Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11534-3:2016 ISO 4211-3:2013 Đồ nội thất-Phương pháp thử lớp hoàn thiện bề mặt-Phần 3: Đánh giá độ bền với nhiệt khô

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11534-3:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11534-3:2016 ISO 4211-3:2013 Đồ nội thất-Phương pháp thử lớp hoàn thiện bề mặt-Phần 3: Đánh giá độ bền với nhiệt khô
Số hiệu:TCVN 11534-3:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2016Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11534-3:2016

ISO 4211-3:2013

ĐỒ NỘI THẤT - PHƯƠNG PHÁP THỬ LỚP HOÀN THIỆN BỀ MẶT - PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN VỚI NHIỆT KHÔ

Furniture - Tests for surface finishes - Part 3: Assessment of resistance to dry heat

Lời nói đầu

TCVN 11534-3:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 4211-3:2013.

TCVN 11534-3:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 136 Đồ nội thất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11534 (ISO 4211), Đồ nội thất - Phương pháp thử lớp hoàn thiện bề mặt, gồm các phần sau:

- TCVN 11534-1:2016 (ISO 4211:1979), Phần 1: Đánh giá độ bền bề mặt với chất lỏng lạnh;

- TCVN 11534-2:2016 (ISO 4211-2:2013), Phần 2: Đánh giá độ bền với nhiệt ẩm;

- TCVN 11534-3:2016 (ISO 4211-3:2013), Phần 3: Đánh giá độ bền với nhiệt khô;

- TCVN 11534-4:2016 (ISO 4211-4:1988), Phần 4: Đánh giá độ bền va đập.

 

ĐỒ NỘI THẤT - PHƯƠNG PHÁP THỬ LỚP HOÀN THIỆN BỀ MẶT - PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN VỚI NHIỆT KHÔ

Furniture - Tests for surface finishes - Part 3: Assessment of resistance to dry heat

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá độ bền với nhiệt khô của tất cả các bề mặt cứng của đồ nội thất, không tính đến vật liệu.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bề mặt bằng da và bằng vật liệu dệt.

Phương pháp thử dự kiến thực hiện trên một phần của đồ nội thất hoàn thiện, nhưng có th thực hiện trên các tấm thử làm bằng cùng loại vật liệu, được hoàn thiện theo cách giống hệt với sản phẩm hoàn thiện và có kích thước đủ để đáp ứng các yêu cầu thử.

Phép thử được thực hiện trên các bề mặt chưa sử dụng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5120 (ISO 4287), Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) - Nhám bề mặt: Phương pháp Profin - Thuật ngữ, định nghĩa và các thông số nhám bề mặt

ISO 209, Aluminium and aluminium alloys - Chemical composition (Nhôm và hợp kim nhôm - Thành phần hóa học)

ISO 1770, Solid-stem general purpose thermometers (Nhiệt kế dùng cho mục đích chung có thân đặc)

ISO 4288, Geometrical Product Specifications (GPS) - Surface texture: Profile method - Rules and procedures for the assessment of surface texture [Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) - Nhám bề mặt: Phương pháp Profin - Qui tắc và qui trình đánh giá nhám bề mặt]

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1

Tấm thử (test panel)

Tấm bao gồm cả bề mặt thử

CHÚ THÍCH  Tm thử có thể được cắt từ một sản phẩm nội thất hoàn thiện hoặc có th là một tấm riêng được sản xuất theo cách giống như sản phẩm nội thất hoàn thiện.

3.2

Bề mặt thử (test surface)

Một phần của tấm thử

3.3

Diện tích thử (test area)

Một phần của bề mặt thử ở phía dưới nguồn nhiệt (5.2)

3.4

Độ nhám (roughness)

Ra

Giá trị trung bình cộng của các giá trị tuyệt đối của các sai lệch biên dạng so với đường trung bình.

4  Nguyên tắc

Đặt khối hợp kim nhôm chuẩn có nhiệt độ thử qui định lên bề mặt thử. Sau một thời gian thử quy định, lấy khối nhôm ra. Lau khô bề mặt thử và giữ nguyên tấm thử trong ít nhất 16 h. Sau đó kiểm tra dưới các điều kiện ánh sáng quy định đối với các dấu hiệu hư hại (bạc màu, thay đổi độ bóng và màu sắc, bong tróc, phồng rộp hoặc các khuyết tật khác). Kết quả thử được đánh giá theo một mã đánh giá dạng số có mô tả.

5  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

5.1  Nhiệt kế, theo quy định trong ISO 1770, có thể đưa xuống đáy của lỗ ở tâm của nguồn nhiệt (5.2) hoặc các dụng cụ khác đ đo nhiệt độ của nguồn nhiệt, chính xác đến ± 1 oC.

5.2  Nguồn nhiệt, một khối như thể hiện trên Hình 1, được sản xuất từ hợp kim nhôm theo ISO 209, AI Mg Si (hợp kim phải chứa nhiều hơn 94 % nhôm). Độ nhám của mặt đáy phải là (2 ± 1) μm, ký hiệu là Ra, theo TCVN 5120 (ISO 4287) và ISO 4288.

CHÚ THÍCH  Hợp kim 6060 và 64430 là phù hợp.

Trong tiêu chuẩn này, có thể áp dụng các dung sai sau:

Kích thước:

± 0,2 mm của kích thước danh định.

Góc:

± 2° của góc danh định.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1 - Khối nhôm được sử dụng làm nguồn nhiệt

5.3  Tủ sấy, có thể nung nóng nguồn nhiệt đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thử.

5.4  Vải sạch, miếng vải thấm hút mềm, trắng.

5.5  Xốp cách nhiệt, xốp melamin, có các đặc điểm sau: khối lượng riêng từ 8,5 kg/m3 đến 11,5 kg/m3; độ dẫn nhiệt nhỏ hơn 0,035 W/mK. Miếng xốp này phải chịu được nhiệt độ lớn hơn 200 oC.

5.6  Nguồn ánh sáng khuếch tán, nguồn ánh sáng cung cấp ánh sáng khuếch tán đều, có độ rọi trên bề mặt thử (1 200 ± 400) Ix. Nguồn ánh sáng này có thể là ánh sáng ban ngày khuếch tán hoặc ánh sáng nhân tạo khuếch tán.

CHÚ THÍCH  Ánh sáng ban ngày phải không b ảnh hưởng bởi cây v.v... xung quanh. Nếu sử dụng ánh sáng nhân tạo thì ánh sáng này nên có nhiệt độ màu tương quan (6 500 ± 50) K và Ra lớn hơn 92 được tạo ra bằng phương pháp phòng so màu theo TCVN 2102:2008 (ISO 3668:1998).

6  Chuẩn bị và ổn định mẫu thử

6.1  Ổn định mẫu thử

Ổn định bề mặt thử phải bắt đầu ít nhất một tuần trước khi thử và phải được thực hiện trong môi trường có nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 5) %.

Thời gian ổn định mẫu thử phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm (xem Điều 10).

6.2  Bề mặt thử

Bề mặt thử phải phẳng và có kích thước đủ để đáp ứng các yêu cầu của Điều 7.

7  Cách tiến hành

7.1  Thử

Ngay sau khi n định, phép thử phải được thực hiện trong môi trường thử có nhiệt độ (23 ± 2) °C.

Bề mặt thử phải được đặt nằm ngang và phù hợp với số lượng phép thử yêu cầu, khoảng cách giữa đường bao ngoài của các bề mặt thử sát cạnh nhau và giữa các đường bao ngoài của bề mặt thử với các cạnh của tấm thử tối thiểu là 15 mm. Nếu các phép thử được thực hiện đồng thời thì đường bao ngoài của các bề mặt thử phải cách nhau tối thiểu là 50 mm. Nếu có bất kỳ lý do gì cho thấy các tính chất của bề mặt thử có thể thay đổi thì phải thực hiện đồng thời hai phép thử giống hệt nhau.

Bề mặt thử phải được lau nhẹ bằng miếng vải sạch (5.4) trước khi thử.

Dùng tủ sấy (5.3) để tăng nhiệt độ của nguồn nhiệt đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thử quy định, và truyền sang miếng xốp cách nhiệt (5.5).

Đặt nhiệt kế (5.1) hoặc dụng cụ khác để đo nhiệt độ tại lỗ ở tâm của nguồn nhiệt (5.2). Nếu nhiệt độ không cao hơn nhiệt độ thử qui định thì phải đặt lại nguồn nhiệt vào trong tủ sấy cho đến khi đạt đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thử.

Khi nguồn nhiệt đạt đến nhiệt độ thử quy định, chính xác đến ± 1 °C, đặt ngay nguồn nhiệt lên bề mặt thử.

Sau 20 min ở vị trí này, lấy khối nhiệt ra.

Khi bề mặt thử nguội, lau khô bề mặt này bằng vải sạch.

Ghi lại vị trí của từng bề mặt thử và nhiệt độ tại từng vị trí thử.

Giữ nguyên bề mặt thử từ 16 h đến 24 h.

Lau sạch từng bề mặt thử bằng vải sạch (5.4) và kiểm tra tấm thử.

7.2  Nhiệt độ thử

Nhiệt độ thử phải được ghi rõ trong các quy định yêu cầu kỹ thuật, được lựa chọn từ các giá trị dưới đây:

55 °C

70 °C

85 °C

100 °C

120 °C

140 °C

160 °C

180 °C

200 °C

8  Kiểm tra tấm thử

Kiểm tra cẩn thận hư hại bề mặt thử bằng nguồn sáng theo tất cả các hướng, ví dụ: bạc màu, thay đổi độ bóng và màu sắc, bong tróc, phồng rộp và các khuyết tật khác. Đối với mục đích này, chiếu sáng riêng bề mặt thử bằng nguồn sáng (5.6) và kiểm tra theo các góc khác nhau, bao gồm các tổ hợp góc sao cho ánh sáng phản chiếu lại từ bề mặt thử và hướng về phía mắt của người quan sát. Khoảng cách quan sát phải từ 0,25 m đến 1,0 m.

Những thay đổi do phép thử gây ra cũng phải được xác định bằng cách chạm vào bề mặt thử.

9  Đánh giá kết quả

Đánh giá các bề mặt thử bằng cách so sánh diện tích thử với diện tích xung quanh nó theo Bảng 1.

Bảng 1 - Mã đánh giá dạng số có mô tả

Đánh giá dạng số

Mô tả

5

 

Không thay đổi
Diện tích thử không thể phân biệt so với diện tích xung quanh liền kề.

4

Thay đi nh

Diện tích thử có th phân biệt được so với diện tích xung quanh liền kề, chỉ khi nguồn sáng được chiếu lên bề mặt thử và phản xạ về phía mắt người quan sát, ví dụ: bạc màu, thay đổi độ bóng và màu sắc.

Không có thay đổi kết cấu bề mặt, ví dụ: biến dạng, phồng rộp, kéo xơ, rạn nứt, bong tróc.

3

Thay đi vừa phải

Diện tích thử có thể phân biệt được so với diện tích xung quanh liền kề, có thể nhìn thấy theo nhiều hướng quan sát, ví dụ: bạc màu, thay đổi độ bóng và màu sắc.

Không có thay đổi kết cấu bề mặt, ví dụ: phồng rộp, kéo xơ, rạn nứt, bong tróc.

2

Thay đi đáng k

Diện tích thử có thể phân biệt rõ so với diện tích xung quanh liền kề, có thể nhìn thấy theo tất cả các hướng quan sát, ví dụ: bạc màu, thay đổi độ bóng và màu sắc.

Và/hoặc kết cấu bề mặt bị thay đổi nhẹ, ví dụ: phồng rộp, kéo xơ, rạn nứt, bong tróc.

1

Thay đi nhiều

Kết cấu bề mặt bị thay đổi rõ ràng

Và/hoặc bạc màu, thay đổi độ bóng và màu sắc.

Và/hoặc vật liệu bề mặt bị bong toàn bộ hoặc một phần.

Từng bề mặt thử phải được đánh giá bởi người quan sát có kinh nghiệm.

Trong trường hợp còn nghi ngờ, cần phải có ba người quan sát. Tất cả những người quan sát phải có trực quan tốt về màu sắc. Trong trường hợp có ba người quan sát, điểm đánh giá tổng hợp cho bề mặt thử sẽ là giá trị trung bình lấy theo giá trị danh định gần nhất.

Các phép thử song song phải được đánh giá và ghi lại riêng rẽ.

10  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Mô tả tấm thử (các dữ liệu có liên quan);

c) Nhiệt độ hoặc các nhiệt độ thử;

d) Thời gian ổn định mẫu;

e) Đánh giá từng bề mặt thử theo Điều 9;

f) Thêm thông tin bổ sung đề cập đến kiu hư hại, nếu áp dụng;

g) Bất kỳ sai lệch nào so với tiêu chuẩn này;

h) Tên và địa ch của cơ quan thử nghiệm;

i) Ngày thử nghiệm.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 2102 (ISO 3668), Sơn và vecni - Xác định màu sắc theo phương pháp so sánh trực quan.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi