
+ Tham gia Hội đồng thi tuyển chọn cán bộ, giáo viên trường THPTCLC.
Được quyền sử dụng một phần quỹ biên chế lao động và quỹ tiền lương của đơn vị để thực hiện hình thức hợp đồng giảng dạy, thỉnh giảng với cán bộ, giáo viên, giáo sinh và hợp đồng lao động với một số loại hình nhân viên trường học.
+ Được quyền quyết định việc sử dụng quỹ học phí cho các hoạt động của trường, việc miễn giảm học phí, cấp học bổng cho các học sinh giỏi có nhiều thành tích, khen thưởng cán bộ, giáo viên của trường.
- Cán bộ quản lý, giáo viên của trường THPTCLC được đi tham quan, học tập, dự các hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của Bộ hoặc theo lời mời của các trường trong khu vực, các trường kết nghĩa ở các nước.
VI. CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ:
- Các trường THPTCLC này được đầu tư để tu sửa, tôn tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị hiện có theo hướng hiện đại, bảo đảm thực hiện mục tiêu đào tạo và đạt tiêu chuẩn là những mẫu hình tiên tiến của bậc học.
- Ngoài những công trình thông thường, nhất thiết phải có các phòng: tin học, phòng học ngoại ngữ, phòng thí nghiệm, thư viện hoàn chỉnh, phòng bộ môn, khu thể dục thể thao và vui chơi của học sinh, nhà ăn và chỗ nghỉ trưa, khu nội trú cho giáo viên và học sinh ở xa.
VII. QUẢN LÝ VÀ NGUỒN KINH PHÍ:
1. Các trường THPTCLC là trường của tỉnh và thành phố do Sở GD - ĐT Hà nội, Thừa Thiên - Huế và thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh phí: Gồm các nguồn:
- Ngân sách Nhà nước (thuộc ngân sách giáo dục của địa phương và ngân sách dành cho các chương trình, mục tiêu do Trung ương phân bổ).
- Ngân sách do địa phương bổ sung thêm cho trường.
- Học phí của gia đình học sinh đóng góp theo quy định. Mức thu học phí của học sinh do Sở GD - ĐT đề xuất và UBND tỉnh, thành phố quyết định.
- Sự đóng góp tài chính của cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước.
VIII. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:
Đề án được triển khai thực hiện trong 4 năm từ 1995 đến năm 1998 kết thúc.
* Năm 1995:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tỉnh, Thành phố có trường thông qua dự án đầu tư, trình Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư cải tạo nâng cấp 3 trường THPTCLC và triển khai một số việc như:
+ Sửa chữa, nâng cấp các công trình xây dựng
+ Tăng cường trang thiết bị
+ Chọn lọc đội ngũ cán bộ, giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về trường trung học PTCLC.
3. Trường Quốc học Huế có thể bắt đầu tuyển sinh khoá đầu tiên từ năm 1995 - 1996.
* Năm 1996 - 1997:
1. Tiếp tục triển khai việc cải tạo nâng cấp CSVC, đầu tư trang thiết bị cho các trường.
2. Trường Chu Văn An và Lê Hồng Phong bắt đầu tuyển sinh khoá đầu từ năm học 1996 - 1997.
* Năm 1998: Hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường.
- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện đề án đã duyệt.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm sau 4 năm triển khai chủ trương xây dựng trường THPTCLC.
Đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/TTg ngày 17 tháng 2 năm 1995.