Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 59/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết 59/2007/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 59/2007/NQ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/11/2007 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng, Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Cải cách thủ tục đầu tư và hành chính đối với doanh nghiệp - Ngày 30/11/2007, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP về một số giải pháp xử lý vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp. Theo đó, khi dự án đầu tư đã được chấp thuận, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện hoặc tổ chức phát triển quỹ đất được vào khu vực dự án để thực hiện các công việc liên quan đến lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án. Chủ đầu tư dự án được tạm ứng tiền chi bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đề nghị của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện hoặc tổ chức phát triển quỹ đất. Bên cạnh đó, để đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp Giấy phép hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn để kết hợp đưa nội dung Giấy phép khảo sát khoáng sản vào Giấy phép thăm dò khoáng sản; Giấy phép chế biến khoáng sản vào Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Giấy chứng nhận đầu tư để cấp một lần cho các doanh nghiệp. Ngay trong tháng 12/2007, Bộ Công an hoàn thành việc hướng dẫn thủ tục khắc dấu của doanh nghiệp mà không cần giấy phép khắc dấu…
Xem chi tiết Nghị quyết 59/2007/NQ-CP tại đây
tải Nghị quyết 59/2007/NQ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SÔ 59/2007/NQ-CP NGÀY 30 THÁNG
11 NĂM 2007
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CẢI CÁCH MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Thời
gian qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp tháo gỡ vướng
mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản. Nhìn chung các Bộ, ngành,
địa phương, đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai kế hoạch đầu tư,
xây dựng, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư, xây dựng. Tuy nhiên,
công tác triển khai đầu tư, xây dựng còn gặp nhiều vướng mắc, việc thực hiện
vốn đầu tư, nhất là các dự án, công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước, vốn tín dụng đầu tư, vốn trái phiếu Chính phủ đạt thấp.
Tình
hình nêu trên ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2007 và các năm sau.
Bên
cạnh nguyên nhân do những yếu kém trong quản lý đầu tư, xây dựng chậm được khắc
phục, còn có nguyên nhân quan trọng là do hệ thống các văn bản liên quan đến
đầu tư, xây dựng còn những điểm chồng chéo và chưa phù hợp.
Để
khắc phục kịp thời tình trạng này, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tốc độ giải
ngân các dự án đầu tư, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
Chính phủ quyết nghị:
I. VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, XÂY
DỰNG
A. Các giải pháp liên quan đến đất đai, hoạt động thăm dò, khai thác
khoáng sản:
1.
Về điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư:
a)
Đối với việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất để lập dự án đầu
tư trong trường hợp phải lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng:
Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép Chủ đầu tư các dự án khi có
chủ trương đầu tư hoặc sau khi được đăng ký đầu tư hoặc sau khi được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư mà phù hợp với quy hoạch: quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của khu vực dự án, quy
hoạch xây dựng, quy hoạch ngành hoặc quy hoạch sản phẩm thì được vào khu vực đó
để tiến hành việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất để lập dự
án.
Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã và nhân dân khu vực dự án có trách nhiệm tạo
điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định
diện tích đất để lập dự án đầu tư theo đúng quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.
b)
Đối với công tác đền bù giải phóng mặt bằng:
Khi
Dự án đầu tư đã được chấp thuận, xét duyệt theo quy định của pháp luật về đầu
tư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện hoặc tổ chức phát
triển quỹ đất được vào khu vực dự án để thực hiện các công việc liên quan đến
lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án. Phương án này sẽ
được chuẩn xác lại sau khi thiết kế kỹ thuật của dự án và để làm căn cứ
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất. Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục liên quan đến lập phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án theo quy định tại Nghị quyết này.
Chủ
đầu tư dự án được tạm ứng tiền chi cho bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đề
nghị của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện hoặc tổ chức phát
triển quỹ đất. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục và mức tạm
ứng cho Chủ đầu tư dự án để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2.
Về việc cấp Giấy phép trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản:
a)
Để đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn để kết hợp đưa nội dung
Giấy phép khảo sát khoáng sản vào Giấy phép thăm dò khoáng sản; Giấy phép chế
biến khoáng sản vào Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
để cấp một lần cho các doanh nghiệp.
b)
Giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành có liên quan khoanh định và phê duyệt khu vực cấm, tạm
thời cấm hoạt động khoáng sản của địa phương mình để làm cơ sở cấp Giấy phép
cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động khoáng sản.
B. Các giải pháp liên quan đến thủ tục đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình:
1.
Về việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, trong quý I năm 2008, chủ trì, phối hợp với Bộ Xây
dựng và các cơ quan liên quan rà soát danh mục các loại dự án công trình cần
lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường; đồng thời cải cách thủ tục, nội dung
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm tạo thuận lợi cho chủ đầu tư, nhất là
đối với các dự án nhà ở và đô thị.
2.
Về thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy:
Bộ
Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan rà soát
các quy định về thủ tục thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy. Việc thẩm duyệt bảo
đảm chặt chẽ đạt yêu cầu phòng cháy, chữa cháy nhưng thủ tục phải đơn giản theo
hướng ban hành công khai các quy định về phòng cháy, chữa cháy và thực hiện hậu
kiểm, trừ những công trình đặc thù có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy, chữa
cháy và không làm cản trở quá trình triển khai thực hiện các dự án.
3
. Về nội dung, thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở:
a)
Bộ Xây dựng rà soát các nội dung, thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở trong các
văn bản quy định hiện hành (Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm
2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số
112/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị
định số 16/2005/NĐ-CP) để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thẩm định phê duyệt
các dự án đầu tư, bảo đảm đơn giản hoá, khắc phục sự thiếu đồng bộ giữa các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước
và yêu cầu hội nhập quốc tế; trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định
trên trong tháng 12 năm 2007.
b)
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA: trong khi chờ sửa đổi các văn bản liên quan
đến quy định về thiết kế cơ sở, cho phép thực hiện các quy định theo thông lệ
quốc tế và quy định của bên cho vay, sử dụng thiết kế sơ bộ thay cho thiết kế
cơ sở.
4.
Về việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước:
a)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương đánh
giá việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời gian qua; nghiên cứu, sửa đổi
quy trình thủ tục, sự cần thiết của Giấy chứng nhận đầu tư, trường hợp không
cần thiết thì báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư theo
hướng bãi bỏ Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước hoặc quy
định loại dự án cần cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo tính chất dự án.
b)
Đối với các dự án đầu tư xây dựng trong nước sử dụng vốn nhà nước thì Quyết
định đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền đồng thời là Giấy
chứng nhận đầu tư.
C. Các giải pháp liên quan đến đấu thầu:
1.
Đối với các dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh, an toàn năng lượng,
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các dự án được chỉ định thầu (kể cả tư
vấn) theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh và uỷ quyền cho Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
chỉ định thầu theo đúng quy định của pháp luật.
2.
Về chỉ định thầu tư vấn đối với một số lĩnh vực:
a)
Cho phép Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được chỉ định các nhà
thầu tư vấn đủ năng lực để xây dựng chiến lược, quy hoạch kinh tế - xã hội, quy
hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm. Việc chỉ định thầu phải được thực hiện theo
đúng quy định. Kinh phí xây dựng chiến lược, quy hoạch được bố trí từ nguồn vốn
sự nghiệp kinh tế.
b)
Đối với các dự án đầu tư trong những lĩnh vực chỉ có một đơn vị tư vấn có đủ
năng lực, cho phép Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được chỉ định
thầu tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án đầu tư. Việc chỉ định thầu phải được
thực hiện theo đúng quy định.
D. Các giải pháp liên quan đến quản lý chi phí xây dựng công trình:
1.
Để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư xây dựng công
trình đã được phê duyệt trước ngày Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6
năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí công trình xây dựng có hiệu lực và
đang thực hiện dở dang, nếu thấy cần thiết áp dụng các quy định về quản lý chi
phí xây dựng công trình theo Nghị định này, thì cho phép người có thẩm quyền
quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
2.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư
cho các Bộ, ngành, địa phương; đồng thời cho phép Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được điều hoà giữa vốn chuẩn bị đầu
tư và vốn thực hiện đầu tư, trong trường hợp vốn chuẩn bị đầu tư không đáp ứng
đủ yêu cầu.
II. CẢI CÁCH MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.
Bộ Công an, trong tháng 12 năm 2007, hoàn thành việc hướng dẫn thủ tục khắc dấu
của doanh nghiệp mà không cần có giấy phép khắc dấu. Việc đăng ký con dấu, lưu
chiểu mẫu dấu, chứng nhận đăng ký mẫu dấu với cơ quan nhà nước thực hiện theo
quy định hiện hành. Bộ Công an phối hợp với Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ
xây dựng Nghị định đơn giản hoá thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực, trong
đó có việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính:
a)
Hướng dẫn thực hiện ngay việc đăng ký kinh doanh thành lập mới, đăng ký mã số
thuế doanh nghiệp trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc trên cơ sở người
thành lập doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh
và nhất quán quy định của Luật Doanh nghiệp về việc người thành lập doanh
nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác, trung thực
của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
b)
Thống nhất nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế trong một bộ hồ
sơ duy nhất nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; thống nhất, hướng dẫn cơ quan đăng
ký kinh doanh cấp tỉnh sử dụng hệ thống mã số thuế doanh nghiệp làm mã số đăng
ký kinh doanh đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01 tháng 4 năm
2008; thực hiện hợp nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế thành mã số
doanh nghiệp.
3.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý IV năm 2008, hoàn thành cơ bản việc xây dựng
cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh; nối mạng thông tin đăng ký kinh
doanh để thực hiện bảo hộ tên doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và triển
khai thí điểm việc đăng ký kinh doanh qua mạng.
4.
Bộ Tài chính, trong quý I năm 2008, hoàn thành việc rà soát thủ tục nộp thuế,
các biểu mẫu kê khai thuế để sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành theo hướng
đủ nội dung nhưng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện nhằm tiếp tục cải tiến thủ
tục hành chính trong thu nộp thuế.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của
Nghị quyết này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc;
định kỳ 3 tháng báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện.
2.
Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến các lĩnh vực nêu trong Nghị quyết này cần bổ sung, sửa đổi
trình Chính phủ và Quốc hội để bổ sung vào chương trình xây dựng pháp luật. Có
thể áp dụng phương thức ban hành một văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản.
3.
Các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc, triệt để
các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số
836/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2007 về tăng cường quản lý đầu tư bằng
nguồn vốn nhà nước 6 tháng cuối năm 2007, nhằm tháo gỡ khó khăn, tập trung đẩy
nhanh giải ngân vốn đầu tư, tiến độ xây dựng công trình, duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội năm 2007; đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện, tạo đà cho việc
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và các năm sau.
4.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng