Quyết định 39/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Điện tàu thuỷ”

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 39/2008/QĐ-BLĐTBXH

Quyết định 39/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Điện tàu thuỷ”
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:39/2008/QĐ-BLĐTBXHNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:
Ngày ban hành:16/04/2008Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

Số: 39/2008/QĐ-BLĐTBXH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành chươngtrình khung trình độ trung cấp nghề,

chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Điện tàu thuỷ

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

Căn cứ  Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “Điện tàu thuỷ;

Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy  nghề,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề:Điện tàu thuỷ.

Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị-xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “Điện tàu thuỷvà các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đàm Hữu Đắc


CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2008/QĐ-BLĐTBXH

ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

Tên nghề:Điện tàu thuỷ

Mã nghề:

Trình độ đào tạo:Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

- Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo:55

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nêu được ứng dụng của các loại vật liệu điện.

+ Mô tả được cấu tạo, nêu được nguyên lý làm việc và ứng dụng của các linh kiện điện tử.

+ Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các khí cụ điện và các loại máy điện.

+ Trình bày được cấu tạo và phân tích được đặc tính công tác của các bộ biến đổi.

+ Nêu được các nguyên tắc điều khiển, khống chế truyền động điện của hệ thống lái, hệ thống làm hàng, hệ thống tời, neo và hệ thống bơm, quạt trên tàu thuỷ.

+ Mô tả được cách bố trí hệ thống thiết bị điện, tín hiệu trên tàu thuỷ.

+ Trình bày được các hệ thống tự động ứng dụng trên tàu thuỷ.

+ Có tư duy tổng hợp sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề và các dụng cụ kiểm tra, đo lư­ờng dùng trong nghề.

+ Đấu mắc và sửa chữa được các mạch điện chiếu sáng, các mạch điện động lực trên tàu thuỷ.

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các loại máy điện một chiều, máy điện xoay chiều, các máy biến áp.

+ Vận hành được hệ thống trạm phát, các thiết bị điện trên tàu thuỷ.

+ Đọc, phân tích, đấu mắc và sửa chữa được những hư hỏng của hệ thống điện tàu thuỷ.

+ Ứng dụng các công nghệ mới một cách sáng tạo và giải quyết được các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế.

1.2. Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Trung thực trong học tập và kiểm tra.

+ Có tính kiên trì, cẩn thận, khoa học.

+ Có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng vật tư và thời gian.

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp.

+ Có ý thức cầu tiến, không ngừng học hỏi để sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề.

+ Nắm được những kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quân sự phổ thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

2. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

2.1 Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550h.

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn: 210 h, Trong đó thi tốt nghiệp: 90 h

2.2 Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210h

- Thời gian học các môn học, mô-đun đào tạo nghề: 2340 h

+ Thời gian học bắt buộc: 2160h; Thời gian học tự chọn: 180h

+ Thời gian học lý thuyết: 733h ; Thời gian học thực hành: 1607h

3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

3.1 Danh mục các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, môđun

Thời gian

đào tạo

Thời gian của môn học, môđun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

I

Các môn học chung

 

 

210

120

90

MH 01

Chính trị

1

I

30

24

6

MH 02

Pháp luật

1

I

15

11

4

MH 03

Giáo dục thể chất

1

I

30

 

 

MH 04

Giáo dục quốc phòng

1

I

45

22

23

MH 05

Tin học

1

I

30

15

15

MH 06

Ngoại ngữ

1

I

60

 

 

II

Các môn học, môđun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

2160

683

1477

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

1830

582

1248

MH 07

Vẽ kỹ thuật

1

I

60

53

7

MH 08

Cơ kỹ thuật

1

I

30

28

2

MH 09

Sức bền vật liệu

1

II

30

30

0

MH 10

Vật liệu cơ khí

1

I

50

48

2

MH 11

Dung sai lắp ghép

1

II

30

30

0

MH 12

An toàn lao động và Tổ chức sản xuất

1

I

45

42

3

MH 13

Lý thuyết mạch điện

1

I, II

45

37

8

MH 14

An toàn điện

1

II

45

31

14

MH 15

Vật liệu điện

1

I

30

30

0

MH 16

Khí cụ điện

1

I

30

28

2

MH 17

Điện tử công nghiệp

1

II

45

45

0

MH 18

Đại cương về tàu thuỷ

1

II

30

28

2

MĐ 19

Nguội cơ bản

1

I

90

16

74

MĐ 20

Hàn hồ quang tay

1

II

90

15

75

MĐ 21

Sử dụng dụng cụ nghề điện

1

II

40

7

33

MĐ 22

Nối dây

1

II

100

10

90

MĐ 23

Đo các đại lượng điện

2

I

180

20

160

MĐ 24

Lắp ráp linh kiện điện tử

1

II

90

9

81

MĐ 25

Sửa chữa khí cụ điện

1, 2

II, I

120

12

108

MĐ 26

Đấu mắc mạch điện chiếu sáng

2

I

90

9

81

MĐ 27

Đấu mắc mạch điện động lực

2

I

160

16

144

MĐ 28

Sửa chữa máy điện tĩnh

2

I

120

12

108

MĐ 29

Sửa chữa động cơ ba pha dây quấn một lớp

2

II

120

12

108

MĐ 30

Sửa chữa động cơ ba pha dây quấn 2 lớp bước đủ

2

II

40

4

36

MĐ 31

Lắp mạch khởi động, đảo chiều quay động cơ ba pha

2

II

60

6

54

MĐ 32

Lắp mạch điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách đổi nối Y-YY

2

II

60

6

54

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

330

101

229

MH 33

Trạm phát điện tàu thuỷ

1

II

30

30

0

MH 34

Truyền động điện tàu thuỷ

1

II

30

25

5

MH 35

Hệ thống thông tin liên lạc

1

II

30

19

11

MĐ 36

Lắp đặt cáp điện tàu thuỷ

2

II

50

8

42

MĐ 37

Lắp đặt tủ, bảng điện tàu thuỷ

2

II

60

6

54

MĐ 38

Lắp đặt hệ thống điện động lực tàu thuỷ

2

II

60

6

54

MĐ 39

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng tín hiệu hàng hải

2

II

70

7

63

Tổng cộng

 

 

2370

 

 

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B và 2B)

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐTCN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

-Thời gian cho các môn học tự chọn: ít nhất là 50 h

- Thời gian cho các mô đun đào tạo nghề tự chọn: ít nhất là 130 h

Tuỳ theo điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo nghề, Hiệu trưởng quyết định chọn nội dung trong các môn học: Máy điện; Thiết bị năng lượng tàu thuỷ và chọn bài trong các mô đun đào tạo; Sửa chữa động cơ một pha; Lắp đặt hệ thống thông tin và tín hiệu hàng hải, đảm bảo số giờ tối thiểu trên.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn

4.2.1. Danh mục môn học, mô đun nghề tự chọn và phân phối thời gian

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, môđun

(Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

Thời gian

đào tạo

Thời gian của môn học, môđun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MH 01

Thiết bị năng lượng tàu thuỷ

2

II

30

30

0

MH 02

Máy điện

2

II

60

57

3

MĐ 03

Sửa chữa động cơ một pha

2

I,II

160

16

144

MĐ 05

Lắp đặt hệ thống thông tin và tín hiệu hàng hải

2

II

130

15

105

 

Tổng

 

 

290

118

152

 

4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3A và 4A)

4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường

- Giáo viên khi thiết kế bài giảng chi tiết từng môn học, mô đun đào tạo nghề phải căn cứ vào:

+ Đề cương chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

+ Mục tiêu của từng chương, từng bài học.

+ Các tài liệu tham khảo.

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Giáo viên khi thiết kế bài giảng chi tiết từng môn học, mô đun đào tạo nghề phải căn cứ vào:

+ Đề cương chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã được xác định của nhà trường.

+ Mục tiêu của từng chương, từng bài học

+ Các tài liệu tham khảo

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học

- Hình thức kiếm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

- Thời gian kiểm tra:

+ Lý thuyết: Không quá 120 phút.

+ Thực hành: Không quá 8 giờ

4.5.2.Thi tốt nghiệp:

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, Vấn đáp, trắc nghiệm

Không qúa 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp(tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

 

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu gaío dục toàn diện:

- Cho sinh viên tham quan các cơ sở đóng tàu vào cuối học kỳ I năm thứ nhất.

- Trước khi thi tốt nghiệp cho sinh viên đi tham quan, tìm hiểu hệ thống điện trên tàu thuỷ, viết thu hoạch làm cơ sở cho việc thi tốt nghiệp.


CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2008/QĐ-BLĐTBXH

ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

Tên nghề:Điện tàu thuỷ

Mã nghề:

Trình độ đào tạo:Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo:55

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nêu được ứng dụng của các loại vật liệu điện.

+ Mô tả được cấu tạo, nêu được nguyên lý làm việc và ứng dụng của các linh kiện điện tử.

+ Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các khí cụ điện và các loại máy điện.

+ Trình bày được cấu tạo và phân tích được đặc tính công tác của các bộ biến đổi.

+ Nêu được các nguyên tắc điều khiển, khống chế truyền động điện của hệ thống lái, hệ thống làm hàng, hệ thống tời, neo và hệ thống bơm, quạt trên tàu thuỷ.

+ Mô tả được cách bố trí hệ thống thiết bị điện , tín hiệu trên tàu thuỷ.

+ Trình bày được các hệ thống tự động ứng dụng trên tàu thuỷ.

+ Có tư duy tổng hợp sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề và các dụng cụ kiểm tra ,đo lư­ờng dùng trong nghề.

+ Đấu mắc và sửa chữa được các mạch điện chiếu sáng, các mạch điện động lực trên tàu thuỷ.

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các loại máy điện một chiều, máy điện xoay chiều, các máy biến áp.

+ Vận hành được hệ thống trạm phát, các thiết bị điện trên tàu thuỷ.

+ Đọc, phân tích, đấu mắc và sửa chữa được những hư hỏng của hệ thống điện tàu thuỷ.

+ Ứng dụng các công nghệ mới một cách sáng tạo và giải quyết được các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế.

1.2. Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Trung thực trong học tập và kiểm tra.

+ Có tính kiên trì, cẩn thận, khoa học.

+ Có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng vật tư và thời gian.

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp.

+ Có ý thức cầu tiến, không ngừng học hỏi để sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề.

+ Nắm được những kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quân sự phổ thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

2. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

2.1 Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 03 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750h.

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn: 300 h, Trong đó thi tốt nghiệp: 120 h

2.2 Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450h

- Thời gian học các môn học, mô-đun đào tạo nghề: 3300 h

+ Thời gian học bắt buộc: 3030h; Thời gian học tự chọn: 270h

+ Thời gian học lý thuyết: 1073h ; Thời gian học thực hành: 2227h

3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

3.1 Danh mục các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, môđun

Thời gian

đào tạo

Thời gian của môn học, môđun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

I

Các môn học chung

 

 

450

 

 

MH 01

Chính trị

1

I, II

90

66

24

MH 02

Pháp luật

1

I

30

23

7

MH 03

Giáo dục thể chất

1

I, II

60

 

 

MH 04

Giáo dục quốc phòng

1

I

75

24

51

MH 05

Tin học

1

I, II

75

21

54

MH 06

Ngoại ngữ

1

I, II

120

 

 

II

Các môn học, môđun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

3030

963

2067

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

2405

781

1624

MH 07

Vẽ kỹ thuật

1

I

60

53

7

MH 08

Cơ kỹ thuật

1

I

60

56

4

MH 09

Sức bền vật liệu

1

II

60

55

5

MH 10

Vật liệu cơ khí

1

I

50

48

2

MH 11

Dung sai lắp ghép

1

II

30

30

0

MH 12

Chi tiết máy

1

II

30

28

2

MH 13

Công nghệ kim loại

1

II

30

24

6

MH 14

An toàn lao động và Tổ chức sản xuất

1

I

45

42

3

MH 15

Lý thuyết mạch điện

1

I, II

75

65

10

MH 16

An toàn điện

1

II

45

34

11

MH 17

Vật liệu điện

1

I

30

30

0

MH 18

Khí cụ điện

1

I

30

30

0

MH 19

Điện tử công nghiệp

1

II

45

45

0

MH 20

Kỹ thuật xung số

2

II

15

15

0

MH 21

Đại cương về tàu thuỷ

1

II

30

28

2

MĐ 22

Nguội cơ bản

1

I

90

16

74

MĐ 23

Hàn hồ quang tay

1

II

90

15

75

MĐ 24

Sử dụng dụng cụ nghề điện

1

II

40

7

33

MĐ 25

Nối dây

1

II

100

10

90

MĐ 26

Đo các đại lượng điện

2

I

180

20

160

MĐ 27

Đo các đại lượng không điện

3

I

40

8

32

MĐ 28

Lắp ráp linh kiện điện tử

1

II

90

9

81

MĐ 29

Sửa chữa khí cụ điện

1, 2

II, I

120

12

108

MĐ 30

Đấu mắc mạch điện chiếu sáng

2

I

90

9

81

MĐ 31

Đấu mắc mạch điện động lực

2

I

160

16

144

MĐ 32

Sửa chữa máy điện tĩnh

2

I

120

12

108

MĐ 33

Sửa chữa động cơ một pha

2

I, II

160

16

144

MĐ 34

Sửa chữa động cơ ba pha dây quấn một lớp

2

II

120

12

108

MĐ 35

Sửa chữa động cơ ba pha dây quấn 2 lớp bước đủ

2

II

40

4

36

MĐ 36

Sửa chữa động cơ ba pha dây quấn hai lớp bước ngắn

3

I

60

6

54

MĐ 37

Lắp mạch khởi động, đảo chiều quay động cơ ba pha

2

II

60

6

54

MĐ 38

Lắp mạch điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách đổi nối Y-YY

2

II

60

6

54

MĐ 39

Lắp mạch khởi động và hãm động cơ ba pha

3

I

90

8

82

MĐ 40

Lắp mạch điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách đổi nốiD-YY

3

II

60

6

54

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

625

182

443

MH 41

Trạm phát điện tàu thuỷ

2

I

60

56

4

MH 42

Truyền động điện tàu thuỷ

2

I

45

38

7

MH 43

Hệ thống thông tin liên lạc

2

I

30

19

11

MĐ 44

Lắp đặt cáp điện tàu thuỷ

2

II

50

8

42

MĐ 45

Lắp đặt tủ, bảng điện tàu thuỷ

2

II

110

16

94

MĐ 46

Lắp đặt hệ thống điện động lực tàu thuỷ

2

II

60

10

50

MĐ 47

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng tín hiệu hàng hải

2

II

70

7

63

MĐ 48

Lắp đặt hệ thống điện điều khiển tàu thuỷ

3

II

60

10

50

MĐ 49

Lắp đặt hệ thống báo động trên tàu thuỷ

3

II

100

14

86

MĐ 50

Vận hành, thử tải toàn bộ hệ thống điện tàu thuỷ

3

II

40

4

36

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B và 2B)

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐCĐN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

-Thời gian cho các môn học tự chọn: ít nhất là 110 h

- Thời gian cho các mô đun đào tạo nghề tự chọn: ít nhất là 160 h

Tuỳ theo điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo nghề, Hiệu trưởng quyết định chọn nội dung trong các môn học: Thiết bị năng lượng tàu thuỷ; Máy điện; Hệ thống tự động tàu thuỷ; Mô phỏng thiết bị điện và chọn bài trong các mô đun đào tạo: Sửa chữa máy điện một chiều; Lắp đặt hệ thống thông tin và tín hiệu hàng hải; Lắp mạch tự động cấp nguồn dự phòng; Bảo dưỡng ác quy, đảm bảo số giờ tối thiểu trên.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn

4.2.1. Danh mục môn học, mô đun nghề tự chọn và phân phối thời gian

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, môđun

(Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

Thời gian

đào tạo

Thời gian của môn học, môđun (giờ)

 

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

 

Giờ LT

Giờ TH

 

MH 01

Thiết bị năng lượng tàu thuỷ

2

II

30

30

0

MH 02

Máy điện

2

II

60

57

3

MH 03

Hệ thống tự động tàu thuỷ

2

II

30

27

3

MH 04

Mô phỏng thiết bị điện

2

II

60

24

36

MĐ 05

Sửa chữa máy điện một chiều

3

II

120

12

108

MĐ 06

Lắp mạch tự động cấp nguồn dự phòng

3

II

40

4

36

MĐ 07

Lắp đặt hệ thống thông tin và tín hiệu hàng hải

2

II

120

15

105

MĐ08

Bảo dưỡng ắc quy

3

II

40

4

36

 

Tổng

 

 

500

173

327

 

4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3B và 4B)

4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường

- Giáo viên khi thiết kế bài giảng chi tiết từng môn học, mô đun đào tạo nghề phải căn cứ vào:

+ Đề cương chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

+ Mục tiêu của từng chương, từng bài học

+ Các tài liệu tham khảo

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Giáo viên khi thiết kế bài giảng chi tiết từng môn học, mô đun đào tạo nghề phải căn cứ vào:

+ Đề cương chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã được xác định của nhà trường.

+ Mục tiêu của từng chương, từng bài học

+ Các tài liệu tham khảo

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học

- Hình thức kiếm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

- Thời gian kiểm tra:

+ Lý thuyết: Không quá 120 phút.

+ Thực hành: Không quá 8 giờ

4.5.2.Thi tốt nghiệp:

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, Vấn đáp, trắc nghiệm

Không qúa 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp(tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

 

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Cho sinh viên tham quan các cơ sở đóng tàu vào cuối học kỳ I năm thứ nhất.

- Trước khi thi tốt nghiệp cho sinh viên đi tham quan, tìm hiểu hệ thống điện trên tàu thuỷ, viết thu hoạch làm cơ sở cho việc thi tốt nghiệp./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi