Nghị định 107/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 107/2007/NĐ-CP

Nghị định 107/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:107/2007/NĐ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:25/06/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Dân sự, Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Hướng dẫn về hộ khẩu - Ngày 25/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú. Chính phủ quy định: nghiêm cấm việc lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Cấm ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu hoặc đưa ra các quy định về hộ khẩu làm điều kiện hạn chế quyền lợi ích hợp pháp của công dân; cấm cố ý giải quyết hoặc từ chối giải quyết yêu cầu về hộ khẩu của công dân trái quy định của pháp luật cư trú… Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú. Nếu không xác định được nơi cư trú theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn… Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật… Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các loại: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật; hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở; giấy tờ về mua, bán, tặng cho, đổi, nhận thừa kế... Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển chỗ ở hợp pháp mới, người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu hoặc kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú… Công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc Trung ương là các trường hợp tạm trú liên tục 1 năm tại một chỗ hoặc tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thuộc thành phố trực thuộc Trung ương mà thời hạn tạm trú tại tất cả các chỗ ở đó từ 1 năm trở lên. Thời hạn tạm trú được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú… Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định 107/2007/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 107/2007/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 06 NĂM 2007

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ H­ƯỚNG DẪN THI HÀNH

MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ­ TRÚ

CHÍNH PHỦ

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật C­ư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ tr­ưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 8, Điều 12 và khoản 1 Điều 20 của Luật C­ư trú về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn ngừa việc lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; nơi c­ư trú của công dân; thời hạn đăng ký thư­ờng trú; điều kiện đăng ký thư­ờng trú tại thành phố trực thuộc Trung ­ương.
Điều 2. Đối t­ượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, công dân Việt Nam, ngư­ời Việt Nam định c­ư ở n­ước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.
Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
1. Quy định về hộ khẩu theo Luật Cư­ trú bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đăng ký, quản lý thư­ờng trú;
b) Đăng ký, quản lý tạm trú;
c) Thông báo lư­u trú;
d) Khai báo tạm vắng.
2. Các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị nghiêm cấm, gồm:
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu mà làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu trái với quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú;
c) Ban hành quy định hạn chế quyền tự do c­ư trú của công dân trái thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;
d) Đư­a ra các quy định về hộ khẩu làm điều kiện để hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trái với quy định của pháp luật;
đ) Cố ý giải quyết hoặc từ chối giải quyết các yêu cầu về hộ khẩu của công dân trái quy định của pháp luật cư trú, làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực quản lý của mình liên quan đến quy định về hộ khẩu để sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ những nội dung trái với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
b) Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác thuộc thẩm quyền có liên quan đến quy định về hộ khẩu phải đảm bảo đúng với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú; không được làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
c) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
4. Công dân có quyền phát hiện, thông báo kịp thời và giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Điều 4. Nơi c­ư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà ng­ười đó th­ường xuyên sinh sống. Nơi cư­ trú của công dân là nơi th­ường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho m­ượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
2. Tr­ường hợp không xác định đ­ược nơi cư­ trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì nơi cư­ trú của công dân là nơi ng­ười đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, ph­ường, thị trấn.
3. Chỗ ở hợp pháp bao gồm:
a) Nhà ở;
b) Tàu, thuyền, ph­ương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
c) Nhà khác không thuộc điểm a, điểm b khoản này nh­ưng đư­ợc sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
4. Không đăng ký th­ường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các tr­ường hợp sau đây:
a) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng;
b) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;
c) Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền và chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nh­ưng ch­ưa đ­ược giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trư­ờng hợp những ng­ười có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
d) Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trư­ng mua theo quyết định của cơ quan nhà nư­ớc có thẩm quyền;
đ) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền.
Điều 5. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp
1. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký th­ường trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà n­ước hoặc giấy tờ về hoá giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà n­ước;
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư­ xây dựng để bán;
- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, ph­ường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình th­ương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà n­ước hoặc các đối tượng khác;
- Giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà n­ước có thẩm quyền giải quyết cho đ­ược sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
- Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, ph­ương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của ph­ương tiện sử dụng để ở. Tr­ường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, ph­ương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, ph­ương tiện khác và địa chỉ bến gốc của ph­ương tiện đó.
b) Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho m­ượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là các loại hợp đồng, cam kết cho thuê, cho m­ượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (trường hợp hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà của cá nhân phải có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã);
c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trư­ờng hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật C­ư trú;
d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trư­ởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc đ­ược cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nh­ượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
2. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Một trong những giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này.
3. Trong trường hợp các văn bản pháp luật về nhà ở có thay đổi thì Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn cụ thể các giấy tờ khác chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú phù hợp với văn bản pháp luật đó.
Điều 6. Thời hạn đăng ký th­ường trú
1. Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thư­ờng trú tại chỗ ở mới.
2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của ngư­ời có sổ hộ khẩu, ng­ười đ­ược ng­ười có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký th­ường trú.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em đ­ược đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ng­ười nuôi d­ưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký th­ường trú cho trẻ em đó.
Điều 7. Điều kiện công dân tạm trú được đăng ký th­ường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương
1. Các tr­ường hợp sau đây đ­ược coi là tạm trú liên tục từ một năm trở lên tại thành phố trực thuộc Trung ­ương:
a) Tạm trú liên tục tại một chỗ ở tại thành phố trực thuộc Trung ­ương mà thời hạn tạm trú tại chỗ ở đó từ một năm trở lên;
b) Tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau tại thành phố trực thuộc Trung ­ương mà thời hạn tạm trú tại tất cả các chỗ ở đó từ một năm trở lên.
2. Thời hạn tạm trú đ­ược tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký th­ường trú.
3. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của Công an phư­ờng, xã, thị trấn về thời gian tạm trú trư­ớc ngày 01 tháng 7 năm 2007;
b) Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an xã, ph­ường, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú (đối với các tr­ường hợp đăng ký tạm trú như­ng không cấp sổ tạm trú).
Điều 8. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
1. Ng­ười nào vi phạm quy định của pháp luật cư­ trú thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi th­ường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư­ trú. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Nghị định số 51/CP ngày 10 tháng 5 năm 1997 về đăng ký và quản lý hộ khẩu và Nghị định số 108/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 51/CP ngày 10 tháng 5 năm 1997 về đăng ký và quản lý hộ khẩu.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ tr­ưởng Bộ Công an có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, hư­ớng dẫn  thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trư­ởng, Thủ tr­ưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tr­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

 THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 107/2007/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 06 NĂM 2007

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ H­ƯỚNG DẪN THI HÀNH

MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ­ TRÚ

 

 

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật C­ư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ tr­ưởng Bộ Công an,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 8, Điều 12 và khoản 1 Điều 20 của Luật C­ư trú về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn ngừa việc lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; nơi c­ư trú của công dân; thời hạn đăng ký thư­ờng trú; điều kiện đăng ký thư­ờng trú tại thành phố trực thuộc Trung ­ương.

Điều 2. Đối t­ượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, công dân Việt Nam, ngư­ời Việt Nam định c­ư ở n­ước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.

Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

1. Quy định về hộ khẩu theo Luật Cư­ trú bao gồm các nội dung sau đây:

a) Đăng ký, quản lý thư­ờng trú;

b) Đăng ký, quản lý tạm trú;

c) Thông báo lư­u trú;

d) Khai báo tạm vắng.

2. Các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị nghiêm cấm, gồm:

a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu mà làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu trái với quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú;

c) Ban hành quy định hạn chế quyền tự do c­ư trú của công dân trái thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;

d) Đư­a ra các quy định về hộ khẩu làm điều kiện để hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trái với quy định của pháp luật;

đ) Cố ý giải quyết hoặc từ chối giải quyết các yêu cầu về hộ khẩu của công dân trái quy định của pháp luật cư trú, làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực quản lý của mình liên quan đến quy định về hộ khẩu để sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ những nội dung trái với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

b) Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác thuộc thẩm quyền có liên quan đến quy định về hộ khẩu phải đảm bảo đúng với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú; không được làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

c) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền lợi ích hợp pháp của công dân.

4. Công dân có quyền phát hiện, thông báo kịp thời và giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Điều 4. Nơi c­ư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà ng­ười đó th­ường xuyên sinh sống. Nơi cư­ trú của công dân là nơi th­ường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho m­ượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

2. Tr­ường hợp không xác định đ­ược nơi cư­ trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì nơi cư­ trú của công dân là nơi ng­ười đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, ph­ường, thị trấn.

3. Chỗ ở hợp pháp bao gồm:

a) Nhà ở;

b) Tàu, thuyền, ph­ương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

c) Nhà khác không thuộc điểm a, điểm b khoản này nh­ưng đư­ợc sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

4. Không đăng ký th­ường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các tr­ường hợp sau đây:

a) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng;

b) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;

c) Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền và chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nh­ưng ch­ưa đ­ược giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trư­ờng hợp những ng­ười có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);

d) Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trư­ng mua theo quyết định của cơ quan nhà nư­ớc có thẩm quyền;

đ) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền.

Điều 5. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp

1. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký th­ường trú là một trong các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây:

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);

- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà n­ước hoặc giấy tờ về hoá giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà n­ước;

- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư­ xây dựng để bán;

- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, ph­ường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);

- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình th­ương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà n­ước hoặc các đối tượng khác;

- Giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà n­ước có thẩm quyền giải quyết cho đ­ược sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

- Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, ph­ương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của ph­ương tiện sử dụng để ở. Tr­ường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, ph­ương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, ph­ương tiện khác và địa chỉ bến gốc của ph­ương tiện đó.

b) Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho m­ượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là các loại hợp đồng, cam kết cho thuê, cho m­ượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (trường hợp hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà của cá nhân phải có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã);

c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trư­ờng hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật C­ư trú;

d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trư­ởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc đ­ược cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nh­ượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.

2. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:

a) Một trong những giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này.

3. Trong trường hợp các văn bản pháp luật về nhà ở có thay đổi thì Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn cụ thể các giấy tờ khác chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú phù hợp với văn bản pháp luật đó.

Điều 6. Thời hạn đăng ký th­ường trú

1. Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thư­ờng trú tại chỗ ở mới.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của ngư­ời có sổ hộ khẩu, ng­ười đ­ược ng­ười có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký th­ường trú.

3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em đ­ược đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ng­ười nuôi d­ưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký th­ường trú cho trẻ em đó.

Điều 7. Điều kiện công dân tạm trú được đăng ký th­ường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

1. Các tr­ường hợp sau đây đ­ược coi là tạm trú liên tục từ một năm trở lên tại thành phố trực thuộc Trung ­ương:

a) Tạm trú liên tục tại một chỗ ở tại thành phố trực thuộc Trung ­ương mà thời hạn tạm trú tại chỗ ở đó từ một năm trở lên;

b) Tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau tại thành phố trực thuộc Trung ­ương mà thời hạn tạm trú tại tất cả các chỗ ở đó từ một năm trở lên.

2. Thời hạn tạm trú đ­ược tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký th­ường trú.

3. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của Công an phư­ờng, xã, thị trấn về thời gian tạm trú trư­ớc ngày 01 tháng 7 năm 2007;

b) Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an xã, ph­ường, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú (đối với các tr­ường hợp đăng ký tạm trú như­ng không cấp sổ tạm trú).

Điều 8. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm

1. Ng­ười nào vi phạm quy định của pháp luật cư­ trú thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi th­ường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư­ trú. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bãi bỏ Nghị định số 51/CP ngày 10 tháng 5 năm 1997 về đăng ký và quản lý hộ khẩu và Nghị định số 108/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 51/CP ngày 10 tháng 5 năm 1997 về đăng ký và quản lý hộ khẩu.

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ tr­ưởng Bộ Công an có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, hư­ớng dẫn  thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trư­ởng, Thủ tr­ưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tr­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

       

TM. CHÍNH PHỦ

 THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi