Số 22.2013 (633) ngày 18/06/2013

SỐ 22 (633) - THÁNG 06/2013

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

 

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong số này:

THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ

 

THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ

1

78/2013/TT-BTC

Thông tư 78/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán

 

* Phí cấp Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu là 4 triệu

Trang 2

LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG-PHỤ CẤP

 

LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG-PHỤ CẤP

 

2

08/2013/TT-BLĐTBXH

Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn Nghị định 46/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động

 

* Miễn nhiệm hòa giải viên lao động không thực hiện nhiệm vụ

Trang 2

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

3

13/2013/TT-NHNN

Thông tư 13/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2010/TT-NHNN ngày 09/11/2010 quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng

 

* Lùi giờ thời điểm áp dụng trong Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng

Trang 2

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

4

1988/QĐ-BYT

Quyết định 1988/QĐ-BYT của Bộ Y tế bổ sung bệnh cúm A(H7N9) thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

 

* Công nhận cúm A(H7N9) là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm

Trang 3

GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ

 

GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ

 

5

10/CT-TTg

Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 - 2014

 

* Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng đường

Trang 3

HÀNH CHÍNH

 

HÀNH CHÍNH

 

6

76/NQ-CP

Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020

 

* Bộ Tư pháp chủ trì triển khai nội dung cải cách TTHC

Trang 3

7

921/QĐ-TTg

Quyết định 921/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao trách nhiệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh

 

* Chuyển trách nhiệm theo dõi việc ban hành văn bản pháp luật cho Bộ Tư pháp

Trang 4

8

03/2013/TT-TTCP

Thông tư 03/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

 

* Bỏ chế độ báo cáo thanh tra định kỳ hàng tháng

Trang 4

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

9

58/2013/NĐ-CP

Nghị định 58/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao

 

* Bổ sung 2 đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao

Trang 4

NÔNG NGHIỆP

 

NÔNG NGHIỆP

 

10

899/QĐ-TTg

Quyết định 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị tăng và phát triển bền vững

 

* Đến 2020, muối công nghiệp chiếm 70% sản lượng muối cả nước

Trang 4

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 05/2013, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS05/2013 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

 

Ü Thuế-Phí-Lệ phí:


PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KINH DOANH
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN LẦN ĐẦU LÀ 4 TRIỆU

Nội dung này được quy định tại Thông tư số 78/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 07/06/2013 về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Theo đó, kể từ ngày 22/07/2013, Bộ Tài chính quy định mức thu lệ phí là 04 triệu đồng/hồ sơ đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu hoặc cấp lại do doanh nghiệp kiểm toán chia tách, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu; 01 triệu đồng/hồ sơ đối với trường hợp cấp lại do bị
 

 

mất, hỏng và 02 triệu đồng/hồ sơ đối với trường hợp điều chỉnh nội dung.

Cũng theo Thông tư, mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định cụ thể như sau: 1,2 triệu đồng/hồ sơ khi cấp lần đầu hoặc cấp lại do hết hạn; 0,8 triệu đồng/hồ sơ khi cấp lại do bị thu hồi hoặc khi điều chỉnh; 0,3 triệu đồng/hồ sơ khi cấp lại do bị mất, hỏng...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/07/2013.

 

Ü Lao động-Tiền lương-Phụ cấp:


MIỄN NHIỆM HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG KHÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Ngày 10/06/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động, trong đó đáng chú ý là những quy định về hòa giải viên lao động.

Theo Thông tư này, hòa giải viên lao động sẽ bị nhiễm nhiệm nếu thuộc 01 trong 04 trường hợp sau: Có đơn xin thôi tham gia hòa giải viên lao động; có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng uy tín, thẩm quyền, trách nhiệm làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của Nhà nước trong quá trình hòa giải; có 02 lần trở lên không thực hiện nhiệm vụ hòa giải trong thời hạn quy định mà không có lý do
 

 

chính đáng; có 02 năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đó, hòa giải viên được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ khi không chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động và quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động; số vụ hòa giải thành không đạt trên 50% so với tổng số vụ tham gia hòa giải.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013 và thay thế Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007.

 

Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng:


LÙI GIỜ THỜI ĐIỂM ÁP DỤNG TRONG HỆ THỐNG
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

Đây là chỉ đạo mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại Thông tư số 13/2013/TT-NHNN ngày 11/06/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 09/11/2010 về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH).

Theo Thông tư này, kể từ ngày 01/08/2013, NHNN quy định các thời điểm áp dụng trong Hệ thống TTLNH như sau: Thời điểm thực hiện kiểm tra kỹ thuật và khởi tạo dữ liệu đầu ngày của Hệ thống là 8 giờ của ngày làm việc (quy định hiện nay là 7 giờ 30 phút); thời điểm các đơn vị ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp là 16 giờ và ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị cao là 17 giờ (lùi lại 01 giờ so với quy định hiện nay).

Tương tự, thời điểm thực hiện quyết toán bù trừ các khoản giá trị thấp và thời điểm thực hiện các công việc cuối ngày, đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm
 

 

Xử lý Quốc gia cũng được lùi lại 01 giờ với quy định hiện nay, lần lượt từ 16 giờ 10 phút và từ 17 giờ 15 phút.

Cũng theo Thông tư này, trong trường hợp đặc biệt do sự cố kỹ thuật, truyền tin hoặc do khối lượng chứng từ phát sinh quá nhiều vào cuối giờ giao dịch, Trung tâm Xử lý khu vực và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể đề nghị Trung tâm Xử lý Quốc gia kéo dài thời gian chuyển tiền đi của Hệ thống TTLNH (bằng văn bản giấy, điện thoại hoặc thư điện tử) để xử lý tiếp chứng từ thanh toán đã nhận trong ngày, nhưng thời gian kéo dài không quá 30 phút đối với các mốc thời gian quy định trên (quy định cũ chỉ cho phép không quá 15 phút).

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2013.

 

Ü Y tế-Sức khỏe:


CÔNG NHẬN CÚM A(H7N9) LÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM

Ngày 10/06/2013, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1988/QĐ-BYT về việc bổ sung bệnh cúm A(H7N9) thuộc Danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Theo đó, bên cạnh các bệnh như: bại liệt; cúm A(H5N1), dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg), sốt
 

 

Tây sông Nin (Nile), sốt vàng, tả, viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút, Bộ Y tế quyết định bổ sung bệnh cúm A(H7N9) vào Danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (nhóm những bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh).

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013.
 

Ü Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề:


ĐƯA NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀO GIẢNG ĐƯỜNG

Ngày 12/06/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 - 2014.

Sau 3 năm triển khai thí điểm, Thủ tướng quyết định đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ cấp trung học phổ thông trở lên, bắt đầu từ năm học 2013 - 2014. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy trong kế hoạch đổi mới chương trình, tài liệu, sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học; hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên giảng dạy về
 

 

phòng, chống tham nhũng trong cơ sở giáo dục, đào tạo, trừ các cơ sở giáo dục, đào tạo do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quản lý.

Đồng thời, giao cho Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm phát hành các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống tham nhũng dành cho giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông; hoàn thiện chuyên mục phòng, chống tham nhũng trên Trang thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ, cung cấp thông tin kịp thời các tài liệu về các vụ án tham nhũng trong và ngoài nước, kinh nghiệm của nước ngoài về phòng, chống tham nhũng để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, sinh viên…
 

Ü Hành chính:


BỘ TƯ PHÁP CHỦ TRÌ TRIỂN KHAI NỘI DUNG CẢI CÁCH TTHC

Ngày 13/06/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ bổ sung nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện Đề án văn hóa công vụ cho Bộ Nội vụ; đồng thời, chuyển các nhiệm vụ triển khai nội dung cải cách thủ tục hành chính, xây dựng phương pháp tính chi phí thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc cải cách quy định hành chính cho Bộ Tư pháp chủ trì (trước đây do Văn phòng

 

Chính phủ phụ trách).

Như vậy, Văn phòng Chính phủ chỉ còn giữ nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, vận hành Mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủ trên internet. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan liên quan khác triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trước đó tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.


CHUYỂN TRÁCH NHIỆM THEO DÕI
VIỆC BAN HÀNH VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHO BỘ TƯ PHÁP

Ngày 12/06/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc chuyển giao trách nhiệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh.

Theo Quyết định này, kể từ ngày 01/07/2013, trách nhiệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh sẽ được chuyển giao từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư pháp thực hiện.

Cụ thể, Bộ Tư pháp sẽ có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng các chủ trương, giải pháp bảo đảm chất lượng, tiến độ ban hành văn bản quy định chi

 

tiết thi hành Luật, Pháp lệnh; khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản… Đặc biệt, trong năm 2013, Bộ Tư pháp phải ban hành Thông tư quy định về quy trình và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh.

Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm hoàn tất việc bàn giao hồ sơ, tài liệu, văn bản có liên quan đến theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh cho Bộ Tư pháp, trước ngày 01/07/2013.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

BỎ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THANH TRA ĐỊNH KỲ HÀNG THÁNG

Ngày 10/06/2013, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 03/2013/TT-TTCP về việc quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Theo đó, kể từ ngày 10/8/2013, các cơ quan chỉ phải làm báo cáo định kỳ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quý, 6 tháng, 9 tháng, hàng năm và các loại báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ thay vì phải báo cáo tháng như
 

 

hiện nay (theo Quyết định số 822/QĐ-TTCP ngày 25/04/2007).

Thông tư này cũng chỉ rõ, việc báo cáo phải đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời, theo đúng mẫu quy định; phải được lập thành văn bản, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, đóng dấu theo quy định và gửi kèm file điện tử.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2013 và thay thế Quyết định số 822/QĐ-TTCP.

 

Ü Cơ cấu tổ chức:


BỔ SUNG 2 ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ NGOẠI GIAO

Ngày 11/06/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

Tại Nghị định này, bên cạnh các cơ quan, đơn vị cũ như: Vụ ASEAN, Vụ Châu Âu, Vụ Châu Mỹ, Vụ Đông Bắc Á, Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Vụ Chính sách đối ngoại, Vụ các Tổ chức quốc tế..., Chính phủ quyết định bổ sung thêm 02 cơ quan, đơn vị khác cũng trực thuộc Bộ Ngoại giao gồm: Vụ Thi đua - khen thưởng và Truyền thống ngoại giao và Cục Ngoại vụ.

Về chức năng quản lý, Bộ Ngoại giao vẫn là cơ quan quản lý Nhà nước về đối ngoại, có vai trò đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên
 

 

chính phủ; trình Chính phủ việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; đề xuất Thủ tướng trình Chủ tịch nước cử, triệu hồi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới…

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao còn có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu về việc xác định biên giới quốc gia, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam; xác định phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên đất liền, vùng trời, vùng biển…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/08/2013 và thay thế Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008.

 

Ü Nông nghiệp:


ĐẾN 2020, MUỐI CÔNG NGHIỆP CHIẾM 70% SẢN LƯỢNG MUỐI CẢ NƯỚC

Đây là một trong những mục tiêu chính của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013.

Theo đó, nhằm phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6 - 3%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, từ 3,4 - 4,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, Đề án hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực.

Cụ thể: Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển quy mô lớn, tập trung với bảo quản, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền, duy trì và sử dụng linh hoạt 3,6 triệu hécta trồng lúa, bảo đảm đạt sản lượng trên 45 triệu tấn vào năm 2020, ổn định diện tích trồng cà phê khoảng 500.000 hécta...; đồng thời, mở rộng diện tích sản xuất muối công nghiệp hiện đại, quy mô

 

lớn, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong chế biến, phấn đấu đến năm 2020, sản lượng muối cả nước đạt khoảng 1,35 triệu tấn, trong đó, muối công nghiệp chiếm 70%, muối thủ công chiếm 30%.

Đối với ngành chăn nuôi, tiến hành từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín; giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả... Đối với ngành thủy sản, sẽ tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực ven biển Trung Bộ...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM: Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.