Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 01/2002/CT-BLĐTBXH nhiệm vụ năm học 2002-2003 của ngành dạy nghề
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 01/2002/CT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 01/2002/CT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: | 11/09/2002 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 01/2002/CT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2002/CT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2002 |
CHỈ THỊ
Về nhiệm vụ năm học 2002-2003 của ngành dạy nghề
____________________________________
Năm học 2001-2002, toàn ngành dạy nghề đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và bầu cử Quốc hội khóa XI. Chúng ta đã thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 887.000 người vượt chỉ tiêu Quốc hội giao và tăng 12% so với năm học 2000-2001; mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển mạnh, thành lập thêm 14 trường dạy nghề tại các địa phương chưa có trường và nhiều Trung tâm dạy nghề tại các quận, huyện đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô dạy nghề và nhu cầu học nghề của thanh niên, học sinh và người lao động; các điều kiện đảm bảo chất lượng ở nhiều cơ sở dạy nghề đã được cải thiện, chất lượng dạy nghề được nâng cao; dạy nghề đã gắn với sử dụng, với giải quyết việc làm; công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề đang đi vào nề nếp, các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề đã được ban hành góp phần phục hồi và phát triển sự nghiệp dạy nghề trong điều kiện mới.
Tuy nhiên, chúng ta còn phải tiếp tục đầu tư phát triểncả về quy mô và chất lượng dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp tốt để thực hiện CNH, HĐH đất nước.
Năm học 2002-2003, năm học với nhiệm vụ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề; phát triển quy mô (cả đại trà và mũi nhọn);thực hiện công bằng xã hội trong dạy nghề đã được nêu trong Kết luận của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa IX, Bộ Lao động -Thương binh và xã hội đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan quản lý dạy nghề các cấp, các cơ sở dạy nghề tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt những việc chủ yếu sau:
1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đạt, vượt chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề năm 2002 mà Quốc hội đã đề ra (1 triệu người, trong đó có144.000 đào tạo dài hạn). Để thực hiện chỉ tiêu trên, từng cơ sở dạy nghề cần rà soát tiến độ thực hiện kế hoạch, phát huy tối đa năng lực hiện có,bổ sung cơ sở vật chất để đạt chỉ tiêu.
2. Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố tập trung xây dựng, cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề của Bộ, ngành, tỉnh, thành phố mình; trên cơ sở sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới trường phù hợp với quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo; phát triển các TTDN cấp huyện, liên huyện trọng điểm nhất và vùng chuyên canh, phát triển ngành nghề.
- Các cơ sở dạy nghề tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa để từng bước nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả dạy nghề.
3. Thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Đổi mới chương trình giáo trình và phương pháp dạy nghề: Trên cơ sở danh mục nghề đào tạo và quy định về nguyên tắc xây dựng chương trình, các cơ sở dạy nghề tiến hành cập nhật, đổi mới nội dung cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất và thị trường lao động; triển khai xâydựng chương trình dạy nghề theo mô đun đẻ tạo sự liên thông trong hệ thống và tạo sự thuận tiện cho người học nghề. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy nghề theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Các trường thuộc Dự án GDKT và DN cần tổ chức tốt việc xây dựng chương trình, học liệu dạy nghề liên thông theo mô đun ứng với các trình độ đào tạođể kịp đưa vào áp dụng từ năm học 2003-2004.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Triển khai thực hiện Chỉ thị 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân. Các cơ sở dạy nghề thực hiện ngay việc bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có; chủ động tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ thuật - công nghệ mới, tiếp cận thực tế sản xuất và nâng cao năng lực sư phạm nhằm từng bước chuẩn hóađội ngũ giáo viên. Xây dựng kế hoạch bổ sung đội ngũ giáo viên (nhất là cho các ngành nghề mới) theo định mức hiện hành.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, chương trình mục tiêu, vốn tự có và các dự án hợp tác quốc tế để nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, đặc biệt chú trọng đảm bảo đủ thiết bị, vật tư cho học sinh luyện tập kỹ năng nghề.
- Tiến hành xây dựng các chuẩn trường, trung tâm dạy nghề, các tiêu chí đánh giá kiểm định chất lượng, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
4. Tiếp tục kiện toàn cơ quan quản lý dạy nghề từ trung ương đến địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề.
Các Sở LĐTBXH cần kiện toàn phòng dạy nghề, bố trí đủ cán bộ có năng lực làm công tác quản lý dạy nghề. Cơ quan quản lý dạy nghề các cấp, các cơ sở dạy nghề tiến hành rà soát, bổ sung quy trình, quy chế quản lý chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề.
5. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt tại các cơ sở dạy nghề. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hội thi họcsinh giỏi nghề, hội giảng, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm các cấp. Tổ chức tốt việc tham gia hội thi tay nghề ASEAN lần IV tại Inđônêxia và chuẩn bị cho Hội thi lần thứ V năm 2004 tại Việt Nam.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2002-2003, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đề nghị các Bộ, ngành, UBND các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan quản lý dạy nghề, các cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên.
Chỉ thị này được phổ biến trong toàn ngành dạy nghề từ các cơ quan quản lý dạy nghề trung ương, địa phương đến toàn thể cán bộ, giáo viên các cơ sở dạy nghề để quán triệt và thực hiện.
| BỘ TRƯỞNG |