Thông tư 124/2016/TT-BQP Quy trình kiểm định trục cáp vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 124/2016/TT-BQP

Thông tư 124/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với trục cáp vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ sử dụng trong Bộ Quốc phòng (QTKĐ 08:2016/BQP)
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:124/2016/TT-BQPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Bế Xuân Trường
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
30/08/2016
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, An ninh quốc gia

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 124/2016/TT-BQP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 124/2016/TT-BQP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 124/2016/TT-BQP PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

Số: 124/2016/TT-BQP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2016

 

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI TRỤC CÁP VẬN CHUYỂN THUỐC PHÓNG, THUỐC NỔ SỬ DỤNG TRONG BỘ QUỐC PHÒNG (QTKĐ 08:2016/BQP)

 

Căn cứ Nghị định s 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một s điu và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kim định kỹ thuật an toàn lao động, hun luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy trình kim định kỹ thuật an toàn đi với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.

Điều 1. Ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với trục cáp vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ sử dụng trong Bộ Quốc phòng.

Ký hiệu: QTKĐ 08:2016/BQP.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2016.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH;
- BTTM, TCKT (3b), TCHC, TCCNQP;
- Các QK, QĐ, BĐ, QC, BC;
- BTL: BĐBP, CSBVN, TĐHN, BVLCTHCM;

- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế/BQP, Công báo, Cổng TTĐTCP, Cổng TTĐT/BQP;
- Lưu: VT, NCTH, PC; Q43.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng
Bế Xuân Trường

 

 

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

QTKĐ 08:2016/BQP

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI TRỤC CÁP VẬN CHUYỂN THUỐC PHÓNG, THUỐC NỔ.

(Ban hành kèm theo Thông tư số 124/2016/TT-BQP ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

 

Mục lục

 

Lời nói đầu

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi áp dụng

1.2. Đối tượng áp dụng

2. Các hình thức kiểm định

3. Tài liệu viện dẫn

4. Thuật ngữ và định nghĩa

4.1. Hệ thống trục cáp vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ

4.2. Kiểm định kỹ thuật lần đầu

4.3. Kiểm định kỹ thuật định kỳ

4.4. Kiểm định kỹ thuật bất thường

5. Các bước kiểm định

6. Phương tiện kiểm định

7. Điều kiện kiểm định

8. Chuẩn bị kiểm định

8.1. Thống nhất kế hoạch kiểm định

8.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch

8.3. Chuẩn bị lực lượng và trang thiết bị kiểm định

8.4. Chuẩn bị các biện pháp an toàn khi kiểm định

9. Tiến hành kiểm định

9.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

9.2. Kiểm tra kỹ thuật bên trong

9.3. Các chế độ thử - Phương pháp thử

10. Xử lý kết quả kiểm định

11. Thời hạn kiểm định

 

Lời nói đu

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với trục cáp vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ sử dụng trong Bộ Quốc phòng (QTKĐ 08:2016/BQP) do Tổng cục Kỹ thuật biên soạn, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư số 124/TT-BQP ngày 30 tháng 8 năm 2016.

 

TRỤC CÁP VẬN CHUYỂN THUỐC PHÓNG, THUỐC NỔ.

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN

1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1.1. Phạm vi áp dụng:

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các hệ thống trục cáp vận chuyển thuốc phóng, thuốc n(sau đây gọi là trục cáp vận chuyển) thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành.

Căn cứ vào quy trình này, đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn trong Bộ Quốc phòng áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng loại trục cáp vận chuyển nhưng không được trái với quy định của quy trình này. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng các loại trục cáp vận chuyn có trách nhiệm phối hợp với đơn vị kiểm định theo quy định của pháp luật.

1.2. Đối tượng áp dụng:

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng trục cáp vận chuyển (gọi chung là cơ sở);

- Các đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn trong Quân đội;

- Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

2. CÁC HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn trục cáp vận chuyển phải được thực hiện đầy đủ trong những trường hợp sau:

- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, trước khi đưa vào sử dụng;

- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ;

- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường.

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

- QCVN 7:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;

- QCVN 01:2011/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khai thác than trong hầm lò;

- QCVN 02:2008/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;

- QCVN 01:2008/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;

- TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

- TCVN 6780-2:2009: Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng;

- TCVN 6997-2002: Trục tải mỏ công tác hiệu chỉnh và kiểm định;

- TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung;

- TCVN 5206:1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ống trọng;

- TCVN 5207:1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;

- TCVN/QS 960:2012: Hệ thống chống sét kho đạn dược.

Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.

Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn trục cáp vận chuyển có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.

4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một sthuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiu như sau:

4.1. Trục cáp vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ:

Là hệ thống thiết bị vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ tại các khu sản xuất vật liệu nổ trong Quân đội.

4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của trục cáp vận chuyn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi lắp đặt, trước khi đưa vào đsử dụng lần đầu.

4.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của trục cáp vận chuyển theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

4.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của trục cáp vận chuyển theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, cụ thể:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của trục cáp vận chuyn;

- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;

- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

5. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn trục cáp vận chuyển phải tiến hành lần lượt theo các bước sau:

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch;

Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

Bước 3. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải;

Bước 4. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử;

Bước 5. Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý:

Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục I và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

6. PHƯƠNG TIỆN KIỂM ĐỊNH

Các phương tiện phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định, phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định và còn hạn kiểm định, bao gồm:

6.1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ khám xét:

- Thiết bị chiếu sáng có điện áp của nguồn không quá 12 V;

- Búa kiểm tra có khối lượng từ 0,3 kg đến 0,5 kg;

- Kính lúp có độ phóng đại phù hợp;

- Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo đường kính, khe hở.

6.2. Thiết bị, dụng cụ phục vụ thử tải:

Thiết bị đo tải trọng thử (lực kế).

6.3. Thiết bị, dụng cụ đo lường:

- Thiết bị đo khoảng cách;

- Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc vòng;

- Thiết bị đo điện trở cách điện;

6.4. Thiết bị, dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dùng khác (nếu cần):

- Thiết bị kiểm tra chất lượng cáp thép;

- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn.

7. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH

Khi tiến hành kiểm định trục cáp vận chuyn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

7.1. Trục cáp vận chuyển phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;

7.2. Hồ sơ kỹ thuật của trục cáp vận chuyển phải đầy đủ;

7.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;

7.4. Các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định đầy đủ và phù hợp với đối tượng kiểm định;

7.5. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng đvận hành trục cáp vận chuyển.

8. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH

8.1. Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:

8.1.1. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của trục cáp vận chuyển;

8.1.2. Vệ sinh trục cáp vận chuyển;

8.1.3. Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.

8.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch:

Căn cứ vào các chế độ kiểm định đkiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:

8.2.1. Kiểm định lần đầu:

a) Kiểm tra hồ sơ, lý lịch:

Lý lịch, hồ sơ kỹ thuật của trục cáp vận chuyển (đánh giá theo Mục 1.3.2 và Mục 3.5.1.5 QCVN 7:2012/BLĐTBXH; TCVN 4244: 2005), bao gồm:

- Kiểm tra lý lịch:

+ Sơ đồ chi tiết của hệ thống phanh có chỉ dẫn các kích thước cơ bản;

+ Các sơ đồ nguyên lý và lắp ráp về điện;

+ Bản vẽ cơ cấu phanh bảo him - Các yêu cầu kỹ thuật;

+ Quy trình vận hành.

- Kiểm tra hồ sơ:

+ Thí nghiệm, hiệu chỉnh của thiết bị điện và cơ cấu đóng cắt;

+ Thí nghiệm, hiệu chỉnh của mạch điều khin, bảo vệ và liên động điện;

+ Tính toán sức bền của các bộ phận chịu lực (nếu có);

+ Bản vẽ chế tạo ghi đầy đủ các kích thước chính;

+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.

- Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng của thiết bị (nếu có):

+ Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (theo Mục 3.1.2 TCVN 4244: 2005);

+ Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (theo Mục 3.3.4 TCVN 4244: 2005);

+ Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.

- Kiểm tra các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở cách điện động cơ, thiết bị bảo vệ (nếu có).

- Kiểm tra hồ sơ lắp đặt;

- Kiểm tra Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

b) Kiểm tra hồ sơ lắp đặt, nghiệm thu kỹ thuật:

- Kết quả kiểm tra trắc đạc ray;

- Kết quả kiểm tra cáp thép, cơ cấu móc nối;

- Hồ sơ kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị đóng cắt động cơ điện, tiếp đất, chống sét;

- Hồ sơ kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh của mạch điều khiển, bảo vệ và liên động điện;

- Hồ sơ kết quả kiểm tra của các thiết bị đo lường;

- Tính toán sức bền của các bộ phận chịu lực (nếu có);

- Các chng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (theo Khoản 1 Điều 3 TCVN 4244: 2005);

- Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (theo Khoản 3 Điều 3 TCVN 4244: 2005).

8.2.2. Kiểm định định kỳ:

- Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước;

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

8.2.3. Kiểm định bất thường:

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trục cáp vận chuyển;

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt;

- Trường hợp sau khi trục cáp vận chuyển không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ;

- Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có).

Đánh giá:

Kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ, lý lịch trục cáp vận chuyển đạt yêu cầu, khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại Mục 7.2 Quy trình này. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.

8.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.

8.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

9. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH

Khi tiến hành kiểm định trục cáp vận chuyển phải thực hiện theo trình tự sau:

9.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

9.1.1. Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định;

9.1.2. Kiểm tra sự phù hợp, đồng bộ của các bộ phận, chi tiết trục cáp vận chuyển so với hồ sơ, lý lịch;

9.1.3. Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của trục cáp vận chuyển, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:

a) Kết cấu kim loại của trục cáp vận chuyển: Các mối hàn chịu lực quan trọng, mối ghép đinh tán (nếu có), (thực hiện theo Phụ lục 6 TCVN 4244:2005);

b) Kiểm tra dẫn hướng và cóc hãm goòng trên đường ray đối với goòng chở hàng (kiểm tra và đánh giá theo Phụ lục 13A, 13B, 13C TCVN 4244:2005);

c) Kiểm tra cơ cấu tác động khi goòng chạy vượt tốc được lắp đặt trên đường ray;

d) Kiểm tra barie chân tầng và đầu tầng; kiểm tra barie mềm hãm (nếu có).

e) Kiểm tra cáp tải

- Kiểm tra chủng loại cáp, đường kính của cáp được lắp đặt theo hồ sơ thiết bị (đáp ứng theo yêu cầu của nhà chế tạo hoặc tham khảo Phụ lục 18C và 21 TCVN 4244:2005).

- Kiểm tra độ mòn, giảm tiết diện của cáp (kiểm tra theo Điều 90- 6a, b QCVN 01:2011/BCT và Điều 6.3 TCVN 6780-2: 2009);

- Kiểm tra số sợi thép đứt trên một bước bện của cáp theo Điều 90- 6b QCVN 01:2011/BCT và Điều 6.2.3 TCVN 6780-2: 2009;

- Kiểm tra sự han gỉ, các hư hỏng khác của cáp theo Điều 6.3.1 TCVN 6780-2: 2009;

- Kiểm tra kẹp cáp (đáp ứng theo yêu cầu của nhà chế tạo hoặc tham khảo Phụ lục 18C và 21 TCVN 4244:2005) và Mục 7.6 Điều 7 TCVN 6780-2: 2009;

- Kiểm tra độ dài của cáp: Kiểm tra độ dài cần thiết của cáp bằng cách đưa toa chhàng tới vị trí làm việc xa nhất theo thiết kế, đếm số vòng cáp còn lại trên tang:

+ Nếu số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn số vòng cáp tối thiểu cho phép (03 vòng không kể vòng kẹp cáp) là đạt yêu cầu;

+ Nếu số vòng cáp còn lại trên tang không còn đủ 03 vòng, là không đạt yêu cầu.

- Kiểm tra tình trạng xếp cáp trên tang:

+ Cáp không chồng chéo;

+ Cáp không cọ sát lên nhau, không cuốn lên phần tang không có rãnh (đối với tang có rãnh).

- Cách luồn và bố trí cáp, phải đạt yêu cầu sau:

+ Cáp phải được luồn và bố trí theo sơ đồ luồn cáp của hồ sơ thiết kế đảm bảo đủ số lần luồn, đúng thứ tự luồn;

+ Cáp không bị cọ sát vào nhau và không bị cọ sát vào kết cấu kim loại.

Đánh giá:

Kết quả kiểm tra cáp đạt yêu cầu khi thỏa mãn các yêu cầu nêu trên.

g) Kiểm tra tang cuốn cáp, puly:

- Kiểm tra tang cuốn cáp và các thiết bị kèm theo (theo Điều 68, 84 QCVN 01:2011/BCT và Khoản 6 Điều 7 TCVN 6780-2:2009);

- Kiểm tra puly, trục và các chi tiết cố định trục puly (kiểm tra và đánh giá theo Điều 82-12 QCVN 01:2011/BCT; Phụ lục 19A, 20A, 20B TCVN 4244:2005): Kiểm tra bộ phận ngăn ngừa không cho cáp bật ra khỏi puly; kiểm tra khe hở giữa mặt bên của puly với bộ phận bao che, khe hở này không vượt quá 20 % đường kính cáp.

Kết quả:

Kiểm tra tang cuốn cáp, puly kiểm tra đạt yêu cầu khi thỏa mãn các yêu cầu nêu trên.

h) Kiểm tra các cơ cấu móc nối (theo Khoản 1 Điều 92 QCVN 01:2011/BCT):

- Kiểm tra cơ cấu nối móc goòng với cáp kéo chính;

- Kiểm tra cơ cấu nối móc goòng so với hồ sơ thiết bị.

i) Kiểm tra hộp giảm tốc:

Kiểm tra phát hiện tiếng kêu khác thường (theo Mục 4.3.6 Điều 4 TCVN 6997-2002)

k) Kiểm tra động cơ điện theo Điều 102-22 QCVN 01:2011/BCT.

l) Kiểm tra phanh:

- Tình trạng bề mặt bánh phanh: Bmặt bánh phanh phải nhẵn không được rạn nứt, không được có nhiều vết xước sâu quá 1 mm, không bị bụi bn, dầu mbám trên bề mặt;

- Tình trạng má phanh:

+ Má phanh phải cách đều bánh phanh, không được rạn nứt;

+ Má phanh không được phép mòn quá 50 % với má phanh ma sát khô và 20 % với má phanh ma sát ướt.

- Tình trạng lò xo không được han gỉ, hết khả năng chịu kéo theo quy định;

- Phải có phanh xử lý sự cố.

m) Kiểm tra các cơ cấu bảo vệ an toàn liên động về điện

- Kiểm tra sự làm việc của cơ cấu hạn chế hành trình nâng hạ (theo Điểm b Khoản 8 Điều 82 QCVN 01:2011/BCT và Khoản 3.9 Điều 4 TCVN 6997-2002);

- Kiểm tra sự làm việc của cơ cấu bảo vệ khe hở má phanh (theo Khoản 9 Điều 82 QCVN 01:2011/BCT và Khoản 3.9 Điều 4 TCVN 6997-2002);

- Kiểm tra sự làm việc của cơ cấu bảo vệ mức dầu bôi trơn và áp lực dầu;

- Kiểm tra sự làm việc của cơ cấu bảo vệ và khóa liên động (theo Khoản 11 Điều 82 QCVN 01:2011/BCT);

n) Kiểm tra hệ thống tiếp đất bảo vệ và chống sét:

- Kiểm tra, đo thông số điện trở tiếp đất: Yêu cầu tổng điện trở của lưới tiếp đất đo ở bất kỳ vị trí nào không vượt 2Ω (Khoản 22 Điều 102 QCVN 01:2011/BCT);

- Kiểm tra hệ thống chống sét (theo TCVN/QS 960:2012).

o) Kiểm tra khớp nối giữa động cơ và hộp giảm tốc, giữa hộp giảm tốc và tang cuốn cáp.

p) Kiểm tra hệ thống tín hiệu liên lạc

q) Kiểm tra hệ thống chiếu sáng trong khu vực nhà tời và trục tải

9.2. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải

Thử không tải (theo Mục 4.3.2 TCVN 4244:2005):

- Thử hoạt động tất cả các cơ cấu của trục cáp vận chuyển;

- Phanh, hãm và các thiết bị an toàn;

- Kiểm tra thông số của các thiết bị đo lường so sánh với thực tế;

- Các thiết bị điện, điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu;

- Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.

Đánh giá:

Kết quả thử không tải trục cáp vận chuyển đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của hệ thống hoạt động đúng thông số, tính năng thiết kế, đảm bảo độ tin cậy.

9.3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử

9.3.1. Thử tải tĩnh:

- Đưa hệ thống đến vị trí làm việc bất lợi nhất, tải trọng thử: 150 % SWL (tải trọng làm việc an toàn) nhưng không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của trục cáp vận chuyển;

- Thời gian thử 10 phút;

- Khi đang có tải, kiểm tra sự hoạt động của thiết bị hạn chế quá tải (nếu có) tại các vị trí này. Thiết bị khống chế quá tải phải ngăn chặn được các cơ cấu tiếp tục hoạt động vượt quá giới hạn an toàn của thiết bị và chỉ cho phép các cơ cấu đó hoạt động theo chiều ngược lại để đưa tải về trạng thái an toàn hơn.

Đánh giá:

Kết quả thử không tải hệ thống trục cáp đạt yêu cầu khi trong thời gian thử tải, hệ thống không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác và đáp ứng các quy định tại Mục 4.3.2 TCVN 4244:2005.

9.3.2. Thử tải động:

- Tải thử: 125 % SWL (tải trọng làm việc an toàn) nhưng không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của trục cáp vận chuyển;

- Thử tất cả các cụm cơ cấu nâng, hạ tải không ít hơn 03 lần và kiểm tra tình trạng hoạt động các cơ cấu, kết cấu làm việc.

Đánh giá:

Kết quả thử tải động trục cáp vận chuyển đạt yêu cầu khi trong quá trình thử tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận trục cáp vận chuyển không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác và đáp ứng các quy định tại Mục 4.3.2 và Mục 4.3.3 TCVN 4244:2005.

9.3.3. Thử phanh an toàn:

- Tải trọng thử: 110 % SWL (tải trọng làm việc an toàn) nhưng không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của trục cáp vận chuyển;

- Tác động cưỡng bức để phanh an toàn làm việc với tốc độ định mức.

Đánh giá:

Kết quả thử phanh an toàn hoạt động đạt yêu cầu khi giữ được tải trọng hãm trên ray dẫn hướng, thông số về độ trượt phải nằm trong phạm vi nhà chế tạo.

10. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

10.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo quy trình này. Trong biên bản phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung và tiêu chuẩn áp dụng khi tiến hành kiểm định, kể cả các tiêu chuẩn chủ shữu thiết bị yêu cầu kiểm định có các chỉ tiêu an toàn cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các TCVN ở Mục 2 Quy trình này (khi thiết bị được chế tạo đúng với các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu an toàn tương ứng).

10.2. Thông qua biên bản kiểm định:

Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;

- Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;

- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.

10.3. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của trục cáp vận chuyển (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định, tiêu chuẩn áp dụng).

10.4. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị (Mu tem kiểm định theo quy định của Bộ Quốc phòng). Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.

10.5. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:

10.5.1. Khi trục cáp vận chuyển có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, đơn vị kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở;

10.5.2. Khi trục cáp vận chuyển có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước theo 10.1 và 10.2; chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý về an toàn lao của đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý đơn vị lắp đặt, sử dụng thiết bị.

11. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH

11.1. Thời hạn kiểm định định kỳ các trục cáp vận chuyển là 01 năm. Đối với trục cáp vận chuyển đã sử dụng trên 15 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 06 tháng.

11.2. Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.

11.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

11.4. Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.

11.5. Những trường hợp phải kiểm định bất thường, thực hiện theo Mục 4.5 Quy trình này.

 

PHỤ LỤC I

MẪU BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG

……...,ngày ….. tháng ….. năm 20...

BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG

(Ghi đy đủ thông skiểm tra, thử nghiệm theo đúng quy trình kiểm định)

1. Thông tin chung

Tên thiết bị: …………………………………………………………………………………………

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: ……………………………………………………………………

Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở):.. ……………………………………………………………….

Địa chỉ (vị trí) lắp đặt: ………………………………………………………………………………

Nội dung buổi làm việc với cơ sở:

- Làm việc với ai: (thông tin)

- Người chứng kiến:

2. Thông số cơ bản thiết bị

- Mã hiệu:

………………

- Góc dốc vận chuyển:

………… Độ

- Số chế tạo:

………………

- Vận tốc di chuyn thiết bị:

…………. m/ph

- Năm sản xuất:

………………

- Công suất động cơ:

…………. W

- Nhà chế tạo:

………………

- Số điểm dừng:

………….. Điểm

- Trọng tải TK (max)

………… tấn

- Chiều dài đường trục:

……………. m

- Vận tốc nâng:

……………m/p

- Công dụng:

…………….

3. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu

- Lý lịch máy:

- Hồ kỹ thuật:

4. Mã nhận dạng các thiết bị đo kiểm

5. Tiến hành kiểm định thiết bị

a. Kiểm tra bên ngoài, thử không tải:

- Ray dẫn;

- Thanh nối;

- Buồng điều khiển;

- Khung bệ máy;

- Toa xe, thùng chứa;

- Cáp, móc tải;

- Hệ thống phanh;

- Hệ thống di chuyển;

- Hệ thống tín hiệu, quan sát, chiếu sáng;

- Hệ thống điện;

- Các thiết bị an toàn,

b. Kiểm tra kỹ thuật:

- Thử tải tĩnh bằng 150 % (treo tải 10 phút):

+ Phanh;

+ Kết cấu kim loại.

- Thử tải động 125 %:

+ Phanh (có đảm bảo, giữ tải hay không);

+ Các cơ cấu, bộ phận;

+ Kết cấu kim loại.

6. Kiểm tra các hạn vị, bộ báo tải, bộ quá tải

7. Xử lý kết quả kiểm định, kiểm tra đánh giá kết quả

8. Kiến ngh(nếu có)

 

 

KIM ĐỊNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

PHỤ LỤC II

MẪU BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN

(Cơ quan quản lý cấp trên)
(Tên tổ chức KĐ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……….., ngày ….. tháng …. năm ……..

 

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN

(Trục cáp vận chuyển thuốc phóng, thuốc n)

Số:…………. /BBKĐ

Chúng tôi gồm:

1. …………………………….. Shiệu kiểm định viên: ………………………………..………

2. …………………………….. Shiệu kiểm định viên: …………………………………………

Thuộc tổ chức kiểm định: …………………………………………………………………………

Số đăng ký chứng nhận của đơn vị kiểm định: …………………………………………………

Đã tiến hành kiểm định (Tên thiết bị): ……………………………………………………………

Tên tổ chức, cá nhân đnghị: ……………………………………………………………………

Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở): …………………………………………………………………

Địa chỉ (vị trí) lắp đặt: ………………………………………………………………………………

Quy trình kiểm định, tiêu chun áp dụng: ……………………………………………………….

Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản:

1.………………………………………….       Chức vụ: …………………………………………

2.………………………………………….       Chức vụ: …………………………………………

I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ

- Mã hiệu:

………………

- Góc dốc vận chuyển:

………… Độ

- Số chế tạo:

………………

- Vận tốc di chuyn thiết bị:

…………. m/ph

- Năm sản xuất:

………………

- Công suất động cơ:

…………. W

- Nhà chế tạo:

………………

- Số điểm dừng:

………….. Điểm

- Trọng tải TK (max)

………… tấn

- Chiều dài đường trục:

……………. m

- Vận tốc nâng:

……………m/p

- Công dụng:

…………….

II. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH

Lần đầu □,        định kỳ □,         bất thường □

III. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH

A. Kiểm tra hồ sơ

TT

Hạng mục kiểm tra

Đạt

Không đạt

1

Lý lịch

 

 

2

Hsơ lp đặt - Nghiệm thu kỹ thuật

 

 

B. Kiểm tra bên ngoài; thử không tải

TT

Cơ cấu; bộ phận

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Vị trí lắp đặt thiết bị

 

 

 

2

Cụm puly

 

 

 

3

Cáp

 

 

 

4

Tang

 

 

 

5

Hệ thống điện

 

 

 

6

Toa xe chở hàng

 

 

 

7

Cơ cấu nâng, hạ

 

 

 

8

Phanh

 

 

 

9

Đường ray

 

 

 

10

Kết cu kim loại

 

 

 

11

Thiết bị chng vượt tốc

 

 

 

12

Phanh an toàn

 

 

 

13

Hệ thống đèn, còi/chuông, hiển thị

 

 

 

C. Thử tải

TT

Nội dung kiểm tra

Đạt

Không đạt

Tải trọng sử dụng Qsd (tấn)

Tải thử tĩnh 150% Qsd

Tải thử đng 125% Qsd

Tải thử phanh 110% Qsd

1

Kết cu kim loại

 

 

 

 

 

 

2

Phanh

 

 

 

 

 

 

3

Cơ cấu nâng, hạ

 

 

 

 

 

 

4

Phanh an toàn

 

 

 

 

 

 

5

Thiết bị chng quá tải (nếu có)

 

 

 

 

 

 

6

Cáp nâng tải

 

 

 

 

 

 

7

Hệ thống điu khin

 

 

 

 

 

 

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Trục cáp được kiểm định có kết quả: Đạt □    Không đạt □

2. Đã được dán tem kiểm định số ……….tại ………….

3. Đủ điều kiện hoạt động với trọng tải lớn nhất là: ………….tấn, tương ứng chiều dài.... m.

4. Các kiến nghị: ……………………………………

Thời hạn thực hiện kiến nghị: ……………………

V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH

Kiểm định định kỳ ngày …… tháng …… Năm ………………………………………………

Lý do rút ngắn thi hạn kiểm định (nếu có):

Biên bản đã được thông qua ngày …… tháng …… năm ………………………………….

Tại: …………………………………….

Biên bản được lập thành.... bản, mỗi bên giữ... bản.

Chúng tôi, những kiểm định viên thực hiện việc kiểm định thiết bị này hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác các nhận xét và đánh giá kết quả kiểm định ghi trong biên bản này.

 

CHỦ CƠ SỞ
Cam kết thực hiện đầy đủ, đúng hạn các kiến nghị
(ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(ký, ghi rõ họ, tên)

KIỂM ĐỊNH VIÊN
(ký, ghi rõ họ, tên)

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi