Quyết định 49/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hoà nhập học sinh tàn tật, khuyết tật cấp trung học cơ sở
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 49/2007/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 49/2007/QĐ-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Văn Vọng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/08/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 49/2007/QĐ-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _____________
Số: 49/2007/QĐ-BGDĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________ Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Chương trình Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý
về giáo dục hòa nhập học sinh tàn tật, khuyết tật cấp trung học cơ sở
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật;
Theo Biên bản kết luận ngày 24 tháng 06 năm 2007 của Hội đồng thẩm định Chương trình Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập học sinh tàn tật khuyết tật cấp trung học cơ sở;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ chương trình, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo nhu cầu, kế hoạch của từng địa phương.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Vọng
CHƯƠNG TRÌNH
Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý
về giáo dục hòa nhập học sinh tàn tật, khuyết tật cấp trung học cơ sở
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 29 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Phần 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung:
Chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập học sinh tàn tật, khuyết tật (sau đây gọi chung là khuyết tật) cấp trung học cơ sở nhằm giúp giáo viên và cán bộ quản lý cấp trung học cơ sở có kiến thức, kỹ năng cơ bản về dạy học và quản lý giáo dục hòa nhập; tổ chức và thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục khuyết tật cấp trung học cơ sở; tin tưởng vào khả năng của trẻ khuyết tật; tham gia tích cực vào việc huy động nguồn lực góp phần xã hội hóa giáo dục hòa nhập khuyết tật.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Cung cấp một số kiến thức cơ bản về học sinh khuyết tật và giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở.
2.2. Hỗ trợ kỹ thuật về dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở.
2.3. Tăng cường kiến thức và kỹ năng quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở.
II. ĐỐI TƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình bồi dưỡng dành cho hai đối tượng: giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cấp trung học cơ sở.
III. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
1. Các phần của chương trình
Phần 1: Những vấn đề chung
Phần 2. Nội dung chi tiết chương trình
Phần 3: Giải thích và hướng dẫn thực hiện chương trình
2. Khung chương trình
2.1. Định hướng chung
Chương trình được cấu trúc theo đơn vị Bài học, mỗi Bài học gồm nhiều mô đun
Chương trình gồm 3 bài học với 10 mô đun
Thời lượng của chương trình được phân bố theo tỷ lệ từ 30% đến 50% thực hành. Tuỳ theo nội dung từng mô đun mà lựa chọn tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành cho phù hợp với tỷ lệ này.
2.2. Khung chương trình
Bài |
Nội dung |
Số tiết |
||
TS |
LT |
TH |
||
BÀI 1 |
Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở |
32 |
16 |
16 |
Modun 1 |
Những vấn đề chung về học sinh khuyết tật |
12 |
04 |
08 |
Modun 2 |
Những vấn đề chung về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật |
08 |
04 |
04 |
Modun 3 |
Những vấn đề chung về dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật |
12 |
08 |
04 |
BÀI 2 |
Dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở |
64 |
48 |
16 |
Modun 1 |
Dạy học hòa nhập học sinh khiếm thị |
16 |
12 |
04 |
Modun 2 |
Dạy học hòa nhập học sinh khiếm thính |
16 |
12 |
04 |
Modun 3 |
Dạy học hòa nhập học sinh chậm phát triển trí tuệ |
16 |
12 |
04 |
Modun 4 |
Dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật ngôn ngữ |
16 |
12 |
04 |
BÀI 3 |
Quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở |
24 |
12 |
12 |
Modun 1 |
Các vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật |
08 |
04 |
04 |
Modun 2 |
Kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật |
08 |
04 |
04 |
Modun 3 |
Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật |
08 |
04 |
04 |
|
Tổng số |
120 |
76 |
44 |
Phần 2:
NỘI DUNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH
Bài 1:
GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
* Tổng số: 32 tiết (Lý thuyết: 16 tiết, Thực hành: 16 tiết)
* Gồm 3 mô đun :
Mô đun 1 : Những vấn đề chung về học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
Mô đun 2 : Những vấn đề chung về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
Mô đun 3 : Những vấn đề chung về dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
Mô đun 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tổng số: 12 tiết (Lý thuyết: 04 tiết, thực hành: 08 tiết)
I. KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa và phân loại
1.1. Định nghĩa
1.2. Phân loại
2. Dấu hiệu nhận biết
2.1. Về thể chất
2.2. Về nhận thức
2.3. Về kỹ năng xã hội
3. Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật
3.1. Bệnh tật, bệnh sinh, tai nạn, chấn thương
3.2. Khuyết tật sinh ra khuyết tật
3.3. Môi trường sống không phù hợp
3.4. Dịch vụ kém phát triển
II. KHẢ NĂNG, NHU CẦU CỦA HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Khả năng và nhu cầu học sinh khuyết tật
1.1. Khả năng học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Khả năng
- Thể chất
- Nhận thức
- Giao tiếp xã hội
- Thuyết đa năng lực của Gardner
1.2. Nhu cầu của học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Nhu cầu
- Nhu cầu chung của học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
- Nhu cầu con người theo thuyết của Maslow
2. Đánh giá nhu cầu can thiệp giáo dục
2.1. Can thiệp mức độ 1 (thay đổi môi trường vật chất và tâm lý)
2.2. Can thiệp mức độ 2 (thay đổi phương pháp)
2.3. Can thiệp mức độ 3 (thay đổi nội dung)
2.4. Can thiệp mức độ 4 (thay đổi nội dung và phương pháp)
2.5. Can thiệp đặc biệt
3. Một số phương pháp tìm hiểu khả năng nhu cầu học sinh khuyết tật
3.1. Quan sát
3.2. Đàm thoại
3.3. Nghiên cứu hồ sơ
3.4. Test
III. KỸ NĂNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Các vấn đề về kỹ năng xã hội của học sinh khuyết tật
1.1. Giao tiếp
1.2. Các vấn đề về giới
1.3 Các vấn đề về xã hội
2. Giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh khuyết tật
2.1. Nội dung
2.2. Phương pháp
2.3. Các hình thức
IV. THỰC HÀNH
Mô đun 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tổng số: 08 tiết (Lý thuyết: 04 tiết, thực hành: 04 tiết )
I. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HỌC SINH KHUYẾT TẬT
1. Quan điểm và xu thế phát triển
1.1. Sự thay đổi quan điểm qua các giai đoạn
1.1.1. Quan điểm về học sinh khuyết tật
1.1.2. Quan điểm sùng bái thể lực
1.1.3. Quan điểm y tế trong giáo dục học sinh khuyết tật
1.1.4. Quan điểm y tế, giáo dục
1.1.5. Quan điểm nhân văn, hiện đại về giáo dục học sinh khuyết tật.
1.2. Xu thế phát triển
1.3. Tính tất yếu của giáo dục hòa nhập
1.3.1. Mục tiêu giáo dục
1.3.2. Thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học
1.3.3. Tính hiệu quả
1.3.4. Tính kinh tế
2. Các mô hình giáo dục học sinh khuyết tật
2. 1. Giáo dục chuyên biệt
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Mô hình chuyên biệt
2.1.3. Ưu thế và hạn chế
2.2. Giáo dục hội nhập
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Mô hình hội nhập
2.2.3. Ưu thế và hạn chế
2.3. Giáo dục hòa nhập
2.3.1. Khái niệm
2.3.2. Mô hình hòa nhập
2.3.3. Ưu thế và hạn chế
3. Mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
3.1. Phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở
3.2. Đảm bảo công bằng, cơ hội phát triển cho mọi trẻ em
3.3. Hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
4. Môi trường giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật
4.1. Môi trường học tập (Nhóm bạn bè, cộng đồng, gia đình...)
4.2. Môi trường cơ sở vật chất (Cơ sở vật chất, thiết bị, sách công cụ...)
4.3. Môi trường dịch vụ (y tế và các hỗ trợ khác)
II. THỰC TIỄN GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
1. Thành tựu
2. Bài học kinh nghiệm
3. Định hướng phát triển
III. THỰC HÀNH
Mô đun 3:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC HÒA NHẬP
HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tổng số: 12 tiết ( Lý thuyết: 08 tiết, Thực hành: 04 tiết)
I. KHÁI NIỆM DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT
1. Định nghĩa
2. Nguyên tắc trong dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Quy trình dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
1.1. Tìm hiểu năng lực và nhu cầu của học sinh khuyết tật
1.2. Chuẩn bị các điều kiện dạy học
1.3. Lập kế hoạch dạy học
1.4. Đánh giá kết quả dạy học
2. Thiết kế Bài học hiệu quả
2.1. Khung giáo án
2.2. Mẫu giáo án
3. Tiến hành bài học có hiệu quả
3.1. Áp dụng phương pháp tính tích cực trong dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật
- Phương pháp học hợp tác nhóm
- Phương pháp hỗ trợ cá biệt/cá thể hóa
3.2. Sử dụng phương tiện thiết bị dạy học
- Phương tiện thiết bị dạy học trung học cơ sở (chung và chuyên biệt)
- Sử dụng phương tiện thiết bị dạy học hòa nhập cấp trung học cơ sở
3.3. Tổ chức các hình thức dạy học hòa nhập trong các môi trường
4. Đánh giá kết quả học tập bài học
III. THỰC HÀNH
Bài 2:
DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
* Tổng số: 64 tiết (Lý thuyết: 48 tiết, thực hành: 16 tiết)
* Gồm 4 mô đun :
Mô đun 1 : Dạy học hòa nhập học sinh khiếm thị cấp trung học cơ sở
Mô đun 2 : Dạy học hòa nhập học sinh khiếm thính cấp trung học cơ sở
Mô đun 3 : Dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật trí tuệ cấp trung học cơ sở
Mô đun 4 : Dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật ngôn ngữ cấp trung học cơ sở
Mô đun 1:
DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHIẾM THỊ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tổng số: 16 tiết ( Lý thuyết: 12 tiết, thực hành: 04 tiết)
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm về học sinh khiếm thị
1.1. Định nghĩa
1.2. Phân loại
2. Nguyên nhân gây tật
2.1. Bẩm sinh, thiếu tháng
2.2. Do bệnh về mắt
2.3. Do tai nạn, chiến tranh
3. Đặc điểm của học sinh khiếm thị
3.1. Nhận thức
3.2. Tâm lý
3.3. Kỹ năng xã hội
4. Thực trạng giáo dục trẻ khiếm thị Việt Nam
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHIẾM THỊ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Phát triển kỹ năng đặc thù
1.1. Kỹ năng định hướng và di chuyển
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Nội dung và biện pháp
1.2. Kỹ năng đọc và viết chữ nổi Braille
1.2.1. Ký hiệu Braille
1.2.2. Kỹ năng đọc ký hiệu Braille
1.2.3. Kỹ năng viết ký hiệu Braille
1.3. Kỹ năng nhận biết bằng tất cả các giác quan còn lại
1.3. 1. Khái niệm
1.3. 2. Các biện pháp
1.4. Kỹ năng giao tiếp
1.4. 1. Khái niệm
1.4. 2. Các biện pháp
1.5. Kỹ năng lao động tự phục vụ
1.5.1. Khái niệm
1.5.2. Các biện pháp
2. Phát triển kỹ năng đọc hiểu
2.1. Khái niệm
2.2. Các biện pháp
3. Tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập
3.1. Tìm hiểu năng lực và nhu cầu học sinh khiếm thị
3.2. Xây dựng mục tiêu dạy học
3.3. Lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học
3.4. Thiết kế bài dạy học có hiệu quả
3.5. Tiến hành bài dạy học có hiệu quả
3.6. Đánh giá kết quả học tập
III. ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Các loại đồ dùng và thiết bị dạy học
2. Phương pháp sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học
IV. THỰC HÀNH
Mô đun 2:
DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHIẾM THÍNH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tổng số: 16 tiết (Lý thuyết: 12 tiết, thực hành: 04 tiết )
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm về học sinh khiếm thính
1.1. Định nghĩa
1.2. Phân loại
2. Nguyên nhân gây tật
2.1. Bẩm sinh, thiếu tháng
2.2. Do các bệnh về tai
2.3. Do tai nạn, chiến tranh
3. Đặc điểm của học sinh khiếm thính
3.1. Nhận thức
3.2. Tâm lý
3.3. Kỹ năng xã hội
4. Thực trạng giáo dục trẻ khiếm thính Việt Nam
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHIẾM THÍNH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Phát triển kỹ năng đặc thù
1. 1. Đọc hình miệng
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Các biện pháp
1.2. Chữ cái ngón tay
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Các biện pháp
1.3. Ngôn ngữ ký hiệu
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Các biện pháp
1.4. Giao tiếp
1.4.1. Khái niệm
1.4.2. Các biện pháp
2. Phát triển kỹ năng đọc hiểu
2.1. Khái niệm
2.2. Các biện pháp
3. Tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập
3.1. Tìm hiểu năng lực, nhu cầu học sinh khiếm thính
3.2. Xây dựng mục tiêu dạy học
3.3. Lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học
3.4. Thiết kế bài dạy học có hiệu quả
3.5. Tiến hành bài dạy học có hiệu quả
3.6. Đánh giá kết quả học tập
III. ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Các loại đồ dùng và thiết bị dạy học
2. Phương pháp sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học
IV. THỰC HÀNH
Mô đun 3:
DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tổng số: 16 tiết ( Lý thuyết: 12 tiết, thực hành: 04 tiết )
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm về học sinh chậm phát triển trí tuệ
1.1. Định nghĩa
1.2. Phân loại
2. Nguyên nhân gây tật
2.1. Bẩm sinh, thiếu tháng
2.2. Do các bệnh
2.3. Do tai nạn, chiến tranh
3. Đặc điểm của học sinh chậm phát triển trí tuệ
3.1. Nhận thức
3.2. Tâm lý
3.3. Kỹ năng xã hội
4. Thực trạng giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ Việt Nam
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
1. Phát triển kỹ năng đặc thù
1.1. Động não
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Các biện pháp
1.2. Phát triển tư duy
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Các biện pháp
1.3. Điều chỉnh hành vi
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Các biện pháp
2. Phát triển kỹ năng đọc hiểu
2.1. Khái niệm
2.2. Các biện pháp
3. Tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập
3.1. Tìm hiểu năng lực, nhu cầu học sinh chậm phát triển trí tuệ
3.2. Xây dựng mục tiêu dạy học
3.3. Lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học
3.4. Thiết kế bài dạy học có hiệu quả
3.5. Tiến hành bài dạy học có hiệu quả
3.6. Đánh giá kết quả học tập
III. ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Các loại đồ dùng và thiết bị dạy học
2. Phương pháp sử dụng và dạy học đồ dùng và thiết bị dạy học
IV. THỰC HÀNH
Mô đun 4:
DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tổng số: 16 tiết ( Lý thuyết: 12 tiết, thực hành: 04 tiết )
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Khái niệm về học sinh khuyết tật ngôn ngữ
1.1 Định nghĩa
1.2. Phân loại
2. Nguyên nhân gây tật
2.1. Bẩm sinh
2.2. Do các bệnh
2.3. Do tai nạn, chiến tranh
3. Đặc điểm của học sinh khuyết tật ngôn ngữ
3.1. Nhận thức
3.2. Tâm lý
3.3. Kỹ năng xã hội
4. Thực trạng giáo dục trẻ khuyết tật ngôn ngữ Việt Nam
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Phát triển kỹ năng đặc thù
1. 1. Rèn luyện phát âm
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Các biện pháp
1.2. Phát triển vốn từ ngữ
1.2.1. Khái niệm
1.2. 2. Các biện pháp
1.3. Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Các biện pháp
2. Phát triển kỹ năng đọc hiểu
2.1. Khái niệm
2.2. Các biện pháp
3. Tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập
3.1. Tìm hiểu năng lực, nhu cầu học sinh khuyết tật ngôn ngữ
3.2. Xây dựng mục tiêu dạy học
3.3. Lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học
3.4. Thiết kế bài dạy học có hiệu quả
3.5. Tiến hành bài dạy học có hiệu quả
3.6. Đánh giá kết quả học tập
III. ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Các loại đồ dùng và thiết bị dạy học
2. Phương pháp sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học
IV. THỰC HÀNH
Bài 3:
QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
* Tổng số: 24 tiết (Lý thuyết: 12 tiết, Thực hành: 12 tiết)
* Gồm 3 mô đun:
Mô đun 1: Các vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
Mô đun 2: Kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
Mô đun 3: Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở
Mô đun 1:
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tổng số tiết: 08 tiết (Lý thuyết: 04 tiết, Thực hành: 04 tiết)
I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Mục tiêu quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật
1.1. Căn cứ xác định mục tiêu quản lý
1.2. Mục tiêu quản lý
2. Nội dung quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật
2.1. Quản lý số liệu và quản lý hồ sơ
2.2. Quản lý chuyên môn và đội ngũ
2.3. Xây dựng bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý
2.4. Xây dựng sự phối hợp các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
3. Vai trò của quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật
3.1. Thực hiện quy định và chính sách
3.2. Đảm bảo công bằng
3.3. Đảm bảo sự phát triển cá nhân
3.4. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
II. LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Các vấn đề chung về kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật
1.1. Khái niệm
1.2. Các loại kế hoạch quản lý giáo dục trẻ khuyết tật
2. Lập kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập khuyết tật
2.1. Phân tích hiện trạng
2.2. Xác định mục đích và mục tiêu
2.3. Xác định các giải pháp/hoạt động thực hiện
2.4. Một số mẫu kế hoạch quản lý
III. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Phát hiện trẻ khuyết tật
2. Khám sàng lọc
3. Huy động trẻ ra lớp
4. Nâng cao nhận thức (giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, gia đình, cộng đồng, chính quyền,...)
5. Tăng cường năng lực cho đội ngũ giáo viên
6. Tạo môi trường giáo dục hòa nhập phù hợp (cơ chế, chính sách, nhà trường, lớp học,...)
7. Thực hiện dạy học hòa nhập trong nhà trường
IV. GIÁM SÁT HỖ TRỢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Mục đích
2. Xây dựng kế hoạch
3. Tổ chức lực lượng
V. CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA TRONG GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Chủ trương
2. Phương thức thực hiện
3. Mô hình xã hội hóa giáo dục hòa nhập khuyết tật thành công
3.1 Mô hình bạn giúp bạn
3.2 Mô hình các dịch vụ hỗ trợ
3.3 Mô hình sự quan tâm cộng đồng
VI. THỰC HÀNH
Mô đun 2:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tổng số: 08 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; thực hành: 04 tiết)
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA BẢN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN
1. Khái niệm và ý nghĩa của bản kế hoạch giáo dục cá nhân
2. Các yếu tố của bản kế hoạch giáo dục cá nhân
3. Nhóm hợp tác xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân
II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN
1. Bước 1. Xác định khả năng, nhu cầu và môi trường phát triển của học sinh khuyết tật
1.1. Nội dung
1.2. Phương pháp
2. Bước 2. Xây dựng mục tiêu giáo dục
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Thái độ
3. Bước 3. Lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ
3.1. Xác định các yếu tố và lập kế hoạch
3.2. Mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân
4. Bước 4. Tổ chức thực hiện
4.1. Nhà trường
4.2. Gia đình
4.3. Cộng đồng
III. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Đánh giá tiến trình thực hiện kế hoạch
2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
3. Mẫu tóm tắt đánh giá sự phát triển của trẻ
Mô đun 3:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tổng số tiết: 08 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; thực hành: 04 tiết)
I. QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
1. Quan điểm tiếp cận đánh giá học sinh cấp trung học cơ sở
2. Quan điểm đánh giá tổng thể học sinh khuyết tật
3. Quan điểm phát triển
II. CĂN CỨ VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Căn cứ đánh giá
1.1 Kế hoạch
- Kế hoạch chung
- Kế hoạch cá nhân
1.2. Điều kiện
- Điều kiện chung
- Điều kiện cụ thể
2. Nội dung đánh giá
2.1. Đánh giá quá trình
2.2. Đánh giá kết quả
III. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ
1. Xác định mục tiêu và nội dung đánh giá
2. Xác định phương pháp và công cụ đánh giá
3. Tiến hành đánh giá
4. Kết luận
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
1. Các bài tập hoặc trắc nghiệm
2. Quan sát
3. Phỏng vấn
4. Thảo luận nhóm
5. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TỪNG ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH KHUYẾT TẬT
1. Học sinh khiếm thị
2. Học sinh khiếm thính
3. Học sinh chậm phát triển trí tuệ
4. Học sinh khuyết tật ngôn ngữ
Phần 3:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập học sinh tàn tật, khuyết tật cấp trung học cơ sở là chương trình lần đầu tiên chính thức đưa vào bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trung học cơ sở theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm thực hiện Chỉ thị số 01/2006/CT-TTG ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách trợ giúp người tàn tật trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
I. CĂN CỨ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
1. Thực hiện Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật, chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập học sinh tàn tật, khuyết tật cấp trung học cơ sở nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở nâng cao nhận thức và trách nhiệm, tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật để có thể xử lý về chuyên môn nghiệp vụ và công việc quản lý chỉ đạo giáo dục khuyết tật tại các cơ sở giáo dục.
2. Duy trì và phát triển bền vững kết quả đổi mới giáo dục phổ thông cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo xu thế tạo môi trường giáo dục ngày càng hiện đại và nhân văn.
3. Tiếp cận xu thế phát triển chung của thế giới về giáo dục khuyết tật trong đó lấy phương thức giáo dục hòa nhập làm chủ đạo kết hợp với giáo dục chuyên biệt truyền thống. Trường học là môi trường thân thiện, mọi trẻ em ở những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau đều được chia sẻ và phát triển tích cực nhất trong môi trường này.
II. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Tinh giản, thiết thực và khả thi
- Chương trình bồi dưỡng chỉ trang bị kiến thức trong phạm vi các vấn đề cơ bản về giáo dục hòa nhập mà không đi sâu vào kỹ thuật dạy học chuyên biệt khuyết tật. Các nội dung này sẽ có chuyên đề bồi dưỡng chuyên sâu theo nhu cầu của người học.
- Chương trình bồi dưỡng trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất. Trong đó, mục tiêu yêu cầu từng khối kiến thức được giới hạn trong phạm vi đơn vị Bài học. Nội dung mỗi bài học được giới hạn trong phạm vi các mô đun, kiến thức trong từng mô đun không quá chuyên sâu, đảm bảo tinh giản, thiết thực.
- Phần thực hành có tỷ lệ cao, được thiết kế theo hướng tự học tự nghiên cứu và thực hành có hướng dẫn nhằm giúp người học dễ tiếp thu cũng như thuận lợi trong việc tự thực hành.
2. Thể hiện cao tính tích hợp giữa giáo dục phổ thông và giáo dục hòa nhập khuyết tật
- Chương trình tích hợp chặt chẽ giữa việc trang bị kiến thức với rèn luyện các kỹ năng dạy học hòa nhập. Trong mỗi Bài học, người học vừa nghiên cứu lý thuyết vừa có nhiệm vụ rèn kỹ năng thông qua các bài tập thực hành có hướng dẫn.
- Chương trình tích hợp các vấn đề chung của cấp học với giáo dục hòa nhập khuyết tật, tạo sự đan xen, lồng ghép giữa kiến thức chung với các vấn đề mang tính đặc thù, đặt giáo dục hòa nhập trong mối liên quan mật thiết với giáo dục trung học cơ sở cũng như phát triển trên nền tảng các vấn đề và mục tiêu phát triển của giáo dục trung học cơ sở. Kết hợp này tạo sự liên thông giữa kiến thức mới về giáo dục hòa nhập với vốn kiến thức, kinh nghiệm của người học, làm giảm bớt sự căng thẳng trong tiếp thu kiến thức mới, đồng thời phát huy vận dụng kiến thức chung vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục.
- Tích hợp các vấn đề giáo dục hòa nhập với giáo dục chuyên biệt, trong đó giáo dục hòa nhập là mục tiêu, các vấn đề về giáo dục chuyên biệt được xác định như những hỗ trợ thực hiện mục tiêu. Điều đó có nghĩa là không đi sâu vào cung cấp hay trang bị kỹ năng dạy học chuyên biệt mà chỉ dùng bổ trợ để tổ chức tốt hơn dạy học hòa nhập.
- Lồng ghép một số kiến thức từ góc độ y tế giúp cho người học có cơ sở vững chắc hơn, đề ra các giải pháp và kế hoạch giáo dục hòa nhập, cũng như chia sẻ nhiều hơn với khó khăn của trẻ trong đời sống sinh hoạt.
- Lồng ghép nội dung rèn luyện kỹ năng xã hội cho học sinh khuyết tật vào bài chung của chương trình để nhìn nhận một cách hệ thống hơn về vấn đề này. Trên cơ sở đó tiếp tục phát triển nội dung sát với từng đối tượng khuyết tật. Đây là điểm lưu ý hơn về nội dung của chương trình bồi dưỡng cấp trung học cơ sở so với các cấp học khác.
3. Nhấn mạnh hoạt động thực hành
- Tỷ lệ thực hành chiếm trên 40% trong tổng số của chương trình. Mô đun 1 và 3 chiếm tỷ lệ 50%. Phần thực hành sẽ có hướng dẫn cụ thể trong đó, một mặt hướng dẫn cách thực hành, mặt khác cung cấp kiến thức để cùng giải quyết những vấn đề mới và khó.
- Chương trình chú trọng rèn luyện kỹ năng làm việc trực tiếp với trẻ, gia đình trẻ, kỹ năng tổ chức dạy học và các hoạt động thực tiễn có liên quan, coi đó là kết quả cao nhất trong bồi dưỡng.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Thực hiện nội dung chương trình
1.1. Chương trình được cấu trúc theo đơn vị Bài học. Mỗi Bài học gồm có một số mô đun vừa đủ đảm bảo mục tiêu bài học.
1.1.1. Bài 1- Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở.
- Gồm 3 mô đun với tổng số 32 tiết trong đó 16 tiết lí thuyết và 16 tiết thực hành (tỉ lệ thực hành 50% ) nhằm hình thành cho người học khái niệm chung về học sinh khuyết tật, giáo dục hòa nhập và dạy học hòa nhập làm cơ sở chuyển sang nghiên cứu bài học 2 gắn dạy học hòa nhập với từng đối tượng khuyết tật.
1.1.2. Bài 2 - Dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở.
- Gồm 4 mô đun với tổng số 64 tiết trong đó có 48 tiết lý thuyết và 16 tiết thực hành (tỷ lệ thực hành khoảng 30% ) nhằm trang bị cho người học kiến thức để có những hiểu biết ban đầu về 4 đối tượng học sinh khuyết tật: Khiếm thị, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ, khuyết tật ngôn ngữ và cách tổ chức dạy học hòa nhập 4 dạng đối tượng khuyết tật này.
- So với bài 1 và 3, bài học này có tỷ lệ thực hành ít hơn vì lý do : Nội dung kiến thức nhiều vấn đề mới gắn với từng dạng khuyết tật, giáo viên trung học cơ sở lần đầu tiếp cận với vấn đề này.
1.1.3. Bài 3 - Quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở.
- Gồm 3 mô đun với tổng số 24 tiết trong đó có 12 tiết lý thuyết và 12 tiết thực hành (tỷ lệ thực hành 50%) nhằm trang bị kiến thức quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật, không đi sâu vào các vấn đề lý luận chung về quản lý.
- Trong bài này, mô đun 2 - Kế hoạch giáo dục cá nhân là một nội dung rất mới. Các kiến thức của mô đun này cần thiết cả cho giáo viên và cán bộ quản lý. 1.2. Phần thực hành trong mỗi mô đun sẽ được thiết kế thành hoạt động thực hành có hướng dẫn. Người học căn cứ vào các bài tập hướng dẫn này để nghiên cứu và thực hành.
2. Hình thức bồi dưỡng
2.1. Hình thức bồi dưỡng chủ yếu là tự học, bao gồm :
- Tự học có hướng dẫn của giảng viên
- Tự học có tài liệu và các phương tiện hỗ trợ
- Tự học có sự hỗ trợ của đồng nghiệp
- Tự học kết hợp với thảo luận nhóm tại trường
- Tự học có giải đáp thắc mắc khi có nhu cầu
2.2. Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin truyền hình, đài phát thanh; các băng hình, băng tiếng bổ trợ. Do ưu thế về sử dụng thiết bị hiện đại nên hình thức này cần được chú trọng, tăng cường sử dụng.
Đây là chu kỳ bồi dưỡng đầu tiên về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp THCS vì vậy cần coi trọng hình thức tự học có hướng dẫn của giảng viên. Tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính kết hợp với các hình thức học tập khác. Trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của giảng viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp giành thời gian sử dụng trung bình 2giờ/tuần (có thể kết hợp vào các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường hoặc trung tâm) để tiến hành bồi dưỡng.
3. Tổ chức triển khai bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật được tiến hành trong thời gian 2 năm, bắt đầu từ năm học 2007 - 2008 đến 2008 - 2009.
3.1. Bộ Giáo dục Đào tạo
- Tổ chức biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn bồi dưỡng cốt cán cho địa phương thực hiện quản lý nhà nước trong chỉ đạo triển khai.
- Cung cấp mẫu chứng chỉ bồi dưỡng
3.2. Các sở giáo dục đào tạo và các cơ sở đào tạo giáo viên
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng cho toàn bộ giáo viên và cán bộ quản lý theo nhu cầu, kế hoạch của từng địa phương; đưa nội dung bồi dưỡng giáo viên theo chương trình này vào kế hoạch bồi dưỡng chung, lồng ghép sao cho đảm bảo mục tiêu và hiệu quả bồi dưỡng; lựa chọn hình thức, phương thức bồi dưỡng cho phù hợp điều kiện thực tiễn.
- Các cơ sở đào tạo giáo viên phối hợp với sở giáo dục tổ chức triển khai bồi dưỡng theo kế hoạch của địa phương. Đồng thời xem xét để có thể tận dụng nội dung bồi dưỡng, lồng ghép vào đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật, xét miễn trừ học phần trùng lặp, tăng cường thêm các chuyên đề chuyên sâu và cấp phát bằng theo trình độ, hệ đào tạo phù hợp.
4. Đánh giá kết quả
4.1. Các hình thức đánh giá
- Đánh giá qua sản phẩm/hồ sơ học tập (bài viết, kế hoạch học tập, bài soạn, phiếu dự giờ, sản phẩm tự làm…)
- Đánh giá qua bài tập trắc nghiệm.
- Đánh giá qua các hoạt động thực hành: giảng dạy, phỏng vấn, thảo luận nhóm, dự giờ, viết thu hoạch.
- Đánh giá qua thi giáo viên dạy giỏi.
4.2. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng
Sau khi học xong toàn bộ chương trình, người học sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng trên cơ sở đăng ký tham gia đánh giá kết quả bồi dưỡng.
- Bộ Giáo dục Đào tạo cấp chứng chỉ cho giáo viên cốt cán tham dự các lớp tập huấn.
- Các địa phương cấp chứng chỉ cho giáo viên và cán bộ quản lý trên cơ sở kết quả bồi dưỡng.
- Chứng chỉ bồi dưỡng nhằm :
+ Xác nhận sự tham gia và kết quả học tập nghiên cứu của người học
+ Xác nhận tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ giáo viên trung học cơ sở
+ Đánh giá thành tích thi đua hằng năm
+ Xem xét để cấp phép cho các cá nhân có nhu cầu mở các cơ sở giáo dục đặc biệt.
4.3. Đối tượng được cấp chứng chỉ
Tất cả các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đều có quyền và trách nhiệm tham gia bồi dưỡng theo chương trình. Ngoài ra, những người có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật đều được xem xét và được các cơ sở giáo dục lập danh sách đề nghị phê duyệt để tham dự bồi dưỡng chính thức và cấp chứng chỉ./.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây