Số 26.2013 (637) ngày 16/07/2013

SỐ 26 (637) - THÁNG 07/2013

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

 

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong số này:

DOANH NGHIỆP

 

DOANH NGHIỆP

1

71/2013/NĐ-CP

Nghị định 71/2013/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

 

* Chỉ đầu tư vốn Nhà nước cho dự án từ 35.000 tỷ đồng

Trang 2

THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ

 

THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ

 

2

25/2013/QĐ-UBND

Quyết định 25/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn Thành phố Hà Nội

 

* Hà Nội: Giảm lệ phí trước bạ ô tô dưới 10 chỗ ngồi xuống 12%

Trang 2

3

24/2013/QĐ-UBND

Quyết định 24/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn Thành phố Hà Nội

 

* Hà Nội thu phí bảo trì đường bộ từ 50.000 - 100.000 đồng/xe máy/năm

Trang 2

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

4

92/2013/TT-BTC

Thông tư 92/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài

 

* Trợ giúp công dân gặp khó khăn ở nước ngoài

Trang 3

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

5

19/2013/TT-BYT

Thông tư 19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện

 

* Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện trước 2015

Trang 3

GIAO THÔNG

 

GIAO THÔNG

 

6

14/2013/TT-BGTVT

Thông tư 14/2013/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về bảo trì công trình hàng hải

 

* Công trình bến cảng bắt buộc phải quan trắc khi sử dụng

Trang 4

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

7

40/2013/QĐ-TTg

Quyết định 40/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013 - 2017

 

* Vận động viện trợ từ tổ chức phi Chính phủ nước ngoài

Trang 4

HÀNH CHÍNH

 

HÀNH CHÍNH

 

8

13/2013/TT-BCT

Thông tư 13/2013/TT-BCT của Bộ Công sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2011/TT-BCT ngày 31/05/2011 quy định về việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương

 

* Đảm bảo bình đẳng giới khi xây dựng văn bản pháp luật

Trang 4

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

9

1012/QĐ-LĐTBXH

Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước

 

* Thay đổi cơ cấu Cục Quản lý lao động ngoài nước

Trang 5

TƯ PHÁP-HỘ TỊCH

 

TƯ PHÁP-HỘ TỊCH

 

10

1713/QĐ-BTP

Quyết định 1713/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030

 

* Đến 2015, 100% địa phương đủ biên chế làm công tác lý lịch tư pháp

Trang 5

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 06/2013, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS06/2013 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

 

Ü Doanh nghiệp:


CHỈ ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC CHO DỰ ÁN TỪ 35.000 TỶ ĐỒNG

Ngày 11/07/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính.

Tại Nghị định này, với nguyên tắc đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp để tạo ra ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, Chính phủ quy định chỉ đầu tư vốn Nhà nước vào các dự án, công trình quan trọng của Nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm: Dự án có tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trong đó vốn Nhà nước từ 11.000 tỷ đồng trở lên; dự án, công trình có ảnh hướng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 hécta trở lên; dự án, công trình phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi hoặc từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác…

Bên cạnh đó, việc đầu tư vốn Nhà nước để thành lập mới doanh nghiệp do Nhà
 

 

nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ áp dụng với các lĩnh vực, địa bàn như: Ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng; ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế… Việc đầu tư vốn Nhà nước để thành lập công ty con của các doanh nghiệp này phải nhằm mục đích để phát triển, phục vụ trực tiếp cho ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ cũng nhấn mạnh, việc đầu tư vốn bổ sung vốn điều lệ chỉ thực hiện đối với các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng quyết định trong từng thời kỳ nhưng chưa được Nhà nước đầu tư đủ vốn điều lệ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2013.

 

Ü Thuế-Phí-Lệ phí:


HÀ NỘI: GIẢM LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ Ô TÔ DƯỚI 10 CHỖ XUỐNG 12%

Ngày 11/07/2013, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND về việc thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn TP. Hà Nội.

Theo Quyết định này, kể từ ngày 22/07/2013, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) tại TP. Hà Nội, không phân biệt các quận nội thành hay các huyện ngoại thành, đô thị hay nông thôn, được áp dụng thống nhất chung là 12% (thay vì quy định mức thu 20% như trước đây).

 

Các Chi cục Thuế quận, huyện và thị xã là đơn vị thu lệ phí và có trách nhiệm niêm yết công khai tại địa điểm thu lệ phí về lệ phí, mức thu lệ phí, phương thức thu và cơ quan quy định thu.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/07/2013 và thay thế Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2001.

 


HÀ NỘI THU PHÍ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ
TỪ 50.000 - 100.000 ĐỒNG/XE MÁY/NĂM

Nội dung này được quy định tại Quyết định 24/2013/QĐ-UBND ngày 11/07/2013 của UBND TP. Hà Nội về việc thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn TP. Hà Nội.

Theo đó, kể từ ngày 12/07/2013, mức thu phí áp dụng cho xe mô tô trên địa bàn TP. Hà Nội, gồm xe mô tô 02 bánh, 03 bánh và xe gắn máy (không bao gồm xe máy điện, các xe mô tô của lực lượng công an, quốc phòng hoặc chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo) đối với loại có dung tích xy lanh đến 100 cm3 là 50.000 đồng/năm; với loại có dung tích trên 100 cm3 là 100.000 đồng/năm. Đây là mức phí thấp nhất trong khung phí bảo trì đường bộ được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư số 197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012.

Quyết định này cũng hướng dẫn về phương thức thu, nộp phí, cụ thể: Đối với xe
 

 

mô tô phát sinh trước 01/01/2013 thì tháng 08/2013 chủ phương tiện phải thực hiện khai, nộp phí cả năm 2013, với mức thu phí 12 tháng; đối với xe phát sinh từ ngày 01/01/2013 đến 30/06/2013 thì phải khai, nộp phí chậm nhất là ngày 30/08/2013, với mức thu bằng ½ mức thu năm; đối với xe phát sinh từ 01/07/2013 đến 31/12/2013 thì thực hiện khai, nộp phí vào tháng 01/2014 cho phí phải nộp năm 2014 và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm 2013...

UBND cấp xã là cơ quan thu phí đối với xe mô tô của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn; trong đó, các phường, thị trấn được giữ lại 10% số phí thu được, còn các xã được giữ lại 20%.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/07/2013.
 

Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng:


TRỢ GIÚP CÔNG DÂN GẶP KHÓ KHĂN Ở NƯỚC NGOÀI

Ngày 08/07/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 92/2013/TT-BTC quy định về chế độ quản lý tài chính Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Quỹ).

Với tiêu chí hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, Quỹ chi không hoàn lại trong trường hợp trợ giúp những công dân đặc biệt khó khăn khi họ và gia đình không có khả năng tài chính để khắc phục với các khoản chi như: phương tiện vận chuyển tại nước sở tại, lương thực thực phẩm, nơi ở tạm thời và nhu yếu phẩm cần thiết khác. Trong trường hợp công dân gặp rủi ro nghiêm trọng cần bảo hộ (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố) hoặc bị mắc bệnh hiểm nghèo (tâm thần, liệt, ung thư giai đoạn cuối), bị tử vong, bị tai nạn nghiêm trọng nguy cơ đến tính mạng, mà tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục, thì ngoài các chi phí nêu trên, Quỹ trợ giúp thêm chi phí phương tiện về nước và các chi phí khác
 

 

có liên quan (nếu cần).

Ngoài ra, Thông tư này cũng chỉ rõ, Quỹ sẽ chi hoàn lại đối với các khoản tiền mua vé phương tiện về nước, chi trả các khoản viện phí bệnh viện, chi phí cư trú tạm thời và các chi phí khác trong trường hợp đương sự có đặt cọc, hoặc bảo lãnh về việc hoàn trả các khoản tiền này của gia đình, thân nhân, công ty phái cử lao động và có xác nhận của UBND cấp xã nơi gia đình, thân nhân, tổ chức trong nước có hộ khẩu thường trú, cư trú hoặc nơi đóng trụ sở làm việc.... Trong trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nếu đương sự không có đặt cọc hoặc bảo lãnh thì chính đương sự phải có cam kết hoàn trả các chi phí tạm ứng cho Quỹ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2013, thay thế Thông tư số 177/2010/TT-BTC ngày 05/11/2010.
 

Ü Y tế-Sức khỏe:


HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN TRƯỚC 2015

Đây là lộ trình được Bộ Y tế lập ra tại Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/07/2013 về việc hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

Theo lộ trình này, trong giai đoạn 2013 - 2015, tiến hành hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý chất lượng tại các Sở Y tế, Y tế ngành và các bệnh viện; mỗi bệnh viện tổ chức hoặc cử nhân viên tham dự các khóa đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng do các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện; đồng thời, khuyến khích các bệnh viện áp dụng thí điểm các mô hình, phương pháp chất lượng và các bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành (hoặc thừa nhận) để tự đánh giá và cải tiến chất lượng.

Thông tư cũng chỉ rõ, hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện bao gồm: Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện do Giám đốc bệnh viện làm chủ tịch; phòng/tổ
 

 

quản lý chất lượng; nhân viên chuyên trách về quản lý chất lượng hoặc mạng lưới quản lý chất lượng phù hợp với quy mô của bệnh viện. Hệ thống này có chức năng phát hiện các vấn đề về chất lượng, các nguy cơ tiềm ẩn đối với an toàn người bệnh; xác định các hoạt động ưu tiên và đề xuất các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng và an toàn người bệnh với Giám đốc bệnh viện; đồng thời, giúp Giám đốc bệnh viện triển khai bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành (hoặc thừa nhận) phù hợp với điều kiện của bệnh viện...

Đối với giai đoạn 2016 - 2018, các bệnh viện tiếp tục đánh giá hiệu quả việc áp dụng các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số, mô hình, phương pháp chất lượng; tự nguyện đăng ký với tổ chức chứng nhận chất lượng để được đánh giá và công nhận chất lượng bệnh viện...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2013. 
 

Ü Giao thông:


CÔNG TRÌNH BẾN CẢNG BẮT BUỘC PHẢI QUAN TRẮC KHI SỬ DỤNG

Ngày 05/07/2013, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã ban hành Thông tư số 14/2013/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải (bao gồm công tác kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình).

Tại Thông tư này, Bộ GTVT quy định, trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình hàng hải bắt buộc phải thực hiện quan trắc bao gồm: Cầu cảng, bến cảng, đèn biển, đê chắn sóng, đê chắn cát, hệ thống thông tin liên lạc (cột thu phát sóng) cấp đặc biệt và cấp I; các công trình hàng hải có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng hoặc có dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình. Trong đó, các bộ phận công trình hàng hải cần quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình.

Bộ cũng chỉ rõ yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng, cụ thể: Việc thực hiện quan trắc phải do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng (tương đương năng lực tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát xây dựng hoặc kiểm định chất lượng công trình xây
 

 

dựng), phải theo phương án do nhà thầu quan trắc lập và được người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt; phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác...

Trường hợp số liệu quan trắc đạt đến giá trị giới hạn có thể dẫn đến sập đổ hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn công trình, an toàn khai thác sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Cũng theo Thông tư này, Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm trực tiếp tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hàng năm (trước ngày 15/06 hàng năm) và trung hạn 5 năm (trước 15/06 năm tiếp theo) hoặc theo kỳ kế hoạch, để trình Bộ GTVT phê duyệt.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2013.

 

Ü Chính sách kinh tế-xã hội:


VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ TỪ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI

Nhằm tăng cường huy động, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, ngày 10/07/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013 - 2017 kèm theo Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg.

Theo định hướng được đề ra tại Chương trình này, việc xúc tiến vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài sẽ tập trung vào các lĩnh vực mà các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có lợi thế và được Chính phủ Việt Nam ưu tiên kêu gọi viện trợ như:  Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn; Y tế; Giáo dục và đào tạo; Dạy nghề và hướng nghiệp; Giải quyết các vấn đề xã hội; Môi trường; Khắc phục hậu quả chiến tranh; Phòng, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp; Văn hóa, thể thao; Ứng phó với biến đổi khí hậu…

Đồng thời, việc vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài cũng ưu tiên hướng
 

 

tới các tỉnh nghèo, các tỉnh miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó, tập trung đào tạo, dạy nghề, phát triển ngành nghề thủ công, tạo cơ hội việc làm và thu nhập phi nông nghiệp; khuyến khích các dự án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; hỗ trợ các chương trình tài chính vi mô; phát triển khuyến nông, khuyến lâm; phát triển hạ tầng sản xuất quy mô nhỏ như các công trình thủy lợi, trạm bơm, đường liên thôn; đào tạo cán bộ y tế, giáo viên các cấp…

Từ những định hướng nêu trên, Thủ tướng nhấn mạnh cần bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào hoạt động và triển khai viện trợ tại Việt Nam; tăng cường hợp tác, cung cấp thông tin nhằm giới thiệu các nhu cầu của Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2013.
 

Ü Hành chính:


ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚI KHI XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Ngày 09/07/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 13/2013/TT-BCT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2011/TT-BCT ngày 31/05/2011 quy định về xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Bộ.

Tại Thông tư này, Bộ Công Thương bổ sung yêu cầu phải rà soát các nội dung liên quan đến bình đẳng giới và vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trước khi đăng ký vào Chương trình xây dựng VBQPPL của Bộ. Trường hợp xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới, các đơn vị dự kiến đăng ký cần dự kiến những chính sách và biện pháp để thực hiện bình đẳng giới, không phân biệt đối xử về giới; xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai thực hiện bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng VBQPPL của đơn vị mình.
 

 

Bên cạnh đó, Bộ cũng bổ sung quy định phải lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình soạn thảo VBQPPL; đồng thời yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp; gửi dự thảo để góp ý; tổ chức hội thảo; qua trang thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

Thông tư cũng nêu rõ, trong quá trình soạn thảo các dự thảo VBQPPL có quy định về thủ tục hành chính (TTHC), cơ quan soạn thảo phải thực hiện đánh giá tác động đối với quy định về TTHC theo các tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và các chi phí tuân thủ TTHC...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
 

ÜCơ cấu tổ chức:


THAY ĐỔI CƠ CẤU CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC

Ngày 08/07/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Theo Quyết định này, thay vì cơ cấu 03 phòng (Phòng Thị trường lao động, Phòng Quản lý lao động và Phòng Đào tạo) như trước đây, Bộ LĐTBXH tổ chức lại Cục Quản lý lao động ngoài nước gồm 01 Phòng Pháp chế - Tổng hợp và 03 phòng quản lý lao động theo các quốc gia và khu vực cụ thể, gồm: Phòng Đài Loan - Châu Mỹ; Phòng Hàn Quốc - Tây Á - Châu Phi; Phòng Nhật Bản - Châu Âu - Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, một số phòng và đơn vị chức năng đã được quy định trước đây vẫn được giữ nguyên, như: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Thông tin tuyên truyền, Thanh tra, Văn phòng.
 

 

Ngoài việc điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, Quyết định này cũng quy định cụ thể hơn về chức năng của Cục Quản lý lao động ngoài nước. Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giám sát hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân; hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ…

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 159/QĐ-LĐTBXH ngày 22/01/2008.

 

ÜTư pháp-Hộ tịch:


ĐẾN 2015, 100% ĐỊA PHƯƠNG
ĐỦ BIÊN CHẾ LÀM CÔNG TÁC LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Đây là một trong những nhiệm vụ của Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 1713/QĐ-BTP ngày 05/07/2013.

Theo Kế hoạch này, trong giai đoạn 2013 - 2015, ngành Tư pháp sẽ tập trung hoàn thiện thể chế bảo đảm thi hành Luật Lý lịch tư pháp; trình Thủ tướng phê duyệt Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua bưu điện, qua mạng; hoàn thiện và trình Quốc hội ban hành Luật Hộ tịch...; đồng thời, kiện toàn cơ cấu tổ chức, cán bộ làm công tác lý lịch tư pháp, bảo đảm năm 2013, 50 - 60% Sở Tư pháp đủ biên chế; từ năm 2014 - 2015, 100% địa phương được bố trí đủ biên chế làm công tác lý lịch tư pháp theo quy định.

Trong giai đoạn này, Kế hoạch cũng tập trung tăng cường hoạt động xây dựng, lưu

 

trữ, bảo vệ, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử; hoàn thiện và đưa vào sử dụng chính thức phần mềm quản lý lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và tại các Sở Tư pháp, bảo đảm năm 2013, trên 30% thông tin được trao đổi giữa Trung tâm với các Sở Tư pháp được thực hiện dưới dạng điện tử và tăng lên 50% từ năm 2014 - 2015.

Đối với giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch hướng đến nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chức danh công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp; xây dựng Đề án kết nối, trao đổi thông tin giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp với cơ sở dữ liệu hộ tịch, dân cư, hộ khẩu, chứng minh nhân dân dưới dạng điện tử...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM: Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.