Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 6042/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình tạm thời bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở cấp Tiểu học
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 6042/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 6042/QĐ-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Vinh Hiển |
Ngày ban hành: | 29/11/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 6042/QĐ-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 6042/QĐ-BGDĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Chương trình tạm thời bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp Tiểu học
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở cấp Tiểu học tại Biên bản họp Hội đồng ngày 10 tháng 10 năm 2011;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tạm thời bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở cấp Tiểu học.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở cấp Tiểu học, các tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở CẤP TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6042 /QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở cấp Tiểu học.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kiến thức
Học viên được trang bị:
- Các kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý giáo dục tiểu học; vai trò và sứ mệnh của giáo dục tiểu học, những xu hướng phát triển của giáo dục tiểu học trong tương lai.
- Các kiến thức cơ bản về giáo dục học, tâm lý học, đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục môn Tiếng Anh ở cấp Tiểu học.
- Các phương pháp cơ bản về quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học.
b) Về kỹ năng
Học viên được trang bị các kỹ năng:
- Tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch các hoạt động giáo dục.
- Xây dựng môi trường học tập và quản lý hồ sơ dạy học.
- Dạy học và sử dụng các phương tiện dạy học tiên tiến.
- Tổ chức một số hình thức hoạt động cơ bản trong giáo dục.
- Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh.
- Tổ chức, quản lý học sinh theo quy định và nhiệm vụ của giáo viên.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự đánh giá.
c) Về thái độ
Giúp người học:
- Phát triển ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học và giáo dục.
- Có thái độ khách quan, khoa học trong tổ chức, quản lý quá trình dạy học và giáo dục.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
- Giáo viên Tiếng Anh hiện đang giảng dạy tại các trường tiểu học.
- Giáo viên Tiếng Anh đang giảng dạy ở các cấp học khác có nhu cầu giảng dạy Tiếng Anh ở cấp Tiểu học.
- Cử nhân Tiếng Anh đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và muốn trở thành giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp Tiểu học.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu:
Chia ra: - Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 600 tiết;
- Khối kiến thức tự chọn: 120 tiết
2. Nội dung khối lượng kiến thức bắt buộc tối thiểu
STT |
Học phần |
Số tiết |
|
Lý thuyết |
Thực hành |
||
I |
Kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm |
80 |
125 |
1 |
Tâm lý học |
10 |
15 |
2 |
Giáo dục học đại cương và lý luận giáo dục |
10 |
15 |
3 |
Lý luận dạy học |
15 |
5 |
4 |
Giao tiếp và ứng xử sư phạm |
15 |
45 |
5 |
Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành GD&ĐT |
15 |
|
6 |
Đánh giá trong giáo dục Tiểu học |
15 |
45 |
II |
Kiến thức về phương pháp dạy Tiếng Anh cấp Tiểu học |
55 |
155 |
1 |
Đặc điểm học ngôn ngữ của học sinh tiểu học |
10 |
10 |
2 |
Phát triển kỹ năng nghe/nói cho học sinh tiểu học |
5 |
25 |
3 |
Hỗ trợ phát triển kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học |
5 |
10 |
4 |
Sử dụng trò chơi trong lớp học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học |
5 |
10 |
5 |
Sử dụng bài hát và vè trong lớp học Tiếng Anh của học sinh tiểu học |
5 |
20 |
6 |
Phát triển kỹ năng đọc/viết Tiếng Anh cho học sinh tiểu học |
5 |
25 |
7 |
Vận dụng tài liệu giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học |
5 |
15 |
8 |
Quản lý lớp học và sử dụng ngôn ngữ trong lớp học Tiếng Anh ở tiểu học |
5 |
10 |
9 |
Lập kế hoạch dạy bài học Tiếng Anh ở tiểu học |
5 |
20 |
10 |
Kiểm tra, đánh giá năng lực Tiếng Anh của học sinh tiểu học |
5 |
10 |
III |
Kiến thức phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm |
25 |
160 |
1 |
Thực hành giảng dạy Tiếng Anh tiểu học tại lớp bồi dưỡng |
5 |
40 |
2 |
Dự giờ quan sát lớp học Tiếng Anh ở tiểu học |
5 |
15 |
3 |
Nhật ký và hồ sơ sư phạm |
5 |
15 |
4 |
Công nghệ trong giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học |
5 |
30 |
5 |
Thực hành giảng dạy Tiếng Anh tại trường tiểu học |
5 |
60 |
|
Tổng cộng |
160 |
440 |
IV. MÔ TẢ CÁC HỌC PHẦN THUỘC KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC TỐI THIỂU
1. Tâm lý học
Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học phát triển (Tâm lý học lứa tuổi) và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương giúp người học nắm bắt những hiện tượng tâm lý cơ bản của con người, các quy luật nảy sinh, hình thành và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý. Tâm lý học phát triển mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành, đi sâu nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy, hoạt động học và hoạt động giáo dục học sinh ở trường tiểu học. Nội dung học phần chú trọng vận dụng những kiến thức trên vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục, nghiên cứu giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tiễn giáo dục ở trường tiểu học và những ứng dụng vào thực tiễn dạy học Tiếng Anh ở cấp Tiểu học.
2. Giáo dục học đại cương và lý luận giáo dục
Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về những vấn đề chung của giáo dục và lý luận giáo dục (thuật ngữ giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp). Những vấn đề chung về giáo dục cung cấp những kiến thức cơ bản của giáo dục học như: đối tượng, nhiệm vụ của giáo dục học; tính chất, chức năng của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội; mục tiêu, nguyên lý và hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Những vấn đề chung của lý luận giáo dục gồm những vấn đề về lý luận giáo dục nhân cách học sinh như: bản chất, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc và phương pháp giáo dục nhằm giúp học viên vận dụng những kiến thức vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tiễn giáo dục nhân cách học sinh ở trường tiểu học và những ứng dụng vào thực tiễn dạy học Tiếng Anh ở cấp Tiểu học.
3. Lý luận dạy học
Nội dung học phần cung cấp cho người học hệ thống lý luận cơ bản về dạy học: lý luận về quá trình dạy học; quy luật, nguyên tắc của quá trình dạy học; nội dung, phương pháp dạy học (hệ thống các phương pháp dạy học và đặc điểm của một số phương pháp chính), phương tiện dạy học và các hình thức tổ chức dạy học trong trường tiểu học hiện nay và những ứng dụng vào thực tiễn dạy học Tiếng Anh ở cấp Tiểu học.
4. Giao tiếp và ứng xử sư phạm
Nội dung học phần bao gồm: các nguyên tắc giao tiếp, các hiện tượng tâm lý nảy sinh và những khó khăn tâm lý nảy sinh trong giao tiếp, nghệ thuật giao tiếp và kỹ năng ứng xử sư phạm.
5. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục - Đào tạo
Nội dung học phần bao gồm các kiến thức môn học được ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Danh mục tài liệu học tập và tham khảo được bổ sung, điều chỉnh, cập nhật những chủ trương, chính sách mới của Đảng và những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan) và những ứng dụng vào thực tiễn dạy học Tiếng Anh ở cấp Tiểu học.
6. Đánh giá trong giáo dục tiểu học
Nội dung học phần bao gồm các khái niệm, các hình thức và một số kỹ năng cơ bản về quan sát hoạt động của học sinh và xử lý tình huống trong quá trình dạy học, kiểm tra, thi, đánh giá trong giáo dục tiểu học; chú trọng vận dụng những kiến thức đó vào thực tế dạy học bộ môn và kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập bộ môn của học sinh (đặc biệt là việc thiết kế các công cụ và vận dụng các phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá).
7. Đặc điểm học ngôn ngữ của học sinh tiểu học
Nội dung này giúp học viên so sánh quá trình học ngoại ngữ của học viên lớn tuổi và của học sinh tiểu học. Từ đó học viên có những hiểu biết về tư duy, ngôn ngữ và động cơ học tập của học sinh tiểu học trong việc học tiếng mẹ đẻ và học ngoại ngữ. Trên cơ sở đó học viên có thể vận dụng lý luận này vào việc tạo ra môi trường học tiếng Anh phù hợp cho học sinh tiểu học.
8. Phát triển kỹ năng nghe/nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Nội dung này giúp học viên nhận thức những khó khăn trong việc dạy kỹ năng nghe/nói tiếng Anh ở cấp Tiểu học, có thêm kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc phát triển kỹ năng nghe/nói. Học viên còn biết được lợi ích và sử dụng các loại hoạt động như kể chuyện, đóng vai, vv,,, nhằm hỗ trợ khả năng lĩnh hội tiếng Anh của học sinh.
9. Hỗ trợ phát triển kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Nội dung này giúp học viên nhận thức rõ hơn về phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh. Trên cơ sở phân tích quá trình thụ đắc ngôn ngữ của học sinh, giáo viên có thể xây dựng một mô hình thích hợp nhằm hỗ trợ quá trình phát triển ngữ pháp tiếng Anh phù hợp với việc lĩnh hội ngôn ngữ của học sinh tiểu học.
10. Sử dụng trò chơi trong lớp học Tiếng Anh của học sinh tiểu học
Nội dung này giúp học viên nhận thức được vai trò và mục đích của việc sử dụng trò chơi trong việc tạo hứng thú và tăng cường khả năng sử dụng cũng như phát triển độ lưu loát của ngôn ngữ trong giờ học Tiếng Anh. Học viên có khả năng thiết kế và sử dụng các trò chơi phù hợp với điều kiện thực tế lớp học.
11. Sử dụng bài hát và vè trong lớp học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Nội dung này giúp học viên nhận thức được vai trò và mục đích của việc sử dụng bài hát và vè trong việc tạo hứng thú và tăng cường khả năng sử dụng cũng như phát triển độ lưu loát của ngôn ngữ trong giờ học Tiếng Anh. Học viên có khả năng sử dụng các bài hát, sáng tạo các bài vè phù hợp với thực tế lớp học.
12. Phát triển kỹ năng đọc/viết Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Nội dung này giúp học viên nhận thức được tiến trình, kiến thức, kỹ năng, chiến lược và những yếu tố liên quan đến khả năng đọc bằng ngôn ngữ khác. Trên cơ sở đó, học viên có thể xây dựng một hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc/viết của học sinh trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ.
13. Vận dụng tài liệu giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học
Nội dung này giúp học viên hiểu biết sâu sắc hơn về cấu trúc của sách giáo khoa, mối liên hệ giữa sách giáo khoa và vai trò của giáo viên trong lớp học, rèn luyện và phát triển kĩ năng đánh giá, lựa chọn, thiết kế và sử dụng các loại tài liệu bổ trợ khác nhau. Trên cơ sở đó học viên có thể xây dựng những tiêu chí để đánh giá tính phù hợp của tài liệu giảng dạy và biết cách sử dụng cũng như thay đổi sáng tạo cho phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng học sinh cụ thể.
14. Quản lý lớp học và sử dụng ngôn ngữ trong lớp học Tiếng Anh ở tiểu học
Nội dung này giúp học viên giải quyết những khó khăn trong việc quản lý và tổ chức lớp, bồi dưỡng cho học viên các kỹ thuật sử dụng hoạt động nhóm, cặp một cách phù hợp và hiệu quả trong giờ học ngoại ngữ. Bên cạnh đó học viên còn có cơ hội đánh giá và sử dụng ngôn ngữ giảng dạy và quản lý lớp phù hợp với học sinh tiểu học.
15. Lập kế hoạch dạy bài học Tiếng Anh ở tiểu học
Nội dung này giúp học viên tìm hiểu sâu các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình soạn giáo án, các nguyên tắc soạn giáo án hiệu quả và thực hành soạn giáo án cho các bài học cụ thể theo hướng tích cực, thân thiện với học sinh tiểu học.
16. Kiểm tra, đánh giá năng lực Tiếng Anh của học sinh tiểu học
Nội dung này giúp bồi dưỡng cho học viên năng lực thiết kế, các hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá năng lực Tiếng Anh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.
17. Thực hành giảng dạy Tiếng Anh tiểu học tại lớp bồi dưỡng
Nội dung này nhằm giúp học viên có cơ hội thực hành các kỹ năng dạy học được trang bị ở phần trên, để sau khi kết thúc khóa học học viên có thể giảng dạy tiếng Anh một cách hiệu quả cho học sinh ở cấp Tiểu học.
18. Dự giờ quan sát lớp học Tiếng Anh ở tiểu học
Nội dung này nhằm giúp học viên phát triển kỹ năng dự giờ quan sát lớp học với các mục đích khác nhau có tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dự giờ. Ngoài ra, môn học còn trang bị các kiến thức liên quan đến cách thiết kế phiếu dự giờ phù hợp với mục tiêu quan sát lớp. Trên cơ sở những kiến thức học được, học viên có thể linh hoạt áp dụng vào thực tế công việc.
19. Nhật ký và hồ sơ sư phạm
Nội dung này nhằm giúp học viên biết cách tự ghi nhận những chuyển biến tích cực cũng như những trăn trở về chuyên môn trong suốt quá trình tham gia khóa học thông qua việc viết nhật ký sư phạm, thu thập tài liệu, sản phẩm nghề nghiệp… Quá trình này giúp học viên có cơ hội nhìn lại và liên hệ kiến thức được học với kinh nghiệm giảng dạy thực tế để hiểu rõ hơn những tiến bộ và thành quả cũng như những hạn chế trong phương pháp giảng dạy của mình.
20. Công nghệ trong giảng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
Nội dung này nhằm bồi dưỡng cho học viên các phương pháp và công cụ để giảng dạy và tự nâng cao năng lực chuyên môn như: khai thác hiệu quả các phần mềm, các trang web phục vụ giảng dạy ngoại ngữ, quản lý học liệu và quản lý khóa học (bài giảng, phần bài tập ở nhà của học sinh). Trong quá trình học, việc thực hành tại trung tâm đa phương tiện sẽ giúp học viên nắm bắt và thực hiện được các bước cơ bản, hướng tới việc sử dụng hiệu quả công nghệ trong giảng dạy Tiếng Anh tiểu học
21. Thực hành giảng dạy Tiếng Anh tại trường tiểu học
Nội dung này tạo cho học viên cơ hội thực hành để sau khi kết thúc khóa học, học viên biết sử dụng các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm đã học (kiến thức chuyên môn, kỹ năng soạn bài, giảng bài, kỹ năng quản lý lớp học v.v) để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc giảng dạy Tiếng Anh ở cấp Tiểu học.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở cấp Tiểu học được xây dựng như một chương trình khung nhằm làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở cấp Tiểu học (gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng) xây dựng các chương trình bồi dưỡng cụ thể, lập đề cương chi tiết cho các học phần, thiết kế các nội dung thuộc phần kiến thức tự chọn và biên soạn tài liệu bồi dưỡng.
2. Nội dung của các học phần tự chọn cần tập trung vào các chủ đề: phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn Tiếng Anh cấp Tiểu học; xu hướng giáo dục thế giới; nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy và tội phạm xã hội, phòng chống tham nhũng, an toàn giao thông, ... ; nâng cao chất lượng tự học, thực hành, thực tập giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng khoa học giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học, sử dụng thiết bị kỹ thuật dạy học bộ môn ...
3. Phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học: cần hướng dẫn và dành thời gian hợp lý cho học viên tự nghiên cứu, tăng cường thảo luận, thực hành và rút kinh nghiệm qua thực tế, thực hành dạy học.
4. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học thực hiện bởi cơ sở bồi dưỡng. Hình thức tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học cần linh hoạt cho phù hợp với đối tượng và lĩnh vực chuyên môn được đào tạo; có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt nhưng phải đảm bảo thời lượng (như đã nêu ở mục III) và trong thời gian không quá 2 năm. Trong quá trình đó, cơ sở bồi dưỡng phải phối hợp với trường tiểu học có giáo viên học bồi dưỡng cử những giáo viên có năng lực giảng dạy tốt theo dõi, giúp đỡ giáo viên đang học bồi dưỡng. Trường tiểu học sẽ có nhận xét (bằng văn bản) về kết quả vận dụng thực tế việc học bồi dưỡng của giáo viên gửi cho cơ sở bồi dưỡng để làm căn cứ xét cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
5. Sau mỗi học phần, kết quả học tập của học viên được đánh giá thông qua các bài thi hoặc tiểu luận. Nội dung tiểu luận tập trung làm rõ mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, đúc kết những trải nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Những đối tượng có bằng tiến sĩ, thạc sĩ được miễn các học phần tương ứng đã được học trong chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ. Những đối tượng có văn bằng, chứng chỉ khác được miễn học (nhưng vẫn phải làm bài thi hoặc tiểu luận) các học phần tương ứng đã được học trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng để được cấp văn bằng, chứng chỉ đó.
6. Kết quả học tập các học phần và nhận xét của trường tiểu học là căn cứ để các cơ sở bồi dưỡng xét cấp Chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở cấp Tiểu học./.