Quyết định 3561/QĐ-BGDĐT 2024 Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3561/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3561/QĐ-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 14/11/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 3561/QĐ-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 3561/QĐ-BGDĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
_______________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 21/2023/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập;
Theo Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 3963/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH
Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức
hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
(Kèm theo Quyết định số 3561/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2024 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có người khuyết tật tham gia học tập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
2. Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết giúp học viên đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên sẽ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương về giáo dục và đào tạo, giáo dục người khuyết tật; có ý thức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khuyết tật;
- Có kiến thức và nghiệp vụ về công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; vận dụng linh hoạt và hiệu quả trong công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
- Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, giáo viên, cha mẹ (hoặc người giám hộ) để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
- Có ý thức chủ động trong việc học tập, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
III. THỜI LƯỢNG VÀ CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời lượng bồi dưỡng
- Tổng thời lượng; 120 tiết. Trong đó:
+ Lý thuyết, thảo luận: 64 tiết;
+ Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành: 52 tiết;
+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng: 04 tiết.
- Thời gian thực hiện là 03 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 120 tiết (có thể tổ chức vào ngày nghỉ nhưng bảo đảm tổng thời lượng 120 tiết). Trường hợp bố trí, sắp xếp thời gian bồi dưỡng không liên tục nhằm phù hợp với vị trí công tác của đối tượng học viên thì thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.
2. Cấu trúc chương trình
Chương trình gồm 7 chuyên đề, chia thành 3 phần:
- Phần 1: Kiến thức chung.
- Phần 2: Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
- Phần 3: Đánh giá kết quả bồi dưỡng.
TT | Nội dung | Số tiết | ||
Tổng | Lý thuyết, thảo luận | Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành | ||
I | Phần 1. Kiến thức chung | 24 | 12 | 12 |
1 | Quản lý nhà nước về giáo dục | 8 | 4 | 4 |
2 | Công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập | 8 | 4 | 4 |
3 | Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật | 8 | 4 | 4 |
II | Phần 2. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật | 92 | 52 | 40 |
4 | Đặc điểm tâm lý, sinh lý và nhu cầu giáo dục của người khuyết tật | 24 | 16 | 8 |
5 | Xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật | 20 | 12 | 8 |
6 | Hoạt động hỗ trợ giáo dục người khuyết tật | 40 | 20 | 20 |
7 | Công tác phối hợp trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật | 8 | 4 | 4 |
III | Phần 3. Đánh giá kết quả bồi dưỡng | 04 | 04 | 0 |
| Tổng | 120 | 68 | 52 |
IV. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÁC CHUYÊN ĐỀ
Phần 1
KIẾN THỨC CHUNG
CHUYÊN ĐỀ 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu rõ vị trí và vai trò của quản lý nhà nước về giáo dục trong hệ thống giáo dục.
- Áp dụng được các kiến thức về quản lý nhà nước vào nhiệm vụ được phân công.
- Đề xuất được các giải pháp cải tiến trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục người khuyết tật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục người khuyết tật.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Khái quát về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
- Vị trí, vai trò quản lý nhà nước về giáo dục;
- Nguyên tắc của quản lý nhà nước về giáo dục;
- Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục.
2. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục
- Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục;
- Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục;
- Vị trí, vai trò của cơ sở giáo dục trong thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục.
3. Khái quát về tổ chức và hoạt động của các trường, lớp dành cho người khuyết tật
- Tổ chức quản lý của trường, lớp dành cho người khuyết tật;
- Tổ chức hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật.
CHUYÊN ĐỀ 2: CÔNG TÁC HỖ TRỢ GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được vai trò của công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập.
- Hiểu được nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; trách nhiệm của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật với nghề nghiệp; với học sinh, trẻ em mầm non; với các đồng nghiệp và các bên liên quan.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Tổng quan về công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập
- Hệ thống chính sách về giáo dục người khuyết tật của Việt Nam;
- Vai trò của công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập;
- Nhiệm vụ của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập;
- Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.
2. Các loại hình cơ sở giáo dục có người khuyết tật học tập và đặc thù hỗ trợ người khuyết tật
- Các loại hình cơ sở giáo dục có người khuyết tật học tập;
- Đặc thù hỗ trợ người khuyết tật theo loại hình cơ sở giáo dục.
3. Định hướng đổi mới công tác quản lý và công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, phổ thông
- Công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phù hợp với thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông 2018;
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
CHUYÊN ĐỀ 3: PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA VIÊN CHỨC HỖ TRỢ GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được các yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
- Có ý thức rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức của bản thân để phù hợp với yêu cầu công việc.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Các nội dung cơ bản về đạo đức nghề nghiệp của viên chức
- Khái niệm và vai trò;
- Phẩm chất cốt lõi: Tận tụy, kiên nhẫn, thấu hiểu, trách nhiệm, trung thực;
- Phát triển đạo đức qua rèn luyện và môi trường tích cực;
- Ứng dụng đạo đức trong công việc hằng ngày.
2. Các yêu cầu về phẩm chất đạo đức gắn với hoạt động nghề nghiệp và trách nhiệm công việc của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
- Bảo vệ quyền lợi và phẩm giá người khuyết tật;
- Trách nhiệm trong hỗ trợ và chăm sóc người khuyết tật;
- Hợp tác và hỗ trợ trong giáo dục hòa nhập.
Phần 2
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CỦA VIÊN CHỨC
HỖ TRỢ GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
CHUYÊN ĐỀ 4: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ, SINH LÝ VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu và nắm vững đặc điểm tâm lý, sinh lý của từng dạng khuyết tật (khuyết tật nhìn, khuyết tật nghe nói, khuyết tật trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật học tập, khuyết tật vận động và đa tật).
- Áp dụng kiến thức về đặc điểm tâm lý, sinh lý và nhu cầu giáo dục của người khuyết tật vào việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Đặc điểm tâm lý, sinh lý và nhu cầu giáo dục của người khuyết tật nhìn
- Đặc điểm sinh lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người khuyết tật nhìn;
- Đặc điểm tâm lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người khuyết tật nhìn.
2. Đặc điểm tâm lý, sinh lý và nhu cầu giáo dục của người khuyết tật nghe nói
- Đặc điểm sinh lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người khuyết tật nghe nói;
- Đặc điểm tâm lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người khuyết tật nghe nói.
3. Đặc điểm tâm lý, sinh lý và nhu cầu giáo dục của người khuyết tật trí tuệ
- Đặc điểm sinh lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người khuyết tật trí tuệ;
- Đặc điểm tâm lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người khuyết tật trí tuệ.
4. Đặc điểm tâm lý, sinh lý và nhu cầu giáo dục của người rối loạn phổ tự kỷ
- Đặc điểm sinh lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người rối loạn phổ tự kỷ;
- Đặc điểm tâm lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người rối loạn phổ tự kỷ.
5. Đặc điểm tâm lý, sinh lý và nhu cầu giáo dục của người khuyết tật vận động
- Đặc điểm sinh lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người khuyết tật vận động;
- Đặc điểm tâm lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người khuyết tật vận động.
6. Đặc điểm tâm lý, sinh lý và nhu cầu giáo dục của người đa tật
- Đặc điểm sinh lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người đa tật;
- Đặc điểm tâm lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người đa tật.
CHUYÊN ĐỀ 5: XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỖ TRỢ GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được những nội dung cơ bản của kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
- Xây dựng được kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Nội dung cơ bản của kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
- Vai trò của việc lập kế hoạch trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
- Các nội dung cơ bản của kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: đặc điểm tình hình; mục tiêu, nhiệm vụ; các hoạt động cụ thể; giải pháp thực hiện.
2. Quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
- Bước 1. Khảo sát nhu cầu hỗ trợ giáo dục đặc biệt của người khuyết tật;
- Bước 2. Xác định mục tiêu;
- Bước 3. Xây dựng kế hoạch chi tiết;
- Bước 4. Cách thức thực hiện kế hoạch;
- Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
CHUYÊN ĐỀ 6: HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Nắm được các hoạt động hỗ trợ can thiệp sớm trẻ khuyết tật, các hoạt động hỗ trợ dạy học, hoạt động hỗ trợ giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động phát triển kỹ năng đặc thù cho người khuyết tật. Từ đó, có khả năng tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hiệu quả, phù hợp ở cơ sở giáo dục.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Hỗ trợ can thiệp sớm trong giáo dục mầm non cho trẻ khuyết tật
- Hỗ trợ các hoạt động hỗ trợ sớm cho trẻ khuyết tật;
- Hỗ trợ các hoạt động can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật;
- Hỗ trợ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật trong trường mầm non;
- Hỗ trợ cha mẹ trẻ khuyết tật trong quá trình can thiệp sớm trong giáo dục mầm non cho trẻ khuyết tật.
2. Hỗ trợ hoạt động dạy học cho người khuyết tật trong lớp hòa nhập
- Nội dung chương trình dạy học trong lớp hòa nhập cho người khuyết tật
- Phương pháp điều chỉnh mục tiêu, nội dung trong dạy học hòa nhập cho người khuyết tật
- Hỗ trợ tổ chức dạy học trong lớp học có người khuyết tật
- Hỗ trợ cá nhân trong dạy học hòa nhập cho người khuyết tật
3. Hỗ trợ hoạt động giáo dục người khuyết tật trong nhà trường
- Các hoạt động giáo dục trong nhà trường có sự tham gia của người khuyết tật.
- Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong môi trường giáo dục chuyên biệt;
- Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong môi trường giáo dục hòa nhập.
4. Hỗ trợ giáo dục phát triển kỹ năng đặc thù cho người khuyết tật
- Hỗ trợ giáo dục phát triển kỹ năng đặc thù cho người khuyết tật nhìn;
- Hỗ trợ giáo dục phát triển kỹ năng đặc thù cho người khuyết tật nghe nói;
- Hỗ trợ giáo dục phát triển kỹ năng đặc thù cho người khuyết tật trí tuệ;
- Hỗ trợ giáo dục phát triển kỹ năng đặc thù cho người khuyết tật vận động;
- Đặc điểm sinh lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người khuyết tật phổ tự kỷ;
- Đặc điểm sinh lý và nhu cầu cần hỗ trợ giáo dục của người đa tật;
- Hỗ trợ giáo dục phát triển kỹ năng đặc thù cho người khuyết tật khác.
CHUYÊN ĐỀ 7: CÔNG TÁC PHỐI HỢP TRONG HỖ TRỢ GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm vững mục tiêu, các nguyên tắc, vai trò của việc phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình giáo dục và hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
- Có khả năng xây dựng và triển khai các chương trình phối hợp cụ thể và hiệu quả giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, chuyên gia và các tổ chức xã hội.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Vai trò, nguyên tắc công tác phối hợp trong giáo dục người khuyết tật
- Vai trò của công tác phối hợp trong giáo dục người khuyết tật;
- Các nguyên tắc trong công tác phối hợp trong giáo dục người khuyết tật.
2. Các hoạt động phối hợp trong công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
- Hoạt động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm;
- Hoạt động phối hợp với giáo viên bộ môn;
- Hoạt động phối hợp với các nhà chuyên môn và đồng nghiệp khác;
- Hoạt động phối hợp với gia đình và các tổ chức, cơ quan đơn vị.
Phần 3
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG
1. Mục đích
- Đánh giá kiến thức và kỹ năng học viên thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức kỹ năng thu nhận được vào thực tiễn công tác.
2. Yêu cầu
- Về thời điểm đánh giá: Tổ chức vào cuối khóa học.
- Về hình thức đánh giá: Các cơ sở thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng (sau đây gọi chung là cơ sở bồi dưỡng) tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng bằng một trong số các hình thức sau:
+ Bài kiểm tra (tự luận hoặc tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan);
+ Viết thu hoạch;
+ Viết tiểu luận.
- Về nội dung đánh giá: Bảo đảm đạt các mục đích đánh giá nêu tại Mục 1 Phần này và được chấm theo thang điểm 10.
Lưu ý: Các thông tin về đánh giá kết quả bồi dưỡng được cơ sở giáo dục quy định cụ thể trong tài liệu phổ biến chương trình, nội quy bồi dưỡng và gửi đến học viên tự nghiên cứu, tìm hiểu vào đầu khóa học.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Biên soạn tài liệu
a) Trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng quy định tại văn bản này, cơ sở bồi dưỡng tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu bồi dưỡng theo quy định.
b) Yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng:
- Phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cần đạt và đối tượng bồi dưỡng của chương trình; phù hợp với vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
- Bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.
- Thường xuyên bổ sung, cập nhật, nâng cao để phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới trong công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
- Được biên soạn và phát hành theo nhiều dạng thức khác nhau để giúp học viên thuận lợi trong tiếp cận, học tập và tự bồi dưỡng như: giấy, điện tử, đa phương tiện và các dạng thức khác.
c) Yêu cầu đối với người biên soạn tài liệu:
Người biên soạn tài liệu bao gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục và các ngành liên quan khác như giảng viên, nghiên cứu viên, nhà thực hành giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục các cấp am hiểu về công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
2. Yêu cầu về tổ chức bồi dưỡng
a) Yêu cầu đối với báo cáo viên tham gia bồi dưỡng:
- Là giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm và am hiểu công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
- Có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức; có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với nội dung chuyên đề được phân công giảng dạy.
- Thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới.
- Thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu; giảng dạy kết hợp lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn; hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập.
- Có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị; đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên.
b) Yêu cầu về phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng
- Về phương pháp: Tăng cường áp dụng các phương pháp bồi dưỡng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của đối tượng bồi dưỡng; tăng cường thảo luận, thực hành và tìm kiếm giải pháp giải quyết các tình huống thực tiễn ở các loại hình trường khác nhau.
- Về hình thức tổ chức bồi dưỡng: Trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Cơ sở bồi dưỡng lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp với bối cảnh, đảm bảo đạt mục tiêu bồi dưỡng. Trường hợp tổ chức bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến hoặc kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến thì cơ sở bồi dưỡng phải có hệ thống bồi dưỡng trực tuyến phù hợp đảm bảo công tác giám sát, đánh giá việc tổ chức bồi dưỡng.
c) Yêu cầu đối với học viên
- Nghiên cứu tài liệu trước khi tham gia học tập trên lớp, tích cực tham gia thảo luận, làm bài tập theo yêu cầu của báo cáo viên.
- Chủ động vận dụng các nội dung kiến thức, kỹ năng đã được học vào quá trình công tác.
- Thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng và cơ sở bồi dưỡng.
3. Đánh giá kết quả bồi dưỡng
- Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng của học viên thực hiện theo quy chế đào tạo của cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng.
- Học viên có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 03/2023/TT-BNV ngày 30 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng.
4. Cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng
a) Cơ sở bồi dưỡng được phép bồi dưỡng khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Là cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 74 Luật Giáo dục 2019.
- Có đội ngũ báo cáo viên đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
- Có phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.
- Có tài liệu và đồ dùng giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của khóa bồi dưỡng. Trong đó tài liệu bồi dưỡng do cơ sở giáo dục biên soạn hoặc sử dụng tài liệu bồi dưỡng đã được cơ sở giáo dục khác biên soạn, thẩm định theo quy định.
b) Yêu cầu đối với các cơ sở bồi dưỡng:
- Các dịch vụ hậu cần phục vụ khóa học được cung ứng kịp thời, bảo đảm chất lượng;
- Nhân sự tham gia tổ chức bồi dưỡng có tinh thần, thái độ và trách nhiệm phù hợp;
- Quy định về giảng dạy và học tập bảo đảm đúng quy định của pháp luật, được thông báo kịp thời, đầy đủ cho giảng viên, học viên;
- Lựa chọn hình thức, tổ chức bồi dưỡng và tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng phù hợp, bảo đảm khách quan, chính xác, đúng quy định và đạt mục tiêu bồi dưỡng;
- Tổ chức thu thập ý kiến đánh giá đối với khóa bồi dưỡng theo quy định.
5. Tổ chức thực hiện
a) Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
c) Cơ sở bồi dưỡng tổ chức bồi dưỡng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức lớp bồi dưỡng theo quy định; đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho học viên sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng. Việc in, cấp, cấp lại và quản lý chứng chỉ, giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 03/2023/TT-BNV ngày 30 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổ chức các khóa bồi dưỡng đạt kết quả.
d) Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Chương trình bồi dưỡng này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.