Quyết định 12/1999/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thi tốt nghiệp tiểu học
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 12/1999/QĐ-BGD&ĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 12/1999/QĐ-BGD&ĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Minh Hiển |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 15/03/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 12/1999/QĐ-BGD&ĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 12 /1999/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 15 THÁNG 3 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
THI TỐT NGHIỆP TIỂU HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lí Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ về giáo dục và đào tạo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tiểu học,
QUYẾT ĐỊNH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12 /1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 /3/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hồ sơ của thí sinh tự do phải gửi đến trường đăng kí dự thi trước ngày thi 30 ngày. Hồ sơ gồm:
Học sinh đã bị xử lí kỉ luật về thi tốt nghiệp tiểu học muốn dự thi phải được UBND xã (phường, thị trấn) xem xét và đề nghị Phòng GD-ĐT cho phép;
Học sinh thi lại phải có học bạ chính;
Học sinh từ 15 tuổi trở lên muốn dự thi phải được Phòng Giáo dục - Đào tạo đưa vào danh sách đề nghị Sở Giáo dục - Đào tạo cho phép.
Hồ sơ của thí sinh dự thi phải đầy đủ, chính xác. Học sinh có hồ sơ đặc biệt (hồi hương, Việt kiều, di dân...) hoặc không đúng với quy định chung phải được Phòng Giáo dục - Đào tạo xem xét và quyết định bằng văn bản cho dự thi.
XẾP LOẠI TỐT NGHIỆP
Những học sinh này phải có giấy xác nhận và đề nghị của nhà trường do Hiệu trưởng kí được xếp loại cả năm về hạnh kiểm từ Khá tốt trở lên, về học lực chung các môn ở lớp 5 từ Trung bình trở lên.
Những học sinh được xét đặc cách tốt nghiệp không xếp loại và được ghi rõ trong Bằng tốt nghiệp tiểu học.
Các đơn khiếu nại khác có liên quan đến kì thi do Phòng Giáo dục - Đào tạo xem xét giải quyết. Trường hợp Phòng Giáo dục - Đào tạo không đủ thẩm quyền giải quyết thì chuyển Sở Giáo dục - Đào tạo giải quyết.
NGÀY THI VÀ ĐỀ THI
Thời gian làm bài (không kể thời gian chép đề) cho mỗi môn thi là 90 phút.
Sở Giáo dục - Đào tạo đề nghị UBND tỉnh (thành phố) ra quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi. Thành phần Hội đồng ra đề thi bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng Phòng Tiểu học
- Thư kí Hội đồng: Cán bộ Phòng Tiểu học
- Các Uỷ viên: mỗi môn một hoặc hai cán bộ chuyên môn của Phòng Tiểu học có năng lực chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao
- Cán bộ in ấn đề.
Hội đồng ra đề thi có nhiệm vụ ra đề thi (chính thức và dự bị) và làm hướng dẫn chấm; tổ chức in ấn, đóng gói, niêm phong, bảo quản, phân phối đề thi.
Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác làm đề thi, xét duyệt, quyết định chọn các bộ đề thi.
Các uỷ viên chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng về tính chính xác, tính khoa học, tính sư phạm và tính bí mật của đề thi.
Các thành viên trong Hội đồng ra đề thi là những người không có con, em ruột, cháu ruột (con của anh em ruột, con của con trai, con gái) dự kì thi năm đó.
Đề thi ra cho từng loại chương trình thực hiện trong phạm vi địa phương. Đề thi phải phù hợp với thực tế, phù hợp với yêu cầu trung bình của chương trình, đảm bảo yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của môn học.
Việc làm đề thi phải đảm bảo tuyệt đối bí mật, chính xác, nghiêm túc, an toàn trong mọi khâu (chuẩn bị ra đề, in ấn, bảo quản, phân phối, vận chuyển...). Đề thi được in riêng, không cùng tờ giấy thi của học sinh.
Nội dung của hướng dẫn chấm phải rõ ràng, cụ thể từng mức độ; biểu điểm đánh giá đúng trình độ học lực của học sinh. Điểm toàn bài được làm tròn đến 0,5 điểm.
Đề thi và hướng dẫn chấm sau khi được Chủ tịch Hội đồng ra đề thi kí duyệt, phải được in thử. Sau khi đọc, soát kĩ bản in thử 3 lần thì tiến hành in chính thức và chỉ in đủ số lượng quy định. Việc in ấn phải làm xong từng đề. Các bản có liên quan đến đề thi như giấy nến, tờ in hỏng, tờ in thừa,... phải được niêm phong bảo quản trong hòm, tủ, không được đốt huỷ.
Đề thi từng môn, hướng dẫn chấm từng môn phải được vào bì và niêm phong riêng theo quy định của Hội đồng ra đề thi sao cho đảm bảo được nguyên tắc an toàn và bí mật.
Sở Giáo dục - Đào tạo sử dụng phương tiện riêng có công an bảo vệ đưa đề thi chính thức và đề thi dự bị tới từng Phòng Giáo dục - Đào tạo. Các Hội đồng coi thi nhận đề thi chính thức tại Phòng Giáo dục - Đào tạo. Phòng Giáo dục - Đào tạo có thể sử dụng phương tiện riêng có công an bảo vệ để đưa đề thi tới những Hội đồng coi thi xa, đi lại khó khăn. Khi giao nhận đề thi và hướng dẫn chấm thi, phải lập biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, hiện trạng các bì và có chữ kí của cả hai bên.
Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo dục - Đào tạo cần bố trí thời gian chuyển đề thi sao cho bì đề thi phải về tới các Hội đồng coi thi chậm nhất là một ngày trước ngày thi.
Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức tập huấn về hướng dẫn chấm thi cho Chủ tịch và các tổ trưởng bộ môn của Hội đồng chấm thi và giao bì hướng dẫn chấm cho các Hội đồng chấm thi sau khi thi xong.
Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo dục - Đào tạo phải có đề thi chính thức, đề thi dự bị để trực thi. Các đề trực thi được mở cùng lúc với giờ mở đề tại các Hội đồng coi thi.
1. Thành phần của Hội đồng coi thi:
- Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó ở trường sở tại
- Một Phó Chủ tịch Hội đồng: Hiệu phó ở trường khác
- Một Thư kí Hội đồng: Thư kí Hội đồng nhà trường hoặc tổ trưởng chuyên môn trường sở tại
- Các Uỷ viên Hội đồng: gồm những giáo viên sở tại không dạy lớp 5 và 2 giáo viên ở trường khác đến. Số lượng Uỷ viên tuỳ thuộc vào số phòng thi, sao cho mỗi phòng thi có 2 người coi thi (không kể giám thị biên). Một số giám thị biên có thể do giáo viên đang dạy lớp 5 đảm nhiệm.
2. Thành phần của Hội đồng chấm thi:
- Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó ở trường sở tại
- Một Phó Chủ tịch Hội đồng: Hiệu phó ở trường khác
- Một Thư kí Hội đồng: Thư kí Hội đồng nhà trường hoặc tổ trưởng chuyên môn trường sở tại
- Các Uỷ viên Hội đồng: gồm những giáo viên đang dạy lớp 5 (hoặc đã dạy lớp 5) của trường sở tại và 2 giáo viên ở trường khác đến. Số lượng Uỷ viên tuỳ thuộc vào số bài thi, sao cho mỗi bài thi có 2 người chấm.
Nơi vùng sâu, vùng xa có quá ít học sinh, Phòng Giáo dục - Đào tạo xem xét đề nghị UBND huyện (quận) ra quyết định lập Hội đồng coi thi và chấm thi ghép trường, nhưng phải đảm bảo học sinh không đi quá xa (dưới ba km).
Phòng Giáo dục - Đào tạo đề nghị UBND huyện (quận, thị xã) ra quyết định thành lập các Hội đồng coi thi và chấm thi, Hội đồng phúc khảo, Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp tiểu học ở các huyện (quận, thị xã).
Thành phần Ban chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp tiểu học ở huyện (quận, thị xã):
- Trưởng Ban: Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo
- Phó Ban: 1 cán bộ thanh tra chuyên môn
- Các Uỷ viên: từ 3 đến 5 người là cán bộ chuyên môn của Phòng Giáo dục - Đào tạo, một số Hiệu trưởng có năng lực.
Những thành viên của Ban chỉ đạo và kiểm tra không tham gia trong Hội đồng coi thi và chấm thi.
Sở Giáo dục - Đào tạo đề nghị UBND tỉnh (thành phố) ra quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi, Ban Chỉ đạo và kiểm tra kì thi tốt nghiệp tiểu học của tỉnh.
Thành phần Ban chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp tiểu học ở tỉnh (thành phố):
- Trưởng Ban: Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo phụ trách tiểu học
- Hai Phó Ban: Trưởng hoặc Phó Phòng Tiểu học và Trưởng hoặc Phó Ban thanh tra của Sở.
- Các Uỷ viên: có từ 5 đến 7 người là cán bộ chuyên môn của Sở Giáo dục - Đào tạo, một số Trưởng hoặc Phó Phòng Giáo dục - Đào tạo.
Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi, các Hội đồng coi thi và chấm thi được thực hiện theo văn bản hướng dẫn nghiệp vụ làm công tác thi tốt nghiệp tiểu học do Bộ ban hành.
Trước ngày thi 30 ngày, Hiệu trưởng các trường phải báo cáo về Phòng Giáo dục - Đào tạo dự kiến số học sinh dự thi để Phòng Giáo dục - Đào tạo chuẩn bị tổ chức kì thi.
Bằng tốt nghiệp tiểu học là loại văn bằng quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm in và chuyển đến Sở Giáo dục - Đào tạo.
Bằng tốt nghiệp tiểu học chỉ cấp một lần. Trừ trường hợp mất mát do hoả hoạn, địch hoạ, lũ lụt... Phòng Giáo dục - Đào tạo có thể xét cấp lại một lần nếu học sinh làm đơn và có xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn).
+ Chép sai đề thi bị phát hiện sau khi có hiệu lệnh làm bài
+ Không phát hiện được việc chép sai đề thi của người coi thi
+ Làm ngơ trước việc học sinh vi phạm quy chế thi.
+ Tự chữa học bạ, sổ điểm, bảng ghi tên, ghi điểm
+ Đánh mất, làm thất lạc hoặc thiếu hồ sơ của học sinh
+ Chép sai, sót đề thi có ảnh hưởng đến bài làm của học sinh
+ Cộng sai, sót điểm, vào nhầm điểm, nhầm phách
+ Hướng dẫn hoặc đưa bài làm cho học sinh
+ Duyệt đề, ra đề không phù hợp với yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng.
+ Hướng dẫn hoặc chuyển bài làm cho cả phòng thi
+ Ra sai đề thi, ra đề thi ngoài chương trình
+ Làm lộ đề thi.
+ Nhận hối lộ của học sinh, phụ huynh
+ Cố tình làm lộ đề thi, bán đề thi, đáp án
+ Có hành động chống phá kì thi.
+ Mang tài liệu vào phòng thi bị phát hiện, nhưng chưa sử dụng
+ Chép bài của người khác; cho bạn chép bài hoặc hướng dẫn bài cho bạn đã được người coi thi nhắc nhở 3 lần.
+ Nhận bài giải sẵn của người khác, nhưng chưa sử dụng.
+ Đã sử dụng tài liệu mang vào phòng thi hoặc bài giải sẵn của người khác
+ Lấy bài thi của người khác thay cho bài thi của mình.
+ Không nộp bài thi.
+ Có hành động chống phá kì thi.
+ Nhờ người vào thi thay.
Sau khi có quyết định xử lí kỉ luật, đương sự có quyền khiếu nại với cơ quan quyết định kỉ luật và cơ quan quản lí cấp trên. Trong khi chờ đợi giải quyết, đương sự phải thi hành hình thức kỉ luật ghi trong quyết định.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây