Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 11/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định trách nhiệm và hình thức xử lý vi phạm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 11/2005/QĐ-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 11/2005/QĐ-BNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 07/03/2005 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 11/2005/QĐ-BNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ
11/2005/QĐ/BNN NGÀY 07 THÁNG 3 NĂM 2005 CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY
ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM VỀ
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Xây dựng số 11/2003/QH11
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Cán Bộ, công chức ngày
26 tháng 02 năm 1998, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một sô điều của Pháp lệnh Cán
Bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh Cán Bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày
16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số/612005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm
2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế
và Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trách nhiệm và hình thức
xử lý vi phạm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và chất lượng công
trình xây dựng thuộc BỘ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quản lý.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công
trình, Cục Thủy lợi, Cục Quản lý đê điều và PCLB và Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 3 năm 2005
của Bộ
trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
CHƯƠNG I
NHỮNG
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định trách nhiệm và hình thức xử lý
đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và
chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (sau đây gọi chung là
dự án xây dựng).
Điều 2. Đối tượng áp đụng
Đối với các Chủ đầu tư, tổ chức, cá
nhân là đơn vị tư vấn (lập dự án, thiết kế, khảo sát, thẩm định, giám sát, thí
nghiệm, kiểm định chất lượng, quản lý dự án); nhà thầu xây dựng và các tổ chức,
cá nhân có liên quan đến quản lý và hoạt động xây dựng khi thực hiện các dự án
xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quản lý.
Điều 3. Thủ tục, trình tự xử lý vi phạm
1. Thủ tục,
trình tự xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình và chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Ngoài việc
bị xử lý theo Quy định này, các tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 còn phải
chịu trách nhiệm và hình thức xử lý khác đối với các vi phạm theo quy định của
pháp luật có liên quan.
CHƯƠNG II
TRÁCH NHIỆM VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 4. Trách nhiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Thực hiện theo
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình.
Điều 5. Trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây đựng
Thực hiện theo
Nghị định số 209/2004/ NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ
Các Cục quản
lý chuyên ngành thuộc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng được
phân công, chủ trì hoặc phối hợp với Thanh tra Bộ và các Sở chuyên ngành của các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương:
1. Kiểm tra,
thanh tra thường xuyên trong từng giai đoạn thực hiện dự án (đối với các dự án
đó Bộ
quản lý), kịp thời đề ra
các biện pháp phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm. Mỗi lần kiểm tra phải có báo cáo bằng văn bản cho cấp có thẩm
quyền.
2. Phối hợp
với hội đồng nghiệm thu nhà nước tiến hành giám định, phúc tra hoặc thuê đơn vị
tư vấn có đủ năng lực, có pháp nhân giám định, phúc tra chất lượng các dự án
nhóm A, các dự án trọng điểm và các dự án khác, trong trường hợp có nghi vấn về
chất lượng công trình thì tổ chức kiểm định, thí nghiệm độc lập.
CHƯƠNG III
CÁC HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
MỤC 1
TRONG QUÁ TRÌNH LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN,
THIẾT KẾ KỸ THUẬT - TỔNG DỰ TOÁN
Điều 7. Hành vi vi phạm
1. Vi phạm
trong quá trình khảo
a) Triển khai
công tác khảo sát khi nhiệm vụ khảo sát chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt
(trừ trường hợp có văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền);
b) Kết quả hồ
sơ khảo sát địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, thủy văn không phản ánh đúng
thực tế và chất lượng không đạt yêu cầu;
c) Không tuân
thủ các quy trình, quy phạm về khảo sát và thí nghiệm hoặc không theo đúng đề
cương được duyệt;
d) Không đảm
bảo đúng thời hạn giao nộp hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định.
2. Vi phạm
trong công tác lập dự án và lập thiết kế:
a) Quy mô,
tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án được xác định không phù hợp với quy hoạch vùng,
lãnh thổ và chiến lược phát triển ngành đã được phê duyệt;
b) Quy mô,
tiêu chuẩn thiết kế các hạng mục kết cấu công trình không phù hợp với quyết
định đầu tư dự án, quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật nhà nước, tiêu
chuẩn ngành và các quy định, tiêu chuẩn riêng áp dụng cho dự án;
c) Điều tra,
cập nhật số liệu liên quan còn thiếu, sai sót dẫn đến việc lựa chọn các phương
án ở
bước lập dự án hoặc thiết
kế không phù hợp, làm ảnh hưởng đến quy hoạch, môi trường, sinh thái, mỹ quan
khu vực, khối lượng và làm thay đổi mục tiêu, tổng mức đầu tư, tổng dự toán của
dự án;
d) Không đảm
bảo đúng thời hạn giao nộp hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định.
3. Vi phạm
trong công tác nghiệm thu hồ sơ lập dự án, thiết kế:
a) Thiếu chủng
loại, khối lượng hồ sơ theo quy định;
b) Nội đung hồ
sơ không được kiểm định trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
c) Nghiệm thu
không đúng khối lượng thực tế công việc đã thực hiện trong giai đoạn khảo sát
lập dự án và khảo sát thiết kế.
4. Vi phạm
trong công tác thẩm định dự án và thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán:
a) Kéo dài
thời gian thẩm định mà không có lý do xác đáng sau khi đã tiếp nhận hồ sơ đầy
đủ theo quy định;
b) Không phát
hiện được những tồn tại, sai sót chủ yếu của hồ sơ lập dự án và hồ sơ thiết kế
kỹ thuật - tổng dự toán khi thẩm định theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Thẩm định,
duyệt dự án hoặc thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán sai với các quy định của pháp
luật hiện hành.
5. Các hành vi
vi phạm cụ thể:
a) Bước lập dự
án:
- Số liệu điều tra thủy văn, địa chất, địa
hình sai lệch dẫn đến phải thay đổi phương án thiết kế cơ bản ≥ 30% khối lượng;
- Xác định
danh mục công việc, khối lượng, kinh phí về xây lắp chính và đền bù giải phóng
mặt bằng không chính xác dẫn đến điều chỉnh, bổ sung làm tăng tổng mức đầu tư
dự án tại thời điểm lập dự án ≥
15%;
b) Bước thiết
kế kỹ thuật:
- Sai về cao
độ tự nhiên dẫn đến tăng > 15% hoặc tăng ≥
5.000 m3 khối lượng đào đắp, nạo vétrường hợp;
- Phải chỉnh
bình diện > 15% so với tổng chiều dài;
- Phải chỉnh
lý vị trí công trình hoặc chiều cao đập, công trình thoát nước và các công
trình khác ≥ 30% khối lượng của toàn thể dự án;
- Sai về địa
chất tại những vị trí được đề cương duyệt dẫn đến phải:
+ Thay đổi kết
cấu móng, loại hình gia cố;
+ Thay đổi ≥ 30% khối lượng cọc, móng;
Sai về điều
tra, tính toán thủy văn dẫn đến phải:
+ Tăng thêm
chiều dài đập ≥ 10%;
+ Thay đổi cơ
bản loại hình gia cố;
+ Tăng thêm
10% khối lượng đối với công trình hạng mục chính, đầu mối, kè chỉnh trị;
c) Những vi
phạm nhỏ hơn quy định nêu tại các điểm a và b của Khoản này nhưng gây hậu quả
nghiêm trọng.
Điều 8. Hình thức xử lý
1. Đối với đơn
vị tư vấn lập dự án và thiết kế.
a) Không được
xét giao dự án, công trình có quy mô tương tự hoặc lớn hơn, trong một thời hạn
nhất định theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
b) Phải làm
lại các công việc vi phạm hoặc phải bồi hoàn kinh phí để xử lý các vi phạm đó.
Ngoài ra, còn bị phạt thêm 10% giá trị công việc phải làm lại thông qua chiết
khấu thanh toán;
c) Chủ đầu tư
giữ lại 20% giá trị dự toán khảo sát lập dự án hoặc khảo sát lập thiết kế của
dự án hoặc hạng mục công trình để phục vụ xử lý vi phạm (không tính kinh phí
bồi hoàn để xử lý vi phạm và tiền phạt 10% giá trị công việc phải làm lại)..
Khi dự án thi công xong về được nghiệm thu sẽ được thanh toán số còn lại;
2. Đối với đơn
vị tư vấn thẩm định:
Không được
giao dự án, công trình có quy mô tương tự hoặc lớn hơn, ít nhất 01 năm, kể từ
ngày có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
3. Đối với Chủ
đầu tư:
a) Tập thể:
không được xét giao quản lý đối với các dự án, công trình có quy mô tương tự
hoặc lớn hơn trong thời hạn nhất định theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
b) Cá nhân
(người trực tiếp giám sát, nghiệm thu và lãnh đạo trực tiếp phụ trách): căn cứ
vào trách nhiệm, nhiệm vụ được phân công, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo một
trong những hình thức khiển trách,
cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc buộc thôi việc.
MỤC 2. TRONG QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦ U
Điều 9. Hành vi vi phạm
1. Nhà thầu kê
khai năng lực, kinh nghiệm không đúng sự thật.
2. Nhà thầu
trúng thầu bán thầu, hoặc vây thầu, hoặc thông thầu.
3. Chủ đầu tư
khi phát hiện được các bằng chứng cụ thể vi phạm nêu tại khoản 1, 2 của Điều
này mà che dấu hoặc thông đồng với nhà thầu.
Điều 10. Hình thức xử lý
1. Đối với nhà
thầu:
a) Vi phạm quy
định tại khoản 1 Điều 9 của Quy chế này bị loại khỏi danh sách tham gia dự thầu
hoặc bị loại ngay trong bước đánh giá sơ bộ và không được xem xét tiếp các bước
tiếp theo, không được phép tham gia bất kỳ gói thầu nào trong thời gian 06
tháng đến 01 năm, kể từ ngày có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền;
b) Vi phạm quy
định tại khoản 1 Điều 9 của Quy chế này lần thứ hai không được phép tham gia
bất kỳ gói thầu nào trong thời gian từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày có quyết
định xử lý của cấp có thẩm quyền;
c) Vi phạm quy
định tại khoản 2 Điều 9 của Quy chế này thì bị thu hồi kết quả trúng thầu và
không được tham gia các gói thầu trong thời gian từ 01 năm đến 03 năm, kể từ
ngày có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
2. Đối với Chủ
đầu tư:
Vi phạm quy
định tại khoản 3 Điều 9 của Quy định này thì bị xử lý theo quy định tại khoản 3
Điều 8 của Quy định này.
MỤC 3. TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG VÀ KẾT THÚC DỰ ÁN
Điều 11. Hành vi vi phạm
1. Công trình
thi công sai so với các quy trình, quy phạm hiện hành, với thiết kế, chỉ dẫn kỹ
thuật và điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Sử dụng thiết bị, máy thi công
không đủ, không đúng hoặc kém hơn về số lượng, chủng loại, tính năng, công
suất, trình độ cán bộ, kỹ sư thấp hơn về chức danh nhân sự kê khai trong hồ sơ
dự thầu.
2. Thí nghiệm
kiểm tra chất lượng công trình quá trình thi công của nhà thầu, chứng chỉ vật
tư, vật liệu đưa vào công trình thiếu tính trung thực.
3. Vi phạm về
đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
4. Công tác
nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình của tư vấn giám sát không chính
xác, thủ tục nghiệm thu, bàn giao công trình của Chủ đầu tư thiếu hoặc không
đúng quy trình. Việc lập hồ sơ hoàn công không đúng với thực tế thi công hoặc
không đủ nội dung theo quy định.
5. Không đảm
bảo tiến độ thi công theo Tổng tiến độ, tiến độ cụ thể trong hồ sơ dự thầu đã
được Chủ đầu tư phê duyệt.
Điều 12. Hình thức xử lý
1. Đối với nhà
thầu
a) Phải bồi
thường thiệt hại theo luật định và bị đình chỉ thi công, cắt hợp đồng.. Nếu mức
độ vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm thì không được phép tham gia dự thầu các
gói thầu khác trong thời gian từ 01 năm đến 03 năm kể từ thời điểm bị cắt hợp
đồng;
b) Vi phạm
chất lượng theo quy định, hoặc tiến độ gói thầu chậm > 03 tháng không do
nguyên nhân khách quan thì bị cắt hợp đồng và không được tham gia dự thầu các
gói thầu tiếp theo;
c) Vi phạm
chất lượng 02 gói thầu thì 01 năm không được tham dự thầu các gói thầu tiếp
theo;
d) Vi phạm
chất lượng từ 03 gói thầu trở lên thì 02 năm không được tham gia dự thầu các
gói tiếp theo.
2. Đối với tư
vấn giám sát:
Không được
thanh toán chi phí giám sát tương ứng với khối lượng công trình bị vi phạm,
chịu mức xử lý chiết khấu kinh tế, bị phạt thêm 100% chi phí này khi công trình
sai phạm ở mức xử lý phải phá đi làm lại.
3. Đối với đơn
vị kiểm định, thí nghiệm, kiểm định phúc tra:
Nếu vi phạm
nghiêm trọng, tái diễn, gây hậu quả nghiêm trọng thì không được tham gia các dự
án tiếp theo ít nhất 01 năm.
4. Đối với Chủ
đầu tư
a) Tập thể: bị
khiển trách hoặc cảnh cáo, nếu vi phạm nghiêm trọng, tái diễn, gây hậu quả
nghiêm trọng thì không được tham gia các dự án tiếp theo.
b) Cá nhân:
- Người phụ
trách trực tiếp bị khiển trách hoặc cảnh cáo;
- Cán bộ theo
dõi trực tiếp bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc hạ bậc lương hoặc chuyển công
tác khác.
MỤC 4. ĐỐI VỚI CÁC CỤC CHUYÊN NGÀNH THUỘC BỘ
Điều 13. Hành vi vi phạm
1. Vi phạm các
quy định tại Điều 6
2. Vi phạm
trong công tác thẩm định dự án và thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán
trong phạm vi được giao, cụ thể:
a) Kéo dài
thời gian thẩm định mà không có lý do xác đáng, sau khi đã tiếp nhận hồ sơ hợp
lệ theo quy định;
b) Không phát
hiện được những tồn tại, sai sót chủ yếu của hồ sơ lập dự án và hồ sơ thiết kế
kỹ thuật - tổng dự toán khi thẩm định theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Thẩm định,
duyệt dự án hoặc thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán sai với các quy định của pháp
luật hiện hành.
d) Không đảm
bảo đúng thời gian thẩm định theo quy định.
Điều 14. Hình thức xử lý
1. Cục trưởng,
Phó Cục trưởng hoặc tương đương: khiển trách hoặc cảnh cáo;
2. Trưởng
phòng, Phó trưởng phòng hoặc Trưởng ban, Phó ban: khiển trách hoặc cảnh cáo
hoặc cách chức;
3. Chuyên viên
theo đõi trực tiếp: khiển trách hoặc cảnh cáo, hoặc hạ bậc lương hoặc chuyển
công tác khác.
MỤC 5. THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15. Bộ Nông nghiệp
và Phát trên nông thôn
a) Xử lý kỷ
luật tập thể, cá nhân theo thẩm quyền quy định của pháp luật;
b) Từ chối hợp
đồng, thu hồi bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
c) Quyết định
ngừng hợp đồng;
d) Quyết định
phá dỡ;
đ) Phạt chiết
khấu kinh tế;
e) Từ chối cho
tham gia dự thầu.
Điều 16. Cục Quản lý quản lý xây dựng công trình và các Cục có chức năng
quản lý đầu tư xây đựng chuyên ngành thuộc Bộ
a) Xử lý kỷ
luật tập thể, cá nhân theo thẩm quyền quy định của pháp luật;
b) Kiến nghị
thu hồi chứng chỉ tư vấn giám sát;
c) Từ chối
giao nhiệm vụ tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm
định, tư vấn kiểm định thí nghiệm;
d) Đình chỉ
thi công dự án;
đ) Từ chối cho
tham gia làm thầu phụ.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm phổ biến
Thủ trưởng các
đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Ban quản lý dự án, Giám đốc các tổ chức tư vấn,
Chủ tịch Hội đồng quản trị các Tổng công ty thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan
chịu trách nhiệm phổ biến Quy định này tới tất cả các cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động để biết và triển khai thực hiện.
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
1. Các tổ
chức, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 có trách nhiệm chấp hành Quy
định này. Những hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, tùy theo tính chất vi phạm thì bị điều chỉnh
theo các quy định của pháp luật.
2. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan kịp
thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp.