Quyết định 80/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 80/2007/QĐ-TTg

Quyết định 80/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:80/2007/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:01/06/2007Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quy trình vận hành hồ thuỷ điện - Ngày 01/6/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2007/QĐ-TTg ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hằng năm để phục vụ chống lũ và phát điện. Theo đó, trước khi hồ Hòa Bình, Tuyên Quang xả lũ mà dự kiến có thể làm dâng mực nước sông Đà tại thị xã Hòa Bình, mực nước sông Lô tại thị xã Tuyên Quang vượt quá mức quy định thì Giám đốc các Công ty thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang phải thông báo cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang biết trước từ 6 đến 10 giờ tính đến thời điểm mực nước đạt tới mức quy định (hồ Hòa Bình là +24 mét, hồ Tuyên Quang là +27 mét) để các tỉnh này có đủ thời gian sơ tán dân, đồng thời phải báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương… Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương có trách nhiệm tổ chức thường trực, theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ, tính toán các phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du và nâng cao hiệu quả phát điện… Chủ tịch UBND, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão các tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái và các tỉnh, thành phố có liên quan khi nhận được lệnh đóng, mở cửa xả các hồ chứa Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà phải triển khai ngay các biện pháp đối phó phù hợp với từng tình huống nhằm hạn chế tác hại do việc đóng, mở các cửa xả gây ra. Trước 15 giờ hằng ngày, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp thông tin cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương, Bộ Công nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Công ty thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà các số liệu, trị số khí tượng thủy văn thực đo, dự báo, báo cáo tình hình thời tiết 24 giờ qua và nhận định xu thế diễn biến thời tiết 48 giờ tới. Các Công ty thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà có trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương và Bộ Công nghiệp về trạng thái làm việc của công trình mỗi ngày một lần vào lúc 7 giờ sáng trong suốt mùa lũ. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện không đúng theo quy định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật… Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định 80/2007/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 80/2007/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 80/2007/QĐ-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 80/2007/QĐ-TTg ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 80/2007/QĐ-TTg NGÀY 01 THÁNG 06 NĂM 2007

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA THUỶ ĐIỆN

HOÀ BÌNH, TUYÊN QUANG, THÁC BÀ TRONG MÙA LŨ HÀNG NĂM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000 và Pháp lệnh Đê điều ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

QUY TRÌNH

VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH, TUYÊN QUANG, THÁC BÀ TRONG MÙA LŨ HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số  80/2007/QĐ-TTg  ngày 01 tháng  6  năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1:

NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Đảm bảo an toàn công trình
a) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối thủy điện Hòa Bình, chủ động đề phòng mọi bất trắc, với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 10.000 năm một lần không được để mực nước hồ Hòa Bình vượt mực nước gia cường ở cao trình 122 m;
b) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối thủy điện Tuyên Quang, chủ động đề phòng mọi bất trắc, với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm một lần, không được để mực nước hồ Tuyên Quang vượt mực nước gia cường ở cao trình 122,55 m;
c) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối thủy điện Thác Bà, chủ động đề phòng mọi bất trắc, với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 10.000 năm một lần, không được để mực nước hồ Thác Bà vượt mực nước gia cường ở cao trình 61 m.
Bổ sung
2. Đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du
a) Đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại 150 năm một lần tại Sơn Tây, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá 13,1 m;
b) Đảm bảo an toàn cho thủ đô Hà Nội với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại 250 năm một lần tại Sơn Tây, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá 13,4 m.
3. Đảm bảo an toàn phát điện
Trên cơ sở đảm bảo an toàn công trình và an toàn chống lũ cho hạ du, điều hành để cao trình mực nước các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà nằm trong phạm vi cho phép trong từng thời kỳ theo quy định của quy trình này.
Điều 2. Trong thời gian làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn chống lũ, việc vận hành các công trình xả sâu và xả mặt phải thực hiện theo quy trình vận hành công trình xả nhằm đảm bảo ổn định cho hệ thống công trình đầu mối và hạn chế tối đa thiệt hại đối với các công trình và sản xuất ở hạ du.

Điều 3. Các chỉ tiêu kỹ thuật được sử dụng để lập quy trình

1. Hồ Hòa Bình

- Cao trình mực nước dâng bình thường khi thủy điện

Sơn La chưa đưa vào sử dụng:                         117 m.

- Cao trình mực nước dâng gia cường:              122 m.

2. Hồ Tuyên Quang 

- Cao trình mực nước dâng bình thường:           120  m.

- Cao trình mực nước dâng gia cường:              122,55 m.

3. Hồ Thác Bà 

- Cao trình mực nước dâng bình thường:           58 m.

- Cao trình mực nước dâng gia cường:              61 m.

Bổ sung

Chương 2:

VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH, TUYÊN QUANG VÀ THÁC BÀ - ĐIỀU TIẾT CHỐNG LŨ

Điều 4. Để đảm bảo vừa chống lũ an toàn, vừa nâng cao hiệu ích phát điện, quy định 3 thời kỳ vận hành trong mùa lũ như sau:
1. Thời kỳ lũ sớm: từ 15 tháng 6 đến 15 tháng 7.
2. Thời kỳ lũ chính vụ: từ 16 tháng 7 đến 25 tháng 8.
3. Thời kỳ lũ muộn: từ 26 tháng 8 đến 15 tháng 9.
Điều 5. Điều tiết các hồ trong thời kỳ lũ sớm

1. Quy định về mực nước: cao trình mực nước trước lũ các hồ trong thời kỳ lũ sớm không được vượt quá quy định trong Bảng 5.1.

Bảng 5.1

 

Tên hồ

Hòa Bình

Tuyên Quang

Thác Bà

Cao trình mực nước (m)

98

105,2

56

 

2. Quy định về chế độ vận hành

a) Hồ Hòa Bình:

- Từ ngày 01 tháng 7 nếu không cắt lũ, bắt đầu điều tiết để đưa dần mực nước hồ về mực nước trước lũ của thời kỳ lũ chính vụ, sao cho đến ngày 16 tháng 7 mực nước hồ nằm trong phạm vi quy định tại Bảng 6.1;

- Khi dự báo mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt quá 10,5 m trong 24 giờ tới, được sử dụng dung tích hồ trong khoảng cao trình 98 m ÷ 102 m để cắt lũ, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá 10,5 m;

- Khi dự báo mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt quá 11,5 m trong 24 giờ tới, được sử dụng tiếp dung tích hồ trong khoảng cao trình 102 m ÷ 105 m để cắt lũ, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá 11,5 m.

Sau đỉnh lũ, khi mực nước sông Hồng tại trạm thuỷ văn Hà Nội xuống dưới mức 11 m, xả nước, đưa dần mực nước hồ về cao trình mực nước trước lũ thời kỳ lũ sớm.

b) Hồ Tuyên Quang: khi dự báo mực nước sông Lô tại thị xã Tuyên Quang vượt quá 26 m trong 24 giờ tới, được phép sử dụng dung tích hồ trong khoảng cao trình 105,2 m ÷ 113 m để cắt lũ, giữ mực nước sông Lô tại thị xã Tuyên Quang không vượt quá 27 m. Khi mực nước hồ đạt 113 m, được xả xuống hạ du lưu lượng bằng lưu lượng đến hồ. Sau đỉnh lũ, khi mực nước tại thị xã Tuyên Quang xuống dưới cao trình 26 m, xả nước, đưa mực nước hồ về cao trình 105,2 m.

c) Hồ Thác Bà: được sử dụng dung tích hồ trong khoảng cao trình         56 m ÷ 58 m để điều tiết lũ. Sau đỉnh lũ, xả nước, đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ.

Điều 6. Điều tiết các hồ trong thời kỳ lũ chính vụ

1. Quy định về mực nước: cao trình mực nước trước lũ các hồ trong thời kỳ lũ chính vụ không được vượt quá quy định trong Bảng 6.1.

Bảng 6.1

 

Tên hồ

Hòa Bình

Tuyên Quang

Thác Bà

Cao trình mực nước (m)

90 ÷ 94

105,2

56

 

2. Quy định về chế độ vận hành

a) Hồ Hòa Bình:

- Căn cứ nhận định tình hình thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi Trường, nếu thấy khả năng xuất hiện lũ có chu kỳ lặp lại trên 100 năm tại Sơn Tây, khi chưa tham gia cắt lũ, phải nhanh chóng đưa mực nước hồ về cao trình 90 m;

- Khi dự báo mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt 11,5 m trong 24 giờ tới, hồ Hoà Bình được sử dụng dung tích từ cao trình mực nước trước lũ đến cao trình mực nước 98 m để cắt lũ, giữ mức nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 11,50 m;

- Khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã vượt 11,5 m, dự báo trong 24 giờ tới lũ vẫn lên nhanh, tiếp tục cắt lũ, kết hợp với sự tham gia cắt lũ của các hồ Tuyên Quang và Thác Bà để giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,1 m, mực nước hồ không vượt quá cao trình 115 m;

- Khi dự báo mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt 13,1 m trong 24 giờ tới, hồ Hoà Bình tiếp tục phối hợp với các hồ Tuyên Quang và Thác Bà để cắt lũ, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4 m, mực nước hồ không vượt quá cao trình 117 m.

Sau đỉnh lũ, khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội xuống dưới 11,50 m, xả nước, đưa mực nước hồ về mức quy định tại Bảng 6.1.

Sau ngày 16 tháng 8, căn cứ nhận định tình hình thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu lũ chính vụ có khả năng kết thúc sớm, được Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương cho phép, dâng dần mực nước hồ nhưng không vượt quá cao trình 106 m.

b) Hồ Tuyên Quang: căn cứ nhận định tình hình thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi Trường, nếu không có khả năng xuất hiện lũ có chu kỳ lặp lại trên 100 năm tại Sơn Tây, vận hành hồ theo khoản 2 điểm b Điều 5.

Trường hợp Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định có khả năng xuất hiện lũ có chu kỳ lặp lại trên 100 năm tại Sơn Tây, đưa hồ về cao trình mực nước trước lũ và vận hành như sau: khi dự báo trong 24 giờ tới mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 12,0 m, mực nước hồ Hòa Bình vượt cao trình 102 m hoặc trong trường hợp mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 12,8 m, hồ Tuyên Quang bắt đầu tham gia cắt lũ để cùng hồ Hoà Bình và hồ Thác Bà giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4 m. Sau đỉnh lũ, khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội xuống dưới cao trình 12,0 m, xả nước, đưa mực nước hồ về mức quy định trong Bảng 6.1

Sau ngày 16 tháng 8, căn cứ nhận định tình hình thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên Môi trường, nếu lũ chính vụ có khả năng kết thúc sớm, được Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương cho phép, dâng dần mực nước hồ lên cao trình 113 m.

c) Hồ Thác Bà: khi dự báo trong 24 giờ tới mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 13,1 m, hồ Thác Bà bắt đầu tham gia cắt lũ để cùng hồ Hòa Bình và Tuyên Quang giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4 m, mực nước hồ không vượt quá cao trình 58 m. Sau đỉnh lũ, khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội xuống dưới cao trình 13,1 m, xả nước, đưa mực nước hồ về mức quy định trong Bảng 6.1

Sau ngày 16 tháng 8, căn cứ nhận định tình hình thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu lũ chính vụ có khả năng kết thúc sớm, được Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương cho phép, dâng dần mực nước hồ lên cao trình mực nước dâng bình thường.

Điều 7. Điều tiết các hồ trong thời kỳ lũ muộn
1) Hồ Hòa Bình:
a) Căn cứ nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mùa lũ có khả năng kết thúc sớm, hồ được phép tích dần lên cao trình mực nước dâng bình thường (+117 m);
b) Khi mực nước hồ đã ở cao trình 117 m, nếu xẩy ra lũ muộn, được xả xuống hạ du lưu lượng bằng lưu lượng đến, giữ mực nước hồ không vượt quá 117,3 m.
2) Hồ Tuyên Quang:
a) Căn cứ nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mùa lũ có khả năng kết thúc sớm, hồ được phép tích dần lên cao trình mực nước dâng bình thường (+120 m);
b) Khi mực nước hồ đã ở cao trình 120 m, nếu xẩy ra lũ muộn, được xả xuống hạ du lưu lượng bằng lưu lượng đến, giữ mực nước hồ không vượt quá 120 m.
3) Hồ Thác Bà
Khi mực nước hồ đã ở cao trình 58 m, nếu xẩy ra lũ muộn, được xả xuống hạ du lưu lượng bằng lưu lượng đến, giữ mực nước hồ không vượt quá 58 m.
Bổ sung
Điều 8. Khi các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà đã tính đến mức nước dâng bình thường hoặc chưa đạt mức nước dâng bình thường khi lưu lượng đến được cắt hoàn toàn mà dự báo lũ còn tiếp tục lên, mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ vượt 13,4 m, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công bố lệnh báo động khẩn cấp về lũ lụt, thực hiện phân, chậm lũ theo Nghị định số 62/1999/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ.
Điều 9. Vận hành đảm bảo an toàn công trình
1. Vận hành đảm bảo an toàn công trình thuỷ điện Hòa Bình.
Khi mực nước hồ Hòa Bình đã ở mức 117 m mà dự báo lũ sông Đà tiếp tục lên, mực nước hồ có thể vượt cao trình 117,3 m, bắt đầu chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình: mở dần hoặc mở liên tiếp các cửa xả sâu, xả mặt để khi mực nước hồ đạt cao trình 117,3 m, toàn bộ các cửa xả sâu, xả mặt, các cửa van cửa lấy nước đã được mở hết.
Việc mở các cửa xả phải tiến hành lần lượt để tổng lưu lượng xả xuống hạ du không được lớn hơn tổng lưu lượng đến hồ cộng trừ sai số lưu lượng xả của một cửa xả sâu.
2. Vận hành đảm bảo an toàn công trình thuỷ điện Tuyên Quang
Khi mực nước hồ Tuyên Quang đã ở mức 120 m mà dự báo lũ sông Gâm tiếp tục lên, mực nước hồ có thể vượt 120,5 m, bắt đầu chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình: mở dần hoặc mở liên tiếp các cửa xả sâu, xả mặt để khi mực nước hồ đạt cao trình 120,5 m, toàn bộ các cửa xả sâu, xả mặt và các cửa van cửa lấy nước đã được mở hết.
Việc mở các cửa xả phải tiến hành lần lượt để tổng lưu lượng xả xuống hạ du không được lớn hơn tổng của lưu lượng đến hồ cộng trừ sai số lưu lượng xả của một cửa xả sâu.
3. Vận hành đảm bảo an toàn công trình Thác Bà
Khi mực nước hồ Thác Bà đã ở mức 58 m mà dự báo lũ sông Chảy tiếp tục lên, mực nước hồ có thể vượt 59,6 m, bắt đầu chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình, mở dần các cửa đập tràn, các cửa van cửa lấy nước để khi mực nước hồ đạt cao trình 59,6 m, toàn bộ các cửa xả của tràn và các cửa van cửa lấy nước đã được mở hết.
Việc mở các cửa xả phải tiến hành lần lượt để tổng lưu lượng xả xuống hạ du không được lớn hơn lưu lượng đến hồ.
Điều 10. Phối hợp giữa các hồ trong việc điều tiết đảm bảo chống lũ và phát điện
1. Thời kỳ lũ chính vụ, hồ Hoà Bình bắt đầu điều tiết chống lũ cho hạ du khi dự báo mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 11,5 m. Hồ Tuyên Quang tham gia điều tiết chống lũ cho hạ du khi dự báo trong 24 giờ tới mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 12,0 m và mực nước hồ Hòa Bình vượt cao trình 102 m; hoặc khi mực nước tại Hà Nội vượt cao trình 12,8 m. Hồ Thác Bà tham gia điều tiết chống lũ cho hạ du khi dự báo trong 24 giờ tới mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 13,1 m.
2. Để tránh thiệt hại đến công trình đầu mối, công trình đê điều, phương tiện giao thông thủy, sạt lở bờ sông và ảnh hưởng sản xuất của nhân dân ở hạ du, quy định việc vận hành xả lũ các hồ như sau:
a) Hồ Hoà Bình đóng mở 6 cửa xả đầu, mỗi cửa cách nhau 6 giờ, các cửa tiếp theo có thể đóng mở nhanh hơn. Đối với thời kỳ xả hiệu chỉnh vào cuối mùa lũ, cho phép thời gian đóng mở cửa xả cuối cùng nhanh hơn, tùy theo lưu lượng đến hồ;
b) Hồ Tuyên Quang đóng mở 4 cửa xả đầu mỗi cửa cách nhau 6 giờ, các cửa tiếp theo có thể đóng mở nhanh hơn.
3. Khi xả lũ đảm bảo an toàn công trình, thời gian đóng mở các cửa xả thực hiện theo quy định thao tác của thiết bị.
4. Trước ngày 25 tháng 6, do yêu cầu cắt lũ tiểu mãn nhằm bảo vệ sản xuất và các công trình đang xây dựng ở hạ du:
a) Hồ Hoà Bình không xả xuống hạ du lưu lượng lớn hơn 4.000 m3/s. Nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn 4.000 m3/s, được phép dâng mực nước hồ đến cao trình 102 m, sau đó xả xuống hạ du bằng lưu lượng đến hồ. Khi mực nước hồ đã đạt đến cao trình 102 m mà lưu lượng về hồ vẫn lớn hơn 4.000 m3/s phải báo cáo với Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để xử lý kịp thời;
b) Hồ Tuyên Quang không xả xuống hạ du lưu lượng lớn hơn 1.500 m3/s. Nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn 1.500 m3/s, được phép dâng mực nước hồ đến cao trình 113 m sau đó xả xuống hạ du bằng lưu lượng đến hồ. Khi mực nước hồ đã đạt đến cao trình 113 m mà lưu lượng về hồ vẫn lớn hơn 1.500 m3/s phải báo cáo với Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để xử lý kịp thời.
Khi lưu lượng đến các hồ giảm, xả nước đưa mực nước các hồ về mức quy định trong Bảng 5.1.

Chương 3:

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA ĐỂ CẮT LŨ

Điều 11. Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương
1. Tổ chức thường trực, theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ, tính toán các phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du và nâng cao hiệu quả phát điện.
2. Kiểm tra, giám sát việc vận hành các hồ thủy điện cắt lũ cho hạ du theo lệnh, đồng thời chỉ đạo công tác phòng, chống lũ lụt và xử lý các tình huống có ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống đê điều ở hạ du.
3. Trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Công nghiệp
1. Kiểm tra, giám sát Công ty thủy điện Hoà Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang, Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện lệnh vận hành của Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương.
2. Trước khi các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để chỉ đạo chống lũ cho hạ du.
Bổ sung
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo công tác dự báo, cảnh báo và cung cấp số liệu khí tượng, thủy văn cho các Công ty thủy điện Hoà Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang, Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công nghiệp và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương theo quy định của quy trình này.
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho công trình đê điều.
2. Theo dõi phát hiện các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống đê sông Hồng, báo cáo kịp thời Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để xử lý.
1. Giám đốc Công ty thủy điện Hoà Bình, Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà và Giám đốc Công ty thuỷ điện Tuyên Quang có trách nhiệm thực hiện lệnh vận hành công trình của Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương theo quy định trong quy trình này.
2. Trường hợp xảy ra những tình huống bất thường, không thực hiện được theo đúng lệnh vận hành, Giám đốc Công ty thủy điện Hoà Bình, Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà và Giám đốc Công ty thủy điện Tuyên Quang phải báo cáo ngay với Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để chỉ đạo xử lý và báo cáo Bộ Công nghiệp.
3. Lệnh mở thêm cửa xả của hồ Hòa Bình khi mực nước tại trạm thủy văn Hoà Bình vượt cao trình +24 m phải được thông báo cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Hoà Bình.
4. Lệnh mở thêm cửa xả của hồ Tuyên Quang khi mực nước tại trạm thủy văn Tuyên Quang vượt cao trình + 27 m phải được thông báo cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Tuyên Quang.
Bổ sung
Điều 16. Trách nhiệm về an toàn các công trình
1. Lệnh vận hành hồ Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà điều tiết lũ nếu trái với các quy định trong quy trình này, dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình đê điều, thuỷ lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Việc thực hiện sai lệnh vận hành dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình đê điều, thuỷ lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì Giám đốc Công ty thuỷ điện Hoà Bình, Giám đốc Công ty thủy điện Tuyên Quang và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Trong quá trình vận hành công trình nếu phát hiện có nguy cơ xẩy ra sự cố công trình đầu mối, đòi hỏi phải điều chỉnh tức thời thì Giám đốc Công ty thủy điện Hoà Bình, Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà và Giám đốc Công ty thuỷ điện Tuyên Quang có trách nhiệm báo cáo sự cố, đề xuất phương án khắc phục với Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão Trung ương để xử lý, đồng thời báo cáo Bộ Công nghiệp.
4. Nếu phát hiện sự cố đê điều ở hạ du thì Cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão có trách nhiệm báo cáo sự cố, đề xuất phương án khắc phục với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để chỉ đạo điều chỉnh chế độ vận hành.
5. Từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 15 tháng 6 hàng năm là thời kỳ tổng kiểm tra trước mùa lũ. Giám đốc Công ty thủy điện Hoà Bình, Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà và Giám đốc Công ty thuỷ điện Tuyên Quang có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các trang thiết bị, các hạng mục công trình, và tiến hành sửa chữa để đảm bảo vận hành theo chế độ làm việc quy định, đồng thời báo cáo kết quả về Bộ Công nghiệp và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để theo dõi chỉ đạo.
Trường hợp có sự cố công trình và trang thiết bị, không thể sửa chữa xong trước ngày 15 tháng 6, phải báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp để xử lý, đồng thời báo cáo với Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để theo dõi chỉ đạo.
Việc quy kết trách nhiệm về sự mất an toàn của công trình nêu trong các điểm 1, 2, 3, 4 và 5 do cơ quan Thanh tra Chính phủ xem xét và kết luận.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão các tỉnh, thành phố
Khi nhận được lệnh đóng, mở cửa xả các hồ chứa Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Hoà Bình, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Yên Bái và các tỉnh, thành phố có liên quan phải triển khai ngay các biện pháp đối phó phù hợp với từng tình huống nhằm hạn chế tác hại do việc đóng, mở các cửa xả gây ra.
Điều 18. Chế độ và phương thức thông tin, báo cáo vận hành công trình
1. Trước khi hồ Hoà Bình xả lũ, dự kiến có thể làm dâng mực nước sông Đà tại Thị xã Hoà Bình vượt cao trình +24,0 m, thì Giám đốc Công ty thủy điện Hoà Bình phải thông báo cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Hoà Bình biết trước từ 6 đến 10 giờ, tính đến thời điểm mực nước lũ đạt tới cao trình +24,0 m để tỉnh Hoà Bình có đủ thời gian sơ tán dân, đồng thời phải báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương.
2. Trước khi hồ Tuyên Quang xả lũ, dự kiến có thể làm dâng mực nước sông Lô tại Thị xã Tuyên Quang vượt cao trình +27,0 m thì Giám đốc Công ty thủy điện Tuyên Quang phải thông báo cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Tuyên Quang biết trước từ 6 đến 10 giờ tính đến thời điểm mực nước lũ đạt tới cao trình +27,0 m, để tỉnh Tuyên Quang có đủ thời gian sơ tán dân, đồng thời phải báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương.
3. Việc thông báo lệnh thao tác cửa xả của nhà máy thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đến Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng của việc thay đổi cửa xả của nhà máy thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà do Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương thực hiện.
4. Các lệnh, ý kiến chỉ đạo, kiến nghị, trao đổi có liên quan đến việc điều hành và cắt lũ của các hồ Hoà Bình, Tuyên Quang và Thác Bà đều phải thực hiện bằng văn bản.
Lệnh vận hành công trình được gửi qua fax cho Công ty thuỷ điện Hòa Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang, Công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà và các cơ quan liên quan, sau đó văn bản gốc được gửi để theo dõi đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.
Thời gian ban hành lệnh thao tác các cửa xả phải đảm bảo để Công ty thủy điện Hòa Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang, Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà nhận được ít nhất trước 2 giờ tính đến thời điểm thực hiện.
Bổ sung
Điều 19. Trách nhiệm về cung cấp thông tin, số liệu
Để phục vụ cho việc tính toán và lựa chọn phương án vận hành hợp lý các hồ điều tiết lũ, các cơ quan sau đây có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
1. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường: cung cấp cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương, Bộ Công nghiệp, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam và các Công ty thủy điện Hòa Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang, Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà các số liệu sau:
a) Các trị số khí tượng thủy văn thực đo: số liệu mưa, mực nước của toàn bộ mạng quan trắc thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Đáy trong 24 giờ qua;
b) Các trị số khí tượng thủy văn dự báo:
- Số liệu mực nước trước 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ, 36 giờ và 48 giờ của các trạm Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ, Vụ Quang, Sơn Tây, Hà Nội, Đáp Cầu, Phủ Lạng Thương, Lục Nam, Phả Lại;
- Dự báo mực nước hồ và lưu lượng đến hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ và 48 giờ tới.
c) Báo cáo tình hình thời tiết 24 giờ qua và nhận định xu thế diễn biến thời tiết 48 giờ tới, trước 15 giờ hàng ngày;
d) Nhận định về xu thế dòng chảy trung hạn trước 5 - 10 ngày:
- Dòng chảy đến các hồ chứa Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà;
- Mực nước, lưu lượng tại các trạm: Hàm Yên, Tuyên Quang trên sông Lô; Yên Bái, Phú Thọ trên sông Thao; Sơn Tây, Hà Nội trên sông Hồng;
- Nhận định về khả năng xuất hiện lũ lớn với tần suất trên 100 năm tại Sơn Tây.
đ) Các bản tin dự báo, nhận định xu thế phải được cấp mỗi ngày một lần khi mực nước tại Hà Nội dưới +10,50 m, mỗi ngày hai lần khi mực nước tại Hà Nội từ +10,50 m trở lên.
e) Biểu khai toán Q=f(H) trung bình nhiều năm của các trạm Tạ Bú, Yên Bái, Tuyên Quang, Vụ Quang, Hoà Bình, Sơn Tây, Hà Nội.
Việc cung cấp các thông tin trên, được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
- Bằng fax;
- Chuyển bản tin bằng liên lạc;
- Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;
- Thông tin trực tiếp qua điện thoại.
2. Các Công ty thủy điện Hoà Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang và Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà:
a) Báo cáo cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương, Bộ Công nghiệp và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương các số liệu của tất cả các lần quan trắc đo đạc trong suốt thời gian làm nhiệm vụ điều tiết chống lũ:
- Mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu các hồ;
- Lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả, lưu lượng tháo qua tuốc bin;
- Dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ, theo lưu lượng đến hồ.
b) Báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương và Bộ Công nghiệp về trạng thái làm việc của công trình mỗi ngày một lần vào lúc 7 giờ sáng trong suốt mùa lũ./.

PHỤ LỤC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH, TUYÊN QUANG, THÁC BÀ TRONG MÙA LŨ HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 80/2007/QĐ-TTg  ngày 01 tháng  6  năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Lũ tần suất xuất hiện 150 năm dạng 1969

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

21434

5346

2211

39244

W20 ngày(tỷ m3)

20,460

3,790

1,600

37,770

 

 

2. Lũ tần suất xuất hiện 150 năm dạng 1971

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

17045

6570

3781

39224

W20 ngày(tỷ m3)

15,150

4,150

2,490

37,960

 

 

3. Lũ tần suất xuất hiện 150 năm dạng 1996

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

27800

4104

2140

39045

W20 ngày(tỷ m3)

22,340

3,480

1,560

40,190

 

 

4. Lũ tần suất xuất hiện 250 năm dạng 1969

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

24719

4667

2084

42810

W20 ngày(tỷ m3)

22,620

3,430

1,510

41,230

 

 

5. Lũ tần suất xuất hiện 250 năm dạng 1971

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

19316

6602

4207

43085

W20 ngày(tỷ m3)

17,860

4,990

2,770

41,520

 

 

6. Lũ tần suất xuất hiện 250 năm dạng 1996

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

30100

5301

2399

43259

W20 ngày(tỷ m3)

24,250

4,480

1,740

43,900

 

   

7. Lũ tần suất xuất hiện 10000 năm tai Hồ Hoà Bình, Tuyên Quang và Thác Bà

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

48597

7955

3536

62415

W20 ngày(tỷ m3)

34,460

5,490

2,500

61,140

 

 

8. Lũ tần suất xuất hiện 5000 năm tại Hồ Hoà Bình, Tuyên Quang và Thác Bà

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

20400

14231

7400

57000

W20 ngày(tỷ m3)

16,400

8,600

3,480

53,000



 
 
Quyết định 80/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm
Quyết định 80/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm
Quyết định 80/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 80/2007/QĐ-TTg NGÀY 01 THÁNG 06 NĂM 2007

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA THUỶ ĐIỆN

HOÀ BÌNH, TUYÊN QUANG, THÁC BÀ TRONG MÙA LŨ HÀNG NĂM

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000 và Pháp lệnh Đê điều ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

   THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng


 

QUY TRÌNH

Vận hành liên hồ chứa các công trình thủy điện

Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm

(Ban hành kèm theo Quyết định số  80/2007/QĐ-TTg

 ngày 01 tháng  6  năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

­­­­­­­­­

 

Chương I

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 15 tháng 9 hàng năm, các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà phải điều tiết để phục vụ chống lũ và phát điện theo nội dung sau:

1. Đảm bảo an toàn công trình

a) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối thủy điện Hòa Bình, chủ động đề phòng mọi bất trắc, với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 10.000 năm một lần không được để mực nước hồ Hòa Bình vượt mực nước gia cường ở cao trình 122 m;

b) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối thủy điện Tuyên Quang, chủ động đề phòng mọi bất trắc, với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm một lần, không được để mực nước hồ Tuyên Quang vượt mực nước gia cường ở cao trình 122,55 m;

c) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối thủy điện Thác Bà, chủ động đề phòng mọi bất trắc, với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 10.000 năm một lần, không được để mực nước hồ Thác Bà vượt mực nước gia cường ở cao trình 61 m.

2. Đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du

a) Đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại 150 năm một lần tại Sơn Tây, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá 13,1 m;

b) Đảm bảo an toàn cho thủ đô Hà Nội với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại 250 năm một lần tại Sơn Tây, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá 13,4 m. 

3. Đảm bảo an toàn phát điện

Trên cơ sở đảm bảo an toàn công trình và an toàn chống lũ cho hạ du, điều hành để cao trình mực nước các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà nằm trong phạm vi cho phép trong từng thời kỳ theo quy định của quy trình này.

Điều 2. Trong thời gian làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn chống lũ, việc vận hành các công trình xả sâu và xả mặt phải thực hiện theo quy trình vận hành công trình xả nhằm đảm bảo ổn định cho hệ thống công trình đầu mối và hạn chế tối đa thiệt hại đối với các công trình và sản xuất ở hạ du.

Điều 3. Các chỉ tiêu kỹ thuật được sử dụng để lập quy trình

1. Hồ Hòa Bình

- Cao trình mực nước dâng bình thường khi thủy điện

Sơn La chưa đưa vào sử dụng:                            117 m.

- Cao trình mực nước dâng gia cường:                 122 m.

2. Hồ Tuyên Quang 

- Cao trình mực nước dâng bình thường:  120  m.

- Cao trình mực nước dâng gia cường:                 122,55 m.

3. Hồ Thác Bà 

- Cao trình mực nước dâng bình thường:  58 m.

- Cao trình mực nước dâng gia cường:                 61 m.

 

Chương II

VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH,

 TUYÊN QUANG VÀ THÁC BÀ - ĐIỀU TIẾT CHỐNG LŨ

Điều 4. Để đảm bảo vừa chống lũ an toàn, vừa nâng cao hiệu ích phát điện, quy định 3 thời kỳ vận hành trong mùa lũ như sau:

1. Thời kỳ lũ sớm: từ 15 tháng 6 đến 15 tháng 7.

2. Thời kỳ lũ chính vụ: từ 16 tháng 7 đến 25 tháng 8.

3. Thời kỳ lũ muộn: từ 26 tháng 8 đến 15 tháng 9.

Điều 5. Điều tiết các hồ trong thời kỳ lũ sớm

1. Quy định về mực nước: cao trình mực nước trước lũ các hồ trong thời kỳ lũ sớm không được vượt quá quy định trong Bảng 5.1.

Bảng 5.1

 

Tên hồ

Hòa Bình

Tuyên Quang

Thác Bà

Cao trình mực nước (m)

98

105,2

56

2. Quy định về chế độ vận hành

a) Hồ Hòa Bình:

- Từ ngày 01 tháng 7 nếu không cắt lũ, bắt đầu điều tiết để đưa dần mực nước hồ về mực nước trước lũ của thời kỳ lũ chính vụ, sao cho đến ngày 16 tháng 7 mực nước hồ nằm trong phạm vi quy định tại Bảng 6.1;

- Khi dự báo mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt quá 10,5 m trong 24 giờ tới, được sử dụng dung tích hồ trong khoảng cao trình 98 m ÷ 102 m để cắt lũ, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá 10,5 m;

- Khi dự báo mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt quá 11,5 m trong 24 giờ tới, được sử dụng tiếp dung tích hồ trong khoảng cao trình 102 m ÷ 105 m để cắt lũ, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá 11,5 m.

Sau đỉnh lũ, khi mực nước sông Hồng tại trạm thuỷ văn Hà Nội xuống dưới mức 11 m, xả nước, đưa dần mực nước hồ về cao trình mực nước trước lũ thời kỳ lũ sớm.

b) Hồ Tuyên Quang: khi dự báo mực nước sông Lô tại thị xã Tuyên Quang vượt quá 26 m trong 24 giờ tới, được phép sử dụng dung tích hồ trong khoảng cao trình 105,2 m ÷ 113 m để cắt lũ, giữ mực nước sông Lô tại thị xã Tuyên Quang không vượt quá 27 m. Khi mực nước hồ đạt 113 m, được xả xuống hạ du lưu lượng bằng lưu lượng đến hồ. Sau đỉnh lũ, khi mực nước tại thị xã Tuyên Quang xuống dưới cao trình 26 m, xả nước, đưa mực nước hồ về cao trình 105,2 m.

c) Hồ Thác Bà: được sử dụng dung tích hồ trong khoảng cao trình 56 m ÷ 58 m để điều tiết lũ. Sau đỉnh lũ, xả nước, đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ.

Điều 6. Điều tiết các hồ trong thời kỳ lũ chính vụ

1. Quy định về mực nước: cao trình mực nước trước lũ các hồ trong thời kỳ lũ chính vụ không được vượt quá quy định trong Bảng 6.1.

Bảng 6.1

 

Tên hồ

Hòa Bình

Tuyên Quang

Thác Bà

Cao trình mực nước (m)

90 ÷ 94

105,2

56

2. Quy định về chế độ vận hành

a) Hồ Hòa Bình:

- Căn cứ nhận định tình hình thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi Trường, nếu thấy khả năng xuất hiện lũ có chu kỳ lặp lại trên 100 năm tại Sơn Tây, khi chưa tham gia cắt lũ, phải nhanh chóng đưa mực nước hồ về cao trình 90 m;

- Khi dự báo mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt 11,5 m trong 24 giờ tới, hồ Hoà Bình được sử dụng dung tích từ cao trình mực nước trước lũ đến cao trình mực nước 98 m để cắt lũ, giữ mức nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 11,50 m;

- Khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã vượt 11,5 m, dự báo trong 24 giờ tới lũ vẫn lên nhanh, tiếp tục cắt lũ, kết hợp với sự tham gia cắt lũ của các hồ Tuyên Quang và Thác Bà để giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,1 m, mực nước hồ không vượt quá cao trình 115 m;

- Khi dự báo mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt 13,1 m trong 24 giờ tới, hồ Hoà Bình tiếp tục phối hợp với các hồ Tuyên Quang và Thác Bà để cắt lũ, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4 m, mực nước hồ không vượt quá cao trình 117 m.

Sau đỉnh lũ, khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội xuống dưới 11,50 m, xả nước, đưa mực nước hồ về mức quy định tại Bảng 6.1.

Sau ngày 16 tháng 8, căn cứ nhận định tình hình thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu lũ chính vụ có khả năng kết thúc sớm, được Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương cho phép, dâng dần mực nước hồ nhưng không vượt quá cao trình 106 m.

b) Hồ Tuyên Quang: căn cứ nhận định tình hình thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi Trường, nếu không có khả năng xuất hiện lũ có chu kỳ lặp lại trên 100 năm tại Sơn Tây, vận hành hồ theo khoản 2 điểm b Điều 5.

Trường hợp Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định có khả năng xuất hiện lũ có chu kỳ lặp lại trên 100 năm tại Sơn Tây, đưa hồ về cao trình mực nước trước lũ và vận hành như sau: khi dự báo trong 24 giờ tới mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 12,0 m, mực nước hồ Hòa Bình vượt cao trình 102 m hoặc trong trường hợp mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 12,8 m, hồ Tuyên Quang bắt đầu tham gia cắt lũ để cùng hồ Hoà Bình và hồ Thác Bà giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4 m. Sau đỉnh lũ, khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội xuống dưới cao trình 12,0 m, xả nước, đưa mực nước hồ về mức quy định trong Bảng 6.1

Sau ngày 16 tháng 8, căn cứ nhận định tình hình thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên Môi trường, nếu lũ chính vụ có khả năng kết thúc sớm, được Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương cho phép, dâng dần mực nước hồ lên cao trình 113 m.

c) Hồ Thác Bà: khi dự báo trong 24 giờ tới mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 13,1 m, hồ Thác Bà bắt đầu tham gia cắt lũ để cùng hồ Hòa Bình và Tuyên Quang giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4 m, mực nước hồ không vượt quá cao trình 58 m. Sau đỉnh lũ, khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội xuống dưới cao trình 13,1 m, xả nước, đưa mực nước hồ về mức quy định trong Bảng 6.1

Sau ngày 16 tháng 8, căn cứ nhận định tình hình thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu lũ chính vụ có khả năng kết thúc sớm, được Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương cho phép, dâng dần mực nước hồ lên cao trình mực nước dâng bình thường.

Điều 7. Điều tiết các hồ trong thời kỳ lũ muộn

1) Hồ Hòa Bình:

a) Căn cứ nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mùa lũ có khả năng kết thúc sớm, hồ được phép tích dần lên cao trình mực nước dâng bình thường (+117 m);

b) Khi mực nước hồ đã ở cao trình 117 m, nếu xẩy ra lũ muộn, được xả xuống hạ du lưu lượng bằng lưu lượng đến, giữ mực nước hồ không vượt quá 117,3 m.

2) Hồ Tuyên Quang:

a) Căn cứ nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mùa lũ có khả năng kết thúc sớm, hồ được phép tích dần lên cao trình mực nước dâng bình thường (+120 m);

b) Khi mực nước hồ đã ở cao trình 120 m, nếu xẩy ra lũ muộn, được xả xuống hạ du lưu lượng bằng lưu lượng đến, giữ mực nước hồ không vượt quá 120 m.

3) Hồ Thác Bà

Khi mực nước hồ đã ở cao trình 58 m, nếu xẩy ra lũ muộn, được xả xuống hạ du lưu lượng bằng lưu lượng đến, giữ mực nước hồ không vượt quá 58 m.

Điều 8. Khi các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà đã tính đến mức nước dâng bình thường hoặc chưa đạt mức nước dâng bình thường khi lưu lượng đến được cắt hoàn toàn mà dự báo lũ còn tiếp tục lên, mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ vượt 13,4 m, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công bố lệnh báo động khẩn cấp về lũ lụt, thực hiện phân, chậm lũ theo Nghị định số 62/1999/NĐ-CP     ngày 31 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ. 

Điều 9. Vận hành đảm bảo an toàn công trình

1. Vận hành đảm bảo an toàn công trình thuỷ điện Hòa Bình.

Khi mực nước hồ Hòa Bình đã ở mức 117 m mà dự báo lũ sông Đà tiếp tục lên, mực nước hồ có thể vượt cao trình 117,3 m, bắt đầu chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình: mở dần hoặc mở liên tiếp các cửa xả sâu, xả mặt để khi mực nước hồ đạt cao trình 117,3 m, toàn bộ các cửa xả sâu, xả mặt, các cửa van cửa lấy nước đã được mở hết.

Việc mở các cửa xả phải tiến hành lần lượt để tổng lưu lượng xả xuống hạ du không được lớn hơn tổng lưu lượng đến hồ cộng trừ sai số lưu lượng xả của một cửa xả sâu.

2. Vận hành đảm bảo an toàn công trình thuỷ điện Tuyên Quang

Khi mực nước hồ Tuyên Quang đã ở mức 120 m mà dự báo lũ sông Gâm tiếp tục lên, mực nước hồ có thể vượt 120,5 m, bắt đầu chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình: mở dần hoặc mở liên tiếp các cửa xả sâu, xả mặt để khi mực nước hồ đạt cao trình 120,5 m, toàn bộ các cửa xả sâu, xả mặt và các cửa van cửa lấy nước đã được mở hết.

Việc mở các cửa xả phải tiến hành lần lượt để tổng lưu lượng xả xuống hạ du không được lớn hơn tổng của lưu lượng đến hồ cộng trừ sai số lưu lượng xả của một cửa xả sâu.

3. Vận hành đảm bảo an toàn công trình Thác Bà

Khi mực nước hồ Thác Bà  đã ở mức 58 m mà dự báo lũ sông Chảy tiếp tục lên, mực nước hồ có thể vượt 59,6 m, bắt đầu chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình, mở dần các cửa đập tràn, các cửa van cửa lấy nước để khi mực nước hồ đạt cao trình 59,6 m, toàn bộ các cửa xả của tràn và các cửa van cửa lấy nước đã được mở hết.

Việc mở các cửa xả phải tiến hành lần lượt để tổng lưu lượng xả xuống hạ du  không được lớn hơn lưu lượng đến hồ.

Điều 10. Phối hợp giữa các hồ trong việc điều tiết đảm bảo chống lũ và phát điện

1. Thời kỳ lũ chính vụ, hồ Hoà Bình bắt đầu điều tiết chống lũ cho hạ du khi dự báo mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 11,5 m. Hồ Tuyên Quang tham gia điều tiết chống lũ cho hạ du khi dự báo trong 24 giờ tới mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 12,0 m và mực nước hồ Hòa Bình vượt cao trình 102 m; hoặc khi mực nước tại Hà Nội vượt cao trình 12,8 m. Hồ Thác Bà tham gia điều tiết chống lũ cho hạ du khi dự báo trong 24 giờ tới mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 13,1 m.

2. Để tránh thiệt hại đến công trình đầu mối, công trình đê điều, phương tiện giao thông thủy, sạt lở bờ sông và ảnh hưởng sản xuất của nhân dân ở hạ du, quy định việc vận hành xả lũ các hồ như sau:

a) Hồ Hoà Bình đóng mở 6 cửa xả đầu, mỗi cửa cách nhau 6 giờ, các cửa tiếp theo có thể đóng mở nhanh hơn. Đối với thời kỳ xả hiệu chỉnh vào cuối mùa lũ, cho phép thời gian đóng mở cửa xả cuối cùng nhanh hơn, tùy theo lưu lượng đến hồ;

b) Hồ Tuyên Quang đóng mở 4 cửa xả đầu mỗi cửa cách nhau 6 giờ, các cửa tiếp theo có thể đóng mở nhanh hơn.

3. Khi xả lũ đảm bảo an toàn công trình, thời gian đóng mở các cửa xả thực hiện theo quy định thao tác của thiết bị.

4. Trước ngày 25 tháng 6, do yêu cầu cắt lũ tiểu mãn nhằm bảo vệ sản xuất và các công trình đang xây dựng ở hạ du:

a) Hồ Hoà Bình không xả xuống hạ du lưu lượng lớn hơn 4.000 m3/s. Nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn 4.000 m3/s, được phép dâng mực nước hồ đến cao trình 102 m, sau đó xả xuống hạ du bằng lưu lượng đến hồ. Khi mực nước hồ đã đạt đến cao trình 102 m mà lưu lượng về hồ vẫn lớn hơn 4.000 m3/s phải báo cáo với Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để xử lý kịp thời;

b) Hồ Tuyên Quang không xả xuống hạ du lưu lượng lớn hơn 1.500 m3/s. Nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn 1.500 m3/s, được phép dâng mực nước hồ đến cao trình 113 m sau đó xả xuống hạ du bằng lưu lượng đến hồ. Khi mực nước hồ đã đạt đến cao trình 113 m mà lưu lượng về hồ vẫn lớn hơn 1.500 m3/s phải báo cáo với Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để xử lý kịp thời.

Khi lưu lượng đến các hồ giảm, xả nước đưa mực nước các hồ về mức quy định trong Bảng 5.1.

 

Chương III

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM

VÀ TỔ CHỨC VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA ĐỂ CẮT LŨ

Điều 11. Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương

1. Tổ chức thường trực, theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ, tính toán các phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du và nâng cao hiệu quả phát điện.

2. Kiểm tra, giám sát việc vận hành các hồ thủy điện cắt lũ cho hạ du theo lệnh, đồng thời chỉ đạo công tác phòng, chống lũ lụt và xử lý các tình huống có ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống đê điều ở hạ du.

3. Trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Công nghiệp

1. Kiểm tra, giám sát Công ty thủy điện Hoà Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang, Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện lệnh vận hành của Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương.  

2. Trước khi các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để chỉ đạo chống lũ cho hạ du.

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chỉ đạo công tác dự báo, cảnh báo và cung cấp số liệu khí tượng, thủy văn cho các Công ty thủy điện Hoà Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang, Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công nghiệp và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương theo quy định của quy trình này.

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho công trình đê điều.

2. Theo dõi phát hiện các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống đê sông Hồng, báo cáo kịp thời Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để xử lý.

Điều 15. Trách nhiệm của Giám đốc Công ty thủy điện Hoà Bình, Công ty thuỷ điện Tuyên Quang và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà 

1. Giám đốc Công ty thủy điện Hoà Bình, Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà và Giám đốc Công ty thuỷ điện Tuyên Quang có trách nhiệm thực hiện lệnh vận hành công trình của Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương theo quy định trong quy trình này.

2. Trường hợp xảy ra những tình huống bất thường, không thực hiện được theo đúng lệnh vận hành, Giám đốc Công ty thủy điện Hoà Bình, Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà và Giám đốc Công ty thủy điện Tuyên Quang phải báo cáo ngay với Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để chỉ đạo xử lý và báo cáo Bộ Công nghiệp.

3. Lệnh mở thêm cửa xả của hồ Hòa Bình khi mực nước tại trạm thủy văn Hoà Bình vượt cao trình +24 m phải được thông báo cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Hoà Bình.

4. Lệnh mở thêm cửa xả của hồ Tuyên Quang  khi mực nước tại trạm thủy văn Tuyên Quang vượt cao trình + 27 m phải được thông báo cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Tuyên Quang.

Điều 16. Trách nhiệm về an toàn các công trình

1. Lệnh vận hành hồ Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà điều tiết lũ nếu trái với các quy định trong quy trình này, dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình đê điều, thuỷ lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Việc thực hiện sai lệnh vận hành dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình đê điều, thuỷ lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì Giám đốc Công ty thuỷ điện Hoà Bình, Giám đốc Công ty thủy điện Tuyên Quang và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.     

3. Trong quá trình vận hành công trình nếu phát hiện có nguy cơ xẩy ra sự cố công trình đầu mối, đòi hỏi phải điều chỉnh tức thời thì Giám đốc Công ty thủy điện Hoà Bình, Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà và Giám đốc Công ty thuỷ điện Tuyên Quang có trách nhiệm báo cáo sự cố, đề xuất phương án khắc phục với Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão Trung ương để xử lý, đồng thời báo cáo Bộ Công nghiệp.

4. Nếu phát hiện sự cố đê điều ở hạ du thì Cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão có trách nhiệm báo cáo sự cố, đề xuất phương án khắc phục với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để chỉ đạo điều chỉnh chế độ vận hành.

5. Từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 15 tháng 6 hàng năm là thời kỳ tổng kiểm tra trước mùa lũ. Giám đốc Công ty thủy điện Hoà Bình, Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà và Giám đốc Công ty thuỷ điện Tuyên Quang có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các trang thiết bị, các hạng mục công trình, và tiến hành sửa chữa để đảm bảo vận hành theo chế độ làm việc quy định, đồng thời báo cáo kết quả về Bộ Công nghiệp và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để theo dõi chỉ đạo.

Trường hợp có sự cố công trình và trang thiết bị, không thể sửa chữa xong trước ngày 15 tháng 6, phải báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp để xử lý, đồng thời báo cáo với Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương để theo dõi chỉ đạo.

Việc quy kết trách nhiệm về sự mất an toàn của công trình nêu trong các điểm 1, 2, 3, 4 và 5 do cơ quan Thanh tra Chính phủ xem xét và kết luận.

Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão các tỉnh, thành phố

Khi nhận được lệnh đóng, mở cửa xả các hồ chứa Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Hoà Bình, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Yên Bái và các tỉnh, thành phố có liên quan phải triển khai ngay các biện pháp đối phó phù hợp với từng tình huống nhằm hạn chế tác hại do việc đóng, mở các cửa xả gây ra.

Điều 18. Chế độ và phương thức thông tin, báo cáo vận hành công trình

1. Trước khi hồ Hoà Bình xả lũ, dự kiến có thể làm dâng mực nước sông Đà tại Thị xã Hoà Bình vượt cao trình +24,0 m, thì Giám đốc Công ty thủy điện Hoà Bình phải thông báo cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Hoà Bình biết trước từ 6 đến 10 giờ, tính đến thời điểm mực nước lũ đạt tới cao trình +24,0 m để tỉnh Hoà Bình có đủ thời gian sơ tán dân, đồng thời phải báo cáo  Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương.

2. Trước khi hồ Tuyên Quang xả lũ, dự kiến có thể làm dâng mực nước sông Lô tại Thị xã Tuyên Quang vượt cao trình +27,0 m thì Giám đốc Công ty thủy điện Tuyên Quang phải thông báo cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Tuyên Quang biết trước từ 6 đến 10 giờ tính đến thời điểm mực nước lũ đạt tới cao trình +27,0 m, để tỉnh Tuyên Quang có đủ thời gian sơ tán dân, đồng thời phải báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương.

3. Việc thông báo lệnh thao tác cửa xả của nhà máy thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đến Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng của việc thay đổi cửa xả của nhà máy thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà do Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương thực hiện.

4. Các lệnh, ý kiến chỉ đạo, kiến nghị, trao đổi có liên quan đến việc điều hành và cắt lũ của các hồ Hoà Bình, Tuyên Quang và Thác Bà đều phải thực hiện bằng văn bản.

Lệnh vận hành công trình được gửi qua fax cho Công ty thuỷ điện Hòa Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang, Công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà và các cơ quan liên quan, sau đó văn bản gốc được gửi để theo dõi đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.

Thời gian ban hành lệnh thao tác các cửa xả phải đảm bảo để Công ty thủy điện Hòa Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang, Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà nhận được ít nhất trước 2 giờ tính đến thời điểm thực hiện.

Điều 19. Trách nhiệm về cung cấp thông tin, số liệu

Để phục vụ cho việc tính toán và lựa chọn phương án vận hành hợp lý các hồ điều tiết lũ, các cơ quan sau đây có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

1. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường: cung cấp cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương, Bộ Công nghiệp, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam và các Công ty thủy điện Hòa Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang, Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà các số liệu sau:

a) Các trị số khí tượng thủy văn thực đo: số liệu mưa, mực nước của toàn bộ mạng quan trắc thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Đáy trong 24 giờ qua;

b) Các trị số khí tượng thủy văn dự báo:

- Số liệu mực nước trước 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ, 36 giờ và 48 giờ của các trạm Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ, Vụ Quang, Sơn Tây, Hà Nội, Đáp Cầu, Phủ Lạng Thương, Lục Nam, Phả Lại;

- Dự báo mực nước hồ và lưu lượng đến hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ và 48 giờ tới.

c) Báo cáo tình hình thời tiết 24 giờ qua và nhận định xu thế diễn biến thời tiết 48 giờ tới, trước 15 giờ hàng ngày;

d) Nhận định về xu thế dòng chảy trung hạn trước 5 - 10 ngày:

- Dòng chảy đến các hồ chứa Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà;

- Mực nước, lưu lượng tại các trạm: Hàm Yên, Tuyên Quang trên sông Lô; Yên Bái, Phú Thọ trên sông Thao; Sơn Tây, Hà Nội trên sông Hồng;

- Nhận định về khả năng xuất hiện lũ lớn với tần suất trên 100 năm tại Sơn Tây.

đ) Các bản tin dự báo, nhận định xu thế phải được cấp mỗi ngày một lần khi mực nước tại Hà Nội dưới +10,50 m, mỗi ngày hai lần khi mực nước tại Hà Nội từ +10,50 m trở lên.

e) Biểu khai toán Q=f(H) trung bình nhiều năm của các trạm Tạ Bú, Yên Bái, Tuyên Quang, Vụ Quang, Hoà Bình, Sơn Tây, Hà Nội.

Việc cung cấp các thông tin trên, được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

- Bằng fax;

- Chuyển bản tin bằng liên lạc;

- Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;

- Thông tin trực tiếp qua điện thoại.

2. Các Công ty thủy điện Hoà Bình, Công ty thủy điện Tuyên Quang và Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà:

a) Báo cáo cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương, Bộ Công nghiệp và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương các số liệu của tất cả các lần quan trắc đo đạc trong suốt thời gian làm nhiệm vụ điều tiết chống lũ:

- Mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu các hồ;

- Lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả, lưu lượng tháo qua tuốc bin;

- Dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ, theo lưu lượng đến hồ.

b) Báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương và Bộ Công nghiệp về trạng thái làm việc của công trình mỗi ngày một lần vào lúc 7 giờ sáng trong suốt mùa lũ./.

 

   THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục

QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH, TUYÊN QUANG, THÁC BÀ TRONG MÙA LŨ HÀNG NĂM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 80/2007/QĐ-TTg

 ngày 01 tháng  6  năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

1. Lũ tần suất xuất hiện 150 năm dạng 1969

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

21434

5346

2211

39244

W20 ngày(tỷ m3)

20,460

3,790

1,600

37,770

 

2. Lũ tần suất xuất hiện 150 năm dạng 1971

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

17045

6570

3781

39224

W20 ngày(tỷ m3)

15,150

4,150

2,490

37,960

 

3. Lũ tần suất xuất hiện 150 năm dạng 1996

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

27800

4104

2140

39045

W20 ngày(tỷ m3)

22,340

3,480

1,560

40,190

 

4. Lũ tần suất xuất hiện 250 năm dạng 1969

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

24719

4667

2084

42810

W20 ngày(tỷ m3)

22,620

3,430

1,510

41,230

 

5. Lũ tần suất xuất hiện 250 năm dạng 1971

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

19316

6602

4207

43085

W20 ngày(tỷ m3)

17,860

4,990

2,770

41,520

 

 

6. Lũ tần suất xuất hiện 250 năm dạng 1996

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

30100

5301

2399

43259

W20 ngày(tỷ m3)

24,250

4,480

1,740

43,900

   

7. Lũ tần suất xuất hiện 10000 năm tai Hồ Hoà Bình, Tuyên Quang và Thác Bà

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

48597

7955

3536

62415

W20 ngày(tỷ m3)

34,460

5,490

2,500

61,140

 

8. Lũ tần suất xuất hiện 5000 năm tại Hồ Hoà Bình, Tuyên Quang và Thác Bà

 

Địa điểm

Hồ Hoà Bình

Hồ Tuyên Quang

Hồ Thác Bà

Trạm Sơn Tây

Qmax(m­3/s)

20400

14231

7400

57000

W20 ngày(tỷ m3)

16,400

8,600

3,480

53,000

 

 


Đường đặc tính của các Hồ chứa

Hồ Hòa Bình

 

Hồ Tuyên Quang

 

Hồ Thác Bà

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi