Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiệp định 132/2004/LPQT công nhận lẫn nhau các văn bằng giáo dục, học vị khoa học và học hàm
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Hiệp định 132/2004/LPQT
Cơ quan ban hành: | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Ucraina | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 132/2004/LPQT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Hiệp định | Người ký: | Kremen Vassil Grigorovich; Vũ Dương Huân |
Ngày ban hành: | 04/11/2004 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Ngoại giao |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Hiệp định 132/2004/LPQT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ U-CRAI-NA VỀ CÔNG NHẬN LẪN NHAU CÁC VĂN BẰNG GIÁO DỤC, HỌC VỊ KHOA HỌC VÀ HỌC HÀM.
Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ U-Crai-na, dưới đây gọi tắt là “hai Bên”,
Căn cứ vào khuôn khổ pháp luật của quốc gia hai Bên,
Mong muốn phát triển mối quan hệ song phương trong lĩnh vực giáo dục và khoa học,
Nhằm thiết lập những chuẩn mực về công nhận lẫn nhau các văn bằng giáo dục, học vị khoa học, học hàm,
Phù hợp với Hiệp định về hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học U-Crai-na ký ngày 11 tháng 02 năm 2003,
Đã thoả thuận những điều sau đây:
Điều 1. Hiệp định này được áp dụng đối với tất cả các văn bằng quốc gia về giáo dục, học vị khoa học và học hàm do cơ quan nhà nước của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và U-Crai-na cấp.
Điều 2. Việc công nhận các văn bằng giáo dục, học vị khoa học và học hàm được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của pháp luật hiện hành của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và U-Crai-na.
Điều 3. Việc công nhận lẫn nhau các văn bằng được nói tới tại Điều 1 của Hiệp định này sẽ không được thực hiện trong trường hợp phát hiện trong những văn bằng này có sự khác biệt cơ bản, không đáp ứng được những yêu cầu được quy định đối với từng trình độ học vấn, học vị khoa học và học hàm của mỗi Bên.
Điều 4. Văn bằng tốt nghiệp các bậc học tương ứng và trung học cơ sở cấp tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và U-Crai-na, được công nhận lẫn nhau.
Điều 5. Văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cấp tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và U-Crai-na được công nhận lẫn nhau, và cho phép những người có bằng này được dự tuyển vào các trường đại học trên lãnh thổ của hai Bên.
Điều 6. Văn bằng tốt nghiệp đào tạo nghề do các trường dạy nghề Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp và văn bằng tốt nghiệp các trường kỹ thuật dạy nghề với trình độ “công nhân lành nghề” cấp tại U-Crai-na, được công nhận lẫn nhau, phù hợp với các ngành nghề tương đương hay cùng loại và trình độ đào tạo được ghi trong văn bằng này.
Điều 7. Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp với trình độ “kỹ thuật viên” cấp tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bằng tốt nghiệp tại các trường đại học với trình độ chuyên môn “chuyên gia sơ cấp” cấp tại U-Crai-na, được công nhận lẫn nhau, phù hợp với chuyên ngành đào tạo cùng loại hay tương đương được ghi trong các văn bằng này.
Điều 8. Bằng tốt nghiệp đại học với trình độ “cử nhân” cấp tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và U-Crai-na, được công nhận lẫn nhau, phù hợp với chuyên ngành đào tạo tương đương hay cùng loại được ghi trong các văn bằng này.
Điều 9. Bằng tốt nghiệp đại học với trình độ “ kỹ sư” hay “thạc sĩ” cấp tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bằng tốt nghiệp đại học trình độ “chuyên gia” hay “thạc sĩ” cấp tại U-Crai-na, được công nhận lẫn nhau, phù hợp với chuyên ngành đào tạo tương đương hay cùng loại được ghi trong các văn bằng này.
Điều 10. Văn bằng công nhận học vị khoa học “tiến sĩ” cấp tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tương đương với văn bằng công nhận học vị khoa học “phó tiến sĩ” (“candidat nauk”) do Hội đồng học vị cấp của U-Crai-na cấp, được công nhận lẫn nhau.
Văn bằng công nhận học vị khoa học “tiến sĩ khoa học” (“doctor nauk”) do Hội đồng học vị cấp cao quốc gia của U-Crai-na cấp, được công nhận tương đương tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tính tương đương của văn bằng công nhận các học vị khoa học được quy định phù hợp với pháp luật hiện hành của hai Bên.
Điều 11. Chứng nhận chức danh “phó giáo sư” (“associate professor”) và “giáo sư” (“full professor”) cấp tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tương đương với văn bằng chứng nhận chức danh “phó giáo sư” (“dosent”) và “giáo sư” (“professor”) do Bộ Giáo dục và Khoa học U-Crai-na cấp, được công nhận lẫn nhau.
Điều 12. Việc công nhận lẫn nhau về văn bằng giáo dục, học vị khoa học, học hàm được quy định từ Điều 4 đến Điều 11 của Hiệp định này không miễn cho người sở hữu một số loại văn bằng khỏi trách nhiệm thực hiện các yêu cầu chung khác (ngoài điều kiện có văn bằng tương ứng), xuất trình khi dự tuyển vào các trường, học nghiên cứu sinh, xét phong tặng học hàm hay thực hiện các hoạt động nghề nghiệp trên lãnh thổ của hai Bên.
Điều 13. Chứng chỉ do các cơ sở đào tạo cấp sau khi kết thúc các khoá nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, được công nhận trên lãnh thổ của hai Bên, nhưng không làm cơ sở để nhận bằng cấp về trình độ chuyên môn hay chuyên ngành.
Điều 14. Để thực hiện các điều khoản của Hiệp định này, hai Bên sẽ cung cấp cho nhau những thông tin về tiêu chí và quy trình công nhận các văn bằng giáo dục, học vị khoa học, học hàm, cũng như sẽ kịp thời thông báo cho nhau những thay đổi trong hệ thống giáo dục của mình.
Điều 15. Theo thoả thuận của hai Bên, Hiệp định này có thể có những sửa đổi và bổ sung được hai Bên xem xét, điều chỉnh và sẽ được thực hiện bằng các Nghị định thư riêng như là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định này.
Điều 16. Mọi tranh chấp nảy sinh trong khi thực hiện hay trong công việc giải thích nội dung Hiệp định này sẽ được hai Bên giải quyết thông qua tham khảo ý kiến và đàm phán.
Điều 17. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị vô thời hạn.
Một trong hai Bên có thể chất dứt hiệu lực của Hiệp định bằng cách thông báo bằng văn bản qua đường ngoại giao cho Bên kia về ý định chất dứt hiệu lực của Hiệp định. Hiệp định chấm dứt sau 12 tháng, kể từ ngày một trong hai Bên nhận được thông báo của Bên kia.
Làm tại Kiev ngày 04 tháng 11 năm 2004 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng U-Crai-na và tiếng Nga, các văn bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp có sự bất đồng trong việc giải thích Hiệp định, văn bản tiếng Nga sẽ dùng làm cơ sở./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ U-CRAI-NA |