Quyết định 69/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 69/2007/QĐ-TTg

Quyết định 69/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:69/2007/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
18/05/2007
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 69/2007/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 69/2007/QĐ-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 69/2007/QĐ-TTg ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 69/2007/QĐ-TTg NGÀY 18 THÁNG 05 NĂM 2007

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN

NÔNG, LÂM SẢN TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020 với nội dung chính sau:

 

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

 

1. Phát triển công nghiệp chế biến phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

2. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản phải gắn với thị trường tiêu thụ trong nước, thế giới và vùng nguyên liệu để phát triển những mặt hàng có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh.

3. Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở chế biến phải đảm bảo yêu cầu công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến kết hợp với công nghệ thiết bị truyền thống và có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu và mặt hàng nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản, thực phẩm chế biến, bảo vệ môi trường sinh thái để công nghiệp chế biến phát triển bền vững và hiệu quả.

4. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia.

 

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

 

1. Mục tiêu chung: xây dựng các ngành hàng chế biến có sức cạnh tranh cao; tăng nhanh giá trị gia tăng của các sản phẩm, làm cơ sở thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển; tạo thêm việc làm và tăng thu nhập của người dân; tạo sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh công nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

a) Về chế biến nông, lâm sản thực phẩm

- Thóc gạo: tổng sản lượng thóc được chế biến 100%, trong đó chế biến quy mô công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu năm 2010 đạt 55%, đến năm 2020 đạt 60 – 65%.

- Cà phê: tổng sản lượng cà phê được chế biến 100%, tăng tỷ lệ cà phê chế biến theo phương pháp ướt đến năm 2010 đạt 30%, đến năm 2020 đạt 40 - 50%; phấn đấu nâng tỷ lệ chế biến cà phê bột năm 2010 đạt l0%, đến năm 2020 đạt 20%.

- Cao su: sản lượng mủ cao su được chế biến 100%, với cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2010 - 2020: cao su mủ cốm 40%, mủ kỹ thuật 40%, mủ kem 20%. Phấn đấu tỷ lệ chế biến sâu các sản phẩm cao su trong nước năm 2010: 30%, đến năm 2020: 40%.

- Chè: sản lượng chè búp tươi được chế biến quy mô công nghiệp năm 2010: 60 – 65%, đến năm 2020 trên 80%, trong đó cơ cấu sản phẩm: chè xanh 50%, chè đen 50% (trong chè đen: 50% là CTC, 50% là OTD).

- Mía đường: sản lượng mía chế biến quy mô công nghiệp năm 2010 là 90%, 10% chế biến thủ công; đến năm 2020, chế biến công nghiệp 95%, thủ công 5%.

- Rau quả: sản phẩm rau quả được chế biến bảo quản năm 2010 trên 10% và đến năm 2020: 20 - 30%.

Điều: sản phẩm điều được chế biến 100% điều nhân, chế biến sâu đa dạng hóa các sản phẩm từ điều, phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu năm 2010 đạt 20% và đến năm 2020 đạt 30%.

- Thịt: đến năm 2010, 30% sản lượng thịt được chế biến công nghiệp, đến năm 2020 đạt 40%.

- Sữa (quy tươi): đến năm 2010 sản lượng sữa được chế biến công nghiệp khoảng 1.300 triệu lít.

- Dầu thực vật: đến năm 2010 sản lượng dầu thực vật tinh luyện là 783 ngàn tấn/năm.

- Rượu: đến năm 2010 sản lượng rượu được chế biến công nghiệp khoảng 145 triệu lít.

- Bia: đến năm 2010 sản lượng bia được chế biến công nghiệp khoảng 3.500 triệu lít.

- Nước giải khát: đến năm 2010 sản lượng nước giải khát được chế biến công nghiệp khoảng 1.600 triệu lít.

- Thuốc lá: đến năm 2010 sản lượng thuốc lá được chế biến công nghiệp khoảng 3.200 triệu bao, đền năm 2020 khoảng 4.000 triệu bao.

- Sợi: đến năm 2010 sản lượng sợi được chế biến công nghiệp khoảng 350 ngàn tấn, đến năm 2020 khoảng 650 ngàn tấn.

- Giấy: đến năm 2010 sản lượng giấy được chế biến công nghiệp là 1.380 nghìn tấn, đến năm 2020 là 3.600 nghìn tấn.

- Gỗ và lâm sản ngoài gỗ: đến năm 2010, 50% sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ được chế biến công nghiệp, đến năm 2020 là 70%.

b) Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân/năm: thời kỳ đến năm 2010 là 10.7% và định hướng đến năm 2020 là 11,7%.

c) Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản các loại đến năm 2010 đạt khoảng 11 tỷ đô la Mỹ và đến năm 2020 đạt khoảng 16.5 đô la Mỹ.

 

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

 

1. Về quy hoạch

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết từng cây trồng con vật nuôi trên phạm vi cả nước theo hướng hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với cơ sở chế biến phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cơ sở chế biến trên phạm vi cả nước theo hướng cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu và từng bước hình thành cụm, khu công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, rà soát, điều chỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch chi tiết cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với quy hoạch chung của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

2. Về xây dựng vùng nguyên liệu

a) Thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, kỹ thuật canh tác, đầu tư thâm canh, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ giới hoá để nâng cao năng suất, chất lượng nông, lâm sản hàng hoá phục vụ cơ sở chế biến.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở chế biến và các cấp phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đủ nguyên liệu cho cơ sở chế biến đạt công suất thiết kế; chỉ đạo tạo điều kiện các cơ sở chế biến xây dựng dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (thủy lợi, đường giao thông,...) cho vùng nguyên liệu tập trung.

c) Các nhà máy, cơ sở chế biến phải có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu của đơn vị phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có chính sách, giải pháp cụ thể hỗ trợ người sản xuất nguyên liệu để phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông, lâm sản và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất.

3. Về khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, triển khai có hiệu quả Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chỉnh phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010 để có đủ giống có năng suất, chất lượng cao sản xuất nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chế biến công nghiệp.

b) Tập trung đầu tư nghiên cứu chế tạo các dây chuyền thiết bị quy mô nhỏ và vừa phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu, bảo đảm công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến. Phát triển nhanh cơ khí trong nước, nâng dần tỷ trọng tự sản xuất trong dây chuyền thiết bị đồng bộ về chế biến nông, lâm sản có quy mô công suất vừa và nhỏ. Hình thành ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất bao bì phục vụ công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Đầu tư thiết bị, công nghệ tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu, tăng giá trị sản phẩm nông, lâm sản phục vụ xuất khẩu.

c) Tăng cường công tác khuyến nông (khuyến nông nhà nước, khuyến nông của doanh nghiệp), đào tạo, hướng dẫn, xây dựng mô hình để chuyển giao nhanh giống mới, phương pháp canh tác tiến tiến, tiến bộ khoa học và công nghệ cho nông dân.

d) Xây dựng và ban hành quy trình thâm canh phù hợp với từng vùng sinh thái, tổ chức hướng dẫn chuyển giao nhanh vào sản xuất, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.

đ) Các nhà máy sớm hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, chất lượng ở các nhà máy theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới.

4. Về đầu tư và tín dụng

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ: nhập khẩu và nhân giống mới; đầu tư hồ chứa nước, các công trình thuỷ lợi đầu mối (kênh cấp l, 2) và giao thông trong vùng nguyên liệu tập trung. Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng ngoài nhà máy, cơ sở chế biến và ngoài vùng nguyên liệu.

b) Thực hiện chính sách huy động vốn từ các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với nguồn hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng (cải tạo đồng ruộng, giao thông, thuỷ lợi...) cho vùng nguyên liệu tập trung, tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí vận chuyển. Đầu tư tưới diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả ở nơi có đủ điều kiện và nguồn nước.

c) Khuyến khích các nhà máy, cơ sở chế biến hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hoá các khâu từ làm đất đến thu hoạch, bảo quản,... để nâng cao năng suất lao động và giải quyết tình trạng thiếu lao động.

5. Về tiêu thụ và xúc tiến thương mại

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, điều chỉnh bổ sung chính sách và triển khai thực hiện các cam kết với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết là an ninh lương thực, xúc tiến thương mại, thú y, bảo vệ thực vật; cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về nông nghiệp, kiểm dịch động, thực vật, đầu tư, dịch vụ; Hiệp định bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y (SPS) với các nước nhập khẩu nông sản Việt Nam.

b) Các địa phương, nhà máy, cơ sở chế biến tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho người sản xuất thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm sản; phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và quản lý chất lượng nông sản hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa, xúc tiến thương mại.

d) Kiện toàn và mở rộng hệ thống thông tin của ngành, bao gồm thông tin về sản xuất, thị trường, để giúp cơ sở và người sản xuất đầu tư phát triển sản xuất theo thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.

6. Tiếp tục đổi mới và tổ chức lại sản xuất nông, lâm nghiệp

a) Tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển theo hướng khuyến khích các hộ có khả năng về vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, hộ khó khăn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

b) Thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động.

c) Các Tổng công ty, các địa phương sớm hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới phát triển nông, lâm trường theo Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ; thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước.

d) Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ về chế biến nông, lâm sản thực phẩm ở nông thôn.

đ) Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội để thực hiện tốt việc tiêu thụ, thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và khoa học công nghệ, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng.

7. Về chính sách đất đai

a) Triển khai thực hiện tốt Luật Đất đai năm 2003, sớm hoàn thành việc "dồn điền đổi thửa”, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tập trung chỉ đạo tốt chủ trương giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ.

b) Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân thực hiện quy hoạch sản xuất, tập trung đất đai hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung; khuyến khích phát triển một số ngành hàng có tiềm năng: cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ...

c) Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất, khoán rừng trong lâm nghiệp; điều chỉnh chính sách khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển trồng rừng kinh tế.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức chỉ đạo, thực hiện các nội dung của Đề án phát triển chế biến nông, lâm sản trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến 2010 và các năm tiếp theo.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triền nông thôn, Công nghiệp và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức, chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án này trên địa bàn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 Nguyễn Sinh Hùng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi