Quyết định 1019/QĐ-TCTK 2008 danh mục nghề nghiệp áp dụng cho điều tra dân số
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1019/QĐ-TCTK
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thống kê | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1019/QĐ-TCTK | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đỗ Thức |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/11/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đất đai-Nhà ở |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 tiêu chí phân loại Hệ thống nghề nghiệp
Ngày 12/11/2008, Tổng cục Thống kê ra Quyết định 1019/QĐ-TCTK ban hành Danh mục dân tộc, Danh mục tôn giáo và Danh mục nghề nghiệp áp dụng cho Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.
Theo đó, Hệ thống nghề nghiệp được phân loại dựa trên 02 tiêu chí: loại công việc đã làm, tay nghề. Loại công việc là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm gắn liền với phương tiện để thực hiện nó. Tay nghề là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm mà một nghề đòi hỏi.
Tay nghề được thể hiện qua trình độ tay nghề và đặc tính chuyên môn hóa. Hệ thống phân loại nghề được chia ra 4 mức tay nghề khái quát: Mức tay nghề thứ nhất, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật; Mức tay nghề thứ hai, tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật sơ cấp; Mức tay nghề thứ ba, tương ứng với trình độ trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng; Mức tay nghề thứ tư, tương ứng với trình độ đại học và tương đương trở lên.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và được áp dụng tạm thời trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.
Xem chi tiết Quyết định 1019/QĐ-TCTK tại đây
tải Quyết định 1019/QĐ-TCTK
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Số: 1019/QĐ-TCTK | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC DÂN TỘC, DANH MỤC TÔN GIÁO VÀ DANH MỤC NGHỀ NGHIỆP ÁP DỤNG CHO TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2009
-------------------------------
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 94/2008/QĐ - TTg ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009;
Để đáp ứng yêu cầu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành và áp dụng tạm thời các Danh mục thống kê kèm theo Quyết định này trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 gồm:
1. Danh mục Dân tộc Việt Nam;
2. Danh mục Tôn giáo Việt Nam;
3. Danh mục nghề nghiệp Việt Nam;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và được áp dụng tạm thời trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ thống kê và Công nghệ thông tin,Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động Tổng cục Thống kê, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Cục trưởng Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Phần I. GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN TÓM TẮT PHÂN LOẠI NGHỀ NGHIỆP
A- MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Danh mục nghề nghiệp Việt Nam được soạn thảo dựa theo bảng phân loại chuẩn quốc tế về nghề nghiệp 2008 (ISCO 08) có kế thừa bảng danh mục nghề nghiệp ban hành theo Quyết định số 114/1998/QĐ-TCTK ngày 29 tháng 3 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và hệ thống chức danh hiện hành của nước ta.
Danh mục nghề nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý nói chung; phục vụ công tác thống kê, tổng điều tra dân số, so sánh quốc tế về lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng.
B- NỘI DUNG VÀ CƠ SỞ PHÂN LOẠI NGHỀ NGHIỆP
I- CƠ SỞ PHÂN LOẠI
Hệ thống nghề nghiệp được phân loại dựa trên hai khái niệm chính: loại công việc đã làm và tay nghề.
Loại công việc là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm gắn liền với phương tiện để thực hiện nó. Loại công việc là cơ sở để phân loại nghề.
Tay nghề là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm mà một nghề đòi hỏi. Tay nghề được thể hiện trên 2 mặt:
(a)- Trình độ tay nghề: là sự kết hợp của mức độ phức tạp và phạm vi mà các nhiệm vụ và trách nhiệm phải giải quyết;
(b)- Đặc tính chuyên môn hóa: bao gồm lĩnh vực chuyên môn mà công việc đòi hỏi, các công cụ máy móc đã sử dụng, các nguyên liệu vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra.
Để đảm bảo yêu cầu so sánh quốc tế, hệ thống phân loại nghề được chia ra 4 mức tay nghề khái quát:
(a)- Mức tay nghề thứ nhất: không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật
(b)- Mức tay nghề thứ hai: tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật sơ cấp
(c)- Mức tay nghề thứ ba: tương ứng với trình độ trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng
(d)- Mức tay nghề thứ tư: tương ứng với trình độ đại học và tương đương trở lên
Việc sử dụng các phân tổ về trình độ học vấn để hình thành mức tay nghề không có nghĩa là tay nghề cần thiết cho việc thực thi các nhiệm vụ và trách nhiệm của một nghề không chỉ có được thông qua quá trình giáo dục đào tạo chính qui, mà tay nghề của một người còn có thể có được thông qua đào tạo không chính qui hoặc do tích lũy kinh nghiệm. Hơn nữa, cần nhấn mạnh rằng,
hệ thống phân loại nghề tập trung phản ánh mức tay nghề cần thiết cho việc thực thi các nhiệm vụ và trách nhiệm của một nghề, nó không quan tâm đến việc phản ánh người lao động này có tay nghề cao hơn hay thấp hơn so với người kia trong cùng một nghề.
II- CẤU TRÚC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI NGHỀ
Hệ thống phân loại nghề được thiết kế theo hình tháp gồm 4 cấp: cấp 1 có 10 trình độ tay nghề, cấp 2 có 48 lĩnh vực nghề được chia nhỏ từ 10 nhóm nghề cấp 1, tương tự cấp 3 có 147 nhóm nghề và cấp 4 có 506 nghề.
Cấp 1 (Trình độ tay nghề) | Cấp 2 (lĩnh vực nghề) | Cấp 3 (nhóm nghề) | Cấp 4 (nghề) | Mức tay nghề thứ |
1. Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị | 8 | 23 | 86 | - |
2. Nhà chuyên môn bậc cao | 6 | 28 | 102 | 4 |
3. Nhà chuyên môn bậc trung | 6 | 24 | 89 | 3 |
4. Nhân viên trợ lý văn phòng | 4 | 8 | 29 | 2 |
5. Nhân viên dịch vụ và bán hàng | 4 | 13 | 40 | 2 |
6. Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản | 3 | 9 | 18 | 2 |
7. Lao động thủ công và các nghề nghiệp khác có liên quan | 5 | 14 | 66 | 2 |
8. Thợ vận hành và lắp ráp máy móc thiết bị | 3 | 14 | 40 | 2 |
9. Lao động giản đơn | 6 | 11 | 33 | 1 |
0. Lực lượng quân đội | 3 | 3 | 3 | - |
Tổng cộng | 48 | 147 | 506 |
|
Khái niệm Mức tay nghề không áp dụng cho những người thuộc nhóm 1 (Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị) và nhóm 0 (lực lượng quân đội), bởi vì mức độ thực thi các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc 2 nhóm nghề này rất khác nhau và không thể so sánh với bất kỳ một mức tay nghề nào đã nêu ở trên.
Việc tiếp tục chia nhỏ các nhóm nghề cấp 1 cơ bản dựa trên cơ sở đặc tính chuyên môn hóa, được xác định bằng cách xét đến lĩnh vực chuyên môn mà công việc đòi hỏi, các công cụ và máy móc đã sử dụng, các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra.
III- TÓM TẮT 10 TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ CẤP 1
(1) Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị
Nhóm này bao gồm những người làm việc trong các ngành, các cấp và trong các đơn vị có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ Trung ương tới cơ sở.
(2) Nhà chuyên môn bậc cao
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm ở trình độ cao (đại học trở lên) trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục, kinh doanh và quản lý, công nghệ thông tin và truyền thông và luật pháp, văn hóa, xã hội.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi mức tay nghề thứ bốn.
(3) Nhà chuyên môn bậc trung
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở trình độ bậc trung (cao đẳng, trung cấp) về các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, kinh doanh và quản lý, luật pháp, văn hóa, xã hội, thông tin và truyền thông và giáo viên.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi mức tay nghề thứ ba.
(4) Nhân viên trợ lý văn phòng
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để tổ chức, lưu trữ, tính toán và truy cập thông tin. Các nhiệm vụ chính của nhóm này bao gồm việc thực thi các công việc thư ký, xử lý văn bản, vận hành các máy móc, thiết bị văn phòng, ghi chép và tính toán số liệu bằng số và thực hiện các nhiệm vụ văn phòng theo định hướng của khách hàng (như làm các công việc có liên quan đến các dịch vụ thư tín, chuyển tiền, bố trí du lịch, thông tin thương mại và giao dịch khác)
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi mức tay nghề thứ hai.
(5) Nhân viên dịch vụ và bán hàng
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc cung cấp các dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán các sản phẩm tại các cửa hàng, cửa hiệu hoặc tại chợ. Các nhiệm vụ chính của nhóm này bao gồm việc cung cấp các dịch vụ có liên quan đến việc du lịch, trông coi nhà cửa, cung cấp lương thực, thực phẩm, phục vụ vui chơi giải trí, quản lý khách sạn, chăm sóc cá nhân, bảo vệ tính mạng và tài sản, duy trì luật pháp và luật lệ hoặc bán sản phẩm tại các cửa hàng, cửa hiệu và tại chợ.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi mức tay nghề thứ hai
(6) Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Các nhiệm vụ chính bao gồm trồng trọt, nuôi hoặc săn bắt động vật, nuôi hoặc đánh bắt cá, bảo vệ và khai thác rừng, bán các sản phẩm cho khách hàng và tổ chức tiếp thị (marketing)
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi mức tay nghề thứ hai.
(7) Thợ thủ công và các nghề nghiệp có liên quan khác
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết của những người công nhân kỹ thuật hoặc thợ thủ công lành nghề, trong đó họ phải có hiểu biết về tất cả các công đoạn của dây chuyền sản xuất, kể cả phải hiểu biết các đặc điểm và công dụng của sản phẩm cuối cùng làm ra. Các nhiệm vụ chính bao gồm việc chiết hoặc xử lý các nguyên liệu thô; chế tạo và sửa chữa hàng hóa; máy móc; xây dựng, bảo trì và sửa chữa đường xá, nhà cửa, các công trình xây dựng khác; tạo ra các sản phẩm và các mặt hàng thủ công khác nhau.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi mức tay nghề thứ hai.
(8) Thợ vận hành và lắp ráp máy móc, thiết bị
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc vận hành và giám sát các máy móc thiết bị công nghiệp với sự hiểu biết đầy đủ về các máy móc, thiết bị sử dụng trong công việc. Các nhiệm vụ chính bao gồm việc vận hành và giám sát các máy móc thiết bị trong khai thác mỏ, trong công nghiệp và xây dựng và trong xử lý sản phẩm và sản xuất; lái các phương tiện giao thông; lái và vận hành các máy móc, thiết bị di động và lắp ráp các chi tiết thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi mức tay nghề thứ hai.
(9) Lao động giản đơn
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc thực hiện các công việc đơn giản và đơn điệu, bao gồm việc sử dụng các công cụ cầm tay, trong nhiều trường hợp thì sử dụng khá nhiều sức cơ bắp và trong một số trường hợp ngoại lệ thì có sử dụng đến khả năng phán đoán và sáng tạo cá nhân một cách hạn chế. Các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm việc bán hàng hóa trên đường phố, gác cổng, gác cửa và trông coi tài sản, lau, chùi, quét dọn, giặt, là và làm các công việc phổ thông trong các lĩnh vực khai thác mỏ, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng, công nghiệp.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi trình độ tay nghề thứ nhất.
(0) Lực lượng quân đội
Nhóm này bao gồm tất cả những người thực hiện đang phục vụ trong quân đội, kể cả lực lượng hậu cần, không phân biệt phục vụ tự nguyện hay bắt buộc và do Bộ Quốc phòng quản lý.
Không được kể là lực lượng quân đội đối với những người là lao động dân sự nhưng đang làm những công việc có liên quan đến quốc phòng, lực lượng công an (trừ cảnh sát quân sự), hải quan, những người không phải là quân đội nhưng được trang bị vũ trang (như dân quân, du kích, tự vệ,…) cùng tất cả những người tuy trước đây là quân nhân nhưng nay đã chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ.
Nhóm này không tính đến mức tay nghề.
C- HƯỚNG DẪN TÓM TẮT PHÂN LOẠI NGHỀ
Bảng danh mục nghề nghiệp có 2 phần: Phần danh mục và phần giải thích.
Phần danh mục có 2 cột lớn: mã các cấp về nghề nghiệp và tên gọi nghề nghiệp. Cột tên gọi nghề nghiệp sử dụng tối đa thông tin mô tả về nghề nghiệp để khi đọc, có thể hình dung cơ bản được về nghề nghiệp, không cần phải xem thêm phần giải thích. Phần giải thích nêu cụ thể hơn nhiệm vụ của những nghề cần được làm rõ. Bởi vậy phần giải thích chỉ đề cập đến một số nghề mà không đề cập đến toàn bộ các nghề.
Muốn xếp một người vào một mã thích hợp trong danh mục nghề nghiệp, thông thường qua các bước như sau:
Bước 1: Xếp họ vào mã cấp I.
1) Nếu người đó làm công tác lãnh đạo, thì xếp vào mã 1;
2) Nếu người đó làm chuyên môn bậc cao, đòi hỏi trình độ đại học trở lên hoặc tương đương thì xếp vào mã 2;
3) Nếu người đó làm chuyên môn bậc trung, đòi hỏi trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc tương đương thì xếp vào mã 3;
4) Nếu người đó là nhân viên làm việc tại văn phòng, bàn giấy, nhân viên giao tiếp, phục vụ khách hàng đòi hỏi trình độ sơ cấp hoặc tương đương thì xếp vào mã 4;
5) Nếu người đó là nhân viên làm công tác dịch vụ, bán hàng như làm người mẫu hoặc trực tiếp bán hàng; công việc đòi hỏi trình độ sơ cấp hoặc tương đương thì xếp vào mã 5;
6) Nếu người đó là lao động làm việc trực tiếp trong ngành nông, lâm, nghiệp và thủy sản (trừ thợ vận hành và lắp ráp máy móc thiết bị) đòi hỏi trình độ kỹ thuật sơ cấp, công nhân kỹ thuật hoặc tương đương thì xếp vào mã 6;
7) Nếu người đó là thợ, lao động thủ công làm việc trực tiếp trong các ngành sản xuất khác (trừ thợ vận hành và lắp ráp máy móc thiết bị) đòi hỏi trình độ kỹ thuật sơ cấp, công nhân kỹ thuật hoặc tương đương thì xếp vào mã 7;
8) Nếu người đó là thợ, là công nhân vận hành, điều khiển, lắp ráp máy móc, đòi hỏi trình độ công nhân kỹ thuật hoặc tương đương thì xếp vào mã 8;
9) Nếu người đó làm lao động giản đơn thì xếp vào mã 9;
10) Nếu người đó làm việc trong quân đội thì xếp vào mã 0.
Bước 2: Căn cứ vào tiêu thức phân loại trong mã cấp I đã xác định để xếp họ vào mã cấp II thích hợp, cụ thể:
1) Nếu người đó là lãnh đạo:
- Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam các cấp thì xếp vào mã 11;
- Lãnh đạo của Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước thì xếp vào mã 12;
- Lãnh đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành và tương đương thuộc Chính phủ thì xếp vào mã 13;
- Lãnh đạo của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát thì xếp vào mã 14;
- Lãnh đạo của Hội đồng nhân dân (kể cả các cơ quan chuyên môn) và Ủy ban nhân dân địa phương thì xếp vào mã 15;
- Lãnh đạo của Khối đoàn thể thì xếp vào mã 16;
- Lãnh đạo của các tổ chức nghiệp chủ, tổ chức nhân đạo và các tổ chức vì quyền lợi đặc thù thì xếp vào mã 17;
- Lãnh đạo của các đơn vị lớn (các tập đoàn, tổng công ty và tương đương) thì xếp vào mã 18;
- Lãnh đạo của các đơn vị nhỏ (các công ty, doanh nghiệp, các trường nhỏ) thì xếp vào mã 19.
2) Nếu người đó làm chuyên môn bậc cao ở các lĩnh vực:
- Ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật thì xếp vào mã 21;
- Ở lĩnh vực sức khỏe thì xếp vào mã 22;
- Ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo thì xếp vào mã 23;
- Ở lĩnh vực kinh doanh và quản lý thì xếp vào mã 24;
- Ở lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông thì xếp vào mã 25;
- Ở lĩnh vực chuyên môn luật pháp, văn hóa, xã hội thì xếp vào mã 26.
3) Nếu người đó làm chuyên môn bậc trung ở các lĩnh vực:
- Ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật thì xếp vào mã 31;
- Ở lĩnh vực sức khỏe thì xếp vào mã 32;
- Ở lĩnh vực kinh doanh, quản lý thì xếp vào mã 33;
- Ở lĩnh vực luật pháp, văn hóa, xã hội thì xếp vào mã 34;
- Ở lĩnh vực thông tin và truyền thông thì xếp vào mã 35;
- Giáo viên bậc trung thì xếp vào mã 36.
4) Nếu người đó là nhân viên làm việc tại văn phòng, bàn giấy, nhân viên giao tiếp phục vụ khách hàng:
- Làm nhân viên tổng hợp và nhân viên làm các công việc bàn giấy thì xếp vào mã 41;
- Nhân viên dịch vụ khách hàng thì xếp vào mã 42;
- Nhân viên ghi chép số liệu, vật liệu thì xếp vào mã 43;
- Nhân viên hỗ trợ văn phòng khác thì xếp vào mã 44.
5) Nếu người đó là nhân viên dịch vụ và bán hàng:
- Làm nhân viên dịch vụ cá nhân như nhân viên du lịch, đầu bếp, thợ làm đầu… thì xếp vào mã 51;
- Làm nhân viên bán hàng, giới thiệu hàng, bảo vệ cửa hàng… thì xếp vào mã 52;
- Làm nhân viên chăm sóc cá nhân như hộ lý, chăm sóc người già… thì xếp vào mã 53;
- Làm nhân viên dịch vụ bảo vệ như phòng cháy, công an… thì xếp vào mã 54.
6) Nếu người đó là lao động có kỹ thuật trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản:
- Làm việc trong các cơ sở sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thì xếp vào mã 61;
- Làm việc trong các cơ sở sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa trong lâm nghiệp, thủy sản và săn bắn thì xếp vào mã 62;
- Làm việc tự cung tự cấp trong nông nghiệp, đánh cá, săn bắt, hái lượm thì xếp vào mã 63;
7) Nếu người đó là thợ thủ công và các nghề có liên quan khác:
- Làm thợ xây dựng và các nghề có liên quan thì xếp vào mã 71;
- Làm thợ kim loại và máy móc và có liên quan thì xếp vào mã 72;
- Làm thợ thủ công và thợ có liên quan đến in thì xếp vào mã 73;
- Làm thợ điện và thợ điện tử thì xếp vào mã 74;
- Làm thợ chế biến lương thực, thực phẩm, làm đồ gỗ, dệt, may, thuộc da, đóng giày và thợ thủ công khác có liên quan khác thì xếp vào mã 75.
8) Nếu người đó là thợ lắp ráp và vận hành, điều khiển máy móc thiết bị:
- Thợ vận hành máy móc thiết bị cố định thì xếp vào mã 81;
- Thợ lắp ráp thì xếp vào mã 82;
- Lái xe và vận hành thiết bị chuyển động thì xếp vào mã 83.
9) Nếu người đó làm lao động giản đơn:
- Người quét dọn và giúp việc thì xếp vào mã 91;
- Lao động giản đơn trong nông, lâm nghiệp và thủy sản thì xếp vào mã 92;
- Lao đông giản đơn trong các ngành khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải thì xếp vào mã 93;
- Người phụ giúp chuẩn bị thực phẩm thì xếp vào mã 94;
- Lao động trên đường phố và có liên quan đến bán hàng thì xếp vào mã 95;
- Người thu dọn vật thải và lao động giản đơn khác thì xếp vào mã 96.
10) Lao động làm việc trong quân đội:
- Lực lượng quân đội được phong cấp sỹ quan thì xếp vào mã 01;
- Lực lượng quân đội không được phong cấp sỹ quan thì xếp vào mã 02;
- Lực lượng quân đội khác thì xếp vào mã 03;
Bước 3: Đọc tên gọi các mã cấp III trong mã cấp II đã xác định để xếp họ vào mã cấp III thích hợp. Qua bước này, xác định được người đó thuộc mã cấp III nào.
Bước 4: Đọc tên gọi các mã cấp IV thuộc mã cấp III đã xác định và phần giải thích có liên quan để xếp họ vào mã cấp IV thích hợp.
Phần II. DANH MỤC NGHỀ NGHIỆP
Cấp 1 | Cấp 2 | Cấp 3 | Cấp 4 | Tên gọi nghề nghiệp |
1 |
|
|
| Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị |
| 11 |
|
| Nhà lãnh đạo cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp Trung ương và địa phương (chuyên trách) |
|
| 111 |
| Nhà lãnh đạo cơ quan Đảng Cộng sản Việt nam cấp Trung ương |
|
|
| 1111 | Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương trở lên thuộc cấp Trung ương |
|
|
| 1112 | Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương |
|
|
| 1113 | Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Trung ương |
|
|
| 1114 | Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương |
|
|
| 1115 | Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng |
|
| 112 |
| Nhà lãnh đạo cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp tỉnh |
|
|
| 1121 | Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương trở lên thuộc cấp tỉnh |
|
|
| 1122 | Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối cơ quan cấp tỉnh |
|
|
| 1123 | Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy sở, ngành… cấp tỉnh |
|
|
| 1124 | Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh |
|
| 113 |
| Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cấp huyện |
|
|
| 1131 | Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương trở lên thuộc cấp huyện |
|
|
| 1132 | Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy ban, ngành cấp huyện |
|
|
| 1133 | Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện |
|
| 114 |
| Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cấp xã |
|
|
| 1140 | Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã |
|
| 115 |
| Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại doanh nghiệp và các tổ chức sự nghiệp |
|
|
| 1150 | Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy |
| 12 |
|
| Nhà lãnh đạo Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước |
|
| 121 |
| Nhà lãnh đạo Quốc hội (chuyên trách) |
|
|
| 1211 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch |
|
|
| 1212 | Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban và tương đương trở lên |
|
|
| 1213 | Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương |
|
|
| 1214 | Đại biểu Quốc hội |
|
| 122 |
| Văn phòng Chủ tịch nước |
|
|
| 1221 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch |
|
|
| 1222 | Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm tương đương Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương trở lên làm việc tại Văn phòng Chủ tịch nước |
|
|
| 1223 | Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương |
| 13 |
|
| Nhà lãnh đạo Chính phủ |
|
| 131 |
| Nhà lãnh đạo Chính phủ |
|
|
| 1311 | Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ |
|
|
| 1312 | Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và tương đương trở lên làm việc tại Văn phòng Chính phủ |
|
|
| 1313 | Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương |
|
| 132 |
| Nhà lãnh đạo Bộ, ngành và tương đương thuộc Chính phủ |
|
|
| 1321 | Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương của các Bộ, ngành, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ |
|
|
| 1322 | Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương |
|
| 133 |
| Nhà lãnh đạo Tổng cục thuộc Bộ |
|
|
| 1331 | Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương |
|
|
| 1332 | Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương |
| 14 |
|
| Nhà lãnh đạo Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân |
|
| 141 |
| Nhà lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao |
|
|
| 1411 | Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và tương đương |
|
|
| 1412 | Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương làm việc ở Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao |
|
| 142 |
| Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân ở địa phương |
|
|
| 1421 | Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh |
|
|
| 1422 | Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện |
|
| 143 |
| Tòa án khác (trừ Tòa án quân sự) do luật định |
|
|
| 1430 | Chánh án, Phó Chánh án Tòa án khác (trừ Tòa án Quân sự) do luật định |
| 15 |
|
| Nhà lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương (kể cả các cơ quan chuyên môn ở địa phương, trừ tư pháp và đoàn thể) |
|
| 151 |
| Nhà lãnh đạo Hội đồng nhân dân (chuyên trách) |
|
|
| 1511 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh |
|
|
| 1512 | Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương trong các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh |
|
|
| 1513 | Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh |
|
|
| 1514 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện |
|
|
| 1515 | Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương trong các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp huyện |
|
|
| 1516 | Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện |
|
|
| 1517 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã |
|
| 152 |
| Ủy ban nhân dân (kể cả các cơ quan chuyên môn) |
|
|
| 1521 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
|
|
| 1522 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực Ủy ban nhân dân cấp huyện |
|
|
| 1523 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã |
|
|
| 1524 | Trưởng ngành, Phó Trưởng ngành, ban, sở và tương đương của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh |
|
|
| 1525 | Trưởng ngành, Phó Trưởng ngành, ban và tương đương của các cơ quan chuyên môn cấp huyện |
| 16 |
|
| Khối đoàn thể; Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội cựu chiến binh |
|
| 161 |
| Khối đoàn thể (trừ Liên đoàn Lao động) (chuyên trách) |
|
|
| 1611 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch |
|
|
| 1612 | Ủy viên trở lên cấp Trung ương |
|
|
| 1613 | Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương cấp Trung ương |
|
|
| 1614 | Ủy viên trở lên cấp tỉnh |
|
|
| 1615 | Ủy viên trở lên cấp huyện |
|
| 162 |
| Liên đoàn Lao động (chuyên trách) |
|
|
| 1621 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch |
|
|
| 1622 | Ủy viên trở lên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |
|
|
| 1623 | Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |
|
|
| 1624 | Ủy viên trở lên của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh |
|
|
| 1625 | Ủy viên trở lên của Liên đoàn Lao động cấp huyện |
|
|
| 1626 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch tổ chức công đoàn cơ quan Bộ, ngành ở Trung ương |
|
|
| 1627 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch tổ chức công đoàn doanh nghiệp và các tổ chức sự nghiệp |
| 17 |
|
| Nhà lãnh đạo Tổ chức nghiệp chủ, nhân đạo và vì quyền lợi đặc thù khác |
|
| 171 |
| Tổ chức nghiệp chủ (chuyên trách) |
|
|
| 1710 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch |
|
| 172 |
| Tổ chức nhân đạo và vì quyền lợi đặc thù khác (chuyên trách) |
|
|
| 1720 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch |
| 18 |
|
| Lãnh đạo các cơ quan Tập đoàn, Tổng công ty và tương |
|
| 181 | 1810 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường đại học lớn |
|
| 182 |
| Giám đốc, Phó Giám đốc của các đơn vị sản xuất và triển khai thuộc cơ quan Tập đoàn, Tổng công ty, trường đại học lớn và tương đương |
|
|
| 1821 | Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
|
|
| 1822 | Khai khoáng, chế biến, điện, ga, nước |
|
|
| 1823 | Xây dựng |
|
|
| 1824 | Bán buôn, bán lẻ |
|
|
| 1825 | Khách sạn, nhà hàng |
|
|
| 1826 | Vận tải, kho bãi; Thông tin và truyền thông |
|
|
| 1827 | Dịch vụ kinh doanh |
|
|
| 1828 | Dịch vụ cá nhân và cộng đồng |
|
|
| 1829 | Các đơn vị sản xuất và dịch vụ còn lại chưa được phân vào đâu |
|
| 183 |
| Giám đốc, Phó Giám đốc các đơn vị quản lý thuộc cơ quan Liên hiệp, Tổng công ty, trường đại học lớn và tương đương |
|
|
| 1831 | Tài chính, kế toán, quản trị hành chính |
|
|
| 1832 | Tổ chức nhân sự và mối quan hệ công nghệ |
|
|
| 1833 | Bán hàng và tiếp thị |
|
|
| 1834 | Quảng cáo và các vấn đề liên quan đến công chúng |
|
|
| 1835 | Cung ứng và phân phối |
|
|
| 1836 | Dịch vụ và tính toán |
|
|
| 1837 | Nghiên cứu và phát triển |
|
|
| 1839 | Các đơn vị khác chưa được phân vào đâu |
|
| 184 |
| Giám đốc, Phó Giám đốc công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường nhỏ |
|
|
| 1841 | Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
|
|
| 1842 | Khai khoáng, chế biến, điện, ga, nước |
|
|
| 1843 | Xây dựng |
|
|
| 1844 | Bán buôn, bán lẻ |
|
|
| 1845 | Dịch vụ lưu trú, ăn uống |
|
|
| 1846 | Vận tải kho bãi, Thông tin và truyền thông |
|
|
| 1847 | Dịch vụ kinh doanh |
|
|
| 1848 | Dịch vụ cá nhân và cộng đồng |
|
|
| 1849 | Các đơn vị sản xuất và dịch vụ còn lại chưa được phân vào đâu |
2 |
|
|
| Nhà chuyên môn bậc cao |
| 21 |
|
| Nhà chuyên môn trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật |
|
| 211 |
| Nhà chuyên môn về khoa học trái đất và vật lý |
|
|
| 2111 | Nhà vật lý học và thiên văn học |
|
|
| 2112 | Nhà khí tượng học |
|
|
| 2113 | Nhà hóa học |
|
|
| 2114 | Nhà địa chất, địa vật lý |
|
| 212 |
| Nhà toán học, nhà thống kê |
|
|
| 2121 | Nhà toán học |
|
|
| 2122 | Nhà thống kê |
|
| 213 |
| Nhà chuyên môn về khoa học sự sống |
|
|
| 2131 | Nhà sinh vật học, thực vật học, động vật học và các chuyên môn liên quan |
|
|
| 2132 | Nhà tư vấn nông, lâm nghiệp và thủy sản |
|
|
| 2133 | Nhà chuyên môn về bảo vệ môi trường |
|
| 214 |
| Nhà chuyên môn về kỹ thuật (trừ kỹ thuật điện) |
|
|
| 2141 | Kỹ sư về công nghiệp chế biến, chế tạo |
|
|
| 2142 | Kỹ sư kỹ thuật xây dựng |
|
|
| 2143 | Kỹ sư về môi trường |
|
|
| 2144 | Kỹ sư cơ học, cơ khí |
|
|
| 2145 | Kỹ sư hóa học |
|
|
| 2146 | Kỹ sư khai thác mỏ, luyện kim và các ngành liên quan |
|
|
| 2149 | Kỹ sư kỹ thuật khác chưa được phân loại |
|
| 215 |
| Kỹ sư kỹ thuật điện |
|
|
| 2151 | Kỹ sư điện |
|
|
| 2152 | Kỹ sư điện tử |
|
|
| 2153 | Kỹ sư viễn thông |
|
| 216 |
| Kiến trúc sư, nhà lập quy hoạch, kiểm soát viên và nhà thiết kế |
|
|
| 2161 | Kiến trúc sư nhà cao tầng |
|
|
| 2162 | Kiến trúc sư phong cảnh |
|
|
| 2163 | Nhà thiết kế sản phẩm và may mặc |
|
|
| 2164 | Nhà quy hoạch đô thị và giao thông |
|
|
| 2165 | Nhà vẽ bản đồ và kiểm soát viên |
|
|
| 2166 | Nhà thiết kế đồ họa và truyền thông đa phương tiện |
| 22 |
|
| Nhà chuyên môn về sức khỏe |
|
| 221 |
| Bác sỹ y khoa |
|
|
| 2211 | Bác sỹ đa khoa |
|
|
| 2212 | Bác sỹ chuyên khoa |
|
| 222 |
| Y tá và hộ sinh |
|
|
| 2221 | Y tá |
|
|
| 2222 | Hộ sinh |
|
| 223 | 2230 | Nhà chuyên môn về thuốc cổ truyền và thuốc bổ trợ |
|
| 224 | 2240 | Bác sỹ phụ tá |
|
| 225 | 2250 | Bác sỹ thú y |
|
| 226 |
| Nhà chuyên môn về sức khỏe khác |
|
|
| 2261 | Bác sỹ nha khoa |
|
|
| 2262 | Dược sỹ |
|
|
| 2263 | Nhà chuyên môn về vệ sinh môi trường và bệnh nghề nghiệp |
|
|
| 2264 | Nhà chuyên môn về vật lý trị liệu |
|
|
| 2265 | Nhà chuyên môn về dinh dưỡng |
|
|
| 2266 | Bác sỹ thính học và đặc trị các khuyết tật về ngôn ngữ |
|
|
| 2267 | Nhà chuyên môn về thị lực và nhãn khoa |
|
|
| 2269 | Nhà chuyên môn khác chưa được phân loại |
| 23 |
|
| Nhà chuyên môn về giáo dục |
|
| 231 |
| Giáo viên cao đẳng, đại học và cao học |
|
|
| 2311 | Giáo viên đại học và cao học |
|
|
| 2312 | Giáo viên cao đẳng |
|
| 232 | 2320 | Giáo viên dạy nghề |
|
| 233 |
| Giáo viên trung học |
|
|
| 2331 | Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp |
|
|
| 2332 | Giáo viên trung học phổ thông (cấp III) |
|
|
| 2333 | Giáo viên trung học cơ sở (cấp II) |
|
| 234 |
| Giáo viên tiểu học và mầm non |
|
|
| 2341 | Giáo viên tiểu học (cấp I) |
|
|
| 2342 | Giáo viên mầm non |
|
| 235 |
| Nhà chuyên môn giáo dục khác chưa được phân loại |
|
|
| 2351 | Chuyên gia về phương pháp giáo dục |
|
|
| 2352 | Giáo viên theo các nhu cầu đặc biệt |
|
|
| 2353 | Giáo viên ngôn ngữ khác |
|
|
| 2354 | Giáo viên âm nhạc khác |
|
|
| 2355 | Giáo viên nghệ thuật khác |
|
|
| 2356 | Nhà đào tạo công nghệ thông tin |
|
|
| 2359 | Nhà chuyên môn giáo dục chưa được phân loại khác |
| 24 |
|
| Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý |
|
| 241 |
| Nhà chuyên môn về tài chính |
|
|
| 2411 | Kế toán |
|
|
| 2412 | Nhà tư vấn tài chính và đầu tư |
|
|
| 2413 | Nhà phân tích tài chính |
|
| 242 |
| Nhà chuyên môn về quản trị |
|
|
| 2421 | Nhà phân tích tổ chức và quản lý |
|
|
| 2422 | Nhà chuyên môn về quản trị chính sách |
|
|
| 2423 | Nhà chuyên môn về nhân sự |
|
|
| 2424 | Nhà chuyên môn về đào tạo và phát triển nhân viên |
|
| 243 |
| Nhà chuyên môn về bán hàng, marketing và quan hệ công chúng |
|
|
| 2431 | Nhà chuyên môn về quảng cáo và marketing |
|
|
| 2432 | Nhà chuyên môn về quan hệ công chúng |
|
|
| 2433 | Nhà chuyên môn về bán hàng hóa kỹ thuật và y tế (không bao gồm CNTT và truyền thông) |
|
|
| 2434 | Nhà chuyên môn về bán hàng hóa trong lĩnh vực CNTT và truyền thông |
|
| 244 |
| Nhà chuyên môn điều tiết của Chính phủ |
|
|
| 2441 | Giám sát viên hải quan và ở biên giới |
|
|
| 2442 | Nhân viên thuế của Chính phủ |
|
|
| 2443 | Nhân viên trợ cấp xã hội của Chính phủ |
|
|
| 2444 | Nhân viên cấp phép của Chính phủ |
|
|
| 2445 | Điều tra viên, cảnh sát và thám tử |
|
|
| 2449 | Nhà chuyên môn điều tiết của Chính phủ khác chưa được phân vào đâu |
| 25 |
|
| Nhà chuyên môn trong lĩnh vực CNTT và truyền thông |
|
| 251 |
| Nhà chuyên môn về phân tích và phát triển phần mềm và các ứng dụng |
|
|
| 2511 | Nhà phân tích hệ thống |
|
|
| 2512 | Nhà phát triển phần mềm |
|
|
| 2513 | Nhà phát triển trang web và truyền thông đa phương tiện |
|
|
| 2514 | Nhà lập trình các ứng dụng |
|
|
| 2519 | Nhà chuyên môn về phát triển phần mềm ứng dụng và nhà phân tích chưa được phân loại khác |
|
| 252 |
| Nhà chuyên môn về cơ sở dữ liệu và mạng |
|
|
| 2521 | Nhà quản trị và thiết kế cơ sở dữ liệu |
|
|
| 2522 | Nhà quản trị hệ thống |
|
|
| 2523 | Nhà chuyên môn về mạng máy tính |
|
|
| 2529 | Nhà chuyên môn về cơ sở dữ liệu và mạng chưa được phân loại khác |
| 26 |
|
| Nhà chuyên môn về luật pháp, văn hóa, xã hội |
|
| 261 |
| Nhà chuyên môn về luật |
|
|
| 2611 | Luật sư |
|
|
| 2612 | Thẩm phán |
|
|
| 2619 | Nhà chuyên môn về luật khác chưa được phân loại vào đâu |
|
| 262 |
| Thủ thư, chuyên viên lưu trữ văn thư và người quản lý |
|
|
| 2621 | Chuyên viên lưu trữ văn thư |
|
|
| 2622 | Thủ thư và các nhà chuyên môn về thông tin liên quan |
|
| 263 |
| Nhà chuyên môn về xã hội và tôn giáo |
|
|
| 2631 | Nhà kinh tế học |
|
|
| 2632 | Nhà xã hội học, nhân học và các nghề liên quan |
|
|
| 2633 | Nhà triết học, sử học và khoa học chính trị |
|
|
| 2634 | Nhà tâm lý học |
|
|
| 2635 | Nhà chuyên môn về công tác và tư vấn xã hội |
|
|
| 2636 | Nhà chuyên môn về tôn giáo |
|
| 264 |
| Nhà văn, nhà báo và nhà ngôn ngữ học |
|
|
| 2641 | Nhà văn và nghề có liên quan |
|
|
| 2642 | Nhà báo |
|
|
| 2643 | Nhà biên dịch, phiên dịch và nhà ngôn ngữ khác |
|
| 265 |
| Nghệ sỹ sáng tạo và trình diễn |
|
|
| 2651 | Nghệ sỹ trình diễn |
|
|
| 2652 | Nhạc sỹ, ca sỹ và nhà soạn nhạc |
|
|
| 2653 | Vũ công và biên đạo múa |
|
|
| 2654 | Đạo diễn, nhà sản xuất phim, sân khấu và các nghề liên quan |
|
|
| 2655 | Diễn viên |
|
|
| 2656 | Phát thanh viên trên đài, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác |
|
|
| 2659 | Nghệ sỹ sáng tạo và trình diễn liên quan khác chưa được phân loại vào đâu |
3 |
|
|
| Nhà chuyên môn bậc trung |
| 31 |
|
| Kỹ thuật viên khoa học và kỹ thuật |
|
| 311 |
| Kỹ thuật viên khoa học vật lý và kỹ thuật |
|
|
| 3111 | Kỹ thuật viên khoa học hóa học và vật lý |
|
|
| 3112 | Kỹ thuật viên kỹ thuật xây dựng |
|
|
| 3113 | Kỹ thuật viên điện |
|
|
| 3114 | Kỹ thuật viên kỹ thuật điện tử |
|
|
| 3115 | Kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí |
|
|
| 3116 | Kỹ thuật viên kỹ thuật hóa học |
|
|
| 3117 | Kỹ thuật viên khai thác mỏ và luyện kim |
|
|
| 3118 | Kỹ thuật viên phác thảo kỹ thuật |
|
|
| 3119 | Kỹ thuật viên khoa học vật lý và kỹ thuật chưa được phân loại khác |
|
| 312 |
| Giám sát viên khai thác mỏ, chế biến và xây dựng |
|
|
| 3121 | Giám sát viên khai thác mỏ |
|
|
| 3122 | Giám sát viên chế biến |
|
|
| 3123 | Giám sát viên xây dựng |
|
| 313 |
| Kỹ thuật viên kiểm soát, vận hành và điều khiển quy trình |
|
|
| 3131 | Người vận hành máy móc thiết bị có sử dụng năng lượng |
|
|
| 3132 | Người vận hành lò đốt rác và xử lý nước |
|
|
| 3133 | Kiểm soát viên nhà máy xử lý hoá chất |
|
|
| 3134 | Người vận hành thiết bị tinh chế dầu và khí tự nhiên |
|
|
| 3135 | Kiểm soát viên qui trình sản xuất kim loại |
|
|
| 3139 | Kỹ thuật viên kiểm soát quy trình khác chưa được phân loại |
|
| 314 |
| Kỹ thuật viên khoa học đời sống và kỹ thuật viên hỗ trợ liên quan |
|
|
| 3141 | Kỹ thuật viên khoa học đời sống (không kể y tế) |
|
|
| 3142 | Kỹ thuật viên nông nghiệp |
|
|
| 3143 | Kỹ thuật viên lâm nghiệp |
|
| 315 |
| Kỹ thuật viên và kiểm soát viên tàu thuỷ và phương tiện bay |
|
|
| 3151 | Kỹ thuật viên máy của tàu thủy |
|
|
| 3152 | Hoa tiêu và nhân viên văn phòng trên tàu |
|
|
| 3153 | Phi công phương tiện bay và kỹ thuật viên hỗ trợ liên quan |
|
|
| 3154 | Kỹ soát viên giao thông đường hàng không |
|
|
| 3155 | Kỹ thuật viên điện tử an toàn hàng không |
| 32 |
|
| Kỹ thuật viên sức khỏe |
|
| 321 |
| Kỹ thuật viên y tế và dược |
|
|
| 3211 | Kỹ thuật viên máy móc thiết bị y tế và chữa bệnh |
|
|
| 3212 | Kỹ thuật viên làm việc tại phòng thí nghiệm y tế và phòng nghiên cứu |
|
|
| 3213 | Kỹ thuật viên và trợ lý dược |
|
|
| 3214 | Kỹ thuật viên lắp răng giả |
|
| 322 |
| Y tá, kỹ thuật viên chăm sóc bệnh nhân và hộ sinh |
|
|
| 3221 | Y tá, kỹ thuật viên chăm sóc bệnh nhân |
|
|
| 3222 | Hộ sinh |
|
| 323 | 3230 | Kỹ thuật viên y học cổ truyền và bổ trợ |
|
| 324 | 3240 | Kỹ thuật viên thú y và phụ tá |
|
| 325 |
| Kỹ thuật viên sức khỏe khác |
|
|
| 3251 | Phụ tá nha khoa và trị liệu |
|
|
| 3252 | Kỹ thuật viên ghi chép sổ sách y tế và thông tin về sức khỏe |
|
|
| 3253 | Nhân viên làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng |
|
|
| 3254 | Kỹ thuật viên nhãn khoa |
|
|
| 3255 | Kỹ thuật viên vật lý trị liệu và phụ tá |
|
|
| 3256 | Nhân viên trợ giúp y tế |
|
|
| 3257 | Thanh tra viên môi trường và sức khỏe nghề nghiệp và các nghề liên quan |
|
|
| 3258 | Nhân viên cấp cứu |
|
|
| 3259 | Kỹ thuật viên sức khỏe khác chưa được phân vào đâu |
| 33 |
|
| Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý |
|
| 331 |
| Nhà chuyên môn về toán ứng dụng và tài chính |
|
|
| 3311 | Người môi giới, buôn bán chứng khoán và tài chính |
|
|
| 3312 | Nhân viên phụ trách các khoản tín dụng và khoản vay |
|
|
| 3313 | Kế toán viên |
|
|
| 3314 | Nhà chuyên môn về thống kê và toán học ứng dụng có liên quan |
|
|
| 3315 | Người định giá mức độ thiệt hại |
|
| 332 |
| Nhà đại lý và môi giới bán hàng và mua, bán |
|
|
| 3321 | Nhân viên đại diện bảo hiểm |
|
|
| 3322 | Nhân viên đại diện bán hàng hóa thương mại |
|
|
| 3323 | Người mua hàng |
|
|
| 3324 | Người môi giới thương mại |
|
| 333 |
| Nhân viên/đại lý dịch vụ kinh doanh |
|
|
| 3331 | Nhân viên thanh toán và chuyển tiếp hàng hóa |
|
|
| 3332 | Người lập kế hoạch hội thảo và sự kiện |
|
|
| 3333 | Nhà đại lý việc làm và nhận thầu |
|
|
| 3334 | Nhà đại lý bất động sản và quản lý tài sản/bất động sản |
|
|
| 3339 | Nhà đại lý dịch vụ kinh doanh khác chưa được phân vào đâu |
|
| 334 |
| Thư ký hành chính và nhân viên chuyên môn khác |
|
|
| 3341 | Giám sát viên văn phòng |
|
|
| 3342 | Thư ký luật |
|
|
| 3343 | Thư ký hành chính và điều hành |
|
|
| 3349 | Thư ký hành chính và chuyên môn khác chưa được phân loại |
|
| 335 |
| Nhà chuyên môn điều tiết của Chính phủ |
|
|
| 3351 | Giám sát viên hải quan và ở biên giới |
|
|
| 3352 | Nhân viên thuế của Chính phủ |
|
|
| 3353 | Nhân viên trợ cấp xã hội của Chính phủ |
|
|
| 3354 | Nhân viên cấp phép của Chính phủ |
|
|
| 3355 | Điều tra viên cảnh sát và thám tử |
|
|
| 3359 | Nhà chuyên môn điều tiết của Chính phủ khác chưa được phân vào đâu |
| 34 |
|
| Nhà chuyên môn luật pháp, văn hóa, xã hội |
|
| 341 |
| Nhà chuyên môn về luật pháp, xã hội và tôn giáo |
|
|
| 3411 | Nhà chuyên môn về luật pháp |
|
|
| 3412 | Nhà chuyên môn về công tác xã hội |
|
|
| 3413 | Nhà chuyên môn về tôn giáo |
|
| 342 |
| Người làm trong lĩnh vực thể thao và tập luyện |
|
|
| 3421 | Vận động viên và người chơi thể thao |
|
|
| 3422 | Huấn luyện viên, người hướng dẫn thể thao và cán bộ làm việc trong lĩnh vực thể thao |
|
|
| 3423 | Người hướng dẫn tập luyện và giải trí, người lãnh đạo chương trình |
|
| 343 |
| Nhà chuyên môn về mỹ thuật, văn hóa và nấu ăn |
|
|
| 3431 | Nhiếp ảnh gia |
|
|
| 3432 | Nhà thiết kế và trang trí nội thất |
|
|
| 3433 | Kỹ thuật viên thư viện, viện bảo tàng và triển lãm |
|
|
| 3434 | Đầu bếp trưởng |
|
|
| 3435 | Nhà chuyên môn mỹ thuật và văn hóa khác |
| 35 |
|
| Kỹ thuật viên thông tin và truyền thông |
|
| 351 |
| Kỹ thuật viên hỗ trợ người sử dụng và vận hành công nghệ thông tin và truyền thông |
|
|
| 3511 | Kỹ thuật viên vận hành CNTT và truyền thông |
|
|
| 3512 | Kỹ thuật viên hỗ trợ người sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông |
|
|
| 3513 | Kỹ thuật viên hệ thống và mạng máy tính |
|
|
| 3514 | Kỹ thuật viên trang web |
|
| 352 |
| Kỹ thuật viên viễn thông và truyền hình |
|
|
| 3521 | Kỹ thuật viên truyền hình và nghe - nhìn |
|
|
| 3522 | kỹ thuật viên kỹ thuật viễn thông |
| 36 |
|
| Giáo viên bậc trung |
|
| 361 | 3610 | Giáo viên tiểu học |
|
| 362 | 3620 | Giáo viên mầm non |
|
| 363 | 3630 | Giáo viên dạy các đối tượng bị khuyết tật |
|
| 364 |
| Giáo viên khác |
|
|
| 3641 | Giáo viên đào tạo nghề |
|
|
| 3642 | Giáo dục đào tạo khác |
4 |
|
|
| Nhân viên trợ lý văn phòng |
| 41 |
|
| Nhân viên tổng hợp và nhân viên làm các công việc bàn giấy |
|
| 411 | 4110 | Nhân viên tổng hợp |
|
| 412 | 4120 | Thư ký (tổng hợp) |
|
| 413 |
| Nhân viên làm công việc bàn giấy |
|
|
| 4131 | Nhân viên đánh máy |
|
|
| 4132 | Nhân viên nhập dữ liệu |
| 42 |
|
| Nhân viên dịch vụ khác hàng |
|
| 421 |
| Nhân viên thu ngân, thu tiền và các nghề liên quan |
|
|
| 4211 | Nhân viên thu ngân ngân hàng và các nghề liên quan |
|
|
| 4212 | Người đánh cá ngựa thuê, hồ lì và các nghề liên quan đến cờ bạc khác |
|
|
| 4213 | Chủ hiệu cầm đồ và cho vay tiền |
|
|
| 4214 | Người thu nợ và các công việc liên quan |
|
| 422 |
| Nhân viên thông tin khách hàng |
|
|
| 4221 | Nhân viên và tư vấn viên du lịch |
|
|
| 4222 | Nhân viên trung tâm thông tin liên lạc |
|
|
| 4223 | Nhân viên vận hành tổng đài điện thoại |
|
|
| 4224 | Nhân viên lễ tân khách sạn |
|
|
| 4225 | Nhân viên phòng hướng dẫn |
|
|
| 4226 | Lễ tân (nói chung) |
|
|
| 4227 | Phỏng vấn viên điều tra và nghiên cứu thị trường |
|
|
| 4229 | Nhân viên thông tin khách hàng khác chưa được phân loại |
| 43 |
|
| Nhân viên ghi chép số liệu và vật liệu |
|
| 431 |
| Nhân viên làm công việc liên quan đến số liệu |
|
|
| 4311 | Nhân viên kế toán |
|
|
| 4312 | Nhân viên thống kê, tài chính và bảo hiểm |
|
|
| 4313 | Nhân viên ghi chép bảng lương |
|
| 432 |
| Nhân viên ghi chép nguyên vật liệu và phương tiện |
|
|
| 4321 | Nhân viên ghi chép tồn kho |
|
|
| 4322 | Nhân viên ghi chép sản phẩm |
|
|
| 4323 | Nhân viên ghi chép phương tiện vận tải |
| 44 | 440 |
| Nhân viên hỗ trợ văn phòng khác |
|
|
| 4401 | Nhân viên thư viện |
|
|
| 4402 | Nhân viên phân loại và vận chuyển thư |
|
|
| 4403 | Nhân viên đánh mã, đọc và sửa bản in thử |
|
|
| 4404 | Người ghi chép thuê và người làm các công việc có liên quan |
|
|
| 4405 | Nhân viên sắp xếp và sao chép |
|
|
| 4406 | Nhân viên tổ chức nhân sự |
|
|
| 4409 | Nhân viên hỗ trợ văn phòng khác chưa được phân loại |
5 |
|
|
| Nhân viên dịch vụ và bán hàng |
| 51 |
|
| Nhân viên dịch vụ cá nhân |
|
| 511 |
| Nhân viên hướng dẫn, tổ chức khách du lịch |
|
|
| 5111 | Nhân viên quản lý và đi cùng khách du lịch |
|
|
| 5112 | Nhân viên tổ chức |
|
|
| 5113 | Nhân viên hướng dẫn du lịch |
|
| 512 | 5120 | Nhân viên đầu bếp |
|
| 513 |
| Người bồi bàn, người phục vụ ở các quầy rượu |
|
|
| 5131 | Người bồi bàn |
|
|
| 5132 | Người phục vụ ở các quầy rượu |
|
| 514 |
| Thợ làm đầu, nhân viên làm đẹp |
|
|
| 5141 | Thợ làm đầu |
|
|
| 5142 | Nhân viên làm đẹp và những nhân viên có liên quan |
|
| 515 |
| Người giám sát tòa nhà, quản gia |
|
|
| 5151 | Người giám sát việc dọn dẹp và công việc quản lý trong các cơ quan, khách sạn và các cơ quan khác |
|
|
| 5152 | Người quản lý công việc gia đình |
|
|
| 5153 | Người bảo vệ tòa nhà, chung cư |
|
| 516 |
| Nhân viên dịch vụ cá nhân khác |
|
|
| 5161 | Nhà chiêm tinh, thầy bói và những người có liên quan khác |
|
|
| 5162 | Người phục vụ trong nhà |
|
|
| 5163 | Người hầu phòng, những người được thuê để làm bầu bạn |
|
|
| 5164 | Người làm nghề lo việc đám ma và ướp xác |
|
|
| 5165 | Người hướng dẫn lái xe |
|
|
| 5169 | Nhân viên dịch vụ cá nhân khác chưa phân vào đâu |
| 52 |
|
| Nhân viên bán hàng |
|
| 521 |
| Người bán hàng trên đường phố và tại chợ |
|
|
| 5211 | Người bán hàng trong quầy hàng và tại chợ |
|
|
| 5212 | Người bán đồ ăn trên đường phố |
|
| 522 |
| Nhân viên bán hàng trong cửa hàng |
|
|
| 5221 | Nhân viên bảo vệ cửa hàng |
|
|
| 5222 | Nhân viên giám sát cửa hàng |
|
|
| 5223 | Nhân viên bán và trợ giúp bán hàng |
|
| 523 | 5230 | Thủ quỹ và nhân viên thu tiền và bán vé |
|
| 524 |
| Nhân viên bán hàng khác |
|
|
| 5241 | Nhân viên làm mẫu |
|
|
| 5242 | Nhân viên thuyết minh giới thiệu hàng hóa |
|
|
| 5243 | Nhân viên bán hàng tận nhà |
|
|
| 5244 | Nhân viên bán hàng ở trung tâm xúc tiến |
|
|
| 5245 | Nhân viên phục vụ ở các trạm dịch vụ |
|
|
| 5246 | Nhân viên phụ thu tiền trong các cơ sở ăn uống |
|
|
| 5249 | Nhân viên bán hàng khác chưa được phân vào đâu |
| 53 |
|
| Nhân viên chăm sóc cá nhân |
|
| 531 |
| Nhân viên chăm sóc trẻ em và người phụ tá cho giáo viên |
|
|
| 5311 | Nhân viên chăm sóc trẻ em |
|
|
| 5312 | Người phụ tá cho giáo viên |
|
| 532 |
| Hộ lý và nhân viên chăm sóc cá nhân trong các dịch vụ về sức khỏe |
|
|
| 5321 | Nhân viên giúp đỡ về y tế |
|
|
| 5322 | Nhân viên chăm sóc cá nhân tại nhà |
|
|
| 5329 | Nhân viên chăm sóc cá nhân về sức khỏe chưa được phân vào đâu |
| 54 | 540 |
| Nhân viên dịch vụ bảo vệ |
|
|
| 5401 | Nhân viên chữa cháy |
|
|
| 5402 | Công an |
|
|
| 5403 | Nhân viên canh trại giam |
|
|
| 5404 | Nhân viên an ninh |
|
|
| 5409 | Nhân viên dịch vụ bảo vệ khác chưa được phân vào đâu |
6 |
|
|
| Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghệp và thủy sản |
| 61 |
|
| Lao động có kỹ năng định hướng thị trường trong nông nghiệp |
|
| 611 |
| Lao động trồng trọt và làm vườn thị trường |
|
|
| 6111 | Lao động trồng rau và cây mùa vụ |
|
|
| 6112 | Lao động trồng cây ăn quả |
|
|
| 6113 | Lao động làm vườn, vườn ươm |
|
|
| 6114 | Lao động trồng trọt mùa vụ hỗn hợp |
|
| 612 |
| Lao động chăn nuôi động vật |
|
|
| 6121 | Lao động chăn nuôi gia súc và sản xuất sữa |
|
|
| 6122 | Lao động chăn nuôi gia cầm |
|
|
| 6123 | Lao động nuôi ong và nuôi tằm |
|
|
| 6129 | Lao động chăn nuôi động vật chưa được phân vào đâu |
|
| 613 |
| Lao động trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp |
|
|
| 6130 | Lao động trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp |
| 62 |
|
| Lao động có kỹ năng thị trường trong lâm nghiệp, thủy sản và săn bắn |
|
| 621 |
| Lao động trong lâm nghiệp và trong lĩnh vực có liên quan |
|
| 622 |
| Lao động thủy sản, săn bắn |
|
|
| 6221 | Lao động nuôi trồng thủy sản |
|
|
| 6222 | Lao động đánh bắt thủy sản ven biển và nội địa |
|
|
| 6223 | Lao động đánh bắt thủy sản ngoài khơi |
|
|
| 6224 | Lao động săn bắn, đánh bẫy |
|
|
| 6225 | Lao động làm muối |
| 63 |
|
| Lao động nông nghiệp, đánh cá, săn bắt và thu hái tự cung tự cấp |
|
| 631 | 6310 | Lao động trồng trọt tự cung tự cấp |
|
| 632 | 6320 | Lao động chăn nuôi gia súc tự cung tự cấp |
|
| 633 | 6330 | Nuôi trồng và chăn nuôi tự cung tự cấp hỗn hợp |
|
| 634 | 6340 | Lao động đánh cá, săn bắn, đánh bẫy và thu hái tự cung tự cấp |
7 |
|
|
| Lao động thủ công và các nghề nghiệp có liên quan khác |
| 71 |
|
| Lao động xây dựng và lao động có liên quan đến nghề xây dựng (trừ thợ điện) |
|
| 711 |
| Thợ xây dựng khung nhà và các lao động có liên quan |
|
|
| 7111 | Thợ xây nhà |
|
|
| 7112 | Thợ nề và các thợ có liên quan |
|
|
| 7113 | Thợ xây đá, thợ cắt đá, thợ tách đá và thợ khắc đá |
|
|
| 7114 | Thợ đổ bê tông và các thợ có liên quan |
|
|
| 7115 | Thợ mộc và thợ làm đồ gỗ |
|
|
| 7119 | Thợ xây khác và thợ có liên quan |
|
| 712 |
| Thợ hoàn thiện và thợ có liên quan |
|
|
| 7121 | Thợ lợp mái |
|
|
| 7122 | Thợ lát sàn và thợ lát đá |
|
|
| 7123 | Thợ trát vữa |
|
|
| 7124 | Thợ đặt vật liệu cách âm, cách nhiệt |
|
|
| 7125 | Thợ lắp kính, thợ tráng men (đồ gốm) |
|
|
| 7126 | Thợ hàn chì, thợ ống nước |
|
|
| 7127 | Thợ điều hòa không khí và tủ lạnh |
|
| 713 |
| Thợ sơn, người lau dọn tòa nhà và lao động có liên quan |
|
|
| 7131 | Thợ sơn và thợ liên quan khác |
|
|
| 7132 | Thợ phun sơn và thợ đánh véc ni |
|
|
| 7133 | Người lau dọn tòa nhà |
| 72 |
|
| Thợ kim loại, thợ máy và thợ có liên quan |
|
| 721 |
| Thợ dát kim loại, thợ đúc và thợ hàn và thợ có liên quan |
|
|
| 7211 | Thợ làm lõi khuôn đúc và thợ đúc |
|
|
| 7212 | Thợ hàn và thợ cắt kim loại bằng nhiệt |
|
|
| 7213 | Thợ dát kim loại |
|
|
| 7214 | Thợ chuẩn bị và lắp ráp các cấu kiện kim loại |
|
|
| 7215 | Thợ lắp ráp và thợ nối cáp |
|
| 722 |
| Thợ rèn, thợ chế tạo các dụng cụ và thợ có liên quan |
|
|
| 7221 | Thợ rèn, thợ quai búa và thợ rèn ép nén kim loại |
|
|
| 7222 | Thợ chế tạo dụng cụ và thợ có liên quan |
|
|
| 7223 | Thợ vừa lắp ráp, vừa điều khiển dụng cụ cơ khí |
|
|
| 7224 | Thợ đánh bóng kim loại, thợ mài và thợ mài dụng cụ kim loại |
|
| 723 |
| Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc |
|
|
| 7231 | Thợ cơ khí và sửa chữa xe có động cơ |
|
|
| 7232 | Thợ cơ khí và sửa chữa động cơ máy bay |
|
|
| 7233 | Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc nông nghiệp và công nghiệp |
|
|
| 7234 | Thợ sửa chữa xe đạp và thợ có liên quan |
| 73 |
|
| Thợ thủ công và thợ liên quan đến in |
|
| 731 |
| Thợ thủ công |
|
|
| 7311 | Thợ sản xuất và sửa chữa dụng cụ chính xác |
|
|
| 7312 | Thợ sản xuất và điều chỉnh nhạc cụ |
|
|
| 7313 | Thợ kim hoàn |
|
|
| 7314 | Thợ gốm và thợ có liên quan |
|
|
| 7315 | Thợ sản xuất, thợ cắt, thợ mài và thợ hoàn thiện đồ thủy tinh |
|
|
| 7316 | Thợ vẽ biển quảng cáo, thợ trang trí, thợ khắc và thợ khắc axit |
|
|
| 7317 | Thợ thủ công sản xuất đồ gỗ, rổ rá và các nguyên liệu có liên quan |
|
|
| 7318 | Thợ thủ công dệt vải, da và các nguyên liệu có liên quan |
|
|
| 7319 | Thợ thủ công khác chưa được phân vào đâu |
|
| 732 |
| Thợ liên quan đến in |
|
|
| 7321 | Thợ sắp chữ |
|
|
| 7322 | Thợ in |
|
|
| 7323 | Thợ hoàn tất việc in ấn và thợ đóng sách |
| 74 |
|
| Thợ điện và thợ điện tử |
|
| 741 |
| Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện |
|
|
| 7411 | Thợ lắp điện cho tòa nhà và thợ điện có liên quan |
|
|
| 7412 | Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện |
|
|
| 7413 | Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện |
|
| 742 |
| Thợ lắp đặt và thợ sửa chữa điện tử viễn thông |
|
|
| 7421 | Thợ cơ khí và thợ dịch vụ điện tử |
|
|
| 7422 | Thợ lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật thông tin và truyền thông |
| 75 |
|
| Thợ chế biến thực phẩm, công việc đồ gỗ, may mặc và nghề thủ công khác và thợ khác có liên quan |
|
| 751 |
| Thợ chế biến thực phẩm và các thợ khác có liên quan |
|
|
| 7511 | Thợ giết, mổ, chuẩn bị thịt, cá và thực phẩm khác có liên quan |
|
|
| 7512 | Thợ làm chế biến lương thực, làm bánh mỳ |
|
|
| 7513 | Thợ làm bánh ngọt và thợ làm mứt kẹo, bơ sữa |
|
|
| 7514 | Thợ bảo quản rau, hoa quả tươi và các thứ có liên quan |
|
|
| 7515 | Thợ nếm và phân loại đồ uống, thực phẩm |
|
|
| 7516 | Thợ sản xuất và chuẩn bị thuốc lá |
|
| 752 |
| Thợ xử lý gỗ, thợ sản xuất đồ gỗ và các thợ có liên quan |
|
|
| 7521 | Thợ xử lý gỗ |
|
|
| 7522 | Thợ sản xuất làm đồ gỗ và các thợ có liên quan |
|
|
| 7523 | Thợ lắp đặt và vận hành dụng cụ cơ khí gia công gỗ |
|
| 753 |
| Thợ may mặc và các thợ có liên quan |
|
|
| 7531 | Thợ may, thợ cắt quần áo, thợ thuộc da lông thú và thợ làm mũ |
|
|
| 7532 | Thợ làm và cắt mẫu áo quần và các mẫu có liên quan |
|
|
| 7533 | Thợ may, thợ thêu và các thợ có liên quan |
|
|
| 7534 | Thợ làm nghề bọc ghế và các thợ có liên quan |
|
|
| 7535 | Thợ thuộc da sống, thợ thuộc da và thợ chuyên lột da lông thú |
|
|
| 7536 | Thợ đóng giầy và các thợ có liên quan |
|
| 754 |
| Thợ thủ công khác và các thợ có liên quan |
|
|
| 7541 | Thợ lặn, mò ngọc trai |
|
|
| 7542 | Thợ giật mìn phá đá |
|
|
| 7543 | Thợ nếm và phân loại sản phẩm (trừ đồ uống và thực phẩm) |
|
|
| 7544 | Thợ hun khói và thợ kiểm soát thực vật, động vật có hại khác |
|
|
| 7549 | Thợ thủ công và các thợ khác chưa được phân vào đâu |
8 |
|
|
| Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị |
| 81 |
|
| Thợ vận hành máy móc và thiết bị cố định |
|
| 811 |
| Thợ vận hành thiết bị xử lý mỏ và khoáng |
|
|
| 8111 | Thợ khai thác mỏ và đá |
|
|
| 8112 | Thợ vận hành thiết bị xử lý khoáng và đá |
|
|
| 8113 | Thợ khoan, đào giếng và các thợ có liên quan |
|
|
| 8114 | Thợ vận hành máy sản xuất xi măng, đá và khoáng khác |
|
| 812 |
| Thợ vận hành thiết bị xử lý và hoàn thiện kim loại |
|
|
| 8121 | Thợ vận hành thiết bị xử lý kim loại |
|
|
| 8122 | Thợ vận hành máy phủ, mạ kim loại |
|
| 813 |
| Thợ vận hành máy móc, thiết bị sản xuất hóa học và sản xuất sản phẩm phim ảnh |
|
|
| 8131 | Thợ vận hành máy và thiết bị sản xuất hóa học |
|
|
| 8132 | Thợ vận hành máy sản xuất sản phẩm phim ảnh |
|
| 814 |
| Thợ vận hành máy sản xuất sản phẩm giấy, nhựa và cao su |
|
|
| 8141 | Thợ vận hành máy sản xuất sản phẩm cao su |
|
|
| 8142 | Thợ vận hành máy sản xuất sản phẩm nhựa |
|
|
| 8143 | Thợ vận hành máy sản xuất sản phẩm giấy |
|
| 815 |
| Thợ vận hành máy sản xuất nguyên liệu dệt, da lông thú và da thuộc |
|
|
| 8151 | Thợ vận hành máy xe chỉ, cuộn chỉ và chuẩn bị thành sợi |
|
|
| 8152 | Thợ vận hành máy dệt kim, máy đan |
|
|
| 8153 | Thợ vận hành máy may |
|
|
| 8154 | Thợ vận hành máy tẩy trắng, máy nhuộm và làm sạch sợi |
|
|
| 8155 | Thợ vận hành máy chuẩn bị da, lông thú |
|
|
| 8156 | Thợ vận hành máy đóng giầy, dép và các thợ có liên quan |
|
|
| 8157 | Thợ vận hành máy giặt là |
|
|
| 8159 | Thợ vận hành máy sản xuất nguyên liệu dệt, da lông thú và da thuộc chưa được phân vào đâu |
|
| 816 | 8160 | Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm và các thợ có liên quan |
|
| 817 |
| Thợ vận hành thiết bị chế biến gỗ và chế tạo giấy |
|
|
| 8171 | Thợ vận hành thiết bị chế biến gỗ |
|
|
| 8172 | Thợ vận hành thiết bị chế tạo bột giấy và giấy |
|
| 818 |
| Thợ vận hành máy móc thiết bị khác |
|
|
| 8181 | Thợ vận hành thiết bị sản xuất thủy tinh và gốm |
|
|
| 8182 | Thợ vận hành động cơ hơi nước và nồi hơi |
|
|
| 8183 | Thợ vận hành thiết bị đóng gói, máy đóng chai và dán nhãn |
|
|
| 8189 | Thợ vận hành thiết bị khác chưa được phân vào đâu |
| 82 | 820 |
| Thợ lắp ráp |
|
|
| 8201 | Thợ lắp ráp máy cơ khí |
|
|
| 8202 | Thợ lắp ráp thiết bị điện và điện tử |
|
|
| 8209 | Thợ lắp ráp khác chưa được phân vào đâu |
| 83 |
|
| Lái xe và thợ vận hành thiết bị chuyển động |
|
| 831 |
| Lái các phương tiện vận chuyển trên đường ray và các công nhân có liên quan |
|
|
| 8311 | Lái các phương tiện vận chuyển trên đường ray |
|
|
| 8312 | Thợ điều khiển tín hiệu, bẻ ghi và chuyển hướng tàu hỏa |
|
| 832 |
| Lái xe khách, xe tải và xe máy |
|
|
| 8321 | Lái xe máy |
|
|
| 8322 | Lái xe khách, taxi và xe tải hạng nhẹ |
|
| 833 |
| Lái xe tải hạng vừa, hạng nặng và xe buýt |
|
|
| 8331 | Lái xe buýt và xe điện |
|
|
| 8332 | Lái xe tải hạng vừa và xe tải hạng nặng |
|
| 834 |
| Thợ vận hành thiết bị chuyển động |
|
|
| 8341 | Thợ vận hành thiết bị nông nghiệp và lâm nghiệp |
|
|
| 8342 | Thợ vận hành máy đào đất và thợ vận hành thiết bị có liên quan |
|
|
| 8343 | Thợ vận hành cần trục và thợ vận hành các thiết bị có liên quan |
|
|
| 8344 | Thợ vận hành cần cẩu |
|
| 835 | 8350 | Thủy thủ trên tàu và những thợ có liên quan |
9 |
|
|
| Lao động giản đơn |
| 91 |
|
| Người quét dọn và giúp việc |
|
| 911 |
| Người quét dọn và giúp việc gia đình, khách sạn và văn phòng |
|
|
| 9111 | Người quét dọn và giúp việc gia đình |
|
|
| 9112 | Người quét dọn và giúp việc trong văn phòng, khách sạn và các tổ chức khác |
|
| 912 |
| Thợ lau chùi xe cộ, cửa sổ, giặt là và những người làm công việc dọn dẹp bằng tay khác |
|
|
| 9121 | Thợ giặt là bằng tay |
|
|
| 9122 | Thợ lau chùi xe cộ |
|
|
| 9123 | Thợ lau chùi cửa sổ |
|
|
| 9129 | Thợ lau dọn khác |
| 92 | 920 |
| Lao động giản đơn trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
|
|
| 9201 | Lao động trồng trọt |
|
|
| 9202 | Lao động chăn nuôi |
|
|
| 9203 | Lao động trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp |
|
|
| 9204 | Lao động làm vườn |
|
|
| 9205 | Lao động lâm nghiệp |
|
|
| 9206 | Lao động thủy sản và nuôi trồng thủy sản |
| 93 |
|
| Lao động trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp và giao thông vận tải |
|
| 931 |
| Lao động trong khai thác mỏ và xây dựng |
|
|
| 9311 | Lao động trong khai thác mỏ và khai thác đá |
|
|
| 9312 | Lao động trong xây dựng công trình kỹ thuật (không phải nhà) |
|
|
| 9313 | Lao động trong xây dựng nhà |
|
| 932 |
| Lao động trong công nghiệp |
|
|
| 9321 | Lao động đóng gói thủ công |
|
|
| 9329 | Lao động công nghiệp khác chưa được phân vào đâu |
|
| 933 |
| Lao động giao thông vận tải và kho hàng |
|
|
| 9331 | Lái xe bằng tay và đạp chân |
|
|
| 9332 | Người lái phương tiện do súc vật kéo và máy kéo |
|
|
| 9333 | Người mang vác hàng |
|
|
| 9334 | Người đẩy hàng |
| 94 | 940 |
| Người phụ giúp chuẩn bị thực phẩm |
|
|
| 9401 | Người chuẩn bị đồ ăn nhanh |
|
|
| 9402 | Người phụ bếp |
| 95 |
|
| Lao động trên đường phố và lao động có liên quan đến bán hàng |
|
| 951 | 9510 | Lao động trên đường phố và lao động có liên quan |
|
| 952 | 9520 | Người bán hàng vặt trên đường phố (trừ đồ ăn) |
| 96 |
|
| Người thu dọn vật thải và lao động giản đơn khác |
|
| 961 |
| Người thu dọn vật thải |
|
|
| 9611 | Người nhặt rác, quét rác |
|
|
| 9612 | Người thu dọn, sắp xếp, phân loại rác |
|
|
| 9613 | Người quét dọn và lao động khác có liên quan |
|
| 962 |
| Lao động giản đơn khác |
|
|
| 9621 | Người đưa tin, người giao hàng và người khuân vác hành lý |
|
|
| 9622 | Người làm công việc lặt vặt |
|
|
| 9623 | Người đọc đồng hồ đo và người thu tiền từ máy bán hàng |
|
|
| 9624 | Người thu tiền nước và chất đốt |
|
|
| 9629 | Lao động giản đơn khác chưa được phân vào đâu |
0 |
|
|
| Lực lượng quân đội |
| 01 | 010 | 0100 | Sĩ quan |
| 02 | 020 | 0200 | Người không phải là sĩ quan |
| 03 | 030 | 0300 | Lực lượng quân đội khác |
Phần III. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NGHỀ THUỘC DANH MỤC NGHỀ NGHIỆP
Nhóm I: Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị
Lãnh đạo là tên gọi chung về nghề nghiệp của những người có chức vụ; có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ trung ương tới cơ sở.
Lãnh đạo được phân theo các lĩnh vực: Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước; Các cơ quan hành pháp từ Trung ương tới cơ sở. Do nghề lãnh đạo có đặc thù riêng, nên thông lệ quốc tế và danh mục nghề nghiệp của nước ta không phân nghề lãnh đạo theo trình độ. Nghề lãnh đạo được phân theo lĩnh vực hoạt động, trong mỗi lĩnh vực đều phân theo cấp quản lý. Lãnh đạo ở các lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ thì căn cứ vào mức độ phức tạp của sự phối hợp công tác và tính chất chuyên môn hóa để phân loại tới cấp 4 (xem cụ thể trong lĩnh vực nghề 18 và 19).
- Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam các cấp xếp vào mã 11;
- Lãnh đạo của Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước xếp vào mã 12;
- Lãnh đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành và tương đương thuộc Chính phủ xếp vào mã 13;
- Lãnh đạo của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát xếp vào mã 14;
- Lãnh đạo của Hội đồng nhân dân (kể cả các cơ quan chuyên môn) và Ủy ban nhân dân Địa phương xếp vào mã 15;
- Lãnh đạo của khối đoàn thể xếp vào mã 16;
- Lãnh đạo của tổ chức nghiệp chủ, nhân đạo và vì quyền lợi đặc thù khác xếp vào mã 17;
- Lãnh đạo của các đơn vị lớn xếp vào mã 18;
- Lãnh đạo của các đơn vị nhỏ xếp vào mã 19.
Một số qui định để thống nhất sử dụng trong phân loại nghề lãnh đạo:
1/ Xếp vào lãnh đạo trong các phần: Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam mã 11; Quốc hội mã 121; Hội đồng nhân dân mã 151; Đoàn thể mã 161; Liên đoàn Lao động mã 162; các tổ chức nghiệp chủ mã 171; các tổ chức nhân đạo và vì quyền
lợi đặc thù khác mã 172…chỉ đối với trường hợp chuyên trách.
2/ Phạm vi lãnh đạo trong phân loại này qui ước như sau:
- Ở cấp xã: lãnh đạo được tính từ trưởng/phó (Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân)
- Ở cấp huyện, tỉnh lãnh đạo được tính từ trưởng, phó Ban/ngành trở lên;
- Ở cấp Trung ương lãnh đạo tính từ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương trở lên.
- Ở các cơ quan Liên hiệp, Tổng công ty và tương đương tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ, lãnh đạo được tính từ giám đốc, phó giám đốc của các đơn vị SX và triển khai, các đơn vị quản lý thuộc cơ quan Liên hiệp, Tổng công ty và tương đương và các trường đại học lớn.
- Ở các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ và các trường đại học nhỏ, lãnh đạo là Giám đốc, Phó Giám đốc của các đơn vị đó.
Nhóm II: Nhà chuyên môn bậc cao
21. Nhà chuyên môn trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật
2111. Nhà vật lý học và thiên văn học
Nhà vật lý học và thiên văn học thực hiện việc nghiên cứu, cải tiến và phát triển các khái niệm, học thuyết và các phương pháp hoạt động hoặc áp dụng các kiến thức khoa học liên quan đến vật lý và thiên văn học trong các lĩnh vực công nghiệp, y tế, quân sự hoặc các lĩnh vực khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện việc nghiên cứu và cải tiến hoặc phát triển các khái niệm, học thuyết và các phương pháp hoạt động liên quan tới vật lý và thiên văn;
- Thực hiện các thí nghiệm, kiểm tra và phân tích trong các lĩnh vực cơ khí, nhiệt động, thị giác, thính giác, điện tử, từ tính, điện lực và vật lý hạt nhân hoặc thiên văn học;
- Thực hiện các thí nghiệm, bài test và phân tích cấu trúc và các thuộc tính các vật chất bán dẫn và các biến đổi của nó dưới sự thay đổi nhiệt độ, áp suất và ứng suất khác nhau;
- Đánh giá kết quả việc điều tra và thí nghiệm và đưa ra các kết luận, chủ yếu sử dụng các kỹ thuật và mẫu toán học;
- Phát triển hoặc cải tiến trong lĩnh vực công nghiệp, y tế, quân sự và các ứng dụng thực tiễn khác các nguyên tắc và kỹ thuật vật lý cũng như thiên văn;
- Quan sát, phân tích và giải thích các hiện tượng thiên nhiên và phát triển các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong các lĩnh vực như hàng hải hoặc thăm dò khoảng không vũ trụ;
- Chuẩn bị các tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
2112. Nhà khí tượng học
Nhà khí tượng học thực hiện các công việc nghiên cứu, cải tiến hoặc phát triển các khái niệm, học thuyết và các phương pháp hoạt động liên quan tới thành phần cấu tạo, cấu trúc và các động lực học của khí quyển và chuẩn bị các dự báo thời tiết chi tiết hoặc dài hạn sử dụng trong hàng không, hàng hải, nông nghiệp và các lĩnh vực khác và cho các thông tin phục vụ rộng rãi trong công chúng
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện các nghiên cứu, cải tiến hoặc phát triển các khái niệm, học thuyết và các phương pháp hoạt động liên quan tới thành phần cấu tạo, cấu trúc và các động lực học của khí quyển;
- Nghiên cứu hướng và tốc độ chuyển động của không khí, các áp lực, nhiệt độ, độ ẩm và các hiện tượng khác như sự tạo thành mây và lượng mưa, sự nhiễu loạn điện từ và sự bức xạ mặt trời;
- Nghiên cứu các dữ liệu được thu thập từ các trạm khí tượng, chuẩn bị các bản đồ và dự báo thời tiết chi tiết và dài hạn cho hàng không, hàng hải, nông nghiệp và các lĩnh vực khác và cho các thông tin phục vụ rộng rãi công chúng;
- Thực hiện các thí nghiệm về phân tán sương, tạo mưa và các dạng kiểm soát thời tiết khác;
- Chuẩn bị các tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc liên quan khác;
- Giám sát các nhân viên khác.
2113. Nhà hóa học
Nhà hóa học thực hiện các nghiên cứu, cải tiến hoặc phát triển các khái nhiệm, học thuyết và các phương pháp hoạt động, hoặc ứng dụng các kiến thức khoa học liên quan vào hóa học, chủ yếu để test, phát triển và cải tiến các nguyên liệu, các sản phẩm và các quy trình công nghiệp.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện các nghiên cứu và cải tiến hoặc phát triển các khái niệm, học thuyết và các phương pháp hoạt động liên quan tới hóa học;
- Thực hiện các thí nghiệm, test và phân tích để tìm ra các thành phần hóa học và năng lượng và các thay đổi hóa học trong các điều kiện tự nhiên, nhân tạo khác nhau hoặc tổng hợp các chất, các nguyên liệu và sản phẩm khác;
- Đánh giá kết quả nghiên cứu và các thí nghiệm và đưa ra các kết luận;
- Phát triển hoặc cải tiến các dược phẩm và các nguyên liệu, sản phẩm và phương pháp công nghiệp khác;
- Phát triển các quy trình quản lý chất lượng cho nhà sản xuất và người sử dụng;
- Chuẩn bị các tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc liên quan khác;
- Giám sát các nhân viên khác.
2114. Nhà địa chất, Nhà địa vật lý
Nhà địa chất, nhà địa vật lý thực hiện nghiên cứu, cải tiến hoặc phát triển các khái niệm, học thuyết và các phương pháp hoạt động, hoặc áp dụng các kiến thức khoa học liên quan tới địa chất và địa vật lý trong các lĩnh vực như dầu, khí đốt, khai thác khoáng, bảo tồn nước, công trình dân dụng, truyền thông và hàng hải.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện nghiên cứu và cải tiến hoặc phát triển các khái niệm, các học thuyết và phương pháp hoạt động liên quan tới địa chất và địa vật lý;
- Nghiên cứu thành phần cấu tạo và cấu trúc của vỏ trái đất, kiểm tra các loại đá, khoáng chất, các hóa thạch… để khẳng định các quy trình liên quan tới việc phát triển của trái đất, các vết tích của sự tiến hóa trong quá khứ và sự hình thành thiên nhiên và bảng niên đại của sự hình thành địa chất;
- Biên dịch các dữ liệu nghiên cứu và chuẩn bị các báo cáo địa chất, các bản đồ, bảng biểu và biểu đồ địa chất;
- Áp dụng các kết quả nghiên cứu để đánh giá tiềm năng phát triển khoáng chất, khí đốt và dầu trong lòng đất và các nguồn nước ngầm;
- Ứng dụng các kiến thức địa chất để giải quyết các vấn đề phát sinh trong các dự án công trình dân dụng như cấu trúc các đập nước, các cây cầu, các đường hầm và các tòa nhà lớn;
- Nghiên cứu và đo đạc các cơn địa chấn, động đất, lực hấp dẫn, lực điện từ, nhiệt và từ tính ảnh hưởng tới trái đất;
- Nghiên cứu và đo đạc các hiện tượng có thể quan sát và nghe thấy được trong khí quyển;
- Ước tính trọng lượng, kích cỡ và khối lượng của trái đất và các thành phần cấu tạo và cấu trúc bên trong trái đất; và nghiên cứu tự nhiên và các hoạt động của núi lửa, các dòng sông băng và động đất;
- Lập biểu đồ các khu vực từ tính của trái đất và áp dụng nó và các dữ liệu được thu thập khác cho mục đích truyền thanh và hàng không;
- Nghiên cứu và đo đạc các hiện tượng vật lý của biển và khí quyển và các mối quan hệ của chúng, như là việc trao đổi nhiệt năng;
- Định vị và xác định trạng thái tự nhiên và quy mô của dầu, khí đốt và các khoáng chất trong lòng đất và các nguồn nước ngầm, sử dụng các phương pháp địa chấn học, phân tích trọng lượng, từ tính học, điện tử học và luyện kim phóng xạ;
- Chuẩn bị các tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc liên quan khác;
- Giám sát các nhân viên khác.
212. Nhà toán học, nhà thống kê
Nhà toán học, nhà thống kê thực hiện các nghiên cứu, cải tiến hoặc phát triển các khái niệm toán học và thống kê, các học thuyết về mẫu và thuật toán và áp dụng các kiến thức này vào một loạt các công việc trong những lĩnh vực như kỹ thuật, kinh doanh và xã hội hoặc các khoa học khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện các nghiên cứu trong toán học cơ bản và tư vấn trong lĩnh vực này hoặc áp dụng các nguyên tắc và kỹ thuật toán học và thống kê;
- Giải quyết và tư vấn các vấn đề về thống kê bao gồm thiết kế các hợp đồng bảo hiểm và kế hoạch trợ cấp;
- Lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các thu thập thống kê; đánh giá, tổ chức, xử lý, biên dịch và phân tích các dữ liệu thống kê;
- Chuẩn bị các tài liệu và báo cáo cụ thể.
2121 - 2122. Nhà toán học, nhà thống kê
Nhà toán học, nhà thống kê thực hiện việc nghiên cứu, cải tiến và phát triển các khái niệm toán học và thống kê, các học thuyết và mẫu và thuật toán và áp dụng các kiến thức này vào một loạt các công việc trong những lĩnh vực như kỹ thuật, kinh doanh và xã hội hoặc các khoa học khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu, cải tiến và phát triển các học thuyết và thuật toán toán học và thống kê;
- Tư vấn và áp dụng các nguyên tắc các mẫu và thuật toán vào một loạt các công việc trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học sự sống;
- Thực hiện các phân tích logic về các vấn đề quản lý, đặc biệt trong các điều khoản hiệu quả đầu ra - đầu vào, và đưa thành công thức các mẫu toán học của từng vấn đề thường xuyên xảy ra với việc lập trình và giải pháp cho máy tính;
- Thiết kế và đưa vào các hoạt động kế hoạch trợ cấp và cuộc sống, sức khỏe, xã hội và các dạng khác của hệ thống bảo hiểm;
- Áp dụng các học thuyết về toán học, thống kê, xác suất và rủi ro để đánh giá các tác động tài chính tiềm năng của các sự kiện trong tương lai;
- Lập kế hoạch và tổ chức các cuộc điều tra và các thu thập thống kê khác và thiết kế các bảng hỏi;
- Đánh giá, xử lý, phân tích và biên dịch dữ liệu và chuẩn bị các dữ liệu đó để phát hành;
- Tư vấn và ứng dụng các phương pháp thu thập thông tin khác nhau và các phương pháp thống kê và các phương pháp kỹ thuật và xác định độ tin cậy của việc tìm kiếm, đặc biệt là trong các lĩnh vực như kinh doanh hoặc y học cũng như các lĩnh vực khác về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học sự sống;
- Chuẩn bị các tài liệu và báo cáo khoa học;
- Giám sát công việc của các trợ lý toán học, thống kê bảo hiểm và thống kê và nhân viên thống kê.
213. Nhà chuyên môn về khoa học sự sống
Nhà chuyên môn về khoa học sự sống áp dụng kiến thức có được từ nghiên cứu vào cuộc sống của con người, động vật và thực vật, mối quan hệ tương tác lẫn nhau và môi trường để phát triển kiến thức mới, cải thiện sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp và giải quyết các vấn đề về sức khỏe con người và môi trường.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thu thập, phân tích và đánh giá những số liệu từ nghiên cứu hoặc từ thực tế để xác định và phát triển các cách thức và kỹ thuật mới;
- Cung cấp tư vấn và hỗ trợ cho các chính phủ, các tổ chức và các doanh nghiệp về phát triển bền vững sinh thái học của các nguồn tự nhiên.
2131. Nhà sinh vật học, thực vật học, động vật học và các chuyên môn liên quan
Nhà sinh vật học, thực vật học, động vật học và các chuyên môn liên quan nghiên cứu những thực thể sống và những tác động tương tác của chúng với nhau và với môi trường; áp dụng những kiến thức này để giải quyết các vấn đề về sức khỏe con người và các vấn đề về môi trường. Họ làm việc trong các lĩnh vực khác nhau như: thực vật học, động vật học, sinh thái học, sinh vật biển, di truyền học, miễn dịch học, dược học, khoa độc học, sinh vật học, vi khuẩn học và nghiên cứu về virut.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện việc nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm và trong lĩnh vực phát triển những kiến thức khoa học về các thực thể sống; để tìm ra những kiến thức mới; để thử nghiệm các giả thuyết; để giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực như môi trường, nông nghiệp và sức khỏe và để phát triển các sản phẩm mới, các phương pháp, các kỹ thuật mới cho việc sử dụng thuốc, nông nghiệp và môi trường;
- Thiết kế và thực hiện các thí nghiệm và xét nghiệm;
- Thu thập mẫu của con người, động vật, côn trùng và thực vật, số liệu, và nghiên cứu nguồn gốc của chúng, phát triển các dạng thức hóa học và vật lý, cấu trúc, kết cấu và đời sống và phương thức sinh sản;
- Thí nghiệm các vật thể sống bằng các thiết bị, các công cụ chuyên dụng, các kỹ thuật và công nghệ như là kính hiển vi điện tử, phép đo từ xa, hệ thống định vị toàn cầu, công nghệ sinh học, hình ảnh vệ tinh, kỹ thuật gen di truyền, phân tích hình ảnh kỹ thuật số, phản ứng dây chuyền polime hóa và khuôn mẫu máy tính;
- Nhận dạng, phân loại, ghi lại và giám sát các vật thể sống và bảo quản các cơ sở dữ liệu;
- Viết các tài liệu và báo cáo khoa học làm cụ thể hóa các nghiên cứu và các phát minh mới để đưa ra cộng đồng khoa học trên các tạp chí khoa học hoặc trong các cuộc hội thảo để xem xét và thảo luận kỹ hơn;
- Thiết kế và thực hiện việc đánh giá tác động môi trường để xác định các thay đổi do yếu tố thiên nhiên hay con người tạo ra;
- Cung cấp tư vấn cho chính phủ, các tổ chức và các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như bảo tồn thiên nhiên, quản lý các nguồn tự nhiên, những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu và ô nhiễm.
2133. Nhà chuyên môn về bảo vệ môi trường
Nhà chuyên môn về bảo vệ môi trường nghiên cứu và đánh giá các tác động đến môi trường hoạt động của con người như ô nhiễm không khí, nước và tiếng ồn, sự ô nhiễm đất, thay đổi khí hậu và rác thải độc hại và sự cạn kiệt, thoái hóa các nguồn tự nhiên. Các nhà chuyên môn này phát triển các kế hoạch và giải pháp để bảo vệ, bảo tồn, phục hồi, giảm thiểu và bảo vệ các tác hại đến môi trường.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện các nghiên cứu, các thử nghiệm, thu thập mẫu, đi thực tế và phân tích các xét nghiệm để xác định những nguồn gốc của các vấn đề về môi trường và khuyến nghị các giải pháp để bảo vệ, kiểm soát và tái hòa giải các vấn đề về môi trường;
- Đánh giá các tác động có thể, các hoạt động tiềm năng hoặc được đề xuất, các dự án và các phát triển hướng đến môi trường, và các đề xuất để có thể phát triển theo hướng đó;
- Phát triển và điều phối việc thực hiện những hệ thống quản lý môi trường để cho các tổ chức có thể xác định, giám sát và kiểm soát được các tác động do những hoạt động, những ảnh hưởng và các dịch vụ của họ tới môi trường;
- Tiến hành kiểm tra và đánh giá các tác động tới môi trường của các hoạt động, các quy trình, chất thải, tiếng ồn…đang diễn ra;
- Đánh giá mức độ chấp thuận của các tổ chức với chính phủ trong việc thực hiện các quyết định và hướng dẫn về môi trường, xác định những vi phạm, sự quyết tâm thực hiện các hoạt động giải quyết thích hợp;
- Cung cấp các tư vấn và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức trong việc làm sao để giải quyết tốt nhất các vấn đề về môi trường để giảm tác động xấu đến môi trường và giảm thiểu những tổn thất tài chính;
- Phát triển các kế hoạch bảo tồn thiên nhiên.
214. Nhà chuyên môn về kỹ thuật (trừ kỹ thuật điện)
2142. Kỹ sư kỹ thuật xây dựng
Kỹ sư kỹ thuật xây dựng thực hiện các nghiên cứu và tư vấn trong thiết kế và hướng dẫn việc xây dựng và quản lý các hoạt động và duy tu các công trình xây dựng, hoặc nghiên cứu và tư vấn các vấn đề về công nghệ của các nguyên liệu cụ thể.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện nghiên cứu và phát triển các lý thuyết và phương pháp mới và được cải tiến liên quan đến kỹ thuật xây dựng;
- Tư vấn và thiết kế các kết cấu như cầu, đập, bến tầu, đường bộ, sân bay, đường sắt, kênh đào, đường ống, hệ thống thải nước, kiểm soát lũ lụt và các công trình công nghiệp và lớn khác;
- Quyết định và chỉ rõ các phương pháp xây dựng, vật liệu và tiêu chuẩn chất lượng, và chỉ đạo công tác xây dựng;
- Thiết lập các hệ thống kiểm soát và đảm bảo hoạt động chức năng hiệu quả của các cấu trúc cũng như độ an toàn và bảo vệ môi trường;
- Xác định vị trí và chỉnh sửa các sự cố;
- Tổ chức và chỉ đạo bảo dưỡng sửa chữa các cấu trúc hiện có;
- Nghiên cứu và tư vấn về các vấn đề của vật liệu đặc biệt;
- Duy trì đội ngũ kỹ thuật và tư vấn viên với các chuyên gia liên quan khác;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
2144. Kỹ sư cơ học, cơ khí
Kỹ sư cơ học, cơ khí thực hiện nghiên cứu và tư vấn về thiết kế, sản xuất trực tiếp máy móc, cơ khí và máy móc, thiết bị, thiết bị và hệ thống công nghiệp, và tư vấn và chỉ đạo về chức năng, bảo dưỡng và sửa chữa, hoặc nghiên cứu, tư vấn về các vấn đề kỹ thuật đối với vật liệu, các sản phẩm và các quy trình đặc biệt.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Tư vấn và thiết kế máy móc, dụng cụ sản xuất, khai thác, xây dựng và công trình nông nghiệp và các mục đích công nghiệp khác;
- Tư vấn và thiết kế động cơ hơi nước, động cơ đốt trong và những động cơ phi-điện tử khác sử dụng để tạo động lực cho đầu máy xe lửa, phương tiện giao thông đường bộ, hoặc máy bay, hoặc điều khiển các máy móc công nghiệp và máy móc khác;
- Tư vấn và thiết kế hệ thống lực đẩy tầu thuyền, máy móc, thiết bị điện, hệ thống nhiệt và thông gió, cơ cấu lái, bơm và các thiết bị cơ khí khác;
- Tư vấn và thiết kế các thân máy và các kết cấu bên trên boong tầu;
- Tư vấn và thiết kế khung máy bay, bánh máy bay và các thiết bị khác của máy bay;
- Tư vấn và thiết kế thân của các phương tiện giao thông đường bộ, các hệ thống giảm xóc, phanh, và các bộ phận khác;
- Tư vấn và thiết kế các hệ thống làm nóng, thông hơi, và làm lạnh và các thiết bị khác;
- Tư vấn và thiết kế máy móc, thiết bị cơ khí và thiết bị để giải phóng. kiểm soát và sử dụng năng lượng hạt nhân;
- Tư vấn và thiết kế các bộ phận phi điện của bộ máy hoặc các sản phẩm như máy chữ, máy tính, các dụng cụ chính xác, máy ảnh, máy chiếu, v.v;
- Xác định và kiểm tra các biện pháp sản xuất, lắp đặt, máy móc nông nghiệp, và máy móc khác, máy móc, dụng cụ, động cơ, máy móc, thiết bị, thiết bị và hệ thống công nghiệp;
- Thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát để đảm bảo hoạt động chức năng hiệu quả và độ an toàn của máy móc, dụng cụ, động cơ, máy móc, thiết bị, thiết bị và hệ thống công nghiệp;
- Xác định vị trí và chỉnh sửa các sự cố;
- Tổ chức và chỉ đảo bảo dưỡng, và sửa chữa những máy móc, công cụ, động cơ, máy móc, thiết bị, thiết bị hoặc hệ thống hiện có;
- Nghiên cứu và tư vấn về các vấn đề công nghệ của các vật liệu, sản phẩm và quy trình cụ thể;
- Duy trì đội ngũ kỹ thuật và tư vấn viên với các chuyên gia liên quan khác;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
2145. Kỹ sư hóa học
Kỹ sư hóa học thực hiện nghiên cứu, phát triển, tư vấn và chỉ đạo các quy trình hóa học trong lĩnh vực thương mại và sản xuất các chất và mặt hàng khác nhau như dầu thô, dẫn xuất dầu, lương thực và đồ uống, dược phẩm hoặc các chất tổng hợp, bảo dưỡng trực tiếp và sửa chữa máy móc thiết bị công nghiệp hoặc nghiên cứu và tư vấn các vấn đề về công nghệ liên quan đến các vật liệu, sản phẩm và các quá trình cụ thể
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện nghiên cứu và tư vấn, phát triển các quy trình hóa chất thương mại để lọc dầu và các chất lỏng khác hoặc khí và sản xuất các chất và hàng hóa như dẫn xuất dầu, chất nổ, lương thực và đồ uống, dược phẩm, hoặc các vật liệu tổng hợp khác;
- Xác định các vấn đề liên quan về xây dựng các máy móc sản xuất hóa chất;
- Xác định các phương pháp sản xuất, vật liệu và tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo chúng đồng bộ với các chi tiết kỹ thuật;
- Lập các tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả của hoạt động sản xuất;
- Xác định và chỉnh sửa các sự cố;
- Tổ chức và chỉ đạo bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị hiện có;
- Nghiên cứu và tư vấn về các vấn đề về công nghệ liên quan đến các vật liệu, sản phẩm và các quá trình cụ thể;
- Duy trì đội ngũ kỹ thuật và tư vấn viên với các chuyên gia liên quan khác;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
2146. Kỹ sư khai thác mỏ, luyện kim và các ngành liên quan Kỹ sư khai thác mỏ, luyện kim và các ngành liên quan nghiên cứu, thiết kế, phát triển và duy trì các phương pháp thương mại để khai thác kim loại từ quặng hoặc khoáng sản, nước, dầu hoặc khí từ vỏ trái đất và phát triển các hợp kim, gốm và các vật liệu khác, hoặc nghiên cứu và tư vấn các vấn đề về công nghệ liên quan đến các vật liệu, sản phẩm và các quá trình cụ thể
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu và tư vấn, thiết kế và phát triển các biện pháp mới hoặc cải tiến để thực hiện các công việc khai thác quặng, dầu, khí hoặc nước;
- Quyết định các biện pháp phù hợp để khai khoáng và khai thác mỏ hiệu quả, các loại máy móc được sử dụng, lập ra các sơ đồ và chỉ đạo xây dựng hầm lò và đường hầm;
- Quyết định khu vực khoan đào và lập các biện pháp kiểm soát dòng chảy của nước, dầu và khí từ nguồn;
- Lập kế hoạch và hướng dẫn lưu trữ, xử lý sơ bộ và vận chuyển nước, dầu và khí;
- Lập các tiêu chuẩn an toàn và các quy trình và các dụng cụ sơ cứu, đặc biệt ở dưới lòng đất;
- Nghiên cứu, phát triển các biện pháp khai thác kim loại từ các mỏ quặng và tư vấn các ứng dụng của nó;
- Nghiên cứu các tính chất của kim loại, hợp kim, phát triển các hợp kim mới và tư vấn, giám sát các vấn đề kỹ thuật đối với việc sản xuất và chế biến kim loại và hợp kim;
- Nghiên cứu và tư vấn về các vấn đề công nghệ của các vật liệu và quy trình đặc biệt;
- Duy trì đội ngũ kỹ thuật và tư vấn viên với các chuyên gia liên quan khác, đặc biệt các nhà địa lý hoặc và các nhà địa vật lý;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
2149. Kỹ sư kỹ thuật khác chưa được phân loại
Nhóm này bao gồm kiến trúc sư, kỹ sư và các nghề liên quan chưa được phân vào nhóm 214.
Ví dụ, nhóm này được liệt kê thành những người thực hiện nghiên cứu, tư vấn hoặc phát triển các quá trình liên quan đến hiệu quả sản xuất và tổ chức công việc, cũng như những người thực hiện điều tra số lượng và những người nghiên cứu, tư vấn về công nghệ của các vật liệu, sản phẩm và quy trình sản xuất cụ thể.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Tham khảo các nhà quản lý và giám sát và tư vấn về kế hoạch và phương pháp sản xuất;
- Tham khảo các nhà quản lý và giám sát và tư vấn về các biện pháp thúc đẩy hiệu quả, độ an toàn và sử dụng kinh tế đội ngũ nhân viên, vật liệu và thiết bị;
- Đưa ra các kiến nghị liên quan đến các phương pháp làm việc và kết quả hoạt động và giám sát việc thực hiện;
- Đưa ra các kiến nghị và tham khảo thời gian và động lực tổ chức công việc;
- Tư vấn các kế hoạch hiệu quả nhất của thiết bị máy móc và cơ sở;
- Xác định các mối rủi ro tiềm tàng và giới thiệu các quy trình và thiết bị an toàn;
- Chuẩn bị và giám sát các ước tính chi phí và hóa đơn số lượng của các dự án kiến trúc và xây dựng;
- Nghiên cứu và tư vấn về công nghệ các quy trình sản xuất cụ thể, ví dụ những quy trình liên quan đến thủy tinh, gốm, may mặc, đồ da, gỗ và in ấn;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
22. Nhà chuyên môn về sức khỏe
Nhà chuyên môn về sức khỏe nghiên cứu, cải tiến và phát triển các khái niệm, lý thuyết và các phương pháp hoạt động, áp dụng các kiến thức khoa học liên quan đến dược phẩm, nha khoa, thuốc thú y, dược khoa và phát triển y tế.
Nhiệm vụ thường bao gồm: thực hiện nghiên cứu và tiếp thu các kiến thức khoa học thông qua nghiên cứu về các rối loạn chức năng và bệnh tật của con người và vật nuôi và cách thức điều trị; tư vấn và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và cứu thương, hay phát triển y tế, chuẩn bị báo cáo và tài liệu khoa học.
Có thể giám sát các nhân viên khác.
221. Bác sĩ y khoa
Bác sĩ y khoa nghiên cứu, cải tiến và phát triển các khái niệm, lý thuyết và biện pháp hoạt động và áp dụng các biện pháp cứu chữa.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện nghiên cứu sự rối loạn chức năng hay bệnh tật ở người và phương pháp phòng ngừa và cứu chữa;
- Tiến hành các cuộc kiểm tra y khoa và chẩn đoán bệnh;
- Kê đơn và đưa ra phương pháp chữa cho các bệnh, rối loạn chức năng hoặc thương tật được chẩn đoán;
- Đưa ra cách điều trị y tế và phẫu thuật đặc biệt đối với một số các bệnh, rối loạn chức năng và thương tật;
- Đưa ra lời khuyên và áp dụng các phương pháp y tế phòng ngừa và các biện pháp chữa trị;
- Tham gia phát triển và thực hiện luật và quy định về y tế công cộng để bảo vệ và phát triển sức khỏe trong cộng đồng;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
Ví dụ về ngành nghề này được liệt kê sau đây:
- Bác sĩ y khoa;
- Bác sĩ nhãn khoa;
- Bác sĩ điều trị;
- Bác sĩ tâm thần;
- Bác sĩ phẫu thuật.
222. Y tá và hộ sinh
Y tá và hộ sinh áp dụng các khái niệm và quy tắc về y tế liên quan đến việc sinh đẻ và phục vụ các bệnh nhân bị ốm, bị thương hoặc tàn tật và chăm sóc bà mẹ và trẻ em sơ sinh.
Nhiệm vụ cụ thể là: giúp bác sĩ y tế áp dụng các biện pháp phòng và chữa bệnh, giải quyết các ca bệnh khẩn cấp nếu có; cung cấp dịch vụ điều dưỡng chuyên nghiệp, chăm sóc và đưa ra lời khuyên cho những bệnh nhân đau, ốm, bị thương, bị khuyết tật trí lực và thể lực và các bệnh nhân cần chăm sóc khác, hướng dẫn các trợ tá khác, hỗ trợ việc sinh đẻ và hướng dẫn các bà mẹ chăm sóc trẻ. Có thể giám sát các nhân viên khác nếu cần.
Lưu ý rằng, tùy vào những nhiệm vụ cụ thể và mức độ trách nhiệm thực hiện, cũng như những yêu cầu về giáo dục và đào tạo quốc gia, có thể phân loại một số, hoặc tất cả những nghề nghiệp thuộc nhóm này chính xác theo phân nhóm các nghề liên quan đến y tá và hộ sinh.
225. Bác sĩ thú y
2250. Bác sĩ thú y
Thực hiện nghiên cứu, cải tiến, phát triển các khái niệm, học thuyết và phương pháp hoạt động, và áp dụng các kiến thức y khoa vào lĩnh vực thú y.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu, cải tiến và phát triển các khái niệm, học thuyết và phương pháp hoạt động;
- Thực hiện kiểm tra và chẩn đoán bệnh và vết thương trên động vật;
- Thực hiện các biện pháp chữa trị y khoa và phẫu thuật trên động vật;
- Thử nghiệm trên bò sữa và các đàn gia súc khác và tiêm chủng cho gia súc chống lại bệnh tật;
- Tư vấn về chăm sóc và chăn nuôi gia súc;
- Kiểm tra chất lượng, sự nguyên chất, an toàn của thức ăn làm hoàn toàn hoặc 1 phần từ các nguyên liệu thô có nguồn gốc từ động vật dự định để con người tiêu dùng;
- Hỗ trợ về các vấn đề bệnh dịch và X-quang và các chăm sóc khác đối với sức khỏe của động vật;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
Ví dụ về ngành nghề này được liệt kê sau đây:
- Bác sĩ thú y;
- Bác sĩ thú y về dịch bệnh.
2261. Bác sĩ nha khoa
Bác sĩ nha khoa nghiên cứu, cải tiến, phát triển các khái niệm, học thuyết và phương pháp hoạt động và áp dụng các kiến thức y khoa vào lĩnh vực nha khoa.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện nghiên cứu về những rối loạn chức năng hay bệnh về răng miệng và các phương pháp phòng và chữa;
- Thực hiện chẩn đoán, tư vấn về các phương pháp chữa trị nha khoa cần thiết;
- Điều trị bằng cách phẫu thuật, y tế, hay hình thức khác đối với một số các loại bệnh và rối loạn răng miệng;
- Tham gia các hoạt động cộng đồng để duy trì và cải tiến về tiêu chuẩn về sức khỏe răng miệng và chăm sóc nha khoa;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2262. Dược sĩ
Dược sĩ nghiên cứu, cải tiến, phát triển các khái niệm, học thuyết và phương pháp hoạt động dược phẩm bằng cách chuẩn bị, phân phối và bán dược phẩm và thuốc.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chuẩn bị và chỉ đạo chuẩn bị dược phẩm theo đơn đã kê của bác sĩ y khoa, nha khoa, bác sĩ thú y và theo liều lượng cho trước;
- Kiểm tra đơn để bảo đảm rằng lượng thuốc kê không vượt quá mức cho phép và hướng dẫn sử dụng cho bệnh nhân hoặc những người mua thuốc và tư vấn về các loại thuốc tương khắc nhau;
- Phân phối thuốc và dược phẩm tại bệnh viện và bán thuốc trong các nhà thuốc;
- Giữ các hóa đơn, đặc biệt đối với các chất gây mê, chất độc và các thuốc gây nghiện;
- Thử nghiệm thuốc để xác định tính chất, độ tinh chất và tác dụng;
- Tham gia phát triển các biện pháp kiểm soát và quy định;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo khoa học;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
23. Nhà chuyên môn về giáo dục
Nhà chuyên môn về giáo dục dạy các lý thuyết và thực hành về một hay nhiều môn học ở các cấp giáo dục khác nhau, thực hiện nghiên cứu và cải tiến phát triển khái niệm, lý thuyết và các biện pháp hoạt động gắn với các môn cụ thể và chuẩn bị tài liệu và giáo trình.
Nhiệm vụ của nghề nghiệp nhóm này thường bao gồm: tổ chức lớp, khóa học, hướng dẫn ở cấp học cụ thể, cho mục đích giáo dục và hướng nghiệp, bao gồm các bài học cá nhân, tổ chức các chương trình xóa mù chữ cho người lớn; dạy và đào tạo những người khuyết tật, thiết kế và chỉnh sửa chương trình giảng dạy, kiểm tra và tư vấn các phương pháp dạy học và trợ giảng; tham gia vào các quyết định liên quan đến tổ chức các hoạt động giảng dạy và các hoạt động có liên quan ở trường học và đại học; tổ chức nghiên cứu đối với các môn học cụ thể của mình nhằm cải tiến và phát triển khái niệm, lý thuyết và phương pháp hoạt động để ứng dụng vào các lĩnh vực chuyên môn và các lĩnh vực khác; chuẩn bị tài liệu và giáo trình giảng dạy. Giám sát các giáo viên khác khi cần.
Lưu ý rằng, tùy vào nhiệm vụ cụ thể và mức độ trách nhiệm thi hành, cũng như yêu cầu về giáo dục và đào tạo của nhà nước, có thể phân loại một số nghề nghiệp thuộc nhóm này vào nhóm Nhà chuyên môn giáo dục. Nhóm này liên quan đến các nghề nghiệp được liệt kê tại nhóm giáo viên tiểu học và mẫu giáo và giáo dục đặc biệt
231. Giáo viên đại học và cao đẳng
Giáo viên đại học và cao đẳng dạy các môn ở một số hoặc các cấp, sau khi kết thúc giáo dục phổ thông, thực hiện nghiên cứu và cải tiến, phát triển khái niệm, lý thuyết, phương pháp hoạt động, chuẩn bị tài liệu và sách giảng dạy.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thiết kế và chỉnh sửa chương trình giảng dạy và chuẩn bị các khóa học nghiên cứu theo yêu cầu;
- Giảng dạy và tổ chức hướng dẫn, thảo luận, và thí nghiệm;
- Khuyến khích sinh viên thảo luận và tư duy độc lập;
- Giám sát, nếu cần, các công tác thí nghiệm và thực hành của sinh viên;
- Quản lý, đánh giá và chấm điểm các bài kiểm tra;
- Chỉ dẫn sinh viên và các thành viên trong khoa nghiên cứu;
- Nghiên cứu và phát triển các khái niệm, lý thuyết và các biện pháp hoạt động để ứng dụng trong lĩnh vực chuyên môn và các lĩnh vực khác;
- Chuẩn bị tài liệu, sách báo, sách giảng dạy;
- Tham gia các cuộc hội thảo và thảo luận;
- Tham gia quá trình quyết định liên quan đến các vấn đề về khoa, ngân sách, và các chính sách khác;
- Trợ giúp các hoạt động ngoại khóa như thảo luận chuyên đề;
- Thực hiện các công việc liên quan khác;
- Giám sát các giáo viên khác.
233. Giáo viên trung học
Giáo viên trung học dạy một hoặc nhiều môn, với mục đích giáo dục hoặc hướng nghiệp, ở một số hoặc tất cả các bậc giữa thời kỳ kết thúc giáo dục tiểu học và trước khi bắt đầu học cấp cao đẳng và đại học.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm: thiết kế và chỉnh sửa chương trình giảng dạy; tổ chức lớp, khóa học về một hay nhiều môn với mục đích giáo dục và hướng nghiệp, bao gồm các bài học cá nhân, tổ chức các chương trình xóa mù chữ cho người lớn; tham gia vào các quyết định liên quan đến tổ chức các hoạt động giảng dạy và các hoạt động có liên quan ở trường học và đại học; giám sát các giáo viên khác khi cần.
2330. Giáo viên trung học
Giáo viên trung học dạy một hoặc nhiều môn, với mục đích giáo dục hoặc hướng nghiệp, ở 1 số hoặc tất cả các bậc giữa thời kỳ kết thúc giáo dục tiểu học và trước khi bắt đầu học cấp cao đẳng và đại học.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thiết kế và chỉnh sửa chương trình giảng dạy và chuẩn bị các khóa học đào tạo cũng như hướng nghiệp, các khóa nghiên cứu theo yêu cầu;
- Giảng dạy môn học của mình và giám sát công việc và quy định của lớp học;
- Chuẩn bị, phân công và chữa bài tập;
- Quản lý và chấm điểm bài kiểm tra và bài thi để đánh giá tiến bộ của học sinh;
- Chuẩn bị báo cáo về công tác học sinh và liên lạc với các giáo viên khác và phụ huynh học sinh;
- Dạy đọc, viết và các bộ môn cơ bản khác cho người lớn;
- Tham gia các cuộc họp liên quan đến chính sách giáo dục và tổ chức;
- Tổ chức và trợ giúp các hoạt động như thảo luận chuyên đề hoặc câu lạc bộ;
- Giảng dạy cá nhân;
- Thực hiện các công việc liên quan khác;
- Giám sát các giáo viên khác.
234. Giáo viên tiểu học và mầm non
Giáo viên tiểu học và mầm non giảng dạy các môn học ở cấp giáo dục tiểu học và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ nhỏ dưới độ tuổi học tiểu học.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm: chuẩn bị chương trình học và hướng dẫn các môn học của cấp tiểu học, lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ, các kỹ năng vật lý và xã hội; chuẩn bị báo cáo. Giám sát các giáo viên khác nếu cần.
Lưu ý rằng, tùy vào nhiệm vụ cụ thể và mức độ trách nhiệm thi hành, cũng như yêu cầu về giáo dục và đào tạo của nhà nước, có thể phân loại một số nghề nghiệp thuộc nhóm này vào nhóm Nghề phụ trợ giáo viên tiểu học và nhóm nghề phụ trợ giáo viên mầm non. Nhóm nghề này được chia thành:
Giáo viên tiểu học và giáo viên mầm non
2341. Giáo viên tiểu học
Giáo viên tiểu học dạy các môn học ở cấp tiểu học.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chuẩn bị chương trình học và hướng dẫn các lĩnh vực như đọc, viết, số học và các môn khác được miêu tả trong chương trình giảng dạy;
- Chuẩn bị, quản lý, chấm điểm bài thi, bài tập để đào tạo học sinh và để đánh giá sự tiến bộ của học sinh, đưa ra các hướng dẫn cho học sinh yếu kém nếu cần thiết;
- Tổ chức và giám sát các hoạt động ngoại khóa của học sinh;
- Khuyến khích sự phát triển của cá nhân học sinh, thảo luận sự tiến bộ của học sinh với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm;
- Giám sát học sinh trong lớp học và các lĩnh vực khác của trường học;
- Chuẩn bị báo cáo;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2342. Giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non tổ chức các trò chơi theo nhóm và cá nhân và các hoạt động giáo dục để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển trí lực, thể lực và xã hội của trẻ nhỏ dưới độ tuổi đi học.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động được thiết kế để hỗ trợ sự phát triển kỹ năng vật chất và xã hội của trẻ nhỏ;
- Thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua kể chuyện, chơi trò chơi, các bài hát, thơ, và các cuộc nói chuyện và thảo luận;
- Quan sát trẻ để đánh giá và thảo luận sự tiến bộ và các vấn đề có thể với phụ huynh;
- Giám sát hoạt động của trẻ để đảm bảo an toàn và giải quyết những tranh chấp;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
24. Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý
Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý thực hiện các nhiệm vụ mang tính phân tích, khái niệm và thực tế để cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, phát triển nguồn nhân lực, quan hệ cộng đồng và marketing, kinh doanh trong lĩnh vực kỹ thuật, y tế và công nghệ thông tin liên lạc và thực hiện các đánh giá về cấu trúc, phương pháp và hệ thống mang tính tổ chức cũng như các phân tích định lượng về thông tin có ảnh hưởng đến các chương trình đầu tư.
Nghề này thường bao gồm: thu thập, phân tích và phiên dịch thông tin về khả năng tài chính, cấu trúc chi phí và hiệu quả thương mại của các tổ chức; thực hiện kiểm toán, chuẩn bị báo cáo tài chính và đánh giá kế hoạch tài chính, kiểm soát các hệ thống ngân khố cho tổ chức; phát triển và đánh giá các kế hoạch và chiến lược tài chính, thực hiện các đơn đặt hàng mua và bán, và đàm phán việc mua và bán hàng hóa; phát triển, tiến hành và đánh giá việc tuyển dụng nhân sự, chương trình đào tạo và phát triển nhân lực; nghiên cứu, phát triển và thực hiện các chiến dịch marketing và quan hệ cộng đồng; nghiên cứu và phát triển các biện pháp và chính sách để nâng cao và thúc đẩy hoạt động và hiệu quả kinh doanh và chính quyền; tiếp thu và cập nhật kiến thức của người tuyển dụng và hàng hóa dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, các điều kiện thị trường; đánh giá nhu cầu của khách hàng, giải thích và chứng minh hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng.
241. Nhà chuyên môn về tài chính
Nhiệm vụ của nhóm này thường bao gồm: thu thập, phân tích và phiên dịch thông tin về khả năng tài chính, cấu trúc chi phí và hiệu quả thương mại của các tổ chức; thực hiện kiểm toán, chuẩn bị báo cáo tài chính và đánh giá kế hoạch tài chính, kiểm soát các hệ thống ngân khố cho tổ chức; phát triển và đánh giá các kế hoạch và chiến lược tài chính, thực hiện các đơn đặt hàng mua và bán, và đàm phán việc mua và bán hàng hóa; phát triển, tiến hành và đánh giá việc tuyển dụng nhân sự, chương trình đào tạo và phát triển nhân lực; nghiên cứu, phát triển và thực hiện các chiến dịch marketing và quan hệ cộng đồng; nghiên cứu và phát triển các biện pháp và chính sách để nâng cao và thúc đẩy hoạt động và hiệu quả kinh doanh và chính quyền; tiếp thu và cập nhật kiến thức của người tuyển dụng và hàng hóa dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và các điều kiện thị trường; đánh giá nhu cầu của khách hàng và giải thích và chứng minh hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng.
Nghề này bao gồm: chuẩn bị và tổ chức các báo cáo tài chính cho một tổ chức; đánh giá tư liệu tài chính của một tổ chức; tư vấn tài chính cho các cá nhân và tổ chức; chuẩn bị các báo cáo phân tích liên quan đến từng lĩnh vực cũng như tổng thể nền kinh tế.
2411. Kế toán
Kế toán viên lập kế hoạch, tổ chức và điều hành hệ thống kế toán cho cá nhân và tổ chức. Một số nghề được phân loại sau đây làm nhiệm vụ kiểm tra và phân tích tài liệu kiểm toán và tài chính của các cá nhân và tổ chức để đảm bảo tính chính xác và đồng bộ với các tiêu chuẩn và quy trình kiểm toán.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Tư vấn, lập kế hoạch và thiết lập ngân sách, kiểm soát tài khoản và các chính sách và hệ thống kiểm toán khác;
- Chuẩn bị và xác thực báo cáo tài chính để trình bầy, để phục vụ quản lý, cổ đông và các cơ quan theo luật định và các cơ quan khác;
- Chuẩn bị hoàn thuế, tư vấn các vấn đề về thuế và tranh luận về các tranh chấp trước quan chức thuế;
- Chuẩn bị và báo cáo tiềm năng lợi nhuận và ngân sách;
- Thực hiện điều tra tài chính trong những vấn đề như nghi ngờ gian lận, tình trạng không trả được nợ và phá sản;
- Kiểm toán các tài khoản và sổ sách cất giữ;
- Thực hiện điều tra và tư vấn về quản lý các vấn đề quản lý như hiệu quả, cổ phiếu, doanh thu, sản phẩm mới, v.v;
- Thiết lập và kiểm soát hệ thống xác định chi phí đơn vị của các sản phẩm và dịch vụ.
2412. Nhà tư vấn tài chính và đầu tư
Nhà tư vấn tài chính và đầu tư phát triển các kế hoạch tài chính cho các cá nhân, tổ chức và thay mặt họ đầu tư, quản lý ngân sách.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Xây dựng và duy trì cơ sở khách hàng;
- Phỏng vấn khách hàng để xác định tình trạng và mục tiêu tài chính, dung sai rủi ro và các thông tin khác cần thiết để phát triển kế hoạch tài chính và các chiến lược đầu tư;
- Lập các mục tiêu tài chính, phát triển và thực hiện các chiến lược để đạt mục tiêu tài chính;
- Sắp xếp để mua và bán cổ phiếu, trái phiếu cho khách hàng;
- Kiểm tra việc thực hiện đầu tư, đánh giá và xem xét các kế hoạch đầu tư dựa trên các nhu cầu đã được điều chỉnh và biến động thị trường;
- Khuyến nghị và sắp xếp bảo hiểm cho khách hàng.
2413. Nhà phân tích tài chính
Nhà phân tích tài chính thực hiện các phân tích định tính các thông tin có ảnh hưởng đến các chương trình đầu tư hoặc các thể chế công cộng hoặc tư nhân.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Phân tích thông tin tài chính để đưa ra dự báo về tình hình kinh doanh, công việc và khả năng kinh tế để sử dụng trong việc đưa ra quyết định tài chính;
- Duy trì kiến thức và theo sát sự phát triển của các lĩnh vực công nghệ của công việc, kinh doanh, tài chính và lý thuyết kinh tế;
- Dịch giải các số liệu ảnh hưởng tới chương trình đầu tư như giá cả, năng suất, sự ổn định, xu hướng tương lai trong rủi ro đầu tư và những ảnh hưởng kinh tế;
- Giám sát sự phát triển kinh tế, công việc và khả năng phát triển thông qua việc phân tích thông tin từ các ấn phẩm và dịch vụ tài chính, các doanh nghiệp ngân hàng đầu tư, cơ quan chính phủ, ấn phẩm thương mại, nguồn từ các công ty và phỏng vấn cá nhân;
- Đề xuất đầu tư và thời gian đầu tư cho công ty, cán bộ công ty đầu tư hoặc dân chúng;
- Quyết định giá chứng khoán cung cấp và bán ra công chúng;
- Chuẩn bị kế hoạch hành động đầu tư dựa trên các phân tích tài chính;
- Đánh giá và so sánh chất lượng tương đối của các loại chứng khoán ở từng ngành;
- Thuyết trình báo cáo hoặc trình bày báo cáo bằng văn bản về các xu hướng kinh tế chung, các công ty tư nhân và tổng thể các ngành.
242. Nhà chuyên môn về quản trị
Nhà chuyên môn về quản trị ứng dụng các khái niệm và lý thuyết liên quan để nâng cáo tính hiệu quả của các tổ chức và cá nhân trong tổ chức.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm: đánh giá cấu trúc của các tổ chức và đề xuất các lĩnh vực cần cải tiến bảo đảm các hoạt động của tổ chức phù hợp với mục tiêu của tổ chức; tuyển dụng, đào tạo, phát triển và hướng dẫn cán bộ trong tổ chức.
2421. Nhà phân tích tổ chức và quản lý
Nhà phân tích tổ chức và quản lý hỗ trợ tổ chức đạt được hiệu quả tốt hơn và giải quyết các vấn đề của tổ chức. Họ nghiên cứu các cấu trúc, phương pháp, hệ thống và quy trình tổ chức.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Hỗ trợ và khuyến khích đưa ra các mục tiêu, chiến lược và kế hoạch nhằm hài lòng khách hàng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tổ chức;
- Phân tích và đánh giá các hệ thống và cấu trúc hiện có;
- Thảo luận về các hệ thống hiện có với nhân viên và quan sát các hệ thống ở các cấp của tổ chức;
- Hướng khách hàng tới một tổ chức hiệu quả hơn và phát triển các giải pháp cho các vấn đề về mặt tổ chức;
- Thực hiện và xem xét các nghiên cứu bằng việc phân tích những biện pháp và thủ tục hiện có và được đề xuất ví dụ như thủ tục hành chính và văn phòng;
- Ghi lại và phân tích các biểu đồ phát triển, hồ sơ, báo cáo, hướng dẫn và các bản miêu tả công việc;
- Chuẩn bị và đưa ra các đề xuất để xem xét các biện pháp và thủ tục, luân chuyển công tác, xác định lại các chức năng công việc và giải quyết các vấn đề về tổ chức;
- Hỗ trợ việc thực hiện các đề xuất được thông qua, đưa ra các hướng dẫn đã sửa đổi và các sách hướng dẫn quy trình và soạn thảo các tài liệu khác;
- Đánh giá các quy trình hoạt động và tư vấn cho những trường hợp chệch hướng khỏi quy trình và tiêu chuẩn.
2422. Nhà chuyên môn về quản trị chính sách
Nhà chuyên môn về quản trị chính sách phát triển và phân tích chính sách hướng dẫn thiết kế, tiến hành và chỉnh sửa các hoạt động và chương trình thương mại và của chính phủ.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Liên hệ và tư vấn cho các nhà quản lý chương trình và các bên quan tâm khác để xác định nhu cầu chính sách;
- Đánh giá những chính sách và pháp luật hiện có để phát hiện những điều khoản không hợp lý và không hợp thời;
- Nghiên cứu những xu hướng xã hội, kinh tế và công việc, những kỳ vọng của khách hàng về những chương trình và dịch vụ cung cấp;
- Trình bày và phân tích các lựa chọn chính sách, chuẩn bị tài liệu sơ bộ và những đề xuất cho những thay đổi chính sách, và tư vấn về những lựa chọn ưu tiên;
- Đánh giá những ảnh hưởng, những tác động tài chính, mối liên hệ với các chương trình khác và tính khả thi của các chính sách chính trị và hành chính;
- Tiến hành đánh giá nguy cơ và rủi ro và đưa ra những phản hồi;
- Xem xét các hoạt động và chương trình để đảm bảo phù hợp với các chính sách của tổ chức.
2423. Nhà chuyên môn về nhân sự
Nhà chuyên môn về nhân sự cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp liên quan đến chính sách nhân sự như tuyển dụng và phát triển nhân sự, phân tích nghề nghiệp và hướng nghiệp.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Tư vấn và thực hiện các chức năng nhân sự liên quan đến tuyển dụng, chuyển công tác, đào tạo, thăng tiến, bồi thường và các mối quan hệ quản lý nhân viên và những lĩnh vực khác của chính sách nhân sự;
- Nghiên cứu và phân tích công việc thực hiện tại đơn vị bằng các cách thức khác nhau như phỏng vấn nhân công, nhà quản lý và mô tả chi tiết vị trí, công việc cũng như nghề nghiệp từ những thông tin thu được;
- Chuẩn bị các thông tin về nghề nghiệp và làm việc về các hệ thống phân loại nghề nghiệp;
- Tư vấn và làm việc về các lĩnh vực nêu trên và những lĩnh vực khác liên quan đến phân tích công việc và nghề nghiệp ở những mặt như quản lý nhân sự, nghiên cứu và kế hoạch nguồn lực lao động, đào tạo, hoặc thông tin nghề nghiệp và hướng nghiệp;
- Nghiên cứu và tư vấn cho các cá nhân về các cơ hội tuyển dụng, những lựa chọn nghề, giáo dục và đào tạo bậc cao nếu cần.
2424. Nhà chuyên môn về đào tạo và phát triển nhân viên
Nhà chuyên môn về đào tạo và phát triển nhân viên lập kế hoạch, phát triển, thực hiện và đánh giá các chương trình đào tạo và phát triển nhằm đảm bảo công tác quản lý và nhân viên đạt được trình độ và phát triển năng lực do tổ chức yêu cầu để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Xác định nhu cầu đào tạo và các yêu cầu của cá nhân và tổ chức;
- Lập mục tiêu phát triển nguồn nhân lực và đánh giá những thành quả học tập;
- Chuẩn bị tài liệu và trợ giúp đào tạo mang tính hướng dẫn như sách bỏ túi, các trợ giúp về phương tiện nghe nhìn, các bài giảng trực tuyến, các mẫu chứng minh, tài liệu tham khảo hỗ trợ;
- Thiết kế, phối hợp, lên kế hoạch và tổ chức các chương trình đào tạo, phát triển và phát triển các chương trình thực hiện dưới hình thức hướng dẫn cho cá nhân hoặc nhóm, tổ chức các cuộc hội thảo, cuộc họp, biểu dương và hội nghị;
- Liên hệ với các nhà cung cấp đào tạo bên ngoài để sắp xếp tổ chức các chương trình đào tạo và phát triển cụ thể;
- Thúc đẩy các hoạt động đào tạo và phát triển trong và ngoài nước và đánh giá các hoạt động thúc đẩy này;
- Giám sát và thực hiện đánh giá đang tiến hành, đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo trong và ngoài nước, xem xét và chỉnh sửa các mục tiêu, phương pháp đào tạo và các khóa đào tạo;
- Thu thập, điều tra và nghiên cứu các tài liệu cơ sở để có kiến thức về các chuyên môn và hệ thống khác nhau.
2434. Nhà chuyên môn về bán hàng hóa trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông
Nhà chuyên môn về bán hàng hóa trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông bán ở cấp độ bán sỉ, các sản phẩm phần cứng, phần mềm máy tính và các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ CNTT truyền thông khác bao gồm lắp đặt máy móc và cung cấp thông tin chuyên dụng theo yêu cầu.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Tìm hiểu nhu cầu và bán hàng theo dạng bán lẻ, bán công nghiệp, bán buôn và các dạng khác;
- Bán các vật tư, thiết bị kỹ thuật và các dịch vụ liên quan cho các tổ chức kinh doanh hoặc các cá nhân;
- Thảo luận các nhu cầu của khách hàng mới và hiện có, cung cấp các thông tin chuyên môn để các vật tư, trang thiết bị và các dịch vụ đặc biệt có thể thỏa mãn các nhu cầu đó;
- Báo giá, đàm phán giá và các điều khoản tín dụng, hoàn thiện hợp đồng và ghi các đơn đặt hàng;
- Cập nhật hồ sơ khách hàng và chuẩn bị báo cáo bán hàng;
- Sắp xếp thực hiện vận chuyển hàng hóa, lắp đặt trang thiết bị và các điều khoản dịch vụ;
- Báo cáo sự phản ứng của khách hàng và các yêu cầu với nhà sản xuất.
25. Nhà chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông
Nhà chuyên môn trong lĩnh vực CNTT và truyền thông thực hiện việc nghiên cứu, lập kế hoạch, thiết kế, viết, thử, cung cấp tư vấn và cải thiện hệ thống CNTT, phần cứng, phần mềm và các khái niệm liên quan tới các ứng dụng cụ thể; phát triển các tài liệu liên quan bao gồm các nguyên tắc, chính sách, thủ tục, thiết kế, phát triển, kiểm soát, duy trì và hỗ trợ cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin khác để đảm bảo thực hiện tốt nhất và đầy đủ và an toàn dữ liệu.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm: nghiên cứu việc sử dụng CNTT trong các chức năng công việc và những lĩnh vực được xác định là có sự cải thiện và nghiên cứu những ảnh hưởng trên lý thuyết và các phương pháp hoạt động của việc sử dụng máy tính; đánh giá, lập kế hoạch và thiết kế các đặc điểm kỹ thuật phần cứng hoặc phần mềm cho các ứng dụng cụ thể bao gồm: internet, mạng nội bộ intranet và hệ thống truyền thông đa phương tiện; thiết kế, viết, thử nghiệm và duy trì các chương trình máy tính; thiết kế và phát triển kiến trúc cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu; phát triển và thực hiện những kế hoạch an ninh và chính sách quản trị dữ liệu và quản lý mạng máy tính và các môi trường tin học liên quan; phân tích, phát triển, phiên dịch và đánh giá thiết kế hệ thống phức tạp và đặc điểm kỹ thuật kiến trúc, mẫu dữ liệu và biểu đồ trong sự phát triển, cấu hình và sự tích hợp của các hệ thống máy tính
251. Nhà chuyên môn về phân tích và phát triển phần mềm và các ứng dụng
Nhà chuyên môn về phân tích và phát triển phần mềm và các ứng dụng thực hiện việc nghiên cứu, lập kế hoạch, thiết kế, viết, thử nghiệm, cung cấp tư vấn cải thiện hệ thống CNTT như phần cứng, phần mềm và các ứng dụng khác để thỏa mãn các yêu cầu cụ thể.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm: nghiên cứu việc sử dụng CNTT vào các chức năng công việc và những lĩnh vực được xác định là có sự cải thiện về hiệu quả một cách tối đa; thực hiện nghiên cứu các tác động trên lý thuyết và các phương pháp thực hiện của việc sử dụng máy tính; đánh giá, lập kế hoạch và thiết kế đặc điểm kỹ thuật phần cứng và phần mềm cho các ứng dụng cụ thể; thiết kế, viết, thử nghiệm và duy trì các chương trình máy tính cho các yêu cầu cụ thể; đánh giá, lập kế hoạch và thiết kế mạng internet, mạng nội bộ intranet và các hệ thống truyền thông đa phương tiện.
2511. Nhà phân tích hệ thống
Nhà phân tích hệ thống thực hiện việc nghiên cứu và đánh giá yêu cầu hoặc CNTT của khách hàng, các thủ tục hoặc vấn đề, phát triển và thực hiện các đề xuất, khuyến nghị và các kế hoạch để cải thiện hiện trạng hoặc hệ thống thông tin trong tương lai.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Tư vấn cho người sử dụng các công thức hóa và các nhu cầu về tài liệu và với sự quản lý để bảo đảm thỏa thuận trong các nguyên tắc hệ thống;
- Nhận biết và phân tích các quy trình hoạt động, các thủ tục và thực tế công việc;
- Nhận biết và đánh giá sự không hiệu quả và khuyến nghị các thực tế hoạt động tốt nhất, chức năng hệ thống và cách thức hoạt động;
- Đảm nhiệm việc phát triển các giải pháp chức năng triển khai, như các kế hoạch tạo mới, kế thừa và thử nghiệm hệ thống hoạt động;
- Phát triển các đặc điểm chức năng sử dụng bởi các nhà phát triển hệ thống;
- Mở rộng hoặc sửa chữa các hệ thống để cải thiện luồng công việc hoặc phục vụ các mục đích khác;
- Điều phối và liên kết các hệ thống máy tính trong 1 tổ chức để tăng tính tương thích.
2512. Nhà phát triển phần mềm
Nhà phát triển phần mềm nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yêu cầu với các ứng dụng phần mềm mới hoặc đang tồn tại và các hệ điều hành và thiết kế, phát triển, thử nghiệm và duy trì các giải pháp phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yêu cầu về các ứng dụng phần mềm và hệ điều hành;
- Nghiên cứu, thiết kế và phát triển các hệ thống phần mềm máy tính;
- Tư vấn các cán bộ kỹ thuật để đánh giá sự liên quan giữa phần cứng và phần mềm;
- Phát triển và quản lý việc thử nghiệm các phần mềm và các thủ tục công nhận giá trị;
- Sửa đổi phần mềm sẵn có để sửa lỗi, để thích ứng với phần cứng mới hoặc để nâng cấp giao diện và cải thiện hiệu suất;
- Quản lý việc lập chương trình phần mềm và việc phát triển các tài liệu;
- Đánh giá, phát triển, nâng cấp và dẫn tài liệu các thủ tục bảo dưỡng cho các hệ điều hành, các môi trường truyền thông và các phần mềm ứng dụng;
- Tư vấn cho khách hàng quan tâm đến việc bảo dưỡng hệ thống phần mềm.
2513. Nhà phát triển trang web và truyền thông đa phương tiện
Nhà phát triển trang web và truyền thông đa phương tiện kết hợp thiết kế và những kiến thức kỹ thuật để nghiên cứu, phân tích, đánh giá, thiết kế, lập trình và sửa đổi các trang web và các ứng dụng cùng sử dụng các ký tự văn bản, đồ hoạ, sự chuyển động, hình ảnh, âm thanh và hiển thị hình ảnh và các phương tiện truyền thông tương tác khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Phân tích, thiết kế và phát triển các trang internet có áp dụng một hỗn hợp của nghệ thuật và sáng tạo với việc lập trình phần mềm và các ngôn ngữ chữ viết và giao diện với môi trường hoạt động;
- Thiết kế và phát triển chuyển động, các hình ảnh, sự trình diễn, trò chơi, âm thanh và đoạn phim video kỹ thuật số và các ứng dụng Internet sử dụng phần mềm đa phương tiện, các công cụ và tiện ích, đồ họa có tính tương tác và ngôn ngữ lập trình;
- Cùng với các nhà chuyên gia về mạng thực hiện các vấn đề liên quan tới trang web, như là an ninh và việc kết nối tới máy chủ của các trang web, để kiểm soát được an ninh mạng internet và các máy chủ, phân bổ không gian, quyền truy cập của người sử dụng, tính liên tục, sao lưu trang web và lập kế hoạch khôi phục sự cố;
- Thiết kế, phát triển và kết hợp mã máy tính với các dữ liệu đầu vào chuyên dụng, như các file hình ảnh, âm thanh và ngôn ngữ lập trình, để sản xuất, duy tu và hỗ trợ các trang web;
- Hỗ trợ trong việc phân tích, xác định và phát triển các chiến lược internet, các phương pháp sử dụng web và các kế hoạch phát triển.
2514. Nhà lập trình các ứng dụng
Nhà lập trình các ứng dụng viết và duy tu các mã có thể chương trình hóa được phác thảo trong các hướng dẫn và các đặc điểm kỹ thuật cho các ứng dụng phần mềm và hệ điều hành.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Viết và duy trì các mã có thể chương trình hóa trong các hướng dẫn và đặc điểm kỹ thuật phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng đã được công nhận;
- Sửa đổi hoặc mở rộng các chương trình đã có để nâng cao hiệu quả hoạt động hoặc để thích ứng với những yêu cầu mới;
- Thực hiện việc chạy thử các chương trình và các ứng dụng phần mềm để khẳng định rằng chúng sẽ đưa lại kết quả như mong muốn;
- Biên soạn và viết tài liệu phát triển chương trình;
- Xác định và thông báo các vấn đề, quy trình và giải pháp kỹ thuật.
2519. Nhà chuyên môn về phát triển phần mềm ứng dụng và nhà phân tích chưa được phân loại khác
Nhóm này bao gồm các nhà chuyên môn chưa được phân loại khác trong nhóm nghề 251 - Nhà phát triển và phân tích phần mềm và các ứng dụng. Trong trường hợp này, ở đây cần phải phân loại các nhà chuyên môn này chuyên về việc đảm bảo chất lượng bao gồm thử nghiệm phần mềm.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Phát triển và biên soạn tài liệu các kế hoạch thử nghiệm phần mềm;
- Cài đặt phần mềm và phần cứng và thiết lập cấu hình cho phần mềm hệ điều hành trong quá trình chuẩn bị thử nghiệm;
- Xác định các chức năng chương trình theo yêu cầu của người sử dụng và viết hướng dẫn;
- Tiến hành chạy, phân tích và biên soạn tài liệu các kết quả của việc thử nghiệm các ứng dụng phần mềm và các thử ngiệm về hệ thống thông tin và truyền thông;
- Phát triển và chạy các phần mềm và hệ thống thông tin, để thử nghiệm các cách giải quyết, các quy trình và tập lệnh.
252. Nhà chuyên môn về cơ sở dữ liệu và mạng
Nhà chuyên môn về cơ sở dữ liệu và mạng thiết kế, phát triển, quản lý, duy tu và hỗ trợ việc vận hành được tốt nhất và an ninh của các hệ thống CNTT và cơ sở hạ tầng, bao gồm cơ sở dữ liệu, phần cứng và phần mềm, mạng và hệ điều hành.
Nghề này bao gồm: thiết kế và phát triển kiến trúc cơ sở dữ liệu, cấu trúc số liệu, làm từ điển, quy ước tên gọi cho các dự án hệ thống thông tin; thiết kế, xây dựng, sửa đổi, kết hợp, thực hiện và thử nghiệm các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu; phát triển và thực hiện các kế hoạch bảo mật, chính sách quản lý dữ liệu, các tiêu chuẩn và tài liệu; bảo trì và quản lý các mạng máy tính và các môi trường máy tính liên quan; phân tích, phát triển, dịch và đánh giá việc thiết kế các hệ thống phức tạp và cấu trúc đặc điểm kỹ thuật, mẫu dữ liệu và biểu đồ trong việc phát triển, thiết lập cấu hình và sự tích hợp các hệ thống máy tính.
2521. Nhà quản trị và nhà thiết kế cơ sở dữ liệu
Nhà quản trị và nhà thiết kế cơ sở dữ liệu thiết kế, kiểm soát, duy trì và hỗ trợ việc vận hành và bảo mật an ninh cơ sở dữ liệu được tốt nhất.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thiết kế và phát triển kiến trúc cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, các bảng, từ điển và các quy ước về tên gọi cho các dự án hệ thống thông tin;
- Thiết kế, xây dựng, sửa đổi, tích hợp, thực hiện và thử nghiệm các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu;
- Tiến hành nghiên cứu và cung cấp những tư vấn về việc lựa chọn, ứng dụng và thực hiện những công cụ quản lý cơ sở dữ liệu;
- Phát triển và thực hiện chính sách quản lý dữ liệu, tài liệu, các tiêu chuẩn và các mẫu;
- Phát triển các chính sách và thủ tục cho việc đánh giá và sử dụng cơ sở dữ liệu và cho việc sao lưu, phục hồi dữ liệu;
- Thực hiện những thiết lập vận hành và việc bảo dưỡng có tính chất phòng ngừa các công việc sao lưu, phục hồi, và thực hiện an toàn bảo mật và kiểm soát toàn bộ.
2522. Nhà quản trị hệ thống
Nhà quản trị hệ thống phát triển, quản lý, duy trì và hỗ trợ việc vận hành hệ thống và bảo mật CNTT được tốt nhất.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Bảo trì và quản lý các mạng máy tính và các môi trường máy tính liên quan bao gồm phần cứng máy tính, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và tất cả các cấu hình khác;
- Khuyến nghị các thay đổi để cải thiện hệ thống và cấu hình mạng và xác định những yêu cầu về phần cứng, phần mềm liên quan tới các thay đổi trên;
- Chuẩn đoán các vấn đề về phần cứng và phần mềm;
- Thực hiện việc sao lưu dữ liệu và các hoạt động phục hồi sự cố;
- Vận hành bảng điều khiển để giám sát hoạt động của hệ thống máy tính và mạng và điều phối việc truy cập và sử dụng mạng máy tính.
2523. Nhà chuyên môn về mạng máy tính
Nhà chuyên môn về mạng máy tính nghiên cứu, phân tích và khuyến nghị các chiến lược về kiến trúc và phát triển mạng, thực hiện, quản lý, duy trì và thiết lập cấu hình phần cứng và phần mềm mạng và giám sát, khắc phục và đánh giá việc vận hành.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Phân tích, phát triển, biên dịch và đánh giá thiết kế hệ thống phức tạp và kiến trúc các đặc điểm kỹ thuật, mẫu dữ liệu và biểu đồ trong sự phát triển, thiết lập cấu hình và tích hợp các hệ thống máy tính;
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và giám sát cơ sở hạ tầng mạng để đảm bảo các mạng được thiết lập cấu hình để vận hành tốt nhất;
- Đánh giá và khuyến nghị những cải tiến cho việc điều hành mạng và tích hợp phần cứng, phần mềm, hệ thống giao tiếp và các hệ điều hành;
- Cung cấp các kỹ năng chuyên môn trong việc hỗ trợ và khắc phục các vấn đề về mạng và tình trạng khẩn cấp;
- Cài đặt, thiết lập cấu hình, thử, duy trì và quản lý các mạng mới và mạng đã được nâng cấp, các ứng dụng cơ sở dữ liệu phần mềm, các máy chủ và máy trạm;
- Chuẩn bị và duy trì các bước thực hiện và tài liệu về bảng kê mạng, ghi lại các chuẩn đoán và cách giải quyết các lỗi về mạng, mở rộng và sửa chữa các mạng, và những hướng dẫn bảo hành;
- Giám sát lưu lượng mạng và khả năng, cách sử dụng để bảo đảm việc mạng được tiếp tục tích hợp và vận hành tốt nhất.
2529. Nhà chuyên môn về cơ sở dữ liệu và mạng khác chưa được phân loại
Nhóm ngành này bao gồm các nhà chuyên môn về cơ sở dữ liệu và hoạt động mạng khác trong nhóm nghề 252 - Các nhà chuyên môn về cơ sở dữ liệu và mạng. Trong trường hợp này những trường hợp ở đây có thể phân loại vào: Chuyên gia an ninh Thông tin truyền thông và viễn thông.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Phát triển các kế hoạch để bảo vệ các file máy tính chống lại các sửa đổi, phá hoại hoặc lộ thông tin ngoài ý muốn hoặc trái phép và để đáp ứng các nhu cầu về xử lý số liệu khẩn cấp;
- Đào tạo người sử dụng và tăng cấp mức độ nhận thức về bảo mật để đảm bảo an ninh hệ thống và để nâng cấp máy chủ và hiệu quả mạng;
- Tham khảo ý kiến người sử dụng để thảo luận các vấn đề như nhu cầu truy cập dữ liệu máy tính, xâm phạm an toàn bảo mật và các thay đổi lập trình;
- Giám sát các báo cáo hiện tại của virus máy tính để xác định khi nào cần cập nhật hệ thống bảo vệ chống virus;
- Sửa đổi các file an ninh máy tính để kết hợp cùng với các phần mềm mới, sửa các lỗi, hoặc thay đổi hiện trạng truy cập cá nhân;
- Giám sát sử dụng các file dữ liệu và điều chỉnh quyền truy cập để bảo vệ thông tin trong các file máy tính;
- Thực hiện việc đánh giá rủi ro và tiến hành các thử nghiệm hệ thống xử lý dữ liệu nhằm đảm bảo đúng chức năng của các hoạt động xử lý dữ liệu và các phương thức bảo mật;
- Mã hóa việc truyền dữ liệu và xây dựng tường lửa để cất giấu các thông tin mật khi nó được truyền đi và giữ cho các thông tin đó khỏi các lỗi khi chuyển giao kỹ thuật số.
261. Nhà chuyên môn về luật
Nhà chuyên môn về luật thực hiện nghiên cứu về các vấn đề về luật, luật dự thảo và các quy định, tư vấn cho khách hàng các vấn đề về luật pháp, các vụ bào chữa, hoặc thực hiện khởi tố tại tòa án, làm chủ tọa các vụ kiện pháp lý và tuyên cáo tại tòa án.
Nhiệm vụ thường bao gồm: đưa cho khách hàng những lời khuyên về pháp lý, thực hiện công việc pháp lý thay mặt khách hàng và thực hiện kiện khi cần, hoặc làm chủ tọa tại các vụ kiện pháp lý và tuyên cáo tại tòa án. Giám sát các nhân viên khác nếu cần.
2611. Luật sư
Luật sư đưa ra các lời khuyên về pháp lý cho khách hàng về các vấn đề và các vụ bào chữa, hoặc thực hiện khởi tố tại tòa, chỉ dẫn cho các luật sư để bào chữa tại tòa.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện nghiên cứu các lý thuyết và quy tắc về luật và các mối quan hệ với các bộ luật và phán quyết của tòa cụ thể;
- Thảo hiến pháp và chuẩn bị các quy định của chính phủ dựa trên các bộ luật đã có;
- Đưa ra lời khuyên cho khách hàng bao gồm cả chính phủ về các vấn đề và thực hiện các công việc pháp lý thay mặt khách hàng;
- Trợ giúp khách hàng để thực hiện đàm phán về các vấn đề liên quan đến tranh chấp pháp lý;
- Kiểm tra các trường hợp tranh chấp hoặc tội phạm được thông báo để tìm hiểu sự thật và tội phạm pháp lý;
- Chuẩn bị các vụ bào chữa hoặc kiện cho nguyên đơn hoặc, bị đơn và thực hiện tại tòa;
- Đại diện cho khách hàng tại tòa án cấp dưới hoặc chỉ dẫn cho luật sư để bào chữa tại tòa án cấp cao;
- Nhận các tóm tắt hồ sơ bào chữa tại tòa án cấp cao;
- Làm công tố viên thay mặt Chính phủ trong các vụ án hình sự;
- Soạn thảo các tài liệu pháp lý;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2612. Thẩm phán
Thẩm phán lắng nghe và xét xử các vụ án tại tòa, hướng dẫn hội thẩm đoàn về các chi tiết của luật hoặc tuyên án.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lắng nghe và cân nhắc các tranh luận và các chứng cứ;
- Điều khiển các câu hỏi trong quá trình xét xử;
- Quyết định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan và trong nhiều trường hợp thực hiện bởi hội thẩm đoàn, hướng dẫn các thành viên hội thẩm đoàn về các chi tiết của luật;
- Tuyên án;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2619. Nhà chuyên môn về luật khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này bao gồm các nhà chuyên môn về luật không được phân vào đâu trong nhóm các nhà chuyên môn về luật. Trong đó có những người làm chức năng pháp lý chứ không bào chữa, khởi kiện các vụ án hay làm chủ tọa các vụ kiện pháp lý.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Đưa ra lời khuyên pháp lý về các vấn đề pháp lý của những cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan hành chính;
- Soạn thảo tài liệu và hợp đồng pháp lý;
- Sắp xếp chuyển nhượng tài sản;
- Quyết định; bằng điều tra, các nguyên nhân của những vụ án chết người không rõ ràng với nguyên nhân tự nhiên;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2621. Chuyên viên lưu trữ văn thư
Chuyên viên lưu trữ văn thư nghiên cứu, thu thập, đánh giá và đảm bảo việc giữ gìn và bảo vệ nội dung của công văn và các đồ vật có lợi ích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật và các nghệ thuật, đồ vật và tổ chức các cuộc trưng bầy tại bảo tàng và triển lãm nghệ thuật.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu, đánh giá, phát triển, tổ chức và bảo tồn các tài liệu có ý nghĩa lịch sử và có giá trị như văn bản chính phủ, các giấy tờ cá nhân, tranh ảnh, ghi âm và phim tư liệu;
- Chỉ đạo và thực hiện việc chuẩn bị các danh mục và thư mục ấn phẩm, các bản vi phim và các tài liệu tham khảo khác của các tài liệu thu thập được và đem đến cho người sử dụng;
- Nghiên cứu bản gốc, phân phối và sử dụng các vật liệu và đồ dùng có lợi ích văn hóa và lịch sử;
- Tổ chức, phát triển và duy trì bộ sưu tập các đồ dùng mang tính nghệ thuật, văn hóa, khoa học và có ý nghĩa lịch sử tại bảo tàng và triển lãm nghệ thuật;
- Chỉ đạo và thực hiện phân loại và ghi mục lục các bộ sưu tập bảo tàng và triển lãm nghệ thuật và tổ chức trưng bày;
- Chuẩn bị các tài liệu và báo cáo học thuật;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2622 Thủ thư và các nhà chuyên môn về thông tin liên quan
Thủ thư và các nhà chuyên môn về thông tin liên quan thu thập và lưu trữ các tài liệu ghi lại và xuất bản, lấy và cung cấp thông tin theo yêu cầu.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Tổ chức, phát triển và bảo tồn bộ sưu tập có hệ thống các sách, ấn phẩm định kỳ, và các tài liệu giấy, âm thanh và hình ảnh;
- Lựa chọn và đề xuất những điều thu được từ sách và các tài liệu in ấn, âm thanh-hình ảnh khác;
- Tổ chức, phân loại và phân loại tài liệu thư viện;
- Tổ chức và quản lý hệ thống đồ vật mượn và mạng lưới thông tin;
- Thu hồi tài liệu và cung cấp thông tin cho daonh nghiệp và các doanh nghiệp và những người dùng tin khác dựa trên các bộ sưu tập và trong thư viện và các hệ thống mạng lưới thông tin;
- Thực hiện nghiên cứu và phân tích, thay đổi các dịch vụ thư viện và thông tin theo những yêu cầu của người sử dụng;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo học thuật;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2631 Nhà kinh tế học
Nhà kinh tế học nghiên cứu để cải tiến và phát triển các khái niệm kinh tế, các học thuyết và phương pháp hoạt động dùng để hiểu biết và miêu tả các hành vi của thị trường hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước và quốc tế, tư vấn và áp dụng các kiến thức để lập chính sách kinh tế và đưa ra các giải pháp để trình bày các vấn đề kinh tế.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu, tư vấn và giải quyết các vấn đề kinh tế khác nhau, như các phương pháp sản xuất, marketing, các xu hướng thương mại quốc tế, tiền tệ, chính sách tài khóa và giá, việc làm, thu nhập, năng suất và tiêu dùng;
- Soạn thảo, phân tích và diễn giải các số liệu kinh tế sử dụng các học thuyết kinh tế và các kỹ thuật thống kê và các kỹ thuật khác;
- Tư vấn các chính sách kinh tế và các hành động sẽ thực hiện dựa trên quá khứ, hiện tại và các yếu tố và xu hướng kinh tế;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo học thuật;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2632 Nhà xã hội học, nhân học và các nghề liên quan
Nhà xã hội học, nhân chủng học và các nghề liên quan điều tra và miêu tả các cấu trúc xã hội của các xã hội, nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người, và mối quan hệ giữa điều kiện môi trường với các hoạt động của con người, và sử dụng các kiến thức có được làm cơ sở cho các quyết định về chính sách.
Nhiệm vụ cụ thể gồm:
- Nghiên cứu về nguồn gốc, sự phát triển, cấu trúc, mô hình xã hội, tỏ chức và các mối quan hệ lẫn nhau của xã hội loài người;
- Tìm hiểu nguồn gốc và tiến hóa của loài người thông qua nghiên cứu về những đặc tính và thể chế văn hóa xã hội đang thay đổi;
- Tìm hiểu sự phát triển của loài người thông qua nhưng di chỉ vật chất trong quá khứ, ví dụ các khu cư trú, đền đài, công cụ, gốm sứ, tiền xu, vũ khí và các công trình điêu khắc;
- Nghiên cứu những vấn đề về vật lý và khí hậu của các khu vực, các vùng, và liên kết các kết quả tìm được với các hoạt động kinh tế, văn hóa- xã hội;
- Tư vấn các ứng dụng thực tiễn của các kết quả tìm được để hình thành chính sách kinh tế, xã hội đối với các nhóm và các vùng dân số, và cho sự phát triển của các thị trường;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo học thuật;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2633. Nhà triết học, sử học và khoa học chính trị
Nhà triết học, sử học và khoa học chính trị làm việc trong lĩnh vực nhận thức học, siêu hình học và dân tộc học. Họ thực hiện nghiên cứu và mô tả các sự kiện và hoạt động trong quá khứ, bao gồm sự phát triển của các cấu trúc xã hội, kinh tế, hoặc các thể chế và phong trào chính trị và sử dụng các kiến thức có được làm cơ sở cho các quyết định về chính sách chính trị, ngoại giao và các chính sách liên quan.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu, các nguyên nhân, quy tắc chung và các ý nghĩa của các hoạt động, kinh nghiệm và sự tồn tại thế giới và loài người, diễn giải và phát triển các học thuyết và khái niệm triết học;
- Tư vấn và so sánh các nguồn chính như các ghi chép gốc và đương thời về các sự kiện trong quá khứ, các nguồn phụ như các kết quả khảo cổ học và nhân loại học;
- Trích các tài liệu liên quan, kiểm tra tính xác thực và nghiên cứ và miêu tả lịch sử của các thời kỳ, nước, khu vực cụ thể hoặc các khía cạnh như lịch sử kinh tế, chính trị-xã hội;
- Nghiên cứu trong các lĩnh vực như lý luận chính trị, các học thuyết và thực tiễn quá khứ và hiện tại của hệ thống, thể chế và hành vi chính trị;
- Quan sát các thể chế chính trị đương thời và thu thập số liệu từ các nguồn khác nhau, bao gồm các cuộc phỏng vấn với chính phủ và các quan chức chính trị và những người có liên quan khác;
- Trình bầy các kết quả và kết luận về các ấn phẩm hoặc sử dụng bởi chính phủ, các đảng, tổ chức khác và những người quan tâm;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo học thuật;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2634. Nhà tâm lý học
Nhà tâm lý học nghiên cứu về các quá trình và hành vi tâm lý của loài người cũng như các cá nhân hoặc nhóm người, và áp dụng các kiến thức để thức đẩy sự điều chỉnh và phát triển của cá nhân, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lên kế hoạch và tiến hành đo các đặc tính về tâm thần, vật lý, và các đặc tính khác như sự thông minh, khả năng, năng khiếu, tiềm năng,v.v. diễn giải và đánh giá các kết quả, đưa ra các lời khuyên;
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố di truyền, xã hội, nghề nghiệp và các yếu tố khác đối với hành động và hành vi của cá nhân;
- Tư vấn và chữa bệnh cho các cá nhân và nhóm người và cung cấp các dịch vụ theo sau;
- Duy trì các mối quan hệ yêu cầu như các mối quan hệ với thành viên gia đình, những quan chức giáo dục, những nhà tuyển dụng và đề xuất những giải pháp có thể và biện pháp chữa trị cho các vấn đề;
- Nghiên cứu các yếu tố tâm lý trong chẩn trị, điều trị và phòng ngừa các bệnh về tinh thần và rối loạn tình cảm và nhân cách, và hội ý với các chuyên gia có liên quan;
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo học thuật;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2636. Nhà chuyên môn về tôn giáo
Nhà chuyên môn về tôn giáo thực hiện chức năng tín đồ của các tín ngưỡng, các thông lệ và niềm tin thần thánh, và kỷ niệm và quản lý các nghi lễ khai mạc, chỉ huy các đạo luật về những sự kiện sáng tạo, cứu rỗi và cúng tế thần linh.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Duy trì các tín ngưỡng, thông lệ và niềm tin thần thánh;
- Thực hiện các dịch vụ tôn giáo, nghi thức và nghi lễ;
- Thực hiện các nhiệm vụ hành chính và xã hội khác nhau, bao gồm tham gia vào các ủy ban, và cuộc họp mặt các tổ chức tôn giáo;
- Chỉ dẫn về tinh thần và đạo đức theo tôn giáo;
- Truyền bá các học thuyết tôn giáo trong nước hoặc ra nước ngoài;
- Chuẩn bị các bài thuyết giáo và cầu nguyện tôn giáo;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2652. Nhạc sĩ, ca sĩ và nhà soạn nhạc
Nhạc sĩ, ca sĩ và nhà soạn nhạc sáng tác và chỉnh sửa các bản nhạc và thực hiện hoặc tham gia trình diễn.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Hình thành và viết các sáng tác âm nhạc;
- Chỉnh sửa và sắp xếp các bài nhạc cho riêng từng nhóm nhạc cụ, nhạc khí và các sự kiện cụ thể;
- Quản lý các nhóm nhạc cụ hoặc nhóm hát;
- Chơi một hoặc nhiều nhạc cụ độc tấu hoặc trong dàn nhạc giao hưởng;
- Hát đơn ca hoặc trong nhóm hát;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2653. Vũ công và biên đạo múa
Vũ công và biên đạo múa sáng tác các bài múa.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Sáng tác các bài múa, nhẩy thể hiện 1 câu chuyện, chủ đề, ý tưởng và tâm trạng, bằng các bước nhẩy, cử động và điệu bộ;
- Trình diễn các điệu nhẩy, múa độc diễn hoặc tham gia cùng nhóm nhẩy;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
2654. Đạo diễn, nhà sản xuất phim, sân khấu và các nghề liên quan
Đạo diễn, nhà sản xuất phim, sân khấu và các nghề liên quan diễn xuất, chỉ đạo phim truyện, các tác phẩm truyền hình, phát thanh và biểu diễn sân khấu.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Học lời thoại, chú thích và đóng vai trong các tác phẩm kịch, trên sân khấu, truyền hình, phát thanh hoặc phim nhựa;
- Kể chuyện hoặc đọc các tác phẩm văn học để giáo dục hoặc giải trí cho khán giả;
- Nghiên cứu kịch bản để quyết định diễn xuất nghệ thuật, hướng dẫn diễn viên về cách đóng, và chỉ đạo các mặt của sáng tác kịch diễn trên sân khấu, truyền hình, phát thanh hoặc phim nhựa, bao gồm lựa chọn diễn viên, và quyết định trang phục, thiết kế, âm thanh và hiệu ứng ánh sáng;
- Thực hiện các công việc khác liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
Nhóm III. Nhà chuyên môn bậc trung
31. Kỹ thuật viên khoa học kỹ thuật
Kỹ thuật viên khoa học kỹ thuật thực hiện các công việc kỹ thuật nối tiếp với việc nghiên cứu và áp dụng các khái niệm và các phương pháp toán tử trong các lĩnh vực khoa học vật lý cũng như trong tin học và kỹ thuật hoặc họ kiểm soát và điều khiển các thiết bị kỹ thuật, các phương tiện bay, tàu thủy, kiểm tra các bộ phận an toàn của việc sản xuất và các quá trình cũng như sản phẩm khác.
Công việc này được thực hiện bởi những người lao động trong nhóm này bao gồm: đảm nhận và thực hiện các công việc kỹ thuật trong các lĩnh vực khoa học vật lý cũng như tin học và kỹ thuật; kiểm soát và điều khiển các thiết bị và hệ thống quang học, điện tử và các thiết bị có liên quan; phương tiện bay và tàu thủy; kiểm tra ứng dụng an toàn của các tiêu chuẩn và các thủ tục có liên quan đến cấu trúc, thiết bị, quá trình và sản phẩm. Họ có thể nhận được sự hướng dẫn từ các nhà lãnh đạo chính phủ cấp cao, nhà quản lý hoặc nhà chuyên môn. Việc giám sát các công nhân khác có thể được bao gồm.
311. Kỹ thuật viên khoa học vật lý và kỹ thuật
Kỹ thuật viên khoa học kỹ thuật và vật lý thực hiện các công việc kỹ thuật liên quan tới việc nghiên cứu và liên quan tới việc áp dụng các khái niệm vào thực tế, các phương pháp toán tử và thực hành liên quan tới khoa học vật lý bao gồm các phạm vi như kỹ sư, vẽ kỹ thuật hoặc hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất.
Công việc được thực hiện gồm: đảm nhận và thực hiện các công việc kỹ thuật liên quan tới hóa học, vật lý, địa chất học, khí tượng học hay thiên văn học cũng như kỹ sư, vẽ kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất. Họ có thể nhận được sự hướng dẫn từ các nhà quản lý hay các nhà chuyên môn. Giám sát các công nhân khác có thể được bao gồm.
Nghề trong nhóm này được phân loại theo các nhóm đơn vị sau:
- | 3111 | Kỹ thuật viên khoa học hóa học và vật lý; |
- | 3112 | Kỹ thuật viên kỹ thuật dân dụng; |
- | 3113 | Kỹ thuật viên điện; |
- | 3114 | Kỹ thuật viên điện tử; |
- | 3115 | Kỹ thuật viên cơ khí; |
- | 3116 | Kỹ thuật viên hóa học; |
- | 3117 | Kỹ thuật viên khai thác mỏ và luyện kim; |
- | 3118 | Kỹ thuật viên phác thảo kỹ thuật; |
- | 3119 | Kỹ thuật viên khoa học vật lý và kỹ sư khác chưa được phân vào đâu. |
3111. Kỹ thuật viên khoa học hóa học và vật lý
Kỹ thuật viên khoa học hóa học và vật lý thực hiện các công việc kỹ thuật nối tiếp với việc nghiên cứu hóa học, vật lý, địa lý, địa chất học, khí tượng học hay thiên văn học cũng như với việc phát triển công nghiệp, y khoa, lực lượng vũ trang và thực hành ứng dụng các kết quả nghiên cứu.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thu thập các mẫu và chuẩn bị các nguyên vật liệu và thiết bị để thí nghiệm, kiểm tra và phân tích;
- Giúp đỡ với các mẫu và thực hiện việc thí nghiệm, kiểm tra và phân tích;
- Chuẩn bị các đánh giá chi tiết về số lượng, chi phí nguyên vật liệu và các yêu cầu về lao động cho các công trình nghiên cứu theo các đặc điểm kỹ thuật đã cho;
- Áp dụng các kiến thức kỹ thuật để nhận biết và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi làm việc;
- Thực hiện việc bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị nghiên cứu;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
3112. Kỹ thuật viên kỹ thuật dân dụng
Kỹ thuật viên kỹ thuật dân dụng thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật trong nghiên cứu kỹ thuật dân dụng, thiết kế, xây dựng, thực hiện, duy tu và sửa chữa các nhà cao tầng và các công trình xây dựng khác như cung cấp nước, hệ thống xử lý nước thải, cầu, đường xá, đập nước và sân bay.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện và hỗ trợ các thử nghiệm trong thực tế và trong phòng thí nghiệm đất trồng và các nguyên vật liệu xây dựng;
- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật liên quan tới việc xây dựng nhà cao tầng và các công trình xây dựng khác và với các cuộc điều tra hoặc việc chuẩn bị các báo cáo điều tra;
- Đảm bảo sự tương thích giữa các đặc điểm kỹ thuật trong thiết kế, với luật pháp và các quy định liên quan, và duy trì các tiêu chuẩn theo yêu cầu của công việc và của nguyên vật liệu;
- Áp dụng kiến thức kỹ thuật về xây dựng và các nguyên tắc kỹ thuật dân dụng và thực tế để xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh;
- Hỗ trợ việc chuẩn bị các dự toán chi tiết về kỹ thuật và giá cả nguyên vật liệu và nhân công theo yêu cầu của dự án, theo yêu cầu kỹ thuật đã đề ra;
- Tổ chức duy tu và sửa chữa;
- Giám sát các công nhân khác.
3113. Kỹ thuật viên điện
Kỹ thuật viên điện thực hiện các công việc nối tiếp với việc nghiên cứu kỹ thuật điện cũng như thiết kế, bảo dưỡng, lắp ráp, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện, các phương tiện và hệ thống phân phối.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Cung cấp sự giúp đỡ về kỹ thuật nghiệp vụ được nối tiếp với việc nghiên cứu và phát triển các thiết bị và các phương tiện điện hoặc kiểm tra nguyên mẫu;
- Thiết kế và chuẩn bị các kế hoạch chi tiết của việc lắp đặt hệ thống điện và mạng theo các đặc điểm kỹ thuật đã cho;
- Chuẩn bị các đánh giá chi tiết về số lượng, chi phí nguyên vật liệu và các yêu cầu về lao động cho các công trình nghiên cứu theo các đặc điểm kỹ thuật đã cho;
- Cung cấp các giám sát kỹ thuật về sản xuất, lắp đặt, tận dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị và hệ thống điện để đảm bảo việc thực hiện được hài lòng và làm đúng theo các chi tiết kỹ thuật và các quy định;
- Áp dụng các kiến thức kỹ thuật để nhận biết và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi làm việc;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
3114. Kỹ thuật viên kỹ thuật điện tử
Kỹ thuật viên điện tử và viễn thông thực hiện các công việc kỹ thuật nối tiếp với việc nghiên cứu các công việc điện tử và viễn thông như thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện tử và hệ thống điện tử và hệ thống điện luyện học viễn thông.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Cung cấp sự giúp đỡ về kỹ thuật nghiệp vụ được nối tiếp với việc nghiên cứu và phát triển các thiết bị điện tử và viễn thông hoặc kiểm tra nguyên mẫu;
- Thiết kế và chuẩn bị các kế hoạch chi tiết của mạng điện tử theo các đặc điểm kỹ thuật đã cho;
- Chuẩn bị các đánh giá chi tiết về số lượng, chi phí nguyên vật liệu và các yêu cầu về lao động cho việc sản xuất và lắp đặt các thiết bị điện tử và viễn thông theo các đặc điểm kỹ thuật đã cho;
- Cung cấp các giám sát kỹ thuật về sản xuất, lắp đặt, tận dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện tử và hệ thống viễn thông để đảm bảo việc thực hiện được hài lòng và làm đúng theo các chi tiết kỹ thuật và các quy định;
- Áp dụng các kiến thức kỹ thuật để nhận biết và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi làm việc;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
3115. Kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí
Kỹ thuật viên cơ khí thực hiện các công việc được nối tiếp với việc nghiên cứu các công việc cơ khí như thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc và các thiết bị cơ khí.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Cung cấp sự giúp đỡ về kỹ thuật nghiệp vụ được nối tiếp với việc nghiên cứu
và phát triển các máy móc, các thiết bị lắp đặt cơ khí và các bộ phận cấu thành hoặc kiểm tra nguyên mẫu;
- Thiết kế và chuẩn bị các dụng cụ của máy móc, các thiết bị lắp đặt cơ khí và các bộ phận cấu thành theo các đặc điểm kỹ thuật đã cho;
- Chuẩn bị các đánh giá chi tiết về số lượng, chi phí nguyên vật liệu và các yêu cầu về lao động cho việc sản xuất và lắp đặt theo các đặc điểm kỹ thuật đã cho;
- Cung cấp các giám sát kỹ thuật về sản xuất, lắp đặt, tận dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị cơ khí, các thiết bị lắp đặt và các bộ phận cấu thành để đảm bảo việc thực hiện được hài lòng và làm đúng theo các chi tiết kỹ thuật và các quy định;
- Áp dụng các kiến thức kỹ thuật để nhận biết và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi làm việc;
- Phát triển và giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn và các thủ tục an toàn đối với các công việc khảo sát biển có liên quan tới thân tàu, các thiết bị và hàng hóa trên tàu;
- Phối hợp và giám sát các hoạt động của công nhân làm việc trên tàu thuyền lớn đang được sửa chữa để lau chùi, sơn và sửa chữa;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
3116. Kỹ thuật viên kỹ thuật hóa học
Kỹ thuật viên hóa học thực hiện các công việc được nối tiếp với việc nghiên cứu các công việc hóa học như thiết kế, chế tạo, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị hóa học.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Cung cấp sự giúp đỡ về kỹ thuật nghiệp vụ được nối tiếp với việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp và các thiết bị hóa học trong công nghiệp hoặc kiểm tra nguyên mẫu;
- Thiết kế và chuẩn bị các dụng cụ của máy móc hóa học theo các đặc điểm kỹ thuật đã cho;
- Chuẩn bị các đánh giá chi tiết về số lượng, chi phí nguyên vật liệu và các yêu cầu về lao động cho việc sản xuất và lắp đặt theo các đặc điểm kỹ thuật đã cho;
- Cung cấp các giám sát kỹ thuật về xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị hóa học để đảm bảo việc thực hiện được hài lòng và làm đúng theo các chi tiết kỹ thuật và các quy định;
- Áp dụng các kiến thức kỹ thuật để nhận biết và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi làm việc;
- Cung cấp các giám sát kỹ thuật liên quan đến các khía cạnh kỹ thuật của các nguyên vật liệu, các sản phẩm và các phương pháp ngoại lệ;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
3117. Kỹ thuật viên khai thác mỏ và luyện kim
Kỹ thuật viên khai thác mỏ và luyện kim thực hiện các công việc nối tiếp với việc nghiên cứu luyện kim để phát triển các phương pháp tiến bộ trong việc chiết xuất các khoáng vật rắn, dầu và khí ga cũng như thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống lắp đặt mỏ, hệ thống vận chuyển và dự trữ dầu, khí ga tự nhiên và các thiết bị cho việc chiết xuất kim loại từ quặng và luyện kim loại.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Cung cấp sự giúp đỡ về kỹ thuật nghiệp vụ được nối tiếp với việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp để xác định các tính chất của kim loại và hợp kim mới hoặc của các phương pháp tiến bộ trong việc chiết xuất các khoáng vật rắn, dầu và khí ga; vận chuyển và dự trữ dầu, khí ga tự nhiên hoặc kiểm tra nguyên mẫu;
- Cung cấp sự giúp đỡ về kỹ thuật nghiệp vụ trong việc thăm dò địa chất và đo vẽ địa hình; trong các mẫu và hồ sơ của dầu, khí ga tự nhiên và hệ thống chiết xuất và vận chuyển quặng khoáng; giúp đỡ kỹ thuật về các thiết bị tinh luyện và xử lý khoáng và kim loại;
- Chuẩn bị các đánh giá chi tiết về số lượng, chi phí nguyên vật liệu và các yêu cầu về lao động cho việc thăm dò, khảo sát, khoáng, dầu và khí ga tự nhiên, chiết xuất và vận chuyển các thiết bị tinh chế theo các đặc điểm kỹ thuật đã cho;
- Cung cấp các giám sát kỹ thuật về xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị thăm dò, chiết xuất, thiết bị xử lý chế biến, vận chuyển quặng khoáng, dầu và khí ga tự nhiên để đảm bảo việc thực hiện được hài lòng và làm đúng theo các chi tiết kỹ thuật và các quy định;
- Áp dụng các kiến thức kỹ thuật về khai thác dầu và chiết xuất, vận chuyển và dự trữ khí ga tự nhiên, nguồn gốc kim loại và để nhận biết và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi làm việc;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
3118. Kỹ thuật viên phác thảo kỹ thuật
Kỹ thuật viên phác thảo kỹ thuật chuẩn bị các bản vẽ kỹ thuật, bản đồ và các bản minh họa từ các bản phác thảo, các số đo và các số liệu khác và các bản thảo và bản vẽ trên các bản in.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chuẩn bị và sửa lại các bản vẽ từ các bản phác thảo và các chi tiết kỹ thuật được chuẩn bị bởi kỹ sư, nhà thiết kế để sản xuất, lắp đặt và lắp ráp máy móc, thiết bị hoặc để xây dựng, sửa đổi, bảo dưỡng và sửa chữa các tòa nhà, đập ngăn nước, cầu, đường và các dự án kỹ thuật kiến trúc và kỹ thuật dân dụng khác;
- Vận hành thiết bị vẽ trên máy tính để tạo, thay đổi và in ra các bản cứng và biểu diễn bằng số liệu của việc vẽ các bản phác thảo;
- Vận hành thiết bị bảng biểu số hóa và các thiết bị khác để truyền sự biểu diễn bằng bản cứng của việc vẽ các bản phác thảo, bản đồ và các đường cong tới hình thức số hóa;
- Sử dụng các dụng cụ đo 3 chiều để đạt được các số liệu phép đo vẽ địa hình trong hình thức tương tự hoặc hình thức số và sử dụng những số liệu đó để chuẩn bị và xem xét lại phép đo vẽ địa hình, thủy văn học, thực tiễn và các bản đồ khác;
- Chuẩn bị và xem xét lại các tranh minh họa cho các công việc liên quan, sách tham khảo và sách kỹ thuật quan hệ với việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc và thiết bị hàng hóa khác;
- Sao chép các bản vẽ trên đá hoặc trên các bản khắc kim loại để in;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
3119. Kỹ thuật viên khoa học vật lý và kỹ thuật chưa được phân loại khác
Nhóm này bao gồm kỹ thuật viên khoa học vật lý và kỹ thuật khác chưa được phân vào đâu trong nhóm “311 - Kỹ thuật viên khoa học vật lý và kỹ thuật”.
Ví dụ ở đây sẽ được phân loại những người trợ lý cho các kỹ sư với các công việc quan trọng của kỹ sư, sự nghiên cứu các thao tác hoặc chuẩn bị định giá chi phí và giấy ghi công việc và vật liệu trong việc xây dựng.
Trong trường hợp này, công việc bao gồm:
- Thu thập số liệu và cung cấp sự giúp đỡ về kỹ thuật về:
Các phương pháp lập kế hoạch và sản xuất;
Sử dụng nhân lực, nguyên vật liệu và thiết bị có hiệu quả, an toàn và kinh tế;
Các phương pháp làm việc và chuỗi các hoạt động và giám sát sự thực hiện của họ;
Các mặt thao tác của tổ chức công việc;
Sự bố trí thiết bị hoặc tổ chức hiệu quả.
- Tham gia công việc liên quan đến việc nhận ra các mối nguy hiểm tiềm tàng và giới thiệu các thủ tục và phương sách an toàn;
- Thu thập số liệu và cung cấp các trợ giúp kỹ thuật về việc chuẩn bị và giám sát việc định giá chi phí và số lượng cho việc xây dựng và các công trình kiến trúc;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
3123. Giám sát viên xây dựng
Giám sát viên xây dựng, điều phối, giám sát và lên kế hoạch những hoạt động của công nhân liên quan đến việc xây dựng và sửa chữa các nhà cao tầng và công trình xây dựng.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Đọc các đặc điểm kỹ thuật để xác định những yêu cầu xây dựng và thủ tục theo kế hoạch đề ra;
- Tổ chức và điều phối các nguồn nguyên vật liệu và nhân công theo yêu cầu để hoàn thành công việc;
- Kiểm tra và thanh tra tiến độ công việc;
- Kiểm tra trang thiết bị và địa điểm xây dựng nhằm đảm bảo các yêu cầu về sức khoẻ và mức độ an toàn;
- Giám sát địa điểm xây dựng và điều phối công việc với các dự án xây dựng khác;
- Giám sát các công nhân khác.
3133. Kiểm soát viên nhà máy xử lý hoá chất
Kiểm soát viên nhà máy xử lý hoá chất vận hành và giám sát các máy móc thiết bị hoá học và điều chỉnh, bảo dưỡng, các trang thiết bị chế biến để trưng cất, lọc, phân chia, đun nóng và tinh chế các hoá chất.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Vận hành bảng điện tử hoặc bảng máy tính từ phòng điều hành trung tâm để giám sát và đánh giá các quy trình vật lý và hoá học cho một số máy móc chế biến;
- Điều chỉnh máy móc, thiết bị, van, máy bơm, các thiết bị điều khiển và chế biến;
- Kiểm tra sự chuẩn bị, đo đạc và cung cấp nhiên liệu thô và các thiết bị chế biến như các chất xúc tác và dung môi cho thực vật;
- Kiểm tra quy trình khởi động và kết thúc, xử lý các sự cố và kiểm tra các thiết bị ngoài quy trình;
- Xác định các trang thiết bị gặp sự cố, tiến hành các thử nghiệm thường xuyên và tiến hành bảo dưỡng;
- Phân tích các sản phẩm mẫu, thực hiện các bài test, lưu giữ số liệu và ghi nhật ký sản phẩm;
- Giám sát các kỹ thuật viên khác.
3134. Người vận hành thiết bị tinh chế dầu và khí tự nhiên
Người vận hành thiết bị tinh chế dầu và khí tự nhiên vận hành và giám sát các thiết bị và điều chỉnh, duy tu các thiết bị chế biến và thiết bị lọc; tinh chế, chưng cất và xử lý dầu thô, các sản phẩm từ dầu, hoặc khí tự nhiên.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Vận hành bảng điều khiển điện tử hoặc máy tính từ phòng điều khiển trung tâm để giám sát và theo dõi các quy trình vật lý và hóa học của một số thiết bị xử lý;
- Điều chỉnh các thiết bị, các van, các máy bơm, các thiết bị quản lý và xử lý;
- Kiểm soát quá trình khởi động và kết thúc, giải quyết sự cố và quản lý các thiết bị xử lý bên ngoài;
- Xác minh sự cố của các thiết bị, kiểm tra các ống dẫn khí xem có sự rò rỉ, nết gãy và sắp xếp việc duy tu bảo dưỡng;
- Phân tích các sản phẩm mẫu, thực hiện các bài test, ghi nhận lại dữ liệu và viết các bản ghi sản phẩm;
- Giám sát các công nhân khác.
Ghi chú:
Thợ vận hành giám sát quy trình tinh chế thông qua các thiết bị điều kiển quy trình đa chức năng quản lý bằng máy tính.
314. Kỹ thuật viên khoa học đời sống và kỹ thuật viên hỗ trợ liên quan
Kỹ thuật viên khoa học đời sống và kỹ thuật viên hỗ trợ liên quan thực hiện những công việc đa dạng về kỹ thuật để hỗ trợ các nhà chuyên môn về khoa học sự sống cùng với những hoạt động nghiên cứu, phát triển, quản lý, bảo tồn môi trường thiên nhiên, trong các lĩnh vực như sinh vật học, thực vật học, động vật học, công nghệ sinh học, hóa sinh và cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Nghề này bao gồm: thực hiện các xét nghiệm, thử nghiệm, thí nghiệm, phân tích thí nghiệm, nghiên cứu thực tế và điều tra để thu thập thông tin sử dụng các phương pháp khoa học có thể chấp nhận được; lưu trữ dữ liệu; hỗ trợ trong việc phân tích số liệu và chuẩn bị báo cáo; vận hành và bảo dưỡng các thiết bị.
3141. Kỹ thuật viên khoa học đời sống (không kể y tế)
Kỹ thuật viên khoa học đời sống (không kể y tế) cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà chuyên môn về khoa học sự sống, đảm nhiệm việc nghiên cứu, phân tích và thử nghiệm các thực thể sống, và phát triển ứng dụng các sản phẩm và phương thức từ các thí nghiệm trong các lĩnh vực như nông nghiệp, quản lý nguồn tự nhiên, bảo vệ môi trường, thực vật và sinh vật học, vi trùng học, sinh vật học phân tử và tế bào
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Hỗ trợ trong việc thiết kế, thiết lập và thực hiện các thí nghiệm;
- Thiết lập, xác định, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị, công cụ dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm;
- Thu thập và chuẩn bị các mẫu vật xét nghiệm, các giải pháp hoá học, bản kính mang vật và các mẻ vi khuẩn phát triển dùng cho các mục đích thí nghiệm;
- Thực hiện các công việc thường xuyên và các thí nghiệm;
- Kiểm tra giám sát các cuộc thí nghiệm để bảo đảm sự chính xác trong các quy trình quản lý chất lượng, các hướng dẫn về sức khoẻ và an toàn trong phòng thí nghiệm;
- Thực hiện giám sát các thử nghiệm, các phân tích, tính toán, ghi nhận và báo cáo các kết quả thí nghiệm sử dụng các phương pháp khoa học thích hợp;
- Bảo quản, phân loại, sắp xếp các vật mẫu;
- Ghi chép chi tiết các nội dung công việc phải thực hiện;
- Sử dụng máy tính để phát triển mẫu và phân tích số liệu;
- Sử dụng các trang thiết bị phức tạp và có công suất lớn để thực hiện công việc;
- Tham gia vào các nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm và quy trình;
- Sắp xếp và lưu trữ các kho dự trữ của phòng thí nghiệm;
- Bảo trì các cơ sở dữ liệu có liên quan.
315. Kỹ thuật viên và kiểm soát viên tàu thủy và phương tiện bay
Kỹ thuật viên và kiểm soát viên tàu thủy và phương tiện bay chỉ huy và điều khiển tàu thủy và máy bay, thực hiện các chức năng kỹ thuật để đảm bảo an toàn và chuyển động và hoạt động hiệu quả, phát triển hệ thống kiểm soát không trung bằng điện tử, điện cơ, và máy tính.
Công việc thường xuyên là: kiểm soát hoạt động của các thiết bị cơ khí, điện và điện tử trên tàu hoặc máy bay, chỉ huy và điều khiển tàu hoặc máy bay, chỉ dẫn các hoạt động của tàu hoặc máy bay, phát triển hệ thống kiểm soát không trung bằng điện tử, điện cơ, và máy tính.
3151. Kỹ thuật viên máy của tàu thủy
Kỹ thuật viên máy tàu thủy kiểm soát và tham gia vào hoạt động điều khiển, duy trì và bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, điện và điện tử và máy móc trên tàu, hoặc thực hiện các chức năng hỗ trợ có liên quan trên biển.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Kiểm soát và tham gia vào hoạt động điều khiển, duy trì và bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, điện, điện tử và máy móc trên tàu;
- Yêu cầu nhiên liệu và các đồ dự trữ trong phòng máy khác và duy trì hoạt động;
- Giám sát kỹ thuật đối với việc lắp đặt, duy trì và bảo dưỡng máy móc và thiết bị của tàu để đảm bảo đồng bộ với các chi tiết và quy định của tàu;
- Kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa khẩn cấp các động cơ, máy móc và thiết bị phụ;
- Theo dõi phòng máy, kiểm soát và ghi lại hoạt động của động cơ, máy móc và các thiết bị phụ;
- Giám sát các tàu viên khác.
3152. Hoa tiêu và nhân viên văn phòng trên tàu
Hoa tiêu và nhân viên văn phòng trên tàu chỉ huy và điều khiển tàu thủy và các tàu chở hàng tương tự, thực hiện các chức năng liên quan trên biển.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chỉ huy và điều khiển tàu thủy và các tàu chở hàng tương tự trên biển hoặc đường thủy nội địa;
- Kiểm soát và tham gia vào các hoạt động canh gác trên boong hoặc trên cầu;
- Điều khiển tàu ra và vào cảng và qua kênh, rạch, eo biển và hải phận khác cần có kiến thức chuyên môn;
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa bốc dỡ, bảo đảm sự tuân thủ các quy định và quy trình về an toàn của thủy thủ và hành khách;
- Giám sát kỹ thuật đối với việc duy trì và bảo dưỡng tàu thủy để đảm bảo đồng bộ với các chi tiết hoặc quy định;
- Áp dụng các kiến thức về quy tắc và thực tiễn liên quan đến hoạt động tàu biển và hàng hải để xác định và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc;
- Đặt hàng đồ dự trữ trên tàu và tuyển dụng thủy thủ theo yêu cầu và duy trì hoạt động tàu;
- Chuyển và nhận lịch trình và các thông tin khẩn cấp với các trạm trên biển và các tàu khác;
- Giám sát các thuyền viên khác.
3153. Phi công phương tiện bay và kỹ thuật viên hỗ trợ liên quan
Phi công phương tiện bay và kỹ thuật viên hỗ trợ liên quan kiểm soát hoạt động của các thiết bị cơ khí, điện và điện tử để điều khiển phương tiện bay vận chuyển hành khách, thư tín, hàng hóa và thực hiện các nhiệm vụ trước và trong khi bay.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Bay và điều khiển phương tiện bay theo quy trình hoạt động và kiểm soát đã được thiết lập;
- Chuẩn bị và trình kế hoạch bay hoặc kiểm tra kế hoạch bay tiêu chuẩn;
- Kiểm tra các thiết bị cơ khí, điện tử và bảo đảm rằng các dụng cụ và thiết bị kiểm soát hoạt động chính xác;
- Áp dụng các kiến thức về quy tắc và thực tiễn liên quan đến hoạt động bay để xác định và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc;
- Kiểm tra các lịch trình bảo dưỡng và thực hiện thanh tra phương tiện bay vận hành tốt, được bảo dưỡng và các thiết bị đều sẵn sàng;
- Ký các chứng chỉ cần thiết và duy trì lịch trình bay chính thức;
- Nhận chỉ thị và giấy phép trước chuyến bay và duy trì liên lạc với giao thông hàng không và kiểm soát máy bay trong suốt chuyến bay.
3154. Kiểm soát viên giao thông đường hàng không
Kiểm soát viên giao thông đường hàng không hướng dẫn các thao tác bay trên không trung, và dưới đất, sử dụng các thiết bị như đài, rađa hay hệ thống đèn, và cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động của phương tiện bay.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Hướng dẫn và điều khiển phương tiện bay hạ cánh và cất cánh và các thao tác trên mặt đất;
- Hướng dẫn và kiểm soát phương tiện bay hoạt động trong không phận cho phép;
- Kiểm tra và phê chuẩn kế hoạch bay;
- Thông báo cho đội bay và phi hành đoàn về điều kiện thời tiết, các điều kiện hoạt động, kế hoạch bay và giao thông hàng không;
- Áp dụng các kiến thức về quy tắc và thực tiễn liên quan đến điều khiển giao thông hàng không để xác định và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc;
- Ban hành và tổ chức tình trạng khẩn cấp, các dịch vụ và quy trình nghiên cứu, và giải cứu;
- Chỉ đạo hoạt động của các phương tiện bay và phương tiện dịch vụ tại hoặc gần đường băng;
- Duy trì liên lạc qua điện đài và điện thoại với các đài kiểm soát lân cận, các trạm kiểm soát đón khách hay các trung tâm kiểm soát khác, và phối hợp hoạt động của phương tiện bay vào các khu vực lân cận.
3155. Kỹ thuật viên điện tử an toàn hàng không
Kỹ thuật viên điện tử an toàn hàng không thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật liên quan đến thiết kế, lắp đặt, quản lý, vận hành, duy trì và sửa chữa của các hệ thống hàng không và kiểm soát giao thông hàng không.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật liên quan để phát triển công việc liên quan đến thiết bị điện tử, điện cơ và vi tính trong hệ thống hàng không, và các mẫu thử nghiệm;
- Hỗ trợ kỹ thuật trong việc thiết kế và sắp xếp đường vòng phân cách riêng biệt của ngành hàng không và các hệ thống phát hiện dấu vết của hàng không;
- Chuẩn bị và đóng góp vào việc chuẩn bị ước tính chi phí và các chi tiết kỹ thuật và đào tạo cho việc kiểm soát giao thông hàng không và các thiết bị an toàn;
- Cung cấp hoặc hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng, lắp đặt và vận hành các thiết bị hàng không đặt dưới mặt đất và duy trì bảo dưỡng để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn và chi tiết kỹ thuật;
- Áp dụng các kiến thức và kỹ năng về quy tắc và thực tiễn an toàn giao thông hàng không để xác định và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc; phát triển, điều chỉnh và sửa chữa phần mềm hệ thống;
- Điều chỉnh hệ thống/thiết bị hàng không mặt đất đang có để phù hợp với các quy trình kiểm soát giao thông hàng không mới; nhằm nâng cao khả năng, độ tin cậy và tính toàn vẹn hoặc hỗ trợ các quy trình kiểm soát giao thông hàng không và bổ nhiệm không phận;
- Kiểm soát, điều hành và chứng thực thiết bị quản lý giao thông hàng không và hàng không liên lạc; kiểm tra hệ thống/thiết bị hàng không mặt đất để đảm bảo độ chính xác và an toàn cao nhất cho chuyến bay, cất cánh và hạ cánh;
- Đào tạo và giám sát kỹ thuật với các nhân viên khác.
33. Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý
Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý chủ yếu thực hiện những nhiệm vụ kỹ thuật liên quan đến ứng dụng vào thực tiễn các kiến thức liên quan đến kiểm toán tài chính và giao dịch, tính toán toán học, phát triển nguồn nhân lực, công cụ mua bán tài chính, các nhiệm vụ thư ký đặc biệt, thi hành và áp dụng các quy định chính phủ liên quan. Nghề nghiệp này cũng bao gồm những người cung cấp các dịch vụ như miễn thuế, kế hoạch hội thảo, sắp xếp việc làm, mua bán bất động sản hoặc hàng hóa cồng kềnh, và quản lý cho những nghề nghiệp như vận động viên, nghệ sĩ.
Nhiệm vụ của lĩnh vực nghề này thường bao gồm ghi và chuyển các đơn hàng mua và bán chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác và trao đổi ngoại tệ trong tương lai hoặc tức thời; trình các đơn tín dụng hoặc cho vay để quản lý với những đề xuất để thông qua hoặc từ chối; thông qua hoặc từ chối các đơn xin trong quyền hạn của mình đảm bảo rằng các tiêu chuẩn tín dụng của thể chế được coi trọng; giữ các hồ sơ hoàn chỉnh của tất cả các giao dịch tài chính theo những quy tắc chung với sự hướng dẫn của kế toán viên; hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện tính toán toán học, thống kê, thống kê bảo hiểm, kiểm toán và các tính toán khác có liên quan; mua và bán các công cụ tài chính.
331. Nhà chuyên môn về toán ứng dụng và tài chính
Nhà chuyên môn về toán ứng dụng và tài chính định giá các tài sản và mặt hàng khác nhau, giữ hồ sơ các giao dịch tài chính, phân tích các thông tin ứng dụng cho vay và đưa ra quyết định, mua và bán các công cụ tài chính, thực hiện tính toán toán học và tính toán có liên quan.
Ghi và chuyển các đơn hàng mua và bán chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác và trao đổi ngoại tệ trong tương lai hoặc tức thời; trình các đơn tín dụng hoặc cho vay để quản lý với những đề xuất để thông qua hoặc từ chối; thông qua hoặc từ chối các đơn xin trong quyền hạn của mình đảm bảo rằng các tiêu chuẩn tín dụng của thể chế được coi trọng; giữ các hồ sơ hoàn chỉnh của tất cả các giao dịch tài chính theo những quy tắc chung với sự hướng dẫn của kế toán viên; hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện tính toán toán học, thống kê, thống kê bảo hiểm, kiểm toán và các tính toán khác có liên quan; mua và bán các công cụ tài chính.
3311. Nhà môi giới và buôn bán chứng khoán và tài chính
Nhà môi giới và buôn bán chứng khoán và tài chính mua và bán chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác, thực hiện giao dịch ngoại hối tại chỗ hoặc trên thị trường tương lai, thay mặt công ty hoặc khách hàng trên cơ sở ủy nhiệm và đề xuất các giao dịch với khách hàng hoặc nhà quản lý cao cấp.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nhận các thông tin về các tình huống tài chính của khách hàng và công ty thực hiện đầu tư;
- Phân tích xu hướng thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác bao gồm ngoại hối;
- Thông tin cho khách hàng tiềm năng về điều kiện và triển vọng thị trường;
- Tư vấn và tham gia đàm phán về các điều khoản và tổ chức cho vay cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường để tăng vốn cho khách hàng;
- Ghi và chuyển các đơn hàng mua và bán chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác và trao đổi ngoại hối trong tương lai hoặc tức thời.
3312. Nhân viên phụ trách các khoản tín dụng và cho vay
Nhân viên phụ trách các khoản tín dụng và cho vay phân tích và đánh giá thông tin và đơn xin vay vốn và quyết định thông qua hoặc từ chối khách hàng hoặc đề xuất để thông qua hoặc từ chối quản lý.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Phỏng vấn ứng cử viên để cho vay cá nhân, thế chấp, cho sinh viên và doanh nghiệp vay;
- Nghiên cứu và đánh giá tình trạng tài chính của các ứng viên, điều khoản tham chiếu, uy tín, và khả năng hoàn trả vốn vay;
- Trình các đơn xin vay vốn với đề xuất thông qua hoặc từ chối; hoặc thông qua, từ chối các đơn xin trong quyền hạn của mình đảm bảo rằng các tiêu chuẩn của thể chế được coi trọng;
- Giữ hồ sơ về việc hoàn trả, chuẩn bị thư đòi nợ thông thường đối với những khoản nợ quá hạn và thực hiện các nhiệm vụ pháp lý;
- Hoàn tất hồ sơ vay vốn.
3313. Kế toán viên
Kế toán viên giữ các hồ sơ về giao dịch tài chính của hoạt động kinh doanh và xác nhận tính chính xác của tài liệu và hồ sơ liên quan đến giao dịch.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lưu giữ các hồ sơ về giao dịch tài chính của một hoạt động kinh doanh theo những quy tắc chung với sự chỉ dẫn của kế toán;
- Xác nhận tính chính xác của tài liệu và hồ sơ liên quan đến thu chi và các giao dịch tài chính khác;
- Chuẩn bị báo cáo tài chính cho từng giai đoạn cụ thể;
- Áp dụng kiến thức về quy tắc chung và thực hành để xác định và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc;
- Thực hiện những nhiệm vụ có liên quan.
3314. Nhà trợ lý chuyên môn về thống kê và toán học ứng dụng có liên quan
Nhà trợ lý chuyên môn về thống kê và toán học ứng dụng có liên quan hỗ trợ lập kế hoạch thu thập, xử lý và giới thiệu các dữ liệu thống kê, toán học và thống kê bảo hiểm và thực hiện những hoạt động này, thường làm việc dưới sự hướng dẫn của các nhà thống kê, nhà toán học và nhà thống kê bảo hiểm.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Hỗ trợ trong kế hoạch và thực hiện các tính toán thống kê, toán học, thống kê bảo hiểm, kế toán và các tính toán liên quan;
- Chuẩn bị các dự toán chi tiết về số lượng và chi phí nguyên vật liệu và nhân công theo yêu cầu cho các cuộc tổng điều tra thống kê và các hoạt động điều tra, khảo sát;
- Thực hiện các công việc kỹ thuật liên quan đến thiết lập, duy trì và sử dụng các sổ sách và cỡ mẫu cho tổng điều tra và các hoạt động điều tra;
- Thực hiện những công việc kỹ thuật liên quan tới thu thập số liệu và quản lý chất lượng các hoạt động của tổng điều tra và khảo sát;
- Sử dụng các phần mềm đóng gói tiêu chuẩn để thực hiện việc tính toán toán học và thống kê, thống kê bảo hiểm và các tính toán khác liên quan;
- Chuẩn bị các tính toán toán học, thống kê, thống kê bảo hiểm và các kết quả khác cho việc trình diễn bằng các dạng đồ thị hoặc bảng biểu;
- Áp dụng kiến thức về thống kê, toán học, thống kê bảo hiểm, tính toán và các nguyên tắc liên quan và thực tế để xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc của họ;
- Giám sát công việc của các nhân viên thống kê khác.
3315. Người định giá và mức độ thiệt hại
Người định giá và mức độ thiệt hại định giá tài sản và các hàng hóa khác, đánh giá thiệt hại được bảo hiểm đền bù.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Xác định chất lượng và giá trị của nguyên liệu thô, bất động sản, thiết bị công nghiệp, và những ảnh hưởng cá nhân hoặc hộ gia đình, công trình nghệ thuật, đá quý và các tài sản khác;
- Đánh giá quy mô thiệt hại và trách nhiệm của công ty bảo hiểm và người ký nhận trách nhiệm thanh toán các hợp đồng bảo hiểm đối với các thiệt hại do bảo hiểm chi trả;
- Nhận các hồ sơ kinh doanh và giá trị của tài sản hoặc hàng hóa tương tự;
- Kiểm tra hàng hóa và tài sản để đánh giá điều kiện, kích thước và cấu trúc;
- Chuẩn bị báo cáo về giá trị, phác thảo những yếu tố đánh giá và phương pháp sử dụng.
333. Nhân viên/đại lý dịch vụ kinh doanh
Nhân viên/đại lý dịch vụ kinh doanh thiết lập quan hệ để bán các dịch vụ kinh doanh như nơi quảng cáo trên các phương tiện thông tin, tiến hành các hoạt động miễn thuế mà cần các giấy tờ cần thiết, liên hệ người tìm việc với việc tìm người, tìm người cho các nhà tuyển dụng, sắp xếp hợp đồng cho những buổi trình diễn của vận động viên, nghệ sĩ, ca sĩ, cũng như việc phát hành sách, sản xuất kịch, thu thanh, biểu diễn, bán đĩa nhạc, lập kế hoạch và tổ chức các cuộc họp và sự kiện tương tự.
Nghề này bao gồm: Thực hiện các thủ tục miễn thuế cho hàng xuất khẩu và nhập khẩu; sắp xếp và phối hợp các dịch vụ hội họp và sự kiện, như trang thiết bị cuộc họp, đồ ăn uống, trang trí, trình bầy, thiết bị nghe nhìn và máy tính, phòng ốc, phương tiện đi lại và các sự kiện xã hội cho người tham gia; liên hệ giữa người tìm việc và việc cần người; tìm người cho các vị trí còn thiếu của nhà tuyển dụng; giới thiệu các bất động sản cần bán hay cho thuê đến những người mua hoặc người thuê và giải thích các điều khoản bán hàng hay điều kiện cho thuê; bán đấu giá các loại tài sản, xe hơi, vật dụng, thú nuôi, đồ nghệ thuật, nữ trang và các đồ dùng khác; sắp xếp hợp đồng cho những người biểu diễn và những buổi trình diễn.
3331. Nhân viên thanh toán và chuyển tiếp hàng hóa
Nhân viên thanh toán và chuyển tiếp hàng hóa thực hiện các quy trình miễn thuế và đảm bảo bảo hiểm, các giấy phép xuất/nhập khẩu và các thủ tục khác hợp lệ.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Tiến hành các thủ tục miễn thuế cho hàng xuất và nhập khẩu;
- Đảm bảo đúng thủ tục bảo hiểm;
- Đảm bảo rằng các giấy phép xuất nhập khẩu và các thủ tục khác hợp lệ;
- Ký và phát hành vận đơn;
- Ký tài liệu xuất/nhập khẩu để xác định loại hàng, phân loại hàng hóa thành các loại phí và thuế quan khác nhau, sử dụng hệ thống mã số thuế.
3332. Người lập kế hoạch hội thảo và sự kiện
Người lập kế hoạch hội thảo và sự kiện tổ chức và kết hợp các dịch vụ cho các cuộc hội thảo, sự kiện, các buổi họp mặt, buổi tiệc và hội thảo.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Xúc tiến các cuộc hội thảo, hội nghị và triển lãm thương mại cho khách hàng tiềm năng;
- Trả lời các thắc mắc liên quan đến các dịch vụ được cung cấp và chi phí cho việc thuê phòng và thiết bị, ăn uống và các dịch vụ có liên quan;
- Gặp gỡ khách hàng để thảo luận về nhu cầu của họ, đưa ra những lựa chọn trọn gói để đáp ứng những nhu cầu đó;
- Sắp xếp và kết hợp các dịch vụ như cơ sở vật chất của hội nghị, ăn uống, trang trí, trưng bầy, các thiết bị nghe nhìn và vi tính, phòng ốc, phương tiện đi lại và các sự kiện xã hội cho người tham gia; sắp xếp hậu cần cho người dẫn chương trình;
- Tổ chức đăng ký cho người tham gia;
- Đàm phán về loại hình và chi phí dịch vụ trong phạm vi ngân sách cấp;
- Giám sát công việc của các nhà thầu và báo cáo những thay đổi trong công việc
3333. Nhà đại lý việc làm và người nhận thầu
Nhà đại lý việc làm và người nhận thầu kết nối người tìm việc với các công việc cần người, tìm người cho các nhà tuyển dụng và hợp đồng lao động với những dự án cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp và các tổ chức khác bao gồm chính phủ, các thể chế và tìm việc cho người tìm việc theo ủy nhiệm.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Kết nối người tìm việc với các công việc cần người;
- Tìm người cho các vị trí còn trống theo ủy quyền của nhà tuyển dụng hoặc người làm việc;
- Bàn bạc với các doanh nghiệp/tổ chức những kỹ năng cần thiết và những đặc điểm của người được tuyển dụng hay hợp đồng;
- Tìm người có những kỹ năng phù hợp, v.v..., và thực hiện các thủ tục cần thiết theo những quy định và yêu cầu quốc gia và quốc tế;
- Bảo đảm hợp đồng tuyển dụng phù hợp với các yêu cầu pháp lý và ký kết hợp đồng;
- Tư vấn kế hoạch đào tạo.
3334. Nhà đại lý bất động sản và quản lý tài sản/bất động sản
Nhà đại lý bất động sản và quản lý tài sản/bất động sản sắp xếp các cuộc mua bán, cho thuê tài sản thực tế, thương lượng thay mặt khách hàng và trên cơ sở ủy quyền.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nhận thông tin về các tài sản được bán hoặc cho thuê, hoàn cảnh của chủ tài sản, và nhu cầu của người mua hay thuê tiềm năng;
- Giới thiệu tài sản được bán và cho thuê đến người mua và thuê tiềm năng và giải thích các điều khoản kinh doanh hoặc các điều kiện cho thuê;
- Sắp xếp các thỏa thuận và chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản;
- Thu tiền cho thuê và tiền khế ước thay mặt chủ tài sản và kiểm tra tài sản trước, trong thời gian và sau khi thuê;
- Bảo đảm có sẵn nhân công để thực hiện việc bảo quản tài sản.
3339. Nhà đại lý dịch vụ kinh doanh khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này bao gồm các nhà đại lý dịch vụ kinh doanh không được phân vào nhóm cấp 3 -333. Ví dụ, ở đây có thể chia thành những người thiết lập quan hệ kinh doanh, bán dịch vụ kinh doanh như không gian quản cáo trên các phương tiện, sắp xếp hợp đồng trình diễn cho vận động viên, nghệ sĩ, ca sĩ cũng như việc phát hành sách, sản xuất kịch, thu thanh, trình diễn hay bán đĩa nhạc. Nhóm này cũng bao gồm những người bán các loại hàng hóa, vật dụng và tài sản bằng hình thức đấu giá.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nhận thông tin về dịch vụ để bán và nhu cầu của khách hàng tiềm năng;
- Đàm phán các hợp đồng thay mặt người mua và bán và giải thích các điều khoản mua bán cho khách hàng;
- Ký kết thỏa thuận hợp tác thay mặt cho người mua hoặc bán và đảm bảo Hợp đồng được thực hiện theo đúng cam kết;
- Đảm bảo rằng dịch vụ kinh doanh được mua sẵn có với người mua theo hình thức và thời gian thỏa thuận;
- Bán đấu giá các loại tài sản, xe hơi, đồ dùng, vật nuôi, đồ nghệ thuật, nữ trang và các vật dụng khác.
334. Thư ký hành chính và nhân viên chuyên môn khác
Thư ký hành chính và nhân viên chuyên môn khác cung cấp các liên lạc và tài liệu của tổ chức hỗ trợ các hoạt động sử dụng kiến thức của các hoạt động kinh doanh của tổ chức, họ nhận trách nhiệm giám sát các nhân viên văn phòng trong tổ chức.
Bao gồm: điều phối, phân công và xem xét công việc của các nhân viên liên quan tới các nhiệm vụ sau: xử lý chữ; lưu giữ và ghi sổ sách; vận hành điện thoại và tổng đài điện thoại; nhập số liệu và các hoạt động liên quan đến các kỹ năng văn phòng và hành chính nói chung; chuẩn bị và xử lý các văn bản và tài liệu pháp luật, như chứng thư, di chúc, bản khai có tuyên thệ và bản tóm tắt hồ sơ vụ kiện; thực hiện và hỗ trợ việc liên lạc, giao tiếp, dẫn chứng bằng tài liệu và các hoạt động điều phối quản lý nội bộ của một tổ chức, trong một số trường hợp sử dụng các kiến thức đặc biệt về hoạt động kinh doanh của tổ chức; lập kế hoạch và xác nhận các cuộc hẹn y khoa và các thông tin liên lạc cho các cán bộ y tế và bệnh nhân; biên soạn, ghi lại và xem xét các biểu đồ y tế, các sổ sách, báo cáo, tài liệu và thư từ.
3341. Giám sát viên văn phòng
Giám sát viên văn phòng giám sát và điều phối các hoạt động của người làm việc trong nhóm 4: Nhân viên trợ lý văn phòng.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Điều phối, phân công và xem xét các công việc của nhân viên liên quan đến các nhiệm vụ sau: xử lý chữ; lưu giữ và ghi sổ sách; vận hành điện thoại và tổng đài điện thoại; nhập số liệu; và các hoạt động liên quan đến các kỹ năng văn phòng và hành chính nói chung;
- Thiết lập kế hoạch công việc các thủ tục và các hoạt động điều phối với các phòng, ban khác;
- Giải quyết các vấn đề liên quan tới công việc và chuẩn bị thủ tục trình và các báo cáo khác;
- Đào tạo và hướng dẫn người làm công các nhiệm vụ cần thực hiện, các quy trình về an toàn và các chính sách của công ty, hoặc sắp xếp bố trí các khóa đào tạo;
- Đánh giá việc thực hiện công việc của nhân công có đúng theo các quy định, hướng dẫn và khuyến nghị các hoạt động nhân sự thích hợp;
- Tuyển dụng, phỏng vấn và lựa chọn người làm công.
3342. Thư ký luật
Thư ký luật hỗ trợ người lãnh đạo đơn vị và các thành viên khác trong việc thực hiện và hỗ trợ việc liên lạc, dẫn chứng tài liệu và các hoạt động điều phối quản lý nội bộ, trong các văn phòng luật, các phòng, ban pháp luật của các công ty lớn và của chính phủ.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chuẩn bị và xử lý các tài liệu và hồ sơ pháp luật như là các chứng thư, di chúc, bản khai có tuyên thệ và bản tóm tắt hồ sơ vụ kiện;
- Xem xét và đọc, sửa bản in thử và thư từ liên lạc để bảo đảm phù hợp với các thủ tục pháp luật quy định;
- Gửi mail, fax hoặc sắp xếp chuyển các thư từ luật pháp đến khách hàng, các nhân chứng, và các nhân viên tòa án;
- Tổ chức và bảo quản các tài liệu, các hồ sơ vụ kiện và các thư viện luật;
- Xem xét yêu cầu về hội họp, lên kế hoạch và tổ chức họp;
- Hỗ trợ trong việc chuẩn bị ngân sách, giám sát chi phí, dự thảo hợp đồng và mua sắm theo yêu cầu;
- Hỗ trợ lãnh đạo các đơn vị và các cán bộ khác trả lời các câu hỏi về bản chất hành chính và tổ chức;
- Giám sát các nhân viên văn phòng khác.
3343. Thư ký hành chính và quản lý
Thư ký hành chính và quản lý thực hiện và hỗ trợ việc liên lạc, dẫn chứng tài liệu và các hoạt động điều phối quản lý nội bộ của một đơn vị tổ chức để hỗ trợ lãnh đạo của đơn vị và các cán bộ khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Dự thảo các thư từ và biên bản hành chính;
- Thu xếp, đề xuất và giám sát các thời hạn cuối cùng và thực hiện theo kế hoạch đó;
- Xem xét các yêu cầu cuộc họp, lập kế hoạch và tổ chức cuộc họp và bố trí sắp xếp các cuộc hẹn cho lãnh đạo và cán bộ khác;
- Hỗ trợ việc chuẩn bị ngân sách, giám sát chi phí, dự thảo hợp đồng và mua sắm theo yêu cầu;
- Hỗ trợ lãnh đạo đơn vị và các cán bộ khác trả lời các câu hỏi về bản chất hành chính và tổ chức;
- Hỗ trợ lãnh đạo đơn vị tổ chức và thể hiện lòng hiếu khách với khách đến viếng thăm hoặc các nhân viên khác;
- Giữ liên lạc với các nhân viên khác về các vấn đề liên quan tới hoạt động của tổ chức;
- Viết và trả lời thư kinh doanh hoặc kỹ thuật và các thư từ tương tự khác;
- Chuẩn bị các báo cáo nguyên văn của các biên bản lưu trong hội đồng lập pháp, tòa án luật hoặc các nơi khác bằng tốc ký hoặc các loại khác;
- Giám sát công việc của các nhân viên văn phòng khác.
3344. Nhân viên y tế
Nhân viên y tế sử dụng các kiến thức chuyên ngành của thuật ngữ và thủ tục y khoa, hỗ trợ lãnh đạo đơn vị và các nhân viên khác trong việc thực hiện và hỗ trợ các hoạt động liên lạc, dẫn chứng tài liệu và các hoạt động điều phối quản lý quốc tế, trong văn phòng bác sỹ, bệnh viện, phòng khám y khoa và các cơ sở y tế khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lập kế hoạch và xác nhận các cuộc hẹn y khoa và chuyển các thông báo, tin nhắn cho các nhân viên y tế và các bệnh nhân;
- Biên soạn, ghi nhận và xem xét đánh giá các biểu đồ y tế, các báo cáo, tài liệu và thư từ y khoa;
- Phỏng vấn các bệnh nhân để hoàn thiện các mẫu biểu, các tài liệu và các bệnh sử;
- Hoàn thiện các biểu mẫu bảo hiểm và các mẫu đơn yêu cầu khác;
- Bảo quản các hồ sơ bệnh lý và hồ sơ và thư viện kỹ thuật;
- Chuẩn bị các báo cáo tài chính và các thủ tục thanh toán hóa đơn khác;
- Hỗ trợ chuẩn bị ngân sách, chuẩn bị báo cáo tài chính và các thủ tục thanh toán; dự thảo hợp đồng và thực hiện các yêu cầu mua sắm;
- Giám sát các nhân viên văn phòng khác.
3349 Thư ký hành chính và chuyên môn khác chưa được phân loại
Thư ký hành chính và chuyên môn khác chưa được phân loại cung cấp các hỗ trợ, sử dụng kiến thức trong các lĩnh vực cụ thể hơn là luật hoặc y tế, cho lãnh đạo đơn vị hoặc các nhân viên khác nhằm thực hiện và hỗ trợ việc liên lạc, viện dẫn bằng tài liệu và các hoạt động điều phối quản lý nội bộ.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chuẩn bị và xử lý các văn bản, tài liệu;
- Xem xét và đọc, sửa các văn bản, thư từ để đảm bảo độ chính xác;
- Gửi thư, gửi fax, hoặc sắp xếp vận chuyển thư từ đến khách hàng;
- Tổ chức và bảo quản các văn bản, hồ sơ, tài liệu;
- Xem xét các yêu cầu tổ chức họp, lập kế hoạch và tổ chức các cuộc họp;
- Hỗ trợ chuẩn bị các ngân sách, theo dõi các chi phí, dự thảo hợp đồng và mua sắm theo yêu cầu;
- Hỗ trợ lãnh đạo đơn vị và các nhân viên khác trong các vấn đề về hành chính hoặc tổ chức;
- Giám sát công việc của các nhân viên văn phòng khác.
35. Kỹ thuật viên thông tin và truyền thông
Kỹ thuật viên thông tin và truyền thông cung cấp hỗ trợ việc chạy các chương trình máy tính hàng ngày, các hệ thống truyền thông và mạng; thực hiện các công việc kỹ thuật liên quan đến viễn thông, truyền đại chúng các hình ảnh và âm thanh cũng như các dạng khác của tín hiện viễn thông trên đất liền, trên biển và trên không.
Lĩnh vực nghề này bao gồm các công việc sau: cung cấp hỗ trợ người sử dụng hệ thống thông tin và truyền thông; cài đặt các chương trình và thiết bị mới; thiết lập, vận hành và duy trì mạng và các hệ thống truyền dữ liệu khác; cài đặt, giám sát và hỗ trợ các trang web internet và mạng nội bộ (intranet) hoặc phần cứng hoặc phần mềm trang chủ; sửa đổi các trang web; và thực hiện các công việc sao lưu và phục hồi trang chủ; quản lý trang thiết bị để ghi lại âm thanh, biên tập và trộn hình ảnh và âm thanh đã được ghi; quản lý và duy trì việc truyền dẫn và các hệ thống truyền thông đại chúng và các hệ thống vệ tinh cho các chương trình đài hoặc vô tuyến; giám sát và duy trì các hệ thống truyền thông qua đài, các dịch vụ vệ tinh, và các hệ thống đa công trên đất liền, trên biển và trên không; cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật liên quan tới việc nghiên cứu và các phát triển của hệ thống máy tính và phương tiện viễn thông, hoặc thử các nguyên mẫu; thiết kế và chuẩn bị thiết kế mạch theo đặc điểm kỹ thuật được đưa ra; cung cấp giám sát kỹ thuật việc sản xuất, sử dụng, duy tu và sửa chữa cho các hệ thống viễn thông.
351. Kỹ thuật viên hỗ trợ người sử dụng và vận hành công nghệ thông tin và truyền thông
Kỹ thuật viên hỗ trợ người sử dụng và vận hành công nghệ thông tin và truyền thông cung cấp hỗ trợ việc vận hành hàng ngày các hệ thống truyền thông, các hệ thống máy tính và mạng, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng.
Bao gồm các công việc thường xuyên sau: vận hành và quản lý các thiết bị ngoại vi và các thiết bị máy tính liên quan; các hệ thống giám sát các lỗi của thiết bị khi hoạt động; cài đặt các thiết bị ngoại vi như máy in, với các thiết bị khác được chọn để chạy hệ điều hành, hoặc giám sát việc cài đặt các thiết bị ngoại vi do các nhân viên vận hành thiết bị ngoại vi thực hiện; trả lời các câu hỏi của người sử dụng liên quan đến việc vận hành phần cứng và phần mềm để giải quyết các vấn đề phát sinh; lắp đặt và thực hiện các sửa chữa nhỏ của phần cứng, phần mềm, hoặc các thiết bị ngoại vi, theo thiết kế hoặc lắp đặt các chi tiết kỹ thuật; giám sát việc vận hành hàng ngày của hệ thống; cài đặt thiết bị theo mục đích của người sử dụng, thực hiện hoặc đảm bảo việc lắp đặt đúng các dây cáp, hệ điều hành, hoặc các phần mềm thích hợp; thiết lập, vận hành và bảo quản mạng và các hệ thống truyền thông dữ liệu khác; cài đặt, giám sát và hỗ trợ việc vận hành thử và tính khả dụng của các trang web Internet và Intranet hoặc các phần cứng và phần mềm trang chủ; sửa các trang web; và thực hiện việc phục hồi và sao lưu trang chủ.
3511. Kỹ thuật viên vận hành công nghệ thông tin và truyền thông
Kỹ thuật viên vận hành công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông hỗ trợ việc xử lý, vận hành và quản lý thông tin và hệ thống kỹ thuật truyền thông hàng ngày, bao gồm các mạng LAN và WAN, và các phần cứng, phần mềm và các thiết bị máy tính liên quan nhằm đảm bảo việc vận hành tốt nhất và xác định các vấn đề phát sinh.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Vận hành và giám sát các thiết bị ngoại vi và các thiết bị máy tính liên quan; Nhập lệnh, sử dụng thiết bị đầu cuối máy tính, và kích hoạt bảng điều khiển máy tính và các thiết bị ngoại vi để tích hợp và vận hành thiết bị;
- Giám sát hệ thống tìm lỗi của thiết bị hoặc lỗi vận hành;
- Thông báo cho giám sát viên hoặc kỹ thuật viên bảo dưỡng các trục trặc của thiết bị;
- Giải quyết các thông báo lỗi chương trình bằng cách tìm và sửa các vấn đề, thông báo lỗi cho các kỹ thuật viên khác hoặc kết thúc chương trình;
- Đọc các hướng dẫn thiết lập để xác định những thiết bị được sử dụng, yêu cầu sử dụng, các tài liệu như các đĩa và sách hướng dẫn và thiết lập các quản lý;
- Sửa chữa, khôi phục, tách biệt và sắp xếp các chương trình đầu ra theo yêu cầu, và gửi dữ liệu đến những người sử dụng cụ thể;
- Cài đặt các thiết bị ngoại vi, như máy in, với các vật liệu được chọn để chạy vận hành, hoặc giám sát việc cài đặt các thiết bị ngoại vi do người vận hành thiết bị ngoại vi thực hiện.
3512. Kỹ thuật viên hỗ trợ người sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Kỹ thuật viên hỗ trợ người sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng, không trực tiếp hoặc qua điện thoại, email hoặc các phương tiện điện tử khác, bao gồm chuẩn đoán và giải quyết các vấn đề và trục trặc với phần mềm, phần cứng, thiết bị ngoại vi máy tính, mạng, cơ sở dữ liệu và internet, và cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ trong việc triển khai, cài đặt và duy trì hệ thống.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Trả lời các câu hỏi của người sử dụng về việc vận hành phần mềm, phần cứng để giải quyết các vấn đề phát sinh;
- Nhập các lệnh và quan sát chức năng của hệ thống để xác định những vận hành đúng và tìm các lỗi;
- Cài đặt và thực hiện việc sửa chữa các lỗi nhỏ của phần cứng, phần mềm, hoặc thiết bị ngoại vi, theo thiết kế hoặc các đặc điểm kỹ thuật cài đặt;
- Giám sát vận hành hàng ngày của các hệ thống máy tính và truyền thông;
- Cài đặt thiết bị theo mục đích sử dụng, thực hiện và đảm bảo việc cài đặt chính xác, phù hợp các dây cáp, các hệ điều hành, hoặc các phần mềm thích hợp;
- Duy trì các ghi nhận các giao dịch truyền thông dữ liệu hàng ngày, các vấn đề và cách giải quyết, hoặc các hoạt động cài đặt;
- Báo cáo các vấn đề kỹ thuật mà người dùng gặp phải;
- Tư vấn các hướng dẫn cho người sử dụng, hướng dẫn sử dụng kỹ thuật và các tài liệu khác để nghiên cứu và các giải pháp thực hiện.
3513. Kỹ thuật viên hệ thống và mạng máy tính
Kỹ thuật viên hệ thống và mạng máy tính thiết lập, vận hành và duy trì mạng và các hệ thống truyền dữ liệu khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Vận hành, duy trì và xử lý sự cố các hệ thống mạng;
- Vận hành và duy trì các hệ thống truyền dữ liệu hơn mạng;
- Hỗ trợ người sử dụng giải quyết các vấn đề về mạng và truyền dữ liệu;
- Xác định các khu vực cần nâng cấp thiết bị và phần mềm;
- Cài đặt phần cứng máy tính, phần mềm mạng, phần mềm hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng;
- Thực hiện các hoạt động từ khởi động đến đóng chương trình cũng như việc sao lưu và phục hồi sự cố.
3514. Kỹ thuật viên trang web
Kỹ thuật viên trang web duy trì, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện tốt nhất các chức năng của các trang web trên internet, intranet, phần cứng và phần mềm các trang chủ.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Cài đặt, giám sát và hỗ trợ tính tin cậy và tiện lợi của các trang web trên internet, intranet, phần cứng và phần mềm các trang chủ;
- Phát triển và duy trì các tài liệu, chính sách và hướng dẫn, ghi nhận các hoạt động vận hành và các bản ghi hệ thống;
- Phát triển, điều phối, thực hiện và giám sát các cách thức bảo mật;
- Phân tích và đưa ra các khuyến nghị để nâng cao hoạt động của hệ thống, bao gồm việc nâng cấp và yêu cầu các hệ thống mới;
- Giữ liên lạc và cung cấp hướng dẫn cho khách hàng và người sử dụng;
- Sửa đổi các trang web;
- Thực hiện việc sao lưu và phục hồi trang chủ.
352. Kỹ thuật viên viễn thông và truyền hình
Kỹ thuật viên viễn thông quản lý các chức năng kỹ thuật của thiết bị để ghi và biên tập các hình ảnh và âm thanh và phát sóng, truyền thanh, truyền hình các hình ảnh, âm thanh cũng như các dạng khác của các tín hiệu viễn thông trên đất liền, trên biển và trên không, thực hiện các công việc kỹ thuật liên quan tới việc nghiên cứu kỹ thuật viễn thông với việc thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, duy tu và sửa chữa các hệ thống viễn thông.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Quản lý các thiết bị để ghi âm thanh, biên tập và trộn hình ảnh và âm thanh đã được ghi lại;
- Quản lý và duy trì hệ thống truyền phát, phát thanh truyền hình và các hệ thống vệ tinh của các chương trình phát thanh và truyền hình;
- Quản lý và duy trì các hệ thống phát thanh truyền thông, các dịch vụ vệ tinh, và các hệ thống đa thành phần trên đất liền, trên biển và trên không;
- Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến việc nghiên cứu phát triển các thiết bị viễn thông, hoặc thử nghiệm các vật mẫu;
- Thiết kế và chuẩn bị các bảng thiết kế chi tiết các bản mạch theo các đặc điểm kỹ thuật đề ra;
- Cung cấp giám sát kỹ thuật cho việc sản xuất, sử dụng, duy tu và sửa chữa các hệ thống viễn thông.
3521. Kỹ thuật viên truyền hình và nghe - nhìn
Kỹ thuật viên truyền hình và nghe - nhìn quản lý các chức năng kỹ thuật của thiết bị để ghi lại và biên tập các hình ảnh và âm thanh và để truyền thanh, truyền hình các hình ảnh và âm thanh cũng như các dạng tín hiệu viễn thông khác trên đất liền, trên biển và trên không.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Quản lý thiết bị để ghi âm thanh;
- Quản lý các thiết bị để biên tập và trộn hình ảnh và âm thanh đã được ghi lại để đảm bảo chất lượng như ý muốn và để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh đặc biệt;
- Ứng dụng kiến thức trên nguyên lý và thực tế của việc ghi lại và biên tập âm thanh, hình ảnh để xác định và giải quyết các vấn đề;
- Kiểm soát việc truyền phát tín hiệu và các hệ thống phát thanh truyền hình và các hệ thống vệ tinh của các chương trình phát thanh, truyền hình;
- Quản lý các chương trình truyền thông, các dịch vụ vệ tinh, và các hệ thống đa thành phần trên đất liền, trên biển và trên không;
- Ứng dụng kiến thức trên nguyên lý và thực tế của việc phát thanh truyền hình, của các thiết bị đầu cuối viễn thông và các hệ thống truyền tin để xác định và giải quyết các vấn đề;
- Thực hiện những công việc sửa chữa các thiết bị khẩn cấp.
3522. Kỹ thuật viên kỹ thuật viễn thông
Kỹ thuật viên kỹ thuật viễn thông thực hiện các công việc về kỹ thuật liên quan tới nghiên cứu kỹ thuật viễn thông, thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, duy tu và sửa chữa các hệ thống viễn thông.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật liên quan tới nghiên cứu và phát triển các thiết bị viễn thông, hoặc thử nghiệm các vật mẫu;
- Nghiên cứu các vật liệu kỹ thuật như các bản thiết kế, bản phác họa kỹ thuật để xác định phương pháp làm việc chấp nhận được;
- Chuẩn bị dự toán chi tiết số lượng và giá cả các nguyên vật liệu và nhân công theo yêu cầu của nhà sản xuất và việc lắp đặt các trang thiết bị, tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật đã đề ra;
- Cung cấp việc giám sát kỹ thuật cho việc sản xuất, sử dụng, duy tu và sửa chữa các hệ thống viễn thông nhằm đảm bảo việc vận hành được thỏa đáng và tương thích với các quy định và tiêu chí kỹ thuật đã được đề ra;
- Áp dụng kiến thức trên nguyên lý và thực tế kỹ thuật viễn thông để xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công việc.
Nhóm IV: Nhân viên trợ lý văn phòng
41. Nhân viên tổng hợp và nhân viên làm các công việc bàn giấy
Nhân viên tổng hợp và nhân viên làm các công việc bàn giấy ghi lại, tổ chức, lưu trữ và lấy thông tin liên quan tới các vấn đề được hỏi và thực hiện một loạt công việc hành chính và văn phòng theo các thủ tục đã được quy định.
Các công việc do người trong nhóm này thực hiện bao gồm: vận hành máy tính cá nhân, máy chữ, máy xử lý văn bản, tính toán, kế toán và các máy móc văn phòng tương tự để nhập và xử lý ký tự, văn bản và dữ liệu; thực hiện các nhiệm vụ và công việc thư ký; thực hiện một loạt công việc văn phòng nói chung bao gồm: sắp xếp giấy tờ, gửi fax hoặc xử lý các thư từ.
411. Nhân viên tổng hợp
Nhân viên tổng hợp thực hiện một số nhiệm vụ hành chính và văn phòng theo các thủ tục đã được quy định.
Các công việc thường xuyên bao gồm: ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại các thông tin; sắp xếp, mở và gửi thư; sao và fax tài liệu; chuẩn bị các báo cáo công việc hàng ngày; ghi các vấn đề về thiết bị của nhân viên; trả lời điện thoại hoặc các yêu cầu qua điện tử hoặc chuyển tiếp cho những người thích hợp; ghi ghép thông tin vào máy tính và đọc sửa và hiệu đính các bản sao lưu.
4110. Nhân viên tổng hợp
Nhân viên tổng hợp thực hiện một số nhiệm vụ hành chính và văn phòng theo các thủ tục đã được quy định.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại các thông tin;
- Sắp xếp, mở và gửi thư;
- Sao và fax tài liệu;
- Chuẩn bị các báo cáo công việc hàng ngày;
- Ghi các vấn đề về thiết bị của nhân viên;
- Trả lời điện thoại hoặc các yêu cầu qua điện tử hoặc chuyển tiếp cho những người thích hợp;
- Ghi ghép thông tin vào máy tính và đọc sửa và hiệu đính các bản sao lưu.
412. Thư ký (tổng hợp)
Thư ký (tổng hợp) sử dụng máy đánh chữ, máy tính cá nhân hoặc các thiết bị xử lý văn bản khác để sao chép lại các thư từ và các tài liệu khác, kiểm tra và định dạng các tài liệu do các nhân viên khác chuẩn bị, sử dụng các phần mềm đóng gói khác nhau bao gồm các bảng tính để thực hiện những hỗ trợ hành chính cho các nhân viên khác, xử lý các thư đến và đi, xem xét các yêu cầu tổ chức họp hoặc gặp mặt, ghi lại và xem xét việc rời đi và các việc được làm của các nhân viên khác, tổ chức và giám sát hệ thống sắp xếp, và chủ động tự giải quyết các thư từ hàng ngày.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Kiểm tra, định dạng và đánh máy lại các thư từ, biên bản và báo cáo từ bản đọc chính tả, các tài liệu điện tử hoặc các dự thảo viết tay để cho phù hợp với các tiêu chuẩn văn phòng, sử dụng máy chữ, máy tính cá nhân hoặc các thiết bị xử lý văn bản khác;
- Sử dụng các phần mềm máy tính đóng gói khác nhau bao gồm các bảng tính để cung cấp các hỗ trợ hành chính; giải quyết các thư đi và thư đến;
- Quét (scan), ghi lại và phân phối thư từ và tài liệu;
- Xem xét các yêu cầu họp hoặc các buổi gặp mặt và giúp đỡ tổ chức các cuộc họp;
- Xem xét và ghi lại việc rời đi và các việc được làm của các nhân viên khác;
- Tổ chức và giám sát hệ thống sắp xếp; chủ động giải quyết các thư từ hàng ngày.
4120. Thư ký (tổng hợp)
Thư ký (tổng hợp) sử dụng máy đánh chữ, máy tính cá nhân hoặc các thiết bị xử lý văn bản khác để sao chép lại các thư từ và các tài liệu khác, kiểm tra và định dạng các tài liệu do các nhân viên khác chuẩn bị, sử dụng các phần mềm đóng gói khác nhau bao gồm các bảng tính để thực hiện những hỗ trợ hành chính cho các nhân viên khác, xử lý các thư đến và đi, xem xét các yêu cầu tổ chức họp hoặc gặp mặt, ghi lại và xem xét việc rời đi và các việc được làm của các nhân viên khác, tổ chức và giám sát hệ thống sắp xếp, và chủ động tự giải quyết các thư từ hàng ngày.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Kiểm tra, định dạng và đánh máy lại các thư từ, biên bản và báo cáo từ bản đọc chính tả, các tài liệu điện tử hoặc các dự thảo viết tay để cho phù hợp với các tiêu chuẩn văn phòng, sử dụng máy chữ, máy tính cá nhân hoặc các thiết bị xử lý văn bản khác;
- Sử dụng các phần mềm máy tính đóng gói khác nhau bao gồm các bảng tính để cung cấp các hỗ trợ hành chính;
- Giải quyết các thư đi và thư đến;
- Quét (scan), ghi lại và phân phối thư từ và tài liệu;
- Xem xét các yêu cầu họp hoặc các buổi gặp mặt và giúp đỡ tổ chức các cuộc họp;
- Xem xét và ghi lại việc rời đi và các việc được làm của các nhân viên khác;
- Tổ chức và giám sát hệ thống sắp xếp;
- Chủ động giải quyết các thư từ hàng ngày.
413. Nhân viên làm công việc bàn giấy
Nhân viên làm công việc bàn giấy thường nhập và xử lý các văn bản và số liệu chuẩn bị, biên tập và lập tài liệu để lưu trữ, xử lý, xuất bản và phát hành.
Công việc thường xuyên là: nhập số liệu và các mã cần thiết để xử lý thông tin; khôi phục, xác thực và cập nhật các thông tin lưu trữ và lưu lại các thông tin đã nhập; lưu lại các biên bản dưới dạng tốc ký sử dụng các phương tiện máy tính và máy ghi tốc ký; sao chép lại thông tin lưu lại dưới dạng tốc ký và các thiết bị ghi âm, và các bản thảo và sửa chữa; sao chép lại lời nói, âm thanh xung quanh và lời bài hát làm phụ đề cho các chương trình ti vi và phim truyện.
4131. Nhân viên đánh máy
Nhân viên đánh máy thực hiện các công việc hiệu đính và in ấn sử dụng máy chữ, máy tính cá nhân và các máy xử lý văn bản khác, ghi lại các vấn đề dạng nói và viết dưới hình thức tốc ký.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Đánh máy các tài liệu viết từ các bản thảo thô, hiệu đính các bản thảo, ghi âm, hoặc tốc ký sử dụng máy tính, máy xử lý văn bản hoặc máy chữ;
- Kiểm tra các lỗi văn bản đã đánh như chính tả, ngữ pháp, dấu câu, hình thức;
- Thu thập và sắp xếp các tài liệu theo từng loại như hướng dẫn;
- Sắp xếp và lưu trữ các văn bản thực hiện vào ổ cứng máy tính hoặc đĩa, duy trì hệ thống lọc để lưu trữ, khôi phục và cập nhật văn bản;
- Viết chính tả hoặc ghi lại các vấn đề dưới dạng tốc ký;
- Sao chép lại lời nói, âm thanh xung quanh và lời bài hát làm phụ đề cho các chương trình ti vi và phim truyện;
- Chuyển các thông tin lưu được sang dạng tốc ký và thu vào các thiết bị ghi âm.
4132. Nhân viên nhập dữ liệu
Nhân viên nhập dữ liệu nhập các dữ liệu dạng số và dạng khác vào máy điện tử để xử lý và truyền đi, nhập số liệu lên các bảng hay băng đĩa, sử dụng máy đục lỗ hay máy điều khiển để thực hiện các quy trình toán học.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nhập dữ liệu dạng số và dạng khác từ các nguồn tài liệu vào các thiết bị lưu trữ và xử lý số liệu tương thích với máy tính;
- Nhập số liệu từ các nguồn tài liệu dưới dạng lỗ trên bảng hoặc băng giấy;
- Sửa chữa số liệu đã nhập, nếu cần thiết;
- Sử dụng các máy tính toán và lưu giữ sổ sách;
- Mã hóa và bổ sung số lượng các tài liệu giao dịch có sử dụng máy mã hóa.
42. Nhân viên dịch vụ khách hàng
Nhân viên dịch vụ khách hàng giao dịch với khách hàng về những vấn đề liên quan đến tiền bạc, sắp xếp du lịch, yêu cầu thông tin, sắp đặt lịch hẹn, tổng đài điện thoại, phỏng vấn để điều tra hoặc hoàn thiện các đơn xin việc phù hợp với dịch vụ.
Công việc do nhân viên nhóm cấp này thực hiện bao gồm: thực hiện các hoạt động cho vay ở ngân hàng, bưu điện, các khu cá cược, cờ bạc hay thanh toán các hàng hóa và dịch vụ đã mua hoặc thế chấp; sắp xếp du lịch; cung cấp thông tin theo yêu cầu của khách hàng và sắp đặt lịch hẹn; làm tổng đài điện thoại; đón khách; phỏng vấn điều tra; phỏng vấn các ứng cử viên cho dịch vụ.
421. Nhân viên thu ngân, thu tiền và các nghề liên quan
Nhân viên thu ngân, thu tiền và các nghề liên quan thực hiện các hoạt động về tiền bạc trong đơn vị liên quan đến ngân hàng, dịch vụ bưu chính, đánh bạc và cá cược, cầm cố và thu nợ.
Nhiệm vụ thường xuyên bao gồm: giao dịch với khách hàng của ngân hàng hoặc bưu điện về các hoạt động liên quan đến tiền và dịch vụ bưu chính; nhận và trả tiền cá cược dựa trên các kết quả của các sự kiện thể thao; quản lý những cuộc cá cược cho vay tiền đổi lấy tiền gửi và các chứng khoán khác; thu nợ và các khoản chi trả khác.
4211. Nhân viên thu ngân ngân hàng và các nghề liên quan
Nhân viên thu ngân ngân hàng và các nghề liên quan giao dịch trực tiếp với khách hàng của ngân hàng hoặc bưu điện liên quan đến các việc như nhận, đổi tiền và trả tiền hoặc cung cấp các dịch vụ thư tín.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Xử lý tiền gửi và tiền rút séc, chuyển khoản, hối phiếu, thẻ tín dụng, thư chuyển tiền, chi phiếu ngân hàng của khách hàng và những giao dịch ngân hàng có liên quan khác;
- Ghi nợ vào tài khoản khách hàng;
- Trả hối phiếu và chuyển nhượng tiền thay mặt khách hàng;
- Nhận thư, bán tem thư và thực hiện các công việc tại quầy bưu điện như trả hối phiếu, chuyển tiền và các công việc liên quan;
- Đổi tiền từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác, theo yêu cầu của khách hàng;
- Ghi lại các giao dịch và giải quyết bằng quyết toán tiền mặt.
4212. Người đánh cá ngựa thuê, hồ lì và các nghề liên quan đến cờ bạc khác
Người đánh cá ngựa thuê, hồ lì và các nghề liên quan đến cờ bạc khác quyết định tỷ lệ cược và nhận và trả tiền cá cược theo kết quả của các sự kiện thể thao và các sự kiện khác, tổ chức các cuộc chơi may rủi trong các tổ chức cá cược.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Xác định rủi ro để quyết định tỷ lệ cá cược và đánh bao vây hoặc từ chối cá cược;
- Chuẩn bị và đưa ra các danh sách tỷ lệ cá cược xấp xỉ;
- Phát bài, đổ xúc xắc, quay bánh rulet;
- Diễn giải và giải thích quy luật chơi của các tổ chức cá cược;
- Thông báo số thắng cược, trả cho người thắng cuộc và thu tiền từ người thua cuộc.
4213. Chủ hiệu cầm đồ và cho vay tiền
Chủ hiệu cầm đồ và cho vay tiền trên cơ sở những đồ vật ký gửi làm vật thế chấp hoặc tài sản hay các chứng khoán khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Định giá các đồ vật đem làm thế chấp, tính toán lãi suất và cho vay;
- Hoàn trả các đồ vật khi nợ được trả, hoặc trong trường hợp không trả được nợ thì bán các đồ vật thế chấp;
- Cho vay các khoản nợ cá nhân với mục đích thu lợi trong tương lai hoặc những cam kết khác;
- Thu nợ khi đồ thế chấp liên quan đến việc thu lợi trong tương lai hoặc những cam kết khác;
- Giữ lại các hóa đơn về đồ vật nhận được và tiền đưa và nhận.
4214. Người thu nợ và các công việc liên quan
Người thu nợ và các công viên liên quan thu tiền trả quá hạn và các khoản séc khó đòi và thu tiền từ thiện.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Truy tìm và xác định vị trí của con nợ, và có thể liên hệ với bạn bè, hàng xóm, người thân, người tuyển dụng của con nợ để thu thập thông tin;
- Gọi điện, đến thăm, hoặc viết thư cho khách hàng để thu tiền hoặc sắp xếp các khoản trả chậm;
- Chuẩn bị báo cáo gồm các khoản thu và giữ các hồ sơ liên quan đến công việc;
- Kiến nghị các hành động pháp lý hoặc ngưng thực hiện dịch vụ khi việc chi trả không thực hiện được;
- Hỏi và thu tiền từ thiện.
422. Nhân viên thông tin khách hàng
Nhân viên thông tin khách hàng cung cấp và tiếp nhận các thông tin bằng điện thoại hoặc các phương tiện điện tử như thư điện tử cùng với việc sắp xếp đi lại, miêu tả sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, đăng ký ăn ở cho khách, đón khách, sắp đặt lịch hẹn, kết nối các cuộc gọi, phỏng vấn điều tra và phỏng vấn các ứng cử viên để trả lương phù hợp.
Công việc thường xuyên gồm: chuẩn bị hành trình và đặt tour du lịch và khách sạn cho khách, đón khách và bệnh nhân, đăng ký nơi ăn chốn ở cho khách; cung cấp các thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và chính sách của tổ chức; sắp đặt lịch hẹn thay cho đơn vị; làm tổng đài điện thoại; phỏng vấn điều tra và ứng viên phù hợp.
4221. Nhân viên và tư vấn viên du lịch
Nhân viên và tư vấn viên du lịch cung cấp thông tin, sắp đặt lịch trình du lịch, đặt tour du lịch và nơi ăn chốn ở, và tổ chức các nhóm tour.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Kiếm các thông tin về chỗ, chi phí và sự thuận tiện của các loại phương tiện vận tải và nơi ăn chốn ở, tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng và tư vấn cho họ các tour du lịch;
- Chuẩn bị lịch trình;
- Đặt trước các dịch vụ cần thiết;
- Phân phát vé và phiếu;
- Giúp đỡ khách hàng trong việc nhận các giấy tờ du lịch cần thiết như visa;
- Chuẩn bị hóa đơn và nhận thanh toán;
- Tổ chức các nhóm tour đi công tác hay du lịch và bán cho các nhóm hoặc cá nhân tổ chức du lịch.
4222. Nhân viên trung tâm thông tin liên lạc
Khách hàng liên hệ với nhân viên trung tâm thông tin liên lạc thông qua điện thoại hoặc các phương tiện thông tin điện tử, ví dụ như thư điện tử, nhân viên sẽ đưa ra những lời khuyên và thông tin cho khách hàng, trả lời các câu hỏi về hàng hóa, dịch vụ hay chính sách, các giao dịch tài chính của tổ chức. Những người này làm việc ở những nơi cách xa khách hàng hoặc các hoạt động của tổ chức được cung cấp thông tin.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nhận các cuộc gọi đến hay các thông điệp từ khách hàng, trả lời các yêu cầu, điện thoại đối với dịch vụ hay phân loại những lời than phiền của khách hàng;
- Xác định các yêu cầu và nhập các sự kiện vào hệ thống máy tính;
- Phân bổ công việc đến các đơn vị khác có liên quan;
- Lập hóa đơn hoặc thanh toán tiền hàng nếu cần thiết;
- Gửi thư, bảng thông tin và các tài liệu khác cho khách hàng;
- Tư vấn cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ tăng thêm.
4223. Nhân viên vận hành tổng đài điện thoại
Vận hành các tổng đài hay bảng điều khiển thông tin điện thoại để kết nối điện thoại, nhận các yêu cầu của người gọi và báo cáo về các vấn đề dịch vụ, ghi và tiếp âm các tin nhắn tới các nhân viên hay khách hàng.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Vận hành tổng đài và bảng điều khiểu để kết nối, chờ máy, chuyển máy và ngắt các cuộc điện thoại;
- Kết nối các cuộc gọi ra ngoài;
- Giải quyết các yêu cầu qua điện thoại, ghi lại các tin nhắn;
- Gửi tin nhắn tới các nhân viên khác và khách hàng;
- Kiểm tra các vấn đề hệ thống vận hành và các dịch vụ sửa chữa thông tin.
4224. Nhân viên lễ tân khách sạn
Nhân viên lễ tân khách sạn có nhiệm vụ ghi lại khách hàng, đăng ký phòng, đưa chìa khóa, cung cấp thông tin liên quan đến dịch vụ khách sạn, đặt trước phòng, ghi lại các phòng ở còn trống, tính tiền phòng cho khách đi và nhận tiền thanh toán.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Kiểm kê các phòng trống để ở, đặt trước và bố trí phòng;
- Đăng ký khách đến, bố trí phòng, xác minh tài khoản của khách và đưa chìa khóa phòng;
- Cung cấp các thông tin liên quan đến dịch vụ khách sạn và dịch vụ sẵn có trong cộng đồng;
- Cung cấp thông tin về phòng trống và đặt phòng trước;
- Trả lời các yêu cầu của khách về dịch vụ bảo dưỡng và trông phòng cũng như các lời phàn nàn của khách;
- Liên hệ với các dịch vụ bảo dưỡng và trông phòng khi khách gặp sự cố;
- Tính toán và kiểm tra chi phí của khách hàng sử dụng các hệ thống vi tính hoặc thủ công;
- Nhận và chuyển các tin nhắn cá nhân hoặc sử dụng điện thoại hoặc tổng đài điện thoại;
- Kiểm tra chi phí của khách đi và nhận thanh toán.
4225. Nhân viên phòng hướng dẫn
Nhân viên phòng hướng dẫn trả lời các thư từ cá nhân, thư viết, thư điện tử và các yêu cầu qua điện thoại, các lời phàn nàn về hàng hóa, dịch vụ và chính sách của tổ chức, cung cấp các thông tin và chỉ dẫn khách hàng tới tổ chức khác.
Vị trí của nhân viên phòng hướng dẫn có liên hệ trực tiếp với khách hàng hoặc với dây chuyền sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Trả lời các câu hỏi về hàng hóa, dịch vụ và chính sách, cung cấp thông tin về phòng trống, địa điểm, giá cả và các vấn đề có liên quan;
- Trả lời các câu hỏi về các vấn đề và tư vấn, cung cấp thông tin và trợ giúp;
- Ghi lại những thông tin về những yêu cầu và những lời than phiền;
- Chuyển các yêu cầu phức tạp tới đội ngũ lãnh đạo hoặc các chuyên gia tư vấn;
- Phát các mẫu liên quan, sách và giấy tờ cung cấp thông tin cho các bên quan tâm.
4226. Lễ tân (nói chung)
Lễ tân nhận và đón khách hoặc bệnh nhân và trả lời các thắc mắc và yêu cầu bao gồm cả sắp đặt các cuộc hẹn.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nhận và đón khách và bệnh nhân;
- Sắp đặt lịch hẹn cho khách và bệnh nhân;
- Trả lời các yêu cầu qua điện thoại về thông tin hoặc lịch hẹn;
- Chỉ dẫn khách hàng hoặc bệnh nhân tới những địa chỉ hoặc nhân vật phù hợp;
- Cung cấp sách hay mẫu thông tin.
4227. Phỏng vấn viên điều tra và nghiên cứu thị trường
Phỏng vấn và ghi lại câu trả lời của người được điều tra đối với các câu hỏi điều tra và nghiên cứu thị trường về các chủ đề khác nhau.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Liên lạc với các cá nhân qua điện thoại hoặc trực tiếp và giải thích mục đích của cuộc phỏng vấn;
- Đặt câu hỏi theo khung bảng hỏi và điều tra;
- Ghi lại câu trả lời trên giấy và nhập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu máy tính thông qua các hệ thống phỏng vấn có sự hỗ trợ của máy tính;
- Kiểm tra và giải quyết các lỗi không nhất quán trong các câu trả lời;
- Đưa ra những phản hồi cho các nhà điều tra liên quan đến các vấn đề về nhận các dữ liệu hợp lý.
4229. Nhân viên thông tin khách hàng khác chưa được phân loại
Nhận và xử lý thông tin từ khách hàng cần thiết để quyết định phù hợp với các dịch vụ.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Phỏng vấn bệnh nhân để nhận và xử lý thông tin theo yêu cầu để cung cấp các dịch vụ của bệnh viện;
- Phỏng vấn các ứng viên cho vị trí trợ giúp công cộng để thu thập thông tin phù hợp với đơn xin việc của họ;
- Xác nhận độ chính xác của thông tin được cung cấp;
- Đề xuất các thủ tục để cung cấp, sửa đổi, từ chối hay hủy bỏ sự trợ giúp;
- Cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi liên quan đến các lợi ích và thủ tục bồi thường;
- Chuyển bệnh nhân hoặc các ứng viên đến các tổ chức khác nếu họ không phù hợp với các dịch vụ.
43. Nhân viên ghi chép số liệu và vật liệu
Nhân viên ghi chép số liệu và vật liệu giữ, soạn thảo và tính toán sổ sách, số liệu thống kê, tài chính và các số liệu khác, tính phí các giao dịch bằng tiền mặt liên quan đến các vấn đề tài chính. Một số nghề được liệt kê ở đây có nhiệm vụ là giữ sổ sách hàng hóa sản xuất, mua bán, lưu kho, gửi đi và các vật liệu cần thiết tại ngày sản xuất cụ thể, hoặc giữ sổ sách của các bộ phận hoạt động và phối hợp tính toán thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Nhiệm vụ của lĩnh vực nghề này thường bao gồm hỗ trợ giữ, tính toán sổ sách; tính toán chi phí sản xuất đơn vị; tính lương và trong một số trường hợp chuẩn bị lương trọn gói và trả lương; tính phí các giao dịch bằng tiền mặt liên quan đến các vấn đề tài chính; nhận, soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc số liệu thống kê bảo hiểm; thực hiện các nhiệm vụ văn phòng liên quan đến các giao dịch tài chính của một tổ chức bảo hiểm, ngân hàng hoặc các tổ chức tương tự; ghi lại các hoàng hóa sản xuất, lưu trữ, đặt hàng và gửi đi; ghi lại các vật liệu nhận được, bổ kho, hoặc phân phối; tính toán số lượng của vật liệu sản xuất theo yêu cầu ở những thời điểm cụ thể và hỗ trợ chuẩn bị và kiểm tra lịch trình hoạt động sản xuất; giữ hồ sơ của các bộ phận chức năng và phối hợp tính toán thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách.
431. Nhân viên làm công việc liên quan đến số liệu
Nhân viên làm công việc liên quan đến số liệu lấy, biên soạn và tính toán sổ sách và các số liệu thống kê, tài chính và các số liệu khác; tính phí các giao dịch bằng tiền mặt liên quan đến các vấn đề tài chính.
Công việc thường xuyên bao gồm: trợ giúp ghi chép và tính toán sổ sách; tính chi phí sản xuất đơn vị; tính lương và trong một số trường hợp chuẩn bị lương trọn gói và trả lương; tính phí các giao dịch bằng tiền mặt liên quan đến các vấn đề tài chính; nhận, soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc số liệu thống kê bảo hiểm; thực hiện các nhiệm vụ văn phòng liên quan đến các giao dịch tài chính của một tổ chức bảo hiểm, ngân hàng hoặc các tổ chức tương tự.
4311. Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán tính toán, phân loại và ghi chép số liệu để toàn tất hồ sơ tài chính. Họ thực hiện các công việc kết hợp của tính toán, vào sổ và thẩm tra nhiệm vụ để có được số liệu tài chính dùng cho việc duy trì sổ sách tính toán tiền nong.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Kiểm tra số, vào sổ, tài liệu có nhập đúng, tính toán chính xác và mã số phù hợp;
- Hoạt động máy tính đã lên chương trình với phần mềm tính toán để ghi chép, lưu giữ và phân tích thông tin;
- Phân loại, ghi chép và tóm tắt số liệu và dữ liệu tài chính để soạn thảo lưu giữ sổ sách tài chính, sử dụng các biên bản, sổ cái hay máy tính;
- Tính toán, chuẩn bị và phát hành hối phiếu, hóa đơn, và bản kê tài khoản và các bản kê tài chính khác theo quy trình có sẵn;
- Soạn thảo báo cáo và các bảng biểu thống kê, tài chính và kiểm toán gắn liền với các vấn đề như nhận tiền mặt, chi tiêu, tài khoản trả và nhận, lợi nhuận và thua lỗ.
4312. Nhân viên thống kê, tài chính và bảo hiểm
Nhân viên thống kê, tài chính và bảo hiểm nhận, soạn thảo, và tính toán dữ liệu thống kê và thống kê bảo hiểm liên quan đến gcác giao dịch của tổ chức bảo hiểm, ngân hàng, và các tổ chức tài chính khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện đăng ký hay hủy bỏ bảo hiểm, giao dịch bồi thường, những thay đổi điều khoản hợp đồng hay chi trả bảo hiểm;
- Nhận và soạn thảo số liệu thống kê và thống kê bảo hiểm dựa trên các nguồn thông tin thường xuyên hoặc đặc biệt;
- Tính toán tổng số, trung bình, phần trăm và các chi tiết khác và trình bày theo dạng bảng biểu theo yêu cầu;
- Chuẩn bị các tài liệu tài chính và tính toán lãi suất hoặc phí môi giới và lệ phí chứng từ chi trả;
- Duy trì chứng từ trái phiếu, cổ phiếu và chứng khoán khác được mua và bán thay mặt khách hàng và nhà tuyển dụng.
4313. Nhân viên ghi chép bảng lương
Nhân viên ghi chép bảng lương thu thập, xác thực và xử lý thông tin về bảng lương và tính toán những khoản chi trả và lợi ích của nhân viên trong 1 đơn vị, công ty hay tổ chức khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Giữ hồ sơ về nhân viên làm việc, bỏ việc hay làm thêm giờ để tính toán các khoản chi trả và lợi ích, sử dụng các hệ thống thủ công hoặc máy tính;
- Chuẩn bị và xác thực báo cáo thu nhập của nhân viên, xác định tổng lương và lương thuần và những khoản khấu trừ như thuế, phí công đoàn, bảo hiểm và các kế hoạch trợ cấp;
- Chuẩn bị trả lương và lợi ích cho nhân viên bằng séc hay chuyển nhượng điện tử;
- Xem xét bảng thời gian, biểu đồ làm việc và tính toán lương và các thông tin khác để phát hiện và sửa chữa những sai khác trong bảng lương;
- Xác minh việc làm, giờ làm và điều chỉnh chi trả, và vào sổ các thông tin vào sổ sách.
432. Nhân viên ghi chép nguyên vật liệu và phương tiện
Nhân viên ghi chép nguyên vật liệu và phương tiện giữ sổ sách của hàng hóa sản xuất, mua bán, ký gửi và của các vật liệu cần thiết vào thời điểm sản xuất cụ thể, giữ sổ sách về các bộ phận hoạt động và phối hợp tính toán thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Nhóm nghề này thường bao gồm: ghi chép lại hàng hóa sản xuất, lưu giữ, đặt hàng hoặc ký gửi; lưu giữ vật liệu sản xuất nhận được, lưu trữ hoặc phân phối; tính toán số lượng của vật liệu sản xuất theo yêu cầu ở những thời điểm cụ thể và hỗ trợ chuẩn bị và kiểm tra lịch trình hoạt động sản xuất; giữ hồ sơ của các bộ phận chức năng và phối hợp tính toán thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách.
4321. Nhân viên ghi chép tồn kho
Nhân viên ghi chép tồn kho lưu giữ hàng hóa sản xuất và các vật liệu sản xuất nhận được, cân đo, phân phối, gửi kèm hoặc lưu trữ.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Sắp xếp và kiểm soát việc nhận và gửi kèm hàng hóa và giữ các hóa đơn liên quan;
- Giữ sổ sách chứng khoán, xác thực các vấn đề về hàng hóa, tính toán nhu cầu và trưng thu hàng mới;
- Nhận, lưu giữ và phân phối dụng cụ, phụ tùng, hoặc các thiết bị khác và giữ sổ sách liên quan;
- Xem xét hàng hóa nhận được, phân phối, sản xuất hay ký gửi, và giữ sổ sách liên quan;
- Soạn thảo kiểm kê đồ nội thất và các khoản nhận để lưu trữ khác.
4322. Nhân viên ghi chép sản phẩm
Nhân viên ghi chép sản phẩm tính toán số lượng của vật liệu yêu cầu trong thời gian cụ thể để sản xuất, xây dựng và cho các chương trình sản xuất và chuẩn bị, kiểm tra các kế hoạch hoạt động sản xuất.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Tính toán số lượng và loại vật liệu theo yêu cầu của sản xuất;
- Chuẩn bị các kế hoạch yêu cầu sản xuất bảo đảm các vật liệu sẵn có khi cần và giữ sổ sách liên quan;
- Chuẩn bị và hỗ trợ chuẩn bị kế hoạch sản xuất trên cơ sở đơn đặt hàng của khách hàng và khả năng sản xuất;
- Xác thực hàng tồn kho, sắp xếp các hàng hóa vận chuyển và điều tra những sự trì hoãn;
- Ghi chép và phối hợp các công việc và vật liệu giữa các đơn vị.
4323. Nhân viên ghi chép phương tiện vận tải
Nhân viên ghi chép phương tiện vận tải lưu giữ hồ sơ của các bộ phận hoạt động và phối hợp tính toán thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách đường sắt, đường bộ và đường hàng không, chuẩn bị các báo cáo quản lý.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lưu giữ sổ sách của các bộ phận hoạt động và phối hợp tính toán thời gian vận chuyển hành khách và hàng hóa;
- Chỉ dẫn lộ trình đường sắt trong phạm vi một khu vực, một vùng của hệ thống đường sắt và giữ các hồ sơ liên quan;
- Chỉ đạo, kiểm soát và giữ hồ sơ mua bán hàng hóa ở đường sắt;
- Phối hợp và giữ sổ sách về các hoạt động liên quan đến vận chuyển đường bộ như phân phối và hành trình của phương tiện và người lái, bốc dỡ phương tiện và lưu giữ hàng hóa quá cảnh;
- Phối hợp và giữ sổ sách hoạt động liên quan đến vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không, như danh sách khách hàng và kê khai hàng hóa;
- Chuẩn bị báo cáo quản lý.
44. Nhân viên hỗ trợ văn phòng khác
Các nhân viên văn phòng khác làm các công việc văn phòng trong các báo, tòa án, thư viện hoặc bưu điện, lưu trữ văn thư, tài liệu, chuẩn bị thông tin để xử lý, bảo quản các hồ sơ cá nhân, kiểm tra tài liệu và so sánh với các tài liệu gốc và viết thay cho những người mù chữ.
Công việc trong nhóm này thường là: lưu trữ các thông tin về mua sắm, cho mượn và trả sách thư viện; bảo quản các hồ sơ cá nhân; phân loại và sắp xếp các tài liệu, hồ sơ các loại; phân loại, ghi lại và chuyển thư từ các bưu điện cũng như từ và trong các công ty; đánh mã; sửa bản in thử; thực hiện một số công việc văn phòng khác; viết thay những người không đọc và viết được.
4401. Nhân viên thư viện
Nhân viên thư viện cho mượn và nhận lại các tài liệu thư viện, sắp xếp và đưa sách lên kệ và cung cấp các thông tin chung về thư viện cho người sử dụng.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Cho mượn và nhận các sách thư viện và các tài liệu khác;
- Sắp xếp sách và các hồ sơ tài liệu của thư viện lên kệ;
- Thực hiện các công việc văn phòng như là sắp xếp bằng tay hoặc bằng máy, đánh máy chữ và các công việc không thường xuyên;
- Giữ tiền đặt báo dài hạn;
- Hỗ trợ những người sử dụng thư viện trong việc tìm kiếm các tài liệu thư viện cơ bản khác và tạo những khoản vay giữa các thư viện với nhau;
- Giữ các hồ sơ ghi chép của thư viện liên quan tới việc mua sắm, cho mượn và nhận lại sách và các xuất bản phẩm khác.
4402. Nhân viên phân loại và vận chuyển thư
Nhân viên phân loại và vận chuyển thư thực hiện việc phân loại, lưu trữ, vận chuyển và các công việc khác liên quan đến các dịch vụ thư tín từ các bưu điện hoặc các tổ chức có liên quan, cũng như từ hoặc trong nội bộ một tổ chức.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện các công việc xử lý thư từ trong các bưu điện công cộng hoặc các tổ chức chuyuển phát sở hữu cá nhân;
- Phân loại và vận chuyển thư đến các hộ gia đình và các doanh nghiệp;
- Cung cấp các sổ sách ghi chép xác nhận việc vận chuyển khi được khách hàng yêu cầu;
- Phân loại và giữ các biên bản ghi chép đơn giản về thư đi và thư đến và chuyển các thư đi cho các tổ chức khác nhau;
- Thực hiện các công việc liên quan khác.
4403. Nhân viên đánh mã, đọc và sửa bản in thử
Nhân viên đánh mã, đọc và sửa bản in thử chuyển đổi các thông tin sang các mã số, xác minh và hiệu chỉnh các bản in thử, và thực hiện một số các công việc văn phòng khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chuyển đổi các thông tin sang các mã số và phân loại thông tin bằng mã số nhằm mục đích xử lý dữ liệu;
- So sánh bản in thử với các tài liệu liên quan để in với bản gốc, sửa lỗi và đánh dấu theo các quy định về xuất bản;
- Phân loại các khuôn và đánh dấu chúng bằng các số để nhận dạng;
- Phân loại các tài liệu cho việc sắp xếp hoặc đối chiếu các trang;
- Ghi địa chỉ trên giấy báo và trên phong bì bằng tay. Nghề này cũng bao gồm:
- Nhân viên, ghi mã;
- Người đọc bản in thử, thuộc văn phòng.
Loại trừ:
4404. Người ghi chép thuê và người làm các công việc có liên quan
Người Ghi chép thuê và người làm các công việc có liên quan viết thư và hoàn thiện các mẫu đơn thay mặt cho những người không có khả năng đọc và viết.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Đọc thư và các vật phẩm được viết ra khác cho những người không có khả năng đọc và viết và thực hiện việc giải thích và cung cấp thông tin cần thiết;
- Viết thư và hoàn thiện các mẫu đơn thay mặt cho người khác;
- Giúp đỡ tư vấn cho các cá nhân và giải thích và giúp đỡ hoàn thiện các mẫu đơn chính thức do nhà nước quy định;
- Thực hiện các công việc có liên quan khác;
- Giám sát các nhân viên khác.
4405. Nhân viên sắp xếp và sao chép
Nhân viên sắp xếp và sao chép làm công việc sắp xếp các thư từ, các danh thiếp, hóa đơn, biên lai và các chứng từ khác theo bảng chữ cái hoặc theo số thứ tự hoặc theo hệ thống sắp xếp được sử dụng. Họ đặt tài liệu vào tủ hồ sơ và chuyển đi khi được yêu cầu và thực hiện việc photo, scan hoặc fax tài liệu.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Phân loại hoặc sắp xếp có hệ thống các tài liệu theo như hướng dẫn như là theo nội dung, theo mục đích, theo tiêu chí sử dụng, hoặc theo thứ tự thời gian, bảng chữ cái hoặc theo số;
- Sắp xếp tài liệu vào các ngăn kéo, các ngăn tủ và các hộp đựng tài liệu;
- Đặt tài liệu vào tủ hồ sơ và chuyển đi theo khi được yêu cầu;
- Giữ các ghi chép về hồ sơ, tài liệu được sắp xếp và chuyển đi;
- Photo, scan hoặc fax tài liệu.
4406. Nhân viên tổ chức nhân sự
Nhân viên tổ chức nhân sự bảo quản và cập nhật các hồ sơ nhân sự như là các thông tin về thuyên chuyển và thăng chức, thực hiện việc đánh giá, tính dồn số nhân viên nghỉ, lương, bằng cấp và đào tạo.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Cập nhật thông tin về quá trình công việc, lương, thực hiện các đánh giá, bằng cấp và đào tạo và tính dồn số người nghỉ việc;
- Bắt đầu lập hồ sơ cho người lao động mới làm việc và kiểm tra các hồ sơ xem đã đầy đủ chưa;
- Xử lý các đơn xin việc và xin thăng chức và thông báo kết quả cho các ứng viên;
- Nhận và trả lời các câu hỏi, các yêu cầu thông tin về quyền và các điều kiện của công việc;
- Gửi các đơn xin việc và các thông báo về cơ hội việc làm và các kỳ thi tuyển;
- Bảo quản và cập nhật hệ thống ghi sổ và sắp xếp bằng tay hoặc bằng máy, soạn và chuẩn bị các báo cáo và tài liệu liên quan tới các hoạt động nhân sự;
- Lưu trữ và lấy ra các hồ sơ và tài liệu nhân sự theo yêu cầu.
4409. Nhân viên hỗ trợ văn phòng khác chưa được phân loại
Nhóm này bao gồm các nhân viên chưa được phân loại khác trong nhóm cấp 3 “441 - Các nhân viên khác”. Trong trường hợp này ở đây phân loại vào nhân viên tòa án, nhân viên thư từ và nhân viên xuất bản.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chuẩn bị sổ hoặc lịch các công việc đã được gọi để thông báo, sử dụng máy chữ hoặc máy tính;
- Chuẩn bị, ghi lại và phát hành các yêu cầu của tòa án, bao gồm các yêu cầu về chế độ án treo, các tài liệu phát hành, các thông tin về bản án và lệnh triệu tập ra tòa;
- Nhận các yêu cầu của khách hàng về rao vặt, viết và biên tập các bản in, tính toán các mức độ quảng cáo và đăng quảng cáo cho khách hàng;
- Viết các thư từ trong kinh doanh và hành chính Nhà nước như là hồi âm cho các yêu cầu về thông tin và sự hỗ trợ, bồi thường thiệt hại, yêu cầu về tín dụng và phàn nàn về dịch vụ;
- Hỗ trợ việc chuẩn bị các tạp chí xuất bản định kỳ, quảng cáo, sách nhỏ, danh bạ và các xuất bản phẩm khác;
- Đọc báo, tạp chí, các thông cáo báo chí và các xuất bản phẩm khác để xác định vị trí và sắp xếp các mục quan tâm cho các nhân viên và khách hàng.
Nhóm V: Nhân viên dịch vụ và bán hàng
515. Người giám sát tòa nhà, quản gia
Người giám sát tòa nhà, quản gia phối hợp, sắp xếp và giám sát công việc của những người dọn dẹp và nhân viên trông giữ khác trong các cơ quan thương mại, công nghiệp hay khu định cư. Họ chịu trách nhiệm về trông coi và chăm sóc trong khách sạn, văn phòng, chung cư, nhà ở hay biệt thự tư nhân.
5151. Người giám sát việc dọn dẹp và công việc quản lý trong các cơ quan, khách sạn và các cơ quan khác
Người giám sát việc dọn dẹp và công việc quản lý trong các cơ quan, khách sạn và các cơ quan khác tổ chức, giám sát và thực hiện các chức năng trông giữ để giữ sạch sẽ và ngăn nắp khu vực bên trong và đồ đạc trong khách sạn, cơ quan và các cơ quan khác cũng như trên máy bay, tàu, xe buýt và các phương tiện tương tự.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thuê, đào tạo và sa thải những người phụ tá tổ chức và giám sát, người lau dọn và người trông coi khác;
- Mua hoặc kiểm soát việc mua bán thiết bị;
- Kiểm tra việc lưu giữ và phân phát thiết bị;
- Kiểm tra sức khỏe và tư cách đạo đức của các cá nhân trong tổ chức;
- Quét dọn hoặc hút bụi, giặt giũ, lau sàn, đồ nội thất và các đồ dùng khác;
- Dọn giường, lau nhà tắm, cung cấp khăn tắm, xà bông, và các vật dụng liên quan khác;
- Lau dọn nhà bếp và trợ giúp các công việc bếp núc, bao gồm cả rửa bát đĩa;
- Bầy biện thêm những đồ dùng như cốc uống nước và đồ để ghi chép.
5152. Người quản lý công việc gia đình
Người quản lý công việc gia đình tổ chức, giám sát và tiến hành các chức năng trông giữ các hộ tư nhân cùng với hoặc không có sự hỗ trợ của nhân viên trợ giúp.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Giám sát các nhân viên được thuê làm việc tại hộ gia đình;
- Mua hoặc kiểm tra việc mua thiết bị;
- Kiểm tra việc lưu giữ và phân phát thiết bị;
- Trợ giúp trong các trường hợp bị thương nhẹ hoặc đau ốm ví dụ như đo nhiệt độ, đưa thuốc và băng bó;
- Quét dọn hoặc hút bụi, giặt giũ, lau sàn, đồ nội thất và các đồ dùng khác;
- Dọn giường, lau nhà tắm, cung cấp khăn tắm, xà bông và các vật dụng liên quan khác;
- Trông coi vật nuôi và cây cảnh trong nhà, tiếp khách, trả lời điện thoại, đưa tin và mua các hàng hóa lặt vặt;
- Chuẩn bị và nấu thức ăn, dọn bàn và phục vụ đồ ăn, uống;
- Lau bếp và giúp việc bếp núc, bao gồm rửa bát.
5153. Người bảo vệ tòa nhà, chung cư
Bảo vệ tòa nhà, chung cư chăm sóc các tòa nhà chung cư, khách sạn, cơ quan, nhà thờ hoặc các tòa nhà khác và bảo đảm chúng trong các điều kiện sạch sẽ và ngăn nắp. Họ có thể giám sát những nhân viên và các nhà thầu khác tùy thuộc vào quy mô và trạng thái của tòa nhà đã nêu.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Giám sát việc dọn dẹp, trông giữ, bảo quản tòa nhà của các nhân viên khác và nhà thầu;
- Tham gia vào việc dọn dẹp, sửa chữa đơn giản và bảo dưỡng bên trong khu nhà;
- Coi giữ lò sưởi và bình nước nóng để đảm bảo việc cung cấp nhiệt và nước nóng;
- Điều chỉnh tư cách của những người giúp việc và khách trong các trường hợp muốn giảm tiếng ồn hoặc ăn cắp tài sản;
- Thực hiện các việc nhỏ khi chủ nhân vắng mặt như nhận những đồ chuyển đến thay mặt chủ nhân và cung cấp thông tin được yêu cầu cho người gọi;
- Thông báo cho người quản lý hoặc chủ tòa nhà về các yêu cầu sửa chữa chính;
- Tuần tra tòa nhà để bảo đảm mặt an ninh;
- Điền vào mẫu đăng ký và cung cấp cho chủ nhà các bản quy định.
Nhóm VII: Lao động thủ công và các nghề nghiêp có liên quan
71. Lao động xây dựng và các lao động có liên quan đến nghề xây dựng trừ thợ điện
Lao động xây dựng và các lao động có liên quan đến xây dựng, duy trì và sửa chữa các tòa nhà, lắp ghép và sửa chữa nền móng, tường và các công trình xây dựng bằng gạch, đá và các nguyên vật liệu tương tự, tạo dáng khuôn mẫu và hoàn thiện đá cho các toàn nhà và cho các mục đích khác nhau, chiết xuất và khai thác các nguyên vật liệu vững chắc từ lòng đất hoặc trên bề mặt của mỏ than hay mỏ đá.
Công việc được thực hiện bằng tay và bằng các dụng cụ sử dụng sức lực của tay và các công cụ khác được sử dụng để làm giảm sức lực của cơ thể và thời gian yêu cầu cho các công việc đặc biệt như để cải tiến chất lượng sản phẩm. Công việc đòi hỏi một tổ chức làm việc, nguyên vật liệu và các công cụ được sử dụng, bản chất sản phẩm và mục đích của sản phẩm cuối cùng
Công việc được thực hiện bởi lao động trong nhóm chính này gồm: xây dựng, duy trì, và sửa chữa các tòa nhà và các công trình xây dựng khác có sử dụng các kỹ thuật xây dựng truyền thống hoặc hiện đại; xây dựng và sửa chữa nền móng, tường và các công trình bằng gạch, đá và các nguyên vật liệu tương tự; cắt đá thành tấm hoặc thành các khối; cắt, tạo dáng và hoàn thiện đá cho các tòa nhà với mục đích trang trí, làm bia kỷ niệm hay các mục đích khác; lắp ghép gia cố các khung và các công trình xây dựng bằng bê tông như hoàn thiện và sửa chữa bề mặt xi măng; cắt, tạo dáng, lắp ráp và duy trì các cấu trúc bằng gỗ; thực hiện các công việc hỗn hợp về xây dựng và bảo dưỡng các tòa nhà. Có thể bao gồm cả việc giám sát các công nhân khác .
711. Thợ xây dựng khung nhà các lao động có liên quan
Thợ xây dựng khung tòa nhà và các thợ có liên quan xây dựng, duy trì và sửa chữa các toà nhà, xây dựng và sửa chữa nền móng, tường và các công trình bằng gạch, đá và các nguyên vật liệu tương tự, tạo dáng và hoàn thiện đá cho các tòa nhà với mục đích trang trí, làm bia kỷ niệm hay các mục đích khác và thực hiện các công việc hỗn hợp về xây dựng và bảo dưỡng tòa nhà.
Công việc được thực hiện bởi lao động trong nhóm chính này gồm: xây dựng, duy trì, và sửa chữa các tòa nhà và các công trình xây dựng khác có sử dụng các kỹ thuật xây dựng truyền thống hoặc hiện đại; xây dựng và sửa chữa nền móng, tường và các công trình bằng gạch, đá và các nguyên vật liệu tương tự; cắt đá thành tấm hoặc thành các khối; cắt, tạo dáng và hoàn thiện đá cho các tòa nhà với mục đích trang trí, làm bia kỷ niệm hay các mục đích khác; lắp ghép gia cố các khung và các công trình xây dựng bằng bê tông như hoàn thiện và sửa chữa bề mặt xi măng; cắt, tạo dáng, lắp ráp và duy trì các cấu trúc bằng gỗ; thực hiện các công việc hỗn hợp về xây dựng và bảo dưỡng các tòa nhà. Giám sát các công nhân khác có thể được bao gồm.
7111. Thợ xây nhà
Thợ xây nhà xây, bảo dưỡng và sửa chữa các ngôi nhà và các tòa nhà nhỏ tương tự mà sử dụng các nguyên vật liệu và kỹ thuật xây dựng truyền thống hoặc hiện đại.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chuẩn bị nền móng cho việc xây dựng nhà hoặc các công trình xây dựng khác;
- Xây dựng các công trình xây dựng để đỡ mái nhà, xây dựng và phủ tường bằng các nguyên vật liệu thích hợp;
- Lắp ghép xà nhà để lợp mái che và che bằng các nguyên liệu lợp mái;
- San nền cho bằng phẳng và tiện lợi khi dùng;
- Bảo dưỡng và sửa chữa các công trình xây dựng hiện tại;
- Chuẩn bị các công việc chuyên dụng như lát gạch, sơn tường, làm đường nước, đặt hệ thống điện được chuẩn bị bởi nhà thầu phụ;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7112. Thợ nề và các thợ có liên quan
Thợ nề và các thợ có liên quan đến xếp gạch, cắt đá và các loại khác của khối đá để trát vữa để xây và tu sửa tường, bức vách ngăn, vòm và các công trình xây dựng khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Xếp đá, gạch và các khối đá tương tự để xây dựng và tu sửa tường, bức vách ngăn, lò sưởi và các công trình xây dựng khác như ống khói, lò luyện, lò nung vôi, gạch… trụ cầu, móng cầu và các trụ chống, trụ đá;
- Xếp vỉa hè, lề đường, vỉa hè;
- Xếp gạch hoặc công trình nề khác để xây dựng các hiên nhà, tường bao của vườn và các thiết bị lắp đặt để trang trí;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7113. Thợ xây đá, thợ cắt đá, thợ tách đá và thợ khắc đá
Thợ xây đá, thợ cắt đá, thợ tách đá và thợ khắc đá cắt và tạo dáng những khối đá cứng và mềm, lát đá cho việc xây dựng và bảo dưỡng các công trình xây dựng bằng đá, thợ xây các công trình có liên quan đến đài kỉ niệm; khắc, đục các kiểu dáng và mẫu trang trí trên đá.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Đào vào trong các mỏ đá để phá nó thành các khối hoặc tấm;
- Lựa chọn và xếp loại các khối và tấm đá granit, đá hoa cẩm thạch và các loại đá khác;
- Cắt, tạo dáng và hoàn thiện các khối đá xây dựng bằng tay hoặc bằng các dụng cụ sử dụng sức lực của tay đối với các tòa nhà và các công trình liên quan đến đài kỉ niệm bằng đá granit hoặc đá hoa cẩm thạch;
- Chế tạo mô hình và chế tạo khuôn mẫu trên đá để sau đó ghi lại, bố trí, khoan và đẽo gọt, mài và tiến hành khắc đá;
- Khắc và chạm, đục các đặc điểm, hình dáng hoặc các kiểu mẫu trên khối đá được sử dụng cho các công trình kỷ niệm hoặc đài kỷ niệm;
- Sắp xếp, bố trí đá trong việc xây dựng các công trình kỷ niệm và đài kỷ niệm;
- Phục hồi, tu sửa và thay thế các công trình xây bằng đá của các toà nhà cổ, nhà thờ và các công trình kỷ niệm;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7114. Thợ đổ bê tông, thợ hoàn thiện bê tông và các thợ có liên quan
Thợ đổ bê tông, thợ bê tông và các thợ có liên quan xây dựng gia cố các khung dàn bê tông và các công trình xây dựng, tạo dáng cho các khuôn bê tông, tăng cường, gia cố các bề mặt gia công, khe hở xi măng trên tường hoặc trên vỏ bọc của các giếng nước, hoàn thiện và sửa chữa các bề mặt xi măng và thực hiện các công việc lát đá mài sàn nhà.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Xây dựng và sửa chữa gia cố các sàn nhà, tường bê tông, thùng hoặc bể, hầm ủ bê tông được gia cố và các công trình bê tông khác;
- Tạo các ván cốt pha hoặc lắp ráp các khuôn mẫu đúc sẵn cho các khuôn đúc bê tông;
- Trát xi măng lên tường hoặc trên vỏ bọc cầu thang;
- Hoàn thiện và làm phẳng bề mặt của các công trình bê tông;
- Đắp lên bề mặt mềm và bền gồm có xi măng, cát màu và những tấm đá hoa vào sàn nhà, được biết đến như một quá trình hoàn thiện sàn nhà;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7115. Thợ mộc và thợ làm đồ gỗ
Thợ mộc và thợ làm đồ gỗ dùng trong nhà cắt, tạo dáng, lắp ráp, chế tạo và bảo dưỡng sửa chữa nhiều loại công trình và đồ đạc bằng gỗ.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chế tạo, sửa đổi và sửa chữa các cấu trúc và đồ mộc khác tại bàn làm việc của thợ mộc và trên công trường xây dựng;
- Xây dựng và thay thế các cấu trúc bằng gỗ nặng trên các khu đất đang xây dựng nhà ở;
- Lắp ráp, sửa đổi đồ đạc cố định của tòa nhà như tường, cửa, khung cửa sổ và cửa ra vào, và ván ô của cửa hoặc tường;
- Chế tạo và sửa chữa các thiết bị sân khấu cho sân khấu biểu diễn, phim điện ảnh hoặc các chương trình truyền hình;
- Xây dựng, lắp đặt và sửa chữa các đồ đạc cố định bằng gỗ và đồ đạc trong toa hành khách và các loại xe cộ khác;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7119. Thợ xây khung và các thợ khác có liên quan chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm thợ xây khung và các thợ khác có liên quan chưa được phân vào đâu trong nhóm chính 711 – Lao động xây dựng và các lao động có liên quan đến xây dựng.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện các công việc hỗn hợp về xây dựng và bảo quản các công trình xây dựng như tòa nhà văn phòng, tòa nhà ở, nhà máy và các cơ sở kinh doanh tương tư trong tình trạng tốt;
- Xây dựng giàn giáo bằng gỗ hoặc kim loại tạm thời trên khu đất đang xây dựng nhà ở;
- Phá hủy các tòa nhà và các công trình xây dựng khác;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
712. Thợ hoàn thiện và thợ có liên quan
Thợ hoàn thiện và thợ có liên quan thực hiện các công việc như che phủ, trát đắp vữa, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa mái nhà, sàn nhà, tường, hệ thống cách âm, kính cửa sổ hoặc các hệ thống tương tự khác như hệ thống ống nước, hệ thống đường điện trong tòa nhà và các công trình khác.
Nghề này được thực hiện thường xuyên gồm: phủ mái nhà với một hoặc nhiều nguyên vật liệu khác loại; lắp đặt sàn gỗ, lót ván sàn và các loại sàn khác hay lát sàn, tường với đá lát hay ô khảm; trát vữa tường và trát thạch cao trần nhà; trát vật liệu cách ly lên tường, sàn nhà và trần nhà; cắt, lắp và đặt kính cho cửa sổ và các khoảng trống tương tự; lắp đặt hệ thống đường ống nước và; lắp đặt mạng điện và các thiết bị có liên quan. Giám sát các công nhân khác cũng có thể được bao gồm.
7121. Thợ lợp mái
Thợ lợp mái và sửa mái của tất cả các loại nhà sử dụng một hoặc nhiều loại nguyên vật liệu.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu các bản vẽ, các đặc điểm kỹ thuật và các công trường xây dựng để quyết định các nguyên vật liệu theo yêu cầu;
- Lợp mái nhà với ngói acđoa và các ngói được xây dựng trước để che mái nhà dốc;
- Đặt các tấm không thấm nước và đặt các nguyên vật liệu kim loại hay nguyên liệu tổng hợp để xây dựng khung sườn nhà;
- Sắp xếp và cắt các nguyên vật liệu để làm cho hợp với chiều hướng các góc rìa của mái nhà và các chỗ nhô lên như ống khói;
- Sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên như rơm rạ để lợp mái;
- Tạo ra các cấu trúc tạm thời như giàn giáo và thang.
7122. Thợ lát sàn và thợ lát đá
Thợ lát sàn và lát đá đặt và sửa chữa nguyên vật liệu làm sàn và phủ sàn, tường và các bề mặt khác với đá lát hoặc đồ khảm để trang trí và cho các mục đích khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chuẩn bị bề mặt sàn nhà để lát với một vài nguyên vật liệu;
- Tập hợp thảm, đá lát và các nguyên vật liệu khác và xếp đặt chúng dưới sàn theo thiết kế và theo các chi tiết kỹ thuật khác;
- Chuẩn bị bề mặt tường để lát với đá lát và các nguyên liệu khác để trang trí hay theo các mục đích khác như cách âm;
- Đặt đá lát, đặt đồ khảm lên tường, sàn nhà và các bề mặt khác;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7123. Thợ trát vữa
Thợ trát vữa đặt, bảo dưỡng và sửa chữa tấm vữa trong các toà nhà và đặt các lớp vữa phủ, lớp xi măng và các nguyên vật liệu tương tự trang trí và bảo vệ các cấu trúc bên trong và bên ngoài.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Trát một hay nhiều lớp vữa lên phía bên trong tường và trần nhà của toà nhà để tạo ra bề mặt hoàn thiện;
- Đo lường, chế tạo và lắp những ô thạch cao trang trí, đúc và tỉa gọt những mái đua thạch cao trang trí;
- Trát lớp xi măng, thạch cao và các nguyên vật liệu tương tự bảo vệ và trang trí phía mặt ngoài toà nhà;
- Chế tạo và lắp những thạch cao trang trí cố định của những sợi thạch cao;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7124. Thợ đặt vật liệu cách âm, cách nhiệt
Thợ đặt vật liệu cách âm, cách nhiệt lắp đặt và sửa chữa các nguyên vật liệu cho tòa nhà, nồi hơi, ống dẫn, máy lạnh và máy điều hòa không khí.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Cắt vật liệu cách âm, cách nhiệt thành kích thành các kích cỡ và hình dáng;
- Đặt các tấm và thanh cách nhiệt hoặc cách âm lên tường, dưới sàn nhà và trên trần nhà của các tòa nhà;
- Thổi và hàn các vật liệu cách âm, cách nhiệt vào các lỗ hổng giữa 2 bức tường, sàn nhà và trần nhà của tòa nhà bằng các máy chạy bằng điện;
- Nghiên cứu các bản vẽ, các chi tiết kỹ thuật và các vị trí công trình xây dựng để xác định loại, chất lượng và số lượng của các nguyên vật liệu cách âm, cách nhiệt được yêu cầu;
- Đặt các nguyên vật liệu cách âm, cách nhiệt đặt vào bề mặt của thiết bị như nồi hơi, ống dẫn và các thùng, két, bể chứa;
- Các thiết bị cách âm, cách nhiệt cho máy lạnh và máy điều hòa không khí;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7125. Thợ lắp kính
Thợ lắp kính đo, cắt, hoàn thiện và lắp các tấm gương, kính phẳng.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lựa chọn loại kính được sử dụng, cắt thành những kích cỡ và kiểu dáng thích hợp và lắp chúng vào cửa sổ, cửa ra vào, buồng tắm và các bức vách ngăn của tòa nhà;
- Lắp đặt gương và kính ở cửa sổ của mái nhà, các hòm, hộp thùng, phần bên trong tường và trần nhà;
- Lắp và thay thế kính chắn gió của xe cộ và tàu thuyền;
- Tạo các kính trang trí như kính tường, lồng cầu thang, cầu thang gác, hàng lan can và cửa sổ kính màu;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7126. Thợ hàn chì, thợ ống nước
Thợ hàn chì và thợ lắp ống nước lắp đặt, thay thế và bảo dưỡng hệ thống ống, máy móc cho đường nước, khí ga, hệ thống thoát nước, hệ thống cống rãnh và thiết bị chạy bằng sức nước và khí nén.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Đo, cắt, bắt ren, uốn cong, nối lại bằng đoạn nối, lắp, bảo dưỡng và sửa chữa các ống dẫn, vật cố định của hệ thống thoát nước, hệ thống làm nóng, hệ thống cung cấp nước và hệ thống cống rãnh;
- Lắp các thiết bị ga, máy rửa bát và bình nước nóng, bồn rửa và toa lét sử dụng bằng tay và bằng sức mạnh của dụng cụ;
- Đặt ống bằng đất sét, xi măng hoặc gang xuống rãnh, mương để tạo thành cống rãnh, ống dẫn nước, đường ống nước hoặc cho các mục đích khác;
- Xem xét, kiểm tra các hệ thống và ống đã được lắp đặt, sử dụng máy đo áp suất, theo dõi và kiểm tra thủy tĩnh hoặc dùng các phương pháp khác;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7127. Thợ máy lạnh và máy điều hòa không khí
Thợ máy lạnh và thợ điều hòa không khí lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa máy điều hòa không khí và hệ thống máy lạnh và các thiết bị liên quan.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Giải thích bản thiết kế, bản vẽ hoặc các chi tiết kỹ thuật;
- Lắp đặt và sửa chữa các phần hợp thành của hệ thống điều hòa không khí và hệ thống máy lạnh;
- Kết nối hệ thống ống dẫn và các thiết bị bằng việc bắt bu-lông, ghép bằng đinh tán, hàn lại;
- Kiểm tra hệ thống, chẩn đoán sự hư hỏng và thực hiện các công việc bảo dưỡng hàng ngày;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
713. Thợ sơn, người lau dọn toà nhà và lao động có liên quan
Thợ sơn, người lau dọn tòa nhà và lao động có liên quan chuẩn bị mặt bằng và quét sơn và các nguyên vật liệu tương tự cho tòa nhà và các công trình khác như xe cộ và nhiều đồ được sản xuất khác. Họ phủ bên trong tường, trần nhà bằng giấy dán tường, lau dọn ống khói và bề mặt ngoài của tòa nhà và các công trình khác.
Nghề này bao gồm: chuẩn bị mặt bằng và quét sơn và các nguyên vật liệu tương tự cho tòa nhà và các công trình khác; quét sơn hoặc véc ni vào xe cộ hoặc nhiều đồ đạc được sản xuất, thường bằng một dụng cụ phun bằng tay; phủ bên trong tường và trần nhà bằng giấy dán tường, lụa hoặc các loại vải khác; lau chùi ống khói; lau chùi bề mặt ngoài của tòa nhà và các công trình khác. Có thể bao gồm cả việc giám sát các công nhân khác.
7131. Thợ sơn và thợ có liên quan khác
Thợ sơn và thợ liên quan khác chuẩn bị mặt bằng của tòa nhà và các công trình khác để sơn, quét các lớp sơn trang trí hay bảo vệ hoặc bằng các chất liệu tương tự, hay quét bên trong tường và trần nhà của tòa nhà bằng giấy dán tường hoặc các tình trạng hoàn thiện khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lau dọn và chuẩn bị tường, các công trình khác và các bề mặt khác của tòa nhà để sơn hoặc dán tường;
- Lựa chọn và chuẩn bị sơn để có được mầu sơn theo ý muốn bằng việc trộn lẫn hỗn hợp chất màu và chất phụ gia;
- Quét sơn và phun sơn, véc ni và các nguyên vật liệu tương tự lên bề mặt, các đồ đạc và các đồ trang trí của tòa nhà;
- Đo và treo giấy dán tường hoặc các loại vải khác vào bên trong tường và trần nhà;
- Quét sơn, véc ni và chất nhuộm màu lên bề mặt bằng việc sử dụng bàn chải, trục lăn và các ống phun, bình phun;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7132. Thợ phun sơn và thợ đánh véc ni
Thợ phun sơn và thợ đánh véc ni điều khiển các thiết bị phun sơn và đánh véc ni để phủ lên một lớp sơn bảo vệ các công trình được chế tạo.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chuẩn bị mặt bằng được phủ sử dụng một vài phuơng pháp để loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn và gỉ sắt;
- Sơn ô tô, xe buýt, xe tải và các xe cộ khác, phủ véc ni và các lớp sơn bảo vệ
khác;
- Phủ sơn như các lớp men hoặc véc ni bảo vệ trên kim loại, gỗ và các sản phẩm được sản xuất, thường với một thiết bị phun bằng tay;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7133. Người lau dọn tòa nhà
Người lau dọn tòa nhà lau dọn bề ngoài tòa nhà và các công trình khác và loại bỏ bồ hóng từ các ống khói.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lau dọn bên ngoài của đá, gạch, kim loại hoặc các nguyên vật liệu tương tự
117
bằng các chất hóa học, của vòi nước hoặc cát được đặt dưới sức ép lớn;
- Loại bỏ bồ hóng từ các ống khói và các ống nối;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7214. Thợ chuẩn bị và lắp ráp các cấu kiện kim loại
Thợ chuẩn bị và lắp ráp các cấu kiện kim loại chuẩn bị, lắp ráp và tháo dỡ
các cấu kiện kim loại của tòa nhà và các công trình khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Tạo các dàn khung kim loại như một thanh dẫn khi khoan, cắt và tạo dáng chúng để sử dụng trong tòa nhà, tàu thuyền và các công trình khác;
- Khoan, cắt và tạo dáng các khung thép trong phân xưởng;
- Lắp ráp các dàn khung thép cho tòa nhà, cầu và các công trình xây dựng khác;
- Lắp ghép dàn khung và các phần kim loại khác của các kết cấu của tàu thuyền;
- Tạo dáng và lắp ráp các tấm thép kim loại của tàu thuyền dưới sự xây dựng hoặc sửa chữa;
- Ghép các cấu trúc thép bằng đinh tán bằng tay, bằng máy hoặc bằng máy tán
đinh chạy bằng khí nén;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
7215. Thợ lắp ráp và thợ nối cáp
Thợ lắp ráp và thợ nối cáp lắp các phụ tùng lắp ráp để di chuyển và bố trí thiết bị và các thành phần cấu trúc hoặc lắp đặt và bảo dưỡng dây cáp, dây kim loại trên các công trường xây dựng, tòa nhà và các công trình khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Ước lượng kích cỡ, kiểu dáng và trọng lượng của đồ vật được di chuyển và quyết định về loại thiết bị để di chuyển chúng;
- Lắp đặt và sửa chữa dây cáp, dây kim loại, ròng rọc và các hệ thống dây và ròng rọc khác;
- Nối, sửa chữa và lắp ráp các phụ tùng cho dây cáp, ròng rọc và dây kim loại;
- Làm việc như thành viên của một đội lắp ráp và sửa chữa các giàn khoan nước, giếng dầu và khí ga;
- Nâng các bàn ghế, đồ dùng trên sân khấu và các thiết bị ánh sáng trong nhà hát nếu việc lắp đặt và bảo dưỡng các tháp truyền thông, các đường cáp trên
118
không trung, đường sắt leo núi có dây kéo các toa, thang kéo trượt tuyết và các cơ sở hạ tầng tương tự;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
731. Thợ thủ công
Thợ thủ công kết hợp kỹ năng tự nhiên và thủ công để thiết kế, chế tạo, sửa chữa, điều chỉnh, bảo dưỡng và trang trí các dụng cụ chính xác, dụng cụ âm nhạc, đồ kim hoàn và các kim loại quý khác, đồ gốm sứ. Họ áp dụng các kỹ thuật phát triển truyền thống và hiện đại để tạo thành, đúc nặn thành, lắp ráp, đan dệt và trang trí các chi tiết thủy tinh, gốm, vải dệt, rơm rạ, đá, gỗ và đồ da khác.
Nghề này thường bao gồm: chế tạo, xác định kích cỡ, sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt các dụng cụ âm nhạc và các dụng cụ chính xác; chế tạo, điều chỉnh, sửa chữa hoặc đánh giá đồ kim hoàn, các đồ dành cho nghi lễ hoặc tôn giáo, vàng, bạc, các kim loại quý khác, hoặc đá quý; cắt, giũa, đánh bóng và tạo thành các hòn đá quý và đá bán quý bao gồm đá quý và kim cương và các bản khắc trên đồ kim hoàn và kim loại quý; chuẩn bị đồ gốm, đồ sứ, thiết bị vệ sinh, gạch, ngói và bánh xe để mài mòn bằng tay hoặc bằng máy móc; thổi, đúc, nén,
ép, cắt, đẽo tỉa, mài, đánh bóng thủy tinh, tạo dáng thủy tinh đã được nấu chảy theo các khuôn mẫu; trang trí các mặt hàng được làm từ gỗ, kim loại, vải dệt, thủy tinh, gốm và các nguyên vật liệu khác, vẽ phác thảo sắp đặt bố trí, sơn vẽ các mẫu tự, các mẫu trang trí, các chữ viết lồng nhau và các bản vẽ để làm các biển hiệu; áp dụng các kỹ thuật truyền thống để chuẩn bị gỗ, rơm rạ, song mây, sậy, đất sét, đá, vỏ sò, vỏ ốc và các nguyên vật liệu khác, khắc, đúc nặn, lắp ráp, dệt hoặc sơn vẽ trang trí các mẫu khác nhau cho sử dụng cá nhân hay hộ gia đình hay cho các mục đích trang trí; chuẩn bị nguyên vật liệu để làm các đồ nội thất đan bằng liễu gai, bàn chải, chổi và các loại rổ đan khác nhau; áp dụng kỹ thuật truyền thống và các kiểu mẫu để sản xuất các loại vải dệt, đan, thêu và các mẫu hàng may mặc và mẫu hộ gia đình.
Các nghề trong nhóm chính này được phân loại thành các đơn vị nhóm sau:
7311. Thợ sản xuất và sửa chữa dụng cụ chính xác
Thợ sản xuất và sửa chữa dụng cụ chính xác chế tạo, xác định kích cỡ, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chỉnh và lắp đặt đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn, hàng hải, khí tượng học, quang học, phẫu thuật chỉnh hình, các dụng cụ chính xác và các thiết bị khác và để chúng thực hiện đúng.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Sửa chữa, lau chùi và điều chỉnh máy móc của các dụng cụ tính toán thời gian như đồng hồ treo tường và đồng hồ để bàn;
119
- Điều chỉnh các máy điều chỉnh thời gian, sử dụng com-pa, các dụng cụ ghi tốc độ thời gian và các cái kẹp;
- Lau chùi, súc rửa, và làm khô các bộ phận của đồng hồ, sử dụng các dung dịch và sóng siêu âm hoặc máy lau chùi đồng hồ cơ học;
- Kiểm tra độ chính xác và hiệu suất của đồng hồ, sử dụng dụng cụ đo và các dụng cụ điện tử khác;
- Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ đo, các máy đo sức gió, đo chiều cao của thủy triều, lượng nước mưa, dụng cụ chỉ cho biết hoặc các dụng cụ ghi âm hay kiểm tra điều khiển khác để chỉ ra các bộ phận khiếm khuyết và để thích ứng với các tiêu chuẩn;
- Xác định kích cỡ các dụng cụ hay các cái cân, sử dụng dụng cụ bằng tay, máy tính hoặc các thiết bị điện tử;
- Xem xét, kiểm tra các bộ phận cấu thành, vật nối và chạy máy móc để phát hiện ra các khiếm khuyết;
- Lắp ráp các dụng cụ và các thiết bị như dụng cụ đo khí áp, kiểm soát các van
điều khiển, con quay hồi chuyển, dụng cụ đo độ ẩm, công tơ mét, máy đo tốc
độ gốc và máy điều chỉnh nhiệt;
- Kiểm tra, xác định kích cỡ và điều chỉnh dụng cụ điện tử, dụng cụ thủy ngân, dụng cụ đo khí áp hộp và các dụng cụ đo khí tượng học đúng theo các bản in chi tiết kỹ thuật và các biểu đồ dưới dạng giản đồ, sử dụng vôn kế, máy hiện sóng, các ống thử và các dụng cụ kiểm tra khác;
- Điều chỉnh và sửa chữa các cột ăng-ten, các cột chống, bảng cần điều khiển,
điều khiển dây cáp và các thiết bị điện tử và cơ khí khác;
- Sửa chữa và lắp các dụng cụ quang học như kính hiển vi, kính thiên văn, máy kinh vĩ và kính lục phân;
- Kiểm tra các đơn vị lắp đặt phù hợp vơi các bản vẽ kỹ thuật và đảm bảo độ
nhạy cảm bởi sự kiểm tra chuẩn.
7312. Thợ sản xuất và điều chỉnh nhạc cụ
Thợ sản xuất và lên dây nhạc cụ chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, điều chỉnh, phục hồi nhạc cụ và lên dây chúng để đạt được chất lượng âm thanh bằng tay hoặc bằng các dụng cụ chạy bằng điện. Họ thường chuyên môn hóa về một loại nhạc cụ như căng dây đàn, ống lót trong đàn piano, nhạc cụ có lưỡi gà hay các nhạc cụ gõ.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Sản xuất và lắp ráp nhạc cụ và các bộ phận của nhạc cụ bằng gỗ, ebonit, kim loại, da và các nguyên vật liệu khác;
120
- Sửa chữa hoặc thay thế bằng tay hoặc bằng các dụng cụ chạy bằng điện các
bộ phận của nhạc cụ như dây đàn,mảnh gỗ di động mà trên đó có căng dây
đàn violong, nỉ, phớt và các cái khóa của dây đàn;
- Chơi nhạc và lên dây đàn để đánh giá chất lượng âm thanh của chúng và để
xác định các khiếm khuyết của chúng;
- Điều chỉnh độ căng của dây đàn để quãng, trường thích hợp hoặc độ cao thấp của dàn dây;
- Điều chỉnh cách đặt môi, lưỡi gà hoặc lỗ để chân của ống nhạc bằng việc sử
dụng tay để điều chỉnh lại luồng thông hơi và độ to của âm thanh;
- Lên dây, so dây và sửa chữa các ống nhạc của đàn ống bằng việc điều chỉnh
độ cao thấp của đàn ống ống nhạc A để cho phù hợp với độ cao thấp của việc lên dây âm thoa và điều chỉnh độ cao thấp của các ống nhạc khác với sự liên
quan tới độ cao thấp của các ống nhạc đã được lên dây;
- Lắp đặt mặt trống mới trong các nhạc cụ gõ như trống;
- Lên dây đàn ăc-cooc bằng cách nghe so sánh độ cao thấp của lưỡi gà với các lưỡi gà chính và các lưỡi gà giũa để đạt được độ cao thấp chuẩn;
- Sắp cho thẳng hàng các miếng đệm lót và các khóa của dây đàn trên các nhạc khí có lưỡi gà hoặc các nhạc khí hơi;
- Lên dây các nhạc cụ gõ để đạt được độ cao thấp bằng việc kéo căng hoặc nới lỏng các dây giữ các miếng da cố định ở trên đỉnh hợc ở cả phía dưới của nhạc cụ;
- Lắp ráp và đặt các ống nhạc mới hoặc đàn piano trong các tòa nhà.
7313. Thợ kim hoàn
Thợ kim hoàn thiết kế, chế tác, điều chỉnh, sửa chữa hoặc đánh giá phẩm chất đồ kim hoàn, các đồ có tính trang trọng hay tôn giáo, vàng, bạc, và các đồ kim loại quý khác như đá quý. Họ cắt, giũa, đánh bóng và tạo ra các đá quý và
đá bán quý bao gồm đá, ngọc, kim cương và khắc, trổ, chạm các mẫu vẽ trên đồ
kim hoàn và các kim loại quý khác. Họ cắt và đánh bóng kim cương theo các mục đích công nghiệp.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nấu chảy bằng tay đồ kim hoàn và các kim loại không chứa sắt khác;
- Tạo ra các mẫu đồ kim hoàn mới và thay đổi các mẫu vẽ đang tồn tại bằng việc sử dụng máy tính nếu thấy cần thiết;
- Cắt các mẫu vẽ bằng các đường chỉ hoặc bằng các nguyên vật liệu khác được
sử dụng như các mẫu trong việc chế tác các sản phẩm kim loại và đồ kim hoàn;
121
- Thay đổi các hình dạng hiện tại của đồ kim hoàn để chưa đựng đồ kim hoàn hoặc điều chỉnh các hình dáng;
- Sửa chữa, phục hồi lại hình dáng và tạo dáng lại các đồ kim hoàn cũ hoặc kim loại quý theo các mẫu vẽ hoặc theo các chỉ dẫn;
- Chế tạo các đồ kim hoàn như nhẫn, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, trâm, ghim cài đầu, cài áo và vòng tay, vòng xuyến từ các nguyên vật liệu như vàng, bạc, bạch kim và các loại đá quý và bán quý;
- Kiểm tra bề mặt đá và cấu trúc bên trong bằng việc sử dụng máy nghiệm phân cực, máy đo khúc xạ, kính hiển vi và các thiết bị quang học khác để chỉ
ra sự khác biệt giữa các loại đá, để xác định các mẫu vật hiếm, phát hiện ra các vết rạn nứt, các khiếm khuyết hoặc các nét riêng biệt ảnh hưởng đến giá
trị của đá, ngọc;
- Cắt và đánh bóng đá, ngọc và tạo chúng thành các đồ kim hoàn;
- Khắc, trổ, chạm hoặc chạm nổi, rập nổi các mẫu tự, các mẫu vẽ hoặc các
đường nét trang trí lên đồ kim hoàn và kim loại quý khác;
- Nghiền, khoan và hoàn thiện các hình vẽ trên đồ kim hoàn để sử dung trong các dụng cụ chính xác như com pa hay đồng hồ bấm giờ;
- Kiểm tra các sản phẩm được lắp ráp và hoàn thiện để bảo đảm các hình dáng theo đúng các chi tiết kỹ thuật bằng việc sử dụng kính phóng đại hay các dụng cụ đo chính xác.
7314. Thợ gốm và thợ có liên quan
Thợ gốm và các thợ có liên quan chuẩn bị đồ gốm, sứ, thiết bị vệ sinh, gạch, ngói và mài bằng tay hoặc bằng máy.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chế tạo đồ gốm, sứ;
- Chế tạo đất sét hoặc thạch cao theo các hình dáng Paris;
- Đọc các bản vẽ kỹ thuật để biết được yêu cầu của khách hàng;
- Tạo các dáng trên các máy làm đồ gốm bằng việc ấn ngón tay cái vào chính giữa của máy mài đất sét để tạo thành chỗ lõm, và ấn vào bên trong và bên ngoài của đất sét nổi hình trụ bằng tay và các ngón tay kéo lên một cách từ từ
và tạo hình đất sét để tạo thành các hình dáng và kích thước theo yêu cầu;
- Điều chỉnh các tốc độ của bánh quay theo cảm giác khi sờ vào đất khi các mẩu đất sét đó to ra và các thành trở nên mỏng hơn;
- Vận hành thiết bị làm đồ gốm như bát, chén, đĩa;
- Điều chỉnh và kiểm soat pha trộn, ép, cắt và đặt đồ bằng đất sét trong hoặc trên các hình dáng theo lý thuyết;
- Làm phẳng bề mặt của các mẫu đã hoàn thiện bằng việc sử dụng các cái nạo bằng cao su và các miếng bọt biển ướt;
- Tạo các bánh xe mài mòn bằng việc đúc nặn và nén ép một hỗn dược để làm mài mòn bằng tay hoặc bằng máy;
- Kiểm tra các đồ đã được hoàn thiện về những khiếm khuyết, sự chính xác của các hình dạng khác nhau và kích cỡ của các đồ vật bằng việc sử dụng com-pa đo ngoài và các khuôn mẫu;
- Chuẩn bị công việc cho việc bán hàng và triển lãm, duy trì mối quan hệ với người bán lẻ, xưởng gốm, hệ thống mỹ thuật và tài nguyên có thể thuận lợi cho việc bán hàng hay công việc triển lãm.
7315. Thợ sản xuất, thợ cắt, thợ mài và thợ hoàn thiện đồ thủy tinh
Thợ sản xuất, thợ cắt, thợ mài và thợ hoàn thiện đồ thủy tinh thổi, đúc, ép, cắt, nghiền và đánh bóng thủy tinh, nấu chảy khuôn mẫu thủy tinh theo các khuôn mẫu. Họ sử dụng các kỹ năng bằng tay và sự khéo léo tự nhiên để thiết kế và chế tạo ra các mẫu có tính chất trang trí trên kính màu.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Nung nóng thủy tinh để dễ uốn bằng việc sử dụng lửa khí ga hoặc các lò nung và quay nóng thủy tinh thành các dạng giống nhau;
- Thổi và uốn cong chiều dài của ống thủy tinh thành các hình thù đặc biệt để tạo thành các bộ dụng cụ có tính khoa học như bình thót cổ dùng trong phòng thí nghiệm, bình cổ cong, ống hút;
- Mài và đánh bóng các đồ vật hoặc các phần để sửa chữa các khiếm khuyết hoặc để chuẩn bị bề mặt để giúp cho việc hoàn thiện, làm cho trơn phẳng, đánh bóng các bờ cạnh gồ gề bằng việc sử dụng dây đánh bóng hoặc bánh xe đánh bóng;
- Kiểm tra nguyên liệu để làm thủy tinh, các sản phẩm đã hoàn thiện và chế tạo hoặc loại bỏ các hàng hóa có khiếm khuyết như các vết nhơ, vết đen, vết bẩn, vết sẹo, vết thủng, chỗ sứt mẻ, vết xước, các mẫu hoặc các sản phẩm không chấp nhận được;
- Đọc ghi công việc để xác định kích thước, vị trí cắt và số lượng để cắt;
- Quan sát các kiểu cỡ, dữ liệu in từ máy tính và video quan sát để kiểm tra việc xử lý các tình trạng và điều chỉnh cần thiết;
- Xác định vị trí các khuôn mẫu hay bản vẻ trên thủy tinh, đo kích thước, tạo ra các đường cắt bằng việc sử dụng dụng cụ cắt thủy tinh và cắt thủy tinh theo các đường nét hoặc theo đường cong của khuôn mẫu;
- Thiết lập, vận hành và điều chỉnh các thiết bị cắt kính đã được thiết lập trong máy tính hoặc người máy;
- Xem xét, kiểm tra, cân và đo sản phẩm để kiểm tra lại hình dáng theo đúng chi tiết kỹ thuật bằng việc sử dụng công cụ như dụng cụ đo vi lượng, com-pa đo ngoài, kính khuyếch đại và các thước đo khác;
- Điều chỉnh, sửa lại lò nhiệt theo từng loại thủy tinh được xử lý;
- Chuyển các mẫu thành các bộ phận của kính màu riêng từ bản vẽ đầy đủ tới mẫu vẽ trên giấy bằng việc sử dụng bút trâm để vẽ can lại bản vẽ;
- Phun dung dịch bạc lên thủy tinh để tạo thành bề mặt gương bằng việc sử dụng súng phun;
- Bố trí và mài dũa thủy tinh quang học và thủy tinh khác để đo kích thước và cân nặng thành thấu kính.
7316. Thợ vẽ biển quảng cáo, thợ trang trí, thợ khắc và thợ khắc axit
Thợ vẽ biển quảng cáo, thợ trang trí, thợ khắc và thợ khắc axit trang trí các sản phẩm được làm từ gỗ, kim loại, vải dệt, thủy tinh, gốm và các nguyên vật liệu khác. Họ vẽ, bố trí và sơn các mẫu tự, mẫu trang trí, chữ viết lồng nhau và các kiểu mẫu trang trí để tạo ra các biển hiệu và chạm trổ và khắc axit các mẫu có tính chất trang trí trên thủy tinh và các đồ khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Sơn trang trí bằng tay các mẫu vẽ lên sản phẩm như đồ gốm, thủy tinh, hộp đựng thuốc lá điếu, chụp đèn, chao đèn;
- Chuyển từ giấy sang các bản vẽ hoặc đồ trang trí;
- Kết hợp và phát triển các yếu tố có liên quan đến thị giác như đường kẻ, khoảng trống, khối, mầu sắc và hình phối cảnh để tạo ra hiệu quả mong muốn như minh họa các ý tưởng, xúc cảm hoặc tâm trạng;
- Bố trí và sơn lên một hoặc nhiều mẫu ký tự ngôn ngữ, mẫu trang trí, chữ viết lồng nhau và các bản vẽ để tạo ra các biển hiệu;
- Vẽ phác họa hoặc vẽ can lại bản vẽ hoặc chữ in lên vật chưa thành phẩm hoặc các nguyên vật liệu mẫu để chuẩn bị các khuôn mẫu hoặc khuôn tô;
- Vẽ các mẫu hoặc chữ in để sơn vật chưa thành phẩm như biển quảng cáo, hàng thủy tinh, đồ gốm hoặc các đĩa kẽm;
- Sử dụng phần mềm và các thiết bị để sản xuất ra các hình ảnh 3D để ứng dụng vào các hình ảnh lớn như các biển hiệu được khắc và khảm dát;
- Thiết kế và sản xuất các ký tự cắt phẳng thông thường hoặc các ký tự phẳng được đánh bóng bằng việc sử dụng nhựa vinyl hoặc các ký tự đã được cắt sẵn để ghép;
- Viết, sơn và in các biển hiệu được sử dụng để trưng bày hoặc cho các mục đích khác;
- Khắc, chạm các ký tự và biển hiệu cho mục đích trưng bày từ ván lát tường hoặc bìa các tông bằng tay hoặc bằng máy như sức mạnh của cưa xoi hoặc cưa chạy bằng máy;
- Kiểm tra các bản phác thảo, biểu đồ, hàng mẫu, bản thiết kế hoặc các bức ảnh để quyết định việc thiết kế thế nào như khắc, cắt hoặc khắc, trổ, chạm lên các mẫu vật chưa thành phẩm;
- Đo và tính toán kích thước của các ký tự, bản phác thảo hoặc các khuôn mẫu để khắc, trổ, chạm;
- Khắc, trổ, chạm và in các mẫu, các kiểu mẫu trang trí, các bản khắc axit, tên thương mại, con số hoặc ký tự lên bề mặt phẳng hoặc bề mặt cong của các đồ kim loại, thủy tinh hoặc gốm khác nhau;
- Khắc axit lên bản vẽ trang trí, xác định kích cỡ và các mẫu trang trí khác lên các đồ thủy tinh khác.
7317. Thợ thủ công sản xuất đồ gỗ, rổ rá và các nguyên liệu có liên quan
Thợ thủ công sản xuất đồ gỗ, rổ rá và các nguyên liệu có liên quan áp dụng các kỹ thuật truyền thống để chuẩn bị gỗ, rơm, mây, song, sậy, đá, đất sét, vỏ mai động vật và các nguyên vật liệu khác, và khắc, chạm, đục, đúc nặn, lắp ráp, dệt hoặc sơn và trang trí các đồ khác nhau cho sử dụng cá nhân và gia đình hoặc cho các mục đích trang trí. Thợ đan rổ rá, làm bàn chải và các công nhân có liên quan lựa chọn và chuẩn bị nguyên vật liệu như ni lông, vải dệt để làm thành các đồ đan bằng liễu gai, bàn chải và chổi và đan các loại rổ khác nhau.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Chuẩn bị gỗ, rơm, mây, sậy, đá, vỏ, mai hoặc các nguyên vật liệu tương tự;
- Khắc, chạm, trổ các kiểu mẫu hoa đẹp trên bề mặt gỗ cho các mục đích trang trí;
- Sơn các kiểu mẫu thanh thoát, uyển chuyển lên thủy tinh và đồ gốm sứ;
- Khắc, lắp ráp, dệt, sơn và trang trí nhiều mẫu khác nhau cho mục đích cá nhân và hộ gia đình như bát đựng sa lát, thìa múc thức ăn, cái thớt, mâm, bình vại, hũ, rổ, mũ nón, chiếu và các đồ tương tự;
- Khắc, lắp, dệt và sơn trang trí nhiều mẫu khác nhau như tượng và tác phẩm điêu khắc, quân cờ, đồ kim hoàn và các đồ tương tự;
- Chế tạo các đồ nội thất đan bằng liễu gai từ các loại vỏ và cây mây mềm, sậy, cói, cành liễu và các nguyên vật liệu tương tự;
- Chế tạo các loại rổ khác nhau bằng việc bện, kết các cây liễu, cây mây, sậy, cói và các nguyên vật liệu tương tự;
- Đan đáy rổ bằng việc bện, kết các dải cây song, lớp mặt gỗ hoặc các nguyên vật liệu khác theo các khung que của nguyên vật liệu như cây liễu;
- Lựa chọn và chuẩn bị nguyên vật liệu làm chổi như lông, ni lông, vải và dây và làm chúng thành chân chổi;
- Lựa chọn và chuẩn bị nguyên vật liệu như chổi, vải dệt, buộc chúng vào cán chổi.
7319. Thợ thủ công khác chưa được phân vào đâu
Lao động trong nhóm này thực hiện nhiều công việc thủ công khác nhau không được phân vào các nhóm khác trong nhóm lớn 731 – Lao động thủ công. Những lao động thực hiện các công việc rèn kim loại thủ công sẽ được phân vào nhóm này.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Rèn kim loại thành các hình dạng và kích cỡ theo yêu cầu bằng quá trình làm nóng, uốn cong, đập mỏng v.v…;
- Rèn các đồ dùng trong nông nghiệp và trong gia đình sử dụng ở làng xóm bằng việc làm nóng và đập mỏng liên tiếp;
- Rèn các đồ sắt hoặc thép thành các kích cỡ theo yêu cầu bằng việc làm nóng và đập mỏng với sức mạnh của búa;
- Tạo thành hình các đồ dùng từ các miếng kim loại bằng việc sử dụng máy nghiền và rèn;
- Lắp các miếng sắt bịt móng gia súc như bò thiến, ngựa, v.v…để bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương và những cái hỏng thừa khác;
- Rập thành khuôn các miếng kim loại trên các máy tiện quay thành bát, đĩa, cốc, chén, xoong, nồi, các đồ dùng hàng ngày trong gia đình, các đồ vật khác thường sử dụng các công cụ mẫu và công cụ quay;
- Thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng thấp và thông thường khác nhau, trong các lò rèn như vận hành cái đòn bẩy của máy nghiền, …
742. Thợ lắp đặt và thợ sửa chữa điện tử viễn thông
Thợ lắp đặt và thợ sửa chữa điện tử viễn thông lắp đặt, bảo dưỡng, điều chỉnh và sửa chữa thiết bị điện như máy móc và thiết bị văn phòng, dụng cụ điện tử và hệ thống điều khiển, lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị truyền dẫn số liệu, dây cáp, ăng ten, sửa chữa, lắp và bảo dưỡng máy tính.
Nhóm nghề này thường bao gồm: Kiểm tra máy móc, thiết bị, dụng cụ và hệ thống điều khiển để chẩn đoán các thiếu sót; điều chỉnh, sửa chữa và thay thế các bộ phận, dây bị hỏng hay khiếm khuyết, bảo dưỡng máy, thiết bị và dụng cụ; lắp đặt dụng cụ điện tử và hệ thống điều khiển; lắp và điều chỉnh thiết bị điện; bảo dưỡng, khắc phục, lắp, điều chỉnh, kiểm tra và sửa chữa máy tính, thiết bị truyền dẫn số liệu và thiết bị máy tính; lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và chẩn đoán các sự cố của sóng vi ba, các dụng cụ ghi số liệu và truyền từ xa, hệ thống vệ tinh, hệ thống radio và hệ thống sóng viễn thông điện từ khác; cung cấp các giải pháp và thông tin kỹ thuật, giám sát việc thực hiện các thiết bị và mạng viễn thông; lắp đặt, nối và sửa chữa đường cáp cho máy tính, radio, điện thoại và truyền hình; lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa ăng ten được sử dụng trong các phương tiện liên lạc.
7421. Thợ cơ khí và dịch vụ điện
Thợ cơ khí và dịch vụ điện lắp, bảo dưỡng, điều chỉnh và sửa chữa thiết bị điện như máy móc điện tử và thiết bị văn phòng, dụng cụ điện tử và hệ thống điều khiển.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Kiểm tra máy móc, thiết bị, dụng cụ và hệ thống điều khiển để chẩn đoán các thiếu sót;
- Điều chỉnh, sửa chữa và thay thế các bộ phận và dây bị hỏng, khiếm khuyết, bảo dưỡng máy móc, thiết bị và các dụng cụ;
- Lắp ráp lại, kiểm tra, vận hành và điều chỉnh các thiết bị;
- Lắp đặt dụng cụ điện và hệ điều khiển;
- Lắp và điều chỉnh thiết bị điện tử.
7422. Thợ lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật thông tin và truyền thông
Thợ lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật thông tin và truyền thông lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị thông tin truyền thông, thiết bị truyền dữ liệu, đường cáp, ăng ten và cáp điện, sửa chữa, lắp và bảo dưỡng máy tính.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Bảo dưỡng, khắc phục sự cố, kiểm tra và sửa chữa máy tính, thiết bị truyền dữ liệu và các bộ phận thứ yếu của máy tính;
- Lắp và điều chỉnh phần cứng của máy tính;
- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và chẩn đoán sự cố của sóng vi ba, hệ thống đa thành phần, hệ thống vệ tinh và hệ thống đài khác và hệ thống thông tin sóng điện từ khác;
- Cung cấp các thông tin và lời khuyên về kỹ thuật, giám sát việc thực hiện thiết bị và mạng thông tin truyền thông phức hợp;
- Lắp đặt và sửa chữa cáp cho máy tính, điện thoại và phát thanh truyền hình;
- Nối các thông tin liên lạc bằng cáp, cáp dữ liệu và gói vệ tinh;
- Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa ăng ten dùng trong các phương tiện liên lạc.
Nhóm VIII: Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị
813. Thợ vận hành máy móc, thiết bị sản xuất hóa học và sản xuất sản phẩm phim ảnh
Thợ vận hành máy móc, thiết bị sản xuất hóa học và thợ chụp ảnh vận hành và giám sát kiểm tra việc xử lý các chất hóa học khác nhau và các thành phần khác để sảu xuất ra dược phẩm, dung dịch vệ sinh, thuốc nổ, phim ảnh và các sản phẩm hóa học khác.
Nhóm nghề này thường bao gồm: vận hành và kiểm tra, giám sát máy móc, thiết bị pha trộn, đóng gói và xử lý các chất hóa học và các sản phẩm hóa học khác để chuyển chúng thành các đặc tính mong muốn giúp cho sản xuất công nghiệp hoặc sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng. Có thể bao gồm cả việc giám sát các công nhân khác.
8131. Thợ vận hành máy móc và thiết bị sản xuất hóa học
Thợ vận hành máy móc, thiết bị sản xuất hóa học vận hành và giám sát các thiết bị và máy để làm cong, trộn lẫn, xử lý và đóng gói một khối lượng lớn các sản phẩm hóa học.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Bố trí, khởi động, kiểm soát, điều chỉnh và tắt máy móc và thiết bị;
- Giám sát các quy trình phản ứng và chuyển các sản phẩm;
- Kiểm tra, theo dõi các dụng cụ đo, máy đo và các thiết bị đo đạc điện tử một hoặc nhiều hơn các đơn vị hóa học hoặc đơn vị công thức như máy trộn, ấm đun nước, máy pha trôn, máy sấy khô, máy gói, máy nghiền thành hột và máy bọc;
- Lấy các mẫu và thực hiện các kiểm tra sản phẩm về hóa học và vật lý thông thường và ghi lại số liệu sản xuất;
- Lau dọn và thực hiện các việc sửa chữa chính cho các thiết bị và máy móc.
8132. Thợ vận hành máy sản xuất sản phẩm phim ảnh
Thợ vận hành máy sản xuất sản phẩm phim ảnh: vận hành và giám sát thiết bị tạo ảnh trên phim và giấy, xử lý phơi sáng phim ảnh và tạo ảnh in.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Vận hành và giám sát các thiết bị tạo phim và giấy chụp ảnh;
- Vận hành, giám sát và kiểm tra quá trình chụp ảnh và các thiết bị in, bảo dưỡng các tiêu chuẩn vận hành;
- Chuẩn bị phơi sáng phim cho quá trình xử lý theo khối khác nhau trong phòng tối và buồng tối;
- Xem xét các hình ảnh, phim ảnh, ảnh in và điều chỉnh sự bố trí trên thiết bị in để làm ra các mầu sắc, độ sáng, sự tương phản, số, cỡ và loại ảnh in;
- Điều chỉnh sự bố trí và vận hành tự động các thiết bị rửa ảnh;
- Vận hành thiết bị để chuyển từ phim tới băng video hoặc các phương tiện điện tử khác;
- Thực hiện các công việc xử lý chụp ảnh có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác;
- Vận hành các thiết bị tự động (trong các cơ sở bán lẻ) để rửa các bản ảnh in và slide âm mầu.
8157. Thợ vận hành máy giặt là
Thợ vận hành máy giặt là vận hành máy giặt, giặt khô, là, ủi và các loại máy xử lý vải trong các tiệm giặt và các cơ sở giặt khô.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Phân loại vải để giặt theo mầu sắc, chất liệu vải và xử lý vải theo yêu cầu;
- Để các đồ đã được phân loại vảo các chỗ đựng và lên trên các băng tải để chuyển chúng tới khu vực sửa chữa và giặt;
- Kiểm tra và loại bỏ chất bẩn khỏi quần áo, thay các nút áo và thực hiện các việc sửa chữa chính;
- Dỡ và xếp máy giặt, máy sấy khô và máy vắt;
- Thêm các chất tẩy giặt vào và các chất hồ để hồ vải;
- Làm mềm quần áo và đưa chúng vào máy giặt và máy là;
- Tắt và bật máy để gỡ rối, làm cho phẳng và tẩy quần áo;
- Đặt các đồ lên giá và treo chúng lên khi trả hàng và nhận hàng;
- Đóng gói đồ và chuẩn bị hàng để gửi đi.
8181. Thợ vận hành thiết bị sản xuất thủy tinh và gốm
Thợ vận hành thiết bị sản xuất thủy tinh và gốm vận hành và giám sát các lò nung, lò nấu thủy tinh và các máy móc thiết bị khác được sử dụng trong sản xuất đồ thủy tinh, đồ gốm, đồ sứ, ngói hoặc gạch. Vận hành máy tôi, luyện hoặc trang trí thủy tinh và gốm.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Vận hành và giám sát các lò nấu thủy tinh để chế tạo thủy tinh bằng việc làm tan ra và nấu chảy các thành phần hỗn hợp ban đầu;
- Vận hành thiết bị bọc tráng hàng thủy tinh;
- Vận hành và bảo dưỡng máy móc để ép hoặc thổi nấu chảy thủy tinh trong khuôn để tạo thành hình dáng hoặc kiểu dáng các đồ chứa đựng như chai lọ, bình vại và các công thủy tinh;
- Vận hành bằng tay để tạo khuôn thủy tinh theo các mẫu yêu cầu;
- Vận hành lò vẽ để gia công nấu chảy kim loại thành các tấm liên tục của thủy tinh;
- Vận hành và giám sát thiết bị sản xuất thủy tinh nổi;
- Vận hành và bảo dưỡng máy hoàn thiện để nghiền, khoan, đánh bóng bằng cát, làm cho xiên góc, trang trí, rửa hoặc đánh bóng thủy tinh hoặc các sản phẩm thủy tinh;
- Bố trí và vận hành máy ép để nặn đồ gốm từ đất sét ướt;
- Vận hành máy để trộn đất sét với nước để nhào lộn thành một trạng thái mềm dẻo thích hợp hoặc dạng bán chất lỏng trong việc chế tạo ra đồ gốm;
- Vận hành và giám sát các lò nung để nung đồ gốm, sứ và nung gạch và ngói;
- Vận hành và giám sát máy tráng men hoặc mài;
- Vận hành và giám sát máy ấn nấu chảy thủy tinh để tạo thành sợi thủy tinh;
- Theo dõi các sản phẩm đã hoàn thiệđ để nhận ra các chỗ nứt, rạn, vỡ, màu sắc và những chỗ không hoàn hảo khác.
83. Lái xe và thợ vận hành thiết bị chuyển động
Lái xe và thợ vận hành thiết bị chuyển động điều khiển và vận hành thiết bị chuyển động, gìn giữ tàu hỏa, xe mô tô hoặc điều khiển, vận hành và giám sát máy móc và thiết bị công nghiệp và nông nghiệp hoặc thực hiện các công việc trên boong tàu và các phương tiện chuyên chở bằng đường thủy khác.
Nghề này được thực hiện bởi các công nhân trong nhóm chính bao gồm: điều khiển và gìn giữ tàu hỏa và xe mô tô; điều khiển, vận hành và giám sát các thiết bị và máy móc chuyển động trong nông nghiệp và công nghiệp; thực hiện các nhiệm vụ trên boong tàu và các phương tiện chuyên chở bằng đường thủy khác.
831. Lái các phương tiện vận chuyển trên đường ray và các công nhân có liên quan
Lái các phương tiện vận chuyển trên đường ray và các công nhân khác có liên quan điều khiển hoặc hỗ trợ việc điều khiển các động cơ đầu máy để chuyên chở hành khách và hàng hóa, đảm đương và bảo vệ tàu hỏa chở hàng trên suốt chuyến đi, kiểm soát bộ phận chuyển động của đèn giao thông xe lửa bằng việc điều khiển các hiệu lệnh, bẻ ghi chuyển toa xe lửa sang đường khác và chuẩn bị tàu trong sân ga, chuẩn bị tàu để đẩy xe goòng than trong mỏ và kiểm soát sự chuyển động của chúng.
Nghề này bao gồm: đảm đương hoặc hỗ trợ việc điều khiển đầu máy xe lửa, điều khiển các tín hiệu đường sắt, bẻ ghi chuyển toa xe lửa sang đường khác và chuẩn bị tàu trong sân ga, chuẩn bị tàu để đẩy xe goòng than trong mỏ và kiểm soát sự chuyển động của chúng.
8311. Lái các phương tiện vận chuyển trên đường ray
Lái các phương tiện vận chuyển trên đường ray điều khiển hoặc hỗ trợ việc điều khiển các động cơ đầu máy để vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Điều khiển hoặc hỗ trợ việc điều khiển các động cơ hơi nước, động cơ điện hoặc động cơ điêzen;
- Điều khiển tàu điện ngầm hoặc xe lửa chở khách nền cao;
- Điều khiển đầu máy để đẩy toa xe dưới hoặc trên bề mặt của mỏ than và quặng;
- Theo dõi các đường rãnh nguy hiểm, quan sát tín hiệu và cho biết khoảng cách các đường ray;
- Vận hành hệ thống liên lạc để liên lạc với đội xe lửa và người kiểm tra giao thông để đảm bảo sự hoạt động an toàn và chương trình chạy của xe lửa;
- Giám sát các công nhân khác.
8312. Thợ điều khiển tín hiệu, bẻ ghi và chuyển hướng tàu hỏa
Thợ điều khiển tín hiệu, bẻ ghi và chuyển hướng tàu hỏa, đảm đương và bảo vệ tàu hỏa chở hàng trên suốt chuyến đi, kiểm soát bộ phận chuyển động của đèn giao thông xe lửa bằng việc điều khiển các hiệu lệnh, bẻ ghi chuyển toa xe lửa sang đường khác và chuẩn bị tàu trong sân ga, chuẩn bị tàu để đẩy xe goòng than trong mỏ và kiểm soát sự chuyển động của chúng.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Đảm đương và bảo vệ tàu hỏa chở hàng trên suốt chuyến đi;
- Kiểm soát luồng đèn giao thông qua chỗ giao cắt của tuyến đường bằng việc điều khiển các hiệu lệnh và bẻ ghi từ panen điều khiển hoặc hộp hiệu lệnh;
- Bẻ ghi và nối các toa xe lửa trong sân ga và các đường tránh tàu để phù hợp với trình tự dỡ và xếp và sắp đặt các toa lại với nhau;
- Chuẩn bị tàu để đẩy xe goòng than bằng đầu máy hoặc dây cáp và chỉ dẫn sự chuyển động của chúng dọc theo đường kéo trong mỏ than hoặc quặng;
- Kiểm tra hệ thống và thiết bị của tàu hỏa như hệ thống điều hòa và làm nóng, cái phanh và mã lực hãm phanh trước khi tàu chạy.
832. Lái xe con, xe tải và xe máy
Lái xe con, xe tải và xe máy điều khiển và giữ gìn xe mô tô, xe ba bánh, xe ô tô con hoặc xe tải để vận chuyển hành khách, nguyên vật liệu hoặc hàng hóa.
Nhóm nghề này bao gồm: điều khiển và giữ gìn xe mô tô, xe ba bánh, xe ô tô hoặc xe tải để chuyên chở nguyên vật liệu, hàng hóa hoặc hành khách.
8321. Lái xe máy
Lái xe máy điều khiển và giữ gìn xe máy hoặc xe ba bánh để vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa hoặc hành khách.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Điều khiển và giữ gìn xe máy hoặc xe ba bánh để vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa và hành khách;
- Quan sát các luật và đèn giao thông;
- Lau rửa xe như thực hiện các việc bảo dưỡng và sửa chữa chính;
- Ghi lại lịch trình quãng đường đi;
- Phân phát thư tín.
8322. Lái xe con, taxi và xe tải
Lái xe con, taxi và xe tải nhẹ điều khiển và giữ gìn xe ô tô và xe tải để chuyển chở hành khách, thư tín và hàng hóa.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Điều khiển và giữ gìn hành khách, xe tải, xe con hoặc taxi;
- Điều khiển và giữ gìn xe con, xe tải hoặc xe tải nhỏ để phân phát thư tín hoặc hàng hóa;
- Giúp đỡ hành khách mang hành lý;
- Thu phí, thanh toán tiền phân phát hàng hóa hoặc tài liệu có giá trị bảo đảm;
- Vận hành các thiết bị thông tin liên lạc để báo cáo vị trí và sẵn sàng theo sự chỉ dẫn của trung tâm điều hành;
- Xác định các tuyến đường thích hợp nhất;
- Giúp đỡ hỗ trợ hành khách khuyết tật;
- Vận hành thiết bị để dỡ và xếp hành khách khuyết tật được dễ dàng, thuận tiện.
833. Lái xe tải hạng vừa, xe tải hạng nặng và xe buýt
Lái xe tải hạng vừa, xe tải hạng nặng và xe buýt điều khiển và giữ gìn xe tải, xe tải hạng nặng, xe buýt hoặc xe điện trong thành phố để vận chuyển hàng hóa, chất lỏng, hàng nặng, thư tín hoặc hành khách.
Nghề này bao gồm: điều khiển và giữ gìn xe tải, xe tải hạng nặng, xe buýt hoặc xe điện trong thành phố để vận chuyển hàng hóa, chất lỏng, hàng nặng, thư tín và hành khách.
8331. Lái xe buýt và xe điện
Lái xe buýt và xe điện điều khiển và giữ gìn xe buýt hoặc xe điện để vận chuyển hành khách, thư tín hoặc hàng hóa.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Điều khiển và giữ gìn xe buýt, xe điện hoặc xe khách đường dài để chuyên chở hành khách, thư tín và hàng hóa nội tỉnh và liên tỉnh;
- Điều khiển và giữ gìn xe điện chạy trên đường ray dọc theo các phố của một thị trấn trong việc chuyên chở hành khách;
- Mở và đóng cửa trước và sau khi hành khách lên và xuống xe;
- Giúp đỡ hành khách mang hành lý;
- Kiểm tra đèn, sức nóng và hệ thống thông gió trên xe buýt và xe điện;
- Quan sát đèn giao thông để đảm bảo an toàn cho hành khách;
- Thu phí hoặc kiểm tra vé.
8332. Lái xe tải hạng vừa và xe tải hạng nặng
Lái xe tải hạng vừa và hạng nặng điều khiển và giữ gìn xe hạng nặng để vận chuyển hàng hóa, chất lỏng và các đồ nặng trên các quãng đường ngắn hoặc dài.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Điều khiển và giữ gìn xe hạng nặng như xe tải có hoặc không có toa moóc hoặc xe thùng đổ rác để vận chuyển hàng hóa, chất lỏng hoặc các đồ nặng trên các quãng đường ngắn hoặc dài;
- Xác định các tuyến đường thích hợp nhất;
- Đảm bảo hàng hóa được xếp gọn và che phủ an toàn để tránh mất mát và thiệt hại;
- Giúp đỡ việc xếp hoặc dỡ hàng;
- Thực hiện việc bảo dưỡng chính các phương tiện và sửa chữa bảo dưỡng các việc lắp ráp chính;
- Đánh giá trọng lượng để tuân theo giới hạn xếp và đảm bảo sự trọng lượng phân phối an toàn.
8342. Thợ vận hành máy đào đất và thợ vận hành thiết bị có liên quan
Thợ vận hành máy đào đất và thợ vận hành thiết bị có liên quan vận hành máy để đào, làm cho đất thoai thoải, san bằng, làm cho phẳng và làm cho đất hoặc các nguyên vật liệu khác rắn chắc.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Vận hành và giám sát máy đào, thiết bị ủi lớn, máy xúc có gầu để đào và di chuyển đất, đá tảng lớn, cát, sỏi và các vật tương tự;
- Vận hành và giám sát máy đào mương rãnh cho cống rãnh, hệ thống thoát nước, nước, dầu, khí ga và các đường ống tương tự;
- Vận hành và giám sát máy thiết bị lưỡi lõm bằng thép để di chuyển, phân loại và san bằng mặt đất, cát, tuyết và các vật tương tự;
- Vận hành và giám sát thiết bị di chuyển cát, sỏi và bùn từ dưới nước;
- Vận hành và giám sát máy đóng, máy nện các cột gỗ, cột bê tông hoặc cột thép xuống nền đất;
- Vận hành và giám sát máy cán để làm cho đất chắc và mịn trong khi làm đường, vỉa hè và các công việc tương tự;
- Vận hành và giám sát máy trải và làm mịn bê tông hoặc nhựa đường hoặc chuẩn bị nhựa đường để làm đuờng cao tốc, đường phố hoặc các công việc tương tự;
- Thực hiện các công việc tiếp theo;
- Giám sát các công nhân khác.
8343. Thợ vận hành cần trục và thợ vận hành các thiết bị có liên quan
Thợ vận hành cần trục và thợ vận hành các thiết bị có liên quan vận hành và giám sát các cần cẩu tĩnh, cần cẩu chuyển động và các thiết bị cần trục khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thực hiện và giám sát các cần cẩu tĩnh và động bằng việc nâng lên và hạ xuống các cần nhấc và cần cẩu để nâng, di chuyển, đặt vào vị trí hoặc thay thế thiết bị và nguyên vật liệu;
- Vận hành và giám sát thiết bị để nâng lên, hạ xuống công nhân và nguyên vật liệu trên các công trường xây dựng hoặc trong các mỏ;
- Vận hành và giám sát các thang kéo để kéo hoặc mang người trượt tuyết tới một đường dốc và các thiết bị tương tự;
- Vận hành và giám sát các máy được sử dụng để kéo phà hoặc sà lan chở hàng hóa, hành khách và các phương tiện dọc theo mạch đường ngắn trên sông;
- Vận hành và giám sát máy để mở và đóng cầu cho giao thông đường bộ và đường thủy;
- Vận hành và giám sát các thiết bị cần trục với việc tham gia nạo vét đường thủy và các khu vực khác;
- Vận hành cần trục được nâng lên thuyền hoặc sà lan để nâng, di chuyển và đặt các nguyên vật liệu và thiết bị;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
8344. Thợ vận hành cần cẩu
Thợ vận hành cần cẩu điều khiển và giám sát máy cẩu và các máy nâng tương tự để vận chuyển, nâng và xếp hàng hóa thành tống bằng tấm nâng hàng.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Điều khiển và giám sát máy cẩu và các thiết bị nâng tương tự để xếp và dỡ, vận chuyển, nâng và xếp hàng hóa và các tấm nâng hàng ở ga cuối, bến tàu, bến cảng, kho hàng, nhà máy và các cơ sở khác;
- Bố trí các thiết bị nâng dưới, trên và xung quanh tấm nâng đã được xếp, các thanh chèn các hộp, các nguyên vật liệu hoặc sản phẩm an toàn cho việc vận chuyển đến khu vực được chỉ định;
- Kiểm tra thiết bị để nhận biết những tổn thất và thiệt hại;
- Thực hiện việc bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị và phương tiện;
- Ghi lại việc thực hiện công việc và sự hỏng hóc của máy.
835. Thủy thủ trên tàu và những người có liên quan
Thủy thủ trên tàu và những người có liên quan thực hiện các công việc trên tàu và các công việc tương tự trên các phương tiện tàu thuyền khác.
Nghề này bao gồm: Đứng gác canh phòng tại bờ biển khi ra vào bến tàu, bến cảng hoặc các đường thủy hẹp; Lái tàu theo sự hướng dẫn; Điều khiển dây thừng và dây kim loại và vận hành các thiết bị mỏ neo; bảo dưỡng và trong một vài trường hợp vận hành các thiết bị tàu thuyền, thiết bị hàng hóa, sắp xếp, trang bị các thiết bị cứu đắm và cứu hỏa; Thực hiện các công việc lau chùi, loại bỏ, sơn boong tàu và thân tàu và các công việc bảo dưỡng khác theo yêu cầu; Sửa chữa, sắp xếp hàng hóa đóng gói lên tàu, trang bị bộ phận làm việc của máy.
8350. Thủy thủ trên tàu và những người có liên quan
Thủy thủ trên tàu và những người có liên quan thực hiện các công việc trên boong tàu và các công việc tương tự trên các phương tiện tàu thuyền khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Đứng gác canh phòng tại bờ biển khi ra vào bến tàu, bến cảng hoặc các đường thủy hẹp;
- Lái tàu theo sự hướng dẫn;
- Điều khiển dây thừng và dây kim loại và vận hành các thiết bị bỏ neo;
- Bảo dưỡng và trong một vài trường hợp, vận hành các thiết bị tàu thuyền, thiết bị hàng hóa, sắp xếp, trang bị các thiết bị cứu đắm và cứu hỏa;
- Thực hiện các công việc lau chùi, loại bỏ, sơn boong tàu và thân tàu và các công việc bảo dưỡng khác theo yêu cầu;
- Sửa chữa, sắp xếp hàng hóa đóng gói lên tàu, trang bị bộ phận làm việc của máy.
Nhóm IX Lao động giản đơn
91. Người quét dọn và giúp việc
Người quét dọn và giúp việc thực hiện các công việc khác nhau trong hộ gia đình, khách sạn, văn phòng, bệnh viện và các cơ sở khác như máy bay, tàu hỏa, xe khách đường dài, xe điện và các phương tiện tương tự, để giữ cho bên trong và đồ đạc được sạch sẽ hoặc họ giặt, ủi bằng tay.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Quét dọn và hút bụi, rửa và đánh bóng sàn nhà, đồ nội thất và các đồ khác;
- Giữ vải lanh và dọn giường;
- Nấu nướng và chuẩn bị bữa ăn;
- Làm các công việc bếp núc khác và các công việc có liên quan khác;
- Là hoặc giặt vải dệt bằng tay.
911. Người quét dọn và giúp việc gia đình, khách sạn và văn phòng
Người quét dọn và giúp việc gia đình, khách sạn và văn phòng quét dọn, hút bụi, rửa, đánh bóng, giữ gìn vải lanh dùng trong gia đình, mua sắm đồ dùng gia đình; thực hiện các công việc khác nhau để giữ sạch sẽ và gọn gàng khách sạn, văn phòng và các cơ sở khác như máy bay, tàu hỏa, xe buýt và các phương tiện tương tự.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Quét dọn và hút bụi, rửa và đánh sàn nhà, đồ nội thất và các đồ khác trong khách sạn, văn phòng và trong các cơ sở khác;
- Dọn giường, cung cấp khăn tắm, xà phòng và các đồ có liên quan;
- Giúp đỡ công việc bếp núc khác;
- Lau chùi, tẩy uế, khử mùi nhà bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh.
9111. Người quét dọn và giúp việc gia đình
Người quét dọn và giúp việc gia đình quét dọn, hút bụi, lau rửa và đánh bóng, giữ gìn vải lanh dùng trong gia đình, mua sắm các đồ dùng gia đình, chuẩn bị thức ăn, dọn bàn ăn và thực hiện các công việc trong nhà khác nhau khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Quét dọn, hút bụi, đánh bóng và lau sàn và các đồ nội thất hoặc lau cửa sổ và đồ đạc cố định khác;
- Giặt, là và vá vải lanh và các vải dệt khác;
- Rửa bát đĩa;
- Chuẩn bị, nấu nướng và chuẩn bị bàn ăn và đồ ăn thức uống;
- Mua thức ăn và các đồ dùng gia đình khác;
- Lau chùi, tẩy uế và khử mùi nhà bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh;
- Lau chùi cửa sổ và các bề mặt kính khác.
9112. Người quét dọn và giúp việc trong văn phòng, khách sạn và các tổ chức khác
Người quét dọn và giúp việc trong văn phòng, khách sạn và các tổ chức khác thực hiện các công việc lau dọn khác nhau để giữ sạch sẽ và gọn gàng đồ đạc bên trong khách sạn, văn phòng và các cơ sở khác như sân bay, tàu điện, xe bus và các phương tiện tương tự.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Quét dọn và hút bụi, rửa và đánh bóng sàn nhà, đồ nội thất và đồ đạc cố định bên trong tòa nhà, xe buýt đường dài, tàu điện ngầm, tàu điện và máy bay;
- Dọn giường, lau dọn phòng tắm, cung cấp khăn tắm, xà phòng và các đồ có liên quan;
- Lau chùi phòng bếp và giúp đỡ các công việc bếp núc bao gồm cả việc rửa bát;
- Nhặt rác, đổ rác ra khu đất hoang để đưa vào đồ chưa phục vụ cho việc chuyển ra nơi đổ.
912.Thợ lau chùi xe cộ, cửa sổ, giặt là và những người làm công việc dọn dẹp bằng tay khác
Thợ lau rửa xe, cửa sổ, giặt là và những người làm công việc dọn dẹp bằng tay khác lau chùi cửa sổ, tủ bày hàng hoặc các bề mặt của tòa nhà, xe cộ và giặt, là ủi hoặc là giặt khô vải lanh và các loại vải dệt khác bằng tay.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Giặt, lau chùi và đánh bóng bằng tay hoặc bằng máy;
- Lau chùi cửa sổ và các bề mặt kính khác với nước hoặc dung dịch khác, lau khô và đánh bóng chúng;
- Giặt và là vải lanh, quần áo, vải dệt và các đồ tương tự bằng tay trong tiệm giặt hoặc trong các cơ sở khác;
- Tẩy rửa quần áo, đồ bằng vải da và các đồ tương tự bằng tay với các dung dịch hoá học trong các tiệm giặt hoặc các cơ sở khác.
9121. Thợ giặt là bằng tay
Thợ giặt là bằng tay giặt, là và ủi khô bằng tay vải lanh và các vải dệt khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Giặt và là bằng tay vải lanh, quần áo, vải và các mặt hàng tương tự trong tiệm giặt là hoặc các cơ sở khác;
- Lau rửa bằng tay hoặc bằng dung dịch hóa chất quần áo, vải, hàng da và các đồ tương tự trong các tiệm giặt khô hoặc các cơ sở khác;
- Thay các khuy áo và thực hiện các việc sửa chữa chính;
- Đặt các đồ lên giá và treo các đồ để phân phát và thu gom.
9122. Thợ lau chùi xe cộ
Thợ lau rửa xe rửa, lau và đánh bóng xe.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lau, rửa và đánh bóng xe ô tô và các xe khác bằng tay hoặc bằng máy;
- Hút bụi bên trong xe, xì khô thảm và vải bọc;
- Áp dụng các chất để loại bỏ cáu bẩn ra khỏi bên trong của xe;
- Rửa lốp xe, bánh xe và bôi đen lốp xe;
- Rửa và đánh bóng cửa sổ của xe;
- Trút đổ và lau chùi các ngăn, giá ở trong xe.
9123. Thợ lau chùi cửa sổ
Thợ lau chùi cửa sổ lau rửa và đánh bóng cửa sổ và đồ đạc thủy tinh khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lau rửa cửa sổ và các bề mặt thủy tinh khác bằng nước và bằng các dung dịch khác, lau khô và đánh bóng chúng;
- Sử dụng thang, giàn tự động, ghế, xe tét trở nước và các thiết bị khác để với tới và lau tòa nhà cao tầng;
- Lựa chọn dụng cụ lau chùi hoặc đánh bóng thích hợp.
9129. Thợ lau dọn khác
Thợ lau dọn khác lau chùi bề mặt, nguyên vật liệu và các đồ vật khác như thảm, tường, bể bơi và tháp làm lạnh bằng việc sử dụng các thiết bị và các chất hóa lau chùi đặc biệt.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lau chùi thảm, đồ nội thất bọc da bằng việc sử dụng máy lau chùi;
- Lựa chọn và áp dụng các chất tẩy để tẩy vết bẩn khó sạch trên thảm;
- Xửa lý thảm với các chất hóa học và các chất khử mùi không thấm nước và xử lý các vật gây hại;
- Lau chùi tường đá, bề mặt kim loại và các băng dải bằng việc sử dụng áp suất và dung môi của nước;
- Áp dụng các phương pháp hóa học và áp suất lớn để tẩy các vi sinh vật khỏi nước và hệ thống lọc nước và sử dụng máy hút bụi và các thiết bị hút để loại bỏ những cáu bẳn, gom chất bẩn và các chất đọng lại khác từ bể bơi, tháp làm lạnh và các ống dẫn nước.
9312. Lao động trong xây dựng công trình kỹ thuật (không phải nhà)
Lao động trong xây dựng công trình kỹ thuật (không phải nhà) thực hiện một vài nhiệm vụ thông thường khác nhau liên quan tới việc xây dựng và bảo dưỡng đường, đập nước và các công trình tương tự.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Đào và lấp hố, mương, rãnh, rải sỏi và các nguyên vật liệu có liên quan, thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến việc xây và bảo dưỡng đường ray và đường bộ;
- Xếp và dỡ các nguyên vật liệu, thiết bị, dụng cụ xây dựng và chuyển chúng tới khu vực để xây nhà;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các công nhân khác.
9313. Lao động trong xây dựng nhà
Lao động trong các xây dựng nhà thực hiện một vài nhiệm vụ thông thường khác nhau liên quan tới việc xây dựng tòa nhà.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Lau sạch sẽ các viên gạch được sử dụng trong tòa nhà và làm một vài công việc đơn giản khác trong các khu vực phá hủy để xây nhà;
- Dọn dẹp các vật cản khác nhau theo chỉ dẫn;
- Xếp và dỡ các nguyên vật liệu và thiết bị, dụng cụ xây dựng và chuyển chúng tới khu vực để xây nhà;
- Thực hiện các công việc có liên quan;
- Giám sát các nhân viên khác.
933. Lao động giao thông vận tải và kho hàng
Lao động giao thông vận tải và kho hàng đẩy xe và các phương tiện tương tự để vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa, điều khiển xe do súc vật kéo để vận chuyển hành khách và hàng hóa, điều khiển xe do động cơ, thực hiện đóng gói hàng hóa bằng tay và xếp lên giá, các khu trưng bày trong cửa hàng.
Nghề này thường bao gồm: đẩy xe và các phương tiện tương tự, điều khiển xe do súc vật kéo, điều khiển xe động cơ để vận chuyển hành khách và hàng hóa, thực hiện đóng gói hàng hóa bằng tay và xếp lên giá, các khu trưng bày trong cửa hàng.
9331. Người điều khiển xe bằng tay và đạp chân
Người điều khiển xe bằng tay và đạp chân đẩy xe và các xe tương tự để vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Xếp và dỡ hàng hóa, chở hành khách lên và xuống xe;
- Điều khiển xe theo hướng dẫn mong muốn với việc lưu ý đến giao thông và các quy tắc giao thông;
- Kiểm tra các bộ phận của xe để nhận ra sự hao mòn và thiệt hại;
- Bảo dưỡng xe, thực hiện các công việc sửa chữa chính và lắp đặt các bộ phận thay thế;
- Thu phí hoặc tiền công.
9332. Người lái các phương tiện do súc vật kéo và máy kéo
Người lái các phương tiện do súc vật kéo và máy kéo chuyên chở người và hàng hóa ra cánh đồng.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Đóng yên cương gia súc và buộc chúng vào xe cơ giới hoặc xe có động cơ;
- Xếp và dỡ hàng hóa, chỏ người lên hoặc xuống xe;
- Điều khiển gia súc theo chỉ dẫn mong muốn với việc lưu ý đến giao thông và các quy tắc giao thông;
- Thu phí hoặc tiền công;
- Điều khiển gia súc để đẩy xe goòng trong mỏ than hoặc quặng;
- Điều khiển gia súc tới nông trại hoặc máy móc khác;
- Điều khiển voi làm việc;
- Bảo dưỡng xe cơ giới hoặc xe có động cơ, thực hiện công việc sửa chữa chính và lắp đặt các bộ phận;
- Chải lông và cho gia súc ăn.
9333. Người mang vác hàng
Người mang vác hàng thực hiện nhiệm vụ như đóng gói, mang vác, bốc dỡ và xếp đồ nội thất và các đồ gia đình, hoặc bốc dỡ và bốc xếp lên tàu, máy bay chở hàng và các hàng hóa chuyên chở khác, mang và xếp thành chồng hàng hóa với các đồ gia dụng khác nhau.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Đóng gói đồ nội thất văn phòng và gia đình, các thiết bị dụngcụ và các hàng hóa có liên quan để vận chuyển;
- Vận chuyển đến một nơi khác;
- Mang hàng hóa đã được bốc dỡ hoặc bốc xếp từ xe tải, xe goòng, tàu thuyền hoặc máy bay;
- Bốc dỡ và bốc xếp lúa mỳ, than, cát và các hàng hóa tương tự bằng việc đặt chúng lên băng tải, đường ống, v.v…;
- Nối ống dài giữa ống lắp đặt dưới biển với xà lan, tàu chở dầu và các tàu khác để bốc dỡ, bốc xếp dầu, khí ga lỏng và chất lỏng khác;
- Mang và xếp thành chồng hàng hóa trong kho và trong các cơ sở tương tự;
- Phân loại hàng hóa trước khi bốc dỡ và bốc xếp;
- Giám sát các công nhân khác.
9334. Người đẩy hàng
Người đẩy hàng cất hàng trên các kệ, giá, các khu vực trưng bày, giữ chúng sạch sẽ và hợp lệ trong các siêu thị, trong các cửa hàng bán buôn và bán lẻ khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Để hàng hóa gọn gàng trong các thùng, trên các giá và xếp thành đống hàng hóa lớn trên nền nhà;
- Xếp kín hàng hóa lên các giá đảm bảo hàng hóa có ngày sử dụng sớm nhất ở trước các giá;
- Loại bỏ hàng hóa quá hạn;
- Bảo dưỡng giá để hàng bằng việc di chuyển hàng trong kho đến một vị trí khác;
- Thông báo những gì được bán và thu thập hàng hóa cần thiết từ trong kho để hàng hóa;
- Lấy hộ hàng cho khách hàng từ trên giá hoặc trong kho để hàng;
- Hướng dẫn cho khách hàng vị trí hàng hóa;
- Nhận, mở, đóng gói và kiểm tra những thiệt hại của hàng hóa mua và bán từ nhà sản xuất và nhà phân phối.
96. Người thu dọn vật thải và lao động giản đơn khác
Người thu dọn vật thải và lao động giản đơn khác thu nhặt rác từ các tòa nhà, sân vườn, đường phố và các nơi công cộng khác hoặc quét dọn đường phố và những nơi công cộng khác hoặc thực hiện các công việc lặt vặt của các cơ sỏ kinh doanh hoặc các hộ gia đình.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thu nhặt, bốc dỡ và xếp rác thải;
- Quét dọn đường phố, công viên và những nơi công cộng khác;
- Bổ củi;
- Chở nước;
- Đập, phủi bụi ra khỏi thảm và thực hiện các công việc lặt vặt khác.
Loại trừ:
961. Người thu dọn vật thải
Người thu dọn vật thải thu nhặt, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân vườn, đường phố và các nơi công cộng khác hoặc quét dọn đường phố và các nơi công cộng khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thu nhặt, bốc vác và bốc dỡ rác thải;
- Quét dọn đường phố, công viên và các nơi công cộng;
- Tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm.
9611. Người nhặt rác, quét rác
Người nhặt rác, quét rác thu thập và dọn dẹp rác rưởi và các đồ phế thải để tái chế từ các tòa nhà, sân, đường phố và những nơi khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thu thập rác rưởi và các nguyên vật liệu có thể tái chế lại và đặt chúng vào trong các thùng, sọt rác và xe tái chế;
- Vận chuyển chúng trên các xe rác hay xe tái chế;
- Nâng các thùng rác và đổ chúng vào xe tải hoặc các công ten nơ lớn;
- Bốc dõ thùng rác và xe tải tái chế.
9612. Người thu dọn, sắp xếp, phân loại rác
Người thu dọn, sắp xếp, phân loại nhận dạng các đồ đã được loại bỏ thích hợp cho việc tái chế và đặt chúng vào trong các gian nhà đã được định rõ để bán hoặc tùy ý sử dụng sau này. Họ có thể mua các đồ phế thải đó, tìm kiếm chúng ở các đống rác hoặc các nơi công cộng hoặc trong các xí nghiệp tái chế.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Thu thập đồ phế thải cho việc tái chế từ trong các hộ gia đình, trung tâm thương mại hoặc công nghiệp hoặc từ những nơi công cộng như trên đường phố;
- Phân loại giấy, thủy tinh, nhựa, nhôm hoặc các nguyên vật liệu tái chế khác bằng việc xếp loại;
- Đặt các đồ phế thải đó trong các gian nhà đã được chỉ định rõ;
- Nhận dạng và để chúng thành từng loại riêng gỗ, thiết bị dụng cụ, máy móc hoặc các bộ phận mà có thể được sửa chữa hoặc tái sử dụng;
- Bán các đồ có thể được tái chế hoặc các nguyên vật liệu có thể dùng lại được.
9613. Người quét dọn và lao động khác có liên quan
Người quét dọn và lao động khác có liên quan quét dọn đường phố, công viên, sân bay, nhà ga và những nơi công cộng khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Quét dọn đường phố, công viên, sân bay, nhà ga và những nơi công cộng tương tự;
- Xúc tuyết;
- Đập để loại bỏ bụi bẩn khỏi thảm bằng việc sử dụng que đập hoặc máy đập bụi;
- Lau dọn rác rưởi, lá cây và tuyết khỏi đường lái xe vào nhà hoặc sân vườn.
9622. Người làm công việc lặt vặt
Người làm công việc lặt vặt lau chùi, quét sơn và bảo dưỡng tòa nhà, đất đai vườn tược và các tiện nghi khác và đảm nhận các công việc sửa chữa đơn giản.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Sửa chữa cửa sổ bị vỡ, các bức ngăn, cửa ra vào, hàng rào, vỉ nướng, bàn ăn ngoài trời, kệ, giá, tủ ly và các chủng loại khác;
- Thay thế các đồ có khiếm khuyết như bóng đèn;
- Sửa chữa và sơn bề mặt bên trong và bên ngoài như tường, trần nhà và hàng rào;
- Điều chỉnh cửa ra vào và cửa sổ;
- Thay thế các vòi nước hỏng;
- Bốc dỡ than và gỗ và đặt chúng vào các hầm kho hoặc các cơ sở riêng.