Thông tư 35/2010/TT-BCA về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 35/2010/TT-BCA

Thông tư 35/2010/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm
Cơ quan ban hành: Bộ Công anSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:35/2010/TT-BCANgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Hồng Anh
Ngày ban hành:11/10/2010Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Hành chính, Giao thông, An ninh quốc gia

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm
Ngày 11/10/2010, Bộ Công an ban hành Thông tư số 35/2010/TT-BCA quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm.
Vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu nổ công nghiệp mới, tiền chất thuốc nổ quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP; hàng nguy hiểm loại 1 quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 109/2006/NĐ-CP, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP. Hàng nguy hiểm bao gồm: hàng nguy hiểm loại 2, 3, 4 và loại 9 quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 109/2006/NĐ-CP, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
Tổ chức kinh tế để được cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận chuyển hoặc có giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp về chất liệu cháy nổ trên đường vận chuyển. Người áp tải, người điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, không có tiền án, tiền sự; có giấy phép lái xe, lái tàu hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với phương tiện đăng ký vận chuyển; có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vật liệu nổ công nghiệp và các biện pháp bảo đảm an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp. Phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải có đủ điều kiện tham gia giao thông; có giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm; đáp ứng Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT; đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003.
Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp chỉ có giá trị cho 1 lượt vận chuyển và phải được trả lại cho cơ quan nhà nước đã cấp giấy phép trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có giá trị 1 lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển từng chuyến; có giá trị 12 tháng đối với phương tiện chuyên dùng vận chuyển hàng nguy hiểm.
Ngoài ra Thông tư cũng quy định về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm và các biểu mẫu để thực hiện các quy định về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/11/2010. Bãi bỏ mục VIII Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004.

Xem chi tiết Thông tư 35/2010/TT-BCA tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG AN
----------------

Số: 35/2010/TT-BCA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2010

Căn cứ Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 quy định về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm như sau:

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm quy định tại Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa (Nghị định số 29/2005/NĐ-CP), Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (Nghị định số 109/2006/NĐ-CP), Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 về vật liệu nổ công nghiệp (Nghị định số 39/2009/NĐ-CP) và Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Nghị định số 104/2009/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và vận chuyển nội bộ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu nổ công nghiệp mới, tiền chất thuốc nổ quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP; hàng nguy hiểm loại 1 quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 109/2006/NĐ-CP, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
2. Hàng nguy hiểm bao gồm: hàng nguy hiểm loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 109/2006/NĐ-CP, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
Bổ sung
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 4. Điều kiện để được cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
Điều kiện để được cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bao gồm:
Điều 5. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
Điều 6. Thẩm quyền, thời hạn cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
Điều 7. Hiệu lực của giấy phép vận chuyển
1. Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển và phải được trả lại cho cơ quan đã cấp giấy phép trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển; trường hợp vật liệu nổ công nghiệp có số lượng lớn, phải vận chuyển bằng nhiều phương tiện trong cùng một chuyến thì chỉ cấp một giấy phép vận chuyển; nếu vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau (đường bộ, đường sắt, đường thủy) thì phải cấp riêng cho mỗi loại phương tiện một giấy phép vận chuyển.
2. Trường hợp trên đường vận chuyển gặp sự cố bất khả kháng mà việc vận chuyển không thể đúng thời gian, tuyến đường đã ghi trong giấy phép hoặc phải thay đổi phương tiện, thay người áp tải, người điều khiển phương tiện thì trước khi vận chuyển tiếp, phải có văn bản xác nhận của cơ quan Công an từ cấp xã trở lên về sự cố bất khả kháng đó.
3. Trường hợp tuyến đường hoặc thời gian đăng ký trong giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trùng với thời gian hoặc tuyến đường đang trong thời gian có lệnh cấm vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của cấp có thẩm quyền thì phải chấp hành theo quy định của lệnh cấm đó.
4. Khi có yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các hoạt động cấp quốc gia hoặc ở những khu vực có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an ninh, trật tự thì Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quyết định hoặc ủy quyền cho Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định tạm ngừng cấp giấy phép hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 8. Yêu cầu đối với tổ chức và cá nhân quản lý kho, địa điểm tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp
1. Chấp hành đúng quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, về phòng cháy và chữa cháy đối với kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp và địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp.
2. Thực hiện việc kiểm tra trữ lượng vật liệu nổ công nghiệp đang tồn trữ trong kho theo quy định; đăng ký bằng văn bản về khối lượng, chủng loại, thời hạn tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp sẽ vận chuyển đến.
3. Chỉ tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp theo giấy phép vận chuyển của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền.
4. Trường hợp bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp tại những địa điểm bốc xếp không thường xuyên hoặc tại khu vực nhà ga, bến tàu và các nơi công cộng khác thì phải có văn bản cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 9. Báo hiệu phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
1. Phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bằng đường bộ, đường sắt: phải dán hoặc gắn biển có ký hiệu chữ M theo mẫu VC05 ban hành kèm theo Thông tư này lên kính phía trước và hai bên thành phương tiện vận chuyển trong suốt quá trình vận chuyển.
2. Phương tiện vận chuyển đường thủy: ban ngày phải cắm cờ báo hiệu có chữ B, ban đêm phải có đèn báo hiệu thắp sáng màu đỏ theo mẫu quy định của Bộ Giao thông vận tải trong suốt quá trình vận chuyển.
Chương 3.
ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
Điều 10. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
Phương tiện cơ giới vận chuyển hàng nguy hiểm phải là phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong hoặc là loại động cơ phòng nổ và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm.
2. Ống xả của động cơ phải được đặt ở vị trí kín hoặc được che chắn, bảo đảm an toàn cháy, nổ.
3. Hệ thống điện (kể cả bình ắc quy) phải được bảo đảm không phát sinh tia lửa; dây điện phải đảm bảo đúng tiết diện, cách điện phải tốt, lõi dây phải làm bằng đồng, trừ dây nối với bình ắc quy.
4. Sàn và kết cấu của khoang chứa hàng phải làm bằng vật liệu không bắt lửa và không phát sinh tia lửa do ma sát.
5. Có biện pháp che chắn tránh mưa, nắng.
6. Có dây tiếp đất đối với phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
7. Có biểu trưng và biển báo theo quy định đối với phương tiện chuyên dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm.
8. Có trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định. Riêng đối với xe bồn vận chuyển khí đốt hóa lỏng thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6484:1999 “Khí đốt hóa lỏng – xe bồn vận chuyển – Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng”.
Điều 11. Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm đối với phương tiện giao thông cơ giới do cơ quan đăng kiểm cấp;
c) Biên bản kiểm tra điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy của người điều khiển và người áp tải; giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn về hàng nguy hiểm cho lái xe, người áp tải và thủ kho;
đ) Giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm theo quy định của các Bộ quản lý ngành (nếu có).
2. Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân cư trú hoặc có trụ sở thuộc địa bàn quản lý.
Thời hạn cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, không quá 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì phải trả lời, nêu rõ lý do.
Điều 12. Hiệu lực của giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; báo hiệu phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển từng chuyến; có giá trị 12 tháng đối với phương tiện chuyên dùng vận chuyển hàng nguy hiểm.
2. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ, đường sắt, phải dán Biểu trưng hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo Mẫu VC07 ban hành kèm theo Thông tư này lên kính phía trước và hai bên thành phương tiện vận chuyển trong suốt quá trình vận chuyển.
Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường thủy, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu có chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu thắp sáng màu đỏ theo mẫu quy định của Bộ Giao thông vận tải trong suốt quá trình vận chuyển.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2010.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu để thực hiện trong việc cấp giấy phép và thực hiện các quy định về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm:
a) Mẫu VC01 (Biên bản kiểm tra các điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp);
b) Mẫu VC02 (Giấy chứng nhận đăng ký tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp);
c) Mẫu VC02A (Giấy đăng ký tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp);
d) Mẫu VC03 (Giấy đăng ký vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp);
đ) Mẫu VC04 (Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp);
e) Mẫu VC05 (Báo hiệu phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp);
g) Mẫu VC06 (Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm)
h) Mẫu VC07 (Biểu trưng hàng nguy hiểm);
nhayMẫu VC07 chỉ được áp dụng khi báo hiệu phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Chương 3 Thông tư này. Chương 3 đã bị bãi bỏ bởi Điều 22 Thông tư số 66/2014/TT-BCA.nhay
i) Mẫu VC08 (Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm).
3. Bãi bỏ mục VIII Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục trưởng các Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để có hướng dẫn kịp thời.

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
- UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- Các Thứ trưởng BCA (để chỉ đạo thực hiện);
- Các Tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương, Sở Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ TP. Hồ Chí Minh;
- Công báo;
- Lưu: VT, C66, V19. 200b.

BỘ TRƯỞNG
ĐẠI TƯỚNG




Lê Hồng Anh

Mẫu VC 01 BH theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA

CÁC ĐIỀU KIỆN VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Hồi ……….. giờ ….. ngày ….. tháng ……. năm 20 …….. Tại ...................................................

............................................................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Đại diện chủ phương tiện:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Đã tiến hành kiểm tra các điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đối với người điều khiển phương tiện, người áp tải và phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:

I. Phần kiểm tra đối với chủ phương tiện

1.1. Giấy phép đăng ký kinh doanh ngành nghề vận chuyển hoặc giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp còn hiệu lực.

1.2. Kế hoạch phòng ngừa ứng phó khẩn cấp, phương án bảo vệ an ninh trật tự, phương án phòng cháy và chữa cháy cho phương tiện trên đường vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp được cơ quan chức năng phê duyệt.

1.3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự còn hiệu lực.

II. Phần kiểm tra đối với phương tiện vận chuyển

2.1. Phần hồ sơ

TT

Biển số hoặc số hiệu đăng ký và tải trọng phương tiện

Giấy đăng ký

Giấy phép lưu hành

Bảo hiểm

Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Kết luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Phần kiểm tra các điều kiện vận chuyển: Thực hiện đối với các phương tiện không thuộc đối tượng cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” của Cơ quan Đăng kiểm.

(Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp).

III. Phần kiểm tra đối với người điều khiển phương tiện và người áp tải:

3.1. Bản đăng ký lý lịch đã được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan công tác xác nhận (việc kiểm tra này chỉ thực hiện lần đầu; yêu cầu đăng ký bổ sung khi có thay đổi và trước khi đăng ký tiếp tục tham gia vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp).

3.2. Kiểm tra các văn bản, chứng chỉ sau:

TT

Họ và tên

Giấy phép lái xe

Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Giấy chứng nhận người vận chuyển VLNCN

Kết luận

Số

Nơi cấp

Số

Nơi cấp

Số

Nơi cấp

Số

Nơi cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Phần nhận xét, kiến nghị:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Biên bản lập xong hồi ……… giờ ……… phút, ngày ….. tháng ….. năm 20 ….., gồm ….. trang được lập thành …….. bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã được đọc lại cho mọi người nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây.

ĐẠI DIỆN CHỦ PHƯƠNG TIỆN
(Ký tên, đóng dấu)

CÁN BỘ KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu VC 02 BH theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010

(1) …………….
………………..
-------

Số: ………/………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

GIẤY ĐĂNG KÝ TIẾP NHẬN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: ……………………………………. (2)

Căn cứ Thông tư số          /2010/TT-BCA ngày   tháng    năm 2010 của Bộ Công an Quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;

Sau khi kiểm tra các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy, an ninh trật tự và khối lượng vật liệu nổ công nghiệp đang bảo quản trong kho.

........................................................................................................................................  (1)

ĐĂNG KÝ

1. Tiếp nhận và bảo quản số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến, cụ thể như sau:

TT

Tên kho

Chủng loại VLNCN vận chuyển đến

Khối lượng trữ chứa của kho (tấn)

Khối lượng cho phép của kho theo thiết kế

Khối lượng đang trữ chứa

Khối lượng tiếp nhận mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thời gian đăng ký tiếp nhận: từ ngày ………. đến ngày …………/.

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
QUẢN LÝ KHO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên tổ chức, cơ quan đăng ký; (2) Tên cơ quan cấp giấy phép vận chuyển VNLCN.

nhayMẫu VC02 được thay thế bởi mẫu VC02 (Giấy đăng ký tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCA theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 1nhay

Mẫu VC 02A BH theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010

(1) …………….
………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ………/………..

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

GIẤY ĐĂNG KÝ TIẾP NHẬN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: ……………………………………. (2)

Căn cứ Thông tư số          /2010/TT-BCA ngày   tháng    năm 2010 của Bộ Công an Quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;

Sau khi kiểm tra các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy, an ninh trật tự và khối lượng vật liệu nổ công nghiệp đang bảo quản trong kho.

........................................................................................................................................  (1)

ĐĂNG KÝ

1. Tiếp nhận và bảo quản số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến, cụ thể như sau:

TT

Tên kho

Chủng loại VLNCN vận chuyển đến

Khối lượng trữ chứa của kho (tấn)

Khối lượng cho phép của kho theo thiết kế

Khối lượng đang trữ chứa

Khối lượng tiếp nhận mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thời gian đăng ký tiếp nhận: từ ngày ………. đến ngày …………/.

Xác nhận của Cơ quan Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ địa phương có quản lý kho VLNCN (3)
Số: ………./PCCC&CNCH, ngày … tháng … năm 20 …
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
QUẢN LÝ KHO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên tổ chức, cơ quan đăng ký; (2) Tên cơ quan cấp giấy phép vận chuyển VNLCN; (3) Chỉ thực hiện trong trường hợp cơ quan cấp giấy phép vận chuyển không quản lý kho VLNCN.

nhayMẫu VC02A được thay thế bởi mẫu VC02A (Giấy đăng ký tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCA theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 1nhay

Mẫu VC 03 BH theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010

(1) …………….
………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ………/………..

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

GIẤY ĐĂNG KÝ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: (2)…………………………………………………

(1) ........................................................................................................................................

Ủy nhiệm cho ông/bà: ……………………………………….. Chức vụ .........................................

CMND/Hộ chiếu số: ………………….. do: ………………………. cấp ngày ….../...…/..................

Tổ chức vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo Hóa đơn GTGT số ...................................... 
ngày ……/………./……….. của (3): ........................................................................................

............................................................................................................................................

1. Hành trình vận chuyển:.......................................................................................................

............................................................................................................................................

2. Thời gian vận chuyển: Từ ngày ………./……./……….. đến ngày ………/……../......................

3. Danh sách người điều khiển phương tiện, người áp tải và phương tiện vận chuyển như sau:

TT

Họ và tên người điều khiển phương tiện, áp tải

Số CMND (hộ chiếu), giấy phép

BKS phương tiện vận chuyển

Khối lượng vận chuyển trên mỗi phương tiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển. Khi có thay đổi về các nội dung đã đăng ký ở trên chúng tôi có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Quý cơ quan biết.

 

Lãnh đạo cơ quan, tổ chức
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1): Tên Tổ chức đăng ký vận chuyển; (2) tên cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển; (3) Tên cơ quan cấp Hóa đơn GTGT.

nhayMẫu VC03 được thay thế bởi mẫu VC03 (Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCA theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 1nhay

Mẫu VC 04 Ban hành theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11 tháng 10 năm 2010

NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN

 

BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ..../PCCC&CNCH

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

 

GIẤY PHÉP

VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Cấp cho cơ quan:..................................................................................

Theo Giấy đăng ký số: ……… ngày ….. tháng ….. năm............................

Ủy nhiệm ông/bà:...................................................................................

Mang CMND/Hộ chiếu số: ……………, ngày ….. tháng ….. năm ..............

Cấp tại ................................................., làm nhiệm vụ áp tải chuyên chở:

 

Loại

Số lượng

Lệnh xuất (Hóa đơn)

Cơ quan cấp lệnh xuất (Hóa đơn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuyến đường từ:....................................................................................

Qua:......................................................................................................

Đến:......................................................................................................

Trong thời gian: …… ngày, kể từ ngày ……/…/….. đến ngày …/…/…..

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Khi vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), người áp tải và người điều khiển phương tiện vận chuyển phải chấp hành những quy định sau:

1. Kiểm tra kỹ và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thiết bị an toàn của phương tiện vận chuyển;

2. Trên đường vận chuyển, người áp tải và người điều khiển phương tiện vận chuyển phải mang theo đầy đủ giấy tờ của người, hàng và phương tiện. Riêng các phương tiện vận chuyển VLNCN phải dán ký hiệu «M»; đối với tàu, thuyền, xà lan … ban ngày cắm cờ đỏ chữ B ở cột buồm hay ở mũi phương tiện, ban đêm thì thay bằng đèn đỏ;

3. Chỉ những người có tên ghi trong giấy phép vận chuyển mới được đi trên phương tiện chuyên chở VLNCN. Cấm hút thuốc và sử dụng lửa trên xe;

4. Phải đi đúng tuyến đường và thời gian ghi trong giấy phép. Trường hợp bất thường không đúng thời hạn và tuyến đường phải báo cáo và lấy ý kiến xác nhận của đơn vị Công an kiểm soát gần nhất;

5. Phải chở đúng trọng lượng và loại VLNCN đã ghi trong giấy phép cấp cho mỗi phương tiện vận chuyển, không được chở chung VLNCN với các vật liệu dễ bắt lửa và các hàng hóa khác. Trường hợp đặc biệt, phải được cơ quan Công an đồng ý và ghi rõ giấy phép vận chuyển VLNCN;

6. Các hòm VLNCN không được xếp cao quá thành của phương tiện vận chuyển một hòm (dù chưa đủ trọng lượng ghi trong giấy phép); phải được chằng buộc, đệm êm, nêm chặt đảm bảo chắc chắn tránh rơi đổ, xô đụng vào nhau khi vận chuyển và phải có mui che hay bạt phủ kín tránh mưa nắng;

7. Khi vận chuyển thuốc nổ nhóm 1.1D, 1.5D, dây cháy chậm, cho phép ô tô chạy với tốc độ theo quy định của luật giao thông đường bộ. Khi chở các loại VLNCN còn lại, nếu tầm nhìn tốt, tốc độ xe ô tô chở VLNCN không quá 40km/h. Khi trời mưa hoặc có sương mù tốc độ của xe giảm đi một nửa;

8. Trừ các trường hợp khẩn cấp, cấm vận chuyển VLNCN xuyên qua trung tâm các khu vực đô thị, đông dân cư vào giờ cao điểm; không dừng đỗ phương tiện vận chuyển tại các địa điểm đông dân cư, gần các trạm xăng dầu;

9. Người áp tải, người điều khiển và phương tiện vận chuyển đã ghi trong giấy phép không được tự ý thay đổi, gửi nhờ hoặc thuê người khác làm thay mình, nếu chưa được sự đồng ý của cơ quan cấp giấy phép vận chuyển; phải chịu trách nhiệm bảo vệ hàng, không để mất mát rơi vãi, gây tai nạn hoặc bị phá hoại.

10. Trong các trường hợp phương tiện vận chuyển bị sự cố, tai nạn, cháy nổ hoặc bị cản trở giao thông, người áp tải và người điều khiển phương tiện phải thực hiện ngay lập tức:

- Khoanh vùng an toàn, thiết lập cảnh báo ngăn chặn sự tụ tập, xâm nhập trái phép tránh nguy hiểm cho người đang tham gia giao thông.

- Sơ tán toàn bộ những người không có trách nhiệm xử lý sự cố, tai nạn hoặc chữa cháy đến nơi an toàn và loại trừ các khả năng xuất hiện nguồn lửa trong khu vực sự cố.

- Thông báo với chính quyền địa phương khu vực có sự cố để được hỗ trợ xử lý.

- Trường hợp không còn khả năng kiểm soát ngọn lửa và ngọn lửa sắp lan đến khối vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất nổ, phải dừng ngay toàn bộ công việc chữa cháy và sơ tán mọi người đến nơi an toàn.

 

 

 

STT

Tên người điều khiển phương tiện vận tải

Số và người cấp giấy phép lái

Biển số, đăng ký

Số lượng mỗi loại được chuyên chở trên mỗi phương tiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số danh sách có: ………….. Lái chính

…………... Áp tải

…………... Phương tiện vận tải.

 

 

PHẦN GHI CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÔNG AN KIỂM SOÁT

Giờ và ngày tháng

Hình thức vi phạm

Biện pháp xử lý

Ký tên, đóng dấu

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN NHẬN THỰC CỦA CÁC CƠ QUAN

CHỨNG NHẬN CỦA THỦ KHO NƠI XUẤT

...................................................

Ngày xuất:...................................

Số lượng từng loại:......................

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

Ký tên
(ghi rõ họ tên)

 

 

CHỨNG NHẬN CỦA THỦ KHO NƠI NHẬP

.................................................

Ngày nhập:................................

Số lượng từng loại:...................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

Ký tên
(ghi rõ họ tên)

Ý kiến chứng thực của thủ trưởng cơ quan sau khi hoàn thành việc chuyên chở vật liệu nổ công nghiệp:....................................................

..........................................................................................................

 

 

……., ngày … tháng … năm
Ký tên và đóng dấu


 

 

         

Nơi trả lại giấy phép này: ........................................................................

Hạn ngày trả:..........................................................................................


 

nhayMẫu VC04 được thay thế bởi mẫu VC04 (Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCA theo quy định tại điểm d khoản 8 Điều 1nhay

Mẫu VC 05 BH theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010

Mặt trước:

Mặt sau:

1- Khi có hàng trên phương tiện vận chuyển mới được dán biển «M», hết hàng phải gỡ bỏ biển «M» và nộp trả cơ quan cấp.

2- Chỉ được chở loại hàng đã ghi trong giấy phép vận chuyển.

3- Không chở người và hàng hóa khác.

4- Phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

5- Xe phải đủ thiết bị an toàn và phương tiện chữa cháy.

nhayMẫu VC05 được thay thế bởi mẫu VC05 (Báo hiệu phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCA theo quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 1nhay

Mẫu VC 06 BH theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010

BỘ CÔNG AN
...................................

Số: ......../PCCC&CNCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

GIẤY PHÉP

VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Có giá trị đến hết ngày … tháng … năm……)

- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Căn cứ Thông tư số     /     /TT-BCA ngày    tháng    năm    của Bộ Công an;

- Theo đề nghị của:................................................................................................................

(1) ……………………………………………………………………………. CHO PHÉP:

Phương tiện: ……………………………………………………….. Số BKS:....................................

Chủ phương tiện:...................................................................................................................

Đại diện là ông/bà: ……………………………… Chức danh.......................................................

Số CMND/hộ chiếu số: …………………. do: ……………….. cấp ngày …..../………/..................

Được phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi tại trang …, đồng thời chủ phương tiện, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện phải có trách nhiệm duy trì các điều kiện về PCCC của phương tiện và chấp hành đầy đủ các quy định về PCCC trong suốt quá trình vận chuyển.

 

 

………., ngày … tháng … năm….
(2) …………………………………………
(ký tên, đóng dấu)

 

Chú ý:

Những quy định trong quá trình vận chuyển:

- Người điều khiển, người chỉ huy, người làm việc trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

- Giấy phép này phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát.

- Sau khi hoàn thành việc vận chuyển phải nộp lại giấy phép cho cơ quan cấp.

- Không để phương tiện chở hàng nguy hiểm về cháy, nổ ở nơi tập trung đông người.

- Khi cần nghỉ lại đêm trên đường phải báo cho cơ quan công an sở tại biết.

(1) Tên cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH cấp giấy.

(2) Chức danh người cấp giấy.

 

DANH MỤC HÀNG 
NGUY HIỂM CHÁY, NỔ ĐƯỢC PHÉP VẬN CHUYỂN

STT

Tên hàng

Ký hiệu

Loại

Ghi chú

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu VC 07 BH theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010

MẪU BIỂU TRƯNG 
CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ

Mặt trước

Mặt sau:

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

1. Khi vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện phải dán biểu trưng “Hàng nguy hiểm về cháy, nổ” trên kính chắn gió phía trước của phương tiện. Hết thời hạn cho phép vận chuyển phải nộp biểu trưng này cho cơ quan cấp.

2. Chỉ được chở loại hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi trong giấy phép.

3. Ngoài chủ phương tiện, người điều khiển, người áp giải hàng, không được chở người và hàng hóa khác.

4. Phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

5. Phải duy trì đầy đủ điều kiện về an toàn và phòng cháy chữa cháy của phương tiện trong suốt thời gian được phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

6. Có giá trị đến ngày … tháng … năm ………….

nhayMẫu VC07 chỉ được áp dụng khi báo hiệu phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Chương 3 Thông tư này. Chương 3 đã bị bãi bỏ bởi Điều 22 Thông tư số 66/2014/TT-BCA.nhay

Mẫu VC 08 BH theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ 
CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM CHÁY, NỔ

Kính gửi: ……………………………………………….

Tên chủ phương tiện: ............................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Điện thoại: ………………………. Fax: .....................................................................................

Quyết định thành lập doanh nghiệp số ……………. ngày … tháng … năm ................................

Đăng ký kinh doanh số ….. ngày … tháng … năm ..................................................................

tại ........................................................................................................................................

Số tài khoản ………………………. tại ngân hàng .....................................................................

Họ tên người đại diện pháp luật: ...........................................................................................

Chức danh: ..........................................................................................................................

CMND/hộ chiếu số: ……………… do: ………………. cấp ngày ……/……./................................

Hộ khẩu thường trú ...............................................................................................................

Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cháy, nổ” cho phương tiện …………………… BKS ……………………………. được vận chuyển số lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ (ghi tại trang …..).

Tôi cam kết phương tiện vận chuyển này đảm bảo an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm cháy, nổ.

 

 

……….., ngày ….. tháng …. năm ……….
Người làm đơn
(Ký tên và đóng dấu)

 

DANH MỤC HÀNG 
NGUY HIỂM CHÁY, NỔ XIN PHÉP VẬN CHUYỂN

STT

Tên chất, hàng

Ký hiệu

Loại

Ghi chú

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi