Quyết định 75/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 75/2007/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 75/2007/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/05/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Phát triển công nghiệp điện tử - Ngày 28/5/2007. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đến năm 2010, doanh số sản xuất của ngành CNĐT đạt từ 4 đến 6 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3 đến 5 tỷ USD; tạo việc làm cho 300 nghìn lao động; có tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 30%/năm. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp điện tử trong nước trong thời gian tới là: chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa… Đối với các sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện, các doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao chất lượng, tăng cường tính năng sản phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao… Nhóm sản phẩm điện tử dân dụng sẽ áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã để tăng thị phần và thị trường trong nước. Để đáp ứng thị trường xuất khẩu, cần tạo ra sản phẩm điện tử phù hợp với nhu cầu thị trường, có chất lượng và giá cả cạnh tranh; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài để có thông tin, thị trường, đối tác. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm… Quyết đinh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 75/2007/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 75/2007/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 75/2007/QĐ-TTg NGÀY 28 THÁNG 05 NĂM 2007
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,
QUYẾT ĐỊNH :
Xây dựng công nghiệp điện tử Việt Nam phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
Doanh số sản xuất đạt từ 4 đến 6 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3 đến 5 tỷ USD; tạo việc làm cho 300 nghìn lao động; có tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 30%/năm.
a) Công nghiệp điện tử là động lực phát triển, có đóng góp lớn cho xuất khẩu.
b) Tạo việc làm cho 500 nghìn lao động; xây dựng được đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ quốc tế.
c) Năng lực sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường, không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu.
d) Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.
đ) Các cơ sở sản xuất phân bố hợp lý theo định hướng phát triển vùng.
a) Nhóm sản phẩm định hướng phát triển bao gồm: máy tính và các thiết bị ngoại vi; thông tin - viễn thông; điện tử y tế, điện tử công nghiệp, đo lường và tự động hóa; sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ.
b) Tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp.
c) Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử.
Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng được thị trường trong nước, tiếp cận thị trường khu vực và thế giới theo định hướng xuất khẩu. Tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp điện tử. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo hướng:
a) Các chuyên gia thiết kế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới;
b) Các kỹ sư công nghệ có trình độ cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam và có thể sáng tạo các công nghệ mới;
c) Đội ngũ công nhân lành nghề thực thi nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm;
d) Các nhà quản lý cấp trung gian giỏi, quản lý có hiệu quả các quá trình sản xuất.
Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm điện tử dân dụng, chuyên dùng, phụ tùng linh kiện đơn giản, có mức độ phức tạp vừa phải, mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, có hàm lượng trí tuệ cao, tận dụng lợi thế về thiết kế, tích hợp hệ thống và khả năng lập trình để có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
Phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp để tận dụng năng lực, trang thiết bị và kết quả nghiên cứu. Khuyến khích đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh và hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới.
Tập trung đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiếp nhận công nghệ trực tiếp từ các công ty nước ngoài sáng tạo ra công nghệ nguồn, không qua trung gian với mục tiêu lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu.
Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp điện tử ở các khu công nghiệp và khu chế xuất tại các vùng kinh tế trọng điểm theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội các vùng này đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Chính phủ.
a) Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngành công nghiệp điện tử.
b) Hoàn thiện các chính sách thuế theo hướng tạo điều kiện và tính đến lợi ích cho cả các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.
c) Thực hiện đúng cam kết trong các thoả thuận quốc tế (AFTA/CEPT, WTO…).
d) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ngành công nghiệp điện tử; minh bạch hoá cơ chế chính sách; tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư.
đ) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: cung cấp nguồn điện ổn định và đảm bảo mạng thông tin, mạng lưới giao thông thuận tiện; xây dựng các khu công nghệ thông tin tập trung.
a) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử; đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
b) Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử.
c) Ưu tiên đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại công nghiệp điện tử. Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển công nghiệp điện tử.
Trong từng thời kỳ, Chương trình phát triển sản phẩm trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồng bộ với các cơ chế khuyến khích đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh, quy định về tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới. Doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia phát triển sản phẩm trọng điểm được hưởng các hỗ trợ ưu đãi đầu tư thông qua việc xem xét ưu đãi hỗ trợ đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước cho công đoạn nghiên cứu - phát triển, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các chương trình xúc tiến thương mại, các hỗ trợ đầu tư sản xuất tại khu công nghệ thông tin tập trung. Kinh phí hỗ trợ cho phát triển các sản phẩm trọng điểm nêu trên được trích từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho chương trình phát triển sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
a) Thị trường trong nước:
- Đối với các sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện: các doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao chất lượng, tăng cường tính năng sản phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao.
- Đối với nhóm sản phẩm điện tử dân dụng: áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã để tăng thị phần và thị trường trong nước.
b) Thị trường xuất khẩu: tạo ra sản phẩm điện tử phù hợp với nhu cầu thị trường, có chất lượng và giá cả cạnh tranh. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài để có thông tin, thị trường, đối tác. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
a) Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và chuyển giao công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng trí tuệ cao.
b) Đầu tư có trọng điểm cho các công nghệ chiến lược, sản phẩm trọng điểm trên cơ sở tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ; cung cấp tín dụng và bảo lãnh tín dụng cho việc ứng dụng công nghệ mới.
c) Xây dựng cơ chế thích hợp để thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học. Xây dựng hệ thống các phòng đo kiểm chất lượng sản phẩm điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chương trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Hướng dẫn đăng ký sở hữu công nghiệp và đăng ký nhãn hàng.
a) Cải tiến mạnh mẽ phương pháp đào tạo và chương trình giảng dạy tại các khoa điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ các nhà quản lý, đội ngũ kỹ thuật viên và thợ lành nghề. Tiếp thu có chọn lọc chương trình, kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp điện tử từ nước ngoài, liên kết chặt chẽ với các tổ chức và cơ sở đào tạo có uy tín của thế giới và khu vực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
b) Khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp -viện, trường - cơ quan quản lý nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp, trong đó cơ sở đào tạo đặt dưới sự quản lý của doanh nghiệp hoặc khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung.
c) Giải quyết thoả đáng mối liên quan giữa đào tạo, sử dụng và đãi ngộ; giữa đào tạo và đào tạo lại. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử tự tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.
a) Nâng cao năng lực các ngành gia công thiết yếu như: đột dập chi tiết kim loại, đúc, mạ, chế tạo khuôn mẫu trong khuôn khổ chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ quốc gia.
b) Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành cơ khí, nhựa, đúc thành các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho công nghiệp phụ trợ với mức độ chuyên môn hoá cao.
Các Hiệp hội là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Các Hiệp hội ngành hàng phải thực sự nhanh chóng phản hồi những ý kiến của doanh nghiệp, những vướng mắc về các thủ tục hành chính, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp cùng tháo gỡ những trở ngại; mặt khác phải giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước về các chỉ tiêu thống kê, thông tin về thị trường, sản phẩm.
Các doanh nghiệp tích cực tham gia vào chương trình đổi mới cơ cấu doanh nghiệp, cải tiến phương thức làm việc phù hợp với tính chuyên nghiệp của các tập đoàn kinh tế quốc tế, các công ty đa quốc gia. Chú trọng hình thức tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm mới, phát triển sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Khi tham gia vào các chương trình này, doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật.
THỦ TƯỚNG